Tiểu luận Vận dụng các nguyên lý sáng tạo trong mô hình điện toán đám mây

2.6.6 Nguyên tắc linh động: Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp, ta chỉ cần sử dụng trình duy ệt web để thao tác sử dụng các dịch vụ phần mềm. Với bất kỳ một thiết bị n ào (PC, laptop, hay điện thoại, máy tính bảng ) đều có thể truy cập vào truy cập dịch vụ thông qua k ết nối Internet. 2.6.7 Nguyên tắc “rẻ” thay cho đắt: Bằng việc sử dụng tài nguyên dùng chung và không cần đầu tư phần cứng, điện toán đám mây đã giúp người dùng cuối chỉ cần trả 1 giá khá rẻ để sử dụng dịch vụ. 2.6.8 Nguyên tắc tác động hữu hiệu: Các hệ thống trung tâm máy chủ phải chạy liên tục 24/24 để người dùng cuối có thể truy cập dịch vụ và xử lý thông tin nhanh chóng. 2.6.9 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Trong mô hình điện toán đám mây, người dùng không quan tâm đến việc đầu tư phần cứng để lưu trữ dữ liệu và xử lý công việc. Tất cả mọi thứ đã được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ web.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng các nguyên lý sáng tạo trong mô hình điện toán đám mây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH - ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG --------------------------------------------- Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Tiểu luận: VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Học viên thực hiện : Võ Thị Thu Nguyệt Mã số học viên : CH1101112 Người hướng dẫn : GS.TS Hoàng Kiếm Năm 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... 2 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4 Chương 1: CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ............................................................... 5 1.1 Tổng quan về các nguyên lý sáng tạo: ................................................................. 5 1.2 Phân tích: ............................................................................................................ 6 1.2.1 Nguyên tắc phân nhỏ: .......................................................................................... 6 1.2.2 Nguyên tắc tách khỏi: .......................................................................................... 7 1.2.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: ............................................................................. 7 1.2.4 Nguyên tắc phản đối xứng: .................................................................................. 8 1.2.5 Nguyên tắc kết hợp: ............................................................................................ 8 1.2.6 Nguyên tắc vạn năng: .......................................................................................... 8 1.2.7 Nguyên tắc chứa trong: ....................................................................................... 8 1.2.8 Nguyên tắc phản trọng lượng: ............................................................................. 9 1.2.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ: ........................................................................... 9 1.2.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: ..................................................................... 9 1.2.11 Nguyên tắc dự phòng: .............................................................................. 9 1.2.12 Nguyên tắc đẳng thế: .............................................................................. 10 1.2.13 Nguyên tắc đảo ngược:........................................................................... 10 1.2.14 Nguyên tắc cầu hóa: ............................................................................... 10 1.2.15 Nguyên tắc linh động: ............................................................................ 11 1.2.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: ..................................................... 11 1.2.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: ...................................................... 11 1.2.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học: .............................................. 12 1.2.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: ........................................................... 12 1.2.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích: ....................................................... 12 1.2.21 Nguyên tắc vượt nhanh: ......................................................................... 12 1.2.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi: ................................................................ 13 1.2.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi: ................................................................ 13 1.2.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian: .............................................................. 14 1.2.25 Nguyên tắc tự phục vụ: .......................................................................... 14 1.2.26 Nguyên tắc sao chép: ............................................................................. 14 1.2.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”: ............................................................. 14 1.2.28 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: .......................................................... 15 1.2.29 Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng: .......................................... 15 1.2.30 Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng: ........................................... 15 1.2.31 Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ:..................................................... 16 1.2.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc: ................................................................. 16 1.2.33 Nguyên tắc đồng nhất: ........................................................................... 16 1.2.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: ......................................... 17 1.2.35 Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng: ......................... 17 1.2.36 Nguyên tắc sử dụng sự chuyển pha: ....................................................... 17 1.2.37 Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt: ............................................................ 17 1.2.38 Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh: ................................................ 18 1.2.39 Nguyên tắc thay đổi độ trơ: .................................................................... 18 1.2.40 Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành composit: .................................. 18 Võ Thị Thu Nguyệt 3 Chương 2: PHÂN TÍCH VIỆC VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀO MÔ HÌNH “ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY” .................................................................... 19 2.1 Giới thiệu: ......................................................................................................... 19 2.2 Kiến trúc: .......................................................................................................... 20 2.3 Các đặc tính của điện toán đám mây:................................................................. 21 2.4 Các dịch vụ điện toán đám mây: ........................................................................ 21 2.5 Ý tưởng cho tương lai: ...................................................................................... 22 2.6 Việc vận dụng các nguyên lý sáng tạo vào mô hình “Điện toán đám mây”: ....... 22 2.6.1 Nguyên tắc phân nhỏ: ...................................................................................... 22 2.6.2 Nguyên tắc tách khỏi: ...................................................................................... 22 2.6.3 Nguyên tắc kết hợp: ........................................................................................ 22 2.6.4 Nguyên tắc chứa trong: ................................................................................... 22 2.6.5 Nguyên tắc dự phòng: ..................................................................................... 22 2.6.6 Nguyên tắc linh động: ..................................................................................... 23 2.6.7 Nguyên tắc “rẻ” thay cho đắt: .......................................................................... 23 2.6.8 Nguyên tắc tác động hữu hiệu: ........................................................................ 23 2.6.9 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: ................................................................... 23 Chương 3: KẾT LUẬN.............................................................................................. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 25 Võ Thị Thu Nguyệt 4 LỜI MỞ ĐẦU Xu thế phát triển của khoa học công nghệ ngày càng trở nên mạnh mẽ, đòi hỏi cần phải có những ý tưởng sáng tạo mới để bắt kịp thời đại. Để có cơ sở cho những ý tưởng sáng tạo này, không thể không nắm được các nguyên lý sáng tạo cơ bản. Trong bài tiểu luận ngắn này, em xin trình bày lại một số nguyên lý sáng tạo mà GS.TS Phan Dũng đã tổng hợp từ bài viết của Atshuler “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế”. Đồng thời phân tích việc vận dụng các nguyên lý sáng tạo này trong mô hình điện toán đám mây – một công nghệ đang phát triển hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn thầy, GS.TS Hoàng Kiếm đã truyền đạt những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như tinh thần say mê tìm tòi sáng tạo trong khoa học. Bài viết còn nhiều sai xót do sự hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế, mong thầy thông cảm. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 5 Chương 1: CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO 1.1 Tổng quan về các nguyên lý sáng tạo: Theo Atshuler , quy luật phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, cũng như các ngành khác, đều tuân theo các nguyên lý sáng tạo cơ bản. Đó là 40 nguyên lý sáng tạo mà ông đã đúc kết trong “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế”(TRIZ), đã được GS.TS Phan Dũng biên soạn thành tiếng Việt. 40 nguyên lý sáng tạo này bao gồm: - Nguyên tắc phân nhỏ. - Nguyên tắc tách khỏi - Nguyên tắc phẩm chất cục bộ - Nguyên tắc phản đối xứng - Nguyên tắc kết hợp - Nguyên tắc vạn năng - Nguyên tắc chứa trong - Nguyên tắc phản trọng lượng - Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ - Nguyên tắc thực hiện sơ bộ - Nguyên tắc dự phòng - Nguyên tắc đẳng thế - Nguyên tắc đảo ngược - Nguyên tắc cầu hóa - Nguyên tắc linh động - Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” - Nguyên tắc chuyển sang chiều khác - Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học - Nguyên tắc tác động theo chu kỳ - Nguyên tắc liên tục tác động có ích Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 6 - Nguyên tắc “vượt nhanh” - Nguyên tắc biến hại thành lợi - Nguyên tắc quan hệ phản hồi - Nguyên tắc sử dụng trung gian - Nguyên tắc tự phục vụ - Nguyên tắc sao chép - Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” - Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học - Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng - Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng - Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ - Nguyên tắc thay đổi màu sắc - Nguyên tắc đồng nhất - Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần - Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng - Nguyên tắc sử dụng sự chuyển pha - Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt - Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh - Nguyên tắc thay đổi độ trơ - Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành composit Dưới đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích các nguyên lý sáng tạo này và việc vận dụng chúng vào mô hình “Điện toán đám mây” như thế nào. 1.2 Phân tích: 1.2.1 Nguyên tắc phân nhỏ: Nội dung: - Chia đối tượng thành các phần độc lập: - Làm đối tượng trở nên tháo lắp được Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 7 - Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. Nguyên tắc này thường dùng trong những trường hợp khó làm trọn gói, nguyên khối. Phân nhỏ đối tượng ra cho vừa sức, dễ thực hiện, cho phù hợp với những phương tiện hiện có… Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, cho nên, sự phân nhỏ đối tượng có thể làm cho đối tượng thêm những tính chất mới. Ví dụ: Phân nhỏ 1 chức năng lớn thành các module nhỏ hơn để dễ xử lý, dễ kiểm soát lỗi. 1.2.2 Nguyên tắc tách khỏi: Nội dung: - Tách phần gây “phiền phức” ra khỏi đối tượng. - Tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi đối tượng. Một đối tượng có thể có nhiều tính chất “gây nhiễu”, ảnh hưởng xấu đến đối tượng, do đó cần phải tách phần “gây nhiễu” này ra để chỉ giữ lại những tính chất tốt. Đối tượng cũng có thể chỉ có duy nhất 1 phần là tốt, cần thiết, còn các phần khác không quan trọng, nên cần tách thành phần cần thiết này ra khỏi đối tượng để sử dụng tính chất cần thiết này. Ví dụ: Sử dụng phương pháp lọc nhiễu để tách nhiễu âm ra khỏi âm thanh được thu, để được chất lượng âm thanh tốt hơn. 1.2.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: Nội dung: - Chuyển đối tượng ( hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. - Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. - Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc. Nguyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn điệu sang đa dạng. Các đối tượng đầu tiên thường có tính đồng nhất cao về vật liệu, cấu hình, chức năng, thời gian, không gian… với các phần trong đối tượng. Dưới sự tác động của thời gian và ngoại cảnh, một số tính chất của đối tượng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh nhằm phục vụ tốt nhất chức năng chính hoặc mở rộng chức năng chính đó. Ví dụ: Bàn phím máy tính, thay vì sắp xếp theo thứ tự chữ cái ABC( phẩm chất toàn cục), người ta sắp xếp theo vị trí những chữ cái thường hay được đánh nhất để tiện cho việc gõ phím ( phẩm chất cục bộ). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 8 1.2.4 Nguyên tắc phản đối xứng: Nội dung: - Giảm bậc đối xứng của đối tượng: chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành dạng không đối xứng. Nguyên tắc này có tác dụng quan trọng trong việc khắc phục tính ỳ tâm lý, cho rằng các đối tượng phải có hình dạng đối xứng. Giảm bậc đối xứng của đối tượng có thể làm xuất hiện những tính chất mới có lợi hơn, như tận dụng được không gian, làm đối tượng ổn định hơn, bền vững hơn. Ví dụ: Khai báo kiểu số tự nhiên(kiểu bất đối xứng) thay vì kiểu integer(kiểu đối xứng) để giảm thiểu việc tốn tài nguyên bộ nhớ. 1.2.5 Nguyên tắc kết hợp: Nội dung: - Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. - Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Các đối tượng có những tính chất bổ sung cho nhau có thể kết hợp lại để tạo thành 1 đối tượng mới có những tính năng ưu việt của các đối tượng con đã kết hợp. Ví dụ: 1 máy tính có thể cài nhiều hệ điều hành (máy thực, máy ảo) để có thể thao tác nhiều việc trên các hệ điều hành khác nhau. 1.2.6 Nguyên tắc vạn năng: Nội dung: - Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, không cần sự tham gia của đối tượng khác. Đây là trường hợp riêng của nguyên tắc kết hợp: kết hợp nhiều chức năng trên cùng 1 đối tượng. Ví dụ: Bàn phím, ngoài chức năng gõ phím, còn có các phím chức năng dùng để thay thế chuột khi cần thiết, có các phím media để chỉnh âm lượng… 1.2.7 Nguyên tắc chứa trong: Nội dung: - Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại có thể chứa những đối tượng khác. - Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. Ví dụ: Phương thức kế thừa trong lập trình hướng đối tượng áp dụng nguyên tắc chứa trong với việc đối tượng được kế thừa nằm bên trong đối tượng kế thừa, những Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 9 phương thức, dữ liệu của đối tượng được kế thừa được đối tượng kế thừa sử dụng lại(đối với phạm vi public và protected). 1.2.8 Nguyên tắc phản trọng lượng: Nội dung: - Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. - Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động… Nguyên tắc này có thể hiểu theo nghĩa thoáng như sau: đối tượng cho trước có nhược điểm, cần kết hợp với đối tượng khác, có ưu điểm, mà ưu điểm đó có thể bù trừ cho nhược điểm. Thủ thuật này đòi hỏi sự mềm dẻo trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề, nếu khắc phục trực tiếp nhược điểm là khó thì nên nghĩ cách bù trừ nó bằng sự kết hợp với ưu điểm nào đó. 1.2.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ: Nội dung: - Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc ( hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại). Ví dụ: Lập trình viên nếu muốn làm việc với công nghệ mới thì phải tìm hiểu kỹ công nghệ. 1.2.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: Nội dung: - Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng. - Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. Nguyên tắc này gần giống với nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ, nghĩa là cần có sự chuẩn bị trước một cách toàn diện, chu đáo. Ví dụ: Đối với project chạy lâu dài với những thay đổi khác nhau cho từng version, khi xây dựng database cần thiết kế sao cho có thể đáp ứng được các yêu cầu mới này mà ko ảnh hưởng đến version trước đó. 1.2.11 Nguyên tắc dự phòng: Nội dung: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 10 - Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các phương tiện báo động, ứng cứu an toàn. Ví dụ: Khi lập trình, cần suy tính đến các trường hợp lỗi có thể xảy ra để thông báo các mã lỗi cho người dùng. 1.2.12 Nguyên tắc đẳng thế: Nội dung: - Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. Theo lý thuyết vật lý, quỹ tích của những điểm có cùng một thế năng, gọi là mặt đẳng thế. Người ta chứng minh được rằng, một vật chuyển động trên mặt đẳng thế thì không sinh công. Nghĩa là, phải đạt được kết quả cần thiết với năng lượng và chi phí thấp nhất. Ví dụ: Yêu cầu của lập trình viên khi lập trình là phải viết code trong sáng và tối ưu thời gian chạy, tối ưu bộ nhớ để project đạt yêu cầu tốt nhất. 1.2.13 Nguyên tắc đảo ngược: Nội dung: - Làm ngược lại với yêu cầu ban đầu của bài toán. - Làm phần chuyển động của đối tượng(hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. - Lật ngược đối tượng. Áp dụng nguyên lý này sẽ giúp khắc phục được tính ỳ tâm lý, không bị chi phối bởi suy nghĩ lối mòn là phải làm yêu cầu của bài toán. Làm ngược lại có thể cho đối tượng thêm những chức năng, tính chất, khả năng mới. Đối với những bài toán có yêu cầu quá phức tạp, nếu lật ngược vấn đề có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ: Trong mã hóa thông tin, ta sử dụng phương pháp đảo bít để mã hóa. Khi giải mã sẽ đảo bít trở lại. 1.2.14 Nguyên tắc cầu hóa: Nội dung: - Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. - Sử dụng các con lăn, viên bi, hình xoắn. - Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 11 Ví dụ: Người ta sử dụng đĩa CD hình tròn để ghi dữ liệu theo những vòng tròn trên đĩa, có thể tận dụng tối đa không gian ghi dữ liệu cũng như tiện trong việc ghi đĩa : chỉ cần quay tròn đĩa để ghi dữ liệu lên. 1.2.15 Nguyên tắc linh động: Nội dung: - Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. - Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát cả quá trình để làm đối tượng hoạt động tối ưu trong từng giai đoạn. Muốn thế đối tượng không thể ở dạng cố định, cứng nhắc mà phải trở nên điều khiển được. Các mối liên kết trong đối tượng phải mềm dẻo, có nhiều trạng thái để từng phần đối tượng có khả năng “dịch chuyển”. Ví dụ: Kiểu Object trong lập trình có thể linh động chứa các giá trị kiểu Integer, String, Long, … 1.2.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: Nội dung: - Nếu kết quả vấn đề không đạt được 100% hiệu quả cần thiết thì có thể nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Đối với những bài toán quá khó, ta cần giảm bớt yêu cầu để dễ giải quyết hơn, mặc dù kết quả không hoàn toàn như mong muốn. Ví dụ: Trong 1 project, nếu giải quyết 1 yêu cầu ban đầu của khách hàng quá khó, lập trình viên có thể đề xuất 1 cách khác không giống như yêu cầu ban đầu( có thể tăng hoặc giảm số bước thực hiện) để đạt được kết quả mong muốn. 1.2.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: Nội dung: - Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động( hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều). - Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. - Đặt các đối tượng nằm nghiêng. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 12 - Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước. - Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích trước. Ví dụ: Đối với các bài toán trong Kỹ thuật đồ họa, phép tịnh tiến trong không gian 3D quá phức tạp sẽ được chuyển về không gian 2D để dễ giải quyết hơn. 1.2.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học: Nội dung: - Làm cho đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động (đến tần số siêu âm). - Sử dụng tần số cộng hưởng. - Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. - Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. 1.2.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: Nội dung: - Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung) - Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ. - Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. Ví dụ: CPU hoạt động theo các xung, có thể tận dụng khoảng thời gian rỗi giữa các xung này để điều phối 1 tiến trình khác (đa nhiệm). 1.2.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích: Nội dung: - Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). - Khắc phục vận hành không tải và trung gian. - Chuyển từ chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. Ví dụ: Trong việc truyền tin, đối với gói tin truyền không thành công, ta cho truyền liên tục cho đến khi được nhận thành công. 1.2.21 Nguyên tắc vượt nhanh: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 13 Nội dung: - Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. - Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết. Nếu tác động là nguy hiểm, có hại thì có thể làm cho nó không còn có hại nữa bằng cách giảm thời gian tác động đến tối thiểu, nói cách khác, phải vượt thật nhanh để có độ an toàn cao. Trong nhiều trường hợp, đối tượng phải làm việc với những quá trình xảy ra nhanh. Để có sự phù hợp, để có được những kết quả cần thiết, bản thân đối tượng phải chuyển sang trạng thái “vượt nhanh”. Ví dụ: Đối với những vòng lặp while, for cần có break hay continue để bỏ qua những trường hợp không cần thiết phải lặp. 1.2.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi: Nội dung: - Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. - Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 1.2.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi: Nội dung: - Thiết lập quan hệ phản hồi. - Nếu có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. Khi thành lập quan hệ phản hồi cần chú ý tận dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong hệ để đưa ra cấu trúc tối ưu. Nguyên tắc này phản ánh khuynh hướng phát triển: làm tăng tính điều khiển đối tượng, tự động hóa. Ví dụ: Chức năng tự động gửi mail đến lập trình viên có liên quan khi server tự động deploy 1 project bị lỗi. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 14 1.2.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian: Nội dung: - Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Có những vấn đề cần phải có đối tượng trung gian để giải quyết vấn đề nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ: Trong bài toán hoán vị giá trị của 2 số a và b, ta sử dụng 1 biến trung gian temp để gán giá trị của a cho temp, sau đó gán b cho a và gán temp cho b. 1.2.25 Nguyên tắc tự phục vụ: Nội dung: - Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. - Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư. 1.2.26 Nguyên tắc sao chép: Nội dung: - Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, ta có thể sử dụng bản sao. - Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học với các tỉ lệ cần thiết. - Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến, chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. Đối tượng nhận được do sao chép, nhiều khi có thêm những tính chất mới mà trước đây đối tượng cũ không có như gọn, nhẹ, dễ bảo quản, lưu trữ,.. Nếu thường xuyên sử dụng bản sao, mô hình của đối tượng cần chú ý đề phòng tính ỳ tâm lý: coi mô hình chính là đối tượng thật có trên thực tế, có thể đi đến những kết luận chủ quan, duy ý chí. Ví dụ: Các loại ebook trên mạng được sao chép cho cộng đồng mạng để việc chia sẻ tri thức được nhanh chóng hơn là sử dụng sách giấy thông thường. 1.2.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”: Nội dung: - Thay thế đối tượng đắt tiền bằng các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn. Nguyên tắc này đòi hỏi người giải quyết không cứng nhắc, cầu toàn, chờ đợi điều kiện lý tưởng khi pải giải các bài toán khó. Cần chú ý tới khả năng nâng chất lượng kèm theo hạ giá thành của đối tượng. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 15 Ví dụ: Các thiết bị điện tử hiện nay giảm giá thành hơn so với trước kia có thể do nhiều nguyên nhân như: thay thế các phần không cần phải sử dụng nguyên liệu đắt tiền(các phần không cần thiết) thành nguyên liệu rẻ tiền hơn, như vỏ bọc USB,… 1.2.28 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Nội dung: - Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. - Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác đối với đối tượng. - Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. - Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ. Ví dụ: Thao tác log in vào máy tính bằng cách nhận diện khuôn mặt thay cho việc nhập password từ bàn phím. 1.2.29 Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng: Nội dung: - Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. Sử dụng được các kết cấu khí và lỏng, trên thực tế là khai thác những nguồn dự trữ có sẵn trong hệ và môi trường. 1.2.30 Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng: Nội dung: - Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. - Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. Nguyên tắc này liên quan đến bề mặt, lớp ngăn cách đối tượng, tại đó có những yêu cầu mà kết cấu khối không đáp ứng được hoặc đáp ứng nhưng với mức độ hiệu quả không lớn. Vỏ dẻo và màng mỏng có nhiều ưu điểm như nhẹ, linh động, chiếm ít không gian, có chức năng bảo vệ tốt, cho phép đối tượng có những bề mặt đa dạng về trang trí, mỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu… Ví dụ: Bàn phím có loại được chế tạo từ vỏ nhựa dẻo có thể bẻ cong. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 16 1.2.31 Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ: Nội dung: - Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ…) - Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. Ví dụ: Mặt dưới của laptop thường có nhiều lỗ trống để làm mát các bộ phận bên trong. 1.2.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc: Nội dung: - Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài. - Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài. - Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang. - Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. - Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. Màu sắc có nhiều, do đó cần tránh thói quen chỉ sử dụng một loại màu nào đó. Cần quy ước mỗi loại màu tương ứng với cái gì, trên cơ sở đó dễ bao quát, xử lý thông tin nhanh. Các hình vẽ, ký hiệu thích hợp rất có tác dụng, giúp cho suy nghĩ thoáng, thấy được các mối liên hệ giữa các bộ phận. Nếu có thể, nên vẽ sơ đồ khối. Ví dụ: Giao diện window thân thiện với người dùng với các quy định về màu sắc, hình vẽ đặc sắc. Các cửa sổ thông báo có màu sắc tương ứng như, màu vàng đối với các câu cảnh báo, màu đỏ đối với thông báo lỗi, và chữ i màu xanh đối với những câu thông báo thông thường. 1.2.33 Nguyên tắc đồng nhất: Nội dung: - Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước. Sự tương hợp, trên thực tế là sự thống nhất mới của các mặt đối lập, cho phép đối tượng hoặt động một cách hiệu quả hơn trước. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 17 Để tạo sự tương hợp, cần chú ý khai thác những nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng, đặc biệt những nguồn dự trữ không mất tiền. 1.2.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: Nội dung: - Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay hơi…) - Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. Ví dụ: Ổ ứng máy tính sau thời gian lưu trữ dữ liệu bị đầy, cần phải xóa 1 phần dữ liệu không cần thiết để giải phóng không gian nhớ, dành chỗ để lưu trữ dữ liệu mới. 1.2.35 Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng: Nội dung: - Thay đổi trạng thái đối tượng. - Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. - Thay đổi độ dẻo. - Thay đổi nhiệt độ, thể tích. Việc sử dụng các trạng thái khác nhau của đối tượng chính là sự thể hiện cụ thể của “khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng”. Khi thay đổi thông số của đối tượng, cần chú ý “lượng đổi, chất đổi” để có được những tính chất mới mà trước đây đối tượng chưa có. 1.2.36 Nguyên tắc sử dụng sự chuyển pha: Nội dung: - Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng…. 1.2.37 Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt: Nội dung: - Sử dụng sự nở nhiệt (hay co) nhiệt của các vật liệu. - Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: Các nguyên lý sáng tạo Võ Thị Thu Nguyệt 18 Sự nở (co) nhiệt tạo nên sự thống nhất mới giữa các mặt đối lập, như ngắng và dài, thẳng và cong, nóng và lạnh….. 1.2.38 Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh: Nội dung: - Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy. - Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy. Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc oxy. 1.2.39 Nguyên tắc thay đổi độ trơ: Nội dung: - Thay đổi môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa. - Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa. - Thực hiện quá trình trong chân không. Thay đổi độ trơ có thể dùng để giải quyết các mâu thuẫn như ít mà nhiều, nhỏ mà lớn… 1.2.40 Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành composit: Nội dung: - Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composit). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 2:Phân tích việc vận dụng … Võ Thị Thu Nguyệt 19 Chương 2: PHÂN TÍCH VIỆC VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO VÀO MÔ HÌNH “ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY” 2.1 Giới thiệu: Điện toán đám mây là 1 mô hình điện toán máy chủ ảo, sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. Hình 1- Mô hình điện toán đám mây Trong mô hình này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó trong “đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. “Đám mây” ở đây chính là mạng Internet, bao quát toàn bộ mô hình. Mô hình điện toán đám mây cho phép chia sẻ các tài nguyên, phần mềm, và thông tin được cung cấp bởi các máy tính và các dịch vụ khác như một tiện ích qua mạng. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 2:Phân tích việc vận dụng … Võ Thị Thu Nguyệt 20 Người dùng cuối truy cập vào “đám mây” dựa vào các ứng dụng thông qua 1 trình duyệt web trên 1 ứng dụng máy bàn hoặc ứng dụng trên điện thoại, trong khi đó doanh nghiệp cung cấp phần mềm và dữ liệu được lưu trữ trên server tại 1 vị trí từ xa.(Hình 1) Nền tảng của điện toán đám mây là khái niệm rộng hơn về cơ sở hạ tầng hội tụ và các dịch vụ chia sẻ. Loại môi trường trung tâm dữ liệu này cho phép doanh nghiệp đẩy các ứng dụng của họ lên và chạy nhanh hơn, dễ quản lý và ít phải bảo trì, và cho phép bộ phận công nghệ thông tin điều chỉnh nhanh chóng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin, như các server, các thiết bị lưu trữ, và mạng..., để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng cao. 2.2 Kiến trúc: Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó “đám mây” là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ. Các tiêu chuẩn mở và các phần mềm mã nguồn mở cũng góp phần phát triển điện toán máy chủ ảo. Hình 2 – Kiến trúc điện toán đám mây Trong hình 2, kiến trúc điện toán đám mây bao gồm: các dịch vụ đám mây kết nối đến hạ tầng đám mây và các ứng dụng nền tảng đám mây. Các ứng dụng nền tảng đám mây sẽ kết nối đến nơi lưu trữ đám mây để lấy dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 2:Phân tích việc vận dụng … Võ Thị Thu Nguyệt 21 2.3 Các đặc tính của điện toán đám mây: Điện toán đám mây thể hiện các đặc tính sau:  Khả năng tiếp cận phần mềm qua các API cho phép các máy tương tác với phần mềm điện toán đám mây theo cùng 1 cách với việc tương tác tiếp cận giao diện người dùng giữa con người và máy tính. Các hệ thống điện toán đám mây thường sử dụng các API dựa trên REST.  Công nghệ ảo hóa cho phép tăng khả năng sử dụng máy chủ và các thiết bị lưu trữ được chia sẻ. Các ứng dụng có thể dễ dàng di chuyển từ một máy chủ vật lý khác.  Tập trung hóa các cơ sở hạ tầng với chi phí thấp hơn.  Cải thiện tiện ích và hiệu quả cho các hệ thống thường chỉ sử dụng 10-20% tính năng.  Hiệu suất được kiểm soát, kiến trúc nhất quán và loose-coupled được xây dựng bởi việc sử dụng các web-service như các interface hệ thống.  Vấn đề an ninh dữ liệu được cải thiện hơn so với các hệ thống truyền thống khác (mặc dù không triệt để đối với các dữ liệu nhạy cảm nhất định)  Việc bảo trì các ứng dụng điện toán đám mây dễ dàng hơn, bởi chúng không cần cài đặt trên máy tính của người dùng và có thể được truy cập từ nhiều nơi khác nhau. 2.4 Các dịch vụ điện toán đám mây: Điện toán đám mây đang được phát triển và cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, DataSynapse và Salesforce cũng như những nhà cung cấp truyền thống như Sun Microsystems, HP, IBM, Intel, Cisco và Microsoft. Nó đang được nhiều người dùng cá nhân cho đến các công ty lớn như Genneral Electric, L’Oréal, Procter & Gamble và Valeo chấp nhận và sử dụng. Amazon được xem là nơi thương mại hóa các trung tâm điện toán đầu tiên mặc dù kỹ thuật này đã được sử dụng từ lâu. Năm 2006, Amazon đã chào mời dịch vụ đầu tiên mang tên Amazon Web Services (AWS). Bất kỳ ai có thẻ tín dụng cũng có thể vào đây thuê máy ảo trên hệ thống máy tính cảu Amazon để chạy ứng dụng. Các nhà điều hành AWS có thể nhanh chóng bổ sung máy chủ khi nhu cầu tăng hay tắt bớt khi nhu cầu giảm. Dịch vụ này có giá rất rẻ. Cùng với Amazon, Microsoft cũng tung ra thị trường mô hình hệ điều hành Microsoft Azue, còn Google là Google AppEngine… Mỗi nhà cung cấp đưa ra các mô hình khác nhau với những đặc điểm phần cứng và ứng dụng khác nhau nhưng đều dựa trên 1 mô Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 2:Phân tích việc vận dụng … Võ Thị Thu Nguyệt 22 hình tổng thể chung là điện toán đám mây sử dụng tài nguyên dùng chung phục vụ lợi ích cao nhất của khách hàng. 2.5 Ý tưởng cho tương lai: Hiện nay, điện toán đám mây ngày càng được phổ biến rộng rãi với những lợi ích to lớn của nó. Mô hình hiện tại với những khái niệm về việc sử dụng chung tài nguyên, server, dữ liệu,.. . Liệu trong tương lai, ta có thể mở rộng mô hình, với những tính năng mới vượt trội hơn, đảm bảo an ninh dữ liệu hơn? Giấc mơ về 1 hệ điều hành điện toán đám mây đã trở thành sự thật. Tiếp theo sẽ là 1 giấc mơ nào khác? Thật là khó nghĩ ra các ý tưởng mới khi các ý tưởng hầu như đã được xây dựng và thực hiện thành công. Các nhà cung cấp có thể tập trung lại thành 1 hệ thống điện toán đám mây chung, để có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ, và người dùng cuối cũng như các doanh nghiệp không phải băn khoăn chọn nhà cung cấp dịch vụ nào. Một ý tưởng về việc: thiết bị sử dụng của người dùng cuối chỉ cần có cài sẵn trình duyệt web nào đó, không cần ổ cứng mà vẫn có thể lấy dữ liệu và xử lý từ bất cứ nơi đâu… 2.6 Việc vận dụng các nguyên lý sáng tạo vào mô hình “Điện toán đám mây”: Ta có thể thấy rằng , mô hình này sử dụng rất hiệu quả các nguyên lý sáng tạo sau đây: 2.6.1 Nguyên tắc phân nhỏ: Khi xây dựng hệ thống phần mềm trong “điện toán đám mây”, các nhà phát triển đã phân tách ra thành nhiều thành phần module hoặc service khác nhau, cùng chia sẻ tài nguyên. 2.6.2 Nguyên tắc tách khỏi: Mô hình điện toán đám mây đã tách việc cài đặt phần mềm và lưu trữ dữ liệu khỏi các thiết bị cá nhân vì đã thực hiện trên máy chủ, nhờ vậy mà giảm được yêu cầu về cấu hình phần cứng và rủi ro đụng độ giữa các phần mềm ở thiết bị cá nhân. 2.6.3 Nguyên tắc kết hợp: Người ta kết hợp được sức mạnh của Internet băng thông rộng và sự phát triển của viễn thông với các công nghệ kết nối Wifi, 3G để cho ra đời nhiều dịch vụ, phần mềm trực tuyến mạnh mẽ để người dùng có thể ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào, dùng bất cứ thiết bị gì cũng có thể kết nối Internet để sử dụng dịch vụ. 2.6.4 Nguyên tắc chứa trong: Các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ web được chứa trong “đám mây” ảo của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. 2.6.5 Nguyên tắc dự phòng: Điện toán đám mây tạo ra khả năng dự phòng cao, đảm bảo cho người dùng cuối không bị xung đột giữa các phần mềm trong máy cá nhân khi sử dụng các phần mềm Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 2:Phân tích việc vận dụng … Võ Thị Thu Nguyệt 23 trên nền web. Cùng với đó, nguy cơ tổn thất dữ liệu trên máy cá nhân cũng đc loại bỏ khi dữ liệu đã được tập trung và xử lý trên máy chủ của nhà cung cấp. 2.6.6 Nguyên tắc linh động: Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp, ta chỉ cần sử dụng trình duyệt web để thao tác sử dụng các dịch vụ phần mềm. Với bất kỳ một thiết bị nào (PC, laptop, hay điện thoại, máy tính bảng…) đều có thể truy cập vào truy cập dịch vụ thông qua kết nối Internet. 2.6.7 Nguyên tắc “rẻ” thay cho đắt: Bằng việc sử dụng tài nguyên dùng chung và không cần đầu tư phần cứng, điện toán đám mây đã giúp người dùng cuối chỉ cần trả 1 giá khá rẻ để sử dụng dịch vụ. 2.6.8 Nguyên tắc tác động hữu hiệu: Các hệ thống trung tâm máy chủ phải chạy liên tục 24/24 để người dùng cuối có thể truy cập dịch vụ và xử lý thông tin nhanh chóng. 2.6.9 Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Trong mô hình điện toán đám mây, người dùng không quan tâm đến việc đầu tư phần cứng để lưu trữ dữ liệu và xử lý công việc. Tất cả mọi thứ đã được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ web. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 3: Kết luận Võ Thị Thu Nguyệt 24 Chương 3: KẾT LUẬN Các nguyên lý sáng tạo mà Atshuler đã đúc kết luôn đúng đối với quy luật phát triển hiện nay. Cần hiểu rõ các nguyên lý sáng tạo này để từ đó xây dựng nên các ý tưởng sáng tạo mới, phục vụ thiết thực cho nhu cầu của cuộc sống. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Tài liệu tham khảo Võ Thị Thu Nguyệt 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GSTS. Hoàng Kiếm, Bài giảng “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh-Đại học công nghệ thông tin, 2011 [2]. GS.TS. Phan Dũng , 40 thủ thuật(nguyên tắc) sáng tạo cơ bản, Trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật thuộc ĐH Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh, 1994 [3]. Wikipedia, Cloud computing,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfppnckh_vothithunguyet_ch1101112_baitieuluan_7946.pdf