Tìm hiểu về sự ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây sứ thái adenium obesum (forssk.) roem và schult
MUC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC ẢNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .2
1.1. Giới thiệu chung về cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) 2
1.1.1. Đặc điểm chung của họ Trúc đào (Apocynaceae) 2
1.1.2. Đặc điểm của cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.)
3
* Phân loại 3
* Đặc tính sinh học của cây Sứ Thái . . 3
* Môi trường và dinh dưỡng thích hợp với cây Sứ Thái . 6
1.2. Sinh lý về hiện tượng ghép . 7
♣ Hình thái và giải phẫu học trong sự ghép . 7
♣ Các sự kiện hình thành vùng ghép . 9
♣ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ghép thành công 9
* Sự ghép không tương hợp . 9
* Điều kiện môi trường trong quá trình ghép 10
* Những nhân tố điều hòa sinh trưởng thực vật . 10
* Giới hạn di truyền trong quá trình ghép . . 12
1.3. Kiểm soát sự ra hoa . 13
1.3.1. Sự biến đổi của mô phân sinh ngọn . 13
1.3.2. Các giai đoạn của sự ra hoa . 15
♣ Sự chuyển tiếp ra hoa . 15
♣ Sự tượng hoa 16
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang i
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
♣ Sự tăng trưởng và nở hoa 16
1.3.3. Các yếu tố tác động đến sự ra hoa . 16
* Tuổi ra hoa . 17
* Dinh dưỡng .17
* Nhiệt độ . .18
* Quang kỳ 18
* Stress nước . 19
* Quan hệ thay thế giữa 2 con đường tăng trưởng và phát triển (ra hoa) .19
* Khuynh độ ra hoa ở cây bất định . 20
* Sự tương quan 20
* Các chất nội sinh 20
1.3.4. Chất điều hòa tăng trưởng thực vật và quan điểm “đa yếu tố” kiểm soát sự ra hoa . .21
Giberelin . .21
Cytokinin . 23
Acid abscisic .24
Ethylen . .24
Quan điểm “đa yếu tố” kiểm soát sự ra hoa . .24
1.3.5. Quan điểm về florigen trong sự ra hoa . 25
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 28
2.1. VẬT LIỆU .28
2.1.1. Cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.) 28
2.1.2. Vật liệu dùng trong sinh trắc nghiệm 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP . .30
2.2.1. Phương pháp ghép ngồi .30
* Chọn giống để ghép . 30
* Kĩ thuật ghép ngồi 30
2.2.2. Quan sát hình thái giải phẫu 32
2.2.3. Đo cường độ quang hợp và cường độ hô hấp .32
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang ii
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
2.2.4. Xác định hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật .32
2.2.5. Quan sát sự ra hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ngọc Tú Cầu và Ánh Dương) ngoài tự nhiên 35
2.2.6. Xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật 37
* Xử lí GA 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu)3 37
* Xử lí GA 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh của cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 .38
* Xử lí GA 20 mg/l và BA 20 mg/l lên nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở các nhánh của các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 38
2.2.7. Xử lí số liệu .3 8
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. KẾT QUẢ . .39
3.1.1. Sự biến đổi hình thái và giải phẫu .39
♣ Các biến đổi hình thái giải phẫu trong quá trình làm lành vết thương tại vùng ghép giữa cành ghép Ngọc Tú Cầu và gốc ghép Ánh Dương .39
♣ Các biến đổi hình thái và giải phẫu của vùng ghép sau khi xử lí IAA 20 mg/l và 30 mg/l, kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l .42
♣ Các biến đổi hình thái và giải phẫu trong quá trình chuyển tiếp từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục ở các nhánh trên cành ghép .45
* Sự biến đổi hình thái bên ngoài từ chồi dinh dưỡng sang chồi sinh dục . 45
* Sự biến đổi hình thái giải phẫu từ mô phân sinh dinh dưỡng sang mô phân sinh hoa tự 48
3.1.2. Quan sát sự ra hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ngọc Tú Cầu và Ánh Dương) trong tự nhiên 52
3.1.3. Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp 58
* Sự thay đổi cường độ quang hợp của lá ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh .58
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang iii
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
* Sự thay đổi cường độ hô hấp của chồi ngọn ở các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, qua các giai đoạn phát triển của nhánh 58
3.1.4. Hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật ở chồi ngọn của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép, vào giai đoạn lá bắt xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới . .60
3.1.5. Xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật 62
♣ Xử lí GA3 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu) 62
♣ Xử lí GA 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh của các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 .67
♣ Xử lí GA 20 mg/l và BA 20 mg/l lên nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở các nhánh trên các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương3 .69
♣ Ứng dụng xử lí GA 20 mg/l và BA 20 mg/l trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng và Đại Mỹ Nhân3 72
* Xử lí GA3 20 mg/l lên lá của các nhánh trên cành ghép Vươn Hồng .72
* Xử lí BA 20 mg/l lên cụm hoa của các nhánh trên cành ghép Đại Mỹ Nhân . .72
3.2. THẢO LUẬN .75
♣ Hình thái và sinh lý về hiện tượng ghép ở cây Sứ Thái 75
* Sự biến đổi hình thái và giải phẫu tại vùng ghép trong quá trình làm lành vết thương 75
* Ảnh hưởng auxin và cytokinin trong quá trình làm lành vết thương tại
vùng ghép 76
♣ Hình thái và sinh lý về hiện tượng ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây
Sứ Thái 77
* Sự biến đổi hình thái bên ngoài của chồi ngọn trong quá trình ra hoa ở các
nhánh trên cành ghép 77
* Sự biến đổi hình thái giải phẫu của mô phân sinh ngọn ở các nhánh trên
cành ghép 79
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang iv
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
* Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp qua các giai đoạn
phát triển của các nhánh trên cành Tự Ghép và Ghép 80
* Sự tương quan trong quá trình ra hoa của các nhánh trên cành Tự Ghép và
Ghép khi quan sát ngoài Tự Nhiên .81
* Ảnh hưởng của giberelin và cytokinin trong quá trình ra hoa của các
nhánh trên cành ghép 82
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 86
4.1. Kết luận 86
4.2. Đề nghị .86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về sự ra hoa của các nhánh trên cành ghép ở cây sứ thái adenium obesum (forssk.) roem và schult, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 28
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. VẬT LIỆU
2.1.1. Cây Sứ Thái (Adenium obesum (Forssk.) Roem. & Schult.)
- Cây sứ Ánh Dương ("Red Multiflora clone") có hoa nở 5 cánh, màu đỏ
tươi; có 7 – 8 hoa trên một cụm hoa (ảnh 2.1).
- Cây sứ Ngọc Tú Cầu là cây đã được lai tạo tại Việt Nam, có hoa cánh kép
(5 cánh ngoài to hơn 5 cánh trong), màu đỏ tươi (ảnh 2.2).
Ảnh 2.1: Cây sứ Ánh Dương ("Red Multiflora clone")
(trồng tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. HCM)
Ảnh 2.2: Cây Sứ Ngọc Tú Cầu
(trồng tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. HCM)
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 29
- Cây sứ Thần Tài (“Red Fairy”) có hoa nở rất lớn, 5 cánh hoa dày và màu
đỏ tươi; dễ ra hoa và lâu tàn; lá láng mịn (ảnh 2.3).
2.1.2. Vật liệu dùng trong sinh trắc nghiệm
Để đo hoạt tính của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong mẫu (chồi
ngọn xuất hiện ở nách lá đài có các gân đỏ, trên các nhánh của cành Ghép và cành
Tự ghép trên gốc sứ Ánh Dương):
- Khúc cắt diệp tiêu Lúa (Oryza sativa L.) từ cây mầm 72 giờ tuổi, được
dùng trong sinh trắc nghiệm đo hoạt tính auxin và acid abscisic.
- Tử diệp cây mầm Dưa leo (Cucumis sativus L.) 24 giờ tuổi, được dùng
trong sinh trắc nghiệm đo hoạt tính cytokinin.
- Trụ hạ diệp cây mầm Xà lách (Lactuca sativa L.) 18 giờ tuổi, được dùng
trong sinh trắc nghiệm đo hoạt tính giberelin.
Ảnh 2.3: Cây sứ Thần Tài ( “Red Fairy”)
(trồng tại vườn Sứ Thái Q11, Tp. HCM)
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Phương pháp ghép ngồi
* Chọn giống để ghép
Cành sứ giống mới dùng để ghép không cần lớn, đường kính khoảng 2 – 3
cm là tốt và không được quá non, hoặc quá già. Cây sứ giâm, chiết cành đem ghép
tốt nếu cành để ghép vừa đủ già, vừa chuyển màu từ xanh lợt sang xanh xám và có
lá non. Giống để ghép cần có các đặc điểm: hoa có màu sắc thật nổi bật so với các
giống cũ trước đây; kết cấu hoa đẹp lạ, thời gian ra hoa sớm và lâu tàn, chu kì ra
hoa nhanh, cây kháng được sâu bệnh.
Gốc ghép là những cây không có hoa đẹp và sinh trưởng mạnh. Vì vậy, việc
ghép sẽ giúp một cây không đặc sắc về hoa trở thành cây mang các cành có một
hoặc nhiều loài hoa mới và đẹp hơn. Gốc ghép có thể dùng cây chiết, cây giâm
cành; cây ươm hạt còn non hoặc cây lớn, cổ thụ. Cây sứ hạt sau 1 năm, đường kính
củ trên 6 cm có thể ghép tốt (Hoàng Đức Khương, 2006).
* Kĩ thuật ghép ngồi
- Trước tiên cắt ngang gốc ghép chỗ định ghép, thao tác cắt thật dứt khoát,
nhanh, gọn (vì nếu cứa thì dập thớ, xơ cành sứ) (ảnh 2.4).
- Sau đó, cắt thêm một lát mỏng nữa thì gốc ghép ráo mủ, dễ ghép (ảnh 2.5).
- Từ cành sứ giống cần ghép dài đã tước lá, cắt một đoạn cành sứ (có từ 1-3 mắt
lá, dài 2 – 3 cm) (ảnh 2.6).
- Sau đó vòng dây lên cành ghép để giữ cố định, Và cột giây để giữ chặt cành
ghép trên gốc ghép (ảnh 2.7).
- Trùm bao nylon giữ ẩm (ảnh 2.8).
- Sau 7 -10 ngày tháo bao nylon ra để các chồi ghép phát triển bình thường.
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 31
Ảnh 2.4: Cành sứ trên gốc ghép vừa được
cắt ngang
Ảnh 2.5: Cành sứ trên gốc ghép được cắt
ngang lần 2 để cho ráo mủ
Ảnh 2.6: Thao tác cắt 1 đoạn trên cành
ghép có từ 1-3 mắt lá, dài 2 – 3 cm.
Ảnh 2.7: Thao tác cột dây giữ chặt cành ghép
trên gốc ghép.
Ảnh 2.8: Trùm bao ny lon giữ ẩm
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 32
2.2.2. Quan sát hình thái giải phẫu
Quan sát sự biến đổi cấu trúc của vùng ghép, qua lát cắt dọc, theo các giai
đoạn làm lành vết thương không xử lí và sau khi xử lí IAA 20 mg/l và 30 mg/l, và
kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l tại vùng ghép.
Quan sát sự biến đổi của mô phân sinh ở chồi ngọn, qua lát cắt dọc, theo các
giai đoạn phát triển của hoa tự: mô phân sinh dinh dưỡng, mô phân sinh hoa tự hình
thành và kéo dài mô phân sinh hoa tự thành trục phát hoa, dưới kính hiển vi quang
học sau khi nhuộm hai màu đỏ carmine - xanh iod.
2.2.3. Đo cường độ quang hợp và cường độ hô hấp
Mẫu thực vật được đặt trong buồng kín. Việc đo dựa vào lượng khí O2 được
tiêu thụ hay sản sinh ra trong buồng, phát hiện bằng điện cực kiểu Clark, khi bơm
vào 1 ml không khí, được chiếu sáng (đo quang hợp) hay trong tối (đo hô hấp),
trong thời gian nhất định. Đo bằng của máy Hansetech (ở 25oC, trong tối).
Đo cường độ quang hợp của lá nằm ở vị trí thứ 3 tính từ chồi ngọn trở xuống
và đo cường độ hô hấp của chồi ngọn trên các nhánh của cành Tự Ghép và Ghép.
2.2.4. Xác định hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật
Auxin, cytokinin và giberelin được ly trích, phân đoạn trên bản mỏng sắc ký
silicagel và đo hoạt tính nhờ các sinh trắc nghiệm (Meidner, 1984; Yokota et al.,
1980; Bùi Trang Việt, 1992).
* Ly trích
Ly trích các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong khúc cắt chồi ngọn dài
khoảng 2 – 4 mm trên các nhánh của cành Ghép và cành Tự ghép, vào giai đoạn lá
đài xuất hiện các gân đỏ ở mặt dưới.
Nghiền 1 g mẫu vật tươi trong 20 ml methanol 80%, ngâm 24 giờ. Lọc và
rửa lại bã lọc hai lần với 10 ml methanol 80%. Dịch lọc được cô cạn, sau đó hòa với
5 ml nước cất. Sự ly trích và phân đoạn tiếp tục được thực hiện theo sơ đồ hình 2.1:
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 33
Nghiền 1g mẫu + 20ml
Metanol 80% (Ngâm 24 giờ)
Cô cạn dịch lọc còn ≈ 1ml
Bình lóng, thêm 15ml Eter, lắc 20 phút
Lắc, lọc dung dịch
Thêm 5ml nước cất, chỉnh pH~
2,5 (HCl 10 %)
+ 3ml NaHCO3 8% (3 lần)
Dịch Eter
Quạt cạn
Dịch Eter (lớp trên)
Sắc ký
Sinh trắc nghiệm
auxin, AAB và
GA
Chỉnh pH~ 7, Thêm 10ml
n- Butanol bão hòa
nước, lắc 15 phút ( 3 lần)
Dịch nước (lớp dưới)
Sinh trắc nghiệm
cytokinin
Dịch butanol
+ 3ml NaHCO3 8% (3 lần)
Dịch butanol
Quạt cạn
Hình 2.1: Sơ đồ ly trích các chất điều hòa tăng trưởng thực vật
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 34
* Sắc ký:
Bản mỏng silicagel F254 (20 x 20cm). Dùng micropipet chấm dịch eter đã
quạt cạn ở trên thành một điểm (điểm gốc) cách mép dưới khoảng 2 cm. Chú ý, sau
mỗi lần chấm, dùng máy sấy lạnh làm khô vị trí này và tiếp tục chấm cho đến khi
hết dịch eter. Chấm một điểm tương tự với hỗn hợp chất chuẩn gồm Zea, AIA,
ABA và GA3 tinh khiết có ồng độ 250mg/l cho mỗi chất.
Đặt bản mỏng sắc ký vào thùng sắc ký và sửdụng dung môi di chuyển được
chloroform: methanol: acid acetic = 80 : 15 : 5 (theo thể tích). Do mao dẫn, dung
môi sẽ di chuyển dọc trên bản mỏng sắc ký và tùy thuộc vào đặc tính hòa tan của
các chất mà chúng sẽ được phân ly tại các vị trí khác nhau trên bảng sắc ký. Khi
mức dung môi di chuyển còn cách thùng dung môi, dùng bút chì đánh dấu mực
dung môi và làm khô bản sắc khí này (chú ý giữ theo đúng chiều di chuyển dung
môi).
* Phát hiện và cô lập:
Sử dụng đèn UV chiếu trên bản mỏng silicagel để phát hiện và xác định vị trí
của AIA, AAB và giberelin trên bản sắc ký. Tương ứng các vị trí này của các chất
chuẩn, hỗn hợp các chất nội sinh sẽ được phát hiện và cô lập riêng bằng cách dùng
dao lam cạo lấy các hạt silic từng vùng trên bản sắc ký và cho vào các đĩa Petri để
chuẩn bị sinh trắc nghiệm xác định hoạt tính.
* Sinh trắc nghiệm
+ Hoạt tính auxin và acid abscisic
Hoạt tính auxin và acid abscisic được đo bằng sinh trắc nghiệm khúc cắt diệp
tiêu lúa (Oryza sativa L.). Hạt lúa được gieo trên bông gòn ẩm trong tối ở nhiệt độ
28oC ± 2oC, sau 3 ngày tách lấy diệp tiêu trong phòng tối. Khúc cắt diệp tiêu trong
các sinh trắc nghiệm được để trong tối, nhiệt độ 28oC ± 2oC và đo chiều dài sai biệt
sau 24 giờ. Hoạt tính auxin tỷ lệ thuận với sự sai biệt chiều dài khúc cắt diệp tiêu so
với dung dịch chuẩn AIA tinh khiết 1 mg/l. Hoạt tính acid abscisic tỷ lệ nghịch với
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 35
sự sai biệt chiều dài khúc cắt diệp tiêu so với dung dịch chuẩn AAB tinh khiết 1
mg/l.
+ Hoạt tính cytokinin
Hoạt tính cytokinin được đo dựa trên sự tăng trọng lượng của tử diệp dưa
chuột (Cucumis sativus L.). Hạt dưa chuột được gieo trong tối trên bông ẩm, nhiệt
độ 28oC ± 2oC, khi rễ mầm vừa lú ra khỏi vỏ hạt, thu các tử diệp. Tử diệp dưa chuột
trong các sinh trắc nghiệm được để dưới ánh sáng liên tục 2500 ± 500 lux, nhiệt độ
28oC ± 2oC, đo trọng lượng sai biệt sau 48 giờ. Hoạt tính cytokinin tỷ lệ thuận với
trọng lượng sai biệt của tử diệp dưa chuột so với chuẩn là nước cất và BA tinh khiết
1 mg/l.
+ Hoạt tính giberelin
Hoạt tính giberelin được đo bằng sinh trắc nghiệm cây mầm xà lách (Lactuca
sativa L.). Gieo hạt xà lách trên bông gòn ẩm, ở nhiệt độ 28oC ± 2oC, sau 1 ngày
chọn các hạt có rễ vừa lú ra khỏi vỏ. Cây mầm xà lách trong các sinh trắc nghiệm
được để dưới ánh sáng liên tục 2500 ± 500 lux, nhiệt độ 28oC ± 2oC, đo chiều dài
sai biệt sau 72 giờ. Hoạt tính giberelin tỷ lệ thuận với chiều dài sai biệt trụ hạ diệp
cây mầm so với chuẩn là nước cất và GA3 tinh khiết 10 mg/l.
2.2.5. Quan sát sự ra hoa của các nhánh trên cành Không Ghép, Tự
Ghép và Ghép (giữa 2 giống sứ Ngọc Tú Cầu và Ánh Dương) ngoài tự nhiên
Tiến hành các thao tác ghép ngồi, các khúc cắt cành ghép Ngọc Tú Cầu và
cành ghép Ánh Dương lên gốc ghép Ánh Dương vào lúc chiều tối (18 giờ 30 phút)
ngày 18/8/2008. Thí nghiệm được thực hiện tại vườn Sứ Thái Q. 11, TP. HCM,
trong điều kiện ánh sáng 21.300 ± 200 lux, nhiệt độ 30 ± 2oC, ẩm độ 65 ± 2%.
Gốc ghép Ánh Dương trước khi ghép có chiều cao trung bình là 75 cm và
đang trong giai đoạn ra hoa. Gốc ghép Ánh Dương sau khi cắt bỏ các cành để ghép
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 36
có chiều cao trung bình là 35 cm. Khúc cắt cành ghép là một đoạn trên cành ghép có
từ 1 – 3 mắt lá, dài 2 – 3 cm. Có 3 loại cành ghép trên gốc ghép Ánh Dương:
+ Cành Tự Ghép là khúc cắt cành ghép Ánh Dương (2 - 3 cm) trên gốc ghép
Ánh Dương của chính nó.
+ Cành Ghép là khúc cắt cành ghép Ngọc Tú Cầu (2 - 3 cm) trên gốc ghép
Ánh Dương.
+ Cành Không Ghép là cành trên gốc sứ Ánh Dương bị cắt bỏ một đoạn,
nhưng không ghép.
Tiền hành theo dõi và đo đạc sự kéo dài các nhánh sứ, đếm số nhánh ra hoa,
số hoa trên một phát hoa và đo chiều dài nụ hoa của các nhánh trên các cành Không
Ghép, Tự Ghép và Ghép trên gốc sứ Ánh Dương. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
trong thời gian từ tháng 08/2008 đến tháng 01/2009.
Quan sát và đo đạc 4 lần (thời gian tính từ lúc bắt đầu ghép):
+ Lần 1 khi các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép xuất hiện nụ hoa
đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1 (75 ngày)
Cành Ghép
Cành Không Ghép
Cành Tự Ghép
Ảnh 2.9: Các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép trên
gốc ghép Ánh Dương (tháng 9/2008).
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 37
+ Lần 2 khi các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và Ghép sinh
trưởng kéo dài mạnh (90 ngày)
+ Lần 3 khi các nhánh trên cành Không Ghép và Tự Ghép ra hoa nhiều và
các nhánh trên cành Ghép xuất hiện nụ hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 1 (100
ngày).
+ Lần 4 khi các nhánh trên các cành Không Ghép và Tự Ghép xuất hiện nụ
hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 2 và các nhánh trên cành Ghép vẫn đang ra hoa
nhiều trong lần ra hoa đợt 1 (130 ngày)
2.2.6. Xử lí các chất điều hòa tăng trưởng thực vật
* Xử lí IAA 20 mg/l và 30 mg/l, và kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l tại
vùng ghép
Sau khi cắt gốc ghép Ánh Dương và khúc cắt trên cành ghép Ngọc Tú Cầu,
ta thao tác nhanh, dùng bông gòn có thấm dung dịch chất điều hòa tăng trưởng thực
vật (IAA 20 mg/l và 30 mg/l, kết hợp IAA 20 mg/l và BA 20 mg/l) bôi lên chỗ tiếp
xúc giữa gốc ghép và cành ghép (vùng ghép). Sau đó, ta tiến hành ghép ngồi như đã
trình bày ở trên.
* Xử lí GA3 20 mg/l lên các nhánh trên các cành Không Ghép, Tự Ghép và
Ghép (giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu)
Thí nghiệm này cũng tiến hành ghép ngồi các cành ghép lên gốc ghép Ánh
Dương như ở thí nghiệm trên, giữa 2 giống sứ Ánh Dương và Ngọc Tú Cầu, có 3
loại cành Tự Ghép, Ghép và Không Ghép.
Sau khi các nhánh trên các cành ghép xuất hiện các lá đầu tiên (3 tuần sau
khi ghép), ta phun lên lá của các nhánh sứ này, vào lúc chiều tối (khoảng 18 giờ đến
19 giờ) 1 lần/tuần, cho đến khi thấy xuất hiện nụ hoa đầu tiên thì dừng. Đối chứng
là các nhánh trên cành ghép không xử lí GA3 20 mg/l.
Tiền hành theo dõi và đo đạc sự kéo dài các nhánh sứ, đếm số nhánh ra hoa,
số hoa trên một phát hoa và đo chiều dài nụ hoa của các nhánh trên các cành Không
Ghép, Tự Ghép và Ghép trên gốc ghép Ánh Dương. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần
từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009), tại vườn Sứ Thái Q. 11, TP. HCM.
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 38
Quan sát và đo đạc 4 lần (thời gian tính từ lúc bắt đầu ghép):
+ Lần 1 khi các nhánh trên cành Không Ghép xuất hiện nụ hoa đầu tiên trong
lần ra hoa đợt 1 (33 ngày)
+ Lần 2 khi các nhành trên cành Ghép xuất hiện nụ hoa đầu tiên trong lần ra
hoa đợt 1 (44 ngày).
+ Lần 3 khi các nhánh trên các cành Không Ghép và Tự Ghép xuất hiện nụ
hoa đầu tiên trong lần ra hoa đợt 2 (75 ngày)
+ Lần 4 khi các nhánh trên cành Ghép đang ra hoa nhiều ở lần ra hoa đợt 1
(130 ngày)
* Xử lí GA3 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l lên các nhánh của cành ghép
Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương
Cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương đã được 26 ngày tuổi kể từ
lúc ghép, đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh. Lúc đó, ta phun lên lá các nhánh
trên cành ghép Thần Tài, các chất GA3 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l, vào lúc
chiều tối (khoảng 18 giờ đến 19 giờ) 1 lần/tuần, cho đến khi thấy xuất hiện nụ hoa
đầu tiên thì dừng. Đối chứng là các nhánh trên cành ghép Thần Tài đang sinh
trưởng, được 26 ngày kể từ lúc ghép, không xử lí chất điều hòa tăng trưởng thực
vật. Sau khi xử lí GA3 20 mg/l và 30 mg/l, và BA 20 mg/l, ta theo dõi sự kéo dài các
nhánh và sự ra hoa ở các nhánh trên các cành ghép Thần Tài. Thí nghiệm được lặp
lại 3 lần từ tháng 3/2009 đến tháng 4/2009, ), tại vườn Sứ Thái Q. 11, TP. HCM.
* Xử lí GA3 20 mg/l và BA 20 mg/l lên nụ hoa dài nhất trên một phát hoa, ở
các nhánh của các cành ghép Thần Tài trên gốc ghép Ánh Dương
Phun 1 lần BA 20mg/l, GA3 20mg/l lên các nụ hoa dài nhất (7,0 – 8,0 cm),
sắp nở hoa của các nhánh trên cành ghép Thần Tài đang ra hoa đợt 2, vào lúc chiều
tối (khoảng 18 giờ đến 19 giờ). Đối chứng là các nhánh trên cành ghép Thần Tài
đang ra hoa đợt 2, không xử lí chất điều hòa tăng trưởng thực vật. Theo dõi và đo
đạc sự gia tăng chiều dài và đường kính hoa nở của các nụ hoa dài nhất sau khi xử lí
BA 20mg/l, GA3 20mg/l. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần vào tháng 3 năm 2009, tại
vườn Sứ Thái Q. 11, TP. HCM.
Luận văn Thạc sĩ GVHD: PGS. TS. Bùi Trang Việt
HV: Nguyễn Thái Từ Nghiêm Trang 39
2.2.7. Xử lí số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình Statiscal Program
Scienttific System (SPSS) phiên bản 11.5 dùng cho Windows. Sự khác biệt có ý
nghĩa ở mức xác suất p = 0,05 của giá trị được biểu hiện bằng các mẫu tự khác
nhau. T-Test được dùng để so sánh sự khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất p = 0,05
của hai giá trị.