Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Có thểnói, trong thời gian qua quan hệtín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng có những bước phát triển. Tuy nhiên, tốc độcòn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các DNNVV cho sựphát triển kinh tếxã hội trên địa bàn thành phốHồChí Minh. Chính vì lẻ đó mục đích nghiên cứu của đềtài là đềxuất các giải pháp, khuyến nghịnhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mởrộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổphần đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa trên địa bàn thành phốHồChí Minh.

pdf212 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên, hiện nay viêc thành lập các quỹ bảo lãnh này vẫn chưa được triển khai tốt, các doanh nghiệp hầu như cũng không biết về các quỹ bảo lãnh này. Việc quy định muốn thành lập quỹ thì cần phải có tối thiểu là 30 tỷ đồng đã gây khó khăn cho một số tỉnh trong việc thành lập quỹ vì không kiếm đâu ra đủ tiền. Do vậy, Nhà nước nên có những quy định mở hơn tùy thuộc vào điều kiện của từng tỉnh mà có thể cho phép thành lập quỹ với mức vốn thấp hơn 30 tỷ. Về tỉ lệ đóng góp vào Quỹ BLTD nên bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện. Quỹ BLTD nên thường xuyên tổ chức giới thiệu cho các doanh nghiệp biết và đặc biệt là nên xây dựng website nêu rõ các chính sách, điều kiện để được bảo lãnh, hỗ trợ và có liên kết đến các tỉnh thành đã thành lập quỹ. Nên có quy định cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký vay vốn trước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng, căn cứ vào đơn xin phép, tình hình hoạt động cũng như tài sản thế chấp, cầm cố, Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với ngân hàng để cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp có nhu cầu thì sẽ tiến hành thủ tục cho vay, điều này sẽ làm giảm thời gian xin vay của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu vốn nhanh và kip thời cho doanh nghiệp. 3.4.2.2 Nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tư cách của một tổ chức nghề nghiệp. Việc có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp phát triển có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp 165 nhỏ và vừa trong việc vay vốn, tìm đối tác kinh doanh. Đặc biệt, hiệp hội là người hỗ trợ DNNVV nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện để các DNNVV có thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng TMCP xem xét cho vay. Đối với những vùng còn khó khăn, nhà nước phải đứng ra thành lập hiệp hội và kêu gọi các doanh nghiệp trong vùng tham gia, khi hiệp hội đủ mạnh nhà nước sẽ chuyển giao lại cho các doanh nghiệp tự quản lý và hoạt động. Việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng cả hai hình thức đa dạng hóa và chuyên môn hóa. Đa dạng hóa là có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, chuyên môn hóa là hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề không phân biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn. 3.4.2.3 Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam. Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tư Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID (United States Agency For Internation Development) … thường có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nước kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNNVV. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có được nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có thể ủy thác cho các ngân hàng TMCP tiến hành cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng với lãi suất ưu đãi. 166 3.4.2.4 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chúng ta là hết sức cần thiết, bởi vì hiện nay nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở Việt Nam vừa thiếu và vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ chưa nói đến các doanh nghiệp lớn. Vì vậy chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng chất lượng hơn là số lượng, đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, có sự liên kết chặc chẽ giữa doanh nghiệp với đơn vị đào tạo. Các tổ chức đào tạo cần xây dựng chiến lược đào tạo theo hướng: đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ phù hợp yêu cầu chuyên môn của các DNNVV, bao gồm cả đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Khi nguồn nhân lực có chuyên môn cao sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV, nâng cao khả năng lập dự án cũng như tính rõ ràng, minh bạch của các báo cáo từ đó giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thẩm định cho vay vốn đối với DNNVV. 3.4.2.5 Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình trợ giúp của Nhà nước đối với DNNVV: Chương trình trợ giúp được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Chương trình trợ giúp gồm có mục tiêu, lĩnh vực, đối tượng, nội dung, biện pháp, tuy nhiên tổ chức thực hiện vẫn chưa đi vào thực tế, chưa mang lại hiệu quả vì người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nắm rõ được chương trình này, ngoài ra việc triển khai còn chậm thậm chí hỗ trợ chưa đúng đối tượng, sai mục đích và vẫn 167 còn cơ chế xin cho, thiếu tính rõ ràng minh bạch. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, thông tin cho các doanh nghiệp và người dân là hết sức cần thiết. Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp tài chính, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các ngành nghề truyền thống đặc trưng cho các địa phương, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Chính sách tài chính cần chú trọng vào chính sách thuế, phí, lệ phí, đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách tín dụng nên tập trung vào các ngân hàng chính sách địa phương với lãi suất ưu đãi. Về mặt bằng sản xuất kinh doanh: Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất đai thuộc quyền sử dụng của nhà nước còn bỏ hoang rất lãng phí, việc qui hoạch xây dựng mặt bằng cho thuê giá rẻ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức cần thiết. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định, chi phí thuê thấp, vị trí thuận lợi …, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đối với Nhà nước sẽ có thêm nguồn thu không chỉ từ phí cho thuê mà còn là phần thuế tăng thêm do hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Về xúc tiến xuất khẩu: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài. Để thực hiện việc này nhà nước cần trích một phần từ thuế xuất nhập khẩu để thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cung cấp thông tin và tư vấn cho DNNVV: Các cơ quan ban ngành cần cung cấp thông tin cần thiết phù hợp cho các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các ấn phẩm và mạng internet cho các doanh nghiệp 168 nhỏ và vừa; trợ giúp một phần kinh phí tư vấn và đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh ở nông thôn, thị trấn, thị xã. Hiện nay, các cơ quan có phát hành các ấn phẩm, có chương trình đào tạo nhưng tất cả đều thu tiền, thậm chí còn thu tiền rất đắt. 3.4.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn của các tổ chức tín dụng nhưng không đủ tài sản thế chấp, cầm cố. Tuy nhiên, hiện nay Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) chưa được các doanh nghiệp nhỏ và vừa biết đến nhiều, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, việc phối hợp giữa doanh nghiệp, ngân hàng và quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chưa được thông suốt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, luận án đề xuất một số giải pháp sau: Một là, tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động của Quỹ BLTD: - Hoàn thiện quy định về thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ BLTD, tạo thuận lợi cho Quỹ BLTD đủ năng lực tài chính, có nguồn tài chính phù hợp với từng nhu cầu phát triển của các DNNVV tại mỗi địa phương, cũng như tương xứng với mức cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng (BLTD) được phối hợp giữa Quỹ BLTD với các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là phối hợp giữa Quỹ BLTD với các ngân hàng TMCP. - Quy định chi tiết về cơ chế phối hợp cấp tín dụng và BLTD, cũng như quan hệ giữa Quỹ BLTD và các TCTD trong hoạt động phối hợp. Hai là, tăng cường hợp tác giữa Quỹ BLTD với các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV với hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV: 169 Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, Quỹ BLTD cần duy trì mối quan hệ hợp tác với các TCTD đã có mối quan hệ trong hoạt động phối hợp cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV qua nhiều năm, đồng thời mở rộng và phát triển thêm các quan hệ hợp tác với các TCTD mới để tăng thêm quy mô hoạt động phối hợp, trên cơ sở đó hoạt động phối hợp ngày càng gia tăng và hiệu quả. Ba là, Quỹ BLTD cần có chiến lược phát triển lâu dài và kế hoạch thực hiện hoạt động phối hợp với các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV: Hiện nay, hầu hết các Quỹ BLTD đều chưa xây dựng chiến lược phát triển hoạt động lâu dài để tạo nền tảng phát triển hoạt động phối hợp với các TCTD một cách căn cơ và lâu dài. Do vậy, việc chưa xây dựng chiến lược phát triển hoạt động lâu dài là một trong những giải pháp cần quan tâm để tạo điều kiện cho hoạt động phối hợp trong quá trình cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV. Bốn là, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động phối hợp giữa các TCTD với Quỹ BLTD: Hiện tại có nhiều TCTD, đặc biệt là các NHTM cổ phần có bộ phận riêng biệt để cấp tín dụng cho các DNNVV, một số TCTD chưa có bộ phận riêng biệt, nhưng vẫn tham gia cấp tín dụng cho các DNNVV ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế phối hợp cùng Quỹ BLTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV. Do vậy, NHNN cần tạo cơ chế chung cho hoạt động phối hợp, cũng như xác định tỷ lệ dự phòng rủi ro là 0% đối với các khoản cấp tín dụng có BLTD của Quỹ BLTD, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát huy hiệu quả hoạt động phối hợp cấp tín dụng và BLTD. Tại mỗi địa phương, Chi nhánh NHNN sẽ thực hiện thúc đẩy để cơ chế phối hợp giữa Quỹ BLTD và các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV đi vào thực tế và phát huy hiệu quả thực sự của hoạt động phối hợp. 170 Năm là, đa dạng hoá hoạt động phối hợp để trợ giúp cho các DNNVV: Phần lớn các hoạt động của các Quỹ BLTD hiện nay là tập trung vào phối hợp trợ giúp cho các DNNVV về lập phương án sản xuất kinh doanh, lập các dự án đầu tư, hướng dẫn, phổ biến thông tin pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chức năng của Quỹ BLTD, do đó cần phát triển các hoạt động phối hợp đa dạng hơn. Cụ thể thực hiện mở rộng thêm các hoạt động phối hợp đa dạng như: - Hỗ trợ đầu tư bằng cách phối hợp cùng các ngành, các khu công nghiệp. Hướng dẫn, tạo điều kiện về mặt bằng đầu tư, các thủ tục đầu tư, thủ tục vay vốn tín dụng để đầu tư, bảo lãnh tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư của các DNNVV. - Tạo điều kiện nâng cao năng lực quản lý cho các DNNVV thông qua thực hiện các chương trình huấn luyện kỹ năng quản lý, các hội thảo, diễn đàn,... - Hỗ trợ phát triển thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, trợ giúp mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thì trường xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. 3.4.2.7 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM Nhà nước để tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước gồm có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cữu Long. Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa những ngân hàng này nhằm tạo ra tính cạnh tranh công bằng hơn giữa các ngân hàng thương mại cổ phần với nhau, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, tránh tình trạng ỉ lại nhà nước làm giảm hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước. 171 Ngoài ra, việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ làm tăng tính tự chủ, tính độc lập về tài chính và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận của các DNNVV đối với nguồn vốn từ ngân hàng này. 3.4.2.8 Nghiên cứu và xúc tiến phương án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vừa gia tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước để hình thành các ngân hàng TMCP mới có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, sẽ góp phần cung ứng vốn có hiệu quả hơn đối với các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cũng từ thực trạng hoạt động chưa thực sự hiệu quả của các ngân hàng TMCP hiện nay, cho thấy một vấn đề bức xúc hiện nay là phải nghiên cứu phương án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả và an toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung. Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì xúc tiến xây dựng phương án tái cấu trúc này, để có thể giảm khoảng 20% số lượng các ngân hàng TMCP hiện nay, thông qua các biện pháp như sáp nhập, hợp nhất và giải thể nếu cần. Trước mắt cần thực hiện ngay biện pháp tăng vốn điều lệ theo pháp định, một giải pháp thiết thực đáng lẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2010 vừa qua. Một hệ thống ngân hàng TMCP được tái cấu trúc lại vừa gia tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vừa gia tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ trong đó có sản phẩm dịch vụ tín dụng đối với các DNNVV với chất lượng được cải thiện rõ rệt so với hiện nay. 172 Tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng là một chủ trương lớn của đất nước để thực hiện quá trình tái cấu trúc nền kinh tế tài chính nước ta trong thời gian tới, việc này đã được chỉ ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI vừa qua. 3.4.2.9 Thành lập và triển khai nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng thuộc sở hữu tư nhân. Việc ban hành qui chế cho phép thành lập tổ chức bảo lãnh vay vốn thuộc sở hữu tư nhân là hết sức cần thiết. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, nhưng không đáp ứng đủ điều kiện qui định về đảm bảo tín dụng của các ngân hàng như: không có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo không đủ, tài sản đảm bảo không có chứng từ theo qui định nhà nước, báo cáo tài chính không rõ ràng minh bạch …. Các tổ chức bảo lãnh tín dụng này sẽ hỗ trợ cho DNNVV có được những điều kiện cần thiết để ngân hàng TMCP có thể chấp nhận cấp tín dụng cho Doanh nghiệp. 3.4.2.10 Xây dựng quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế - tài chính trong nước và trên thế giới biến động không thuận lợi, ảnh hướng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã khó khăn về tài chính, nay tình hình kinh tế - tài chính bất lợi lại càng thêm khó khăn. Chính Phủ cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ như hỗ trợ lãi suất, giãn nộp thuế, giảm thuế .… Tuy nhiên, theo tác giả việc hỗ trợ của Chính phủ cũng chỉ mang tính cấp bách chưa mang tính dài hạn. Chính vì vậy luận án xin đề xuất kiến nghị với cơ quan Chính phủ (thuộc Bộ tài chính) nên thành lập quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Hàng năm, 173 nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ lãi suất nên trích ra một tỷ lệ phần trăm từ tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu quỹ hỗ trợ lãi suất được thành lập sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn của các DNNVV, từ đó kích thích các Doanh nghiệp tăng cường vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những tồn tại và nguyên nhân của nó trong quan hệ tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV, luận án đã hoàn thành một số nội dung sau: Thứ nhất, Luận án đã đưa ra định hướng phát triển tín dụng của một số ngân hàng TMCP đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, Trên cơ sở phân tích dữ liệu ở chương 2, Luận án đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp định hướng có thể vận dụng trong thực tế nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: - Đối với các ngân hàng TMCP: Các giải pháp gia tăng nguồn vốn; Tăng cường liên kết, hợp tác với các hiệp hội, các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước trong việc cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Xây dựng mục tiêu tín dụng và chính sách lãi suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quan tâm nghiên cứu rút ngắn hơn nữa thời gian từ lúc doanh nghiệp xin vay cho đến lúc giải ngân; Quản lý và thẩm định chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến tính lành mạnh trong quan hệ tín dụng với DNNVV; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tín dụng trong quan hệ với các DNNVV thông qua công tác đào tạo, tái đào tạo và tuyển dụng; Hoàn thiện điều kiện cho vay một số sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ và đảm bảo thực hiện đúng qui trình trước khi giải ngân; Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát 174 tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi giải ngân; Tăng cường quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng. - Đối với các DNNVV: Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt bộ máy kế toán – tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo; Tăng cường giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động tài chính của DNNVV; Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tận dụng sự hỗ trợ; Tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc lẫn chiều ngang giữa các doanh nghiệp để tận dụng nguồn lực của nhau; Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các cấp quản lý của DNNVV; Tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp; Chú trọng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Xây dựng mạng thông tin để quảng bá hình ảnh, đồng thời cũng là kênh cung cấp thông tin cho khách hàng và ngân hàng khi muốn tìm hiểu doanh nghiệp; Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian tài chính trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP - Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác: Hoàn thiện qui chế về thành lập và hoạt động quỹ bão lãnh tín dụng linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn; Nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tư cách của một tổ chức nghề nghiệp; Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV; Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đẩy nhanh tiến độ 175 cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước để tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng; Nghiên cứu và xúc tiến phương án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vừa gia tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao; Thành lập và triển khai nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng thuộc sở hữu tư nhân; Xây dựng quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 176 KẾT LUẬN ****** Có thể nói, trong thời gian qua quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng có những bước phát triển. Tuy nhiên, tốc độ còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì lẻ đó mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên những cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng và phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, Luận án đã hoàn thành một số nội dung sau: Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống hóa các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại và cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ ba, nghiên cứu tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đã cho thấy thực trạng phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ cấu nguồn vốn, những đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Thứ tư, đã nêu được thực trạng về hoạt động tín dụng như: hoạt động huy động vốn, các sản phẩm cho vay và hoạt động cho vay của các ngân hàng 177 thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM. Luận án cũng đã đánh giá được chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố. Từ những phân tích đánh giá quan hệ tín dụng giữa ngân hàng TMCP với DNNVV, luận án đã đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng giữa DNNVV với NHTMCP và rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp. Thứ năm, hệ thống hóa các định hướng phát triển tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Góp phần đưa ra các giải pháp và khuyến nghị: − Đối với ngân hàng thương mại cổ phần: Có thể vận dụng các giải pháp trong thực tiễn để mở rộng quan hệ tín dụng với các DNNVV, đặc biệt là có thể xem xét để phát triển hình thức cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên và các doanh nghiệp siêu nhỏ. − Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. − Các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác: Vận dụng các giải pháp để hỗ trợ các DNNVV trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng TMCP nói riêng. Trên cơ cở những giải pháp có thể vận dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các giải pháp đưa ra có cơ sở lý luận và thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Để thực thi các giải pháp, tác giả đã mạnh dạn đưa ra các khuyến nghị và đề xuất thực hiện. Tác giả cũng hy vọng rằng Luận án sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng TMCP đối với DNNVV trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. I DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ********************* 1. ThS. Võ Đức Toàn (2007), Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ (ISSN 1859-2805), Số 19 (241), 01/10/2007. 2. ThS. Võ Đức Toàn (2011), Hoạt động phối hợp giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với các ngân hàng thương mại và tổ chức hiệp hội trong việc bảo lãnh tín dụng và trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Đại học Sài Gòn (ISSN 1859-3208), Số 07 tháng 09/2011. 3. ThS. Võ Đức Toàn (2012), Vai trò DNNVV trong cung ứng và tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, Vietnam Supply Chain Insight (ISSN 1859- 2988), Số 26 Quí 2/2012. 4. ThS. Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng ngân hàng hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh, Vietnam Supply Chain Insight, Số 26 Quí 2/2012. 5. ThS. Võ Đức Toàn (2012), Hoạt động phối hợp giữa quỹ BLTD với các NHTM và tổ chức hiệp hội trong việc BLTD, trợ giúp DNNVV ở Việt Nam, Tạp chí khoa học Thương mại Đại học Thương Mại (ISSN 1859-3666), Số 49 tháng 8/2012. II TÀI LIỆU THAM KHẢO ********* Tiếng Việt 1. TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. ThS. Nguyễn Công Bình (2008), Cẩm nang dành cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Tp.Hồ Chí Minh. 3. Ngô Quốc Chính (2007), Giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án thạc sĩ, Học viện Tài Chính, Hà Nội. 4. Shim Shoon Chong - Thuyết trình viên (21 – 22/8/2006), Khóa học cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB Singapore. 5. TS Nguyễn Đăng Dờn (2000), Tín Dụng – Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Tp. Hồ Chí Minh. 6. TS. Lê Thị Tuyết Hoa, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (2007), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 7. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 8. TS Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội 9. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Tài Chính, Tp.HCM 10. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội 11. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. III 12. PGS.TS Dương Thị Bình Minh (1999), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Giáo Dục, Tp. Hồ Chí Minh. 13. PGS.TS. Phạm Văn Năng, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, TS. Trương Quang Thông (2005), Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Thành Phố Hồ Chí Minh Nhìn Lại Một Chặng Đường Phát Triển, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh. 14. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Th.S Võ Thị Tuyết Anh; “Ngân hàng thương mại Việt Nam điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức”; Tạp chí phát triển kinh tế, Số 198 tháng 8 năm 2006. 15. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, ThS. Trần Thị Phương Lan (2006), “Vốn tự có và phương thức tăng vốn tự có của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, Số ra tháng 03/2006. 16. Nguyễn Bá Ngọc (2005), WTO thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 17. PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh 18. TS. Trương Quang Thông (2010), “Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Tp.HCM”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh. 19. TS. Trương Quang Thông (2010), “Phân tích hiệu năng hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp.Hồ Chí Minh 20. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 21. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 22. Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước, Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. IV 23. Kết quả khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. 24. Kết quả khảo sát nhân viên tín dụng các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 25. Học viện Ngân hàng (2010), kỷ yếu hội thảo “Hiệu lực hệ thống giám sát tài chính Việt Nam”, Nhà xuất bản tài chính 26. Luật số 60/2005/QH11 ngày ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội ban hành Luật doanh nghiệp. 27. Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 28. Nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 29. Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 30. Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 Về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 31. Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 5 năm 2010, Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 32. Quyết định Số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 33. Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 23 tháng 10 năm 2006 Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010). V 34. Quyết định số 53/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. 35. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 36. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 37. Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 8 tháng 3 năm 2006 về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh. 38. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước qui định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. 39. Tổng cục Thống kê (2009), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 40. Tổng cục Thống kê (2010), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 41. Trường đại học Ngân Hàng Tp.HCM (2008), Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 42. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2008, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 43. Bộ Tài Chính, Website: 44. Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh, Website: 45. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Website: 46. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 47. Ngân hàng TMCP Á Châu, VI 48. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, 49. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, 50. Ngân hàng TMCP phát triển nhà Tp.HCM, 51. Ngân hàng TMCP Quân Đội, 52. NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam, https://www.techcombank.com.vn/ 53. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 54. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 55. Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, 56. NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 57. Ngân hàng TMCP Đại Dương, 58. Ngân hàng TMCP Nam Việt, 59. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh, Website: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn. 60. Quỹ bão lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh, Website: 61. Tin nhanh Việt Nam, 62. Tổng cục thống kê, 63. Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, “Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trình độ bất cập, thiếu vốn, thiếu nhân lực”, www.hids.hochiminhcity.gov.vn 64. VCBS, “Báo cáo ngành ngân hàng ngày 27/09/2011” Tiếng nước ngoài 65. Eugene F.Brigham (1993), “Fundamental of Financial Management” 66. Peter S.Rose and Sylvia C.Hudgins (2007). “Bank Management and Financial Services”. Mc Graw Hill International Edition. 67. Scherr E.C., Surgue T.F and J.B. Ward (1993). “Financing the small firm start up: determinants of debt use”. The Journal of Business Finance. I PHỤ LỤC PHỤC LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Đơn vị được khảo sát: …………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………..……………………… Lĩnh vực hoạt động chính: ………………………………………………… CÂU HỎI KHẢO SÁT: Câu 1: Doanh nghiệp anh/chị có vay vốn để kinh doanh không? Có Không Nếu chọn có thì tiếp tục câu 2, nếu chọn không thì sang câu 9 Cầu 2: Doanh nghiệp anh/chị vay vốn ở đâu? Ngân hàng TM Quốc Doanh Ngân hàng TM Cổ Phần Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Người thân Bạn bè Khác: ………………………………………………………………… Câu 3: Tại sao doanh nghiệp vay vốn người thân/bạn bè? Nhanh Không phải thế chấp hay cầm cố Dễ vay Khác: …………………………………………………………… Câu 4: Tại sao doanh nghiệp vay vốn ngân hàng? Nhanh Vay số tiền lớn Dễ vay Không vay được nơi khác Khác: ………………………………………….………………… Câu 5: Khi vay vốn ngân hàng doanh nghiệp anh/chị chọn những sản phẩm nào? Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động Vay dài hạn Vay thanh toán II Bão lãnh ngân hàng Thuê tài chính Khác …………………… Câu 6: Doanh nghiệp anh/chị vay được vốn ngân hàng có gặp khó khăn lắm không? Không khó khăn Ít khó khăn Khó khăn Rất khó khăn Câu 7: Doanh nghiệp anh/chị gặp những khó khăn nào khi vay vốn ngân hàng? Không có tài sản thế chấp, cầm cố Lập phương án kinh doanh Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng Nhân viên tín dụng gây khó khăn Thủ tục vay vốn Ý kiến khác: …………………………………………………… Câu 8: Hình thức đảm bảo khi doanh nghiệp anh/chị vay vốn ngân hàng? Cầm cố, thế chấp tài sản Bảo lãnh của các tổ chức khác Bảo lãnh của cá nhân, gia đình Khác …………………………………………………………... Câu 9: Tại sao doanh nghiệp anh/chị không vay vốn để kinh doanh? Không thiếu vốn Không vay được Không muốn vay E ngại khi tiếp xúc với ngân hàng Khác: ………………………………………………………….… Nếu chọn không vay được vốn thì tiếp câu 10, nếu chọn không thiếu vốn/không muốn vay thì chuyển sang câu 11. Câu 10: Tại sao doanh nghiệp anh/chị không vay được vốn? Không đủ tài sản đảm bảo III Phương án SXKD không khả thi Báo cáo tài chính không minh bạch Khác: …………………… Câu 11: Doanh nghiệp anh/chị có biết về các sản phẩm cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp không? Không Biết chút ít Biết Biết rất rõ Câu 12: Doanh nghiệp anh/chị có biết về các sản phẩm cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Cty tài chính, Cty cho thuê tài chính …) đối với doanh nghiệp không? Không Biết chút ít Biết Biết rất rõ Câu 13: Doanh nghiệp anh/chị có biết gì về Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hồ Chí Minh không? Không Biết chút ít Biết Biết rất rõ Câu 14: Doanh nghiệp anh/chị đã từng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để được vay vốn ngân hàng chưa? Chưa Đã từng Đang tìm hiểu Cấu 15: Nếu doanh nghiệp anh/chị đã hoặc đang nhờ sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để vay vốn ngân hàng, thì anh/chị vui lòng cho biết đã được Quỹ bảo lãnh bao nhiêu lần, trung bình mỗi lần bão lãnh vay bao nhiêu tiền? Số lần: …………lần Số tiền bình quân ………………………. VND Câu 16: Tại sao doanh nghiệp anh/chị phải nhờ sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để vay vốn ngân hàng? Không có tài sản đảm bảo Không đủ tài sản đảm bảo Tài sản không đủ điều kiện để vay trực tiếp ngân hàng Khác: ……………………………………………………………….. Câu 17: Doanh nghiệp anh/chị biết về các sản phẩm cho vay thông qua ai? Tổ chức tín dụng Bạn bè Người thân Tự tìm hiểu IV Câu 18: Anh/chi vui lòng cho biết thông tin một số chỉ tiêu trong bảng sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng số lao động 2. Tổng doanh thu thuần 3. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 4. Tổng tài sản 5. Vốn chủ sở hữu - Trong đó: Vốn đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ) 6. Nợ phải trả Trong đó: + Vay ngân hàng + Vay người thân, bạn bè + Nợ nhà cung cấp + Nợ khác Câu 19: Vốn điều lệ của doanh nghiệp anh/chi huy động được từ đâu? Tiết kiệm của cá nhân và gia đình: ………….……… Triệu đồng Đóng góp của các thành viên, cổ đông: ……..….……… Triệu đồng Vạy mượn bạn bè, người thân: ………….……… Triệu đồng Vạy ngân hàng, các tổ chức tín dụng: ………….……… Triệu đồng Nhà nước đầu tư: ………….……… Triệu đồng Nguồn khác: ……….………………………………….… Triệu đồng Câu 20: Quan điểm của doanh nghiệp bạn khi muốn tăng vốn điều lệ? Kêu gọi các cổ đông mới tham gia Không muốn cổ đông mới tham gia Khi tích lũy đủ vốn thì mới tăng Khác: …………………………… Câu 21: Anh/chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp? Phổ thông Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Khác: ……………………………… Câu 22: Doanh nghiệp anh/chị có đề xuất gì với các tổ chức tín dụng, với cơ quan nhà nước và với các tổ chức khác để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng hơn? ………..………………………………………………………………… V PHỤC LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHIẾU KHẢO SÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ******************* Nhân viên tín dụng: ………...………………………..……………..…… Ngân hàng: .……………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………… CÂU HỎI KHẢO SÁT: Câu 1: Khách hàng mục tiêu chiến lược của ngân hàng anh/chị? − Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài − Doanh nghiệp lớn quốc doanh − Doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh − Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh − Khác: ………………………………………………………… Cầu 2: Dư nợ tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng anh/chị chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ? Tỷ lệ phần trăm: ………………% Trong đó: + Dư nợ ngắn hạn chiếm: ..…… % + Dư nợ dài hạn chiếm: .…… % Câu 3: Cơ cấu sản phẩm cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tại ngân hàng anh/chị? (Tổng các sản phẩm phải bằng 100%) − Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động: ………% − Vay trung dài hạn để đầu tư phát triển: ………% − Vay thanh toán ………% − Bảo lãnh ngân hàng: ………% − Thuê tài chính: ………% − Các sản phẩm cho vay khác: ………% Câu 4: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp những khó khăn nào khi vay vốn ngân hàng anh/chị? Thang đo Các chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Không có tài sản thế chấp, cầm cố Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng Thủ tục vay vốn Ý kiến khác: …………………………………… VI 1: Rất ít quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Khá quan trọng; 5: Rất quan trọng; Câu 5: Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được/không được ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay? − Tỷ lệ được chấp thuận cho vay: ………………% − Tỷ lệ không được chấp thuận cho vay: ………………% Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa không được ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay? Thang đo Các chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Không phù hợp chính sách tín dụng của ngân hàng Không có tài sản thế chấp, cầm cố Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi Doanh nghiệp có vốn tự có thấp Khả năng trả nợ thấp Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng Doanh nghiệp không nộp đủ và đúng thủ tục vay vốn Doanh nghiệp thuộc loại khách hàng xấu Ý kiến khác: ………………………………… 1: Rất ít quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Khá quan trọng; 5: Rất quan trọng; Câu 7: Anh/chị đánh giá như thế nào về quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân hàng? (1). Rất khó khăn (2). Ít khó khăn (3). Khó khăn (4). Thuận lợi (5). Ít thuận lợi (6). Khá thuận lợi (7). Rất thuận lợi Câu 8: Anh/chị có đề xuất hay gợi ý gì để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng hơn? ………..………………………………………………………………… ………..………………………………………………………………… VII PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - Đối tượng khảo sát: các DNNVV theo Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Địa bàn khảo sát: Quận Tân Bình, Quận Tân Phú và Quận 12 - Số lượng phiếu khảo sát được gửi: 250 phiếu - Thu về: 83 phiếu - Kết quả khảo sát như sau: Câu 1: Doanh nghiệp anh/chị có vay vốn để kinh doanh không? Trả lời Tỷ lệ Có 63 75.9% Không 20 24.1% Cầu 2: Doanh nghiệp anh/chị vay vốn ở đâu? Trả lời Tỷ lệ Ngân hàng TM Quốc Doanh 9 7.6% Ngân hàng TM Cổ Phần 46 38.7% Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0.0% Ngân hàng liên doanh 1 0.8% Người thân 52 43.7% Bạn bè 11 9.2% Khác: ……………………………………………… 0 0.0% Câu 3: Tại sao doanh nghiệp vay vốn người thân/bạn bè? Trả lời Tỷ lệ Nhanh 23 31.5% Không phải thế chấp hay cầm cố 38 52.1% Dễ vay 12 16.4% Khác: …………………………………………………… 0 0.0% Câu 4: Tại sao doanh nghiệp vay vốn ngân hàng? Trả lời Tỷ lệ Nhanh 4 6.6% Vay số tiền lớn 40 65.6% Dễ vay 8 13.1% VIII Không vay được nơi khác 8 13.1% Khác: ………………………….……………………… 1 1.6% Câu 5: Khi vay vốn ngân hàng doanh nghiệp anh/chị chọn những sản phẩm nào? Trả lời Tỷ lệ Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động 50 39.4% Vay dài hạn 5 3.9% Vay thanh toán 39 30.7% Bão lãnh ngân hàng 32 25.2% Thuê tài chính 1 0.8% Khác ………………………... 0 0.0% Câu 6: Doanh nghiệp anh/chị vay được vốn ngân hàng có gặp khó khăn lắm không? Trả lời Tỷ lệ Không khó khăn 22 34.9% Ít khó khăn 27 42.9% Rất khó khăn 1 1.6% Khó khăn 13 20.6% Câu 7: Doanh nghiệp anh/chị gặp những khó khăn nào khi vay vốn ngân hàng? Trả lời Tỷ lệ Không có tài sản thế chấp, cầm cố 31 29.0% Lập phương án kinh doanh 37 34.6% Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng 3 2.8% Nhân viên tín dụng gây khó khăn 3 2.8% Thủ tục vay vốn 30 28.0% Ý kiến khác: …………………………………………… 3 2.8% Câu 8: Hình thức đảm bảo khi doanh nghiệp anh/chị vay vốn ngân hàng? Trả lời Tỷ lệ Cầm cố, thế chấp tài sản 47 63.5% Bảo lãnh của các tổ chức khác 20 27.0% Bảo lãnh của cá nhân, gia đình 7 9.5% Khác ……………………..…………………………... Câu 9: Tại sao doanh nghiệp anh/chị không vay vốn để Trả Tỷ lệ IX kinh doanh? lời Không thiếu vốn 13 37.1% Không vay được 12 34.3% Không muốn vay 6 17.1% E ngại khi tiếp xúc với ngân hàng 4 11.4% Khác: …………………………………………….… 0 0.0% Câu 10: Tại sao doanh nghiệp anh/chị không vay được vốn? Trả lời Tỷ lệ Không đủ tài sản đảm bảo 14 67% Phương án SXKD không khả thi 5 24% Báo cáo tài chính không minh bạch 1 5% Khác: …………………….………… 1 5% Câu 11: Doanh nghiệp anh/chị có biết về các sản phẩm cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp không? Trả lời Tỷ lệ Không 8 9.5% Biết chút ít 18 21.4% Biết 55 65.5% Biết rất rõ 3 3.6% Câu 12: Doanh nghiệp anh/chị có biết về các sản phẩm cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Cty tài chính, Cty cho thuê tài chính …) đối với doanh nghiệp không? Trả lời Tỷ lệ Không 29 34.9% Biết chút ít 20 24.1% Biết 34 41.0% Biết rất rõ 0 0.0% Câu 13: Doanh nghiệp anh/chị có biết gì về Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hồ Chí Minh không? Trả lời Tỷ lệ Không 33 41.8% Biết chút ít 17 21.5% Biết 29 36.7% Biết rất rõ 0 0.0% X Câu 14: Doanh nghiệp anh/chị đã từng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để được vay vốn ngân hàng chưa? Trả lời Tỷ lệ Chưa 50 76.9% Đã từng 5 7.7% Đang tìm hiểu 10 15.4% Cấu 15: Nếu doanh nghiệp anh/chị đã hoặc đang nhờ sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để vay vốn ngân hàng, thì anh/chị vui lòng cho biết đã được Quỹ bảo lãnh bao nhiêu lần, trung bình mỗi lần bão lãnh vay bao nhiêu tiền? Trả lời Tỷ lệ Số lần: …………lần 1 Số tiền bình quân ………………………. VND 700 Câu 16: Tại sao doanh nghiệp anh/chị phải nhờ sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để vay vốn ngân hàng? Trả lời Tỷ lệ Không có tài sản đảm bảo 2 10.0% Không đủ tài sản đảm bảo 6 30.0% Tài sản không đủ điều kiện để vay trực tiếp ngân hàng 12 60.0% Khác: ………………………………………………….. Câu 17: Doanh nghiệp anh/chị biết về các sản phẩm cho vay thông qua ai? Trả lời Tỷ lệ Tổ chức tín dụng 31 33.7% Bạn bè 29 31.5% Người thân 7 7.6% Tự tìm hiểu 25 27.2% Câu 18: Anh/chi vui lòng cho biết thông tin một số chỉ tiêu trong bảng sau: Trả lời Tỷ lệ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng số lao động 22 2. Tổng doanh thu thuần 11.677 3. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 11.096 Lợi nhuận 580 4. Tổng tài sản 10.742 5. Vốn chủ sở hữu 4.793 XI - Trong đó: Vốn đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ) 3.321 6. Nợ phải trả 5.949 Trong đó: + Vay ngân hàng 2.767 + Vay người thân, bạn bè 2.327 + Nợ nhà cung cấp 738 + Nợ khác 127 Câu 19: Vốn điều lệ của doanh nghiệp anh/chi huy động được từ đâu? Trả lời Tỷ lệ Tiết kiệm của cá nhân và gia đình 1,097 32.6% Đóng góp của các thành viên, cổ đông 2,181 64.9% Vạy mượn bạn bè, người thân 60 1.8% Vạy ngân hàng, các tổ chức tín dụng 25 0.7% Nhà nước đầu tư 0 0.0% Nguồn khác 0 0.0% Câu 20: Quan điểm của doanh nghiệp bạn khi muốn tăng vốn điều lệ? Trả lời Tỷ lệ Kêu gọi các cổ đông mới tham gia 20 25.0% Không muốn cổ đông mới tham gia 5 6.3% Khi tích lũy đủ vốn thì mới tăng 55 68.8% Khác: ……………………………… 0 0.0% Câu 21: Anh/chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp? Trả lời Tỷ lệ Phổ thông 6 7.1% Trung cấp 16 19.0% Cao đẳng 15 17.9% Đại học 40 48.8% Thạc sĩ 5 6.0% Tiến sĩ 1 1.2% Khác: ……………………………… Câu 22: Doanh nghiệp anh/chị có đề xuất gì với các tổ chức tín dụng, với cơ quan nhà nước và với các tổ chức khác để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng hơn? XII PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHÂN VIÊN TÍN DỤNG - Đối tượng được khảo sát: nhân viên tín dụng, cấp bậc từ nhân viên đến trưởng phòng - Ngân hàng khảo sát: các ngân hàng TMCP có qui mô lớn trên địa bàn Tp.HCM - Số lượng phiếu khảo sát được gửi: 150 phiếu - Thu về: 80 phiếu - Kết quả khảo sát như sau: Câu 1: Khách hàng mục tiêu chiến lược của ngân hàng anh/chị? Trả lời Tỷ lệ  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2 2.3%  Doanh nghiệp lớn quốc doanh 6 7.0%  Doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh 6 7.0%  Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh 72 83.7%  Khác: …………………………………… Cầu 2: Dư nợ tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng anh/chị chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ? Tỷ lệ Tỷ lệ phần trăm: 55.6% Trong đó: + Dư nợ ngắn hạn chiếm: 47.3% + Dư nợ dài hạn chiếm: 8.3% Câu 3: Cơ cấu sản phẩm cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng tại ngân hàng anh/chị? (Tổng các sản phẩm phải bằng 100%) Tỷ lệ  Vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động: 56.0%  Vay trung dài hạn để đầu tư phát triển: 14.5%  Vay thanh toán 17.1%  Bảo lãnh ngân hàng: 6.6%  Thuê tài chính: 4.5%  Các sản phẩm cho vay khác: 1.2% Câu 4: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp những khó khăn nào khi vay vốn ngân hàng anh/chị? Thang đo Các chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Không có tài sản thế chấp, cầm cố 3 43 3 2 29 Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch 1 4 47 18 10 Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi 2 7 24 43 4 Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng 10 24 42 1 3 Thủ tục vay vốn 1 38 6 33 2 XIII Ý kiến khác: ………………………… 0 0 0 0 0 1: Rất ít quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Khá quan trọng; 5: Rất quan trọng; Câu 5: Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được/không được ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay? Tỷ lệ  Tỷ lệ được chấp thuận cho vay: 73.9%  Tỷ lệ không được chấp thuận cho vay: 26.1% Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa không được ngân hàng anh/chị chấp thuận cho vay? Thang đo Các chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Không phù hợp chính sách tín dụng của ngân hàng 8 4 33 2 33 Không có tài sản thế chấp, cầm cố 1 9 36 4 30 Báo cáo tài chính không đầy đủ, minh bạch 0 42 18 16 4 Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi 0 8 18 49 5 Doanh nghiệp có vốn tự có thấp 7 22 44 6 1 Khả năng trả nợ thấp 1 10 4 43 22 Không hiểu rõ các yêu cầu của ngân hàng 13 30 36 1 0 Doanh nghiệp không nộp đủ và đúng thủ tục vay vốn 9 5 3 35 28 Doanh nghiệp thuộc loại khách hàng xấu 1 7 3 35 34 Ý kiến khác: …………………………… 0 0 0 0 0 1: Rất ít quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Khá quan trọng; 5: Rất quan trọng; Câu 7: Anh/chị đánh giá như thế nào về quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với ngân hàng? Trả lời Tỷ lệ (1). Rất khó khăn 0 0.0% (2). Khó khăn 19 23.8% (3). Ít khó khăn 22 27.5% (4). Ít thuận lợi 9 11.3% (5). Thuận lợi 26 32.5% (6). Khá thuận lợi 3 3.8% (7). Rất thuận lợi 1 1.3% Câu 8: Anh/chị có đề xuất hay gợi ý gì để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ngân hàng được dễ dàng hơn? ……………………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanan_voductoan_ncs13_2451.pdf
Luận văn liên quan