Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên . Riêng đối với bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, họ có nhiều nghĩa vụ phải thực hiện trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật. Bài viết này xin phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản cảu bên bán trong hợp đòng mua bán hàng hóa.
Nghĩa vụ của bên bán trong hợp dồng mua bán hàng hóa.
2. Quyền của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong hợp đồng mua bán, bên bán cũng như bên mua có quyền tự do kí kết hợp đồng và thỏa thuận về các vấn đề của hợp đồng như: số lượng, chất lượng hàng hóa; thời gian, địa điểm giao hàng; các quyền và nghĩa vụ
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6604 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên . Riêng đối với bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, họ có nhiều nghĩa vụ phải thực hiện trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật. Bài viết này xin phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản cảu bên bán trong hợp đòng mua bán hàng hóa.
Nghĩa vụ của bên bán trong hợp dồng mua bán hàng hóa.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán hàng hóa có khá nhiều nghĩa vụ phải thực hiện so với bên mua. Các nghĩa vụ này được quy định trong mục 2 chương II của Luật thương mại 2005. Cụ thể, bên bán phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:
_ Nghĩa vụ giao hàng hóa và chứng từ: Theo điều 34 Luật thương mại, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Việc giao chứng từ phải được thục hiện cụ thể theo các quy định ở điều 42 Luật thương mại: bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận, bên bán phải giao chứng từ trong địa điểm và thời gian hợp lý.
_ Nghĩa vụ về địa điể, thời gian giao hàng: Theo điều 35 Luật thương mại, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm trong hợp đồng. Nếu trong trường hợp không có địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định theo khoản 2 điều này như sau:
a)Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
b)Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c)Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Về thời gian giao hàng, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng; trong trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
_ Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng: bên bán có nghĩa vụ phải đảm bảo cho bên mua có điều kiện kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Ngoài ra, bên bán phải chịu trách nhiệm về các khiếm khuyết của hàng hoá nếu bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra hàng hoá nhưng không thể phát hiện được các khiếm khuyết này trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
_ Đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa: Bên bán phải đảm bảo 3 điều kiện là quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; hàng hóa đó phải hợp pháp và việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp. Về vấn đề sở hữu bản quyền, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm sở hữu bản quyền.
_ Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa: Bên bán có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận, phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép và phỉa chịu các chi phí trong quá trình bảo hành, trừ khi có các thỏa thuận khác.
2. Quyền của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong hợp đồng mua bán, bên bán cũng như bên mua có quyền tự do kí kết hợp đồng và thỏa thuận về các vấn đề của hợp đồng như: số lượng, chất lượng hàng hóa; thời gian, địa điểm giao hàng; các quyền và nghĩa vụ…
Quyền của bên bán chủ yếu xoay quanh quyền được bên mua thanh toán: Bên bán có quyền nhận được thanh toán từ bên mua thoe đúng những nội dung mà hai bên đã thỏa thuận trước như phương thức thanh toán, địa điểm, thời hạn thanh toán… Đối với trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua thì bên mua vẫn phỉa thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Nếu bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí khác thì bên bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình Luật thương mại tập II, Nhà xuất bản CAND,hà Nội-2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập thương mại- Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá.doc