Tóm lại, một cá nhân kết hôn với một đối tượng nào đó là chuyện cá nhân, do họ
tự quyết định. Nhưng thực ra, đây cũng không phải hoàn toàn là chuyện cá
nhân, vì con người sống không thể tách rời mối quan hệ với cha mẹ đã sinh ra
mình, với ông bà, họ hàng, dòng họ của mình, trong vui buồn, lúc hoạn nạn. Mỗi
cá nhân là thành viên của một gia đình gốc, một giọt máu của dòng họ. Kết hôn
với người khác là tạo ra một nhánh mới và trong cái nhánh mới tách ra này, mỗi
cá nhân vẫn có liên hệ với cái gốc, đồng thời lại có trách nhiệm tiếp nối và phát
triển dòng họ theo hướng tốt đẹp nhất qua việc xây dựng gia đình ổn định, bền
vững.
Như vậy, quan niệm hôn nhân là sự liên kết mới giữa hai gia đinh (nội, ngoại) và
quan niệm hôn nhân là sự tự do lựa chọn của đôi nam nữ,không có gì mâu thuẫn
cả. Hai quan điểm này cần kết hợp với nhau một cách hợp lý, hợp tình, cần thiện
ý và tình cảm của những người trong cuộc. Hiểu đúng, làm đúng thì sẽ điều chỉnh
được mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với gia đình gốc của mình, cũng như đối với
chính gia đình mới của mình, tạo điều kiện cho tương lai con cái họ sinh ra sau
này sẽ tiếp nối được truyền thống tốt đẹp của gia đình.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ly là
một đại biểu xuất sắc. Hồ Quý Ly đã khởi xướng, rồi trở thành người lãnh
đạo, tổ chức và thực hiện trực tiếp công cuộc cải cách này. Tư tưởng và hoạt
động cải cách của ông được đánh giá là dũng cảm, táo bạo, mạnh mẽ và đầy
tâm huyết đối với vận mệnh quốc gia lẫn vận mệnh triều đình lúc đó. Những
tư tưởng cải cách của ông được thực hiện từ cuối triều đại nhà Trần cho đến
vài năm đầu của nhà Hồ. Sự nghiệp cải cách của Hồ Quý Ly, dẫu chưa trọn
vẹn hay hoàn hảo, nhưng đã góp phần mở ra một bước phát triển mới trong
lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Việc tìm hiểu tư tưởng cải cách
của Hồ Quý Ly để rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử là điều cần thiết.
Vì thế, việc nghiên cứu tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trên nhiều phương
diện đã có nhiều công trình khoa học công bố. Trong bài viết này, chúng tôi
xin chỉ góp phần khảo sát, tìm hiểu và làm rõ thêm về một số tư tưởng cải
cách có tính đặc sắc và tiêu biểu của Hồ Quý Ly có ảnh hưởng lớn tới xã hội
lúc bấy giờ.
1. Tư tưởng cải cách về quân sự
Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, tư tưởng cải cách về chính trị - quân sự là
phần rất quan trọng trong hệ tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly. Tư tưởng cải
cách này, hầu như bao trùm trên tất cả các mặt hoạt động của ông, là động lực
quan trọng nhất và cũng là sự trăn trở lớn của Hồ Quý Ly trong suốt thời gian
ông tham chính dưới vương triều Trần và bảy năm trong triều đại nhà Hồ do ông
tạo dựng. Trước hết, ông luôn tìm mọi giải pháp thực tiễn để củng cố thế và lực,
xây dựng chính quyền trung ương vững mạnh và tăng cường sức mạnh quốc
phòng đất nước. Sự nghiệp cải cách chính trị được thực hiện vào thời kỳ cuối
của triều Trần, đặc biệt nhất là vào thời Trần Dụ Tông, khi mà tệ nạn tham
nhũng, ăn chơi xa xỉ đã bùng phát làm triều đình suy yếu. Lúc đó, Hồ Quý Ly
chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Để
làm được điều đó, ông tập hợp một đội ngũ quan lại bao gồm những người
trung thành với ông, trong những Nho sĩ và không Nho sĩ, mà được chọn lọc,
cơ cấu sắp đặt từ cuối thời nhà Trần để làm nòng cốt cho bộ máy quản lý của
mình về sau. Và sau đó, ông lại nhanh chóng bổ sung thêm lực lượng này
bằng cách tuyển chọn, qua con đường khoa cử, để từ đó có được đội ngũ
quan lại quản lý chính quyền mạnh, có tri thức, được đào tạo bài bản, có
chất lượng mới.
Trong việc điều hành quản lý đất nước, kể cả ngay ở mặt trận quan trọng sống
còn nhất là chống giặc ngoại xâm, ông càng chủ trương dựa hẳn vào đội ngũ
quan lại để hoạch định chính sách và chỉ đạo chiến lược.
Như vậy rõ ràng là, theo Hồ Quý Ly, bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc kiểu
nhà Trần đã lỗi thời, cần thiết phải thay thế bằng một nhà nước quân chủ
phong kiến quan liêu, tập quyền để tạo ra sức mạnh mới, khả dĩ phát triển
quốc gia.
Trong quản lý nhà nước, với chủ trương dùng tư tưởng pháp trị, Hồ Quý Ly
rất quan tâm đến việc xây dựng luật pháp, từng bước định ra luật pháp, làm cơ
sở cho chính sách trị nước yên dân của triều đình.
Đặc biệt, trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, Hồ Quý Ly lại càng dốc sức tập
trung xây dựng lực lượng quân sự, bởi sự đe dọa xâm lược quân sự của
nhà Minh ở phía bắc lúc bấy giờ đã trở nên nghiêm trọng. Hồ Quý Ly mong
muốn xây dựng được một lực lượng quân đội với hàng trăm vạn quân, đủ sức
đối địch với giặc phương Bắc. Năm 1401, Hồ Quý Ly ra lệnh làm sổ hộ tịch
điều tra, nắm chắc dân số để tuyển binh lính. Năm 1406, khi quân Minh chuẩn
bị kéo vào xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly lại tăng thêm số quân bằng cách “hạ
lệnh cho người có phẩm tước chiêu mộ những người vong mệnh (dân phiêu tán
- TG) làm quân dũng hãn”. Quân đội nhà Hồ lúc bấy giờ là quân đội có số l-
ượng rất lớn trong lịch sử nước ta.
Song song với những biện pháp về tổ chức lực lượng quân đội và tăng cường
sức mạnh về số lượng, nhà Hồ còn rất chú trọng việc cải tiến vũ khí kỹ thuật,
trang bị quân sự. Hồ Quý Ly ra lệnh mở xưởng đúc vũ khí, phát hành tiền
giấy, thu hồi tiền đồng để đúc súng, tuyển thợ giỏi vào làm việc trong các
công xưởng quân sự. Vũ khí, thiết bị quân sự vào thời kỳ này của nước ta, do
vậy, đã có những bước tiến quan trọng về mặt kỹ thuật và tính năng quân sự.
Khi đó, Hồ Nguyên Trừng (con cả của Hồ Quý Ly) cũng đã sáng chế ra được
một loại súng thần cơ có sức công phá mạnh mẽ, hơn hẳn các loại khí giới
đương thời. Trong các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, quân ta thu được
khá nhiều voi chiến; vì vậy, quân đội nhà Hồ lại có được lực lượng tượng
binh đáng kể, tạo nên sức mạnh mới trong chiến đấu. Thủy binh đã được trang
bị thuyền chiến lớn hơn trước, có khả năng thủy chiến khá tốt. Bên cạnh đó,
nhà Hồ còn chủ trương xây dựng các hệ thống phòng tuyến trên mặt đất để
phòng thủ quốc gia. Trước họa xâm lăng, nhà Hồ đã khởi dựng thành Tây Đô
(Thanh Hoá), tuy là Đô Thành nhưng mang nhiều tính chất phòng vệ trong
hoạt động quân sự. Nhà Hồ cũng đã xây dựng thành Đa Bang (Sơn Tây - Hà
Tây ngày nay) và cả một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài
gần 400km kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông
Luộc đến cửa sông Thái Bình. Đó là một hệ thống chướng ngại vật gồm
những bãi cọc, những xích sắt cùng các đồn quân chốt chặn khắp các cửa
sông, cửa nguồn, quan ải... Có thể khẳng định, đối với lịch sử quân sự, đây là
thời kỳ mà chúng ta đã xây dựng được một công trình phòng ngự có quy mô
lớn nhất, trên một chính diện rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần
phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý chống giặc Tống.
Nhìn chung, những cải cách quân sự của Hồ Quý Ly vào thời kỳ này đã có
nhiều điểm tiến bộ, thậm chí có mặt còn vượt trước cả thời đại. Đây cũng là
một biện pháp thực tiễn để tăng cường quyền lực cho nhà Hồ trong thời kỳ đổi
mới, xây dựng chính quyền, bảo vệ đất nước.
2. Tư tưởng cải cách về kinh tế
Về mặt kinh tế, nhà Hồ đã tiến hành một số biện pháp cải cách, trước hết
nhằm để hạn chế bớt quyền lực kinh tế của quý tộc nhà Trần và địa chủ quan
lại, một mặt nhằm xoa dịu nỗi bất bình của nhân dân; và mặt khác, chủ yếu
nhằm phục vụ lợi ích cho tập đoàn thống trị mới là tầng lớp quý tộc quan liêu,
Nho sĩ của triều đình nhà Hồ. Các chính sách lớn có tính cách tân về mặt kinh
tế – xã hội mà ở đây chúng tôi lược khảo làchính sách hạn điền, hạn nô, phát
hành tiền giấy và chính sách thuế.
a) Chính sách hạn điền được Hồ Quý Ly ban hành vào năm 1397. Có thể nói,
chính sách này đã góp phần hạn chế quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ
quý tộc, quan lại nhà Trần, thu hồi số lớn ruộng đất tư nhân, bổ sung vào đất
công do nhà nước quản lý, tạo cho quốc gia một tiềm lực kinh tế để phát triển
nông nghiệp.
Để thực hiện chính sách hạn điền, Hồ Quý Ly chủ trương cho các quý tộc hàng
đại vương và trưởng công chúa được sở hữu số ruộng đất không hạn định. Còn
lại thứ dân, bao gồm cả địa chủ nhỏ và vừa lẫn các hộ nông dân được sở hữu
ruộng đất tư nhưng không vượt quá mức quy định của nhà nước.
Để có cơ sở chính xác thực hiện chính sách này, Hồ Quý Ly ra lệnh tiến hành
tổng đo đạc ruộng đất của dân. Biện pháp này đã mang lại lợi ích thiết thực
đối với một đất nước nông nghiệp, vì nhờ đó mà nhà nước nắm chắc và biết
rõ số diện tích ruộng đất trong cả nước, lập đầy đủ được danh sách ruộng đất
và các chủ sở hữu một cách chính xác. Trên cơ sở đó, Nhà nước có thể bảo
đảm việc thực hiện chính sách thuế một cách công bằng, hợp lý và thực hiện
được việc quản lý nhà nước về đất đai, tạo thuận lợi cho việc đề ra những
chính sách mới về ruộng đất, về phát triển nông nghiệp và những chính sách
kinh tế khác.
b) Về lĩnh vực tiền tệ: Hồ Quý Ly chủ trương đổi mới bằng biện pháp phát
hành tiền giấy thay cho đồng tiền kim loại vừa nặng, vừa hiếm nguyên liệu
sản xuất. Việc phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao" được coi là một liệu
pháp cải cách kinh tế cũng khá độc đáo của Hồ Quý Ly. Thực ra, ngay từ năm
1396, khi nắm giữ cương vị Phụ Chính Thái Sư của triều Trần, Hồ Quý Ly đã
chủ trương “bắt đầu phát hành loại tiền giấy Thông bảo hội sao". Đến năm
1400, khi thành lập và đứng đầu vương triều nhà Hồ, thì chính sách sử dụng
tiền giấy đã được ông cho thực hiện một cách rộng rãi và triệt để trong cả
nước.
Về bản chất, tiền giấy là một hiện tượng kinh tế, chỉ ra đời khi nền kinh tế –
xã hội đã có sự phát triển ở một trình độ nhất định. Việc tổ chức phát hành
tiền giấy thay cho đồng tiền kim loại lúc bấy giờ của Hồ Quý Ly có phải do
đòi hỏỉ của nền kinh tế hay không, hiện vẫn còn nhiều ý chưa thống nhất.
Theo chúng tôi, việc Hồ Quý Ly ban hành tiền giấy, trước hết, nhằm giải
quyết một khó khăn cấp thiết đã trở nên nghiêm trọng lúc bấy giờ, đó là nguy
cơ khủng hoảng về tài chính khi nhà nước cần có nhiều tiền để chi tiêu cho
các công trình lớn. Mặt khác, thu hồi tiền đồng cũng là để gia tăng nguyên
liệu đồng phục vụ việc chế tạo vũ khí chiến đấu (đúc súng chẳng hạn), và cho
các việc cần thiết khác. Như vậy, việc thay thế tiền giấy được coi là một trong
những cải cách quan trọng trong lĩnh vực kinh tế tài chính của nhà Hồ.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, việc ban hành tiền giấy
đã vượt quá yêu cầu của xã hội lúc đó, cả về nhận thức cũng như thực tiễn nền
kinh tế đất nước, nên hiệu quả cũng không được như mong muốn của Hồ Quý
Ly.
c) Về chính sách thuế: Một cải cách kinh tế quan trọng khác của nhà Hồ là đổi
mới về việc thực hiện chính sách thuế. Xuất phát từ tình hình tài chính cuối
triều Trần rất khó khăn, do số lượng công điền giảm thiểu đáng kể nên nguồn
thu nhập quốc dân từ thuế cũng giảm xuống. Hồ Quý Ly đã ban hành “Thuế
pháp". Tư tưởng này của ông là đúng đắn và cũng thu được những kết quả
nhất định. Thế nhưng, chính sách thuế mới này khi ban hành đã chưa chú ý
đến tình cảnh khó khăn về đời sống kinh tế của đông đảo quần chúng nhân
dân lao động mà chủ yếu là nông dân lúc bấy giờ, còn có những yếu tố chưa
hợp lý. Chẳng hạn, như thuế thu đối với đất ruộng có phần hơi nặng; nhưng
đối với loại đất trồng dâu và thuế đinh, đã có sự chi tiết hơn trong mức thu
thuế và, cũng hoàn toàn thấp hơn mức thuế suất dưới triều Trần. Đó là chính
sách thuế xây dựng theo hướng “Khoan thư sức dân”, tức là giảm thuế đối với
người có ít ruộng đất canh tác, trồng trọt. Chính sách thuế này bắt đầu kích
thích kinh tế nông nghiệp phát triển hơn so với giai đoạn trước.
Đối với việc thu thuế trong lĩnh vực thương mại, buôn bán, dưới vương triều
nhà Hồ, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Hán thương đánh thuế thuyền
buôn, định ba bực thượng, trung, hạ. Bực thượng mỗi chuyến thuyền 5 quan,
bực trung 4 quan, bực hạ 3 quan". Việc thu thuế thuyền buôn và thuế suất có
tăng lên như vậy, một số nhà sử học cho Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách "Ức
thương”. Theo ý kiến riêng, chúng tôi cho rằng, sự nhận định như vậy có lẽ là chưa
thỏa đáng. Bởi lẽ, việc tổ chức đánh thuế thuyền buôn dưới triều Hồ đã ít nhiều,
trong một chừng mực nhất định, thể hiện được sự công bằng, bình đẳng trong
nghĩa vụ nộp thuế của mọi công dân đối với nhà nước, và đó cũng là điều hoàn
toàn cần thiết.
3. Tư tưởng cải cách, đổi mới xã hội
Như chúng ta đã biết, lúc bấy giờ lực lượng nông nô, nô tì các điền trang thái
ấp, trong gia đình các vương hầu quý tộc nhà Trần rất đông đảo và cuộc sống
lao dịch nặng nề trong nền chính trị thái ấp đó đã tạo nên mâu thuẫn xã hội,
làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông nô khắp nơi. Những động thái xã
hội này làm cho sản xuất đình đốn, xã hội bất an, đồng ruộng bỏ trống, nền
kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nhận thức được thực
trạng đó, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách hạn nô, nhằm giảm thiểu các
mâu thuẫn đối kháng xã hội. Về bản chất, chính sách hạn nô chưa nhằm vào
mục tiêu giải phóng nông nô, nô tì, mà được thực hiện là do nhu cầu cần thiết
có tính chất thời đại, mới chỉ là sự thay đổi trên danh nghĩa, là sự chuyển đổi từ
các nô tì riêng của cá nhân (tư nô) thành các nô tì công của nhà nước (quan nô).
Nhưng có thể đánh giá khách quan rằng, chính sách hạn nô là cần thiết và gần
với chính sách hạn điền, tạo ra chế độ sở hữu mới, phục vụ mục tiêu cải cách
kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh chính sách hạn nô, nhà Hồ còn tiếp tục thực hiện một số chính sách
xã hội khác có tính chất cải cách mạnh mẽ. Chẳng hạn, vào năm 1401, Hồ
Quý Ly cho xây dựng kho "thường bình” như một hình thức dự trữ quốc gia
về lương thực. Nhà nước sử dụng tiền công quỹ khi thóc lúa rẻ thì cho mua
tích trữ, khi mất mùa đói kém, giá thóc gạo lên cao, nhà nước sẽ xuất ra bán
cho dân, hoặc phân phát cứu trợ người đói kém. Khi có nhu cầu cho quốc
phòng, an ninh cần thiết thì các kho dự trữ này chính là nơi cung ứng quan
trọng về hậu cần, giữ an ninh lương thực, bảo đảm sức mạnh cho quốc phòng.
Đây có thể xem là chủ trương có tính chiến lược “tích cốc phòng cơ" nhằm
tạo ra sự bình ổn về lương thực trong xã hội. Ngoài ra, nhà Hồ còn thực hiện
hàng loạt những chính sách cách tân khác, với mục tiêu an dân như lần đầu tiên
trong lịch sử nước ta, năm 1403, nhà Hồ thành lập cơ quan "Quảng Tế thự "
(giống Bộ Y tế ngày nay), và cử Nguyễn Đại Năng, một y sĩ, làm "quảng tế thự
thừa", chuyên chăm lo việc quản lý tổ chức chữa bệnh trong nhân dân, chăm
sóc sức khỏe trong nhân dân.
Nhìn chung, những chính sách mà Hồ Quý Ly đã ban hành là tiến bộ, thể hiện
được quan điểm thực tiễn trong việc nghiên cứu, tổ chức, quản lý điều hành
xã hội. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các chính sách nhà Hồ, cũng như của
Hồ Quý Ly là ở chỗ, ông đã không thực hiện được một cách triệt để những
chính sách ấy, quyền lợi của đại bộ phận nhân dân lao động chưa được đáp
ứng, ruộng đất không được phân chia cho người dân sử dụng; nông nô, nô tì
chưa thật sự được giải phóng mà thực chất mới chỉ là sự đổi chủ thuần túy.
Như vậy, ý nghĩa của những chính sách và biện pháp cải cách khá mới mẻ của
Hồ Quý Ly vẫn bị giới hạn trong chừng mực nhất định.
4. Tư tưởng cải cách văn hoá, giáo dục
Những lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng cũng được Hồ Quý Ly quan tâm
cải cách ngay từ lúc ông còn tham chính dưới vương triều Trần với tư cách
một đại thần. Những tư tưởng cải cách về văn hóa, giáo dục của Hồ Quý Ly
được thể hiện từ năm 1392, khi ông viết sách Minh Đạo, gồm 14 thiên. Rất
tiếc, sách Minh Đạo đến nay không còn lưu giữ được nữa; do vậy, việc tìm
hiểu tư tưởng cơ bản và đánh giá những giá trị trong tác phẩm này là điều vô
cùng khó khăn.
Tuy nhiên, qua thực tiễn, người ta thấy rằng, Hồ Quý Ly đã không coi kinh
điển Nho giáo là “khuôn vàng thước ngọc". Ông chủ trương xem xét, chọn
lọc, phân loại để tìm ra và vận dụng những luận điểm cần thiết, những yếu tố
phù hợp với thực tiễn đất nước và giải thích theo cách riêng của mình, không
dập khuôn theo các Nho gia. Hồ Quý Ly cũng là người phê phán tư tưởng
Nho giáo khá gay gắt. Những vấn đề mà Hồ Quý Ly phê phán có thể chưa
thật thỏa đáng, nhưng qua đó, đã cho chúng ta thấy, ông là người có tinh thần
độc lập dân tộc, có óc phê bình sáng tạo, thậm chí còn có phần mang tính thực
dụng trong việc vận dụng kinh điển Nho giáo vào công việc cai trị đất nước.
Tất cả điều đó phản ánh ý chí của người đứng đầu nhà nước đương thời,
không cam chịu chấp nhận những khuôn mẫu sẵn có của ý thức hệ Nho giáo,
mặc dù hệ tư tưởng đó đang được người đời cho là chính thống. Đặc biệt, việc
cho sử dụng chữ Nôm với ý nghĩa là chữ quốc ngữ đã thể hiện ý thức dân tộc
sâu sắc của Hồ Quý Ly. Như vậy, có thể nói, những luận điểm và tư tưởng
của Hồ Quý Ly đã vượt hẳn lên so với tầng lớp Nho sĩ cùng thời với ông và
so với cả những Nho gia ở thế hệ sau ông nữa.
Cùng với việc đề cao chữ Nôm, tư tưởng cải cách văn hóa của Hồ Quý Ly còn
được thể hiện ở một số lĩnh vực hoạt động khác như chấn hưng lễ nhạc; sửa đổi
nghi thức lễ tân; cải cách phẩm phục triều nghi; khôi phục, lập lại các nghi lễ
truyền thống và quy định việc tế tự mang tính văn hóa, nhằm kích thích ý thức
dân tộc trong cộng đồng.
Riêng về lĩnh vực giáo dục, Hồ Quý Ly đã có những quan điểm và biện pháp
cải cách được xem là táo bạo và sắc sảo. Trước hết, ông chủ trương xây dựng
một nền giáo dục có tính thực tiễn, gắn bó hơn với cuộc sống, thúc đẩy sự
sáng tạo, như hạ thấp vai trò Khổng Tử, đề cao Chu Công, phê phán các danh
Nho là những người "học thì rộng nhưng tài thì kém, không quan thiết đến sự
tình, chỉ chuyên nghề lấy cắp vặt của người xưa". Tiếp đó, Hồ Quý Ly lại tiến
thêm một bước trong cải cách giáo dục khi vào năm 1396, cùng với việc
dịch Kinh Thi bằng hình thức làm sách Thi Nghĩa, ông còn định ra phép thi cử
mới, bỏ lối thi cũ chỉ ám tả cổ văn, và đưa ra quy định cụ thể cả về nội dung
lẫn hình thức cho mỗi kỳ thi. Năm 1403, Hồ Quý Ly quy định tiếp, thí sinh
phải thi thêm một kỳ thi nữa là thi viết và làm tính. Chỉ hai việc: bỏ hẳn lối
viết ám tả cổ văn và đưa tính (toán học) vào nội dung thi cũng đã làm cho
người học phải suy nghĩ, phát triển tư duy khoa học tốt hơn; giảm hình thức
học vẹt, sao chép sách vở xa một cách máy móc; tạo điều kiện cho tầng lớp
Nho sĩ mới khả năng sáng tạo, gắn bó hơn với đời sống thực tế. Có lẽ, chính
vì những cải cách về giáo dục với nội dung thực tế, sáng tạo cùng với những
quy định cụ thể, chặt chẽ trong thi cử, nên phần đông những tri thức được đào
tạo trong thời kỳ Hồ Quý Ly cầm quyền đều là những người có tài, có chí lớn,
luôn có chí hướng giúp dân, giúp nước. Bên cạnh đó, Hồ Quý Ly cũng có một
cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về vai trò người làm công tác giáo dục. Ông bổ
nhiệm những người thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ) khóa đầu tiên dưới triều Hồ
vào việc trông coi giáo dục. Hồ Quý Ly cũng biết trọng dụng, cất nhắc những
Nho sĩ thi đỗ dưới triều Trần, mà chưa được lưu ý sử dụng, chẳng hạn như
Nguyễn Phi Khanh (thân phụ của Nguyễn Trãi).
Một việc làm rất đáng trân trọng và được đánh giá cao trong cải cách giáo dục
của Hồ Quý Ly là ông đã đề xướng chính sách khuyến học. Năm 1397, Hồ
Quý Ly cho mở trường ở các châu, phủ thuộc các lộ Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải
Đông, gồm hầu hết miền đồng bằng và duyên hải vùng Bắc Bộ ngày nay. Các
châu, phủ đều có quan giáo thụ trông coi. Như vậy, có thể thấy, Hồ Quý Ly là
một nhà cải cách toàn diện, một nhà cải cách giáo dục có tư tưởng tiến bộ, và
là con người hành động, dám nghĩ, dám làm vì sự nghiệp của đất nước và độc
lập của dân tộc. Tóm lại, về văn hóa và giáo dục, tư tưởng cải cách của Hồ
Quý Ly, nhìn chung, là táo bạo và tích cực.
Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, thì tư tưởng canh
tân, cải cách luôn có một vị trí đặc biệt, được hình thành và phát triển do yêu
cầu của lịch sử. Trong hệ tư tưởng cải cách ấy, tư tưởng cải cách của Hồ Quý
Ly có vị trí rất đặc biệt trong lịch sử nước ta thời kỳ trung đại mở đầu cho
bước phát triển mới của một nhà nước chính trị trung ương tập quyền và tiếp
tục được hoàn thiện trong các giai đoạn sau của lịch sử Việt Nam. Tư tưởng
cải cách của Hồ Quý Ly được coi là táo bạo, có nhiều mặt tích cực, song cũng
có nhiều điểm hạn chế. Tuy nhiên, trải qua sáu thế kỷ, nội dung và tư tưởng
cải cách của Hồ Quý Ly vẫn được lịch sử ghi nhận là tiến bộ, có ý nghĩa cho
đời sau. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly
và rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử từ sự nghiệp cải cách của ông có
ý nghĩa lý luận, thực tiễn và bổ ích đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh của Đảng ta
hiện nay. Đó chính là những bài học về sự kết hợp giữa nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện chính sách thân dân, về phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước, về
giáo dục, đào tạo nhân tài phải gắn với thực tiễn cuộc sống, với nhân dân, và
bài học về tính tất yếu khách quan của sự đổi mới./.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NGUYỄN ĐỨC BÁCH (*)
ĐOÀN MINH DUỆ (**)
Bản chất của Đảng Cộng sản là vấn đề đặc biệt quan trọng. Theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân
là “bản chất cấp 1” của Đảng Cộng sản; đồng thời, Đảng Cộng sản còn có những
bản chất ở cấp độ khác, như “bản chất nhân dân lao động”, “bản chất dân tộc”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề “bản chất của Đảng” có liên quan chặt chẽ,
nhưng không đồng nhất với vấn đề “Đảng của những ai”. Cần phải khẳng định
rằng, giữ vững và nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta là điều kiện
tiên quyết, bảo đảm cho sự thành công của cách mạng Việt Nam trong mọi giai
đoạn.
1. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một tính chất, một bản chất mà có nhiều tính
chất, nhiều bản chất. Các tính chất, các bản chất đó cũng không bất biến theo nghĩa
tuyệt đối, kể cả khi sự vật, hiện tượng đang ở trong trạng thái mà “nó vẫn là nó”.
Song, ở đây, nói về bản chất thì cái bản chất nhất (có thể gọi là “bản chất cấp 1”) ít
thay đổi nhất, và, nếu có thay đổi thì vẫn chỉ trong phạm vi của “bản chất cấp 1”
đó; bởi vì, cái bản chất này đóng vai trò quyết định để cho “nó vẫn là nó”. Còn các
bản chất cấp 2, cấp 3, cấp n,... của mỗi sự vật thì có thể biến đổi nhiều hơn. Ví
dụ, con người có bản chất khác so với những động vật còn lại ở hai nhân tố cơ bản,
quyết định nhất là “có ý thức” và “lao động”. Nếu hai nhân tố này biến đổi đến mức
không còn là ý thức và lao động nữa… thì con người cũng không còn là con người
nữa. Thực ra, hai nhân tố đó vẫn có biến đổi liên tục, như trình độ thấp - cao của ý
thức, khả năng tổ chức và năng suất lao động… nhưng đó là sự biến đổi không
ngừng diễn ra trong phạm vi ý thức và lao động của con người. Các nhân tố khác
cũng nằm trong bản chất con người nhưng có thể thay đổi nhiều hơn, thậm chí khác
hẳn… mà họ vẫn là người (ví dụ: thay đổi ngôn ngữ, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo,
giai cấp, tầng lớp, giàu - nghèo, tâm tính…).
Dưới góc độ phương pháp luận triết học biện chứng được khái lược như trên,
chúng ta có thể nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn về “Bản chất
của Đảng Cộng sản”.
2. Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là một “sự vật xã hội”
hoàn chỉnh và có những bản chất của nó.
Trước đây, chúng ta thường thiên về việc nêu bản chất giai cấp của các đảng chính
trị (tư sản, cộng sản…). Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Cũng có nhiều quan điểm
đã nói đến “tính nhân dân”, “tính dân tộc”, “tính nhân đạo”… của đảng chính trị.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói về giai cấp công nhân và
Đảng của nó (Đảng Cộng sản) càng chú ý gắn bó các tính chất, các bản chất đó với
nhau.Điều cần đặc biệt chú ý là, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ gắn những tính chất,
bản chất đó với nhau khi nói về giai cấp công nhân và Đảng của nó. Ngoài giai cấp
công nhân, không có giai cấp, tầng lớp nào là “giai cấp dân tộc” và “trở thành dân
tộc” cả! Đấy là sự thật lịch sử và là sự phản ánh đúng “bản chất cấp 1” của các giai
cấp là đại diện (hoặc vốn gắn bó với) các chế độ tư hữu. Ngay cả giai cấp nông dân
- giai cấp thường chiếm đa số và tạo ra cội nguồn của nhiều dân tộc cũng không thể
đóng vai trò đại biểu cho dân tộc một cách đầy đủ, càng không thể lãnh đạo dân tộc
để thực sự giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Trong lịch sử, các giai cấp thống
trị, khi còn ở trong giai đoạn “đang lên” và tiến bộ hơn so với những giai cấp khác,
có thể đóng vai trò đại diện cho dân tộc. Nhưng khi đã nắm được chính quyền trong
tay, giai cấp đó quay lại thống trị, áp bức, bóc lột dân tộc mình và nhiều dân tộc
khác (thế mà, hiện nay chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ vẫn thường quảng
cáo về “dân tộc - dân chủ - nhân quyền”… thể hiện qua các đảng tư sản, chế độ tư
bản chủ nghĩa của “Thế giới tự do”!).
3. Phân tích sâu các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí
Minh về giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản, chúng ta có thể rút ra một số nhận
định sau:
Một là, Đảng Cộng sản không chỉ có một bản chất là bản chất giai cấp công
nhân, mà còn có nhiều bản chất khác, như bản chất nhân dân lao động; bản chất
dân tộc… Chủ nghĩa Mác - Lênin đã dựa trên cơ sở thực tế khách quan đó để đưa
ra một luận điểm khoa học cho rằng, giai cấp công nhân là “giai cấp dân tộc” và
“trở thành dân tộc”…
Hai là, Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và phát triển đúng đắn, sáng tạo các quan
điểm nêu trên của chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Điều
này thể hiện ở chỗ, khi đề cập tới các nhân tố hình thành Đảng Cộng sản Đông
Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dươngvào đầu năm 1930”(1). Luận điểm này và nhiều luận điểm khác của Người
không chỉ có giá trị ở Việt Nam, mà còn có giá trị quốc tế.
Điều cần lưu ý là, trong quá trình nghiên cứu, khi trích dẫn tư tưởng Hồ Chí Minh,
đặc biệt là về các bản chất của giai cấp công nhân và của Đảng Cộng sản Việt Nam,
cần phải trích dẫn một cách khách quan, đầy đủ về thực chất quan điểm của
Người (dù khó có thể nêu hết những câu chữ trong kho tàng văn bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh). Về tính chất của Đảng, ít nhất Hồ Chí Minh đã có hai cách thể hiện
qua những câu chữ - văn bản sau đây:
- Cách thứ nhất: Về tính chất, bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong Diễn văn khai mạc Đại hội III của Đảng ta (1960), Hồ Chí Minh nói rõ: “Phải
nâng cao hơn nữa tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng…”(2). Trong bài “Đạo
đức cách mạng”, Hồ Chí Minh viết: “Đó là phẩm chất cao quý của người cách mạng,
đó là đạo đức cách mạng, đó là tính Đảng, tính giai cấp, nó bảo đảm cho sự thắng lợi
của Đảng, của giai cấp, của nhân dân”(3). Tính giai cấp ở đây chính là tính chất giai
cấp công nhân của Đảng ta.
- Cách thứ hai: Về Đảng của ai…? Trong Đại hội II của Đảng ta (1951), Hồ Chí
Minh nói: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”(4). Hiện nay,
đa số tài liệu chỉ trích dẫn “cách thứ hai”.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về các bản
chất của Đảng Cộng sản thì: “bản chất cấp 1” của Đảng chỉ có thể là bản chất giai
cấp công nhân. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản còn có những bản chất ở cấp độ khác,
như “bản chất nhân dân lao động”, “bản chất dân tộc”….
Đảng Cộng sản chỉ thực sự là Đảng Cộng sản khi “bản chất cấp 1 - giai cấp công
nhân” không thay đổi. Nếu có thay đổi thì cũng chỉ là sự thay đổi trong phạm vi bản
chất giai cấp công nhân, như thay đổi vềtrình độ mọi mặt, số lượng, cơ cấu, mức
sống của giai cấp công nhân,… tức là sự thay đổi của các yếu tố nằm trong “bản
chất cấp 1 - giai cấp công nhân”.
Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, chúng ta cần lưu ý một điều
là vấn đề “Bản chất của Đảng” không đồng nhất với vấn đề “Đảng của những ai”.
Hai vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau, do vậy mà người vận dụng rất dễ
nhầm lẫn và có thể lạm dụng “đánh tráo khái niệm” để xóa nhòa sự phân biệt đúng
đắn và cần thiết giữa các vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn rất
nhạy cảm, đồng thời cũng rất hệ trọng này.
- Khi đề cập đến tính chất, bản chất của một Đảng chính trị là nói đến những
thuộc tính vốn có của bản thân Đảng đó. Như vậy, đương nhiênbản chất giai cấp
phải là “bản chất cấp 1” (các Đảng tư sản thường mập mờ hoặc cố tình “lờ” đi, che
đậy bản chất giai cấp tư sản của họ, vì giai cấp tư sản là giai cấp tư hữu, nó áp bức
và bóc lột nhân dân lao động… trong thời đại công nghiệp và “hậu công nghiệp”).
Hồ Chí Minh đã diễn đạt ở “cách thứ nhất” rất dứt khoát, rõ ràng, kiên định và nhất
quán về tính chất, bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản.
- Còn khi nói “Đảng của ai” là với ý nghĩa sở hữu, đặc biệt là ý nghĩa“đại biểu lợi
ích”. Về điều này, chúng ta cần chú ý sự chặt chẽ, chuẩn xác của Hồ Chí Minh.
Ngay trước câu trích dẫn phát biểu của Hồ Chí Minh trong Đại hội II của Đảng đã
nêu trên, Người còn khẳng định: “Trong giai đoạn này (giai đoạn giải phóng dân
tộc - T.G nhấn mạnh),quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của
dân tộclà một”. Điều đó thể hiện rất rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh coi Đảng ta là
“đại biểu lợi ích” của những ai (không đồng nhất với tính chất, bản chất của bản
thân Đảng ta). Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn quán triệt rất sâu sắc tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lênin khi đưa ra luận điểm cho rằng, mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt
Nam “trong giai đoạn này” chưa phải là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt
Nam với giai cấp tư sản, mà là mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam (gồm giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động khác, kể cả
địa chủ, tư sản Việt Nam yêu nước…) với đế quốc xâm lược và tay sai. Cho nên,
nhiệm vụ cách mạng của “giai đoạn này” (giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc)
thể hiện sự thống nhất lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân
tộc ta là rất tự nhiên. Đến “giai đoạn sau” - giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn mới, nội
dung, hình thức mới trong cuộc đấu tranh cách mạng. Đó là mâu thuẫn giữa “hai
con đường” xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà trực tiếp đại diện cho “hai con
đường” đó là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ở giai đoạn này, như V.I.Lênin
đã chỉ rõ rằng, liên minh công nông là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô
sản; trong đó, giai cấp công nhân “tiếp tục lãnh đạo nông dân… đi lên chủ nghĩa xã
hội”. Chỉ có giai cấp công nhân và chính đảng của nó, ngay từ đầu, xác định một
cách rõ ràng và dứt khoát chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu và lý
tưởng của mình… Riêng về quan hệ lợi ích vốn có của công nhân và nông dân ở
giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội được V.I.Lênin phân tích rất thẳng thắn và
không ngại ngần rằng, “… phải căn cứ vào thế giới quan của chúng ta…, vào bài
học của cách mạng… mà đặt vấn đề thẳng ra rằng: lợi ích của hai giai cấp ấy không
giống nhau, người tiểu nông không ưa những cái mà công nhân muốn”(5) (ý nói:
xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu - xây dựng chủ nghĩa xã hội). Mặc
dù vậy, theo ông, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và
Đảng của nó vẫn nhất thiết phải tuyên truyền, giáo dục, lãnh đạo, tổ chức… để nông
dân thấy được lợi ích của mình mà tự nguyện hăng hái tham gia vào con đường hợp
tác hóa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã hiểu sâu sắc tư tưởng của
V.I.Lênin về Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân nhưng là đại biểu
lợi íchcủa nhân dân lao động và dân tộc trong điều kiện đảng cầm quyền lãnh đạo
xây dựng chủ nghĩa xã hội và vận dụng vào cách mạng Việt Nam thành công.
Tóm lại, Hồ Chí Minh luôn gắn các vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân dân lao động và
nhân loại… với nhau, nhưng không bao giờ lẫn lộn, xóa nhòa vấn đề bản chất giai
cấp công nhân của Đảng Cộng sản với các vấn đề còn lại đó. Chính nhờ giữ vững,
nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản thì mới có thể gắn bó
một cách nhuần nhuyễn, thống nhất lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của
nhân dân lao động cũng như của toàn dân tộc. Và, đó là cơ sở, nền tảng dẫn tới
thành công của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn.
Trái lại, nếu làm lu mờ bản chất giai cấp công nhân thì giai cấp này và Đảng của nó
chẳng những không thể là “giai cấp dân tộc”, không còn “bản chất nhân dân lao
động”, mà cũng không thể đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng đến thắng lợi hoàn
toàn.
Vì vậy, theo chúng tôi, “phương án 1” trong “Dự thảo… sửa đổi Điều lệ Đảng” mà
Trung ương Đảng ta đưa ra để thảo luận, chuẩn bị cho Đại hội X của Đảng Cộng
sản Việt Nam là rõ nhất, đủ nhất và đúng nhất - đúng với cả hai cách thể hiện của
Hồ Chí Minh đã phân tích ở trên; đồng thời, nhất quán với quan điểm bao trùm,
xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới là “Giữ vững và tăng cường bản chất
giai cấp công nhân của Đảng”(6). Nếu theo hai “phương án” sau của Dự thảo… (chỉ
dùng chữ “của”) là chưa đủ và dễ gây hiểu lệch đi, thậm chí lẫn lộn, mơ hồ - cho dù
cũng là trích tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chỉ là một “cách biểu đạt đại biểu lợi
ích…” mà thôi.
Việt Nam ta càng công khai giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa - cốt lõi là bản
chất giai cấp công nhân của Đảng gắn với nhân dân và dân tộc mà vẫn ngày càng
hấp dẫn mọi đối tác trong sự tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, công bằng về lợi ích để
phát triển… thì nhân dân và toàn dân tộc ta, bè bạn khắp nơi sẽ càng ủng hộ nhiều
hơn. Thiếu kiên định trong việc giữ vững và phát huy bản lĩnh chính trị của giai cấp
công nhân, khi mà hoàn cảnh khách quan đang rất cần nó, có thể sẽ gây nên những
hậu quả nghiêm trọng.r
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
(**) Tiến sĩ, Trường Đại học Vinh.
(1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.10. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 8.
(2) Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr. 201.
(3) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 9, tr. 293.
(4) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 6, tr. 175.
(5) V.I..Lênin. Toàn tập, t. 43. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 70.
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976, tr. 139.
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG HÔN
NHÂN
GS. LÊ THI (*)
Bài viết đề cập tới hai quan niệm về hôn nhân đang tồn tại phổ biến trong xã hội
ta: quan niệm hôn nhân là sự liên kết giữa hai gia đình (nội, ngoại) và quan niệm
coi hôn nhân là sự kiện có tính chất cá nhân của đôi nam nữ. Từ đó, bài viết bàn
về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm trong hôn nhân như là sự hoá giải hai
quan niệm đối lập trên. Cụ thể, cha mẹ phải tôn trọng sự lựa chọn của con cái
trong việc kết hôn, không đem lợi ích gia đình đè bẹp lợi ích riêng của con cái
trong hôn nhân. Đồng thời, con cái cần xem trọng ý kiến của cha mẹ trong việc
hôn nhân của mình. Nghĩa là, từng cá nhân – cha, mẹ, con cái – bên cạnh yếu tố
tình cảm, cần có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc.
Trong xu hướng của hôn nhân hiện đại, chúng ta ngày càng thấy nhiều đôi bạn trẻ
nam nữ yêu nhau, lấy nhau theo sở thích cá nhân, theo tình yêu mà không tính
đến sự đồng thuận của cha mẹ hai bên nội, ngoại. Đây là một sự tiến bộ so với
những cuộc kết hôn bị cha mẹ áp đặt trước đây. Đồng thời, điều này cũng đặt
ra nhiều thách thức đối với quá trình xây dựng hạnh phúc lâu dài của đôi vợ
chồng trẻ.
Chúng ta đang chứng kiến nhiều vụ ly hôn mà chủ yếu ở lớp trẻ, tuổi từ 25 - 35,
có khi chỉ lấy nhau độ 1 năm đã đưa nhau ra Toà xin ly hôn, với lý do chung
chung là tính tình không hợp nhau. Lý do này chứa đựng bên trong nó rất nhiều
nguyên cơ công khai và che dấu, đẩy cuộc hôn nhân đến chỗ khủng hoảng, tan rã
và đưa nhau ra Toà.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới hai quan niệm về hôn nhân: quan
niệm coi hôn nhân là sự liên kết giữa hai gia đình (nội, ngoại) và quan niệm coi
hôn nhân là sự kiện có tính chất cá nhân của đôi nam nữ dường như là hai quan
niệm đối lập nhau hiện đang tồn tại phổ biến trong xã hội ta để từ đó, đưa ra giải
pháp cho vấn đề này.
1. Trước hết, chúng ta phân tích quan niệm hôn nhân là sự liên kết mới giữa hai
gia đình nội và ngoại, gắn với sự đồng ý của hai họ.
Đối với cha mẹ, hôn nhân của con cái là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát
triển mới trong sự kế tục dòng dõi của hai gia đình nội, ngoại. Từ đây, bức hoạ đồ
gia phả dòng họ của mỗi bên đã nảy sinhmột nhánh mới, nhánh đó liên kết với
một gia đình khác, dẫn tới sự ra đời của thế hệ thứ 3, so với thế hệ xuất phát là
bố mẹ. Do đó, theo họ, hôn nhân của con cái, trước hết, cần được sự đồng ý của
cha mẹ đôi bên nội, ngoại vì nó khởi đầu cho sự ra đời thế hệ kế tiếp của dòng
họ; thế hệ này có tương lai hay không, có phát huy được truyền thống của gia
đình gốc hay không v.v. cũng phụ thuộc một phần vào cuộc hôn nhân này.
Từ nguyên nhân đó, cha mẹ muốn lựa chọn nàng dâu, chàng rể đáp ứng được yêu
cầu cần thiết của gia đình. Họ hết lòng lo việc tổ chứcđám cưới cho con cái được
chu đáo, với mong muốn sự ra mắt của hai gia đình nội ngoại trong lễ cưới sẽ
đem lại sự hãnh diện cho cả hai họ. Bởi theo họ, truyền thống tốt đẹp của tổ tiên,
dòng họ qua cuộc hôn nhân này sẽ được giữ gìn, phát huy. Trong lễ cưới này, nhà
gái có trách nhiệm phải lo toan của hồi môn cho cô dâu đem về nhà chồng; nhà
trai phải chuẩn bị chỗ ở mới cho đôi vợ chồng trẻ, cũng như lo đủ thủ tục của một
lễ cưới như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ vu quy, rước cô dâu về nhà chồng.
Chính vì những tốn kém phải lo đầu tư như vậy mà sinh hoạt của các bậc cha mẹ
nhiều khi bị đảo lộn. Do đó, họ phải lựa chọn, cân nhắc kỹ càng trước khi đồng ý
cho con cái lập gia đình. Việc lựa chọn đối tượng này không chỉ về mặt hình
thức, sức khoẻ, tính nết cô dâu, chú rể tương lai mà còn về cả cha mẹ, địa vị xã
hội, gia tài cơ nghiệp của họ, v.v..
Như vậy, việc cha mẹ đặt lợi ích chung của gia đình lên trên tình cảm, sở thích
của đôi nam nữ đã đẩy tới việc áp đặt trong hôn nhân của con'cái. Đây không còn
là sự tự do lựa chọn của đôi nam nữ, là tình yêu của họ đối với nhau, mà phải có
sự kết hợp và trước hết, phải xem trọng lợi ích chung của gia đình trong việc kết
hôn. Đôi lúc, hôn nhân trở thành sự mặc cả về quyền lợi giữa hai bên nội ngoại,
sự cân nhắc về tiền bạc, tài sản, nhà cửa hai bên trao cho nhau; về địa vị, danh giá
xã hội mang lại cho nhau v.v.. Do đó, điều này đã dẫn tới biết bao nhiêu bikịch
sau hôn nhân. Nợ nần cha mẹ đôi bên phải gánh chịu vì đám cưới của các con.
Chàng rể chịu ơn nhà gái về của hồi môn vợ mình mang về nhà chồng, nàng dâu
chịu sự chì chiết của cha mẹ chồng do sự tốn phí của đám cưới v.v.. Nhiều trường
hợp, hai vợ chồng trẻ do phải nai lưng ra làm để trả nợ đám cưới nên trong nhiều
năm chung sống với nhau đôi khi chẳng có tình cảm gì v.v..
Đó là những điều chúng ta cần lên án và phản đối quan niệm coi hôn nhân trước
hết là sự liên kết giữa hai gia đình nội ngoại, bỏ qua ý kiến, tình cảm của đôi nam
nữ khi kết hôn. Ở đây, đòi hỏi ở những người lớn tuổi, các bậc cha mẹ cần
có quan điểm tiến bộ, đi kịp với thời đại mới, xem trọng sự lựa chọn của con
mình. Đôi bên gia đình cần thấy rằng, qua cuộc hôn nhân, sự liên kết lợi ích của
hai gia đình chủ yếu là phục vụ cho hạnh phúc của con cái mình, giúp chúng có
khả năng xây dựng được một gia đình mới ấm no, hạnh phúc.
Khi cha mẹ bên nội, bên ngoại đã coi hôn nhân của con cái là việc lớncủa cả gia
đình thì họ cũng cần hết lòng lo cho sự bền vững của cuộc hôn nhân đó, mà
không chỉ lo cho đám cưới. Họ vun đắp cho đôi vợ chồng trẻ ăn ở với nhau thuận
hoà, sinh con đẻ cái êm đẹp, không xảy ra sóng gió và hết sức phản đôi việc ly
hôn. Theo họ, ly hôn cũng không phải việc riêng của đôi vợ chổng trẻ mà còn
liên quan tới nhiều vấn đề khác, như cha mẹ, con cái… nên cần hỏi ý kiến cha mẹ
già. Trong trường hợp này, họ thường tìm cách hoà giải những mâu thuẫn vì rất
lo cho tương lai của các cháu mình sẽ như thế nào nếu bố mẹ chúng bỏ nhau? Họ
tìm mọi cách khuyên nhủ con cái bình tĩnh xem xét, tha thứ cho nhau, vì họ hiểu
rất rõ cái giá phải trả khi phải huỷ cuộc hôn nhân. Ly hôn đem lại những tổn thất
to lớn cho từng cá nhân, vợ hay chồng, đặc biệt cho con cái, cũng như những khó
khăn cho chính đối tượng trong việc đi tìm một cuộc hôn nhân mới.
Chúng ta phản đối việc coi hôn nhân chỉ là sự liên kết giữa hai gia đình nội, ngoại
và gắn chặt với lợi ích của hai gia đình đó. Thực ra, cũng cần chú ý rằng: cuộc
sống gia đình không chỉ là hạnh phúc riêng của đôi vợ chồng trẻ mà cần tính
đến con cái họ sinh ra, đến bổn phận của họ đối với cha mẹ đã nuôi dưỡng mình
từ nhỏ, v.v.. Bởi vậy, cuộc sống ổn định và hoà thuận của họ cũng góp phần quan
trọng vào hạnh phúc gia đình lớn trước mắt và lâu dài.
2. Trở lại phân tích quan niệm cho rằng, hôn nhân là việc riêng của đôi nam nữ.
Theo đó, họ lấy nhau, sống chung với nhau thì trước hết, là việc của họ, không thể
để cha mẹ, họ hàng can thiệp và quyết định thay. Điều đó rất đúng với nguyên
tắc hôn nhân tự do và tự nguyện,hôn nhân không bị sự áp đặt của bất cứ ai hay sức
ép của bất cứ điều gì: tiền bạc, uy tín, địa vị, v.v.. Chúng ta hoàn toàn ủng hộ quan
điểm ấy vì nó phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình đã ban hành và được Nhà
nước ta bảo vệ.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tự nguyện ấy muốn được bền vững lại đòi hỏi đôi nam
nữ hiểu kỹ về nhau trước khi cưới, mặt ưu điểm cũng như khuyết điểm về cá tính,
lối sống, v.v. kể cả ảnh hưởng của cha mẹ đối với họ, của kinh tế gia đình nội,
ngoại đến cuộc sống từng người sau này, v.v. .
Hôn nhân dựa trên tình yêu đôi lứa đồng thời lại không tách rời ý thức trách
nhiệm của họ đối với nhau. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, lúc ban đầu khó
tránh khỏi những vấp váp, trục trặc. Bởi vậy, cuộc hôn nhân có tính chất cá
nhân của đôi nam nữ, hiểu một cách đúng đắn, lại không phải dễ dàng. Không
phải mới bước đầu quen nhau, thấy thích nhau, có tình cảm với nhau là đi đến
hôn nhân ngay. Thực sự, đó phải làcuộc tìm hiểu, nghiêm túc, nhiều mặt về đời
sống của đối phương mình định chọn làm vợ, làm chồng. Nghĩa là không chỉ nhìn
về hình dáng bề ngoài, hay dựa trên vài nhận xét cảm tính, mà phải hiểu tính nết
cuộc sống hàng ngày của người đó, về mối quan hệ xã hội của họ, trước hết là
quan hệ đối với cha mẹ, họ hàng ra sao, v.v.. Nhiều khi chính sự không quan tâm
đến các mối quan hệ xã hội tất yếu đã ràng buộc người bạn đời mình như quan hệ
với cha mẹ, anh em ruột thịt mà họ sẽ phải chịu những khó khăn, cản trở trong
cuộc sống chung sau khi đã kết hôn.
Lớp trẻ hiện nay có nhiều đôi nam nữ yêu nhau, lấy nhau, không cần tính đến
việc cha mẹ bên nội, bên ngoại có đồng tình hay không. Họ quyết tâm đi tới hôn
nhân với người mình đã lựa chọn, tuy gặp phải sự phản đối, bất hợp tác của cha
mẹ.
Mặc dù hôn nhân là tự nguyện, nhưng liệu hạnh phúc của đôi nam nữ có bền
vững không nếu bỏ qua những mối quan hệ với cha mẹ, anh em ruột thịt nội
ngoại? Đối với đôi nam nữ trước khi kết hôn, vấn đề quan trọng là phải thuyết
phục được cha mẹ đôi bên đồng ý thì hôn nhân mới bền vững, lâu dài, bởi theo
phong tục ở nước ta, thủ tục hôn lễ do hai bên gia đình nội ngoại thu xếp, lo toan
mới êm đẹp. Việc đôi nam nữ rađăng ký kết hôn với chính quyền là hợp pháp,
hợp lệ về mặt hành chính nhưng lại chưa đủ về các mối quan hệ gia đình họ hàng,
bè bạn, nếu không có việc tổ chức lễ cưới có hai họ và bạn bè cùng dự. Các dân
tộc miền núi thường xem trọng thủ tục hôn lễ hơn việc ra đăng ký kết hôn với
chính quyền địa phương. Nhiều trường hợp sau khi đã có vài con, do cần thiết xin
giấy khai sinh cho con, họ mới ra đăng ký kết hôn với Uỷ ban xã!
Chúng ta hiểu rằng, tất yếu sau hôn nhân, các mối quan hệ với cha mẹ, họ hàng
bên nội, bên ngoại là không thể cắt bỏ được. Là con, chúng ta vẫn phải tiếp tục
làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, ông bà, chăm sóc họ lúc ốm đau, bệnh tật, vẫn phải
nhớ đến công đức tổ tiên, ngày giỗ, ngày Tết thắp nén hương tưởng nhớ đến họ.
Lại còn con cái chúng ta sinh ra, chẳng lẽ chúng không có mối quan hệ nào với
ông bà nội ngoại, họ hàng, tổ tiên dòng họ?
Bởi vậy, dù với quan niệm mới, tiến bộ: hôn nhân là do đôi bên trai gái tự quyết
định, trên cơ sở tình yêu, cũng không nên hiểu rằng hôn nhân chỉ là công việc có
tính chất cá nhân, cá nhân đồng ý thoả thuận lấy nhau - chỉ liên quan đến hai cá
nhân. Trái lại, họ phải tính đến mối quan hệ với nhiều người khác, trước hết là
mối liên kết mới giữa hai gia đình nội ngoại và những kết quả phát sinh từ những
mối liên kết đó.
Chính xuất phát từ quan niệm giản đơn coi hôn nhân chỉ là chuyện của hai cá
nhân với nhau nên đôi nam nữ cũng dễ dàng trong việc ly hôn.Đối với họ, bỏ
nhau cũng chỉ là việc của hai cá nhân, sống không còn phù hợp với nhau thì chia
tay nhau chẳng cần suy nghĩ gì đến hậu quả của việc ly hôn đối với cha mẹ bên
nội, bên ngoại, cũng như đối với con cái họ sinh ra.
Như thế, mọi sự thay đổi dễ dàng trong hôn nhân, xuất phát từ lạc thúvà lợi ích cá
nhân riêng lẻ của chồng hay của vợ đã bỏ qua trách nhiệm của từng người đối với
nhau, cũng như trách nhiệm đối với những người thân, cha mẹ, con cái của họ sau khi
đã kết hôn; đặc biệt khi họ ly hôn, rời bỏ nhau.
3- Không thể có tự do tuyệt đối một chiều trong xã hội, trong cộng đồng, cũng
như trong gia đình. Tự do cá nhân luôn gắn với quyền hạn, trách nhiệm của mỗi
người. Trong trường hợp này, đó là trách nhiệm của từng cá nhân đối với gia đình
mình, với cha mẹ và con cái mình sinh ra. Nói khái quát hơn, đó là trách nhiệm
của từng cá nhân trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc.
Vợ chồng có trách nhiệm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt khi cuộc sống
gặp khó khăn thiếu thốn. Họ cần sống hoà thuận, chín bỏ làm mười, nhường nhịn
lẫn nhau. Làm cha mẹ, họ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái nên người. Là con
cái, họ có trách nhiệm làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, ông bà bên nội, bên ngoại;
chăm sóc cha mẹ, ông bà lúc cao tuổi, ốm đau, bệnh tật.
Hiểu đúng và tôn trọng các nội dung nói trên thì quan niệm hôn nhân là việc
riêng của đôi trai gái sẽ không có gì mâu thuẫn với quan niệm hôn nhân đem lại
sự liên kết giữa hai gia đình nội, ngoại. Bởi hai gia đình nội, ngoại vẫn là chỗ dựa
tinh thần và vật chất cho đôi vợ chồng trẻ sau khi kết hôn, xây dựng gia đình mới,
sinh nở và nuôi con nhỏ.
Theo chúng tôi, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hài hoà giữa hai quan điểm này.
Cha mẹ phải tôn trọng sự lựa chọn của con cái trong việc kết hôn, không đem lợi
ích gia đình lớn đè bẹp lợi ích riêng của con trong hôn nhân, vì đây là sự kiện hết
sức trọng đại của một đời người. Đồng thời, con cái cần xem trọng ý kiến đóng
góp của cha mẹ trong việc lựa chọn đối tượng kết hôn, vì họ đứng ngoài cuộc dễ
sáng suốt hơn. Họ suy nghĩ nhiều mặt về kết quả của việc kết hôn, về tương lai
lâu dài của cuộc hôn nhân, cũng như có trách nhiệm giúp đỡ con cái trong cuộc
sống sau này.
Cuộc sống chung của đôi vợ chồng trẻ sau này là tự họ chủ động xây dựng nên;
nhưng đồng thời, họ phải được chuẩn bị về những kiến thức cần thiết, học qua kinh
nghiệm của cha mẹ, qua tìm đọc sách báo, v.v.. Bởi hai vợ chồng là hai cá nhân từ
hai môi trường gia đình khác nhau(có trường hợp hai môi trường đối lập nhau về
cách sống, cách làm ăn, nếp sinh hoạt, v.v.), nay họ sống chung dưới một mái nhà
nên cũng dễ xung khắc do không thể dễ dàng từ bỏ ngay những cá tính xấu vốn là
nếp quen từ nhỏ của mình.
Bước vào cuộc hôn nhân, dù là lựa chọn tự nguyện, mỗi người cần được trang bị
những kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình. Sau kết hôn, họ cần phải biết
cách tổ chức cuộc sống gia đình cho thích hợp với hoàn cảnh làm việc, sinh hoạt
của đôi vợ chồng mới. Họ cũng có thể tham khảo điều này qua kinh nghiệm của
cha mẹ, bạn bè.
Khi gặp mâu thuẫn, vợ chồng cần biết cách hoà giải, hàn gắn với nhau. Ở đây,
vai trò của người thứ ba cũng rất quan trọng, khi họ có ý đồ tốt với hai vợ chồng,
họ không khêu gợi, kích thích những mâu thuẫn sẵn có mà tìm cách hoà giải, xoa
dịu, giúp hai người xích lại gần nhau. Họ chỉ cho những người trong cuộc những
bước đi cần thiết, như “một điều nhịn, chín điều lành”, nên tỏ rõ thiện ý, dùng
tình cảm yêu thương để thuyết phục đối phương; và rằng, giải quyết mâu thuẫn
không phải là sự chấp nhặt được - thua giữa hai vợ chồng.
Xây dựng gia đình hạnh phúc đúng là một nghệ thuật, một khoa học ứng xử giữa
vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái. Nhưng đó lại không phải là một
phương pháp khoa học khô khan, một nghệ thuật giả dối, vì động cơ chính là tình
cảm, lòng thương yêu, ý thức trách nhiệm của hai vợ chồng. Ở đây, thể hiện ý chí
quyết tâm xây dựng hạnh phúc gia đình của hai người vì tương lai con cái và đáp
ứng lòng mong mỏi của cha mẹ bên nội, bên ngoại.
Tóm lại, một cá nhân kết hôn với một đối tượng nào đó là chuyện cá nhân, do họ
tự quyết định. Nhưng thực ra, đây cũng không phải hoàn toàn là chuyện cá
nhân, vì con người sống không thể tách rời mối quan hệ với cha mẹ đã sinh ra
mình, với ông bà, họ hàng, dòng họ của mình, trong vui buồn, lúc hoạn nạn. Mỗi
cá nhân là thành viên của một gia đình gốc, một giọt máu của dòng họ. Kết hôn
với người khác là tạo ra một nhánh mới và trong cái nhánh mới tách ra này, mỗi
cá nhân vẫn có liên hệ với cái gốc, đồng thời lại có trách nhiệm tiếp nối và phát
triển dòng họ theo hướng tốt đẹp nhất qua việc xây dựng gia đình ổn định, bền
vững.
Như vậy, quan niệm hôn nhân là sự liên kết mới giữa hai gia đinh (nội, ngoại) và
quan niệm hôn nhân là sự tự do lựa chọn của đôi nam nữ,không có gì mâu thuẫn
cả. Hai quan điểm này cần kết hợp với nhau một cách hợp lý, hợp tình, cần thiện
ý và tình cảm của những người trong cuộc. Hiểu đúng, làm đúng thì sẽ điều chỉnh
được mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với gia đình gốc của mình, cũng như đối với
chính gia đình mới của mình, tạo điều kiện cho tương lai con cái họ sinh ra sau
này sẽ tiếp nối được truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Quan niệm về hôn nhân và gia đình là một vấn đề rất đời thường nhưng cũng rất
quan trọng. Nó cần được nhiều người chú ý bàn bạc và lo lắng trong xu hướng
phát triển của hôn nhân hiện đại. Đây cũng là một vấn đề triết học của cuộc
sống, chứa đựng nhiều khía cạnh phong phú: triết học về nhân cách con người,
triết học về hạnh phúc cá nhân, triết học về sự giao lưu và nối tiếp giữa các thế
hệ, v.v.. Đồng thời, đây cũng là vấn đề phương pháp luận biện chứng khoa
học về cách suy nghĩ và giải quyết tốt đẹp nhất một lĩnh vực cơ bản: xây dựng gia
đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc khi gia đình được coi là tế bào cơ sở
của xã hội Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá./.
TRẦN THÀNH (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tap_chi_triet_hoc_so_2_177_nam_2006_8219.pdf