Dựa trên đặc điểm địa lý: kênh rạch sông ngòi nhiều và sự phát triển về du lịch tại Cần Thơ nhóm chúng tôi đưa ra ý tưởng về “Nhà kính trên mặt nước”.
Về thiết kế: đây là một căn hộ mái vòm,được hình thành với chất liệu kính trong suốt có khả năng chịu được áp suất lớn cũng như khả năng chống chịu va chạm cao,giúp bạn dễ dàng quan sát cảnh quan xung quanh, kết hợp với bức tường kính là hệ thống thu năng lượng mặt trời,cung cấp điện năng cho các thiết bị cần thiết như : đèn,máy điều hòa. Như thế căn nhà sẽ luôn nhận được đầy đủ ánh sáng,tự sưởi ấm khi thời tiết lạnh và làm mát vào một ngày trời oi. Bên cạnh đó là bộ máy tích hợp xử lí nước và rác thải,nhờ đó cuộc sống của gia đình sẽ đầy đủ tiện nghi mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về tỉnh Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài luận nhóm
========※========
Chủ đề:
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Giáo viên hướng dẫn: Trần Anh Tuấn
Thành viên:
Nguyễn thị Hồng Gấm
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Trần Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Thu Hằng
Bình Dương, ngày 23 tháng 11 năm 2012
Mục lục
page
I/Vị trí địa lí 3
II/Khí hậu 3
III/Con người 4
Dân số 4
Lãnh đạo 4
III/Điểm đặc biệt 4
IV/Kinh tế và chính trị 6
Nông nghiệp 7
Công nghiệp 7
Thương mại - dịch vụ 7
V/Ý tưởng kinh doanh và quảng cáo 8
VI/Nguồn tham khảo 8
I/Vị trí địa lí
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km² , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng.
Thành phố Cần thơ có tọa độ địa lý 105º13'38'' - 105º50'35'' kinh độ Đông và 9º55'08'' - 10º19'38'' vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận ( Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn ( 5 thị trấn, 36 xã, 44 phường).
Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTG Thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng và từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
II/Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28ºC, số giờ nắng trung bình cả năm : 2.249,2h.
Lượng mưa trung bình năm: 1600 mm (năm 2000 khoảng 1.911, năm 2004 khoảng 1.416mm).
Độ ẩm trung bình năm: 82% - 87% (thay đổi theo các năm).
Gió có 2 hướng chính: Hướng Đông Bắc: từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô ). Hướng Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa .
- Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
- Hạn chế : Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố ; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.
III/Con người
1.Dân số
TP Cần Thơ có tổng số dân là 1.187.089 người, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ gần 49,7%, nữ giới chiếm tỉ lệ trên 50,3%; số dân sống ở thành thị chiếm trên 65,8%, số dân nông thôn chiếm gần 34,2%.
So với 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, TP Cần Thơ là đơn vị có số dân đứng hàng thứ 10.
So với 5 thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ có dân số đứng hàng thứ 4, cao hơn thành phố Đà Nẵng.
Lãnh đạo
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ đương nhiệm
Bí thư Thành Ủy Thành Phố Cần Thơ: Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Trung Ương Đảng.
Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ: Nguyễn Hữu Lợi
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ: Nguyễn Thanh Sơn - Nguyên Phó Chủ Tịch TT UBND
Các Phó Chủ tịch UBND:
Lê Hùng Dũng: Phó Chủ tịch Thường Trực
Võ Thành Thống: Phó Chủ tịch
Đào Anh Dũng: Phó Chủ tịch
Bà Võ Thị Hồng Ánh: Phó Chủ tịch
III/Điểm đặc biệt
Cần Thơ được biết đến như là Tây Đô (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam)...
Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.
Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương kể từ ngày 24 tháng 6 năm 2009.
Cần Thơ nổi tiếng là một thành phố xinh đẹp cả về cảnh vật lẫn con người đã đi vào thơ ca.
“Cần Thơ ai dệt nên thơ”.
“Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó thời không muốn về”.
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều, có con đò nhỏ, có nhiều giai nhân”.
Về tham quan du lịch
Chợ nổi: đặc trưng của miền tây sông nước
- Chợ nổi Cái Răng
- Chợ nổi Phong Điền
Mỗi địa danh có một đặc điểm khác nhau, bến Ninh Kiều êm ả, thơ mộng bao nhiêu thì chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền lại ồn ã, xôm tụ bấy nhiêu. Song thú vị nhất là việc đi thuyền ngoằn ngoèo trong khu chợ nổi, nhìn bậu để biết loại trái cây bán trên thuyền, hay thưởng thức các món ăn nóng rẫy trong cái tròng trành, trong nhịp vỗ của nước vào thuyền và không khí nhộn nhịp của khu chợ.
b)Khu du lịch: bạn có thể đi thăm những khu du lịch sinh thái của Cần Thơ thông qua những tour du lịch trong ngày. Với mỗi tour như thế, bạn sẽ được khám phá những vườn trái cây xanh tốt, tham gia các nếp sinh hoạt đặc trưng của miền Tây như be mương, tát cá, nghe đàn ca vọng cổ hay thả mình trong giấc ngủ trưa.Những địa điểm tổ chức hình thức du lịch này thường là các vườn du lịch như:
- Du lịch cồn: cồn Ấu, cồn Khương, cồn Tân Lộc...
- Du lịch vườn: vườn cò Bằng Lăng, vườn Thủy Tiên, vườn Xuân Mai...
Lễ hội
- Lễ hội Chùa Ông
- Lễ hội cúng đình Bình Thủy
- Lễ Cholchonam Thomay
- Tắm tượng Phật vào năm mới
Ẩm thực
Cần Thơ là trung tâm của miền sông nước Tây Nam bộ trù phú với nhiều loại cây trái, rau quả, cá thịt, và là nơi quy tụ những món ăn đặc sắc của vùng. Do đó, nét đặc trưng của ẩm thực Cần Thơ là món ăn luôn được làm từ nguyên liệu đặc sản của địa phương như gạo, nếp và đầy ắp các loại rau tươi ăn sống kèm theo.
- Nem nướng Cái Răng: Nem nướng thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng. Nem Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi lên thành một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem sáng tạo nên. Nem Cái Răng không chỉ nổi danh trong thời gian đó mà lưu lại cho đến hôm nay, cho biết bao người khi đến vùng đất này phải tìm mà thưởng thức cho hả hê lòng. Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, nướng vàng rượm. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn trong dĩa, dùng nem với rau thơm, chuối chát, dưa leo,khế..đi kèm với nước tương.
- Cháo lòng Cái Tắc: Nếu có dịp đến Cần Thơ xin mời bạn ghé qua Cái Tắc thưởng thức thử một tô cháo lòng ở đây. Cháo ở đây ngon là nhờ phần nước cháo, vì nước cháo rất ngọt, tất cả hương vị đều đọng ở đây. Tô cháo thì được điểm xuyết bởi những miếng huyết nhỏ lốm đốm càng tô điểm cho tô cháo ngon hơn. Vị thơm của ngò, của tiêu, vị ngọt của thịt pha lẫn mùi thơm của cháo, nước mắm, vị chua của chanh, vị cay của ớt... tất cả các chất hòa quyện vào nhau trong một tô cháo sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn và nó mang hương vị riêng, đặc trưng riêng của cháo lòng ở đây không lẫn vào đâu được.
- Lẩu mắm: "Con cá làm ra con mắm/ Tình nghĩa vợ chồng thương lắm anh ơi".
Đồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của cá đồng. Cá tươi sử dụng không hết nên người ta phải làm mắm, ấy là cách dự trữ và bảo quản nguồn thực phẩm dồi dào này. Từ mắm người ta chế biến ra rất nhiều món ăn đặc sắc. Trong đó, lẩu mắm trở thành món ẩm thực tiêu biểu của ĐBSCL trong những năm gần đây.
Ngoài ra còn nhiều món ăn khác như: bánh bèo Lê Lai, bánh hỏi Phong Điền, Bánh cống (ăn vào buổi chiều hay tối), bún cá ở Khải Hoàn Môn, bánh tầm bì, xá pấu Cầu Kè (ăn sáng), nem Nướng Cái Răng, bún tôm khô Cái Răng, bánh tét lá cẩm... Đặc biệt là lẩu bần Phù Sa và ba khía 10 kiểu....
IV/Kinh tế và chính trị
- Là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương.
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước.
- Kinh tế phát triển trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch…
- Tổng thu ngân sách năm 2011 đạt 7.552,8 tỷ đồng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Cần Thơ là 32.351,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD,2011 đạt 2.350 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,84%.
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước.
- Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Cần Thơ xếp ở vị trí thứ 16/63 tỉnh thành và xếp ở vị trí thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
1.Nông nghiệp
- Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn. Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể.
- Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là khoảng 13 ngàn con. Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều.
- Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.
2.Công nghiệp
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy,khu công nghiệp Thốt Nốt,khu công nghiệp Hưng Phú 1&2,khu công nghiệp tại quận Ô Môn.Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.
Với những lợi thế về phát triển công nhiệp, Cần Thơ cũng đã được định hướng để phát triển trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 theo Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nhiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3.Thương mại - Dịch vụ
Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Metro, Co-op Mart, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú. Mới đây nhất, trung tâm thương mại - Đại siêu thị Big C vừa được khai trương ngày 5-7-2012.
Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,...
Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp. Cần Thơ như: BIDV, Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, VietinBank, Bản Việt bank, Northern Asia Bank, HSBC, ANZ...
Hiện Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, với tốc độ phát triển đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TPHCM)
Hiện quận Ninh Kiều đang triển khai thử nghiệm loại hình Chợ Đêm hoạt động từ 18h đến 4h sáng hôm sau phục vụ khách du lịch và dân địa phương.
V/ Ý tưởng kinh doanh và quảng cáo
1. Sản phẩm: Nhà kính trên mặt nước
Dựa trên đặc điểm địa lý: kênh rạch sông ngòi nhiều và sự phát triển về du lịch tại Cần Thơ nhóm chúng tôi đưa ra ý tưởng về “Nhà kính trên mặt nước”.
Về thiết kế: đây là một căn hộ mái vòm,được hình thành với chất liệu kính trong suốt có khả năng chịu được áp suất lớn cũng như khả năng chống chịu va chạm cao,giúp bạn dễ dàng quan sát cảnh quan xung quanh, kết hợp với bức tường kính là hệ thống thu năng lượng mặt trời,cung cấp điện năng cho các thiết bị cần thiết như : đèn,máy điều hòa. Như thế căn nhà sẽ luôn nhận được đầy đủ ánh sáng,tự sưởi ấm khi thời tiết lạnh và làm mát vào một ngày trời oi. Bên cạnh đó là bộ máy tích hợp xử lí nước và rác thải,nhờ đó cuộc sống của gia đình sẽ đầy đủ tiện nghi mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
2. Khách hàng
- Người có nhu cầu về nhà ở
- Khách du lịch, sử dụng “nhà kính trên mặt nước” như một hình thức du lịch mới bên cạnh du thuyền và thu phí du lịch.
Kế hoạch quảng cáo
Quảng cáo trên internet và các mạng xã hội
Facebook
Website rao vặt:
Tự tạo website
VI/ Nguồn tham khảo
Các website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_can_tho_thuyet_trinh_3273.doc