Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế - Xã hội của Đông Nam Bộ

PHẦN I. VẤN ĐỀ CHUNG 1 MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU - Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thực tế đặc điểm địa lí tự nhiên khu Đông Nam Bộ giúp nhưng ngươi trực tiếp giảng dạy củng cố kiến thức, cập nhật thêm nhiều thông tin bổ sung vào nội dung bài giảng và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ giúp cho giáo viên tăng thêm vốn hiểu biết, hiểu sâu hơn về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng trong quá trình giảng dạy chương trình địa lí trung học cơ sở . - Nghiên cứu vùng tự nhiên Đông Nam Bộ còn có ý nghĩa hơn khi chúng ta vận dụng kết quả nghiên cứu là tài liệu để giáo viên biên soạn bài giảng truyền tải đến cho các em một cách sinh động, giúp các em hiểu biết vững chắc về điều kiện tự nhiên của vùng, hiểu biết môi trường thiên nhiên xung quanh, có khả năng nhận biết mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên với việc bảo vệ môi trường, từ đó các em biết ứng dụng những kiến thức cơ bản đó vào công việc lao động sản xuất tại địa phương. Tiến xa hơn nữa giáo dục các em có ý thức và việc làm tích cực góp sức mình vào quá trình xây dựng quê hương đất nước. 2 GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu địa lí tự nhiên khu địa lí tự nhiên Đông Nam Bộ và liên hệ thực tế tỉnh Tây Ninh 1. Vị trí địa lí, giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ 2. Đặc điểm chung của khu địa lí Đông Nam Bộ 3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 4. Liên hệ thực tế của tỉnh Tây Ninh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích – tổng hợp nguồn tài liệu.: Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa, tiến hành thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích – tổng hợp.

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế - Xã hội của Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất chưa sử dụng. - Loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong khu Đông Nam Bộ là đất xám bạc màu, sau đến đất đỏ Feralit màu nâu trên đá bagian. Còn tỉ lệ nhỏ là loại đất đen, đất Feralit đỏ vàng trên các đá trầm tich, đất phù sa mới dọc theo bãi sông, đất mặn và đất cát biển. - Đất đỏ Bagian có độ dày lớn, đất sét pha, tỉ tệ sét cao 80%, nhưng vẫn không bí nước vì cấu trúc tốt thoáng khí thông nước. ð Nhìn chung các loại đất phân bố tập trung thành những vùng lớn trên những vùng đồi thấp lượn sóng ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai thích hợp phát triển các cây công nghiệp dài ngày ( cao su, cà phê, điều..), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, lạc, mía, thuốc lá..) trên quy mô lớn. Dọc theo thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông La Ngà có đất phù sa sông trồng cây lương thực , cây hoa màu… 2.1.6. Rừng - Rừng tự nhiên phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, chủ yếu tập trung ở Bình Dương và Bình Phước (272 nghìn ha), là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các tỉnh khác chỉ có dưới 100 nghìn ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6.700 ha). - Khu vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị du lịch và nghiên cứu lâm sinh học. - Ven biển có rừng ngập mặn 2.1.7. Khoáng sản: Ở Đông Nam Bộ có 243 mỏ với quy mô từ nhỏ đến lớn. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa nhất là dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 4 - 5 tỉ tấn dầu và 485 - 500 tỉ tấn m3 khí, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Nguồn bôxít ở trong vùng cũng tương đối lớn. Ngoài ra còn có đá quý, zircon, nguyên liệu làm vật liệu xây dựng như sét cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát, đá ong, cát thủy tinh... 2.1.8. Tài nguyên du lịch: - Thiên nhiên đã ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, nơi nghỉ mát cuối tuần lý tưởng của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Ngoài ra, Vũng Tàu còn là trung tâm lớn về lưu trú và dịch vụ du lịch. - Vấn đề cần quan tâm là giải quyết sự ô nhiễm môi trường biển do các sản phẩm dầu mỏ gây ra trong quá trình khai thác và sử dụng. Bãi trước Vũng Tàu 2.2 Về kinh tế - xã hội: Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2010, dân số vùng Đông Nam Bộ là là 14566.5 nghìn người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. - Trong đó, Bình Phước có 894.3 nghìn người, Tây Ninh có 1075.3 nghìn người, Bình Dương có 1619.9 nghìn người, Đồng Nai có 2569.4 nghìn người, Bà Rịa-Vũng Tàu có 1012.0 nghìn người và Thành Phố Hồ Chí Minh có 7396.5 nghìn người. - Dân số Đông Nam Bộ có cơ cấu trẻ - Tỉ lệ nữ là 51.41%, cao hơn mức trung bình của toàn quốc ( 50.8%) - Tỉ lệ biết chữ của dân số Đông Nam Bộ là 98% - Mật độ dân số của Đông Nam Bộ là 617 người / km2, song dân cư phân bố không đều giữa các tỉnh và thành phố. Có thể thấy rằng dân số tập tung chủ yếu ở thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam. ðNguồn dân lực dồi dào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. Có lực lực lượng lao động chuyên môn cao, công nhân tay nghề cao. - Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao. Dân thành thị là 25% ( năm 2002) trong khi các vùng khác con số này dao động ở mức trên dưới 20 %. - Tài nguyên văn hóa, lịch sử với các di tích ở Đông nam Bộ khá tập trung và có mật độ cao nhất so với các vùng phía Nam. - Là nơi có nền kinh tế hàng hóa phat triển sớm nên người dân năng động và thích ứng nhanh với sự đổi mới kinh tế, đồng thời đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn của cả nước. - Đây là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh kết hợp với sự phát triển của mạng lưới đô thị ð đã hình thành nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất lớn. - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất cả nước. Cảng sài Gòn là cửa khẩu xuất khẩu tốt trong khu vực. - Tỷ suật nhập cư cả khu vực Đông Nam Bộ là 10.3% tính vào năm 2005 và tăng đều đến năm 2010 đạt 24.8% cao nhất cả nước. Bảng 1 :Thể hiện tỷ suất nhập cư vào năm 2005 và năm 2010(số liệu từ tổng cục thống kê) Tỷ suất Nhập cư Năm 2005 Năm 2010 Bình Phước 4,6 10.3 Tây Ninh 2,6 3.3 Bình Dương 27,2 89.6 Đồng Nai 3,0 27.2 Bà Rịa - Vũng Tàu 8.7 13.3 TP, Hồ Chí Minh 19.1 26.2 Ty suất nhập cư tăng mạnh ở các tỉnh Bình Dương , Đồng Nai.Cho thấy Đông Nam Bộ ngày càng phát triển về cơ sở hạ tầng và kinh tế thu hút người dân cả nước đầu tư và sinh sống. +Tỷ suất xuất cư cả khu vực Đông Nam Bộ là 3.1% tính vào năm 2005 và tăng đều đến năm 2010 là 4.9% chỉ hơn mỗi khu vực Đồng Bằng Sông Hồng. Do có tỷ xuất nhập cư cao nên khu vực Đông Nam Bộ có nguồn lao động dồi dào và năng động Lực lượng lao động trên 15 tuổi chiếm 55.29% tổng dân số toàn khu vực Tạo nguồn lao động trẻ đầy năng lực thích hợp để phát triển nền kinh tế khu vực và cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trên 15 tuổi có việc làm chỉ chiếm 53.2% trên tổng số dân khu vực Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng lực lượng lao động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế của cả vùng về lượng và về chất. Do dó sẽ có sự di chuyển lao động trong nội bộ vùng và từ ngoài vào; mặt khác do sự chênh lệch thu nhập dẫn đến buồng di dân tới các đô thị trong vùng mà nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như: Di dân quá nhanh vào các đô thị hiện có như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu làm quá tải so với khả năng đáp ứng về các điều kiện kết cấu hạ tầng đô thị (điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục,v.v...), gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Nhiều điểm dân cư tập trung đang có xu hướng trở thành đô thị, song chưa có đủ điều kiện về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nhiều khu công nghiệp tập trung đang trong quá trình hình thành và phát triển cũng có nhu cầu tạo lập thêm các điểm dân cư đô thị mới Còn hạn chế trong việc xử lí chất thải các khu công nghiệp trong địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. 3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội. 3.1Vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp : Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. - Vị trí địa lí thuận lợi: + Vùng nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, trung tâm giao lưu, mang ý nghĩa cả nước và cả khu vực Đông Nam Á; nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không; có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất cả nước về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở "Mặt tiền Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao lưu kinh tế với thế giới; Bình Dương, Biên Hoà và khu vực dọc theo đường 51 có điều kiện  thuận lợi để phát triển công nghiệp. + Vùng có lợi thế so sánh hơn nhiều vùng khác trong cả nước, lại sớm nhận được chủ trương của Chính phủ phát triển khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn hẳn các vùng khác. + Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Các vùng lân cận cung cấp nguồn nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. + Có nguồn tài nguyên khoáng sản dầu khí ở thềm lục địa, đất sét, cao lanh, tài nguyên rừng, tài nguyên nông sản dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến tạo điều kiện cho vùng có khả năng phát triển chuyên môn hoá cao, đồng bộ, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. + Có tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đồng Nai, Sông Bé. + Cư dân có kinh nghiệm về sản xuất hàng hóa, lực lượng lao động có kĩ thuật cao. - Một thế mạnh khác về sản xuất công nghiệp của vùng là năng lực sản xuất thép, sản xuất phân bón và hoá chất, cơ khí lắp ráp và đặc biệt là năng lực sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất thuốc lá và công nghiệp dệt, may, da và giả da. Trong những năm gần đây, công nghiệp lắp ráp ô tô, lắp ráp xe máy, lắp ráp tivi và các ngành điện tử tin học khác ở hầu hết các đại phương trong vùng đang phát triển khá mạnh mẽ, sản phẩm không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn đủ chất lượng vươn ra xuất khẩu trên thị trường một số nước trong khu vực. Để thúc đẩy công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh và hiệu quả, các địa phương trong vùng đã và đang thu hút xây dựng hàng loạt khu công nghiệp và khu chế xuất, đồng thời có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. § Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó việc phát triển công nghiệp vùng cũng còn những hạn chế : + Tình trạng cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp còn hạn chế khi mùa khô kéo dài. Nhất là trong khu vực thành phố lớn thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô vẫn còn xảy ra. + Cơ sở năng lượng phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp. + Vấn đề về môi trường ở các khu công nghiệp tập trung vẫn đáng quan tâm. ¯Hiện trạng phát triển: - Là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hoá chất cơ bản, phân bón và vật liệu... làm nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Vùng đã mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhất là sau khi có quyết định bổ sung thêm 3 tỉnh, tạo điều kiện giải toả mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân, đồng thời phát huy tác động đô thị hoá và công nghiệp hoá của hạt nhân sang các tỉnh lân cận. - Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu... để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất  khẩu. 3.2Vùng có nhiều điều kiện để phát triển nông – lâm nghiệp - Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. ¯Vùng đất liền: Địa hình thoải, nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp với cây cao su, cây ăn quả, thuốc lá, đậu tương, mía đường, khoai mì. Đây là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, cũng là thế mạnh của vùng. Ngoài ra ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002 Cây công nghiệp Diện tích ( nghìn ha) Địa bàn phân bố chủ yếu Cao su 281.3 Bình Dương, Đồng Nai Cà phê 53.6 Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu Hồ tiêu 27.8 Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai Điều 158.2 Bình Dương, Đồng Nai Cà phê Cao su Vùng đã xây dựng nhiều chương trình thủy lợi kết hợp chương trình thủy điện ( Sông Đồng Nai, sông La Ngà) để phục vụ nước tưới đặc biệt trong mùa khô. Đặc biệt hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay rộng 270 km2, chứa 1.tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho trên 170.000 ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô. Nhờ đó, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn. ¯ Vùng biển: Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí…là thế mạnh kinh tế cho các ngành khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.Trong năm những năm vừa qua Bộ Thuỷ sản xây dựng và trình Chính phủ dự án xây dựng các trung tâm giống, trung tâm chế biến thuỷ sản; hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, chú trọng phát triển khai thác, chế biến các dịch vụ nghề cá, tập trung đầu tư vào các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng hiện đại... Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7-2009 đạt 400 triệu USD, tăng hơn 80 triệu USD so với tháng trước. Trong ảnh: phơi cá khô xuất khẩu tại Nhà máy chế biến thủy hải sản Bình Thanh, huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) Dây chuyền chế biến bột cá biển (Tân Tiến - Vũng Tàu) § Đối với lâm nghiệp : - Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn ven biển - Diện tích rừng 532.600 ha, có ý nghĩa lớn trong việc phòng hộ , đảm bảo cân bằng sinh thái vùng, giữ mực nước ngầm, tránh mất nước ở các hồ chứa * Để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng :     - Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt.     - Về lâm nghiệp : phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống. đồi núi trọc (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An. ¯ Đông Nam Bộ cũng gặp không ít khó khăn: Mùa khô kéo dài, thiếu nước cho cây trồng, sinh họat, công nghiệp. Tuy nhiên Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà. - Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản còn chịu nhiều sức ép. Biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập (đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long) ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích, sản lượng, chất lượng, tính ổn định của nuôi trồng. Nhằm khắc phục các khó khăn trên và hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đưa diện tích nuôi trồng lên 890.000ha, cần phải qui hoạch, điều chỉnh nuôi trồng, gắn sản xuất với thị trường, trước hết là qui hoạch, xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu cho vùng nước ngọt, nước lợ, phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu - Trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp,vốn rừng trên vùng thượng lưu của các con sông cần được bảo vệ để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, đồng thời cần cứu các vùng rừng ngập mặn đang bị triệt phá do lấy than củi và do nuôi thuỷ sản không có quy hoạch tốt. Vườn quốc gia Cát Tiên cũng cần được bảo vệ nghiêm . 3.3 Vùng có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển: . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Khí hậu thuận lợi phát triển dầu khí, du lịch. - Có đường bờ biển dài nhiều đầm phá, của sông lớn là cơ sở nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn - Tài nguyên sinh vật biển của vùng rất phong phú, nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao: tôm hùm, cá cơm, cá ngừ, cá chích… - Tài nguyên dầu khí vào loại phong phú nhất nhì cả nước có triển vọng cho phát triển ngành khai thác dầu khí, các mỏ đã và đang khai thác như Bạch Hổ, Đại Hung2l.. Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng 2 – 3 tỉ tấn dầu quy đổi, hiện nay bể trầm tích Cửu Long đã được đưa vào khai thác. . Điều kiện kinh tế xã hội: - Dân cư và nguồn lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống đánh bắt nuôi trồng thủy sản lâu đời và đức tính chịu khó trong lao động sản xuất - Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện với xí nghiệp chế biến thủy sản , hệ thống cảng biển , khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đã được xây dựng. * Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa rất lớn sẽ làm thay đổi kinh tế của vùng, nâng cao vị trí của vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ của cả nước, tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu của vùng với cả nước và nước ngoài.Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. . Hiện trạng phát triển kinh tế biển vùng Đông Nam Bộ: - Sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng 11 % sản lượng thủy sản của cả nước ( Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 232 nghìn tấn ). Đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản xa bờ. - Hệ thống cảng biển được xây dựng bao gồm cảng biển quốc tế và cảng nội địa., cảng quốc tế có cảng Sài Gòn, cảng nội địa có càng Vũng Tàu. - Khả năng khai thác chế biến khoáng sản có quy mô lớn nhờ vào nguồn dầu khí chiếm giá trị tương đối cho xuất khẩu của cả nước. - Về khai thác tài nguyên sinh vật biển: sản lượng đánh bắt 211 nghìn tấn( 2008). Khả năng nuôi trồng thủy sản nổi trội hơn do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng cá nuôi 2005 là 46.248 tấn lớn gấp 6 lần so với vùng duyên hải Nam Trung Bộ. ( 7.446 tấn ). Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thủy sản lớn nhất nước ta. - Về phát triển giao thông biển: Đông Nam Bộ có số lượng cảng biển ít nhưng cảng biển có quy mô lớn như cảng quốc tế Sài Gòn, cảng Vũng Tàu. Ở đây có nhiều cơ sở đóng sửa tàu biển hiện đại. - Về phát triển du lịch biển: Ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn của vùng, vùng đã và đang đầu tư tổ chức quy hoạch các bãi tắm hợp lí, chất lượng cao. Phát triển những điểm trên đảo và quần đảo kết hợp nhiều chức năng mục đích như du lịch sinh thái, .bơi lội, thể thao.. 4. Khái quát chung về kinh tế Đông Nam Bộ 4.1. Tình hình chung Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23.5 nghìn km2), dân số và lao động vào loại trung bình, nhưng lại dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Đa số các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước, là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố khác. Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Tất cả các điều kiện trên tạo ra lợi thế của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội và nghành kinh tế nông nghiệp. Vấn đề nổi lên ở đây là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, tức là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật và vốn, để vừa tăng thêm tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên. 4.2Điều kiện phát triển kinh tế 4.2.1Vị trí địa lý: Đông Nam Bộ có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và nông nghiệp. Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ. Nằm liền kề ĐB.Sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế thuận lợi. Vùng Đông Nam Bộ nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng, ở điểm trung chuyển trên tuyến đường hàng không quốc tế từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, trên tuyến đường xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á lục địa; đồng thời nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới với các trung tâm lớn như Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur ... vì thế, vùng Đông Nam Bộ có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, khai thác các cảng trung chuyển quốc tế... để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Vùng Đông Nam Bộ có vị thế địa lý chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía Nam Việt Nam. Bằng đường bộ còn có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên; bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn (đường không và đường biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài. 4.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng, nối tiếp vùng Nam Tây Nguyên, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. Khí hậu cận xích đạo, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, café, đỗ tương, thuốc lá, cây ăn quả… Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản. Bên cạnh đó,vùng Đông Nam Bộ còn nằm gần các ngư trường lớn như Ninh Thuận-Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang nên có điều kiện xây dựng các cảng cá, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dựng cho tp.HCM và ĐBSCL, nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản như rừng Nam Cát Tiên, Cần Giờ. Cuối cùng, khoáng sản như dầu, khí trữ lượng lớn ở thềm lục địa Vũng Tàu; đất sét, cao lanh cho công nghiệp vật liệu xây dựng, gốm, sứ ở Đồng Nai, Bình Dương. Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. 4.2.3 Điều kiện kinh tế-xã hội Lực lượng lao động ở Đông Nam Bộ phong phú từ các nơi tập trung về, lành nghề, có chuyên cao; nguồn lao động năng động, thích ứng với cơ chế thị trường. Bên cạnh đó còn có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Mạng lưới dịch vụ, thương mại, ngân hàng… phát triển hơn các vùng khác. Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt quan trọng là Thành phố Hồ Chí Minh có thị trường công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ lớn nhất nước, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Với một nền kinh tế vững chắc và phong phú như vậy, Đông Nam Bộ là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước. 5.Tình hình kinh tế vùng Đông Nam Bộ 5.1 Nông nghiệp Cây lương thực không phải là thế mạnh của Dông Nam Bộ nhưng sản lượng lương thực vẫn đáng chú ý. Năm 2002 đạt 1.6 triệu tấn, bằng 75.0% sản lượng lương thực của vùng. Bình quân lương thực theo đầu người là 165kg/năm. Nếu so sánh với bình quân chung của cả nước thì chỉ bằng 42.3%. Diện tích rau của Đông Nam Bộ 2002 đạt khoảng 43.8 nghìn ha. Sản lượng rau các loại là 570.6 nghìn tấn. Đây là vùng có tốc độ phát triển nhanh về diện tích rau. Nguyên nhân là do nhu cầu lớn về rau xanh của thị trường TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa và khu công nghiệp dầu khí Bà Rịa – Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn đặc biệt về cây công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhất là bò sữa ở xung quanh các thành phố. Tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày gồm có lạc, đỗ tương, cói , mía…mía chiếm 22.5% về diện tích và 21.6% về sản lượng của toàn quốc, đậu tương 20.15% và 15.17%, và thuốc lá 56.4% và 52.9%. năng suất đậu tương cao hơn năng suất bình quân của cả nước là 45%, còn năng suất thuốc lá của vùng cũng cao hơn 3%. Đông Nam Bộ còn là vùng trồng bông nhờ có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp, diện tích bông 2002 là 1600 ha, năng suất 2000 tấn. Tập đoàn cây công nghiệp lâu năm gồm có cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm…cây lâu năm là thế mạnh của đông nam bộ và chiếm 36% diện tích cây lâu năm của toàn quốc. Trong số diện tích cây lâu năm, ưu thế là cây công nhiệp (76.6%), còn cây ăn quả thì ít hơn nhiều. Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của Đông Nam Bộ kể cả cây lâu năm và cây hàng năm, chẳng hạn như cao su là thế mạnh chính trong hệ thống cơ cấu cây trồng lâu năm. Chỉ trong giai đoạn 1980 – 1990, diện tích cao su đã tăng 144% và sản lượng tăng 140% . Cao su đực phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước (chiếm 87.62% diện tích năm 1980 và 92.61% năm 1990). Năm 1999, cây cao su chiếm 37.21% đất trồng cây lâu năm của vùng. Như vậy, cây cao su thực sự trở thành sản phẩm chuyên môn hóa chính của Đông Nam Bộ. Hiện nay, cây cao su được đầu tư theo chiều sâu. Chẳng hạn về giống, những vườn cao su già cỗi được thay thế bằng giống cao su của Malaysia có năng suất cao gấp 1.5 – 2 lần. vì thế, sản lượng cao su trong những thập kỷ tới sẽ tăng lên. Bên cạnh cây cao su, sau thập kỷ 80 Đông Nam Bộ cũng đưa cây cà phê, hồ tiêu và dâu tằm vào sản suất. Tính đến năm 2002 đã có 65 nghìn ha cà phê (15.5% tổng diện tích cà phê của cả nước) với sản lượng 81 nghìn tấn (chiếm 10% so với cả nước). Cũng trong năm này cây hồ tiêu có khoảng 19.840 ha, chiếm 52.7% diện tích cho sản phẩm và đạt 36.800 tấn, bằng 63.0% sản lượng cả nước. Ngoài cây công nghiệp, Đông Nam Bộ còn có thế mạnh về cây ăn quả, đặc biệt là những loại cây ăn quả cao cấp, sản suất hàng hóa quy mô lớn. Những khu vực trồng cây ăn quả lớn là Thủ Đức, Đồng Nai, Lái Thiêu…trong những năm 80, vùng này đã có tới 2.6 vạn ha liền khoảnh. Riêng Đồng Nai tập trung tói 62.39% diện tích cây ăn quả của Đông Nam Bộ. Ở Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả. Cơ cấu cây trồng tương đối ổn định nhằm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nông nghiệp của vùng. Ở đây đã xây dựng một số công trình thủy lợi, mà tiêu biểu là công trình hồ Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta có diện tích hồ 270km2 chứa 1.5 tỉ m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho trên 170.000 ha đất thường xuyên bị thiếu nước về mùa khô của Tây Ninh và huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh). Việc giải quyết nước tưới cho các vùng hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà. Nhờ đó diện tích đất trồng tăng lên, hệ số sử dụng đất được năng cao và khả năng đảm bảo lương thực cũng được ổn định. Đông Nam Bộ là vùng tương đối điển hình của nước ta về khai thác và tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Đó là sự kết hợp giữa chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp, tạo nên một tổng hợp thể sản xuất lảnh thổ hợp lí cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp, gắn việc khai thác kinh tế trên đất liền với dải ven biển và đảo. Hình thành một vùng kinh tế biển đa dạng và phong phú. 5.2. Lâm nghiệp Tài nguyên lâm nghiệp của vùng không thật lớn, nhưng đây là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, và là nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Ở đây còn có khu vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng, nơi còn bảo tồn được nhiều loài thú quý. 5.3. Ngư nghiệp Vùng Đông Nam Bộ nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và như trường Minh Hải – Kiên Giang, đồng thời có các điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thuỷ sản nước mặn và nước lợ. 5.4. Công nghiệp, xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An ,Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ). Hiện nay trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất, với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất, hoá dược, thực phẩm… Việc phát triển các ngành công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ: - Xây dựng các công trình thuỷ điện trong vùng. Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400.000 kW đã đi vào hoạt động từ năm 1988. Công trình thuỷ điện Thác Mơ ( 150.000 kW) trên sông Bé đã đi vào hoạt động. Các công trình thuỷ điện khác trên sông Đồng Nai và trên sông La Ngà đang trong kế hoạch xây dựng. - Đường dây cao áp 500 kV chuyển điện từ Hoà Bình vào - Phát triển điện tuôcbin khí, gồm các nhà máy điện tuôcbin khí Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức…, trong đó lớn nhất là nhà máy điện tuôcbin khí Phú Mĩ, tổng công suất thiết kế hơn 3 triệu kW. - Phát triển một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu, phục vụ cho các khu chế xuất… Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu hướng mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Do vậy, những vấn đề về môi trường phải luôn luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng cần phải tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn của cả nước. Tại đây có Khu công nghệ cao, 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp khác như : Biên Hòa, Sóng Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương,Tân Tạo... Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Vùng gồm: Dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phân bón, cán thép...Ngoài ra còn có một số khu vông nghiệp tập trung ở Long An ( Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Đức Hòa và Tân An) Mỹ Tho (Tiền Giang). Vùng này vẫn là trung tâm năng lượng quan trọng của cả nước. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất nước: rộng 270km2, chứa 1,5 tỷ m3, đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh & Củ Chi. Dự án thuỷ lợi Phước Hòa (BD, BP) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, DT trồng trọt tăng lên, khả năng đảm bảo LT-TP cũng khá hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí của vùng… Trung tâm điện lực Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước có tổng công suất điện năng trên 30% tổng công suất điện năng cả nước. Dự án khí Nam Côn Sơn và Bạch Hổ và dự án đường ống dẫn khí đông-tây (nối miền đông và miền tây nam bộ) cung cấp nguồn năng lượng cho vùng này Trong tương lai gần, cùng với Trung tâm điện lực Nhơn Trạch (2600 MW). 5.5 .Dịch vụ và thương mại Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch ,… Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ. Ngành du lịch có điều kiện phát triển khá tốt mặc dù không phải là nơi thu hút khách du lịch nhất nước ta. Chẳng hạn như nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu), cùng các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn, du lịch Đồng Nai cũng có nhiều ưu thế và tiềm năng để phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống; xây dựng, phát triển một số loại hình du lịch mới: du lịch vườn, du lịch trên sông, du lịch văn hóa lễ hội..., thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch để thu hút, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. DTLS. Địa đạo Củ Chi Cụm thi đua miền Đông Nam bộ trong thời gian qua đã có những bước chuyển hiệu quả trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và gia đình. Theo đánh giá của cụm trưởng Nguyễn Quang Toản (Giám đốc Sở VHTTDL Bình Phước), ở mỗi tỉnh đều có thế mạnh riêng, nổi bật là lĩnh vực du lịch, toàn cụm miền Đông nam bộ đón hơn 13.531.070 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 305.780 lượt khách. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch trong 6 tháng ước đạt 5.744 tỷ đồng. Trong đó, Bình Thuận là địa phương có doanh thu cao nhất trong lĩnh vực vực du lịch, nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có lượng khách đến đông nhất của cụm. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch đến ngày 12/7/2011, Du lịch Việt Nam đã đón 2,966 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2011, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010 và phục vụ khoảng 17,5 triệu lượt khách du lịch nội địa, thu nhập du lịch ước đạt 62.000 tỉ đồng. Một con số ấn tượng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Phải nói rằng, ngành du lịch của cụm miền Đông nam bộ đã góp phần rất lớn vào thành quả chung cho sự phát triển du lịch trong cả nước. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, hiện các tỉnh miền Đông Nam bộ như: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai có tiềm năng rất lớn về du lịch nhưng việc khai thác chưa hiệu quả. Được biết, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ là một trong 7 vùng du lịch quốc gia đa được quy hoạch. Bên cạnh đó, lịch sử và đặc trưng gốm cổ Đông Nam bộ chính là di sản văn hóa phi vật thể, ví dụ như gốm Sài Gòn, gồm có sản phẩm của “xóm lò gốm Sài Gòn xưa”, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu.Với các tiềm năng về biển, lịch sử, kinh tế... đã mang lại một ngành dịch vụ phát triển cho vùng Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ có vùng tứ giác kinh tế trọng điểm: Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả 4 tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn và có những ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là Hòn ngọc Viễn Đông, Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới. Đồng Nai là Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng, với trung tâm là và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong tương lai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Với các thị xã công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị Xã Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương dang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng đểm. Nhắc đến Bà Rịa - Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh). Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất... Tổ hợp hóa dầu ở Long Sơn (Vũng Tàu) Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Theo Quyết định số 06/2011/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quy hoạch nêu rõ, tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HÐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp. Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Ðồng Nai và TP Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn một cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu như hành lang: TP Hồ Chí Minh - phía bắc; TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu 5.6.Kinh tế biển Vùng biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí và sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu, đồng thời phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…Đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. -Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí-điện-đạm Phú Mỹ. Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu. Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí. 5.7 .Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng 5.7.1. Giao thông vận tải Hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ được xem là khá tân tiến và được chú ý đầu tư để thúc đẩy kinh tế cùng phát triển. Nhiều hệ thống được xem như bộ mặt giao thông tiên tiến mang ý nghĩa, tầm vóc quốc gia. Đường hành không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 7 triệu khách năm hiện nay lên 15 triệu khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng hành không lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Đến năm 2010, Sân bay Quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80-100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế. Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước. Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu Sông Đồng Nai và Sông Thị Vải. Trong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là 1 trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước. Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông cản trở sự phát triển của vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai: Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đướng vành đai 1, 2, 3; Đại lộ Đông - Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Dây; Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu... Đường sắt: Hiện tại chỉ có Đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực này. Để đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, một số dự án đường sắt đang được lập dự án như: Đường sắt cao tốc Tp HCM - Vũng Tàu; Các tuyến tàu điện ngầm từ Bến Thành đi bến xe Miền Tây, Biên Hòa đang được các công ty lớn của Đức, Pháp, Nga, Nhật khảo sát. Sân bat Tân Sơn Nhất Đường sắt Bắc-Nam Quốc lộ 1A 5.7.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng Trong tương lai không xa, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đây sẽ là vùng đô thị lớn có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới. Hiện tại ở đây đang triển khai một số dự án khu đô thị lớn như: khu đô thị công nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mô 4000 ha, khu đô thị Đông Bắc Củ Chi và Long An 4000 ha, khu đô thị Phú Mỹ Hưng 600 ha và đặc biệt là khu đô thị thương mại mới Thủ Thiêm 700 ha. Trong tương lai xây dựng thêm một số thành phố mới như: Nhơn Trạch, Long Thành, Phú Mỹ. Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Dưới đây là danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ. Đôi lúc, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào vùng Tây Nguyên. Tp. Hồ Chí Minh Khu ĐTTH Bình Dương Khu ĐTTH Phú Mỹ Hưng 6.Thách thức của nền kinh tế Đông Nam Bộ Trong nông nghiệp Trước hết, nhận thức về vai trò của nông nghiệp chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung cũng như Đông Nam Bộ nói riêng. Dường như công nghiệp và dịch vụ chưa coi thị trường nông thôn là địa bàn ưu tiên phục vụ, chưa trở thành “đầu máy kéo” nông nghiệp đi lên như quy luật chung của một nền kinh tế phát triển lành mạnh, dẫn đến khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị ngày một giãn ra. Thứ hai, diện tích lúa canh tác mỗi năm mỗi giảm, trong khi năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn ít thay đổi. Quá trình chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn diễn ra rất chậm. Mức đầu tư cho nông nghiệp hằng năm không cao. Thứ ba, các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao. Nông nghiệp thiếu máy móc thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y... Dịch vụ hỗ trợ như tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông tăng trưởng chậm, giao thông nông thôn còn hạn chế. Sản xuất phân không đủ đáp ứng nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tài chính tín dụng hầu như không thay đổi, các hoạt động phục vụ thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp như vận tải, kho bãi, viễn thông... tăng trưởng chậm về tỷ trọng và về tốc độ. Thứ tư, tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân còn lớn, trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của Nhà nước, chính quyền địa phương thiếu. Đó thật sự là những mối lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang làm thủy sản tràn lan, khiến tương lai ruộng lúa bấp bênh hơn bao giờ hết. Thứ năm, việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Thứ sáu, sự hạn chế trong nghiên cứu giống cây trồng dẫn đến khả năng cạnh tranh về phẩm chất nông sản của một số giống cây trồng còn kém; công nghệ hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thế giới; một vài loài cây trồng chưa được chủ động lai tạo giống trong nước, phải nhập hạt giống rất tốn kém. Một số chương trình lai tạo giống thiếu các bước nghiên cứu cơ bản, thiếu định hướng và chưa tiếp cận với trình độ của thế giới. Với cây ăn quả, theo tổng hợp chung, trồng cây ăn quả sẽ mang lại hiệu quả gấp 2 đến 6 lần so với trồng lúa. Những nhà vườn biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật có thể đạt doanh thu cao hơn, thậm chí gấp 10 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, trồng cây ăn quả cần nhiều kỹ năng trong thâm canh. Do kinh tế hợp tác chưa phát triển khiến các nông hộ nhỏ bé không nắm bắt được thông tin thị trường, khả năng cạnh tranh yếu, tiếp cận thị trường khoa học - công nghệ thấp, chịu nhiều thua thiệt trong kinh tế thị. Thứ bảy, đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả nhưng nông dân vẫn là những người nghèo cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Thứ tám, công tác bảo vệ thực vật và thú y, công tác khuyến nông, đặc biệt đối với khuyến nông cơ sở chưa được đầu tư đúng mức. Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan hiện nay cũng rất đáng báo động, là nguy cơ dẫn đến đất bị thoái hóa, bạc màu. Trong khi đó, các công ty tư nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chế phẩm sinh học lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài đã quá thời hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới. Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa, bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm đang đặt nông nghiệp trước những thách thức vô cùng to lớn. Thứ chín, khan hiếm nước tưới phục vụ cho nông nghiệp. Sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa cầu ấm dần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo ngập lụt ở các vùng đất thấp. Lũ lụt và xâm nhập mặn sẽ trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm sau. Các dự án quốc tế về nông nghiệp thuộc hệ thống Tổ chức Tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) đã nhấn mạnh đến giống cây trồng chống chịu khô hạn, nước sạch cho nông thôn, đô thị, phải xem những nội dung này là một ưu tiên đặc biệt. Sự thoái hóa đất, hiện tượng sa mạc hóa sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho khu vực duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một phần Tây Nguyên. Trong công nghiệp, dịch vụ Trong công nghiệp, dịch vụ Đông Nam Bộ có thể nói thách thức không nhiều bằng thuận lợi, tuy nhiên vùng cũng phải tích cực hạn chế những trở ngại đó nếu nó xảy ra.. Chẳng hạn như vấn đề nước thải công nghiệp phải được xử lí trước khi thải ra môi trường, không gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nước nhà. Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông cản trở sự phát triển của vùng. Nước thải chưa xử lí TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức.Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam ( Phần địa cương). NXBGD, năm 2003. 2. Nguyễn Minh Tuệ, ( Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. NXBD(GHSP, 2006. 3. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú. Địa kinh tế - xã hội Việt Nam. NXBĐHSP, 2006. 4. Lê Thông (chủ biên ). Địa lí các tỉnh, thành phố, tập 5 ( các tỉnh, thành phố cực NamTRung Bộ và Đông Nam Bộ). NXBGD, 2005. 5. Nguyễn Ngọc Dũng (chủ biên). Địa lí Tây Ninh giảng dạy trong trường phổ thông. NXBGD, 1999. 6. Các trang Web: - www.diendankienthuc.net - www.vi.wikipedia.org.vn - www.vietbao.vn - www.tayninh.org.vn - www.baotayninh.com.vn MỤC LỤC PHẦN I: VẤN ĐỀ CHUNG 1 1.Mục đích ý nghĩa việc nghiên cứu 1 2.giới hạn nội dung nghiên cứu 1 3.phương pháp nghiên cứu 1 Phần II:NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 2 1. Vị trí giới hạn của khu địa lí Đông Nam Bộ 2 2.đặc điểm chung của khu địa lí nam bộ 3 2.1.đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3 2.1.1.địa chất địa hình 3 2.1.2.khí hậu 4 2.1.3.sông ngòi 4 2.1.4.thủy sản 5 2.1.5.thổ nhưỡng 5 2.1.6.rừng 5 2.1.7.khoán sản 6 2.1.8.tài nguyên du lịch 6 2.2.kinh tế -xã hội 7 3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội. 9 3.1Vùng có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp 9 3.2 Vùng có nhiều điều kiện để phát triển nông – lâm nghiệp 11 3.3 Vùng có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển 13 4. Khái quát chung về kinh tế Đông Nam Bộ 14 4.1.tình hình chung 14 4.2.điều kiện phát triển kinh tế 15 4.2.1.vị trí địa lí 15 4.2.2.điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 16 4.2.3.di9ều kiện kinh tế xã hội 17 5.tình hình kinh tế vùng đông nam bộ 17 5.1.nông nghiệp 18 5.2.lâm nghiệp 20 5.3.ngư nghiệp 20 5.4.công nghiệp xây dựng 20 5.5.dịch vụ và thương mại 22 5.6.kinh tế biển 27 5.7.giao thông vận tải cơ sở hạ tầng 28 5.7.1.giao thông vận tải 28 5.7.2.xây dựng cơ sở hạ tầng 28 6.thách thức nền kinh tế đông nam bộ 30 6.1.trong nông nghiệp 30 6.2.trong công nghiệp và dịch vụ 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội của Đông Nam Bộ.doc
Luận văn liên quan