Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Tỷ lệ sống ấu trùng giữa các đợt ương không đều nhau. Ở đợt ương thứ 4 do có mưa nhiều, nhiệt độ xuống thấp nên ấu trùng hao hụt nhiều. Nhìn chung, tỷ lệ sống của ấu trùng là không cao, tỷ lệ sống của giai đoạn Zoea cao hơn các giai đoạn Mysis và Post larvae. Ấu trùng thường bị chết nhiều ở giai đoạn chuyển từ Zoea 2 sang Zoea 3, do đó trong giai đoạn này cần theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

doc64 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cốc đựng trứng tôm. * Phương pháp theo dõi các giai đoạn phát triển, sinh trưởng ấu trùng Căn cứ vào đặc điểm sinh học các giai đoạn phụ của ấu trùng tiến hành quan sát phân biệt các giai đoạn theo các bước sau: + Bước 1: Xem tài liệu về hình dạng cấu tạo ngoài của các giai đoạn chính và phụ của ấu trùng Tôm He chân trắng. Giai đoạn Nauplius chú ý công thức gai đuôi, giai đoạn Zoea chú ý phần đầu và phần đuôi, giai đoạn Mysis chú ý phần chân bụng. + Bước 2: Dùng cốc thủy tinh lấy mẫu ấu trùng trong bể, đưa cốc lên ngang tầm mắt, quan sát hoạt động bơi lội, hình dạng của ấu trùng và chụp ảnh. + Bước 3: Lấy vài ấu trùng từ trong cốc xem trên kính hiển vi và so sánh với tài liệu để xác định chính xác giai đoạn ấu trùng. Chụp ảnh ấu trùng qua kính hiển vi. * Cách định lượng Nauplius: Mở sục khí mạnh cho Nauplius phân tán đều trong xô lớn. Dùng pipet lấy 10ml cho vào dụng cụ đếm. Tiến hành đếm 2 lần sau đó lấy giá trị trung bình. 2.4 Phương pháp xử lý số liệu * Tính tổng ấu trùng có trong bể (A) (2.1) Trong đó: - A: Tổng số ấu trùng. - : Số lượng ấu trùng trong 1lít nước. - V: Thể tích bể ương. * Tính tỷ lệ nở (TLN) % (2.2) Trong đó: TLN: Tỷ lệ nở. A: Tổng số ấu trùng có trong bể ương. E: Tổng số trứng. * Thời gian biến thái của ấu trùng (T) (2.3) Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng. T2: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn trước. T1: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn sau. * Tỷ lệ sống của ấu trùng (TLS) TLS (%)= * 100% (2.4) Trong đó: A1: Tổng số ấu trùng ban đầu. A2: Tổng số ấu trùng qua từng giai đoạn. * Tỷ lệ tôm mẹ giao vĩ (TLGV) Số tôm giao vĩ (2.5) * 100% Số tôm mẹ cho giao vĩ TLGV(%) = * Công thức tính giá trị trung bình (2.6) Trong đó: : Giá trị trung bình mẫu n: Số lần kiểm tra mẫu Xi: Giá trị kiểm tra lần thứ i Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, công trình, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất 3.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vài nét về điều kiện tự nhiên + Bến Tre là một tỉnh ven biển đồng thời có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên đã tạo điều kiện phát triển thủy sản nhất là lĩnh vực nuôi thủy sản. Môi trường sinh thái của Bến Tre có tính chất đặc thù, manh tính cù lao, sông biển nên đã tạo điều kiện tốt để nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng: nước ngọt, lợ, mặn. Đối tượng rất đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu ở 3 huyện vùng biển: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. + Địa hình - khí hậu: Địa hình thổ nhưỡng của tỉnh tương đối bằng phẳng thích hợp để nuôi trồng thủy sản. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ấm quanh năm ổn định rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của đa số các giống loài thủy sản. + Khó khăn: Phần lớn tỉnh bị nhiễm mặn vào mùa nắng (2/3 diện tích) với nhiều mức độ khác nhau, độ mặn của vùng nước mặt của biển không ổn định nên gây nhiều bất lợi cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra độ phù sa trong mùa mưa cũng ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thủy sản. b. Vị trí và mặt bằng xây dựng trại + Trung tâm sản xuất tôm giống Huy Thuận thuộc ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Trung tâm được xây dựng trên nền đất cát, gần kề sông Mương Đá, cách bờ biển 1 km, diện tích xây dựng là 11.000 m2. - Trung tâm nằm xa khu dân cư và các khu công- khác nông nghiệp nên hạn chế việc ô nhiễm nguồn nước. - Ở phía Đông, trung tâm giáp sông Mương Đá, phía Tây giáp cồn đất Thừa Tiên, phía Nam giáp đất quy hoạch nuôi trồng thủ syản, phía Bắc giáp khu dân cư Thừa Tiên. + Nguồn năng lượng Trung tâm được xây dựng gần nguồn điện hạ thế phục vụ cho người dân xã Thừa Đức nên đỡ tốn chi phí vận tải điện, bên cạnh đó trung tâm còn có nguồn điện từ các máy phát điện dự phòng, do vậy tính ổn định của nguồn điện rất cao đảm bảo tốt cho sản xuất. + Giao thông: với trục đường giao thông liên tỉnh dọc theo con sông rất thuận lợi cho việc vận chuyển cả đường bộ lẫn đường sông. + Nguồn nước + Nguồn nước ngọt được lấy từ mạch nước ngầm, bằng giếng khoan với độ sâu 70m, nước ngọt tuy không có yếu tố quyết định trong sản xuất nhưng có được nguồn nước ngọt tốt sẽ thuận lợi cho vấn đề vệ sinh trại sau mỗi đợt sản xuất, cho sinh hoạt, cho thuần hóa giảm độ mặn tôm bột khi cần thiết. Tiêu chuẩn tốt nhất là là nước đạt tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt thông thường. + Nguồn nước mặn được lấy từ biển, do cách xa khu vực dân cư và không bị ô nhiễm, thỏa mãn các yêu cầu : Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường nước biển tại trại giống TT Yếu tố môi trường Khoảng thích ứng 1 Độ mặn 28 ÷ 30 0/00 2 Nhiệt độ nước 27 ÷ 30 0C 3 pH 7,5 ÷ 8.5 Nhận xét: Do trại giống nằm sát biển, cách xa khu vực dân cư và nằm ngoài khơi nên nguồn nước dồi dào, các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. 3.1.2. Công trình, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất Máy phát điện WC A A I II Trại tôm mẹ sú Trại A1 Trại tôm mẹ He chân trắng I Trại A2 Trại B1 Trại B2 Trại B3 Trại B4 Trại B5 Trại B6 Trại B7 Trại B8 I I I I I I I I Trại A3 I Trại A4 Trại A5 I I I Trại A6 Trại A7 NX III III NX 5 CT CT 4 3 3 2 1 5 6 3 4 3 3 7 Cổng Đường Sông a. Sơ đồ trại: Hình 3.1: Sơ đồ trung tâm giống Chú thích: 1: Văn phòng I: Hệ thống bể lắng lọc 2: Phòng xét nghiệm II: Khu nuôi tảo sinh khố 3: Phòng nghỉ III: Nhà đóng tôm 4: Nhà vệ sinh A: Hệ thống cống nước thải 5: Kho CT: Căn tin 6: Phòng tảo NX: Nhà xe 7: Phòng bảo vệ 16 14 12 10 8 6 4 13 11 9 7 5 3 1 2 15 + Sơ đồ trại sản xuất Hình 3.2: Sơ đồ trại sản xuất Chú thích: Bể ương ấu trùng Ống dẫn nước Máy sục khí Kệ trộn thức ăn Lối đi Khu ấp Artemia Ống dẫn khí Bể nước mặn Bể nước ngọt Ống dẫn nước thải b. Một số công trình và trang thiết bị * Bể lắng và xử lý nước Thể tích: 40 m3. Bể đặt ngoài trời có mái che, làm bằng xi măng, mặt trong tô lớp hồ láng, không thấm nước, chân đế được đổ bê tông kiên cố, chắc chắn. Công dụng của các bể này là xử lý nước (làm lắng các chất phù sa, các chất lơ lửng... có trong môi trường nước khi lấy nước từ biển vào và xử lý chlorine A để tiêu diệt các mầm bệnh ngay từ ban đầu). * Bể chứa nước Thể tích: 40 m3 nằm cùng hệ thống bể lắng, cấu tạo giống như bể lắng. Công dụng: bể dùng để chứa nước sau khi bơm từ bể lắng qua bể lọc thô, sau đó đem lọc qua bình lọc tinh. Nước ở bể này đã tương đối sạch, trong suốt. * Bình lọc tinh + Cấu tạo gồm 6 bình lần lượt được sắp xếp như sau: 2 bình có lói lọc thô, 2 bình có lõi lọc tinh và 2 bình có lõi than hoạt tính. Bình lọc tinh được nối trục tiếp và thấp hơn với bể lọc thô đảm bảo nước có thể chảy qua và chảy xuống bể chúa . Công dụng là nước một lần nữa được lọc sẽ sạch hơn, đảm bảo hơn để có thể đưa vào sản xuất. Hình3.3 : Bình lọc tinh + Cách làm bể lọc Vật liệu được xịt rửa thật kĩ bằng nước ngọt. Đối với cát mịn được sàng lọc kĩ trước khi rửa bằng nước ngọt. Lắp vật liệu vào bể lọc: Lớp đá 4x6 cm lắp vào trước có độ dày 20 cm, phủ lớp lưới mùng, tiếp phía trên là lớp đá 1x2 cm có độ dày 20 cm, phủ lớp lưới mùng và trên cùng là lớp cát mịn dày 40cm. + Ngâm bể lọc Sau khi lắp vật thì liệu xong tiến hành ngâm bể lọc hoặc ngâm trước khi lắp vào bể. Dùng dung dịch chlorine A nồng độ 80-100 ppm để ngâm bể lọc. Thời gian ngâm bể lọc khoảng 3-4 ngày, sau đó dùng nước ngọt sạch xả lại nhiều lần đến khi hết chlorine mới sử dụng. Sau mỗi đợt nên vệ sinh lại một lần hoặc thay mới các lớp lọc bởi vì sau mỗi đợt nuôi sẽ tích tụ nhiều cặn bã, tạp chất và nguy cơ mầm bệnh rất cao. * Bể lọc thô 40 cm 20 cm 20 cm 1 3 4 2 + Thể tích: 2,5 m3 x 2 bể. Hình 3.4: Cấu trúc bể lọc cơ học. Chú thích: 1: Nước cấp vào bể lọc : Lớp cát lọc 2: Ống thoát khí : Lớp đá 2x3 3: Lưới mùng : Lớp đá 5x10 4: Van xả nước tầng lọc : Ống thoát khí Hai bể dùng để lọc nước mặn và một bể lọc nước ngọt (lọc phèn, rác, cặn...). Công dụng: các bể này nằm tách rời nhau để tiện sử dụng và vệ sinh. Nước từ bể lắng đã xử lý sẽ được bơm qua bể này để lọc sơ sau đó đến bể chứa nêu trên. Nước được lọc sơ bộ tai bể lọc thô này nhằm giảm bớt các chất hữu cơ, chất bẩn. Nước ngọt bơm từ máy lên qua bể lọc nước ngọt rồi sử dụng tùy mục đích sẽ có xử lý hay là không. * Bể ương nuôi ấu trùng Trong trại có 17 bể ương, mỗi bể có thể tích là 7 m3, được chia làm 2 dãy có đánh số thứ tự để dễ quản lý. Bể ương nuôi ấu trùng được làm bằng nhựa composite, có hình tròn, dáy nghiên vào giữa, chiều cao bể 1,5 m (bể được đặt âm xuống đất 0,5 m), lỗ lù xả cạn nằm ở giửa bể nối với một ống xả cạn (đường kính 8 cm) và một ống chống tràn (đường kính 6 cm) Hình 3.5: Bố trí bể ương trong trại. . * Hệ thống cấp và thoát nước Trong trại có 2 bể để chứa nước ngọt và nước mặn có cấu tạo giống với bể ương, ngoài ra còn bố trí 2 ống dẫn nước chạy dọc theo các bể ương ấu trùng và nuôi tôm mẹ, khi sử dụng ta chỉ cần mở van. Nước sử dụng cho quá trình sản xuất khi cần cấp ta sẽ dùng máy bơm chìm để bơm nước từ các bể chứa lên. Hệ thống thoát nước đặt ở giữa, dọc theo hai dãy bể ương, đảm bảo thoát nước nhanh chóng, khô ráo nền nhà. c. Trang thiết bị * Trang thiết bị chính + Một máy phát điện dự phòng: 2cái, với công suất 8 KW. + Máy bơm nước gồm: 2 cái loại 1 Hp và 1 cái loại 2 Hp. Máy bơm chìm: 2 cái. + Máy sục khí: mỗi trại có 8 cái. * Trang thiết bị khác + Các loại ống nước, ống siphon. + Các loại vợt đánh Nauplius, Mysis Post, cà thức ăn. + Xô ấp Artemia, thau chậu, ca. + Túi lọc, bông gòn. + Khăn để lau chùi bể. + Kệ gỗ để thức ăn và hóa chất. Nhận xét: - Hệ thống bể có hình dạng và kích thước phù hợp với sự thành thục, giao vĩ, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng. - Bể được xây dựng có phần âm dưới đất để đặt lù xả nước. Có hệ thống ống khí chạy xung quanh để cung cấp khí và căng dây cước ở trên để che bạt. Do được thiết kế như trên nên bể giữ được nhiệt độ tương đối ổn định và thao tác sản xuất dễ dàng. - Trại giống có các trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế. 3.2 Vài nét về công ty TNHH đầu tư thuỷ sản Huy Thuận – Bến Tre: Quá trình hình Thành và phát triển    Cơ sở Huy Thuận Từ tiền thân là Cơ sở Huy Thuận đã không ngừng phát triển và hình thành Công ty TNHH Tư Vấn Thủy Sản Huy Thuận vào ngày 01/06/2004 có văn phòng đặt tại số: 132 Khu Ao Sen Chợ chùa, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre. Đầu năm 2005, thấu hiểu những bức xúc và mong mỏi của người nuôi thủy sản, Công ty đã quyết định mở rộng, đầu tư và xây dựng mới Trung tâm sản xuất tôm sú giống có công suất 500 triệu con giống/năm tại ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre và từ đó hình thành nên thương hiệu Huy Thuận có uy tín, chất lượng và giá trị lớn ở tỉnh Bến Tre và nghề nuôi thủy sản trong cả nước. Cty TNHH TVTS Huy Thuận Đầu năm 2009 Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Đầu Tư Thủy Sản Huy Thuận. Cty TNHH ĐTTS Huy Thuận Huy Thuận được hình thành từ tâm quyết của Ông Nguyễn Trọng Huy - Kỹ sư nuôi trồng thủy sản - người sáng lập ra Công ty; chữ Thuận bao gồm ba nghĩa là Thuận Thiên (Thuận theo thời vận của đất nước và Thế giới), Thuận Địa (Thuận theo đất nước Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nghề thủy sản đặc biệt là Con Tôm), Thuận Nhân (Thuận theo lòng người, chỉ làm những gì có ích cho Xã Hội, có ích cho con người). Với phương châm "Thấu hiểu & giải quyết mọi nỗi lo của bạn" chúng tôi luôn đồng hành cùng người nuôi tôm để giải quyết các "nỗi lo" về nguồn tôm giống sạch bệnh, về thức ăn nuôi tôm, về chế phẩm sinh học nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao nhất. Huy Thuận cam kết phục vụ cho bà con nuôi tôm không những bằng sản phẩm hiệu quả nhất mà còn với thái độ phục vụ lịch thiệp nhất, ân cần nhất. Trung tâm sản xuất tôm giống Huy Thuận » Nhu cầu về sản lượng tôm giống chất lượng cao để cung cấp cho hoạt động nuôi thuỷ sản » Giảm chi phí vận chuyển khi người nuôi phải đi mua tôm giống ngoài tỉnh » Tránh tình trạng tôm bị shock trong quá trình vận chuyển đi xa » Thời gian thuần nước của tôm giống nhanh Để đáp ứng nhu cầu và giải quyết nỗi trăng trở trên nhằm giảm rủi ro để mang lại hiệu quả cao cho người nuôi, đầu năm 2005, Công ty đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất tôm sú giống có công suất 500 triệu con giống/năm tại ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Sau khi sản xuất vụ đầu tiên, trung tâm sản xuất được 55 triệu con giống chất lượng cao, cung cấp cho người nuôi tôm ở ba huyện biển của tỉnh là: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Trong năm 2006 Trung tâm triển khai giai đoạn 2 và đạt 100 triệu con giống. Năm 2007 Trung tâm đã áp dụng thành công cộng nghệ sản xuất sạch trong qui trình sản xuất tôm sú giống, 100% mẫu xét nghiệm đều đạt chuẩn. Và công ty đã đầu tư xây dựng, mở rộng. Đến năm 2008, Trung tâm đã hoàn thiện dự án 500 triệu giống/năm. (Văn phòng) Quy mô: - Địa chỉ:Ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, Bình Đại, Bến Tre - Diện tích: 11.000 m2 - Hoạt động: sản xuất tôm sú giống và tôm thẻ chân trắng giống - Công suất hiện tại: có 7 trại (135 bể ương)_500 triệu post/ năm - Công ty đang đầu tư xây dựng, định hướng mở rộng đến năm 2009: 15 trại (300 bể ương)_1 tỷ post/ năm (cán bộ, công nhân viên) Trung tâm chuyên sản xuất và cung ứng trên thị trường hai dòng sản phẩm tôm sú giống và tôm thẻ chân trắng giống chất lượng cao (đã được xét nghiệm PCR) (post sú) (post thẻ chân trắng). 3.3 Công tác vệ sinh trại và chuẩn bị nước 3.3.1 Công tác vệ sinh trại Đây là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Do đó cần phải vệ sinh trại trước và sau cũng như trong suốt quá trình sản xuất. Đảm bảo tốt được điều này sẽ ngăn chặn được các mầm bệnh mới và sự lây lan mầm bệnh xuất hiện sau mỗi đợt sản xuất (nếu có). Do đó cần phải: + Vệ sinh hệ thống bể lọc, bể chứa cần phải ngâm tẩy rửa hệ thống bể lọc, ngâm và rửa cát, đá, ráp tầng lọc và thực hiện khử trùng tầng lọc. + Vệ sinh hệ thống bể nuôi - Sau khi xuất post xong ta tháo cạn nước trong bể, dùng nước ngọt tạt quanh bể, sau đó hòa xà phòng với nước ngọt, dùng búi cứng chà khắp bể, tạt lại bằng nước ngọt cho sạch. Sau một đợt sản xuất tiến hành tổng vệ sinh, dùng khăn nhúng xà phòng lau bể, xả bằng nước ngọt, để khô dùng chanh cắt đôi trái chà khắp bể (0,5 kg/bể), để khô, sau đó xả lại bằng nước ngọt cho sạch sẽ, rồi bắt đầu lắp dây khí, đậy bạt lại.sau đó dùng formol (2lít/bể) pha với 5 lít nước ngọt tạt mặt trong của bể rồi đậy bạt lại. - Đến đầu đợt sản xuất (cách 1 tuần trước khi thả Nauplius) tiến hành giỡ bạt ra, dùng nước ngọt tạt đến khi nào không còn formol thì, tiến hành cấp nước mặn đã được xử lý vào bể rồi đậy bạt lại. - Đối với bạt che bể thì chà rửa bằng xà phòng, sau khi ngâm Chlorine A với nồng độ 20-30 ppm xong tiến hành phơi khô rồi mới đem vào đậy bể. - Tất cả các dụng cụ như lưới, vợt, thau, chậu phục vụ cho sản xuất đều phải ngâm Chlorine hoặc formol 100 ppm, rửa sạch bằng nước ngọt và phơi khô trước khi đưa vào sử dụng cho đợt sản xuất mới. + Vệ sinh trong và ngoài trại cho sạch sẽ nhằm tránh lây lan mầm bệnh. Trong quá trình sản xuất thì vệ sinh ít nhất ngày 1 lần. Dùng Chlorine tạt vào các hố ga, các góc ẩm thấp do nước tồn đọng. + Vệ sinh sạch sẽ hệ thống cấp thoát nước, kiểm tra hệ thống thoát nước để tránh nước không thoát được, tạt Chlorine vào các hố ga để diệt khuẩn. 3.3.2 Chuẩn bị nước a. Nguồn nước Nước được lấy từ ngoài biển bằng ghe, ở những nơi không bị nhiễm bẩn hay ảnh hưởng từ trong đất liền, nước phải đảm bảo được các yếu tố môi trường luôn ổn định và phù hợp. Nguồn nước ngọt lấy tại chổ từ giếng khoan phải sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Các chỉ số của nguồn nước biển thích hợp như sau: độ mặn: 28-32ppt; nhiệt độ: 27-30 0C; pH: 7,5-8,5; DO: >4 mgO2/l; NH3: <0,1 ppm; NO2: <0,02 ppm. b. Kỹ thuật xử lý nước Xử lý nước là khâu đầu tiên quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất. Mục đích là tiêu diệt các mầm bệnh và các loại vi khuẩn và virus, các chất cặn bã có trong nguồn nước để được nguồn nước được sạch, đồng thời đạt các tiêu chuẩn thủy lý, thủy hóa: độ mặn, hàm lượng NH3, H2S, NO2…phù hợp cho từng giai đoạn như nuôi vỗ, cho đẻ, ương ấu trùng, đảm bảo theo yêu cầu sử dụng. Vì vậy chọn nguồn nước và xử lý nước phải thực hiện nghiêm túc và chính xác. * Các bước xử lý nước Bể lọc thô Bể lắng ( lắng và xử lý hóa chất ) Nước biển Bể ương Bình lọc tinh Bể chứa Hình 3.6: Sơ đồ các bước xử lý nước. * Cách xử lý Nước biển được vận chuyển bằng thuyền về bơm vào bể lắng, tại đây tiến hành xử lý như sau: + Xử lý bằng thuốc tím (KMnO4 2ppm) nhằm lắng bớt chất hữu cơ và kim loại nặng, sục khí liên tục đến khi mất màu thuốc tím, nước lúc này đã trong hơn. Tiếp tục xử lý bằng Chlorine A có tác dụng diệt khuẩn rất cao, tuy nhiên có khả năng gây độc với ấu trùng nếu còn dư lượng. Liều dùng: Chlorine A với nồng độ khoảng 20-30 ppm (tùy chất lượng nguồn nước). Sục khí mạnh, liên tục trong vòng ít nhất 48h (tùy thời tiết môi trường nắng mạnh hay yếu). Trung hòa Chlorine còn dư bằng Thiosulfat đến khi hết dư lượng chlorine. Kiểm tra dư lượng Chlorine bằng test Clo. Tắt sục khí, sau 12h có thể bơm nước lên bể lọc thô. Nước qua bể lọc thô sẽ qua bình lọc tinh vào bể chứa, nước thu được sẽ được bơm vào bể ương. Bảng 3.2: Các chỉ số môi trường nước sau khi chuẩn bị xong Độ mặn (‰) Nhiệt độ (oC) pH Độ kiềm (mgCaCO3/L) 28 ÷ 30 27 ÷ 33 7,8 ÷ 8,5 140 ÷ 150 Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy nguồn nước được xử lý rất kỹ lưỡng qua nhiều hệ thống lọc từ bể lọc, bình lọc, ống lọc đến túi siêu lọc nên màu nước rất trong, các hóa chất dùng để xử lý đều được kiểm tra dư lượng trước khi cấp vào bể. Nếu nguồn nước không đạt yêu cầu (như độ mặn < 28‰), thì sẽ xả bỏ và bơm lại nước mới. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra. Vào mùa khô, độ mặn chỉ xuống thấp khi có mưa bão nhưng nó chỉ ảnh hưởng đến độ mặn của các bể xử lý. Còn nước ở biển rất ổn định, thông thường là 30-34‰. 3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ 3.4.1. Nguồn gốc tôm bố mẹ Tôm bố mẹ được nhập về từ hai nguồn chính là Singapore, đã được kiểm tra kiểm dịch kỹ lưỡng không mang các bệnh nguy hiểm và đạt tiêu chuẩn: + Đối với tôm đực: Tuyển chọn những con có chiều dài 16 ÷ 18cm, khối lượng từ 45 ÷ 50 gam, khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị trắng cơ, các phần phụ còn nguyên vẹn (không bị mòn đuôi, mòn chân, không bị cụt râu), petasma không bị tổn thương. + Đối với tôm cái: Tuyển chọn những con có chiều dài từ 18 ÷ 20cm, khối lượng từ 55 ÷ 60 gam, khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị trắng cơ, các phần phụ còn nguyên vẹn, Thelycum không bị tổn thương. 3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ Bể 1 Bể 3 Bể 5 Bể SUM Bể 2 Bể 4 Bể 6 Bơm Tôm bố và tôm mẹ được nuôi riêng trong các bể có thể tích 20 m3 .Với quy trình nuôi nước chảy tuần hoàn.Gồm có 6 bể nuôi và 1 bể SUM dùng để lọc nước. Tất cả các bể được nối với nhau như hình 3.6. Hình 3.7: Sơ đồ bể nuôi tôm bố mẹ. Chăm sóc và quản lý: Trước khi nhập tôm bố mẹ về trại một ngày, bể nuôi vổ được vệ sinh bằng xà phòng và cấp nước đã qua xử lý. Trước khi thả tôm vào bể tiến hành cân bằng nhiệt độ để tránh làm tôm bị sốc. * Các yếu tố môi trường trong bể: Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục Nhiệt độ nước (oC) Mực nước (m) Độ mặn (‰) pH 28 ÷ 31 0,4 ÷ 0,7 30 ÷ 32 7,8 ÷ 8,5 Nhận xét: Qua bảng 3.4 ta thấy các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít có biến động mạnh do thời điểm sản xuất giống đang mùa hè. Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình nuôi thành thục. *Chế độ cho ăn: Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành thục, chất lượng trứng cũng như chất lượng ấu trùng. Vì vậy phải lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm bố mẹ. 0h 4h 8h 12h 16h 20h Thức ăn: Mực Trùn Mực Trùn Tổng hợp Trùn Lượng (kg): 2,5 2,5 2,5 2,5 0,15 2,5 Bảng 3.4: Chế độ cho tôm bố mẹ ăn trong ngày Đây là lượng thức ăn sử dụng cho 1000 con tôm bố mẹ trong ngày. Tổng lượng thức ăn: Trùn : 2,5 kg/lần Mực : 2,5 kg/lần Thức ăn tổng hợp : 150gam/lần * Khẩu phần thức ăn: - Trong giai đoạn nuôi vỗ thanh thục chúng ta cho ăn với khẩu phần thức ăn là 20,2% khối lượng thân được chia như sau: Trùn : 12% khối lượng thân. Mực : 8% khối lượng thân. Thức ăn tổng hợp : 0,2% khối lượng thân. - Trong giai đoạn nuôi vỗ tái thành thục chúng ta cho ăn với khẩu phần thức ăn là 25,2% khối lượng thân được chia như sau: Trùn :15% khối lượng thân. Mực : 10% khối lượng thân. Thức ăn tổng hợp : 0,2% khối lượng thân. Bottom of Form * Cách cho ăn: Cho ăn vào nhiều vị trí trong bể và phân tán đều để tôm bố mẹ có thể bắt mồi dễ dàng. * Quản lý thức ăn: Các loại thức ăn tươi được bảo quản trong tủ cấp đông. * Chế độ siphon thay nước: Siphon 1 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng, trước lúc cho tôm ăn. Kết hợp siphon với thay nước, thay nước 2 lần một ngày, mỗi lần 30 ÷ 50 % lượng nước trong bể. * Vệ sinh phòng bệnh: - Hàng ngày lau thành bể bằng nước ngọt và formalin, làm vệ sinh đáy vào buổi sáng. - Từ 7 ÷ 10 ngày dùng formalin 1 lần với liều lượng 25÷ 30 ppm. - Định kỳ 2 ÷ 3 ngày vệ sinh tẩy trùng toàn bộ trại, dụng cụ, bằng chlorin A 250 ppm. 3.4.3. Kỹ thuật cho đẻ a. Kỹ thuật cắt mắt tôm cái: Tôm bố mẹ sau khi nuôi thuần hóa được 15 ngày là có thể cắt mắt cho tôm cái. * Cơ sở khoa học của việc cắt mắt tôm Phức hệ cơ quan X nằm ở cuống mắt trực tiếp điều khiển tổng hợp Hormone ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục, cắt cuống mắt nhằm loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X từ đó làm giảm tác nhân ức chế sự phát triển tuyến sinh dục. Kết quả quá trình cắt mắt là thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, tăng số lượng trứng. * Thao tác - Dùng panh y tế hơ trên ngọn lửa đèn cồn hoặc bếp ga để khử trùng dụng cụ trước khi cắt. Dùng tay khóa tôm theo chiều cong của tôm sau đó dùng panh cắt mắt tôm. Thao tác thật nhanh, sau khi cắt sát trùng vết thương bằng oxytetracyline rồi thả lại tôm vào bể nuôi thành thục. - Với phương pháp này tôm cái hồi phục rất nhanh, không gây nhiễm trùng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vì sau khi cắt mắt tôm mẹ vẫn bắt mồi bình thường, tỷ lệ sống cao b. Tuyển chọn tôm cho giao vĩ * Đối với tôm cái: Tuyển chọn những con có buồng trứng ở giai đoạn IV. Buồng trứng to không bị đứt quảng và kéo dài đến tận cuối đuôi. Tôm khỏe mạnh: màu sắc sáng tự nhiên, không ửng đỏ, mang tôm trắng và sạch, tôm không lật nghiêng, đứng vững chãi, các đôi chân ngực choãi ra, các đôi phần phụ, đặc biệt là các đôi chân bò phải còn nguyên vẹn, đốt bụng thứ 3 không bị tổn thương, thelycum không bị thâm đen, không bị rách. * Đối với tôm đực: Tuyển chọn tôm đực có hai túi tinh màu trắng đục, không bị vàng hoặc thâm đen, tôm khỏe mạnh: màu sắc sáng tự nhiên, không ửng đỏ, mang tôm trắng và sạch, tôm không lật nghiêng, đứng vững chãi, các đôi chân ngực choãi ra, các đôi phần phụ, đặc biệt là các đôi chân bò phải còn nguyên vẹn, petasma còn nguyên vẹn và sạch. Sau khi tuyển chọn xong, tiến hành thả tôm cái vào bể tôm đực để cho giao vĩ với tỉ lệ thả là 1 : 1. Thông thường tôm được bắt để cho giao vĩ vào khoảng 15 giờ chiều. Sau khi thả tôm đực và cái vào chung 1 bể thì tắt đèn và giữ yên tĩnh cho tôm giao vĩ. Đến tối, tiến hành tuyển chọn tôm cho đẻ. * Tuyển chọn tôm cho đẻ: Thời gian tiến hành vào khoảng 19 giờ tối Sau khi chuẩn bị dụng cụ đầy đủ thì tiến hành bắt tôm cho đẻ, tuyển chọn tôm cái đã giao vĩ (có túi tinh gắn vào thelycum). Tuy nhiên, cần kiểm tra túi tinh có được gắn chính xác vào thelycum hay không. Nếu không đúng vị trí, ta gỡ bỏ và thả lại bể cho tôm giao vĩ lần sau. Khoảng 2 tiếng sau sẽ kiểm tra lại. Nếu có túi tinh, chuyển sang bể đẻ. Cứ cách 2 tiếng kiểm tra 1 lần (18h, 20h, 22h). Những tôm cái có túi tinh được chuyển sang bể đẻ. * Chuẩn bị bể cho tôm đẻ Nước chuẩn bị từ trước được cấp vào bể qua túi siêu lọc. Thể tích bể là 5 m3 nhưng chỉ cấp đủ 4 m3 nước. Dùng Nistatin 1 ppm, EDTA 10 ppm để xử lí, sục khí trong bể đẻ 24/24 giờ nhưng ở mức độ nhỏ lăn tăn. Bể được phủ bạt đen để giữ yên tĩnh. * Cho đẻ Sau khi tuyển chọn tôm cái đạt yêu cầu thì thả vào bể đẻ với mật độ khoảng 1 ÷ 2 con/m2. Trước khi thả, cần kiểm tra tôm còn túi tinh hay không. Nếu không thả trở lại bể tôm giao vĩ lần sau sẽ bắt tiếp. Sau khi thả vào bể, chỉnh sục khí nhỏ lại, đậy bạt và giữ yên tĩnh. Trứng được ấp ngay trong bể đẻ và được sục khí liên tục 24/24 giờ. Trong thời gian ấp, cách 1 giờ phải đảo trứng 1 lần để tránh hiện tượng trứng bị lắng đáy. Sau khi tôm đẻ khoảng 13 ÷ 14 giờ, trứng bắt đầu nở. Sau khi trứng nở hoàn toàn, tiến hành thu Nauplius. c. Kỹ thuật thu Nauplius Để thu nauplius, ta lợi dụng tập tính hướng quang của ấu trùng bằng cách dùng đèn chiếu sáng trong phạm vi giữa bể, kết hợp với tắt sục khí. Sau 15-30, phút ấu trùng sẽ tập trung gần nguồn sáng. Khi đó, ta dùng vợt hớt nhẹ nhàng Nauplius chuyển sang 1 xô lớn 100 ÷ 120 lít có sục khí. Thu cho đến khi hết Nauplius tập trung gần nguồn sáng thì dừng lại. Sau đó, định lượng và chuyển sang bể ương. Bảng 3.5: Kết quả sinh sản qua 4 lần cho đẻ Số lần Số lượng tôm cho giao vĩ (con) Số lượng tôm được giao vĩ (con) Tỷ lệ giao vĩ (%) Số lượng trứng (triệu) Số lượng Naupius (triệu) Tỷ lệ nở (%) 1 100 80 80 14 10,67 76,21 2 100 85 85 14.5 11,34 78,21 3 100 95 95 16 12,67 79,19 4 100 90 90 15 12 80 TB 100 87,5 87,5 14,88 11,67 78,43 Bảng 3.6: Kết quả ấp nở trứng Mật độ ấp (trứng/lít) Tỉ lệ nở (%) Thời gian phát triển phôi (giờ) Số lượng Nau trong bể (triệu) 400 ÷ 500 78,42 13 ÷ 14 1,0 ÷ 2,0 Bảng 3.7: Diễn biến yếu tố độ mặn và nhiệt độ trong bể đẻ và ấp trứng Độ mặn (‰) Nhiệt độ (0C) Sáng Chiều Sáng Chiều 28 ÷ 30 29,4 ± 0,7 28 ÷ 30 29,4 ± 0,7 29 ÷ 31 30,1 ± 0,99 30 ÷ 32 30,5 ± 0,9 Bảng 3.8. Diễn biến yếu tố pH và độ kiềm trong bể đẻ và ấp trứng pH Độ kiềm (mgCaCO3/lít) Sáng Chiều Sáng Chiều 7,5 ÷ 8,5 8,0 ± 0,37 7,5 ÷ 8,5 7,94 ± 0,3 140 ÷ 150 145,2 ± 5,1 140 ÷ 150 1 45,8 ± 5 Bảng 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 cho thấy mật độ ấp tương đối cao, do công tác tuyển chọn tôm cho đẻ rất kỹ cho nên tỷ lệ nở cao (78,42%). Trong thời gian này, nhiệt độ ít biến động và giữ ở mức cao (28 ÷ 31oC) nên thời gian phát triển phôi tương đối nhanh (13 ÷ 14 giờ). Đồng thời, với việc áp dụng phương pháp thu Nauplius này ít gây tổn thương cho ấu trùng và có thể loại bỏ được những Nauplius yếu ngay trong bể. Nhưng với phương pháp này, ta sẽ mất nhiều thời gian hơn. 3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Post larvae 3.5.1. Công tác vệ sinh và chuẩn bị bể ương Bể dùng để ương ấu trùng được vệ sinh rất kỹ: ngâm chlorine 100ppm trong 2 ngày. Sau đó, xả bỏ rồi rửa lại bằng xà phòng, dùng nước ngọt vệ sinh lại nhiều lần rồi mới cấp nước biển từ bể xử lý vào. Các ống khí và đá bọt đều được ngâm qua formol và rửa lại bằng nước ngọt rồi mới lắp vào bể ương. Sau khi cấp nước vào bể từ 2,5 ÷ 3m3, dùng Oxytetracyline 1ppm để xử lý tiếp. Sau 8 giờ tiến hành xử lý Vibroteech 5ppm rồi mới thả Nauplius. 3.5.2. Kỹ thuật làm thức ăn sống cho ấu trùng a. Kỹ thuật nuôi tảo * Kỹ thuật nhân giống tảo trong phòng thí nghiệm Tảo được nuôi ở trại là tảo Skeletonema costatum và Chaetoceros sp. Tảo giống sau khi mua về được lưu giữ trong tủ lạnh để luôn có nguồn tảo giống chủ động, lâu dài và việc lưu giữ này rất cần thiết đối với tảo Silic. + Chuẩn bị môi trường nuôi tảo - Chuẩn bị muối dinh dưỡng: NaN03 42 g + 500 ml nước NaH2P04.H20 5 g Na2Si03.9H20 15 g / 500 ml nước • Chuẩn bị Khoáng: CuS04.5H20 0,5 ml MnCl2.4H20 0,5 ml + 500 ml nước ZnS04.7H20 0,5 ml C0Cl2.6H20 0,5 ml EDTA : 5 g / 500 ml nước FeCl3.6H20 : 1,5 g / 500 ml nước • Chuẩn bị Vitamin: B1 0,1g B12 0,5 ml + 500 ml nước Biotin 0,5 ml + Chuẩn bị nước Nước biển được lấy từ bể xử lý cho vào xô 100 lít rồi hạ độ mặn xuống còn 20‰. Sau đó, lọc qua giấy lọc vào bình 20 lít. Sau khi chuẩn bị nước xong cho vào bình thủy tinh 900 ml, nếu là nuôi tảo Skeletonema costatum (nếu nuôi tảo Chaetoceros sp là 800 ml) + muối dinh dưỡng và khoáng mỗi loại 1 ml, bao giấy bạc rồi đem khử trùng ở 125 oC bằng nồi áp suất cao. Chú ý không cho Vitamin vào bình khử trùng. Môi trường này được chuẩn bị trước một ngày. + Nuôi tảo trong bình thủy tinh (1 lít) Các bình thủy tinh được khử trùng từ ngày hôm qua lấy ra hơ miệng bình trên ngọn lửa đèn cồn. Sau đó, cho vào mỗi bình 1ml Vitamin + 100 ml tảo gốc Skeletonema costatum (đối với tảo Chaetoceros sp là 200 ml), lắp ống sục khí kết hợp mở đèn 24/24 giờ, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức 24oC. Duy trì như vậy sau khoảng 2 ngày thì mật độ tảo sẽ tăng lên, lúc này ta chuyển sang nuôi trong bình nhựa 10 lít và giữ lại 2 bình tảo tốt để làm tảo giống cho lần nhân giống tiếp theo. Hình 3.8: Nuôi tảo trong bình thủy tinh + Nuôi tảo trong bình nhựa (21 lít) Bình nhựa được chuẩn bị từ trước, cho vào 17 lít nước biển đã lọc (30‰), cho tiếp muối dinh dưỡng , khoáng, Vitamin mỗi loại 16 ml. Sau đó, cho 1 lít tảo trong bình thủy tinh vào, lắp ống sục khí kết hợp mở đèn 24/24 giờ, duy trì nhiệt độ phòng ờ 24oC. Sau khoảng 2 ngày có thể nuôi tăng sinh khối ngoài trời trong bể composite 3 m3. Hình 3.9: Nuôi tảo trong bình nhựa + Nuôi tảo trong bể composite (3 m3) Chuẩn bị môi trường nuôi : NaN03 5kg + 20 lít nước EDTA 500g NaH2P04.H20 400g + 20 lít nước Na2Si03.9H20 400g FeCl3.6H20 320g/20 lít nước Bể composite được vệ sinh sạch sẽ và cấp nước biển (30‰) từ bể xử lý vào. Chỉ cấp 1m3 nước, lắp sục khí và cho dinh dưỡng vào mỗi loại 200 ml + 4 bình tảo bằng nhựa. Vào những ngày trời mưa bão, thiếu ánh sáng mặt trời, thì mở đèn để cung cấp đủ ánh sáng cho tảo quang hợp, duy trì như vậy sau khoảng 2 ngày, quan sát thấy tảo phát triển lên màu vàng nâu (đậm) thì chuyển sang nuôi trong bể xi măng 6m3. Hình 3.10: Nuôi tảo trong bể composite và xô nhựa. Kỹ thuật nuôi tảo ở trại rất công phu và kết quả nuôi khá tốt cũng do một phần trong thời gian này thời tiết ổn định, ít mưa bão nên thời gian chiếu sáng đầy đủ, giúp tảo phát tiển tốt. b. Kỹ thuật ấp Artemia Artemia không trải qua giai đoạn tẩy vỏ mà cho vào bể ấp trực tiếp trứng bào xác. Bể ấp được vệ sinh sạch sẽ và cấp nước biển (30‰) từ bể xử lý vào. Trứng bào xác trước khi cho vào ấp được rửa qua nước biển, mật độ ấp 2g/lít. Trong khi ấp duy trì sục khí mạnh và mở đèn sáng 24/24 giờ để giúp trứng nở tốt hơn. Sau khi ấp khoảng 24 giờ trứng sẽ nở ra ấu trùng Nauplius. Lúc này ta tiến hành thu ấu trùng Nauplius cho tôm ăn bằng cách tắt sục khí, đậy nắp bể ấp lại sau 15 ÷ 30 phút vỏ trứng nổi lên trên, ấu trùng Nauplius chìm xuống đáy do đặc tính hướng quang. Lúc này ta mở van xả đáy, thu Nauplius và cho tôm ăn. Bảng 3.9: Điều kiện môi trường và mật độ để ấp nở Artemia Nhiệt độ nước (oC) Độ mặn (‰) pH Mật độ ấp (g/L) 28 ÷ 31 28 ÷ 32 8,0 ÷ 8,5 2 Hình 3.11: Bể ấp Artemia Kỹ thuật ấp trứng Artemia ở trại khá đơn giản. Mật độ ấp tương đối dày, không tiến hành tẩy vỏ trước khi ấp nên có khả năng nhiễm bệnh cho ấu trùng tôm. Hơn nữa, artemia sau khi ấp xong không được làm giàu nên chất lượng dinh dưỡng không cao. 3.5.3. Kỹ thuật ương từ Nauplius đến P4 a. Kỹ thuật thả Nauplius - Ấu trùng sau khi được định lượng xong thì chuyển sang bể ương. - Mật độ thả 350 ÷ 400 (N/lít). - Tắm cho ấu trùng: Trước khi thả vào bể tiến hành tắm cho ấu trùng qua formalin 200ppm trong vòng 30 giây. Mật độ ương nuôi ấu trùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng. Khi ương với mật độ dày ấu trùng cạnh tranh nhau về thức ăn, không gian hoạt động, đồng thời đáy bể dễ bị ô nhiễm. Nhưng nếu thả Nauplius quá thưa ấu trùng sẽ khó bắt được thức ăn. Vì thế mật độ ương nuôi phù hợp là hết sức quan trọng. Việc tắm cho Nauplius sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Chế độ chăm sóc và quản lý * Thức ăn Có hai loại chính: - Sống (Tảo Cheatoceros sp và Artemia): + Tảo Cheatoceros sp: Được nuôi sinh khối để cung cấp cho ấu trùng giai đoạn Zoea (Z1, Z2, Z3) và Mysis 1. + Artemia: Được sử dụng như một loại thức ăn không thể thiếu vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất ưa thích của ấu trùng tôm. Chỉ cho ăn ở giai đoạn Mysis và Post khi ấu trùng đã bất mồi chủ động. Thức ăn tổng hợp: Hình 3.12: Các loại thức ăn dùng trong ương nuôi ấu trùng Bảng 3.10: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại thức ăn tổng hợp dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm He chân trắng Tên thức ăn Xuất xứ Hàm lượng dinh dưỡng Tảo Spirulina Mỹ Protein ≥ 60% Lipid ≥ 6% Tro ≤ 10% Lansy – ZM Thái lan Protein ≥ 45% Lipid ≥ 13% Xơ ≤ 2,5% Độ ẩm ≤ 8% Frippak Fresh Thái Lan Protein ≥ 52% Lipid ≥ 14,5% Xơ ≤ 3% Độ ẩm ≤ 10% Fantai Nhật Protein ≥ 53% Lipid ≥ 9% Độ ẩm ≤ 10% Mixed Feed For P.monodon (N 0,1) Thái Lan Protein ≥ 40% Lipid ≥ 5% Tro ≤ 16% Độ ẩm ≤ 12% * Chế độ cho ăn Chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho ấu trùng tăng trưởng tốt, sức khỏe ổn định, trong đó thành phần tảo và định mức ấu trùng Artemia là bắt buộc phải có không nên thay bằng các loại thức ăn khác. Ngoài ra việc bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin tổng hợp (ZP 25, ET800, Shrim favour …) là hết sức cần thiết. + Giai đoạn Nauplius: Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng vì vậy chưa cần cho ăn thức ăn ngoài. + Giai đoạn Zoea: Việc đón đầu để cung cấp thức ăn cho giai đoạn Zoea 1 rất quan trọng và yêu cầu mức độ chính xác cao, tránh trường hợp tôm đã chuyển giai đoạn nhưng trong bể chưa có thức ăn làm cho ấu trùng đói và lắng đáy. Đồng thời cũng phải tránh việc đưa thức ăn vào quá sớm làm ấu trùng bị dính chân. Khi Nauplius chuyển được trên 90% sang Zoea 1 là có thể cung cấp thức ăn cho ấu trùng. Lần cho ăn đầu tiên sử dụng tảo tươi Cheatoceros. Bảng 3.11: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Zoea Giai đoạn Z1 và Z2 Z3 Loại thức ăn Tảo khô 3 3 Lansy ZM 1.5 2 Frippak 1,2 1.5 2 ZP - 25 0,5 1 Lactosac 0,5 1 EliTe 800 1 1 Khoáng 0,5 1 Bảng 3.12: Khẩu phần thức ăn sống các giai đoạn phụ của Zoea Giai đoạn Loại thức ăn Tảo tươi (lít/m3) Thức ăn tổng hợp (g/m3 ) Z1 50 (Chaetoceros) (2lần/ngày) (8 lần/ngày) Z2 50 (Chaetoceros) (2lần/ngày (8 lần/ngày) Z3 50 (Skeletonema) (2lần/ngày) (8 lần/ngày) + Giai đoạn Mysis: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia bung dù đã qua luộc nhằm hạn chế sự vận động của artemia giúp ấu trùng tôm bắt mồi dễ dàng hơn, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Bảng 3.13: Thành phần thức ăn cho ấu trùng các giai đoạn phụ của Mysis Giai đoạn M1 M2 M3 Loại thức ăn N0 4 4 4 Fantai 0 4 4 4 Frippak (1+2) 4 4 4 Lansy 4 4 4 ZP - 25 2 2 2 Lactosac 2 2 2 EliTe 800 2 2 2 Khoáng 2 2 2 Bảng 3.14: Chế độ cho ăn ở giai đoạn Mysis Giai đoạn Loại thức ăn Tổng hợp Artemia luộc M1 3,5g/m3 (4lần/ngày) 1-2g/10 vạn AT (4lần/ngày) M2 4 g/m3(4lần/ngày) 1-2g/10vạn AT(4 lần/ngày) M3 5 g/m3(4 lần/ngày) 1-2g/10vạn AT(4 lần/ngày) + Giai đoạn Post larvae: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Post larvae thì bắt đầu cho ăn Nauplius của Artemia sống, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng để bắt mồi. Bảng 3.15: Thành phần thức ăn giai đoạn Post larvae (P1 - P4) Giai đoạn P1 - 4 Loại thức ăn N1 4 Fantai #1 4 Frippak #2 4 Lansy 4 ZP - 25 2 Lactosac 2 EliTe 800 2 Khoáng 2 Bảng 3.16: Chế độ cho ăn ở giai đoạn Post larvae Giai đoạn P1 P2 P3 P4 Loại thức ăn Tổng hợp 7g/m3 4 lần/ngày 8g/m3 4 lần/ngày 8g/m3 4 lần/ngày 10g/m3 4 lần/ngày Artemia 5 ÷ 7 g/10vạn AT 4 lần/ngày 5 ÷ 7 g/10vạn AT 4 lần/ngày 5 ÷ 7 g/10vạn AT 4 lần/ngày 5 ÷ 7 g/10vạn AT 4 lần/ngày Biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn của ấu trùng: Dựa theo màu nước trong bể, khả năng ăn và vận động của ấu trùng, mật độ ấu trùng trong bể và thời điểm chuyển giai đoạn của ấu trùng. Trước mỗi lần cho ăn kiểm tra bể ương nuôi, nếu trong bể còn dư lượng thức ăn thì giảm lượng thức ăn tổng hợp hoặc giảm lượng Artemia cần ấp cho lần tiếp theo. Nếu trong bể đã hết thức ăn tức là ấu trùng ăn đủ hoặc thiếu, nên kết hợp với quan sát đường phân của ấu trùng để tăng hay giảm lượng thức ăn cho phù hợp. * Chế độ sục khí và ánh sáng Cường độ sục khí trong bể ương nuôi ấu trùng mạnh dần từ Nauplius → Zoea → Mysis → Post larvae. Hình 3.13: Bố trí sục khí trong bể ương ấu trùng Giai đoạn Nauplius: Cần sục khí lăn tăn, nhẹ đều và hạn chế cường độ chiếu sáng tới mức thấp nhất. Giai đoạn Zoea: Sục khí vừa nhằm tạo oxy đầy đủ, giúp Zoea phân tán đều trong bể và không bị đứt đuôi phân. Cần che bạt để hạn chế ánh sáng. Giai đoạn Mysis: Sục khí mạnh vì ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính ít vận động treo mình trong nước nên dễ bị lắng đáy, đồng thời giúp phân tán đều thức ăn tạo điều kiện cho ấu trùng ăn tốt. Giai đoạn Post larvae: Nhu cầu dưỡng khí tăng và có tập tính ăn thịt lẫn nhau do đó phải sục khí mạnh và tăng cường độ chiếu sáng. Trong quá trình nuôi ấu trùng, giai đoạn Nauplius và Zoea cần phải che bạt vì giai đoạn này ấu trùng có tính hướng quang mạnh nên dễ bị mất năng lượng và thiếu oxy cục bộ do tập trung lại một điểm. Đến giai đoạn Mysis và Postlarvae mở bạt do tính hướng quang giảm. * Chế độ siphon thay nước Trong quá trình sống và phát triển, ấu trùng thải phân và lột xác làm bẩn môi trường nước nuôi. Việc vệ sinh thay nước thường xuyên ngoài tác dụng giảm thiểu tối đa khả năng ô nhiễm chất lượng nước, tránh nguy cơ bùng nổ các tác nhân gây bệnh do tích lũy NH3 - N còn kích thích sự phát triển và ổn định quần thể vi sinh vật có lợi đồng thời hạn chế vi sinh vật có hại. Khi siphon đáy cần giảm nhẹ sục khí, dùng ống siphon hút loại bỏ cạn bã, thức ăn thừa, vỏ và xác chết ấu trùng tích tụ ở đáy bể ra ngoài thau. Khi siphon dùng ống hút có bao lưới 200 microns để hút nước từ thau ra ngoài sau đó dùng vợt thu ấu trùng còn sống thả lại vào bể nuôi. Hình 3.14: Siphon trong ương nuôi ấu trùng Giai đoạn Zoea: Khi ấu trùng chuyển sang Zoea 2, đây là thời điểm ấu trùng ăn mạnh biểu hiện là đuôi phân nhiều, lượng phân thải ra nhiều nên cần phải siphon. Quan sát đáy bể nếu thấy nhiều phân vón chụm lại ở đáy thì tiến hành siphon.Cuối giai đoạn Zoea 3 tiến hành siphon đáy và thay nước 30 ÷ 40%, kết hợp dùng lưới treo phân. Giai đoạn Mysis: Từ Mysis 2, Mysis 3 và thời điểm chuẩn bị chuyển sang Post larvae khi siphon đáy có thể kết hợp thay 30 ÷ 40% nước. Giai đoạn Post larvae: Không siphon, chỉ thay nước 30 ÷ 40%, 2 ngày/1lần. 3.5.4. Kỹ thuật nuôi tôm từ P4 – P12 * Chu kỳ hạ độ mặn: Tùy theo điều kiện môi trường ở các ao nuôi ta tiến hành hạ độ mặn cho phù hợp, thông thường theo quy trình sau để hạn chế tôm bị sốc: Từ ngày P4 trở đi sau 3 ngày nước rút 50cm trong bể rồi cấp lại bằng nước ngọt. Đến khi độ mặn ở trong bể nuôi được giảm như điều kiện ao nuôi thương phẩm thì xuất tôm vận chuyển đến ao nuôi. * Xử lý hóa chất: - Hàng ngày sử dụng EM 5ppm đánh xuống bể vào lúc 22h. - Đến tối ngày thứ 3 tiến hành xử lý Iodine 0,8 ppm, sáng ngày hôm sau lấy mẫu mang đi kiểm dịch. 3.5.5. Kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển Trước khi đóng tôm, cần định lượng để biết được số lượng và xác định mật độ vận chuyển tôm. Dựa vào kích thước của tôm và quảng đường vận chuyển ta lựa chộn mật độ cho phù hợp. Mật độ vận chuyển từ 3.000 đến 6.000 con/túi nilon. Túi nilon có kích thước dài 70 cm, rộng 20 cm, được cấp 2,5 lít nước. Nước dùng để vận chuyển tôm đã qua xử lý và được hạ độ mặn xuống còn 18 ÷ 200/00, nhiệt độ nước giảm xuống còn 18 ÷ 200C. Hình 3.15 Các muỗng đong mẫu tôm Ngoài ra, cần cho artemia vào túi nilon khi vận chuyển để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau và cho than hoạt tính vào để loại bỏ khí độc. Túi được bơm oxy căng và đóng trong thùng xốp có nước đá lạnh, được quấn băng keo bên ngoài. Sau khi đóng thùng xong cho lên xe tải vận chuyển đến ao nuôi thương phẩm. Hình 3.16: Tôm được đóng bao để vận chuyển 3.4.6. Các yếu tố môi trường trong bể ương ấu trùng * Nhiệt độ: Trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm He chân trắng,nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của đợt ương. Hình 3.17: Diễn biến nhiệt độ nước các đợt ương vào buổi sáng Hình 3.18: Diễn biến nhiệt độ nước các đợt ương vào buổi chiều Nhận xét: Qua hình 3.12; 3.13 ta nhận thấy rằng ở các đợt ương 1, 2, 3 nhiệt độ rất thuận lợi cho ấu trùng phát triển, dao động trong ngày không lớn. Ở đợt ương thứ 4 do thời tiết mưa nhiều trong những ngày đầu, làm cho nhiệt độ xuống thấp 270C, dao động trong ngày lớn nên ảnh hưởng đến ấu trùng, làm ấu trùng bị sốc. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả ương nuôi. pH: Ấu trùng tôm He chân trắng rất nhạy cảm sự biến động các yếu tố môi trường, pH có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình ương nuôi. Hình 3.19: Biến động pH trong quá trình ương Nhận xét: Trong quá trình ương pH nằm trong khoảng dao động thích hợp,thuận lợi cho quá trình ương nuôi (7,7 ÷ 8,4). Càng về cuối của đợt ương pH càng giảm. *Độ mặn: Độ mặn trong bể ương được hạ dần dần từ P1 đến P12 theo yêu cầu của người nuôi tôm thương phẩm. Hình 3.20: Biến động độ mặn trong quá trình ương Nhận xét : Hình 3.14 cho ta thấy rằng độ mặn trong quá trình ương hầu như không thay đổi, chỉ đến 3 ngày trước khi xuất tôm thì hạ xuống tương đương với độ mặn ở ao nuôi thương phẩm. Ở lần ương 4 độ mặn trong bể ương thấp chỉ 290/00 , do thời tiết mưa nhiều nên không thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng. Nên kết quả ương nuôi không cao. Nhận xét chung: Qua các số liệu của các yếu tố môi trường đã được thống kê trên ta thấy các yếu tố môi trường tương đối ổn định và nằm trong khoảng thích hợp cho ương nuôi ấu trùng tôm He chân trắng. + Nhiệt độ nước: 27 ÷ 31oC + Độ mặn: Độ mặn được giảm dần trong quá trình ương từ: 32 → 20 ‰. + pH: 7,7 ÷ 8,4 Việc duy trì hay điều chỉnh các yếu tố môi trường trong các bể nuôi cần được theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.4.7 Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He chân trắng. * Mật độ ương nuôi ấu trùng của 4 đợt. Hình 3.21: Mật độ ương nuôi qua các giai đoạn (AT/lít). * Tỷ lệ sống của ấu trùng. Hình 3.22: Tỷ lệ sống của ấu trùng (%) qua các giai đoạn. * Thời gian biến thái của ấu trùng. Hình 3.23: Thời gian biến thái (giờ) của ấu trùng qua các giai đoạn Nhận xét: - Mật độ ương nuôi ấu trùng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả ương nuôi ấu trùng, cần xác định mật độ phù hợp là cần thiết. Vì nếu quá dày thì ấu trung cạnh tranh không gian sống và dưỡng khí, nếu quá thưa hiệu quả không cao. Ở trung tâm mật độ thả là 300 ÷ 400 AT/lít. Qua 4 đợt ương cho thấy mật độ 325 AT/lít là phù hợp, tỷ lệ sống cao nhất. - Tỷ lệ sống ấu trùng giữa các đợt ương không đều nhau. Ở đợt ương thứ 4 do có mưa nhiều, nhiệt độ xuống thấp nên ấu trùng hao hụt nhiều. Nhìn chung, tỷ lệ sống của ấu trùng là không cao, tỷ lệ sống của giai đoạn Zoea cao hơn các giai đoạn Mysis và Post larvae. Ấu trùng thường bị chết nhiều ở giai đoạn chuyển từ Zoea 2 sang Zoea 3, do đó trong giai đoạn này cần theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. - Thời gian biến thái của ấu trùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhiệt độ nước trong bể ương. Nếu tình trạng sức khỏe tốt và nhiệt độ môi trường nước cao trong khoảng thích hợp thì thời gian chuyển giai đoạn càng ngắn. Ở lần ương thứ 4 do nhiệt độ thấp 270C kéo dài trong nhiều ngày nên thời gian biến thái dài hơn. 3.6 Công tác phòng và trị bệnh 3.6.1 Phòng bệnh Trong ương nuôi ấu trùng cũng như trong cho đẻ nhân tạo phòng bệnh là biện pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là giải pháp cuối cùng, ít hiệu quả. Phòng bệnh cho tôm chủ yếu theo hai cách sau: - Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, chăm sóc tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không để xảy ra hiện tượng sốc trong quá trình nuôi, ấu trùng sẽ phát triển nhanh khỏe mạnh lấn át bệnh tật. - Phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả là phòng nấm và protozoea bằng hóa chất, việc phòng bệnh bằng hóa chất và thuốc đối với virus và vi khuẩn còn ít hiệu quả. Sử dụng dung dịch Treflan để phòng nấm. Quá trình sử dụng Treflan được thể hiện ỏ bảng 3.18. Bảng 3.17: Nồng độ dung dịch Treflan cho từng giai đoạn ấu trùng Giai đoạn Nauplius Zoea Mysis Liều lượng 0,5 ppm 1 ppm 1 ppm Treflan sử dụng đã được pha loãng với cách pha như sau : 50ml treflan đậm đặc pha với 1 lít nước. Chu kỳ sử dụng là 18 giờ hàng ngày. Ngoài ra việc phòng bệnh còn bổ sung một số thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe như: ZP 25, ET 800 , Shrim favour,… 3.6.2 Trị bệnh Trong sản xuất giống tôm việc trị bệnh là giải pháp cuối cùng, ít mang lại hiệu quả. Phải thường xuyên theo dõi và quan sát ấu trùng để phát hiện dấu hiệu gây bệnh. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh thì phải trị ngay mới có hiệu quả. Một số bệnh gặp trong quá trình ương nuôi: Bệnh nấm : + Phòng : Treflan 1 ppm sử dụng vào lúc 18 giờ hàng ngày. + Trị : Nistatin 1 ÷ 3 ppm. Hình 3.24 Bệnh nấm đỏ Hình 3.25 Bệnh nấm sợi - Bệnh Lột dính ( xù đầu và dính chân): Kết hợp thay nước 30 ÷ 50%, sau đó xử lý Shrim favour 10g/bể 6m3 , Iodin 3cc/bể 6m3, fomol 30cc/bể 6m3, EDTA 30g/bể 6m3,bổ sung khoáng 10g/bể 6m3, ET 800 10g/bể 6m3, Yucca 10g/bể 6m3, β- Glu Men 10g/bể 6m3, sau 24 giờ dùng Bio Ponst 10g/bể 6m3. Lặp lại 2 ngày liên tiếp rồi ngừng, sẽ có hiệu quả. - Bệnh phát sáng : Dùng Oxytetracyline 2 ÷ 5 ppm vào ban đêm, xử lý liên tục 2 ngày. - Hiện tượng bỏ ăn ở Zoea 2: + Phòng : Kết hợp Doxyciline với Xiphotaxime 1 ppm trong khâu xử lý nước. + Trị: Khi có hiện tượng bỏ ăn dùng Doxycycline và xiphotaxime 2 ppm. Sau 8 giờ dùng 5 ppm Vibroteech. Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận * Nước biển được lắng và xử lý Chlorine 20 ppm sau đó qua hệ thống lọc thô, lọc tinh sau đó được đưa vào sản xuất. * Có hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ sản xuất đầy đủ, phù hợp. * Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ cho giao vĩ: Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, màu sác tươi sáng, các phần phụ còn nguyên vẹn, không bị sây xát. Tôm mẹ có buồng trứng phát triển tốt ở giai đoạn IV, tôm đực có túi tinh đẹp. Trọng lượng tôm mẹ cần đạt trên 55 ÷ 60 g/con, tôm bố trên 45÷ 50 g/con. * Kỹ thuật cho tôm bố mẹ giao vĩ, cho đẻ Bể giao vĩ có thể tích 20 m3, tỷ lệ con đực nhiều hơn con cái. Điều kiện môi trường bể giao vĩ : + pH : 8,1 ÷ 8,5. + Độ mặn : 28 ÷ 32 o/oo. + Nhiệt độ : 27,5 ÷ 31 oC. + Mực nước : 0,4-0.7 m. Tôm giao vĩ lúc mặt trời lặn và diễn ra trong thời gian rất ngắn 3 ÷ 5 giây. Sau khi giao vĩ 2 ÷ 3 giờ tôm đẻ. Lúc tôm đẻ cần tắt sục khí và giữ yên tĩnh. Nauplius được thu vào chiều tối ngày hôm sau. * Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng - Chuẩn bị bể ương: Bể ương được cấp 2,5 ÷ 3 m3 nước, xử lý hóa chất và được sục khí liên tục trong ít nhất 48 giờ. - Kỹ thuật nuôi cấy tảo: Nước nuôi tảo được xử lý diệt khuẩn, tạo môi trường dinh dưỡng sau đó cho tảo gốc vào và nuôi ở hệ thống nuôi tảo ngoài trời. - Mật độ Nauplius: 300 ÷ 400 nauplius/lít. - Thức ăn và chế độ cho ăn: + Zoea: Cho ăn tảo tươi sống vào 8 giờ và 17giờ hàng ngày, thức ăn tổng hợp vào các giờ còn lại. + Mysis: Cho ăn thức ăn tổng hợp và Artemia bung dù xen kẽ nhau. + Postlarvae: Cho ăn thức ăn tổng hợp và Nauplius của Artemia xen kẽ nhau. - Chế độ cho ăn vào 8 lần/ngày: 2h30’→5h30’→8h30’→11h30’→14h30’→17h30’→20h30’→23h30’. - Chế độ chăm sóc quản lý: + Môi trường nuôi ấu trùng : Duy trì ở Nhiệt độ 27,5 ÷ 32 oC; Độ mặn: không giảm dần theo thời gian nuôi ấu trùng, mà chủ yếu giảm vào 3 ngày trước khi xuất tôm. pH 7,5 ÷ 8,8. + Chế độ siphon thay nước: giai đoạn Z2, Z3 có thể siphon cho ấu trùng, từ Z3÷ M1, M3 ÷ P1 có thể siphon kết hợp thay 30 ÷ 40% nước biển mới. Khối lượng nước thay tăng dần theo thời gian nuôi. Từ Postlarvae 4 bắt đầu hạ độ mặn từ từ cho phù hợp nhu cầu của người mua. * Một số bệnh gặp trong quá trình sản xuất và cách phòng trị - Bệnh nấm : Nistatin 1÷ 3 ppm. - Ấu trùng tôm bị lột dính : Kết hợp thay nước 30 ÷ 50%, sau đó xử lý Shrim favour 1ppm, 21h dùng Oxytetrracyline 5ppm, sau 8 giờ tiếp theo dùng EM 5ppm - Bệnh phát sáng: Dùng Oxytetracyline 2 ÷ 5 ppm vào ban đêm,xử lý liên tục 2 ngày. - Hiện tượng bỏ ăn ở Z 2: Dùng Xiphotaxime và Doxyciline 1 ÷ 2 ppm. 4.2. Đề xuất ý kiến * Về mặt kỹ thuật: .- Thức ăn sống như tảo cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và đúng kỹ thuật, tránh lây nhiễm bệnh sang ấu trùng qua con đường thức ăn. - Cần cải tiến khâu kỹ thuật ấp Artemia, cần vệ sinh và tẩy vỏ trước khi ấp nhằm hạn chế mầm bệnh lây truyền cho ấu trùng tôm. - Cải tiến quy trình sản xuất giống để nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng. * Về mặt quản lý: Cần đưa đàn tôm bố mẹ mới có chất lượng thay thế đàn tôm bố mẹ đã có dấu hiệu khả năng sinh sản kém hiệu quả. - Cần xác định khả năng sản xuất của trại để xác định được số lượng tôm bố mẹ mua về phục vụ sản xuất, tránh tình trạng ấu trùng Nauplius nhiều mà không có bể ương do chưa vệ sinh kỹ lưỡng. - Cần thiết kế các mái che cho các bể xử lý để đề phòng trời mưa làm giảm độ mặn, phải xả bỏ và sửa lại đường ống cấp nước, tránh sự hư hỏng làm trì trệ sản xuất. - Cần xác định nhu cầu thức ăn của ấu trùng để hạn chế chi phí sản xuất do việc dùng dư thừa thức ăn. - Cần dự trù xăng dầu đầy đủ để chạy máy phát phòng khi mất điện. - Cần tu bổ lại các vách bao quanh các nhà ương ấu trùng để tạo sự cách ly với môi trường ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lại văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong Nuôi trồng Thủy sản, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Trình Văn Liễn. Tuyển tập quy trình Công nghệ sản xuất giống Thủy sản, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi Giáp xác, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Vũ Thế Trụ, 2000. Thiết lập và điều hành trại Sản xuất giống tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đào Văn Trí, 2003. Tôm He chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên. Tài liệu sưu tầm. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong Nuôi trồng Thủy sản, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Các Website tham khảo: www.fistenet.gov.vn. www.vietlinh.com.vn. htpp//.vi.Kiwipedia.org/kiwi/phuquoc www.google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_tot_nghiep_huynhthanhminh_8563.doc