Điều là một trong sáu mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của
Việt Nam. Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ,
xuất khẩu điều cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang
lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Trong xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng
như hiện nay, ngành điều Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách
thức, đỏi hỏi cần phải có những bước đi tích cực để có thể tiếp tục giữ vững vị trí số
một của mình trên thị trường thế giới. Những khó khăn, thách thức khách quan cũng
như trong nội bộ ngành như: vấn đề về nguồn cung điều thô, chất lượng sản phẩm
hay thương hiệu cần phải được nhà nước, chính phủ, cơ quan chức năng và các
doanh nghiệp tập trung giải quyết, nếu không chăc chắn thị phần điều của Việt Nam
sớm muộn sẽ bị các nước như Ấn Độ, Brazil rút ngắn.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4646 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu –
nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH
Thứ nhất: Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành khác cùng có cơ hội phát triển. Điều này có
thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như
bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
Thứ hai: Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường
tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả các
mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó
thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.
Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia.
Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
2.4. Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân
dân
Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản
xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu
dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ
thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối
quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển
như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của
các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt
động xuất khẩu phát triển.
II. Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ
2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Việt Nam
Điều là một trong sáu mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của
Việt Nam và có vị thế cao trên thế giới. Nếu như xuất khẩu cà fê, gạo đứng thứ 2 thế
giới, cao su đứng thứ 4, chè đứng thứ 5 thì xuất khẩu nhân điều và hạt tiêu đen của
Việt Nam thường xuyên giữ ở vị trí số một.
2.1.1 Về nguồn cung điều xuất khẩu Việt Nam
Nguyên liệu điều của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ các nước Châu Phi
chiếm khoảng 40 % , trong đó sản lượng điều trong nước chỉ có thể đáp ứng được
60% nhu cầu (theo ước tính của Vinacas năm 2009)
Điều thô được cung cấp từ trong nước đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, được cho là
đứng vị trí số 1, hương vị thơm ngon, màu sắc tự nhiên, không nhiễm dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, chất lượng hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay Tanzania.
Theo hiệp hội điều Việt Nam( Vinacas), Việt Nam hiện có khoảng 400.000 héc ta hạt
điều, trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam, với năng suất 1,06 tấn/héc ta. Đứng đầu về
sản xuất và xuất khẩu điều là tỉnh Bình Phước. Với diện tích hơn 150 ngàn ha, chiếm
45% diện tích điều cả nước; năng suất cao từ 1,1 – 1,5 tấn/ha và có trên 200 cơ sở
chế biến hạt điều, Bình Phước là thủ phủ điều cả nước và ngành điều trở thành ngành
nông sản chủ lực của tỉnh.
Bảng 1: Diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu điều ước tính năm 2010 so với
2009.
ước tính 2010 2009
Diện tích (hécta) Không có số liệu 398.100
Sản lượng (tấn) 400.000-450.000 293.500
Mục tiêu xuất khẩu 180.000 177.200
2 tháng đầu năm
2010
2 tháng đầu
năm 2009
Khối lượng xuất khẩu (tấn) 19.900 20.800
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 108 94.4
Theo ước tính của Vinacas (
Cũng theo Vinacas, điều thô nhập từ các nước châu Phi, trong 5 năm (từ 2006 đến
2010) ngành điều VN nhập gần 1 triệu tấn điều thô từ các nước châu Phi như Bờ
Biển Ngà (trên 50%), Guinea Bissau, Mozambique và một số nước châu Á như
Indonesia, Campuchia.
2.1.2 Công nghệ chế biến điều
Thời gian đầu , công nghệ chế biến hạt điều trong nước kết hợp thủ công và cơ
giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân vẫn dựa
vào thủ công, việc nhập khẩu máy móc, công nghệ nước ngoài là rất tốn kém chi phí
lên đến 16 đến 20 tỷ đồng nhập khẩu dây chuyền cắt, tách hạt tự động từ nước ngoài.
Hiện nay Việt Nam đã có công nghệ sản xuất điều của riêng mình. Thay vì nhập khẩu
dây chuyền ngoài thì nay doanh nghiệp chỉ mất khoảng 5 tỷ đồng nhờ công nghệ
trong nước. Điều này tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất rõ rệt trong sản xuất chế
viến điều cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó dây chuyền chế biến hạt điều
trong nước sản xuất giúp giảm được khoảng 50% - 60% lao động/mỗi dây chuyền.
Các khâu trong dây chuyền của một nhà máy chế biến điều đều được tự động hóa, và
đều được chế tạo trong nước.
2.1.3 Lợi thế sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam
Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo các mặt hàng nông sản Việt Nam có
sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Với nguồn lao động sẵn có và chi phí chế biến rẻ là một yếu tố quan trọng trong
việc tạo ra lợi thế so sánh trong xuất khẩu, đây cũng là một trong những đặc điểm của
các quốc gia đang phát triển. Ngành điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động
tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại chủ yếu là lao động phổ thổng nên mức
lương lại giữ ở mức thấp. Việc nguồn lao động, chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tạo
ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nhân điều ra thế giới.
Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ chế biến điều riêng thay vì
nhập khẩu máy móc rất đắt từ nước ngoài. Với năng suất cao, tỷ lệ hạt bể vỡ thấp hơn
nữa giá thành lại rẻ, đây là một trong những yếu tố góp phần đưa Việt Nam trở thành
nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều kể từ năm 2008. Theo đánh giá của
Bộ công thương thì: “Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là báu vật, bí kíp
vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở
lại đây”.
2.1.4 Các nhà máy chế biến điều ở Việt Nam và tiêu chuẩn áp dụng khi xuất khẩu
Với mục tiêu tiếp tục phát huy thế mạnh và giữ vững vị trí xuất khẩu nhân điều trên
thế giới, hiện nay ngành điều đang tích cực các khâu chế biến sâu, đa dạng hóa sản
phẩm, xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hai tiêu chuẩn phổ biến của ngành điều Việt Nam áp dụng khi thực hiện xuất khẩu là
ISO 9001:2000 và HACCP. Đến hết năm 2009, theo ước tính của Bộ công thương cả
nước có trên 200 DN chế biến hạt điều trong đó có 20 DN đạt ISO 9001:2000 và
HACCP. Các doanh nghiệp chế biến điều hầu hết là vừa và nhỏ, trong đó trong 203
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều chỉ có 38 doanh nghiệp có kinh nghạch xuất
khẩu từ 5 triệu USD trở lên.
2.1.5 Những lợi ích mang lại từ việc xuất khẩu điều với nền kinh tế quốc dân
Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu
điều cũng như với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang
lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhất: Giải quyết việc làm tạo, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cây điều được
trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời
sống nông dân ở các vùng nông thôn. Giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Thứ hai: Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ như
hiện nay. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu nhân điều đạt kim ngạch 850 triệu USD.
Dự kiến đến hết năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD tiếp tục dẫn đầu thế
giới.
Thứ ba: Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Việc xuất khẩu nhân điều giữ vị trí số một,
với nguồn thu ngoại tệ lơn đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước
cũng tăng cao.
Thứ tư: Việc phát triển của ngành điều tạo ra thúc đẩy phát triển cho các lĩnh vực khác trong
nền kinh tế quốc dân, như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm…
2.2 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
2.2.1 Đặc điểm cơ bản của thị trường Mỹ
Thứ nhất: Mỹ là một thị trường khổng lồ. Dung lượng thị trường Mỹ rất lớn do Mỹ có dân số
đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Mỹ lớn vì họ chi tiêu
mua sắm nhiều. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ đã từ
6% giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Mỹ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu
từ bên ngoài. Có thể đánh giá rằng Mỹ là một xã hội tiêu thụ.
Thứ hai: Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng
vùng không giống nhau. Hàng hoá dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên
thị trường Mỹ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên,
đòi hỏi của người tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không
chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo
Thứ ba: Với sức hấp dẫn của mình, Mỹ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hoá của
một nước vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều
nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Mỹ là
giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất
lượng. Do người tiêu dùng Mỹ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hoá rẻ, chất
lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì nguyên nhân này mà các
hàng hoá của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Mỹ. Một điều nữa cần lưu ý
là khi bán hàng trên thị trường Mỹ, công tác marketing đóng vai trò hết sức quan
trọng.
Thứ tư: Thị trường Mỹ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật
bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí
một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân
thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước
ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững.
2.2.2 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ
Thứ nhất: Hàng hóa Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều rào cản. Người Mỹ đã gắn thương mại hàng
hóa với môi trường, coi như một đạo luật nhưng thực chất là rào cản phi quan thuế
mới trong giao thương hàng hóa. Hiện nay vào thị trường Mỹ gặp phải khá nhiều quy
định, rào cản theo hướng bất lợi cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Từ khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10/12/2001, có
thể khẳng định rằng việc hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực tạo điều kiện
rất thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ,
một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ
là một thế mạnh của Việt Nam trong hơn chục năm qua nhưng điều đó dường như đã
thay đổi khi thị trường nước này ngày càng có nhiều quy định, đòi hỏi nhà xuất khẩu
phải vượt qua. Ví dụ như Mỹ áp dụng đạo luật Lacey trong xuất khẩu đồ gỗ, các quy
định của Farm Bill 2008 của Mỹ, hay áp dụng phương pháp “zeroing” (quy về bằng
không) khi tính toán biên độ phá giá…Điều này khiến cho 5 tháng đầu năm 2010
Việt Nam lại trở thành nước nhập siêu nông sản từ Mỹ, lần đầu tiên trong 5 năm qua.
Để giảm thiểu bớt rào cản chỉ khi phía Mỹ đồng ý cho Việt Nam hưởng Quy chế
hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và công nhận Việt Nam là nước có nền
kinh tế thị trường thì khi đó xuất khẩu nông sản vào Mỹ mới thuận lợi.
Thứ hai:
Mỹ là một thị trường không nhưng có những quy định khắt khe mà còn có sự cạnh
tranh gay gắt. Theo thống kê, đối thủ chính của Việt Nam trong ngành hàng cà phê
hiện là Indonesia và Ấn Độ. Hạt tiêu thì có Indonesia, Ấn Độ, Malaysia; cao su là
Thái Lan, lndonesia, Malaysia; hải sản là Thái Lan, Philippines. Riêng về hai ngành
hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất vào Mỹ hiện nay là may mặc và giày dép thì
các đối thủ chính của Việt Nam là Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan, Philippines
cùng với một số
nước thuộc vùng Nam Mỹ, châu Âu.
Thứ ba:
Nhưng khó khăn về vấn đề luật lệ, các quy tắc thương mại khi làm ăn với Mỹ. Luật
pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ, và các doanh nghiệp thường có thói quen
kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy các
doanh nghiệp Việt Nam phải thật cẩn trọng quan hệ làm ăn. Việc sử dụng luật sư tư
vấn để hạn chế những tranh chấp hay xác định rõ các điều khoản ký trong hợp đồng
sẽ giúp cho phía doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong những tranh chấp với doanh
nghiệp Mỹ.
2.3 Xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ
2.3.1. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam hiện nay
Theo Vinacas- hiệp hội điều Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu
nhân điều lớn nhất thế giới với 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới. Vị trí này được
Việt Nam duy trì liên tục từ năm 2006, năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 177.000 tấn
nhân điều các loại, đạt kim ngạch 850 triệu USD. Ngoài nguyên liệu trong nước, Việt
Nam còn nhập thêm hạt điều thô về chế biến xuất khẩu; trên 95% lượng điều dành
cho xuất khẩu mỗi năm. Năm 2007, xuất khẩu điều đạt 150 ngàn tấn nhân điều, giá
trị 641 triệu USD, tăng 18,2 % về lượng, 27,2% về giá trị xuất khẩu so với năm 2006.
Dự kiến năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD với tổng sản lượng 400.000 tấn
tiếp tục dẫn đầu thế giới. chiếm 36% tấn nhân điều giao dịch.
Bảng 2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm
Năm 2006 2007 2008 2009 9 tháng đầu
năm 2010
Số lượng xuất
khẩu (tấn)
127.000 150.000 167.000 177.000 143.000
Giá trị (triệu
USD)
504 641 920 850 788
Theo ước tính của Vinacas (
Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường, kim nghạch xuất khẩu hạt
nhân điều sang các thị trường thế giới tăng mạnh trong 4 tháng đầu 2010 so với cùng
kì năm ngoái. Trong đó có 4 thị trường tăng trưởng trên 100% là: Nga, Ucraina,
Canada, Thái Lan. Ngược lại, cũng có 5 thị trường sụt giảm kim ngạch so cùng kỳ:
Hy Lạp, Pakistan, Trung quốc, Nauy ,Philippines. (bảng phụ lục số 1)
Hiện nay, giá điều xuất khẩu không chỉ Việt Nam mà các nước xuất khẩu khác
thời gian gần đây tăng mạnh. Đầu năm 2010, thao thống kê của hiệp hội điều Việt
Nam, giá điều trung bình đạt 5.213 USD/tấn, tăng 780 USD/tấn so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong quý I, các doanh nghiệp chế biến điều đã xuất khẩu được 30.602 tấn,
đạt 159,53 triệu USD, giảm 3,3% về lượng nhưng vẫn tăng 13,6% về kim ngạch.
Tuy nhiên nguồn nguyên liệu hiện nay đang thiếu trầm trọng: Trong nước do
nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa và tạo quả của cây
điều; diện tích điều giảm nhanh do tình trạng chặt bỏ cây điều chuyển sang trồng các
loại cây khác như cao su, sắn. Bên cạnh đó do sản lượng điều trên thế giới giảm
mạnh khoảng 20%. Chính thực trạng như vậy dẫn đến việc cạnh tranh thu mua
nguyên liệu giữa các quốc gia rất quyết liệt khiến giá điều thô tăng lên mực cao mức
giá điều thô bị đẩy tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009 (khoảng 1.000USD/tấn).Cùng
với việc doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng khiến từ giờ đến cuối năm các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ thiếu hụt điều khô nghiêm trọng ước tính khoảng 150.000 tấn
điều thô các loại, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xuất khẩu đề ra.
2.3.2 Thực trạng xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ
Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất
sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Nhân điều của Việt Nam
được đối tác phía Mỹ đánh giá có chất lượng tốt nhất. Theo Hiệp hội điều Việt Nam
(Vinacas), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim
ngạch nhập khẩu hạt điều của quốc gia này.
Theo thống kê của Bộ công thương Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều của
Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 25,12% với kim ngạch 249,57 triệu USD. Do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu điều giảm xuống khiến mức
mức độ tăng trưởng lượng điều xuất khẩu sang Mỹ giảm so với độ tăng trưởng của
năm 2007. Hiện nay Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt
Nam. Bốn tháng đầu năm 2010, xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 71
triệu USD, chiếm 29,8% trong tổng số điều xuất khẩu.
( Theo dõi bảng phụ lục số 1 và 2)
Tuy vậy, xuất khẩu điều của Việt Nam sang Mỹ vẫn vấp phải những hạn chế sau:
2.3.2.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành:
Thứ nhất: Bên cạnh niềm tự hào là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, điều ngon nhất thế giới
thì ngành điều nước ta lại phải đối mặt với vấn đề là không có thương hiệu, không
được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Mặc dù là nhà xuất khẩu điều lớn nhất
thế giới, sản phẩm điều Việt Nam có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ,
nhưng vẫn chủ yếu là sản phẩm sơ chế, rồi sau đó được các hãng trên thế giới nhập
khẩu - chế biến- đóng nhãn hiệu - cung cấp cho thị trường. Do đó, người tiêu dùng
trên thế giới không biết mình đang dùng sản phẩm điều từ Việt Nam. Hệ quả là phần
lớn lợi nhuận trong chuỗi cung ứng điều rơi vào tay các hãng nước ngoài, khi mà lẽ
ra chúng ta là người được hưởng quyền lợi đó.
Các doanh nghiệp điều Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, cũng như quan
tâm xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xây dựng bảo hộ
nhãn hiệu cho sản phẩm của mình được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai
các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp
do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước
ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại nghiêm trọng. Tính đến thời điểm này,
số các doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt điều còn rất thấp.
Theo thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 145 nhãn
hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm hạt điều, trong số đó chỉ có bốn nhãn hiệu của
các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước - địa phương hiện có sản lượng điều lớn nhất
cả nước. Nguyên nhân do các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là
chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối
cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký
nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn
chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
Thứ hai: Về chất lượng chế biến sản phẩm, nhân điều Việt Nam còn dính nhiều tạp chất. Mặc
dù tỷ lệ tạp chất có trong sản phẩm nhân điều Việt Nam thấp hơn nhiều so với các
nước khác nhưng gần đây đã phát hiện ra mảnh kim loại, các vụn sạn và cả tóc; vấn
đề nữa là sâu bệnh trên hạt, các chấm sâu làm hạt điều xấu và giảm chất lượng hàng
rất nhiều. Bên cạnh đó, Hội nghị ngành điều do Hiệp hội các ngành công nghiệp thực
phẩm (AFI) tổ chức 2007 tại Mỹ nhận định: Việt Nam nhập nguyên liệu từ nhiều
nguồn và cách chế biến khác nhau, do đó mùi vị, màu sắc không đồng nhất và sử
dụng biện pháp bảo quản bằng khí CO2 thay vì Nitơ như hiện nay.
Số lượng nhà máy đạt tiêu chuẩn còn rất ít. Một số mới chỉ đạt tiêu chuẩn Việt Nam
đối với hạt điều cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra
theo tiêu chuẩn quốc tế. Chưa kể, trên thực tế nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa
áp dụng tiêu chuẩn VN cho chế biến hạt điều một cách chưa thật sự nghiêm túc. Nếu
những sự việc này còn tiếp diễn chăc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vị thí của
nhân điều Việt Nam trên đất Mỹ.
Thứ ba: Một số doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu điều sang Mỹ thời gian gần đây còn
mất uy tín nghiêm trọng. Trong văn bản của Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ
(AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo tên DN Việt Nam chậm giao hàng làm các
doanh nghiệp Mỹ gặp rắc rối. Hợp đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên
cao, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác
lấy giá cao. Sau đó giá nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp
không đủ sức mua để trả nợ. Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502
để dán hạt điều vỡ. Lô hàng đưa ra nước ngoài, bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng,
hàng bỏ tại cảng, mất mát, hao hụt... Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy
tín chưa đo đếm được, nhưng nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Mỹ
mà còn nhiều quốc gia khác sẽ dần giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các
nhà cung cấp uy tín hơn.
Thứ tư: Sự mâu thuẫn giữa các nhà máy lớn và cơ sở nhỏ chế biến trong ngành. Hiện nay
Việt Nam có tổng hơn 200 doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia chế biến xuất khẩu điều
thế nhưng số lượng doanh nghiệp lớn là rất ít. Những những năm gần đây, hàng trăm
điểm sản xuất nhỏ ra đời, thậm chí chỉ vài ba bàn tách nhân với 4- 5 người làm, dăm
sáu người là có thể ngồi làm ở mọi nơi, mọi chỗ. Ưu thế này giúp những cơ sở nhỏ
luôn nắm ưu thế trong việc ra giá mua nguyên liệu. Do số lượng và khả năng tài
chính nhỏ bé, các cơ sở tư nhân chỉ cần mua vào một vài tấn một ngày và họ cứ việc
giữ nhịp mua vào chừng đó thôi. Với từng cơ sở nhỏ bé, việc tăng giá mua vào lên
500đ/kg chỉ phải chi thêm ra năm trăm ngàn đồng/tấn, sẽ được bù lại trong khâu chi
phí giá thành thấp, nhưng với các nhà máy lớn, do phải mua vào hàng chục, hàng
trăm tấn /ngày thì việc tăng thêm 500đ/kg là cả một vấn đề. Nếu đối tượng này chỉ có
một số ít thì không đủ điều tiết giá, nhưng khi số cơ sở nhỏ lên đến hàng trăm, như
hiện nay thì một ngày, hàng trăm tấn điều đã được hút vào các cơ sở, khi đó các nhà
máy muốn mua được hàng chục tấn/ngày buộc phải lao theo giá của cơ sở nhỏ, vượt
khỏi giới hạn giá mua vào đã được cân đối với giá bán ra của các hợp đồng, và nguy
cơ thua lỗ cũng trở thành khổng lồ.
Về chi phí nhân công. Tiền lương trả theo sản phẩm ở các cơ sở nhỏ thường cao hơn
so với tiền lương làm việc tại nhà máy vì ngoài tiền lương, các nhà máy phải thêm
nhiều khoản khác như bảo hiểm, quần áo bảo hộ, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp
cho xã hội, khấu hao tài sản…Vì chạy theo tiền lương trước mắt nhiều người lao
động tại các nhà máy thường bỏ về làm cho các cơ sở tư nhân. Các nhà máy càng
ngày càng thiếu vắng lao động.
Xuất hiện mâu thuẫn giữa giá bán ra của cơ sở tư nhân và sức ép tăng cao doanh số
của các nhà máy. Nhờ đầu ra là các nhà buôn và các nhà máy đang cần tăng doanh
số, các cơ sở tư nhân không bao giờ phải lo lắng về đầu ra. Hiện giờ, không có
một nhà máy điều nào ở Việt Nam có số lượng 2.000 lao động tập trung, chủ yếu chỉ
là những nhà máy có từ 100 đến 500 lao động tập trung. Với số lao động đó, chỉ có
thể chế biến 5 -7 tấn/ngày, để xuất khẩu 1 công điều loại WW320, những nhà máy đó
cần phải làm liên tục khoảng 50 – 80 ngày. Nhưng trên thực tế thì khoảng vài chục
doanh nghiệp hiện nay vẫn xuất khoảng 10 -20 công WW320/tháng. Để có được số
hàng trên họ phải mua lại từ những cơ sở nhỏ. Phải chấp nhận với những mức giá đắt
rẻ khác nhau vì hợp đồng đầu ra đã phải ký trước khi làm thủ tục vay vốn theo quy
định của Ngân hàng. Vậy là thêm một điều kiện nữa để cho cơ sở nhỏ tạo ra áp lực
lên các nhà máy lớn.
Thứ năm: Về sức ép lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nhà máy không chỉ mua lại
hàng thành phẩm từ những cơ sở nhỏ, cũng vẫn do động lực tăng nhanh doanh thu,
doanh số, sản lượng , do các cơ sở nhỏ thiếu lao động, ngại đầu tư thiết bị cơ giới hóa
và tự động hóa vì chi phí lớn, các nhà máy phải đưa hàng, gồm cả hàng tách nhân và
hàng bóc vỏ lụa từ trong khuôn viên nhà máy– nơi có đủ điều kiện kiểm soát an toàn
vệ sinh thực phẩm ra ngoài để làm.
Đã và đang xảy ra cuộc chiến nội bộ giữa các nhà máy nhằm chiếm lĩnh thị phần lao
động từ các cơ sở nhỏ chế biến điều xuất khẩu. Hàng hóa được giao đến mọi nơi,
giao cho mọi loại đối tượng ở các cơ sở nhỏ. Việc chế biến một cách manh mún hoặc
chế biến ở những nơi tập trung đông người tiềm ẩn vô vàn những nguy cơ mất an
toàn vệ sinh thực phẩm. Những hoạt động ngoài luồng và không thể kiểm soát được
này càng làm tăng nguy cơ của ngành chế biến điều VN.
Thông tin từ Vinacas cho biết, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA)
đã có văn bản gửi Vinacas rằng họ sẽ sang kiểm tra các doanh nghiệp Việt Nam xuất
khẩu điều vào Mỹ trong thời gian tới, trong đó, có tiêu chí về an toàn vệ sinh thực
phẩm. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có cải thiện, nâng cao chất lượng vệ
sinh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng xuất sang Mỹ, thậm trí có thể gửi trả lại
lô hàng.
Thứ sáu: Nguồn cung điều thô trong nước đang bị đe dọa nghiêm trọng vì diện tích cây điều
giảm do người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh
trồng điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định... người nông dân đã chặt
bỏ cây điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là Bình Phước, hàng trăm héc-ta điều đã
bị phá bỏ. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2010 diện tích cây điều sẽ là 400.000ha chứ
không phải là 450.000ha như đã lạc quan trước đây. Trong khi đó, ngành điều rất khó
có thể bù đắp nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều thô, vì phải chịu dựng lãi
suất ngân hàng cùng với việc giá cả thị trường bấp bênh. Lý giải về tình trạng này,
nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù tiềm năng trồng điều của nước ta rất lớn nhưng
thời gian qua, năng suất liên tục sụt giảm do giá vật tư tăng cao, chi phí đầu vào lớn,
dẫn đến tình trạng người trồng giảm thu nhập, không có khả năng tái đầu tư. Chính
điều này làm nảy sinh tâm lý chán nản, không chú tâm chăm sóc của người dân. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất mùa diễn ra liên tục ở hầu hết các tỉnh
trồng điều như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Đó là chưa kể, những tác động
từ bên ngoài như ảnh hưởng của thời tiết, mưa trái mùa vừa qua làm hơn 100.000ha
điều bị nhiễm bệnh. Năng suất, sản lượng sụt giảm đáng kể, cộng với giá thu mua
không được cải thiện khiến bà con chặt bỏ điều chuyển sang trồng các loại cây trồng
mới
Bên cạnh đó, giá thu mua điều tại vườn cũng rất thấp, theo Vinacas ước tính chỉ
khoảng 6.800-7.000 đồng/kg, giảm 3.000- 5.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm
2009. Vì vậy, ở một số nơi, người dân ồ ạt chặt bỏ điều để trồng cây khác khiến diện
tích điều sụt giảm đáng kể.
Cùng với đó các nước châu Phi đang có kế hoạch chế biến hạt điều để xuất khẩu thay
vì xuất khẩu thô như lâu nay. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung điều
thô trong tương lai khi mà Việt Nam nhập khá nhiều từ các nước Châu Phi.
2.3.2.2 Vấn đề xuất phát từ khách quan:
Thứ nhất: Do đặc thù kinh doanh, thời gian thanh toán tiền hàng xuất khẩu từ phía đối tác Mỹ
rất chậm, khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng đủ thủ tục để được hoàn
thuế. Việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng khiến ngành điều mất đi cơ hội tái sinh
nguồn vốn. Do bán hàng chậm phải chịu lãi suất kéo dài, áp lực trả nợ ngân hàng
cũng rất lớn
Thứ hai: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiếu vốn nghiêm trọng để mua nguyên
liệu.Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến điều phải vay vốn thu mua nguyên liệu để dự
trữ sản xuất trong năm. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhỏ ngành điều đang lâm
vào tình cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất. Ngoại trừ các doanh nghiệp thuộc tốp 20
doanh nghiệp lớn nhất, các doanh nghiệp nhỏ hầu như không vay được vốn tạm trữ
nguyên liệu. Tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn vào các quý 4-2010 và quý 1-2011.
Nhu cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, theo tính toán số tiền cần để mua hết
lượng điều trong nước và nhập khẩu đủ sản xuất vào khoảng 6.800 tỉ đồng.
2.3.3 Đánh giá cá nhân về những khó khăn, hạn chế doanh nghiệp Việt Nam mắc phải:
2.3.3.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành
- Nguyên nhân là ở tầm vĩ mô, chúng ta đang thiếu một chiến lược thương hiệu điều ở
tầm quốc gia, chưa làm nổi bật được giá trị cốt lõi của điều Việt Nam.
Do nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký
nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ thấy không
cần phải đăng ký hoặc không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký
nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của họ
là việc không thể thực hiện một sớm một chiều vì từ lâu họ đã quen với việc kinh
doanh mà không cần đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai là do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm
của mình chưa thật cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn
là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối
cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký
nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn
chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
- Về những vi phạm thương mại của không đáng có của doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu là do tính dự báo hiện trạng thị trường không chính xác, cũng như năng
lực quản lý quá kém của các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn tới những thua thiệt trên.
Đây cũng chính là những vẫn đề chung của các doanh nghiệp sản xuất nông sản khác
trên Việt Nam. Để điều Việt Nam có thế phát huy và củng cố vị trí số một trên thế
giới thì cần phải có chiến lược cụ thể thay đổi tác phong kinh doanh thiếu chuyên
nghiệp trong sản suất cũng như thực hiện xuất khẩu.
- Về vấn đề nguồn cung điều thô trong nước, khi mà hiện nay bà con nông dân
đã phá nhiều diện tích trồng điêu đi thay vào đó là trồng các cây kinh tế lợ nhuận
khác. Đó là do chúng ta chưa bảo đảm quyền lợi của người nông dân. Giá điều thô
mà các bà con bán cho nhà lái thu mua là rất thấp. Lợi nhuận thu được không cao
trong khi đó những chi phí, giá cả các mặt hàng khác không ngừng một tăng khiến bà
con không thực sự chú tâm vào cây điều.
- Việc tồn tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ quá nhiều hiện nay, cũng như
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn tồn tại nhiều bất ngành còn do thiếu sự vào
cuộc của các cấp các ngành trung ương. Mẫu thuẫn nảy sinh của các doanh nghiệp
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của ngành điều. Điều này sẽ còn
tiếp diễn nếu các cơ quan bộ ngành không có biện pháp tích cực hạn chế các cơ sở
sản xuất nhỏ sẽ dẫn đến làn tăng nguy cơ của ngành điều Việt Nam. Theo nhận định
của một số chuyên gia là: nếu ngành điều Việt Nam có đầy đủ các giấy phép chứng
nhận chất lượng sản phẩm sẽ giúp giá trị của nhân điều Việt Nam nâng cao thêm
20%- 40% giá trị ban đầu. Thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
do không chỉ đến từ phía doanh nghiệp mà còn xuất phát từ hình thức chế biến hiện
nay khi mà một khối lượng lớn nhân điều thiếu trong hợp đồng xuất khẩu nhân điều
được nhập từ các cơ sở nhỏ. Chất lượng không đồng nhất do cơ sở, điều kiện chế
biến không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện
nay.
2.3.3.2 Về vấn đề xuất phát từ khách quan
Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng trở lên sâu rộng
khiến cho không riêng gì ngành điều mà cả nền kinh tế Việt Nam cũng đang bắt đầu
phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường thế giới. Không chỉ cung cầu, mức
giá điều đang diễn ra nhiều thay đổi mà các ngành gạo, cà phê, tiêu... cũng đã từng
phải trả giá cho chuyện lên xuống thất thường của thị trường mà không thể chuyển
mình đáp ứng kịp. Như ngành cà phê, đã có lúc giá thị trường thế giới lên cao khiến
doanh nghiệp trong nước chạy theo thu mua, trồng trọt. Hiện nay, khi mà ngành điều
còn phải nhập một lượng lớn điều thô, các doanh nghiệp VN phải tổ chức lại sản
xuất, đầu tư công nghệ, quy hoạch tốt vấn đề cung cầu, tổ chức hệ thống tiêu thụ, thu
mua, chế biến. Để có thể thích ứng với nền kinh tế thế giới biến động như hiện nay.
III :Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và xuất khẩu sang Mỹ
3.1 Triển vọng, thách thức phát triển của ngành điều trong tương lai
3.1.1 Triển vọng trong tương lai
Với 37% thị phần điều xuất khẩu trên thế giới, trong tương lai ngành điều Việt Nam
sẽ được củng cố và tiếp tục giữ vững vị trí số một. Theo dự báo của Vinacas, năm
2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản lượng là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2
tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ USD.
- Với việc tích cực đầu tư mở rộng diện tích trồng điều nguồn cung điều thô trong
tương lai sẽ được ổn định và phong phú hơn. Phó Chủ tịch Thường trực Vinacas
Nguyễn Đức Thanh cho biết, tính đến đầu năm 2010 đã có 4 doanh nghiệp đầu tư
trồng khoảng 8.000ha điều ở Campuchia và sắp tới có thể cả nước Lào. Đó là
Donafood (Đồng Nai), Tanimex và Lafooco ở Long An, Mỹ Lệ của Bình Phước. Lào
là quốc gia mà Vinacas nhắm đến hợp tác trồng, có thể lên đến 200.000ha điều ở 2
nước này, biến bán đảo Đông Dương thành trung tâm chế biến điều nhân lớn nhất thế
giới sẽ là hiện thực. Đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện được tạo ra hướng phát
triển đầy triển vọng của ngành điều Việt Nam trong tương lai.
- Trong năm tới, theo dự báo của hiệp hội điều Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ tiến
hành đầu tư, phát triển nhiều sản phẩm từ hạt điều thô như cồn khô,nhựa làm từ vỏ
điều, thực phẩm… sẽ gia tăng đáng kể. Góp phần thúc đẩy đưa ngành điều phát triển.
- Cùng với đó số tiền đâu tư cho ngành điều đang được thông qua ước tính lên đến
1.000 tỉ đồng để phát triển vùng nguyên liệu, hiện đại hóa và đầu tư nghiên cứu
những sản phẩm mới. Đây là một phần trong Chiến lược phát triển ngành điều Việt
Nam giai đoạn 2011-2020 của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) xây dựng. Số tiền
này không những mở rộng diện tích trồng điều mà còn giúp các doanh nghiệp đào tạo
công nhân có tay nghề, nâng cao công nghệ chế biến và đẩy mạnh xúc tiến thương
mại trong và ngoài nước.
- Giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều trong nhiều năm, hiện nay thương hiệu
điều Việt Nam đang từng bước được khẳng định. Từ đó tạo điều kiện phát triển, nâng
cao lượng hàng xuất khẩu cũng như giá trị trong những năm tới.
- Ngày 20/3/2010 tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, sàn giao dịch điều đầu tiên
ở Việt Nam được thành lập, đã thu hút hàng trăm khách hàng trong và ngoài nước
đến tìm hiểu thông tin và đăng ký giao dịch về mặt hàng điều. Việc khai trương sàn
giao dịch điện tử sẽ góp phần đưa ngành điều Việt Nam chiếm lĩnh vị trí số 1 trên thị
trường thế giới và phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2010.
Với thị trường Mỹ
Được đối tác Mỹ nhận xét điều Việt Nam thơm ngon và chất lượng nhất thế giới. Với
giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu
đường, người béo phì ăn kiêng. Hạt điều không chỉ chứa một lượng đáng kể các
khoáng chất, magie, photpho, kẽm, đồng và mangan có lợi cho sức khỏe nói chung
và chế độ ăn lành mạnh mà còn được sử dụng phổ biến trong các liệu pháp ăn kiêng
và giảm cân. Đây là một trong những điểm mà người không chỉ Mỹ và các nước phát
triển khác rât yêu thích.Trong tương lai chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị trí số
về thị phần điều trên thị trường Mỹ. Hiện nay tuy trưa có nhiều doanh nghiệp điều
Việt Nam bị kiện so với các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ khác nhưng những nhận
định, phê bình từ phía bạn là những bài học cho Việt Nam kinh nghiệm cho phía Việt
Nam.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước đầu tư đổi mới, nâng cao chất
lượng chế biến, loại bỏ tạp phẩm, giữ chữ tín trong kinh doanh sẽ đóng góp quan
trọng nâng cao thị phần điều trên Mỹ- một thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.
3.1.2 Thách thức phát triển của ngành
Thứ nhất:
Vấn đề về nguồn cung điều thô trong tương lai. Mặc dù Việt Nam đang tích cực đầu
tư, mở rộng diện tích trồng điều sang Campuchia, Lào thế nhưng trước thực trạng
hiện nay nguồn cung điều thô sẽ có những biến động khó lường. Đó là diện tích trong
nước ngày càng giảm đi. Việc lợi ích người dân chênh lệch so với những cơ sở,
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu do giá thu mua điều thô thấp dẫn đến việc không
mặn mà lắm đên cây điều. Gần đây nhất, dự án trồng 10.000ha điều ở Bình Dương bị
thất bại, cùng với đó, khi mà các nước Châu phi đang thực hiện nhập khẩu công nghệ
chế biến điều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung điều hiện nay.
Thứ hai:
Thách thức về thương hiệu điều. Hiện nay tỉnh Bình Phước là tỉnh đang đi đầu trong
việc xây dựng thương hiệu điều Việt. Thế nhưng điều đó còn là rất ít so với rất nhiều
tỉnh là tham gia xuất khẩu điều hiện nay. Thực hiện chiến dịch marketing quảng bá
sản phẩm, sở hữu trí tuệ như thế nào để quả điều Việt Nam trở lên phổ biến được biết
đến trên thế giới chính là một thách thức đến ngành điều của Việt Nam hiện nay.
Thứ ba:
Những thách thức liên quan đến chi phí sản xuất và vốn kinh doanh. Đây là một
trong những vấn đề nổi cộm của ngành thời gian gân đây. Hiện nay, ngành điều đang
đối mặt với tình trạng thiếu lao động phổ thông trầm trọng cùng với đó chi phí sản
xuất không ngừng tăng cao làm ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu cũng như giá
thành điều xuất khẩu của Việt Nam. Việc thời gian gần đây, khi mức giá không chỉ
nhân điều mà điều thô đang được đẩy lên khá cao khiến các doanh nghiệp Việt phải
bỏ vốn mua điều dự trữ. Thế nhưng do thiếu vốn, trong khi vay ngân hàng, các tổ
chức tín dụng gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nguyên liệu
chế biến. Những thách thức này cần phải được xem trọng và tập trung giải quyết
không nhữn từ phía doanh nghiệp mà càn có sự tham gia giúp đỡ các các ban ngành
cơ quan chức năng.
Thứ tư:
Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường
vi phạm về vệ sinh thực phẩm như lẫn nhiều tạp chất trong sản phẩm, dùng keo 502 để
gắn vỏ điều đã ảnh hưởng đến chữ tín của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó sản
phẩm không đồng nhất và rất ít các doanh các cơ sở, doanh nghiệp có hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng. Trong khi Việt Nam có rất nhiều cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất chế biến không đồng
bộ ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng chung của chất lượng sản phẩm. Làm thế nào để hệ
thống tiêu chuẩn hiện nay cần phải được áp dụng rộng rãi, sự đồng bộ chất lượng trong
sản phẩm chính là những thách thức cần phải có sự tham gia của các cơ quan chức năng
hiện nay.
Với vị trí xuất khẩu nhân điều số một sang Mỹ cũng như trên thế giới, Việt Nam đã
đang tiếp tục giữ vững và phát huy nhưng ưu điểm của ngành điều trong thời gian
qua để tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trước những vô số khó
khăn ngành điều Việt Nam thời gian qua gặp phải, theo em không chỉ từ phía nhà
nước mà từ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bước đi tích cực hơn nữa
để phát huy lợi thế vốn có của ngành điều hiện nay:
3.2 Từ phía nhà nước, cơ quan chức năng:
Thứ nhất:
Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ
các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều hiện nay Việt Nam ra thế giới để điều Việt
Nam có vị thế, được biết đến nhiều hơn trên thế giới.
Hỗ trợ hông qua các biện pháp đó là giảm thiểu hoặc gỡ bỏ thuế nhập khẩu nhiên
liệu điều thô hiện nay khi mà 40% điều thô được nhập khẩu tù Châu Phi. Thực hiện
hỗ trợ vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp trước thực trạng khan hiếm nguồn vốn
mua nguyên liệu cũng như đầu tư hiện nay. Cần thúc đẩy, đàm phán để Việt Nam có
thể hưởng quy chế Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và được Mỹ công nhận là
nước có nền kinh tế thị trường, khi đó xuất khẩu nông sản vào Mỹ mới thuận lợi.
Thứ hai:
Để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường thế giới và đạt sản lượng 2 tấn/ha trong năm 2010. Bộ NN&PTNT cần
quy hoạch ngay vùng chuyên canh điều, xây dựng một chuỗi sản xuất bền vững liên
kết 6 nhà (từ người nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý tới người thu mua, doanh
nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu) nhằm gia tăng giá trị cho hạt điều Việt Nam trên
thị trường thế giới.
Việc đoàn kết nông dân, người quản lý thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất nhập
khẩu hiện nay là việc làm rất quan trọng khi mà cả nước có trên 200 doanh nghiệp,
cơ sở điều lớn nhỏ và người dân trồng điều lại không mặn mà lắm. Người trồng điều
cần được sự quan tâm của ngành nông nghiệp trong việc phổ biến kỹ thuật canh tác
để thâm canh, tăng năng suất. Giải quyết mối quan hệ này sẽ tạo cơ sở phát triển bền
vững cho ngành điều Việt Nam cũng như giảm thiểu giá thành sản xuất đảm bảo lợi
ích phù hợp giữa các bên thúc đẩy ngành phát triển.
Thứ ba:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) không
những tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng điều của nông dân,
thương lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến điều, an toàn lao động, vệ sinh môi
trường…mà còn cần hướng dẫn cho các cơ sở chế biến điều trên cả nước mà còn
thực hiện thực hiện những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, để có thể nhận cấp
giấy chứng nhận quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở này. Việc
làm này sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm nhân điều cho các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu điều vào Mỹ trong thời gian tới, trong đó, có tiêu chí về an toàn vệ sinh
thực phẩm. Đây cũng là yêu cầu của phía Mỹ trong thời gian tới. Đảm bảo chất lượng
khi họ thực hiện kiểm tra các sản phẩm điều của Việt Nam.
3.3 Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất:
Các doanh nghiệp Việt Nam không những phải phát triển thương hiệu mà còn cần từng
bước đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng chế biến giữ chữ tín trong kinh doanh để nâng
cao thị phần điều trên thị trường Mỹ- một thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.Đây là việc
làm cơ bản cần tiến hành trong các doanh nghiệp Việt Nam trước thực tế bất cập. Thị
trường Mỹ-thị trường nươc phát triển- đòi hỏi rất cao trong chất lượng sản phẩm với hệ
thống giám sat, quản lý chặt chẽ từ phía chính phủ. Việc phát triển thương hiệu, nâng cao
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng vị thế, nâng cao giá thành sản phẩm cho
nhân điều Việt Nam.
Thứ hai:
Các doanh nghiệp chế biến điều cần đầu tư cho người trồng điều nhằm chủ động
nguồn nguyên liệu, gắn kết nhà máy với vùng nguyên liệu. Việc Việt Nam trở thành
quốc gia số một xuất khẩu điều thế nhưng người nông dân lại không mặn mà với cây
điều, rõ bỏ thực hiện trồng các kinh tế khác là một thực trạng đáng buồn khi mà
nguồn cung nguyên liệu đang khan hiếm như hiện nay. Chỉ có đảm bảo lợi ích cho
người nông dân, gắn nông dân với doanh nghiệp khi đó nguồn cung nguyên liệu mới
được đảm bảo.
Thứ tư:
Cần chuyển hướng tập trung vào thị trường trong nước. Hiện nay 95% điều là giành
cho xuất khẩu còn thị trường trong nước chỉ có 5% trong khi giá trong nước lại cao
hơn gần gấp đôi. Đây là một điểm hạn chế của ngành điều Việt Nam hiện nay. Khi
khủng hoảng kinh tế xuất hiện, nhu cầu trên thế giới giảm sút điều đó cũng đồng
nghĩa với việc doanh thu của các doanh nghiệp giảm. Tập trung trước hết vào thị
trường trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài,
nâng cao doanh thu và giảm thiểu rủi ro.
Kết luận
Điều là một trong sáu mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của
Việt Nam. Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ,
xuất khẩu điều cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang
lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Trong xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng
như hiện nay, ngành điều Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách
thức, đỏi hỏi cần phải có những bước đi tích cực để có thể tiếp tục giữ vững vị trí số
một của mình trên thị trường thế giới. Những khó khăn, thách thức khách quan cũng
như trong nội bộ ngành như: vấn đề về nguồn cung điều thô, chất lượng sản phẩm
hay thương hiệu… cần phải được nhà nước, chính phủ, cơ quan chức năng và các
doanh nghiệp tập trung giải quyết, nếu không chăc chắn thị phần điều của Việt Nam
sớm muộn sẽ bị các nước như Ấn Độ, Brazil rút ngắn.
Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trọng, là thị phần xuất khẩu chủ yếu của
ngành điều Việt Nam nói riêng và các ngành hàng nông sản khác nói chung. Để giữ
vững thị phần cũng như đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều sang Mỹ cần đòi hỏi rất cao
trong chất lượng sản phẩm với hệ thống giám sát, quản lý chặt chẽ từ phía chính phủ
cùng với phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều này sẽ làm tăng vị thế, nâng cao giá thành sản phẩm cho nhân điều Việt Nam.
Khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 qua đi, thị trường Mỹ đang
dần ổn định trở lại, chắc chắn trong tương lai xuất khẩu nhân điều của Việt Nam sang
Mỹ nói riêng và thế giới nói chung sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, giữ vững
vị trí số một trên thị trường thế giới.
Bảng phụ lục
Bảng phụ lục 1: Tham khảo thị trường xuất khẩu hạt điều trong tháng 9 và 9 tháng
năm 2009
Nguồn: Vinacas- hiệp hội điều Việt Nam
Lượng: tấn; Trị giá: 1.000 USD)
Nước
T9/09 9T/09
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Mỹ 4.265 21.293 40.553 188.374
Trung Quốc 3.225 15.718 26.526 115.891
Hà Lan 2.348 11.341 18.167 91.080
Ôxtrâylia 1.250 6.612 8.431 40.685
Anh 696 3.523 5.704 27.753
Canađa 347 1.720 3.635 17.746
Nga 426 2.034 3.031 14.210
Đức 240 1.123 1.969 9.449
Thái Lan 125 681 1.440 6.877
Italia 95 418 1.377 4.449
UAE 44 142 1.159 4.519
Đài Loan 107 594 823 4.466
Tây Ban Nha 70 410 791 4.175
Philippine 95 434 770 2.935
Nhật Bản 63 320 622 2.728
Hồng Kông 75 470 600 3.432
Singapore 78 391 586 2.517
Na Uy 66 348 559 2.939
Pakixtan 69 402 491 2.583
Malaixia 16 95 428 1.846
Hy Lạp 15 99 380 2.108
Ucraina 60 292 366 1.470
Bỉ 16 106 287 1.642
Ba Lan 0 0 222 1.261
Thuỵ Sĩ 0 0 48 218
Ixraen 0 0 31 171
Bảng phụ lục 2:
Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt nam 4 tháng đầu năm 2010
ĐVT: USD
Nguồn: Vinacas- hiệp hội điều Việt Nam
Thị trường
Tháng 4
4 tháng
% tăng, giảm
T4/2010 so
với T3/2010
% tăng, giảm
4T/2010 so
với 4T/2009
Tổng cộng 79.074.133 238.837.670 +51,18 +23,14
Hoa Kỳ 28.479.256 71.028.871 +90,31 +21,80
Hà Lan 11.650.722 34.754.554 +10,39 +17,65
Trung quốc 8.872.423 33.586.095 +92,76 -26,12
Australia 6.568.717 18.998.667 +88,18 +71,13
Anh 2.979.581 8.615.809 +79,66 +33,50
Canada 2.622.833 9.180.249 +3,51 +208,94
Nga 2.457.502 10.671.741 +32,26 +286,77
Thái Lan 1.993.827 6.328.937 +5,41 +143,25
Đức 1.905.680 5.048.113 +30,76 +31,45
Tiểu vương
quốc Ả Rập
thống nhất
664.989 3.006.920 +20,41 +20,80
Italia 579.294 2.115.922 -22,46 +38,42
Tây Ban Nha 538.562 2.487.937 -21,35 +55,91
Philippines 491.030 1.234.796 +326,58 -1,12
Đài Loan 360.877 1.473.562 +155,92 +24,22
Singapore 278.881 425.031 +280,72 +1,26
Malaysia 266.697 951.048 -24,37 +55,22
Nhật Bản 229.450 1.193.167 -63,66 +60,93
Hồng Kông 214.006 2.105.598 -57,27 +67,49
Nauy 103.250 1.171.922 -68,02 -13,98
Ucraina 101.151 936.412 +7,24 +213,18
Hy Lạp 94.901 410.531 -3,16 -42,25
Pakistan 0 804.532 * -26,32
Thuỵ Sĩ 0 174.860 * +26,48
MỤC LỤC
Lời nói đầu ................................................................................................................. 1
I. Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu .................................................................. 3
1 Khái niệm về xuất khẩu ............................................................................................. 3
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu .............................................................................. 3
II. Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ ............................................ 4
2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Việt Nam ........................ 4
2.1.1 Về nguồn cung điều xuất khẩu Việt Nam ............................................................ 5
2.1.2 Công nghệ chế biến điều ..................................................................................... 5
2.1.3 Lợi thế sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam ................................................ 6
2.1.4 Các nhà máy chế biến điều ở Việt Nam và tiêu chuẩn áp dụng khi xuất khẩu ..... 6
2.1.5 Những lợi ích mang lại từ việc xuất khẩu điều với nền kinh tế quốc dân ............. 7
2.2 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ ........................................................................... 8
2.2.1 Đặc điểm cơ bản của thị trường Mỹ .................................................................... 8
2.2.2 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ............................................... 8
2.3 Xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ ................................................................ 9
2.3.1. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam hiện nay ............................................. 10
2.3.2 Thực trạng xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ ........................................... 11
2.3.2.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành: ............................................................. 12
2.3.2.2 Vấn đề xuất phát từ khách quan: .................................................................... 16
2.3.3 Đánh giá cá nhân về những khó khăn, hạn chế doanh nghiệp Việt Nam mắc
phải:........................................................................................................................... 17
2.3.3.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành .............................................................. 17
2.3.3.2 Về vấn đề xuất phát từ khách quan ................................................................. 18
III :Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và xuất khẩu sang Mỹ ........................ 18
3.1 Triển vọng, thách thức phát triển của ngành điều trong tương lai ....................... 18
3.1.1 Triển vọng trong tương lai ................................................................................ 19
3.1.2 Thách thức phát triển của ngành ........................................................................ 20
3.2 Từ phía nhà nước, cơ quan chức năng: ................................................................ 22
3.3 Từ phía doanh nghiệp .......................................................................................... 23
Kết luận .................................................................................................................... 25
Bảng phụ lục
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111425_0102.pdf