Lời nói đầu Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ Thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.
Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng Sự phát triển của Thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ.những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thương mại điện tử có thể được xem là một hiện tượng phổ biến nhưng nhiều người chỉ mới hiểu biết mơ hồ về nó. Nhiều người trẻ tuổi muốn hiểu nó đầy đủ nhưng những khái niệm Thương mại điện tử phức tạp đã cản trở mong muốn của họ. Các doanh nhân cũng muốn nhảy vào phong trào này nhưng lại thiếu tri thức và sự hoạch định nhất định. Cuối cùng, những ước mơ nay trở thành việc cưỡi lên những làn sóng sôi sục của một xu hướng.
Nhưng với ảnh hưởng sâu xa của nó, Thương mại điện tử thực sự hoàn thiện tương lại của nhân loại. Do đó, việc nghiên cứu Thương mại điện tử không chỉ giới hạn ở việc am hiểu nó.Tại sao Thương mại điện tử lại xuất hiện? Thực chất Thương mại điện tử là gì? Tại sao nó lại trở nên quan trọng đến thế? Thương mại điện tử sẽ tác động thế nào đến cuộc sống của chúng ta? Đây là những câu hỏi mãnh liệt trong tâm trí nhiều người.Sự thật, nó không hoàn toàn là một điều thần bí. Chúng tôi rất vui lòng được chia sẻ nó với những ai mong muốn biết và hiểu nó. Chúng ta sẽ cùng nhau làm chủ tri thức này và tạo ra các cơ hội trong TMĐT.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3718 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tuyến.
- chi phí xử lý và quản lý thấp hơn so với cửa hàng thật
- rút ngắn khoảng cách giữa DN nhỏ và lớn. Một Cty quy mô nhỏ nhưng có website chuyên nghiệp và khả năng marketing tốt sẽ hiệu quả tốt hơn nhiều so với một Cty lớn mà website nghèo nàn. Tính chất của TMĐT là không biết mặt nhưng vẫn giao thương tốt, DN nhỏ vẫn có thể “bắt tay” với các đại gia chỉ từ một website.
2. Điểm yếu:
- Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.
- Các khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại.
- Các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.
- Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế.
Hầu hết những điểm bất lợi trong việc mua bán trên Web bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực thương mại điện tử còn khá mới mẻ. Cũng như đối với các công nghệ mới khác, nó cần thời gian để không chỉ phát triển công nghệ mà còn phát triển kinh nghiệm, chuyên môn, và văn hoá để sử dụng nó. Một số công ty sử dụng Web site để quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của mình, tăng doanh số và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Một điển hình trong số các công ty như vậy là Barnnes & Noble. Công ty này bán sách từ các cửa hàng bán lẻ và từ Website của mình. Ngoài ra, Banners & Noble còn sử dụng Web site để thu hút khách hàng đến các cửa hàng của mình.
Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, TMĐT của VN đã đi tới đâu? Òng Trịnh Thượng Thức – Phó Phòng Kinh doanh Dịch vụ Thẻ tín dụng, ngân hàng Vietcombank trả lời bằng giọng chắc nịch: “Chỉ bằng 1/10 so với thế giới”. Liệu có bị quan chăng? Chúng tôi quyết định tìm một lời đáp nhiều hy vọng hơn. Trao đổi vấn đề này với chị Dương Tố Dung – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty giải pháp TMĐT VEC, chị bộc bạch: “Chỉ số phát triển TMĐT VN không quá thấp so với khu vực, vấn đề chỉ là do khả năng hiểu biết và nhận thực củ doanh nghiệp về TMĐT còn hạn chế”. Trong khi chị Lương Thị Mai – Giám đốc Cty TNHH dịch CAO Network thì tự tin hơn: “Tôi tin trong một tương lai không xa, TMĐT sẽ là công cụ chính giúp các DN mở rộng phạm vi kinh doanh của họ ra thế giới”.
Vấn đề là, thế mạnh của TMĐT bắt đầu từ nhân tố chính: nhà kinh doanh.
Cho đến nay, không ít DN chưa có website (điều kiện đầu tiên để thực hiện TMĐT) và nhiều DN còn quan niệm quá sớm để đề cập đến vấn đề này.
Theo thống kê của Trung tâm Internet VN đến tháng 4/2005, tỷ lệ người VN sử dụng Internet là 8,7%. Tỷ lệ này không quá thấp so vớikhu vực. Trong khi đó, chỉ khoảng 20% DN có website, sẵn sàng cho TMĐT. Trước thực trạng như vậy, liệu có là quá sớm khi nghĩ về TMĐT? Mặt khác, không ít DN đã đồng nghĩa TMĐT với thanh toán điện tử và trước những vấn đề bất cập của Luật Giao dịch điện tử hiện nay, họ cho rằng không có lý do gì để phát triển TMĐT.
Điều này xuất phát từ cách hiểu chưa xác đáng về TMĐT. Nói nôm na, TMĐT là hình thức DN xây dựng website quảng bá sản phẩm, nhằm thu hút đối tác và liên lạc với khách hàng thông qua Email hoặc các công cụ hội đàm trực tuyến như ICQ, MS Messenger… Tại nhiều quốc gia trên thế giới, TMĐT đã trở thành công cụ hiệu quả trong việc tìm kiếm đối tác, trao đổi hàng hóa và thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng.
Tại VN, số lượng người sử dụng thẻ tín dụng chưa nhiều, Luật Giao dịch và chữ ký điện tử chỉ mới dự thảo, vấn đề an toàn trong giao dịch trực tuyến chư cao… chính là những rào cản đối với quá trình mở rộng tầm hoạt động kinh doanh của DN trên phương tiện TMĐT.
Thực tế, trừ số lượng nhỏ các DN thực hiện TMĐT với hình thức bán lẻ, đa phần các DN tham gia TMĐT hiện nay đều tập trung vào 2 điểm quan trọng là quảng bá sản phẩm để tìm kiếm đối tác trên toàn càu và hỗ trợ quảng cáo trong nước. Hầu hết đều được thực hiện thông qua trang website và dừng lại ở khâu thanh toán trực tuyến. Hiện nay, còn có thêm mô hình Marketplace, một kiểu sàn giao dịch điện tử, giúp người bán và người mua có thể tìm thấy cơ hội giao thương vẫn còn bỏ ngỏ.
Hiện nay, hơn 70.000 DN đang hoạt động với khoảng 20% có website, trong đó chỉ 1/2 số trang có khả năng thu hút khách hàng, còn lại là các trang “nghèo” và thiếu cập nhật thông tin sản phẩm.
Không ít website được tạo nên… cho có. Thiết kế lòe loẹt, thông tin sơ sài, lúc ẩn lúc hiện, khi nhanh khi chậm, hoặc sẽ mất tăm sau cả năm trời không có người truy cập. Chưa kể nhiều website chuyên kinh doanh hàng XK, nhằm đến khách hàng nước ngoài nhưng ngôn ngữ sử dụng lại toàn tiếng Việt.
Theo khảo sát của Cty Giải pháp TMĐT VEC, tính đến tháng 5/2005, trên mạng Internet có hơn 40 triệu website, một tháng có hơn 1.000.000 website mới ra đời và không ít hơn số website này “chết” đi. Như vậy, có một website đâu đã hết chuyện, quan trọng là bao nhiều người sẽ biết và giao dịch trên nó. Từ đó, đòi hỏi DN phải tận dụng những chiêu thức marketing khác để giới thiệu sản phẩm của mình.
NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
I. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG
1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
1.1. Nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án được đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010
Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 đã xác định mục tiêu và những giải pháp lớn để phát triển thương mại điện tử trong trung hạn. Tuy nhiên, việc triển khai Kế hoạch tổng thể phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực và sự phối hợp của nhiều cơ quan nhà nước, trước hết là các bộ ngành ở Trung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để triển khai tốt Kế hoạch này, các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ chủ trì các dự án liên quan cần nắm rõ nội dung, mục đích và các giải pháp đưa ra, sau đó dựa trên thực tế của ngành, địa phương để lập kế hoạch triển khai từng dự án cụ thể cho năm 2006 và cả giai đoạn năm năm 2006 - 2010.
1.2. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử
Mặc dù hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử bắt đầu diễn ra sôi động trong năm 2005 và thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của thương mại điện tử chưa cao. Song song với hoạt động đào tạo chính quy, trong năm 2006 cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phổ biến, tuyên truyền về lợi ích và các điều kiện cần thiết để ứng dụng thương mại điện tử.
Việc phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử cần được mở rộng thông qua các hình thức diễn đàn, hội thảo, tổ chức sự kiện và đặc biệt là các hình thức tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Hình thức tuyên truyền cần được đổi mới để làm cho thương mại điện tử dễ hiểu, dễ tiếp xúc với đa số người dân, đồng thời có tính đến từng nhóm đối tượng cụ thể như các cán bộ quản lý, doanh nhân, người tiêu dùng, giới trẻ.
1.3. Ban hành kịp thời các Nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Thương mại
Luật Giao dịch điện tử và Luật Thương mại có tác động rất lớn tới sự phát triển của thương mại điện tử và có hiệu lực trong quý một năm 2006. Các cơ quan được giao chủ trì xây dựng các nghị định hướng dẫn thực thi hai luật này cần nhanh chóng xây dựng và trình Chính phủ ban hành càng sớm càng tốt, đặc biệt là Nghị định về Thương mại điện tử và Nghị định về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Cùng với việc tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử để hoàn thiện khung pháp luật hiện có, trong thêi gian tíi các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát những quy định đã ban hành để tìm ra những điểm không phù hợp với giao dịch thương mại điện tử nhằm loại bỏ những quy định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch thông thường và giao dịch điện tử.
1.4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với thương mại điện tử
Trong năm tới các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công liên quan tới các thủ tục thương mại như các loại giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, khai hải quan trực tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đấu thầu mua sắm công khai trên mạng không những chỉ với các dự án qui mô quốc gia mà cả trong mua sắm dùng ngân sách nhà nước của các cơ quan cấp bộ ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kinh tế, thương mại trên các website của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương. Đồng thời gấp rút triển khai những hoạt động liên quan tới thống kê thương mại điện tử nhằm giúp cho công tác hoạch định chính sách của cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn.
Do TMĐT có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình không thể vượt qua để tham gia ngay TMĐT. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong tạo dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của TMĐT. Bộ Thương mại đang tiến hành dự án ”Tổ chức triển khai, phát triển TMĐT” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 nhằm tạo dựng các điều kiện cơ bản, cần thiết ban đầu cho TMĐT Việt Nam phát triển. Dự án sẽ xây dựng 3 sàn TMĐT tại 3 miền đất nước cung cấp cho các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng máy tính, truyền thông, kỹ thuật và công nghệ bảo mật, công nghệ thực hành TMĐT, xây dựng các trang Web TMĐT mẫu, huấn luyện cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ với điều kiện có máy tính kết nối Internet và cán bộ có trình độ văn phòng hoàn toàn có thể tham gia TMĐT ở tất cả các cấp độ mà một doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện.
2. Đối với các doanh nghiệp
2.1. Chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử
Cho tới nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết tới thương mại điện tử và những lợi ích mà nó mang lại, kể cả nhiều doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt được và biết cách ứng dụng thương mại điện tử. Năng lực cạnh tranh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh phần nào điều này.
Các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp có quy mô lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin có tác động to lớn và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường sẽ rất lớn nên việc sử dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết.
2.2. Xác định mô hình thương mại điện tử thích hợp và xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của thương mại điện tử, tuy nhiên còn lúng túng trong việc triển khai cụ thể hoặc có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp cần thấy rằng việc triển khai thương mại điện tử khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự chọn cho mình mô hình thương mại điện tử phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng tài chính của mình.
Trên cơ sở mô hình đã chọn, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính trên cơ sở đầu tư vào thiết bị và công nghệ, đầu tư nguồn lực con người, v.v...
2.3. Tích cực tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn Giao dịch là một trong những hình thức hỗ trợ thương mại điện tử quan trọng nhất. Thay vì phải tự hình thành một website riêng, doanh nghiệp có thể giới thiệu về mình, tìm kiếm đối tác, khách hàng và tận dụng được nhiều lợi ích kèm theo từ các sàn giao dịch trực tuyến. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm mặt hàng, đối tác trên các sàn giao dịch vốn đã nổi tiếng trên thế giới như (Hàn Quốc), (Mỹ) ...
II. MỘT SỐ KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Xây dựng website thương mại điện tử
1.1. Mục đích xây dựng website thương mại điện tử
Thông qua website doanh nghiệp có thể công bố một cách thường xuyên các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Những chức năng trả lời tự động các câu hỏi, các cơ sở dữ liệu cho phép cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu. So sánh với hình thức cung cấp qua catalogue thì hình thức qua trang web tỏ ra hiệu quả hơn, nhanh nhạy hơn.
Nhờ có trang web, khách hàng có thể được phục vụ một cách có hiệu quả hơn. Có được điều này là nhờ website cung cấp cho khách hàng các gợi ý, các thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ. Số lượng người tham gia Internet có thể tạo ra thị trường đông đảo nhất và đây là những khách hàng có trình độ học vấn, hiểu biết, có địa vị ổn định và thu nhập từ trung bình trở lên. Phần đông những khách hàng này lại là giới trẻ, năng động và nhu cầu đa dạng. Tiếp cận được với các khách hàng Internet nói trên sẽ là điều kiện để doanh nghiệp thành công.
1.2. Thiết kế website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử cũng như website thông tin cần thiết kế sao cho bắt mắt, dễ thấy và dễ truy nhập. Có một số lưu ý khi thiết kế website thương mại điện tử.a) Các vùng của trang chủ website
Trang chủ website được chia thành 6 vùng, các vùng có ý nghĩa khác nhau.
Vùng 1 - thường được dùng để đặt logo, biểu tượng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa có thì hãy khẩn trương thiết kế, vùng này không nên đặt các thông tin khác.
Hình 1. Cácvùng của một website
Vùng 2 - thường dùng để đặt banner hay hình ảnh, chữ đặc trưng cho doanh nghiệp. Có nhiều trang web vùng 1 và 2 liên kết làm một, và cũng như vùng 1 - không nên đặt các thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Vùng 3, 4, 5 là các vùng hết sức nhạy cảm của trang web. Khi mở trang web người truy cập thường nhìn theo chiều mũi tên và vì vậy vùng 3 nên dùng làm nơi đặt các mục nội dung của trang web, vùng 4 và nửa trên của vùng 5 nên dành cho các sản phẩm, dịch vụ mới. Việc sắp xếp như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, người truy cập sẽ nhanh bắt được thông tin hơn khi lướt web.
Vùng 6 và nửa dưới của vùng 5 là vùng ít nhạy cảm hơn nên dùng để đặt các thông tin ít thay đổi, ví dụ như giới thiệu lịch sử hình thành công ty, cơ cấu tổ chức, địa chỉ hay đặt các logo liên kết tới các site của khách hàng quen thuộc.
b) Tổ chức từng vùng
Trong từng vùng website cần tổ chức khoa học, chặt chẽ, các đề mục rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng những cụm từ có nhiều nghĩa dễ gây nhiểu nhầm. Từng vùng chia thành các phần và sắp xếp các nội dung từ trên xuống dưới theo mức độ quan trọng giảm dần. Tổ chức từng vùng đơn giản, dễ hiểu.
c) Thời gian tải nhanh
Do có nhiều khách hàng truy cập trang web bằng modem với tốc độ 28.8, 33.6 hay 57.6 nên trang web phải nhẹ. Có một nguyên tắc là 30 phút trước màn hình dài như 10 phút vậy. Do vậy các ảnh nên thu nhỏ dung lượng, thường 5 Kb và không nên vượt quá 10 Kb. Không nên đăng các ảnh vô bổ, thông tin không cần thiết. Đừng bắt khách hàng phải xem những gì họ không muốn.
d) Phông chữ
Không nên dùng nhiều phông chữ, nếu cần phải nhấn mạnh thì dùng cỡ chữ đậm hay dùng màu, song tránh loè loẹt. Các bảng biểu cần lưu ý đến việc khách hàng dùng các trình duyệt khác nhau, có những trình duyệt không đọc được bảng biểu. Khi thiết kế doanh nghiệp cần yêu cầu các nhà chuyên môn đảm bảo điều này. Khách hàng khi truy cập trang web sẽ hài lòng nếu trong quá trình thiết kế ta đã lưu ý đến trình duyệt mà họ sử dụng. Phần lớn người dùng hiện nay sử dụng trình duyệt Internet explore và có xu hướng ngày càng tăng.
e) Một số lưu ý khi thiết kế trang web
Cần tạo các đường liên kết ở các trang để khách hàng dễ dàng truy cập thông tin.
Khách hàng mới thường thích trang web sống động, khách hàng quen hay các nhà kinh doanh có trình độ thường chú ý đến dữ liệu, con số, sự rõ ràng và trung thực.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Khách hàng vào mạng nếu vì một lý do nào đó không muốn đặt hàng qua mạng thì họ có thể đặt qua fax hay gửi email.
Trang web phải có địa chỉ rõ ràng, khi cần khách hàng có thể gửi thư, điện thoại. Những trang web không có địa chỉ rõ ràng sẽ làm khách hàng kém yên tâm.
Cần thu hút khách hàng đến xem, không dụ dỗ khách mua hàng. Họ đã đến xem và sau khi xem xong cái đọng lại trong đầu họ là quan trọng nhất.
Phải có feedback để khách hàng trao đổi thông tin với doanh nghiệp có website.
1.3. Xây dựng nội dung website thương mại điện tử
Trang web cần phải có đoạn văn giới thiệu về trang web và doanh nghiệp chủ của trang web.Tuỳ theo mục đích của từng thời kỳ mà trang web có nội dung khác nhau. Cần phân tích để xác định nội dung nào cần thiết, không nên đưa vào trang web những nội dung vô bổ, khách hàng không quan tâm. Doanh nghiệp có nhiều đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng không phải tất cả đều đưa lên trang web, chỉ nên đưa những địa chỉ, những lĩnh vực hoạt động mà khách hàng quan tâm. Cũng như vậy không nên đưa những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã hết công suất, không có khả năng tăng thêm hay các sản phẩm, dịch vụ chỉ phục vụ nội bộ. Tuy nhiên hàng tồn kho, chậm luân chuyển vẫn có thể đặt lên chào bán trên mạng.
Các nội dung đã đăng tải trên trang web cần biên tập sao cho ngắn gọn, rõ ràng, không dùng những từ hai nghĩa dễ gây hiểu lầm. Với văn học cách nói ám chỉ là hiệu quả nhưng dùng cách đó để biên tập lời văn trong trang web thì đó là tối kỵ. Nên chú ý rằng nhiều khi gạch đầu dòng còn hiệu quả hơn là viết.
Khi biên tập nội dung nhất thiết phải đứng ở vị trí khách hàng, đưa lên trang web những gì mà khách hàng cần, loại bỏ những gì mà khách hàng cho là thừa, vô bổ.
Phải kiểm tra cẩn thận, soát morat, tiêu đề. Nếu cần, in ra giấy để kiểm tra. Cần tránh việc đưa văn bản với dung lượng lớn. Nếu buộc phải làm thì hãy phân nhỏ thành nhiều phần.
1.4. Quảng bá và duy trì website thương mại điện tử
a) Quảng bá trang web
Tên miền
Để quảng bá (đăng tải) trang web cho khách hàng truy nhập cần phải đăng ký tên miền. Tên miền chính là địa chỉ trên Internet của website. Internet như một đại lộ kéo dài qua tất cả các nước trên thế giới, website của doanh nghiệp như một cửa hàng trên đại lộ đó, tên miền chính là tên cửa hàng. Như vậy bất kỳ ai có website trên Internet đều phải đăng ký tên miền.
- Tên miền được phân loại nhờ phần mở rộng cách phần chính bởi dấu chấm (.), ví dụ:
.com: dành cho thương mại
.biz: dành cho kinh doanh
.gov: dành cho Chính phủ
.org: dành cho các tổ chức
.edu: dành cho giáo dục
.v.v..
Tên miền có 3 phần: tên của website, phần mở rộng và tên nước (quốc gia). Các doanh nghiệp nên sử dụng tên miền có phần mở rộng là .com hay .biz
Tên của website cần đặt ngắn gọn, phản ánh được đặc trưng, nét nổi bật của trang web của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng có thể sử dụng luôn tên này. Ví dụ: vinamilk.com.vn, IBM.com, trungnguyen.com.vn
Phần tên quốc gia được quy định thống nhất là hai chữ cái, các tên miền đăng ký ở Việt Nam được tự động có đuôi là .vn. Đuôi .vn còn thể hiện rằng máy chủ chứa trang web (hosting server) đặt tại Việt Nam.
Tên miền do Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính viễn thông quản lý. Các chủ thể hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam được đăng ký tên miền .com.vn, .net.vn, .org.vn, .edu.vn, .ae.vn, .int.vn, .gov.vn, .vn. Cá nhân được đăng ký tên miền có đuôi .com.vn, .biz.vn, .info.vn, .pro.vn, .name.vn
Để đăng ký cần truy cập website của vnnic (www.vnnic.net.vn) để kiểm tra sự tồn tại của tên miền muốn đăng ký. Những tên miền đã có, sẽ không được phép đăng ký, phải lựa chọn tên miền khác để bảo đảm tính chất không trùng lắp.
Sau khi khai báo tên miền được VNNIC niêm yết công khai 3 ngày trên mạng. Sau khi nộp phí tên miền sẽ được đưa vào danh sách tên miền được cấp phát.
Chi phí để đăng ký tên miền lần đầu là 930.000 đ/năm, trong đó chi phí cho đăng ký là 450.000 đ, chi phí cho duy trì tên miền là 480.000 đ. Từ năm thứ hai trở đi chỉ cần phải nộp phí duy trì là 480.000 đ/năm.
Hiện nay VNNIC có các đại lý, doanh nghiệp có thể thông qua các đại lý này để đăng ký tên miền:
Công ty Hi-Tek Multimedia (
Công ty FPT (
Trung tâm Thông tin Thương mại (
Công ty cổ phần phần mềm đại lộ (
Công ty tin học bưu điện TP Hồ Chí Minh (
Doanh nghiệp cần nhận thức rằng website là một kênh thông tin quan trọng. Do vậy cần phải quan tâm đến website. Website có đông khách sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn phát đạt, ngược lại website hỏng, ít người thăm đồng nghĩa với mất khách. Khi hosting doanh nghiệp cần được các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo rằng người ta có thể truy cập trang web của doanh nghiệp bất cứ lúc nào, tải về phải nhanh nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ hosting phải có đường Internet leased line băng thông rộng. Một điểm hết sức quan trọng là doanh nghiệp phải được thông báo định kỳ về tình hình khách hàng truy nhập vào trang web. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng thường bỏ qua việc này để giảm chi phí, cạnh tranh về giá. Việc nắm được số lượng người truy nhập từng mục của trang web sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh các nội dung để trang web ngày càng hữu hiệu.
Quảng bá:
Sau khi có được website, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc làm sao mọi người biết đến? Vào thời điểm cuối năm 2004, có khoảng hơn 40 triệu website tồn tại trên mạng Internet với hơn 8 tỷ trang web. Nếu ta không chú trọng marketing cho website thì nó sẽ nhanh chóng chìm sâu trong hơn 8 tỷ trang web này. Theo một thống kê, hiện ước tính mỗi tháng có gần một triệu website mới ra đời trên toàn thế giới. Xin nhấn mạnh rằng: hiện giờ khâu marketing (quảng bá hay tiếp thị) website của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa được chú trọng. Có nhiều website rất đẹp, xây dựng rất công phu, để rồi sau khi được online (trực tuyến), trong nhiều tháng nhiều năm liền chỉ có vài trăm hay vài nghìn người vào xem. Như vậy, hoàn toàn lãng phí tiền của và công sức xây dựng website.
Lựa chọn những nơi hosting là những đầu mối, cổng thông tin của quốc gia, của ngành hàng là hết sức hiệu quả vì nó giảm thiểu sự phức tạp cho khách hàng trong truy tìm thông tin. Đặt website ở những nơi thiếu thông tin chung không có hiệu quả bằng đặt ở những đầu mối thông tin chuyên ngành.
Việc giới thiệu website trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí là một việc làm cần thiết. Không cần phải giới thiệu dài, đôi khi chỉ là một khung nhỏ, đăng tên và địa chỉ website ở một vị trí cố định trên một cuốn tạp chí chuyên ngành trong một thời gian nhất định.
Có một số biện pháp khác cũng hay được sử dụng là trao đổi logo, banner với các website khác, thông báo tài trợ cuộc thi, cung cấp dịch vụ miễn phí... Cần lưu ý rằng doanh nghiệp phải tự duy trì website của mình, tránh tình trạng khoán cho công ty xây dựng website vì đơn vị thiết kế website nhiều khi không hiểu hết được ý đồ của doanh nghiệp, không quan tâm đầy đủ đến nội dung của website nên không cập nhật kịp thời những thông tin mới.
Để duy trì tốt website phải có sự tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng, phải quy định rõ những thông tin nào đưa lên website và ai là người có trách nhiệm cung cấp thông tin đó cho cán bộ quản lý website. Khi có những thay đổi như có sản phẩm mới, dịch vụ mới, thay đổi nhân sự ngoài việc đăng tải trên trang web còn cần phải gửi thông báo đến các khách hàng quen thuộc.
b) Duy trì trang web thương mại điện tử
Cập nhật
Việc cập nhật nội dung trang web có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của trang web. Trang web có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc cập nhật. Tính tích cực chủ động của doanh nghiệp trong tham gia thương mại điện tử còn thể hiện ở việc cập nhật thông tin cho trang web. Yêu cầu cập nhật thông tin cho trang web phụ thuộc vào tính chất của trang web xây dựng để bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ. Nếu là trang web cung cấp dịch vụ thì mức độ cập nhật yêu cầu thường xuyên hơn.
Việc cập nhật trang web tuy đơn giản nhưng lại là một công việc rất khó khăn và có rất nhiều trang web đã không thực hiện được dẫn đến trang web "bị chết" và doanh nghiệp lãng phí tiền bạc chi cho xây dựng trang web. Để nhẹ bớt công việc, có một số doanh nghiệp khoán việc này cho công ty tin học đã xây dựng trang web cho mình thực hiện. Đấy là một sai lầm. Việc xây dựng trang web có thể thuê các công ty tin học thực hiện nhưng việc cập nhật thì không thể, vì các công ty này không thể hiểu và thực hiện tốt công việc như doanh nghiệp. Do vậy trước khi bắt tay vào xây dựng trang web, doanh nghiệp hãy tính đến việc cập nhật.
Việc cập nhật thực ra là không khó về kỹ thuật, nó chỉ đòi hỏi cán bộ cã trình độ tin học văn phòng, nhưng nó đòi hỏi sự tổ chức. Trong một chừng mực nào đó, các doanh nghiệp hay e ngại vì thường không quen với tổ chức, biên tập thông tin. Để cập nhật tèt thông tin cho trang web, trước hết cần phải giao nhiệm vụ cho một người/ nhóm người chịu trách nhiệm. Đừng để họ phải đi khắp các phòng ban để tìm kiếm thông tin cho trang web. Hãy áp dụng nguyên tắc Thông tin phát sinh ở đâu thì nơi đó phải cung cấp cho những người chịu trách nhiệm cập nhật thông tin cho trang web.
Biểu 4. Mức độ cập nhật thông tin của các loại trang web (%)
Mức độ cập nhật
Trang Web hàng hoá
Trang web dịch vụ
Hàng ngày
27
27
Hàng tuần
22
35
Hàng tháng
28
17
Thỉnh thoảng
23
23
Mở rộng dân số của trang web
Dân số trang web chính là khách thăm viếng trang web. Trang web được càng nhiều người ghé thăm thì dân số càng lớn. Dân số của trang web được chia ra dân số thường xuyên hay dân số chính và dân số vãng lai hoặc dân số mới. Cả hai loại dân số này đều luôn biến động. Dân số mới thường bị hấp dẫn bởi tính bắt mắt của trang web, bằng hàng hoá, dịch vụ và chính sách tốt. Dân số chính lại quan tâm đến sự trung thực của thông tin, số liệu và tính tín nhiệm của doanh nghiệp. Do vậy việc chăm sóc các loại dân số này khác nhau. Người chủ trang web phải quan tâm đến dân số của mình và phải làm sao thu hút họ. Phải xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty. Hiện nay 90% trang web phục vụ mục đích này là chính. Cần phải coi địa chỉ Internet như một phần không thể thiếu của chiến lược xây dựng hình ảnh công ty, xây dựng thương hiệu. Phần lớn các trang web hiện nay ở nước ta mới dừng ở mức cung cấp thông tin một chiều, chưa có sự tương tác với dân số của mình.
Trong việc duy trì dân số của trang web cần chú ý nguyên tắc Pareto: 20% khách hàng đem lại 80% doanh thu cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác có 1/5 dân số của trang web là người tạo ra giá trị bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp. Do vậy số khách này cần sự chăm sóc đặc biệt. Để giữ được số khách hàng này cần áp dông nguyên tắc hãy cung cấp cho họ cái mà người ta quan tâm. Có nhiều phương pháp thực hiện:
Doanh nghiệp có thể bán hàng bổ sung. Ví dụ bán dụng cụ thể thao thì bán thêm đồ thể thao như quần áo, giày, găng tay; bán cà phê thì bán thêm sữa, đường, phin pha hay thức ăn kèm.
Bán hàng như lần trước nhưng có giảm giá.
Gửi thư thông báo, thăm hỏi để tạo liên hệ với khách hàng
Bán từng phần sản phẩm. Khi sản phẩm tốt nhưng có thể giá cả chưa phù hợp ngay với túi tiền của khách hàng, ta có thể chia sản phẩm thành các phần khác nhau, phần bán trước sẽ bán với giá phù hợp thậm chí không có lãi, các phần sau sẽ bán được giá hơn vì khách hàng dễ chấp nhận do đã dùng và biết công dụng, chất lượng của sản phẩm.
Bán sản phẩm nâng cấp. Ví dụ hãng phần mềm có thể bán version đầu với giá thấp, sau đó nâng cấp lên version mới và bán với giá cao hơn.
Bán hộ sản phẩm cho người khác. Bán hộ sản phẩm cho người khác sẽ giúp cho tăng doanh thu, tăng lòng tin của khách hàng, tăng lợi nhuận. Nhưng chú ý rằng đó không phải là sản phẩm cạnh tranh. Xin nêu một ví dụ ở Trung tâm thông tin thương mại. Năm 1992, sau khi sáp nhập ba bộ Ngoại thương, Vật tư và Thương nghiệp, Trung tâm có 6 bản tin, ban đầu phát hành thông qua hệ thống phát hành báo chí của Tổng công ty Bưu chính viễn thông. Do các bản tin còn xa lạ với người dùng nên số lượng phát hành không được bao nhiêu, có bản tin chỉ bán được mấy trăm bản. Trung tâm đứng trước tình trạng không duy trì nổi các bản tin. Để giải quyết, Trung tâm đã lập phòng Phát hành chuyên lo đầu ra cho các sản phẩm của mình. Khi triển khai gặp một khó khăn lớn là các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị đều đã đặt báo của Bưu điện (Công ty phát hành báo chí Trung ương) cả rồi, người ta không muốn ký thêm một hợp đồng nữa chỉ vì mua thêm một bản tin của Trung tâm. Trung tâm đã làm việc với Công ty phát hành báo chí Trung ương xin được làm đại lý phát hành. Khi bán báo cho Công ty phát hành báo chí Trung ương, Trung tâm đã bán kèm các bản tin của mình vào. Nhờ vậy mà số lượng phát hành của các bản tin đều tăng đột biến, lại được hưởng tiền hoa hồng bán hàng 22% của Công ty phát hành báo chí Trung ương nên tình hình tài chính được xoay chuyển.
2. Xây dựng các Sàn Thương mại điện tử
Theo dự kiến, Bộ Thương mại sẽ xây dựng ở Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP Biên Hoà (Đồng Nai) mỗi nơi một sàn TMĐT, có trang bị đầy đủ, hiện đại các máy móc, thiết bị, kể cả phần mềm, đường truyền Internet tốc độ cao, có tích hợp các giải pháp bảo mật và thanh toán để các doanh nghiệp với trang bị tối thiểu (máy tính PC kết nối Internet) và nhân lực có trình độ CNTT ở mức tin học văn phòng có thể thực hiện TMĐT thông qua các sàn này. Các doanh nghiệp khi tham gia TMĐT sẽ tự mình truy cập vào sàn TMĐT để dựa trên trang web mẫu tự khai báo và xây dựng trang web TMĐT phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp mình. Do Sàn TMĐT được xây dựng với công nghệ tiên tiến nhất, có cơ sở vật chất mạnh, lại tích hợp các công nghệ thanh toán, bảo mật nên các website TMĐT của các doanh nghiệp tham gia Sàn sẽ có đủ khả năng kết nối và tiến hành thương mại điện tử với bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới. Công nghệ mà Bộ Thương mại sử dụng là công nghệ tiên tiến nhất, nó đảm bảo cho các doanh nghiệp trong cơ sở vật chất hạn hẹp vẫn có thể tiến hành TMĐT ngang tầm với các công ty lớn trên thế giới.
Sàn đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện TMĐT dạng B2C và B2B. Bao gồm siêu thị bán lẻ, bán hàng cho nhà phân phối, bán hàng qua hệ thống đại lý, bán hàng qua kênh cung cấp và dạng extended site. Extended site là một chức năng mới, nó cho phép một doanh nghiệp có thể mở các site con cho từng khách hàng để dễ quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đây là các hình thức phổ biến hiện nay trong TMĐT của một số nước.
Dự án có các hạng mục chính là xây dựng các sàn TMĐT và đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Cụ thể:
- Tại 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ xây dựng mỗi miền một sàn thương mại điện tử được trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có kết nối với các sàn thương mại điện tử nước ngoài để phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn nơi đặt sàn thương mại điện tử. Cụ thể là:
Sàn TMĐT miền Trung được xây dựng tại Khu trung tâm Hội chợ Quốc tế Hoà Cường - Đà Nẵng. Sàn TMĐT Đà Nẵng phục vụ doanh nghiệp miền Trung.
Sàn TMĐT miền Nam được xây dựng tại đường 5, phường Tân Mai, Biên Hoà - Đồng Nai. Sàn TMĐT Đồng Nai phục vụ doanh nghiệp miền Nam.
Sàn TMĐT Hà Nội sẽ được xây dựng tại ngã 3, đường Hoàng Quốc Việt và đường Phạm Văn Đồng; đối diện Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp. Sàn TMĐT Hà Nội phục vụ doanh nghiệp miền Bắc.
Sàn TMĐT Hà Nội còn có vai trò là một Trung tâm phát triển thương mại điện tử để hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ cho toàn hệ thống phát triển thương mại điện tử nói trên. Sàn TMĐT Hà Nội có thêm các nhiệm vụ:
Kết nối các Sàn thương mại điện tử;
Kết nối các tỉnh thành phố trên khắp cả nước;
Bên cạnh đó, sàn có chức năng đảm bảo về tốc độ, độ ổn định và an toàn đường truyền để phục vụ cho kinh doanh và quản lý nhà nước.
Sở dĩ TMĐT của Việt Nam được triển khai chủ yếu thông qua việc hình thành 3 Sàn TMĐT gồm cả phần ảo (phục vụ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ… qua mạng) và phần thực (bao gồm cả các phòng phục vụ cho việc trưng bày hàng mẫu…) là vì:
Một là, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp vốn rất quen thuộc với kiểu mua bán hàng truyền thống (xem tận mắt và thử món hàng trước khi mua). Thêm vào đó, TMĐT hiện vẫn còn mới mẻ với hầu hết người Việt Nam. Vì vậy, tại thời điểm này, nếu Việt Nam triển khai TMĐT hoàn toàn theo mô hình một số nước phát triển cao như Mỹ, Canada, Australia thì người tiêu dùng sẽ không dễ gì chấp nhận. Những tâm lý lo ngại như liệu trong thực tế có hàng như đã được giới thiệu trên mạng không, chất lượng hàng hoá liệu có đúng như đã chào trên mạng …sẽ cản trở việc thực hiện mua bán hàng qua mạng. Do đó, việc kết hợp phần thực trong Sàn TMĐT sẽ cho phép những khách hàng có tâm lý lo ngại trên được thoả mãn phân vân của mình.
Hai là, mặc dù TMĐT được hiểu theo nghĩa hẹp là mua bán hàng qua mạng, nhưng để giới thiệu, trình bày hàng lên mạng thì điều kiện của nhiều doanh nghiệp Việt Nam (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) hiện nay và trong các năm tới chưa cho phép họ có thể ngồi tại văn phòng và đưa hàng lên mạng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tham gia TMĐT (bán hàng qua mạng) của tất cả các doanh nghiệp, việc hình thành Sàn TMĐT với cả phần thực (bao gồm cả trụ sở, trang thiết bị và các nhân viên hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các công việc như tiếp nhận, cập nhật thông tin doanh nghiệp, mặt hàng… vào CSDL và đưa lên mạng) là một điều hết sức hợp lý và cần thiết.
Ba là, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các cam kết tiến hành TMĐT trong một số diễn đàn hoặc tổ chức kinh tế thế giới (như ASEAN, APEC), Việt Nam chưa thực sự tạo được một địa chỉ chuyên nghiệp có uy tín về giao dịch TMĐT. Cho nên, việc tạo lập uy tín TMĐT Việt Nam trên thế giới ngay trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai là một điều quan trọng. Do vậy cần thiết phải xây dựng Sàn TMĐT không chỉ đơn thuần là phần ảo mà có cả phần thực gồm trụ sở riêng với các chuyên gia có trách nhiệm kiểm chứng, đảm bảo tính trung thực, chính xác của các thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng tham gia TMĐT. Các Sàn TMĐT sẽ là tuyên ngôn của Chính phủ Việt Nam về phát triển TMĐT.
Ngoài ra còn có vấn đề là: tại sao lại không xây dựng cho mỗi địa phương một Sàn TMĐT. Trên thực tế, điều này là hết sức tốn kém và không cần thiết, bởi lẽ trong xu hướng phát triển tất yếu của TMĐT Việt Nam, sau một số năm triển khai, người tiêu dùng sẽ quen và tin vào TMĐT theo đúng nghĩa là mua bán hàng qua mạng. Việc đặt 3 sàn TMĐT ở trung tâm 3 miền đất nước để làm các đầu mối hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT phát triển trên toàn quốc. Thêm vào đó, xét về mặt giải quyết tâm lý cho người tiêu dùng, thì sự thoả mãn về phương thức kinh doanh TMĐT (cụ thể là việc được tận mắt xem hàng tại gian trưng bày và mua hàng qua mạng) của người mua hàng tại 3 thành phố lớn sẽ tạo nên hiệu ứng lan toả sang các tỉnh, thành khác trong cả nước. Về mặt ý nghĩa kinh tế-xã hội, việc xây dựng 3 Sàn ở trung tâm 3 miền đất nước còn góp phần tạo nên sự phát triển cân đối ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, kinh nghiệm phát triển TMĐT trên thế giới, đặc biệt ở một số nước châu Âu và Trung Quốc cho thấy rằng việc kết hợp cả ảo và thực trong phát triển TMĐT là một điều đúng đắn.
2.1 Các chức năng chính của Sàn thương mại điện tử
Marketing.Theo dõi khách hàng, trợ giúp cho doanh nghiệp chăm sóc khách hàng, tiếp thị bán/ mua hàng hoá, sản phẩm của doanh nghiệp
Catalogue.
Có chức năng tạo catalogue sản phẩm, dịch vụ dễ dàng, thân thiện.
Các dịch vụ sản phẩm đăng trong catalogue có thể phục vụ quảng bá rộng rãi (không hạn chế) hoặc hạn chế chỉ dành cho một số đối tượng mà doanh nghiệp đã xác định trước, chỉ trong trêng hợp đó mới cho hiển thị.
Liên kết trong nhóm các catalogue của Sàn để tạo nên CSDL về sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu chung của nhóm doanh nghiệp khi thiết lập site của mình.
Có chức năng xử lý đơn hàng, đặt hàng tương tự, đặt hàng có lịch trình, theo dõi tình hình thực hiện các đơn hàng.
Quản lý kho hàng, liên kết hàng trong kho với đơn hàng.
Tích hợp các giải pháp bảo mật, chữ ký điện tử, có hệ thống chứng thực điện tử kÌm theo.
Có các modules để có thể tích hợp với các hệ thống thanh toán trực tuyến chuẩn của ngân hàng.
Có chức năng đấu giá theo các kiểu đấu giá quốc tế thường áp dụng.
Có chức năng cho phép gọi đấu thầu hàng hoá, dịch vụ.
Có các hỗ trợ về ngôn ngữ (Việt, Anh), tiền tệ (các loại tiền tệ thông dụng mà các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng), chuyển đổi ngày, giờ, tra cứu thuế XNK, khai báo hải quan và nộp thuế XNK.
Cho phép doanh nghiệp liên kết với nhau để thực hiện một đơn hàng mua/bán.
4. Có các form, mẫu chuẩn dùng trong TMĐT ( mẫu hợp đồng, đơn hàng, thanh toán, thoả thuận...)
5. Có hệ thống thư điện tử ở cả hai chế độ mật và không mật.
6. Có chức năng Portal.
Sàn TMĐT kết hợp với thư viện ảo về TMĐT. Các chức năng xử lý và lưu trữ tất cả các văn bản, tin tức tình hình thị trường hàng hoá, giá cả, cơ hội kinh doanh, thông tin về các thành viên.
Cung cấp cho sàn TMĐT
Các thông tin cần thiết về doanh nghiệp, mặt hàng có nhu cầu tham gia sàn TMĐT của doanh nghiệp.
Hàng hóa mẫu để trưng bày tại phòng trưng bày hàng của sàn TMĐT (nếu có nhu cầu).
Kết nối website riêng của doanh nghiệp (nếu có) với sàn TMĐT theo hướng dẫn và trợ giúp của sàn.
Nguyên tắc lựa chọn :
Khuyến khích mọi doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt vị trí địa lý tham gia sàn trên cơ sở đáp ứng tiêu chí sau:
+ Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức phải có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch.
(1) Doanh nghiệp đăng ký tham gia vào sàn TMĐT tại Trung tâm xúc tiến TMĐT của các Sở TM/TM-DL địa phương khi đăng ký phải cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng tham gia sàn. Đồng thời, Trung tâm xúc tiến TMĐT của Sở TM/TM-DL địa phương có trách nhiệm kiểm chứng các thông tin đó. Tuy nhiên, tại Hà Nội, TP Biờn Hoà, TP Đà Nẵng, doanh nghiệp có thể làm thủ tục đăng ký trực tiếp tại các Sàn TMĐT tương ứng.
(2) Trung tâm xúc tiến TMĐT của các Sở TM/TM-DL địa phương gửi các thông tin đã được kiểm chứng tới Sàn TMĐT (Trung tâm xúc tiến của các Sở TM/TM-DL miền Bắc gửi tới Sàn TMĐT Hà nội, Trung tâm xúc tiến của các Sở TM-TM-DL Miền Nam gửi tới Sàn TMĐT Miền Nam, và Trung tâm xúc tiến của các Sở TM/TM-DL miền Trung gửi tới Sàn TMĐT miền Trung).
2.2. Cấu trúc mô hình kinh doanh B2C trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử
Trong TMĐT có rất nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau, dựa trên cơ sở đó, Bộ Thương mại đã xây dựng giải pháp cho từng mô hình cụ thể. Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp mà Bộ Thương mại hỗ trợ để áp dụng.
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có một giải pháp thương mại bao gồm :
Cấu trúc một tổ chức
Vai trò của người dùng
Các quyền truy cập
Các tiến trình xử lý kinh doanh.
Mô hình B2C hỗ trợ các giao dịch thương mại giữa nhà cung cấp hàng hoá đến trực tiếp người tiêu dùng, các thông tin giao dịch bao gồm hàng hoá, dịch vụ và thông tin. Trong mô hình B2C, người tiêu dùng mua hàng trực tiếp của nhà cung cấp, thông thường là người bán lẻ. Nhà cung cấp có thể là một người bán lẻ, một nhà sản xuất bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối đại lý. Ví dụ : một doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người dùng thông qua danh mục hàng hoá (Product Catalogue) thì được coi là mô hình mua bán trực tiếp Business - to - Customer.
a- Các công cụ trên Store :
Open/Close : Mở/đóng kho hàng
Change Profile : Các thông tin mô tả về kho hàng như là tên kho hàng, địa chỉ liên hệ, ngôn ngữ, và các loại tiền tệ có thể thanh toán (USD, EURO, Chinese Yuan, Japanese Yen, v.v.)
Change page : Thay đổi trang thông tin mô tả kho hàng như là tiêu đề trang chủ, các thông báo của các trạng thái đặt hàng.
Upload Logo : Thiết lập nhãn hiệu cho kho hàng
Change Style : Thiết lập các trang mẫu hiện thị và màu sắc, banner cho hệ thống Website.
Manager File : Quản lý các File và ảnh
Change Flow : Quản lý các qui trình đặt hàng. Cho phép hoặc không cho phép xuất hiện các bước trong quá trình mua hàng như: trạng thái mua hàng, giỏ hàng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, cho phép hay không cho phép hiển thị các chiến dịch Marketing, v.v...
Change shipping: Hình thức và thời gian, địa điểm giao hàng, phí giao hàng.
Change tax : Thiết lập các hình thức và mức thuế. Với mỗi quốc gia chúng có thể thiết lập nhiều hình thức Thuế khác nhau.
Payment Settings : Thiết lập các hình thức thanh toán. Chúng ta có thể thiết lập các hình thức thanh toán trực tuyến hoặc không, có thể thiết lập các hình thức thanh toán như Connect 24, Visa, ACB, v.v…
Fulfillment Centers : Trung tâm thực thi nơi mà các sản phẩm được chuyển đến cho khách hàng (Shipping to customers). Một kho hàng có thể có nhiều trung tâm thực thi. Các tác vụ chính của trung tâm thực thi là : Picking – Lựa chọn sản phẩm; Packing - đóng gói sản phẩm, Shipping – Gửi đến cho khách hàng.
Return Reasons : Các lý do trả lại hàng hoá như là lỗi về sản phẩm gửi đi, lỗi do vận chuyển, các sản phẩm còn có thiếu sót.
Inventory Adjustment code : Kiểm kê và thiết lập các mã điều chỉnh.
Report delivery settings : Thiết lập các báo cáo theo dạng text, ngày tháng hay theo quý.
Collaborative Workspaces (các vùng làm việc tương tác) : điều chỉnh các điều khoản và điều kiện hợp đồng giữa người mua và người bán.
b- Các công cụ trên Marketing :
Customer segments : (phân loại khách hàng) :
Thu thập tất cả các thông tin về khách hàng (tên, tuổi, địa chỉ, văn hoá, trình độ, mặt hàng hay mua).
Dựa trên mỗi tính chất của khách hàng mà người bán hàng có thể đưa ra chào mời các hàng hoá phù hợp. Chẳng hạn một khách hàng là sinh viên, khi mua hàng xong người bán hàng có thể đưa ra một cửa sổ pop-up chào mua một quyển sách.
2. Compaigns (Chiến dịch vận động):
Tạo và quản lý một chiến dịch quảng cáo tiếp thị
Tạo ra một chiến dịch tiếp thị thông qua Web & mail
Phân tích kết quả thu được sau chiến dịch
3. Capaign Activities:
4. Promotions (xúc tiến bán hàng) : Xúc tiến bán hàng (promotion). Phân loại các kiểu xúc tiến (Who, When, How much).
5. E-Marketing Sport (Những điểm tiếp thị điện tử ) :
E-marketing spots là những điểm được dành sẵn trên website cho phép hiển thị các thông tin tiếp thị như các thông tin về các đợt khuyến mãi, giảm giá.
Thông tin trong các điểm tiếp thị này được phát sinh dựa trên các luật đi kèm với nó trong quá trình điểm tiếp thị này được định nghĩa.
Tạo ra các điểm tiếp thị (e-marketing spots)
6. Ad copy :
Phân loại thông tin quảng cáo.
Tạo ra các thông tin quảng cáo.
Mỗi thông tin quảng cáo được gắn với một action cụ thể (như thông tin đó hiển thị sau khi người mua hàng thực hiện thêm một sản phẩm vào giỏ hàng thì tuỳ theo catalogue của sản phẩm khách hàng vừa thêm vào, kho hàng có thể đưa ra các quảng cáo cho các sản phẩm cùng loại).
c- Công cụ trên Merchandise :
Catalogue Management: Quản lý danh mục các sản phẩm. Các catalogue được lưu trữ theo cấu trúc cây thư mục
Find Catalogue Entries : Tìm kiếm các sản phẩm thuộc các danh mục sản phẩm.
Find Categories : Tìm kiếm các danh mục sản phẩm
Find Bundes or Kits : Tìm kiếm các sản phẩm đóng gói và trang bị cần thiết.
Find Merchandising Associations : Tìm kiếm các doanh nghiệp, các hiệp hội buôn bán.
Sales Catalogues : Danh mục hàng bán
Catalog Import: Danh mục nhập
Expected Inventory : Biên nhận chờ xử lý
Verdors : Quản lý các nhà cung cấp
Product Advisor
Guided Sell
Product Advisor Statistics
Product explorer Statistics
Product Companison Statistics
Sales Assistant Statistics
d-Công cụ trên Auctions :
Auctions: Bán đấu giá nhằm xác định tiềm năng của thị trường đối với một mặt hàng hoặc xác định mức giá đối với một sản phẩm. Sàn hỗ trợ 03 kiểu bán đấu giá:
Open cry – tất cả các bidder (người tham gia đấu giá) biết các thông tin của nhau.
Sealed bid – thông tin của các bidder chỉ người quản trị được biết, tất cả các bidder không biết các thông tin về giá của nhau.
Dutch – Không yêu cầu bidder đặt giá khởi điểm mà người quản trị đặt giá sàn và thông báo tới các thành viên tham gia đấu giá để xem ai chấp thuận giá này không. Thông thường sẽ đặt ra một giá cao sau đó giảm dần tới khi có bidder đồng ý mua.
View Auctions : Hiển thị các kiểu đấu giá.
Find Auctions : Tìm kiếm Auctions.
Auction Styles : Kiểu đấu giá.
Bid Rules : Luật thiết lập đề ra mức ra khởi điểm thấp nhất mà các Bidder đưa ra, mức tăng tối thiểu trong mỗi lần đấu giá, số lượng tối thiểu đặt mua.
e) Công cụ trên Operation
Create New Customer : Tạo lập khách hàng mới
Operational Report : Các loại báo cáo có trong hệ thống Sàn:
Thống kê tình trạng – Tình trạng các báo cáo, các đơn hàng đối với các sản phẩm.
Báo cáo tổng kết các đơn hàng.
Báo cáo về các sản phẩm được ưa chuộng (được đặt hàng nhiều nhất và nhiều người đặt nhất.
Các sản phẩm bị trả lại nhiều nhất (tiêu biểu – Outstanding).
Thống kê các biên nhận chờ xử lý (expected inventry record receipt.
Các báo cáo thống kê theo vùng địa lý.
Customer Care : Dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua hệ thống Chat.
Customers Care Queue : Dịch vụ chăm sóc khách hàng theo kiểu hàng đợi cho phép chúng ta chuyển các thông tin cần thiết để phục vụ khách hàng như là các thông tin về chuyến hàng, ngày giờ, địa điểm, mã số đơn hàng, số lượng hàng và cũng cho chúng ta biết được có bao nhiêu người cần phục vụ.
Returns: Quay lại
Find Returns : Tìm kiếm các đơn hàng trả lại
Inventory Reports: Báo cáo hàng tồn kho
Approve Payment : Chấp nhận thanh toán
Deposit Payment : Chi đặt cọc
Settle Payment : Thiết lập thanh toán
Find Payment : Tìm kiếm thanh toán
Find Payment Batch : Tìm kiếm một tập thanh toán
III/ KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG TMĐT Ở NHỮNG DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY.
Internet đã xuất hiện ở VN từ những năm 1997, tuy nhiên số lượng người dân sử dụng dịch vụ này là rất ít. Trong khi đó trên thế giới TMĐT đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến (nhờ trực tiếp vào internet) và đạt được những thành công rất tích cực đối với sự phát triển của “xa lộ số” và nền kinh tế đất nước. Một bằng chứng đã chứng minh rằng những nước phát triển trên thế giới đều có một nền CNTT phát triển.
Ở Việt Nam, người dân, những nhà doanh nghiệp tiếp xúc với TMĐT là quá chậm, ngay cả trong quan điểm của những nhà DN cũng không sẵn sàng với việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh vì cho đó là “mạo hiểm”. Tất nhiên quan điểm đó cũng không hề sai, nhưng nó lại cho thấy một điều “khả năng về sử dụng TMĐT của các doanh nghiệp VN là rất thấp và kỹ thuật về TMĐT còn nhiều vấn đề !”
Tuy nhiên bằng sự nỗ lực không ngừng, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, TMĐT lại trở nên thực sự cần thiết và phát huy cao độ vai trò của mình, cũng như vậy “hành lang pháp lý” và quy cách kỹ thuật phát triển, cộng với nhận thức đúng đắn của các doanh nghiệp việt nam đã, đang thúc đẩy thương mại điện tử ngày một phát triển hơn trong tương lai.
Thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mở cửa thị trường là phải làm ăn, đối mặt, cạnh tranh khốc liệt với những nền kinh tế phát triển và đặc biệt có thời gian phát triển về TMĐT, CNTT mạnh mẽ trên thế giới, nếu không cẩn thận và có những giải pháp đúng đắn cũng như “tỉnh táo” sẽ rất dễ bị tụt hậu một cách đáng kinh sợ.
Lịch sử của TMĐT ở Việt Nam trước đây chỉ ở dạng hết sức giản đơn, cũng chính vì thế sự chậm trễ đến 10 năm so với thế giới và hiện tại các DN Việt Nam đang đứng trước những khó khăn gì và họ có giải pháp gì cho những khó khăn đó :
Tìm hiểu một công ty kinh doanh TMĐT, chuyên cung cấp những thông tin về giáo dục của những người rất trẻ ở Hà Nội : www.thongtìngiaoduc.com.vn . Được hỏi về những khó khăn khi kinh doanh ứng dụng TMĐT trong một lĩnh vực “thông tin giáo dục” - một kênh kinh doanh mới đối với VN, chị Trần Thị Thu Trang – Giám đốc công ty cho biết : Khó khăn mà công ty chúng tôi gặp phải khi ứng dụng TMĐT trong kinh doanh có rất nhiều :
“(1). Không sở hữu được nhiều công nghệ hiện đại mà thế giới đang áp dụng để triển khai TMĐT và cũng có thể khó lòng mà áp dụng được.
(2). Vấn đê thanh toán và bảo mật chưa thể thực hiện được --> là 1 rào cản lớn nhất khi triêrn khai TMDT nhăm tối đa hóa sự tiện dụng cho khách hàng.
(3) lĩnh vực kd TMDT bị giới hạn do nhận thức của thị trường/kh về TMDT chưa được đào tạo và nâng cấp
(4) sự pt của các cơ sở hạ tầng thông tin khác (như mobile, internet,..) chưa tích hợp được với TMDT nhiều.
(5) Người làm kinh doanh ở Việt Nam chưa hẳn là người hiểu biết sâu về kinh doanh TMDT”
Đó là những khó khăn mà xuất hiện ở hầu hết các DN Việt Nam hiện nay, mặc dù có sự hiểu biết về TMĐT thì cũng khó lòng giải quyết được những khó khăn khác như “công nghệ” :”Sự phát triển TMĐT là sự đi cùng của các cơ sở hạ tầng viễn thông khác” (chị Trang phát biểu)
Một trong những khó khăn lớn nhất đối với hầu hết những người kinh doanh TMĐT là “tính bảo mật của thanh toán”, đây là một vấn đề không phải có ideal là giải quyết được, vấn đề về ứng dụng mới của công nghệ mà thực trạng cho thấy ở Việt Nam những chuyên gia về IT không thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Làm sao để khắc phục và giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải ?
“Apply cái mới trong công nghệ và test thử nghiệm tại thị trường VN ?” hoặc phải phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ và các ngành điện tử khác … đó là những suy nghĩ của những người làm nghề này.
Đến bao giờ tỷ lệ giao dịch B2B chiếm một khối lượng lớn trong các giao dịch kinh doanh thì khi đó Việt Nam mới có một nền kinh tế thực sự là “kinh kinh tế thị trường”.
Lời kết
Thương mại điện tử đã phát triển từ lâu trên thế giới và đã là một phần không thể thiếu của thương mại bởi các tiện ích của nó. Tuy nhiên, nó lại là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện còn đang bỡ ngỡ, lúng túng và còn thiếu chuyên nghiệp. Nhưng bên cạnh đó cũng đã có những doanh nghiệp đã biết tận dụng các lợi thế từ thương mại điện tử.
Việt Nam đã gia nhập WTO được một năm. Mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, các webside sẽ là một công cụ mạnh mẽ giúp cho việc hội nhập. Chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam biết cách tận dụng sức mạnh này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay.doc