TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG Ở ĐÀ NẴNG
BELIEF IN VILLAGE’S TUTELARY GENIE IN DANANG
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
Lớp: 05LS, Trường Đại học sư phạm
GVHD: NGUYỄN VĂN ĐOÀN
Khoa: Lịch sử, Trường Đại học sư phạm
TÓM TẮT
Trên cơ sở những hiểu biết chung về tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, đề tài này đã thực
hiện việc nhận diện Thành hoàng và khảo sát lễ Thành hoàng ở Đà Nẵng. Từ đó, nêu ra
những nét riêng của tín ngưõng Thành hoàng ở Đà Nẵng và tác động của nó đốI vớI cư dân ở
đây. Đề tài cũng đề xuất hướng và biện pháp bảo tồn, phát huy, khai thác những giá trị văn
hoá truyền thống của tín ngưỡng Thành hoàng.
ABSTRACT
On the basis of our general understanding of belief in Village’s Tutelary Genie in Viet Nam, this
paper is aimed to identify and study the worshipping and festivals of Village’s Tutelary Genie in
Da Nang. The paper is also conducted to identify / find out the distinctive features of the belief
in Village’s Tutelary Genie in Da Nang and its impact on the people’s life. From the findings,
we wonld like to propose some solutions as well as approaches for the preservation,
development and exploitation of the cultural values of the belief in Village’s Tutelary Genie.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng Thành hoàng là một nét đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt, sản
sinh và tích hợp nhiều loại hình văn hóa độc đáo, trong đó có văn hóa đình làng. Là một hình
thức tín ngưỡng ra đời sớm và phổ biến trong cả nước, tín ngưỡng Thành hoàng ngày càng có
vai trò quan trọng trong đời sống đời sống tâm linh của con người.
Qua tìm hiểu tín ngưỡng Thành hoàng, chúng ta sẽ thấy được lịch sử hình thành và phát
triển của làng xã Việt Nam nói chung, làng xã Đà Nẵng nói riêng.
Hiện nay, Đà Nẵng là một thành phố phát triển năng động, trở thành thành phố lớn nhất ở
khu vực miền Trung, cơn lốc của nền kinh tế thị trường đã và đang làm mai một những giá trị
văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa đình làng và cùng với tín ngưỡng Thành hoàng. Vì
vậy việc tìm hiểu tín ngưỡng Thành hoàng sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong
việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lối sống cho các tầng lớp
dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ, mở ra hướng mới cho việc phát triển du lịch của thành phố và
cũng là nguồn tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
Chính vì ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tín ngưỡng Thành
hoàng ở Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng Thành hoàng nói riêng là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết liên quan đến vấn đề này.
Ngô Đức Thịnh với “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng”. (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
2001); Nguyễn Duy Hinh với “Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam ”, (NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội 1990); Toan Ánh với “Tín ngưỡng Việt Nam ”, (trong bộ Nếp cũ, NXB thành phố Hồ
Chí Minh 2004) Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ trình bày khái quát về tín
ngưỡng Thành hoàng Việt Nam nói chung, chưa có một công trình, bài viết nào trình bày đầy
đủ về tín ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng. Với đề tài này, người viết muốn tìm hiểu tín
ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng, qua đó có thể hiểu rõ hơn về lịch sử làng xã và những nét
riêng biệt của Đà Nẵng trong lịch sử-văn hoá dân tộc
3. Giới hạn đề tài
Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian thành phố Đà Nẵng từ khi có tục thờ Thành
hoàng đến nay. Đề tài tập trung vào các vấn đề chính: nguồn gốc, phân loại, nghi lễ thờ cúng
Thành hoàng, những nét đặc trưng riêng của tín ngưỡng Thành hoàng Đà Nẵng.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3119 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín ngưỡng thành hoàng ở Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
216
TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG Ở ĐÀ NẴNG
BELIEF IN VILLAGE’S TUTELARY GENIE IN DANANG
SVTH: LÊ THỊ HIỀN
Lớp: 05LS, Trường Đại học sư phạm
GVHD: NGUYỄN VĂN ĐOÀN
Khoa: Lịch sử, Trường Đại học sư phạm
TÓM TẮT
Trên cơ sở những hiểu biết chung về tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, đề tài này đã thực
hiện việc nhận diện Thành hoàng và khảo sát lễ Thành hoàng ở Đà Nẵng. Từ đó, nêu ra
những nét riêng của tín ngưõng Thành hoàng ở Đà Nẵng và tác động của nó đốI vớI cư dân ở
đây. Đề tài cũng đề xuất hướng và biện pháp bảo tồn, phát huy, khai thác những giá trị văn
hoá truyền thống của tín ngưỡng Thành hoàng.
ABSTRACT
On the basis of our general understanding of belief in Village’s Tutelary Genie in Viet Nam, this
paper is aimed to identify and study the worshipping and festivals of Village’s Tutelary Genie in
Da Nang. The paper is also conducted to identify / find out the distinctive features of the belief
in Village’s Tutelary Genie in Da Nang and its impact on the people’s life. From the findings,
we wonld like to propose some solutions as well as approaches for the preservation,
development and exploitation of the cultural values of the belief in Village’s Tutelary Genie.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng Thành hoàng là một nét đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt, sản
sinh và tích hợp nhiều loại hình văn hóa độc đáo, trong đó có văn hóa đình làng. Là một hình
thức tín ngưỡng ra đời sớm và phổ biến trong cả nước, tín ngưỡng Thành hoàng ngày càng có
vai trò quan trọng trong đời sống đời sống tâm linh của con người.
Qua tìm hiểu tín ngưỡng Thành hoàng, chúng ta sẽ thấy được lịch sử hình thành và phát
triển của làng xã Việt Nam nói chung, làng xã Đà Nẵng nói riêng.
Hiện nay, Đà Nẵng là một thành phố phát triển năng động, trở thành thành phố lớn nhất ở
khu vực miền Trung, cơn lốc của nền kinh tế thị trường đã và đang làm mai một những giá trị
văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa đình làng và cùng với tín ngưỡng Thành hoàng. Vì
vậy việc tìm hiểu tín ngưỡng Thành hoàng sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong
việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lối sống cho các tầng lớp
dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ, mở ra hướng mới cho việc phát triển du lịch của thành phố và
cũng là nguồn tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
Chính vì ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tín ngưỡng Thành
hoàng ở Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng Thành hoàng nói riêng là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết liên quan đến vấn đề này.
Ngô Đức Thịnh với “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng”. (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
2001); Nguyễn Duy Hinh với “Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam ”, (NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội 1990); Toan Ánh với “Tín ngưỡng Việt Nam ”, (trong bộ Nếp cũ, NXB thành phố Hồ
Chí Minh 2004)…Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ trình bày khái quát về tín
ngưỡng Thành hoàng Việt Nam nói chung, chưa có một công trình, bài viết nào trình bày đầy
đủ về tín ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng. Với đề tài này, người viết muốn tìm hiểu tín
ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng, qua đó có thể hiểu rõ hơn về lịch sử làng xã và những nét
riêng biệt của Đà Nẵng trong lịch sử-văn hoá dân tộc
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
217
3. Giới hạn đề tài
Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian thành phố Đà Nẵng từ khi có tục thờ Thành
hoàng đến nay. Đề tài tập trung vào các vấn đề chính: nguồn gốc, phân loại, nghi lễ thờ cúng
Thành hoàng, những nét đặc trưng riêng của tín ngưỡng Thành hoàng Đà Nẵng.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu dựa vào các sách chuyên khảo về tín ngưỡng
Thành hoàng, nhưng chủ yếu là tài liệu thu thập trên thực địa (văn tế, gia phả, sắc phong …)
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng trên quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa,
tự do tín ngưỡng làm cơ sở phương pháp luận.
Đồng thời sử dụng phương pháp cụ thể: khảo sát, thu thập tài liệu, phỏng vấn, kết hợp
với phương pháp lôgic, lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài này, có thể góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển làng xã Đà Nẵng,
tìm hiểu một khía cạnh trong đời sống tinh thần của người dân Đà Nẵng, góp phần gìn giữ,
bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, khai thác các giá trị văn hóa từ tín ngưỡng Thành
hoàng phục vụ du lịch, góp thêm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường phổ
thông.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng và tín ngưỡng Thành hoàng
Chương 2: Tín ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về thành phố Đà Nẵng và tín ngưỡng Thành hoàng
1.1. Đà Nẵng: địa lý - lịch sử - văn hóa
Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng có vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, từng bước trở thành “điểm tựa”
vững chắc cho “đòn bẩy” miền Trung và cả nước, đang hứa hẹn những thay đổi lớn trong
những năm sắp tới.
So với các tỉnh khác ở Nam Trung Bộ, Đà Nẵng có bề dày lịch sử lâu đời trên 700 năm.
Sự hình thành và phát triển của Đà Nẵng gắn liến với quá trình mở rộng lãnh thổ của Đại Việt.
Với điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành đó, ngay từ rất sớm, Đà Nẵng đã trở thành nơi
tụ cư sớm của cư dân người Việt đến đây khai phá lập làng, dựng chợ, xây dựng đời sống văn
hóa vừa mang đậm những nét truyền thống, tính cách Việt lại vừa có những nét đặc sắc của
vùng đất xứ Quảng.
1.2. Tín ngưỡng Thành hoàng
1.2.1. Nguồn gốc
“Thành hoàng” là từ Hán Việt, “Thành” là cái thành, “hoàng” là cái hào đào sâu bao
quanh thành, tức vị thần trông coi, bảo trợ cho thành trì. Tục thờ Thành hoàng có nguồn gốc ở
Trung Quốc.
Tín ngưỡng Thành hoàng xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc (thế kỷ V TCN) được du nhập
vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Nhưng trước đó ở Việt Nam đã có tín ngưỡng thờ thần. Nên tín
ngưỡng Thành hoàng ở Việt Nam mang yếu tố ngoại lai nhưng lại mang nội hàm bản địa sâu
sắc không giống với tín ngưỡng Thành hoàng Trung Quốc.
Để tỏ rõ uy quyền của mình đối với làng xã, triều đình phong kiến đã sắc phong cho các
vị thần, xếp thành ba hạng: Thượng Đẳng thần; Trung Đẳng thần; Hạ Đẳng thần.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
218
1.1.2. Phân loại
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi làng mà thần làng tôi không giống thần
làng anh. Hệ thống thần Thành hoàng khá đông đảo được chia thành: Thành hoàng có nguồn
gốc Thiên thần, Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần, Thành hoàng có nguồn gốc Nhân
thần.
1.2.3. Nghi lễ thờ thần
Nghi lễ thờ thần là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tình cảm của cộng đồng
đối với Thành hoàng. Tùy đặc điểm của mỗi làng, mỗi vùng, sự tích của thần mà nghi lễ này
được tổ chức khác nhau.
Quan trọng nhất trong nghi lễ thờ thần là nghi lễ rước thần và tế thần, thể hiện sự nguyên
hợp giữa người với thần. Nghi lễ thờ thần được tổ chức theo một hệ thống quy củ, chặt chẽ,
trang trọng có âm nhạc, được quy định trong sách “Khâm định Đại Nam hội điện sử lệ”.
1.2.4. Ý nghĩa
Ở nước ta nói chung, Đà Nẵng nói riêng, tín ngưỡng Thành hoàng gắn bó chặt chẽ với
làng xã như một thành tố, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu vắng trong đời sống tâm linh
của con người. Do vậy, tín ngưỡng Thành hoàng có ý nghĩa sâu sắc về mọi mặt.
Trước hết, tín ngưỡng Thành hoàng thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của con người, cầu
cho người an vật thịnh, hướng con người đến một lý tưởng chân, thiện, mỹ. Vì thế, thờ cúng
Thành hoàng không chỉ có ý nghĩa phồn thực mà còn có ý nghĩa về mặt đạo đức, giáo dục đạo
lý “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ, biểu lộ sự nhớ ơn của cộng đồng đối với Thành
Hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền và tổ tiên.
Ngoài ý nghĩa trên, thờ cúng Thành hoàng còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Thờ thần,
mời thần giúp mình tập hợp dân chúng để dễ cai trị, vương quyền kết hợp với thần quyền.
Ngày nay, thông qua thờ cúng Thành hoàng có thể giúp chính quyền địa phương phát động
nhiều phong trào thi đua, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, tinh thần cộng đồng
được khơi xa, xiết lại.
Chương 2: Tín ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng
2.1. Nhận diện Thành hoàng ở Đà Nẵng
Qua khảo sát, chúng tôi thấy hệ thống thần Thành hoàng ở Đà Nẵng khá đông đảo và có
thể phân thành:
2.1.1. Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần
Các vị thần có nguồn gốc từ “trời” đầu thai xuống hạ giới giúp đỡ dân gian như: Thiên Y
ANa Diễn Ngọc Phi; Cửu thiên huyền nữ được thờ ở hầu khắp các đình làng Đà Nẵng (đình
Mỹ Khê, An Hải Tây, Túy Loan, Bồ Bản…).
2.1.2. Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần
Ở Đà Nẵng, Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần khá đông đảo, chủ yếu là Thành
hoàng có nguồn gốc Sơn thần như Cao Các; Sơn Lâm; Thành hoàng có nguồn gốc Thủy thần:
Đại Càn Quốc gia Nam Hải; Đông Hải cự tộc Ngọc Lân; Thái giám Bạch Mã…(đình An Hả,
Hoà Mỹ, Xuân Dương, Tuý Loan…); Thành hoàng có nguồn gốc thổ thần được thờ từ trước
như: thổ công thổ chủ; Đương kiển Thành hoàng; Thổ địa…
2.1.3. Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thần
Ở Đà Nẵng, Thành hoàng có nguồn gốc Nhân thần rất ít, chủ yếu là các vị thần do cư dân
Thanh Hóa, Nghệ An mang vào như Phi Vận tướng quân Tùng Giang Văn Trung; Đông chinh
Thành hoàng; Dực thánh Thành hoàng…các vị tiền hiền, hậu hiền.
Qua cách phân loại trên, chúng ta thấy Thành hoàng ở Đà Nẵng có nguồn gốc khác nhau,
xuất hiện khá muộn mằn, thường là vô nhân xưng, được người dân mang vào trong quá trình
mở cõi tạo nên nét đặc trưng riêng của Thành hoàng Đà Nẵng.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
219
2.1.4. Đặc trưng của Thành hoàng ở Đà Nẵng
Chính những nét riêng trong lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư đã tạo cho Thành
hoàng ở Đà Nẵng những nét riêng, diện mạo riêng.
Quá trình hình thành làng Đà Nẵng không lâu dài như ở Bắc Bộ, nên vị Thành hoàng
được thờ ở đình làng Đà Nẵng chỉ là hình tượng biểu trưng qua nhân xưng thường gặp là “Bổn
cảnh Thành hoàng”. Nên trong đình làng chỉ thờ một chữ “thần” thay cho bổn cảnh Thành
hoàng.
Thành hoàng ở Đà Nẵng, ngoài các vị thần gốc Việt còn có các vị thần gốc Chăm như:
ThiênYANa, Tứ vị nương nương…được phối thờ với các vị thần khác nên đối tượng thờ trong
đình được mở rộng hơn, vì thế mà người ta nói đình làng Đà Nẵng có nét gì giống với thần
điện mở Nam Bộ.
2.2.1. Đình làng – nơi thờ Thành hoàng
Trong kí ức sâu thẳm của tâm hồn người Việt, hình ảnh quê hương thân thương luôn hiện
ra với “Cây đa, bến nước, sân đình”. Hình ảnh đó đã in sâu vào tâm khảm của mỗi người, hiện
hữu, sừng sững giữa làng quê Việt như một biểu tượng của khối cộng đồng. Đình làng Đà
Nẵng hình thành cùng với quá trình mở rộng đất đai của người Việt, ngoài các chức năng hành
chính, văn hóa thì đình làng trở thành nơi thiêng liêng thờ cúng Thành hoàng, trung tâm sinh
hoạt của cả cộng đồng. Đà Nẵng hiện có trên 20 ngôi đình, đang được trùng tu, tôn tạo, phát
triển trở thành nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, đặc biệt là lễ hội Thành hoàng.
2.2.2. Lễ cúng Thành hoàng
* Phần lễ
Lễ cúng Thành hoàng được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu (Xuân thu nhị kỳ) vào
ngày sinh hóa của thần nhằm tỏ lòng biết ơn thần thánh, cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với
cộng đồng. Lễ trong lễ hội không đơn lẻ, nó là một hệ thống liên kết chặt chẽ. Quan trọng nhất
trong phần lễ là nghi thức rước thần và tế thần. Trước khi tiến hành lễ phải có một đội ngũ gia
lễ gồm: chủ tế, bồi tế, các học trò lễ. Việc lựa chọn đội ngũ này cũng phải tuân theo quy định.
* Phần hội
Phần hội diễn ra sau phần lễ hoặc đan xen với phần lễ, tùy thuộc vào mỗi đình làng. Phần
hội là dịp để mọi người cùng nhau sinh hoạt thể hiện tài năng của mình qua các trò chơi như
hát bội, kéo co, đập om, chạy việt dã, lắc thúng, làm bánh…Mỗi đình làng đều có những nét
riêng tạo nên những nét riêng độc đáo.
2.3. Tác động của tín ngưỡng Thành hoàng đến đời sống cư dân
Tín ngưỡng Thành hoàng trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống tâm linh của
người dân Đà Nẵng, có tác động hết sức sâu sắc đến mọi mặt đời sống của con người. Tín
ngưỡng Thành hoàng tạo ra sự cố kết cộng đồng, sinh hoạt vui chơi, bổ ích, xua tan đi những
nhọc nhằn của đời sống thường ngày, mọi lo toan vất vả đều xếp lại, mọi người đều hướng về
lễ hội.
Việc mở hội làng, lễ hội Thành hoàng nhiều khi lại có ích trực tiếp giải quyết những vấn
đề xã hội hiện nay. Trước hết là giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, xây dựng thị hiếu
lành mạnh, nếp sống văn hóa, giữ cho thanh niên khỏi sa vào lối sống quên nguồn, mất gốc, lai
căng.
Tín ngưỡng Thành hoàng có tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến tâm tư, tình cảm, lối sống
của người dân, khơi dậy trong họ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống văn hóa, từ đó
thúc đẩy ý thức mỗi người trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
2.4. Khai thác lễ hội Thành hoàng phục vụ du lịch
Đối với du lịch, văn hóa càng có vai trò và vị trí quan trọng, là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh chóng và bền vững của du lịch. Vì vậy để phát triển du lịch,
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
220
văn hóa cần được xem là nguồn lực trọng yếu, trong đó có văn hóa đình làng. Ngoài lợi ích
kinh tế, du lịch văn hóa còn là phương tiện truyền tải những giá trị văn hóa của cộng đồng này
đến cộng đồng khác, góp phần nâng cao ý thức gìn giữ và tôn tạo các giá trị văn hóa. Đà Nẵng
hiện đang có định hướng phát triển văn hóa theo hướng du lịch. Nhưng phát triển theo hướng
này còn gặp nhiều khó khăn, bởi đây là một lĩnh vực mới, chưa có kinh nghiệm và kế hoạch cụ
thể, nhiều di tích văn hóa đình làng có giá trị cao nhưng chưa được tiếp cận, nhiều lễ hội đình
làng chưa được phục hồi.
Để xác lập môi trường văn hóa du lịch, phát huy bảo lưu văn hóa đình làng, tín ngưỡng
Thành hoàng cần thiết phải thực hiện nhiều biện pháp như: đầu tư tôn tạo đình làng; khôi phục
và nâng cao chất lượng lễ hội đình làng; tăng cường đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng; tạo ra những
trò chơi sinh động, lý thú để thu hút khách du lịch; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá…
Như vậy, khai thác văn hóa đình làng, lễ hội Thành hoàng theo hướng phục vụ du lịch là
hướng bảo tồn, phát huy, phát triển tốt nhất, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc vừa
đánh thức tiềm năng du lịch trên địa bàn thành phố.
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng Thành hoàng trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần của người dân
Đà Nẵng. Được bảo lưu, gìn giữ qua nhiều thế hệ, trải qua bao biến thiên của lịch sử, tín
ngưỡng Thành hoàng vẫn ăn sâu trong đời sống hàng ngày của người dân, bởi nó có ý nghĩa
hết sức quan trọng, có tác động to lớn mọi mặt đến đời sống của người dân.
Qua tìm hiểu tín ngưỡng Thành hoàng, chúng ta thấy rõ hơn lịch sử hình thành và phát
triển làng xã Đà Nẵng. Nhận diện Thành hoàng ở Đà Nẵng, những đặc trưng riêng của Thành
hoàng Đà Nẵng so với cả nước, ta cũng có thể thấy được tác động của tín ngưỡng Thành
hoàng đối với đời sống người dân. Đặc biệt thông qua nghiên cứu tín ngưỡng Thành hoàng, lễ
hội Thành hoàng sẽ góp phần giúp ngành du lịch có kế hoạch khai thác các giá trị văn hoá
truyền thống phục vụ du lịch, mở ra một hướng mới cho ngành du lịch của thành phố, kết hợp
du lịch sinh thái với du lịch văn hóa, đây là hướng phát triển du lịch bền vững nhất, thu hút
được nhiều khách tham quan. Phát triển theo hướng này vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có tác
dụng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Để làm được điều đó yêu cầu các ngành các cấp cần
phải quan tâm hơn nữa trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa.
Một thành phố Đà Nẵng năng động, phát triển nhanh chóng về kinh tế-xã hội, trở thành
động lực của miền Trung-Tây Nguyên, sẽ đầy đủ hơn, sinh động và phong phú hơn khi biết
gắn sự phát triển toàn diện với bảo tồn, khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của đất
nước, của địa phương. Trong đó không thể thiếu một bộ phận quan trọng là văn hoá tâm linh,
mà văn hoá đình làng-tín ngưỡng Thành hoàng là cốt lõi.
Việc bảo tồn, phát huy những giá trị của tín ngưỡng Thành hoàng cần được quan tâm hơn
nữa, thành phố phải có kế hoạch cụ thể để làm cho nó được duy trì, bảo lưu và phát triển, đáp
ứng nhu cầu đời sống tâm linh của con người, khai thác phục vụ du lịch. Và hơn thế nữa từ đó
hình thành những giá trị văn hoá của đất và người nơi đây, trở thành bài học cho muôn thế hệ
sau học tập, noi theo trong sự nghiệp xây dựng Đà Nẵng giàu đẹp, văn minh.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng, đề tài chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và
các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử chương, NXB Viện giáo
khoa Huế.
[2] Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, NXB Văn hóa
thông tin.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
221
[3] Nguyễn Duy Hinh (1990), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, NXB KHXH HN.
[4] Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, NXB KHXH Hà Nội.
Tài liệu thực địa
[5] Sắc phong đình làng Mỹ khê, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà
[6] Sắc phong đình làng Hoà Mỹ, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu
[7] Văn tế đình làng An Hải Tây, phường An Hải, quận Sơn Trà
[8] Văn tế đình làng Bồ Bản, thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
[9] Văn tế đình làng Hòa Mỹ, phường Hòa minh, quận Liên Chiểu.
[10] Văn tế đình làng Mỹ Khê, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà.
[11] Văn tế đình làng Túy Loan, thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tín ngưỡng Thành hoàng ở Đà Nẵng.pdf