Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử

1. Lý do chọn đề tài Khổng Tử và thời đại Khổng Tử đã cách xa chúng ta hàng chục thế kỉ, thế nhưng những giá trị trong học thuyết của ông vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và nhìn nhận đánh giá lại cho phù hợp. Vấn đề sâu sắc nhất và trường tồn nhất trong học thuyết của ông đó chính là nhân sinh quan. Nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử thể hiện bản chất con người, mối quan hệ con người với con người, trong đó những luận điểm về đạo đức, nhân, nghĩa thì thể hiện rõ tính thời đại, thời sự. Về những phương diện nào đó nhân sinh quan của Khổng Tử đã tạo động lực cho sự phát triển văn hóa - xã hội ở những nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Có những thời điểm lịch sử tư tưởng Khổng Tử là tư tưởng thống trị ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số các nước đồng văn khác. Ngày nay khi nhìn lại lịch sử chúng ta vẫn thấy ở nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử còn có những luận điểm có giá trị thời đại, chẳng hạn như lí tưởng về một xã hội đại đồng, xã hội mà xã hội chủ nghĩa đang vươn tới. Tư tưởng về người đứng đầu nhà nước phải nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc. Tư tưởng Khổng Tử cũng đề cập đến một kiểu gia đình hòa thuận, con cái hiếu kính với cha mẹ. Đây là những giá trị sâu sắc mà thế hệ sau nên tiếp thu. Tác giả đề tài với tư cách là thế hệ đi sau, với niềm say mê tìm hiểu về tư tưởng Khổng Tử, xin góp phần hệ thống lại những quan điểm nhân sinh quan của Khổng Tử và đưa ra những nhận xét của mình về giá trị và hạn chế về những quan điểm đó. Chúng ta cần phải kế thừa tiếp thu những giá trị tích cực và loại bỏ những yếu tố bảo thủ trong học thuyết đó để làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam. Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài:“Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử ” để nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, đề tài gồm 3 chương: Chương I: Khổng Tử và triết học Khổng Tử 1.1. Đôi nét về thân thế và sự nghiệp Khổng Tử 1.2. Triết học Khổng Tử Chương II: Tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử 2.1. Con người trong quan hệ với trời, mệnh trời và quỷ thần 2.2. Vấn đề nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử 2.2.1. Vấn đề đạo đức 2.2.2. Vấn đề chính trị xã hội Chương III: Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đối với xã hội Việt Nam 3.1. Khái lược về tư tưởng của Khổng Tử ở Việt Nam 3.2. Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đến xã hội Việt Nam KẾT LUẬN CHUNG Khổng Tử (551-479 trCN) là một con người kiệt xuất của thời đại, xuất thân trong một gia đình cơ hàn, khổ cực thuộc dòng dõi quý tộc. Cha của ông là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Trưng Tại. Ngay từ khi mới 3 tuổi ông đã mồ côi cha, đến năm 23 tuổi ông mồ côi mẹ. Cuộc đời ông đã trải qua bao gian nan cay đắng, mặc dù tới lúc 17 tuổi ông được nổi danh và trọng dụng nhưng đến hết cả cuộc đời mình ông vẫn chưa thực hiện được hoài bão ước mơ của mình là “sửa trị thiên hạ ”. Ông qua đời, lúc 73 tuổi. Sống trong thời suy vi, loạn lạc vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con. Nhưng ông vẫn là một tấm gương nhân luân về một nhân cách con người cao thượng, một bậc trí giả, hiền nhân quân tử. Với học thuyết nho giáo ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển nền tư tưởng nhân loại thế giới, thông qua các tác phẩm Tứ Thư, Ngũ Kinh mà ông chỉ thuật lại chứ không sáng tác, ông đã bộc lộ tư tưởng triết học của mình về thế giới quan, nhân sinh quan, các học thuyết chính trị, giáo dục, đạo đức con người . Mặc dù còn mang nhiều yếu tố duy tâm và mâu thuẫn về thế giới quan, nhân sinh quan nhưng ông đã mở ra một cách nhìn nhận mới về con người, xã hội lúc bấy giờ, ông đã lý giải gần giống quan điểm của Marx: “Bản chất con người không phải là cái gì cố hữu, chung chung trừu tượng mà bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Con người sống trong xã hội luôn có sự ràng buộc quan hệ tác động qua lại với nhau, con người của Khổng Tử là con người xã hội, con người cộng đồng, gia đình, con người cần phải có đầy đủ những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, nhờ vậy mà con người mới trở thành con người có nhân, nhân là nội dung của đạo đức, lễ là hình thức biểu đạt nhân, chính danh là con đường thực hiện điều nhân.

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn có yêu cầu phải tôn kính người lớn tuổi hơn mình, tôn trọng cấp trên, nhường nhịn bạn bè đồng nghiệp. Có như thế xã hội mới tốt đẹp, mọi gia đình cha mẹ hiền từ, con cháu hiếu thảo, anh chị em đều có sự tôn trọng lẫn nhau, kính trên nhường dưới. Đấy là một gia đình hạnh phúc, nhưng để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc thì không thể thiếu cơ sở của sự hoà thuận giữa chồng và vợ. Thứ tư: về mối quan hệ chồng - vợ, trong truyền thống văn hoá Trung Quốc, quan hệ vợ chồng rất được xem trọng, nó được cho là cơ sở của ngũ luân. Khổng Tử rất chú trọng đến việc hôn nhân của quân vương, cho rằng nó phải hợp cái tốt của hai giới tính để kế thừa dòng dõi, để làm chủ xã tắc, vũ trụ, trời đất. Bên cạnh đó ông cũng coi trọng quan hệ giữa vợ và chồng, ông không hoàn toàn đồng nhất với quan niệm của các nhà nho đời Hán lấy tam tòng tứ đức làm thống soái, tuyệt đối nhấn mạnh đến quan niệm chồng là kỉ cương của vợ. Người vợ chú trọng tới phẩm hạnh mà không chú trọng tới dung mạo. Trên cơ sở ấy Khổng Tử nhấn mạnh vợ chồng phải yêu kính lẫn nhau, không chỉ người vợ phải kính trọng thuận lòng theo chồng mà chồng cũng phải tôn trọng vợ. Trong cuốn "Lễ Kí" cũng nhắc tới việc này đạo trị quốc của các bậc thánh vương ba đời: Hạ, Thương, Chu đã bao quát cả đạo lý tôn trọng người vợ, còn trong Kinh Thi đã nói vợ chồng hoà hợp như trống với đàn hay giống như một bài ca. Khổng Tử xem sự hoà hợp vợ chồng là điều kiện để gia đình phát triển. Nhưng chủ trương của ông với "tam tòng tứ đức" sau này chỉ nhấn mạnh một cách phiến diện nghĩa vụ của người vợ với người chồng. Trong tư tưởng của ông có lúc xem thường nữ giới, ông cho rằng “chỉ có đàn bà và kẻ tiểu nhân là khó dưỡng dục, gần gũi thì không theo phép mà xa cách thì oán thán”. Ông tỏ ý xem thường phụ nữ. Thứ năm: về mối quan hệ bằng hữu, trong tư tưởng Khổng Tử quan hệ bằng hữu với thành tựu nhân đức của một cá nhân có tác dụng quan trọng. Đấy chính là lấy bạn bè phụ trợ cho nhân, bởi vậy nên thận trọng trong giao tiếp bằng hữu. Khổng Tử phân chia bạn hữu ra làm hai loại là bạn có ích và bạn có hại, mỗi loại bạn đó lại chia nhỏ thành ba loại khác nhau.Ông nói: "Bạn có ích có ba loại, bạn có hại cũng có ba loại. Bạn ngay thẳng, bạn thành thực, bạn có kiến thức sâu rộng đều là bạn có ích. Bạn giả bộ uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo xiểm nịnh đều là có hại" [6. 463]. Bạn thẳng thắn thì mình nghe được lỗi lầm của mình mà sửa, bạn thành thực thì mình học được đạo đức, bạn có kiến thức thì mình học được điều hay, ba loại bạn này có ích trong việc tu dưỡng đạo đức của mình. Bạn giả bộ uy nghi thì không ngay thẳng, bạn khéo chiều chuộng thì không thành thật, bạn khéo xiểm nịnh thì không có kiến thức sâu rộng, lòng gian dối, giao tiếp với ba loại bạn này chỉ có hại mà thôi. Về quan hệ bằng hữu, Khổng Tử dùng nguyên tắc "trung tín làm chuẩn". Khi Tử Trương cùng Tử Hạ bàn luận về đạo giao kết bạn bè. Tử Hạ có chủ trương chơi được thì chơi, không chơi được thì thôi, làm như vậy thì quá cực đoan cho nên chỉ áp dụng cho tìm bạn chí thân, còn Tử Trương lại chủ trương một người có đạo đức trong giao tiếp bạn bè nên có thái độ khác nhau với từng người. Cho nên lời của Tử Trương hợp với việc giao thiệp chớ không hợp với việc tìm bạn thân để giao kết. Khổng Tử với cùng một vấn đề nhưng lại tỏ ra có sự khác nhau giữa Tử Hạ và Tử Trương.Tử Hạ là người quen sống cô đơn, Khổng Tử lại khích lệ anh ta giao thiệp rộng rãi. Tử Trương là người khoan hoà, Khổng Tử sợ rằng anh ta quan hệ rộng rãi mà gặp bạn xấu bởi thế mà bảo với mọi người chẳng thể quan hệ được thì cự tuyệt. Ông khuyên nên yêu khắp người, người mà thân với người nhân mới thật là hợp tình hợp lí. Cũng cần phải nói rằng không chỉ trong xã hội trước đây mà ngày nay trong xã hội hiện đại mối quan hệ bạn bè càng cần phải rộng rãi hơn. Ra cửa dựa vào bằng hữu đó là phương châm trong cuộc sống của con người. Mở rộng quan hệ, đồng thời chú ý chọn bạn bè, để tránh tổn hại đến mình. Đây chính là nghệ thuật sống nên có. Về điều này tư tưởng bằng hữu trung tín của Khổng Tử vẫn còn giá trị. Như vậy, năm mối quan hệ nhân luân vua nhân ái bề tôi trung thành, chồng hoà vợ thuận, cha hiền từ con hiếu thảo, anh tốt em ngoan, bạn bè trung tín. Đó là nghĩa lí và là xương sống của một xã hội an thuận thái hoà, một xã hội có trật tự, kỉ cương. Tiểu kết chương II Ta có thể nhận thấy rằng tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử có rất nhiều giá trị như con người trong cái nhìn của Khổng Tử là con người có đạo đức, nhân luân. Bản tính con người sinh ra là giống nhau nhưng do điều kiện hoàn cảnh môi trường khác nhau nên con người khác nhau. Nhưng bản tính dù có khác nhau ấy thì vẫn luôn có những tiêu chuẩn chung về giá trị làm người, giá trị của con người. Từ tiểu nhân đến quân tử và thánh nhân là cả một chặng đường, con người đang dần hoàn thiện mình, để đạt tới điều nhân, trong đó quân tử là một mẫu hình con người lí tưởng, một tiêu chuẩn chung về những bản tính tốt đẹp mà con người cần phải có, hướng tới chân, thiện, mĩ và con người đó ắt phải có nhân, có lễ và chính danh. Ta có thể hiểu rằng "nhân" là yêu thương mọi người thì bất kì ở đời nào nó cũng là một chân lí toả sáng về đạo lí làm người. Nhờ có lòng nhân ấy mà con người ta yêu thương nhau hơn, một xã hội tràn đầy tình yêu thương giữa con người với con người, một xu hướng đại đồng lí tưởng mang tính nhân văn. Để đạt được điều nhân thì con người cần thực hành tu thân. Tu thân chính là việc tu dưỡng phẩm cách đạo đức của mình bằng khắc kỉ phục lễ vi nhân, và những gì mình không muốn thì chớ nên làm cho người khác. Đây là một đạo lí "từ bụng ta suy ra bụng người", hiểu người, hiểu mình, mong muốn cho người cũng giống như cho mình để trở nên tốt đẹp. Đích mà con người hướng tới là một xã hội hạnh phúc, bình yên. Có thể nói nhân là học thuyết mang đầy tính nhân văn của Khổng Tử. Con người muốn tu thân, đạt điều nhân cần phải thực hiện lễ. Lễ biểu hiện trong xã hội chính là việc mà con người ta ứng xử và giao tiếp với nhau. Tư tưởng của Khổng Tử về lễ được thể hiện trong câu "tiên học lễ, hậu học văn", trước tiên cần học lễ bởi lễ biểu hiện nhân tính của con người thông qua lối sống hàng ngày, lễ làm cho con người sống có văn hóa, có nề nếp hơn, người không biết lễ làm sao có thể làm điều nhân. Đây là điều mà Khổng Tử nhấn mạnh. Nhân và lễ là hai phạm trù trung tâm trong học thuyết của Khổng Tử, Nhân và Lễ biểu hiện đạo đức mà con người cần phải có, cũng giống như "chính danh" để con người sống không thái quá, sống đúng với mình. Trong xã hội, tư tưởng Khổng Tử luôn đề cao lòng nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân là lòng yêu thương đối với muôn loài vật, nghĩa là cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải, lễ là sự tôn trọng, hoà nhã trong khi cư xử với mọi người, trí là sự thông biết lí lẽ, phân biệt được thiện ác, đúng sai, tín là giữ đúng lời, đáng tin cậy. Biểu hiện trong năm mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bè bạn, mỗi mối quan hệ đều có nguyên tắc xử sự riêng nhưng nhìn chung thì năm mối quan hệ đó thể hiện tư tưởng Khổng Tử dạy cách chúng ta làm người, cái cách thật sự con người mới trở thành con người. Hồ Chí Minh đã từng nói "Nho học chính là khoa học về cách ứng xử của con người". Hay trong tờ "ngọn lửa nhỏ", số 239 ngày 23.11.1923, tác giả Menđesan có viết lời Nguyễn ái Quốc như sau: "đồng chí chắc biết lí luận của Khổng Tử không phải là một thứ tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và sự trang nhã". Hồ Chí Minh khẳng định đó là một khoa học về ứng xử, về kinh nghiệm, đạo đức, về sự trang nhã trong lối giao tiếp, ứng xử. Mỗi con người có vị trí, địa vị khác nhau vậy nên luôn có những cách ứng xử theo cách khác nhau để phù hợp với Nhân, Lễ và Chính danh, làm cho mối quan hệ hoà đồng tốt đẹp. Con người sống có đạo đức hơn. Đạo đức là cái đánh giá căn bản của con người, sống có đạo đức thì nhân tâm trong sạch, yên bình, nhờ có đạo đức mà con người không vi phạm quy tắc, chuẩn mực xã hội. Trên đây là giá trị nhân sinh quan của Khổng Tử. Ông nhấn mạnh yếu tố bên trong hơn bề ngoài của con người. Quan niệm về con người, bản tính của con người, nhìn nhận con người không chỉ thuần tuý dựa vào lời nói mà kết hợp giữa động cơ và hiệu quả, giữa lí trí và tình cảm. Đó là một chân lí bắt đầu bén rễ cách đây 2000 năm đến bây giờ vẫn được trọng dụng. Mặc dầu có những tư tưởng tiến bộ về con người, con người trong gia đình, con người trong xã hội nhưng nhân sinh quan của Khổng Tử vẫn còn những mặt hạn chế do điều kiện lịch sử đương thời. Khổng Tử đứng trên lập trường giai cấp thống trị, luôn bảo hộ cho giai cấp thống trị của mình nên khi quan niệm về đạo đức và điều nhân, Khổng Tử lại cho rằng chỉ có quân tử, thánh nhân mới đạt được đến điều nhân, quân tử là đại diện cho tầng lớp trên, vua chúa, quan lại quý tộc. Đại diện cho tầng lớp dưới là những kẻ tiểu nhân, biểu trưng cho nhân dân lao động thì không đạt được điều nhân, ông xếp họ vào hạng hạ nhân với đầy bản tính xấu. Ông luôn tâm niệm xây dựng một xã hội đại đồng, không tranh chấp, mâu thuẫn, con người đều làm điều nhân vậy mà trong tư tưởng ông duy trì chế độ đẳng cấp trái hẳn với tâm niệm đó,nên tư tưởng của ông vừa tiến bộ lại vừa bảo thủ. Trong các mối quan hệ xã hội luôn tuân theo lễ và chính danh bởi vì thế nên bị gò bó, ép buộc, bóp nghẹt tinh thần và buộc nữ giới vào trong tình trạng luôn luôn phục tùng. Ông duy trì tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ trong tư tưởng của ông được ví với kẻ tiểu nhân, tức là không có điều nhân, bên cạnh đó còn phải thực hiện tam tòng, tứ đức, người vợ phải luôn chung thủy với chồng dù chồng có thế nào đi chăng nữa: "Trai thì năm thê nảy thiếp Gái chính chuyên chỉ có một chồng". Đây là quan niệm cổ hủ và lạc hậu của Khổng Tử mà cho đến ngày nay Trung Quốc nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung đã phải gánh lấy hậu quả của tư tưởng đó, sự mất cân bằng giới tính làm cho xã hội nhiều biến loạn, tệ nạn xã hội nảy sinh, đạo đức con người bị suy thoái. Mặc dù có chủ trương "nam nữ bình quyền" nhưng những tư tưởng đã ăn sâu vào trong tâm khảm của người dân khó mà phá bỏ. Để phá bỏ nó phải có thời gian lâu dài.Với hạn chế trên nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tư tưởng, tiến bộ của con người.Dù vậy thì những tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử vẫn còn giá trị cho đến tận bây giờ, nó định hướng cho con người đạt đến chân, thiện, mĩ và giá trị căn bản cốt cách của một con người.Nó là trí tuệ của Khổng Tử, vậy nên "nếu như nhân loại muốn sinh tồn ở thế kỉ XXI, ắt nên ngoái nhìn lại 1450 năm trước, hấp thụ lấy trí tuệ Khổng Tử" (T1/1998, Paris, Manducen). Chương III MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN SINH QUAN TRONG TRIẾT HỌC KHỔNG TỬ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM Học thuyết của Khổng Tử là một học thuyết chính trị đạo đức nhằm hướng tới một xã hội thuận an thái hoá, mang tính nhân văn cao, trong đó đề ra những phép tắc xử sự nhất định trong một xã hội. Tuy nhiên học thuyết của Ông còn chứa đựng nhiều yếu tố cải lương bảo thủ. Học thuyết của Khổng Tử được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nó có nhiều yếu tố hợp lí với văn hoá Việt Nam do vậy nó có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ tầng xã hội Việt Nam. Về cơ bản học thuyết chính trị cải lương của Khổng Tử rất phù hợp với xã hội phương Đông, phù hợp với nền cảnh xã hội dựa trên phương thức sản xuất châu Á. Việt Nam là một nước thuộc Đông Á, mang đặc trưng điển hình của các nước này là dựa trên phương thức sản xuất châu Á, do vậy tư tưởng Khổng Tử phù hợp và tồn tại lâu dài ở xã hội Việt Nam, làm cho xã hội Việt Nam vận động một cách chậm chạp bởi tư tưởng “trọng nông ức thương”. 3.1.Khái lược về tư tưởng Khổng Tử ở Việt Nam Tư tưởng Khổng Tử nói riêng, Nho giáo nói chungvào Việt nam từ rất sớm, có quá trình tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Việt Nam. 3.1.1. Thời Bắc Thuộc ( 111 trCN – 939 ) Tư tưởng Khổng Tử vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc qua ba thời kì: Thời kì thứ nhất, 111 trCN đến năm 39: Các đời Tây Hán và Đông Hán Thời kì thứ hai, năm 43 đến năm 544: Các đời Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc Triều. Thời kì tứ ba, năm 603 đến năm 939: Các đời Tuỳ, Đường, Ngũ Quý. Mười thế kỉ đầu công nguyên tư tưởng Khổng Tử ở Việt Nam chưa thịnh, chưa hình thành được tầng lớp Nho sĩ nắm vai trò quan trọng trong xã hội. Nho giáo thời kì này mới chỉ dừng lại ở các quan lại cai trị cấp huyện, thời kì Bắc thuộc tư tưởng Khổng Tử cũng như Nho giáo chưa ảnh hưởng sâu vào cơ tầng xã hội Việt Nam. 3.1.2. Thời Lí - Trần ( 1009 -1400 ) Thời Lí - Trần với xu hướng dung hoà của các học thuyết và các tôn giáo, Nho giáo cũng đã thịnh hành bên cạnh Phật và Đạo. Thời kì này xã hội phong kiến Việt Nam được xây dựng theo kiểu “tôn vua truyền tử” theo thuyết lý “Quyền huynh thế phụ” theo như mô hình của Khổng Tử. Ở thời Lí - Trần các vương triều phong kiến đã bắt đầu chú trọng đến việc học hành khoa cử để chọn nhân tài cho bộ máy hành chính. Năm 1070, nhà Lí cho xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám thời Khổng Tử năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài từ đây Nho giáo và tư tưởng Khổng Tử bắt đầu có địa vị trong xã hội Còn ở nhà Trần, vương triều đã chính quy hoá, tạo ra quy tắc cho việc học hành, thi cử, lập quốc học viện cho con em quan lại, quý tộc, nho sĩ vào học. Chính nhờ vào học thuật và tầng lớp nho sĩ này mà tư tưởng Khổng Tử dần dần thấm sâu vào đời sống của nhân dân đưa đến đỉnh cao của nó là thời Lê Sơ. 3.1.3. Thời Lê Sơ (1427-1527) Dưới thời kì Lê sơ đặc biệt là vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) vào niên hiệu Hồng Đức, là thời kì huy hoàng của Khổng giáo. Ở thời kì này mô hình quản lí xã hội theo mô hình xã hội Khổng Tử đã được xác lập và từng bước hoàn thiện. Tư tưởng Khổng Tử đã phát huy được sức mạnh trong việc duy trì một trật tự xã hội ổn định. Những ảnh hưởng mà tư tưởng của Khổng Tử tạo dựng trong thời kì này góp phần tạo nên sức mạnh của nhà nước và đất nước thời Lê sơ trở thành điển phạm cho xã hội chuyên chế quân chủ Việt Nam. Trong thời kì thịnh đạt đó Khổng giáo hầu như chưa biểu hiện những hạn chế trong quản lí đất nước, duy trì ổn định và thái bình xã hội theo quan niệm Khổng giáo. Hết thời Hồng Đức là khép lại giai đoạn hoàng kim của Khổng giáo cục, diện mới phức tạp, đa biến nhiều thách thức xuất hiện. 3.1.4. Thời Trịnh - Nguyễn ( 1545 - 1777 ) Sau đỉnh cao Đại Việt nước ta triền miên lâm vào khủng hoảng: Chiến tranh Nam - Bắc Triều, chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài, làm cho đất nước lâm vào tình trạng “lịch sử vẫn tiếp diễn mà văn hoá không vận động” [2.161]. Bên trên thì vua - nước không có một chính sách gì mới để tạo sức hấp dẫn dân - làng, vẫn là thiết chế xã hội thời Lê Sơ, tuy nhiên lúc này nó đã bộc lộ nhiều hạn chế. Hơn nữa chính sách “trọng nông ức thương” làm cho xã hội trì trệ chậm phát triển. Thời kì này tư tưởng Khổng Tử vẫn còn ảnh hưởng lớn đến xã hội Việt Nam tuy, nhiên nó đã bộc lộ nhiều hạn chế. 3.1.5. Từ thế kỉ XIX đến nay Sang thế kỉ XIX, hệ tư tưởng Khổng Tử lại được đề cao hơn trước đó nhiều. Khôi phục lại nền Nho giáo như thế kỉ XV, triều Nguyễn đã ra sức chấn chỉnh chế độ giáo dục khoa cử. Bắt đầu từ vua Gia Long đến Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, đều ra sức củng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư tưởng văn hoá. Vua Minh Mệnh soạn ra “mười điều huấn dụ” vua Tự Đức diễn nôm thành “Thập điều diễn ca” nhằm truyền bá tư tưởng Khổng Tử, Nho giáo. Tuy nhiên, dù có cố gắng làm mọi cách nhưng các thế lực vương triều vẫn không làm cho hệ tư tưởng Khổng Tử có được vị thế như nó đã từng có ở thế kỉ XV. Thực chất việc làm này là không thể, lúc này vương triều nên phát triển đất nước chứ không nên “phục cổ”, đó là biểu hiện trì trệ, không cách tân đất nước, dẫn đến phong kiến bảo thủ Nho bục vỡ dần từng mảng khi có sự xâm lược của đế quốc Pháp ,tư tưởng Khổng Tử dưới thời thuộc Pháp, mất dần vị trí trong xã hội Việt Nam.. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như là giai đoạn đầu quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta dấy lên phong trào phản đế phản phong, nghiễm nhiên người ta cứ đồng nhất phong kiến là tư tưởng Khổng Tử, thời kì này đúng là “Nho môn đạm bạc” ở nước ta. Ngày nay, hệ tư tưởng Khổng Tử đang được nhìn nhận lại và đánh giá đúng giá trị của nó. Nếu như ta đem quan điểm Khổng Tử “trọng nông ức thương”, không khuyến khích làm giàu “Vi phú bất nhân, vi nhân bất phú” dẫn đến chỉ quanh quẩn “dĩ nông vi bản” thì không nên.Thế nhưng, lí tưởng về một xã hội mà con người dung hoà với con người với cộng đồng, đặt lợi ích cộng đồng lên trên , lợi ích cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân cực đoan (kỉ sở bất dục, vật thư ư nhân), lấy nhân chính để dựng nước. Với tư duy dung hợp, hài hoà (tứ hải giai huynh đệ, trung dung chi đạo), với luân lí trung, hiếu, lễ, nghĩa coi trọng gia đình và xã hội (tề gia rồi trị quốc) làm mẫu mực trau dồi nhân cách. Đó chính là điểm mà chúng ta nên tiếp thu. Lí tưởng về một xã hội hài hoà ấy lại rất phù hợp với văn hoá truyền thống của xã hội Việt Nam. Với truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước, người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lí, có đầu óc thực tế, tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Khi có tư tưởng Khổng Tử du nhập vào thì những yếu tố truyền thống trên được toả sáng hơn, mang đậm bản sắc người dân Việt. 3.2. Một số ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử đến xã hội Việt Nam Tư tưởng nhân sinh của Khổng Tử ảnh hưởng vào xã hội Việt Nam mỗi thời kì mỗi khác. Tuy nhiên có thể khái quát những đặc điểm chung sau đây : 3.2.1. Thiết chế xã hội Cũng như các nước đồng văn cùng khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên thì Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử trong đó phải kể đến thiết chế xã hội. Từ ảnh hưởng của Khổng giáo mô hình xã hội truyền thống của nước ta cấu trúc theo nguyên tắc: Vua - thần dân, trong đó vua đứng đầu một hệ thống gồm vua - quan lại - lệ, còn thần dân gồm sĩ – nông – công – thương, bộ phận sĩ trong thần dân là bộ phận duy nhất có sự gần gũi nào đó với hệ thống do vua đứng đầu. Đây là thể chế có tính chất quan liêu của bộ máy cai trị do vua đứng đầu. Vua là người đứng đầu nhà nước, là người có quyền lực tối cao,nắm mọi quyền lực trong tay mình: Kinh tế, chính trị, tư pháp, quân đội, tôn giáo, là người có quyền sinh quyền sát. Để tương đương với quyền ấy thì vua phải là vị minh quân. Vua phải lấy dân làm gốc đó là nguyên tắc để giữ cho một xã hội ổn định và phát triển. Dưới vua là quan - lại - lệ. Trong xã hội Viện Nam ngày trước, quan là cha mẹ dân, họ không cần làm nhiều, công việc chính của họ là làm cho yên dân, thu phục dân bằng các biện pháp tuyên truyền, dự bình văn, chủ tế lễ, phần lớn quan lại được tuyển dụng từ thi cử. Lệ là anh lính không ra trận ở lại hầu quan, chuyển thư tín, truyền lệnh, giữ cửa quan. Cơ chế này hoàn toàn khác bộ máy cai trị kiểu Phương Tây với thủ tướng và bộ trưởng là chính khách từ thứ trưởng trở xuống là công chức, dù thay đổi thủ tướng và bộ trưởng thì bộ máy vẫn vận hành. Mặt khác, ở Phương Đông có khuynh hướng giữ yên ổn, nhà nước phong kiến chuyên chế chủ trương ức thương, thương nhân bị khinh bỉ, bị xếp vào hạng người cuối trong xã hội. Lớp cuối cùng trong bộ máy quan liêu là hào cường. Hào cường kiếm ăn bằng lạm chức quyền, bớt xén, vu oan giá hoạ. Trong điều kiện xã hội tổ chức như đã trình bày ở trên thì tình trạng tham nhũng, sách nhiễu nhân dân là không thể tránh khỏi có lẽ đây là vấn đề then chốt của Việt Nam và Phương Đông. Thiết chế xã hội quan liêu này khi mới đuợc xác lập thì nó đã làm cho xã hội Đại Việt phát triển, đó là thời nhà Lê Sơ thế kỉ XV. Khi mà Khổng giáo đựoc đề cao trong xã hội thì nó là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển, xã hội Việt Nam thời Lê Sơ cho thấy đó là xã hội vua sáng - tôi hiền, cuộc sống nhân dân ấm no hạnh phúc : “Đời vua thái Tổ Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. Đó là một xã hội tốt đẹp trong buổi đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử và coi tư tưởng Khổng Tử làm nền tảng chính. Xã hội dưới sự quản lý của bộ máy quan liêu như trên, nó chưa xuất hiện mặt hạn chế nào. Chính vì thế thời kì này được xem là văn hoá phong kiến Đại Việt phát triênr đến đỉnh cao. Giai đoạn sau lịch sử Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, xã hội hài hoà như triều Lê không còn giữ được. Mặc dù thiết chế xã hội phong kiến quan liêu vẫn là mô hình thống trị trong xã hội Việt Nam, lúc này những mặt hạn chế, bảo thủ của tư tưởng Khổng Tử đã bắt đầu phát tác, nhất là tư tưởng trọng nông ức thương kìm hãm sự phát triển của xã hội. Cho đến nhà Nguyễn mặc dù có đưa Nho giáo lên độc tôn làm quốc giáo, thế nhưng thiết chế xã hội ấy đã bộc lộ quá nhiều hạn chế, thêm vào đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Phương Tây vào Việt Nam đầu thế kỉ XX, đã làm cho thiết chế xã hội ấy bục vỡ và mất dần uy quyền trong xã hội Việt Nam. Như vậy, thiết chế xã hội ấy có mặt tích cực với ý nghĩa và tâm niệm của người xây dựng nên học thuyết ấy, đó là lí tưởng về một xã hội đại đồng như thời vua Nghiêu và vua Thuấn, và thực tế xã hội Việt Nam cũng đạt đến sự đại đồng ấy dưới thời Lê Sơ. Tuy nhiên, Khổng Tử không thể nhìn thấy được sự vận động của xã hội cũng như là thiết chế xã hội ấy không thể phù hợp được với sự vận động của xã hội. Chính vì thế khi kinh tế xã hội phát triển,thì thiết chế xã hội này lại là yếu tố cản trở sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên lý tưởng về một người đứng đầu nhà nước phải nêu cao tư tưởng lấy dân làm gốc, phải là người sáng suất và vì dân, vì nước là không thể thiếu trong mỗi thời đại nhất là nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. 3.2.2. Giáo dục Hơn bất cứ một học thuyết cổ đại nào, Khổng Tử là người rất coi trọng tri thức, coi trọng học hành và khoa cử. Ông là người chủ trương “học nhi bất yếm hối nhân bất quyện”,và tư tưởng của ông đã tạo ra một hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, cũng là hệ thống đào tạo quan lại cho các nhà nước quân chủ “dĩ văn”. Ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam đều lấy Khổng học – Nho học là nội dung giáo dục và khoa cử. Hàng nghìn năm qua, nước Đại Việt đều lấy tư tưởng Khổng Tử - Nho giáo làm nền tảng lí luận và xây dựng nhà nước, pháp luật, và đặc biệt là giáo dục. Chế độ tuyển cử quan lại theo khoa cử và nhờ khoa cử mà nội bộ của tầng lớp cầm quyền luôn luôn được thay đổi, lớp dưới và lớp trên qua khoa cử được đối lưu hợp pháp và hoà bình, bảo đảm nhất định sức sống lâu dài cho nhà nước quân chủ. Khoa cử và Khổng học có nhiều nhược điểm, hạn chế bất cập nhưng nó đảm bảo sự thống nhất trong yêu cầu chung giữa nhà nước và chất lượng người trúng tuyển làm quan có tài và đức. Qua từng sách giáo khoa cụ thể dạy nhân cách, dạy làm thơ phú. Giáo dục hiện nay cũng như trước đây ở các nước Phương Tây rất coi trọng tri thức (tất nhiên cũng có kết hợp đạo đức) nhưng giáo dục Khổng giáo thì trước hết có đức là nhân cách làm người “tiên học lễ hậu học văn” là phương châm đầu tiên. Phần rèn luyện tài năng Khổng giáo ở đâu cũng không phải là khoa học tự nhiên mà chủ yếu là khoa học xã hội và nhân văn, là văn thơ và quản lí xã hội (như lễ, pháp). Khổng học trong hệ thống giáo dục là người theo đạo trung dung. Khổng Tử từng nói “hoà như bất đồng”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dĩ hoà vi quý”. Đây là cách xử thế, cũng là phương pháp tư duy Khổng học vừa trung hoà và mở rộng, linh hoạt vừa tạo ra sự hài hoà ổn định giữa người và người, giữa con người và xã hội. Chế độ khoa cử và Khổng học tạo ra sự bình đẳng nhất định giữa các tầng lớp xã hội. Ai cũng vậy, “hữu giáo vô loại” có ý nghĩa quan trọng là cánh cửa chính trị, chính quyền luôn luôn khai phóng cho xã hội. Chế độ giáo dục và khoa cử cũng góp phần quan trọng nâng cao văn hoá, đặc biệt về văn học, sử học, triết học. Người làm quan cần biết làm thơ phú, kinh nghĩa và các loại văn chương khác nhau. Nhưng cái quan trọng là giáo dục rèn luyện nhân cách, phẩm chất người sĩ phu, người làm quan, phải liêm khiết vững vàng, phải đặt việc công lên việc tư mà họ thường nói “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Giáo dục và khoa cử Khổng học có nhiều nhược điểm như coi thường lợi ích vật chất cá nhân trọng nông khinh thương, coi nhẹ công nghiệp, đề cao gia trưởng, nam quyền, tăng cường tính chuyên chế cực đoan, không khỏi tính toán bảo thủ. Những nhược điểm này không phải không có di hại đến ngày nay. Những ưu điểm rõ nét của giáo dục Khổng học là giáo dục xã hội luôn luôn kết hợp với giáo dục gia đình. Xã hội và nhà trường gắn chặt chẽ và đặc biệt về giáo dục luôn ví đạo đức - tức là coi trọng nhân cách làm người theo ngũ luân, ngũ thường. Với phương châm học có thể để tìm ra nghề nghiệp mới thay đổi được thân phận xã hội thấp hèn là động lực tăng cường hiếu học trong nhân dân. Hiếu học là tư tưởng của Khổng Tử, học để làm quan nhưng trước hết là học đề làm người chân chính trong xã hội, học dể có nghề nghiệp khác. Hiếu học đã trở thành truyền thống văn hoá Đông Á mà ngày nay còn được kế thừa rất đáng chân trọng. Truyền thống giáo dục của ta dưới ảnh hưởng của Khổng học còn có đặc điểm tôn sư trọng đạo. Chủ nghĩa (rộng ra là tri thức) là không thể thiếu trong cuộc đời, người dạy chủ nghĩa là người dạy nhân cách “nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Đây là đạo lí giàu ý nghĩa nhân bản, nhân văn tinh thần tôn sư trọng đạo càng tăng thêm tính hiếu học. 3.2.3 Về gia đình truyền thống Việt Nam Theo cố giáo sư Trần Đình Hượu, gia đình Việt Nam trước đây được chia làm 2 loại: Gia đình nông dân theo kinh tế tự túc tự cấp và gia đình nhà nho thích ứng với xã hội. Ông viết: “Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc đến lọai gia đình nhà nho nhưng cũng thấm sâu vào toàn xã hội tức là ảnh hưởng đến cả gia đình nông dân ở một số mặt, cả hai loại gia đình đó cho ta thấy hình ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam” [3.135] Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XX các nhà nước phong kiến Lê - Nguyễn (gồm Lê Sơ, Mạc, Lê - Trịnh (Đàng Ngoài), Nguyễn (Đàng Trong) và Nguyễn đến năm 1945) đều lấy hệ tư tưởng Khổng Tử làm công cụ tư tưởng chi phối xã hội . Trong công việc cai trị đất nước các triều Lê Sơ đặc biệt chú trọng đến vấn đề gia đình, đều coi gia đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để tạo lập kỉ cương và ổn định xã hội. Tề gia và trị quốc là hai công việc gắn liền với nhau các nhà nước Lê - Nguyễn đều đề cao quan niệm về gia đình. Luật triều Lê đã luận bàn về gia đình trình bày nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ và ông bà: “ Đạo làm con phải hiếu kính cha mẹ khi tuổi già phải sớm khuya phụng dưỡng không được để thiếu thốn, cũng là không được bắt buộc các con làm việc quá khó nhọc mới cấp cho ăn uống. Các việc tiệc tùng tang lễ thì phải căn cứ vào lễ kí, như thế mới hết đạo làm con. Đạo làm anh em trong gia đình phải cùng nhau hoà thuận. Anh thì yêu em, em thì kính anh, chớ nên tranh nhau tài sản, chớ nên nghe vợ mà quên nghĩa cốt nhục. Đạo làm vợ chồng phải cung kính yêu nhau trọng ân nghĩa … vợ phải kính thờ cha mẹ chồng và không được trái lời dạy bảo của chồng, không được ghen tuông và không nên chán cảnh nghèo đói đến nỗi bỏ nhau để hại điều phong hoá. Làm cha mẹ phải biết sửa mình để ngay thẳng gia đình lấy nghĩa lý dạy con trai, lấy nữ công nữ tắc để dạy con gái. Nếu cha mẹ không biết dạy dỗ con cái, và con trai, con gái không chịu nghe lời dạy bảo thì cho phép các viên phường xã, thôn trưởng được tố giác với các nha môn. Nếu lỗi nhỏ thì trừng phạt bằng roi vọt, nếu lỗi lớn thì chiếu phép trị tội” [ 3. 141, 142]. Về quan hệ trong gia đình thì còn thể hiện trong hương ước và gia huấn. Đặc biệt là gia huấn, dựa theo các quan hệ luân thường đã được Nho giáo nhấn mạnh và đề cao, các bản gia huấn tập trung giáo huấn về cách cư xử của các quan hệ cha mẹ - con cái, anh chị - em, vợ - chồng. * Về quan hệ cha – con Hạt nhân tư tưởng chi phối mối quan hệ cha – con là cặp phạm trù “từ - hiếu” (cha từ, con hiếu) đồng thời nhìn nhận chúng trong mối quan hệ biện chứng hai chiều. Từ trong cách thức đối đãi của cha mẹ với con cái là tình yêu thương bao dung, là trách nhiệm dạy dỗ, đó là điểm mấu chốt của đạo làm cha mẹ: “Làm cha cho phải đạo cha Dạy răn nghiêm phép từ hoà dỗ khuyên”[3. 186] Cha mẹ từ hoà với con cái đó là một đòi hỏi, một yêu cầu, một lời khuyên, một sự mách bảo về tiền đề sinh ra con hiếu. Nhưng dẫu sao điều đó cũng không được Nho giáo xem là một tiêu chí đạo đức luân lí bắt buộc. Trong khi đó thái độ đối đãi của con cái đối với cha mẹ thì chữ hiếu được xem là một tiêu chí tối quan trọng của luân lí và đạo đức Khổng Tử. Ông đặt hiếu lên hàng đầu, là phẩm chất số một của đức hạnh. “Hiếu là trăm nét đầu lòng, Người chẳng thảo thuận là lòng muông dê” [3. 186] Các nhà nước Lê - Nguyễn đều đề cao quan niệm hiếu là một nguyên tắc trị nước. Phan Huy Chú (1782 – 1840) nhấn mạnh: “Hiếu là luân thường của thiên hạ, là lẽ trời tồn tại của loài người, cho nên (sử dụng) để làm cho phong hoá được tốt hơn, phong tục được hậu” [3. 141] Hiếu được xem là vấn đề hàng đầu của gia đạo, cho nên gia huấn tập trung giáo huấn rất nhiều, rất đậm về đạo hiếu. Người ta xem đạo hiếu là gốc rễ của mọi việc dạy đạo lí gia phong. Người ta đề cập đến đạo hiếu vừa sâu vừa rộng với nhiều góc độ khác nhau. Ở đây vừa có tinh thần Khổng Tử vừa có ý niệm tự nhiên dân gian về quan niệm cha mẹ - con cái. Gia huấn gợi cho đối tượng dạy dỗ sự ghi lòng tạc dạ về công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ với con cái. Công lao cha mẹ từ lúc mang thai, sinh nở, nuôi dưỡng dạy dỗ cho lớn khôn được sánh vai với “trời cao không cùng” (hạo thiên võng cực). Làm con có hiếu phải nối được nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tông. Sự tôn kính của con cái đối với cha mẹ phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể, chẳng hạn như phụng dưỡng cha mẹ phải hết lòng, khi cha mẹ qua đời việc tang phải chu đáo, cúng tế trang nghiêm cẩn thận đặc biệt nhấn mạnh việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già: Sự thân cho phải hết nghì Sinh dưỡng, tự sự mới nên thân người Xuân nên trăm tuổi tốt tươi, Đạo thời phải giữ dưỡng nuôi hết lòng . [3. 187 ] Hiếu không những được xem là đứng đầu của đức hạnh mà còn là cội gốc để có được phúc, thiện Điều hiếu đứng vững Muôn điều thiện theo Phúc thiện dùng đạo Phúc lành được gieo. [3. 187] Từ chỗ coi hiếu là đường mối quan trọng hàng đầu của quan hệ cha mẹ với con cái, những người viết gia huấn đẩy tới, cho rằng hiếu cũng là một điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sự hoà hợp trong dòng tộc, là cái bồi đắp sự thịnh vượng, kỉ cương cho cả dòng tộc. Nghĩa là đạo đức không thể thiếu trong gia đình, con cái sinh ra môi trường đầu tiên là gia đình, đó chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con cái. Xã hội Việt Nam đề cao chữ hiếu là để con cái nhớ đến công ơn cha mẹ, ông bà đã dưỡng dục mình. Người Việt Nam đã đúc kết nên chữ hiếu: “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Chữ hiếu được đề cao đã hình thành nên một nét đẹp trong văn hoá đời sống người Việt Nam đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, cho đén nay thì thờ cúng tổ tiên được coi là “quốc lễ”, toàn dân Việt Nam hướng về cội nguồn tổ tiên chung là vua Hùng, dân ta có câu: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Có lẽ xuất phát từ chữ hiếu cao đẹp truyền thống trên. *Về quan hệ anh chị - em Trong các bản gia huấn, quan hệ anh em, chị em ruột thịt cũng được đề cập một cách sâu sắc nó là sự kết hợp giữa tình cảm gắn bó tự nhiên “anh em như thể chân tay” trong dân gian với quan hệ tôn ty theo tư tưởng Khổng Tử. Em là con anh Anh là cha em Giúp đỡ cung kính Hoà khí sinh thành. [3. 188] Quan hệ anh chị em trong gia đình Việt Nam là quan hệ anh thì thân ái, em thì cung kính, anh chị em hoà thuận, thương yêu nhau, tôn trọng nhau đó là nhân tố quan trọng của một gia đình hạnh phúc. * Về quan hệ vợ - chồng Người viết gia huấn đề cập tới nhiều vấn đề không chỉ mang tính nguyên lí, mà còn nói tới những góc cạnh rất cụ thể, sinh động, rất gần gũi với những diễn biến, những nhu cầu rất đời thường trong quan hệ vợ chồng. Gia huấn nói nhiều tới vai trò của người vợ trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình. Họ nhấn mạnh trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc về mọi mặt của người vợ trong việc đảm bảo hạnh phúc gia đình. Họ nhấn mạnh trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc về mọi mặt của người vợ đối với chồng theo tinh thần “tòng phu”: Dịu dàng tiếng thuận lời êm Cứ lời chồng dạy mà êm cửa nhà Chữ tùy là phận đàn bà Nhu mì dặn dạ, chua ngoa gác ngoài. [3. 189] Người phụ nữ xưa đi lấy chồng, nếu gặp được đấng nam nhi chăm chỉ đèn sách theo đời học nghiệp thì đó là “duyên may” ấy bằng cách khích lệ và chăm lo việc học của chồng, đảm đương việc nhà để chồng yên tâm theo nghiệp đèn sách.Nhưng nếu người phụ nữ không gặp được cái “duyên may” như vậy, gia huấn khuyên họ nhẫn nhục chịu đựng, lấy việc kiên trì khuyên giải chồng làm phương án đối đãi tối ưu và hợp tình hợp lễ. Người phụ nữ nếu gặp phải cảnh “chồng chung”, một điều rất dễ xảy ra trong xã hội cũ “trai khôn năm thê bảy thiếp” gia huấn khuyên họ chấp thuận. Đồng thời gia huấn khuyên họ nên coi đó là thường tình và phải biết thương cho người thân phận hẩm hiu, phải chịu cảnh lễ mọn. Trong xã hội truyền thống Việt Nam, người phụ nữ không được học hành nhận thức có phần hạn chế, họ luôn bị xem là một đối tượng cần phải dạy dỗ. Gia huấn giành nhiều dung lượng nội dung để giáo huấn họ, việc giáo huấn này mang đậm tinh thần “nam tôn nữ ty” không nhằm tìm kiếm hạnh phúc cá nhân cho phụ nữ, mà lấy việc chịu đựng để êm ấm hoà thuận của gia đình làm đầu. Tuy nhiên trong bất cứ thế ứng xử nào người ta đều hết sức nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong việc đảm bảo hạnh phúc êm ấm gia đình, lúc gia đình thuận buồm xuôi gió êm ả, phụ nữ cũng quan trọng nhưng trong những lúc sóng gió ập tới đối với gia đình thái độ của người phụ nữ càng quan trọng hơn. Một trong những nhược điểm lớn nhất của ảnh hưởng tư tưởng nhân sinh quan Khổng Tử là ra sức đề cao quyền gia trưởng nam giới, coi khinh phụ nữ, nặng tư tưởng tôn ti với phụ nữ. Phụ nữ phong kiến chỉ đựoc xem là cái bóng của chồng. Họ hầu như không được tham gia vào các hoạt động xã hội. Trong gia đình thì bao giờ đàn ông cũng được quý trọng hơn. Điều này cho đến xã hội hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn cò rất nặng nề, người ta vẫn còn quan trọng việc có con trai để nối dõi tông đường. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của xã hội phong kiến dưới ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử. Ngày nay chúng ta cần phải đấu tranh để dần xoá đi tư tưởng trọng nam khinh nữ ấy đã ăn sâu vào văn hoá xã hội Việt Nam cũng như các nước đồng văn cùng khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản. Như vậy trong vấn đề về gia đình nổi lên 3 mối quan hệ: Cha – con, chồng - vợ, anh chị - em. Trong quan hệ cha – con, chữ hiếu được đề cao, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá xã hội Việt Nam nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trong quan hệ chồng - vợ, là quan hệ tương đối hoà thuận, tuy nhiên quá đề cao “phụ quyền” mà để gánh nặng lễ giáo lên vai người vợ, người mẹ. Ngưòi phụ nữ trong xã hội phong kiến là rất thiệt thòi bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan hệ anh chị - em hoà thuận, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Dựa trên các mối quan hệ này mà hình thành nên kiểu gia đình đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống có ảnh hưởng của nhân sinh quan của Khổng Tử. Đó là gia đình khá hoà thuận vấn đề gia đình rất được quan tâm và coi trọng. Người Việt Nam quan niệm “có an cư mới lạc nghiệp”, tuy nhiên gia đình mà chúng ta thấy ở trên còn có tính gia trưởng. 3.2.4. Nhân và nghĩa Văn hoá nông nghiệp lúa nước hình thành nên cốt cách con người Việt Nam ý chí kiên cuờng bất khuất, giàu lòng tương thân tương ái tình nghĩa xóm làng, mở ra độ lượng khoan dung. Nay tư tưởng Khổng Tử tác động thêm vào những khái niệm đạo đức nhân nghĩa đã làm mở rộng thêm, triết lí thêm cho phấn đấu tu dưỡng làm người văn hoá nông nghiệp lúa nước. Nói đến nhân nghĩa, đó là tâm thức, là cái tâm, không có tâm không thể nói đến nhân nghĩa, mà cái tâm hàng đầu ở người Việt Nam là “thương người như thể thương thân” hay nói như Khổng Tử là “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, những điều mình không muốn thì đừng đem cái đó cho người khác hay đừng bắt người khác phải muốn. Đó là cái tâm lớn của văn hoá Việt Nam mà lâu nay người Việt Nam vẫn hằng nuôi dưỡng. Từ cái tâm lớn này mà toả ra nhân nghĩa làm người. Có nhân tất phải có ái, có ái mới “thương người như thể thương thân”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, thương người “tối lửa tắt đèn có nhau” thương người đó là cái nền móng, cái cốt tuỷ của liên kết cộng đồng, của tình đoàn kết xóm làng, của sức mạnh vô địch đoàn kết toàn dân theo hình ảnh “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tính cộng đồng là một nét đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Có nhân ái mới “đánh kẻ chạy đi không ai nỡ đánh người chạy lại”. Giặc minh xâm lược tàn bạo xiết bao, nhưng khi chúng quy phục cầu hoà thì dân ta cấp thuyền, cấp ngựa, cấp lương ăn cho chúng rút quân về nước. Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ biết bao tù binh Pháp, phi công Mỹ bị bắt được quân và dân ta đều đối xử nhân đạo. Có nhân ái mới ghét áp bức bất công. Ông cha ta Hưng Đạo đại vương trong Hịch tướng sĩ: “Tím bầm ruột gan khi chưa uống máu moi gan được quân thù”. Ông Nguyễn Trãi trong Bình ngô đại cáo căm hờn giặc Minh: “Nuớng dân đen trên lò bạo ngược, thui con đỏ trong ách tai ương”. Nguyễn Tất Thành cũng khởi đầu từ lòng nhân ái thương xót đồng bào ta khổ ải đi phu cửa rào, thương đồng bào ta đói rách phải vùng lên đấu tranh chống thuế ở Huế (1908), ghét áp bức bất công do thực dân Pháp gây ra đối với dân ta. Ngày nay, những mái ấm tình thương, lớp học tình thương, những trại trẻ mồ côi, những hoạt động cứu trợ không mệt mỏi, … đó là lòng nhân ái xã hội. Còn nói đến chữ nghĩa, nghĩa trước hết là đền ơn dáp nghĩa, là nhớ về cội nguồn, nhớ về “công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” đã hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất sâu rộng trong dân ta, cũng như tín ngưỡng thờ thần ở đình đền là những vị có công dựng làng giữ nước. Ngày nay đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh liệt sĩ, những gia đình có công với cách mạng với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, vẫn đang là những hoạt động văn hoá xã hội làm ấm lòng người. Nghĩa còn là “thấy sự bất bằng chẳng tha” nghĩa gắn liền với dũng. Nghĩa là nêu lên một triết lí văn hoá, không ngừng vươn lên lẽ sống công bằng, trước hết là công bằng dân tộc; nghĩa gắn liền với dũng cho nên ngày nay “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do” ( Hồ Chí Minh ); nghĩa gắn liền với dũng là để đảm bảo cho hai chữ công bằng. Bác Hồ đã nêu ra: “không sợ ít chỉ sợ không công bằng”. Mất công bằng trong xã hội là cái đang phá đi chữ nhân, chữ nghĩa, phấn đấu xoá đi cái không công bằng, ấy là vun đắp cho chuẩn mực theo chữ nhân chữ nghĩa. Nhân nghĩa được Nguyễn Trãi đề cao, ông tổng kết về nhân nghĩa như là một chìa khoá đề vận hành văn hoá: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” Lấy chí nhân mà thay cường bạo Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn” (Bình Ngô Đại Cáo) “Mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc Nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu” (Hạ quy lam sơn) Nhân và nghĩa là hai phạm trù trong đạo đức học Khổng Tử, tuy nhiên không phải là có tư tưởng Khổng Tử vào thì dân ta mới biết làm người nhân nghĩa mà từ bản chất văn hoá nông nghiệp lúa nước đã hun đúc nên cốt cách con người Việt Nam có đủ nhân nghĩa. Khi ta tiếp thu hai chữ nhân nghĩa của Khổng Tử là ta đã chủ nghĩa hoá, khái niệm hoá những phẩm chất tốt đẹp từ lâu vốn sẵn có trong lòng người Việt Nam Tiểu kết chương III Như vậy ta nhận thấy rằng nhân sinh quan của Khổng Tử là một học thuyết phù hợp với nền cảnh xã hội Phương Đông và Việt Nam. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Khổng Tử đến văn hoá xã hội Việt Nam rất lớn, được khúc xạ qua lăng kính của nền văn hoá Việt Nam, nó làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn, sâu sắc hơn. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nhân sinh quan Khổng Tử đến nền chính trị cung đình là sự củng cố nền quân chủ thống nhất, là chế độ khoa cử để tuyển lựa nhân tài từ các giai tầng xã hội vào bộ máy quan liêu. Bên cạnh đó nhân sinh quan Khổng Tử còn ảnh hưởng đến nền văn hoá xã hội là sự thờ cúng tổ tiên, phong tục làng xã truyền thống , và nếp sống gia đình. KẾT LUẬN CHUNG Khổng Tử (551-479 trCN) là một con người kiệt xuất của thời đại, xuất thân trong một gia đình cơ hàn, khổ cực thuộc dòng dõi quý tộc. Cha của ông là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Trưng Tại. Ngay từ khi mới 3 tuổi ông đã mồ côi cha, đến năm 23 tuổi ông mồ côi mẹ. Cuộc đời ông đã trải qua bao gian nan cay đắng, mặc dù tới lúc 17 tuổi ông được nổi danh và trọng dụng nhưng đến hết cả cuộc đời mình ông vẫn chưa thực hiện được hoài bão ước mơ của mình là “sửa trị thiên hạ ”. Ông qua đời, lúc 73 tuổi. Sống trong thời suy vi, loạn lạc vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con. Nhưng ông vẫn là một tấm gương nhân luân về một nhân cách con người cao thượng, một bậc trí giả, hiền nhân quân tử. Với học thuyết nho giáo ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển nền tư tưởng nhân loại thế giới, thông qua các tác phẩm Tứ Thư, Ngũ Kinh mà ông chỉ thuật lại chứ không sáng tác, ông đã bộc lộ tư tưởng triết học của mình về thế giới quan, nhân sinh quan, các học thuyết chính trị, giáo dục, đạo đức con người... Mặc dù còn mang nhiều yếu tố duy tâm và mâu thuẫn về thế giới quan, nhân sinh quan nhưng ông đã mở ra một cách nhìn nhận mới về con người, xã hội lúc bấy giờ, ông đã lý giải gần giống quan điểm của Marx: “Bản chất con người không phải là cái gì cố hữu, chung chung trừu tượng mà bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Con người sống trong xã hội luôn có sự ràng buộc quan hệ tác động qua lại với nhau, con người của Khổng Tử là con người xã hội, con người cộng đồng, gia đình, con người cần phải có đầy đủ những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, nhờ vậy mà con người mới trở thành con người có nhân, nhân là nội dung của đạo đức, lễ là hình thức biểu đạt nhân, chính danh là con đường thực hiện điều nhân. Chữ nhân trong triết học của ông được biểu đạt với hai con đường cơ bản: Thứ nhất: nhân là ái nhân, yêu người, thương người, yêu mình luôn sống cho mọi người . Thứ hai: nhân là “trung thứ”, lấy nguyên tắc từ bụng ta suy ra bụng người, cái gi mình muốn thì cũng giúp cho người khác có được, mình lập thân cũng giúp người khác lập thân. Người có lòng nhân là người luôn sống đúng không hổ thẹn với lương tâm của mình . Chữ nhân trong triết học Khổng Tử khác hoàn toàn so với tư tưởng từ bi của đạo Phật, tư tưởng kiêm ái của Mặc Tử, và bác ái của Kitô. Ông luôn nhấn mạnh chữ nhân cần biết phân biệt thiện ác, yêu ghét phân minh, lấy cái chính trực mà báo oán, lấy cái đức mà báo lại cái đức, tư tưởng thân yêu người thân. Bên cạnh đó làm điều nhân thì phải thực hành tu thân “khắc kỉ phục lễ vi nhân”, nhưng điều nhân không phải ai cũng đạt được. Ông phân chia xã hội làm ba hạng người: Thánh nhân, quân tử và tiểu nhân, để làm điều nhân chỉ có thánh nhân và quân tử còn tiểu nhân thì không đạt được điều nhân. Thánh nhân và quân tử là những mẫu hình lý tưởng trong xã hội, đây là những con người toàn thiện có nhân trí song song, là những bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, họ hiểu biết mệnh trời, đạo làm người, có đầy đủ những đức tính tốt: cung khoan, tín, mẫn, huệ, ôn, lương, kiệm, trung, trí, dũng, thành thực. Họ chính là những nhân tố tạo nên một xã hội đại đồng tràn đầy tình yêu thương . Còn tiểu nhân theo Khổng Tử đó là người hạ ngu, họ chỉ chú trọng tới lời nói mà không mau mắn ở việc làm, luôn là những kẻ ích kỉ, tư lợi cá nhân luôn ghen ghét với những kẻ hơn mình, họ là những người không có đạo đức, không biết sợ gì cả. Có thể thấy rằng Khổng Tử đã lấy nhân, lấy đạo đức để làm ranh giới, phân chia thánh nhân, quân tử, tiểu nhân. Mặc dù còn nhiều hạn chế song tư tưởng nhân của Khổng Tử vẫn mang giá trị tích cực trong việc giáo huấn đạo làm người. Người có nhân thôi chưa đủ cần có lễ, lễ chính là những nghi lễ, qui phạm đạo đức thời Tây Chu. Nó gồm văn và chất. Để thực hành điều nhân con người cần phải có lễ, gạt bỏ dục vọng nén mình thực hành theo đúng lễ, ông khuyên con người giao thiệp với nhau bằng lễ, thể hiện tính văn hoá trong lối sống và giao tiếp của con người, lễ luôn chú trọng đến hai chữ thành và kính, là cơ sở tô điểm cho chữ nhân trở nên hợp lý hơn. Con đường để thực hiện điều nhân và lễ đó là chính danh. Chính danh là danh và thực phù hợp nhau, danh là bản chất, là tên gọi chức vụ, địa vị, thứ bậc của một người thực, danh phải luôn đứng với thực bởi điều đó sẽ làm cho xã hội có trật tự kỷ cương. Chính danh đề ra năm mối qua hệ lớn, mỗi mối quan hệ được gọi là luân gồm: Vua – tôi, cha- con, chồng - vợ, anh – em và bè bạn.Mỗi luân có những quy tắc chuẩn mực riêng như vua nhân từ, bề tôi trung thành, cha hiền từ con hiếu thảo, chồng hoà vợ thuân, anh tốt em ngoan, bạn bè thì chung tín. Những cách sử sự được quy định trong vòng nhân, lễ. Thông qua năm mối quan hệ đó đã bộc lộ tư tưởng của khổng tử về một trận tự xã hội có trên có dưới có kỷ cương phép nước, cách giao tiếp xử sự với người trên và người dưới như thế nào. Để thấy rõ triết học của ông là triết học khoa học về văn hoá và cách ứng xử giữa con người với con người. mặc dù con tồn tại nhiều hạn chế, như năm mối quan hệ này đã duy trì chế độ phong kiến khá lâu dài, nó đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội gò bó ép buộc khắt khe đối với con người nhất là người phụ nữ. Tư tưởng nhân sinh quan của khổng tử đã ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Việt Nam. Khổng giáo vào Việt Nam từ rất sớm, với những đặc điểm về nhân sinh quan, coi trọng đạo đức , lễ nghĩa giữa con người với nhau, coi thường đời sống vật chất. Từ đặc điểm này cho thấy tư tưởng Khổng Tử phù hợp với nền cảnh xã hội phương Đông và Việt Nam - Một kiểu xã hội dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Xã hội Việt Nam truyền thống vốn chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, tất yếu hình thành nên nếp sống phụ thuộc vào tự nhiên, do vậy nhân dân Việt Nam sớm hình thành nên một truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng do yêu cầu của công tác trị thủy. Cuộc sống nông dân, nông thôn bó hẹp trong lũy tre làng, tạo nên nếp sống an bần, nhân dân sống với nhau chủ yếu bằng tình nghĩa xóm làng. Như vậy, mối quan hệ dân làng trở thành nét điển hình trong văn hóa – xã hội truyền thống Việt Nam. Chính văn hóa dân làng đã tạo nên một sức đề kháng mạnh mẽ cho văn hóa – xã hội Việt Nam khi giao lưu, tiếp biến với các luồng văn hóa khác du nhập vào. Nó còn đóng vai trò như một lăng kính để khúc xạ các yếu tố văn hóa ngoại sinh mang màu sắc nội sinh. Chính vì thế Khổng giáo ở Việt Nam khác so với Khổng giáo ở Trung Quốc. Với nền cảnh xã hội Việt Nam như đã trình bày ở trên Khổng giáo rất được coi trọng, vì nó có nhiều quan điểm phù hợp với tư duy, nếp sống của con người Việt Nam. Nó có ảnh hưởng sâu sắc, tạo nên một nền văn hóa – xã hội Việt Nam truyền thống với những nét đặc trưng riêng. Kiểu mô hình chính trị - xã hội truyền thống của Việt Nam là thể chế xã hội phong kiến quan liêu, tồn tại hơn nghìn năm ở Việt Nam, là nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam. Mặt tích cực của mô hình xã hội này là đặt ra yêu cầu đối với người đứng đầu nhà nước (vua), phải là vị minh quân, nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc, điều đó tạo nên mối quan hệ hòa hợp giữa dân – làng với vua – nước; Trong giáo dục khoa cử, đề cao tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Gia đình truyền thống Việt Nam dưới ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử, là kiểu gia đình phụ quyền gây ra nếp sống trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, gia đình truyền thống Việt Nam có phần bình đẳng thuận hòa hơn, không đến nỗi khắt khe như trong yêu cầu của Khổng giáo. Con cháu thì phải hiếu thuận với cha mẹ, ông bà. Trong gia đình chữ hiếu được đề cao, được xem là đạo đức quan trọng. Hiếu cùng với nghĩa tác động vào văn hóa truyền thống Việt Nam làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta thành một thiết chế văn hóa trong tang lễ, thờ cúng người chết trong nếp sống dân làng với nhau, đề cao nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là quy tắc xử sự chung trong mối quan hệ dân làng. Như vậy, chúng ta nên kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử, loại bỏ đi những yếu tố không còn phù hợp trong thời đại mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “ Tuy học thuyết của Khổng Tử có điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính thì mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại. Lênin dạy chúng ta như vậy. TÀI LIỆU THAM KHẢO Doãn Chính, Dương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình, đại cương triết học Trung Quốc, nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội, 2002. Nguyễn Đăng Duy, văn hóa học Việt Nam, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. Phan Đại Doãn, một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 Diane Morgan, triết học và tôn giáo phương Đông, nhà xuất bản tôn giáo, Hà Nội, 2006. Lý Tường Hải, Khổng Tử, nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 2006. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong, tứ thư, nhà xuất bản quân đội nhân dân, thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Trần Đình Hượu, các bài giảng về tư tưởng phương Đông, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001. I an. P.M.C Greal, những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông, nhà xuất bản lao động, Hà Nội, 2005. Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006. Hà Thúc Minh, đạo nho và văn hóa phương Đông, nhà xuất bản giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tập 1. 1997. Nguyễn Khắc Thuần, thế thứ các triều vua Việt Nam, nhà xuất bản giáo duc, thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trần Quốc Vượng, văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, nhà xuất bản văn học, Hà Nội, 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử.doc
Luận văn liên quan