Tiểu luận Việc tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn, quyền hạn trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để giải quyết vụ án hình sự, Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước áp dụng các biện pháp để điều tra, xử lý người phạm tội. Thế nhưng, để làm được việc này thì mỗi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có những người làm việc trong các cơ quan này thực hiện. Cho nên, ngoài những quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, luật tố tụng hình sự còn quy định vè những người tién hành tố tụng. Thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là những người tiến hành tố tụng. Nói chung, những người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký phiên toà) là những người làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) thay mặt Nhà nước thực hiện các biện pháp hợp pháp mà Luật tố tụng hình sự quy định nhằm giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, bảo vệ được quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngoài ra, trong những người tiến hành tố tụng còn có Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân) không phải là người làm việc trực tiếp, thuộc biên chế trong các cơ quan tiến hành tố tụng, mà là những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội. Vậy ta đi sâu vào phân tích thế nào là việc tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn, quyền hạn trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Khái niệm: Người tiến hành tố tụng là những người đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện những nhiệm vụ trong các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự) nhằm đảm bảo giải quyết vụ án hình sự theo đúng pháp luật tố tụng hình sự quy định, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như khái niệm đã nêu, người tiến hành tố tụng là những người thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong các giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Những người tiến hành tố tụng bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên; Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân: Thư ký phiên toà. Tuy nhiên, nếu chỉ có những người tiến hành tố tụng thì không thể giải quyết được vụ án mà đòi hỏi phải có sự tham gia của những người khác trong một số hoạt động tố tụng tại một số giai đoạn tố tụng. Vì vậy cần thiết phân biệt những người tiến hành tố tụng với những người khác tham gia giải quyết vụ án trong các giai đoạn tố tụng. 2. Điều tra viên a. Khái niệm: Để đảm bảo việc truy tố, xét xử người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật phải có các hoạt động của Điều tra viên trong giai đoạn khởi tố, điều tra.Theo quy trình của việc giải quyết vụ án hình sự, sau khi nhận được các tin tức về tội phạm và người phạm tội từ các nguồn khác nhau, Điều tra viên có nhiệm vụ xác minh tin tức đó nhằm xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra một trong hai quyết định: khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự, làm căn cứ cho việc áp dụng các biện pháp điều tra. Vì vậy, pháp luật đòi hỏi Điều tra viên phải là những người có đầy đủ tiêu chuẩn nhất định. Điều tra viên là người tiến hành tố tụng, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội. b. Tiêu chuẩn cụ thể của Điều tra viên. * Tiêu chuẩn của Điều tra viên Điều tra viên là chức danh của Nhà nước được bổ nhiệm theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Để trở thành Điều tra viên phải có đủ các tiêu chuẩn chung của những người tiến hành tố tụng. Ngoài ra, tuỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Việc tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn, quyền hạn trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng.pdf