Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại Lương Sơn – Khánh Hòa

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN 3 1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu 3 1.1.1. Hệ thống phân loại 3 1.1.2. Đặc điểm về hình thái 3 1.1.3. Đặc điểm phân bố 4 1.1.4. Đặc điểm về sinh thái 4 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng 5 1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng 5 1.1.7. Đặc điểm sinh sản và hoạt động giao vĩ 6 1.2. Các giai đoạn phát triển vòng đời 8 1.3 Tình hình nuôi tôm He Chân trắng trên thế giới và Việt Nam 9 1.3.1. Trên thế giới 9 1.3.2. Tại Việt Nam 10 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 12 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 12 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12 2.2. Nội dung nghiên cứu 12 2.3. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu 12 2.3.1. Phương pháp gián tiếp 12 2.3.2. Phương pháp trực tiếp 12 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 15 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất 16 3.1.1. Vị trí địa lý 16 3.1.2. Điều kiện khí hậu 16 3.2. Nguồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất 16 3.3. Hệ thống bể nuôi 19 Hệ thống bể nuôi được đặt trong nhà bao gồm: 19 3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm He Chân trắng 20 3.4.1. Nguồn gốc tôm bố mẹ 20 3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ 21 3.4.3. Thức ăn và khẩu phần cho ăn 21 3.4.4. Lựa chọn tôm bố mẹ cho giao vĩ 22 3.4.5. Hoạt động giao vĩ 23 3.4.6. Giai đoạn đẻ trứng 23 3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 25 3.5.1. Chuẩn bị bể ương ấu trùng 25 3.5.2. Kỹ thuật thả Nauplius 26 3.5.3. Chế độ chăm sóc và quản lý 27 3.5.4. Theo dõi một số yếu tố môi trường 32 3.6. Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He Chân trắng 36 3.7. Công tác phòng và trị bệnh 38 3.7.1. Phòng bệnh 38 3.7.2. Trị bệnh 39 3.8. Kỹ thuật nuôi cấy tảo làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng 39 3.8.1. Trang thiết bị 39 3.8.2. Môi trường nuôi cấy 40 3.8.3. Cách tiến hành 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43 1. Kết luận 43 1.1. Nước và xử lý nước trong quy trình sản xuất 43 1.2. Hệ thống công trình 43 1.3. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ 43 1.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 43 1.5. Một số bệnh gặp trong quá trình sản xuất và cách phòng trị 44 1.6. Kỹ thuật nuôi cấy tảo 44 2. Đề xuất ý kiến 44

doc58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại Lương Sơn – Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đôi thùy bụng nằm ở các đốt trên ruột. - Sự phát triển của buồng trứng chia làm 5 giai đoạn: + Giai đoạn chưa phát triển: Buồng trứng mềm, nhỏ trong, không nhìn thấy qua vỏ kitin, giai đoạn này chỉ có ở tôm chưa trưởng thành. + Giai đoạn phát triển: Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rãi rác có các sắc tố đen trên bề mặt. + Giai đoạn gần chín: Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng đến vàng cam, có thể nhìn thấy qua vỏ kitin. + Giai đoạn chín: Kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, màu xanh xám đậm nét. Ở đốt bụng thứ nhất buồng trứng phát triển lớn. + Giai đoạn đẻ rồi: Kích thước buồng trứng vẫn lớn, buồng trứng mềm và nhăn nheo. Các thùy không căng như giai đoạn 4. buồng trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn còn trứng không đẻ.[1] c. Hoạt động giao vĩ Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, con đực thường dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Sau đó, tôm đực lật ngữa thân và ôm tôm cái theo hướng đầu đối đầu, đuôi đối đuôi. Thời gian giao vĩ xảy ra nhanh, từ lúc rượt đuổi đến lúc kết thúc lâu nhất là 7 phút, nhanh nhất là 3 phút. [1] d. Sức sinh sản Tôm He Chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, tôm cái có khối lượng 30 – 40 gam là có thể tham gia sinh sản. Sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 15 vạn trứng/tôm mẹ. Sau khi đẻ buồng trứng lại phát dục tiếp, thời gian giữa 2 lần đẻ liên tiếp cách nhau 2 – 3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ), con đẻ nhiều nhất có thể lên đến 10 lần/năm, thường 2 – 3 lần đẻ liên tiếp thì có 1 lần lột xác. e. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cắt mắt tôm mẹ Phức hệ cơ quan X - tuyến nút (X organ - Sinus gland) nằm ở cuống mắt trực tiếp điều khiển tổng hợp hormone ức chế sự phát triển tuyến sinh dục (Gonad Inhibiting Hormone - GIH) và hormone ức chế lột xác (Moulting Inhibiting Hormone - MIH) ở cả tôm đực và cái. Cắt cuống mắt nhằm loại bỏ bớt phức hệ cơ quan X - tuyến sinus từ đó làm giảm tác nhân ức chế GIH. Kết quả quá trình cắt mắt là thúc đẩy nhanh sự chín muồi tuyến sinh dục, tăng số lượng trứng trong một chu kỳ lột xác bởi nó làm tăng tần suất đẻ trứng. Tuy nhiên việc cắt mắt có thể làm giảm MIH, đẩy nhanh tiến trình lột xác của tôm. Sau cắt mắt tôm có thể thành thục sinh dục hoặc lột xác tùy thuộc vào tôm đang ở vào thời điểm nào trong chu kỳ lột xác.[1] 1.2. Các giai đoạn phát triển vòng đời Tôm He Chân trắng trải qua 3 giai đoạn phát triển chính là: ở nhiệt độ 27 - 29oC Nauplius (kéo dài 1,5 ngày), Zoea (5 ngày), Mysis (3 ngày), và hậu ấu trùng Postlarvae.[3] - Giai đoạn ấu trùng không đốt (Nauplius) : Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút đầu, sau đó bắt đầu bơi và rất dễ lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ 6 lần (Nauplius1 ÷ Nauplius 6), mỗi lần kéo dài khoảng 6 giờ. Trong thời kỳ này ấu trùng bơi không liên tục và dinh dưỡng bằng noãn hoàng. - Giai đoạn ấu thể Zoea: Giai đoạn này Zoea bơi liên tục, Zoea ăn thực vật phù du, đặc biệt là các loài tảo khuê (Cheatoceros sp và Skeletonema costatum). Zoea thay vỏ 3 lần (Zoea 1 ÷ Zoea 3) trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 36 giờ. Sự nhận dạng chuyển giai đoạn là cần thiết, thời gian chuyển giai đoạn nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiệt độ và chất lượng nước, khả năng bắt mồi của ấu trùng. - Giai đoạn Mysis: Thời kỳ này ấu trùng trải qua 3 giai đoạn phụ (Mysis1 ÷ Mysis3), mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 14 ÷ 28 giờ, tất cả là 3 ngày sau đó chuyển sang Postlarvae. Ấu trùng Mysis ăn cả thực vật lẩn động vất phù du. Mysis có khuynh hướng bơi xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau, khi bơi ngược đầu Mysis dùng 5 cặp chân bò dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy khuê tảo vào miệng và đẩy động vât phù du về phía cặp chân bò để tóm lấy dễ dàng hơn.[1] - Giai đoạn Postlarvae: Giai đoạn này ấu trùng bơi thẳng, có định hướng về phía trước. Bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng, hoạt động nhanh nhẹn, bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. + Thời kì ấu niên: Postlarvae 5 - Postlarvae 20 tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân bò, bơi bằng chân bơi. + Thời kì thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỉ lệ thân, bắt đầu có thelycum ở con cái và petasma ở con đực nhưng chưa hoàn chỉnh. + Thời kì tôm sắp trưởng thành: Đặc trưng bởi sự chín sinh dục, ở tôm đực bắt đầu có tinh trùng, tôm cái lên trứng. + Thời kì trưởng thành: Đây là giai đoạn chín sinh dục hoàn toàn, tôm bắt đầu tham gia sinh sản.[1] 1.3 Tình hình nuôi tôm He Chân trắng trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Trên thế giới Sản lượng tôm He Chân trắng ngày càng chiếm thị phần rất lớn trong tổng sản lượng nuôi tôm. Các quốc gia Châu Mỹ như Ecuado, Mehico, Panama….là những nước có nghề nuôi tôm He Chân trắng từ lâu đời, Trong đó Ecuado là nước đứng đầu về sản lượng.[6] Trước đây thông tin về các đợt dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng virut Taura gây giảm sút sản lượng nghiêm trọng ở các quốc gia Châu Mỹ, đã gây tâm lo ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội thử nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm He Chân trắng. Tuy nhiên những thành công của các công trình nghiên cứu, tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở các quốc gia Châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm Chân Trắng nói riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở các vùng sinh thái trên thế giới. Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Philippin, Malaixia đã tiến hành nhập và thuần hóa loài tôm He Chân trắng. Đi đầu là Trung Quốc, họ đã nhập về nuôi ở tỉnh Sơn Đông. Năm 1998 sản xuất được 150 triệu giống thuần chủng, sạch bệnh. Năng suất nuôi bình quân 2 tấn/ha/vụ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho bất cứ quốc gia nào muốn nhập nuôi đối tượng này.[6] Theo số liệu của FAO (2002), năm 2003 sản lượng nuôi tôm của Châu Á ước đạt 1,35 triệu tấn, tăng 11% so với sản lượng ước tính năm 2002 và 15% sản lượng ước tính năm 2001. Riêng Trung Quốc ước đạt 390.000 tấn, tăng 15% sản lượng ước đạt năm 2002. Tiếp đến là Thái Lan 280.000 tấn, giảm 9% sản lượng năm 2000. Sản lượng của Indonexia tăng ước đạt 160.000 tấn. Sản lượng Ấn Độ năm 2003 có thể đạt 150.000 tấn. Thực tế trong năm 2003 các nước Châu Á dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm thế giới, chiếm khoảng 86% sản lượng toàn cầu. Riêng tôm He Chân trắng chiếm 42% sản lượng, tương đương với tôm Sú. Trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng, tiếp đến là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ,…[8]. Vậy nhìn chung sản lượng nuôi tôm He Chân trắng đã không ngừng tăng kể từ năm 2000. Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), tổng sản lượng tôm He Chân trắng năm 2006 ước đạt 2,13 triệu tấn, tăng 15 lần so với năm 2000. Tôm He Chân trắng chiếm 31% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trên thế giới, theo dự báo sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do hiện nay có nhiều nước đang đẩy mạnh phát triển đối tượng nuôi mới này. 1.3.2. Tại Việt Nam Từ năm 2002 các nhà Khoa học nghiên cứu Thủy sản Việt Nam đã bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giông tôm He Chân trắng như: Viện Hải Dương Học Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ do Công ty Việt Linh cung cấp từ Hawaii), Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nha Trang (nguồn tôm bố mẹ từ Công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên)… Kể từ khi đưa vào nuôi sản lượng tôm He Chân Trắng không ngừng tăng. Trong năm 2003 Việt Nam đã sản xuất được 15.000 tấn, năm 2004 đề ra mục tiêu 40.000 tấn tôm He Chân trắng với 200.000 tấn tôm Sú, năm 2005 Việt Nam sản xuất được hơn 100.000 tấn tôm He Chân trắng, số liệu năm 2006 sản lượng tôm He Chân trắng đạt 150.000 tấn, tính đến hết tháng 6/2008 sản lượng tôm thu hoạch 24 tỉnh đạt 90.688 tấn, trong đó sản lượng tôm he chân trắng là 12.324 tấn.[9] Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đến hết tháng 6 năm 2008 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của 24 tỉnh ven biển là 369.094 ha, trong đó diện tích nuôi tôm He Chân trắng là 12.411 ha. Vì tôm He Chân trắng ít bệnh hơn tôm Sú rất nhiều (37% so với 21%) trong khi lợi nhuận trên 1 kg tôm hai loại là tương đương nhau nên người nuôi có xu hướng chuyển từ tôm Sú sang tôm He Chân trắng, trong đó có một phần lớn diện tích nuôi tôm Sú kém hiệu quả. Tính đến tháng 6 năm 2008 cả nước có 2.488 trại sản xuất giống tôm đưa vào sản xuất, trong đó trại sản xuất tôm He Chân trắng là 51 trại, sản xuất trên 2,7 tỉ con/năm. Mặc dù nhiều trại nuôi tôm Sú đã chuyển sang sản xuất tôm He Chân trắng nhưng vẫn chưa đáp đủ nhu cầu. Bên cạnh đó việc quản lý chất lượng con giống chưa tốt, còn một lượng rất lớn tôm He Chân trắng đang tràn qua biên giới Quảng Ninh vào Việt Nam bằng nhiều con đường nhưng không được ngăn chặn. (Báo Nông nghiệp). Hiện tại tôm He Chân trắng đã được đưa vào nuôi rộng khắp ở các vùng nuôi tôm trên cả nước và hiệu quả đã được khẳng định rõ. Tuy nhiên với việc nuôi tràn lan như hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi là điều khó tránh khỏi. Do đó cần phải tổ chức quy hoạch lại các vùng nuôi và đầu tư nghiên cứu sản xuất giống tôm sạch bệnh là yêu cầu cấp thiết. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Loài Penaeus vannamei (Boone,1931) Tên Việt Nam: Tôm He Chân trắng 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ ngày 04/05/2009 - 15/08/2009 Địa điểm nghiên cứu: Trại giống Lương Sơn – Trung tâm tư vấn, sản xuất và dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản – Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. 2.2. Nội dung nghiên cứu Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (xem: Hình 2.1 trang 8) 2.3. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu 2.3.1. Phương pháp gián tiếp Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí xây dựng trại, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn. Tìm hiểu hoạt động của trại sản xuất giống. Quy mô, cấu trúc và vận hành hệ thống bể chứa, lắng lọc, hệ thống cung cấp nước, xử lý nước. 2.3.2. Phương pháp trực tiếp Vệ sinh trại và làm hệ thống bể lọc. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ. Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ, phương pháp cắt mắt tôm cái. Kỹ thuật nuôi dưỡng thành thục tôm tôm bố mẹ và giao vĩ tôm. Thời điểm tôm mẹ đẻ. Thời điểm và cách thu Nauplius. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng. Xử lý nước khi ương nuôi ấu trùng. Xác định các yếu tố môi trường trong bể ương. - Nhiệt độ nước: Đo bằng nhiệt kế độ chính xác 1oC, mỗi ngày đo 2 lần vào 8h và 14h. Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He Chân trắng (Penaeus vannamei) Điều kiện tự nhiên,khí hậu, hệ thống công trình sản xuất Kỹ thuật nuôi cấy tảo Cheatoceros Quy trình sản xuất Điều kiện và trang thiết bị sản xuất Kỹ thuật ấp nở và thu Nauplius Chăm sóc và quản lý ấu trùng Nguồn tôm bố mẹ, kỹ thuật nuôi vỗ và giao vĩ tôm Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh cho ấu trùng Xác định tỉ lệ sống ấu trùng Xác định các chỉ tiêu sinh sản Thống kê và xử lý số liệu Kết luận và đề xuất ý kiến Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu - Độ mặn: Dùng máy Salinity refactometer kế, độ chính xác 1‰. Ngày đo 1 lần vào 8h. - pH: Dùng test pH, độ chính xác 0,3 đơn vị. Mỗi ngày đo 2 lần vào 8h và 14h. Chế độ chăm sóc và quản lý sức khỏe ấu trùng. Theo dõi tình trạng sức khỏe ấu trùng: Dùng đèn điện để quan sát hoạt động bơi lội, tính ăn và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng. Có thể dùng ly thủy tinh hoặc ca nhựa múc nước chứa ấu trùng sau đó dùng đèn quan sát ấu trùng. Khi quan sát lưu ý một số đặc điểm như sau : - Nếu ấu trùng đang ở giai đoạn Zoea mà thấy có xuất hiện những dải phân dài kéo theo sau ấu trùng là ấu trùng có tình trạng sức khỏe tốt. - Dùng kính hiển vi để xác định nếu có triệu chứng bệnh của ấu trùng như bệnh nấm và triệu chứng của vi khuẩn. - Quan sát chất cặn bã đã được siphon ra ngoài như mùi hôi, thành phần chất bẩn, xác của ấu trùng. Xác ấu trùng cần quan sát trên kính hiển vi để xem ấu trùng có bị nấm hay không. - Theo dõi lượng thức ăn dư thừa để biết ấu trùng khỏe hay yếu. Chế độ siphon và thay nước: Dùng đèn điện quan sát chất lượng nước và chất thải đáy bể để siphon bể đồng thời cung cấp thêm nước mới hoặc cấp thêm nước ngọt để giảm độ mặn nước. Phòng và trị một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi: - Theo dõi giai đoạn phát triển ấu trùng, tình trạng sức khỏe, hoạt động bơi lội, tính ăn, chất lượng nước để phòng và trị bệnh cho ấu trùng. - Các phương pháp xử lý môi trường bể nuôi. - Các loại thuốc dùng để phòng và trị bệnh. Thức ăn trong ương nuôi ấu trùng Có hai loại thức ăn cho ấu trùng là thức ăn tổng hợp và thức ăn tươi sống. - Tên, xuất xứ và hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tổng hợp. - Cách ấp nở Artemia. - Cách pha môi trường nuôi cấy tảo và cách nuôi sinh khối tảo. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Tính tổng ấu trùng có trong bể (A) (2.1) Trong đó: - A: Tổng số ấu trùng - : Số lượng ấu trùng trong 100 (ml) nước - V: Thể tích bể ương Tính tỷ lệ nở (TLN) % (2.2) Trong đó: TLN: Tỷ lệ nở V: Tổng số ấu trùng có trong bể ương E: Tổng số trứng Thời gian biến thái của ấu trùng (T) (2.3) Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng T2: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn trước T1: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn sau Tỷ lệ sống của ấu trùng (TLS) TLS(%)= * 100% (2.4) Trong đó: A1: Tổng số ấu trùng ban đầu A2: Tổng số ấu trùng qua từng giai đoạn Tỷ lệ tôm mẹ giao vĩ (TLGV) Số tôm giao vĩ (2.5) * 100% Số tôm mẹ cho giao vĩ TLGV(%) = Công thức tính giá trị trung bình (2.6) Trong đó: : Giá trị trung bình mẫu n: Số lần kiểm tra mẫu Xi: Giá trị kiểm tra lần thứ i CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất 3.1.1. Vị trí địa lý Trại giống tôm He Chân trắng tại Lương Sơn thuộc Trung tâm tư vấn, sản xuất và dịch vụ Khoa học Công nghệ Thủy sản - Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III có vị trí tại thôn Lương Sơn - Vĩnh Lương - Nha Trang - Khánh Hòa. Phía đông giáp biển và đường Phạm Văn Đồng, phía bắc giáp khu dân cư và Cảng cá Vĩnh Lương, cách thành phố Nha Trang 10 km. Khu sản xuất nằm gần biển, gần đường giao thông, đường dây truyền tải điện nên thuận tiện cho công tác sản xuất và vận chuyển tôm. Tuy nhiên gần khu dân cư và cảng cá nên chất lượng nước không được tốt, trong quá trình sản xuất dễ phát sinh các loại bệnh cho ấu trùng. 3.1.2. Điều kiện khí hậu - Khí hậu + Nhiệt độ không khí: Tương đối cao và ít dao động giữa các mùa, những tháng có nhiệt độ thấp nhất từ 17oC - 24oC và tháng cao nhất là 34oC. + Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm 85,5%. + Thời tiết: Mùa mưa ngắn kéo dài từ tháng 9 ÷ 12, lượng mưa chiếm 50% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 ÷ 8, những tháng còn lại mùa nắng, trung bình mỗi năm có 2.600 giờ nắng. (Nguồn:http//.vi.Wikipedia.Org/kiwi/khanh hoa.) 3.2. Nguồn nước và xử lý nước phục vụ sản xuất Nước mặn Được bơm trực tiếp từ biển bằng 2 máy bơm vào hệ thống bể lắng lọc xử lý nước. Nước ngọt Trại giống không có hệ thống cung cấp nước ngọt tại chỗ nên nước ngọt được mua ở ngoài và vận chuyển bằng xe bồn chở nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. - Nước và xử lý nước trong nuôi ấu trùng Nước ngọt: Là nước được bơm trực tiếp từ giếng khoan nên chất lượng nước trong, ít chứa tạp chất và các loại kí sinh nên không qua xử lý lắng lọc. Nước mặn: Nước mặn có 2 hình thức sử dụng là: Nước mặn dùng cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ tôm bố mẹ: Nước biển Bể lắng Dàn lọc thô Bể chứa và lọc tinh Bể nuôi Hình 3.1: Quy trình xử lý nước cho nuôi tôm bố mẹ Chú thích: Nước được bơm lên bể lắng để cho lắng cặn bẩn sau đó được bơm lên dàn lọc thô, nước chảy xuống bể chứa và hệ thống lọc tinh sau đó nước được cung cấp cho bể nuôi vỗ thành thục và cho đẻ. Nước không xử lý hóa chất mà chỉ được lọc sạch. Nước mặn dùng cho ương nuôi ấu trùng, quy trình xử lý như sau: Nước biển Bể lắng Xử lý nước Dàn lọc thô Bể chứa Hệ thống lọc tinh Bể nuôi Hình 3.2: Quy trình xử lý nước cho ương nuôi ấu trùng Chú thích: Nước biển được bơm lên bể chứa để lắng kết các chất lơ lững, sau đó được xử lý bằng hóa chất để diệt tạp, vi khuẩn. Xử lý nước bằng Chlorine A với nồng độ 20 ppm, phơi nắng kết hợp với sục khí liên tục trong 48 (h). Sau thời gian đó dùng test Chlorine để kiểm tra lượng Chlorine A dư trong nước, nếu còn dư lượng Chlorine (nước có màu vàng) ta tiến hành dùng thiosunfat (Na2S2O2.5H2O) để trung hòa, thiosunfat dưới ánh nắng mặt trời và sục khí liên tục sẽ nhanh chóng tan trong nước. Khi nước đã hết Chlorine A thì bơm nước lên bể lọc thô chảy xuống bể chứa nước và lọc tinh, ở đây nước qua bể lọc tinh được lọc sạch và đưa vào sản xuất. A B Hình 3.3: (A) Hệ thống lọc thô, (B) Hệ thống lọc tinh Chất lượng nước mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng và hiệu quả sản xuất cho đợt nuôi. Tuy nhiên, chất lượng nước còn phụ thuộc vào từng đợt thủy triều vì vậy khi bơm nước sản xuất cần chú ý theo dõi lịch thủy triều để có nguồn nước tốt nhất. Cấu trúc bể lọc thô Chú thích: 1: Van điều khiển nước 5 2: Lớp đá 4 × 6 3: Lớp vải soa 3 2 1 4 4: Lớp cáy thô 5: Phần chứa nước Hình 3.4: Cấu tạo bể lọc thô Cấu trúc bể lọc tinh Chú thích: 1: Phần chứa nước 2: Lớp cát mịn 3: Lớp than hoạt tính 4: Lớp cát thô 5: Lớp vải soa 6: Lớp đá 2 × 3 7: Lớp lưới ruồi 8: Lớp đá 4 × 6 9: Van điều khiển nước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hình 3.5: Cấu tạo bể lọc tinh Cách tiến hành làm bể lọc - Dốc toàn bộ đá học cũ lên, ngâm lớp đá cũ với Chlorine 100ppm trong khoảng 24 – 48 giờ, xả rửa sạch Chlorine bằng nước ngọt. Bỏ lớp cát cũ thay bằng lớp cát mới đã rửa sạch. - Lắp hộp lọc lại như cũ, bơm nước ngọt vào bể và ngâm hộp lọc với Chlorine 200ppm trong vòng 72 giờ sau đó rửa lại bằng nước ngọt . Nhận xét: Hệ thống bể lọc và xử lý nước của trại sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng nước nuôi và cung cấp đầy đủ phục vụ cho công tác sản xuất giống. Trong quá trình sản xuất nên định kì làm lại hệ thống bể lọc tinh và thô để nước có chất lượng ổn định. 3.3. Hệ thống bể nuôi Hệ thống bể nuôi được đặt trong nhà bao gồm: Hệ thống bể nuôi vỗ, thành thục Gồm 2 bể hình chữ nhật, thể tích 24 m3. Bể được bố trí 8 sục khí trong bể Hệ thống bể giao vĩ Gồm 2 bể hình chữ nhật, thể tích 24 m3. Bể được bố trí 8 sục khí trong bể. Hệ thống bể đẻ Gồm 2 bể hình chữ nhật, thể tích 19 m3. Bể được bố trí 18 sục khí. Hệ thống bể ương ấu trùng Gồm 64 bể hình vuông, thể tích 5,8 m3 . Bể được bố trí 5 sục khí trong bể. Nhận xét: - Hệ thống bể có hình dạng và kích thước phù hợp với sự thành thục, giao vĩ, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng. - Bể được xây dựng có phần âm dưới đất để đặt lù xả nước. Có hệ thống ống khí chạy xung quanh để cung cấp khí và căng dây cước ở trên để che bạt. Do được thiết kế như trên nên bể giữ được nhiệt độ tương đối ổn định và thao tác sản xuất dễ dàng. 3.4. Kỹ thuật cho đẻ tôm He Chân trắng 3.4.1. Nguồn gốc tôm bố mẹ Tôm bố mẹ được di nhập giống từ Hawaii - Mỹ. Số lượng tôm đực: 300 con/24m3 Số lượng tôm cái: 300 con/24m3 Sơ đồ cấu trúc hệ thống nuôi thành thục tôm bố mẹ Bể đẻ 1 Bể chứa nước mặn 1 Bể nuôi tôm cái Bể nuôi tôm đực Bể dự phòng Bể dự phòng Bể đẻ 2 Bể chứa nước mặn 2 Hình 3.6: Sơ đồ các bể sử dụng cho tôm bố mẹ sinh sản 3.4.2. Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ Tôm bố và tôm mẹ được nuôi riêng trong các bể có thể tích 24 m3 Bảng 3.1: Khối lượng và kích thước tôm bố mẹ Tiêu chí Chiều dài (cm) Khối lượng (g) Tôm đực 16 – 18 50 – 60 Tôm cái 18 – 22 60 – 70 Kỹ thuật cắt mắt tôm cái: - Tôm bố mẹ sau khi nuôi thuần hóa được 15 ngày là có thể cắt mắt cho tôm cái. - Dùng panh y tế hơ trên ngọn lửa đèn cồn hoặc bếp ga để khử trùng dụng cụ trước khi cắt. Dùng tay khóa tôm theo chiều cong của tôm sau đó dùng panh cắt mắt tôm. Thao tác thật nhanh, sau khi cắt thả lại tôm vào bể nuôi thành thục. - Với phương pháp này tôm cái hồi phục rất nhanh, không gây nhiễm trùng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe vì sau khi cắt mắt tôm mẹ vẫn bắt mồi bình thường, tỷ lệ sống cao. 3.4.3. Thức ăn và khẩu phần cho ăn Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ thành thục, chất lượng buồng trứng cũng như chất lượng ấu trùng. Vì vậy phải lựa chọn thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm bố mẹ. Tại cơ sở thực tập, tôm bố mẹ đã được cho ăn các loại thức ăn sau: Bảng 3.2: Các loại thức ăn và tỷ lệ cho ăn Loại thức ăn Thời điểm cho ăn (giờ) (%) khối lượng tôm/lần Giun nhiều tơ 9 8 – 10 Mực 3 và 15 6 – 8 Hầu 22 8 – 10 * Cách cho ăn: Cho ăn vào nhiều vị trí trong bể và phân tán đều để tôm bố mẹ có thể bắt mồi dễ dàng. * Quản lý thức ăn: Các loại thức ăn tươi được bảo quản trong tủ cấp đông, riêng giun nhiều tơ cho ăn lúc giun đang còn sống. * Chế độ siphon thay nước: Siphon 1 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng, trước lúc cho tôm ăn. Kết hợp siphon với thay nước, thay 60 ÷ 80 % lượng nước trong bể. * Các yếu tố môi trường trong bể Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục Nhiệt độ nước (oC) Mực nước (m) Độ mặn (‰) pH 28 ÷ 31 0,8 ÷ 1 28 ÷ 32 7,5 ÷ 8,5 Nhận xét: Qua bảng 3.3 ta thấy các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít có biến động mạnh do thời điểm sản xuất giống đang mùa hè. Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình nuôi thành thục. 3.4.4. Lựa chọn tôm bố mẹ cho giao vĩ Tôm đực và tôm cái được nuôi tại 2 bể riêng biệt khác nhau, mỗi bể 300 con. Bể nuôi tôm đực đồng thời sử dụng làm bể giao vĩ tôm. Bể giao vĩ cần yên tĩnh và cần tránh ánh sáng mạnh. Tôm cái sau khi buồng trứng chuyển sang giai đoạn 4, buồng trứng có màu hơi vàng thì được bắt sang bể giao vĩ. Tôm mẹ bắt sang bể giao vĩ vào khoảng 7 giờ sáng và chế độ cho ăn bình thường. Trong bể giao vĩ số lượng tôm đực nhiều hơn so với tôm cái. Các yếu tố môi trường trong bể giao vĩ giống với bể nuôi thành thục. Bảng 3.4: Tiêu chuẩn lựa chọn tôm bố mẹ Chỉ tiêu Yêu cầu kỷ thuật Con cái Con đực Ngoại hình Hoạt động khỏe mạnh,các bộ phận phụ đầy đủ, thân không có biểu hiện lạ như: đục cơ, đốm đỏ.. Màu sắc Tươi sáng Khối lượng 60 ÷ 70 (g) 50 ÷ 60 (g) Buồng trứng Giai đoạn 4 Túi tinh Có màu trắng đục và săn chắc 3.4.5. Hoạt động giao vĩ Hoạt động giao vĩ bắt đầu từ lúc chiều tối và xảy ra trong thời gian rất ngắn từ 3 ÷ 5 giây. Quá trình diễn ra theo các giai đoạn như sau: Giai đoạn bắt cặp: Tôm đực bơi gần và đuổi theo tôm cái từ phía sau bằng cách bò sát bể, dưới đuôi tôm cái. Khi tôm đực bò dưới đuôi tôm cái, tôm cái bắt đầu bơi nhanh lên mặt nước rồi tiếp tục bơi vòng tròn theo thành bể, tôm đực luôn bơi theo sau. Giai đoạn giao vĩ: Khi bơi tôm cái tiết ra một chất dẩn dụ hoặc kích thích làm cho con đực thành thục và bơi theo. Sau giai đoạn rượt đuổi, tôm đực tôm đực bơi ngữa lên trên và ôm tôm cái bằng những cặp chân bò theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi. Trong khoảng 1 ÷ 5 giây tôm đực búng mạnh đưa túi tinh sang cơ quan sinh dục con cái ở chân bò thứ 4 và 5. 3.4.6. Giai đoạn đẻ trứng Sau khi đàn tôm bắt đầu giao vĩ khoảng 2 ÷ 3 giờ ta tiến hành bắt đẻ. Dùng vợt bắt những con cái ở bể giao vĩ, những con cái đã được giao vĩ có dính túi tinh ở đốt chân bò thứ 4 và 5 đưa vào bể đẻ. Thời gian bắt đẻ từ 22 ÷ 23 giờ. Số tôm không giao vĩ bắt trở lại bể nuôi vỗ. Tôm cái đẻ khoảng từ 1 ÷ 2 giờ sáng. Thông thường lượng trứng từ 100.000 ÷ 300.000 (trứng/con/lần đẻ). Khi tôm đẻ không mở sục khí, sau khi tôm đẻ khoảng 1 giờ tiến hành bắt tôm mẹ thả lại bể nuôi (thường thực hiện lúc 3 giờ sáng hàng ngày). Sau đó cứ 1 giờ đảo trứng 1 lần, dùng gậy đảo trứng có cán dài và có phần gạt nước phía trước để đảo trứng. Sau 7 ÷ 8 giờ mở sục khí nhẹ. Sau đó định lượng trứng. Cách định lượng trứng: mở nhẹ sục khí trong bể đẻ, dùng gậy tiến hành đảo đều trứng ở trong bể. Trứng sau khi được đảo kết hợp với sục khí sẽ được phân tán đều trong bể. Dùng ca múc nước có cán dài múc nước tại nhiều vị trí trong bể. Đong vào cốc thủy tinh 100 ml sau đó dùng thìa nhỏ để đếm dưới ánh sáng đèn pin. Tiến hành đếm 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình. * Phương pháp thu Nauplius Làm khung hình hộp có tỉ lệ: 80 cm (dài) : 80 cm (rộng) : 70 cm (cao) (Hình 3.7 D). Dùng lưới có kích thước rất nhỏ bao quanh, có khoét một lỗ nhỏ vừa với miệng ống xả của bể đẻ. Mở van xả nước có chứa Nauplius, nước chảy vào trong khung lưới, tại đây Nauplius được giữ lại. Khi lượng Nauplius vừa phải dùng vợt vớt Nauplius qua bể chứa có thể tích 1 m3 kết hợp mở sục khí nhẹ. Với phương pháp này Nauplius được thu một cách nhanh chóng và triệt để. Sau khi thu Nauplius tiến hành vệ sinh bể đẻ cho lần đẻ kế tiếp. Cách định lượng Nauplius: Mở sục khí mạnh cho Nauplius phân tán đều trong bể. Dùng cốc định lượng 100 ml múc nước trong bể và tiến hành đếm dưới đèn pin. Tiến hành đếm 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình. Bảng 3.5: Kết quả sinh sản qua 4 lần cho đẻ Số lần Số lượng tôm cho giao vĩ (con) Số lượng tôm đượcgiao vĩ (con) Tỷ lệ giao vĩ (%) Số lượng trứng (triệu) Số lượng Naupius (triệu) Tỷ lệ nở (%) 1 50 30 60 11,8 7,1 60,2 2 55 35 63 14,7 6,3 42,8 3 43 25 58 8,5 5,2 61,1 4 40 20 50 7,0 4.6 65,7 TB 47 27,5 57,75 10.5 5.8 57,45 Nhận xét: Qua bảng 3.5 trên ta thấy - Tỉ lệ giao vĩ không cao (50 – 63%) có thể do tình trạng sức khỏe đàn tôm bố mẹ đã giảm, do tôm nuôi đã được sinh sản liên tục trong 4 tháng. - Tỉ lệ nở của lần 1, lần 3 và lần 4 tương đối cao và đồng đều nhau còn lần 2 đạt tỉ lệ thấp do tại thời điểm đó trời mưa làm giảm nhiệt độ nước trong bể đẻ đồng thời làm độ mặn của nước giảm. A C B D Hình 3.7: (A) bể nuôi vỗ tôm mẹ, (B) bể giao vĩ, (C) bể đẻ, (D) lồng thu Nauplius 3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 3.5.1. Chuẩn bị bể ương ấu trùng Vệ sinh bể - Bể Ximăng hình vuông có thể tích 5,8 m3, dùng nước ngọt chà sạch bể bằng xà phòng sau đó để một ngày cho bể khô. - Quét bể bằng dung dịch Chlorine có nồng độ 200 ÷ 300 ppm, dùng bạt nilon đậy kín bể trong vòng ít nhất 48 giờ để diệt khuẩn. - Dùng nước ngọt chà sạch lại bể bằng xà phòng sau đó để khô bể. Cấp và xử lý nước - Cấp nước mặn đã được xử lý vào bể, nước mặn cấp vào bể thông qua túi siêu lọc. Cấp mức nước khoảng 5 m3, mở sục khí. - Xử lý nước mới cấp bằng Iodine 1 ppm để diệt khuẩn, sau thời gian khoảng 6 giờ xử lý nước bằng Shrim favour 1 ppm (đây là chất chiết xuất từ cây Hoàng Liên giúp ấu trùng khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao). - Sau khi nước đã được xử lý tiến hành sục khí liên tục trong ít nhất 48 giờ là có thể thả Nauplius. Trước khi thả Nauplius vài giờ ta tiến hành xử lý EDTA 2 ppm. Hình 3.8: Vệ sinh bể ương nuôi ấu trùng 3.5.2. Kỹ thuật thả Nauplius - Nauplius từ bể đẻ được vớt sang bể chứa 1 m3 sau đó được vớt sang chậu nhựa 20 (lít) nước biển đã xử lý. - Tắm Nauplius bằng: - ET600 với liều lượng 1- 2 g/m3. - Vibrotech với liều lượng 2 mL/m3. Sau đó dùng vợt vớt Nauplius từ chậu sang bể ương. - Mật độ thả: 350 ÷ 400 (Nauplius/Lít). Mật độ ương nuôi ấu trùng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng. Khi ương với mật độ dày ấu trùng cạnh tranh nhau về thức ăn, không gian hoạt động, đồng thời đáy bể dễ bị ô nhiễm. Nhưng nếu thả Nauplius quá thưa ấu trùng sẽ khó bắt được thức ăn. Vì thế mật độ ương nuôi phù hợp là hết sức quan trọng. Việc tắm cho Nauplius sẽ giúp Nauplius khỏe hơn và chống lại được một số bệnh về nấm và vi khuẩn. 3.5.3. Chế độ chăm sóc và quản lý Thức ăn Gồm thức ăn: - Tươi sống (Tảo Cheatoceros và Artemia) + Artemia: Được sử dụng như một loại thức ăn không thể thiếu vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất ưa thích của ấu trùng tôm. Khi ấp ta cấp nước biển đã xử lý vào xô nhựa 100 (Lít) và cân lượng Artemia cần thiết cho vào và mở sục khí. Sau khoảng 16 giờ được Artemia bung dù là có thể dùng cho ấu trùng ăn được. Sau 24 giờ nở ra ấu trùng Nauplius của Artemia. Bảng 3.6: Điều kiện môi trường và mật độ để ấp nở Artemia Nhiệt độ nước (oC) Độ mặn (‰) pH Mật độ ấp (g/L) 28 ÷ 31 28 ÷32 8 ÷ 8,5 2 + Tảo Cheatoceros: Được nuôi sinh khối để cung cấp cho ấu trùng giai đoạn Zoea 1,2,3 và Mysis 1. - Thức ăn tổng hợp: Gồm các loại như sau. Hình 3.9: Các loại thức ăn dùng trong ương nuôi ấu trùng Bảng 3.7: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại thức ăn tổng hợp dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm Chân trắng. Tên thức ăn Xuất xứ Hàm lượng dinh dưỡng Tảo Spirulina Mỹ Protein ≥ 60% Lipid ≥ 6% Tro ≤ 10% Lansy – ZM Thái lan Protein ≥ 45% Lipid ≥ 13% Xơ ≤ 2,5% Độ ẩm ≤ 8% Frippak Fresh Thái lan Protein ≥ 52% Lipid ≥ 14,5% Xơ ≤ 3% Độ ẩm ≤ 10% No Nhật Protein ≥ 53% Lipid ≥ 9% Độ ẩm ≤ 10% Brine Shrimp Flakes Mỹ Protein ≥ 40% Lipid ≥ 9% Tro ≤ 11% V8 – Larva Thái lan Protein ≥ 45% Lipid ≥ 8% Xơ ≤ 2% Độ ẩm ≤ 10% Bảng 3.8: Cách phối trộn các loại thức ăn cho từng giai đoạn ấu trùng Giai đoạn ấu trùng Thức ăn tươi sống Thức ăn tổng hợp Tên thức ăn Tỉ lệ phối trộn Nauplius Dinh dưỡng tự dưỡng bằng túi noãn hoàng Zoea Tảo Cheatoceros Lansy ZM : Frippak Fresch : Tảo Spirulina 1 : 1 : 1/3 Mysis Artemia bung dù Lansy ZM : Frippak Fresch : No 1 : 1 : 2 Postlarvae Nauplius của Artemia Brine Shrimp Flakes, V8 – Larva Không phối trộn Chế độ cho ăn Chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp cho ấu trùng tăng trưởng tốt, sức khỏe ổn định, trong đó thành phần tảo và định mức ấu trùng Artemia là bắt buộc phải có không nên thay bằng các loại thức ăn khác. Ngoài ra việc bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin tổng hợp (ZP 25, ET600, Hydrosol …) là hết sức cần thiết. Giai đoạn Nauplius: Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng vì vậy chưa cần cho bằng thức ăn ngoài. - Giai đoạn Zoea: Việc đón đầu để cung cấp thức ăn cho giai đoạn Zoea 1 rất quan trọng và yêu cầu mức độ chính xác cao, tránh trường hợp tôm đã chuyển giai đoạn nhưng trong bể chưa có thức ăn làm cho ấu trùng đói và lắng đáy. Đồng thời cũng phải tránh việc đưa thức ăn vào quá sớm làm ấu trùng bị dính chân. Khi Nauplius chuyển được 70 – 80% sang Zoea 1 là có thể cung cấp thức ăn cho ấu trùng. Lần cho ăn đầu tiên sử dụng tảo tươi Cheatoceros. Giai đoạn Mysis: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia bung dù, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Giai đoạn Postlarvae: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae thì bắt đầu cho ăn Nauplius của Artemia, cho ăn xen kẽ với thức ăn tổng hợp. Ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng bơi lội chủ động ngược dòng để bắt mồi. Chế độ cho ăn chia làm 8 lần/ngày vào các thời điểm sau: Bảng 3.9: Loại thức ăn, khẩu phần và giờ cho ăn Giai đoạn Loại thức ăn Khẩu phần (g/lần) Giờ cho ăn (h) Nauplius Giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng tự dưỡng bằng noãn hoàng Zoea -Tảo Cheatoceros - Thức ăn tổng hợp pha trộn cho Zoea (bảng 3.8) 5 (lít tảo/m3) Zoea 1: 3÷5 Zoea 2: 7÷8 Zoea 3: 8÷9 6; 18 0; 3; 9; 12; 15; 21 Mysis - Artemia bung dù - Thức ăn tổng hợp cho Mysis (bảng 3.8) Mysis 1: 7 ÷ 9 Mysis 2: 10÷11 Mysis 3: 12÷15 Mysis 1: 7 ÷8 Mysis 2: 8÷10 Mysis 3: 10÷12 0; 6; 12; 18 3; 9; 15; 21 Postlarvae - Nauplius của Artemia - Brine Shrimp Flakes + No Tùy theo giai đoạn của Postlarvae Cho ăn xen kẽ nhau Artemia và thức ăn tổng hợp Giải pháp điều chỉnh lượng thức ăn của ấu trùng: Dựa theo màu nước trong bể, khả năng ăn và vận động của ấu trùng, mật độ ấu trùng trong bể và thời điểm chuyển giai đoạn của ấu trùng. Trước mỗi lần cho ăn kiểm tra bể ương nuôi, nếu trong bể còn dư lượng thức ăn thì giảm lượng thức ăn tổng hợp hoặc giảm lượng Artemia cần ấp cho lần tiếp theo. Nếu trong bể đã hết thức ăn tức là ấu trùng ăn đủ hoặc thiếu, nên kết hợp với quan sát đường phân của ấu trùng để tăng hay giảm lượng thức ăn. Chế độ sục khí và ánh sáng Cường độ sục khí trong bể ương nuôi ấu trùng mạnh dần từ Nauplius → Zoea → Mysis → Postlarvae. Giai đoạn Nauplius: Cần sục khí nhẹ đều và cần che bạt. Giai đoạn Zoea: Sục khí vừa nhằm tạo oxy đầy đủ, giúp Zoea phân tán đều trong bể và không bị đứt đuôi phân. Cần che bạt. Giai đoạn Mysis: Sục khí mạnh vì ấu trùng Mysis có nhu cầu dưỡng khí cao và có tập tính ít vận động treo mình trong nước nên dễ bị lắng đáy, đồng thời giúp phân tán đều thức ăn tạo điều kiện cho ấu trùng ăn tốt. Giai đoạn Postlarvae: Nhu cầu dưỡng khí tăng và có tập tính ăn thịt lẫn nhau do đó phải sục khí mạnh và không cần đậy bạt. Trong quá trình nuôi ấu trùng, giai đoạn Nauplius và Zoea cần phải đậy bạt vì giai đoạn này ấu trùng có tính hướng quang mạnh nên dễ bị mất năng lượng và thiếu oxy cục bộ do tập trung lại một điểm. Đến giai đoạn Mysis và Postlarvae mở bạt do tính hướng quang giảm. Chế độ siphon thay nước Trong quá trình sống và phát triển, ấu trùng thải phân và lột xác làm bẩn môi trường nước nuôi. Việc vệ sinh thay nước thường xuyên ngoài tác dụng giảm thiểu tối đa khả năng ô nhiễm chất lượng nước, tránh nguy cơ bùng nổ các tác nhân gây bệnh do tích lũy N - NH3 còn kích thích sự phát triển và ổn định quần thể vi sinh vật có lợi đồng thời hạn chế vi sinh vật có hại. Khi siphon đáy cần giảm nhẹ sục khí, dùng ống siphon hút loại bỏ cạn bã, thức ăn thừa, vỏ và xác chết ấu trùng ra ngoài thau. Khi siphon dùng ống hút có bao lưới 200 microns để hút nước từ chậu ra ngoài sau đó dùng vợt thu ấu trùng còn sống thả lại vào bể nuôi. Giai đoạn Zoea: Thường cuối giai đoạn Zoea 3 tiến hành siphon đáy và không cần thay nước. Giai đoạn Mysis: Từ Mysis 2, Mysis 3 và thời điểm chuẩn bị chuyển sang Postlarvae khi siphon đáy có thể kết hợp thay 15 ÷ 30 cm nước biển mới. Giai đoạn Postlarvae: Không siphon đáy nếu tôm còn yếu sau đó khoảng hai ngày siphon một lần và châm thêm nước nuôi mới. Khi đến giai đoạn Postlarvae 4 bắt đầu cấp thêm nước ngọt, cấp nước ngọt nhằm mục đích hạ độ mặn và kích thích tôm lột xác. Khi cấp thêm nước ngọt phải cấp qua túi siêu lọc. 3.5.4. Theo dõi một số yếu tố môi trường Nhiệt độ (oC) Nhiệt độ: Ngày ương Hình 3.10: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 1 Nhiệt độ (oC) Ngày ương Hình 3.11: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 2 Nhiệt độ (oC) Ngày ương Hình 3.12: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 3 Nhiệt độ (oC) Ngày ương Hình 3.13: Biến động nhiệt độ theo thời gian ương tại bể 4 Nhận xét: Qua các hình 3.10; 3.11; 3.12; 3.13 ta thấy nhiệt độ trong bể tương đối ổn định, sự chênh lệch nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều là không lớn. Điều này quan trọng trong việc ương ấu trùng, nó làm cho ấu trùng tránh bị sốc nhiệt do chêch lệch nhiệt độ. Nhìn chung nhiệt độ trong các bể ương thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng. Độ mặn: Độ mặn (‰) Ngày ương Hình 3.14: Diễn biến độ mặn trong bể ương Nhận xét: Qua hình 3.14 ta nhận thấy độ mặn trong các bể ương giảm dần khi thời kì ương nuôi ấu trùng tăng dần. Giảm độ mặn trong bể ương là do ta cấp nước ngọt vào để kích thích tôm lột xác, ngoài ra việc giảm độ mặn còn để phù hợp với độ mặn của các vùng ao đìa thả giống nhằm tránh hiện tượng chêch lệch độ mặn giữa bể ương và ao nuôi thương phẩm. pH: Ngày ương pH Hình 3.15: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 1 pH Ngày ương Hình 3.16: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 2 pH pH Ngày ương Hình 3.17: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 3 Ngày ương Hình 3.18: Biến động pH theo thời gian ương tại bể 4 [ Nhận xét: Qua các hình 3.15; 3.16; 3.17; 3.18 ta thấy pH trong các bể tương tự nhau và pH giảm dần theo thời gian phát triển ấu trùng. Điều này là do càng về giai đoạn sau của thời gian ương lượng chất thải hữu cơ tăng lên cao làm cho nồng độ acid hữu cơ tăng kết hợp với việc cung cấp thêm nước ngọt có pH thấp làm cho pH trong bể ương giảm dần. Nhận xét chung: Qua các số liệu của các yếu tố môi trường đã được thống kê trên ta thấy các yếu tố môi trường tương đối ổn định và nằm trong khoảng thích hợp cho ương nuôi ấu trùng tôm He Chân trắng. Nhiệt độ nước : 27,5 ÷ 31oC Độ mặn: Độ mặn được điều chỉnh giảm dần từ : 32 → 18 ‰. pH : 7.5 ÷ 8,8. Việc duy trì hay điều chỉnh các yếu tố môi trường trong các bể nuôi cần được theo dõi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.6. Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He Chân trắng Tỷ lệ sống của ấu trùng Bảng 3.10: Mật độ ương, số lượng ấu trùng và tỷ lệ sống qua từng giai đoạn Bể Giai Đoạn 1 2 3 4 Nauplius 1 → Zoea 1 SL(con) 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 MĐ (con/L) 357 357 357 357 TLS (%) 95 85 92 91 Zoea 1 → Mysis 1 SL(con) 1.900.000 1.700.000 1.840.000 1.830.000 MĐ (con/L) 339 303 328 326 TLS (%) 63 50 59,7 38 Mysis 1 → Postlarvae xuất bán SL (con) 1.200.000 850.000 1.100.000 700.000 MĐ (con/L) 214,2 151,7 196,4 125 Xuất bán 1.000.000 500.000 550.000 300.000 TLS (%) 83 58,8 50 42.8 Nauplius→ Postlarvae TLS(%) 50 25 27,5 15 Nhận xét: Qua bảng 3.10 ta thấy: - Tỷ lệ sống ấu trùng giữa các bể không đều nhau. Bể số 1 có tỷ lệ sống cao nhất do trong quá trình ương ấu trùng chuyển giai đoạn nhanh và đồng đều hơn 3 bể còn lại. Bể 4 ở giai đoạn Mysis nước bị nhầy và nhiễm nấm nên tỉ lệ sống thấp. Nhìn chung tỷ lệ sống của ấu trùng là không cao, tỷ lệ sống của giai đoạn Zoea cao hơn các giai đoạn Mysis và Postlarvae. Ấu trùng thường bị chết nhiều ở giai đoạn chuyển từ Zoea 2 sang Zoea 3. Do đó trong giai đoạn này cần theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Mật độ thả ấu trùng giai đoạn đầu phù hợp cho việc bắt mồi của ấu trùng. Càng về sau mật độ thưa nhưng bể ương có chất lượng nước không tốt do thức dư thừa và ấu trùng chết, chất lượng nước ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Thời gian biến thái của ấu trùng Bảng 3.11: Thời gian biến thái của ấu trùng Giai đoạn Bể Thời gian chuyển giai đoạn (h) Nauplius → Zoea 1 Zoea 1 → Mysis 1 Mysis 1 → Postlarvae 1 1 36 120 72 2 38 122 75 3 38 122 75 4 38 125 80 Nhận xét: Qua bảng 3.11 thời gian biến thái của ấu trùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhiệt độ nước trong bể ương. Nếu tình trạng sức khỏe tốt và nhiệt độ môi trường nước cao trong khoảng thích hợp thì thời gian chuyển giai đoạn càng ngắn. Qua theo dõi thời gian chuyển giai đoạn của của 4 bể trên thì bể số 1 có thời gian chuyển giai đoạn nhanh và đồng đều hơn 3 bể còn lại do ấu trùng có sức khỏe tốt và nước không bị nhiễm nấm đỏ. - Nếu thời gian chuyển giai đoạn nhanh và kết thúc sớm thì ấu trùng thường đạt được sự đồng đều về kích cỡ nhưng nếu ấu trùng chuyển quá nhanh thì có thể gây nên hiện tượng nước nuôi bị nhầy hoặc ấu trùng dễ bị sốc dẫn đến tỉ lệ sống giảm. 3.7. Công tác phòng và trị bệnh 3.7.1. Phòng bệnh Trong ương nuôi ấu trùng phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp cuối cùng, ít hiệu quả. Phòng bệnh cho tôm chủ yếu theo hai cách sau: Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, chăm sóc tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không để xảy ra hiện tượng sốc trong quá trình nuôi, ấu trùng sẽ phát triển nhanh khỏe mạnh lấn át bệnh tật. Phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả là phòng nấm và protozoae bằng hóa chất, việc phòng bệnh bằng hóa chất và thuốc đối với virus và vi khuẩn còn ít hiệu quả. Sử dụng dung dịch Treflan để phòng nấm. Quá trình sử dụng Treflan được thể hiện ỏ bảng 3.12. Bảng 3.12: Nồng độ dung dịch Treflan cho từng giai đoạn ấu trùng Giai đoạn Nồng độ (ppm) Chu kỳ Nauplius 0,01 1 lần Zoae 0,03 2 ngày/lần Mysis 0,06 2 ngày/lần Postlarvae 1,2,3,4 0,08 Sau khi siphon, thay nước Postlarvae 5 0,1 Sau khi siphon, thay nước Cách pha dung dịch Treflan: Treflan thương phẩm là loại Triflurali Elanco 44%. Lấy 10 ml Treflan pha vào 1000 ml nước cất ta có dung dich A. Để Treflan 0,01 ppm, ta lấy 1 ml dung dịch A cho vào 1m3 nước bể nuôi ấu trùng. Ngoài ra việc phòng bệnh còn bổ sung một số thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe như: ZP 25, ET 600, Bcomlex, TZ002….. 3.7.2. Trị bệnh Trong sản xuất giống tôm việc trị bệnh là giải pháp cuối cùng, ít mang lại hiệu quả. Phải thường xuyên theo dõi và quan sát ấu trùng để phát hiện dấu hiệu gây bệnh. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh thì phải trị ngay mới có hiệu quả. Một số bệnh gặp trong quá trình ương nuôi: Bảng 3.13: Một số bệnh gặp trong các đợt sản xuất và cách điều trị. Tên bệnh Thuốc trị Nồng độ (ppm) Bể bị bệnh Thời gian khống chế bệnh (h) Bệnh xù đầu - Thay nước - Shrim favour 1 - 24 Nấm đỏ - Mycogynar 0,5 4 36 - Nistatin 0,5 Nhầy nước - Thay nước - Formaline 20 36 Tôm phát sáng - Cefacinlin - Ciprofoxalin 1 - 48 3.8. Kỹ thuật nuôi cấy tảo làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng Tảo khuê là một trong những loài tảo phù hợp với kích thước và chất lượng dinh dưỡng ấu trùng tôm Sú và tôm He Chân trắng. Tảo có tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể nuôi trong điều kiện nhân tạo và trong trại sản xuất giống. Qua thực tế sản xuất người ta đã tìm ra hai loại tảo Silic (Baciliariophyta ) để nuôi sinh khối làm thức ăn cho ấu trùng, đó là tảo Cheatoceros sp và Skeletonema costatum. Tại cơ sở thực tập tảo được sử dụng là Cheatoceros sp. 3.8.1. Trang thiết bị Xô 100 (lit), phễu, bao nilon 50 (lit), can nhựa. Cân tiểu li, cốc đong. Đũa khuấy thủy tinh. Test thử Chlorine. Dây thừng. Máy khí, đá bọt, dây khí, Salinity refactometer kế, kính hiển vi. 3.8.2. Môi trường nuôi cấy Hình 3.19: Các loại chất sử dụng nuôi cấy tảo Các dung dịch được pha theo thứ tự sau: Bảng 3.14: Các loại môi trường và cách pha Thứ tự Loại dung dịch Thành phần Pha trong 1 L nước cất 1 Dung dịch Thiosunfat Thiosunfat (Na2SO3.9H2O.) 20 (g) 2 Môi trường Silicat Na2SiO3.9H2O 30 (g) 3 Tăng trưởng Đạm KNO3 75 (g) KNO3 + 5 (g) NaHSO4.2H2O Lân NaHSO4.2H2O 4 Khoáng vi lượng CuSO4.5H2O 9,8(g)CuSO4.5H2O + 22(g)ZnSO4.7H2O + 10(g) CoCL2.6H2O + 180(g) MnCL2.4H2O ZnSO4.7H2O CoCL2.6H2O MnCL2.4H2O 5 Dung dịch tăng thêm Khoáng vi lượng 1 ml dung dịch khoáng vi lượng + 4,3(g)EDTA + 3,15 (g) FeCl3 EDTA FeCL3.6H2O 6 Vitamin Vitamin B1 50(mg) Vitamin B1 + 10 (mg) Vitamin B12 Vitamin B12 3.8.3. Cách tiến hành - Tảo gốc được lấy từ phòng tảo gốc của Viện nghiên cứu NTTS III - Nước biển đã được xử lý qua hệ thống lọc thô và lọc tinh. - Cấp vào túi nilon 40 lít nước biển, xử lý Chlorine 20ppm trong 24h sau đó dùng test Chlorine kiểm tra lượng Chlorine còn lại trong nước. Nếu trong nước còn Chlorine thì trung hòa bằng Thiosunfat theo tỉ lệ 1:1 trong vòng 30 phút. - Đưa dung dịch môi trường vào với tỉ lệ: 1ml dung dịch /1lít nước biển. Đưa dung dịch môi trường theo thứ tự lúc pha môi trường. - Sau khi đưa dung dịch môi trường vào túi nilon cấp tảo gốc với tỉ lệ: 1 lít tảo gốc cho vào 6 ÷ 10 lít nước biển. - Sau khi cấy tảo gốc 72h khi mật độ tảo đạt đến mật độ 500.000 ÷ 600.000 tb/mL hoặc bằng mắt thường thấy tảo có màu nâu đậm ta tiến hành nhân giống tảo sinh khối. Quy trình nhân giống được tiến hành giống như lức nhân giống ban đầu. Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi cấy tảo: Bảng 3.15: Các yếu tố thủy lý Ánh sáng pH Độ mặn (‰) Chế độ sục khí Nhiệt độ (oC) Sử dụng ánh sáng tự nhiên 8,2 ÷ 8,7 28 ÷ 30 Liên tục 28 ÷ 31 Hình 3.20: Hệ thống giàn nuôi sinh khối tảo Cách thu: Tảo sau khi cấy được 3 ngày, lúc đó đã hết dư lượng phân và mật độ tảo đạt cao nhất (tảo có màu nâu đậm) thì sử dụng làm thức ăn. Dùng ống nhựa mềm hút tảo vào xô và cho trực tiếp vào bể ương nuôi ấu trùng. Trong quá trình nuôi tảo thường ổn định. Tuy nhiên một số ngày tảo bị hỏng. Nguyên nhân là do: - Nước biển: Nguồn nước biển dùng để nuôi tảo chứa các sinh vật cạnh tranh với tảo đơn bào, như các loài thực vật phù du, các động vật phù du ăn thực vật hoặc vi khuẩn do khử trùng nước bằng Chlorine nhưng không triệt để. - Tảo gốc: Tảo gốc bị nhiễm nguyên sinh động vật hay nhiễm tạp. - Không khí: Nguồn nhiễm bẩn phổ biến là sự ngưng tụ các trùng lông tơ ở các đường dẫn không khí. Vì lý do này nên các đường dẫn không khí cần được giữ khô. Trong điều kiện cho phép thì nên thiết kế hệ thống bộ lọc không khí và CO2. - Túi nilon nuôi tảo: Không được vệ sinh sạch, sau mỗi lần nuôi cấy tảo nếu muốn sử dụng lại thì rửa sạch bằng xà phòng và phơi khô trước khi sử dụng lại. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận 1.1. Nước và xử lý nước trong quy trình sản xuất Nước biển được lắng và xử lý Chlorine 20 ppm sau đó qua hệ thống lọc thô, lọc tinh sau đó được đưa vào sản xuất. Nước dùng cho nuôi tôm bố mẹ và cho đẻ thì không xử lý Chlorine. 1.2. Hệ thống công trình Có hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ sản xuất đầy đủ, phù hợp. 1.3. Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ - Kỹ thuật tuyển chọn tôm bố mẹ cho giao vĩ: Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, màu sác tươi sáng, các phần phụ còn nguyên vẹn, không bị sây xát. Tôm mẹ có buồng trứng phát triển tốt ở giai đoạn 4, tôm đực có túi tinh đẹp. Trọng lượng tôm mẹ cần đạt trên 60 g/con, tôm bố trên 50 g/con. - Kỹ thuật cho tôm bố mẹ giao vĩ, cho đẻ Bể giao vĩ có thể tích 24 m3 , tỉ lệ con đực nhiều hơn con cái. Điều kiện môi trường bể giao vĩ: + pH: 8,1 ÷ 8,5 + Độ mặn: 28 ÷ 32 o/oo + Nhiệt độ: 27,5 ÷ 31 oC + Mực nước: 0,8 ÷ 1 m Tôm giao vĩ lúc mặt trời lặn và diễn ra trong thời gian rất ngắn 3 ÷ 5 giây. Sau khi giao vĩ 2 ÷ 3 giờ tôm đẻ. Lúc tôm đẻ cần tắt sục khí và giữ yên tĩnh. Nauplius được thu vào chiều tối ngày hôm sau. 1.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng - Chuẩn bị bể ương: Bể ương được cấp 5 m3 nước, xử lý hóa chất và được sục khí liên tục trong ít nhất 48 giờ. - Mật độ Nauplius: 350 ÷ 400 nauplius/lít. - Thức ăn và chế độ cho ăn: + Zoea: Cho ăn tảo tươi sống vào 6 và 18 giờ hàng ngày, thức ăn tổng hợp vào các giờ còn lại. + Mysis: Cho ăn thức ăn tổng hợp và Artemia bung dù xen kẽ nhau. + Postlarvae: Cho ăn thức ăn tổng hợp và Nauplius của Artemia xen kẽ nhau. - Chế độ cho ăn vào 8 lần/ngày: 0h→3h→6h→9h→12h→15h→18h→21h. - Chế độ chăm sóc quản lý: + Môi trường nuôi ấu trùng: Duy trì ở Nhiệt độ 27,5 ÷ 32 oC; Độ mặn: giảm dần theo thời gian nuôi ấu trùng; pH 7,5 ÷ 8,8. + Chế độ siphon thay nước: Cuối giai đoạn Zoea 3 có thể siphon cho ấu trùng, từ Mysis 2 có thể siphon kết hợp thay 15 ÷ 30 cm nước biển mới. Khối lượng nước thay tăng dần theo thời gian nuôi. Từ Postlarvae 4 bắt đầu châm thêm nước ngọt. 1.5. Một số bệnh gặp trong quá trình sản xuất và cách phòng trị - Bệnh xù đầu: Thay nước và xử lý hóa chất Shrim favour giúp ấu trùng lột xác. - Bệnh nấm đỏ: Xử lý thuốc Mycogynar + Nistatin. - Nhầy nước: Thay nước mới kết hợp xử lý Formalin. - Tôm phát sáng: Xử lý Cefacinlin + Ciprofoxalin. 1.6. Kỹ thuật nuôi cấy tảo Nước nuôi tảo được xử lý diệt khuẩn, tạo môi trường dinh dưỡng sau đó cho tảo gốc vào và nuôi ở hệ thống nuôi tảo ngoài trời. 2. Đề xuất ý kiến - Cần nghiên cứu nguyên nhân vì sao ấu trùng đến giai đoạn Zoea 2 lại thường xảy ra rủi ro. - Cần có hệ thống nâng nhiệt hoạt động tuần hoàn để thay thế hệ thống nâng nhiệt bằng than kém hiệu quả trong nuôi tôm bố mẹ. - Thức ăn tươi sống như tảo cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và đúng kỹ thuật, tránh lây nhiễm bệnh sang ấu trùng qua con đường thức ăn. Cần đưa đàn tôm bố mẹ mới có chất lượng thay thế đàn tôm bố mẹ đã có dấu hiệu khả năng sinh sản kém hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi Giáp xác, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Lại văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong Nuôi trồng Thủy sản, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Vũ Thế Trụ, 2000. Thiết lập và điều hành trại Sản xuất giống tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nôi. Vũ Thế Trụ, 2000 Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Đình Trung, 2004 Quản lý chất lượng nước trong Nuôi trồng Thủy sản, NXB Nông nghiệp TP.HCM. 6. Đào Văn Trí, 2003. Tôm He Chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên. Tài liệu sưu tầm. 7. Tuyển tập quy trình Công nghệ sản xuất giống Thủy sản, NXB Nông nghiệp. Bài viết của tác giả Trình Văn Liễn. 8. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản (số 4 – 2004) trang 38- 39. 9. Tạp chí Thủy sản (số 9 – 2004 ) trang 23 – 24. 10. Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn tươi sống, NXB Nông nghiệp TP.HCM. Các Webside tham khảo www.fistenet.gov.vn. www.vietlinh.com.vn. htpp//.vi.Kiwipedia.org/kiwi/khanh hoa www.google.com.vn PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lịch khẩu phần thức ăn tại bể ương số 1 Ngày Giai đoạn Thức ăn tổng hợp (g/lần) Artemia (g/lần) hoặc tảo (L/lần) 0h 3h 6h 9h 12h 15h 18h 21h 0h 6h 12h 18h 19/5 N 10 10 20/5 Z1 3 3 4 4 4 10 10 21/5 5 5 5 5 5 6 10 10 22/5 Z2 7 7 7 7 7 7 7 15 15 23/5 8 8 8 8 8 8 15 15 24/5 Z3 9 9 9 9 9 9 15 15 22/5 7 7 7 7 7 7 15 15 26/5 M1 8 8 8 8 10 10 10 10 27/5 M2 10 10 10 10 10 10 10 10 28/5 M3 11 11 11 11 12 12 12 12 29/5 P1 12 13 13 12 12 12 12 12 30/5 P2 12 12 12 12 13 13 13 13 31/5 P3 14 14 14 15 14 14 14 14 1/6 P4 15 15 16 16 15 15 15 15 2/6 P5 16 16 16 16 15 15 15 15 3/6 P6 16 16 16 16 16 16 16 16 4/6 P7 17 17 17 17 16 16 16 16 5/6 P8 16 16 17 17 17 17 17 17 6/6 P9 18 18 18 18 17 17 18 18 7/6 P10 18 18 18 18 18 18 18 18 Phụ lục 2: Các yếu tố môi trường tại bể ương số 1 Ngày Giai đoạn pH Nhiệt độ (oC) Độ mặn (‰) Sáng Chiều Sáng Chiều 19/5 N 8.8 8.8 28 29 30 20/5 Z1 8.5 8.8 27,5 28,5 30 21/5 8.5 8.2 28 29 30 22/5 Z2 8.5 8.2 28 28,5 30 23/5 8.5 8.2 28 2 30 24/5 Z3 8.5 8.2 28,5 28,5 29 25/5 8,2 7.9 28 29 29 26/5 M1 8,2 7.9 27,5 29 29 27/5 M2 8,2 7.9 28 28,5 28 28/5 M3 8,2 7.9 28,5 29 28 29/5 P1 7,9 7.6 28 30 25 30/5 P2 7,9 7.6 2298 30 25 31/5 P3 7,9 7.6 29 31 25 1/6 P4 7,9 7.6 28 31 24 2/6 P5 7,6 7.5 28 29 24 3/6 P6 7,6 7.5 28 29 23 4/6 P7 7,6 7.5 28,5 31 20 5/6 P8 7,6 7.5 29 30 20 6/6 P9 7.5 7.5 29 30 20 7/6 P10 7,5 7.5 29 30,5 20 Phụ lục 3: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi tôm mẹ Ngày Yếu tố môi trường pH Nhiệt độ (oC) Độ mặn (‰) 10/5 7,9 28 32 11/5 7,9 28 32 12/5 8,2 28 32 13/5 8,2 28 31 14/5 7,9 28 31 15/5 8,2 29 31 16/5 8,5 29 31 17/5 8,5 28 32 18/5 8,8 28 30 19/5 7,9 28 30 20/5 7,9 28 30 21/5 8,5 28 30 22/5 8,5 28 30 23/5 7,9 29 31 24/5 7,9 29 31 25/5 7,9 28 31 26/5 8,2 28 32 27/5 8,2 29 32 28/5 8,2 28 32 29/5 8,2 28 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931).doc