Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam

MỞ ĐẦU Trước những biến động bất thường về giá cổ phiếu, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đứng ra làm định hướng trong hoạt động đầu tư. Một trong các nhà đầu tư có tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao đó là Quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia thị trường với hai tư cách: tư cách là tổ chức phát hành, phát hành ra các chứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ chức đầu tư dùng tiền thu hút được để đầu tư chứng khoán. Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt động cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường chứng khoán của các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư chứng khoán đã thực sự trở thành một định chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu hình thành vì sự có mặt của nó sẽ tạo cho công chúng thói quen đầu tư. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu tư chứng khoán là rất cần thiết. Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư chứng khoán mang lại cho các nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có những chính sách, biện pháp thúc đẩy loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam sẽ góp phần thiết thực tìm ra các giải pháp trên. Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Quỹ đầu tư chứng khoán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu và đề ra những biện pháp thúc đẩy sự ra đời của Quỹ đầu tư để có thể vận dụng vào thực tiễn là rất cần thiết.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý. b, Quỹ mở Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam. 1.2.3 Căn cứ vào cơ cấu và hoạt động của Quỹ a, Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. b, Quỹ đầu tư dạng hợp đồng . Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Ở Việt Nam, theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể ở dạng quỹ công chúng hoặc quỹ thành viên, và là dạng đóng. 1.3 Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với nền kinh tế - Quỹ đầu tư đóng vai trò là các chuyên gia tư vấn về quản lý tiếp thị thông tin về tài chính vừa là những người đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, giúp cho nhà đầu tư đánh giá được tính khả thi của dự án đầu tư. - Doanh nghiệp có khả năng thu hút được vốn với chi phí thấp hơn, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển. Cung cấp các kỹ năng phát triển thị trường trong nước. Đối với các nhà đầu tư: Giúp các nhà đầu tư riêng lẻ đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích - Tính thanh khoản: Các nhà đầu tư vào quỹ đầu tư có thể bán chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc cổ phiếu đang nắm giữ vào bất kỳ lúc nào cho chính Quỹ đầu tư (trong trường hợp quỹ mở) hoặc trên thị trường thứ cấp ( trong trường hợp quỹ đóng) để thu hồi vốn. Chứng khoán của quỹ đầu tư là một trong những tài sản có tính lỏng cao trên thị trường (giá bán thay đổi phụ thuộc vào thay đổi của tổng giá trị tài sản danh mục của quỹ đầu tư phát hành ra cổ phiếu). - Đa dạng hoá đầu tư: Bằng việc sử dụng tiền thu được từ những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào các danh mục các chứng khoán, các quỹ đầu tư và làm tăng cơ hội thu nhập cho các khoản đầu tư. - Dễ tiếp cận và lựa chọn: Do loại hình Quỹ đầu tư là loại hình cho các nhà đầu tư cá nhân nên một khi hình thành các quỹ đầu tư luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho công chúng dế tiếp cận và giao dịch ( thông tin được cung cấp qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo kinh tế, internet…).Tuỳ theo mục đích và sở thích, họ có thể đầu tư vào danh mục cổ phiếu, trái phiếu, danh mục các công cụ của thị trường tiền tệ với hang chục loại quỹ khác nhau. - Tiết kiệm chi phí đầu tư: Nếu các nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư thì chi phí giao dịch và nghiên cứu trên một đồng vốn giảm đi rất nhiều do khả năng tiếp cận với các dự án dễ dàng hơn và do quỹ đầu tư được coi là các nhà đầu tư lớn nên có khả năng nhận được những ưu đãi vế chi phí giao dịch. - Tăng cường tính chuyên nghiệp cho việc đầu tư: Các công ty quản lý quỹ có các nhà quản lý ra quyết định đầu tư dựa các nghiên cứu hoạt động của từng công ty mà họ quan tâm và đối với từng loại chứng khoán cụ thể trong những điều kiện nhất định. - Cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội đầu tư vào thị trường vốn quốc tế: Quỹ đầu tư giúp các nhà đầu tư trong nước đầu tư vốn đầu tư vốn ra nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận với chi phí hợp lý và rủi ro thấp. Đối với thị trường chứng khoán - Dưới góc độ là tổ chức phát hành, quỹ đầu tư phát hành các chứng chỉ quỹ để thu hút vốn. Quỹ đầu tư có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường sơ cấp. - Dưới góc độ là nhà đầu tư, quỹ đầu tư phải dành phần lớn giá trị tài sản để đầu tư vào thị trường chứng khoán theo danh mục đã lựa chọn. Quỹ đầu tư sẽ có tác dụng tăng cung kích cầu chứng khoán thông qua phương thức đầu tư chuyên nghiệp và khoa học, tạo cho công chúng thói quen đầu tư. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những nước có thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam. 1.4 Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán a)Công ty quản lý quỹ Công ty quản lý quỹ đầu tư thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. - Điều kiện thành lập công ty quản lý quỹ: quan cấp phép: UBCKNN Loại hình công ty: có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh Nghiệp vụ kinh doanh: quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và danh mục quỹ đầu tư chứng khoán. Ngoài ra còn có quản lý các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam. Điều kiện vốn pháp định: Tối thiểu là 25 triệu đồng. Bộ tài chính quy định cụ thể mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ dựa trên quy mô vốn được ủy thác quản lý. Điều kiện về nhân sự: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán. b) Ngân hàng giám sát Là ngân hàng được công ty quản lý quỹ lựa chọn và Đại hội các nhà đầu tư chấp thuận, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và đảm bảo hoạt động quản lý quỹ phù hợp với những quy định của luật pháp hiện hành và điều lệ quỹ. Chức năng của ngân hàng giám sát là: - Bảo vệ tài sản của quỹ - Lưu ký tài sản của quỹ - Cách ly tài sản của quỹ với những tài sản khác của ngân hàng - Giám sát để đảm bảo công ty quản lý quỹ quản lý tài sản của quỹ tuân theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán - Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ. - Tính toán giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) và công bố ra công chúng. - Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ. - Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ vi phạm pháp luật hoặc điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán. - Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giáo dịch của quỹ - Làm đại lý chuyển nhượng cho quỹ - Quản lý thông tin nhà đầu tư của quỹ c) Công ty kiểm toán Thực hiện kiểm toán hoạt động định kỳ của quỹ đầu tư. Công ty kiểm toán được bộ tài chính cho phép kiểm toán công ty niêm yết. d) Công ty luật Tư vấn cho công ty những vấn đề liên quan đến pháp lý 1.5 Nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán 1.5.1 Nguyên tắc huy động vốn Việc huy động vốn của Quỹ đầu tư thông qua phát hành chứng khoán. Tuy nhiên các quỹ chỉ được phát hành một số loại chứng khoán nhất định để tạo thuận lợi cho việc quản lý của quỹ cũng như hoạt động đầu tư của những người đầu tư. Tài sản của Quỹ đầu tư chủ yếu để đầu tư vào chứng khoán chứ không phải trực tiếp đem vào đầu tư mở rộng sản xuất. Quỹ không thể phát hành trái phiếu tức đi vay để đầu tư vào chứng khoán vì như thế sẽ tạo nên môi trường chứng khoán ảo. Do vậy, nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát hành cổ phiếu (mô hình công ty) và chứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác). Ngoài ra, quỹ không được phép phát hành trái phiếu hay đi vay vốn để đầu tư. Quỹ chỉ được phép vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí tạm thời khi quỹ chưa có khả năng thu hồi vốn. 1.5.2 Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản. Tổ chức này chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với tài sản của các nhà đầu tư. Chức năng giám sát tuỳ từng mô hình quỹ mà pháp luật các nước giao cho một tổ chức tín thác hay hội đồng quản trị. Theo quy định của Mỹ thì tài sản của quỹ có thể được bảo quản bởi một ngân hàng, một nhà kinh doanh môi giới chứng khoán được đăng ký hay do chính quỹ đó quản lý. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay thì các tổ chức bảo quản tài sản thông thường là ngân hàng. Nguyên tắc chung của hầu hết các nước là tổ chức bảo quản tài sản trong quá trình giám sát không có quyền quyết định hoàn toàn mà phải cùng bàn bạc, biểu quyết với các chủ thể khác như công ty quản lý quỹ… Riêng đối với hội đồng quản trị thì các tổ chức này có quyền tự quyết định nếu như nó không liên quan tới chuyên môn của hội đồng quản trị. Để đảm bảo an toàn cho tài sản của quỹ cũng như sự ổn định của thị trường chứng khoán, một số nước nghiêm cấm Quỹ đầu tư bán khống chứng khoán. 1.5.3 Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác định giá phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với các nhà đầu tư mua hoặc bán chứng chỉ. Điều này được thể hiện trong cách thức xác định giá trị tài sản của quỹ khi mua bán chứng chỉ. Đối với Quỹ mở do chủ yếu đầu tư vào chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên giá trị tài sản được xác định theo giá trị của chứng khoán đó tại thời điểm đó trên thị trường. Sau khi xác định xong giá trị tài sản của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang lưu hành để xác định giá trị cho mỗi chứng chỉ. Giá bán và giá mua lại sẽ bằng giá trị của mỗi chứng chỉ cộng thêm một số chi phí cho việc mua bán đó. Giá thị trường = NAV + chi phí giao dịch Trong đó NAV : Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value). Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ bằng tổng giá trị các tài sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ nợ tại thời điểm tính toán. Giá trị tài sàn ròng trên một cổ phần của quỹ được tính bằng NAV Tổng tài sản có của quỹ Số cổ phần hiện có Tổng nợ phải trả = - Đối với Quỹ đóng thì giá cổ phần của quỹ sẽ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán, nó lấy NAV làm cơ sở nhưng không gắn liền với giá trị NAV. Khi một Quỹ đóng bán cổ phiếu với giá thấp hơn NAV thì được gọi là bán chiết khấu (Discount) và ngược lại nếu giá bán cổ phiếu lớn hơn NAV thì được gọi là bán có thu phí (Premium). Thông thường tại thị trường chứng khoán các nước phát triển rất ít Quỹ đầu tư được giao dịch có mức Premium, mà phần lớn ở mức Discount từ 15% đến 20%. Chỉ số này không ổn định mà biến động theo các điều kiện của thị trường. Thường những quỹ được giao dịch có chỉ số ở mức Discount đều có thể đạt được mức Premium cao trong tương lai và ngược lại. 1.5.4 Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư Việc cung cấp thông tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút vốn đầu tư vừa để góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Do được cung cấp thông tin mà người đầu tư đánh giá đúng về thực trạng của các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ để có thể quyết định đầu tư đúng đắn. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo sự thống nhất dễ hiểu cho các nhà đầu tư. Các nước thường quy định Quỹ đầu tư khi gọi vốn từ công chúng phải làm Bản cáo bạch (Prospectus) để công bố toàn bộ thông tin về công ty quản lý, tổ chức bảo quản giám sát về chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ… 1.5.5 Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liên quan với quỹ. Giao dịch giữa các chủ thể có liên quan là các giao dịch liên quan tới tài sản của quỹ giữa một bên là Quỹ đầu tư và một bên là chủ thể khác như công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản giám sát, người bảo lãnh phát hành, nhà tư vấn… mà việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của người đầu tư hiện tại của quỹ. Các trường hợp được coi là giao dịch có liên quan như: - Việc mua bán tài sản của quỹ với người có liên quan (nhân viên, người quản lý, đối tác, người làm thuê, cổ đông…) - Các khoản vay nợ của quỹ với chủ thể liên quan. - Một người có liên quan hành động như một đại lý đối với tài sản của quỹ trong việc mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư. - Người có liên quan cam kết với người thứ ba tham gia giao dịch với quỹ. Nói chung mỗi nước lại có quy định cụ thể riêng để ngăn chặn hiện tượng này để đảm bảo hoạt động của quỹ được lành mạnh, công bằng bảo vệ lợi ích của tất cả những người đầu tư. 1.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư 1.6.1 Giá trị tài sản thuần của quỹ - Net Asset Value – NAV là hiệu số giữa tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả cả quỹ. Nó bao gồm tiền mặt, các chứng khoán hoặc các tài sản khác tương đương có giá trị với tiền mặt, các chứng khoán do quỹ nắm giữ được tính theo giá thị trường. 1.6.2 Lợi suất: Lợi suất được tính bằng lợi nhuận phân chia mỗi cổ phần chia cho giá trên mỗi cổ phần. Một quỹ trái phiếu dài hạn có NAV 10 USD, trả lợi nhuận phân chia là 58 cent, vậy một cổ phiếu có lợi suất là 5,8%. Chúng ta có thể so sánh lợi suất của một Quỹ tương hỗ với lợi suất hiện hành của các loại đầu tư khác để quyết định loại đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn. 1.6.3 Tổng lợi nhuận: Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận là: cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng, phân phối các khoản thu nhập ròng được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng. Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một quỹ tốt hay không. Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV cộng với lợi nhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư. Ngoài ra, người ta còn sử dụng lợi nhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu tư ban đầu. Ví dụ, một khoản đầu tư 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là 1.500 USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư) thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%. Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của một Quỹ đầu tư là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên cộng với lợi nhuận phân chia đã tái đầu tư. Một trong số các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của một hoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu tư của quỹ cũng như mức phí và chi phí của quỹ đó. 1.6.4 Chi phí hoạt động của quỹ đầu tư a, Các chi phí liên quan tới việc phát hành ra công chúng lần đầu của quỹ: - Chi phí tiếp thị. - Chi phí in ấn bản cáo bạch. - Chi phí trả cho các đại lý bản cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư. Thông thường các chi phí trên ước trung bình khoảng 4 – 6 % tổng số tiền huy động được từ nhà đầu tư. Chi phí chào bán lần đầu được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được. b. Chi phí liên quan tới hoạt động Có ba loại chí phí cơ bản lien quan tới hoạt động của các quỹ sau khi thành lập và tiến hành hoạt động đầu tư. Đó là các loại phí: Phí tư vấn đầu tư Phí lưu giữ và bảo quản tài sản của quỹ. Lãi suất trong trường hợp quỹ phải vay ngắn hạn, thuế (nếu có) Phí phải trả cho các tổ chức định giá các khoản đàu tư của quỹ. Các chi phí trả cho các nhà mô giới chứng khoán thường không được tính vào chi phí hoạt động của quỹ mà được khấu trừ trực tiếp từ giá trị giao dịch mua hoặc bán với người mô giới và được phản ánh bằng mức độ giảm trực tiếp trong NAV của quỹ. - Phí quản lý quỹ: đay là phí thông dụng đối với tất cả danh mục đàu tư được các công ty tư vấn thanh toán cho các nhà phân tích chứng khoán và các chức năng quản lý danh mục đầu tư mà họ thực hiện. Tất cả các quỹ đầu tư đều tính và điều chỉnh phí quản lý hang năm cộng thêm với phí bán để trả cho việc quản lý chuyên nghiệp quỹ đầu tư. Tỷ lệ phí dao động từ 0,25 – 1 % và được điều chỉnh theo lượng vốn huy động của quỹ. Phí quản lý chính là yếu tố khiến chiến các công ty quản lý quỹ muốn tạo thêm nhiều quxy. Khi tăng lượng tài sản quản lý, chi phí tăng nhưng phí quản lý không thể tăng lên tương ứng. Các chi phí quản lý hành chính khác như: + Phí lập các báo cáo cho các cổ đông/ người hưởng lợi. + Phí duy trì quản lý tài khoản của người đầu tư. + Phí kiểm toán. + Phí trả cho những người điều hành quỹ. + Phí cho các dịch vụ pháp lý. + Các chi phí khác theo quy định của điều lệ quỹ . . . . . 1.6.5 Thu nhập của quỹ đầu tư Thu nhập của quỹ đầu tư có được từ nhiều nguồn như: thu nhập từ lãi suất, thu nhập cổ tức, lãi trái phiếu, các khoản lãi hoặc lỗ khi bán các khoản đầu tư, giá trị thu được từ cổ phiếu/ chứng chỉ quxy đầu tư được phát hành, lãi tiền gửi, các khoản thu nhập khác. Việc phân phối thu nhập của Quỹ phải tuân thủ các quy định sau: - Phần còn lại của thu nhập của quỹ sau khi trừ các chi phí của quỹ được phân phối cho người đầu tư theo nguyên tắc chỉ người đầu tư được ghi tên trong danh sách người đầu tư lập vào ngày đăng ký cuối cùng được quyền nhận thu nhập phân phối - Quy trình và thủ tục phân phối thu nhập cảu quỹ cho người đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ và thanh toán chứng khoán. 1.6.6 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của quỹ đầu tư Khi đánh giá hoạt động của một quỹ, người ta thường dựa vào một số chỉ tiêu chính là tổng thu nhập mà quỹ mang lại cho các nhà đầu tư, tỷ lệ chi phí, tỷ lệ doanh thu, chất lượng công việc kinh doanh của người điều hành quỹ. Tổng thu nhập của quỹ: Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một quỹ, được cấu thành từ 3 khoản thu chính: + Phân phối thu nhập từ khoản thu nhập đầu tư ròng: Khoản thu nhập đầu tư bao gồm cổ tức và lãi suất thu được từ danh mục đầu tư của quỹ khấu trừ đi chi phí. + Các khoản thu nhập ròng được thừa nhận là lãi vốn: các khoản thu nhập ròng được được thừa nhận là các khoản đầu tơ đã quyết toán xong có lãi (hoặc bị lỗ). + Sự tăng (giảm) ròng trong giá trị tài sản ròng vì phản ánh giá trị các khoản đầu tư vào cổ phiếu mà quỹ đang nắm giữ. Ngoài ra nó cũng bao gồm các khoản thu nhập ròng được thừa nhận hoặc thu nhập ròng từ các khoản đầu tư chưa chia cho các nhà đầu tư. Tổng thu nhập được xác định bằng công thức: TR = Phân phối thu nhập + Lãi vốn + giá trị chênh lệch của NAV NAV tại thời điểm đầu kỳ Đối với quỹ đóng, công thức trên chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động của người quản lý quỹ. Do quỹ đóng có NAV xa rời giá của cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư, người đầu tư xác định tổng thu nhập của quỹ dựa trên các yếu tố phân phối thu nhập, lãi vốn và chênh lệch thị giá của cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ (thay vì công thức trên). Công thức tính tổng thu nhập quỹ đóng dựa trên thị giá cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư: TR = Phân phối thu nhập + Lãi vốn + chênh lệch giá Giá ban đầu Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ chi phí là một chỉ tiêu để đánh giá việc kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động của một quỹ. Tỷ lệ được xác định bằng chi phí hoạt động trong năm (các loại chi phí cho hoạt động đầu tư, chi phí quản lý, chi phí hành chính) chia cho giá trị tài sản ròng trung bình của quỹ. Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong tỷ lệ chi phí này. Tùy theo danh mục đầu tư, tỷ lệ chi phí có thể dao động từ 0,5 % đến 5% . Nói chung, tỷ lệ chi phí này thấp hơn 1% đều được coi là thấp. Tỷ lệ thu nhập đầu tư Tỷ lệ thu nhập được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Tỷ lệ này tương tự như lợi suất cổ tức khi đánh giá hiệu quả đầu tư của cổ phiếu thông thường. Tỷ lệ doanh thu Tỷ lệ này thể hiện tổng giá trị giao dịch (mua và bán) do công ty quản lý quỹ tiến hành đối với quỹ, được xác định bằng số lượng tài sản được bán hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm. Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ phản ánh qua: + Điều khiển rủi ro của danh mục đầu tư. + Kiểm soát chi phí giao dịch. + Kinh nghiệm đầu tư và quá trình hoạt động của công ty quản lý quỹ. + Học vấn và kinh nghiệm đầu tư của người điều hành quỹ. + Thường là một nhóm người quản lý tốt hơn một hay hai cá nhân quản lý quỹ. II. THỰC TRẠNG CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM Quy chế hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan về hướng dẫn thực hiện luật chứng khoán có quy định: Việc chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng dạng đóng bao gồm chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn. Việc chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ phải được Công ty quản lý quỹ đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Tổng mức vốn huy động dự kiến cho Quỹ phải được quy định rõ trong Điều lệ Quỹ và Bản Cáo bạch. Việc phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho các lần tiếp theo được thực hiện cho các nhà đầu tư hiện hữu của quỹ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ. Quyền mua chứng chỉ quỹ được phép chuyển nhượng. Trường hợp nhà đầu tư hiện hữu không thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ, phần chứng chỉ quỹ còn dư có thể được chào bán cho các nhà đầu tư khác Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng: - Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam. - Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ. - Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro phù hợp. Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ cho các lần tiếp theo: - Điều lệ Quỹ có quy định về việc tăng vốn của Quỹ. - Lợi nhuận của Quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương. Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai năm, tính đến thời điểm tăng vốn; Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ và phương án đầu tư số vốn thu được phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Căn cứ vào mục tiêu, cơ cấu danh mục và tài sản đầu tư, Công ty quản lý quỹ phải xác lập cụ thể loại hình Quỹ theo tính chất, mục tiêu và cơ cấu đầu tư. Tên của Quỹ phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được, phải thể hiện rõ bản chất của loại hình quỹ. - Một số quy định về hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư.(Quỹ đóng) Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ được Công ty quản lý quỹ thiết lập trên cơ sở các điều khoản đã quy định rõ tại Điều lệ Quỹ và Bản Cáo bạch để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro. Quỹ đóng được phép đầu tư vào các loại tài sản tài chính sau: - Cổ phiếu của công ty đại chúng. - Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty. - Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức tín dụng; tín phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành không quá một (01) năm. - Các loại tài sản tài chính khác theo quy định của pháp luật và được Đại hội Nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản. - Vốn và tài sản của Quỹ đóng khi đầu tư phải tuân thủ các quy định sau: Không đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính Quỹ đó hoặc vào chứng chỉ, vốn góp của Quỹ đầu tư chứng khoán khác. Đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành tối đa không vượt quá mười lăm phần trăm (15%) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ. Tối đa không đầu tư vượt quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ. Tối đa không đầu tư vượt quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau. Tối đa không đầu tư vượt quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào bất động sản. Không được sử dụng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào. Trong trường hợp được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản, Quỹ đại chúng dạng đóng được đầu tư không quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của Quỹ vào cổ phiếu các tổ chức phát hành riêng lẻ, hoặc các tài sản tài chính khác theo quy định. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của Quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho Quỹ đại chúng. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của Quỹ đại chúng không được quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của Quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi ngày. 2.2 Thực trạng hoạt động một số quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới được hình thành và phát triển cách đây không lâu nên môi trường đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện đặc biệt là vần đề hành lang pháp lý cho nhà đầu tư. Do vậy, quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hầu hết là các quỹ đóng: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VFMVF1, Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam - VFMVF4, Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential - PRUBF1, Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife - MAFPF1… Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VFMVF1 có vốn điều lệ là 1000,000,000,000đ được cấp giấy phép thành lập và phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng vào ngày 24 tháng 3 năm 2004 bới UBCKNN căn cứ theo Nghị định 144-2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan. Quỹ đầu tư VF1 là một quỹ đống và hoạt động với tư cách pháp lý trên cơ sở của Nghị định về chứng khoán và TTCK và các hệ thống pháp luất Việt Nam hiện hành. Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Quỹ đầu tư VF1 được UBCKNN cấp phép, công ty quản lý quỹ VFM với tư cách là đại diện phát hành của Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiến hành việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. - Công ty bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 ngày 08/11/2004 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.Kiểm toán độc lập: công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: - Ngành nghề chế biến nông lâm thuỷ sản - Ngành tài chính ngân hàng - Ngành du lịch và khách sạn - Ngành giáo dục và y tế - Ngành hàng tiêu dùng - Ngành vận tải hàng hoá - Ngành tiện ích công cộng - Bất động sản - Các công cụ thị trường tiền tệ. Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam - VFMVF4 có vốn điều lệ 806,460,000,000đ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo giấy phép số 04/UBCK-GCN vào ngày 18/12/2007 và được UBCK Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập Quỹ số 11/UBCK-GCN vào ngày 28/2/2008. - Quỹ đầu tư VF4 là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng, thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng được công ty quản lý quỹ quản lý trong suốt thời hạn hoạt động, trừ trường hợp Quỹ được chuyển giao cho công ty quản lý quỹ khác quản lý hoặc bị giải thể trước hạn theo quyết định của Đại hội Nhà đầu tư. - Thời hạn hoạt động của Quỹ là 10 năm kể từ ngày UBCK Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Thời hạn hoạt động có thể được gia hạn thêm phụ thuộc vào đề nghị của Công ty quản lý quỹ và sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư và UBCK Nhà nước. Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential - PRUBF1 có vốn điều lệ là 500,000,000,000đ được Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư số 06/ UBCK-ĐKQĐT vào ngày 05/10/2006. Thời gian hoạt động của Quỹ là 07 năm kể từ ngày 05/10/2006 do Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải-Chi nhánh TP.HCM. Đây là loại hình quỹ đóng nghĩa là Quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ do Quỹ phát hành theo yêu cầu của nhà đầu tư trong suốt thời gian hoạt động của quỹ - Vào ngày 22/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép niêm yết số 02/UBCK-GPNY cho phép Quỹ đầu tư cân bằng Prudential (Quỹ PRUBF1) niêm yết chứng chỉ quỹ trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. - Công ty bắt đầu niêm yết với mã PRUBF1 ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.Kiểm toán độc lập: công ty TNHH KPMG Việt Nam Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife - MAFPF1 có vốn điều lệ là 250,000,000,000đ được Ủy ban Chưng khoán Nhà nước câp phép phát hành chứng khoán lân đầu ra công chúng theo giây phép sô 03/UBCK-DKCCCCQ và tổng sô vôn dự kiến huy động từ công chúng là 250 tỷ đồng Viet Nam với 25 trieu đơn vi Quỹ có menh giá 10.000d/đơn vị quỹ. - Quỹ tiên hành huy động vốn từ ngày 19/7/2007 và kêt thúc đợt huy dong vào ngày 14/9/2007. Tong vôn huy động được từ công chúng là 214.095.300.000đ tương ứng với sô lượng đơn vị Quỹ là 21.409.530 đơn vị. Khi đầu tư vào bất kỳ quỹ đầu tư nào nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của quỹ đầu tư đó, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ ( NAV) Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc định giá mua và giá bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác địn bằng hiệu số giữa tổng số giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. NVA của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ chứng khoán. Theo báo cáo của các quỹ trên sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh 27/08/2009 – 03/09/2009, giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư đã có những thay đổi đáng kể · Chứng chỉ quỹ MAFPF1 : Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ STT CHỈ TIÊU KỲ BÁO CÁO Ngày 01/10/2009 KỲ TRƯỚC Ngày 24/09/2009 1 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ (3,732,095,495) 6,060,479,455 2 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc phân phối thu nhập của quỹ đối với các nhà đầu tư 3 Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2) (3,732,095,495) 6,060,479,455 4 Giá trị tài sản ròng đầu kỳ 171,683,543,718 165,623,064,263 5 Giá trị tài sản ròng cuối kỳ 167,951,448,223 171,683,543,718 6 Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (*) 7,845 8,019 STT CHỈ TIÊU KỲ BÁO CÁO Ngày 01/10/2009 KỲ TRƯỚC Ngày 24/09/2009 1 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ           (4,181,076,610)     5,529,602,554 2 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc phân phối thu nhập của quỹ đối với các nhà đầu tư 3 Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2)           (4,181,076,610)     5,529,602,554 4 Giá trị tài sản ròng đầu kỳ         458,645,753,004    453,116,150,450 5 Giá trị tài sản ròng cuối kỳ  454,464,676,394    458,645,753,004 6 Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (*)        9,089               9,173 (*): Tính trên 21.409.530 chứng chỉ quỹ · Chứng chỉ quỹ PRUBF1 thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 06/10/09: (*): Tính trên 50.000.000 chứng chỉ quỹ VFMVF1: Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ 27,664 đồng, kỳ báo cáo ngày 17/9/2009 Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU KỲ BÁO CÁO Ngày 17/09/2009 KỲ TRƯỚC Ngày 10/09/2009 1 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ 99,565,669,112 63,917,130,888 2 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc phân phối thu nhập của quỹ đối với các nhà đầu tư 3 Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2) 99,565,669,112 63,917,130,888 4 Giá trị tài sản ròng đầu kỳ 2,666,855,047,526 2,602,937,916,638 5 Giá trị tài sản ròng cuối kỳ 2,766,420,716,638 2,666,855,047,526 6 Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (*) 27,664 26,669 (*): Tính trên 100.000.000 chứng chỉ quỹ · VFMVF4: Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ 14,433 đồng, kỳ báo cáo ngày 17/9/2009 Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU KỲ BÁO CÁO Ngày 17/09/2009 KỲ TRƯỚC Ngày 10/09/2009 1 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ 37,690,786,233 15,119,231,339 2 Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc phân phối thu nhập của quỹ đối với các nhà đầu tư 3 Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2) 37,690,786,233 15,119,231,339 4 Giá trị tài sản ròng đầu kỳ 1,126,310,010,182 1,111,190,778,843 5 Giá trị tài sản ròng cuối kỳ 1,164,000,796,415 1,126,310,010,182 6 Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (*) 14,433 13,966 (*): Tính trên 80.646.000 chứng chỉ quỹ Ta có bảng so sánh sau: Thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ Thay đổi giá trị tài sản ròng kỳ trước NAV/ccq Giá ngày 08/09 VFMVF1 82.828.595.399 28.016.353.266 26.029 14.700 VFMVF4 21.322.058.700 24.540.845.359 13.779 9.600 MAFPF1 4.007.912.917 1.868.752.434 7.382 4.800 PRUBF1 -230.351.375 5.448.563.257 8.879 5.300 Đối với Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife – MAFPF1, giá trị tài sản ròng của quỹ trong kỳ tăng 4 tỷ đồng, tăng 100% so với mức tăng trưởng kỳ trước. Giá trị tài sản ròng cuối kỳ đạt 158 tỷ đồng, tương đương giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ đạt 7.382 đồng/ccq. Trong khi đó, đối với Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VFMVF1, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của VFMVF1 đã lên tới hơn 26.000 đồng/ccq khi trong tuần đầu tháng 9, NAV của VF1 tăng 82,83 tỷ đồng, tăng 195,8% so với mức tăng trưởng NAV của kỳ báo cáo trước. NAV của VFMVF1 tăng mạnh khi trong danh mục đầu tư của mình VF1 đang nắm giữ 1.623.530 cổ phiếu SJS chiếm tỷ lệ 4,1% vốn điều lệ SJS. VFMVF1 đã mua ròng 429.520 cổ phiếu SJS trong khoảng thời gian 8 tháng từ 05/12/08 – 18/08/09. SJS tuần từ 27/7 – 03/9 tăng từ 146.000 lên 157.000 đồng/cp. Ngoài ra, từ ngày 19/08/2009 đến ngày 03/09/2009 VFMVF1 còn mua 224.540 cổ phiếu NTL, nâng số lượng nắm giữ lên 1.081.780 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 6,6% vốn điều lệ NTL. Đối với Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam - VFMVF4: Trong kỳ báo cáo từ ngày 27/8 – 03/09, NAV của quỹ tăng 21,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức tăng NAV của kỳ trước (24,5 tỷ đồng). Giá trị tài sản ròng cuối kỳ đạt 1.111,19 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ đạt 13.799 đồng/ccq. Trong khi đó, NAV của Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential – PRUBF1 giảm 230 triệu trong kỳ, giá trị tài sản ròng cuối kỳ đạt 443,9 tỷ đồng, tương đương giá trị tài sản ròng trên 1 chứng chỉ quỹ đạt 8879 đồng/ccq. Hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư phụ thuộc khá nhiều vào thị trường tài chính, thị trường tài chính lại phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố vĩ mô hiện nay nhà đầu tư không dám nghĩ xa tới lạm phát và nguy cơ tăng trưởng thấp…vì thế hiện nay nhà đầu tư không thể ngồi yên nhìn khoản lợi nhuận của mình tăng gấp đôi, gấp ba sau vài năm. Thị trường đang chuyển động nhanh hơn: từ tháng 4 cho đến nay, trên cả hai sàn tháng nào cũng có cổ phiếu tăng giá xấp xỉ 100%. Số cổ phiếu tăng giá gấp 5-6 lần so với hồi tháng 2 thậm chí còn không thể đếm hết trên một bàn tay. Đại diện của MAFPF1 cho rằng vẫn có nhiều cổ đông của quỹ chưa lưu ký CCQ – họ là NĐT dài hạn thực sự. Nhưng phần đông NDT mua bán trên thị trường sơ cấp hiện nay nhắm vào lợi nhuận ngắn hạn, chính tâm lý đầu cơ này khiến khoảng cách giữa NAV và nhà đầu tư không mấy ý nghĩa. Trong số chứng chỉ quỹ đang niêm yết có thể nói VF1 là cánh chim đầu đàn. Việc tăng hay giảm giá VF1 có ảnh hưởng tới 3 chứng chỉ quỹ còn lại. Theo công bố ngày 22/09 NVA hiện nay của FV1 là 27.664 đồng/ CCQ. So với thời điểm mới thành lập vào tháng 4 năm 2004 NVA hiện nay tăng khoảng 1710% cai hơn sự tăng trưởng của VN – index trong khoảng thời gian trên là khoảng 140%( từ mức 230-240 điểm lên gần 575 điểm như hiện nay). Tuy nhiên một số nhà đầu tư cho rằng so sánh như vậy là chưa chính xác. VFMVF1 đã thực hiện 2 đợt tăng vốn – một việc không giống ai với hoạt động của một quỹ đóng: tháng 8/2006 tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và từ 500 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng vào tháng 5/2007. Giá đợt phát hành lần 2 gấp 3 lần mệnh giá. Quỹ tăng vốn và cũng có thặng dư. Bằng vài phép tính đơn giản, nhà đầu tư chiết khấu ngầm thặn dư vào giá cổ phiếu VF1. Điều này lý giải tại sao, kể từ khi tăng vốn lên 1000 tỷ đồng tới nay, chưa khi nào thị giá VFMVF1 cao hơn NVA. Đến lượt khoảng cách giữa thị giá và NVA ( theo công bố chính thức) của VFMVF1 đóng vai trò tham chiếu cho các CCQ khác. Trong thực trạng chứng chỉ quỹ đầu tư trong những phiên giao dịch đầu tuần tháng 9 đồng loạt giá 4 chứng chỉ quỹ tăng trần với khối lượng đặt mua lớn. Sau 1 thời gian bị lãng quên mối quan tâm của nhà đầu tư mới đây tưởng như là việc đánh giá nhìn nhận lại chứng chỉ quỹ từ góc độ giá trị. Tuy nhiên theo điều chỉnh hônm 24/09 cả 4 chứng chỉ quỹ đều sớm suy yếu: 3 giảm giá và chỉ giữ được giá tham chiếu. Giám đốc của 1 công ty quản lý quỹ than thở rằng nhà đầu tư đang chiết khấu quá nhiều giá chứng chỉ quỹ so với giá trị tài sản ròng. Thước đo chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ, Theo mức giá đóng cửa ngày 23/09 thị giá PRUBF1 thấp hơn NVA tới 41.5% khả quan như VFMVF4 thị giá cũng thấp hơn NVA tới 26.6%. Khoảng thấp nhất hồi tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên sự chênh lệch trên vẫn là khá lớn nếu so sánh trong quá khứ có lúc thị giá của VFMVF1 cao hơn NVA tới 30-40%( năm 2006%. Về lý thuyết lý tưởng nếu thị giá chứng chỉ quỹ dao động xung quanh NVA; thị giá cao hơn NVS chứng chỉ quỹ “đắt”, thấp hơn chứng chỉ quỹ “rẻ’’. 2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Kể từ khi các Quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam vào đầu những năm 90, đến nay đã được hơn chục năm nhưng kết quả mà các quỹ thu được lại không như mong đợi ban đầu. Thậm chí, ngay cả những Quỹ đầu tư nước ngoài có thế mạnh về vốn và kinh nghiệm quản lý cũng chỉ gặp lỗ hay may mắn hơn thì hoà vốn. Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam là sự xuất hiện của công ty quản lý quỹ VietFund. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư đã được cải thiện, cơ hội đầu tư không ít. Tuy nhiên, bên cạnh đó những thách thức đối với các Quỹ đầu tư vẫn còn nhiều. a, Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Thách thức lớn nhất đối với các Quỹ đầu tư là tính minh bạch. Bởi vì đa số các công ty không đáp ứng được các yêu cầu về sự minh bạch, mà lại giấu ngiếm về tình hình tài chính của họ. Công khai thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong đầu tư. Việc công bố kịp thời, chính xác, đầy đủ và trung thực các thông tin sẽ giúp cho nhà đầu tư có được nguồn dữ liệu tin cậy phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các công ty để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài những hạn chế về tính minh bạch thì các công ty tham gia hoặc chuẩn bị tham gia thị trường hiện nay hầu hết có quy mô nhỏ, cơ cấu điều hành chưa chặt chẽ, và thường không được định giá chính xác. Một vấn đề khác gây trở ngại cho các quỹ khi đầu tư vào các công ty tư nhân là các công ty này thường có quy mô nhỏ vì khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam còn mới. Nhiều nước Đông Nam Á khác có các công ty tư nhân thành lập từ rất lâu, còn tại Việt Nam doanh nghiệp tư nhân chỉ mới có từ thập niên 90 nên ngay cả các công ty lớn thì cũng vẫn nhỏ khi so với tiêu chuẩn khu vực. Hiện tại, luật pháp không cho các doanh nghiệp Việt Nam được ra thị trường chứng khoán nước ngoài. Những ràng buộc như thế khiến cho các Quỹ đầu tư không dám thực thi hết những chức năng của nó. Chính vì vậy, thị trường huy động vốn của Việt Nam còn nhiều điều phải làm để chinh phục lòng tin của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán hiện tại quy mô còn nhỏ, hàng hoá chứng khoán còn ít. Khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán qua các phiên giao dịch còn thấp, hàng hoá chưa thật phong phú. Thị trường còn trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Với tình trạng như vậy, nếu Quỹ đầu tư ra đời thì hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ một trong những mục đích chủ yếu của Quỹ đầu tư là thực hiện đa dạng hoá đầu tư. Nếu như các loại chứng khoán còn ít thì khó có thể thực hiện việc lựa chọn chứng khoán để thành lập danh mục đầu tư có hiệu quả. Mặt khác, những diễn biến bất thường của chỉ số chứng khoán Việt Nam như khi thì tăng đến chóng mặt lúc lại sụt giảm liên tục và thường diễn ra trong một thời gian dài đối với đồng loạt các cổ phiếu gây ra những làn sóng tâm lý phức tạp trong người đầu tư, làm ảnh hưởng tới hoạt động của quỹ. Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với các Quỹ đầu tư nước ngoài dẫn đến quá trình đầu tư vào các doanh nghiệp gặp khó khăn. Thủ tục xin phép đầu tư vào chứng khoán còn phức tạp và mất nhiều thời gian. Thông thường để tham gia mua cổ phần, phải mất từ 3 – 6 tháng để thẩm định dự án, nhưng cần 6 –12 tháng để nhận được giấy phép. Do số công ty cổ phần và công ty cổ phần hoá chưa nhiều cho nên phạm vi đầu tư hạn chế. Mặt khác, số công ty được niêm yết còn ít chỉ có 21 công ty nên các quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc tháo lui vốn, khi chuyển nhượng bị giảm giá trị. Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư chứng khoán chưa hoàn chỉnh. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đã được ban hành, đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho sự ra đời của Quỹ đầu tư. Tuy nhiên để cho Quỹ đầu tư hình thành và phát triển lành mạnh, vững chắc thì còn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hoá, bổ sung và hoàn thiện. Vẫn còn tồn tại những rào cản đối với Quỹ đầu tư chứng khoán trong các văn bản pháp quy hiện hành điều chỉnh hoạt động của Quỹ đầu tư cụ thể như Quyết định 05/UBCKNN, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự… Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán. Sự thành công hay thất bại của một Quỹ đầu tư phụ thuộc rất lớn vào trình độ điều hành của các nhà quản lý chuyên nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay chưa có đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp được đào tạo một cách cơ bản. Sự hiểu biết về Quỹ đầu tư của công chúng còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, sự hiểu biết về thị trường chứng khoán nói chung đối với công chúng còn nhiều hạn chế và hơn nữa đối với Quỹ đầu tư thì càng hạn chế hơn. Một khi công chúng chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động và lợi ích của quỹ thì việc lôi cuốn, thu hút họ tham gia vào quỹ là vấn đề hết sức khó khăn. Ngoài ra, còn có các khó khăn khác đối với các Quỹ đầu tư như rủi ro tỷ giá, các hạn chế trong việc đầu tư vào các công ty niêm yết đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các quỹ đều dựa trên cơ sở đồng đô la Mỹ và được huy động từ các nhà đầu tư quốc tế. Ngay cả khi các công ty đầu tư hoạt động tốt ở trong nước thì phần lớn thu nhập có thể bị triệt tiêu bởi sự mất giá của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Rủi ro tỷ giá hối đoái có thể được bù đắp một phần nào bằng cách đầu tư vào các công ty có tỷ trọng thu nhập bằng đồng đô la Mỹ cao. b, Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng tăng. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển ổn định với nhịp độ tăng trưởng tương đối cao.Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,5%. Mặt khác, lạm phát ở mức thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng dần. Những yếu tố trên là tiền đề quan trọng cho việc hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư vì một trong những quy luật phát triển của quỹ là trong những thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao thì quỹ cũng phát triển mạnh. Thị trường Việt Nam vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng với sự ổn định chính trị và sự tăng trưởng GDP đều đặn mặc dù gặp khủng hoảng tài chính khu vực. Việt Nam còn cung cấp một lực lượng lao động lớn và giá lao động có tính cạnh tranh trong khu vực. Lao động Việt Nam cần cù, ham học ỏi và cầu tiến. Sau gần 15 năm xuất hiện của đầu tư nước ngoài đã giúp đào tạo hàng trăm nghìn người quản lý và công nhân ở nhiều kỹ năng khác nhau. Sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, đầu tư nước ngoài ở Việt Namsẽ tăng, cổ phiếu và các tài sản của các công ty ở Việt Nam sẽ có khả năng thuhút các nhà đầu tư tài chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngcủa các Quỹ đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ủng hộ Quỹ đầu tư chứngkhoán. Các bộ, ngành đã phối hợp để ban hành quy chế hoạt động cho sự hoạt động của các quỹ, đặc biệt là các cải cách pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó, chính phủ đang có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế cũng như các chính sách nhằm tự do hoá khả năng làm ăn và đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia góp vốn vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế chứ không bị hạn chế như trước đây. Từ ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được khai trương và đến nay đã hoạt động được hơn ba năm. Về cơ bản, bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp dân cư đến việc thực hiện đầu tư chứng khoán. Đồng thời, sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giúp cho Quỹ đẩy mạnh đầu tư vào các công ty cổ phần và giúp các doanh nghiệp này được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, qua đó giúp các quỹ dễ dàng tháo lui vốn thông qua chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán. Hàng hoá chứng khoán có xu hướng ngày càng phong phú. Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được tiếp tục đẩy mạnh. Với việc thực hiện Luật doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự ra đời của nhiều công ty cổ phần mới. Chính phủ thường xuyên phát ành trái phiếu để huy động vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội. Các ngân àng thương mại đã và đang phát hành trái phiếu huy động vốn cho hoạt độngkinh doanh cũng là những yếu tố góp phần làm phong phú thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Với những điều kiện trên cho thấy, trong những năm sắp tới hàng hoá chứng khoán sẽ đa dạng về chủng loại và sẽ tăng thêm nhiều về số lượng, góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư chứng khoán. Với sự thành công của đường lối đổi mới kinh tế, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã là nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và được coi là thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Do vậy, một số Quỹ đầu tư Việt Nam của nước ngoài đã sớm được thành lập và có mặt hoạt động tại Việt Nam. Điều đó đã góp phần tạo ra một yếu tố thúc đẩy sự ra đời các Quỹ đầu tư trong nước của Việt Nam. 2.4 Kiến nghị Từ thực tiễn mang lại và những yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường thì chúng tôi có đưa ra một số kiến nghị trong việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam như sau: - Chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cần được chính phủ phê duyệt. Trong đó xác định rõ vai trò quan trọng của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, đồng thời xác định văn bản pháp lý thống nhất cao nhất đó là luật chứng khoán. - Mở cửa hơn nữa thị trường chứng khoán đầu tư cho các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư trong nước tham gia. Đặc biệt là cần đơn giản hoá về thủ tục và nâng cao tỷ lệ được phép tham gia của nước ngoài. - Nâng cao ưu đãi cho các tổ chức tham gia thị trường, loại bỏ thuế chênh lệch lãi vốn cho các tổ chức giao dịch chứng khoán. - Nghiên cứu và đề xuất biện pháp niêm yết bắt buộc đối với các công ty cổ phần hoá có vốn. - Nhà nước cũng nên vận dụng kinh nghiệm của các nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán, góp phần vào huy động vốn dài hạn, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, sớm hoà nhập vào tiến trình phát triển ngang bằng với các nước trong. C. KẾT LUẬN Không giống như hoạt động tiết kiệm hay đầu tư vào thị trường chứng khoán, xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư nào có thể thay thế tốt hơn các Quỹ đầu tư chứng khoán. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các cơ sở pháp lý ban đầu của việc thiết lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã sớm đưa loại tổ chức này vào các quy định cơ cấu. Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán do Thủ tướng Chính phủ thông qua, tổng vốn hoá thị trường sẽ đạt 15% GDP vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu trên, vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán được nhấn mạnh là một kênh huy động và đầu tư vốn hiệu quả, chuyên nghiệp, mang tính ổn định lâu dài nhằm thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vào thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ cần được pháp luật điều chỉnh một cách chặt chẽ và hiệu quả để có thể phát huy được hết tính ưu việt của mình. Thế nhưng, tại Việt Nam, ngành Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung là một lĩnh vực hết sức mới mẻ nên chúng ta gặp phải rất nhiều bất cập khi xây dựng khung pháp lý. Sớm vượt qua thử thách này, trong tương lai không xa, chúng ta mới có thể hình thành một hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.doc
Luận văn liên quan