Tình hình tài chính và phân tích tài chính của công ty Vinamilk

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK Lớp K15TC5 Gv:Ths Trần Thanh Vũ MỤC LỤC  CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK I. Giới thiệu về công ty II. Lịch sử hình thành III. Cơ cấu tổ chức Công ty IV. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty V. Ngành nghề kinh doanh VI. Vị thế Công ty VII. Mục tiêu hoạt động của Vinamilk VIII. Hoạt động của công ty IX. Những thành tựu Vinamilk đạt được X. Các định hướng và chiến lược của Vinamilk trong những năm tiếp theo XI. Phân tích tình hình tài chính của công ty CHƯƠNG IIII: KẾT LUẬN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi. 1.2 Đối tượng của phân tích tài chính: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động ) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại ). Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính: Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Đối với chủ doanh nghiêp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận được tiến hành trong học kỳ II của đại học khoá 3 ở trường Đại học dân lập Văn Lang. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk qua 3 năm 2008-2009- 2010. 1.5 Kết quả nghiên cứu: Tăng thêm hiểu biết của chúng ta về tài chính công ty và phương phân tích tài chính công ty. Đưa ra được những giải pháp để khắc phục những khó khăn trên cơ sở phân tích thực trạng về tài chính của công ty.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình tài chính và phân tích tài chính của công ty Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK Lớp K15TC5 Họ và tên sv:Tạ Huy Dũng Mssv:F097778 Gv:Ths Trần Thanh Vũ MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK I. Giới thiệu về công ty II. Lịch sử hình thành III. Cơ cấu tổ chức Công ty IV. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty V. Ngành nghề kinh doanh VI. Vị thế Công ty VII. Mục tiêu hoạt động của Vinamilk VIII. Hoạt động của công ty IX. Những thành tựu Vinamilk đạt được X. Các định hướng và chiến lược của Vinamilk trong những năm tiếp theo XI. Phân tích tình hình tài chính của công ty CHƯƠNG IIII: KẾT LUẬN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi. 1.2 Đối tượng của phân tích tài chính: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp. Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động…) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại…). Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính: Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Đối với chủ doanh nghiêp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí…Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp…Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận được tiến hành trong học kỳ II của đại học khoá 3 ở trường Đại học dân lập Văn Lang. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Vinamilk qua 3 năm 2008-2009- 2010. 1.5 Kết quả nghiên cứu: Tăng thêm hiểu biết của chúng ta về tài chính công ty và phương phân tích tài chính công ty. Đưa ra được những giải pháp để khắc phục những khó khăn trên cơ sở phân tích thực trạng về tài chính của công ty. II. Phương pháp phân tích tài chính 2.1 Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính: 2.1.1 Thu thập thông tin: Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng giải và thuyết minh hoạt động tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,phục vụ cho quá trình dự đoán,đánh giá ,lập kế hoạch.Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán, những thông tin quản lý khác và những thông tin về số lượng và giá trị.Trong đó thông tin kế toán là quan trọng nhất được phản ánh trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy trên thực tế phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp 2.1.2 Xử lý thông tin: Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thông tin theo một mục tiêu nhất định để nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. 2.1.3 Dự toán và ra quyết định: Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Đối với người cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp. 2.1.4 Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính Bảng cân đối kế toán : là bảng báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó gồm được thành lập từ 2 phần: tài sản và nguồn vốn. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh 4 nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lãi, lỗ. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK I. Giới thiệu về Công ty Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ- BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Tên viết tắt: VINAMILK - Logo: - Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh - Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 - Web site: www.vinHYPERLINK ""aHYPERLINK ""milk.coHYPERLINK ""mHYPERLINK "".vn - Email: vinaHYPERLINK "mailto:vinamilk@vinamilk.com.vn"mHYPERLINK "mailto:vinamilk@vinamilk.com.vn"ilk@vinaHYPERLINK "mailto:vinamilk@vinamilk.com.vn"mHYPERLINK "mailto:vinamilk@vinamilk.com.vn"ilk.com.vn Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 1.590.000.000.000 VND (Một ngàn năm trăm chín mươi tỷ đồng). II. Lịch sử hình thành Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm: - Nhà máy Sữa Thống Nhất; - Nhà máy Sữa Trường Thọ; - Nhà máy Sữa Dielac; - Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I. Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc: - Nhà máy Sữa Thống Nhất. - Nhà máy Sữa Trường Thọ. - Nhà máy Sữa Dielac. Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy: - Nhà máy Sữa Thống Nhất - Nhà máy Sữa Trường Thọ - Nhà máy Sữa Dielac - Nhà máy Sữa Hà Nội Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung. Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm: - Nhà máy sữa Cần Thơ - Xí nghiệp Kho vận; Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk Ngày 30/06/2005: Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An III. Cơ cấu tổ chức Công ty: Trụ sở chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206 IV. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty 4.1 .Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.2. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.3. Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty 4.4. Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty V. Ngành nghề kinh doanh Sữa nước cho gia đình: sữa tươi nguyên chất, sữa tiệt trùng flax Sữa nước cho trẻ em : sữa tiệt trùng Milk kid Sữa chua : sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua men sống probi Sữa bột: Sữa bột dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú :Dielac Mama Sữa bột dành cho trẻ em:Dielac Alpha( Dielac Alpha step 1, Dielac Alpha step 2, Dielac Alpha 123, Dielac Alpha 456) Sữa bột dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng: Dielac Pedia Sữa đặc có đường :Ông thọ và Ngôi sao Phương Nam Kem Phômai Cà phê : Vinamilkcafe Vfresh: sữa đậu nành vfresh Nước giải khát : sâm bí đao Vfresh Bên cạnh đó, thì Vinamilk đã tung ra nhiều sản phẩm mới ra thị trường nhằm thu hút người tiêu dùng hơn và làm đa dạng các sản phẩm của công ty: Năm 2009 thì tung ra 12 sản phẩm gồm sữa tiệt trùng hương dâu, hương socola, sữa giảm cân dành cho người thừa cân béo phì, sâm bí đao hương chanh, sâm bí đao thạch tảo, nước cam sữa, sữa chua gừng, café hoà tan các loại. Năm 2010 thì hơn 20 loại sản phẩm bao gồm sữa chua ăn lợi khuẩn( probiotics), nước uống Artiso, trà xanh hương chanh, nước táo, nước cam, trà bí đao, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất và các loại bột dinh dưỡng. VI. Vị thế công ty: Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt. VII.Mục tiêu hoạt động của Vinamilk: Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 VN về dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người, đứng vào hàng ngũ 50 công ty sữa hàng đầu thế giới. Sứ mệnh: Vinamilk cam kết mang lại cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội. VIII.Hoạt động của công ty: Năm 2008: Nền kinh tế Việt nam trải qua một năm đặc biệt khó khăn.Trong lĩnh vực thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng từ sữa nhiễm melamine từ Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn tiếp tục vươn cao và khẳng định uy tín thương hiệu của mình không những trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Năm 2008, Vinamilk tiếp tục là công ty sữa hàng đầu Việt nam với tổng doanh thu 8.381 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.371 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.249 tỷ đồng, lãi suất trên(EPS) là 7.132 đồng/cổ phiếu. Cùng với sự phát triển đó, Vinamilk bắt đầu triển khai các dự án mở rộng và triển khai các mặt hàng phát triển nước giải khát có lợi cho sức khoẻ và dự án quy hoạch lại quy mô sản xuất sữa tại miền Nam. Năm 2009: Kinh tế Việt nam năm 2009 trải qua nhiều biến động do khủng hoảng tài chính của thế giới và khó khăn trong nội tại nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam đạt 5,32%, thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Thu hút trực tiếp của nước ngoài giảm 70% so với năm 2008. Thị trường chứng khoán dao động mạnh…. Nhưng trong bối cảnh đó, Vinamilk vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và vị trí dẫn đầu thị trường sữa của mình. Kết thúc năm 2009, tổng doanh thu mà công ty đạt được là 10.820 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2.731 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2.376 tỷ đồng, lãi cơ bản trên (EPS) là 6.769 đồng/cổ phiếu. Cùng với sự phát triển đó thì công ty đã đạt được kết quả rất khả quan như: Hệ thống phân phối: số điểm lẻ mà Vinamilk bao phủ cuối năm 2009 là 135.000 điểm, tiến hành cải tổ lại cấu trúc của hệ thống phân phối theo hướng chuẩn hoá kênh truyền thống làm xương sống cho hệ thống phân phối, tạo nền tảng cho đà phát triển của năm sau. Nhiều sản phẩm mới được ra đời Đầu tư vào tài sản cố định Nâng cao chất lượng, môi trường và quản lí chất lượng được nâng cao, cải thiện. Mở rộng nguồn nguyên liệu…. Năm 2010: Mặc dù năm 2010 còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực của công ty và sự tin tưởng của người tiêu dùng, công ty đã đạt được kết quả cao nhất từ trước đến nay. Năm 2010, công ty đã đạt được tổng doanh thu là 16.081 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 4.251 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.616 tỷ đồng, lãi cơ bản trên (EPS) là 10.251đồng/cổ phiếu. Cùng với sự phát triển đó thì công ty cũng đã đạt được nhiều kết quả cao: Hệ thống phân phối: số điểm bán lẻ mà công ty bao phủ cuối năm 2010 là 140.000 điểm. Tung ra nhiều sản phẩm mới Đầu tư tài sản cố định Môi trường và chất lượng: ngày càng được nâng cao qua mỗi năm. Vùng nguyên liệu: cũng được mở rộng hơn Các chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận được đặt ra công ty đều vượt: Những khó khăn mà VINAMILK gặp phải Trong năm 2008: Rủi ro chất lượng sản phẩm. Tương tự như các công ty trong lĩnh vực thực phẩm,rủi ro quản trị chất lượng luôn là một rủi ro thường trực của Vinamilk, đặc biệt hiện có nhiều thông tin không tích cực về chất lượng sữa tại Việt Nam. Tuy nhiên thời gian qua Vinamilk đã quản trị chất lượng đầu ra tốt và chưa gặp những rủi ro về chất lượng sản phẩm như một số công ty trong cùng ngành. Phòng Cảnh sát môi trường (CSMT) Công an Tiền Giang cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu sữa tươi tiệt trùng do Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) sản xuất ngày 20.8.2008 (hạn sử dụng ngay 20.02.2009) bị nhiễm khuẩn, có 4/7 chỉ tiêu vi sinh vượt chuẩn cho phép, trong đó có cả vi khuẩn Coliforms và E.coli. Sau đó, VINAMILK đã khẳng định: Việc sữa nhiễm khuẩn không thuộc khâu sản xuất mà do lỗi trong quá trình bảo quản của khâu phân phối và lưu thông, bao bì bị hở mí ghép nên vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào. Các sản phẩm khác trong cùng lô hàng sản xuất ngày 20/08/2008 và mẫu lưu tại nhà máy đều đảm bảo chất lượng như công ty đã công bố.Vinamilk còn đưa ra khuyến cáo: "Sản phẩm sữa đòi hỏi người tiêu dùng và cả người bán hàng đều phải bảo quản trong điều kiện môi trường và nhiệt độ mát, khô, thoáng, tránh để chuột, gián và côn trùng cắn rách bao bì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng sản phẩm". Trong năm 2009: Đầu năm 2009, tại khu vực phía Bắc đã xảy ra vụ lùm xùm về việc thu mua sữa nguyên liệu của người nông dân của các công ty sữa. Giá sữa quá rẻ khiến người nông dân phải đổ sữa đi. Nhưng cuối cùng, vụ việc này đã có kết thúc có hậu khi người nông dân và các công ty sữa cũng đã đạt được thoả thuận. Vinamilk ít quan tâm đến marketing trực tiếp, chủ yếu thông qua các kênh trung gian như các đại lý, siêu thị để phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, Vinamilk có những con người biết làm việc và cầu tiến và bộ phận marketing đã đặt ra chiến lược là phải tạo ra nhiều dòng sản phẩm, với những mẫu mã đa dạng, đẹp mắt để sữa không chỉ bổ, ngon mà còn hấp dẫn, phù hợp với cuốc sống hiện đại. Uống sữa như một phần tất yếu trong cuộc sống năng động hiện đại. Vinamilk không phải bán sữa mà trao cho người tiêu dùng cuộc sống vui khoẻ, năng động, lành mạnh, hiện đại. Rủi ro từ việc gia nhập WTO: Hiện nay, các công ty sản xuất sữa trong nước đang chịu sức ép ngày càng gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập khẩu theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh đó, tâm lý sính ngoại của người dân Việt Nam sẽ là cản trở lớn trên con đường củng cố vị trí số 1 trên thị trường sữa Việt Nam. Trong năm 2010: Thách thức về nguồn nguyên liệu và tỷ giá Một thị trường sữa phát triển đầy đủ phải cung cấp vài chục đến vài trăm lít sữa/người/năm, trong khi thị trường Việt Nam chỉ được khoảng vài lít sữa/người/năm. Con số này sẽ còn tăng lên, kéo theo sức ép cho bài toán tăng trưởng của Vinamilk, mà cốt lõi là ở câu chuyện nguồn nguyên vật liệu. Vinamilk chủ động nguồn nguyên liệu bằng cách chủ động xây dựng những nhà máy hiện đại để tăng sản lượng và đa dạng hóa các sản phẩm về sữa. Các kế hoạch đầu tư đó là chúng tôi chủ động, chủ động cả nguồn vốn. Từ trước đến nay hầu như Vinamilk không đi vay vì có lợi nhuận và tái đầu tư hiệu quả để thu hồi vốn nhanh. Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu cho thấy những dấu hiệu bất ổn. Đầu tiên là vấn đề tỉ giá. Hiện nay, trước sự giảm giá của tiền đồng và nhiều chuyên gia kinh tế còn dự báo tiền đồng sẽ còn tiếp tục hạ giá thì với hơn 70% nguồn nguyên liệu sữa nhập ngoại đây sẽ là rủi ro lớn cho Vinamilk. Thứ hai là việc các nhà cung ứng nguyên liệu quốc tế cũng đang loay hoay trong bài toán nuôi bò hay nuôi người. Tình hình người tăng, bò giảm dẫn đến việc nguồn cung ứng nguyên liệu bị giảm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tăng. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định của nguồn nguyên liệu sữa. Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà lắm với công việc của mình. IX. Những thành tựu Vinamilk đạt được Năm 2009: Về chất lượng: Trong năm, Vinamilk đã đạt được các danh hiệu đáng chú ý sau: Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc và Top100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009” do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y Tế và Trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng cấp. Giải thưởng “Thương hiệu an toàn vệ sinh thực phẩm và Chứng nhận sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm–Lần 1 năm 2009” do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y Tế cấp Môi trường và quản lý chất lượng: Vinamilk đã nhận được các chứng nhận sau ISO 17025 về Sinh học cho tất cả các phòng thí nghiệm của Vinamilk ISO 14000: chứng nhận tại Nhà máy Thống Nhất, Trường Thọ ISO 9001, HACCP: tái chứng nhận tại các nhà máy của Vinamilk Bằng khen “Doanh nghiệp xanh” cho NM Trường Thọ, Thống Nhất, Sài Gòn do Bộ tài nguyên và môi trường, Ủy ban Nhân dân TpHCM, Sở tài nguyên và môi trường, Báo Sài Gòn Giải Phóng kết hợp trao. Năm 2010 Danh hiệu Tổ chức bình chọn 1. Top 200 doanh nghiệp tốt nhất châuÁ có doanh thu dưới 1tỷ USD Tạp chí Forbes 2. Top 5 doanh nghiệp tư nhất lớn nhất Việt Nam 2010 Theo xếp hạng VNR500 3. 1 trong 50 Thương Hiệu Quốc Gia Bộ Công Thương 4. Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực Superbrands 5. Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 Báo Sài Gòn Tiếp Thị 6. Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2010 Thời báo Kinh tế Việt Nam 7. Thương hiệu nổitiếngViệt Nam năm 2010. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 8. 1 trong 15 thương hiệu được nhận giải “Tự hào thương hiệu Việt” Báo đại đoàn kết 9. Top 50 DN nộp thuế cao nhất năm 2010 Tổng cục thuế 10. Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010 Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Trung tâm Thông Tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) và một số cơ quan truyền thông bình chọn 11. 1 trong 20 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) X. Các định hướng và chiến lược của Vinamilk trong những năm tiếp theo Thị trường nội địa: Nhóm hàng sữa nước, sữa chua ăn, sữa bột tiếp tục phát triển mạnh, nhóm hàng sữa đặc tăng trưởng nhẹ. Thị trường xuất khẩu: giữ vững thị trường hiện tại, tìm kiếm thêm thị trường mới. Nguyên liệu: tìm kiếm đối tác uy tín tại các nước và khu vực có thế mạnh về nguyên liệu sữa nhằm bảo đảm nguồn cung cấp, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu cung cấp trong nước thông qua các biện pháp hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu sữa bò tươi nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu., , + Dự kiến, Vinamilk sẽ xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại các tỉnh Nghệ An, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Bình Định, Bình Dương, Sóc Trăng..., với quy mô mỗi trang trại nuôi 2.000 con bò, cung cấp trung bình 30 triệu lít sữa/năm2. Dự án xây dựng văn phòng Hà Nội và các chi nhánh + Dự án nhà máy Mega Bình Dương 2011/2012. + Dự án nhà máy sữa bột Dielac 2-2010/2013. + Dự án cải tạo nhà máy Sài Gòn Milk và Thống Nhất, nâng cấp các nhà máy Nghệ An, Bình Định, Cần Thơ + Nâng cấp nhà máy Tiên Sơn theo tiêu chuẩn Mega Dự kiến kết quả kinh doanh 2011 2012 Tổng doanh thu(tỷ đồng) 17,895 22,252 % tăng trưởng DT 24% 24% Lợi nhuận trước thuế(tỷ đồng) 3,640 4,513 % tăng trưởng LNTT 16% 24% XI.Phân tích tình hình tài chính của Công ty TÀI SẢN Mã số 31/12/2010 Triệu đồng 31/12/2009 Triệu đồng 31/12/2008 Triệu đồng TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 335.919.802 5.069.157 3.187.605 Tiền và các khoản tương đương tiền 110 263.472 426.135 338.654 Tiền 111 249.472 376.135 132.977 Các khoản tương đương tiền 112 14.000 50.000 205.677 Đầu tư ngắn hạn 120 2.092.259 2.314.253 374.002 Đầu tư ngắn hạn 121 2.162.917 2.400.760 496.998 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 (70.657) (86.507) (122.996) Phải thu ngắn hạn 130 1.124.862 728.634 646.385 Phải thu thương mại 131 587.457 513.346 530.149 Trả trước cho người bán 132 354.095 139.363 75.460 Các khoản phải thu khác 135 183.904 76.588 40.923 Dự phòng phải thu khó đồi 139 (596) (663) (147) Hàng tồn kho 140 2.351.354 1.311.765 1.775.342 Hàng tồn kho 141 2.355.487 1.321.271 1.789.646 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (4.133) (9.506) (14.304) Tài sản ngắn hạn khác 150 87.854 288.370 53.222 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 38.595 21.986 31.460 Thuế GTGT được khấu trừ 152 16.933 37.399 19.196 Thuế thu nhập doanh nghiệp trả trước nhà nước 154 - 226.000 _ Tài sản ngắn hạn khác 158 32.325 2.985 2.566 TÀI SẢN DÀI HẠN 200 4.853.229 3.412.879 2.779.354 Phải thu dài hạn 210 23 8.822 475 Phải thu khác 218 23 8.822 475 Tài sản cố định 220 3.428.571 2.524.964 1.936.923 Tài sản cố định hữu hình 221 2.589.894 1.835.583 1.529.187 Nguyên giá 222 4.113.300 3.135.507 2.618.638 Khấu hao lũy kế 223 (1.523.406) (1.299.924) (1.089.451) Tài sản cố định vô hình 227 173.395 39.241 50.868 Nguyên giá 228 263.171 82.339 79.416 Phân bổ lũy kế 229 (89.776) (43.098) (28.548) Xây dựng cơ bản dở dang 230 665.282 650.140 356.868 Bất động sản đầu tư 240 100.817 27.489 27.489 Nguyên giá 241 104.059 27.489 27.489 Giá trị hao mòn lũykế 242 (3.242) - - Đầu tư dài hạn 250 1.141.798 602.479 570.657 Đầu tư vào công ty liên kết 252 214.232 26.152 23.702 Đầu tư dài hạn khác 258 1.036.146 672.732 546.955 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 (108.580) (96.405) - Tài sản dài hạn khác 260 162.461 249.125 243.810 Chi phí trả trước dài hạn 261 97.740 194.714 195.512 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 62.865 53.521 47.276 Tài sản dài hạn khác 268 1.855 890 1.022 TỔNG TÀI SẢN 270 10.773.032 8.482.036 5.966.959 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 300 2.808.595 1.991.195 1.250.630 Nợ ngắn hạn 310 2.645.012 1.734.870 1.068.700 Vay ngắn hạn 311 567.960 13.283 188.222 Phải trả thương mại 312 1.089.416 789.866 492.556 Người mua trả tiền trước 313 30.515 28.827 5.917 Thuế phải nộp ngân sách nhà nước 314 281.788 399.962 64.187 Phải trả công nhân viên 315 33.549 28.687 3.104 Chi phí phải trả 316 264.150 208.130 144.052 Các khoản phải trả khác 319 118.236 83.847 74.464 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 320 259.394 182.265 96.198 Nợ dài hạn 330 163.583 256.324 181.930 Phải trả dài hạn người bán 331 - 116.939 93.612 Phải trả dài hạn khác 333 92.000 92.000 30.000 Vay và nợ dài hạn 334 - 12.454 22.418 Dự phòng trợ cấp thôi việc 336 51.373 34.930 35.900 Doanh thu chưa thực hiện 338 20.209 - - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 7.964.436 6.455.474 4.665.715 Vốn chủ sở hữu 410 7.964.436 6.455.474 4.665.715 Vốn cổ phần 411 3.530.721 3.512.653 1.752.757 Cổ phiếu ngân quỹ 414 (669.051) (154.222) - Quỹ đầu tư và phát triển 417 2.172.290 1.756.282 869.697 Quỹ dự phòng tài chính 418 353.072 294.347 175.276 Lợi nhuận chưa phân phối 420 1.909.021 892.345 803.037 LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 439 - 35.365 50.614 TỔNG NGUỒN VỐN 440 10.773.032 8.482.035 5.966.959 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Mã số 31.12.2010 Triệu đồng 31.12.2009 Triệu đồng 31.12.2008 Triệu đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 16.081.466 10.820.142 8.380.563 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 (328.600) (206.371) (171.581) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 15.752.865 10.613.771 8.208.982 Giá vốn hàng bán 11 (10.579.208) (6.735) (5.610.969) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 5.173.657 3.878.709 2.598.013 Doanh thu hoạt động tài chính 21 448.5303 439.936 264.810 Chi phí tài chính 22 (153.198) (184.828) (197.621) Chi phí bán hàng 24 (1.438.185) (1.245.476) (1.052.308) Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 (388.147) (292.942) (297.804) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 3.642.656 2.595.399 1.315.090 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4.251.207 2.731.358 1.371.313 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - hiện hành 51 (645.058) (361.536) (161.874) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - hoãn lại 52 9.344 6.245 39.259 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 3.616.185 2.376.067 1.248.698 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 11.1.Tỷ số thanh khoản - Khái niệm tỉ số thanh khoản: Là tỉ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.Loại tỉ số này gồm có:tỉ số thanh khoản hiện thời và tỉ số thanh khoản nhanh Tỉ số thanh khoản hiện thời = Tỉ số thanh khoản hiện thời 2010 =lần Tỉ số thanh khoản hiện thời 2009= lần Tỉ số thanh khoản hiện thời 2008= lần Với tỉ số thanh khoản hiện thời này ta có thể biết được trong 2010 giá trị tài sản lưu động của công ty cao hơn giá trị nợ ngắn hạn là 2,24 lần. Nói đúng hơn là với mỗi đồng nợ của 2010 công ty có 2,24 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.Nói chung,khả năng thanh khoản của công ty là khá tốt nhưng có xu hướng giảm so với năm 2008 và 2009.Tuy nhiên,tỉ số thanh khoản hiện thời lại có nhược điểm.Đó là hàng tồn kho có khả năng thanh khoản kém vì phải mất thời gian và chi phí mới có thể chuyển thành tiền và tài sản lưu động khác có khả năng thanh khoản kém hơn hàng tồn kho.Để tránh nhược điểm này ta nên dùng tỉ số thanh khoản nhanh Tỉ số thanh khoản nhanh = Tỉ số thanh khoản nhanh 2010 = = 1,31 lần Tỉ số thanh khoản nhanh 2009 = = 1,97 lần Tỉ số thanh khoản nhanh 2008 = = 1,07 lần Với tỉ số thanh khoản nhanh này ta có thể biết được năm 2010 công ty có 1,31 đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu chủ nợ đồi ngay một lúc.Như vậy,nói chung tình hình thanh khoản của công ty trong năm 2010 là khá tốt nhưng vẫn còn kém hơn so với năm 2009 là 0,66 đồng nhưng cao hơn so với năm 2008 là 0,24 đồng.Nói đúng hơn là qua 3 năm vừa qua khả năng thanh khoản cua công ty là rất tốt. Qua 2 tỉ số: tỉ số thanh khoản hiện thời và tỉ số thanh khoản nhanh ta có thể thấy được giá trị tồn kho và giá trị tài sản lưu động kém thanh khoản khác cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong giá trị tài sản lưu động của công ty.Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình. 11.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 11. 2.1.Tỷ số hoạt động tồn kho Để biết được khả năng quản lý hàng tồn kho của cộng ty có hiệu quả hay không ta có thể dùng tỉ số hoạt động tồn kho.Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm và số ngày tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho năm 2010 = = = 6,69 vòng Số ngày tồn kho năm 2010 = = =54 ngày/vòng Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 = = = 8,09 vòng Số ngày tồn kho năm 2009 == 44 ngày/vòng Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 = == 4,62 vòng Số ngày tồn kho năm 2008 ==78 ngày/vòng Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho ta biết được hàng tồn kho năm 2010 của công ty quay được 6,69 vòng một năm để tạo ra doanh thu và số ngày tồn kho là 54 ngày và số vòng tồn kho ít hơn so với năm 2009 là 1,4 vòng nhưng lại nhiều hơn năm 2008 là 2,07 vòng. Cho thấy tình hình hoạt động của công ty là khá tốt, công ty bán hàng khá nhanh.Công ty có xu hướng giảm thời gian tồn kho như thế, khi nhu cầu sữa tăng đột biến thì công ty không thể đáp ứng một cách nhanh chóng. 11.2.2.Kỳ thu tiền Thông qua tỷ số nay ta có thể biết được hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu năm 2010 = Kỳ thu tiền năm 2010 = == 26 ngày/vòng Vòng quay khoản phải thu năm 2009= =14,56 vòng Kỳ thu tiền năm 2009 = = = 25 ngày/vòng Vòng quay khoản phải thu năm 2008 = = = 12,69 vòng Kỳ thu tiền năm 2008 = == 28 ngày/vòng Nhìn chung kỳ thu tiền của công ty là khá ngắn.Điều này cho thấy công ty ít bán chịu hàng hóa và thời gian bán chịu tương đối ngắn.Trong năm 2010 công ty đã tăng số ngày thu tiền so với năm 2009 là 1 ngày nhưng vẫn còn thấp hơn so với 2008 là 3 ngày cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty là khá tốt.Vòng quay khoản phải thu tăng và doanh thu thuần tăng chứng tỏ công ty quản lý khoản phải thu hiệu quả,vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn. Vốn không bị ứ đọng trong khâu thanh toán, có hiệu quả trong hoạt động thanh toán và sử dụng vốn . 11.2.3.Vòng quay tài sản lưu động Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà không phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Vòng quay tài sản lưu động năm 2010 = = 2,66 vòng Vòng quay tài sản lưu động năm 2009 = == 2,09 vòng Vòng quay tài sản lưu động năm 2008 = = = 2,58 vòng Với mỗi đồng tài sản lưu động năm 2010 của công ty tạo ra được 2,72 đồng doanh thu và đã tăng cao hơn so với năm 2009 là 0,59 đồng và cao hơn năm 2008 là 0,09 đồng.Qua sơ đồ trên ta thấy vòng quay tài sản lưu động có xu hướng tăng lên mặc dù đã giảm nhẹ trong năm 2009. 11.2.4.Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản cố định. Vòng quay tài sản cố định năm 2010= == 4.59 vòng Vòng quay tài sản cố định năm 2009= = = 4,2 vòng Vòng quay tài sản cố định năm 2008= = = 4,24 vòng Với mỗi đồng tài sản cố định năm 2010 của công ty tạo ra được 4,69 đồng doanh thu và đã tăng cao hơn so với năm 2009 là 0,4 đồng và 2008 là 0,36 đồng.Điều này cho thấy khả năng sử dụng tài sản cố định qua 3 năm của công ty là khá hiệu quả.Hay nói đúng hơn là công ty chú trọng vào tài sản cố định hơn là tài sản lưu động và công ty có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất.Do đó ta có thể thấy vòng quay tài sản cố định đã tăng liên tục trong 3 năm. 11.2.5.Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản mà không phân biệt tài sản cố định hay lưu động Vòng quay tài sản cố định năm 2010 = Vòng quay tài sản cố định năm 2009 = =1,25 vòng Vòng quay tài sản cố định năm 2008 = =1,38 vòng Với mỗi đồng tài sản năm 2010 của công ty tạo ra được 1,5đồng doanh thu và tăng cao hơn so với năm 2009 là 0,22 đồng và 2008 là 0,1 đồng.Nhìn chung khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty là rất có hiệu quả,tuy vòng quay năm 2009 có giảm nhưng xét tổng thế thì qua 3 năm vòng quay tài sản có xu hướng tăng hay nói đúng hơn là công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất. 11.3.Tỷ số quản lý nợ 11.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản Tỷ số nợ so với tài sản năm 2010 = ==26% Tỷ số nợ so với tài sản năm 2009 = ==23% Tỷ số nợ so với tài sản năm 2008 = ==20.9% Qua sơ đồ trên ta có thể thấy công ty đang có xu hướng tăng giá trị tài sản được tài trợ từ nợ như trong năm 2010 công ty đã sử dụng 26% giá trị tài sản được tài trợ từ nợ,tỷ số này đã tăng cao hơn so với năm 2009 và 2008 nhưng công ty vẫn đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay của công ty cao.Tuy nhiên công ty đã không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ 11.3.2.Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu Dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu năm 2010 = = =35,3% Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu năm 2009 = = =30,8% Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu năm 2008 = = =26,8% Qua sơ đồ ta thấy tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu đã liên tục tăng lên trong 3 năm vừa qua như trong năm 2010 công ty đã sử dụng 35,3% giá trị tài sản để tài trợ cho các khoản nợ vay hay nói đúng hơn là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty đã sử dụng 35,3 đồng nợ vay,tỷ số này đã liên tục tăng cao hơn so với năm 2009 và 2008 nhưng công ty vẫn đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay của công ty cao.Tuy nhiên công ty đã không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. 11.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi Dùng để đánh giá khả năng trả lãi của công ty Tỷ số khả năng trả lãi năm 2010 = = =28,7 lần Tỷ số khả năng trả lãi năm 2009 = = =16,8 lần Tỷ số khả năng trả lãi năm 2008 = = =7,9 lần Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ số khả năng trả lãi của công ty qua 3 năm vừa qua có xu hướng tăng nhanh như trong năm 2010 công ty tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 28,7 lần lãi vay và cao hơn so với năm 2009 va 2008.Chứng tỏ được khả năng trả lãi của công ty là rất tốt,vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay 2010 công ty có 28,7 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để thanh toán cao hơn 2009 là 11,9 đồng và 2008 là 20,8 đồng cho thấy công ty kinh doanh rất có hiệu quả. 11.4. Tỷ số khả năng khả năng sinh lợi Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của công ty 11.4.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu(ROS) Tỷ số này dùng để phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 = = =22,95% Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 = ==22,39% Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 = = =15,21% Trong năm 2010,cứ 100 đồng doanh thu công ty tao ra được 22,95 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông và tỷ số này đã tăng cao hơn so với năm 2009 là 0,56 đồng,2008 là 7,74 đồng, cho thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. 11.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản(ROA) Dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA2010 == =33,57% ROA2009= = =28,01% ROA2008= = =20,93% Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đã tăng liên tục trong 3 năm.Tỷ số này cho ta biết bình quân 100 đồng tài sản trong năm 2010 của công ty tạo ra 33,57 đồng lợi nhuận cho cổ đông và cao hơn năm 2009 là 5,56 đồng và năm 2008 là 12,64 đồng.Cho thấy qua 3 năm công ty sử dụng tài sản rất hiệu quả trong kinh doanh. 11.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu(ROE) Được dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. ROE2010= == 45,4% ROE2009= ==36,8% ROE2008== =26,76% Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu liên tục tăng trong 3 năm.Và tỷ số này cho ta biết cứ bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu trong năm 2010 của công ty tạo ra được 45,4 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông,cao hơn năm 2009 là 8,6 đồng và năm 2008 là 18,64 đồng cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn của công ty là rất có hiệu quả làm cho lợi nhuận không ngừng tăng cao. Tóm lại,qua các tỷ số trên ta có thể thấy được tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2008,2009,2010 là rất có hiệu quả với tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng theo từng năm. Các chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận được đặt ra công ty đều vượt (tỷ đồng) Thực hiện 2010 Kế hoạch 2010 Thực hiện 2009 % Vượt kế hoạch Tăng trưởng so với 2009 Tổng doanh thu 16.081 14.428 10.820 11% 49% Lợi nhuận trước thuế 4.251 3.137 2.731 36% 56% Lợi nhuận sau thuế 3.616 2.666 2.376 36% 52% 11.5.Phân tích về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.12.2008 Triệu đồng 31.12.2010 Triệu đồng Chênh lệch( Triệu đồng) Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.208.982 15.752.865 7.543.883 Do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của bộ phận thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng 7.543.883 triệu đồng, thể hiện 1 dấu hiệu tốt đối với hoạt động tiêu thụ và tình hình tài chính của công ty.Sự gia tăng này có thể cho ta thấy có sự ảnh hưởng từ giá cả và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Và nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng về doanh thu bán hàng là sản phẩm tiêu thụ đã tăng lên do công ty đã có các chiến lược về marketing sản phẩm, quảng bá, tiếp thị tốt,chính sách bán hàng. 11.6.Phân tích giá vốn 31.12.2008 Triệu đồng 31.12.2010 Triệu đồng Chênh lệch( Triệu đồng) Giá vốn hàng bán 5.610.969 10.579.208 4.968.239 Trong 3 năm vừa qua, giá vốn đã tăng 4.968.239 triệu đồng từ 5.610.969 triệu đồng lên 10.579.208 triệu đồng, sự gia tăng này cũng được giải thích là giá cả nhập nguyên vật liệu tăng lên đã làm giá vốn hàng bán tăng cao, do trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô sản xuất nên đòi hỏi nguồn đầu vào cũng phải tăng lên. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng tương đối cùng tốc độ tăng của doanh thu. Nhưng tốc độ tăng này chấp nhận được. Bởi vì giá vốn hàng bán tăng do giá cả nguyên vật liệu tăng, số lượng nguyên vật liệu tăng, thể hiện công tác quản lý tốt các chi phí đầu vào của doanh nghiệp 11.7.Phân tích doanh thu hoạt động tài chính 31.12.2008 Triệu đồng 31.12.2010 Triệu đồng Chênh lệch( Triệu đồng) Doanh thu hoạt động tài chính 264.810 448.530 183.720 Chi phí tài chính 197.621 153.198 (44.423) Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính nhỏ so với tổng doanh thu nhưng nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong 3 năm vừa qua, ta thấy doanh thu hoạt động tài chính tăng 183.720 triệu đồng trong khi đó chi phí về tài chính giảm 44.423 triệu đồng , giúp cho khoảng cách giữa ( DTHDTC – CFTC) giảm đi thể hiện công ty này đã có 1 tình hình hoạt động tài chính tốt hơn. 11.8.Phân tích chi phí bán hàng 31.12.2008 Triệu đồng 31.12.2010 Triệu đồng Chênh lệch( Triệu đồng) Chi phí bán hàng 1.052.308 1.438.185 385.877 Do công ty Vinamilk là 1 công ty lớn trong ngành sản xuất sữa nên có 1 hệ thống kênh phân phối rộng khắp.Vì vậy mà chi phí bán hàng của công ty cũng rất lớn: năm 2008 là 1.052.308 triệu đồng, năm 2010 là 1.438.185 triệu đồng. Khi mà doanh thu tiêu thụ tăng, thể hiện việc tiêu thụ nhiều sản phẩm do đó mà công ty cũng phải bỏ 1khoản chi phí lớn cho bán hàng, chi phí đã tăng 385.877 triệu đồng. 11.9.Phân tích chi phí quản lý DN 31.12.2008 Triệu đồng 31.12.2010 Triệu đồng Chênh lệch( Triệu đồng) Chi phí quản lý DN 297.804 388.147 90.343 Chi phí quản lý DN đã tăng lên 90.343 triệu đồng Do nhu cầu tăng quy mô thị phần sản xuất, sản xuất hàng hóa tốt hơn thì cũng phải đầu tư hơn cho khoản chi phí này như tăng tiền lương cho nhân viên quản lý ( những nhân viên có trình độ học vấn cao, có trình độ quản lý sẽ giúp cho công ty có định hướng phát triển tốt). Hàng hóa được nhập nhiều,sản xuất gia tăng cũng làm cho tài sản cố định bị khấu hao nhiều hơn cũng làm cho chi phi này tăng lên. =>Tóm lại có thể thấy, trong 3 năm vừa qua dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cũng như doanh thu trong kỳ. Công ty đã thực hiện hiệu quả công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, công tác quản lý tốt, tiết kiệm chi phí đã giúp cho công ty tăng lợi nhuận trong kỳ, tình hình sản xuất kinh doanh tốt CHƯƠNG IIII: KẾT LUẬN Từ các số liệu thu thập được và quá trình phân tích, xử lí, ta thấy được tình hình hoạt động của Vinamilk trong giai đoạn 2008-2010 tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Vinamilk vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao.Như vậy có thể giúp các nhà quản trị đưa ra được những phương hướng và chiến lược phù hợp để Vinamilk ngày càng phát triển. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các nguồn vốn của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình tài chính và phân tích tài chính của công ty vinamilk.doc
Luận văn liên quan