Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trung học phổ thông về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định hoàn thành được nhiệm vụ đề ra: nghiên cứu được cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài; Khảo sát được tình hình nhận thức, thái độ, hành vi của HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh về SKSS; Mô tả được một số yếu tố liên quan tới sức khoẻ và một số hành vi của HS THPT về SKSS (giữa giới tính và hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì, mức độ tiếp cận thông tin về SKSS với sự hiểu biết về các BPTT) Nhìn chung, về nhận thức, đa số HS hiểu biết tốt về các dấu hiệu dậy thì. Những nội dung khác trong SKSS thì hiểu biết còn rất hạn chế như thời điểm dễ thụ thai, các BPTT, các bệnh LTQĐTD, tác hại của nạo phá thai, các con đường lây truyền của HIV/AIDS .

doc78 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trung học phổ thông về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iang mai… là những bệnh dễ mắc phải khi QHTD không an toàn lại ít được biết tới một phần là không được chú trọng trong giáo dục và tuyên truyền. Về đường lây truyền của HIV/AIDS: Đa số HS hiểu biết tốt về 3 con đường lây truyền HIV/AIDS tuy nhiên còn rất nhiều HS hiểu nhầm về lây truyền bằng cách tiếp xúc với máu chất dịch của người bệnh (62.5%). Vẫn còn tồn tại tỉ lệ nhỏ cho rằng HIV/AIDS lây truyền qua bắt tay, ôm hôn nhau (6%) và muỗi đốt (13.8%). Điều này chứng tỏ việc tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS mới chỉ đạt được kết quả ở bề nổi, vẫn còn tỷ lệ rất lớn HS hiểu nhầm, chưa hiểu rõ bản chất về đường lây truyền HIV/AIDS. Xu hướng hiện nay VTN dậy thì sớn hơn, xu hướng xây dựng gia đình muộn hơn, vấn đề QHTD trước hôn nhân có chiều hướng gia tăng hơn trước đây. Vì vậy cần giáo dục cho VTN hiểu rõ về TD an toàn và lành mạnh: lành mạnh là trong giới hạn tình yêu và hôn nhân, an toàn là không mắc bệnh LTQĐTD, không để mang thai ngoài ý muốn. TD an toàn và lành mạnh có liên quan đến việc phòng tránh các bệnh LTQĐTD, đó là việc đặt ra cho hai người khi QHTD mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ, không bị lây truyền bệnh và không có thai ngoài ý muốn. Cần phối hợp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền sử dụng các BPTT hiện đại, đặc biệt là sử dụng BCS bởi vì BCS vừa có tác dụng tránh thai vừa có tác dụng phòng tránh các bệnh LTQĐTD. 2.3. Thái độ, hành vi của HS THPT huyện Yên Khánh về SKSS 2.3.1. Thái độ của HS về QHTD trước hôn nhân và có thai trước hôn nhân Biểu đồ 2.4: Thái độ của HS về việc có bạn tình Biểu đồ 2.5: Thái độ của HS về việc QHTD trước hôn nhân Biểu đồ 2.6: Thái độ của HS về việc có thai trước hôn nhân Nghiên cứu về thái độ của VTN, chúng tôi đề cập đến 3 lĩnh vực đó là: Thái độ của VTN về vấn đề có bạn tình, thái độ về QHTD trước hôn nhân và thái độ về việc có thai trước hôn nhân. Với mỗi vấn đề nêu trên chúng tôi đưa ra các tình huống: không chấp nhận được, là điều bình thường, không quan tâm và không biết. Kết quả cho thấy có 17% HS có thái độ không chấp nhận việc đang học THPT mà có bạn tình, 71.8% HS không chấp nhận việc đang đi học mà đã QHTD và 64% HS không chấp nhận việc đang học THPT mà có thai. Có 40.1% HS cho rằng việc có bạn tình, 6.6% cho rằng việc QHTD khi đang đi học và 9.3% cho rằng việc có thai trước hôn nhân là điều bình thường. Có từ 10-20% HS tỏ thái độ không quan tâm hoặc không biết đối với vấn đề này. Hành vi có thai trước hôn nhân không được chấp nhận nhiều hơn QHTD trước hôn nhân, mặc dù có thai trước hôn nhân là hậu quả của việc QHTD trước hôn nhân, điều này được nhiều người chấp nhận hơn bởi các em cho rằng việc có thai ngoài ý muốn là việc làm trái với đạo đức và để lại hậu quả rất nặng nề nên cho rằng đã nhỡ QHTD trước hôn nhân thì cũng dễ được thông cảm hơn. Thái độ về QHTD trước hôn nhân có nhiều ý kiến khác nhau tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giới tính của các VTN được điều tra và đặt trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Kết quả nghiên cứu của Bộ y tế cho thấy: trả lời của thanh thiếu niên về vấn đề TD trước hôn nhân nhìn chung họ đều không chấp nhận, tuy nhiên nam thanh thiếu niên có thái độ chủ động và chấp nhận nhiều hơn nữ. Như vậy phần đông VTN, thanh niên vẫn mong muốn sống theo những chuẩn mực văn hoá truyền thống của cha ông, của dân tộc ta. Các cuộc điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả trong những thời điểm khác nhau đều cho kết quả thống nhất: Đa số các em ở độ tuổi 15-18 đều phản đối việc QHTD trước hôn nhân bởi các em cho rằng càn phải giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. Các em cho rằng khi đã có QHTD trước hôn nhân mặc dù có cưới nhau thì hai người khó có thể giữ được hạnh phúc sau này. Mặt khác lí do khiến các em phản đối là: QHTD trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần và dễ bị lây nhiễm các bệnh LTQĐTD. 2.3.2. Hành vi của HS về SKSS Bảng 2.7: Tỷ lệ HS có bạn tình theo giới Kết quả Hành vi  Nam Nữ Chung n % n % n % Đã có bạn tình 102 31.7 91 27.5 193 29.6 Chưa có bạn tình 220 68.3 240 72.5 460 70.4 Tổng 322 100.0 331 100.0 653 100.0 Bảng 2.8: Hành vi QHTD của HS theo giới Kết quả Hành vi Nam Nữ Chung n % n % n % Đã QHTD 11 10.8 7 7.7 18 9.3 Chưa QHTD 91 89.2 84 92.3 175 90.7 Tổng 102 100.0 91 100.0 193 100.0 Bảng 2.9: Tỷ lệ HS sử dụng BPTT khi QHTD ( n=18)  Kết quả Hành vi Số lượng Tỷ lệ % Dùng BCS 10 55.6 Uống TTT 2 11.1 Dùng biện pháp khác 0 0 Không sử dụng 6 33.3 Vấn đề đáng quan tâm nữa là hành vi về SKSS của VTN: trong mối quan hệ của VTN, từ tình bạn khác giới gắn bó tình cảm thân thiết đến tình yêu tuổi học trò, phát triển mạnh hơn đến quan hệ tình cảm dẫn đến thái độ và hành vi QHTD trước hôn nhân và vấn đề sử dụng các BPTT trong QHTD. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đề cập đến 3 khía cạnh đó là: Hành vi có bạn tình, hành vi khi gần bạn tình và hành vi sử dụng BPTT khi QHTD. Kết quả cho thấy có 193/653 HS được điều tra đã có bạn tình chiếm 29.6%, trong đó tỉ lệ nam chiếm 31.7%, cao hơn ở nữ là 27.5%. Trong số 193 HS đã có bạn tình thì có 18 HS đã có QHTD chiếm 9.3% số HS đã có bạn tình và chiếm 2.8% tổng số HS được điều tra, trong đó 16 tuổi có 2 em (0.3%), 17 tuổi có 5 em (0.8%) và 18 tuổi có 11 em (1.7%). Sinh hoạt TD trước hôn nhân đang là một vấn đề cần được quan tâm không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay bởi QHTD trước hôn nhân ngày càng phát triển, tuổi tham gia hoạt động TD lần đầu tiên ngày càng trẻ. Theo số liệu thống kê của một số nước phát triển thì có khoảng 40-50% thiếu nữ đã có sinh hoạt TD lần đầu ở tuổi 17; cùng lứa tuổi đó ở Thuỵ Điển là 80%; ở các nước Châu Phi như Nigêria và Liberia 50-60%; ở Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan là 50-70% [15]. Trong số 18 em đã có QHTD có 6 em không dùng bất kì BPTT nào khi QHTD, còn 12 em thì có 10 em sử dụng BCS và 2 em sử dụng TTT. Từ kết quả của các nghiên cứu về hành vi có QHTD của HS đã có bạn tình, hành vi sử dụng BPTT khi có QHTD cho thấy việc tăng cường tuyên truyền, tư vấn kiến thức về SKSS cho HS trong những năm gần đây đã giúp cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn về SKSS từ đó giúp thay đổi được hành vi: Giảm tỉ lệ VTN có QHTD trước hôn nhân và tăng tỉ lệ sử dụng các BPTT khi QHTD. 2.4. Mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin SKSS với hiểu biết về SKSS 2.4.1. Liên quan giữa giới tính và mức độ hiểu biết về dấu hiệu dậy thì Nghiên cứu về mối liên quan giữa giới tính với hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì ở HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh chúng tôi thấy có mối liên quan giữa giới tính với sự hiểu biết của HS về các dấu hiệu dậy thì. Kết quả nghiên cứu cho thấy HS nam có sự hiểu biết các dấu hiệu dậy thì cao hơn HS nữ. Hiểu biết nói chung về SKSS hay từng lĩnh vực cụ thể thì thông thường qua những nghiên cứu của nhiều tác giả thì tỉ lệ nữ bao giờ cũng cao hơn nam bởi cùng một lứa tuổi thì nữ giới thường có các dấu hiệu dậy thì sớm hơn nam giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiểu biết chung về SKSS VTN: Tỉ lệ hiểu biết tốt các dấu hiệu dậy thì ở nam là 57.2%, cao hơn ở nữ là 52.8%. Sự khác biệt về tỉ lệ hiểu biết này có thể do 2 lí do: Thứ nhất: Có thể các em HS nữ có hiểu biết về nhiều dấu hiệu dậy thì nhưng do mới được tiếp xúc với cuộc điều tra lần đầu tiên nên các em còn e ngại không muốn nói ra những điều mà từ trước đến nay phong tục tập quán cho là điều thầm kín của mỗi con người. Thứ hai: Có thể do các em nam cùng nhóm tuổi có nhạy cảm hơn trong quan hệ với bạn khác giới, có sự quan sát, tìm hiểu nhiều hơn các bạn nữ nên có hiểu biết về vấn đề này cao hơn. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu bởi sự hiểu biết của các HS nữ về các dấu hiệu dậy thì rất quan trọng, cần tăng cường tuyên truyền và tư vấn cho các em để các em nữ có hiểu biết tốt về sự phát triển của cơ thể mình, giúp cho các em biết cách theo dõi, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh khinh nguyệt và nhất là cẩn trọng trong mối quan hệ với bạn khác giới, bạn tình để phòng tránh thai ngoài ý muốn. 2.4.2. Liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin về SKSS với sự hiểu biết về các BPTT Bảng 2.10: Tỷ lệ HS được tiếp cận kiến thức SKSS qua các kênh thông tin ( n=653)   Kết quả Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ % Nhà trường 279 42.7 Bạn bè 150 23.0 Cha mẹ, người thân 234 35.8 Sách, báo, vô tuyến 384 58.8 Đoàn thanh niên 135 20.7 Sự hiểu biết của tuổi VTN về các BPTT có mối liên hệ chặt chẽ đến mức độ tiếp cận thông tin về các BPTT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số HS được tiếp cận tốt thông tin về SKSS thì có hiểu biết tốt về các BPTT hơn gấp 2.45 lần so với HS ít tiếp cận thông tin hoặc không được tiếp cận thông tin về SKSS. Tuy nhiên trong điều kiện các trường THPT thuộc khu vực nông thôn như huyện Yên Khánh, các nguồn thông tin về các BPTT còn hạn chế như: Có 42.7% số HS tiếp cận thông tin qua chương trình học; 58.8% qua sách, báo, vô tuyến; 35.8% qua cha mẹ, người thân. Do vậy tỉ lệ hiểu biết các biện pháp tránh thai còn hạn chế nhất là các BPTT hiện đại như thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các trường THPT khu vực nông thôn cần tăng cường các nguồn thông tin về BPTT vào các trường học, tăng cường công tác tuyên truyền của Đoàn thanh niên, và trao đổi giữa HS với bạn bè, cha mẹ, thầy cô…. Đây là phần kiến thức rất quan trọng cho HS ở tuổi VTN bởi nếu như ở lứa tuổi này VTN thiếu hụt thông tin, thiếu tự tin và các kĩ năng cần thiết thì quyết định của các em về vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, QHTD… có thể để lại những hậu quả không mong muốn như có thai ngoài ý muốn, mắc phải những bệnh LTQĐTD, nạo phá thai không an toàn gây nguy hiểm cho sức khoẻ và dẫn tới vô sinh mà trước hết là ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và học tập. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa việc đưa kiến thức về SKSS lồng ghép vào các môn học trong nhà trường. 2.4.3. Liên quan giữa hiểu biết về thời điểm thụ thai với hành vi QHTD Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa hiểu biết về thời điểm thụ thai với hành vi QHTD của HS. Tuy nhiên tỉ lệ HS không hiểu biết về thời điểm dễ thụ thai có QHTD nhiều hơn so với HS biết về thời điểm thụ thai, trong số 653 HS được điều tra có 93.6% HS không biết gì về thông tin này. Kiến thức về thời điểm dễ thụ thai rất quan trọng, giúp cho HS tuổi VTN biết khi nào dễ có thai nếu có QHTD vào thời điểm đó mà không sử dụng các BPTT. Sự thiếu hiểu biết vào thời điểm thụ thai của HS THPT nói riêng và của tuổi VTN nói chung là nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn rất cao trong thời gian gần đây. Hiểu biết đúng về thời điểm có thai là một trong những kiến thức rất quan trọng cần cung cấp cho HS tuổi VTN để giúp cho các em tự chủ được bản thân mình trong các mối quan hệ tình cảm, đặc biệt trong quan hệ với bạn tình trong những trường hợp không tự chủ được bản thân thì các em cũng ý thức được hậu quả gì sẽ xảy ra nếu QHTD không an toàn. Trang bị cho VTN có nhận thức đầy đủ và nghiêm túc các kiến thức về SKSS là một quá trình, đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng bởi truyền thống gia đình là môi trường đầu tiên quyết định trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sau này. VTN có trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS sẽ có điều kiện phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần, chủ động trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong quan hệ bạn bè khác giới, biết xử lí các trường hợp khi không chủ động được bản thân mình, là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và làm giảm tỉ lệ nạo phá thai không an toàn, góp phần giữ gìn sức khoẻ để có điều kiện học tập và phát triển trở thành những công dân có đủ sức khoẻ và trí lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.5. Kết quả phỏng vấn thầy cô giáo và PHHS trên địa bàn huyện Yên Khánh Tâm lí lo ngại “vẽ đường cho hươu chạy” vẫn còn phổ biến không chỉ ở các bậc PHHS mà cả ở GV, lãnh đạo ngành giáo dục, văn hoá. Ngược lại, ở nghiên cứu này đại đa số từ HS, GV, cán bộ quản lí hay các bậc phụ huynh đều phản đối. 2.5.1. Kết quả phỏng vấn phụ huynh học sinh Bảng 2.11: So sánh kết quả khảo sát 104 PHHS nam và 129 PHHS nữ. Nội dung câu hỏi Câu trả lời PHHS nam PHHS nữ Số lượng % Số lượng % Có hay chở con đi học không? Luôn luôn 0 0.0 0 0.0 Thỉnh thoảng 87 83.7 100 77.5 Ít khi 12 11.5 20 15.5 Không bao giờ 12 11.5 9 7.0 Việc học của các em như thế nào? Tốt 12 11.5 78 60.5 Bình thường 92 88.5 51 39.5 Không tốt 0 0.0 0 0.0 Không biết 0 0.0 0 0.0 Cháu có đi học về đúng giờ không? Luôn luôn đúng 11 10.6 35 27.1 Hay về trễ 0 0.0 0 0.0 Thỉnh thoảng trễ 93 89.4 94 72.9 Không biết 0 0.0 0 0.0 Anh (chị) có biết lí do nếu cháu về trễ? Có 93 89.4 112 86.8 Không 11 10.6 17 13.2 Cháu có hay đi chơi không? Không bao giờ 90 86.5 14 10.9 Thỉnh thoảng 90 86.5 96 74.4 Thường xuyên 5 4.8 9 7.0 Anh chị biết cháu đi đâu và đi chơi với ai không? Có 98 94.2 113 87.6 Không 15 14.4 16 12.4 Anh chị có GDGT cho cháu không? Có 73 70.2 90 69.8 Không 31 29.8 39 30.2 Anh chị có biết chương trình GDGT tại trường không? Có 74 71.2 93 72.1 Không 30 28.8 36 27.9 GDGT sẽ là " Vẽ đường cho hươu chạy"? Có 13 12.5 34 26.4 Không 91 87.5 95 73.6 Suy nghĩ về tình trạng nạo phá thai của HS THPT hiện nay? Đáng lo ngại cho thế hệ trẻ 90 86.5 103 79.8 Điều bình thường 0 0.0 6 4.7 Không quan tâm 0 0.0 0 0.0 Ý kiến khác 14 13.5 20 15.5 Anh chị nghĩ cháu đã có người yêu chưa? Chưa 96 92.3 90 69.8 Rồi 1 1.0 11 8.5 Không biết 7 6.7 18 14.0 Không quan tâm 0 0.0 0 0.0 Anh chị có sợ cháu sẽ QHTD bừa bãi không? Có 37 35.6 83 64.3 Không 57 54.8 46 35.7 Nếu biết cháu có QHTD anh chị sẽ làm gì? Ngăn cản cháu 32 30.8 31 24.0 Dạy về TD an toàn 32 30.8 28 21.7 Đánh đập, dọa nạt 0 0.0 0 0.0 Ý kiến khác 40 38.5 70 54.3 Khi khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh đối với các em HS chúng tôi nhận thấy đa số các bậc phụ huynh đều có chở các em đi học tuy nhiên điều này là không thường xuyên, tỷ lệ này PHHS nam cao hơn PHHS nữ. Tỷ lệ PHHS nữ cho rằng việc học của các em tốt chiếm 60.5% trong khi đó tỷ lệ này ở PHHS nam chỉ là 11.5% và đa số PHHS nam cho rằng việc học của các em là bình thường với 88.46%. Đa số PHHS cho rằng các em thỉnh thoảng hay về trễ, tỷ lệ này ở PHHS nam là cao hơn. Tỷ lệ PHHS cho rằng các em luôn luôn đúng giờ ở PHHS nữ là cao hơn, tỷ lệ HS nam luôn luôn đi học về đúng giờ thấp hơn nữ. Đa số PHHS đều biết lý do khi các em đi học về trễ và tỷ lệ này ở PHHS nam cao hơn PHHS nữ. Thực trạng các bậc phụ huynh không quan tâm sâu sắc đến các em vẫn còn, việc các em ngày càng không chịu sự quản lý của gia đình ngày càng nhiều. Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến các em nhiều hơn, tâm sự cùng các em để có thể kịp thời giúp đỡ các em, tránh tình trạng các em ra ngoài mà các bậc phụ huynh không kiểm soát được có thể dẫn đến nguy hiểm cho các em trong quá trình các em đi chơi bên ngoài nhất là các em HS nữ thì dễ bị lạm dụng TD còn các em HS nam thì hay đi bơi ở sông suối và dẫn đến những rủi ro bất ngờ. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số phụ huynh đều cho rằng các em ít khi đi chơi tuy nhiên tỷ lệ này ở các em HS nam là cao hơn HS nữ và đa số phụ huynh đều biết được rằng các em đi đâu và đi với ai mỗi khi các em đi ra ngoài chơi. Điều này cho thấy các bậc phụ huynh đã quan tâm nhiều đến các em. Trong một xã hội hiện đại thì thanh thiếu niên sẽ là lực lượng nền tảng để phát triển tương lai do đó cần phải có các biện pháp hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con cái như mở lớp dạy làm cha mẹ… Khoảng 70% số phụ huynh được khảo sát nói rằng biết về chương trình GDGT tại trường các em học và có dạy về SKSS cho các em HS tại nhà. Đa số phụ huynh không cho rằng GDGT sẽ không tốt bên cạnh đó vẫn còn khoảng 15% số phụ huynh được hỏi cho rằng GDGT sẽ “vẽ đường cho hươu chạy”. Chúng tôi cho rằng cần phải có lộ trình rõ ràng trong việc trợ giúp các bậc phụ huynh trong việc GDGT cho các em HS giúp phụ huynh thấy được tác dụng, hiệu quả của công tác GDGT tại trường phổ thông. Các nhà tâm lý học cũng như các bác sĩ đều cho rằng GDGT sẽ chỉ cho “hươu” chạy đúng đường nếu không “hươu” sẽ chạy lung tung. Đa số các bậc phụ huynh đều suy nghĩ nhiều về tình trạng nạo phá thai của thanh thiếu niên hiện nay và cho rằng đó là vấn đề đáng lo ngại cho thế hệ trẻ và các bậc phụ huynh cũng cho rằng nên có một môn GDGT riêng, bên cạnh đó cũng có những phụ huynh không đồng tình vì sợ sẽ làm các em tò mò và dễ làm chuyện xấu. Nhà trường nên có những buổi họp để trao đổi với phụ huynh hiểu tầm quan trọng của GDGT, các bậc phụ huynh nên có những hiểu biết cơ bản về giới để có thể chia sẻ cùng với các em cũng như hiểu rõ rằng GDGT chỉ tốt chứ không gây hại đến các em HS. Số đông PHHS đều cho rằng các em chưa có người yêu tuy nhiên tỷ lệ này ở PHHS nam là cao hơn. PHHS nam thì đa số không sợ các em QHTD bừa bãi trong khi đó PHHS nữ thì nghĩ rằng các em sẽ QHTD bừa bãi, đa số phụ huynh đều chọn biện pháp ngăn cản cũng như dạy về TD an toàn cho các em. Trong một xã hội phát triển khi mà các em HS dậy thì sớm và chuyện QHTD hiện nay đã thoáng hơn xưa thì các bậc phụ huynh nên quan tâm đến các em nhiều hơn và phải giáo dục cho các em biết về TD an toàn phòng khi có những chuyện xảy ra ngoài ý muốn. Qua khảo sát ý kiến PHHS chúng tôi thấy rằng PHHS quan tâm nhiều đến con cái, một số ít vì điều kiện vật chất và thời gian nên vẫn không quan tâm đúng mức được. Đa số phụ huynh đều lo lắng cho vấn nạn nạo phá thai của HS phổ thông hiện nay tuy nhiên các bậc cha mẹ vẫn rất tin vào con cái và sự dạy dỗ ở nhà trường. Các bậc phụ huynh đa số đều đồng ý đưa GDGT thành một môn học và tin tưởng tác dụng thiết thực của môn học bên cạnh đó cũng có một số ít sợ chương trình GDGT sẽ làm các em tò mò, đi lầm đường. Qua so sánh nhận thấy sự quan tâm đến con cái ở các bậc PHHS nữ có phần nhiều hơn và cũng hiểu con cái hơn các PHHS nam. 2.5.2. Kết quả phỏng vấn GV THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh Thái độ của GV trực tiếp dạy nội dung SKSS và TD cũng đang là trở ngại, các thầy cô cảm thấy chưa tự tin, ngại ngùng khi truyền đạt về vấn đề này. Thầy cô cho biết sự băn khoăn về nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như tác động không mong muốn của chương trình. Thiếu một chương trình thực nghiệm để rút ra các bài học kinh nghiệm trên đối tượng HS cả về thể chất và tâm lí là nguyên nhân làm GV chưa tự tin, kết quả là GV có thể né tránh, không đề cập hoặc trả lời thắc mắc của HS. Về giáo dục SKSS và TD trong nhà trường, các GV cho biết hiện nay phần nội dung này đã được Bộ giáo dục và đào tạo triển khai tập huấn cho GV, phần lớn là dạy học lồng ghép vào các môn ngữ văn, lịch sử, địa lí, giáo dục công dân và đặc biệt là môn sinh học. Những bài học có nội dung liên quan thì lồng ghép khéo léo, ngắn gọn, không nặng nề, dài dòng. “… với đặc thù môn sinh học, nội dung SKSS được thể đề cập trong chương trình SGK sinh học 10 như HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm, lớp 11 có hẳn nội dung một bài học về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. ở lớp 12 có thể tích hợp trong phần di truyền học người tuy nhiên mức độ kiến thức khác nhau đối với chương trình nâng cao và cơ bản…” ( Cô Bùi Thị Thu Trang – GV Sinh học) Đối với tình trạng HS QHTD và nạo phá thai đang ở mức báo động, các thầy cô giáo đều bày tỏ mối lo ngại và quan tâm, các thầy cô cho rằng: HS chưa ý thức được tác hại của QHTD, nạo phá thai khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai do quan niệm đơn giản về giá trị bản thân, sống buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân. Đây là tình trạng đáng báo động, cần sự chung sức của nhiều tổ chức và ý thức của người trong cuộc. Theo các thầy cô giáo giải pháp cho tình trạng này là tăng cường tuyên truyền giáo dục, phân tích tác hại qua các chương trình tư vấn học đường, thuyết trình, tiểu phẩm, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tổ chức giảng dạy về SKSS một cách thiết thực, hiệu quả, không sơ sài, qua loa. Các thầy cô cũng bày tỏ quan điểm giáo dục về SKSS cho HS nên bắt đầu từ THCS lớp 8 hoặc lớp 9. Theo các GV và cán bộ quản lí, không có trở ngại nào từ phía phụ huynh và cộng đồng đối với việc giáo dục SKSS và TD cho HS, phụ huynh đều lo lắng cho con em trước các nguy cơ về SKSS và HIV/AIDS. Các thầy cô cũng cho biết, cộng đồng và xã hội ngày càng cởi mở hơn với các nội dung về SKSS và TD. Thầy cô giáo nhận định rằng trao đổi, giáo dục về SKSS và TD trong gia đình giữa cha mẹ và HS rất hạn chế hoặc gần như không thể bởi các bậc phụ huynh khá bận rộn với công việc của mình chỉ quan tâm đến việc học hành của con em mà ít giành thời gian tâm sự hay giáo dục về vấn đề giới tính. 2.6. Thực trạng giáo dục về SKSS và TD cho HS THPT thuộc địa bàn huyện Yên Khánh 2.6.1. Nội dung đang được giảng dạy trong nhà trường Các thầy cô cho biết nội dung giảng dạy SKSS và TD cho HS THPT trong chương trình hiện hành dựa trên sách giáo khoa phổ thông được thiết kế lồng ghép, tích hợp vào chương trình chính khoá. Các nội dung này vốn sơ lược lại phân bố rải rác ở các môn học khác nhau như giáo dục công dân, sinh học, địa lí, ngữ văn…. Tuy nhiên các nội dung SKSS và TD được giảng dạy cho HS rất khác biệt theo từng trường. Có thể nói chung chung như vệ sinh thân thể, sự mang thai hoặc cụ thể như HIV/AIDS, phần lớn là các nội dung cơ bản của SKSS như thay đổi cơ thể tuổi dậy thì, vệ sinh thân thể, quan hệ với bạn bè… Các trường ít đề cập đến các vấn đề tâm lí cơ bản của thanh thiếu niên như giá trị bản thân, lòng tự trọng. Các nội dung chuyên biệt như QHTD đồng giới, thiên hướng TD hay quyền SKSS thì tuyệt nhiên không được giới thiệu. Hơn nữa, tuỳ theo năng lực của GV hay khả năng tiếp thu của HS mà kiến thức bị cắt giảm nhiều hoặc ít so với sách giáo khoa. “…giá trị bản thân và bạn bè, vệ sinh thân thể, HIV/AIDS, mại dâm và ma tuý có được nhắc đến nhưng mức độ rất đơn giản, chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa chuyên sâu. Nói chung bị cắt giảm rất nhiều…” ( thầy Tạ Văn Bình, Bí thư Đoàn trường THPT Yên Khánh B) Các kiến thức về SKSS đôi lúc được đề cập ngẫu nhiên thông qua trao đổi, tư vấn trên lớp hoặc với riêng từng HS, GV thậm chí còn bỏ qua các nội dung nhạy cảm. Lí giải cho hiện trạng nội hàm nội dung SKSS và TD không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của HS, thầy cô cho rằng một nguyên nhân quan trọng là không có môn học riêng về lĩnh vực này. “ … các nội dung về SKSS và TD rất thiết thực với cuộc sống của các em nhưng dàn trải ở nhiều nội dung, chưa có môn học riêng về SKSS và TD cho HS…” ( Mai Thanh Loan, GV Ngữ văn) Thông qua phỏng vấn Ban giám hiệu cũng như GV bộ môn tại 3 trường THPT chúng tôi rút ra một số vấn đề sau: nhà trường đã thấy tầm quan trọng của GDGT trong trường tuy nhiên còn gặp nhiều trở ngại trong đó yêu cầu về thời gian dạy các môn khác nhiều, chưa được tập huấn đến nơi đến chốn, sự quan tâm của các ban ngành chưa nhiều, HS phải dành nhiều thời gian cho việc học, bản thân gia đình các em có điều kiện khác nhau nên việc kết hợp giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các thầy cô giáo đều đồng tình đưa GDGT thành một môn học chính thức song cần có chương trình, lộ trình cụ thể và phải đào tạo GV bài bản. Kết quả phỏng vấn đội ngũ GV của 3 trường THPT cho thấy rằng hiện tại nhà trường có dạy chương trình GDGT cho các em HS tuy nhiên chỉ là qua lồng ghép vào các môn học hay thông qua ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Không có chỉ thị rõ ràng của bộ và kinh phí hoạt động là một vấn đề mà nhà trường phổ thông mắc phải khi triển khai chương trình GDGT, hiện tại Bộ chỉ mới thông qua các sở giáo dục tập huấn kiến thức về GDGT cho các GV dạy các môn sinh, văn, sử, địa và công dân. Hiện tại nhà trường trong công tác hạn chế việc HS yêu nhau vẫn chưa đi đến được bản chất của vấn đề mà chỉ mới nhắc nhở các em cũng như kết hợp với phụ huynh để dạy dỗ các em. Đa số thầy cô được phỏng vấn đều cho rằng nên đưa GDGT thành một môn học và nên triển khai từ cấp II và các thầy cô không đồng tình với ý kiến cho rằng GDGT sẽ “vẽ đường cho hươu chạy” có chăng là vẽ cho “hươu” chạy đúng đường. Các thầy cô cho rằng phụ huynh là người gần gũi các em nhất và là người có thể dễ dàng tâm sự cũng như bảo ban các em, phương pháp mà các thầy cô sử dụng chủ yếu là kể chuyện, đóng kịch về tình yêu, giới tính, lồng ghép vào môn học các em rất chăm chú và thích tuy nhiên các em lại không muốn có một môn học về GDGT chính thức vì các em đã học quá nhiều. 2.6.2. Sự tiếp thu của HS đối với các nội dung SKSS và TD được giảng dạy Phần lớn HS được phỏng vấn cho biết không dễ dàng tiếp thu các nội dung về SKSS và TD. Các em đã nêu ra vấn đề ảnh hưởng đến việc tiếp thu như sách giáo khoa trình bày khó hiểu, ít kênh hình ảnh, GV chỉ đề cập sơ qua vì chương trình học chính khóa đã quá nặng và các em còn phải dành thời gian để đi học thêm và học bài ở nhà nên không có thời gian tìm hiểu cặn kẽ những phần phụ trong sách giáo khoa. Theo các em sách giáo khoa và phương tiện dạy học hỗ trợ là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự tiếp thu của các em. Cụ thể là nội dung bài học quá dài so với khả năng tập trung của HS. Ít hình ảnh hay thiếu các đồ dùng dạy học. GV cũng đã phân tích nguyên nhân HS tiếp thu hạn chế đặc biệt là các phần trừu tượng: hiểu biết xã hội ít, vốn từ hạn chế, thái độ rụt rè, xấu hổ hay trang thiết bị dạy học không đầy đủ. 2.6.3. Các nguồn thông tin ngoài nhà trường Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng đa số HS đều đọc sách báo để tổng hợp kiến thức ngoài xã hội tuy nhiên tỷ lệ này ở nữ là 68.9% cao hơn nam là 66.4%. Điều này có thể là do HS nữ ham thích đọc sách, tìm hiểu kiến thức xã hội hơn HS nam trong khi đó HS nam lại ham thích các hoạt động bên ngoài hơn là ngồi đọc sách. Liên hệ với đề tài nghiên cứu chúng tôi cho rằng đối với các em HS thì việc tổng hợp kiến thức ngoài xã hội sẽ làm cho kiến thức thực tế của các em phong phú hơn, qua đó các em có những hiểu biết và có thể tránh những cám dỗ, những lợi dụng, xâm hại về TD… Khi được hỏi là HS có cần thiết phải biết kiến thức về SKSS hay không thì đa số các em đều cho rằng là cần thiết trong đó tỷ lệ HS nam thấy cần thiết nhiều hơn nữ. Lý giải cho điều này có thể là do HS nam mạnh dạn hơn trong vấn đề tế nhị này, còn HS nữ thì còn xấu hổ, dè dặt khi nói về vấn đề giới tính và điều này cũng phù hợp với lễ nghi văn hóa phương Đông. Kết quả khảo sát này cho thấy thế hệ trẻ hôm nay đã khác thế hệ cha anh xưa kia, mạnh dạn hơn trong vấn đề giới tính và cũng đã có nhận thức ban đầu về vấn đề giới tính, các em đã thấy được tầm quan trọng của việc hiểu biết về SKSS. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số lượng HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của SKSS và còn sa vào chuyện tình cảm không lo tập trung hết sức cho việc học cũng như chưa nghĩ hết đến hậu quả của việc QHTD. Khi HS nhận thức được tầm quan trọng của SKSS thì các em sẽ nghiêm túc hơn trong việc tìm hiểu các nội dung về giới tính và dành thời gian để tìm hiểu về giới. Khi tìm hiểu về nguồn thông tin về giới tính mà các em HS tìm hiểu, tham khảo thì đa số các em HS nam cũng như HS nữ đều tìm hiểu thông tin qua internet với tỷ lệ 64.5% và 28.7% nguồn thông tin mà các em tìm đến sau đó chính là bạn bè ở HS nam 13.5% và cha mẹ ở HS nữ 19.4%. Tỷ lệ HS tìm hiểu kiến thức giới tính ở thầy cô giáo có phần khiêm tốn khi mà chỉ có 4.8% đối với nam và 16.28% đối với nữ tìm đến nguồn kiến thức này. Tuy vậy cũng có đến 19.4% số HS nữ tìm đến nhiều nguồn thông tin như cha me, thầy cô, bạn bè cũng như là internet trong khi đó tỷ lệ này ở HS nam chỉ là 1.8%. Như vậy đa số các em HS đã ý thức được tầm quan trọng của việc nhận thức về SKSS tuy nhiên các em vẫn dè dặt trong việc tìm hiểu thông tin. Các em vẫn chưa có niềm tin cao đối với thầy cô, cha mẹ cũng như còn xấu hổ, e ngại khi hỏi về vấn đề này. Chính vì thế tỷ lệ HS tìm hiểu kiến thức về giới tính ở trên mạng internet vẫn chiếm ưu thế trong khi đó kiến thức trên mạng thì thường ở nhiều nguồn và ở độ tuổi các em thì chưa thể nhận biết đâu là đúng đâu là sai. Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ HS nữ tìm hiểu kiến thức giới tính ở cha mẹ trong khi tỷ lệ này ở HS nam thấp hơn. Điều này cho thấy rằng các bậc phụ huynh vẫn chưa chiếm được tình cảm cũng như sự tin tưởng lớn ở các em nhất là các em nam. 2.7. Biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về SKSS Qua điều tra và phỏng vấn trên các đối tượng là HS THPT, PHHS THPT, GV THPT và cán bộ quản lí trên địa bàn huyện Yên Khánh, chúng tôi thấy rằng đã có sự quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của HS THPT về SKSS. Cả 3 trường THPT trong huyện đều có các biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về SKSS riêng tựu chung lại là các biện pháp sau: - Tăng cường công tác chủ nhiệm: GVCN quan tâm thường xuyên đến HS, kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm và hổ trợ tư vấn cho HS khi các em có những vấn đề chia sẻ. - Nhà trường, các GV đặc biệt là GVCN có sự phối hợp với gia đình và xã hội giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh cho HS. - Mở các cuộc thuyết trình về SKSS ở trên lớp hoặc trước toàn trường: Biện pháp này thu được hiệu quả không cao vì các em khó tập trung khi ở nơi đông người và vì là vấn đề nhạy cảm nên còn e dè, không dám trao đổi ý kiến. - Bắt đầu giáo dục từ cấp 2: Hiện nay, HS có xu hướng dậy thì sớm (khoảng lớp 6, lớp 7) vì vậy cần phải GDGT ngay từ khi còn học THCS để các em chuẩn bị sẵn tư tưởng, tâm lí để đón nhận sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong cuộc đời. - Cung cấp những tư liệu về tác hai của việc có thai quá sớm và những tác hại xấu của việc NPT thường xuyên thông qua dạy học lồng ghép kiến thức về SKSS vào trong chương trình học đặc biệt là môn sinh học và giáo dục công dân - Đặt tình huống bằng các tiểu phẩm liên quan đến giới tính phương pháp sắm vai, đàm thoại: Biện pháp này tương đối hiệu quả vì gây được hứng thú chú ý của HS, nội dung truyền tải nhẹ nhàng, không mang tính sách vở nhưng vẫn cung cấp được cho các em những kiến thức cần thiết. - Hướng dẫn HS về hành vi ứng xử trong quan hệ nam nữ thông qua giảng dạy lồng ghép. Chú ý phát hiện các cặp HS yêu nhau trong lớp, trong trường để có biện pháp giúp đỡ các em nhận thức được quan niệm đạo đức trong yêu đương, phân tích cho các cặp HS đó hiểu sự khác biệt trong quan hệ trên mức tình bạn với việc bắt chước yêu đương theo kiểu TD, chung sống. Liên kết với PHHS để giáo dục các em. - Duy trì hoạt động của câu lạc bộ tư vấn tâm lý một cách hiệu quả: Trao đổi, giải đáp thắc mắc của HS, kể chuyện HS yêu nhau đúng nghĩa, cùng nhìn về một hướng và vun đắp tình cảm để tiến đến hôn nhân khi thành đạt. Tuy đưa ra rất nhiều biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về SKSS song hiệu quả đạt được chưa cao. Thực trạng này có thể do nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho GDGT. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định hoàn thành được nhiệm vụ đề ra: nghiên cứu được cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài; Khảo sát được tình hình nhận thức, thái độ, hành vi của HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh về SKSS; Mô tả được một số yếu tố liên quan tới sức khoẻ và một số hành vi của HS THPT về SKSS (giữa giới tính và hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì, mức độ tiếp cận thông tin về SKSS với sự hiểu biết về các BPTT) Nhìn chung, về nhận thức, đa số HS hiểu biết tốt về các dấu hiệu dậy thì. Những nội dung khác trong SKSS thì hiểu biết còn rất hạn chế như thời điểm dễ thụ thai, các BPTT, các bệnh LTQĐTD, tác hại của nạo phá thai, các con đường lây truyền của HIV/AIDS…. Các thầy cô giáo và PHHS có hiểu biết tương đối rõ ràng và đầy đủ về nội dung của SKSS tuy nhiên chưa có phương thức giáo dục, truyền đạt, tư vấn cho VTN một cách có hiệu quả. Thái độ của VTN tương đối tốt về việc có bạn tình khi còn đang đi học, QHTD và có thai trước hôn nhân cho thấy tư tưởng văn hoá truyền thống dân tộc vẫn được các gia đình và nhà trường giáo dục có hiệu quả. Hành vi QHTD và có thai trước hôn nhân của HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh có xu hướng gia tăng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khoẻ và tương lai các em sau nay vì vậy cần có sự phối hợp quản lí, giáo dục chặt chẽ, mật thiết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Kiến nghị Xuất phát từ thực trạng nêu trên, chúng tôi có một số ý kiến đề nghị: 1/ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, cung cấp các kiến thức về CSSKSS đặc biệt là các kiến thức về thời điểm thụ thai khi có QHTD không an toàn cho HS và thanh niên trong và ngoài trường học 2/ Nhà trường cần tăng cường đưa nội dung giảng dạy về SKSS vào nội dung học tập chính khoá, tăng cường hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ trong các trường phổ thông. Khi giảng về BPTT cần có phương tiện trực quan để HS dễ hiểu. 3/ Tăng cường phối hợp giáo dục về SKSS giữa gia đình nhà trường và xã hội. Chú ý các diễn biến tâm sinh lí của VTN để kịp thời tâm sự, tư vấn để định hướng các em đi đúng đường, tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống và học tập. 4/ Do hạn chế về mặt thời gian cũng như khuôn khổ của một đề tài khoá luận tốt nghiệp nên còn một số khía cạnh của SKSS chưa có điều kiện được triển khai tìm hiểu, nghiên cứu có thể trở thành hướng phát triển của đề tài tiếp tục nghiên cứu ở mức cao hơn và thực hiện trên đối tượng HS THCS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Quốc Anh - Nguyễn Mỹ Hương, Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên, NXB Lao động xã hội, 2005. Bộ Y tế (2005), “Điều tra Quốc gia về Vị thành niên”, Hà Nội, 45-52. Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Ninh Bình (2012), “Báo cáo công tác Y tế năm 2012”. Bùi Diệu (7/2012), “Công tác dân số và những thách thức đặt ra”, Báo điện tử Ninh Bình. Liên minh Châu Âu/ Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2005), “Báo cáo điều tra ban đầu chương trình RHIYA VN”, Hà Nội, 28-74. Ths. Bùi Thi Thu Hà, Sức khoẻ sinh sản. NXB Giáo dục, 2008. Vũ Hương (2012), “Tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012”, Báo điện tử Ninh Bình. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2007. GS. TS Nguyễn Quang Mai, Sinh lý học động vật và người, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004. Nguyễn Hải Thượng (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản và TD của HS khiếm thính Việt Nam và hiện trạng giáo dục, thực nghiệm tại trường THCS Xã Đàn, Hà Nội, luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội. Phan Ngọc Trâm (2005), Nghiên cứu xây dựng nguyên tắc và quy trình thiết kế phiếu điều tra thống kê, , Viện Khoa học Thống kê, Tổng cục Thống kê. Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tư liệu dân số (2003), “Vị thành niên và thanh niên Việt Nam”, Hà Nội, 22-35. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2004), Dự báo một số chỉ tiêu về sức khoẻ sinh sản nữ thanh thiếu niên ở Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2003, NXB thanh niên, 10-36-45-50. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Ninh Bình (2010), “Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011”. Hồng Vân (4/2012), “Chiến dịch dân số của huyện Yên Khánh năm 2012”, Báo điện tử Ninh Bình. Mushi DL, Mpembeni RM, Rahn A (2007), Knowledge about safe motherhoot and HIV/AIDS among school pupils in a rural area in Tanzania, BMC Pregnancy Childrirth. PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN VỊ THÀNH NIÊN Xin chào các bạn, đây là nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản (SKSS) vị thành niên nhằm cải thiện nội dung giáo dục SKSS cho HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh, qua đó giúp các bạn tự tin, vững vàng và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Những thông tin mà bạn điền vào bảng hỏi này là rất đáng quý để chúng tôi thực hiện mục tiêu trên. Mọi thông tin sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Định danh 1/ Trường:…………2/ Huyện: ………...3/ Ngày phỏng vấn tháng năm 2013 Đặc điểm nhân khẩu học 1/ Tuổi: ………2/ Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3/ Dân tộc: ………… 4/ Tôn giáo: 1. Thiên chúa giáo 3. Tôn giáo khác 2. Phật giáo 4. Không 5/ Văn hoá: Lớp: ……….. 6/ Kết quả học tập năm qua 1. Xuất sắc 2. Giỏi 3. Khá 4.Trung bình 5.Yếu III. Đặc điểm gia đình 1/ Tình trạng hôn nhân của bố mẹ bạn: 1. Hoà thuận 4. Ly hôn 2. Hay cãi nhau 5. Goá bụa 3. Ly thân 6. Không biết 2/ Hiện tại bạn đang sống với 1. Cả bố và mẹ 6. Ông bà (cô, chú, bác…) 2. Sống với mẹ 7. Với anh (em) 3. Sống với bố 8. Một mình 4. Bố và dì 9. Khác 5. Mẹ và dượng 3/ Thu nhập gia đình 1. Nghèo 2. Không nghèo 3. Khá giả 4/ Điều kiện sống cá nhân 1. Đầy đủ 4. Có phòng riêng 2. Bình thường 5. Không có phòng riêng 3. Thiếu thốn 5/ Trình độ học vấn của bố mẹ 1. Mù chữ 4. THPT 2. Tiểu học 5. Khác (ghi rõ):…………… 3. THCS 6/ Nghề nghiệp của bố mẹ 1. Viên chức 2. Làm ruộng 3. Buôn bán 4. Khác IV. Hiểu biết của vị thành niên về SKSS 1/ Theo bạn tuổi dậy thì có những dấu hiệu nào sau đây: 1. Tăng chiều cao và cân nặng 5. Quan tâm (để ý) đến bạn khác giới 2. Ngực lớn lên và hơi đau 6. Mọc mụn trứng cá 3. Xuất hiện mọc lông ở vùng kín 7. Bắt đầu có kinh nguyệt 4. Thay đổi tính nết 8. Xuất tinh khi mê ngủ 2/ Bạn đã có những dấu hiệu trên chưa? 1. Đã có 2. Chưa có 3/ Bạn đã nghe nói đến TD an toàn, lành mạnh chưa? 1. Có nghe 2. Chưa nghe (Chuyển câu 6) 4/ Theo bạn, TD lành mạnh là gì? Không quan hệ TD trước khi kết hôn Dùng bao cao su khi quan hệ Không quan hệ TD với nhiều người Khác (ghi rõ):……………………………………………………………… 5/ Theo bạn, TD an toàn là gì? 1. Không để lây nhiễm bệnh 4. Không biết 2. Không để có thai 5. Khác (ghi rõ): ……………… 3. Sử dụng bao cao su 6/ Theo bạn những trường hợp nào sau đây sẽ gây có thai? Khi hai người khác giới ôm, hôn nhau Khi hai người khác giới quan hệ TD Không biết 7/ Theo bạn, trong chu kì kinh nguyệt vào thời điểm nào nếu quan hệ TD sẽ có thai? 1. Giữa chu kỳ 4. Khi đang hành kinh 2. Một tuần sau khi hành kinh 5. Hai tuần sau hành kinh 3. Một tuần trước khi hành kinh 6. Không biết 8/ Bạn biết những biện pháp tránh thai nào? 1. Bao cao su 6. Thuốc tiêm tránh thai 2. Đặt vòng 7. Tính vòng kinh 3. Uống thuốc tránh thai 8. Xuất tinh ngoài âm đạo 4. Triệt sản 9. Không biết 5. Thuốc cấy 10. Biện pháp khác (ghi rõ):………… 9/ Bạn biết những nơi nào cấp phương tiện tránh thai? 1. Trạm y tế 5. Phòng khám tư nhân 2. Y tế thôn bản 6. Không biết 3. Cán bộ phụ nữ 7. Nơi khác (ghi rõ):……………………… 4. Hiệu thuốc 10/ Nạo hút thai có tác hại gì? 1. Mất máu 4. Nhiễm trùng 2. Đau bụng 5. Vô sinh 3. Thủng tử cung 6. Tác hại khác (ghi rõ):…………………. 11/ Bạn biết những bệnh nào lây qua đường TD? 1. Bệnh lậu 5. Sùi mào gà 2. Giang mai 6. Không biết 3. HIV/AIDS 7. Bệnh khác (ghi rõ): ……………………… 4. Nhiễm khuẩn 12/ Theo bạn, tại sao lại mắc các bệnh trên? 1. Không vệ sinh tốt 4. Không biết 2. Do QHTD không dùng BCS 5. Lý do khác (ghi rõ):……… 3. Do nguồn nước ô nhiễm 13/ Theo bạn, HIV lây qua con đường nào? 1. Bắt tay, ôm hôn 6. QHTD không dùng bao cao su 2. Dùng chung kim tiêm 7. Tiếp xúc với máu, chất dịch của người bệnh 3. Truyền máu 8. Không biết 4. Mẹ truyền sang con 9. Khác (ghi rõ):…………………………… 5. Muỗi đốt 14/ Bạn biết những thông tin trên từ đâu? 1. Nhà trường 5. Sách, báo, vô tuyến 2. Bạn bè 6. Đoàn thanh niên 3. Cha mẹ 7. Phim, truyện (sex) 4. Người thân 8. nguồn khác (ghi rõ):…………………… V. Thái độ của vị thành niên với các nội dung về SKSS 1/ Theo bạn đang học THPT mà có bạn tình: 1. Không chấp nhận được 3. Không quan tâm 2. Là điều bình thường 4. Không biết 2/ Theo bạn đang học THPT mà có thai: 1. Không chấp nhận được 3. Không quan tâm 2. Là điều bình thường 4. Không biết 3/ Theo bạn nếu đang đi học mà đã QHTD: 1. Không chấp nhận được 3. Không quan tâm 2. Là điều bình thường 4. Không biết 4/ Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên? Vì còn ít tuổi. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện. Vì tất cả những lý do trên. 5/ Ở tuổi VTN các em thường hay bướng bỉnh không nghe lời và thường xảy ra xung đột giữa VTN với cha mẹ, nguyên nhân do đâu? Các em mải mê các trò chơi như game online, thể thao.... Cha mẹ buộc các em học quá nhiều khiến các em chịu nhiều sức ép. VTN muốn khẳng định mình là người lớn, trong khi cha mẹ vẫn xem các em là trẻ con. Sức ép từ bài vở ở trường lớp quá nhiều khiền các em thường hay cáu gắt , bực bội. 6/ Khi bàn về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, bản thân em có thái độ như thế nào? Ngại, xấu hổ vì đó là vấn đề tế nhị khó nói. Cố gắng ngồi nghe cho xong, không tham gia ý kiến. Chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức và mạnh dạn trao đổi với mọi người, vì vấn đề đó rất cần thiết cho mỗi người, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. 7/ Đâu là lý do không nên quan hệ TD ở tuổi vị thành niên? Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên chúng ta nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng Tình bạn, tình yêu là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao đừng để chúng ta hối tiếc và ân hận. Không quan hệ TD sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối không đáng có về sức khỏe và tâm lý. Tất cả các đáp án trên. 8/ Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào? Đúng mực, lịch sự trong ăn mặc và giao tiếp. Không cần giữ khoảng cách. Cư xử lấp lửng để cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu. Không cần phải tế nhị. VI. Hành vi của vị thành niên 1/ Bạn đã có bạn tình chưa? 1. Đã có 2. Chưa có 2/ Khi gần bạn tình, bạn có biểu hiện gì? 1. Cầm tay 4. Quan hệ TD 2. Hôn nhau 5. Không làm gì 3. Ôm nhau 3/ Khi QHTD bạn sử dụng các biện pháp tránh thai nào? 1. Dùng bao cao su 3. Biện pháp khác 2. Uống thuốc tránh thai 4. Không dùng biện pháp gì 4/ Khi có thai, bạn làm gì? 1. Nạo phá thai 2. Cưới nhau 3. Không biết VII. Nhu cầu của đối tượng về CSSKSS/KHHGĐ 1/ Bạn có cần biết kiến thức về SKSS/KHHGĐ không? 1. Rất cần 2. Cần 3. Không cần 2/ Tại sao bạn cần? 1. Để không hiểu sai 4. Để biết tránh thai 2. Để CSSK cho mình 5. Ý kiến khác (ghi rõ):……………… 3. Để biết phòng bệnh 3/ Trong các nội dung sau, bạn quan tâm đến nội dung nào? 1. Biểu hiện dậy thì 5. HIV/AIDS 2. Biểu hiện có thai của phụ nữ 6. Tình bạn, tình yêu 3. Các biện pháp tránh thai 7. TD an toàn, lành mạnh 4. Các bệnh lây qua đường TD 8. Ý kiến khác (ghi rõ): ……… 4/ Theo bạn nên đưa kiến thức này tới vị thành niên bằng hình thức nào? 1. Chương trình học 5. Tư vấn riêng 2. Ngoại khoá 6. Đoàn đội 3. Sinh hoạt CLB 7. Hình thức khác (ghi rõ):………… 4. Sách báo 5/ Theo bạn nhận các phương tiện tránh thai ở đâu thuận tiện? 1. Trạm y tế 4. Hiệu thuốc 2. Cán bộ dân số 5. Cán bộ phụ nữ 3. Y tế thôn bản 6. Nơi khác (ghi rõ):………………… XIN CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BẠN! PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN PHỤ HUYNH HỌC SINH Xin chào anh (chị), đây là nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản (SKSS) vị thành niên nhằm cải thiện nội dung giáo dục SKSS cho HS THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh, qua đó giúp các con em anh (chị) tự tin, vững vàng và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Những thông tin mà anh (chị) điền vào bảng hỏi này là rất đáng quý để chúng tôi thực hiện mục tiêu trên. Mọi thông tin sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Anh, chị hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà anh, chị cho là đúng nhất. Câu 1. Anh , chị có chở cháu đi học không? A. Luôn luôn B. Thỉnh thoảng C. Ít khi D. Không bao giờ Câu 2. Anh, chị thấy việc học của trẻ như thế nào? A. Tốt B. Bình thường C. Không tốt D. Không biết Câu 3. Cháu đi học về đúng giờ không? A. Luôn luôn đúng giờ B. Hay về trễ C. Thỉnh thoảng về trễ D. Không biết Câu 4. Nếu cháu về trễ anh, chị có biết lí do không? A. Có B. Không. Nguyên nhân: Câu 5. Anh chị có biết về thời khóa biểu, thời gian biểu của cháu không? A. Không. Nguyên nhân: B. Có Câu 6. Anh, chị có thường xuyên tâm sự, chia sẻ tâm tư với cháu không? A. Có B. Không. Nguyên nhân: Câu 7. Ở nhà cháu có góc học tập riêng không? A. Có B. Không Câu 8. Cháu có hay đi chơi hay không? A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên Câu 9. Nếu cháu đi chơi thì anh chị có biết cháu đi đâu và đi với ai không? A. Tất nhiên là biết B. Không biết. Lý do: Câu 10. Anh chị có giáo dục về giới tính cho cháu không? A. Có B. Không. Lý do: Câu 11. Anh chị biết gì về chương trình giáo dục giới tính mà cháu được học? A. Có B. Không. Lý do: Câu 12. Anh chị có nghĩ giáo dục giới tính sẽ là “vẽ đường cho hươu chạy không”? A. Có. Lý do: B. Không. Lý do: Câu 13. Anh chị suy nghĩ gì về tình trạng nạo phá thai của HS THPT hiện nay? A. Đáng lo ngại cho thế hệ trẻ B. Điều bình thường C. Không quan tâm vì con rất ngoan D. Ý kiến khác: Câu 14. Anh chị có cho rằng cần phải có một môn học chính thức về giáo dục giới tính không? A.Cần Lý do:................................................................................................... B.Không. Lý do:..................................................................................................... Câu 15. Theo anh, chị biện pháp giúp các em tránh được ảnh hưởng xấu từ bên ngoài là: A. Kiểm soát chặt chẽ B. Giáo dục, nhắc nhở C. Răn đe, đánh đập D. Ý khác: Câu 16. Theo anh, chị nghĩ thì cháu đã có người yêu chưa? A. Chưa B. Rồi C. Không biết D. Không quan tâm Câu 17. Nếu có anh, chị có sợ cháu sẽ QHTD bừa bãi không? A. Có B. Không, vì cháu rất ngoan C. Không sợ vì đã hướng dẫn cách tránh thai Câu 18. Nếu anh chị biết cháu có QHTD thì anh chị sẽ có biện pháp gì để giúp đỡ cũng như là khuyên răn cháu? A. Ngăn không cho cháu tiếp tục quan hệ B. Dạy về TD an toàn C. Đánh đập, dọa nạt D. Biện pháp khác XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH (CHỊ)! PHỤ LỤC 3 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THẦY CÔ GIÁO Câu1. Thưa thầy (cô), hiện nay nhà trường có giảng dạy chương trình ngoại khóa môn giáo dục giới tính không? Câu 2. Thưa thầy (cô) chương trình giáo dục giới tính được dạy riêng thành một môn hay được lồng ghép vào các môn học khác? Nếu có thì nội dung được lồng ghép vào các môn học nào? Công tác giáo dục được tổ chức như thế nào? Câu 3.Thưa thầy (cô) đến thời điểm này Bộ GD& ĐT đã có chỉ đạo nào về công tác giáo dục giới tính chưa? Câu 4. Thưa thầy (cô) hiện nay tình trạng HS quan hệ TD và nạo phá thai đang ở mức báo động. Vậy theo thầy (cô) là người làm công tác giáo dục thì nên có giải pháp nào? Câu 5. Thưa thầy (cô), thầy (cô) có suy nghĩ gì về tình trạng nạo phá thai của lứa tuổi vị thành niên hiện nay? Câu 6. Thưa thầy (cô) nếu đưa giáo dục giới tính thành một môn học thì thầy (cô) có đồng ý không? Và nên bắt đầu từ năm lớp mấy? Câu 7. Theo thầy (cô) thì vai trò của phụ huynh trong việc giáo dục giới tính cho HS quan trọng như thế nào? Câu 8. Thầy (cô) có khi nào nghĩ giáo dục giới tính sẽ là “vẽ đường cho hươu chạy” không? Câu 9. Theo thầy (cô) yếu tố nào ảnh hưởng đến việc người GV giảng kiến thức về giới tính? Câu 10. Thưa thầy (cô), thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào để dạy nội dung môn giáo dục giới tính? Và học trò có thích không? XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA THẦY (CÔ)! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được tiến hành một cách nghiêm túc, trung thực, đảm bảo tính khoa học. Các thông tin, số liệu trong nghiên cứu không trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào khác và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào. Người viết khoá luận Đinh Thị Thanh Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Nông Lâm, thư viện trường đại học Hoa Lư đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Bảo Châu đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Yên Khánh, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Yên Khánh, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Ninh Bình, Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Ninh Bình cùng lãnh đạo, GV, phụ huynh, học sinh 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh đã nhiệt tình, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những người thân trong gia đình và toàn thể thầy cô, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá luận. Ninh Bình, ngày… tháng… năm 2013 Sinh viên Đinh Thị Thanh Nga DANH MỤC VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ đầy đủ BCS Bao cao su BPTT Biện pháp tránh thai CSSKSS Chăm sóc sức khoẻ sinh sản DS/KHHGĐ Dân số / Kế hoạch hoá gia đình GDGT Giáo dục giới tính GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục PHHS Phụ huynh học sinh QHTD Quan hệ tình dục SKSS Sức khoẻ sinh sản TD Tình dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông VTN & TN Vị thành niên và thanh niên TTT Thuốc tránh thai VTN Vị thành niên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính 29 Bảng 2.2: Tỉ lệ HS hiểu biết về dấu hiệu dậy thì (n=653) 30 Bảng 2.3: Tỉ lệ HS hiểu biết về nguyên nhân có thai (n=653) 31 Bảng 2.4: Tỷ lệ HS hiểu biết về thời điểm có thai (n=653) 31 Bảng 2.5: Tỷ lệ hiểu biết các BPTT theo giới 33 Bảng 2.9: Tỷ lệ HS biết các con đường lây truyền HIV/AIDS (n=653) 37 Bảng 2.11: Tỷ lệ HS có bạn tình theo giới 40 Bảng 2.12: Hành vi QHTD của HS theo giới 40 Bảng 2.13: Tỷ lệ HS sử dụng BPTT khi QHTD ( n=653) 41 Bảng 2.14: Tỷ lệ HS được tiếp cận kiến thức SKSS qua các kênh thông tin 43 Bảng 2.15: So sánh kết quả khảo sát 104 PHHS nam và 129 PHHS nữ. 45 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ HS biết nơi cung cấp PTTT 34 Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của HS về tác hại của nạo phá thai 35 Biểu đồ 2.3: Hiểu biết của HS về các bệnh LTQĐTD 36 Biểu đồ 2.4: Thái độ của HS về việc có bạn tình 38 Biểu đồ 2.5: Thái độ của HS về việc QHTD trước hôn nhân 38 Biểu đồ 2.6: Thái độ của HS về việc có thai trước hôn nhân 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_tot_nghiep_5583.doc
Luận văn liên quan