Tìm hiểu chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với mục đích tìm hiểu về công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng đã giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học tại trường, đồng thời được tiếp thu kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai một cuộc Kiểm toán Báo cáo tài chính tại một đơn vị cung cấp dịch vụ Kiểm toán. Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu kiểm toán quy trình HTK. Những lý luận đó, là tiền đề quan trọng để tìm hiểu thực tiễn quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC như: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Trong bài khóa luận này, em đã đề cập đến một số vấn đề về công tác kiểm toán sau: Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, thực trạng công tác kiểm toán HTK tại công ty XYZ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện, từ đó đưa ra nhận xét và giải pháp góp phần nâng cao tính hữu hiệu cho công tác kiểm toán HTK tại AAC. Công tác kiểm toán HTK tại AAC đang tồn tại một số nhược điểm như: thu thập thông tin về khách hàng còn sơ sài, việc áp dụng mức trọng yếu chưa thật sự có hiệu quả, không chú trọng áp dụng thủ tục phân tích, chỉ thực hiện tìm hiểu chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng mới, chưa tìm hiểu rủi ro trong việc áp dụng hệ thống kế toán máy tính, thực hiện chọn mẫu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, xét đoán của kiểm toán viên. Trên cơ sở những đánh giá này, đề tài trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ HTK tại Công ty AAC. Giải pháp mà đề tài tập trung đưa ra nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích, tìm hiểu HTKSNB, xác định mức trọng yếu, hoàn thiện thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học và hoàn thiện thủ tục chọn mẫu.

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với toàn bộ BCTC cao nên KTV xác định tỷ lệ xác lập mức trọng yếu ở cận trên (10%). Mức trọng yếu tổng thể (PM) = Lợi nhuận trước thuế x 10% = 16,457.45 x 10% = 1,645.745 USD Mức trọng yếu thực hiện (MP) = PM x 50% = 1,645.745 x 50% = 822,87 USD Sai sót có thể bỏ qua = MP x 4% = 822,87 x 4% = 32,915 USD Tham khảo thêm Phụ lục 02 - Mẫu A710. Xác định mức trọng yếu kiểm toán f) Thiết kế chương trình kiểm toán Sau khi xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tổng hợp lại tất cả những rủi ro có được từ những thủ tục phân tích và việc tìm hiểu khách hàng ở trên, thiết kế chương trình kiểm toán (xem Phụ lục 03 – Chương trình kiểm toán) và gửi cho XYZ, đồng thời gửi bảng các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp (xem Phụ lục 04 – Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp) để có thể hoàn thành cuộc kiểm toán. Công ty đã thiết kế sẵn form tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp, mẫu thư này được gửi đến khách hàng trước ngày thực hiện kiểm toán để khách hàng chuẩn bị trước, giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành nhanh chóng, đỡ mất thời gian hơn. Các tài liệu cần cung cấp để thực hiện kiểm toán HTK gồm: - Sổ chi tiết HTK, Bảng cân đối N-X-T, Bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015, Sổ cái, Sổ chi tiết, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê HTK; - Biên quan đến dự phòng giảm giá HTK (nếu phát sinh); - Hồ sơ nhập kho (tờ khai hải quan, invoice, packing list (chi tiết invoice), hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, hóa đơn vận chuyển), Hóa đơn bán hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 43 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 2.2.2.1.Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Qua công việc đánh giá sơ bộ, HTKSNB của công ty XYZ được đánh giá là tốt. Chính vì vậy, KTV tiến hành các thử nghiệm kiểm soát : Mục tiêu: - Các nghiệp vụ phát sinh đều được xét duyệt đầy đủ; - Đảm bảo các chi phí liên quan đến HTK đều được ghi nhận đầy đủ và đúng đắn; - Các nghiệp vụ phát sinh được phân loại và ghi nhận đúng đắn. Thực hiện: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc như các phiếu yêu cầu mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, xem các chứng từ này có số thứ tự liên tục, có đầy đủ chữ ký phê duyệt và các yếu tố cần thiết hay không? Từ sổ chi tiết, chọn mẫu các nghiệp vụ có giá trị lớn trong suốt niên độ để kiểm tra liệu có đủ hóa đơn, chứng từ gốc không? Tiến hành phỏng vấn các nhân viên trong Công ty về việc quản lý hàng tồn kho, về quy trình tiếp nhận hàng. Kết luận :  Qua điều tra phỏng vấn KTV thấy rằng bộ phận kiểm kê HTK do đơn vị lập đảm bảo tính độc lập, có sự tồn tại của biên bản kiển kê và có sự đối chiếu với kế toán đơn vị. Nghiên cứu hệ thống kế toán của đơn vị KTV thấy có sự bất kiêm nhiệm giữa thủ kho nhân viên kế toán và người chịu trách nhiệm ký duyệt. Các hóa đơn đều đã được xét duyệt đầy đủ. Các nghiệp vụ mua hàng đều đã được hạch toán đúng, đầy đủ chứng từ, hóa đơn. 2.2.2.2.Thực hiện thủ tục phân tích KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích đối với từng tài khoản thuộc khoản mục HTK. Số dư của các tài khoản này sẽ được KTV lấy từ bảng cân đối số phát sinh do khách hàng cung cấp. KTV so sánh số dư cuối kỳ năm 2015 so với số dư cuối kỳ 2014, tính ra mức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 44 chênh lệch để xem xét các biến động bất thường. Việc sử dụng thủ tục phân tích nhằm giúp KTV ban đầu có thể nhận biết được những rủi ro sai phạm xảy ra từ những biến động bất thường. Dựa vào đó, KTV sẽ tập trung vào các thủ tục có liên quan đến việc kiểm tra các biến động bất thường đó. Kết quả thủ tục phân tích được trình bày trong Bảng 2.4: Bảng 2.4. Mẫu D510 – Thực hiện thủ tục phân tích CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Trang 15/01/16 Khách hàng: Công ty XYZ Soát xét 1: Niên độ:31/12/2015 Soát xét 2: Nội dung: Lead sheet, phân tích tổng quát Soát xét 3: D510 Tài khoản Nội dung Số trước KiT ĐC Số sau KiT Số năm trước Chênh lệch % 151 Hàng mua đang đi trên đường - - - 152 Nguyên liệu, vật liệu 72,428.39 72,428.39 78,885.12 (6,456.73) -8% 153 Công cụ, dụng cụ - - - 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - - 155 Thành phẩm 766,226.37 - 766,226.37 772,350.06 (6,123.69) -1% 156 Hàng hóa - - - 157 Hàng gửi đi bán - - - 158 Hàng hóa kho bảo thuế - - - 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - Tổng cộng 838,654.76 - 838,654.76 851,235.18 (12,580.42) -9% TB, GL PY Phân tích biến động các tài khoản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 45 Kết luận: Không có biến động lớn, bất thường, mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Sau thủ tục phân tích sơ bộ ban đầu, trưởng đoàn kiểm toán sẽ lập ra chương trình kiểm toán đối với chu trình HTK và giao cho thành viên trong đoàn đảm nhận kiểm toán chu trình này thực hiện theo chương trình đó. Đối với công ty AAC, chương trình kiểm toán được lấy từ chương trình kiểm toán mẫu VACPA. Trong tờ chương trình sẽ nêu ra các mục tiêu, những rủi ro trọng yếu của khoản mục và các thủ tục kiểm toán được thực hiện để kiểm tra chu trình hàng tồn kho. Tờ chương trình kiểm toán hàng tồn kho sẽ trình bày tất cả các thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện và mục tiêu của các thủ tục đó thông qua việc đánh ký hiệu tham chiếu đối với thủ tục. Mục tiêu: Đảm bảo các khoản mục HTK là có thực, thuộc quyền sở hữu của DN; được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, được tính giá nhất quán và ghi nhận theo giá trị phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Chương trình kiểm toán Hàng tồn kho công ty XYZ được trình bày tại Phụ lục 05-Mẫu D530 – Chương trình kiểm toán HTK. Kết luận: Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán được trình bày ở phần đầu chương trình kiểm toán đã đạt được ngoại trừ việc công ty ghi nhận CLTG không theo quy định. Tiếp theo, kiểm toán viên kiểm tra tính nhất quán giữa việc áp dụng các chính sách kế toán. Kiểm toán viên sẽ phỏng vấn kế toán để biết được có sự thay đổi này trong kỳ này so với kỳ trước không. Mục tiêu: Chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Kết quả việc kiểm tra chính sách kế toán mà XYZ áp dụng được trình bày trong Bảng 2.5 : ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 46 Bảng 2.5. Mẫu D540 – Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng Trích từ giấy làm việc: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Trang 15/01/16 Khách hàng: Công ty XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31/12/2015 Soát xét 2: Nội dung: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng Soát xét 3: D540 Thực hiện: Chính sách kế toán áp dụng Áp dụngnăm trước Áp dụng năm nay Ảnh hưởng việc áp dụng không nhất quán Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.   Phương pháp tính giá xuất kho trong kỳ Bình quân tháng Bình quân tháng Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính.   Kết luận: Chính sách kế toán áp dụng phù hợp với quy định và nhất quán với năm trước. Tiếp theo sau việc tìm hiểu các tính nhất quán của chính sách kế toán qua các kỳ, kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục phân tích (thủ tục phân tích dọc) để so sánh cơ cấu chi phí sản xuất giữa năm nay với năm ngoài, từ đó xem xét các biến động là có hợp lí hay không. Các thủ tục phân tích các hệ số như vòng quay hàng tồn kho, tỷ trọng hàng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 47 tồn kho đã được thực hiện trong phần phân tích sơ bộ báo cáo tài chính nằm trong phần lập kế hoạch. Mục tiêu: Nắm được biến động chi phí; kiểm soát được các biến động bất thường và rủi ro. Thực hiện: KTV tiến hành phân tích đối với hoạt động sản xuất dăm keo - So sánh cơ cấu chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung) năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động, có biểu đồ hình tròn biểu diễn tỷ trọng chi phí sản xuất. - Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất chung, biểu diễn bằng biểu đồ. Kết quả so sánh cơ cấu chi phí qua các năm được trình bày như trong Bảng 2.6, phân tích cơ cấu chi phí sản xuất chung trình bày trong Bảng 2.7: Bảng 2.6. Mẫu D541 – So sánh cơ cấu chi phí qua các năm Khoản mục Năm nay Năm trước Biến động % - Chi phí nguyên liệu 11,463,459.32 12,168,040.91 -704,582 -5.79% - Chi phí nhân công 442,960.51 529,291.52 -86,331 -16.31% - Chi phí sx chung 524,271.67 658,636.52 -134,365 -20.40% Cộng 12,430,691.50 13,355,968.95 -925,277 -6.93% Sản lượng nhập kho 196,670.78 219,389.81 -22,719 -10.36% Đơn giá 63.21 60.88 2.33 3.82% Đơn giá NVL 58.29 55.46 2.82 5.09% 92% 4%4% 91% 4%5% Ty trong chi phi san xuat - Chi phí nguyên liệu - Chi phí nhân công - Chi phí sx chung ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 48 Bảng 2.7. Mẫu D541 - Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất chung Chi phí sx chung Năm nay Năm trước Biến động % Chi phí nhiên liệu chạy máy 112,878.48 213,811.02 -100,932.54 -47.21% Phụ tùng thay thế 63,551.66 83,307.34 -19,755.68 -23.71% Khấu hao TSCĐ 59,265.78 58,974.86 290.92 0.49% Điện 58,428.59 69,759.46 -11,330.87 -16.24% Chi phí bảo dưỡng MMTB 26,093.75 37,912.95 -11,819.20 -31.17% Tiền thuê đất 200,114.35 188,176.81 11,937.54 6.34% Bằng tiền khác 3,939.06 6,694.08 -2,755.02 -41.16% Cộng 524,271.67 658,636.52 -134,364.85 -20.40% Kết luận: - Tổng chi phí sản xuất biến động giảm so với năm trước (khoảng 7%), chủ yếu do sản lượng nhập kho năm nay giảm hơn 10%; - Lý do sản lượng giảm mạnh nhưng tốc độ giảm của CP không tương ứng là do có một số loại CP có giá tăng. Gồm: CP nguyên liệu và CP tiền thuê đất; 22% 12% 11% 11%5% 38% 1% 32% 13% 9% 11% 6% 28% 1% Ty trong cp sx chung Chi phí nhiên liệu chạy máy Phụ tùng thay thế Khấu hao TSCĐ Điện Chi phí bảo dưỡng MMTB Tiền thuê đất Bằng tiền khác ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 49 - Thông thường, CP nguyên liệu phụ thuộc 2 yếu tố: đơn giá của nguyên liệu và tỷ lệ dăm khô kiệt: Đơn giá nhập của nguyên liệu năm nay tính bình quân khoảng 58,29 USD/tấn, tăng so với năm trước là 55,46; Tỷ lệ dăm khô kiệt năm nay lại giảm so với năm trước, có nghĩa là để làm ra 1 lượng dăm khô kiệt thì năm nay tốn lượng nguyên liệu nhiều hơn so với năm trước. Từ đó, đơn giá nhập kho năm nay tăng chủ yếu do đơn giá nguyên liệu tăng. - Đối với các chi phí biến đổi khác: Sản lượng giảm nên chi phí nhân công trực tiếp giảm theo --> chi phí nhân công giảm; Sản lượng giảm nên chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế giảm (2 loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong CPSXC)--> chi phí sản xuất chung giảm; Về tỷ trọng chi phí thì có sự biến động nhẹ giữa các loại, trong khi tỷ trọng chi phí SXC giảm 1% thì tỷ trọng chi phí nguyên liệu tăng 1%. - CPSXC mang tính chất cố định (khấu hao) ít biến động so với năm trước (phù hợp với TSCĐ không biến động); Tiền thuê đất năm nay tăng do đơn giá thuê tăng; - Các CPSXC biến động theo sản lượng nhập kho (chi phí nhiên liệu, phụ tùng thay thế, điện) đều có xu hướng giảm (phù hợp với sản lượng giảm); - Cơ cấu CPSXC năm nay biến động nhiều so với năm trước chủ yếu tiền thuê đất tăng 10%, còn CP nhiên liệu giảm 10%. Đối với công ty XYZ, khi phân tích biến động chi phí, kiểm toán viên phát hiện các chi phí không biến động quá nhiều so với năm trước. Các khoản chi phí biến động đều được kế toán giải trình với kiểm toán viên. Khi phân tích tỷ trọng chi phí sản xuất chung, KTV nhận thấy tiền thuê đất chiếm tỷ trong lớn và tăng mạnh so với năm trước. 2.2.2.3.Thực hiện thử nghiệm chi tiết a)Chứng kiến kiểm kê HTK Vì một số đặc trưng của HTK của công ty nên KTV không chứng kiến kiểm kê HTK mà sử dụng các thủ tục thay thế. Theo thông lệ của Công ty, việc kiểm kê thực hiện như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 50 - Đối với thành phẩm dăm gỗ: chiếm tỷ trọng lớn trong HTK, Công ty không tổ chức kiểm kê tại ngày kết thúc niên độ mà kiểm kê tại thời điểm số lượng dăm tồn kho là thấp nhất (thường sau mỗi chuyến hàng xuất) và thực hiện vào khoảng tháng 9 - 10. Trong năm 2015, tại ngày 16/10/2015 Công ty đã tổ chức kiểm kê và xử lý chênh lệch giữa thực tế và sổ sách. Do vậy, KTV chỉ kiểm tra Hồ sơ kiểm kê tại thời điểm đó và cộng trừ đến thời điểm 31/12/15. Lượng dăm gỗ tồn kho cuối ngày 16/10/2015 được trình bày trong Biên bản xác định số lượng dăm gỗ keo xuất khẩu (xem Phụ lục 06). - Đối với nguyên liệu gỗ: Công ty không kiểm kê, mà chỉ quản lý lượng gỗ nhập kho (qua cân) và lượng gỗ tồn kho tại mỗi ca làm việc. Thông thường, gỗ mua về nhập thẳng vào sản xuất, đưa vào máy băm -> dăm. Lượng tồn kho ít. Sau mỗi ca làm việc đều có Sơ đồ gỗ lóng do KCS lập và xác định lượng gỗ còn tồn để giao cho ca sau. Mặt khác, mặt hàng này không có mất mát. Do vậy, KTV kiểm tra hồ sơ giao ca tại ngày 31/12/2015 (xem Phụ lục 07 – Sơ đồ gỗ lóng Ca 2) để xác định lượng gỗ tồn kho. - Đối với nhiên liệu, vật tư: Công ty thực hiện kiểm kê tại ngày 31/12/2015. Tuy nhiên, xét tỷ trọng nhỏ trong HTK nên KTV không tham gia chứng kiến kiểm kê, chỉ kiểm tra Biên bản do công ty lập (xem Phụ lục 08). Mục tiêu: Đảm bảo HTK là có thực và hiện hữu. Được phản ánh đầy đủ, chính xác và phù hợp. Kết quả việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại công ty XYZ được thể hiện trong Bảng 2.8: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 51 Bảng 2.8. Mẫu D542 – Chứng kiến kiểm kê HTK tại XYZ 1.1 Xác định tất cả các kho (của DN hoặc đi thuê), hàng ký gửi..., định giá trị các kho và đánh giá rủi ro của từng kho để xác định nơi KTV sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê. Tên kho Địa chỉ Tài khoản Giá trị sổ sách Kho Cảng Tiên Sa Cảng Tiên Sa 152 72,428.39 155 766,226.37 1. Tham gia chứng kiến kiểm kê Kết luận: Không tham gia CKKK * Thủ tục thay thế 155 Tên kho SL kiểm kê16/10/15 SL Sổ sách Chênh lệch Nhập - Xuất từ 16/10 - 31/12 Tồn 31/12/15 Thành phẩm (BDT) 800.22 582.66 217.56 Tỷ lệ qui đổi 0.46 Thành phẩm (GMT) 1,739.61 10,499.10 12,238.71 Số liệu của Công ty (GMT) 12,238.71 Chênh lệch (0.00) Kết luận: Chênh lệch nhỏ -> OK * Thủ tục thay thế 152 (nguyên liệu gỗ) Tham chiếu Sơ đồ gỗ lóng ca 2 ngày 31/12/2015 Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đạt được * Thủ tục thay thế 152 (nhiên liệu, vật tư) Tham chiếu Biên bản kiểm kê ngày 31/12/2015 Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đạt được 2.Gởi thư xác nhận Hàng gởi bán Tên hàng hóa Tên Đại lý/ cơ sở gởi bán Giá trị hàng Địa chỉ kho Không có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 52 Kết luận: Không có chênh lệch khi kiểm kê HTK tại công ty XYZ, mục tiêu kiểm toán đã đạt được. b)Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết HTK Là thủ tục nhằm đảm bảo sự khớp đúng số liệu trên báo cáo NXT với số liệu trên sổ cái, cụ thể khi tiến hành kiểm tra sự khớp đúng số liệu của HTK thì KTV cần phải thực hiện đối chiếu số liệu giữa giữa bảng tổng hợp nhập xuất tồn với sổ cái của từng tài khoản HTK. Mục tiêu: Đảm bảo số liệu hàng tồn kho được phản ánh chính xác, đầy đủ. Thực hiện: Thu thập bảng tổng hợp N – X - T HTK, biên bản kiểm kê HTK. Đối chiếu số liệu N – X - T, sổ cái, tài liệu kiểm kê HTK. Kết quả kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết HTK tại XYZ thể hiện trong Bảng 2.9: Bảng 2.9. Mẫu D543 - Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết HTK Thực hiện kiểm toán: 1. Đối chiếu số liệu NXT với sổ cái Số dư 31/12/2014 Số liệu Báo cáo NXT Sổ cái Chênh lệch TK 1521 168.33 72,428.39 0.00 TK 1523 4,359.76 TK 1524 67,900.30 155 766,226.37 766,226.37 0.00 Tổng cộng 0 Số liệu giữa sổ sách và báo cáo nhập xuất tồn khớp đúng 2. Chọn mẫu đối chiếu số liệu số lượng chi tiết tổng hợp kiểm kê và NXT Tham chiếu Biên bản kiểm kê Không có thừa thiếu trong kiểm kê, HTK có phẩm chất tốt Kết luận: Số liệu sổ sách và báo cáo N – X – T khớp đúng, mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Tham khảo thêm Phụ lục 09 – Tổng hợp N – X – T HTK. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 53 c)Kiểm tra các nghiệp vụ nhập kho trong kỳ KTV tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ nhập kho trong kỳ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên các nghiệp vụ nhập kho trong kỳ, kiểm tra các nghiệp vụ và chứng từ có liên quan được chọn. Mục tiêu: Đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh là có thực và chính xác. Kết quả kiểm tra nghiệp vụ nhập kho trong kỳ của công ty XYZ được trình bày trong bảng 2.10: Bảng 2.10. Mẫu D545 – Kiểm tra các nghiệp vụ nhập kho Nguyên vật liệu: Số lượng chứng từ nhập kho rất lớn. Từng xe nhập hàng đều qua cân -> phiếu. Hàng ngày, tập hợp các phiếu và các nhà cung cấp sẽ xuất hóa đơn theo từng ngày cho Công ty. Một bộ chứng từ nhập kho bao gồm: Hóa đơn, phiếu cân Công ty có ký Hợp đồng với các nhà cung cấp với điều khoản: nếu số lượng trong tháng > 5000 tấn, sẽ hỗ trợ theo từng mức SL Cuối tháng, kế toán kho lập bảng đối chiếu để NCC xuất hóa đơn cho phần hỗ trợ đó Tham chiếu Kết luận: Với công ty XYZ, KTV chọn mẫu kiểm tra các nghiệp vụ nhập kho trong kỳ. Với mẫu được chọn ra, kiểm toán viên kiểm tra và kết luận rằng không có nghiệp vụ nào trong mẫu được chọn ra là sai phạm. d)Kiểm tra phương pháp tính giá hàng xuất kho Kiểm toán viên tiến hành xem xét phương pháp tính giá hàng xuất kho mà đơn vị đang áp dụng, tính lại giá hàng xuất kho theo phương pháp đó, so sánh, đối chiếu với số liệu sổ sách. Công ty XYZ tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân tháng. KTV yêu cầu kế toán cung cấp bảng tổng hợp nhập xuất tồn của từng tháng, sau đó kiểm toán viên sẽ tính toán lại giá xuất kho và đối chiếu với giá xuất kho của đơn vị ghi nhận. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 54 Kiểm toán viên chọn mẫu bảng tổng hợp nhập xuất tồn của tháng 9 để tính toán lại giá xuất kho. Mục tiêu: Đảm bảo HTK được tính giá phù hợp, nhất quán. Kết quả kiểm tra phương pháp tính giá hàng xuất kho trích từ mẫu D546 – Phụ lục 10, được trình bày trong Bảng 2.11: Bảng 2.11. Mẫu D546 - Kiểm tra phương pháp tính giá hàng xuất kho Kết luận: Giá xuất kho hàng tồn kho tính toán chính xác và nhất quán với năm trước. e)Kiểm tra tính giá thành và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, toàn bộ chi phí tập hợp trong tháng sẽ được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. KTV tiến hành kiểm tra việc tính giá thành tại đơn vị. Tham khảo Phụ lục 11 - Bảng tính giá thành năm 2015. Mục tiêu: Đảm bảo khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ và giá thành trong kỳ được xác định và phản ánh chính xác. Thực hiện: Kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của việc tập hợp, phân bổ, tính giá thành phẩm nhập kho. Kết quả việc kiểm tra được trình bày ở Mẫu D547 – Phụ lục 12. Kiểm tra tính giá thành và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ. f) Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá HTK Kiểm toán viên sẽ dựa vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn để xem xét các loại hàng tồn kho chậm luân chuyển trong năm. Tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của các phương pháp tính dự phòng áp dụng; Phân tích, thu thập bằng chứng, tính toán mức dự phòng phải trích lập bổ sung Giá trị xuất đơn vị Kiểm toán Chênh lệch Ghi chú Thành phẩm 2,259,177.89 2,259,177.89 -0.00 Dăm keo =(2449655.57+741857.86)/ (38683.78+11469.44)*35501.98 Nguyên liệu 666,098.32 666,106.74 -8.42 Keo lá tram trợ giá =(11180.7+656145.65)/ (190.13+11300.31)*11469.44 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 55 Mục tiêu: Đảm bảo số liệu hàng tồn kho được phản ánh theo giá trị phù hợp. Kết quả việc kiểm tra được trình bày trong Bảng 2.12: Bảng 2.12. Mẫu D548 - Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết luận: Công ty XYZ không cần trích lập dự phòng. g)Kiểm tra cut – off Kiểm toán viên sẽ kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ phát vào ngày kết thúc niên độ và sau ngày kết thúc niên độ 1 ngày để xem xét tính đúng kỳ của các nghiệp vụ. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra dựa vào ngày trên hóa đơn. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Trang 15/01/16 Khách hàng: Công ty XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31/12/2015 Soát xét 2: Soát xét 3: Nội dung: Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho D548 Thực hiện 1. Kiểm tra các khoản dự phòng đã trích lập, tìm hiểu và đánh giá tính hợp lý của các phương pháp tính dự phòng áp dụng Không có dự phòng giảm giá HTK 2. Kiểm tra các khoản dự phòng phải trích lập bổ sung 2.1. Soát xét các khoản mục HTK chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc hư hỏng Không có 2.2 Kiểm tra các khoản mục HTK có biến động lớn về chi phí hoặc về giá bán hoặc về công nghệ hoặc về nhu cầu của thị trường để xem xét khả năng phải trích lập dự phòng giảm giá. N/A 3. Ghi chú về sự cần thiết trích lập dự phòng do các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kết toán Không có 4.Phân tích lợi nhuận gộp để xem xét liệu có phát sinh HTK có giá thành cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện để xác định nhu cầu lập dự phòng. Tháng 12/15 Công ty có LNG > 0ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 56 Mục tiêu: Đảm bảo HTK ghi nhận là đúng kỳ; Đảm bảo không có sự biến động bất thường về số lượng; về giá trị HTK cần trích lập dự phòng. Thực hiện: Chọn mẫu các nghiệp vụ nhập/xuất kho trước và sau ngày kết thúc kỳ kế toán và kiểm tra đến chứng từ gốc để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Kết quả việc kiểm tra được trình bày trong Bảng 2.13: Bảng 2.13. Mẫu D549 – Kiểm tra cut off Trích từ Giấy làm việc: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Trang 15/01/16 Khách hàng: Công ty XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31/12/2015 Soát xét 2: Nội dung: Kiểm tra cut off Soát xét 3: D549 Thực hiện kiểm toán 1. Chọn mẫu Kiểm tra các nghiệp vụ nhập/xuất kho vào ngày kết thúc kỳ kế toán Kiểm tra NCT SCT Nội dung HTK Số tiền Ngày Hóa đơn Ngày Phiếu NK Ngày Thẻ kho Đồng ý về s.tiền Đồng ý về s.lương Còn Vấn đề khác ko? Tham chiếu Thẻ kho kèm theo 2. Chọn mẫu Kiểm tra các nghiệp vụ nhập/xuất kho SAU 1 ngày kết thúc kỳ kế toán Ngày chứng từ SCT Nội dung HTK Số tiền Ngày Hóa đơn Ngày Phiếu NK Ngày Thẻ kho Đồng ý về s.tiền Đồng ý về s.lương Vấn đề khác Tham chiếu Thẻ kho kèm theo ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 57 Kết luận: Mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Tham chiếu Thẻ kho tại Phụ lục 14. h) Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, công ty phải quy đổi tỷ giá để ghi nhận nghiệp vụ, KTV kiểm tra việc quy đổi tỷ giá của công ty có đúng theo quy định và chính xác hay không. Thực hiện: Đối với các giao dịch mua hàng có gốc ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi để ghi nhận HTK (kết hợp với phần hành liên quan). Kết quả việc kiểm tra được trình bày trong Bảng 2.14: Bảng 2.14. Mẫu D550 – Kiểm tra áp dụng tỷ giá CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Trang 15/01/16 Khách hàng: Công ty XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31/12/2015 Soát xét 2: Nội dung: Kiểm tra áp dụng tỷ giá Soát xét 3: D550 Thực hiện kiểm toán Đối với các giao dịch mua hàng có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi để ghi nhận HTK (kết hợp với phần hành liên quan). STT Nội dung nghiệp vụ Theo Công ty Theo TT 200 Ví dụ 1. Thanh toán các khoản chi phí mua ngoài (gốc VND) bằng tiền VND Qui đổi theo tỷ giá hàng tháng Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán Chứng từ Ngân hàng tháng 3, Phiếu chi tháng 3 2. Mua hàng (gốc VND) ghi nhận nợ phải trả Qui đổi theo tỷ giá hàng tháng Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh Chứng từ mua nguyên vật liệu tháng 3 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 58 Kết luận: Đơn vị đang sử dụng tỷ giá quy đổi theo tỷ giá hàng tháng là chưa đúng, đề nghị đơn vị áp dụng tỷ giá theo Thông Tư 200. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi trình bày tất cả các thủ tục thực hiện trên giấy làm việc, KTV sẽ chuyển giấy làm việc cho trưởng đoàn kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm toán sẽ tập hợp lại tất cả những sai phạm ở các phần hành khác vào biên bản trao đổi và sẽ họp trao đổi với công ty để đề xuất việc điều chỉnh. Đối với các sai phạm nhưng công ty không điều chỉnh, kiểm toán viên sẽ tổng hợp lại mức sai phạm và so sánh với mức trọng yếu thực hiện để làm cơ sở cho việc phát hành ý kiến kiểm toán. Sau khi tổng hợp tất cả ý kiến, trưởng đoàn kiểm toán đưa ra kết luận và trao đổi với kế toán trưởng đơn vị. Bảng 2.15. Kết luận KẾT LUẬN Theo ý kiến của chúng tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được: 1. Công tác quản lý hàng tồn kho của đơn vị thực hiện tốt, phù hợp với yêu cầu thực tế. Công tác lưu giữ, tổ chức chứng từ kế toán cẩn thận, chu đáo, thuận tiện cho công tác kiểm tra. 2. Các nghiệp vụ được hạch toán đúng, đầy đủ. 3. Đơn vị đang sử dụng tỷ giá quy đổi theo tỷ giá hàng tháng là chưa đúng, đề nghị đơn vị áp dụng tỷ giá theo Thông Tư 200. Sau khi trao đổi với kế toán trưởng công ty XYZ, kế toán trưởng đồng ý với những trao đổi đó và chấp nhận thay đổi tỷ giá ngoại tệ theo Thông tư 200, sau đó đã tiến hành điều chỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 59 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN, NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CHO QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục HTK tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho là một phần hành kiểm toán khá phức tạp trong quy trình kiểm toán BCTC. Đối với khoản mục HTK, do đã ý thức được đây là một khoản mục trọng yếu, rất nhạy cảm với gian lận và sai sót. Chính vì vậy khi tiến hành kiểm toán chu trình HTK tại công ty XYZ, công ty AAC đã xây dựng được chương trình kiểm toán HTK khá hoàn chỉnh dựa trên sự kết hợp lý luận và thực tiễn tuyệt đối tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán, kế toán Việt Nam và những quy định của Bộ tài chính. Dưới góc độ một bài viết cá nhân, em xin đưa ra một số nhận xét mang tính chủ quan như sau: 3.1.1. Ưu điểm  Về đội ngũ nhân viên và môi trường làm việc của công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC. Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ngày càng gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực hoạt động của mình. Đồng thời, công ty cũng ngày càng khẳng định được uy tín của mình đối với khách hàng và được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trên cả nước đặc biệt là khách hàng ở khu vực miền Trung. Thị trường khách hàng cũng như lĩnh vực hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, AAC ngày càng kiểm toán trong nhiều lĩnh vực hơn. Sở dĩ AAC đạt được thành công rực rỡ như vậy là do AAC đã được lãnh đạo bởi ban Giám đốc có năng lực chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng quản lý tốt. Ban lãnh đạo công ty luôn có tầm nhìn rộng và có khả năng hoạch định chiến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 60 lược giúp đưa ra những kế hoạch và định hướng cụ thể cho sự phát triển chung của công ty. Kết hợp đó là sự sở hữu một đội ngũ kiểm toán viên trẻ tràn đầy năng lực, linh hoạt, có trình độ nghiệp vụ cao và dày dặn kinh nghiệm. Tham gia kiểm toán rất nhiều các doanh nghiệp, đa dạng về quy mô, loại hình và đặc điểm khác nhau. Do đó, trình độ KTV trong công ty không ngừng được trau dồi, mở rộng và nâng cao. Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng vào việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các trợ lý kiểm toán viên. Chính vì vậy, các nhân viên của AAC luôn là những người có năng lực chuyên môn giỏi, có tính thận trọng trong công việc, có đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp. Chính tất cả những điều này đã giúp họ có sự phối hợp ăn ý, tạo ra được sức mạnh giúp họ đạt được hiệu quả tối ưu trong công việc. Công ty luôn thường xuyên cập nhật những thông tư, nghị định, chế độ mới về thuế, kế toán và kiểm toán. Định kỳ, công ty có tổ chức các buổi hội thảo để các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên có thể cập nhật kiến thức mới đồng thời qua đó, các kiểm toán viên cũng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Điều này giúp kiểm toán viên có thể hiểu được các quy định pháp luật hiện hành và vận dụng một cách hữu hiệu trong công việc. Với một quy mô lớn và đội ngũ nhân viên đông đảo, nhìn chung AAC có tổ chức bộ máy quản lý điều hành khá gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả. Các phòng ban chức năng được phân công phụ trách các lĩnh vực cụ thể tạo ra sự chuyên môn hoá, nâng cao hiệu quả công việc. Với cách tổ chức và quản lý như thế này vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá cao trong công việc vừa giúp các nhân viên có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Mặt khác có thể điều động linh hoạt giữa các phòng nghiệp vụ trong quá trình làm việc để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho các nhóm kiểm toán, phù hợp với đặc thù của ngành vào mùa kiểm toán. AAC đã tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang phong cách quốc tế, năng động và nhiệt huyết, luôn tuyên dương khen thưởng những nhân viên xuất sắc. Ngoải ra, AAC cũng tạo ra một môi trường vui chơi và giải trí cho toàn thể nhân viên điều này đã tạo ra động lực cho các nhân viên trong công việc và gắn kết họ lại với nhau hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 61  Về công tác Kiểm toán chu trình HTK tại công ty XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện Cùng với việc xây dựng chương trình kiểm toán chung, công ty AAC đã xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho chu trình kiểm toán Hàng tồn kho. Cụ thể: - Công ty đã thực hiện đầy đủ công tác khảo sát, tìm hiểu khách hàng, phân tích rủi ro trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán. Công ty đã xây dựng form tìm hiểu khách hàng cũng như tài liệu cần cung cấp gửi trước cho kế toán trưởng công ty XYZ giúp cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh hơn và đỡ mất thời gian. - Công ty đã xây dựng chương trình kiểm toán HTK đối với công ty XYZ với đầy đủ các thủ tục kiểm toán và thoả mãn hầu hết các mục tiêu kiểm toán đối với HTK. Những thủ tục này có vai trò rất quan trọng, làm cơ sở cho việc kiểm tra số liệu của khách hàng nhằm đưa ra ý kiến chuẩn xác trên Báo cáo kiểm toán đối với công ty XYZ. - Việc tổ chức, phân công công việc được thực hiện rất hợp lý và khoa học. Trưởng đoàn luôn có sự phân công công việc phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của các thành viên đảm bảo chất lượng kiểm toán. Hàng tồn kho được xem là một khoản mục trọng yếu và phức tạp nên HTK thường được các thành viên có kinh nghiệm thực hiện. - Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV vận dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế, sắp xếp thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách khoa học nhằm tối thiểu hóa sự kiểm tra chồng chéo và sử dụng triệt để kết quả của các bước kiểm tra trước trong việc thiết kế các thủ tục kiểm tra tiếp theo tạo điều kiện cho việc thực hiện kiểm toán được tiến hành đúng tiến độ kế hoạch. - Trong quá trình làm việc, các KTV luôn đưa các thông tin, vấn đề ra để cùng thảo luận, trao đổi và đi đến kết luận thống nhất tạo tính hiệu quả cho công tác kiểm toán. - Do các tài khoản trong chu trình HTK, lương, doanh thu có mối quan hệ với nhau nên việc thu thập bằng chứng khi thực hiện kiểm toán HTK luôn được phối hợp khi kiểm toán những tài khoản khác như phần hành kiểm toán GVHB đã thực hiện kiểm tra giá trị hàng mua trong kỳ nên phần hành kiểm toán HTK không cần thực hiện kiểm tra nữa Điều này giúp cho các KTV tránh sự lặp lại trong việc thực hiện các thủ tục kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.. KTV luôn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 62 chú trọng đến việc xem các tổng hợp đối ứng của tất cả các tài khoản HTK để có cái nhìn tổng quát về quy trình hạch toán HTK, từ đó nhận diện các nghiệp vụ lạ cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán. - Kiểm tra thủ tục cut-off ở HTK được KTV chú trọng và tiến hành kỹ lưỡng đảm bảo các nghiệp vụ liên quan đến hàng nhập kho, hàng xuất kho đều được ghi nhận đúng kỳ. - Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (phỏng vấn, quan sát, kiểm tra đối chiếu, xác nhận,.. ) được KTV linh hoạt kết hợp sử dụng khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đảm bảo các bằng chứng thu thập được về HTK có hiệu lực cao. - KTV đã ghi lại đầy đủ trên giấy làm việc các công việc mà mình đã thực hiện, lưu các sổ sách, chứng từ cần thiết mà KTV đã xem xét và kiểm tra, các kết luận mà KTV đưa ra rõ ràng có dẫn chứng thuyết phục, và có đề xuất cách giải quyết cho khách hàng. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kiểm toán chu trình HTK áp dụng tại công ty XYZ do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể do hạn chế về thời gian nên quá trình áp dụng chương trình kiểm toán vào thực tế bị rút gọn.  Mặc dù được xác định là công việc cần thiết và quan trọng nhưng việc thu thập thông tin về khách hàng vẫn còn sơ sài, chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Đối với các khách hàng lâu năm, KTV sử dụng thông tin trên hồ sơ chung của năm trước, đồng thời phỏng vấn khách hàng về các thay đổi trong cơ cấu quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng mà không tìm kiếm thông tin trên các phương tiện khác như thông tin chung về ngành nghề sản xuất kinh doanh của DN, các chỉ số quan trọng của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề với khách hàng. Sự thiết sót này có thể làm cho KTV không nắm được mấu chốt của thị trường biến động dẫn tới rủi ro kiểm toán là rất cao. Trên thực tế, trong nhóm kiểm toán có những người chưa nắm được các thông tin về khách hàng mà vẫn được giao kiểm toán nên khi thực hiện không có sự linh hoạt dựa theo phán đoán để có thể bỏ qua các sai sót không trọng yếu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 63  Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã thực hiện tính mức trọng yếu cho các khoản mục. Tuy nhiên, đối với khoản mục HTK nói riêng cũng như các khoản mục khác nói chung, KTV không sử dụng mức trọng yếu này để xác định sai phạm trong quá trình thực hiện kiểm toán. Nguyên nhân có thể là do mô hình xác định này được áp dụng là như nhau cho tất cả các khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, chính vì vậy mức trọng yếu dù đã được tính toán nhưng khi áp dụng sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Do đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục HTK, KTV chủ yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp để đưa ra các điều chỉnh đối với sai phạm phát hiện được. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.  Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thường không chú trọng thực hiện thủ tục phân tích mặc dù đây là một thủ tục hữu hiệu để xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán và giảm bớt các thử nghiệm chi tiết giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, giảm thiểu chi phí kiểm toán. Hơn nữa, các thủ tục phân tích công ty xây dựng chỉ gồm phương pháp phân tích đơn giản như so sánh số liệu năm nay so với năm trước, phân tích biến động qua các thời kỳ.  Việc tìm hiểu hệ thống KSNB là một bước rất quan trọng để các KTV có thể có một cái nhìn tổng quát về công ty, từ đó xác định được mức rủi ro do hệ thống KSNB để có thể thiết kế các thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm chi tiết sao cho phù hợp. Thực tế, KTV chỉ tiến hành tìm hiểu về hệ thống KSNB một cách chi tiết đối với những khách hàng mới. Đối với công ty XYZ, việc tìm hiểu chỉ dựa vào kinh nghiệm của KTV, thông tin từ việc phỏng vấn, kết hợp xem tài liệu pháp lý thu thập được để đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB. Việc làm này đơn giản, gọn nhẹ, ít tốn thời gian nhưng hiệu quả thu được không cao và không được ghi lại trong hồ sơ kiểm toán, do đó việc lưu giữ các thông tin về hệ thống KSNB chưa được thực hiện thống nhất, ngoại trừ nhóm trưởng là người có kinh nghiệm thì các trợ lý kiểm toán mới vào nghề khó có thể biết được quá trình đánh giá công tác KSNB ở khách hàng như thế nào.  Ngày nay, hầu hết các khách hàng đều dùng kế toán máy, rủi ro liên quan đến việc triển khai và ứng dụng phần mềm là cao, nhất là trong trường hợp khách hàng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 64 thay đổi hoặc mới sử dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, công ty chưa xây dựng các thủ tục đánh giá hệ thống KSNB trong môi trường máy tính.  Kết quả của các thử nghiệm kiểm soát sẽ là cơ sở để các KTV đánh giá rủi ro với khoản mục HTK, từ đó quyết định gia tăng hay giảm các thử nghiệm cơ bản. Khi thực hiện chọn mẫu trong quá trình Kiểm toán, KTV vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và thường lựa chọn những mẫu có quy mô lớn, điều này có thể chưa hợp lý bởi vì các sai sót có thể rơi vào các nghiệp vụ có số tiền nhỏ. Điều này đã làm hạn chế tính đại diện của mẫu chọn.  Kiểm tra việc trình bày và công bố là bước quan trọng nhưng đối với công ty XYZ, AAC lại không thực hiện. Điều này làm cho KTV không thể khẳng định được việc trình bày và công bố của AAC đã hợp lý chưa. 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao tính hữu hiệu cho quy trình kiểm toán khoản mục HTK tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Một chương trình kiểm toán có hiệu quả luôn là một lợi thế đối với bất cứ công ty nào, nó không những giảm thiểu được rủi ro kiểm toán mà còn giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành đúng tiến độ. Mặc dù chương trình kiểm toán chu trình HTK mà công ty AAC thiết kế đã khá hoàn chỉnh. Nhưng để hoàn thiện hơn, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang tính chủ quan như sau: Thông tin khách hàng luôn là một yếu tố quan trọng mà KTV cần nắm được khi bước vào cuộc kiểm toán tại doanh nghiệp. Đối với khách hàng cũ, KTV không nên chỉ xem xét trong hồ sơ chung của năm trước mà phải cập nhật thông tin về tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng qua các kênh thông tin. Việc thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng là rất cần thiết trong cuộc kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán khoản mục HTK, KTV nên tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường và đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán để từ đó đánh giá được tình hình tài chính của khách hàng và vị trí của nó so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Điều này sẽ giúp cho KTV thực hiện kiểm toán khoản mục HTK hàng phân tích biến động một cách chính xác và hợp lý nhất. Đối với các khách hàng quen thuộc và trong cùng ngành, Công ty nên sắp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 65 xếp giao cho một trưởng nhóm chịu trách nhiệm kiểm toán như vậy sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn đối với từng công ty sẽ kiểm toán. Đối với mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề riêng, công ty nên cử những KTV có trình độ chuyên sâu về từng mảng để tổng hợp và quản lý thông tin theo mảng, đảm bảo thông tin về khách hàng được thu thập một cách đầy đủ và chi tiết trước khi tiến hành kiểm toán. Chính sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh đó cộng với kinh nghiệm kiểm toán của bản thân, KTV sẽ nắm bắt sâu giúp cho cuộc kiểm toán được nhanh hơn, chính xác và hiệu quả cao.  Công ty nên xây dựng mô hình xác định mức trọng yếu linh hoạt hơn đối với các khoản mục trên BCTC bằng cách điều chỉnh các Hệ số cho từng khoản mục. Ngoài ra, hệ số này có thể được điều chỉnh bởi KTV sau khi thu được kết quả đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị cũng như đánh giá các rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Như vậy, mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục sẽ chính xác hơn. Sau khi xây dựng được mô hình phân bổ mức trọng yếu chính xác, Công ty nên đưa ra quy định bắt buộc về áp dụng mức trọng yếu này trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cũng như các khoản mục khác. Hiện nay, với khoa học hiện đại và ngày càng phát triển, các công ty kiểm toán khác đã sử dụng phần mềm kiểm toán, khi đó mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng sẽ do phần mềm tính ra, như vậy kết quả sẽ chính xác hơn và không mang tính chủ quan của con người. Công ty vẫn chưa sử dụng phần mềm kiểm toán, do vậy Công ty nên đầu tư một phần mềm như vậy để đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện có chất lượng cao mà không tốn nhiều thời gian.  Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong kiểm toán là rất cần thiết và là một trong những phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao, cho phép KTV tiết kiệm được thời gian và chi phí đồng thời phản ánh được mối liên hệ bản chất giữa các số dư của các chu trình trên BCTC. Tuy nhiên trong thực tế các KTV chỉ chủ yếu sử dụng thủ tục phân tích ở mức độ cơ bản (so sánh biến động tuyệt đối của HTK bằng cách so sánh số dư HTK năm nay và năm trước, so sánh một số chỉ tiêu như vòng quay HTK, số ngày 1 vòng quay HTK giữa năm nay so với năm trước trên cơ sở số liệu mà đơn vị cung cấp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 66 Ngoài các thủ tục phân tích trên, KTV có thể sử dụng thêm một số thủ tục phân tích (phân tích ngang và phân tích dọc) một số chỉ tiêu trên BCTC của Khách hàng trong đó chủ yếu trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhằm phát hiện những biến động của các chu trình năm nay so với năm trước. KTV có thể sử dụng các thông tin từ các nguồn độc lập khác như thông tin ngành, thông tin thị trường...nhằm nâng cao độ tin cậy của các thủ tục phân tích. Tính toán và phân tích tỷ trọng HTK trên tổng tài sản, trên doanh thu và trên giá vốn rồi so sánh biên động giữa các kì. Xác định nguyên nhân biến động lớn như : ế đọng sản phẩm, thay đổi định mức dự trữ HTK. Việc thực hiện thủ tục phân tích thường ít được thực hiện và không lưu lại trên hồ sơ làm việc. Do đó, Công ty có thể lập sẵn mẫu các chỉ số sử dụng trong phân tích, nên lưu trữ các file phân tích cụ thể.  Bổ sung thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK: Hàng tồn kho luôn chứa đựng nhiều sai sót và gian lận, chính vì vậy cần phải có các thủ tục KSNB đối với HTK. Việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng sẽ giúp cho KTV đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng, trên cơ sở đó KTV sẽ hình dung được khối lượng công việc cần thực hiện, giúp ích nhiều hơn cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB đối với HTK, cần tìm hiểu các thủ tục kiểm soát đối với các chức năng chính của chu trình HTK đối với DN. Các thông tin thu thập được khi tìm hiểu cần được thể hiện trên giấy làm việc, lưu hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho các KTV hiểu về HTKSNB tại khách hàng, tiết kiệm thời gian trong các đợt kiểm toán tiếp theo. KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để tìm hiểu hệ thống KSNB đối với các nghiệp vụ này. Bảng câu hỏi rất thích hợp để tìm hiểu nghiệp vụ lưu kho. Tuy nhiên, để có hình dung rõ hơn về hệ thống KSNB đối với thủ tục nhập, xuất kho, cần sử dụng kết hợp với lưu đồ mô tả quy trình nhập, xuất kho.  Tìm hiểu hệ thống KSNB trong môi trường máy tính: Như đã trình bày ở trên do ngày nay, hầu hết các khách hàng đều dùng kế toán máy, rủi ro liên quan đến việc triển khai và ứng dụng phần mềm là cao. Do vậy, KTV cần tìm hiểu các thủ tục kiểm soát khách hàng thực hiện trong môi trường máy tính. Để tìm hiểu hệ thống ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 67 KSNB trong môi trường máy tính, cần tìm hiểu các quá trình kiểm soát chung và quá trình kiểm soát ứng dụng.  Tìm hiểu hệ thống kiểm soát chung qua hệ thống câu hỏi như trình bày ở Phụ lục 15 – Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát chung.  Tìm hiểu hoạt động kiểm soát ứng dụng qua hệ thống câu hỏi trình bày ở Phụ lục 16 – Bảng câu hỏi tìm hiểu hoạt động kiểm soát ứng dụng.  Mặc dù AAC đã sử dụng kỹ thuật chọn mẫu CMA nhưng KTV có nhiều TH vẫn không áp dụng mà chọn mẫu theo xét đoán bản thân. Công ty nên quản lý chặt việc này thông qua các tài liệu kiểm toán được trình bày.  Công ty nên bổ sung đầy đủ các thủ tục kiểm toán còn thiếu, lưu trữ những giấy tờ làm việc đã trình bày, xem xét việc trình bày và công bố của BCTC công ty XYZ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 68 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với mục đích tìm hiểu về công tác Kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và Kiểm toán chu trình Hàng tồn kho nói riêng đã giúp em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học tại trường, đồng thời được tiếp thu kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai một cuộc Kiểm toán Báo cáo tài chính tại một đơn vị cung cấp dịch vụ Kiểm toán. Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu kiểm toán quy trình HTK. Những lý luận đó, là tiền đề quan trọng để tìm hiểu thực tiễn quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC như: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Trong bài khóa luận này, em đã đề cập đến một số vấn đề về công tác kiểm toán sau: Cơ sở lý luận về kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, thực trạng công tác kiểm toán HTK tại công ty XYZ do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện, từ đó đưa ra nhận xét và giải pháp góp phần nâng cao tính hữu hiệu cho công tác kiểm toán HTK tại AAC. Công tác kiểm toán HTK tại AAC đang tồn tại một số nhược điểm như: thu thập thông tin về khách hàng còn sơ sài, việc áp dụng mức trọng yếu chưa thật sự có hiệu quả, không chú trọng áp dụng thủ tục phân tích, chỉ thực hiện tìm hiểu chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng mới, chưa tìm hiểu rủi ro trong việc áp dụng hệ thống kế toán máy tính, thực hiện chọn mẫu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, xét đoán của kiểm toán viên. Trên cơ sở những đánh giá này, đề tài trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ HTK tại Công ty AAC. Giải pháp mà đề tài tập trung đưa ra nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích, tìm hiểu HTKSNB, xác định mức trọng yếu, hoàn thiện thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học và hoàn thiện thủ tục chọn mẫu. Nhìn chung bài khóa luận đã hoàn thành mục tiêu đề ra khi bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, trình độ và việc tiếp cận số liệu nên đề tài em làm chưa đầy đủ, ý kiến nhận xét còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra còn mang tính gợi mở, chưa có tính khoa học và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 69 3.2. Kiến nghị Trong tương lai, nếu tiếp tục nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán HTK tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” thì em sẽ tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng quy trình kiểm toán HTK trên nhiều đơn vị khách hàng, bởi với nhiều đối tượng khác nhau các giải pháp đưa ra mang tính tổng thể, góp phần hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán HTK Công ty. Dựa trên bài khóa luận này, các hướng nghiên cứu đề xuất là: - Hoàn thiện chu trình kiểm toán HTK trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Nghiên cứu thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. - Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Bích Ngọc SVTH: Võ Thị Thuyết 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Kiểm toán (2014), Kiểm toán, NXB Kinh tế TPHCM, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Tài chính (Ban hành ngày 22/12/2014), Thông tư 200. 3. Võ Văn Nhị (2005), Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Vương Đình Huệ (2004), Giáo trình kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực Kế toán số 02 – Hàng tồn kho, Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001. 6. Bộ tài chính (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2012, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 7. Phạm Thị Bích Ngọc (2014), Slide giáo trình bài giảng, trường Đại học kinh tế Huế. 8. Các bài khóa luận của anh chị khóa trước trên thư viện trường. 9. Trang Web: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvo_thi_thuyet_3301.pdf
Luận văn liên quan