Tìm hiểu sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX – XX trưng bày tại bảo tàng Hà Nội
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
điều tra khảo sát cụ thể là khảo tả, chụp ảnh, thống kê, phân loại theo loại
hình và theo thời gian lịch sử.
- Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp phân loại miêu tả
trong việc xác định từng loại hình dáng, hoa văn trang trí, bố cục, đường nét,
kĩ thuật chế tạo của sưu tập.
- Bên cạnh đó cũng thực hiện việc sưu tầm, khảo cứu sách, báo, tạp chí
có liên quan đến đề tài và phòng trưng bày của Bảo tàng.
- Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để xem xét, đánh giá các tài liệu trong mối tương quan.
8 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX – XX trưng bày tại bảo tàng Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HOÁ
*********
VŨ VĂN TRỌNG
TÌM HIỂU SƯU TẬP HIỆN VẬT GỖ THẾ KỈ
XIX – XX TRƯNG BÀY TẠI
BẢO TÀNG HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320205
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN SỸ TOẢN
HÀ NỘI – 2012
2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 0
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG HÀ NỘI VÀ NỘI DUNG
XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT GỖ THẾ KỈ XIX-XX TRƯNG BÀY
TẠI BẢO TÀNG ............................................................................................. 7
1.1. Khái quát về Bảo tàng Hà Nội ............................................................ 7
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Hà Nội 7
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Hà Nội..9
1.2. Nội dung xây dựng sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX tại Bảo tàng
Hà Nội ......................................................................................................... 11
1.2.1. Những nguyên tắc trong xây dựng sưu tập................11
1.2.2. Các bước tiến hành xây dựng sưu tập....12
1.2.2.1. Xác định tên sưu tập ................................................................ 13
1.2.2.2. Tiến hành sơ chọn các hiện vật có thuộc tính chung đã được
xác định bởi tên sưu tập ........................................................................ 13
1.2.2.3. Hoàn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập ..................... 15
1.2.2.4. Tiến hành nghiên cứu để thẩm định và bổ sung thông tin nhằm
làm phong phú cho nội dung từng hiện vật chất liệu gỗ ....................... 15
1.2.2.5. Lập hồ sơ cho sưu tập .............................................................. 16
1.2.3. Nội dung trưng bày sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX tại Bảo tàng
Hà Nộ17
1.2.4. Vị trí của sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX đối với hoạt động của
Bảo tàng Hà Nội..18
1.2.4.1. Đối với hoạt động sưu tầm hiện vật ......................................... 18
1.2.4.2. Đối với hoạt động kiểm kê, bảo quản ...................................... 19
1.2.4.3. Đối với hoạt động trưng bày của bảo tàng .............................. 19
1.2.4.4. Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục và nghiên cứu khoa
học của bảo tàng ................................................................................... 19
1.2.4.5. Đối với hoạt động chung của Bảo tàng Hà Nội ....................... 20
3CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA SƯU TẬP HIỆN VẬT GỖ THẾ KỈ
XIX-XX TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI...................................22
2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nghề chạm khắc gỗ ở
Việt Nam ..................................................................................................... 22
2.2. Giới thiệu đặc trưng của sưu tập hiện vật gỗ thễ kỉ XIX-XX trưng
bày tại Bảo tàng Hà Nội ............................................................................ 30
2.2.1. Đặc trưng về số lượng.30
2.2.2. Đặc trưng về loại hình31
2.2.2.1. Đồ thờ cúng .............................................................................. 32
2.2.2.2. Đồ trang trí ............................................................................... 38
2.2.2.3. Đồ dùng sinh hoạt .................................................................... 42
2.2.2.4. Tượng rối nước (Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội) .............. 45
2.2.3. Đặc trưng về đề tài51
2.3. Giá trị của sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo
tàng Hà Nội ................................................................................................. 62
2.3.1. Giá trị nghệ thuật...63
2.3.2. Giá trị kĩ thuật ....68
2.3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa..74
2.3.4. Giá trị kinh tế.78
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP
HIỆN VẬT GỖ THẾ KỈ XIX-XX TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG HÀ
NỘI ................................................................................................................. 80
3.1. Thực trạng vấn đề bảo quản sưu tập hiện vật gỗ thễ kỉ XIX-XX
trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội .................................................................. 80
3.1.1. Một số giải pháp nhằm bảo tồn sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX
trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội80
3.1.1.1. Công tác bảo quản tại kho ....................................................... 81
3.1.1.2. Công tác bảo quản tại phòng trưng bày ................................... 83
3.1.2. Một số tồn tại trong công tác bảo quản sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ
XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội85
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ
XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội ................................................ ..87
3.2.1. Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập87
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức trưng bày88
3.2.3. In ấn, xuất bản, giới thiệu quảng bá sưu tập.89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi thế hệ khi trải qua các giai đoạn lịch sử thì đều để lại dấu ấn về
lịch sử, văn hóa với những đặc điểm riêng trên cơ sở kế thừa những truyền
thống văn hóa vốn có của dân tộc từ thế hệ trước để lại kết hợp với tinh hoa
văn hóa của nhân loại.
Do vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu về văn hóa dân tộc là điều rất cần
thiết bởi vì nghiên cứu văn hóa không những hiểu được lịch sử văn hóa Việt
Nam trong từng giai đoạn mà còn góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Việt
Nam nói chung.
Trong kho tàng di sản văn hóa triều Nguyễn, đồ gỗ cũng là một trong
những đối tượng quan trọng cần phải nghiên cứu. Bởi vì đồ gỗ chứa đựng rất
nhiều thông tin quý giá phản ánh quan niệm thẩm mĩ, trình độ kĩ thuật, ý
tưởng và những ước mơ, khát vọng của người xưa. Điều này được thể hiện
qua đề tài và hoa văn trang trí, bố cục trang trí, qua kĩ thuật sơn, khảm, trạm
trên các sản phẩm.
Điều đáng nói ở đây là từ những thớ gỗ tự nhiên qua bàn tay khéo léo
của người nghệ nhân đã trở thành những sản phẩm quý giá, những tác phẩm
nghệ thuật tiêu biểu cho truyền thống văn hóa dân tộc. Đặc biệt là việc tiếp
thu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây theo cách tạo những đồ gỗ có kiểu
dáng hình lục giác, hình bát giác, vật trang trí hình lá nhoVà cùng với việc
kế thừa kiểu trang trí thành dải và đối xứng như thời kì trước các nghệ nhân
triều Nguyễn đã tạo ra nét đặc trưng cho thời đại mình là kiểu trang trí “Ô
hộc”. Vì thế, khi nghiên cứu đồ gỗ thế kỉ XIX-XX giúp cho việc tìm hiểu tính
kế thừa và sáng tạo của người dân Việt Nam nói chung cũng như những nét
văn hóa nghệ thuật triều Nguyễn nói riêng.
Khi bàn về đồ gỗ Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở
nhiều phương diện khác nhau. Song để nghiên cứu đặc điểm đồ gỗ Việt Nam
6
qua các thời kì thì dường như còn quá ít ỏi. Hiện nay vấn đề giám định cho đồ
gỗ Việt Nam được nhiều nhà giám định trong và ngoài nước quan tâm. Do
vậy, việc tìm hiểu “Sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng
Hà Nội” giúp ta thấy được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng đầy tinh tế của
nghệ thuật Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay khi cánh cửa giao lưu hội nhập đang rộng mở
với thế giới bên ngoài thì chúng ta càng phải quan tâm đến việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc hơn bao giờ hết. Như vậy, việc nghiên cứu đặc điểm của
“Sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội” có ý
nghĩa khoa học và mang tính cấp thiết.
Chính vì những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu sưu tập
hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm của sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng
bày tại Bảo tàng Hà Nội thông qua việc khảo tả, phân loại từng hiện vật nhằm
tìm ra mẫu số chung cho việc giám định các hiện vật khác nhau chưa rõ niên
đại.
- Tìm hiểu giá trị của sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại
Bảo tàng Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến, đề xuất góp phần bảo tồn
và phát huy hơn nữa giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của bộ sưu tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX
trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu là tập trung nghiên cứu đặc trưng của sưu tập
hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.
7
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
điều tra khảo sát cụ thể là khảo tả, chụp ảnh, thống kê, phân loại theo loại
hình và theo thời gian lịch sử.
- Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp phân loại miêu tả
trong việc xác định từng loại hình dáng, hoa văn trang trí, bố cục, đường nét,
kĩ thuật chế tạo của sưu tập.
- Bên cạnh đó cũng thực hiện việc sưu tầm, khảo cứu sách, báo, tạp chí
có liên quan đến đề tài và phòng trưng bày của Bảo tàng.
- Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để xem xét, đánh giá các tài liệu trong mối tương quan.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Khóa luận được kết cấu
thành ba chương:
+ Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Hà Nội và nội dung xây dựng sưu
tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng
+ Chương 2: Đặc trưng của sưu tập hiện vật gỗ thế kỉ XIX-XX trưng
bày tại Bảo tàng Hà Nội
+ Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của sưu tập hiện vật gỗ
thế kỉ XIX-XX trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Văn hóa
thông tin, Hà Nội,
2. Đào Thị Thúy Anh (1998), Tư tưởng thẩm mĩ trong điêu khắc đình
làng thế kỉ XVII, Văn hóa nghệ thuật (số 5),
3. Trương Duy Bích (2005), Nghề thủ công mĩ nghệ Việt Nam: sự đa
dạng và chậm biến đổi, Văn hóa dân gian (số 6),
4. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb. Văn
hóa dân tộc, Hà Nội,
5. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của
người Việt, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
6. Thiều Chửu (2005), Hán - Việt tự điển, Nxb.Đà Nẵng,
7. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội,
8. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mĩ thuật Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội,
9. Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở bảo tàng học, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, Hà Nội,
10. Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo
tàng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
11. Vũ Tam Lang (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb. Xây dựng, Hà
Nội,
12. Nguyễn Tôn Nhan (2002), Từ điển Hán - Việt văn ngôn dẫn chứng,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,
13. Hà Văn Tấn (1993), Đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
14. Trần Ngọc Thêm (2005), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb.
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
15. Nguyễn Hữu Thông (1992), Mĩ thuật triều Nguyễn trên đất Huế,
Nxb. Hội nhà văn,
96
16. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà
Nội,
17. Bùi Tiến (1991), Vài nét về chạm khắc cổ truyền Việt, Văn hóa dân
gian,
18. Chu Quang Trứ (1997), Những vấn đề mĩ thuật, Nxb. Mĩ thật, Hà
Nội,
19. Chu Quang Trứ (2000), Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ
truyền, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội,
20. Chu Quang Trứ (1989), Truyền thống mĩ thuật ứng dụng trong xã
hội Việt Nam xưa, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội,
21. Trần Mạnh Tường (1998), Đình, chùa, lăng tẩm nổi tiếng Việt
Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội,
22. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông
tin, Hà Nội,
23. Bộ Văn hóa thông tin - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (2003), Cổ vật
Việt Nam, Nxb. Hà Nội, Hà Nội,
24. Trung tâm từ điển học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng,
25. Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vu_van_trong_tom_tat_3545_2064587.pdf