PHẦN I: TÌM HIỂU ĐÀI PHÁT THANH HIỆN ĐẠI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT THANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I. TÌM HIỂU VỀ ĐÀI PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1. Phát thanh hiện đại
Sự xuất hiện của phát thanh hiện đại
2. Đài phát thanh hiện đại
II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT THANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Xu hướng phát triển của báo phát thanh
1.1. Thông tin nhanh
ngắn, viết ngắn
2. Thách thức
PHẦN II: NHẬN XÉT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRÊN SÓNG PHÁT THANH I. CHỌN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
II. ĐÔI NÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH “DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ”
1. Định nghĩa về chương trình
2. Mục đích của chương trình
3. Đối tượng chính của chương trình
4. Đặc điểm, đặc trưng của chương trình DĐTT
4.1. Kết hợp giữa tính chất diễn đàn với tính báo chí
5. Vị trí của chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ trong phòng chương trình, Ban Thời sự, Đài tiếng nói Việt Nam
6. Vai trò và chức năng của chương trình DĐTT
7. Một số nhận xét về chương trình DĐTT
,Ưu điểm:
Hạn chế:
PHẦN III: XÂY DỰNG MỘTCHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. KHUNG KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH
Khung kịch bản Chương trình phát thanh “Nhịp sống mới” Chủ đề Hướng nghiệpPhần IV: Kết luận
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7265 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu đài phát thanh hiện đại và xu hướng phát triển của báo phát thanh trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TIỂU LUẬN
NHẬP MÔN PHÁT THANH
Họ tên : Ngô Văn Thanh
Lớp : Báo Mạng điện tử 27
Khoa : Phát thanh – Truyền hình
Sinh viên chọn 1 trong 6 đề.
* Lưu ý:
- Trình bày đúng quy cách (chữ .vnTime hoặc Times New Roman;
cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5, in trên giấy A4);
- Không kể bìa, độ dài tiểu luận từ 25-30 trang;
- Ngày nộp tiểu luận: Ban cán sự lớp thu, nộp về Khoa PTTH
vào ngày thi của môn học này theo lịch của Ban Đào tạo.
Đề 1:
Anh (chị) hiểu thế nào là một đài phát thanh hiện đại? Nêu xu hướng phát triển của báo phát thanh trong giai đoạn hiện nay.
Nhận xét chương trình phát thanh mà anh chị thường nghe.
Xây dựng trên văn bản một chương trình phát thanh tổng hợp có thời lượng 15 phút.
PHẦN I: TÌM HIỂU ĐÀI PHÁT THANH HIỆN ĐẠI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT THANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TÌM HIỂU VỀ ĐÀI PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
Phát thanh hiện đại
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng. Nằm trong xu thế chung đó, Báo phát thanh trong những năm vừa qua đã không ngừng vươn lên lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng chương trình, phục vụ tốt hơn nhu cầu tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, nhu cầu thông tin, giải trí, giáo dục của nhân dân.
Sự xuất hiện của phát thanh hiện đại
“Vào lúc 11h30’ ngày 7-9-1945, năm ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời ra mắt Quốc dân đồng bào ở Quảng trường Ba Đình, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cất tiếng hùng dũng chào đời và từ đó bắt đầu một cuộc sống vô cùng phong phú trải qua nhiều chặng đường khác nhau.” Chương trình được bắt đầu bằng câu nói “ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do bà Dương Thị Ngân xướng trước và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Tiếp đó là bài hát “Diệt phát xít” ( do 10 thanh nữ của Hội Phụ nữ cứu quốc cử đến hát). Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất đọc bản Tuyên ngôn độc lập và danh sách các thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30 phút là 30 phút chương trình do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn. Tiếp đến là chương trình Tiếng Anh 15 phút và 15 phút chương trình Tiếng Pháp. Tất cả đều phát trực tiếp vì chưa có ghi âm.
Đây là chương trình phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam, đánh dấu mốc son chói lọi cho sự mở đầu trong chặng đường phát triển của phát thanh Việt Nam. Chương trình phát thanh đầu tiên không được phát sóng mà chỉ phát trực tiếp tại chỗ. Những ngày đầu đầy khó khăn và gian khổ, trang thiết bị thiếu thốn , lạc hậu. Chặng đường phát thanh hơn 60 năm qua của Đài Tiếng nói Việt Nam trải qua những bước thăng trầm của lịch sử đã có những đổi thay vượt bậc. Một nền phát thanh hiện đại đã lộ diện với những điều kiện tiên quyết về công nghệ kỹ thuật và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh cũng đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Đây chính là mốc chuyển từ phát thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại. Phát thanh hiện đại nổi bật với sự thay đổi về phương tiện kỹ thuật cũng như trang thiết bị máy móc, đường truyền, dây dẫn, chuyển từ phát thanh sóng AM, FM sang hệ thống phát thanh DAB, và giờ đây đã là kỉ nguyên của phát thanh kỹ thuật số.
Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lĩnh vực báo chí phát thanh của Việt Nam. Một cuộc cách mạng trong ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôi nổi, nhằm một mục đích duy nhất Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phát thanh thế giới.
Như vậy, phát thanh hiện đại là việc ứng dụng công nghệ khoa học – kĩ thuật hiện đại vào việc sản xuất chương trình phát thanh. Người làm phát thanh hiện đại cũng phải đáp ứng được các đòi hỏi mới của công việc.
Đài phát thanh hiện đại
Để nắm bắt được thế nào là một đài phát thanh hiện đại chúng ta phải tìm hiểu về những điều kiện cần thiết để xây dựng một đài phát thanh hiện đại.
Điều kiện kỹ thuật
Trong lịch sử phát triển gần trọn một thế kỷ qua, công nghệ phát thanh chỉ dừng lại ở kỹ thuật analog với 2 phương thức truyền sóng là FM và AM.
Đến những năm nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, kỹ thuật số (digital) và các phương pháp mã hóa đã tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghệ phát thanh. Đó là phát thanh số Digital Audio Broadcasting (viết tắt là DAB) hay đôi khi còn gọi là DAR ( Digital Audio Radio). Phát thanh số là giải pháp kỹ thuật tổng thể để truyền tín hiệu dưới dạng số từ studio tới máy phát và sau đó từ ăngten tới các máy thu vô tuyến điện dân dụng.
Internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất, cho phép truyền tải các loại thông tin như : văn bản, hình ảnh, âm thanh, số liệu ….với dung lượng lớn và tốc độ cao, tạo ra hiệu ứng bùng nổ thông tin nên được gọi là “siêu lộ thông tin”. Phát thanh trên Internet cũng là một bước tiến rất lớn về kỹ thuật công nghệ của phát thanh hiện đại. Nghe website âm thanh qua nối mạng Internet bạn có thể nạp và nghe lại các chương trình đã phát còn lưu lại, điều mà phát thanh bằng sóng không thực hiện được hoặc muốn thực hiện phải dùng máy ghi âm ghi lại chương trình lúc đang phát. Tốc độ chuẩn hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên thế giới đạt tới 56Kbps. Con số đài phát thanh có báo điện tử phát hành trên mạng hiện nay đang tăng với một tốc độ kỷ lục 650%/năm.
Ở Việt Nam, ngày 3-2-1999, tờ báo điện tử đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam có tên VOV News đã được phát hành trên mạng. Đây là một bước hội nhập của Tiếng nói Việt Nam vào cộng đồng website âm thanh hiện đại của các đài phát thanh quốc tế trên mạng, đáp ứng lòng mong mỏi của thính giả, đặc biệt là đồng bào ở xa Tổ quốc.
Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước đã đem lại bộ mặt mới cho đất nước, đem lại cuộc sống mới cho người dân. Một điều rất dễ nhận thấy là khi đời sống xã hội được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện, trình độ văn hóa phát triển thì nhu cầu thưởng thức vui chơi giải trí của công chúng cũng ngày càng phát triển tới một tầm cao mới.
Công chúng cần được thấy nhịp sống hối hả của hiện tại, cảm nhận sâu sắc dòng chảy của thời gian, được gặp gỡ với những con người thực của cuộc sống, lắng nghe họ để cùng tâm sự, trò chuyện, trao đổi. Cuộc sống số gấp gáp, vai trò của cá nhân được nâng cao, con người độc lập hơn và cần những giây phút riêng tư nhưng vẫn đầy giá trị. Phát thanh truyền thống cần phải thay đổi dưới nội dung và hình thức mới mẻ để ngày càng đáp ứng cao nhất nhu cầu của công chúng hiện đại.
Xu thế hội nhập toàn cầu hóa khiến con người mong muốn tìm hiểu khám phá những miền đất mới, những con người mới và những nền văn hóa mới, phát thanh hiện đại phải mở cho họ cánh cửa tri thức văn hóa cuộc sống ấy. Phát thanh hiện đại hướng tới từng cá nhân công chúng trong cộng đồng.
II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT THANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Xu hướng phát triển của báo phát thanh
Nói đến “xu hướng” là nói đến những vấn đề chung và khái quát nhất đang dần được hình thành, trở thành một bước đi tất yếu trong bất cứ lĩnh vực nào. Những thành tựu tuyệt vời về khoa học, công nghệ, tin học…của thế kỷ 20 đã tạo ra tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ thuật điện tử, máy móc phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21, mà số hóa ( Digital) là một khuynh hướng phổ biến. Với mạng Internet phủ khắp toàn cầu, với hệ thống viễn thông hiện đại…những người làm phát thanh dễ dàng có cơ sở để thực hiện những chương trình phát thanh hay, hấp dẫn, hiệu quả hơn rất nhiều so với công nghệ của phát thanh truyền thống. Đây thực chất là quá trình học hỏi thực hành từng bước chủ động hội nhập với nền phát thanh hiện đại của thế giới.
Mục đích lớn nhất của những người làm phát thanh hiện đại đó chính là trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, cùng với con người sẵn có và cuộc sống đầy ắp sự kiện, hiện tượng hàng ngày làm sao để lấy để lấy được thông tin nhanh nhất, truyền tải đến công chúng thính giả nghe đài kịp thời nhất và bằng những cách thức, phương tiện biểu đạt sinh động, hấp dẫn nhất. Và những xu hướng của phát thanh hiện đại đang dần tiến kịp và hoàn thiện mục đích bức thiết và chính đáng trên.
Thông tin nhanh
Đây là thế mạnh của phát thanh đang được tập trung khai thác để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác. Một trong những ưu điểm của phát thanh đó là tính cùng lúc, đồng thời. Sự kiện nóng hổi được nhanh chóng truyền tải đến công chúng với những tin tức cập nhật và những lời bình luận sắc sảo.
Muốn thông tin nhanh thì người làm báo phải giỏi và có cơ chế khuyến khích rõ ràng.
Phát thanh trực tiếp và cầu truyền thanh được xem là một xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại nhằm mục đích thông tin nhanh nhạy, kịp thời. Những cuộc tường thuật trực tiếp tại nơi đang diễn ra sự kiện, những cuộc “khẩu chiến” về một sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng…được đưa trực tiếp lên sóng, công chúng sẽ luôn cảm thấy mình đang được tham gia vào chính chương trình ấy.
Nói ngắn, viết ngắn :
Đây là đòi hỏi khắt khe của phát thanh hiện đại. Một bài viết hay về một vấn đề, nếu như đọc trên đài 15 phút liên tục chỉ mỗi duy nhất một bài đó thì dù giọng đọc có hay đến đâu đi chăng nữa, người nghe cũng cảm thấy mệt mỏi và không thể cảm nhận được hết cái hay của bài đó. Nói càng ngắn, hiệu quả thuyết phục người nghe càng cao. Thông tin chính xác được diễn tả bằng ngôn ngữ súc tích, giàu hình ảnh. Khuynh hướng chung của nhiều đài phát thanh trên thế giới là tin dài không quá 1 phút, phỏng vấn khoảng 3-4 phút, phóng sự không quá 6 phút, bình luận từ 3-4 phút.
Kết cấu một chương trình phát thanh cũng phong phú và đa dạng hơn khi các thành phần trong nó ngắn và hấp dẫn hơn. Cũng như một bữa ăn có nhiều món, mỗi món một ít bao giờ cũng hấp dẫn thực khách hơn rất nhiều.
Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
Trong chương trình phát thanh, khi cuộc sống được phản ánh đậm nét trong đó thì tính hấp dẫn của phát thanh sẽ tăng cao. Đời thường nhưng không tầm thường, đời thường có chọn lọc sẽ đạt được yêu cầu khái quát cao. Nhịp sống công nghiệp ngày càng tăng thì yêu cầu giải tỏa và nhu cầu giải trí của con người ngày càng nhiều. Chiếc radio muốn trở thành bạn thì phải tôn trọng và đáp ứng kịp thời những nhu cầu này. Giải trí trên phát thanh lành mạnh, trí tuệ, hàm chứa tính chất giáo dục, nâng cao kiến thức.
Nâng cao tính chiến đấu cũng tức là nâng cao sức hấp dẫn với người nghe đài
Tính chiến đấu thể hiện rõ nét nhất ở cái nhìn sắc sảo trước hiện thực cuộc sống phong phú, đa dạng, phức tạp, thể hiện trong chính kiến của người làm báo và của các chương trình phát thanh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước; thể hiện trong quan điểm đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Muốn nâng cao tính chiến đấu thì những người làm phát thanh phải nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp, tự đổi mới và chống tiêu cực bắt đầu ngay từ chính mình. Có như thế mới tăng tính hấp dẫn cho công chúng.
Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở
Hệ thống phát thanh hiện đại mở theo phương diện : “Mở” cho thính giả, cho phát thanh viên( PTV), biên tập viên( BTV). “Mở” được thể hiện qua phát thanh trực tiếp hiện đại.
Phát thanh trực tiếp là phương pháp phát thanh hiện đại, tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh hiện đại.
Phát thanh trực tiếp thu hút sự chú ý của công chúng bởi tính chất nóng hổi của sự kiện. Vấn đề được phản ánh cùng với không khí giao lưu gần gũi , tự nhiên giữa những người làm chương trình với người nghe. Thính giả không chỉ là người thụ động nghe chương trình mà còn chủ động tham gia tích cực vào quá trình truyền thông bằng cách tham gia ý kiến trực tiếp tại hiện trường, gọi điện thoại đến chương trình…
Phóng viên, BTV cũng sẽ tham gia tích cực vào phát thanh trực tiếp vì rằng sẽ không có PTV đọc sẵn tin nữa, và cũng không phải PTV nào cũng có khả năng kiến thức chuyên môn cần thiết cho chương trình. Chính vì thế, mà một chương trình phát thanh trực tiếp “mở” tạo điều kiện cho sự tham gia trực tiếp của tất cả mọi đối tượng, làm cho chương trình thật sự có tính thời sự, hấp dẫn.
Khai thác triệt để đặc điểm của truyền thanh và đổi mới phương pháp thể hiện trình bày và giọng đọc trên sóng phát thanh
Xu hướng của phát thanh hiện đại là “ đối thoại” trên sóng với thính giả. Hạn chế và phấn đấu sớm chấm dứt tình trạng cả một chương trình phát thanh không có tiếng động, không có tiếng nói của nhân dân, của người lao động, chỉ có 2 PTV song dẫn, đọc bài ,đọc tin. Phát triển theo hướng đa thanh, đa giọng.
Hơn nữa, phấn đấu nâng cao chất lượng âm nhạc trên sóng phát thanh hiện đại : nhạc cắt, nhạc tiết mục, nhạc minh họa, nhạc thưởng thức giáo dục thẩm mỹ…tạo sắc màu mới cho chương trình phát thanh thêm hấp dẫn , tăng tính biểu cảm của âm nhạc phát thanh
Phát thanh đa phương tiện:
Phát thnah đa phương tiện : là thuật ngữ dùng để nói đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của phát thanh để truyền đi các thông tin dưới dạng số tới các thiết bị khác.
Tính chất cơ bản của phát thanh đa phương tiện:
+ Dòng dữ liệu số.
+ Tính không đồng bộ.
+Tính không đối xứng về băng thông.
+Mạng trục cho dòng tải xuống.
+Tốc độ cao (đến 20Mbps).
+Khả năng truy cập phổ thông, phổ cập.
+Chi phí thấp.
+Cấu trúc theo tầng/ lớp.
+Không dây
+Các dịch vụ di dộng và cố định.
+ Dùng cơ sở hạ tầng sẵn có.
Phát thanh đa phương tiện sẽ phát triển theo 3 hướng cơ bản.:
Thứ nhất: Phát dữ liệu sẽ hỗ trợ việc truyền đi các dữ liệu khác nhau. Điều đó có nghĩa là ngoài các dữ liệu truyền thống theo thời gian thực, sẽ có nhiều dạng chương trình âm thanh hình ảnh theo dạng lập lịch trước. Các chương trình sẽ phong phú hơn và sẽ có nhiều động cơ để tạo ra nhiều dữ liệu khác nhau, làm đòn bẩy cho việc nâng công suát xử lý tại các thiết bị đầu cuối thông minh.
Thứ hai: trong khi một số dữ liệu có thể liên quan đến chương trình chính- chẳng hạn như kênh phát thanh và truyền hình truyền thống, người ta cũng có thể truyền một số dữ liệu hoàn tàon chẳng liên quan gì đến kênh truyền thống.
Thứ ba: các ứng dụng phát thanh truyền hình có thể sẽ kết hợp cùng hoạt động với các ứng dụng khách - chủ khác không liên quan gì đến phát thanh truyền hình( chẳng hạn như các ứng dụng World Wide Web).
Con người nghe, nhìn, chuyển động, nói chuyện, thử vị, sờ, cảm nhận, suy nghĩ,,, mỗi khi nhậ hay gửi một thông điệp nào đó. bản chất của con người là đa giác quan.
Đa phương tiện có khả năng kích thích nhiều giác quan cùng một lúc. Các thông tin đa phương tiện sẽ được người dùng ghi nhớ và giữu lại cao hơn so với các thông tin văn bản. Thêm vào đó, các giao diện đa phương tiện có lẽ là các giao diện giống người nhất.
Thách thức
Tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thử thách cho người quản lí và khai thác, đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của đội ngũ làm báo phat thanh có liên quan đến hệ thống như các phóng viên, biên tập viên…Chúng ta có thể khẳng định lại lần nữa thành công của công cuộc chuyển đổi công nghệ giai đoạn vừa qua tại Đài TNVN.
Nhưng chúng ta cũng xác định còn nhiều khó khăn và thử thách ở phía trước, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng, góp phần vào công cuộc xây dựng sự nghiệp phát thanh của Đài TNVN nói riêng và Đài phát thanh Việt Nam nói chung.
Phương thức mới làm con người phải thay đổi thói quen cho thích nghi , sự thay đổi lớn nhất là làm việc với máy tính âm thanh…nhiều vấn đề đặt ra : thao tác, ngôn ngữ, tính năng hệ thống…cộng với yêu cầu hết sức khắt khe của phat thanh chuyên nghiệp đòi hỏi người sử dụng phải làm cuộc cách mạng lớn cho chính bản thân mình. Việc thay đỏi phòng thu về mặt tổ chức khai thác cũng như viẹc tổ chức các loại trạm làm việc trong dây chuyền mới là điều cần thiết.
Hệ thống mạng làm giảm thiểu tính cát cú chương trình, tăng khả năng chia sẻ chương trình giữa tất cả các khâu. Tuy nhiên dẫn đến vấn đề khả năng an toàn , bảo mật của nội dung chương trình. Tất cả đòi hỏi phải có một quy trình quy chế khai thác khao học, chặt chẽ, người sử dụng phải được đào tạo đầy đủ và phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định đề ra, để các trạm làm việc không ảnh hưởng đến mạng máy tính phát thanh, đảm bảo tính an toần của chương trình phát thanh, và thậm chí không làm ảnh hưởng đến chính bản thân mình và các đồng nghiệp.
TIỂU KẾT
Trên đây, là những sở lược về tìm hiểu đài phát thanh hiện đại và bẩy xu hướng của phát thanh hiện đại:
Thông tin nhanh
Nói ngắn, viết ngắn
Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
Nâng cao tính chiến đấu cũng tức là nâng cao sức hấp dẫn với người nghe đài
Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở
Khai thác triệt để đặc điểm của truyền thanh và đổi mới phương pháp thể hiện trình bày và giọng đọc trên sóng phát thanh
Phát thanh đa phương tiện
. Bẩy xu hướng này không tồn tại độc lập riêng lẻ mà đan xen ,hòa quyện, bổ trợ cho nhau. Kết hợp hiệu quả bẩy xu hướng này, chúng ta khẳng định sẽ xây dựng được các chương trình phát thanh hiện đạ hấp dẫn và bổ ích, thu hút được lượng thính giả nghe đài ngày càng nhiều hơn.
Với tình hình cũng như khả năng hiện tại của các đài phát thanh trong nước, đây là một đòi hỏi đổi mới tất yếu. Hy vọng, trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ có những chương trình phát thanh chuẩn, hội tụ tất cả những đăc điểm trên.
PHẦN II: NHẬN XÉT CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRÊN SÓNG PHÁT THANH
CHỌN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
Chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ” phát sóng từ 9h30 – 10h sáng Chủ nhật hàng tuần Trên kênh VOV 1 (Hệ Thời sự - Chính trị -Tổng hợp). Phát lại lúc 15h15 – 15h45 chiều cùng ngày.
Kênh VOV 1, Hệ thời sự - chính trị tổng hợp, phát sóng 19 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn, tần số từ (594, 630, 648, 655, 666, 675, 690, 711) kHz và (5975, 9530, 7210) kHz, và trên sóng FM 102,7 MHz của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
II. ĐÔI NÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH “DIỄN ĐÀN TUỔI TRẺ”
1. Định nghĩa về chương trình
Chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ là một chương trình phát thanh hiện đại nằm trong hệ thống chương trình của phòng Chương trình, thuộc Ban Thời sự- Hệ thời sự Chính trị tổng hợp VOV 1 của Đài tiếng nói Việt Nam. Đây là một chương trình diễn đàn có tính mở. Mỗi tuần là một chủ đề được đem ra bàn luận, phân tích, nhận định và xem xét dưới con mắt của những người trẻ và các chuyên gia với tư cách là những khách mời của chương trình.. Mục đích chính của diễn đàn này là giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống cho giới trẻ trong thời điểm hiện tại và tương lai, đồng thời nó cũng là kênh giải trí bổ ích cho giới trẻ hiện nay.
Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được đối tượng chính, mục đích, vai trò, chức năng, đặc điểm của chương trình.
2. Mục đích của chương trình
Mục đích chương trình diễn đàn là xây dựng một chương trình phong phú về nội dung, hình thức sinh động nhằm truyền tải những thông tin, sự kiện nóng hổi của cuộc sống tới giới trẻ. Qua đó, tạo một sân chơi vừa hấp dẫn, vừa thoải mái cho các bạn trẻ vào dịp cuối tuần.
3. Đối tượng chính của chương trình
Bất cứ một tờ báo hay một chương trình phát thanh nào cũng nhằm mục đích chuyển tải những nội dung mang thông tin, phân tích, giải thích, định hướng tới đối tượng nhất định theo ý đồ của người làm báo.
Nội dung, hình thức của bất cứ một tác phẩm báo chí nào cũng bị phạm vi của đối tượng tiếp nhận chi phối.
Ngay khi đặt tên cho chương trình, những người làm diễn đàn này đã xác định: đối tượng chính của chương trình sẽ là các bạn trẻ , tuổi từ 18-25 tuổi.
Như vậy, phạm vi đối tượng của chương trình khá rộng, cùng với sự phát triển nhận thức, tâm lý cuae các lứa tuổi khác nhau đã quy định kết cấu của chương trình cho phù hợp.
a, Lứa tuổi từ 18-23 tuổi:
Đây là giai đoạn các em thanh thiếu niên vẫn ở độ tuổi đi học, nhưng cũng chập chững để có những vẫn đề băn khoăn thắc mắc, quan tâm hơn tới cuộc sống bên ngoài trường học. Đặc biệt đây lại là lứa tuổi có những biến đổi rất lớn về tâm, sinh lý. Nhiều phẩm chất tâm lý và nhân cách mới xuất hiện ở các em như lòng tự trọng, năng lực tự đánh giá, tự khẳng định và nhu cầu tình cảm. Ở lứa tuổi này các em đã hình thành cho mình một thế giới quan, một nhân sinh quan, định hướng nghề nghiệp, thích tham gia hoạt động xã hội, tưng bước biêt làm chủ các mối quan hệ xã hội của bản thân, phát triển nhân cách với tư cách là chủ thể xã hội. Xuất hiện tâm lý muốn làm người lớn, biết tư duy lôgic giữa các vấn đề và chọn lọc giữa những cách tiếp cận tri thức khác nhau.
Các em chưa thực sự trưởng thành, những cũng không còn là trẻ con. Các em đã có những suy nghĩ độc lập hơn, quan tâm đến cuộc sống xung quanh nhiều hơn, đặc biệt là rất dễ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu và xu hướng đương thời. Chính vì nhận định được tâm lý, nhận thức của các em như vậy nên trong các chương trình DĐTT, những người thực hiện đã lưu tâm chọn chủ đề phù hợp với các em, cố gắng dưa ra những tình huống hay vấn đề vừa nóng hổi, lại hấp dẫn, song lại có tính giáo dục, định hướng nhân cách và nhận thức cho các em.
b, Lứa tuổi từ 23-25 tuổi:
Đây là lứa tuổi mà các bạn thanh thiếu niên đã được công nhận là một chủ thể hoàn toàn của xã hội. Lúc này, khi đã hòa nhập với cuộc sống của người lớn, nhưng vẫn còn vương chút tâm lý của tuổi thanh niên, đối tượng này cũng vẫn còn rất nhiều những mối quan tâm, băn khoăn, thắc mắc trong cuộc sống về những vấn đề như: hôn nhân, gia đình, nghề nghiệp tương lai của mình… Rồi những đối tượng thuộc lứa tuổi này đã quan tâm hơn tới những vấn đề thuộc phạm trù lớn hơn: đó là lòng yêu quê hương đất nước, quan tâm đến những vấn đề to lớn hơn của cuộc sống.
Diễn đàn tuổi trẻ cũng dành một phần chương trình của mình để phục vụ cho đối tượng này bằng các chủ đề đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự, nhân văn cho giới trẻ.
Có một vấn đề đặt ra là nếu như chương trình có nhiều đối tượng để phục vụ với những tâm sinh lý khác nhau và đòi hỏi phức tạp khác nhau, thì chương trình diễn đàn này làm sao có thể dung hòa được đặc điểm của từng đối tượng mà hòa nhập được vào một chương trình.
Khi trình bầy về từng đối tượng cụ thể ở trên thì người thực hiện đã cố đưa ra một số nội dung chương trình cụ thể đối với từng đối tượng. Xét về mức độ thu nạp thông tin thì các tiết mục của chương trình đều được xây dựng theo tiêu chí thời sự, giáo dục, và giải trí về những vấn đề chung nhất, nổi cộm nhất cho giới trẻ hôm nay. Nó là cách tốt nhất để các bạn trẻ ở từng lứa tuổi khác nhau có cùng một nhìn nhận, một nhận thức về nội dung chương trình. Các bạn thanh thiếu niên ở lứa tuổi học sinh sẽ có cơ hội được tiếp cận với những vấn đề to lớn hơn với lứa tuổi của mình. Những vấn đề hơi lớn của diễn đàn sẽ chuẩn bị cho các em một tâm thế vững vàng khi gặp những vấn đề đó trong tương lai.
4. Đặc điểm, đặc trưng của chương trình DĐTT
4.1. Kết hợp giữa tính chất diễn đàn với tính báo chí
4.1.1. Tính chất diễn đàn
Thứ nhất: chương trình cố gắng tìm ra những chủ đề, những vấn đề có tính đại chúng, đáp ứng được yêu cầu đám đông của công chúng. Vì phải là một vấn đề có tính nổi bật, ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, đặc biệt là thính giả trẻ tuổi, thì đó mới là một chủ đề đáng bàn tới
Thứ hai, vấn đề đó là vấn đề đại chúng, nhưng nếu không có ý kiến quan điểm đóng góp của từng cá nhân thì chương trình cũng sẽ không thu được thành công như ý muốn. Chính vì lẽ đó, một đặc điểm nữa của chương trình lại chính là tính cá nhân hóa.
Đây có lẽ là một trong những xu hướng của phát thanh hiện đại, khi tiến gần tới nhu cầu của cá nhân thính giả khi tiếp nhận thông tin.
Một chương trình diễn đàn thành công khi nó kêu gọi được ý kiến đóng góp của nhiều cá nhân, tâm huyết và quan tâm tới chương trình.
4.1.2. Tính Báo chí
Thứ nhất: Diễn đàn tuổi trẻ là một sản phẩm báo chí vì thế cần phải nêu được vấn đề, sự kiện tiêu biểu, nổi bật, đang diễn ra trong đời sống của giới trẻ hiện tại. Tính báo chí trước hết thể hiện trong việc chọn lựa đề tài của từng chương trình. Những đề tài về những sự kiện, vấn đề, xu hướng mới nhất, hấp dẫn nhất, nổi cộm nhất với giới trẻ hiện tại.
Thứ hai, đó là trong việc chọn lựa các thể loại báo chí phục vụ cho kết cấu của chương trình như phỏng vấn, phóng sự ngắn, voxpops…..
Thứ ba, đó là việc chương trình phải phát sóng định kì đều đặn. Đây cũng là một đặc tính của báo chí. Tính định kì sẽ tạo một thói quen chờ đợi, lắng nghe của thính giả chương trình. Nó như một người bạn biết giữ chữ tín với người bạn của mình.
Nói một cách khác, tính định kì ổn định của chương trình là một yếu tố tích cực thu hút sự quan tâm của thính giả. Thậm chí nếu yêu thích sau lần đầu tiếp xúc, họ có thể sắp xếp được công việc của mình chỉ để đón nghe chương trình ấy.
Chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ” có thời lượng phát sóng là 30 phút- Phát sóng từ 9h30 – 10h sáng Chủ nhật hàng tuần Trên kênh VOV 1 (Hệ Thời sự - Chính trị -Tổng hợp). Phát lại lúc 15h15 – 15h45 chiều cùng ngày.
Đây cũng là lịch phát sóng định kỳ cho chương trình.
4.2. DĐTT là một chương trình diễn đàn phát thanh nên phát huy tối đa ngôn ngữ nói
Đây là hình thức thể hiện phù hợp với tính chất báo chí, gần gũi với thính giả. Các nhà nghiên cứu về khả năng tiếp nhận thông tin của thính giả Đài phát thanh kết luận là “ khi được nói cho nghe, người nghe sẽ thu nhận dược lượng thông tin hơn gấp 3 lần so với việc phải đọc hoặc nghe đọc”. Âm thanh là một thứ rất khó nắm bắt, nhất là khí nó chứa đựng một câu văn dài. Thính giả sẽ quên những từ đầu tiên nếu như nghe đến cuối của một câu văn trên 20 ký tự. Vì vậy, cần phải tăng cường khả năng lĩnh hội thông tin của thình giả bằng cách thể hiện chương trình diễn đàn theo ngôn ngữ nói. Thậm chí là ngắn gọn xúc tích.
Đây lại là một chương trình dành cho giới trẻ, năng động, sáng tạo, sống với tốc độ của nhịp sống số, thì ngôn ngữ cũng như cách thể hiện chương trình càng cần phải mới mẻ, hiện đại hơn nhiều.
4.3. Âm nhạc
Nhạc xen, nhạc cắt:
Thực hiện chức năng phân cách chương trình thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường kẻ trên mặt báo in. Mặt khác, nhạc xen, nhạc cắt còn có ý nghĩa tạo nên một sự nghỉ ngơi tích cực đối với người nghe đài. Nhạc xen ở chương trình này có những điều khác với chương trình khác là khi mỗi lần dạo thì đó chính là phần nhạc của phần tiếp theo đó sẽ được biểu diễn, nên tạo được thói quen cho người nghe.
Nhạc nền:
Có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của chương trình. Tuy nhiên, “Diễn đàn tuổi trẻ” thường ít sử dụng nhạc nền do đặc thù chương trình.
Bài hát trong chương trình:
Do đặc thù đây là chương trình diễn đàn nên cách tạo dựng phần âm nhạc của chương khá đạt hiệu quả. Trong quá trình tiếp nhận thông tin, thính giả đã được giải trí một cách hợp lý, tạo cảm giác thoải mái. Điều đó cho thấy chương trình âm nhạc thường dàn dựng có hiệu quả. Nó có vai trò làm bớt sự căng thẳng, tạo ra hưng phấn và thư giãn để làm việc hiệu quả hơn.. Thông qua chương trình mà người nghe được thưởng thức những nhạc phẩm trẻ, mang đậm phong cách của lứa tuổi. Đồng thời giáo dục một cách nhẹ nhàng thông qua các nhạc phẩm. Với lớp trẻ thì mang một ý nghĩa là giáo dục tư tưởng sâu sắc, sống có lý tưởng cao đẹp.
Không dừng lại ở đó, chương trình “Diễn đàn tuổi trẻ” còn xây dựng đa dạng nội dung phù hợp với những ngày lễ, ngày kỉ niệm, những ngày thành lập, quốc khánh,…..có ý nghĩa lớn lao của dân tộc.
Trong mỗi một chương trình phát sóng thì người nghe không chỉ dừng lại là được nghe những ca khúc chọn lọc mà còn được các phát thanh viên của Đài giới thiệu nhiều thông tin về các nhạc sĩ, chính người đã sáng tác tác phẩm ấy. Điều đó làm đa dạng thông tin âm nhạc cho mỗi thính giả nghe Đài.
Ngôn ngữ thể hiện trong chương trình mang một sắc thái biểu cảm, cảm xúc rõ nét. Khi thính giả nghe cảm thấy như mình đang sống trong thời kì ấy và mang một tâm trạng ưu tư hoặc vui…tuỳ thuộc vào thông tin từ bài hát.
5. Vị trí của chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ trong phòng chương trình, Ban Thời sự, Đài tiếng nói Việt Nam
Như đã phát biểu trong định nghĩa, thì chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ nằm trong hệ thống chương trình xây dựng để phát sóng của phòng Chương trình- Ban thời sự- Đài tiếng nói Việt Nam.
Trước đây, khi chương trình này mới ra đời vào những ngày tháng 5 năm 2006, nó được lãnh đạo Hệ VOV 1 đưa về Ban Thời sự phụ trách. Các phóng viên phòng Trung Tâm tin của Ban thời sự chịu trách nhiệm thực hiện nó từ những số đầu tiên của chương trình.
Sau đó một thời gian, khi điều chỉnh lại hệ thì nó lại được quyêt định đưa về phòng Chương trình của Ban- coi đây là một chương trình mới của Phòng. Và từ đó, chương trình này thuộc cơ cấu chương trình chính thức của Phòng.
Hiện nay, phòng Chương trình đang lên sóng các chương trình:
- Chương trình thời sự tổng hợp vào các giờ: 6h sáng, 12h trưa, 18h tối cùng các chương trình thời sự lúc 9h sáng, 15h chiều, 21h30 và 23h đêm. Đây là các chương trình thời sự chính thống của đài tiếng nói và cũng là tiếng nói chính thống của Đảng và nhà nước ta. Chương trình có đối tượng phục vụ rộng khắp, cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu.
- Chương trình lời khuyên tài chính: phát vào 7h sáng chủ nhật, phát lại vào 12h05 cùng ngày trên hệ VOV 3- Đài tiếng nói Việt Nam. Đây là một chương trình cũng có đối tượng khá rộng, song đối tượng chính vẫn là các bạn trẻ. Chương trình chuyên đưa ra những lời khuyên về tài chính về tiêu dùng mua bán cho các bạn trẻ. Nhưng chương trình này lại được phát trên hệ VOV 3- Hệ thông tin -kinh tế- giải trí của Đài tiếng nói Việt Nam.
Ở tất cả các chương trình này thuộc phòng Chương trình – Ban thời sự, cũng như là các chương trình phát thanh khác trên hệ VOV 1- Hệ thời sự chính trị tổng hợp, đối tượng chủ yếu vẫn là tầng lớp trung tuổi trong xã hộ,những người đã đi làm và có vị trí trong xã hội. Họ tìm đến các chương trình của đài để thu nhận thông tin về thời sự trong nước và quốc tế, đồng thời thu nhận những kiến thức khoa học đời sống chung cho tất cả mọi người.
Chỉ có chương trình Diễn đàn Tuổi trẻ trên VOV1 lấy đối tượng là các bạn trẻ. Đi song song bên cạnh các chương trình thời sự tin tức cập nhât về cuộc sống, những chương trình DĐTT sẽ đi sâu, phản ánh sâu hơn về một vấn đề nổi cộm của giới trẻ, được giới trẻ quan tâm. Vừa để có giới trẻ nắm bắt được tình hình thời sự, lại vừa để cho giới trẻ có sân chơi bổ ích và lý thú, bày tổ được tâm tư nguyện vọng của mình.
Ta có thể hình dung vị trí của chương trình DĐTT thông qua sơ đồ sau:
Phòng chương trình.
Các chương trình thời sự
Lời khuyên tài chính
Chương trình tiêu điểm
Chương trình: Diễn đàn tuổi trẻ.
6. Vai trò và chức năng của chương trình DĐTT
Thứ nhất: Chức năng quan trọng nhất của chương trình này là tính thông tin thời sự về các hoạt động văn hóa, chính trị, lối sống, xu hướng, ….trong đời sống của giới trẻ.
Chương trình sẽ thực sự là một diễn đàn mở, nơi mà giới trẻ có cơ hội được bầy tỏ những ý kiến của mình về thời cuộc, cũng như được các chuyên gia chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm cần thiết.
Thứ hai: Ngày nay, các bạn thanh thiếu niên có quá nhiều việc phải lo tới: như chuyện học hành, chuyện thi cử, rồi còn biết bao nhiêu những rắc rối của tuổi mới lớn…. DĐTT là nơi các bạ có thể chia sẻ tâm sự, cũng là nơi các bạn có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập vất vả. Các bạn trẻ sẽ được đón nhận nhiều điều thú vị, những góc nhìn chân thực về những vấn đề hấp dẫn trong cuộc sống giới trẻ.
Thứ ba: Giáo dục nhân cách, giáo dục lối sống , thẩm mĩ, nhận thức cho thanh thiếu niên. Với những chủ đề như: giới trẻ với văn hóa Mobile, giới trẻ với chiến tranh, giới trẻ với nữ công gia chánh…… những bạn thanh thiếu niên sẽ được tiếp cận với những bài học rất hữu ích về cách ứng xử, về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hiện tại. Thông qua một quá trình thông báo, phân tích, nhận xét, rút ra các bài học, các thông điệp luôn mang tính định hướng giáo dục.
Chính vì thế mà người làm đề tài này luôn tuân thủ mục đích của chương trình là phải xây dựng một chương trình Diễn đàn mang đầy đủ ý nghĩa giáo dục, giải trí dành cho giới trẻ, để giới trẻ có thêm một kênh tiếp thu những kiến thức học hỏi được nhiều điều hay và bổ ích.
Các nhà làm chương trình phát thanh nói chung, nhất là các nhà nghiên cứu về diễn đàn nói riêng đã khái quát ra những chức năng của chương trình này: giáo dục, thẩm mĩ, khám phá, giải trí và dự báo.
Trong quá trình hình thành, phát triển phát thanh hiện đại thì chức năng giáo dục và thẩm mĩ ngày càng được coi trọng, và đánh giá cao. Nhà báo Trương Hữu Lợi qua nhiều năm trong nghề và tiếp xúc với phát thanh nhiều nước đã nói: “muốn chương trình phát thanh ngày càng hiện đại thì càng phải chú ý tới chức năng giải trí”.
Như thế, sự kết hợp giữa chức năng giáo dục và chức năng giải trí cần phải có một sự điều chỉnh hợp lý, để chương trình vừa có được tính thời sự thời cuộc vừa có sức hấp dẫn, thu hút được thình giả nghe Đài, đặc biệt là giới trẻ.
7. Một số nhận xét về chương trình DĐTT
Diễn đàn tuổi trẻ là một chương trình tương đối mới. Chương trình bắt đầu được thực hiện từ tháng 5 năm 2006, tính đến nay, chương trình mới được tròn một tuổi.
Trong suốt một năm thực hiện chương trình, nó đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng thính giả. Chương trình đã nhận được rất nhiều thư đóng góp của những thính giả trẻ tuổi thân thiết: thư khen ngợi, động viên, thư góp ý nội dung, hình thức chương trình, và có cả những bức thư thính giả rất tâm huyết chia sẻ những nhận xét về ưu khuyết điểm của chương trình.
Từ góc độ của người đã tham gia trực tiếp thực hiện các chương trình, và cũng với tư cách của của một thính giả trẻ tuổi, đối tượng trực tiếp mà chương trình hướng tới, tôi có một số ý kiến nhận xét sau:
a, Ưu điểm:
Thứ nhất: Chương trình DĐTT ra đời cùng với thời điểm Hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV 1 – ĐTNVN có yêu cầu đổi mới nội dung và hình thức thể hiện. Cho nên, chương trình có vị trí như là một cơn gió lạ mang lại hơi thở tươi mới cho hệ VOV 1- kênh thông tin thời sự vốn bị coi là già và khô. Một chương trình dành riêng cho giới trẻ trên hệ VOV1.
Thứ hai: trong suốt một năm thực hiện chương trình, những người thực hiện chương trình đã cố gắng tìm tòi những chủ đề, những vấn đề hấp dẫn. Những vấn đề tiêu biểu cho thời sự của giới trẻ, hợp xu hướng, hợp nhu cầu thông tin và sở thích của đại bộ phận giới trẻ như: giới trẻ với văn hóa MOBILE, tình yêu thời @, Xu hướng HipHop trong giới trẻ…..
Thứ ba: DĐTT thành công khi đem đến thêm cho giới trẻ một sân chơi bổ ích và lý thú vào những ngày cuối tuần. Bên cạnh đó, chương trình còn có tính giáo dục rất cao tới giới trẻ, giáo dục về thẩm mĩ, về nhân cách, về tri thức và cả về cung cách cư xử, ứng xử với các tình huống trong cuộc sống.
B, Hạn chế:
Thứ nhất: Chương trình không được phát sóng vào giờ vàng. Hệ VOV1 là hệ thông tin thời sự chung cho tất cả các đối tượng thính giả, thường thì kênh này ít thu hút thính giả trẻ. Đặc biệt, thời gian phát sóng của chương trình vào lúc 9h30 phút chủ nhật, phát lại vào 15h15 phút chiều - khoảng thời gian đó là khoảng thời gian giới trẻ có những hoạt động của riêng họ, đó không phải là một thời điểm tốt để nghe chương trình.
Thứ hai: Theo các anh chị, những người trực tiếp nhận chương trình thực hiện, thì từ khi ra đời, chương trình đã không có một khung chuẩn riêng của mình, Chính vì thế, các anh chị thực hiện vừa tìm tòi, vừa thực hiện dần dần. Chương trình mất đi kết cấu, khung sườn chặt chẽ, không đủ để tạo sự tin cậy nền tảng cho nội dung chương trình.
Thứ ba: Đội ngũ thực hiện chương trình không chuyên nghiệp. Từ khi mới ra đời, chương trình đã thay đổi ê-kip thực hiện chương trình nhiều lần: phóng viên của trung tâm tin thực hiện, rồi chuyển giao cho phóng viên phòng chương trình thực hiện…. Trong số đội ngũ phóng viên của phòng chương trình, có những người còn chưa có bằng báo chí, họ làm hoàn toàn trên kinh nghiệm truyền miệng và “ làm dần thành quen”, cho nên, tính hấp dẫn của chương tình không được bảo đảm.
Đúng như nhà báo Đồng Mạnh Hùng nói “ chương trình dành cho người trẻ mà không trẻ”.
Thứ tư: chương trình chưa tạo được hiệu ứng trong thính giả trẻ nghe đài. Khả năng nuôi vấn đề bàn luận vẫn còn là một điều khá khó khăn với những người thực hiện chương trình.
PHẦN III: XÂY DỰNG MỘTCHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại hiện nay, việc chọn nghề nghiệp là một công việc hết sức khó khăn đối với các bẹn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn ít có kinh nghiệm giao tiếp, những hiểu biết về thực tế cuộc sống còn mơ hồ. Vì vậy cho nên rất cần những người từng trải có kinh nghiệm chia sẻ và hướng dẫn các bạn. Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Hàng năm, nhà nước chi hàng chục tỉ đồng cho việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực và cũng chi khoản tiền không kém hơn cho việc xây dựng các chương trình hướng nghiệp, hội chợ việc làm… cho các bạn học sinh, sinh viên có thể trao đổi, bày tỏ thắc mắc của mình xung quanh vấn đề chọ nghề cho tương lai.
Chính vì lý do trên tôi quyết định thực hiện một chương trình phát thanh mang chủ đề “Hướng nghiệp” nằm trong chương trình “Nhịp sống mới” (dự kiến thời lượng phát sóng là 15 phút) nhắm mục đích chia sẻ bớt phần nào nỗi lo và khó khăn cho các bạn trẻ. Việc xây dựng chương trình này không nằm ngoài những chương trình mà các đài phát thanh đã xây dựng mà nó kế thừa và khai thác những khía cạnh mới.
Ngoài ra, chương trình giúp sinh viên hình dung được sau khi ra trường, họ sẽ có những lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp với khả năng bản than, tìm hiểu thêm thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong ngành mình đã chọn.
KHUNG KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH
Khung kịch bản Chương trình phát thanh “Nhịp sống mới”
Chủ đề Hướng nghiệp
(Thời lượng phát sóng 15 phút)
Khung chương trình
Nội dung chính
Thời lượng
Nhạc hiệu chương trình
Nhạc có tiết tấu nhanh, sôi động, trẻ trung có kèm lời giới thiệu tên chương trình
10s
MC chào, giới thiệu chương trình
Lời chào khán giả. Giới thiệu chủ đề chương trình lần này là “Hướng nghiệp”
20s
Bản tin 1
Các tin tức, sự kiện, thông tin về kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề năm 2010:
Chỉ tiêu tuyển sinh của 1 số trường
Tình hình đăng ký hồ sơ
Các thay đổi trong tuyển sinh
Thông báo từ các trường, các thông tin hữu ích cho thí sinh…
Chùm tin vắn về văn hóa, xã hội, tuổi trẻ.
2 phút
Bản nhạc 1
Chọn bài hát “Hoài bão” có nội dung về lựa chọn và quyết định của các bạn trẻ trước những con đường khác nhau, dám theo đuổi ước mơ của mình. Bài hát này có nội dung phù hợp với phóng sự 1 ngay sau đây.
2 phút 40s
Phóng sự 1
Nội dung phóng sự đề cập đến 1 vấn đề không mới: lựa chọn cá nhân hay làm theo lời bố mẹ khi chọn trường để thi. Nhưng phóng sự sẽ tiếp cận theo hướng mới hơn: xuất phát từ những lá thư, cuộc gọi chia sẻ, “kêu cứu” của 1 số em học sinh trước quyết định chọn trường à những đắn đo, thậm chí “giằng xé” à những tác động tiêu cực của việc cha mẹ ép con thi trường không đúng mong muốn à gửi thông điệp tới các bậc phụ huynh à cảnh báo 1 thực trạng đang tồn tại.
2 phút 30s
Bản nhạc 2
Dự kiến chọn bài hát “Nhắn tuổi 20” – Nhóm Đồng hồ treo tường (một nửa bài)
1phút 35s
Nhạc hiệu
Chạy lại bản nhạc hiệu của chương trình
10s
Phóng sự 2
Phóng sự nói về những người đang học đại học, quyết định bỏ đại học để bước vào cuộc sống, gây dựng sự nghiệp và hiện tại đã có thành công à những suy nghĩ của họ khi đưa quyết định “ngược đời” à những khó khăn gặp phải khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp mà không có bằng cấp à thành công à vì sao không học đại học vẫn có thể thành công à những vấn đề về giáo dục đại học hiện tại và việc coi trọng bằng cấp trong xã hội…
2 phút10s
Bản nhạc 3
Dự kiến chọn bài hát “Đường đến ngày vinh quang”
2phút 20s
Bản tin 2 (Tin nhanh)
Cung cấp các thông tin về:
Hội chợ việc làm
Tư vấn hướng nghiệp
Tin tức liên quan đến chủ đề chương trình mới cập nhật
50s
MC chào và nhạc kết thúc chương trình
15s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát thanh hiện đại Xu thế của phát thanh Nhận xét một chương trình phát thanh Xây dựng kịch bản.doc