Tìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông tại trung tâm viễn thông Hậu Lộc

Nội dung trang MỤC LỤC .2 LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM . 6 Phần B: NỘI DUNG THỰC TẬP . .10 1. CÁP QUANG . .10 1.1 Giới thiệu .10 1.2 Khái niệm về cáp quang . 10 1.3 Cấu trúc của cáp . 10 1.4 Đặc điểm của cáp . 12 1.5 Phân loại của cáp quang .13 1.6 Ưu điểm và nhược điểm của cáp quang . 14 2. CÁP QUANG TRONG THỰC TẾ . 16 2.1 Cáp dưới nước . .16 2.1.1 Cấu trúc cáp dưới nước 16 2.1.2 Lớp vỏ của cáp .17 2.1.3 Thông số kĩ thuật 18 2.1.4 Ứng dụng 19 2.2 Cáp sợi quang chôn trực tiếp phi kim loại .19 2.2.1 Cấu trúc của cáp .19 2.2.2 Đặc tính kĩ thuật .20 3. CÁCH NỐI CÁP QUANG 21 4. SO SÁNH CÁP QUANG VÀ CÁP ĐỒNG 22 KẾT LUẬN .24 Lời cảm ơn Qua 3 năm học tập tập tại trường đại học Điện Lực đến nay em đã hoàn thành khóa học. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô khoa Điện tử viễn thông đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường cũng như hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Đồng tời em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị trong trung tâm viễn thông Hậu Lộc đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Vì thời gian có hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng toàn thể các bạn trong lớp để em hoàn thành bài báo cáo này! Hậu lộc, ngày 30 tháng 5 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Ba năm học tập trên mái trường Đại học Điện Lực, mỗi sinh viên chúng ta đều đã nắm bắt được một khối lượng kiến thức không nhỏ. Song để những kiến thức ấy thực sự trở thành hành trang cho mỗi chúng ta trong cuộc sống sau này thì nó còn một khoảng cách rất lớn. Nhận thức được điều đó, hàng năm trường Đại học Điện Lực đã tổ chức các đợt thực tập cho các sinh viên năm cuối. Mục đích của đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên: - Một là hệ thống toàn bộ nội dung, kiến thức đã được học trong toàn khóa nhằm hoàn thiện tri thức khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ở bậc đại học, cao đẳng. - Hai là để giúp các sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của cơ sở thực tập nói chung cũng như các vấn đề về chuyên môn đã được đào tạo. - Ba là nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời đề xuất được các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần giải quyết thực tiễn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất – kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên. Được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giáo trong khoa Điện tử viễn thông, hiện nay em đang được thực tập tại trung tâm viễn thông Hậu Lộc. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập, một trong những yêu cầu là viết một báo cáo tổng hợp trình bày tổng quan về hoạt động của đơn vị nơi thực tập. Kết cấu báo cáo của em gồm 2 phần như sau: Phần I: Giới thiệu trung tâm viễn thông Hậu Lộc Phần II: Tìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông tại trung tâm viễn thông Hậu Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Danh sách các từ viết tắt Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt VNPT Hậu Lộc Trung tâm viễn thông Hậu Lộc BCVT Bưu chính viễn thông PE Plyetilen SI Chiết suất phân bậc GI Chiết suất giảm dần Danh mục các hình vẽ Hình 1: Cấu trúc sợi quang Hình 2: Sợi quang có chiết suất phân bậc Hình 3: Sợi quang có chiết suất giảm dần Hình 4: Sợi quang đơn mode Hình 5: Mặt cắt sợi quang Hình 6: Bảng mã màu sợi quang Nội dung trang MỤC LỤC…………………………………………..…………………..…….2 LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………..……3 PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM……………………….…....…..6 Phần B: NỘI DUNG THỰC TẬP………………………………….…….....10 1. CÁP QUANG………………………………………………………….…...10 1.1 Giới thiệu………………………………………………………….10 1.2 Khái niệm về cáp quang…………………………………….…..…10 1.3 Cấu trúc của cáp………………………………………….….….…10 1.4 Đặc điểm của cáp…………………………………………….…....12 1.5 Phân loại của cáp quang…………………………………….….….13 1.6 Ưu điểm và nhược điểm của cáp quang…………………….…..…14 2. CÁP QUANG TRONG THỰC TẾ………………………………….…....16 2.1 Cáp dưới nước……………………………………………….….....16 2.1.1 Cấu trúc cáp dưới nước……………………………….….…..16 2.1.2 Lớp vỏ của cáp……………………………………….….…...17 2.1.3 Thông số kĩ thuật…………………………………………......18 2.1.4 Ứng dụng…………………………………………………......19 2.2 Cáp sợi quang chôn trực tiếp phi kim loại…………………….........19 2.2.1 Cấu trúc của cáp…………………………………………..….19 2.2.2 Đặc tính kĩ thuật…………………………………………..….20 3. CÁCH NỐI CÁP QUANG…………………………………………….….21 4. SO SÁNH CÁP QUANG VÀ CÁP ĐỒNG………………………………22 KẾT LUẬN…………………………………………………………………...24 Lời cảm ơn Qua 3 năm học tập tập tại trường đại học Điện Lực đến nay em đã hoàn thành khóa học. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô khoa Điện tử viễn thông đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường cũng như hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Đồng tời em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị trong trung tâm viễn thông Hậu Lộc đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Vì thời gian có hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng toàn thể các bạn trong lớp để em hoàn thành bài báo cáo này! Hậu lộc, ngày 30 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng LỜI MỞ ĐẦU Ba năm học tập trên mái trường Đại học Điện Lực, mỗi sinh viên chúng ta đều đã nắm bắt được một khối lượng kiến thức không nhỏ. Song để những kiến thức ấy thực sự trở thành hành trang cho mỗi chúng ta trong cuộc sống sau này thì nó còn một khoảng cách rất lớn. Nhận thức được điều đó, hàng năm trường Đại học Điện Lực đã tổ chức các đợt thực tập cho các sinh viên năm cuối. Mục đích của đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên: - Một là hệ thống toàn bộ nội dung, kiến thức đã được học trong toàn khóa nhằm hoàn thiện tri thức khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ở bậc đại học, cao đẳng. - Hai là để giúp các sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của cơ sở thực tập nói chung cũng như các vấn đề về chuyên môn đã được đào tạo. - Ba là nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời đề xuất được các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần giải quyết thực tiễn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất – kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên. Được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giáo trong khoa Điện tử viễn thông, hiện nay em đang được thực tập tại trung tâm viễn thông Hậu Lộc. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập, một trong những yêu cầu là viết một báo cáo tổng hợp trình bày tổng quan về hoạt động của đơn vị nơi thực tập. Kết cấu báo cáo của em gồm 2 phần như sau: Phần I: Giới thiệu trung tâm viễn thông Hậu Lộc Phần II: Tìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông. PHẦN A: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM VIỄN THÔNG HẬU LỘC Tên trung tâm: TRUNG TÂM VIỄN THÔNG HẬU LỘC Địa chỉ: thị trấn Hậu lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa Điện thoại: (0373) 631 888 Giám đốc trung tâm: Hoàng Văn Kiên Email: vthl@vnpt-thanhhoa.com.vn Trung tâm viễn thông Hậu Lộc (VNPT Hậu Lộc) trực thuộc VNPT Thanh Hóa. VNPT Hậu Lộc có nhiệm vụ cung cấp lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn huyện Hậu Lộc. Do đó, việc đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ các cơ quan nhà nước, các tổ chức và nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu trong mục tiêu, kế hoạch hoạt động của đơn vị. Trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định nhưng được được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của các cấp, các ngành và sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao về chuyên môn của  VNPT Thanh Hóa cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể cán bộ, công chức của đơn vị Trung tâm Viễn Thông Hậu Lộc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khai thác ngày càng có hiệu quả mạng lưới viễn thông để kinh doanh phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn huyện mạng lưới viễn thông ngày càng được đầu tư  hiện đại trải khắp, đồng bộ; các dịch vụ viễn thông được triển khai áp dụng kịp thời; công tác quy hoạch đúng hướng đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức và cá nhân. CƠ CẤU TỔ CHỨC Với mô hình cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học, năng động và hiệu quả, cán bộ quản lí và kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, có uy tín lâu năm, bao gồm: 05 kỹ sư 04 cử nhân 01 lái xe 44 công nhân lành nghề. TRONG ĐÓ: Tổ kinh tế tổng hợp: có 8 công nhân viên chính thức và 6 công nhân viên hợp đồng Tổ kinh doanh dịch vụ Đại Lộc : 11 người Tổ kinh doanh dịch vụ Thành Lộc : 7 người Tổ kinh doan dịch vụ Hậu Lộc : 10 người Tổ kinh doanh dịch vụ Hoa Lộc : 10 người Tổ kinh doanh dịch vụ Minh Lộc : 11 người CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ KINH DOANH VNPT Hậu Lộc có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin, cụ thể như sau: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn huyện. Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin trên địa bàn huyện. Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông - Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng. Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn thông - Công nghệ thông tin. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông. Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn BCVT Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. CÁC DỊCH VỤ CỦA VIỄN THÔNG HẬU LỘC ♦ Dịch vụ Viễn thông: Dịch vụ điện thoại cố định Dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Gphone Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone Dịch vụ gia tăng của tổng đài điện thoại Dịch vụ điện thoại 171, 1717 Dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng Lam sơn TV ♦      Dịch vụ Internet Dịch vụ VNN Internet Các dịch vụ gia tăng trên internet Dịch vụ Internet FiberVNN Dịch vụ MegaVNN Dịch vụ MegaWAN Thiết kế Website ♦     Dịch vụ Nội dung Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội: 1080 Dịch vụ tư vấn trực tuyến: 1088 Dịch vụ hộp thư thông tin tự động: 8011xxx Dịch vụ giải trí truyền hình Dịch vụ bản tin ngắn SMS Lịch làm việc ( thực tập) Tuần thực tập : bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 Thời gian : ( hằng ngày) Sáng : bắt đầu từ 7h30’ Chiều : bắt đầu từ 14h PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP 1. GIỚI THIỆU VỀ CÁP QUANG 1.1 Giới thiệu Năm 1966 nhà vật lý học người Mỹ gốc Hoa Charles Kuen Keo và đồng nghiệp phát minh ra sợi quang , sợi quang đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của khoa học trong đó có ứng dụng trong truyền dẫn viễn thông Sợi cáp quang truyền ánh sáng có mang thông tin nhờ vào hiện tượng phản xạ toàn phần của ánh sáng trong môi trường lưỡng chiết (chiết xuất của môi trường). 1.2 Khái niệm về cáp quang Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa 1.3 Cấu trúc của cáp quang Thành phần chính của sợi dẫn quang là lõi (core) và lớp bọc (cladding). Ngoài ra còn 2 lớp: lớp vỏ sơ cấp (primary) và lớp vỏ thứ cấp (secondary coating). Hình 1: cấu trúc sợi quang Lõi và lớp bọc Cấu trúc cơ bản của sợi quang gồm có một lớp lõi hình trụ bằng vật liệu thủy tinh có tỉ số chiết suất n1 lớn và bao quanh lõi là lớp bọc hình ống đồng tâm với lõi và có chiết xuất n2 < n1 . Lõi được dùng để dẫn ánh sáng và lớp bọc để giữ ánh sanfsgtaapj trung trong lõi nhờ sự phản xạ toàn phần giữa lõi và lớp bọc. Vật liệu dùng làm lõi và lớp bọc thông dụng nhất là thủy tinh. Loại thủy tinh trong suốt tạ ra các sợi dẫn quang chính là thủy tinh oxit, trong đó dioxit silic là loại oxit thông dụng nhất, nó có chỉ số chiết suất tại bước sóng 850nm là 1,458. Để tạo ra hai loại vật liệu gần giống nhau làm lõi và lớp bọc, tức là tạo ra hai loại vật liệu có chỉ số chiết suất hơi chênh lệch nhau, người ta thêm vào Flo và các oxit khác nhau. Các loại sợi có lõi và lớp bọc đều là thủy tinh, các sợi này có suy hao nhỏ cho nên chúng đóng vai trò quan trọng và phù hợp với các tuyến thông tin quang cự ly xa và tốc độ cao. Đối với cự ly ngắn (cỡ vài trăm mét), các loại sợi lõi thủy tinh và lớp bọc chất dẻo được sử dụng để giảm chi phí, vì cự ly này cho phép sử dụng sợi suy hao lớn. Lớp vỏ sơ cấp (primary coating) Để tránh cọ trầy xước lớp bọc, sợi quang thường được bao bọc thêm một lớp chất dẻo. Lớp vỏ bảo vệ này sẽ ngăn chặn các tác động cơ học vào sợi, gia cường thêm cho sợi, bảo vệ sợi không bị nhăn lượn sóng, kéo dãn hoặc cọ sát bề mặt chống xâm nhập của hơi nước, mặt khác cũng tạo điều kiện để bọc sợi thành cáp sau này. Lớp vỏ này được gọi là lớp vỏ sơ cấp. Chiết suất của lớp vỏ bọc sơ cấp lớn hơn chiết suất vỏ bọc và chiết suất lõi. Lớp vỏ bọc sơ cấp có nhuộm màu để phân biệt thứ tự sợi. Lớp vỏ thứ cấp (secondary coating) Lớp vỏ thứ cấp hay lớp vỏ sợi quang có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của sợi quang trước tác động cơ học và sự thay đổi nhiệt độ. Lớp vỏ sợi quang có hai dạng chính: bọc lỏng và bọc chặt. Dạng bọc lỏng: Các sợi quang sau khi bọc sơ cấp được đặt trong các ống hoặc các rãnh chữ V trên lõi chất dẻo. Các ống và rãnh có kích thước lớn hơn nhiều so với sợi quang để các sợi quang có thể nằm tự do trong đó. Kỹ thuật bọc lỏng sợi cho phép bảo vệ sợi tránh được các ứng suất bên trong. Mỗi ống hoặc rãnh có thể chứa một hoặc một số sợi quang, khoảng trống dư trong ống hoặc rãnh được độn chất lỏng nhớt Dạng bọc chặt: Sợi quang sau khi đã bọc vỏ sơ cấp sẽ được bọc thêm lớp chất dẻo ôm sát lớp vỏ sơ cấp, gọi là vỏ bọc chặt. Vỏ bọc chặt sẽ làm tăng lực cơ học của sợi và chống các ứng suất bên trong. Có các cách bọc chất dẻo cho sợi như sau: bọc riêng từng sợi, bọc dạng băng từ 2 đến 12 sợi song song. 1.4 Phân loại sợi quang Việc phân loại theo sợi quang phụ thuộc vào sự thay đổi chiết suất của lõi sợi được chia làm 3 loại sợi quang thông dụng như sau: Sợi quang có chiết suất phân bậc (sợi SI: Step-Index): Đây là loại có chỉ số chiết suất đồng đều ở lõi sợi và khác nhau rõ rệt với chiết suất lớp vỏ phản xạ. Các tia sáng từ nguồn sáng truyền vào sợi quang với góc tới khác nhau sẽ truyền theo những đường truyền khác nhau, tức là truyền cùng vận tốc nhưng thời gian đến cuối sợi sẽ khác nhau. Do đó khi đưa một xung ánh sáng vào đầu sợi do hiện tượng tán sắc ánh sáng nên cuối sợi nhận được một xung ánh sáng rộng hơn. Loại sợi này có độ tán sắc ánh sáng lớn nên không thể truyền tín hiệu số tốc độ cao và cự ly quá dài. Sợi quang có chiết suất giảm dần (Sợi GI: Gradien-Index): Sợi GI có phần chiết suất hình Parabol, chỉ số chiết suất cỉa lõi không đều nhau, mà nó thay đổi một cách liên tục giảm dần từ tâm lõi ra ranh giới phân cách lõi-vỏ, nên tia sáng truyền trong lõi bị uốn cong dần. Độ tán sắc của sợi GI nhỏ hơn nhiều so với sợi SI. Phân loại theo mode truyền dẫn: Sợi đa mode (MM : Multi Mode) Sợi đa mode là sợi truyền dẫn đồng thời nhiều mode sóng khác nhau, có thể là đa mode chiết suất phân bậc hoặc chiết suất giảm dần. Cấu trúc của sợi đa mode: đường kính lõi a=50µm, đường kính lớp bọc 125µm, độ chênh lệch chiết suất Δ=0,01, chiết suất lõi n=1,46. Sợi đơn mode ( SI: Single Mode) : Sợi đơn mode có dạng phân bố chiết suất phân bậc và chỉ truyền một mode sóng trong sợi, do đó độ tán sắc xấp xỉ bằng không. Thông số cấu trúc của sợi đơn mode: đường kính lõi a=10µm, đường kính lớp bọc 125µm, độ chênh lệch chiết suất Δ=0,003, chiết suất lõi n=1,46 1.5 Đặc điểm của sợi quang. - Phát : một diot phát sáng (LED) hoặc laser truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. - Nhận : Sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành data. - Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và không bị nghe trộm. - Độ suy hao thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng nghìn km. - Cài đặt đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định. - Cáp quang với các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng. 1.6 Ưu điểm và nhược điểm của cáp quang a) Ưu điểm - Dung lượng lớn: Các sợi quang có khả năng truyền lưu lượng lớn thông tin. Với công nghệ hiện nay trên hai sợi quang có thể truyền được đồng thời 60000 cuộc đàm thoại. Mỗi cáp sợi quang (có đường kính ngoài 2cm) có thể chứa khoảng 200 sợi quang, sẽ tăng được dung lượng đường truyền lên 6000000 cuộc đàm thoại. So với các phương tiện truyền dẫn bằng dây thông thường, mỗi cáo lớn gồm nhiều đôi dây có thể truyền được 500 cuộc đàm thoại. Với cáp đồng trục có khả năng với 10000 cuộc đàm thoại và một tuyến viba hay vệ tinh có thể mang được 2000 cuộc gọi đồng thời. - Kích thước và trọng lượng nhỏ: So với một cáp đồng có cùng dung lượng, cáp sợi quang có đường kính nhỏ hơn và nhẹ hơn rất nhiều. Do đó dễ lắp đặt chúng hơn, đặc biệt ở những vị trí có sẵn dành cho cáp (như trong các đường ống trong các tòa nhà) ở đó khoảng không là rất ít. - Không bị nhiễm điện: Truyền dẫn sợi quang không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ hay nhiễu tần số vô tuyến. Sợi quang có thể cung cấp một đường truyền tốt nhất trong môi trường khắc nhiệt nhất. Cáp sợi quang cũng không bị nhiễu xuyên âm - Tính cách điện: Sợi quang là một vật cách điện. Sợi thủy tinh này loại bỏ các nhu cầu về dòng điện trong đường thông tin. Cáp sợi quang làm bằng chất điện môi thích hợp không chứa vật dẫn điện và có thể cho phép cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng dụng. Nó có thể loại bỏ được nhiễu gây ra bởi các dòng điện chạy vòng dưới đất hay những trường hợp nguy hiểm gây ra bởi sự phóng điện trên các đường dây thông tin như sét hay những trục trặc về điện. Đây thực sự là những phương tiện an toàn thường được dùng ở nơi cần cách điện - Tính bảo mật: Sợi quang cung cấp độ bảo mật thông tin cao. Một sợi quang không thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường như dẫn điện trên bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích để lấy thông tin ở dạng tín hiệu quang. Các tia sáng truyền lan ở tâm sợi quang rất ít hoặc không có tia nào thoát ra khỏi sợi quang đó. Trong khi các tín hiệu trong thông tin và viba có thể dễ dàng thu để giải mã được. - Độ tin cậy cao và dễ bảo dưỡng: Sợi quang là một phương tiện truyền dẫn đồng nhất và không gây ra hiện tượng pha-ding. Những tuyến cáp quang được thiết kế thích hợp có thể chịu đựng được những điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm khắc nhiệt thậm chí có thể hoạt động được cả dưới nước. Sợi quang có thời gian hoạt động lâu, ước tính trên 30 năm đối với một số cáp. Yêu cầu về bảo dưỡng đối với một hệ thống cáp quang là ít hơn so vói yêu cầu của một hệ thống thông thường do cần ít trạm lặp hơn trong một tuyến thông tin. - Tính linh hoạt: các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các loại thông tin số liệu, thoại và video. Các hệ thống này đều có thể tương thích với các chuẩn RS232, Ethernet, FDDI… - Không bị cháy: Vì không có điện xuyên qua cáp quang nên không có nguy cơ hỏa hoạn xảy ra. - Sử dụng nguồn điện ít hơn: Bởi vì tín hiệu diện trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát điện với điện thế cao được dùng trong cáp đồng. b) Nhược điểm: - Chi phí về thiết bị đầu cuois cao - Vấn đề về biến đổi điện – quang phức tạp - Sửa chữa khi bị đứt cáp khó khăn đòi hỏi kĩ thuật cao - Đòi hỏi đường truyền thẳng cho tuyến cáp - Đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp 2. CÁP QUANG TRONG THỰC TẾ 2.1 Cáp dưới nước. 2.1.1 Cấu trúc của cáp. a. Đặc tính kĩ thuật của công nghệ ống đệm lỏng. - Sợi quang được bảo vệ bằng lớp bảo vệ nguyên thủy (sơ cấp) sẽ được đặt trong một lớp bảo vệ thứ hai (thứ cấp), gọi là ống điệm (buffer tube). - Ống đệm này có thể chứa được 1 hay nhiều sợi quang lên dến 12 sợi (ống đệm đường kính 2mm thì chứa được tối đa 6 sợi và ống đẹm đường kính 2,6mm thì chứa được tối đa 12 sợi quang), sợi quang nằm lỏng trong ống, các sợi quang nằm ở vị trí tâm của ống đệm, do phải bện lại thành lõi cáp nên các ống đệm có chiều dài rất lớn, chiều dài tăng lên phụ thuộc vào bán kính bện của lõi. Chính vì vậy, nếu một lực kéo tác động lên cáp thì sự giãn dài của cáp sẽ không tạo ra sức căng của sợi quang và không làm tăng suy hao cho sợi quang. - Ống đệm được làm đầy bằng các hợp chất chống ẩm, chống nấm mốc, không dẫn điện, chất gel đặc biệt chống sự xâm nhập của nước và chống nước lưu lại. Chất gel này với hợp chất dung môi không gây độc hại sẽ dễ dàng tẩy rửa các bụi bẩn và các chất bám bên ngoài. Kỹ thuật của công nghệ ống đệm lỏng cũng là cấu trúc tốt nhất cho sợi cáp về sự giãn nở ra của cáp dưới tác động của nhiệt độ. Cấu trúc này cũng cung cấp sự bảo vệ tốt nhất chống lại các lực kéo ngang. Với cấu trúc này sợi quang sẽ bảo vệ một cách tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi một tác động bất kì bên ngoài. b. Mã màu của sợi quang. Sợi quang 1: Xanh dương Sợi quang 7: Đỏ Sợi quang 2: Cam Sợi quang 8: Đen Sợi quang 3: Xanh lục Sợi quang 9: Vàng Sợi quang 4: Đỏ Sợi quang 10: Tím Sợi quang 5: Tro Sợi quang 11: Hồng Sợi quang 6: Trắng Sợi quang 12: Xanh biển c. Mã màu của ống đệm Ống đệm 1: Xanh dương Ống đệm 2: Cam Ống đệm 3: Xanh lục Ống đệm 4: Nâu Ống đệm 5: Tro Ống đệm 6: Trắng * Quy luật mã màu Tt Xanh dương cam xanh lá cây nâu xám tro Trắng 1 2 3 4 5 Đỏ 6 7 8 9 10 Đen 11 12 13 14 15 Vàng 16 17 18 19 20 Tím 21 22 23 24 25 2.1.2 Lớp vỏ cáp. - Một lớp nhôm bao quanh lõi cáp để chống lại sự xâm nhập của nước. Phía bên ngoài của lớp nhôm là lớp vỏ nhựa làm bằng hợp chất PE có độ dày 1mm. - Tiếp theo là lớp vỏ của thép dày 0,25mm được phủ một lớp nhựa platic ở cả hai mặt. Ngoài cùng là lớp vỏ PE dày 1,5mm chứa thành phần cacbon đen và các hợp chất để chống lại tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, để không cho nấm mốc phát triển và tránh các vết nứt, lỗ thủng và các lớp phồng của lớp vỏ bên ngoài - Ngoài ra, lớp vỏ cáp còn có khả năng cách điện cao (>20 KVDC hay 10 KVAC trong 5 phút) và chống côn trùng gặm nhấm. - Nhãn được in trên bề mặt của vỏ cáp tại mỗi một mét theo chiều dài của sợi. Ví dụ như: TCFO2007 OFC/SM/DB (D)-24F QDEK 4000m Ta hiểu như sau: Tên nhà sản xuất: TCFO Năm sản xuất: 2007 Chủng loại cáp: OFC/SM/DB-24F Tên của đơn vị đối tác: QDTEK Số mét của chiều dài: 4000m 2.1.3 Thông số kỹ thuật 2.1.4 Ứng dụng. - Cách thức lắp đặt: tự hỗ trợ trên không - Thích hợp cho đường ống và giao tiếp mạng LAN - Kiểu sợi quang: Single-mode/Multi-mode 2.2 Cáp sợi quang chôn trực tiếp phi kim loại. Cáp sợi quang chôn trực tiếp hoàn toàn phi kim có cấu trúc được thiết kế nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ITUT G.652, các chỉ tiêu của IEC, EIA và các tiêu chuẩn TCN 68-160:1996 2.2.1 Cấu trúc sợi cáp. Số sợi: Từ 2 đến 96 sợi quang đơn mode. - Bước sóng hoạt động của sợi quang: 1310nm và 1550nm. - Ống đệm chứa và bảo vệ sợi quang được làm theo công nghệ ống đệm lỏng. - Ống đệm có chứa sợi quang được bệ theo phương pháp bện 2 lớp. - Các khoảng trống giữa sợi và bề mặt trong của lòng ống đệm được đệm đầy bằng một hợp chất đặc biệt chống sự thâm nhập của nước. - Lớp sợi tổng hợp chịu lực phi kim loại bao quanh lõi. - Lớp nhựa PolyEthylene bảo vệ trong. - Lớp vỏ cứng ngoài bằng nhựa PolyAmide màu cam hoặc đen (Nylon 12) để chống mối mọt. - Thích hợp cho chôn trực tiếp hoàn toàn phi kim loại (DBNM) và chôn luồn ống (DU). 2.2.2 Đặc tính kỹ thuật Hình 5: mặt cắt ngang của cáp Hình 6: bảng mã màu cáp quang 3. Cách nối cáp Cách thực hiện một mối hàn: Gồm 4 bước cơ bản. Bước 1: chuẩn bị sợi quang Bỏ tất cả các lớp chỉ còn chừa lại hai lớp cơ bản của sợi quang lớp lõi (core) và lớp bọc (clading) Kế tiếp là lau sạch sợi bằng alcohol 90o Yêu cầu phải đạt được độ sạch cao Bước 2: Cắt sợi Thực hiện vết cắt thẳng Yêu cầu vết cắt là: mặt cắt phẳng, không mẻ, không lỗi ở mép, mặt cắt không dính bụi hay các chất bẩn, mặt cắt phải vuông góc với trục của sợi Đầu tiên dùng dao để cắt sợi Tiếp theo dùng kéo hoặc bẻ cong sợi tạo 1 vết gãy khéo. Bước 3: đốt nóng sợi Gồm 2 nhệm vụ chính là: xếp thẳng hàng hai sợi quang ( điều chỉnh cho 2 sợi quang đồng trục ) Phóng tia lửa điện để đốt nóng hai đầu sợi nhằm thực hiện sự hàn nối. Bước 4: bảo vệ sợi Một mối hàn tốt không bị bẻ gãy trong quá trình xử lí bình thường. Trong mối hàn riêng rẽ được bảo vệ bằng ống nhiệt co (heat shrinkable tube) hoặc một thành phần vật lí khác. 4. So sánh cáp quang và cáp đồng Yếu tố so sánh Cáp đồng Cáp quang Môi trường truyền tín hiệu Cáp đồng, tín hiệu điện Cáp Quang, tính hiệu ánh sáng Tốc độ truyền dẫn Không cân bằng (Bất đối xứng, Download > Upload). Tối đa 20 Mbps Cho phép cân bằng (Đối xứng, Download = Upload). Công nghệ cho phép tối đa là 10 Gbps. FPT Telecom cung cấp tối đa là 1 Gbps (tương đương 1,000 Mbps). Tốc độ cam kết ra Quốc tế thường không có cam kết >= 512Kbps Bảo mật Thấp, do là cáp đồng tín hiệu điện nên có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Mặt khác có thể truyền dẫn sét, dễ ảnh hưởng đến máy chủ và hệ thống dữ liệu. Cao. Cáp được chế tạo là lõi thuỷ tinh, tín hiệu truyền là ánh sang nên hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Không dẫn sét nên có thể đảm bảo an toàn cho dữ liệu cao. Chiều dài cáp Tối đa 2,5 Km để đạt sự ổn định cần thiết Có thể lên tới 10Km Độ ổn định Bị ảnh hưởng nhiều của môi trường, điện từ…suy giảm theo thời gian.Tín hiệu suy giảm trong quá trình truyền dẫn nên chỉ đạt được 80% tốc độ cam kết. Cao( không bị ảnh hưởng của thời tiết, điện từ, xung điện, sét...). Không bị suy hao tín hiệu trong quá trình truyền dấn nên có thể đạt đến tốc độ tối đa. Khả năng ứng dụng các dịch vụ đòi hỏi download và upload đều cao như: Hosting server riêng, VPN, Video Conferrence… Không phù hợp vì tốc độ thấp và chiều upload không thể vượt quá 01 Mbps. Modem không hỗ trợ Wireless. Rất phù hợp vì tốc độ rất cao và có thể tùy biến tốc độc download và upload. Modem hỗ trợ Wireless. KẾT LUẬN - Qua đợt thực tập này bản thân em đã nắm được phần hiểu thêm về các loại cáp được dùng trong viễn thông. Nắm được một số đặc điểm cơ bản, ưu điểm, nhược điểm của cáp quang…vv. Được làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành của người làm về viễn thông. - Qúa trình thực tập là quá trình cố gắng học tập tìm tòi của các bạn sinh viên, là sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn. Qua đó thầy trò hiểu nhau hơn, các bạn sinh viên trong lớp thêm gắn kết. Một lần nữa nhìn lại mình để so sánh, em cảm thấy mình cần học tập nhiều hơn nữa, rèn luyện nhiều hơn nữa. - Cũng trong đợt thực tập này cùng với những kiến thức cơ bản từ các môn học đại cương đã định hướng nội dung, lĩnh vực chuyên ngành sẽ đào tạo để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai, tạo niềm đam mê khi học. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa và ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, chị trong trung tâm viễn thông Hậu Lộc đã giúp em thực hiện bài báo cáo này. Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Lớp C7 - ĐTVT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông tại trung tâm viễn thông Hậu Lộc.doc