Tìm hiểu trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1 Ưu điểm:
Trang thiết bị khá đầy đủ, được nhà nước đầu tư, ứng dụng các khoa học công nghệ tiên tiến.
Nhân viên đủ trình độ, năng lực, nhiệt tình
Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng đang từng bước hoàn thiện và nâng cao.
Hệ thống quản lý chặt chẽ, đề cao tính kỉ luật.
4.2 Nhược điểm:
Thiếu nguồn nhân lực, nằm vị trí không thuận lợi.
Có sự ảnh hưởng của dân cư xung quanh.
Hệ thống máy móc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SEMINAR BÁO CÁO THAM QUAN NHẬN THỨC TÌM HIỂU TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Quỳnh Anh Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Các hoạt động thực tế Thông tin về chất lượng vệ sinh môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức: 1.1. Chức năng: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Do chính phủ thông qua, Quốc hội lập ra. Gồm có: • Hệ điều trị và hệ dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu. • Hệ hồi phục chức năng, dược. Trung tâm y tế dự phòng có liên quan đến các cơ sở: - Sở Tài Nguyên và Môi Trường ( chi cục bảo vệ môi trường) - Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Sở Công An ( phòng cảnh sát môi trường). Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm. 1.2. Nhiệm vụ: - Nhiệm vụ chính của trung tâm YTDP là tuyên truyền hướng dẫn, vận động trên nhiều kênh thông tin đại chúng: truyền hình, tờ rơi, hội thảo… - Kiểm tra giám sát - Phối hợp liên ngành - Xử phạt hành chính - Đề nghị biện pháp xử lý 1.3. Cơ cấu tổ chức: Trung tâm y tế dự phòng Phòng chức năng Chuyên khoa Kiểm soát truyền nhiễm Sức khỏe cộng đồng Sức khỏe trường học Xét nghiệm Nội tiết Kiểm dịch y tế Sức khỏe nghề nghiệp Kế hoạch tài chính Tổ chức hành chính 2. Thông tin về chất lượng vệ sinh môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế: Yếu tố khí hậu cũng có sự khác biệt : Mùa mưa kéo dài theo lũ. Trong khi đó mùa hè rất nóng. Kinh tế: - Chủ yếu là nông nghiệp - Công nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống cư dân vạn đò vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vệ sinh môi trường ở các vùng sông nước tập trung dân cư vạn đò. Hoạt động của làng nghề: làng bún ở Hương Vân, Hương Toàn; đúc đồng, mây tre. Công trình vệ sinh: chuyển biến rất khó. Ở các huyện A Lưới, Nam Đông rất quan tâm rác thải. Nhìn chung chất lượng vệ sinh môi trường ở Huế cũng khá tốt. 3. Các hoạt động thực tế : Các hoạt động của trung tâm do cục y tế dự phòng chỉ đạo. Ngoài ra cán bộ y tế không được quan hệ đối tác với các tổ chức nước ngoài. Dự án trung tâm đã thực hiện năm 2011: Dự án VỆ SINH MÔI TRƯỜNG MỞ RỘNG do UNICEF tài trợ: Nội dung dự án: vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường Mục đích: Qua điều tra của LHQ thì ở Việt Nam thói quen rửa tay rất kém khoảng 3,8%.Đưa dự án nhằm nâng cao nhận thức thay đổi hành vi nói trên tăng lên 13,5%. Thời gian thực hiện trong 5 năm. Địa bàn thưc hiện: Huyện Phú Lộc. + Gồm có trong nhà trường: - Tập huấn cho GV cấp1 và cấp 2 về vệ sinh môi trường, lợi ích của việc rửa tay, các bệnh liên quan đến hành vi cá nhân. Giáo viên có nhiệm vụ truyền dẫn các kiến thức cơ bản nhất cho học sinh thông qua các buổi ngoại khóa. - Xây dựng công trình vi sinh, cấp nước xử lý cho các nhà vệ sinh rất hiện đại, có hệ thống bồn rửa tay xà phòng. Trong các công trình có các nội quy hướng dẫn. Thuê lao công ở trường giám sát học sinh với phụ cấp 100.000đ/tháng. + Trong cộng đồng: - Tập huấn cho mạng lưới y tế thôn bản, kiểm tra giám sát các hộ dân cư về vấn đề vệ sinh môi trường. - Phát tranh ảnh, biểu ngữ cho các địa phương. Ngoài ra còn có DỰ ÁN LÀNG VĂN HÓA VÀ SỨC KHỎE. Mục đích của dự án muốn đưa sức khoẻ vào trong bộ tiêu chuẩn công nhận làng văn hoá. Bởi văn hóa là sức khỏe, sức khỏe là văn hóa. Trong nội dung của dự án tập trung vào chủ trương toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng kinh tế phải đưa thêm vào vấn đề sức khỏe. Cần có sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... 4. Ưu, nhược điểm: 4.1 Ưu điểm: Trang thiết bị khá đầy đủ, được nhà nước đầu tư, ứng dụng các khoa học công nghệ tiên tiến. Nhân viên đủ trình độ, năng lực, nhiệt tình Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng đang từng bước hoàn thiện và nâng cao. Hệ thống quản lý chặt chẽ, đề cao tính kỉ luật. 4.2 Nhược điểm: Thiếu nguồn nhân lực, nằm vị trí không thuận lợi. Có sự ảnh hưởng của dân cư xung quanh. Hệ thống máy móc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. 5. Nhận xét, đánh giá: Cần đào tạo đội ngũ cán bộ có tay nghề và đạo đức nghề nghiệp khá hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baitapnhomthucte_8147.ppt