Tìm hiều quy trình sản xuất hạt điều

Đất nước mở cửa hội nhập, cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, bên cạnh những thuận lợi, là thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn nhưng cũng công bằng hơn, giá cả, chất lượng, mẫu mã và các dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ giải quyết sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong số các ngành kinh doanh hiện nay, ngành sản xuất hạt điều được coi là ít ồn ào hơn các ngành khác, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành hạt điều Việt Nam hiện đang vươn lên đứng đầu thế giới. Bằng việc vượt qua cường quốc điều Ấn Độ, Việt Nam đã vươn lên chiếm ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu hạt điều. Xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch.

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 24821 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiều quy trình sản xuất hạt điều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài báo cáo kiến tập GVHD: Phạm Thị Kim Ngọc - PAGE 5- LỜI MỞ ĐẦU  Đất nước mở cửa hội nhập, cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, bên cạnh những thuận lợi, là thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn nhưng cũng công bằng hơn, giá cả, chất lượng, mẫu mã và các dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ giải quyết sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong số các ngành kinh doanh hiện nay, ngành sản xuất hạt điều được coi là ít ồn ào hơn các ngành khác, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành hạt điều Việt Nam hiện đang vươn lên đứng đầu thế giới. Bằng việc vượt qua cường quốc điều Ấn Độ, Việt Nam đã vươn lên chiếm ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu hạt điều. Xuất khẩu điều của Việt Nam tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch. Cùng với thông tin này, chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam Nguyễn Đức Thanh đã nhận định các doanh nghiệp nhập khẩu điều hàng đầu thế giới tại một hội nghị về điều được tổ chức ở Mỹ vào tháng 4 năm 2009, cho rằng chất lượng nhân điều của Việt Nam thơm ngon hơn hẳn so với sản phẩm điều của nhiều quốc gia khác. Số liệu tổng cục thống kê cho thấy, trong 6 tháng cả nước đã xuất khẩu 62000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 255 triệu USD, tăng 16.3% so với cùng kỳ năm 2008. Việc đổi mới công nghệ chế biến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới. Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Hoa Kỳ đứng đầu với 40%, Trung Quốc 20%, các nước Châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất qua Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Hạt điều cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng trong 4 tháng đầu năm 2009 do tác động của tỷ giá USD và có lúc đồng ngoại tệ thu về phải chấp nhận đổi ở mức thấp hơn giá trần, nhưng các doanh nghiệp chế biến hạt điều vẫn cố giữ vững cơ cấu mặt hàng. Hiện nay, sản phẩm hạt điều chế biến của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có mặt ở nhiều quốc gia. Theo ông Nguyễn Trung Tiến, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Lâm Nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu, chất lượng hạt điều của vùng nguyên liệu Bà Rịa-Vũng Tàu khá cao. Chính vì những đặc điểm như vậy mà doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu Thanh Mai đã ra đời với qui mô vừa và nhỏ. Đây cũng là lĩnh vực khá phù hợp và thuận lợi cho chúng tôi chọn doanh nghiệp Thanh Mai để kiểm tra lại kiến thức của chúng tôi trên giảng đường và sự vận dụng hiểu biết của chúng tôi vào thực tế. Quy trình sản xuất ở doanh nghiệp Thanh Mai là đề tài phù hợp với ngành công nghệ thực phẩm mà chúng tôi đang theo học. Thông qua việc phân tích quy trình sản xuất tại công ty Thanh Mai cũng giúp chúng tôi tìm hiểu được sâu hơn, đánh giá sát thực hơn tình hình của doanh nghiệp hiện nay. Vùng nguyên liệu: Ở Việt Nam cây điều đang được trồng chủ yếu tại 19 tỉnh Nam Bộ và ven biển miền Trung, Tây Nguyên, với tổng diện tích là 350.000ha, trong đó có 300.000ha đã cho thu hoạch. Theo kế hoạch, diện tích trồng điều sẽ được tăng lến đến 500.000ha vào năm 2010. Thị trường hạt điều của Việt Nam: Nhiều năm gần đây, hạt điều chế biến là một mặt hàng cao cấp ngày càng được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới. Tại các nước và khu vực phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản,... nhân điều, dầu chế biến từ vỏ hạt điều, hay bánh kẹo chế biến từ nhân điều đều được nhập khẩu mạnh. Xét trên bình diện nhu cầu ngày một tăng mạnh trên thị trường thế giới nên các nước xuất khẩu điều đang ngày càng có được mức giá cao hơn cho mặt hàng này. Riêng ở Việt Nam, trong vòng 10 năm qua, cây điều đã thực sự trở thành cây công nghiệp có giá trị và mang lại nguồn thu ngoại tệ cao trong nhóm các mặt hàng chủ lực nói chung và nông sản Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, tốc độ xuất khẩu điều của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu điều đạt 430 triệu USD. Năm 2005, do giá điều thế giới tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng 10,3%, đạt 485 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều lớn trên thế giới. Thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam ngày càng được mở rộng sang các nước như Mỹ, Ôxtralia, Nhật Bản, Canada, Anh, Italia, Hồng Kông và Singapo. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải Quan, 5 tháng đầu năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu được 43.809 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 175.260.492 USD ( tăng 8.197 tấn và tăng 2.412.654 USD so với cùng kỳ năm 2005). Về thị trường, xuất khẩu sang Mỹ đạt 16.172 tấn, trị giá 64.512.912 USD, chiếm gần 36,81% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2006. Đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước xuất khẩu khoảng 54.000 tấn, kim ngạch đạt 217 triệu USD, tăng 22% về khối lượng xuất khẩu nhưng giảm 2,3% về kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu do giá nhân điều trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm khoảng 1.000 USD/tấn). STTNướcĐVTTháng 55 thángLượngTrị giá (USD)LượngTrị giá (USD)1Anhtấn4612.063.4392.0979.405.1452Ả Rập Xê út“3096.750181637.4323Bỉ“1670.700143655.200 Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất“1591.50088458.8374Canada“204859.2511.0654.283.3115Đài Loan“93418.9022761.240.6406CHLBĐức“127583.8754622.107.5687Hà Lan“1.3165.915.1645.13623.276.9788Hồng Kông“846.332125609.7519Hy Lạp“29131.72361294.87310Italia“204624.8668452.554.56511Latvia“32133.00064268.80012Litva“1663.98095355.78613Malaysia“947.00091450.60014Mỹ“3.47913.953.72816.17264.512.91215Nauy“32135.450175817.95016CH Nam Phi“63234.425142503.53517Newzealand“114465.4512781.182.83218LB Nga“206957.2009474.112.26219Nhật Bản“64231.825258978.70520Australia“1.1164.823.0134.07717.999.35721Pháp“  184797.50522Philippines“1226.67679243.84123Singapore“48244.300160685.97124Tây Ban Nha“65327.850179875.26425Thái Lan“62279.4003201.341.92726Trung quốc“2.2417.323.9258.99130.009.84427Ucraina“3390.00081237.000Tổng cộng“  43.809175.260.492 Bảng 1: Số liệu thống kê xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2006 Sau khi ngành điều Việt Nam giành ngôi vị đứng đầu thế giới, vượt qua Ấn Độ vào cuối năm 2006, trong 8 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng và kim ngạch. Số liệu của Hiệp hội Điều Việt Nam cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2007, tổng lượng thu mua đạt 420 nghìn tấn, trong đó lượng thu mua trong nước đạt 350 nghìn tấn điều thô, nhập khẩu 70 nghìn tấn. Bên cạnh đó, khâu chế biến cũng được hoàn thiện và nâng cấp về máy móc nên cho đến thời điểm tháng 8 năm 2007, cả nước đã chế biến được trên 300 nghìn tấn điều thô và xuất khẩu được 92 nghìn tấn nhân các loại, nâng tổng số kim ngạch xuất khẩu lên 375 triệu USD, đạt 65,71% kế hoạch xuất khẩu năm 2007 về lượng và đạt 67% về trị giá hàng xuất khẩu, tăng 18,7% về trị giá xuất khẩu. Giá điều xuất khẩu sau khi bị giảm mạnh từ mức 5000 USD/tấn xuống còn 4000 USD/tấn vào những tháng cuối năm 2005, sang năm 2006 giá điều xuất khẩu đã được cải thiện. Đến quý I năm 2007 giá xuất khẩu điều chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2006, nhưng sang quý II giá tăng khá, đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 giá xuất khẩu tăng cao, đạt 4.180 USD/tấn. Nhìn chung, giá xuất khẩu điều 8 tháng đầu năm 2007 có mức trung bình đạt 4.100 USD/tấn (FOB) Việt Nam. Cùng kỳ năm 2006, giá xuất khẩu điều chỉ đạt 3.950 USD/tấn (FOB). Nguyên nhân tăng giá là do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện (xuất khẩu hàng trắng nhiều hơn) và nhìn nhung là giá xuất khẩu trung bình của các loại mặt hàng điều khác như W320, W240, W450… đều tăng trung bình 4%. Hình 1: Biểu đồ diễn biến giá điều xuất khẩu 8 tháng 2007 và 2006. Hạt điều Việt Nam hiện đang có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2007, thị trường Hoa Kỳ vẫn đứng vị trí số 1, với thị phần xuất khẩu chiếm 40%. Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ 2, chiếm 20% thị phần xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường các nước Châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Hình 2: Thị phần xuất khẩu điều 8 tháng 2007. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hạt điều trong tháng 2/2009 đạt hơn 9.000 tấn, giảm 19,9% so với tháng 1, nâng tổng lượng điều xuất khẩu 2 tháng năm 2009 lên 20.387 tấn, tăng nhẹ (0,2%) so với cùng kỳ năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2009 là 4.550 USD/tấn, giảm 5,8% so với 2 tháng năm 2008 và kim ngạch đạt 92,7 triệu USD, giảm 5,8%. STTThị trườngĐVTTháng 22 thángLượngTrị giáLượngTrị giá1Anhtấn2551.083.1565902.716.0482Bỉ“79401.80095480.9003Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất“153453.713285979.5854Canada“146656.2212891.334.7915Đài Loan“35177.55539211.5576CHLB Đức“143631.0553651.746.9067Hà Lan“9234.657.1162.54612.864.8798Hoa Kỳ“2.60112.049.8526.19628.603.4749Hồng Kông“91509.860166989.48910Hy Lạp“48266.61248266.61211Italia“72206.623144373.82212Malaysia“25124.04925124.04913Nauy“32197.750159859.76814LB Nga“127561.048222924.69715Nhật Bản“1781.36449217.51416Australia“5502.580.0759994.773.18517Pakistan“29149.141149744.09118Philippines“100366.940197769.20919Singapore“16115.23919132.24920Tây Ban Nha“79353.842191949.58621Thái Lan“158655.0972691.160.21722Trung quốc“2.53510.749.9545.75224.723.37823Ucraina“47173.85247173.852Tổng cộng“20.38792.713.457Bảng 2: Thị trường chính xuất khẩu điều 2 tháng đầu năm 2009. Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất sang thị trường Mỹ nói riêng và thế giói nói chung. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150.000 tấn (tương đương 600.000 tấn điều thô). Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 250 triệu đô la Mỹ, hạt điều trở thành mặt hàng đứng thứ ba trong các mặt hàng nông lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ năm 2008, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm dần (năm 2008 là 25,12%, trong khi năm 2007 là 39,59%). Điều này chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu điều từ Việt Nam đang giảm. Mặc dù, hạt điều Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế nhưng thực tế các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hạt điều đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Sau gần 15 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng. Sản phẩm chủ yếu của ngành điều Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại ở sản phẩm điều nhân. Các doanh nghiệp kinh doanh chế biến điều chủ yếu có quy mô nhỏ dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên trường quốc tế. Tình trạng “ tranh mua” nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến điều thường mạnh ai người nấy làm, không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy rất nhiều doanh nghiệp chế biến điều đứng bên bờ vực phá sản do giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao. Theo ông Nguyễn Hoàng Lưu, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: “ muốn tăng năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra sức mạnh tổng lực, thu hút nhiều vốn đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao”. Bên cạnh tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất, ngành điều Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu lao động. Năng lực của người lao động còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến điều xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của ngành điều tuy khá tốt, nhưng thực trạng của ngành vẫn còn nhiều khó khăn, cả về khách quan lẫn các vấn đề nội tại. Về khách quan: - Giá xuất khẩu hạt điều giảm mạnh do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Tính tới tháng 12-2008, giá đã giảm từ 6.500 đô la Mỹ/tấn xuống còn 4.500 đô la Mỹ/tấn. - Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến điều phải vay vốn mua nguyên liệu để dự trữ sản xuất trong năm. Do đó nhu cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, từ 8.000-8.500 tỉ đồng, dẫn đến áp lực trả nợ ngân hàng cũng lớn. - Do đặc thù kinh doanh, thời gian thanh toán tiền hàng xuất khẩu rất chậm, khiến doanh nghiệp phải chịu lãi kéo dài, chậm được hoàn thuế giá trị gia tăng nên mất đi cơ hội quay vòng nguồn vốn. Vấn đề nội tại của ngành: - Giữa năm 2008, các doanh nghiệp nhập khẩu điều của Mỹ đã tuyên bố kiện các doanh nghiệp Việt Nam vì thất tín trong việc giao hàng. Trong văn bản của Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Mỹ (AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo tên doanh nghiệp Việt Nam chậm giao hàng làm các doanh nghiệp Mỹ gặp rắc rối. Hợp đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên cao, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao. Sau đó giá nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả nợ. - Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để… dán hạt điều vỡ. Lô hàng bị nhà nhập khẩu từ chối nhận, hàng bỏ tại cảng nước ngoài, mất mát, hao hụt… Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy tín chưa đo đếm được, nhưng nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác sẽ giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các nhà cung cấp uy tín hơn. - Người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh trồng điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định… nông dân đã chặt bỏ cây điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là ở Bình Phước, hàng trăm héc ta điều đã bị phá bỏ. - Trong khi đó, ngành điều rất khó có thể bù đắp nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều thô, vì phải chịu lãi suất ngân hàng và tính bấp bênh của giá cả thị trường. Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ giai đoạn 2006-2008 và dự báo 2009. Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO) dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ năm nay sẽ giảm khoảng 6,61% so với năm 2008. Cụ thể kim ngạch sẽ đạt khoảng 233 triệu đô la Mỹ (giảm 16,5 triệu đô la) vì những lý do sau đây: - Kinh tế Mỹ suy thoái dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm. - Giá hàng hóa thế giới nói chung giảm, trong đó có mặt hàng này. Chương I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY TNSX-TM THANH MAI 1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành công ty TNSX-TM Thanh Mai: 1.1.1. Lịch sử hình thành công ty TNSX-TM Thanh Mai: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hạt điều Thanh Mai chính thức đi vào hoạt động theo luật từ ngày 4/12/2006. Đứng đầu doanh nghiệp là ông giám đốc: Mai Văn Thức. Tên giao dịch của doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI THANH MAI. Tên tiếng Anh: PRIVATE ENTEPRISE PRODUCE AND TRADE Ngành nghề chính: Thu mua, chế biến nông sản xuất khẩu, kinh doanh hạt điều thô, đóng gói xuất khẩu nhân hạt điều. Địa chỉ: Tổ 17, Ấp Bắc II, xã Hòa Long TXBR – Tỉnh BRVT Điện thoại: 064.3821633. 1.1.2. Quá trình phát triển: Từ những ngày đầu thành lập Doanh nghiệp Thanh Mai chỉ có khoảng 100 công nhân, nguồn vốn thiếu hụt, cơ sở vật chất – kỹ thuật đơn giản, kinh nghiệm sản xuất ít ỏi và kết quả thu nhập bình quân của người lao động rất thấp. Sau 2 năm, số lượng công nhân tăng lên đáng kể, nhà xưởng được mở rộng, dây chuyền sản xuất tiên tiến, văn phòng làm việc khang trang, hệ thống bộ máy tổ chức khá phù hợp, có nhà ở cho công nhân và nâng cao thu nhập cho công nhân. Chính vì vậy mà công nhân có lòng tin với doanh nghiệp, an tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp đẩy mạnh tổng doanh thu. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp: 1.2.1. Sơ đồ tổ chức: Để quản lý sản xuất và điều hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức bộ máy quản lý tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, đặc điểm điều kiện sản xuất cụ thể mà doanh nghiệp lập ra các bộ phận quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ tổ chức quản lý : Giám đốc ( chủ doanh nghiệp) Phòng dân sự Phòng kế toán Phòng sản xuất Xưởng phân loại nhân Xưởng bóc vỏ lụa Xưởng đóng gói Xưởng phân loại thô Xưởng hấp,tách nhân, sấy 1.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận: Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền và nhiệm vụ với vai trò là người đúng đầu doanh nghiệp. Giám đốc giám sát, chỉ huy gián tiếp thông qua các trưởng phòng ban của doanh nghiệp. Phòng kế toán: Có trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tài chính, theo dõi việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tổ chức ghi chép sổ sách kế toán, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. theo dõi tình hình thanh toán công, nợ, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ theo quy định của nhà nước và quyết định của Giám đốc doanh nghiệp. Phòng dân sự: nghiên cứu thị trường, tiếp cận thăm dò thị trường, tìm đối tác quảng cáo dịch vụ, tiếp xúc giao dịch với khách hàng, chuẩn bị các thủ tục cần thiết, giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế. Đồng thời thực hiện việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho phù hợp với điều kiện để đạt được kết quả, tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc. Phòng sản xuất: Bao gồm các tổ trưởng của các phân xưởng, họ chịu trách nhiệm về sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp đưa ra. Các phân xưởng có nhiệm vụ sau: Xưởng phân loại thô: khi nguyên liệu được lấy về sẽ phân loại thô theo kích cỡ của hạt từ lớn đến nhỏ. Xưởng hấp: Sau khi phân loại hạt điều được chuyển sang công đoạn hấp bằng hơi nước để hạt được chín. Xưởng tách nhân: Hạt điều chín được để nguội và tách nhân bằng thủ công để lấy sản phẩm nhân điều ra. Xưởng sấy: Sau khi tách vỏ, nhân được mang vào lò sấy và sấy với nhiệt độ thích hợp cho vỏ lụa khô để khi bóc vỏ lụa được dễ dàng hơn. Xưởng bóc vỏ lụa: sau khi sấy khô nhân điều được làm sạch vỏ lụa bằng máy và thủ công. Xưởng phân loại nhân: Sau khi được tách vỏ lụa ra, các công nhân phải phân loại sản phẩm theo quy đinh của doanh nghiệp. Xưởng đóng gói: đây là công đoạn cuối cùng, nhân điều được đóng gói và được đem xuất khẩu hay chuyển qua các công ty chế biến bánh kẹo... 1.3. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: 1.3.1. Thuận lợi: Về vị trí: Doanh nghiệp Thanh Mai nằm ở Thị xã Bà Rịa, đây là nơi có nhiều nông dân trồng điều, nên nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, do đây là vùng đất đỏ nên cây điều rất phát triển và hạt sẽ chắc và giàu dinh dưỡng. Ngoài ra nguồn nhân công rất dồi dào, chịu khó, nhiệt tình và hăng say trong công việc, đồng thời doanh nghiệp cũng trang bị đầy đủ lực lượng nhân viên có trình độ chuyên môn. Ngoài ra doanh nghiệp còn được sự giúp đỡ của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các ban ngành có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp phát triển. 1.3.2. Khó khăn: Đơn vị nhỏ, ít vốn nên không đủ cạnh tranh với các công ty khác. Doanh nghiệp chỉ mới thành lập được hơn 2 năm nên quá trình thực hiện, khai thác nguồn nguyên liệu chỉ với số lượng đáng kể. Lĩnh vực hoạt động đang còn ít. Quy mô kinh doanh chỉ vừa và nhỏ. Sự biến đổi của cơ chế thị trường trong 2 năm gần đây đã tác động không nhỏ đến Doanh nghiệp. 1.4. Chiến lược phát triển trong thời gian tới của Doanh nghiệp: Doanh nghiệp luôn nghiên cứu về sự đa dạng vượt trội của sản phẩm nhân hạt điều, bao bì, nhãn hiệu, mẫu mã…được căn cứ dụa trên tính cổ điển truyền thống của dân tộc ta kết hợp hài hòa với phong cách hiện đại để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường Quốc tế. Sản phẩm Nhân hạt điều Việt Nam của doanh nghiệp có giá trị sử dụng rất cao, được mọi người tiêu dùng ở trong nước cũng như trên khắp thế giới ưa chuộng. Doanh nghiệp đã sử dụng gần như 100 % nguyên phụ liệu trong nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương, nhất là lao động nữ. Doanh nghiệp không ngừng sáng tạo và đổi mới công nghệ sản xuất, thay thế máy móc thiết bị nhập khẩu bằng máy móc thiết bị trong nước. Mục tiêu của Công ty là tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia đóng góp vào các hoạt động công ích, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa… góp phần xây dựng sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà. Ngoài ra, Doanh nghiệp đang hướng tới việc đầu tư nguồn vốn, phân bón cũng như các loại giống cây điều ghép, cây điều có năng suất cao cho bà con nông dân trồng. Để thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, Doanh nghiệp dự định ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với bà con nông dân và ứng trước nguồn vốn đầu tư để bà con nông dân yên tâm trồng điều. Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU Công ty TNSX-TM THANH MAI sản xuất hạt điều theo dây chuyền: Mua nguyên liệu tươi  Phơi khô  Nhập kho  Phân cỡ hạt (loại thô)  Hấp hơi nước  Tách nhân  Kiểm tra chất lượng sau khi tách  Sấy  Bóc vỏ lụa bằng máy  Bóc vỏ lụa thu hồi nhân chín bằng gia công  Kiểm tra chất lượng sau khi bóc  Sàng thủ công  Phân loại nhân  Kiểm tra sau khi phân loại  Sàng bằng máy kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho  Xông trùng  Đóng gói  Nhập kho  Xuất khẩu 2.1. Nguyên liệu tươi mua vào: Khi mua nguyên liệu tươi cần chú ý đến một vài tiêu chuẩn sau: 2.1.1. Màu sắc: Hạt điều khi nhập về phải đạt yêu cầu: màu xanh lá cây (xanh tự nhiên) hoặc màu trắng. 2.1.2. Số cỡ hạt/kg: - Loại lớn: từ 150÷180 hạt. - Loại trung bình: từ 180÷ 210 hạt. - Không đạt yêu cầu: lớn hơn 240 hạt. 2.1.3. Tỉ lệ khiếm khuyết: - Loại I: từ 10÷20%. - Loại II: từ 20÷30%. - Loại III: từ 30÷40%. - Không đạt yêu cầu: >40%. 2.1.4. Tỷ lệ hạt phế hư: - Loại I: 3÷5%. - Loại II: 5÷10%. - Loại III: 10÷15%. 2.2. Nguyên liệu khô nhập kho: Yêu cầu sản phẩm trong công đoạn này: 2.2.1. Điều sau khi phơi phải đạt tiêu chuẩn màu cánh dán hoặc trắng xám. 2.2.2. Số lượng hạt/kg: - Loại lớn: 160÷190 hạt. - Loại trung bình: 190÷220 hạt. - Loại nhỏ: 220÷250 hạt. - Không đạt :250 hạt trở lên. 2.2.3. Tỉ lệ không hoàn toàn (khiếm khuyết): - Loại I: từ 10÷20%. - Loại II: 20÷30%. - Loại III: 30÷40% . - Không đạt yêu cầu: >40%. 2.2.4. Tỉ lệ phế hư: - Loại I: từ 3÷5%. - Loại II: từ 5÷10%. - Loại III: từ 10÷15%. - Không đạt yêu cầu: >15%. 2.3. Quá trình phân loại thô: (phân cỡ hạt) Hạt điều thô sau khi phơi khô sẽ được chuyển qua công đoạn phân loại, ở khâu này hạt điều được phân ra làm 4 loại A, B, C, D theo kích thước từ lớn đến nhỏ bằng một loại máy phân cỡ. - Loại A: 418÷450 (hạt lớn). 450÷480 (hạt nhỏ). Loại B: 480÷504 (lớn loại 1). 504÷536 (lớn loại 2). 536÷580 (loại nhỏ). Loại C: 580÷600 (lớn loại 1). 600÷636 (lớn loại 2). 636÷686 (loại nhỏ). - Loại D: Còn lại. 2.3.1. Cấu tạo máy: Hệ thống phân cỡ A, B, C, D. Hệ thống gầu tải múc hạt điều lên. Lồng sàng 8 cạnh được chia làm 4 phần với kích thước lỗ khác nhau. 4 họng đựng điều ra. Mô tơ kéo gầu tải. Mô tơ kéo lống sàng. Dàn đập. Công tắc điện. Hình 3: Cấu tạo máy phân cỡ hạt. 2.3.2. Nguyên lý hoạt động của máy: Hạt điều được đưa vào máy bằng hệ thống gầu tải → mô tơ kéo gầu tải đưa hạt điều lên lồng sàng → hệ thống lồng sàng và dàn đập quay ngược chiều nhau đẩy hạt điều xuống theo từng vị trí lỗ trên mặt lồng sàng từ nhỏ đến lớn → tại vị trí đầu tiên hạt điều thuộc cỡ D sẽ lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng D → các hạt lớn hơn sẽ đi qua → tại lỗ sàng thứ hai hạt điều thuộc cỡ C sẽ lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng C → các hạt lớn hơn tiếp tục đi qua → tại lỗ sàng thứ 3 hạt điều thuộc cỡ B sẽ lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng B → còn lại là hạt cỡ A to nhất cũng đi qua, tiếp tục lọt qua lỗ sàng và chạy xuống họng A. 2.3.3. Những sự cố có thể xảy ra: Trong quá trình phân cỡ hạt điều nếu một bộ phận nào đó của máy bị hỏng thì mọi hoạt động của máy coi như bị ngưng trệ. VD: nếu mô tơ kéo gầu tải bị dãn hoặc bị đứt dây curoa thì hệ thống gầu tải sẽ không hoạt động được, hạt điều sẽ không được đưa lên làm cho cả hệ thống phải ngừng hoạt động. 2.3.4. Các giải pháp phòng ngừa sự cố: - Vệ sinh máy móc định kỳ. - Trước và sau khi làm việc phải kiểm tra máy một cách kĩ lưỡng. - Tu sửa máy móc thường xuyên. 2.4. Quá tình hấp hơi: Hạt điều sau khi phân cỡ được chuyển qua công đoạn hấp bằng máy hấp hơi. Những hạt có kích cỡ khác nhau sẽ được hấp trong khoảng thời gian khác nhau (hạt loại A, B, C thời gian hấp là 20 phút, hạt loại D là 18 phút) và cứ 8 đến 9 lần hấp thì phải thay nước một lần. Mỗi mẻ hấp được khoảng 550kg điều. Hạt điều sau khi hấp được trải mỏng để nguội ít nhất từ 12÷24h. 2.4.1. Cấu tạo lò hấp: Hình 4: Lò hấp hơi. 2.4.1.1. Cấu tạo ngoài: ống dẫn khói. nhiệt kế đo độ. van dẫn nước. ống xả nước. quạt gió. cửa lò. 2.4.1.2. Cấu tạo trong: Chảo nước. Khay chứa hạt điều. 2.4.2. Nguyên lý làm việc của lò hấp hơi: Quạt gió thổi cho lửa cháy → đun nước sôi cho đến khi nhiệt kế đo độ báo đến 100oC → cho hạt điều vào khay → cho vào lò và đóng cửa lò → tiếp tục quạt cho lửa cháy đều, giữ nhiệt độ để hơi nước liên tục được bốc lên lò (nếu lượng nước trong chảo quá đầy hoặc lượng hơi nước ngưng tụ quá nhiều thì nước sẽ tự động xả ra ngoài qua ống xả) → khí thải sẽ thoát ra ngoài qua hệ thống ống khói → hạt điều được hấp khoảng 19 đến 20 phút → sau đó mở cửa lò cho hạt điều ra. 2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều trong quá trình hấp: - Nhiệt độ không đều làm cho hạt điều chín không đều. - Thời gian hấp: Nếu hấp với thời gian quá lâu hạt điều sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu tím. Nếu hấp không đủ thòi gian thì hạt điều sẽ không chín gây khó khăn cho công đoạn tách nhân. Độ khô của nguyên liệu trước khi đưa vào hấp không đạt tiêu chuẩn. 2.4.4. Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt điều sau khi hấp: - Hạt phồng to khô ráo. - Độ dẻo của hạt không được quá lớn. - Khi chuyển qua công đoạn tách phải dễ cắt tách. 2.4.5. Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hấp: - Nhiệt kế đo độ bị hỏng → không xác định được nhiệt độ trong lò để điều chỉnh cho hợp lý → không xác định được thời gian cho hạt điều vào và lấy hạt điều ra → ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm → ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất. - Không tiếp nước vào thường xuyên → nước trong lò bi cạn hết → cháy lò → gây tai nạn → thiệt hại đến kinh tế. -Hầm lò lâu ngày không vệ sinh → bụi bẩn nhiều làm tắc hầm → hơi không bốc lên lò được. 2.4.6. Giải pháp phòng ngừa sự cố: - Kiểm tra máy móc, thiết bị trước mỗi ca làm việc. - Vệ sinh máy móc thường xuyên. - Thông lò hơi theo định kỳ một lần/tuần. 2.5. Quá trình tách nhân: - Tách nhân là công đoạn tiếp theo sau khi hạ nhiệt độ từ công đoạn hấp hơi. - Các thao tác ở công đoạn này là mỗi công nhân sử dụng một thiết bị cắt tách hạt điều, thiết bị này dược hoạt động bằng thủ công, tách vỏ ra để thu hồi nhân. - Hạt điều sau khi tách sẽ tạo ra 2 loại sản phẩm: nhân nguyên và nhân bể. Tuy sử dụng máy móc nhưng bản chất của công việc này gần giống như phương pháp thủ công vì cấu tạo của máy còn rất đơn giản và thô sơ. Vì vậy công đoạn này cần tay nghề và sức lực của công nhân là chính. Hình 5: hình ảnh công nhân đang tách nhân. 2.5.1. Cấu tạo máy tách nhân: Hình 6: máy tách nhân. Bàn đạp. Đũa tách. Đũa đập. Lò xo. Dao cắt. 2.5.2. Cơ chế hoạt động của máy tách nhân: Hạt điều được đặt nằm ngang theo chiều của lưỡi dao cắt → khởi động bàn đạp bên đũa đập → đẩy đũa đập đi lên → đũa đập gây tác động vào hai luỡi dao tạo nên một lực làm hai lưỡi dao khít lại tách đôi vỏ hạt điều ra → tiếp tục khởi động bàn đạp bên đũa tách → đẩy đũa tách đi lên → đũa tách gây tác động vào hai lưỡi dao tạo nên một lực đẩy hai lưỡi dao ra → bỏ vỏ và thu hồi nhân. 2.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt điều sau khi tách nhân: - Yếu tố con người. - Chất lượng sản phẩm của quá trình hấp có đạt tiêu chuẩn hay không. - Chất lượng máy móc. 2.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm: 2.5.4.1. Dựa vào số lượng nhân nguyên và nhân bể thu hồi được. 2.5.4.2. Định mức : - Tỉ lệ bể: Tốt: 30%. Loại II: 27÷30%. Loại III: 90%. Loại 2: 87÷90%. Loại 3: 450 hạt. -Loại SW3: Hình 23: Nhân điều loại SW3 Tên thương mại: nhân nguyên vàng. Đặc trưng: màu vàng đậm. - Loại SW3ND: Hình 24: Nhân điều loại SW3ND Tên thương mại: nhân nguyên vàng. Đặc trưng: giống như cấp SW3 nhưng nhìn bóng ướt hơn. 2.9.1.3. Nhân nguyên nám: - Loại LBW240: Hình 25:Nhân điều loại LBW240 Tên thương mại: nhân nguyên nám (nền trắng). Đặc trưng: giống như nhân nguyên trắng.nhưng nhân điều có một ít vết nám lợt. Số hạt/1LB: 220÷240 hạt. -Loại LBW320: Hình 26: Nhân điều loại LBW320 Tên thương mại: nhân nguyên nám (nền trắng). Đặc trưng: giống như loại LBW240. Số hạt/1LB: 300÷320 hạt. -Loại DW: Hình 27: Nhân điều loại DW Tên thương mại: nhân nguyên nám. Đặc trưng: giống như loại LBW450 nhưng hạt có màu nám đậm hơn và có lốm đốm nâu. Số hạt/1LB: ≥450 hạt. -Loại DW2: Hình 28: Nhân điều loại DW2 Tên thương mại: nhân nguyên nám đậm Đặc trưng: giống như loại DW nhưng nám đậm hơn. -Loại DW3: Hình 29: Nhân điều loại DW3 Tên thương mại: nhân nguyên nám đậm. Đặc trưng: giống như loại DW2 nhưng nám đậm hơn. -Loại DWT1: Hình 30: Nhân điều loại DWT1 Tên thương mại: nhân nguyên nám tím. Đặc trưng: giống như loại DW2 nhưng có thêm màu tím. -Loại DWT2: Hình 31: Nhân điều loại DWT2 Tên thương mại: nhân nguyên nám tím. Đặc trưng:như đối với DW3 nhưng có thêm màu tím. -Loại DW: Hình 32: Nhân điều loại DW Tên thương mại: nhân nguyên màu trắng vàng nám. Đặc trưng: nhân nguyên gồmcác màu: cấp trắng, cấp SW, cấp LBW20, cấp DW. Số hạt/1LB: 70%. -Loại SK1: Hình 44: Nhân điều loại SK1 Tên thương mại: nhân nguyên sâu. Màu: vàng trắng nám. Đặc trưng: như đối với cấp SL. Thu hồi phần không sâu từ 50%÷70%. -Loại SK2: Hình 45: Nhân điều loại SK2 Tên thương mại: nhân nguyên sâu. Màu: trắng vàng nám. Đặc trưng: như đối với cấp SK. Thu hồi nhân không sâu từ 30%÷50%. -Loại SK3: Hình 46: Nhân điều loại SK3 Tên thương mại: nhân nguyên sâu. Màu: vàng nám đậm. Đặc trưng: như đối với cấp Sk1 nhưng màu sắc đậm hơn. 2.9.4. Nhân phế vàng: Hình 47: Nhân điều loại phế vàng Tên thương mại: nhân phế vàng. Đặc trưng: như tất cả các cấp khác. Nhưng nhạt có màu nám đen đậm. Loại hàng này không thể xuất khẩu được. 2.10. Quá trình sàng bằng máy: Sau khi phân loại, nhân điều được chuyển qua công đoạn sàng bằng máy với mục đích loại bỏ các tạp chất ra khỏi sản phẩm. 2.10.1. Cấu tạo máy sàng: Hình 48: máy sàng Hệ thống hút bụi. Bàn sàng. Hệ thống rung. Công tắc điện. 2.10.2. Nguyên lý hoạt động của máy sàng: Hạt điều được đưa lên bàn sàng → nhờ hệ thống rung và hệ thống hút bụi máy sàng hoạt động loại bỏ các tạp chất → thu lại sản phẩm nhân điều sạch. Hình 49: Nguyên lý làm việc của máy sàng 2.10.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nhân điều trong quá trình sàng: - Cấu tạo thiết bị sàng. - Chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sàng. 2.10.4. Các sự cố có thể xảy ra trong công đoạn sàng nhân điều: - Hệ thống hút bụi bị tắc nghẽn → lượng bụi đi qua hệ thống hút bụi không lưu thông được làm cho lượng nhân điều ở phía sau không loại bỏ được tạp chất. - Mất điện → cả quá trình không diễn ra được → sản xuất bị ngưng trệ 2.10.5. Biện pháp phòng ngừa sự cố: - Vệ sinh công nghiệp. - Kiểm tra máy móc trước khi đi vào hoạt động. - Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm bảo việc sản xuất được diễn ra liên tục. - Cải tiến trang thiết bị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. 2.11. Đóng thùng: Sau khi loại bỏ tạp chất ở công đoạn sàng thì nhân điều được chuyển qua công đoạn đóng thùng. Ở công đoạn này nhân điều được xông trùng sử dụng khí Nitơ để bảo quản được lâu hơn (6m3 chai/24 tấn nhân ).Đây là công đoạn hoàn thiện sản phẩm 2.11.1.cấu tạo máy đóng thùng (máy hút chân không): Hình 50: máy đóng thùng .công tắc điện .máy dán .máy hút .máy đo áp .Hệ thống cung cấp oxi 2.11.2.Nguyên lý hoạt động của máy đóng thùng: Hạt điều được cho vào bao li lông và chuyển qua máy đóng thùng → bật công tắc điện máy bắt đầu đi vào hoạt động → hộp đóng lại máy hút tự động hút các hạt bụi và không khí ẩm trong nhân điều → khi máy dán keo xong sẽ cung cấp oxi tự động và chuyển không khí tới để máy dán tự nhả ra → lấy sản phẩm đã đóng thùng ra. 2.11.3.Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân điều trong quá trình đóng thùng: - Cấu tạo thiết bị máy móc. - Chất lượng sản phẩm ở các công đoạn trước. 2.11.4. Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình đóng thùng: - Mất điện. - Máy móc bị hỏng. - Sử dụng thuốc xông trùng không đúng quy định. 2.11.5. Phương pháp phòng ngừa sự cố: - Vệ sinh máy móc thiết bị trứơc và sau khi đi vào sản xuất. - Không ngừng nâng cao và cải tiến kĩ thuật. - Công nhân khi sử dụng thuốc xông trùng phải thật cẩn thận, sử dụng thuốc đúng quy định, đúng liều lượng. Chương III: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1. Kết luận: Hiện nay, ngành điều Việt Nam  đang phải đối mặt với những khó khăn. Trước hết là về mặt công nghệ. Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm nay. Các quy trình sản xuất của doanh nghiệp Thanh Mai cũng như các doanh nghiệp khác chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Một số khâu cơ bản như bóc tách hạt,phân loại hạt…là các khâu có thể cơ giới hoá, nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện được, vẫn phải dùng đến lao động thủ công. Với việc quá phụ thuộc vào lao động thủ công, nên nguồn lực lao động đang rơi vào tình trạng tiếu hụt nghiêm trọng.Ngoài khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều. Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập đôi khi còn thiếu hụt nguyên liệu. Các doanh nghiệp còn xảy ra hiện tượng mua tranh bán chấp, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm. Hạn chế trong xúc tiến thương mại, nên thị trường không được mở rộng. 3.2.Định hướng phát triển: Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là: - Phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ, thiết bị để giảm lượng lao động thủ công. -Nên chú trọng và kiểm soát tốt hơn nữa về cung cầu,tổ chức hệ thống thu mua, chế biến điều có hiệu quả hơn. - Đặc biệt doanh nghiệp phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đến tiêu chuẩn và hệ thống chất lượng trong sản xuất và chế biến điều. -Xây dựng thương hiệu và quảng bá tiếp thị để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong tương lai. - Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường, tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng sản phẩm. -Cần phải tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, quan tâm đến thị trường nội địa, một thị trường khá nhiều tiềm năng. -Phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiều quy trình san xuất hạt điều.doc