Đề tài: Tình hình phát triển nông nghiệp hải dương giai đoạn 2000 - 2009
nông nghiệp hải dương có nhiều thay đổi trong giai đoạn này
CHƯƠNG 1: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1 Vị trí địa lí
1.2 Các nguồn lực tự nhiên
1.2.1 Địa hình
1.2.2 Khí hậu
1.2.3 Tài nguyên nước
1.2.4 Tài nguyên đất
1.3 Nguồn lực kinh tế - xã hội
1.3.1 Dân cư và nguồn lao động
1.3.2 Cơ sở vật chất, kĩ thuật
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
1.2.4 Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Khái quát chung
2.1.1 Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương
2.1.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
2.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp theo ngành
2.2.1 Trồng trọt
2.2.2 Ngành chăn nuôi
2.3 Hiện trạng phát triển nông nghiệp Hải Dương theo lãnh thổ
2.3.1 Hình thành các vùng chuyên canh lớn
2.3.1.1 Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm
2.3.1.2 Vùng chuyên canh cây công nghiệp
2.3.2 Các tiểu vùng nông nghiệp
2.3.2.1 Vùng miền đồi núi
2.3.2.2 Tiểu vùng đồng bằng
2.4 Hạn chế và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015.
3.1 Quan điểm, phương hướng phát triển nông nghiệp
3.1.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp
3.1.2 Mục tiêu phát triển nông nghiệp
3.1.3 Phương hướng phát triển nông nghiệp
3.2 Một số đề xuất, kiến nghị để phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình phát triển nông nghiệp Hải Dương giai đoạn 2000 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
2000
147.4
55.8
823.4
2001
145
54.9
796.5
2002
142.4
57.9
825
2003
139.9
58.5
818.5
2004
135.9
58.7
798.5
2005
133.2
58.1
774.1
2006
130.6
58.8
769.2
2007
128.6
57.6
741.9
2008
126.8
59.0
748.2
2009
127
60.9
773.5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Diện tích canh tác lúa tăng giảm không ổn định qua các năm từ 2000 đến nay. Sự sụt giảm này nằm trong xu hướng chung của cả nước do chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất chuyên dung và đất thổ cư.
Năng suất cây lúa cũng tăng không ổn định nhưng xu hướng chung là tăng, đạt 60,9 tạ/ha năm 2009. Chính nhờ sự tăng năng suất lúa mà sản lượng lúa của tỉnh Hải Dương cũng có xu hướng tăng trong xu thế giảm dần diện tích đất canh tác.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiến hành canh tác 2 vụ lúa chính:
- Vụ lúa đông xuân:Có xu hướng giảm về diện tích nhưng năng suất lại có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm và chưa ổn định. Năm 2009, vụ lúa đông xuân chiếm 50,4% diện tích và 53,4% sản lượng lúa cả năm.
- Vụ lúa mùa có sự thay đổi: vụ mùa sớm và trung được mở rộng, tạo điều kiện mở rộng cây vụ đông, trà muộn được thu hẹp chỉ còn 5 – 10%. Vụ đông phát triển và nay được coi là vụ sản xuất chính, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2000 – 2009
Các chỉ tiêu
2000
2005
2007
2008
2009
Lúa đông xuân
DT(nghìn ha)
74,1
67,2
64,9
63,6
63,9
NS(tạ/ha)
59,1
63,8
58,4
64,9
64,6
SL(nghìn tấn)
438,3
429,2
379,1
413,3
413,4
Lúa hè thu
DT(nghìn ha)
73,3
66,0
63,7
63,1
63,0
NS(tạ/ha)
52,5
52,2
56,9
53,0
57,1
SL(nghìn tấn)
385,1
344,8
362,7
335,4
360,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Về cơ cấu giống: Hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa có tác động rất lớn đến sản xuất lúa, do đó người nông dân quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu của thị trường. Nông dân đang có xu hướng coi trọng chất lượng, giá trị và lợi nhuận, thị hiếu người tiêu dung. Các giống lúa chất lượng cao đang được phát triển mạnh mẽ như Bắc thơm, Nếp thơm, Thiên Hương… Một số giống lúa cho năng suất rất đến vài tấn/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về phân bố: Cây lúa được trồng phổ biến trong toàn tỉnh, tuy nhiên cũng có sự phân hóa về diện tích và sản lượng .
Bảng 8: Diện tích, sản lượng lúa phân theo huyện, thành phố của
tỉnh Hải Dương năm 2009.
Diện tích(nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Hải Dương
2,7
16,8
Chí Linh
9,1
48,5
Nam Sách
9,5
60,5
Kinh Môn
12,7
74,7
Kim Thành
9,1
53,4
Thanh Hà
7,8
48,0
Cẩm Giàng
8,9
57,2
Bình Giang
12,6
78,3
Gia Lộc
10,3
66,2
Tứ Kì
15,5
94,8
Ninh Giang
14,2
85,9
Thanh Miện
14,2
88,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Có sự khác nhau về diện tích cấy lúa giữa các huyện là do sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội giữa các huyện quy định. Thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách, Cầm Giàng có ngành công nghiệp phát triển mạnh, diện tích không lớn do đó diện tích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Huyện Chí Linh và huyện Thanh Hà có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhưng lại có diện tích trồng lúa thấp trong tỉnh do huyện có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu để trồng các loại cây ăn quả như cây vải đạt năng suất cao. Vải ở huyện Thanh Hà đã trở thành đặc sản của tỉnh Hải Dương.
Huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn là 2 huyện miền núi của tỉnh nên có điều kiện về đất đai, nguồn nước… ít thuận lợi cho việc cấy lúa. Do đó huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn là 2 huyện có năng suất lúa thấp nhất trong tỉnh. Huyện Cẩm Giàng và huyện Thanh Miện có năng suất lúa cao nhất do có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và dịch vụ nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu… phát triển nên năng suất lúa cao.
* Cây hoa màu lương thực
Những cây hoa màu lương thực chủ yếu của tỉnh Hải Dương là: ngô, khoai lang, sắn… Cây hoa màu lương thực cũng được đẩy mạnh phát triển để bổ sung thêm nguồn lương thực cho con người, làm thức ăn chho chăn nuôi. Tuy nhiên, cả diện tích và sản lượng đều nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích và sản lượng của cây lúa. Trước đây, khi vấn đề an ninh lương thực chưa được đảm bảo thì cây hoa màu lương thực có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân trong tỉnh. Ngày nay, khi sản xuất đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho nhân dân thì cây hoa màu lương thực chủ yếu được dung làm thức ăn cho chăn nuôi.
Cây ngô
Ngô là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm cây hoa màu lương thực. Cả về diện tích và sản lượng luôn đứng đầu trong các cây hoa màu lương thực khác. Từ năm 2000 – 2009, diện tích gieo trồng và sản lượng của cây ngô không ổn định.
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năm
Biểu đồ 2: Tình hình sản xuất ngô giai đoạn 2000 - 2009
Diện tích ngô trong giai đoạn 2000 – 2009 vẫn đạt trên 4000 ha/năm, tuy nhiên diện tích gieo trồng ngô có xu hướng giảm và không ổn định. Nguyên nhân do gần đây giá bán thấp, thời gian gieo trồng lại dài, hơn nữa hiệu quả trồng ngô không cao nên không khuyến khích được nông dân mở rộng diện tích. Trong giai đoạn hiện nay, ngô chủ yếu dung làm thức ăn cho chăn nuôi, nhưng chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn: nhiều dịch bệnh… nên nhu cầu các sản phẩm từ ngô khhoong ổn định. Tuy nhiên, người nông dân đã đưa các giống ngô lai có năng suất cao vào sản xuất, nhiều nơi trồng ngô giống đã tăng giá trị cho cây ngô, năng suất ngô tăng từ 37,4 tạ/ha (năm 2000) lên 49,4 tạ/ha (năm 2009).
Ngô được trồng nhiều ở các vùng bãi bồi ven sông, trồng xen canh trên đất lúa, đất trồng cây công nghiệp hàng năm, đặc biệt ở vùng
đất đồi. Do đó, ngô được trồng nhiều ở các huyện: Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách… Ngô chủ yếu được trồng vào vụ đông.
Khoai lang
Khoai lang là một cây trồng tương đối dễ tính, thích hợp với đất cát pha và đất thịt nhẹ, dễ thoát nước lại không đòi hỏi vốn đầu tư cũng như công chăm sóc.
Tuy nhiên, cả diện tích và sản lượng khoai lang giảm liên tục trong giai đoạn 2000 – 2009.
Bảng 9: Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 - 2009
Năm
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(tạ/ha)
2000
7653
72 089
94,2
2005
3011
31 321
104,0
2006
2689
27 958
103,9
2007
2071
21 539
104,0
2008
1521
15 147
101,7
2009
1295
12 739
98,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Diện tích trồng khoai lang giai đoạn 2000 – 2009 giảm nhanh và liên tục, từ 7653 ha (2000) xuống 1295 ha (2009), giảm 6358 ha, trung bình giảm 635,8 ha/năm.
Bên cạnh đó, sản lượng khoai lang giảm cũng nhanh chóng, giảm từ 72089 tấn xuống 12739 tấn, giảm 59350 tấn, trung bình giảm 5935 tấn/năm.
Diện tích trồng khoai lang giảm liên tục do vấn đề lương thực cho người dân trong tỉnh đã được đảm bảo, nên khoai lang chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chăn nuôi lợn. Nhưng khoai lang vẫn không cạnh tranh được so với ngô và các sản phẩm từ ngô về chất lượng và giá cả nên ngô vẫn là thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi. Do đó, diện tích trồng khoai lang trong cơ cấu cây lương thực liên tục giảm mạnh nên ít đưa vào sản xuất những giống khoai mới có năng suất và chất lượng cao như ngô. Do đó, cùng với việc giảm diện tích, sản lượng khoai lang cũng giảm nhanh chóng.
Hiện nay, các huyện có diện tích và sản lượng khoai lang lớn là: Chí Linh, Thanh Hà, Cẩm Giàng. Do những huyện này có ngành chăn nuôi phát triển mạnh. Khoai lang được trồng chủ yếu trong vụ đông.
Các cây chất bột khác
Loại cây này có tỉ trọng năm 2008 chiếm 0,6% về diện tích gieo trồng trong cơ cấu cây hoa màu lương thực. Những loại cây này vừa là nguồn lương thực cho con người đồng thời cũng là nguồn thức ăn cho gia súc và có một phần nhỏ sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Những loại cây này được trồng nhiều ở các bãi bồi ven sông (khoai sọ, khoai môn…), trồng nhiều trong vườn nhà, trồng dưới tán của các cây ăn quả (khoai sọ, khoai môn, củ từ, củ mài, dong, riềng….). Do đó, diện tích trồng các loại cây này có xu hướng tăng, từ 158 ha năm 2000 lên 739 ha năm 2008, tăng gấp 5 lần.
Những loại cây này được trồng rải rác ở hầu hết các huyện trong tỉnh và thường được trồng xen canh với những loại cây ngắn ngày khác.
b) Cây thực phẩm
Cây thực phẩm gồm các loại rau, đậu là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Hải Dương có khí hậu đa dạng, lại có một mùa đông khá lạnh cho phép tỉnh có thể trồng được quanh năm nhiều loại rau, đậu khác nhau. Rau đậu là những loại cây ngắn ngày, đòi hỏi nhiều lao động và nhiều công chăm bón, vốn đầu tư (phân bón, giống… ) lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, các loại rau đậu có khả năng trồng xen canh hay luân canh trên cùng một diện tích. Đây là nhóm cây chiếm gần 20% diện tích gieo trồng hàng năm, là thế mạnh của nông nghiệp Hải Dương, nhất là cây thực phẩm vụ đông. Các loại rau quả thực phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, một số loại rau quả chế biến có thị trường rộng được trồng tập trung thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, quy mô lớn như xu hào, bắp cải, cà chua, dưa hấu ở các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Miện như: hành, tỏi ở Nam Sách… Do đó, sản lượng cây thực phẩm tăng từ 562 ngàn tấn lên 600 ngàn tấn.
Bảng 10 : Diện tích các loại cây thực phẩm giai đoạn 2000 – 2009. (Đơn vị: ha)
Năm
2000
2005
2006
2007
2008
2009
Rau các loại
21 292
30 920
29 261
30 472
29 145
27 039
Đậu các loại
655
354
369
327
349
246
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Trong cơ cấu các loại cây thực phẩm, diện tích rau các loại chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 99,5%. Còn các loại đậu năm 2009 chiếm 1,2% diện tích, nhưng lại chỉ chiếm 0,015% về sản lượng.
Cây thực phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Diện tích trồng cây thực phẩm đứng thứ 2 sau diện tích trồng cây lương thực của tỉnh. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2009 diện tích và sản lượng của các loại rau, đậu có xu hướng tăng. Qua đó, ta thấy được vai trò của các cây thực phẩm đối với sự phát triển nông nghiệp của tỉnh, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
a) Các loại rau
Sản xuất rau có một vai trò trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhìn chung, diện tích và sản lượng trồng các loại rau của Hải Dương có xu hướng tăng.
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năm
Biểu đồ 3: Tình hình sản xuất rau tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2009
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2009 diện tích trồng rau của tỉnh tăng từ 21292ha lên 27039 ha, tăng 1,27 lần, nhưng không ổn định: giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 diện tích tăng (từ 21292 ha đến 30920 ha), năm 2006, năm 2008 và năm 2009 diện tích giảm xuống dưới 30000 ha.
Diện tích trồng rau của tỉnh không ổn định, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, diện tích tăng trong năm này thì năm sau lại giảm. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, diện tích trồng rau giảm liên tục. Diện tích trồng rau không ổn định là do sự bấp bênh của sản xuất cây thực phẩm. Có những năm người dân thu được lợi nhuận cao thì năm sau diện tích tăng lên do mọi người trồng nhiều hơn. Nhưng người dân chủ yếu trồng rau một cách tự phát không chú ý đến thị trường tiêu thụ cũng như chất lượng sản phẩm, cùng với những khó khăn và diễn biến bất thường của thời tiết nên có không ít những hộ gia đình bị thua lỗ, chán nản không trồng tiêp vào năm sau.
Tuy vậy nhưng nhìn chung diện tích và sản lượng rau có xu hướng tăng do rau là một nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống nên nhu cầu về rau rất lớn, cùng với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật nên đưa vào sản xuất nhiều giống mới có năng suất cao hơn, hệ thống thủy lợi hiện đại hơn, dịch vụ nông nghiệp phát triển hơn… đã góp phần làm cho hoạt động sản xuất ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Do đó năng suất của các loại rau liên tục tăng.
Hiện nay, rau được trồng phổ biến ở các huyện Gia Lộc (6.599 ha, 178.633 tấn), Kim Thành (3.866 ha, 95.201 tấn), Kinh Môn (3.595 ha, 43.370 tấn)… Huyện Gia Lộc có diện tích và sản lượng vượt xa so với các huyện khác, gấp gần hai lần so với huyện đứng thứ hai. Do những huyện này có đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi phát triển, có nguồn lao động dồi dào lại có truyền thống sản xuất rau lâu đời, đặc biệt là sản xuất rau vụ đông.
Cơ cấu rau các loại chủ yếu là trồng rau su hào, súp lơ, khoai tây…. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương và trong cả nước nói chung có hàng trăm vụ ngộ độc về rau quả chiếm trên 50%. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần sản xuất rau an toàn để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dung và người sản xuất.
Diện tích sản xuất rau an toàn được mở rộng ở các xã, các huyện trong tỉnh, hàng năm tỉnh cung cấp cho thị trường tiêu thụ hàng nghìn tấn rau sạch. Các huyện có diện tích trồng rau sạch lớn là huyện Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ… Diện tích rau an toàn của toàn tỉnh được chăm sóc bằng chế phẩm sinh học và phân ủ để bón rau giảm sau bệnh.
Tuy nhiên, diện tích rau an toàn có xu hướng tăng chậm do sản xuất rau an toàn của tỉnh gặp nhiều khó khăn như: tốn nhiều công chăm sóc, các yếu tố đất đai, nguồn nước, giống, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình chăm sóc phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, năng suất của rau an toàn thấp hơn so với rau thường, người tiêu dung chưa tin tưởng chất lượng của rau an toàn, hơn nữa khâu tiếp thị các sản phẩm rau an toàn ra thị trường còn yếu nên không ít hộ gia định bị thua lỗ.
b) Đậu các loại
Các loại đậu được trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương là đậu xanh, đậu đen….
Nhìn chung, diện tích và sản lượng của các loại đậu có xu hướng giảm từ năm 2000 – 2009. Diện tích giảm dần từ 655 ha năm 2000 xuống 246 ha năm 2009, giảm hơn một nửa diện tích. Sản lượng giảm từ 485 tấn xuống 211 tấn.
Bảng 11: Tình hình sản xuất đậu các loại ở Hải Dương qua các năm
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2000
655
7,40
485
2005
354
8,17
289
2006
369
8,25
304
2007
327
8,56
280
2008
349
8,36
292
2009
246
8,59
211
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Trong quá trình trồng đậu cần nhiều công chăm sóc, đặc biệt là trong giai đoạn thu hoạch. Trong khi đó năng suất của các loại đậu này không cao, trung bình trên 8 tạ/ha, lại không ổn định. Trong khi đó Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây thực phẩm khác có năng suất cao hơn. Một phần diện tích trồng đậu các loại cũng như diện tích trồng cây lương thực đã được chuyển sang trồng các cây su hào, bắp cải, súp lơ, dưa hấu… nên diện tích và sản lượng các loại đậu có xu hướng giảm.
Các loại đậu hiện nay được trồng ở nhiều huyện như: Kim Thành (249 ha). Tuy nhiên, huyện Gia Lộc có sản lượng các loại đậu đạt giá trị cao nhất… Những huyện có diện tích, sản lượng các loại đậu cao đều là những huyện có trình độ thâm canh cao nên trồng đậu để xen kẽ giữa các vụ, để cải tạo đất, phù hợp với đặc điểm của thời tiết, nâng cao hiệu quả lao động.
Tuy nhiên, trong sản xuất cây rau, đậu ở Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế như: lạm dụng và sử dụng không đúng kĩ thuật các loại hóa chất bảo vệ thực vật, bón quá nhiều đạm không cân đối với phân và kali, bón và tưới phân tươi không qua xử lí, nguồn nước tưới không đảm bảo, việc thu mua rau nhiều khi do tự thương nhân đảm nhận, các loại rau đậu bị chèn ép giá gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho người sản xuất.
c) Sản xuất cây công nghiệp
- Cây công nghiệp hàng năm:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm của tỉnh có xu hướng giảm và biến động. Sản lượng cây công nghiệp hàng năm vì thế cũng có nhiều biến động bất thường. Chính sự diễn biến thất thường của thị trường và tình trạng sản xuất thiếu quy hoạch trong nhân dân đã dẫn tới những biến động về diện tích gieo trồng và sản lượng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Cái vòng luẩn quẩn “được mùa vượt giá, được giá mất mùa vẫn và sẽ còn do tính chất nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất nông nghiệp của Hải Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là lạc và đậu tương.
Bảng 12: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2009.
Năm
Tổng
Đậu tương
Lạc
2000
DT (nghìn ha)
3716
1833
1584
SL (nghìn tấn)
-
3275
2201
2005
DT (nghìn ha)
4011
2250
1462
SL (nghìn tấn)
-
3713
2213
2006
DT (nghìn ha)
3214
1616
1306
SL (nghìn tấn)
-
2947
1882
2007
DT (nghìn ha)
2897
1265
1336
SL (nghìn tấn)
-
2526
2001
2008
DT (nghìn ha)
2768
1127
1367
SL (nghìn tấn)
2255
2988
2009
DT (nghìn ha)
2889
1360
1271
SL (nghìn tấn)
-
2919
1919
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
- Đậu tương:
Hải dương là tỉnh có diện tích gieo trồng đậu tương tương đối lớn. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng đậu tương trong giai đoạn 2000 – 2009 có xu hướng giảm từ 1833 ha năm 2000 xuống còn 1360 ha năm 2009. Năng suất luôn đạt trên 17 tạ/ha. Năm 2009, năng suất đạt 21,46 tạ/ha. SẢn lượng đậu tương năm 2009 đạt 2919 tấn. Tất cả các huyện thị của Hải Dương đều có diện tích gieo trồng lạc, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Gia Lộc, Chí Linh, Kim Thành…
- Lạc:
Diện tích gieo trồng lạc của tỉnh hiện có 1271 ha, năng suất đạt 15,1 tạ/ha nhưng không ổn định. Sản lượng hiện nay đạt 1919 tấn, tập trung chủ yếu ở các huyện Chí Linh, Tứ Kỳ… đây là các huyện vùng núi của tỉnh, có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sinh thái của cây lạc. Ở một số huyện không có diện tích trồng lạc như: Kim Thành, Bình Giang, Ninh Giang… do điều kiện đất đai không phù hợp, cây lạc không mang lại hiệu quả cao như ngô, rau vụ đông…
- Cây công nghiệp lâu năm:
- Cây vải:
Hải dương nổi tiếng với cây vải thiều. Cây vải là cây công nghiệp mũi nhọn, được xác định là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Diện tích trồng vải của tỉnh tăng nhanh nhưng không ổn định. Tính đến hết năm 2009, diện tích trồng vải của tỉnh là 13222 ha, năng suất trung bình đạt 30,88 tạ/ha. Sản lượng vải năm 2009 đạt 39711 tấn.
Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
Năm
Biểu đồ : Diện tích và sản lượng vải của tỉnh Hải Dươnggiai đoạn 2000 – 2009
Cây vải vẫn là cây chủ lực chiếm diện tích 50% trong cơ cấu cây trồng lâu năm của tỉnh; tuy nhiên diện tích trồng vải có xu hướng giảm dần qua các năm; năm 2009 diện tích trồng vải là 1322 ha. Sản lượng vải phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết do vậy có năm được mùa lớn như năm 2008 (sản lượng đạt 69 nghìn tấn), năm 2009 mất mùa, sản lượng vải đạt thấp (trên 39000 tấn). Hiệu quả kinh tế hai năm gần đây của cây vải không cao do thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chủ yếu phục vụ người tiêu dung trong nước, giá bán những năm được mùa rất thấp. Do vậy, người nông dân đã chuyển đổi một số diện tích trồng vải sang trồng các loại cây hàng năm và cây ăn quả trái vụ có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Về phân bố: cây vải trồng chủ yếu ở các huyện như Thanh Hà, Chí Linh…Đây là những vùng có điều kiện sinh khí hậu thuận lợi phù hợp với sinh thái của cây vải.
Ngoài cây vải, Hải Dương cũng có diện tích trồng một số loại cây lâu năm khác như: cây chè (diện tích 140 ha, sản lượng 386 tấn năm 2009), nhãn (diện tích 1978 ha, sản lượng 4597 tấn), chuối (diện tích 1707 ha, sản lượng 43374 tấn)…
Tiểu kết:
Ngành trồng trọt của tỉnh mặc dù có những bước phát triển chưa thật ổn định song đây vẫn là một ngành kinh tế chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hải Dương. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, nhưng với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, tỉnh cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể mang tính chất thúc đẩy nhằm nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất của các loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả.
2.2.2 Ngành chăn nuôi
An ninh lương thực được đảm bảo, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển, là cơ sở để ngành chăn nuôi của tỉnh Hải Dương luôn có mức tăng trưởng khá. Tính trung bình cho giai đoạn 2000 – 2009, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 5%/năm.
Biểu đồ 3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương năm 2009 phân theo nhóm ngành và theo sản phẩm.
Ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2009 đã góp phần tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, phù hợp với quan điểm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Trong đó, chăn nuôi gia súc chiếm ưu thế tuyệt đối với tỉ trọng 68,9%. Kĩ thuật chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc. Ngành chăn nuôi đã thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng đàn lợn hướng nạc, bò lai… Chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Bảng 12: Số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 -2009. (Đơn vị: nghìn con)
Năm
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
2000
18657
47403
855943
8034
2005
13815
60013
883552
7231
2006
9927
55879
614464
6686
2007
8456
43516
629414
6857
2008
8032
38205
597653
7122
2009
7220
37650
591380
7550
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
a) Chăn nuôi gia súc
Số lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong những năm qua có xu hướng giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh thường xuyên diễn ra. Năm 2006, tăng khá về số lượng; đàn bò đạt 60013 con, tăng 26,6% (12610 con), đàn lợn đạt 883522 con, tăng 3,3% (28 029 con) so với năm 2005. Năm 2005 là năm diễn ra dịch bệnh trên đàn lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn), tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi lợn bị sụt giảm mạnh; đàn bò giảm 6,9%, đàn lợn giảm 30,5% (trong đó đàn lợn nái giảm 38,5%), đàn gia cầm giảm 7,5% so với năm 2006. Những năm tiếp theo, đàn trâu bò vẫn có xu hướng giảm, đàn gia cầm có xu hướng phục hồi nhưng còn chậm, đàn lợn vẫn có xu hướng giảm, khó phục hồi do dịch bệnh hay bùng phát và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong vài năm gần đây. Tuy vậy, do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thời gian chăn nuôi rút ngắn, quay vòng nhanh và sản lượng xuất chuồng bình quân tăng nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2009 vẫn tăng lên so với năm 2005.
b) Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gia cầm cạn là thế mạnh của tỉnh. Số lượng đàn gia cầm của tỉnh năm 2009 là 7.122.467 nghìn con. Số lượng trứng các loại năm 2009 ddajt126.274 nghìn quả.
Gia cầm được nuôi ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Hình thức nuôi có sự thay đổi, ngoài kiểu chăn nuôi gia cầm như một hoạt động kinh tế phụ, kiểu kinh doanh gia cầm đã xuất hiện. Nhiều mô hình chăn nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi nhiều loại gia cầm kết hợp nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gai cầm kết hợp làm vườn… Người dân đã chú trọng đầu tư chuồng trại chăn nuôi gai cầm với quy mô lớn. Bên cạnh đó, cơ cấu giống gia cầm cũng đang có sự chuyển đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng của các giống gia cầm địa phương cho năng suất thấp như gà ri…. Tăng tỉ trọng của nhóm gia cầm mới cho năng suất cao như: gà Tam Hoàng, ngan Pháp, vịt siêu thịt, siêu trứng…
Trong cơ cấu giống gia cầm của tỉnh thì gà vẫn là giống nuôi chủ yếu, năm 2009, đàn gà chiếm 78,8% tổng đàn gia cầm, các loại gia cầm khác chỉ chiếm 21,2%.
Trong những năm qua chăn nuôi của tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn nên số lượng đàn gia cầm trong những năm qua có nhiều biến động do có nhiều dịch bệnh bùng phát trên diện rộng hủy diệt hàng loạt đàn gia cầm, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Do đó, số lượng gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đến năm 2009, số lượng đàn gia cầm nói chung và số lượng đàn gà nói riêng của tỉnh Hải Dương có tăng lên do người chăn nuôi đã có nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, do vậy cũng hạn chế tổn thất khi dịch bệnh xảy ra.
Chăn nuôi gia cầm được phát triển ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trong đó, huyện Chí Linh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất. Do chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ sở thức ăn (phụ phẩm của ngành trồng trọt, thức ăn công nghiệp…) được đảm bảo. Năm 2008, huyện Chí Linh có tổng số đàn gia cầm là 785.286 com, chiếm 11,5%. Thấp nhất là thành phố Hải Dương chỉ có 209.738 con, chiếm 3,1%, do thành phố Hải Dương cosoos lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ít mà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nên chăn nuôi gia cầm không phát triển bằng các huyện khác trong tỉnh.
c) Chăn nuôi khác
Trong những năm gần đây, mô hình kinh tế trang trại VAC, VACR ngày càng được chú trọng. Hải Dương có điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây cối siinh trưởng quanh năm, là điều kiện để phát triển nghề nuôi ong. Nuôi ong là một nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với người nông dân lại không tốn nhiều công lao động, vốn đầu tư không lớn, thu nhập khá cao, nuôi ong còn thụ phấn giúp cho cây trồng từ đó nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người về các sản phẩm từ việc nuôi ong là rất lớn: mật ong, sáp… nên tăng thu nhập cho người dân. Do đó, số lượng đàn ong của tỉnh liên tục tăng, kèm theo đó là sự gia tăng về sản lượng mật ong. Năm 2000, toàn tỉnh đạt 47 tấn mật ong, đến năm 2009 con số này đạt 110 tấn, tăng gấp 2,34 lần.
Các huyện có nghề nuôi ong phát triển là huyện Chí Linh, huyện Thanh Hà… Do những huyện này có diện tích trồng vải lớn là cơ sở để phát triển nghề nuôi ong cho chất lượng mật ong tốt.
Tuy nhiên, nghề nuôi ong ở tỉnh Hải Dương vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của tỉnh: giống ong có năng suất chưa cao, quy mô nuôi ong nhỏ.
Ngoài nghề nuôi ong lấy mật còn có nghề nuôi tằm lấy kén cũng đang được phát triển, tuy nhiên, sản lượng tằm chưa ổn định do nhu cầu của thị trường về tơ tằm không ổn định. Sản lượng kén tằm có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005, tăng từ 369 tấn lên 1153 tấn tăng gấp 3,1 lần. Nhưng trong giai đoạn sau, ản lượng kén tằm có xu hướng giảm, năm 2008 sản lượng kén tằm giảm xuống còn 1040 tấn.
Sản lượng kén tằm giảm do khoa học kĩ thuật phát triển nên ngày càng có nhiều loại vải có chất lượng tốt mà giá thành thấp hơn vải tơ tằm nên nhu cầu về kén tằm giảm. Nuôi tằm có năng suất lao động không cao so với chăn nuôi các giống vật nuôi khác. Do đó, trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn rất ít xã có ngành chăn nuôi tằm phát triển. Hiện nay, ngành nuôi tằm của tỉnh chỉ được phát triển ở một số xã, thôn của huyện Kinh Môn có nghề trồng dâu tằm phát triển, tiêu biểu như thôn Hà Tràng xã Thăng Long huyện Kinh Môn.
Hiện nay, tỉnh còn phát triển chăn nuôi một số đậc sản như: thỏ, dê, nhím… Đây là một nghề truyền mới được hình thành nên có rất ít hộ gia đình trong tỉnh tham gia. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi các loại vật nuôi mới này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên trogn tương lai các ngành này sẽ phát triển mạnh hơn.
2.3 Hiện trạng phát triển nông nghiệp Hải Dương theo lãnh thổ
2.3.1 Hình thành các vùng chuyên canh lớn
2.3.1.1 Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm
a) Vùng trồng cây ngô
Ngô được trồng nhiều ở các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Chí Linh, Ninh Giang với tổng diện tích là 2.654 ha chiếm 60,1% diện tích trồng ngô của cả tỉnh. Năng suất trồng ngô trung bình đạt 48 tạ/ha. Sản lượng ngô đạt 13487 tấn, chiếm 62,7% tổng sản lượng của tỉnh.
Khu vực trọng điểm sản xuất ngô nói riêng và sản xuất lương thực nói chung tập trung ở những huyện có điều kiện đất đai tốt, hệ thống thủy lợi kiên cố, phát triển. Trong giai đoạn tới, cần đưa vào sản xuất nhiều giống ngô mới cho năng suất và sản lượng cao.
b) Vùng chuyên canh cây thực phẩm
* Vùng chuyên canh các loại rau: xu hào, bắp cải, xúp lơ…
Tập trug ở các huyện Gia Lộc, Tứ KÌ, Kim Thành, Nam Sách với tổng diện tích là 10 709 ha chiếm 36,7% diện tích trồng rau toàn tỉnh. Sản lượng đạt 327. 527 tấn chiếm 53,5% tổng sản lượng của tỉnh. Năng suất rau bình quân đạt 305,8 tạ/ha, gấp 1,46 lần so với năng suất chung của tỉnh.
* Vùng chuyên canh hành, tỏi
Hiện nay, vùng chuyên canh cây hành lớn nhất của tỉnh là huyện Kinh Môn, Nam Sách với diện tích là 3.595 ha, sản lượng là 43.370 tấn.
Sản xuất rau, đậu trong tỉnh có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển cảu nông nghiệp tỉnh và cũng đã có những bước phát triển nhất định.
Tuy nhiên, sản xuất rau, đạu của tỉnh cũng gặp không ít khó khăn như: những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu làm cho năng suất, sản lượng giảm, chất lượng của các loại rau chưa cao. Do đó, khu vực chuyên canh rau của tỉnh cần tập trung sản xuất những sản phẩm sạch theo hướng xuất khẩu hàng hóa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long….
2.3.1.2 Vùng chuyên canh cây công nghiệp
* Vùng trồng lạc
Vùng chuyên canh cây lạc lớn nhất của tỉnh Hải Dương là huyện Chí Linh với tổng diện tích là 1.072 ha, chiếm 78,4% tổng diện tích trồng lạc của cả tỉnh và sản lượng đạt 2.423 tấn, chiếm 81,1% tổng sản lượng của cả tỉnh.
* Vùng chuyên canh cây vải
Vùng chuyên canh cây vải lớn nhất trong tỉnh là huyện Chí Linh và huyện Thanh Hà với tổng diện tích là trên 8.000 ha chiếm 59,2% diện tích trồng vải của cả tỉnh và tổng sản lượng đạt trên 35.000 tấn chiếm 50,7% tổng sản lượng vải cảu cả tỉnh.
* Vùng chuyên canh cây dưa hấu
Dưa hấu là một loại cây trồng mới được đưa vào sản xuất trong ngành trồng trọt của tỉnh. Vùng chuyên canh cây dưa hấu lớn nhất của tỉnh tập trung ở Gia Lộc, Tứ Kỳ và huyện Kim Thành.
Khu vực chuyên canh cây ăn quả của tỉnh không những đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tỉnh mà còn xuất khẩu thu ngoại tệ.
2.3.2 Các tiểu vùng nông nghiệp
Do sự khác nhau về địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên nước… đã hình thành nên hai tiểu vùng nông nghiệp: vùng miền đồi núi và vùng đồng bằng, mỗi vùng có một thế mạnh riêng về phát triển nông nghiệp.
2.3.2.1 Vùng miền đồi núi
Vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương tập trung ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, chiếm 11% diện tích của tỉnh.
Vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp:
- Vùng có địa hình cao
- Đất đai chủ yếu là đất feralit nên không thuận lợi cho việc trồng cây lúa, nhưng thích hợp với việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Do địa hình cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao, tạo điều kiện cho việc phát triển các loài rau cận nhiệt và ôn đới, phát triển đồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.
Tuy nhiên do địa hình có sự phân hóa chỗ ca oxen chỗ thấp, độ dốc lớn. Đất đai bị rửa trôi, xói mòn nên nghèo dinh dưỡng, khó áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất… thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao.
Với những điều kiện trên thì vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
* Ngành trồng trọt
Vùng có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây rau màu, cây công nghiệp, không thuận lợi cho việc cấy lúa so với vùng đồng bằng. Do đó, diện tích và năng suất cấy lúa của các huyện trong vùng thấp hơn so với các huyện khác trong vùng đồng bằng. Trung bình năng suất cấy lúa trong vùng chỉ đạt trên 50 tạ/ha, trong khi đó các huyện trong vùng đồng bằng có năng suất đạt khoảng 60 tạ/ha, khi tổng diện tích lúa của vùng chiếm 16,98% năm 2009, sản lượng lúa chiếm 15,13% của cả tỉnh.
Mặc dù vùng không có điều kiện thuận lợi để cấy lúa nhưng lại có những điều kiện thuận lợi để phát triển các loại rau, đậu, cây ăn quả va cây công nghiệp. Trong vùng đã hình thành nên các vùng chuyên canh một số loại cây như: hình thành nên các vùng chuyên canh hành, tỏi ở huyện Kinh Môn, vùng chuyên canh cây lạc với tổng diện tích là 1178 ha, chiếm 86,2%, đặc biệt ở huyện Chí Linh chiếm 78,4% diện tích của cả tỉnh, sản lượng lạc đạt 2607 tấn chiếm 87,2% sản lượng lạc của cả tỉnh, cây ăn quả: nhãn, vải lớn nhất trong tỉnh với tổng diện tích khoảng 8000 ha.
* Ngành chăn nuôi
Vùng này có mật độ dân số thuộc vào loại thấp so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh, đặc biệt là huyện Chí Linh (mật độ trung bình của huyện Chí Linh là 547 người/km2) chỉ bằng gần một nửa so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh. Vùng lại có diện tích đồi lớn nên tạo điều kiện cho việc phát triển đồng ocr để chăn thả gia súc và phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VACR. Do đó, vùng có ngành chăn nuôi rất phát triển. Đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Huện Chí Linh là huyện có số đàn trâu lớn nhất trong tỉnh với tổng số con là 2903 con, chiếm 32,8% của cả tỉnh, có số lượng trang trại lớn nhất cả tỉnh với 317 trang trại, chiếm 26,9% số trang trại của cả tỉnh;có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm như: chè, dâu tằm… lớn nhất tỉnh.
Như vậy, vùng đồi núi của tỉnh có vai trò nổi bật trong lĩnh vực trồng các loại cây rau, đậu, cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc.
2.3.2.2 Tiểu vùng đồng bằng
Đây là vùng có diện tích lớn, chiếm 89% diện tích của tỉnh. Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
Nét khác biệt lớn nhất của tiểu vùng đồng bằng với tiểu vùng đồi núi là sự khác nhau về địa hình, từ đó có sự khác nhau về đất đai, nguồn nước và các điều kiện kinh tế - xã hội khác: cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp hiện đại.
Tiểu vùng đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng. Đất đai chủ yếu là đất phù sa do sông Thái Bình và một phần do sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa, trồng các loại rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày.
* Trồng trọt
Tiểu vùng này có diện tích trồng lúa lớn ở hầu hết các huyện trong tiểu vùng, cho năng suất cao.
Do những thuận lợi về địa hình, đất đai, nguồn nước phong phú do đó vùng có điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Ở tiểu vùng này, người dân có thể trồng được 4 vụ trong năm cho năng suất cao. Đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ trong tiểu vùng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân: giảm diện tích cấy lúa tăng diện tích trồng các cây rau đậu và cây ăn quả đặc biệt là dưa hấu đã tăng thu nhập cho người dân.
Tiểu vùng này đã hình thành nên những vùng chuyên canh cây lúa, vùng chuyên canh cây rau: diện tích là diện tích là 10.709 ha, chiếm 36,7%, tổng sản lượng đạt 327.527 tấn chiếm 53,5% tổng sản lượng của cả tỉnh. Vùng chuyên canh cây dưa hấu tập trung ở huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, vùng cà rốt ở huyện Cẩm Giàng với diện tích là 500 ha, vùng chuyên canh cây ăn quả ở huyện Thanh Hà với các loại cây: vải thiều, ổi Đài Loan…
Thế mạnh của tiểu vùng là trồng các loại cây lương thực và cây ăn quả cây công nghiệp hàng năm như cây đậu tương. Vùng đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, diện tích rộng nên vùng có điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật trogn sản xuất.
* Chăn nuôi
Khác với tiểu vùng đồi núi, vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò còn tiểu vùng đồng bằng chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh kinh tế trang trại theo mô hình VAC chăn nuôi của tiểu vùng ngày càng phát triển, và có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, tiểu vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại.
2.4 Hạn chế và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương
Sản xuất nông nghiệp tỉnh trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh bùng phát, đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Dịch cúm gia cầm xảy ra đã khiến người chăn nuôi thiệt hại lớn và tâm lí khá lo lắng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong khi chưa có kinh nghiệm đối phó với loại dịch bệnh này.
Năm 2009, dịch bệnh diễn ra trên đàn lợn, khiến cho đàn lợn càng khó phục hồi. Thời tiết khắc nghiệt: rét đậm, rét hại kéo dài, phải gieo cấy lại trong vụ chiêm xuân, mưa lớn cuối vụ và diễn biến phức tạp trong vụ mùa; thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất các loại cây ăn quả (chủ yếu là cây vải), làm cho sản lượng vải năm 2009 giảm mạnh.
Cùng với những khó khăn về thời tiết, khí hậu, sâu bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, những diễn biến bất lợi về thị trường, giá cả nông sản trong nước và thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp tới đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản còn hạn chế trên thị trường trong nước và nhất là thị trường nước ngoài. Chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp, chi phí sản xuất cao, am toàn rau, quả thực phẩm chưa đảm bảo.
Công tác quy hoạch chưa đảm bảo cho sản xuất phát triển ổn định, bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện nay còn thiếu quy hoạch chi tiết, chưa đồng bộ, còn mang nặng tính tự phát, tình trạng cung vượt cầu đối với một số sản phẩm diễn ra với một số sản phẩm làm giảm động lực phát triển và ảnh hưởng tới thu nhập của dân cư.
Phát triển chăn nuôi tập trung còn nhiều khó khăn do chưa có chính sách thuận lợi để tích tụ đất, dịch bệnh trên đàn gia cầm còn diễn biến phức tạp, giá cả thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, giá nông sản không ổn định, lợi nhuận thấp, chưa khuyến khích được nhân dân đầu tư chăn nuôi. Công tác xử lí mộ trường ao nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số hộ nông dân thiếu vốn nên chỉ nuôi cá truyền thống sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp.
Các vùng sản xuất tập trung, nhất là cây, con có giá trị cao chậm được hình thành và nhân rộng. Chưa tạo sự liên kết bền vững giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển sản xuất chưa gắn với việc xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh hiện đại. Tình trạng xây dựng tùy tiện, ô nhiễm môi trường ở nông thôn, ô nhiễm do nguồn nước thải từ các khu công nghiệp ra môi trường có xu hướng gia tăng.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015.
3.1 Quan điểm, phương hướng phát triển nông nghiệp
3.1.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp
- Thống nhất đường lối phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp để hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặ biệt là hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi hóa.
- Sản xuất nông nghiệp dựa trên trình độ thâm canh cao, cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lí, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, thực hiện đường lối thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích năng suất thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên nông nghiệp của tỉnh. Xây dựng các vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện của từng vùng để phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Phat triển mạnh cây công nghiệp, các loại rau, đậu, cây ăn quả chăn nuôi gia súc... trên cơ sở thâm canh cây lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh.
3.1.2 Mục tiêu phát triển nông nghiệp
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong tỉnh cũng như các vùng lân cận, khả năng và thực trạng phát triển nông nhiệp của tỉnh để đáp ứng được những yêu cầu chiến lược phát triển trong tình hình mới thì mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương là:
- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, lựa chọn cây trồng vật nuôi thích hợp. Phát triển các vùng chuyên canh cây rau theo hướng sản xuất rau an toàn, sản xuất giống lúa chất lượng cao, vùng trồng cây ăn quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất giống gai súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường. Phát triển cơ khí hóa nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương, tăng cường nâng cao chất lượng công tác khuyến nông. Tổ chức, phát triển chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Hải Dương theo hướng hiện đại: tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt. Trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm thu hút lao động dư thừa và thời gian nông nhàn trong nông nghiệp đồng thời tăng năng suất lao động, chất lượng cuộc sống cho người dân.
* Mục tiêu cụ thể
Theo dự báo, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường gây hạn hán, úng lụt, dịch bệnh… rất khó kiểm soát. Tất cả các yếu tố trên đều có tác động, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Căn cứ vào những kết quả đã đạt được, ngành nông nghiệp dự kiến những mục tiêu chủ yếu phát triển sản xuất cho giai đoạn từ năm 2010 – 2015 như sau:
- Cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế: giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp xuống còn 18%, công nghiệp là 49%, dịch vụ là 33%.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 đến 3944 tỉ, tăng 10,23% so với năm 2009. Trong đó, trồng trọt tăng 0,6%, chăn nuôi tăng 5,5%, dịch vụ tăng 3,2%.
- Tổng sản lượng lương thực đạt 703.496 tấn, giảm 6% so với năm 2009.
- Dự kiến năm 2010 tổng diện tích gieo trồng là 162.500 ha (giảm 1,86% so với năm 2008) và dự kiến đến năm 2015 diện tích gieo trồng khoảng 160.200 ha. Diện tích cây lương thực năm 2015 là khoảng 126.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa khoảng 116.800 ha, cây công nghiệp hàng năm là 3.200.
3.1.3 Phương hướng phát triển nông nghiệp
a) Định hướng phát triển ngành trồng trọt
Sản xuất lương thực có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong thời gian tới, các địa phương đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lấy sản xuất lương thực là chính. Tập trung thâm canh các vùng sản xuất lúa có điều kiện tưới tiêu thuận lợi để đảm bảo an ninh lương thực.
Hình thành vùng lúa hàng hóa chất lượng cao. Năm 2009 đã có 6 huyện trong tỉnh sản xuất được sản lượng thóc là 1169,5 tấn. Năng suất đạt 5,56 tấn/ha (lúa thường chỉ đạt 6,11 tạ/ha), giá cao 6000 đồng/kg, lúa thường 4.00 đồng/kg, lúa chất lượng dễ tiêu thụ hơn và có doanh thu cao hơn lúa thường khoảng 9 triệu đồng/ha.
Chú trọng phát triển các cây rau mùa, đậu thực phẩm cao cấp và các loại đậu thường nhằm đáp ứng nhu cầu rau đậu của thị trường nội tỉnh và cung cấp cho các thị trường bên ngoài, sử dụng có hiệu quả tiềm năng của tỉnh.
Dựa vào kết quả thực hiện kế hoạch và tình hình cụ thể, dự kiến diện tích trồng rau năm 2015 là 28.650 ha, năng suất bình quân là 210 tạ/ha, sản lượng đạt 6601.650 tấn.
Chú trọng phát triển các cây công nghiệp ở vùng đồi núi của tỉnh ( huyện Chí Linh, huyện Kinh Môn), chú trọng các cây có thị trường tiêu thụ rộng như: đậu tương, lạc, chè…. Diện tích trồng lạc tăng lên là 1.350 ha, diện tích trồng đậu tương là 1300 ha.
Phát triển cây ăn quả cả khu vực vườn đồi cũng như vườn gia đình với quy mô lớn với các loại cây ăn quả chính như vải thiều, na, nhãn, cam không hạt, ổi Đài Loan… tạo mặt hàng xuất khẩu. Dự kiến diện tích trồng vải giảm xuống 13.000 ha.
Tiếp tục chỉ đạo phong trào dồn ô đổi thửa, đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi diện tích lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng các loại con, cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
b) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi
Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng nhanh đàn lợn thịt. Dự kiến tổng đàn lợn là 700.000 con. Trong đó lợn nái là 135.000 con, đàn trâu tăng lên là 9.000, đàn bò tăng lên ;à 45.000 con. Trong đó chú trọng phát triển đàn lợn lai, kết hợp nâng cao chất lượng đàn lợn địa phương, đàn bò lai, đàn gia cầm và các vật nuôi đặc sản khác.
Khuyến khích các mô hình chăn nuôi tập trung thành nhiều loại hình chăn nuôi trang trại. Tập trung đổi mới công nghệ về giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực hiện đầu tư vào giống lợn lai thuần chủng cho các trang trại. Đồng thời, phát triển cơ sở chế biến sản xuất thức ăn và chế biến thịt hộp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi trâu, bò ở các huyện Kinh Môn, huyện Chí Linh.
Chăn nuôi gia cầm: phát triển toàn diện gia cầm, dự kiến đàn gia cầm tăng lên là 7,6 triệu con. Phát triển mạnh đàn gà, vịt siêu trứng và các loại gia cầm đặc sản. Nhanh chóng tiếp cận những phương thức chăn nuôi tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất một cách toàn diện để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu. Coi trọng chỉ đạo việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Phát triển và xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp.
3.2 Một số đề xuất, kiến nghị để phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương
- Tăng cường công tác khuyến nông để nông dân tiếp cận nhiều hơn với kỹ thuật thâm canh cây con mới, đưa cây con mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất đại trà.
- Nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp, mở rộng diện tích cây vụ đông đến mức tối đa, tuyển chọn, đưa nhanh vào sản xuất các loại cây rau mùa có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả cao hơn cho nông dân.
- Tăng cường đầu tư hơn nữa cho các đề tài khoa học nghiên cứu giống cây con và các chính sách đồng bộ để tăng năng suất cây trồng; tăng diện tích lúa lai trong vụ chiêm xuân, tăng diện tích lúa chất lượng cao trong cả 2 vụ trong năm.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuyển chọn, đưa vào gieo trồng những loại cây, giống cây có năng suất, chất lượng, có khả năng sản xuất trái vụ, trồng xen, phục vụ chế biến… để đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị hàng hóa. Xây dựng và mở rộng các công thức luân canh cây trồng đạt giá trị sản phẩm cao trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Nhà nước tạo điều kiện tập trung đất đai để hình thành những trang trại mới; củng cố và mở rộng những trang trại hiện có, hợp pháp về pháp lí quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tạo điều kiện tối đa đê các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tạo điều kiện tối đa để các chủ trang trại được vay vốn thuận lợi với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất. Mở rộng các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại kiến thức về pháp luật, quản lí kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp thị hàng hóa…
- Đẩy mạnh kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, điện ở những nơi quy vùng sản xuất lớn như vùng thủy sản, vùng trang trại và vùng lúa, lúa chất lượng cao.
- Tăng cường quản lí nhà nước trong phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến nhằm hạn chế tình trạng được mùa nhưng rớt giá thường xảy ra.
KẾT LUẬN
Nông nghiệp tỉnh Hải Dương có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Qua nghiên cứu địa lí địa phương của tỉnh, em rút ra một số kết luận sau:
1. Sự phát triển nông nghiệp Hải Dương diễn ra trong điều kiện tương đối thuận lợi cả về tự nhiên và kinh tế xã hội. Đó là nguồn nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú, hệ đất tương đối tốt, nguồn lao động dồi dào và ngày càng được nâng cao về trình độ. Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm và ưu tiên phát triển.
2. Trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành quả quan trọng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Tốc độ phát triển luôn đạt ở mức khá. Sản xuất nông nghiệp đang có sự chuển dịch từng bước theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh như cây công nghiệp, cây ăn quả, thịt lợn, thịt bò, gia cầm… mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường.
3. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ: giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Sự chuyển dịch đó góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp và cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn toàn tỉnh.
4. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Là tỉnh miền núi nhưng đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản phát triển tới từng xã, nhiều vùng nông thôn trước kia nghèo nàn, lạc hậu đến nay đã trở thành vùng kinh tế tương đối phát triển, tỉ lệ đói nghèo giảm, trình độ của người dân được nâng lên một bước.
5. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền nông nhiệp tỉnh Hải Dương vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành chưa phát triển cao, sản xuất đại đa số là thủ công, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp. Sản lượng lương thực, rau màu sản xuất ra chưa thỏa mãn nhu cầu của tỉnh. Cơ cấu nông nghiệp của vùng vẫn còn chưa hợp lí, trong nông nghiệp vẫn chủ yếu là trồng trọt, trong trồng trọt chủ yếu là cây lương thực, chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Sản phẩm hàng hóa của tỉnh có sản lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ không ổn định. Điều kiện phát triển và phân bố nông nghiệp cũng có một vài khó khăn như tình trạng suy giảm đất nông nghiệp, lụt úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa cạn, cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn và chưa đồng bộ, trình độ lao động nhìn chung còn thấp, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.
6. Trên cơ sở khắc phục những tồn tại, yếu kém, khai thác tốt mọi nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, em đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà trong giai đoạn tiếp theo để hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Minh Tuê – Lê Thông, Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội đại cương, NXB ĐHSP Hà Nôi, 2005
[2]. Nguyễn Thị Minh Đức – Nguyễn Viết Thịnh, Giáo trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội, 2009
[3]. Cục thống kê Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
[4]. Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 – 2010), NXB Thống kê, 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình phát triển nông nghiệp hải dương giai đoạn 2000 - 2009.docx