Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp thực hiện giai đoạn sắp tới

Bài viết này đã giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đó là: làm rõ đặc điểm của thị trường Nhật Bản; tổng hợp thông tin và số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam dưới các hình thức: xuất khẩu, đầu tư trực tiếp, liên doanh và nhượng quyền thương mại; phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản trong bối cảnh hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.

pdf121 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp thực hiện giai đoạn sắp tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Nhật Bản cũng là một trong những rào cản lớn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam muốn thâm nhập thị trường này. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam lại chưa có những biện pháp hỗ trợ thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình tìm hiểu thông tin thị trường. Điều đó đã làm hạn chế khả năng tiếp cận, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là tự tìm hiểu về thị trường nên dẫn đến phiến diện và không hiệu quả. Cuối cùng, hàng hóa của nước ta gặp phải cạnh tranh rất lớn đến từ các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Những quốc gia này đã phát triển quan hệ thương mại với Nhật Bản sớm hơn Việt Nam và hiện nay đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản. Việc cạnh tranh với các quốc gia này là rất khó khăn vì lợi thế cạnh tranh của chúng ta và các nước bạn gần như tương đồng. 2. Những hạn chế của xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản 2.1. Những hạn chế chung trong xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá cao trong những năm qua nhưng cũng phải thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế: Trước hết, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng tương đối đơn giản, diện hàng khá hẹp, chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế. Việt Nam chỉ đơn thuần như là nước cung cấp nguyên liệu cho Nhật Bản nên giá trị thu được không cao. 91 Tiếp theo là sự yếu kém về chất lượng hàng hóa. Chất lượng của hàng hóa Việt Nam hiện nay yếu kém ở nhiều mặt và nhìn chung là thấp hơn so với hàng hóa của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… Đối với hàng hóa nông lâm thủy sản, đây là những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam nhưng gặp nhiều vấn đề về chất lượng. Thủy sản thì bị phát hiện có lẫn tạp chất và dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép nhiều lần, rau và hoa quả chưa xuất khẩu được vì chất lượng còn thấp, gạo xuất khẩu của Việt Nam thường có giá thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan… Một số sản phẩm khác có cùng chất lượng thì giá thành lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nước khác do năng suất lao động thấp dẫn đến chi phí cao. Những sản phẩm chế biến thì gặp vấn đề trong khâu bao bì, đóng gói. Một thực tế qua sát được tại một nhà máy chế biến thức ăn gia súc xuất khẩu sang Nhật Bản là lãnh đạo doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý đến vệ sinh của nhà xưởng, là điều kiện rất quan trọng để giữ vệ sinh cho sản phẩm, khiến cho trong sản phẩm có lẫn nhiều tạp chất. Đến khi khách hàng phàn nàn nhiều lần, doanh nghiệp mới hứa sẽ sửa chữa. Việc đóng gói bao bì sản phẩm cũng tùy tiện theo quan điểm của người Việt Nam “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, chỉ cốt sao sản phẩm bên trong tốt là được không quan tâm đến bao bì. Điều này hoàn toàn sai lầm đối với một sản phẩm thương mại. Nhất là đối với thị trường Nhật Bản, một thị trường khó tính ngay từ vấn đề hình thức trở đi. Với khách hàng Nhật Bản, việc bao gói nhiều loại sản phẩm là một nghệ thuật, tuân theo những quy tắc nhất định chứ không thể tùy tiện đóng gói theo những gì mình có. Mặc dù Việt Nam có lợi thế về nhân công rẻ, có một số mặt hàng thì có lợi thế về tự nhiên, về nguyên vật liệu sẵn có trong nước… nhưng do trình độ công nghệ kỹ thuật còn thấp, trình độ tay nghề của người lao động còn yếu, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu còn cao, các chi phí ngoài sản xuất, chi phí lưu thông lớn… nên giá thành sản phẩm còn cao. Giá thành cao cũng làm 92 giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, nhất là đối với thị trường Trung Quốc. Trong các loại hàng chế biến hay tinh chế thì tỷ trọng hàng gia công còn lớn, cho nên dù kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng phần thực thu ngoại tệ lại thấp. Tỷ trọng hàng gia công trong nhóm hàng dệt may lên đến 90-95%; giày dép có tới 60% nguyên liệu phải nhập khẩu… Sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta còn thấp, khâu thương hiệu còn nhiều hạn chế nên chủ yếu phải bán qua trung gian. Công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu chưa được đẩy mạnh, trực tiếp xuất khẩu còn ít nên có nhiều mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn, đứng vị trí cao trên thế giới nhưng chẳng những không chi phối được giá cả mà còn chịu giá thấp hơn so với các nước khác. Một vấn đề nổi cộm là hiện tượng mất thương hiệu của các sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam vào tay các quốc gia khác. Trước đây, chúng ta đã không quan tâm đúng mức đến vấn đề thương hiệu nên đã không tận dụng được những hàng hóa vốn là mặt hàng truyền thống của Việt Nam mà để các quốc gia khác khai thác mất. Trên thực tế, rất nhiều sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như: nước mắm Phú Quốc, bánh phồng tôm, hoa quả và cả gạo của Việt Nam lại mang nhãn hiệu “Made in Thailand”. Nếu ta không bảo vệ và giành lại những thương hiệu này thì chẳng những ta chưa cạnh tranh gì được với nước ngoài mà đã mất đi một phần lợi thế của mình. Việc tiếp cận hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường Nhật Bản tuy đã đạt được những tiến bộ ban đầu nhưng nhìn chung vẫn còn yếu. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại của Nhật Bản, còn đối với các kênh khác như hệ thống cửa hàng bản lẻ, các nhà chế biến công nghiệp thì việc tiếp cận còn rất hạn chế, nhất là chưa có văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh công ty Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. 93 Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế cả ở tầm Chính phủ và ở tầm doanh nghiệp đã là trở ngại đối với tăng trưởng xuất khẩu. Chương trình xúc tiến thương mại thiếu đồng bộ, bộ máy hoạt động thiếu hiệu quả. Hoạt động xúc tiến mới chỉ dừng lại ở những sự vụ mà chưa chú trọng vào việc xây dựng chiến lược lâu dài về thị trường và thông tin. Đặc biệt là chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia triển khai vẫn còn chậm và lúng túng, hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành hàng nhìn chung còn thấp. Vai trò quan trọng của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản vẫn chưa được thể hiện rõ. Hiện nay, việc cung cấp các thông tin cụ thể, chính xác về thị trường Nhật Bản đều thông qua Bộ Công thương chứ không trực tiếp đến các doanh nghiệp. Hơn nữa, môi trường xã hội và các thể chế hỗ trợ xuất khẩu chậm được cải thiện và chưa đáp ứng được những thay đổi trong tình hình mới. 2.2. Những điểm yếu và thách thức trong xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản 2.2.1. Mặt hàng thủy sản a. Điểm yếu: - Hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế cấp đông nên giá trị xuất khẩu còn thấp. - Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu xuất khẩu có uy tín riêng, mang tính đặc thù độc đáo. - Hoạt động tiếp thị còn yếu vì việc đưa hàng vào Nhật Bản còn phụ thuộc vào các nhà bán buôn người Nhật, gần như chưa có doanh nghiệp nào tổ chức phân phối sản phẩm trực tiếp trên thị trường Nhật Bản. - Sản phẩm thủy sản chưa đa dạng phong phú. - Ý thức kiểm soát vệ sinh an toàn cho sản phẩm thủy sản của nhà sản xuất, đánh bắt, chế biến chưa cao, cho nên có những lô hàng bị đối tác Nhật Bản trả về vì không đảm bảo chất lượng. 94 - Chưa có doanh nghiệp thủy sản nào lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản. - Nắm bắt thông tin về thị trường chưa kịp thời, bị động, phụ thuộc vào đối tác. - Có đến trên 300 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, tuy nhiên giữa các doanh nghiệp này chưa có sự liên kết mạnh, thiếu sự điều tiết chung, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh trong mua nguyên liệu và bán sản phẩm gây thiệt hại cho chính bản thân các doanh nghiệp. - Tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam chưa mang tính vượt trội, chưa có nhãn hiệu nổi tiếng nào tạo lập được thói quen sử dụng của người tiêu dùng ở các thị trường. b. Thách thức: - Tính bất ổn trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn cao vì mới tập trung xuất khẩu ở vài mặt hàng. - Chất lượng thủy sản vẫn chưa ổn định vì gần như chưa có sự gắn kết chặt chẽ về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp ở các khâu sản xuất nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và nhà thương mại. - Nhật Bản thắt chặt kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản Việt Nam. - Thủ tục thu thuế VAT còn chậm, giấy tờ phức tạp khiến cho các nhà xuất khẩu bị ứ đọng vốn kinh doanh, trong khi đó đa số các doanh nghiệp thủy sản nuôi trồng, đánh bắt cũng như chế biến đều thiếu vốn để phát triển. 2.2.2. Mặt hàng dệt may a. Điểm yếu - Chủ yếu vẫn kinh doanh xuất khẩu theo phương thức gia công, hiệu quả thấp, tính phụ thuộc vào đối tác cao. 95 - Đầu tư vào thiết kế thời trang và thương hiệu chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. - Tuy làm ăn với đối tác Nhật Bản nhưng không mấy doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn am hiểu tường tận về thị trường dệt may nước Nhật. - Đa số các doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược phát triển thị trường Nhật Bản, thậm chí một số doanh nghiệp giảm bớt sự quan tâm đến thị trường Nhật Bản để dồn sự phát triển vào thị trường Mỹ. - Tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa cao nên nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường khai thác thị trường Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác. - Hầu như chưa doanh nghiệp dệt may nào lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, công tác marketing của các doanh nghiệp còn yếu. b. Thách thức: - Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản quá nhiều và ngày càng mạnh hơn. 2.2.3. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Điểm yếu - Tổ chức sản xuất tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, cạnh tranh ngay trong làng nghề. ở đa số làng nghề, trường hợp thiếu sự liên kết về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật đã hạn chế khả năng sản xuất. - Các làng nghề chưa có kế hoạch phát triển lâu dài , bền vững, chưa có quy hoạch chiến lược, mô hình làng nghề hoạt động hiệu quả chưa hình thành rõ nét. - Không chuyên môn hóa trong sản xuất, mỗi đơn vị phải làm tất cả mọi khâu từ khai thác, thu mua, xử lý nguyên vật liệu đến sản xuất ra sản phẩm. Do đó sản xuất bị kéo dài, làm tăng giá thành sản phẩm. - Công tác nghiên cứu xử lý nguyên vật liệu cũng như tìm kiếm nguyên vật liệu mới chưa được đầu tư từ phía Nhà nước nên hiệu quả nghiên cứu còn hạn chế, và các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn. 96 - Nguyên liệu được dùng dưới dạng tự nhiên, thu gom nhỏ lẻ từ nhiều nguồn, nhưng ít được xử lý, phân loại dẫn đến chất lượng không đồng nhất. - Đa số các đơn vị sản xuất chỉ dựa vào mẫu có sẵn hoặc mẫu do khách hàng cung cấp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho các sản phẩm mới. - Mẫu mã không được cải tiến thường xuyên và liên tục, nếu dùng mẫu mã nào được ưa chuộng thì lại tiếp tục sản xuất mẫu mã đó cho đến khi bị “dội hàng”. Khi đó đơn vị mới nghĩ đến việc tìm kiếm hoặc thiết kế mẫu khác. - Trình độ công nghệ kỹ thuật thấp, việc cải tiến và đổi mới công nghệ diễn ra chậm và gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư còn hạn chế. - Tính bị động rất lớn trong tìm kiếm khách hàng: chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của đối tác thương mại Nhật Bản. - Tuy Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhưng sự am hiểu của các nhà thương mại và sản xuất Việt Nam về thị trường này chưa nhiều, mang tính thụ động, nghe ngóng từ xa. - Hầu như chưa có nhà sản xuất hoặc thương mại hàng thủ công mỹ nghệ nào lập văn phòng thương mại giao dịch trực tiếp tại Nhật Bản. - Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn thấp so với sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 1. Một số kinh nghiệm thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản của các nƣớc trong khu vực 1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là nước có lợi thế so sánh như Việt Nam nên sản phẩm xuất khẩu của hai nước tương tự nhau nhưng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đạt 110 triệu USD, lớn gấp hơn 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Việt Nam đạt 32,4 triệu USD) (số liệu năm 2005). Tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan cũng gấp 4 lần kim ngạch xuất khẩu của 97 Việt Nam. Cho nên nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường của Thái Lan sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học thiết thực để xây dựng chiến lược thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, một trong ba thị trường lớn nhất thế giới. 1.1.1. Nâng cao vai trò của chính phủ trong phát triển thị trường - Chính phủ Thái Lan ở những cấp cao nhất đã nhiều lần sang Nhật Bản để đàm phán, đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa thị trường cho hàng hóa của Thái Lan, đặc biệt là hàng nông sản, mặt hàng mà chính phủ Nhật Bản lập ra rất nhiều rào cản về thương mại. Đổi lại, chính phủ Thái Lan cam kết dành những ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Thái Lan. - Chính phủ và các cơ quan ngoại giao của Thái Lan trực tiếp tham gia vào các hoạt động tiếp thị, quảng cáo cho hàng hóa của Thái Lan, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng thế mạnh của nước này là trái cây, hàng may mặc, thủy sản, gạo… - Phòng Xúc tiến xuất khẩu thuộc Bộ thương mại Thái Lan (DEP) thường xuyên phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại tại Nhật Bản (JETRO) để tổ chức nhiều cuộc triển lãm, hội trợ tại nhiều nơi ở Nhật Bản như Fukuoka, Tokyo hay Osaka. Đồng thời, chính phủ Thái Lan thường xuyên tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu dệt may Thái Lan sang tham quan và nghiên cứu thị trường Nhật Bản thông qua những cuộc viếng thăm theo đoàn, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ thương mại. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp Thái Lan có thể nắm bắt thị hiếu thị trường, củng cố các mối quan hệ làm ăn với các đối tác với chi phí thấp hơn so với tự mình thực hiện. - Năm 2000, Thái Lan đã đưa hai trung tâm thương mại của Thái Lan tại Fukuoka và Kyushu vào hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Thái Lan xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại thị trường Nhật Bản. 1.1.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ các doanh nghiệp Thái Lan 98 - Phải xây dựng được mặt hàng chủ lực, và có sự ưu tiên đầu tư để phát triển, tránh thâm nhập mang tính dàn trải kém cạnh tranh. - Muốn thâm nhập thành công phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu của chính khách hàng Nhật và văn hóa tiêu dùng của họ. - Hàng hóa phải có chất lượng tốt, giao hàng đúng hạn. 1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Cách đây 20 năm, ngoại thương của Trung Quốc phát triển rất thấp, khi đó với một đất nước rộng lớn, dân số hơn 1 tỷ người nhưng giá trị xuất khẩu chỉ bằng 1/2 so với Hồng Kông hay Đài Loan. Tuy nhiên, ngày nay Trung Quốc đã trở thành cường quốc về thương mại trên thế giới, đi đến bất cứ nước nào hàng hóa Trung Quốc đều tràn ngập, từ quần áo, giày dép, đồ nhựa, đồ chơi trẻ em… đến rau quả, thủy sản… Để đạt được thành tựu như vậy kinh nghiệm của Trung Quốc là gì? 1.2.1. Tăng cường vai trò của Chính phủ trong phát triển thị trường - Trung Quốc nhất quán chủ trương quan hệ với Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào thì nhiệm vụ khai thông thị trường phải đặt lên hàng đầu. - Định hướng cho các doanh nghiệp tạo kênh hàng hóa nhập khẩu từ thị trường xuất khẩu để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu vì nguyên tắc có đi có lại trong hoạt động thương mại quốc tế đang trở lên phổ biến. - Chính phủ Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp thu hút các nhà đầu tư của Nhật Bản đến Trung Quốc để đầu tư, khai thác lợi thế của Trung Quốc để làm hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Trun Quốc thực hiện trên thị trường Nhật Bản lên đến gần 5 tỷ USD/năm. 1.2.2. Kinh nghiệm rút ra từ các doanh nghiệp Trung Quốc Sự chiếm lĩnh thành công thị trường Nhật Bản của hàng hóa Trung Quốc không chỉ nhờ nỗ lực của chính phủ mà còn có sự quyết tâm của mỗi doanh 99 nghiệp nước này. Sau đây là một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với thị trường Nhật Bản. - Sản phẩm phải hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của thị trường về mẫu mã, mùi vị, thị hiếu của người tiêu dùng và văn hóa nước bản địa. Nhật Bản là nước chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Trung Hoa nhưng nhu cầu, sở thích về ẩm thực rất khác nhau. Thời kỳ đầu, nông sản, hoa quả của Trung Quốc rất khó bán trên thị trường Nhật Bản vì không đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng về hương vị, màu sắc, kích cỡ, chủng loại… Nhưng sau đó các trang trại nông nghiệp Trung Quốc đã nhập khẩu giống cây trồng của Nhật Bản, thuê chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp giống của Nhật Bản nhưng giá thành chỉ bằng 1/3 giá thành sản phẩm cùng loại sản xuất tại Nhật Bản. Chính vì vậy hàng nông sản và trái cây Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản. - Giá rẻ cũng là yếu tố quan trọng để thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản. Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản rất khốc liệt, thêm vào đó là mức chi tiêu của người tiêu dùng Nhật giảm đi do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế thập niên 90, cho nên giá rẻ là yếu tố quan trọng giúp hàng hóa Trung Quốc thâm nhập nhanh vào thị trường Nhật Bản. - Kết hợp du lịch với thương mại: Hàng năm có khoảng 1,5 triệu du khách Nhật Bản tới Trung Quốc, họ không chỉ tham quan mà còn rất tích cực mua sắm. Hơn nữa theo khảo sát của Viện Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc cho thấy quan trọng hơn là người Nhật sau khi đến Trung Quốc đều có sự hứng thú hơn khi dùng hàng Trung Quốc và sự đồng cảm và khám phá văn hóa dẫn đến sự thuận lợi hóa đối với hoạt động thương mại. 1.3. Kinh nghiệm của Indonesia Indonesia là quốc gia có dân số lớn nhất trong các nước ASEAN, cuối năm 2003 có gần 220 triệu người, trong đó khoảng 100 triệu lao động. Xuất 100 khẩu năm 2005 đạt 47,9 triệu USD. Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu quan trọng của Indonesia, nơi đây tiêu thụ 1/5 giá trị xuất khẩu của Indonesia. Sau đây là một số kinh nghiệm thành công trong xuất khẩu của Indonesia vào thị trường Nhật Bản: - Duy trì chính sách đối ngoại tốt đối với Nhật Bản ở cấp Chính phủ. Bất cứ khó khăn nào của các doanh nghiệp có liên quan đến vĩ mô đều được Chính phủ Indonesia quan tâm giải quyết triệt để, kịp thời thông qua con đường ngoại giao. - Xây dựng chiến lược nhập khẩu hàng từ Nhật Bản để hỗ trợ xuất khẩu. Chính phủ xây dựng chiến lược nhập khẩu hàng hóa từ Nhật vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật của nền kinh tế, vừa tạo ra kênh nhập khẩu hàng hóa đủ mạnh để “mặc cả” với Nhật khi hàng xuất khẩu của Indonesia gặp những rào cản do chính phủ Nhật tạo nên. - Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đa dạng không những loại mặt hàng mà còn trong từng nhóm hàng. Ví dụ, có 10 mặt hàng thủy sản có kim ngạch nhập khẩu lớn trên thị trường Nhật Bản thì Indonesia có đến 8 mặt hàng đứng từ hạng 1 đến hạng 5. Nhờ sự đa dạng này mà Indonesia duy trì được sự ổn định trong xuất khẩu sang Nhật Bản. Khi mặt hàng này gặp khó khăn thì mặt hàng khác sẽ bù lại và giảm thiểu được sự kiện cáo bán phá giá trên thị trường Nhật Bản. - Xây dựng hệ thống giám định chất lượng quốc gia. Indonesia đã thực hiện giám định chặt chẽ nông sản, thủy sản trước khi xuất khẩu để tạo dựng và củng cố uy tín sản phẩm của mình ở Nhật Bản, một đất nước mà tiêu chí chất lượng và vệ sinh an toàn được đặt lên hàng đầu. 2. Một số giải pháp nâng cao khả năng thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam 2.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ 101 2.1.1. Ký kết ở cấp chính phủ Sáng kiến chung về thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai nước. Hiện nay, giữa hai nước đã có Sáng kiến chung trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các doanh nhiệp Nhật Bản vào Việt Nam. Trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước cũng nên có một sáng kiến chung như vậy với mục tiêu là nghiên cứu những điểm yếu và rào cản trong thương mại giữa hai nước từ đó tìm cách tháo gỡ những vướng mắc và đề xuất những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam có thể hợp tác với JAICA (Tổ chức nghiên cứu kinh tế Nhật Bản) để tổ chức nghiên cứu môi trường hoạt động thương mại giữa hai nước. Nhiệm vụ của nghiên cứu là chỉ ra những rào cản thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng đến hoạt động thương mại song phương, đặc biệt nghiên cứu để chỉ ra những khó khăn mà môi trường kinh doanh tạo nên khiến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản còn hạn chế và đề xuất các giải pháp cần giải quyết ở tầm chính phủ để thúc đẩy mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Việc cải thiện môi trường kinh doanh thương mại giữa hai nước chẳng những giúp cho doanh nghiệp Việt Nam mà còn giúp ích cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn giúp ích cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hàng hóa có vốn đầu tư của Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam sẽ dễ dàng hơn khi xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản. Và tạo cơ sở kinh tế để kích thích các nhà đầu tư Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam “làm ăn”. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của Nhật Bản trên thị trường Việt Nam. 2.1.2. Đẩy mạnh ký kết Hiệp định xây dựng khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Nhật Bản (FTA) và Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) 102 Mục tiêu là thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản bằng cách dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, xây dựng lộ trình tự do hóa thương mại giữa hai nước. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển thương mại quốc tế, Việt Nam ngoài tham gia vào các hiệp định đa phương (WTO, APEC, ASEAN…) cần tham gia ký kết các hiệp định song phương, mà đỉnh cao của nó là ký thành lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) song phương một cách riêng rẽ nhằm phát triển có hiệu quả tính đặc thù của từng đối tác trọng yếu, trong đó Nhật Bản là đối tác vô cùng quan trọng cần có sự ưu tiên thực hiện trước. Hai nước đã tiến hành đàm phán chính thức về Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) từ tháng 1/2007. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản đang chuẩn bị vào Việt Nam đang chờ đợi Hiệp định này. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên trong tiến trình đàm phán đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước. Do đó, đòi hỏi Chính phủ hai nước phải thảo luận một cách thẳng thắn và thực chất để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, sớm đi đến thống nhất những vấn đề cùng quan tâm. 2.1.3. Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản Mục đích là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản, tiến tới tổ chức phân phối các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, đồng thời kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường Nhật Bản. 2.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp 2.2.1. Nghiên cứu thị trường “Nhập gia tùy tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ thị trường nào. Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các 103 doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về hàng hóa xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng tiêu dùng. Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng vì vậy điều quan trọng của một doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát những tập quán của người tiêu dùng mỗi nước. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống. Hàng hóa vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết. Nắm chắc thông tin thị trường một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại, đặc biệt là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO). 2.2.2. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Nhật Bản qua các hình thức: - Xuất khẩu gia công. - Ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các văn phòng đại diện. - Xuất khẩu tại chỗ: bán hàng cho khách du lịch Nhật Bản; xuất khẩu cho các doanh nghiệp ở khu chế xuất. 104 - Xuất khẩu ủy thác qua các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Để tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ở giai đoạn 1 thì doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý áp dụng các biện pháp: - Coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm. - Giao hàng đúng thời hạn. - Duy trì mối quan hệ tốt đối với các đối tác, với các văn phòng đại diện của các công ty Nhật Bản. Giai đoạn 2: Lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Nhật Bản để trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu với các công ty thương mại Nhật Bản. Để tổ chức thực hiện giai đoạn 2, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý thực hiện các biện pháp: - Xây dựng chiến lược sản phẩm và thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp riêng cho sản phẩm. - Xây dựng đội ngũ chuyên viên mạnh để xúc tiến thương mại. - Xây dựng Website của các doanh nghiệp để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nên chuyển sang giai đoạn 2 trong tiến trình thâm nhập thị trường Nhật Bản. Các điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện giai đoạn này là:  Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thị trường Nhật Bản trở thành thị trường trọng yếu của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp phải có quy mô lớn.  Có đội ngũ nhân lực giỏi, am hiểu thị trường Nhật Bản hoặc sử dụng chuyên gia Nhật Bản tư vấn trong lĩnh vực sản xuất hoặc kinh doanh. 105  Có điều kiện về kinh tế và nhân lực mở văn phòng đại diện của công ty tại thị trường Nhật Bản. 2.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm Do sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản là rất đa dạng lại liên tục thay đổi, vì vậy việc các doanh nghiệp đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên thị trường Nhật Bản nơi mà có quá nhiều luồng hàng hóa khác nhau. 2.3.4. Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác Từ sự khác biệt về môi trường văn hóa và công nghiệp nên có một số mặt hàng của Việt Nam chưa thể xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan trọng. Tại Nhật Bản, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình… được đánh giá là có hiệu quả vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, có một chiến dịch quảng cáo có thể trở nên lãng phí nếu không có sự phối hợp với các chuyên gia trong đúng lĩnh vực và không chuẩn bị một kế hoạch bán hàng hoàn hảo. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một phần chiến lược tổng thể mà các nhà xuất khẩu nên hợp tác cùng với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hành một cách hiệu quả nhất. Tham gia hội chợ: Các hội chợ, triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn tính chất, đặc điểm hội chợ chuyên 106 ngành để việc tham gia hội chợ, triển lãm, lễ hội tại Nhật Bản có hiệu quả thực sự, tránh lãng phí. Tại Nhật Bản, tham gia hội chợ, triển lãm với mục đích là giới thiệu sản phẩm mới, duy trì quan hệ với khách hàng đang kinh doanh và mở rộng quan hệ với các khách hàng mới chứ không khó có cơ hội ký hợp đồng trực tiếp. 2.2.5. Sử dụng các chuyên gia tư vấn Nhật Bản Trong việc cải tiến mẫu sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành… KẾT LUẬN Nhật Bản là một thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Về xuất khẩu, Nhật Bản đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta, với kim ngạch xuất khẩu hơn 6,1 tỷ USD năm 2007, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu chính của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: thủy sản, dệt may, dầu thô, than đá, đồ gỗ, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, bên cạnh việc xuất khẩu hàng hóa đã đạt được những kết quả khả quan thì việc thâm nhập vào thị trường nước này dưới các hình thức khác như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, nhượng quyền thương mại hay bán giấy phép của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, không đáng kể cả về số dự án cũng như vốn thực hiện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam, xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta với khu vực và thế giới, đỉnh cao là việc chúng ta đã được kết nạp thành thành viên chính thức của WTO và quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày 107 càng phát triển đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Trước hết là đưa hàng hóa vào thị trường nước này dưới hình thức xuất khẩu, sau đó là chiếm lĩnh thị nước bằng các hình thức khác. Tuy nhiên, để thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản không phải là việc dễ dàng. Nhật Bản luôn được coi là một trong những thị trường khắt khe nhất trên thế giới, trong khi đó các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, hơn nữa còn vấp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt của các nước trong khu vực... Đó là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này. Bài viết này đã giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đó là: làm rõ đặc điểm của thị trường Nhật Bản; tổng hợp thông tin và số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam dưới các hình thức: xuất khẩu, đầu tư trực tiếp, liên doanh và nhượng quyền thương mại; phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản trong bối cảnh hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách và giáo trình: 1. GS, TS. Trần Minh Đạo, PGS.TS. Vũ Trí Dũng(2007), Marketing quốc tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 146-158, trường đại học Kinh tế quốc dân. 2. PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS. Đào Ngọc Tiến, ThS. Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê. 3. GS, TS. Bùi Xuân Lưu, PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải(2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản lao động – xã hội, trường đại học Ngoại thương. 4. Trường đại học Ngoại thương(2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, Nhà xuất bản giáo dục, 39 - 42. 109 5. GS. TS. Võ Thanh Thu, PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân(2004), Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu những ngành hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 6. Lưu Ngọc Trinh(2005), Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản, Nhà xuất bản thế giới. 7. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(2000), Kinh doanh với thị trường Nhật Bản, Nhà xuất bản lao động, 20 - 217. 8. Edwin O.Keischauer(2000), Nhật Bản – Câu chuyện về một quốc gia, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Viện nghiên cứu thế giới. 9. Ken Arakawa(2003), Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – Các vấn đề về nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 9 - 46. 10. Kunio Yoshihara(1991), Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội. 11. Trung tâm thông tin xã hội quốc gia – Bộ Kế hoạch và đầu tư(2006), Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam, Nhà xuất bản thông tấn, 120 - 126. 12. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2005, 2006 và 2007, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. II. Các trang Web: 1. Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn 3 2. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư: fia.mpi.gov.vn aID=537 aID=536 110 aID=524 3. Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn 4. Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn - Niên giám thống kê tóm tắt năm 2007: - Niên giám thống kê năm 2006: - Niên giám thống kê năm 2005: - Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005): 5. Trung tâm thông tin thương mại – Bộ công thương: www.vinanet.com.vn 6. Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản: www.meti.go.jp 7. Bộ Tài chính Nhật Bản: www.customs.go.jp 8. Cục thống kê Nhật Bản: - Statistical Handbook of Japan 2007: - Japan Statiscal Yearbook 2008: - Historical Statistics of Japan: 111 9. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO): www.jetro.go.jp 112 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free On Board Giao lên tàu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GATT General Accord on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMP Good Manufacturing Practices Quy phạm thực hành sản xuất tốt GSP General System of Prefential Tariffs Hệ thống thuế quan ưu đãI phổ cập HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 113 JAS Japan Agricultural Standard Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JIS Japan Industrial Standards Hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JICA Japan International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản METI Ministry of Economy, Trade and Industry Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản MFN Most favoured nation Tối huệ quốc ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 114 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Nội dung Trang Bảng 1.1 Những lợi thế và hạn chế của các hình thức xuất khẩu 10 Bảng 2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản 1997 - 2007 24 Bảng 2.2 Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Nhật Bản (2006) 26 Bảng 2.3 Một số mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của Nhật Bản 27 Bảng 2.4 Dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản 28 Bảng 2.5 Số hộ và số thành viên mỗi hộ của Nhật Bản 28 Bảng 2.6 Dấu chữ và ý nghĩa liên quan đến chất lượng và độ an toàn của hàng hóa 38 Bảng 2.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản (1998-2007) 52 Bảng 2.8 Các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2006 và 2007 54 Bảng 2.9 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản (1996-2007) 56 Bảng 2.10 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản (2000-2007) 58 Bảng 2.11 Xuất khẩu dây điện và dây cáp điện của Việt Nam sang Nhật Bản (2000-2007) 60 Bảng 2.12 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt 63 115 Nam sang Nhật Bản (2000-2007) Bảng 2.13 Xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam sang Nhật Bản (2000-2007) 64 Bảng 2.14 Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản (2001-2007) 66 Bảng 3.1 Viện trợ chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam 73 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990-2006 23 Biểu đồ 3.1 Tình hình hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 77 116 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. TÝnh tÊt yÕu cña ®Ò tµi ............................................................................. 1 2. Môc ®Ých vµ nhiÖm vô nghiªn cøu cña ®Ò tµi ........................................ 2 3. §èi t-îng nghiªn cøu ............................................................................... 3 4. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu ......................................................................... 3 5. KÕt cÊu cña ®Ò tµi ..................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƢƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI ........................................... 4 I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG ................................ 4 1. Kh¸i niÖm thÞ tr-êng ............................................................................ 4 2. Chøc n¨ng cña thÞ tr-êng .................................................................... 4 3. Mèi quan hÖ gi÷a thÞ tr-êng vµ doanh nghiÖp ................................... 6 4. Vai trß cña thÞ tr-êng n-íc ngoµi ®èi víi ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp .......................................................................... 7 II. CÁC PHƢƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI .......................................................................................................... 9 1. XuÊt khÈu .............................................................................................. 9 2. ChuyÓn nh-îng giÊy phÐp (licence) .................................................. 11 3. Nh-îng quyÒn th-¬ng m¹i (franchising) .......................................... 13 4. Liªn doanh ........................................................................................... 14 5. §Çu t- trùc tiÕp ................................................................................... 14 III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 16 1. C¸c nh©n tè thuéc m«i tr-êng ........................................................... 16 1.1. M«i tr-êng kinh tÕ ......................................................................... 16 1.2. M«i tr-êng chÝnh trÞ, ph¸p luËt .................................................... 17 1.3. M«i tr-êng x· héi vµ nh©n khÈu .................................................. 18 117 1.4. M«i tr-êng v¨n hãa, con ng-êi .................................................... 18 1.5. M«i tr-êng tù nhiªn ...................................................................... 18 1.6. M«i tr-êng khoa häc c«ng nghÖ ................................................... 18 1.7. M«i tr-êng c¹nh tranh .................................................................. 19 2. Nh÷ng nh©n tè thuéc kh¶ n¨ng néi t¹i cña doanh nghiÖp .............. 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................ 20 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ NHẬT BẢN ............................ 20 1. Tæng quan vÒ nÒn kinh tÕ NhËt B¶n ................................................. 21 2. Kinh tÕ NhËt B¶n qua c¸c thêi kú ..................................................... 21 3. T×nh h×nh xuÊt nhËp khÈu cña NhËt B¶n giai ®o¹n 1997-2007 ...... 24 II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN .......................................... 28 1. §Æc ®iÓm d©n c- .................................................................................. 28 2. ChÝnh s¸ch nhËp khÈu cña NhËt B¶n ............................................... 30 2.1. Nh÷ng sù thay ®æi trong chÝnh s¸ch nhËp khÈu cña NhËt B¶n . 30 2.2. C¸c biÖn ph¸p qu¶n lý nhËp khÈu cña NhËt B¶n ........................ 31 2.2.1. BiÖn ph¸p thuÕ quan ................................................................. 31 2.2.2. C¸c biÖn ph¸p phi thuÕ quan ................................................... 34 2.3. §¸nh gi¸ chung vÒ chÝnh s¸ch nhËp khÈu cña NhËt B¶n .......... 42 3. HÖ thèng ph©n phèi cña NhËt B¶n .................................................... 43 3.1. §Æc ®iÓm hÖ thèng ph©n phèi ....................................................... 43 3.2. Nh÷ng thay ®æi cña hÖ thèng ph©n phèi ...................................... 46 4. Nhu cÇu vµ thÞ hiÕu cña ng-êi tiªu dïng NhËt B¶n ......................... 49 5. C¸c nguyªn t¾c khi th©m nhËp thÞ tr-êng NhËt B¶n ...................... 51 5.1. N¾m b¾t ®-îc thÞ hiÕu ................................................................... 51 5.2. §Þnh gi¸ thµnh s¶n phÈm ............................................................. 52 5.3. §¶m b¶o thêi gian giao hµng ........................................................ 52 5.4. Duy tr× chÊt l-îng s¶n phÈm ........................................................ 52 III. THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................... 52 118 1. Thùc tr¹ng xuÊt khÈu hµng hãa ViÖt Nam sang NhËt B¶n ............ 52 1.1. Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam vµo thÞ tr-êng NhËt B¶n ... 53 1.2. C¬ cÊu hµng xuÊt khÈu ................................................................. 56 1.2.1. Hµng thñy s¶n ........................................................................... 58 1.2.2. Hµng dÖt may ........................................................................... 60 1.2.3. D©y ®iÖn vµ d©y c¸p ®iÖn ......................................................... 63 1.2.4. Gç vµ s¶n phÈm gç ................................................................... 65 1.2.5. Hµng ®iÖn tö vµ linh kiÖn m¸y tÝnh .......................................... 66 1.2.6. MÆt hµng giµy dÐp .................................................................... 68 2. T×nh h×nh th©m nhËp thÞ tr-êng NhËt B¶n cña c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam d-íi c¸c h×nh thøc kh¸c ........................................................ 70 2.1. §Çu t- trùc tiÕp vµ liªn doanh ...................................................... 70 2.2. Nh-îng quyÒn th-¬ng m¹i (Franchising) ................................... 72 CHƢƠNG 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN ...... 74 I. CƠ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN ............................................... 74 1. Quan hÖ gi÷a ViÖt Nam vµ NhËt B¶n ngµy cµng ph¸t triÓn ........... 74 1.1. VÒ chÝnh trÞ .................................................................................... 74 1.2. Quan hÖ kinh tÕ ............................................................................. 75 1.2.1. §Çu t- trùc tiÕp ........................................................................ 75 1.2.2. ViÖn trî chÝnh thøc ODA .......................................................... 76 1.2.3. VÒ th-¬ng m¹i ........................................................................... 77 1.3. VÒ hîp t¸c lao ®éng ....................................................................... 81 1.4. VÒ v¨n hãa – gi¸o dôc ................................................................... 81 1.5. VÒ du lÞch ....................................................................................... 82 2. NhiÒu mÆt hµng cã nhu cÇu cao ë NhËt B¶n mµ ViÖt Nam cã kh¶ n¨ng xuÊt khÈu ........................................................................................ 83 2.1. Nhãm hµng thñy s¶n ..................................................................... 83 2.1.1. Nhu cÇu vµ ®Æc ®iÓm thÞ tr-êng NhËt B¶n .............................. 83 119 2.1.2. §iÓm m¹nh cña ViÖt Nam trong xuÊt khÈu thñy s¶n sang thÞ tr-êng NhËt B¶n ................................................................................. 84 2.1.3. Nh÷ng c¬ héi ®èi víi c¸c doanh nhiÖp xuÊt khÈu thñy s¶n ViÖt Nam .................................................................................................... 84 2.2. Hµng dÖt may ................................................................................. 85 2.2.1. Nhu cÇu vµ ®Æc ®iÓm thÞ tr-êng NhËt B¶n .............................. 85 2.2.2. §iÓm m¹nh cña ViÖt Nam trong xuÊt khÈu hµng dÖt may sang NhËt B¶n ............................................................................................ 86 2.2.3. Nh÷ng c¬ héi ®èi víi c¸c doanh nghiÖp xuÊt khÈu hµng dÖt may cña ViÖt Nam ...................................................................................... 86 2.3. Hµng thñ c«ng mü nghÖ ................................................................ 87 2.3.1. Nhu cÇu thÞ tr-êng NhËt B¶n vµ t×nh h×nh xuÊt khÈu cña ViÖt Nam .................................................................................................... 87 2.3.2. ThÕ m¹nh cña ViÖt Nam trong xuÊt khÈu hµng thñ c«ng mü nghÖ sang NhËt B¶n ........................................................................... 88 II. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT ....................... 89 1. Nh÷ng khã kh¨n khi th©m nhËp vµo thÞ tr-êng NhËt B¶n............. 89 2. Nh÷ng h¹n chÕ cña xuÊt khÈu ViÖt Nam sang NhËt B¶n ............... 90 2.1. Nh÷ng h¹n chÕ chung trong xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang NhËt B¶n ........................................................................................................ 90 2.2. Nh÷ng ®iÓm yÕu vµ th¸ch thøc trong xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng chñ lùc cña ViÖt Nam sang NhËt B¶n ................................................. 93 2.2.1. MÆt hµng thñy s¶n .................................................................... 93 2.2.2. MÆt hµng dÖt may ..................................................................... 94 2.2.3. MÆt hµng thñ c«ng mü nghÖ ..................................................... 95 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN .................................... 96 1. Mét sè kinh nghiÖm th©m nhËp thÞ tr-êng NhËt B¶n cña c¸c n-íc trong khu vùc .......................................................................................... 96 120 1.1. Kinh nghiÖm cña Th¸i Lan ........................................................... 96 1.1.1. N©ng cao vai trß cña chÝnh phñ trong ph¸t triÓn thÞ tr-êng .... 97 1.1.2. Mét sè kinh nghiÖm rót ra tõ c¸c doanh nghiÖp Th¸i Lan ....... 97 1.2. Kinh nghiÖm cña Trung Quèc ...................................................... 98 1.2.1. T¨ng c-êng vai trß cña ChÝnh phñ trong ph¸t triÓn thÞ tr-êng 98 1.2.2. Kinh nghiÖm rót ra tõ c¸c doanh nghiÖp Trung Quèc ............ 98 1.3. Kinh nghiÖm cña Indonesia .......................................................... 99 2. Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao kh¶ n¨ng th©m nhËp thÞ tr-êng NhËt B¶n cho c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam .................................................. 100 2.1. Mét sè kiÕn nghÞ ®èi víi ChÝnh phñ ........................................... 100 2.1.1. Ký kÕt ë cÊp chÝnh phñ S¸ng kiÕn chung vÒ thóc ®Èy ho¹t ®éng th-¬ng m¹i gi÷a hai n-íc. ................................................................ 101 2.1.2. §Èy m¹nh ký kÕt HiÖp ®Þnh x©y dùng khu vùc mËu dÞch tù do ViÖt Nam – NhËt B¶n (FTA) vµ HiÖp ®Þnh ®èi t¸c kinh tÕ (EPA) ... 101 2.1.3. X©y dùng trung t©m th-¬ng m¹i ViÖt Nam t¹i NhËt B¶n ....... 102 2.2. C¸c gi¶i ph¸p ®èi víi c¸c doanh nghiÖp ..................................... 102 2.2.1. Nghiªn cøu thÞ tr-êng ............................................................ 102 2.2.2. X©y dùng chiÕn l-îc th©m nhËp thÞ tr-êng ............................. 103 2.2.3. §a d¹ng hãa s¶n phÈm, khai th¸c ®iÓm m¹nh, tÝnh ®éc ®¸o cña s¶n phÈm .......................................................................................... 105 2.3.4. T¨ng c-êng giíi thiÖu, qu¶ng b¸ s¶n phÈm t¹i c¸c héi chî, triÓn l·m, qua m¹ng Internet vµ c¸c ph-¬ng tiÖn th«ng tin kh¸c ............. 105 2.2.5. Sö dông c¸c chuyªn gia t- vÊn NhËt B¶n ............................... 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 112 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................... 114

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3997_579.pdf
Luận văn liên quan