Tiểu luận Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho các công đoạn sản xuất chính của mã hàng CTF04 - 115V6 tại công ty cổ phần may Hồ Gươm

Khi sản phẩm đang ở trên chuyền tổ trưởng phải kiểm tra và nhắc nhở công nhân may đúng và thu hồi những sản phẩm hỏng để đổi bán ở tổ cắt. Tổ trưởng phân công người nhặt chỉ và loại ra những sản phẩm hỏng để đem sửa đúng công đoạn của nó. Khi may phải chú ý ghép bán thành phẩm đúng bàn, cùng là vải tránh bị sai thân lệch màu. Trong quá trình may áo CTF04-115V6 có những chú ý là : - Cắt chun đúng kích thước để tránh làm áo có độ chun nhúm khác nhau. - Đường lồng chun phải đúng kích thước quy định, nếu bị hẹp thì phải tháo ngay tránh để chun bị gập khi luồn chun. - Chun ở mũ phải đều .

pdf93 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11226 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho các công đoạn sản xuất chính của mã hàng CTF04 - 115V6 tại công ty cổ phần may Hồ Gươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lớp bông hóa học với thành phần xơ polieste là chủ yếu hoặc bằng những loại lông chim…có tác dụng giử nhiệt, xốp, nhẹ, đãm bảo độ thông thoáng. Ngoài nguyên liệu chính áo Jacket còn sử dụng nhiều loại phụ kiện khác vừa mang tính thực dụng vừa mang tính thẩm mỹ như: - Chỉ may: là vật liệu liên kết các chi tiết áo với nhau đồng thời cũng là để trang trí. Chỉ may yêu cầu phải bền màu, có tính chất cơ lý phù hợp với vải may. - Dây khóa(phecmotuya): là vật liệu mà gần như áo Jacket nào cũng dùng đến, nó có tần suất sử dụng nhiều do đó yêu cầu phải bền chắc. Băng vải dùng làm dây khoá được dệt từ những loại sợi bền chắc, khó phai màu… Răng khoá và chốt khóa được làm bằng nhựa chịu lực cứng hoặc bằng nhôm đồng…đảm bảo độ bền chắc trong thời gian sử dụng. - Cúc áo Jacket bao gồm 2 loại: cúc dập và cúc đính , được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhôm, đồng, nhựa…với kích cỡ, màu sắc và hình dáng tuỳ thuộc vào loại sản phẩm nhưng yêu cầu chung phải bền, chắc, có tính thẩm mỹ cao. - Phụ liệu trong áo Jacket thì có nhiều và phong phú như: mác, dây eo, chun, chốt đầu đây, ôzê…nhưng khi sử dụng phải phù hợp với kiểu cách của áo.  Yêu cầu về chất lượng: Sản phẩm may xong phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mật độ mủi chỉ các đường may và các đường vắt sổ phải đảm bảo đúng thông số quy định. - Các đường may chắp, các đường mí đều phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo thông số và kích thước quy định nhưng vẫn phải êm phẳng và thẳng đều. - Các chi tiết đối xứng phải cân đối hai bên. - Trước khi sản xuất phải kiểm tra an toàn bán thành phẩm. - Sản phẩm may xong phải sạch sẽ, không dây dầu, ố bẩn, đứt chỉ, sểnh tuột, các đường may tra khoá không cong vênh, lượn sóng. II. Xây dựng quy trình công nghệ các công đoạn sản xuất mã hàng CTF04- 115V6: 1.Đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của mẫu đưa vào sản xuất :  Tên mã: Là áo Jacket em trai, là hàng gia công xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tên của mã là: CTF04-115V6.  Đặc điểm: Là áo Jacket hai lớp của em trai. Vải ngoài là vải gió, lót là vải nỉ có bông. Là kiểu áo có sự kết hợp giửa hai màu sắc, có chun ở đường ngang eo, áo có mũ, mũ có gắn lưỡi trai, vành mũ có chun. Thân trước được chia làm 3, thân trước trên được phối bằng vải màu khác(màu đỏ, vàng), thân trước giửa và đề cúp gấu là màu vải chính. Trên thân trước giửa có một túi giả được làm bằng cách can hai lớp vải với nhau. Có hai túi dọc ở hai bên đường sườn của áo. Thân sau áo chia làm hai phần, phần cầu vai được phối cùng với màu phối ở phần thân trước trên, phần thân sau chính có màu cùng màu vải chính. Tay áo có chun được chia làm 3 phần: đề cúp mang tay trước và đề cúp mang tay sau màu vải là màu vải phối , tay chính cùng màu với màu vải chính. Lót thân áo được may bằng chất liệu nỉ có bông, có cùng màu với màu vải phối. Lót tay áo được may bằng vải gió mỏng và có màu đậm hơn màu vải phối. áo cài khoá, không có xô bật, áo có gắn 3 loại nhãn mác khác nhau, chân cổ có gắn dây treo. Mẩu áo được miêu tả như hình vẽ : Cấu tạo của mã CTF04-115: BảNG LIệT KÊ CáC CHI TIếT CấU TạO mã ctf04-115: STT Tên chi tiết Vải phối 1 (100% nilon) Vải phối 2 (100% nilon) Vải phối 3 (100% cotton) Vải phối 4 (100% polyestes) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Thân trước dưới Thân trước giửa sườn. Thân trước giửa nẹp. Cầu ngực Lót thân trước Lót túi to Lót túi nhỏ Thân sau dưới Cầu vai sau Lót thân sau Sống tay Mang tay trước Mang tay sau Lót tay Đinh mũ Má mũ Cửa mũ lưởi trai Dây treo Đáp eo chun Dây giằng 2 2 2 2 2 1 2 2 1 2 1 1 1 2 1 2 2 1 1 2 1 2 6 Tổng số: 21 5 7 8 Bảng kích thước thành phẩm mã ctf04-115. STT Vị trí đo (đơn vị đo CM) 2t 3t 4t S(4) M(5/6) 1 Vòng ngực dưới nách 1” 73.7 76.2 78.7 81.3 83.8 2 Vòng gấu 73.7 76.2 78.7 81.3 83.8 3 Rộng vai 32.1 33.0 34.0 35.2 36.2 4 Vòng eo êm 62.2 63.5 64.8 68.6 69.9 5 Rộng cổ 14.9 15.2 15.6 16.2 16.5 6 Vòng nách 41.6 43.2 44.8 44.1 45.7 7 Dài thân trước từ đỉnh vai 44.5 45.7 47.0 47.6 49.5 8 Dài giữa cúp sau 9.2 9.5 9.8 1.9 10.2 9 Dài giữa thân trước 14.9 15.2 15.6 15.9 16.5 10 Cao cúp trước 10.5 10.8 11.1 10.8 11.4 11 Dài tay từ giữa thân sau 44.8 48.3 51.8 52.4 55.9 12 Cửa tay êm 15.9 16.5 17.1 17.8 18.4 13 Cửa tay căng chun 26.0 26.7 27.3 27.9 28.6 14 Vòng cổ(đo hai đầu đường may) 37.1 38.1 39.1 41.0 41.9 15 Cao mũ đo êm 24.1 24.8 25.4 26.0 16 Cao mũ đo căng 31.8 32.4 33.0 33.7 17 Rộng mũ (đo điểm rộng nhất) 23.5 24.1 24.8 25.4 26.0 18 Miệng túi cạnh sườn 10.2 11.4 19 Hạ cổ trước 6.0 7.0 20 Hạ cổ sau 1.9 21 Rộng lưởi trai 4.8 5.4 22 Dài lưởi trai 14 15.2 23 Vị trí túi cách gấu 5.1 6.4 24 Dài miệng túi cơi (từ hai điểm bọ) 10.2 11.4 25 Cắt chun eo khảo sát 55.5 56.9 58.0 62.0 63.0 Bảng kích thước thành phẩm mã ctf04-115. STT Vị trí đo (đơn vị đo ICNH) 2t 3t 4t S(4) M(5/6) 1 Vòng ngực dưới nách 1” 29 30 31 32 33 2 Vòng gấu 29 30 31 32 33 3 Rộng vai 12 5/8 13 13 3/8 13 7/8 14 1/4 4 Vòng eo êm 24 1/2 25 25 1/2 27 27 1/2 5 Rộng cổ 5 7/8 6 6 1/8 6 3/8 6 1/2 6 Vòng nách 16 3/8 17 17 5/8 17 3/8 18 7 Dài thân trước từ đỉnh vai 17 1/2 18 18 1/2 18 3/4 19 1/2 8 Dài giữa cúp sau 3 5/8 3 3/4 3 7/8 3/4 4 9 Dài giữa thân trước 5 7/8 6 6 1/8 6 1/4 6 1/2 10 Cao cúp trước 4 1/8 41/4 4 3/8 4 1/4 4 1/2 11 Dài tay từ giữa thân sau 17 5/8 19 20 3/8 20 5/8 22 12 Cửa tay êm 6 1/4 6 1/2 6 3/4 7 7 1/4 13 Cửa tay căng chun 10 1/4 10 1/2 10 3/4 11 11 1/4 14 Vòng cổ(đo hai đầu đường may) 14 5/8 15 15 3/8 16 1/8 16 1/2 15 Cao mũ đo êm 9 1/2 9 3/4 10 10 1/4 16 Cao mũ đo căng 12 1/2 12 3/4 13 13 1/4 17 Rộng mũ (đo điểm rộng nhất) 9 1/4 9 1/2 9 3/4 10 1/4 18 Miệng túi cạnh sườn 4 4 1/2 19 Hạ cổ trước 2 3/8 2 3/4 20 Hạ cổ sau 3/4 21 Rộng lưởi trai 1 7/8 2 1/8 22 Dài lưởi trai 5 1/2 6 23 Vị trí túi cách gấu 2 2 1/2 24 Dài miệng túi cơi (từ hai điểm bọ) 4 4 1/2 25 Cắt chun eo khảo sát Trên cơ sở của bảng thông số kích thước thành phẩm thì công đoạn chuẩn bị kỹ thuật phải có trách nhiệm tính toán để thiết kế bộ mẩu cứng cắt bán thành phẩm thích hợp. Cần chú ý đến : - Kích thước thành phẩm: KTP - Độ dư đường may: Đđm - Độ co thiết bị: CoTB - Độ co nhiệt độ: Cot - Độ co bốc cắt: Co(cắt)  Mẩu cứng của mã cần đảm bảo: - Trên mẩu phải thể hiện rõ các đường biểu thị canh sợi dọc và độ dược canh sợi cho phép của vải. - Sau khi kiểm tra chất lượng của mẩu cứng trên từng chi tiết mẩu cứng phải được sao chép chính xác, nghiêm túc. - Trên mỗi chi tiết phải ghi rõ tên chi tiết, ký hiệu sản phẩm, ký hiệu mã hàng. - Trên mẩu cứng phải đánh dấu các điểm gập bẻ, miệng túi, ghim nhãn… - Trên mẩu phải khống chế được các đường may, đường cắt … Hình vẽ cấu tạo chi tiết sản phẩm : 2.Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu:  Vải chính: Vải chính dùng để may lớp vỏ ngoài của áo. Vải chính là loại vải tổng hợp với thành phần 100% nylon với kiểu dệt trơn. Vải có độ dày trung bình, chịu nhiệt 150-1700C, bền vững trước tác dụng của ánh sáng, ít nhàu, ít hút ẩm.  Vải lót - Vải lót thân(vải cào bông): thành phần 100% cotton, Vải được dệt từ sợi bông, có tính hút ẩm cao, dễ nhàu: - Vải lót tay(vải lót lụa): là loại vải tổng hợp, mỏng.  Dây kéo(khoá): Là loại dây làm bằng nhựa tổng hợp.  Chỉ: Chỉ may là loại chỉ đồng màu với vải ngoài và vải phối, có chi số chỉ là 60/3 vời thành phần 30% cotton và 70% polieste.  Chun : Là loại chun có chiều rộng 2,5 cm. Có độ co hợp lý, được Công ty tận dụng chun còn thừa trong kho. 3. Quy chuẩn là, may áo Jacket CTF04-115V6 : Quy chuẩn may áo Jacket CTF04-115V6: Stt Tên đường may Chi số chỉ Mật độ mũi may(mũi/cm) Chi số kim Dạng mũi may 1 2 3 Lớp ngoài May chắp May mí diễu, trang trí. May diễu gấu, cửa tay. 40/2 40/2 40/2 4.0 4.0 4.0 90 90 90 Thắt nút Thắt nút Thắt nút 4 5 6 Lớp lót May chắp May vắt sổ May lộn vỏ với lót. 40/2 40/2 40/2 4.5 4 4.5 90 90 90 Thắt nút Móc xích Thắt nút Quy chuẩn là áo Jacket CTF04-115V6 : Là loại áo được cấu tạo bởi nhiều loại vải có tính chất hoá học khác nhau vì vậy ta cần phải có quy chuẩn là phù hợp. Stt Kiểu là T0 bàn là Độ ẩm % áp lực N/m2 Thời gian ứng dụng Là (s) ép N/m2 1 2 3 4 Lớp ngoài Là rẽ Là lật Là phẳng Phần lót Là phẳng 150-170 130-140 130-140 100-120 20 25 25 20 0.2.105 0.2.105 0.2.105 0.2.105 3 3 5 3 đường chắp sườn các đường mí diểu, bề mặt sản phẩm 4.Bảng màu nguyên phụ liệu mã CTF04-115V6: Vải chính F1 Chỉ diểu ngoài F1 Vải chính F2 Chỉ diểu ngoài F2 Lót F3 cotton Vải lót F4 Ghi chú 1.sirf the web 2.cahn navy K148 1.Red paint K148 2.Banana K148 1.Red paint K107 2.Banana K107 1.Red paint K147 2.Banana K147 Khóa nẹp Đầu tay Chun 2cm Chun cá sấu kéo khoá 2,5 cm Nhãn chính Nhãn cở sử dụng Nhãn xuất xứ Nhãn “my name” 5. Xây dựng quy trình công nghệ cắt: Để xây dựng được quy trình công nghệ cắt ta phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng loại sản phẩm để xây dựng tất cả các quy trình quy phạm cho các bước công việc cần thực hiện ở công đoạn cắt như quy trình trải vải, số lớp vải … ta phải thực hiện các bước sau:  Xác định số lớp vải trong một bàn cắt: - Vải chính 1 : 100 lá/bàn - Vải chính 2 : 100 lá/bàn - Vải lót1 : 100 lá/bàn - Vải lót 2: 100 lá/bàn  Xác định số lượng bàn cắt: Muốn xác định được số lượng bàn cắt ta phải dựa vào số lượng sản phẩm là bao nhiêu. Cách ghép sơ đồ và số lượng lớp vải chính, lót…cho phép trên một bàn cắt. Trên cơ sở đó ta tính được số lượng bàn cắt cần thiết để đảm bảo kế hoạch sản xuất cho toàn bộ lô hàng. Bảng số lượng sản phẩm từng cỡ, số: SIZE CATE G 1 CATEG 2 2T 634 0 3T 634 0 4T 634 0 M(5/6 ) 634 0 S(4) 634 0 Xác định số lượng mẩu sơ đồ cắt theo tỷ lệ: Để đạt đựơc mục tiêu giảm phần tiêu hao vô ích ít nhất, ta phải ghép cở và vóc trong sơ đồ mẩu để có các chiều dài sơ đồ mẩu khác nhau. Khi giác sơ đồ cần kiểm tra số lượng khổ vải để thực hiện giác sơ đồ cho hợp lý với số lượng sản phẩm mã hàng. Với áo Jacket mã CTF04-115V6 ta có các sơ đồ giác mẩu sau: - Các sơ đồ giác cho lớp vải phối 1. - Các sơ đồ giác cho lớp vải phối 2. - Các sơ đồ giác cho lớp vải lót cotton. - Các sơ đồ giác cho lớp vải lót polyestes. Trong tổng số sản phẩm mã hàng ta tính toán cách lồng cở cho lớp vải chính sao cho hợp lý với số lượng sơ đồ ít nhất và số lớp vải cho một bàn cắt tối đa mức cho phép. Với mã CTF04-115V6 ta ghép : - Tất cả các lớp vải phối 1 của tất cả các cở vào một sơ đồ. - Tất cả các lớp vải phối 2 của tất cả các cở vào một sơ đồ. - Tất cả các lớp vải lót thân cotton của tất cả các cở vào một sơ đồ. - Tất cả các lớp vải lót lụa polyestes của tất cả các cở vào một sơ đồ. Bảng ghép sơ đồ: Cỡ Sơ đồ 2T 3T 4T M(5/6) S(4) Vải phối 1(F1) x x x x x Vải phối 1(F2) x x x x x Vải lót cotton (F3) x x x x x Vải lót lụa (F4) x x x x x Vì số lượng sản phẩm của mỗi cở là 634 sản phẩm, mà ta lại có 4 loại sơ đồ, trên mỗi sơ đồ đó ghép 4cỡ, mỗi cỡ 1 áo. Do vậy ta sẽ có số sơ đồ là: 634/100 =6,34 sơ đồ. Do không thể có sơ đồ lẻ như thế nên bắt buộc ta phải cắt số lớp vải trên một bàn cắt sao cho khi cộng lại bằng 634 sản phẩm. Như thế, bây giờ sẽ có số lớp vải trên một bàn cắt không phải là 100 lá nửa mà là: 100 +100 + 100 + 100+ 100 +117 +117 = 634 (lá) ( ta có thể cắt số lượng lá ở một bàn khác nhau nhưng tổng số lá 6 bàn phải là 634 lá). Số lượng bàn cắt cho cả mã CTF04-115V6 là: 6 x 4 = 24 bàn.  Kỹ thuật thực hiện các bước công việc ở công đoạn cắt mã hàng CTF04- 115V6: - Chuẩn bị bàn cắt: Nhận kế hoạch sản xuất mã CTF04-115V6, số lượng mẩu trên sơ đồ cắt, kiểm tra lại sơ đồ cắt, tính toán và hoạch định số lớp vải thích hợp trên các bàn… Mực bàn cắt: trải sơ đồ giác mẩu trên bàn cắt để đánh dấu chiều dài của sơ đồ trên bàn cắt. Kê đầu bàn cắt: nhận vải và xếp vải ở đầu bàn cắt, xác định loại vải cần cắt, mặt phải, trái… - Trải vải: Căn cứ vào chiều dài sơ đồ được đánh dấu ở bàn cắt mà trải vải cho đúng, số lượng lớp vải, mặt vải, độ dư hai đầu bàn, canh biên… Khi trải vải phải chú ý các lớp vải không bị chùng, các mép biên phải bằng nhau, chất lượng vải đạt yêu cầu như về màu sắc, lỗi… - Truyền hình sang vải: Công đoạn này được thay thế bằng cách sử dụng luôn sơ đồ giác mẩu đặt lên lớp vải trên cùng và dựa vào đó để cắt. - Cắt: Cắt gồm có cắt phá và cắt gọt. Cắt phá: dùng máy cắt di động để cắt phá bàn vải ra từng phần một(đối với những chi tiết bé). Khi cắt phá phải dùng các cặp giử vải giử không cho chồng chi tiết bị xô lệch, xiêu vẹo.Những chi tiêt lớn thường được cắt luôn ở trên bàn mà không phải qua máy cắt gọt. Cắt gọt: dùng máy cắt vòng để gọt lại những chi tiết nhỏ đã qua bước cắt phá. Những chi tiết này thường cần độ chính xác cao. Kiểm tra lại độ chính xác của các lá vải sau khi cắt xong, bằng cách áp lá vải đầu và lá vải cuối với nhau để so sánh. - Đánh số: Đánh số từ lá đầu đầu đến lá cuối của từng chi tiết trên cùng một bàn cắt để tránh nhầm lẫn và sai màu khi may chúng lại trên cùng một sản phẩm. Yêu cầu kỹ thuật của việc đánh số trên từng chi tiết mã CTF04-115V6: đánh số bằng phấn sáp ở mặt trái chi tiết, cao chử = 0.4 cm. Đánh số theo thứ tự từ 1 đến số cuối cùng theo từng cỡ số của mã. Đánh theo từng bàn liên tục, theo đúng cỡ số. Phải lấy sơ đồ giấy kiểm tra lại. Đầu cây vải phải ghi rõ ký hiệu của từng loại vải. - Phối kiện: Tất cả các chi tiết của mỗi cở số trong một bàn cắt trước khi chuyển sang công đoạn may đều phải được bó buộc chặt thành từng bó đãm bảo đủ chi tiết, đúng bàn, đúng cỡ số… Không để rơi vãi trong lúc vận chuyển xuống xưỡng may. - Kiểm tra: Phải được tiến hành sau khi hoàn thành mỗi bước công việc và được giám sát trong quá trình tiến hành. Kiểm tra các chi tiết của vải chính của các cỡ như 2T, 3T…phải được bó với nhau, đã được đánh số đầy đủ, đúng trong một bàn cắt. Khi giao cho tổ may may loại cỡ nào thì phải vào sổ đầy đủ. Chú ý vải chính của cỡ nào thì phải đi đúng với vải phối và lót của cỡ đó, tránh nhầm lẫn các cỡ. 6. Xây dựng phương pháp công nghệ may lắp sản phẩm áo Jacket mã CTF04- 115V6: Thiết kế quy trình may lắp sản phẩm cho sản phẩm may mặc một cách khoa học là xuất phát điểm của mọi vấn đề trong khâu tổ chức sản xuất trên cơ sở của sơ đồ quy trình may lắp sản phẩm cùng với những nội dung cơ bản của phiếu công nghệ xâydựng lên phương án của các yếu tố cần thiết cho sản xuất nhằm đưa quá trình sản xuất đạt năng suất cao, chất lượng tốt. - Xác định cách tiến hành thứ tự các bước công việc lắp ghép sản phẩm CTF04- 115V6 trình tự như thế nào. - Xác định chũng loại, số lượng mỗi loại thiết bị và công cụ cần thiết để hoàn thánh sản phẩm một cách tốt nhất. - Xác định số lượng lao động với trình độ tay nghề phù hợp với từng nguyên công. Người điều hành phải nằm bắt được kỹ thuật gia công sản phẩm và có thể thâu tóm toàn bộ móc xích trong dây chuyền may. - Đưa ra phướng án tổ chức sản xuất (lựa chọn kiểu dây chuyền ) bố trí chổ làm việc thích hợp để sản phẩm luôn được luân chuyển thông suốt trong dây chuyền tránh bị ùn tắc. Dây chuyền sản xuất mã CTF04-115V6: stt Bước công việc Bâc việc Thời gian(s) Số LĐ tính LĐ xếp Thiết bị 1 Phần lót Sd may nhãn chính và xuất xứ với cổ thân sau. 2 35 0.5 1cả dây chuyền 1 kim 2 Sd may nhãn NAME với thân trước lót trái 2 30 3 May ghim dây treo với cổ thân sau. 2 30 4 Sd chắp vai con 2 15 0.7 1 2 kim 5 chỉ 5 Sd tra tay 2 40 6 Sd chắp sườn, đặt nhãn sử dụng. 2 40 7 Phần vỏ: May 2 túi dưới May đáp lót túi to 2 15 0.8 1 1 kim 8 Sd may lót túi với miệng túi + mí(không thấm) 3 20+15 9 Sd ghim, chặn túi 3 30 10 May chắp lót túi 2 15 11 Sd chắp thân súp bong + diễu 3 50 0.5 1 12 Sd chắp thân trước dưới với thân trước giữa. 3 30 13 Sd chắp phối cầu vai 2 20 14 Sd chắp phối cầu ngực 3 30 15 Sd chắp phối sống tay 2 80 16 Diễu các đường chắp phối cầu vai, cầu ngực 2 10+15 0.6 1 2 kim cố định 17 Diễu các đường chắp phối sống tay 2 54 18 Sd tra tay,đặt giằng vai 2 90 0.6 1 1 kim 19 Gập diễu mép súp bong thân trước 2 25 0.8 1 2 kim cố định 20 Diễu vòng nách 2 40 21 Diễu sống mũ vỏ,đáp cửa mũ 2 30+10 22 Sd chắp sườn, đặt giằng nách 2 20+80 0.6 1 23 Vắt sổ đường ghim cổ vỏ-lót, vs lót túi 2 25 Vắt sổ 3 chỉ 24 đặt dây ốp eo, ghim chặn chun eo. 2 30 1.2 1 1 kim 25 May diễu chun eo 2 150 26 Sd chắp sống mũ võ đặt giằng 2 54 1.5 1 27 Sd chắp sống mũ lót, diễu 2 45+30 28 đặt mẩu quay lộn đáp cửa mũ 2 20 29 Ghim đap lộn cửa mũ võ- lót 2 60 30 Sd ghim chun 2 bên mã mũ, ghim giằng mũ 2 50 31 Sd tra mũ với vòng cổ vỏ 3 50 0.9 1 32 Sd tra khoá vỏ 3 80 33 Sd tra mũ với vòng cổ lót 3 45 1.0 1 34 Sd đấu khóa lót, quay đầu gấu 3 60 35 Ghim chập cổ vỏ lót 2 25 36 Ghim giằng nách, vai, mũ 2 20 37 Can nối chun tay, ghim chặn chun cửa tay 2 20+30 1.2 1 38 May gấu tay 3 130 39 Mí nẹp khoá, mí vòng cưa mũ 3 95 0.9 1 40 Diễu cửa mũ(không đè chun) 3 55 41 Bẻ may gấu, diễu mép gấu 3 80+30 0.9 1 42 Lồng chặn tay kéo kháo nẹp 2 20 43 Phụ lộn đo cắt chun mũ, chun eo, chun cửa tay 2 25 1.2 1 Tay 44 Bấm lộn miệng túi dưới 2 30 45 Bấm nhả lộn mũ, bấm nhả nách 2 50 46 Gọt lộn đáp cửa mũ 2 20 47 Là bẻ mép súp trước 2 25 Bàn là hơi 48 Là phẳng các chi tiết trước khi lắp 2 70 1.0 1 49 Lộn áo, nhặt chỉ 2 150 Kỹ thuật may cụ thể các bộ phận (kèm theo hình cắt): Stt Các bộ phận may cần chú ý Hình mặt cắt 1 May mũ có lưỡi trai: 2 Chắp súp bong và diễu: 3 Túi dọc: Tiêu chuẩn may: - Yêu cầu: Các đường diễu mặt ngoài: chỉ trên dùng chỉ đúng quy định. Chỉ dưới (chỉ suốt) dùng tận dụng bằng chỉ gần giống màu. Các đường chắp trong dùng chỉ gần giống màu. Các đường vắt sổ dùng tận dụng các màu sẳn có nhưng lưu ý với những vải sáng màu dễ lộ thì phải dùng chỉ có màu tương tự màu vải. Chú ý áp dụng số màu chỉ theo bảng hướng dẫn và bảng màu đính kem. Chỉ may nhãn, chỉ chặn dây kéo khoá(40/2): cùng màu nhãn, cùng màu dây. Các đường chắp 2 kim 5 chỉ máy vắt sổ bằng 0,64 cm : toàn bộ lót, vai con vỏ, sườn vỏ. Đường tra cổ : vắt sổ 3 chỉ. Tất cả các đường chắp 1 cm , riêng đường may nẹp, đường tra mũ = 0.64 cm. Đường diễu đôi( hai kim) = 0,64 cm. đường mí =0.15 cm. Mật độ mũi chỉ = 4- 4,5 cm. Cách sử dụng nguyên phụ liệu theo bảng phối màu thống kê chi tiết. - Tất cả các đường chắp: vị trí lật mí diễu 2 kim như áo mẫu, - Vị trí đặt giằng : vai, nách, sống mũ. - Dây treo áo: may mí cặp, bản to dây = 0.7 cm, đặt giửa chân cổ thân sau. - Nhãn mác: Nhãn dệt “ Cater’s “ đặt cân giữa thân sau, may mí xung quanh cạnh trên nhãn cách chân cổ = 2,5 cm. Nhãn xuất xứ(dệt): gập đôi đặt cân giữa cạnh dưới nhãn “Carter’s “. Nhãn in “ My name” gập hai đầu,đặt giữa thân trước lót bên trái khi mặc, may mí xung quanh, cạnh dưới nhãn cách đường may gấu = 5 cm. - Đường chắp vai con lệch về thân sau. - Các đường chắp phối cầu ngực, cầu vai sau phải trùng thẳng với phối sống tay( diễu lên phần phối) - Đường tra tay lật diễu lên thân: diễu hai kim. - Chun eo thân trước liền thân sau, bản to chun = 2,5 cm( có đáp bọc chun) may ốp sát hai cạnh chun với thân.May chặn hai đầu chun, đường chặn chun cách mép mí nẹp = 3,8 cm - Đường chắp ngang thân trước lật mí xuống thân dưới là đường mí cạnh trên của chun eo. - Súp bong thân trước: bản to = 3.2 cm. Mép súp quay về phía nẹp khoá, đính bọ hai đầu cơi song song với đường chắp cầu ngực, chỉ bọ đồng màu vải F2. - Hai túi dưới: miệng túi may mí không thấm (lót túi trên không có đáp), lót túi = vải chính, chắp vắt sổ. May chặn hai đầu miệng túi dài 1 cm vuông góc với đường may chắp sườn. - Mũ áo: sống mũ võ lật diễu lên sống mũ: diễu 2 kim. Sống mũ lót lật diễu lên sống mũ : diễu 1 kim 0.5cm. Lưỡi trai: quay lộn diễu 2 kim cặp trì. Chân lưỡi trai tra luồn vào cửa mũ bằng bản to đầu sống mũ. Cửa mũ mí cặp trì, diễu bản to bằng 2 cm(mí cửa mũ liền mí nẹp khóa) Chun cửa mũ: chặn thấm hai bên má mũ, 1 đầu chun chặn trùng đường mí sống mũ. Dài đoạn chặn chun TP =12,5 cm dài chun TP = 6.3cm. Vắt sổ đường tra cổ mũ với thân. - Khoá nẹp: Khoá #5 cá sấu, củ kéo 1 mặt, đồng màu vải F1. Đầu khoá gập vào trong sát đầu cửa mũ, đuôi khoá bằng mép gấu, sông khóa = 1.3cm, củ khoá khi tháo ra nằm bên trái khi mặc. Đính bọ đuôi khoá. - Dây dệt kéo khoá: lồng qua tai khoá, may chặn 1 kim, chữ “ Carter’s” đọc xuôi chiều từ trên xuống, may chặn + kích thước như hình vẽ kèm theo. - Cửa tay có chun: bản to cửa tay = bản to chun =1.3cm, can chun tròn. Cửa tay : gập mí sát chun. - Gấu áo: gập ( mí ) diễu, đường chỉ thứ nhất cách mép gấu = 0.64 cm, đường chỉ thứ 2 cách đường chỉ thứ nhất = 2cm. - Bo dài = 0.6 cm: hai đầu súp bong thân trước + đuôi khóa nẹp. Chú ý: bọ súp bong dùng chỉ phối (cùng màu vải phối F2).  Kiểm tra sản phẩm thoát chuyền Chất lượng sản phẩm là vấn đề then chốt trong may công nghiệp hiện nay, con người ngay càng phát triển để hướng tới trình độ cao thì nhu cầu ăn mặc cũng khắt khe hơn.Do đó sản phẩm may mặc phải đạt chất lượng cao. Để có được chổ đứng trên thị trường các công ty phải có biện pháp phương hướng nâng cao chất lượng sản phẩm là phải xây dựng được hệ thống cán bộ hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng có năng lực. Nhân viên thu hoá có trách nhiệm kiểm tra tất cả sản phẩm thoát chuyền. Khi sản phẩm đầu tiên ra chuyền, thu hoá và tổ kỹ thuật trực tiếp tham gia kiểm tra nhằm phát hiện những sai hõng kịp thời và đề ra phương pháp sửa chửa. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm được chuyển xuống phân xưởng là và hoàn thiện. III. Các bước kiểm tra của sản phẩm mã CTF04-115V6: Khi sản phẩm mã CTF04-115V6 hoàn thành sau công đoạn may, đã được nhặt chỉ và được chuyển lên bàn thu hóa. KCS là những cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng may của sản phẩm. Sản phẩm được kiểm tra qua các bước như sau: 1. Kiểm tra nguyên phụ liệu : Kiểm tra màu vải, chất liệu vải có khớp với nguyên liệu vải không. Kiểm tra phụ liệu chỉ, nhản, các khoá có đúng yêu cầu không như: - Vì áo CTF04-115V6 là kiểu áo phối 2 loại vải nylon khác nhau(màu xanh tím than và màu vàng, màu xanh và màu đỏ), lót cũng phối hai chất liệu vải khác nhau có cùng màu sắc. Vì vậy khi kiểm tra ta phải kiểm tra áo có đúng màu sắc như quy định chưa. Chất lượng vải có đảm bảo không. - Ơ sản phẩm áo CTF04-115 có đính 3 loại nhãn khác nhau, kiểm tra nhãn áo có được đính đúng vị trí, đúng chủng loại, đúng kích thước… - Chỉ may áo có đúng là loại chỉ như bảng màu nguyên phụ liệu quy định không. Cách sử dụng các loại chỉ vào đúng đường may, đúng số mũi chỉ quy định. 2. Kiểm tra kiểu mẫu, hình dáng: Vì mã CTF04-115V6 được khách hàng gửi áo mẩu kèm theo hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật vì vậy khi kiểm tra sản phẩm thoát chuyền ta phải kiểm tra áo có đúng với mẫu chuẩn không về hình dáng và kiểu mẩu không. Là áo Jacket hai lớp có sự tham gia của 4 màu vải khác nhau, khi kiểm tra cần chú ý đến độ rộng của hai lớp vải ngoài và lót, độ lé của lớp trong có đúng quy định không. Theo quy định đối với áo CTF04-115V6 thì lớp trong rộng hơn lớp ngoài 0.5-1 cm khi vuốt êm. Mức độ sai lệch cho phép là 0.5% so với kích thước. 3. Kiểm tra lắp ráp: - Kiểm tra sản phẩm có được lắp ráp theo đúng yêu cầu kỹ thuật không. - Các đường lắp ráp có đạt tiêu chuẩn quy đinh về màu chỉ, số mủi, không nối chỉ ở một số đường như đường can cầu ngực, đường mí chun. - Bộ phận mũ : Mũ có lưởi trai, chun, kích thước chun 2 cm, dài chun là 6,3cm. Kiểm tra sản phẩm mũ phải kiểm tra các tiêu chuẩn trên. - Tay áo có phối màu, khi kiểm tra cần xem vị trí mang tay và vòng nách can màu có lệch nhau không, đường tra tay phải êm, không vặn, đường vòng nách phải tra đều và đủ độ mo, bắp tay phẳng, đường diễu cách đều theo đúng quy chuẩn kỹ thuật. - Gấu may phải đúng tiêu chuẩn là: đường thứ nhất cách mép gấu 0.64 cm, đường thứ hai cách đường chỉ thứ nhất 2 cm. Đường may phải êm phẳng, không bùng, vặn. - Túi dọc: không bị nhúm., đúng kích thước. - Vai và sườn không bị xô lệch, nhúm đường may, sai kích thước. 4. Kiểm tra đường may: Mật độ mũi chỉ: đúng bảng quy chuẩn may, không được nối chỉ ở những đường bên ngoài, các đường mí diễu đúng kích thước quy định. 5. Quá trình kiểm tra: Quá trình kiểm tra tíên hành thứ tự từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Khi phát hiện những lỗi sai hỏng ở chổ nào thì phải lấy băng dính đánh dấu vào vị trí đó, để riêng sản phẩm hỏng và chuyển lại công đoạn để sửa chữa.  Xây dựng quy trình kỹ thuật hoàn thành sản phẩm: Hoàn thành sản phẩm là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất hàng may mặc trước khi xuất xưởng. Nhiệm vụ cơ bản của quá trình là khôi phục lại chất lượng sản phẩm sau khi đã qua công đoạn sản xuất trước đó, đồng thời trang trí, gấp,đóng gói theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về chất lượng và số lượng để thuận tiện cho việc trưng bày, bảo quản tạo điều kiện cho quá trình xuất hàng thuận tiện và đảm bảo chất lượng hàng khi vận chuyển. Với áo Jacket mã CTF04-115V6 công đoạn hoàn thành trải qua các bước cơ bản sau: - Là : Căn cứ vào bảng quy chuẩn là ta có được nhiệt độ tối đa để áp bàn là lên sản phẩm( 150-170 0C ), thời gian giữ nhiệt là 3 giây. Chú ý đến những đường may bị nhúm thì phải là kỹ hơn và khi là tránh để bị biến dạng sản phẩm. Những sản phẩm bị bám bụi phải được tẩy và hoặc dùng băng dính thấm sạch bui. - Gấp: Là áo trẻ em hai lớp nhẹ, và đơn giản vì vậy việc gấp áo cũng không khó khăn. áo được gấp như sau: Kéo kính khoá của áo, gập cổ và hai tay ra sau, vuốt phẳng. - Đóng gói: Cho áo vào túi nilon dài 60 cm, rộng 40cm. Lồng phía mũ vào trước, gấu vào sau, êm, không bị gập áo. Trên mặt túi được dính cỡ của áo được đóng vào túi, Miệng túi được gập phần thừa túi váo phía sau áo và dùng băng dính để dính hai bên. - Đóng hòm: Mã CTF04-115 được đóng thành hai loại hòm theo hai màu khác nhau, mỗi loại hòm lại được tăng lên về kích thước là 4 cm theo lần lượt 4 cỡ và ký hiệu bên ngoài đúng cỡ của áo. Kích thước của thùng 2T là : 65 x 70 x 30 = D x R x C Các mặt của hòm có những ký hiệu sau: Mặt bên hình chiếu cạnh: Style: Ctf04-115v6. Color: Size: Q’ty: GC/t no: Made in việt nam. Mặt bên hình chiếu bằng: Net weight: Gros weight: C/t size: 65 x 70 x 30. Định mức: Băng dính hòm: 5m/hòm Đai nẹp: 9 m/hòm. Băng thấm bụi: 15cm/áo. Thùng corton phải: Đãm bảo như tiêu chuẩn kỹ thuật quy định là thùng phải làm bằng corton cứng, đáy và xung quanh phải có giấy chống ẩm. Thùng phải chứa được số lượng sản phẩm như yêu cầu. Bên ngoài hòm ghi đúng như trên và đúng với màu và cỡ số mà nó đang chứa. Hòm không bị bục và hở băng dính. Chương VI. Tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất mã CTF04-115V6 Để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, tăng tích luỹ, thực hiện tái sản xuất mở rộng… việc tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất rất quan trọng, có làm tốt quá trình này mới giúp doanh nghiệp đạt đựơc những chỉ tiêu đã nêu ở trên. Muốn tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả thì mọi bộ phận của các tổ chức trong công ty phải hợp tác tốt với nhau thành một khối liên hoàn, hợp lý. Mọi bộ phận và con người trong đó có luôn có những ảnh hưởng, ràng buộc qua lại với nhau. Thực hiện công tác tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất trên dây chuyền may của doanh nghiệp là công đoạn rất được các doanh nghiệp quan tâm. Phần chuyên sâu của báo cáo thực tập này em xin mạnh dạn đi sâu vào quá trình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Hồ Gươm nói chung và quá trình chỉ đạo sản xuất mã CTF04-115V6 nói riêng tại dây chuyền may. A. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp : I. Nội dung của tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự kết hợp và phối hợp một cách hợp lý sức lao động cùng với tư liệu sản xuất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất đối với một doanh nghiệp được cân đối nhịp nhàng, liên tục, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung cơ bản sau: - Tiến hành phân công lao động, hiệp tác lao động khoa học. - Tổ chức tốt chổ làm việc. - Tiến hành điều hành sản xuất. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Những công việc khác. Các nguyên lý tổ chức lao động khoa học: - Công việc đầu tiên của tổ chức lao động là xác định cho người lao động một nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ đó phải thực sự cố gắng mới hoàn thành được và phải được xác định trên cơ sở nghiên cứu phương pháp lao động, định mức lao động và được trình bày rõ ràng, dễ hiểu. - Định mức thời gian lao động phải được tiến hành bằng phương pháp quan sát bấm giờ từng thành phần trong quy trình lao động. - Phải nghiên cứu nhiều phương pháp thực hiện một công việc, chọn lọc hoàn thành một phương pháp tiến bộ, hợp lý nhất rồi trình bày rõ ràng hướng dẫn yêu cầu người công nhân phải thực hiện theo phương pháp đó. - Cần đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng các điều kiện cần thiết cho người lao động để họ có thể tiến hành công việc một cách thuận lợi nhất. - Người lao động phải được biết trước họ sẻ được cái gì sau khi hoàn thành công việc, và nếu không hoàn thành công việc thì sẻ mất cái gì. - Theo khả năng cho phép nên giao cho người lao động một nhiệm vụ phù hợp với hiểu biết và tay nghề của họ. Nên tuyển dụng những người có tiềm năng phát triển ở lĩnh vực nghề may. Sau đó luyện tay nghề kỷ lưỡng, chú trọng đào tạo người có trình độ chuyên môn cao. II. Yêu cầu của tổ chức sản xuất: 1. Đảm bảo sản xuất phải cân đối nhịp nhàng liên tục cần những yếu tố. - Cân đối - Nhịp nhàng - Liên tục 2. Đảm bảo và nâng cao chuyên môn hoá, hiệp tác hoá. 3. Đảm bảo quá trình sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất. III. Các phương pháp tổ chức sản xuất: 1. Phương pháp sản xuất theo nhóm: Trong loại hình sản xuất vừa và nhỏ thì có thể tổ chức sản xuất theo nhóm tức là tất cả các chi tiết của loại sản phẩm cần chế tạo được phân loại thành từng nhóm. Lập quy trình công nghệ theo chi tiết tổng hợp định mức thời gian các bước công việc của chi tiết. 2. Phương pháp tổ chức đơn chiếc: Là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hoặc từng đơn đặt hàng như cho từng loại phế phẩm, các bước công việc phải dựa vào bản vẽ riêng cho từng loại sản phẩm, phải bố trí công nhân có trình độ để đề phòng thay đổi sản phẩm sản xuất. 3. Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền : Sản xuất theo dây chuyền là một quá trình tổ chức tiên tiến, nơi công việc được chuyên môn hóa cao, đối tượng lao động được vận chuyên một hướng cố định với đường đi ngắn nhất và được chế biến đông thời qua tất cả các nơi làm việc của dây chuyền. Sản xuất dây chuyền đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng sản xuất của một đơn vị máy móc và diện tích sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Muốn sản xuất dây chuyền đạt năng suất cao, đạt đúng yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo các yếu tố sau: - Phải cung cấp nguyên liệu, dụng cụ đúng tiêu chuẩn, quy cách, giữ gìn bảo quản máy móc và thiết bị chu đáo, đảm bảo chạy liên tục đồng bộ. - Đảm bảo về số lượng bán thành phẩm dự trữ nhất định cho dây chuyền không ngừng trệ. - Phân công, bố trí công nhân trên dây chuyền hợp lý, phù hợp với tay nghề, có công nhân lao động dự trữ. - Tăng cường kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm qua các bước công việc của dây chuyền. - Kế hoạch tiến độ sản xuất và chỉ đạo sản xuất phải đảm bảo chính xác, nhạy bén và đồng bộ. IV. Những tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất ngành may: Đối tượng phục vụ ngành may là sản xuất ra những sản phẩm rất đa dạng về kiểu cách. Dùng dây chuyền sản xuất trong nhà máy là nơi thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất của nhà máy. Dây chuyền sản xuất thực hiện các công đoạn và các bước công nghệ trong quy trình sản xuất chung cho ra đời các sản phẩm ngành may được đặc trưng bằng 4 tính chất sau: Tính chu kỳ: Tuy mặt hàng sản xuất may rất đa dạng nhưng đều xuất phát từ cơ sở nền tảng là cơ thể con người, vì vậy về cấu tạo cơ bản của bất kỳ loại quần áo nào cũng được cấu tạo từ những bộ phận cho phù hợp với từng phần cơ thể (thân trước, thân sau,…) Vì vậy quá trình chế biến ra loại sản phẩm nào cũng bắt đầu từ khâu chuẩn bị và kết thúc ở khâu phục hồi trang trí sản phẩm. Quá trình công nghệ như sau: Vải Thiết kế ( chuẩn bị kỹ thuật ) Cắt May Hoàn thành Một chu kỳ chế biến sản phẩm may mặc là khoảng thời gian từ khi bắt đầu gia công một khối lượng vật phẩm cho đến khi bắt đầu gia công một khối lượng vật phẩm khác. Một chu kỳ may phụ thuộc vào độ lớn của khối lượng vật phẩm, tức là phụ thuộc nhu cầu may mặc của đối tượng, điều kiện sử dụng, mức độ phức tạp của loại mặt hàng và tính chất của loại vật liệu. Tính thống nhất về kỹ thuật ( tính ổn định ): Xuất phát từ đối tượng phục vụ chung do đó quy trình gia công sản phẩm may mặc đã tìm ra những quy luật chung được thể hiện ở quy trình may lắp sản phẩm . Thao tác kỹ thuật may kỹ thuật may lắp, cắt các bộ phận, lắp ráp các chi tiết sản phẩm. Tính độc lập nối tiếp: Căn cứ vào kết quả thu được một cách rõ ràng, sau khi thực hiện công đoạn chế tạo, mỗi công đoạn có thể tiến hành sản xuất độc lập có liên quan mật thiết với nhau, công đoạn trước làm nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp các điều kiện sản xuất cho công đoạn sau và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Mặt khác, trong mỗi công đoạn nhiệm vụ chung có thể chia nhỏ thành các bước công việc rõ ràng. Đa số các bước công việc được giao cho từng cá nhân tiến hành sản xuất độc lập trên một chổ làm việc, đồng thời các cá nhân do hợp tác với nhau, đảm bảo quá trình sản xuất liên tục đạt năng suất cao, chất lượng quy định. Tính cơ động: Xuất phát từ những tính chất đặc trưng trên, việc chế tạo hoành chỉnh những sản phẩm may mặc từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể tiến hành đựơc trong mọi điều kiện sản xuất, từ cá thể thủ công đến cơ khí hoá, từ động hóa ( từ quy mô sản xuất nhỏ( cá thể) đến quy mô sản xuất lớn( công ty, liên hiệp các xí nghiệp…) sản xuất vừa và sản xuất nhỏ. Căn cứ vào những phân tích về quá trình tổ chức sản xuất trong ngành may như ở trên, quá trình sản xuất mã CTF04-115V6 ở Công ty cổ phần May Hồ Gươm cũng diễn ra lần lượt các bước công việc và phân công công việc sản xuất tương tự. Em xin được đi cụ thể vào mã hàng áo Jacket bé trai CTF04-115. B. Nội dung của phương pháp tổ chức dây chuyền may mã CTF04-115V6 : Mã hàng CTF04-115V6 được khách hàng là Công ty TAASI gửi đến ngày 15 tháng 3 năm 2004. Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần may Hồ Gươm nhận hồ sơ kỹ thuật và bắt đầu tiến hành thực hiện lần lượt các công việc tổ chức sản xuất. 1. Chuẩn bị sản xuất : Là khoảng thời gian từ khi nhận mẫu đến khi sản phẩm chế thử được chấp nhận thì bắt đầu làm toàn bộ các bộ mẫu để phục vụ sản xuất đồng thời xây dựng toàn bộ các định mức kinh tế kỹ thuật chuyển giao cho các bộ phận sản xuất. Phòng Kỹ thuật tiến hành dịch tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công ty TAASI gửi đến. Sau đó thiết kế ra mẩu để chế thử và gửi áo mẩu đến công ty khách hàng. Công ty TAASI có hồi âm lại bằng văn bản để sửa chữa mẩu chế thử, điểm nào của mẩu chế thử còn sai, chưa phù hợp. Căn cứ vào đó phòng Kỹ thuật lại làm lại mẫu thử cho đến khi công ty bạn chấp nhận thì thôi. Với mẫu hàng mã CTF04-115V6 phòng Kỹ thuật gửi mẫu chế thử và được Công ty TAASI chấp nhận trong lần đầu tiên. Công việc chuẩn bị sản xuất được giao cho 1 người chuyên thiết kế mẫu và 1 người phụ việc. Khi đã cắt xong, bán thành phẩm mẫu được đưa sang phòng may mẩu để may. Sản phẩm mẫu được Trưởng phòng kiểm tra lại theo tiêu chuẩn trước khi gửi sang công ty bạn. Khi công ty bạn đã chấp nhận sản phẩm mẫu tức là đã đồng ý để Công ty cổ phần may Hồ Gươm trực tiếp sản xuất mã hàng này. Công việc đầu tiên sẻ là lập bảng mầu, tính định mức chỉ của 3170 sản phẩm. Bảng màu và định mức chỉ được gửi sang nhà kho để kho cấp phát vải cho tổ cắt, chỉ cho tổ may. Mẫu chuẩn sẽ được đưa lên bàn số hóa để nhập các số liệu kích thước vào máy. Một người sẽ trực tiếp nhảy mẫu theo các số liệu đã cho ở tiêu chuẩn kỹ thuật công ty TAASI gửi. Khi đã nhảy mẩu xong, 1 người chuyên giác sơ đồ sẻ nhận các mẩu bán thành phẩm trên máy chủ để tiến hành giác sơ đồ. Người giác sơ đồ đòi hỏi phải biết kích thước khổ vải của nguyên liệu. Khổ vải sẻ do người ghi sơ đồ đi đo và về thông báo lại. Sơ đồ có kích thứơc bé hơn khổ vải là 3 cm. Giác xong thì sẽ tính được định mức vải bằng cách nhân chiều dài sơ đồ với số sơ đồ bàn cắt. Định mức vải được gửi xuống kho số lượng vải mà kho cần chuyển lên phòng cắt. Cùng thời điểm ấy, 1 người chuyên thiết kế dây chuyền và làm tiêu chuẩn cắt, may, hoàn thành để chuyển xuống phân xưởng cắt, may, hoàn thành. Dựa vào dây chuyền và các bước công việc để tính lương cho công nhân. 2. Công đoạn cắt: Là khoảng thời gian bắt đầu nhận lệnh sản xuất mã hàng cho đến khi cắt xong toàn bộ bán thành phẩm, phối kiện để chuyển sang phân xưởng may. Trước khi cắt mã hàng, người trưởng phòng cắt lên phòng kỹ thuật nhận bảng màu để biết được vải nào là vải chính vải nào là lót, phối… Kiểm tra vải được cấp phát từ nhà kho lên đã đúng và đủ số lượng chưa. Nhận sơ đồ và chuyển cho người đầu bàn trải vải. Số lượng lớp vải được trải dựa vào công việc tác nghiệp của người giác sơ đồ và có thay đổi của trưởng phòng cắt( người tính tác nghiệp cắt ). Một bàn cắt gồm 3 người, 1 người đầu bàn, 2 người trải vải. Người đầu bàn phụ trách ghi số liệu của súc vải, đầu tấm… Sau đó chuyển phiếu hoạch toán bàn cắt cho trưởng phòng( người chuyên tổng kết sổ). Cắt vải gồm 2 người cắt phá, và 1người cắt gọt, 1 người đánh số và 1 ngượi phối kiện. Thực ra ở xưởng cắt Công ty cổ phần May Hồ Gươm thì các công việc không phân công chuyên môn hoá mà được thay phiên và phụ giúp nhau hoàn thành. Khi tính lương thì dựa vào tay nghề và mức độ hoàn thành công việc của mỗi người nhân với số lượng sản phẩm và đơn giá của sản phẩm đó. 3. Công đoạn may: Xưởng may 1 của Công ty cổ phần May Hồ Gươm gồm 10 tổ may, mỗi tổ may có số lượng người từ 28- 32 người kể cả tổ trưởng và thu hóa. Một quản đốc phụ trách Xưởng may 1. Khi xưởng cắt bắt đầu nhận sơ đồ bàn vải thì quản đốc và các tổ trưởng của 10 tổ may tập trung lên phòng kỹ thuật nghe hướng dẫn và nhận tiêu chuẩn may, dây chuyền may, bảng tính lương của mã CTF04-115V6. Cụ thể dây chuyền và bảng tính lương như sau: Trước khi bán thành phẩm xuống xưởng may, Quản đốc phân xưởng đã phân công trách nhiệm hoàn thành sản phẩm cho các tổ theo từng cở, một tổ một cở hoặc một tổ hai cở… Tổ trưởng phải nắm thật rõ quy trình may sản phẩm như thế nào. Cụ thể các bước công việc được chia như trên và Tổ trưởng là người sắp xếp vị trí công nhân thực hiện các bước công việc sao cho không để chuyền bị ùn tắc. Tổ trưởng có thể ghép các nguyên công lại với nhau một cách hợp lý. Trước khi may, tổ trưởng đứng ra hướng dẫn các bước thực hiện của các công đoạn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các mẹo may sao cho hợp lý. Khi sản phẩm đang ở trên chuyền tổ trưởng phải kiểm tra và nhắc nhở công nhân may đúng và thu hồi những sản phẩm hỏng để đổi bán ở tổ cắt. Tổ trưởng phân công người nhặt chỉ và loại ra những sản phẩm hỏng để đem sửa đúng công đoạn của nó. Khi may phải chú ý ghép bán thành phẩm đúng bàn, cùng là vải tránh bị sai thân lệch màu. Trong quá trình may áo CTF04-115V6 có những chú ý là : - Cắt chun đúng kích thước để tránh làm áo có độ chun nhúm khác nhau. - Đường lồng chun phải đúng kích thước quy định, nếu bị hẹp thì phải tháo ngay tránh để chun bị gập khi luồn chun. - Chun ở mũ phải đều…. Thu hoá ngồi cuối chuyền để thu hồi sản phẩm đã gần hoàn tất( sản phẩm mã CTF04-115V6 được thu hóa lần 1trước lúc may gấu. Khi thu hóa sản phẩm bị sai hỏng ở vị trí nào thì thu hóa sẻ đánh giấu bằng cách gắn băng dính màu tương phản vào vị trí đó. Sản phẩm phải được nhặt chỉ ở bên trong đối với loại vải nylon sáng màu. Sản phẩm mã CTF04-115V6 có đường mí diểu nên phải sử dụng máy hai kim. Máy được bố trí ở vị trí sau công đọan can chắp. Công nhân chuyên đính nhãn có thể đính nhãn bằng máy vắt sổ 5 chỉ( vì áo được vắt sổ bên trong ). Công đoạn may rất quan trọng đến sự thành công của sản phẩm. Vì thế Công ty cổ phần may Hồ Gươm rất chú trọng đầu tư vào may, kiểm tra ở công đoạn may. 4. Công đoạn hoàn thành sản phẩm : Như đã nói ở chương V, công đoạn hoàn thành phải trải qua các công việc là , gấp , đóng gói, đóng hòm. Công đoạn này luôn bổ trợ cho công đoạn may trong quá trình kiểm tra lại hàng trước khi cho vào túi đóng hòm và xuất hàng. Người tổ trưởng tổ hoàn thành nhận sản phẩm do xưởng may chuyển xuống, tiến hành kiểm tra lại một lần nửa đồng thời gấp, xếp theo cỡ.Một người đứng ra nhận hàng, ký nhận và kiểm tra xem hàng có đúng như giấy tờ bàn giao không. Tổ là có 3 người là, có 2 người gấp sản phẩm, 2 người dính cỡ, 2 người cho sản phẩm vào túi, 1 người dính miệng túi, 1 người xếp sản phẩm vào đúng thùng đúng cỡ. Tài liệu tham khảo 1.Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đỗ Thị Thuý Nga. Lớp may 4. 2.Báo cáo tự đánh giá của Phòng kinh doanh Công ty cổ phần May Hồ Gươm. 3.Bài phát biểu đánh giá quá trình phát triển của Công ty cổ phần may Hồ Gươm. 4.Bản xây dựng chức năng nhiệm vụ của công ty May Thăng Long. 5.Bản tin Thông tin thương mại của Trung tâm thông tin Thương Mại-Bộ Thương Mại. Mục lục ChươngI: Sự xuất hiện ngành may .................................................................. 1 Chương II: Công ty cổ phần May Hồ Gươm ................................................... 5 A. Khái quát về công ty cổ phần May Hồ gươm ............................................. 5 I. Quá trình hình thành công ty cổ phần May Hồ Gươm ...................................... 5 II. Quá trình xây dựng, mở rộng và phát triển công ty cổ phần May Hồ gươm .... 6 III. Cơ cấu và chức năng của từng bộ phận trong công ty cổ phần May Hồ Gươm ......................................................................................................................... 9 1. Cơ cấu .................................................................................................. 10 2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ..................................................... B. Vai trò tổ chức công ty cổ phần May Hồ Gươm ....................................... 13 I. Lãnh đạo tổ chức ........................................................................................... 13 1. Lãnh đạo công ty có vai trò quan trọng trong việc xây dựng ................. 13 2. Sự hỗ trợ đối với các cộng đồng gắn bó mật thiết đối với công ty ......... 20 II. Hoạch định chiến lược .................................................................................. 21 1. Xây dựng chiến lược ............................................................................. 21 2. Yếu tố ảnh hưởng .................................................................................. 22 3. Chiến lược sản phẩm ............................................................................. 24 4. Chiến lược thị trường ............................................................................ 24 5. Chiến lược đầu tư và công nghệ ............................................................ 24 6. Chiến lược con người ............................................................................ 25 7. Triển khai chiến lược ............................................................................ 25 Chương III. Khái quát về quá trình sản xuất quần áo trong may công nghiệp ...................................................................................................................... 39 I. Khái quát đặc điểm may công nghệ ............................................................... 39 1. Hình thức .............................................................................................. 39 2. Mục đích ............................................................................................... 39 3. Trong may công nghiệp đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao ....................... 40 4 Công tác kiểm tra chất lượng ................................................................. 40 II. Quy trình công nghệ sản xuất tổng quát trong may công nghiệp .................. 41 1. Sơ đồ tổng quát quá trình công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp ....................................................................................................... 41 2. Nhiệm vụ của mỗi công đoạn sản xuất trong may công nghiệp ............. 44 III. Các phương thức sản xuất trong may công nghiệp ...................................... 46 1. Tổng quát .............................................................................................. 46 2. Các phương thức sản xuất ..................................................................... 46 IV. Các phương thức tổ chức sản xuất trong may công nghiệp .......................... 49 1. Tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất quần áo ............................... 49 2. Các phương pháp tổ chức sản xuất trong may công nghiệp ................... 51 Chương V: Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cho các công đoạn sản xuất chính của mã hàng CTF04 - 115V6 tại công ty cổ phần may Hồ Gươm ...... 54 I. Giới thiệu khái quát về mã hàng áo Jacket .................................................... 54 1. Khái quát .............................................................................................. 54 2. Các yêu cầu cụ thể ................................................................................ 55 II. Xây dựng quy trình công nghệ các công đoạn sản xuất mã hàng CTF 04 - 115V6: ...................................................................................................................... 59 1. Đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của mẫu đưa vào sản xuất ....................... 59 2. Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu ..................................................... 65 3. Quy chuẩn là, may áo Jacket CTF04 - 115V6 ....................................... 65 4. Bảng màu nguyên phụ liệu mã CTF04 - 115V6 .................................... 67 5. Xây dựng quy trình công nghệ cắt: ........................................................ 67 6. Xây dựng phương pháp công nghệ may lắp sản phẩm áo Jacket mã CTF04 - 115V6 ......................................................................................... 71 III. Các bước kiểm tra của sản phẩm mã CTF04 - 115V6 .................................. 79 1. Kiểm tra nguyên phụ liệu ...................................................................... 79 2. Kiểm tra kiểu mẫu, hình dáng ............................................................... 80 3. Kiểm tra lắp ráp .................................................................................... 80 4. Kiểm tra đường may ............................................................................. 81 5. Quá trình kiểm tra ................................................................................. 81 Chương VI. Tổ chức sản xuất và chỉ đạo sản xuất mã CTF04 - 115V6 ................................................................................................ 84 A. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp ....................................................... 84 I. Nội dung của tổ chức sản xuất ....................................................................... 84 II. Yêu cầu tổ chức sản xuất .............................................................................. 85 1. Đảm bảo sản xuất phải cân đối nhịp nhàng liên tục cần những yếu tố ........................................................................................................ 85 2. Đảm bảo và nâng cao chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ............................ 86 3. Đảm bảo quá trình sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất ............. 86 III. Các phương pháp tổ chức sản xuất .............................................................. 86 1. Phương pháp sản xuất theo nhóm .......................................................... 86 2. Phương pháp tổ chức đơn chiếc ............................................................ 86 3. Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền .................................... 86 IV. Những tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất ngành may ...................... 87 B. Nội dung của phương pháp tổ chức dây chuyền may mã CTF 04 - 115V6: ...................................................................................................................... 89 1. Chuẩn bị sản xuất .................................................................................. 89 2. Công đoạn cắt ....................................................................................... 90 3. Công đoạn may ..................................................................................... 91 4. Công đoạn hoàn thành sản phẩm ........................................................... 93 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf403_1441.pdf
Luận văn liên quan