Oxytetracycline (nhómtetracycline) là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi
trồng thuỷ sản ở Việt Nam và được chấp nhận ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tuy nhiên trong khảo sát lần này số hộ sử dụng oxytetracycline trong điều trị
bệnh cho cá tra chỉ có 10% tổng số hộ khảo sát.
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u
xuất hiện vào tháng 5 và phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 7 đến tháng 10
rồi giảm xuống ở các tháng còn lại. Đặc biệt bệnh mủ gan xuất hiện cao nhất vào
thời gian lũ về với tỉ lệ 85,4% số hộ nuôi cá ở An Giang bị nhiễm bệnh (Trần Anh
Dũng, 2005). Lê Thị Bé Năm (2002) cũng cho rằng bệnh xuất hiện mạnh vào
mùa lũ trong năm, nước đục mang nhiều phù sa, chất lượng nước biến động, đồng
thời nước chảy mạnh làm cá dễ bị sốc, giảm khả năng đề kháng đối với mầm
bệnh. Ngoài ra, Trương Quốc Phú (2004) còn cho rằng nhiệt độ nước dao động
trong khoảng 26oC-28oC là điều kiện tốt cho vi khuẩn E.ictaluri phát triển và gây
bệnh.
7
2.4 Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra
(pangasianodon hypophthalmus)
Bệnh mủ gan xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1998 và có tên là bệnh do vi
khuẩn hình que gây hoại tử trên cá tra (BNP-Bacillary Necrosis of Pangasius)
(Ferguson và ctv, trích dẫn bởi Từ Thanh Dung, 2005). Trong 10 năm gần đây đã
trở thành một bệnh phổ biến, gây thiệt hại lớn về kinh tế ở các vùng nuôi cá tra
thâm canh.
Theo nghiên cứu trước đây cho rằng bệnh mủ gan không tìm thấy trên đối tượng
cá basa mà chỉ xuất hiện trên cá tra. Theo Ferguson và ctv (2001) giải thích
nguyên nhân có thể là kết quả của sự khác biệt về tính nhạy cảm của loài (trích
dẫn bởi Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004; Lê Thị Bé Năm, 2002). Nhưng kết quả nghiên
cứu gần đây cho rằng bệnh mủ gan chủ yếu xuất hiện trên cá tra, thỉnh thoảng
xuất hiện trên cá basa (Từ Thanh Dung, 2005) bệnh xuất hiện ở tất cả các giai
đoạn phát triển của cá tra. Tỉ lệ hao hụt lớn ở cá giống nhưng gây thiệt hại kinh tế
lớn nhất ở giai đoạn cá đạt trọng lượng khoảng 300-500g.
2.4.1 Đặc điểm sinh hóa
Vi khuẩn E. ictaluri được mô tả đầu tiên bởi Hawke et al. (1981) là vi khuẩn
thuộc họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn gram âm, hình que ngắn, kích thước
khoảng 0.75x1,5-2,5 µm, di động ở 25-300C và di động yếu hoặc không khi di
động khi nhiệt độ cao hơn 300C. Sau đó, Waltman et al. (1986) khi nghiên cứu
119 dòng vi khuẩn E. ictaluri báo cáo rằng tất cả các dòng vi khuẩn kiểm tra đều
cho phản ứng dương tính với methyl red, nitrate, lysine, ornithine và catalase.
Cũng theo kết quả của nghiên cứu này thì 100% dòng vi khuẩn kiểm tra cho phản
ứng âm tính với citrate, voges-proskauer, arginine, oxidase và urea.
Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri tiếp tục được Shotts and Teska (1989)
nghiên cứu bổ sung. Theo hai tác giả này thì ngoài những đặc điểm trên thì vi
khuẩn E. ictaluri còn cho phản ứng cytochrome, oxidase âm tính và có khả năng
lên men và sinh sản phẩm NO 3- từ NO2-. Khuẩn lạc phát triển trên môi trường
BHI agar sau 36-48 giờ ở nhiệt độ 28-300C (Plumb, 1999). Môi trường đặc trưng
là EIA (Edwardsielle ictaluri Agar).
Bên cạnh đó, theo Từ Thanh Dung và ctv (2003) cho rằng vi khuẩn E. ictaluri
phân lập từ cá tra có một số đặc điểm khác với mô tả Plumb (1999) như có dạng
hình que và có kích thước biến đổi, phát triển tốt ở 280C và phát triển yếu ở 370C.
Điều này lý giải tại sao E. ictaluri cho tới nay chỉ phát hiện trên cá mà chưa tìm
thấy ở các loài động vật máu nóng khác như chim, gia súc, heo, động vật có vú ở
biển. Theo Lương Trần Thục Đoan (2006), khi kiểm tra đặc điểm sinh hóa của vi
khuẩn E. ictaluri 224 phân lập trên cá tra ở Việt Nam thì chỉ tiêu citrate cho kết
quả dương tính, đây là điểm khác biệt so với vi khuẩn E. ictaluri phân lập trên cá
nheo.
8
2.4.2 Phân bố địa lý và mùa vụ xuất hiện
Bệnh mủ gan phân bố chủ yếu ở vùng ĐBSCL. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào
mùa lũ năm 1998 ở các tỉnh nuôi cá tra mạnh như An Giang và Cần Thơ. Sau đó
lây lan sang các vùng lâm cận. Đặc biệt, những năm gần đây, bệnh này cũng xuất
hiện ở một số tỉnh mới phát triển nghề nuôi cá tra như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng … Hiện tại bệnh mủ gan đã lây lan khắp các tỉnh ĐBSCL và xem như là
bệnh không thể tránh khỏi (Từ Thanh Dung, 2005).
Mùa vụ xuất hiện bệnh mủ gan là thường vào mùa lũ, đỉnh điểm vào tháng 7,
tháng 8 (mùa mưa). Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh này xuất hiện trên cá
tra hầu như quanh năm. Trong một vụ nuôi, bệnh có thể xuất hiện ít nhất 3-4 lần,
gây hao hụt 20-60% phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh ao (Từ Thanh
Dung, 2005). Cũng theo Từ Thanh Dung cho đến nay bệnh mủ gan hướng lan
truyền theo chiều ngang lây lan trực tiếp từ cá bệnh sang cá khoẻ, qua phân, qua
môi trường nước. Vi khuẩn E. ictaluri sống trong môi trường nước ao 1-2 tuần,
trong bùn đáy ao và cây cỏ thuỷ sinh, vi khuẩn có thể tồn tại 90 ngày ở nhiệt độ
250C (Plumb, 1999). Vì thế, bệnh mủ gan có thể kéo dài, chí phí điều trị rất tốn
kém và mầm bệnh lưu giữ trong bùn đáy và môi trường đến vụ sau, nếu không cải
tạo ao đúng cách bệnh sẽ dễ dàng tái phát trở lại khi gặp hoàn cảnh thuận lợi,
công tác điều trị lúc này sẽ khó khăn hơn do việc điều trị kém hiệu quả hơn do vi
khuẩn nảy sinh tính kháng thuốc.
2.4.3 Các yếu tố ảnh huởng đến khả năng bộc phát của vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E.ictaluri chỉ thích hợp với điều kiện nhiệt độ khoảng 18 – 280C (Plumb
1999). Do đó bệnh do vi khuẩn E. ictaluri xảy ra trên cá trơn xảy ra vào mùa có
nhiệt độ thấp. Trên cá nheo, bệnh ESC xảy ra thường vào cuối mùa xuân đến đầu
mùa hè trong suốt mùa thu, khi nhiệt độ nước vào khoảng 18 – 280C (Plumb
1999). Trong điều kiện thí nghiệm gây cảm nhiễm trên cá nheo giống, thì ở 250C
cho tỷ lệ cá chết cao nhất, thấp nhất ở nghiệm thức có nhiệt độ 230C và 280C ,
không có cá chết ở nhiệt độ 17, 21 và 320C (Francis – Floy et al., 1987; trích dẫn
bởi Lê Minh Đương, 2007).
Trên cá tra bệnh cũng tập trung vào mùa lũ cao nhất vào khoảng tháng 7, 8, khi
nhiệt độ thấp nhất trong năm tại ĐBSCL. Khi gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri
trên cá tra ở nhiệt độ khoảng 27,5±0,80C thấy cá tra bị nhiễm bệnh mủ gan, xuất
hiện cá chết và phân lập được vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra thí nghiệm (Lương
Trần Thục Đoan, 2006).
Vi khuẩn này tồn tại trong môi trường nước với thời gian dài hay ngắn tùy thuộc
vào nhiệt độ. Nếu môi trường nước có nhiệt độ 50C thì vi khuẩn có thể tồn tại
trong ao 15 ngày nhưng khi nhiệt độ nước tăng lên 250C thì thời gian sống của
chúng rút ngắn chỉ còn 10 ngày. Tuy nhiên trong lớp bùn đáy ao vi khuẩn này có
thể tồn tại 15 ngày ở 50C, 45 ngày 180C và 95 ngày ở điều kiện 250C (Plumb và
Quinlan, 1986; được trích dẫn bởi Plumb, 1999). Khả năng có thể giúp vi khuẩn
9
tồn tại trong ao một thời gian dài, nếu không có biện pháp cải tạo ao tốt truớc khi
nuôi thì cá rất dễ mắc bệnh mủ gan.
Theo Plumb (1999), vi khuẩn E. ictaluri có khả năng gây bệnh độc lập với các
điều kiện gây sốc. Tuy nhiên, tỷ lệ cá chết khi gây cảm nhiễm kết hợp với điều
kiện gây sốc cho tỷ lệ cao hơn ở cá chỉ gây cảm nhiễm với vi khuẩn. Điều này thể
hiện qua kết quả thí nghiệm của Wise et al. (1993) lần lượt là 97 và 77%,
Ciembon et al. (1995) với tỷ lệ lần lượt là 53% ở nghiệm thức gây sốc và 16% ở
nghiệm thức bình thường (Trích dẫn bởi Plumb, 1999).
2.4.4 Dấu hiệu bệnh lý, chẩn đoán và điều trị
Về dấu hiệu bệnh lý, cá bệnh mủ gan không có những biểu hiện bất thường bên
ngoài. Ở giai đoạn mới chớm bệnh, cá vẫn bắt mồi nhưng giảm ăn. Một số trường
hợp cá có biểu hiện gầy, bơi lờ đờ, da nhợt nhạt, có biểu hiện xuất huyết trên da
và hậu môn. Dấu hiệu đặc thù nhất là bên trong nội quan các cơ quan gan, thận, tỳ
tạng xuất hiện những đốm trắng, đường kính từ 1-3mm, các cơ quan này sưng to
và có biểu hiện nhũn ở thận (Ferguson và ctv, 2001).
Trên cá tra, E. ictaluri tấn công vào các cơ quan như thận, gan, tỳ tạng (Từ Thanh
Dung và ctv, 2001). Theo Lương Trần Thục Đoan (2006), thì thận và tỳ tạng là 2
cơ quan mà vi khuẩn tấn công đầu tiên chứ không phải ở gan. Ngoài ra, khi thu
mẫu ngoài thực tế cũng tìm thấy vi khuẩn tại các bộ phận khác như: máu, não, cơ,
mang, tim, bóng hơi. Trong đó, thận, tỳ tạng và bóng hơi là những cơ quan bị
nhiễm E. ictaluri cao.
Kết quả kiểm tra bằng phương pháp mô học quan sát thấy trên gan xuất hiện
nhiều vùng xung huyết động mạch và tĩnh mạch gan, mô gan bị hoại tử và mất
cấu trúc, từng cụm vi khuẩn xuất hiện ở rìa các vết thương ở gan các cá tra bị
bệnh. Tương tự, ở thận cũng xung huyết và hoại tử, tỳ tạng xuất hiện nhiều vùng
hoại tử trên các vết thương (Nguyễn Quốc Thịnh, 2002; Trần Thị Ngọc Hân,
2006).
Bệnh mủ gan có thể điều trị bằng kháng sinh khi phát hiện ở giai đoạn sớm,
florfenicol là loại kháng sinh mới được cục quản lý lương thực và dược phẩm
(FDA) cho phép sử dụng từ năm 2005. Đây là loại kháng sinh có hoạt tính kháng
khuẩn mạnh, phổ rộng sử dụng cho vật nuôi. Liều lượng florfenicol được Từ
Thanh Dung (2005) khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh mủ gan là 10mg/kg cá
hoặc 0,1-0,2g/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày. Kết quả kiểm tra
kháng sinh đồ của Từ Thanh Dung và ctv (2004) cho thấy vi khuẩn E. ictaluri
kháng với một số loại kháng sinh như oxytetracylin, oxolinic acid và
sulphonamides nên không nên dùng các loại kháng sinh này để trị bệnh mủ gan.
2.5 Thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản
Kháng sinh là các chất hữu cơ có cấu tạo hóa học phức tạp, có nguồn gốc sinh
học hay do con người tổng hợp nên. Có tác động một cách riêng biệt trên một giai
10
đoạn chính yếu của sự biến dưỡng của các vi khuẩn, nấm và virút (Lê Thị Kim
Liên, 2007). Ngoài ra, theo Bùi Thị Tho (2003) cho rằng kháng sinh là những
chất có tác động chống lại sự sống của vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn nhân lên
bằng tác động ở mức độ phân tử hoặc tác động vào một hay nhiều giai đoạn
chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng lý hóa.
Mỗi loại kháng sinh đều có thể gây ra các tác động không mong muốn có thể gây
độc cho người và động vật. Do đó, việc sử dụng kháng sinh cần tuân theo các
nguyên tắc:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
- Phải chọn đúng kháng sinh và dạng thuốc thích hợp.
- Phải sử kháng sinh đúng liều và đúng thời gian qui định.
- Biết cách dùng phối hợp kháng sinh trị bệnh.
- Nắm vững các chống chỉ định của kháng sinh.
- Điều chỉnh liều lượng theo từng đối tượng sử dụng thuốc.
- Không chỉ theo dõi hiệu quả trị liệu mà còn phải theo dõi các tác dụng phụ
của kháng sinh.
- Biết sử trí đúng khi có tai biến do kháng sinh gây ra.
Theo Lê Thị Kim Liên (2007), tuỳ thuộc vào các loại vi khuẩn là gram âm hay là
gram dương và cấu tạo của từng loài vi khuẩn mà chịu sử tác động của các nhóm
kháng sinh khác nhau. Phần lớn kháng sinh tác động trên các nơi chính thuộc quá
trình biến dưỡng của tế bào vi khuẩn:
- Tác động ức chế sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.
- Tác động ức chế sự tổng hợp protein cần cho vi khuẩn.
- Tác động ức chế sự tổng hợp hay ức chế chức năng của acid nucleic.
- Tác động ức chế chức năng của màng tế bào vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh trở thành một phần tất yếu trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt
là nghề nuôi cá tra hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh cần nắm rõ các
nguyên tắc sử dụng để mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, sẽ dễ dẫn đến hiện
tượng kháng thuốc và làm mất tác dụng của thuốc.
Theo Bùi Thị Tho (2003) cho rằng hiện tượng kháng thuốc là hiện tượng kháng
sinh không còn tác dụng điều trị đối với vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng kháng
thuốc chia thành hai loại: sự đề kháng thuốc là bản thân vi khuẩn bình thường đã
có khả năng chóng lại tác dụng của thuốc kháng sinh, còn đề kháng thu nhận là vi
khuẩn thu được những yếu tố kháng thuốc trong quá trình sống do sự đột biến
ngẫu nhiên hoặc do tiếp xúc. Các yếu tố kháng thuốc này có khả năng truyền
ngang giữa các chủng và giữa các loại vi khuẩn với nhau. Có 3 phương thức
truyền gen kháng thuốc:
11
- Sự biến nạp: một đoạn AND trần được truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận.
- Sự tải nạp: sự truyền một đọan AND từ tế bào cho sang tế bào nhận thông qua
một thể thực khuẩn.
- Sự tiếp hợp: sự truyền một đoạn AND từ tế bào cho sang tế bào nhận.
Trong ba phương thức trên thì phương thức tiếp hợp được coi là quá trình quan
trọng nhất. Sự truyền yếu tố kháng thuốc bằng con đường tiếp hợp liên quan đến
sự truyền plasmid từ tế bào này sang tế bào khác. Plasmid là một vòng tròn AND
nó hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Vai trò quan trọng của
phương thức tiếp hợp là nhiều kiểu gen kháng thuốc nằm trên cùng một plasmid,
được gọi là nhân tố R (factor R).
Những nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay
Nhóm beta – lactamin: Là các kháng sinh có tác động diệt khuẩn.
- Amoxicillin
Theo Bùi Kim Tùng (2001), thuốc không bị phân hủy bởi dịch vị dạ dày, không
ảnh hưởng bởi thức ăn. Hấp thu 80% và nhanh nên ít gây tiêu chảy. Khi uống
nồng độ thuốc trong máu cao hơn ampicillin và các tiền chất ampicillin.
- Ampicillin
Là thuốc có kháng phổ rộng, có tác dụng cả vi khuẩn gram âm và gram dương.
Dùng để điều trị cho động vật nuôi do vi khuẩn gây ra (Bùi Thị Tho, 2003).
Theo Bùi Kim Tùng (2001), ampicillin không hấp thu hoàn toàn qua đường uống,
thức ăn làm giảm hấp thu của thuốc và làm hại tạp khuẩn ruột. Khi uống dùng
amoxcillin sẽ tốt hơn.
- Ampicillin + sulactam
Theo Bùi Kim Tùng (2001), thuốc hấp thu tốt qua đường ruột, mở rộng hoạt phổ
do ức chế beta – lactamaz.
- Cephalosporin
Có phổ kháng khuẩn rộng và tác dụng mạnh đối với vi khuẩn gram âm, có tác
dụng ức chế tổng hợp vỏ tế bào. Đa số các thuốc kháng sinh thuộc nhóm này đều
bị thủy phân bởi dịch vị dạ dày hoặc không qua ruột vào máu, gây xáo trộn tiêu
hóa. Vì thế khá nhiều thuốc không uống mà tiêm. Cephaloprin là thuốc khó dùng
và dễ gây kháng thuốc.
Cephaloprin: bao gồm các thuốc kháng sinh cefalexin, cefixime,
cefazolin…Trong đó cefalexin là thuốc đầu tiên uống được, hấp thu hoàn toàn
qua ruột và không gây xáo trộn tiêu hóa. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm
trùng toàn thân ( Bùi Kim Tùng, 2001).
- Aztreonam
12
Aztreonam thuộc nhóm monolactam. Là thuốc không bị phân hủy bởi beta –
lactamaz, khuyếch tán tốt đến mô, ức chế sự tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn và trị
được các khuẩn gram âm hiếu khí và một số gram dương (Bùi Kim Tùng, 2001).
Nhóm tetracylin
Có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein, có hoạt phổ kháng khuẩn rộngbao gồm
vi khuẩn gram âm và gram dương. Bao gồm các thuốc oxytetracylin,
chlortetracylin, doxycylin và minocylin. Hầu hết các tetracylin đều hại tạp khuẩn
ruột ngoại trừ doxycylin và minocylin. Trong đó, doxycylin không bị ảnh hưởng
bởi thức ăn trong ruột cao gấp 10 lần so với các kháng sinh cùng nhóm.
Tetracylin dùng để trị nhiễm khuẩn toàn thân và nhiễm trùng ruột (Bùi Kim
Tùng, 2001).
Nhóm quinolon
Đây là nhóm có tác dụng diệt khuẩn khoảng 95%.
Gồm oxolinic acid (quinolon thế hệ I ). Có phổ kháng khuẩn hẹp chỉ tác dụng trên
vi khuẩn gram âm.
Quinolon thế hệ II: có tác dụng cả vi khuẩn gram âm và gram dương bao gồm
pefloxacin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn vừa
mạnh, vừa nhanh từ 12.500 lần so với quinolon thế hệ I.
13
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: điều tra một số nông hộ nuôi cá tra thâm canh ở Đồng
Tháp, An Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 05 năm 2009.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thu thập các thông tin sơ cấp
Điều tra hiện trạng tình hình bệnh mủ gan trên cá tra thông qua phỏng vấn các
nông hộ nuôi cá tra thâm canh trong ao bằng các phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị
trước (Phụ lục 1). Tổng số hộ điều tra là 40 hộ (Bảng 3.1).
Địa điểm điều tra được chọn theo vùng có sản lượng nuôi cá tra thâm canh cao và
những vùng trọng điểm của ĐBSCL là Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, An
Giang.
Bảng 3.1 Số lượng hộ nuôi cá tra thâm canh bị bệnh mủ gan ở các vùng
Địa điểm khảo sát Hộ nuôi
Đồng Tháp 10
Cần Thơ 10
Vĩnh Long 10
An Giang 10
Tổng 40
Đối với thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nông hộ và cán bộ kỹ thuật tại địa
bàn khảo sát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn theo những nội dung chính
sau:
Thông tin tổng quát: thông tin về chủ hộ như tên, tuổi, địa chỉ, số năm kinh
nghiệm, trình độ văn hóa, số lao động trong gia đình, tổng diện tích đất, các hoạt
động kinh tế khác trong gia đình ngoài nuôi trồng thuỷ sản.
Thông tin kỹ thuật: đặc điểm của mô hình nuôi, tình hình sử dụng thuốc và hóa
chất trong cải tạo và ương nuôi, con giống, thức ăn và chế độ cho ăn, chế độ thay
nước, tình hình phòng và trị bệnh, máy móc và thiết bị phục vụ cho nuôi trồng
thuỷ sản.
14
3.2.2 Thu thập các thông tin thứ cấp
Các báo cáo định kỳ hàng năm của sở, chi cục thuỷ sản vùng nghiên cứu. Các tạp
chí chuyên ngành, báo cáo của Bộ Thuỷ sản, các báo cáo khoa học trong và ngoài
nước có liên quan đến tình hình nuôi thâm canh cá tra nói riêng và cá da trơn nói
chung. Bên cạnh đó số liệu cũng được thu thập từ các website chuyên ngành
trong và ngoài nước cũng như các quyết định, nghị định, chỉ thị của Bộ Thuỷ sản
và Chính phủ.
Thu thập các thông tin về tình hình nuôi, tình hình xuất hiện bệnh trên cá tra nuôi
thâm canh ở từng địa phương thông qua Chi cục Thuỷ sản thành phố Cần Thơ,
tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Vĩnh Long.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu
Số liệu thu được kiểm tra, bổ sung hoặc điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập vào
máy tính. Phần mềm dùng để sử lý số liệu và viết báo cáo là Microsoft Word
2003, Microsoft Excel 2003..
Thống kê mô tả: các chỉ số thống kê mô tả đơn như giá trị trung bình, tỷ lệ %
được dùng để mô tả diện tích nuôi trồng, các đặc trưng kinh tế xã hội của nông
hộ… Dựa trên các chỉ số này để tiến hành so sánh, phân tích và rút ra nhận xét.
15
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra tình hình xuất hiện bệnh mủ gan do E. ictaluri ở Đồng
Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ
4.1.1 Kết quả khảo sát diện tích, mật độ, nguồn nước và mùa vụ xuất hiện
bệnh mủ gan
Theo kết quả khảo sát thì diện tích ao trung bình của các hộ nuôi cá tra tại Đồng
Tháp là 6.500±3.500 m2. Ao có diện tích khác nhau từ 2.000 đến 10.000 m2. Mật
độ thả trung bình tại Đồng Tháp là 48,5±36,5 con/m2. Ao có mật độ thấp nhất là
30 con/m2 và mật độ cao nhất là 85 con/m2.
Diện tích ao trung bình của các hộ nuôi cá tra tại Vĩnh Long là 6.200±3.800 m2.
Ao có diện tích khác nhau từ 1.000 đến 10.000 m2. Mật độ thả trung bình tại Vĩnh
Long là 43,5±16,6 con/m2. Ao có mật độ thấp nhất là 35 con/m2 và mật độ cao
nhất là 60 con/m2.
Diện tích ao trung bình của các hộ nuôi cá tra tại An Giang là 6.030±3.970 m2.
Ao có diện tích khác nhau từ 1.060 đến 10.000 m2. Mật độ thả trung bình tại Vĩnh
Long là 37,7±7,3 con/m2. Ao có mật độ thấp nhất là 27 con/m2 và mật độ cao
nhất là 45 con/m2.
Diện tích ao trung bình của các hộ nuôi cá tra tại Cần Thơ là 5.118±4.882 m2. Ao
có diện tích khác nhau từ 1.060 đến 10.000 m2. Mật độ thả trung bình tại Vĩnh
Long là 33±17 con/m2. Ao có mật độ thấp nhất là 20 con/m2 và mật độ cao nhất là
50 con/m2.
Số lượng ao nuôi cá tra thâm canh của mỗi hộ ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, An
Giang và Cần Thơ dao động từ 1-12 ao. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho ao
nuôi ở Đồng Tháp, Vĩnh Long là Sông Tiền, ở An Giang, Cần Thơ là Sông Hậu.
Từ kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các chủ hộ điều thực hiện tốt công tác sên
vét, cải tạo ao trong quá trình nuôi. Mỗi vụ sên vét trung bình là 2 lần. Và hầu hết
các hộ đều trang bị đầy đủ những trang thiết bị phục vụ cho việc sên vét, cải tạo
ao nuôi. Đa số những hộ nuôi đều không sử dụng ao lắng để xử lý nước mà thải
trực tiếp ra sông, rạch. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt chung
quanh và tác động đến môi trường nơi sản xuất.
Cá sống trong môi trường nước nên mọi hoạt động điều bị ảnh hưởng bởi nguồn
nước. Nguồn nước tốt sẽ giúp cá phát triển nhanh hơn, ngược lại nguồn nước bị ô
nhiễm sẽ làm cho cá chậm phát triển cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho mầm
bệnh phát triển nhanh. Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn nước như thế nào là rất
ảnh hưởng đến quá trình nuôi. Khi thay nước cần phải xác định chính xác nguồn
nước cấp để tránh tình trạng làm xấu đi hoặc ô nhiễm chất lượng nước trong ao
(Dương Nhật long, 2004).
16
Đa số các hộ nuôi đều chọn vị trí nuôi gần các con sông lớn để chủ động trong
việc thay nước và xử lý nước.Vị trí gần sông lớn người nuôi gặp được nhiều
thuận lợi như: lợi dụng thuỷ triều lên xuống để cấp và thóat nước cho ao nuôi từ
đó sẽ giảm được chi phí bơm nước, thuận lợi hơn cả là nguồn nước luôn dồi dào
và ít bị ô nhiễm. Việc thay nước sẽ làm tăng oxy, giảm các chất độc hại trong ao
nuôi, kích thích cá hoạt động và bắt mồi. Tuy nhiên, nếu thay nước không hợp lý
cũng sẽ làm cho cá bị sốc, cho nên thay nước như thế nào là hợp lý là vấn đề cần
phải được lưu ý. Theo Dương Nhật Long, (2004), chỉ nên thay nước khoảng 20-
30% là hợp lý.
Việc duy trì chất lượng nước tốt sẽ làm cho cá phát triển nhanh, vì vậy cần phải
chủ động thay nước thường xuyên để loại bỏ các chất cặn bã, chất thải của cá và
thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi là việc làm cần thiết trong hệ thống nuôi. Kết
quả khảo sát cho thấy bình quân tần suất thay nước của các chủ hộ nuôi từ 1-2
lần/ngày (có thể tùy vào giai đoạn nuôi).
Theo nhận định của người nuôi cá tra thâm canh thì bệnh mủ gan xuất hiện hầu
như quanh năm và đỉnh điểm là vào mùa lũ. Do mật độ nuôi quá cao nên môi
trường nước dễ bị ô nhiễm làm giảm sức đề kháng của cá dẫn đến cá bệnh và chết
hàng loạt.
4.1.5 Những bệnh thường gặp ở cá tra nuôi thâm canh
Qua khảo sát thực trạng nuôi cá tra thâm canh tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, An
Giang và Cần Thơ cho thấy cá tra có những dấu hiệu bệnh lý khá đa dạng. Các
dấu hiệu bệnh lý như: gan thận mủ, xuất huyết đốm đỏ, phù đầu, trắng gan, trắng
mang, trắng da, vàng da vàng thân, sán lá và ký sinh trùng nói chung… Những
dấu hiệu này xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ nuôi (Bảng 4.1).
Bảng 4.1 Các bệnh thường xuất hiện trên cá tra
Số hộ nuôi cá bị nhiễm bệnh Biểu
hiện
bệnh
Giai đoạn
nhiễm
bệnh
Dấu hiệu bệnh lý Đồng Tháp
(n=10)
Vĩnh
Long
(n=10)
An
Giang
(n=10)
Cần
Thơ
(n=10)
Gan
thận
mủ
Cá
giống,
cá thịt
Da bi mất màu, bụng căn to
và mắt hơi lồi, khi mổ ra thì
gan, thận, tỳ tạng có nhiều
đốm trắng (như đốm mủ)
8 8 6 7
Xuất
huyết
Cá
giống,
cá thịt
Xuất huyết từng đốm nhỏ
trên da, chung quanh
miệng và nắp mang, phía
mặt bụng
2 8 4 4
Phù Đầu
Cá
giống,
cá thịt
Phần Đầu bị phù, mắt
thường lồi ra, da nhợt
nhạt kết hợp lội
3 7 5 9
17
Trắng
mang,
trắng
gan
Cá
giống,
cá thịt
Cá thường nổi đầu bơi lờ
đờ
trên mặt nước, bỏ ăn, xuất
huyết nhẹ ngoài da, mang
nhợt nhạt
0 1 0 3
Vàng da Cá thịt
Cá bỏ ăn, bơi lảo đảo, cá có
màu vàng tái nhạt hoặc
vàng
nghệ
0 0 0 1
Tuột
nhớt
(trắng
đuôi)
Cá thịt
Đầu tiên xuất hiện một đốm
trắng ở phần đuôi, sau đó
lan
về phía trước thân và cuối
cùng cả đoạn thân sau đều
có
màu trắng
2 0 2 0
Lở loét Cá thịt
Da cá bắt đầu sậm lại và lan
dần ra phần bụng đến các
vùng khác trên cơ thể. Vây
và đuôi bị xuất huyết, lỡ
loét và hoại tử
2 1 0 1
Trắng da
Cá
giống,
cá thịt
Khắp da cá có một lớp nhớt
dày bao phủ. Xuất hiện các
vết loét ăn sâu vào cơ
0 1 0 3
Trùng
bánh
xe
Cá
giống,
cá thịt
Thân cá có lớp nhớt hơi
trắng
đục, cá thường nổi và thích
tập trung nơi nước chảy. Cá
bệnh nặng lờ đờ rồi chìm
xuống đáy ao và chết
3 1 2 1
Sán lá
đơn chủ
Cá
giống,
cá thịt
Cá ngứa, lội đĩa, thường tấp
vào bờ, nổi đầu liên tục còn
gọi là “rong bè”
0 1 2 0
Đốm
trắng
Cá
giống,
cá thịt
Xuất hiện những đốm trắng
bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn
xuất hiện trên thân cá
3 0 0 2
Kết quả khảo sát tỉ lệ nhiễm bệnh các hộ nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Tháp,
Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ cho thấy có 11 loại bệnh thường xuất hiện.
Trong đó bệnh xuất hiện nhiều nhất đó là bệnh mủ gan (72,5%), kế tiếp là bệnh
18
phù đầu (60%) và xuất huyết (40%). Ngoài ra, một số bệnh khác cũng thường
xuất hiện như bệnh trùng bánh xe (17,5%), đốm trắng (12,5%), trắng mang, trắng
gan (10%), tuột nhớt (10%), lỡ loét (10%), trắng da (10%), sán lá đơn chủ (7,5%),
vàng da (2,5%).
Bệnh mủ gan (còn gọi là gan thận mủ) là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
gây ra, gây thiệt hại to lớn cho người nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Theo kết quả điều tra thì tần số xuất hiện bệnh gan thận mủ ở
Đồng Tháp (8/10 hộ) chiếm 80%, Vĩnh Long (8/10 hộ) chiếm 80%, An Giang
(6/10 hộ) chiếm 60%, Cần Thơ (7/10 hộ) chiếm 70% số hộ khảo sát. Kết quả này
có phần khả quan hơn so với kết quả điều tra của Nguyễn Tấn Duy Phong (2008)
với tần xuất hiện bệnh mủ gan lên đến (61/64) 93,8% số hộ nuôi và tỉ lệ cá chết
khi bị nhiễm bệnh mủ gan có thể lên đến 90,0%. Điều đó đã thể hiện trình độ
chăm sóc và quản lý ao nuôi cá tra thâm canh của các hộ nuôi hiện nay đã có
phần tiến bộ.
Dịch bệnh luôn là nỗi lo không chỉ của riêng các hộ nuôi cá tra mà là của tất cả
các nông dân tham gia hoạt động sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy có 3 loại
bệnh thường xuyên xuất hiện trong quá trình nuôi thâm canh đó là bệnh mủ gan,
xuất huyết, phù đầu. Theo kết quả khảo sát của Huỳnh Văn Quang (2008) chỉ có
2 bệnh thường xuyên xuất hiện là mủ gan và xuất huyết. Tuy các hộ nuôi đã có
tiến bộ về mặt chăm sóc ao nuôi cá nhưng vấn đề quản lý môi trường nước cũng
như quy hoạch thiết kế ao nuôi vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy mặc dù các hộ nuôi
đã chăm sóc kỹ ao nuôi của mình nhưng tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra là điều
khó tránh khỏi. Các bệnh này xuất hiện hầu như quanh năm chủ yếu do hai
nguyên nhân chính là môi trường nước dơ và ký sinh trùng gây ra.
4.2 Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc/hóa chất phòng trị bệnh mủ
gan
4.2.1 Mục đích sử dụng thuốc/hóa chất
Hiện nay, do trình độ thâm canh hóa cao nên nhu cầu sử dụng thuốc/hóa chất là
không thể thiếu. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi ở 4 tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh
Long, An Giang và Cần Thơ thường sử dụng một số loại thuốc/hóa chất trong
nuôi cá tra thâm canh để phòng trị bệnh cho cá, xử lý môi trường và diệt tạp.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng được người nuôi bổ sung vào thức ăn nhằm mục
đích thúc đẩy tăng trọng cho cá.
Nhóm hóa chất khử trùng-diệt tạp và kháng sinh được các hộ nuôi sử dụng bổ
sung vào thức ăn chủ yếu là men vi sinh, các chất khóang và vitamin C.
4.2.2 Hóa chất khử trùng và diệt tạp
Kết quả điều tra 40 hộ nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang
và Cần Thơ cho thấy hầu hết các hộ nuôi đều sử dụng các loại hóa chất phổ biến
có phổ diệt khuẩn nằm trong giới hạn cho phép của bộ thuỷ sản (Bảng 4.2).
19
Bảng 4.2: Tỉ lệ sử dụng hóa chất của các hộ nuôi cá tra
Tỉ lệ hộ nuôi sử dụng hóa chất (%)
Loại hóa chất Tên thương mại Vĩnh Long
(n=10)
Cần Thơ
(n=10)
An Giang
(n=10)
Đồng Tháp
(n=10)
Hóa chất
Vôi CaCO3, CaO 100 100 100 100
Muối Sodium chloride hoặc NaCl 90 80 80 90
BKC Benzalkonium chloride 40 40 30 50
Đồng Sulfate Copper sulfate 20 20 10 40
Thuốc tím Potassium permanganate 0 10 20 30
Chlorine Calcicum hypochloride 10 0 20 10
Zeolite Zeolite 10 10 0 10
Virkon Potassium monopersulfate 10 10 10 0
Biotic Biozym 0 10 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi cá thâm canh ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh
Long, An Giang và Cần Thơ đã sử dụng 9 loại hóa chất để xử lý môi trường, diệt
tạp, diệt ký sinh trùng. Trong đó các hộ nuôi sử dụng vôi (100%) và muối
(86,5%) chiếm thỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, một số hóa chất khác cũng được người
dân sử dụng để xử lý ao như BKC (40%), đồng sulfate (22,5%), thuốc tím (15%),
chlorine (10%), zeolite (7,5%), virkon (7,5%), biozym (2,5%). Không thấy người
nuôi sử dụng những hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản như
trichlorofon, rotenon, nicotin. Đây cũng là điều đáng mừng khi các hộ nuôi cá tra
thâm đã nhận thức được tác hại khi dùng những hóa chất có phổ diệt khuẩn rộng
đã được hạn chế hoặc cấm sử dụng.
Theo Nguyễn Chính (2005) những hóa chất được sử dụng phổ biến nhất vẫn là
vôi, muối, BKC và đồng sunlfate. Kết quả điều tra trong đề tài của chúng tôi đã
thấy có 9 loại hóa chất được người nuôi cá tra sử dụng, tuy nhiên các loại hóa
chất dùng trong nuôi cá vẫn còn ít hơn các loại hóa chất dùng trong nuôi tôm sú.
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Phương Nga (2004) cho biết có 40 loại hóa
chất được sử dụng trong mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Hóa chất
với hoạt chất như saponin, trichlorofon được sử dụng phổ biến nhất trong diệt tạp
và Potassium monopersulfate (Virkon) được sử dụng nhiều trong cải tạo ao.
Vôi được các hộ nuôi cá tra thâm canh dùng thường là vôi nông nghiệp (hay bột
đá vôi - CaCO3), vôi sống (CaO). Vôi có chức năng chủ yếu là diệt trùng khi cải
tạo ao, làm tăng và ổn định pH. Vôi nông nghiệp không làm tăng pH nhiều nhưng
có tác dụng làm hệ đệm môi trường nước rất tốt. Tác dụng đệm môi trường giúp
ổn định pH trong ao, giảm sự chênh lệnh pH nước ao giữa ngày và đêm (Lê Thị
Kim Liên và ctv, 2008).
20
Theo Bùi Quang Tề và ctv (2004) các loại vôi: vôi nung (CaO), vôi tôi [Ca(OH)-
2], vôi sống (CaCO3) và vôi đen [CaMg(CO3)2] dùng trong ao nuôi có tác dụng
tăng pH khi cần thiết và ổn định pH trong suốt quá trình nuôi, ngoài ra còn giảm
tác hại của các loại độc khí NH3 và H2S trong nước, chống stress, trên cơ sở đó có
thể nâng cao sức khoẻ của vật nuôi.
Hóa chất thường được những hộ nuôi cá tra thâm canh sử dụng sau vôi là muối ăn
(NaCl). Muối ăn là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nghề nuôi trồng thuỷ sản
từ rất lâu. Thường được dùng để trị những bệnh do ký sinh trùng như khẩu tơ
trùng, trùng miệng lệch, đặc biệt ở giai đoạn cá hương, và cá bột ở giai đoạn dinh
dưỡng bằng noãn hoàng. Đây là một trong những phương pháp trị liệu an toàn
trong thời gian dài (ngâm) kết hợp với giảm lượng thức ăn trong trường hợp cá
bột và cá hương bị nhiễm vi khuẩn gây hoại tử mang nhờ vào khả năng làm se
nhẹ nên có thể loại bỏ lớp nhớt trên mang và làm sạch vi khuẩn trên mang. Muối
ăn có thể được sử dụng ngâm cá trong thời gian dài để loại bỏ mùi hôi do bùn
trong cá thương phẩm (Lê Thị Kim Liên và ctv, 2008).
4.2.3 Kháng sinh dùng trị bệnh cho cá tra
Cùng với việc sử dụng hóa chất cải tạo ao và phòng trị bệnh cho cá, các hộ nuôi
còn sử dụng một số loại kháng sinh nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Thủy
Sản. Tuy nhiên cũng còn một số hộ nuôi vẫn sử dụng các loại kháng sinh có phổ
diệt khuẩn rộng (những loại kháng sinh đã cấm sử dụng) nhưng với tỉ lệ thấp
(Bảng 4.3)
Kết quả điều tra cho thấy có 14 kháng sinh được sử dụng tại các địa bàn khảo sát.
Tuy nhiên, có 3 loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất là florfenicol (27/40 hộ)
chiếm 67,5%, kế đến enrofloxacin (25/40 hộ) chiếm 62,5% và amoxicillin (19/40
hộ) chiếm 45,0%. Các loại khámg sinh này được sử dụng để điều trị bệnh cá bằng
cách trộn vào thức ăn trong suốt đợt điều trị kéo dài từ 3-7 ngày cho mỗi lần điều
trị. Riêng 11 loại kháng sinh còn lại thì ít được sử dụng hơn, một số hộ không sử
dụng hoặc cao nhất chỉ có 4 hộ sử dụng kháng sinh.
21
Bảng 4.3: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh của các hộ nuôi cá tra
Tỉ lệ hộ nuôi sử dụng kháng sinh (%)
Loại kháng sinh Vĩnh Long
(n=10)
Cần Thơ
(n=10)
An Giang
(n=10)
Đồng Tháp
(n=10)
Florfenicol 80 60 50 80
Enrofloxacin 70 50 80 50
Amoxicillin 60 40 30 50
Doxycycline 20 30 40 40
Trimmocofol 30 40 20 20
Sulfadiazine 30 30 10 20
Ampicillin 30 20 20 0
Norfloxacin 20 30 0 20
Cefalecin 20 0 20 10
Oxytetracycline 0 0 40 0
Cefaflorxacin 0 10 10 20
Chloramphenicol 10 0 10 10
Vemedim 10 20 0 0
Cotrim 0 0 20 10
Có nhiều loại thuốc kháng sinh cho phép sử dụng trong nuôi cá da trơn để xuất
khẩu sang Mỹ gồm nhóm quinolones và phenicol. Theo Nguyễn Tấn Duy Phong
(2008), nhóm kháng sinh phenicol (florfenicol, Chloramphenicol) được sử dụng
nhiều chiếm 50% và nhóm quinolones (enrofloxacin, norfloxacin, oxolinic acid,
flumequin) chiếm 77% số hộ nuôi sử dụng phòng trị bệnh cho cá.
Nhóm phenicol có phổ kháng khuẩn rộng và khả năng phân tán tốt vào các mô cơ
thể, chloramphenicol rất được ưa chuộng trong trị liệu. Tuy nhiên, từ năm 1950
sự phát hiện độc tính đáng kể trên cơ quan tạo máu đã giới hạn việc sử dụng
kháng sinh này. Mặc dù đã biết được các đặc tính ưu việt của thuốc: phổ kháng
khuẩn rất rộng, vi khuẩn rất mẫn cảm với thuốc, thuốc có tác dụng rất tốt trong
điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp, nguy hiểm đến tính mạng… Nhưng sau 35-45
năm dùng chloramphenicol trong điều trị, người ta cũng đã phát hiện được những
tác hại của thuốc: gây suy tủy, tỉ lệ quái thai cao, gây dị ứng… Đặc biệt nếu dùng
thường xuyên để điều trị bệnh cho động vật sẽ rất nguy hại cho chúng để lại tồn
lưu trong các sản phẩm dùng làm thức ăn cho người từ động vật (Lê Thị Kim
Liên và ctv, 2008).
Enrofloxacin (fluoroquinolones) cũng là kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng và đã
bị cấm tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại kháng sinh này hạn chế sử
dụng từ tháng 02/2005. Mặc dù Bộ Thủy sản khuyến cáo hạn chế sử dụng, nhưng
rất nhiều (62,5%) hộ nuôi cá vẫn sử dụng. Kết trong khảo sát là (62,5%) cao hơn
khảo của Nguyễn Chính (2005) là 50% và của Phạm Thanh Tuấn (2004) là
42,9%.
22
Tuy bị hạn chế sử dụng nhưng do enrofloxacin là kháng sinh diệt khuẩn có hoạt
phổ rộng với cả vi khuẩn gram dương (Gore và ctu. 2005). Vì vậy, enrofloxacin
được sử dụng khá phổ biến do hiệu quả điều trị cao của nó.
Theo kết quả điều tra thì người nuôi chỉ sử dụng enrofloxacin trong giai đoạn cá
nhỏ và ngưng sử dụng trước khi thu hoạch khoảng hai tháng. Ghi nhận này khác
biệt so với một số báo cáo trước đây trên một số đối tượng khác. Theo một số
nghiên cứu của Huỳnh Thị Tú và ctv. (2006) thì độ tồn lưu của enrofloxacin trong
tôm sú (Penaeus monodon) là 28 ngày. Steffenark và ctv., (1997) nhận xét khi cá
hồi nuôi trong điều kiện nhiệt độ 6oC và cho ăn thức ăn có enrofloxacin 10mg/kg
khối lượng cơ thể liên tục trong 10 ngày thì 60 ngày sau khi ngưng sử dụng thì
mức tồn lưu của enrofloxacin trong cơ thể cá là 6 ppb. Hơn nữa, tác giả cho rằng
enrofloxacin có khả năng tích lũy trên da cá hồi và thời gian đào thải ở da cá
chậm hơn. Như vậy, độ tồn lưu của enrofloxacin khác nhau theo đối tượng nuôi
và phụ thuộc vào cơ quan hấp thu để phân tích độ tồn lưu của thuốc (Trích dẫn
bởi Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008).
Oxytetracycline (nhóm tetracycline) là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi
trồng thuỷ sản ở Việt Nam và được chấp nhận ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tuy nhiên trong khảo sát lần này số hộ sử dụng oxytetracycline trong điều trị
bệnh cho cá tra chỉ có 10% tổng số hộ khảo sát.
Ampicillin là kháng sinh không hấp thụ hoàn tòan khi sử dụng bằng đường miệng
(24-40%), thức ăn làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc, khuếch tán tốt vào các
mô, bài xuất chủ yếu qua thận (80%), một phần qua mật. Tuy nhiên khi đào thải
qua mật một phần thuốc được tái hấp thu, phần còn lại bị tạp khuẩn ruột phân
hủy. Ampicillin làm hại tạp khuẩn ruột, trị các bệnh nhiễm trùng toàn thân, chỉ có
tác dụng mạnh trên các vi khuẩn gram dương nên nó không được dùng nhiều như
các nhóm phenicol và nhóm quinolones (Lê Thị Kim Liên và ctv, 2008).
Vấn đề nhiễm các chất cấm trong sản phẩm cá da trơn xuất khẩu không chỉ diễn
ra ở Việt Nam. Theo Sở Nông nghiệp và Thương mại Mississippi (Hoa Kỳ) công
bố trong tháng 05/2007, có sự hiện diện ngày càng nhiều hơn kháng sinh bị cấm
trong các sản phẩm cá da trơn đến từ Trung Quốc. Trong số 16 mẫu được kiểm
tra đã có tới 11 mẫu dương tính với kháng sinh bị cấm là ciprofloxacin và
enrofloxacin. Cũng trong thời gian này (05/2007) Sở Nông Nghiệp bang
Mississippi cũng dã yêu cầu dừng bán các sản phẩm cá da trơn của Trung Quốc
sau khi sát nhận có sự hiện diện của kháng sinh cấm thuộc họ flouroquinolones
(Penton, 2007).
Tóm lại, những kháng sinh được người dân sử dụng phổ biến là những kháng sinh
phổ rộng hoặc kết hợp có phổ rộng, hiệu lực điều trị cao, bên cạnh đó những
kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn còn dược sử dụng như
Chloramphenicol (7,5%).
23
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Qua quá trình điều tra những hộ nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh Đồng Tháp,
Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ, có thể rút ra kết luận như sau:
- Tỷ lệ bệnh mủ gan xuất hiện trên cá tra ở các tỉnh điều tra ở Đồng Tháp 60%,
Vĩnh Long 80%, An Giang 80%, Cần Thơ 70%.
- Bệnh mủ gan xuất hiện quanh năm đỉnh điểm là vào mùa lũ
- Tỷ lệ dùng thuốc/hóa chất để phòng trị bệnh ở Đồng Tháp là 82,6%, Vĩnh
Long là 88,6%, An Giang là 91,6% và Cần Thơ là 90,6%.
- Mức độ sử dụng thuốc/hóa chất phụ thuộc chủ yếu vào mật độ nuôi, diện tích
và đặc biệt là số năm đúc kết kinh nghiệm nuôi cá, các hộ có kinh nghiệm
nuôi càng cao thì ít sử dụng thuốc và hóa chất hơn.
5.2 Đề xuất
- Nâng cao kiến thức cho các hộ nuôi cá tra về tác dụng cũng như tác hại khi sử
dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.
- Hướng dẫn cách sử dụng, lựa chọn và bảo quản thuốc thú y thuỷ sản an toàn.
Thường xuyên cập nhật và phổ biến quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
đến người nuôi bằng cách tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao kỹ
thuật.
- Giúp các hộ nuôi có ý thức tốt hơn trong việc sử dụng nguồn nước và cách xử
lý cá chết để tránh gây ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt và giữ gìn mỹ quan
của địa phương.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Nho, 2003. Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn
nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội. 323 trang.
2. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản I. NXB Nông Nghiệp. 439 trang.
3. Ferguson, H. W, 1989. Systymic pathology of fish. 256p.
4. Bùi Kim Tùng, 2001. Thuốc kháng sinh. Sở KHCN và môi trường tỉnh Bà
Rịa- Vũng Tàu, 225 trang.
5. Dương Nhật Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt.
Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.
6. FAO, 2006. The state of world fisheries and aquaculture. FAO fisheries
and aquaculture Departerment. Rome, 2007. 180 pp
7. Gore, S. R., Harms, C. A., Kukanich, B., Forsythe, J., Lewbart, G. A. and
Papich, M. G. (2005). Enroflõacin pharmacokinitics in the European
cuttlefish, Sepia officinalis, after a single i.v. injection and bath
administration. J.Vet. Pharmacol. Therap. 28:433-439.
8. Hawke J.P., 1979. A bacterium associated with diseases of pond cultured
channel catfish. Journal of Fisheries Research Board of Canada. 36: 1508-
1512p.
9. Huỳnh Thị Tú, Trần Văn Nhì, Trần Văn Bùi, Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Thanh Phương, 2006. Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá
tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ao và bè cá ở An Giang. Tạp chí
nghiên cứu khoa học 2006: trang 152-157. Đại Học Cần Thơ.
10. Lewis, D.H. and J.A.Plumb, 1979. Bacterial diseases 15-24p. In Principal
diseases of farm raised catfish. Southern Cooperative Ser. 225 Auburn
University. Alabama.
11. Lê Thị Bé Năm, 2002. Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh đốm trắng ở
nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp. Khoa
Thuỷ Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.
12. Lê Phú Khởi, 2006. Đánh giá thông tin liên quan đến quản lý sức khỏe cá
tra (Pangasius hypophthalmus) ở tỉnh An Giang. Luận văn đại học. Khoa
thủy sản - Đại Học Cần Thơ.
13. Lương Trần Thục Loan, 2006. Khảo sát sự xuất hiện của vi khuẩn gây
bệnh mủ gan (Edwardsiella ictaluri) trên các cơ quan khác nhau của cá tra
(Pangasius hypophthamus). Luận văn tốt nghiệp. Khoa Thuỷ Sản-Trường
Đại Học Cần Thơ.
25
14. Lý Thị Thanh Loan, 2008. Hiện trạng môi trường và bệnh trên cá tra
(Pangasius hypophthamus) nuôi ở ĐBSCL - Giải pháp khắc phục. Báo cáo
tham luận tại Hội nghị Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi và chế
biến cá tra ở ĐBSCL, Vĩnh Long, 28/4/2008.
15. MOFI và WB (Bộ Thuỷ Sản và Ngân hàng Thế Giới), 2006. Hướng dẫn
quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam. 244
trang.
16. Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong
nuôi cá tra (Pangasius hypophthamus) thâm canh ở An Giang và Cần Thơ.
Luận văn tốt nghiệp cao học. Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học
Cần Thơ.
17. Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008. Điều tra hiện trạng nuôi, bệnh và tình hình
sử dụng thuốc-hóa chất trong nuôi thâm canh cá tra ao (Pangasius
hypophthamus). Luận văn tốt nghiệp. Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học
Cần Thơ.
18. Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Tình hình sử dụng hóa chất và thuốc thú y
thủy sản trong nuôi cá bè tại tỉnh An Giang. Báo cáo chuyên đề cao học -
Đại học Cần Thơ.
19. Nguyễn Quốc Thịnh, Từ Thanh Dung, Ferguson H.W, 2003. Nghiên cứu
mô bệnh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh trắng gan. Tạp chí
khoa học- Đại Học Cần Thơ.
20. Nguyễn Xuân Thành, 2003. Cuộc chiến catfish: Xuất khẩu cá tra và cá
basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Fulbright Economics Teaching
program.
21. Phạm Thanh Tuấn, 2004. Khảo sát bước đầu về tình hình sử dụng thuốc
thú y thủy sản trong nghề nuôi cá tra công nghiệp ở Đồng Tháp. Luận văn
tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
22. Phạm Thanh Liêm, 2008. Bài giảng thuốc & hóa chất trong nuôi trồng
thủy sản-Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.
23. Phan Thanh Cường và Trần Thanh, 2006. Nguy cơ tìm ẩn khi sử dụng các
loại kháng sinh hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Thông tin khoa học,
công nghệ, kinh tế thủy sản, số 3/2007.
24. Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
vi khuẩn do Edsiella ictaluri trên cá tra (Pangasius hypophthamus) ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
25. Thanh Tung, N., Nguyen Van Thanh and M. Phillips, 2004. Policy
Research – Implications of Liberalization of Fish Trade for Developing
Countries. A Case Study of Vietnam. Project PR26109 Food and
Agriculture Organization (FAO) of the United Nation, Rome. 69pp
26
26. Thoại Sơn, 2006. Kỹ thuật nuôi cá tra và basa. Nhà xuất bản tổng hợp
Đồng Nai. 120 trang
27. Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong ao nuôi cá tra
(Pangasiu hypopthalmus) thâm canh ở tỉnh An Giang. Luận văn cao học.
Khoa Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ.
28. Trần Thanh Hoan, 2008. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong nuôi
cá tra ao ở ĐBSCL. Báo cáo tham luận tại hội nghị Giải pháp phát triển
bền vững nghề nuôi và chế biến cá tra ở ĐBSCL. Vĩnh Long, 28/4/2008.
29. Trần Thị Ngọc Hân, 2006. Khảo sát mô học cá tra (pangasius
hypophthamus) bị bệnh mủ gan trong điều gây cảm nhiễm. Luận văn tốt
nghiệp đại học. Khoa Thuỷ Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.
30. Trương Quốc Phú, 2004. Bài giảng Quản lý môi trường ao nuôi. Khoa
Thủy Sản-Đại Học Cần Thơ.
31. Từ Thanh Dung, 2005. Bài giảng Bệnh học thủy sản. Khoa Thủy Sản-Đại
Học Cần Thơ.
32. Từ Thanh Dung, M. Crumlish, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc
Thịnh và Đặng Thụy Mai Thy, 2004. Xác định vi khuẩn gây bệnh đốm
trắng gan trên cá tra (Pangasius hypopthalmus). Tạp chí Khoa học. Đại
Học Cần Thơ.
33. USDA (United States Department Agriculture), 2007. Assessing Infectious
Disease Emergence Potential in the US Aquaculture Industry, 60pp.
34. Viettrade, 2008. Tiêu thụ cá da trơn thế giới tăng trưởng nhanh. http://
www.Viettrade.giv.vn/index.hp?option=com_content&task=view&id=293
3&Itemid=226 cập nhật ngày 12/02/2008
35. Yanong, R.P.E., 2006. Use of Antibiotics in Ornamental Fish Aquaculture.
University of Florida.
27
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Phần 1: Thông tin tổng quát
1. Thông tin chủ hộ :
Họ và tên: ................................................................................................................
Tuổi:………………………………….Nam/Nữ…………………………………...
Điện thoại bàn:………………………Điện thoại di động:………………………...
Địa chỉ: ....................................................................................................................
..................................................................................................................................
Kinh nghiệm nuôi: …………năm
Trình độ văn hóa:………………………………………………………………….
Số lao động chính trong cơ sở:
Nam:……………………………………Nữ……………………………………...
2. Nguồn thông tin tiếp cận:
□ Kinh nghiệm
□ Ti vi + Radio + Nông hộ khác
□ Đào tạo ngắn hạn
□ Tập huấn
□ Trường đại học
Từ các nguồn khác: .................................................................................................
Phần 2: Thông tin về công trình nuôi:
Tổng diện tích nuôi:………………….m2
Độ sâu mực nước trong ao:………………….m
Nguồn nước cấp cho mô hình từ: ...........................................................................
Mùa vụ nuôi: ...........................................................................................................
1. Cải tạo ao nuôi:
Hóa chất Liều lượng
(kg/1000 m2)
Giá (đồng/ kg) Ghi chú
Vôi
Thuốc cá
Phân gây màu
Khác (ghi rõ)
2. Chọn con giống:
Nguồn giống:
Tự nhiên, lý do: ............................................................................................
Nhân tạo, lý do: ............................................................................................
Kích cỡ giống khi thả nuôi:
Chiều dài:........................................................cm
Khối lượng trung bình: ............................... gam
Mật độ thả:…………………con/m2
3. Chăm sóc và quản lý:
28
Thức ăn:
Loại:
Tên nhà sản xuất:
Liều lượng:
Số lần cho ăn: ……….lần/ngày
Cách cho ăn như thế nào: .............................................................................
Tại sao chọn loại thức ăn này? .....................................................................
Bổ sung thêm: ...............................................................................................
Chăm sóc:
Trong quá trình nuôi ông (bà) thay nước trong ao nuôi như thế nào?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Ngoài ra, trong quá trình nuôi ông (bà) có sử dụng thêm phân bón, vôi hay
hóa chất nào không? .....................................................................................
¾ Loại:
¾ Liều lượng sử dụng:
¾ Thời gian sử dụng:
¾ Hiệu quả sử dụng:
4. Thu họach:
Thời gian thu hoạch: ....................................................................................
Thu một lần hay thu tỉa nhiều lần? ..............................................................
Kích cỡ cá khi thu họach: ............................................................................
Tỷ lệ sống sau thu hoạch: ............................................................................
Khối lượng cá thu được: ..............................................................................
Năng suất: ………………tấn/ ha
Giá cá khi bán: ……………………đồng/ kg
Phần 3. Thông tin về chi phí và thu nhập:
Chi phí:
Chi phí đầu tư cơ sở vật chất: ......................................................................
Chi phí mua cá giống: ..................................................................................
Chi phí mua thuốc, hóa chất: .......................................................................
Chi phí thức ăn: ...........................................................................................
Các chi phí khác: .........................................................................................
Tổng chi phí mỗi vụ nuôi: ...........................................................................
Thu nhập:
Thu nhập khi thu họach: ..............................................................................
Lợi nhuận thu được mỗi vụ nuôi: ...........................................................................
Phần 4. Thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi Khó khăn Ý kiến khắc phục
29
Con giống
Thức ăn
Nguồn nước
Khác (ghi rõ)
2. Tình hình dịch bệnh:
Thời gian bệnh thường xuất hiện:……………
Loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi:…………
Cách phòng:………
Cách trị:………
Loại thuốc đã sử dụng diều trị:………
Hiệu quả sử dụng thuốc:…………
3. Một số bệnh thường gặp, cách khắc phục và hiệu quả của việc khắc phục:
Tên bệnh Triệu
chứng
Cách khắc
phục
Hóa chất
sử dụng
Liều
lượng
Thời gian
điều trị
Hiệu quả
điều trị
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế:
Ý kiến của ông (bà) đối với những hoạt động liên quan đến mô hình (những khó
khăn)
Vấn đề Tốt Khá TB Kém Lý do
An ninh
Tiêu thụ sản phẩm
Giá cả thị trường
Nguồn vốn
Chất lượng giống
Chất lượng thức ăn
Khác (ghi rõ)
Ngày……tháng……năm……
Chủ hộ Người thực hiện
Đỗ Tiến Hảo
30
PHỤ LỤC 2
Tình hình xuất hiện và cách phòng trị bệnh mủ gan
Thông tin Đơn vị tính (%)
Tỉnh Đồng
Tháp
Vĩnh
Long
An
Giang
Cần
Thơ
Nguyên nhân xuất
hiện bệnh
Môi trường nước dơ, các
tác nhân gây bệnh
100 100 100 100
Tháng xuất hiện
bệnh
Quanh năm
100 100
100
100
Amoxicillin 50 60 30 40
Ampicillin 0 30 20 20
BKC 50 40 30 40
Cefaflorxacin 20 0 10 10
Chlofenicol 10 10 10 0
Cotrim 10 0 20 0
Doxycycline 40 20 40 30
Enrofloxacin 50 70 80 50
Florfenicol 80 80 50 60
Norfloxacin 20 20 0 30
Oxytetracycline 0 0 40 0
Vôi 10 10 0 0
Trimmocofol 20 30 20 40
Vemedim 0 10 0 20
Tên thuốc/hóa chất
Virkon 0 10 10 10
Trị bệnh tăng sức đề kháng 77.5 76.2 78.3 81.1 Mức độ sử dụng
thuốc/hóa chất Xử lý nước 22.5 24.6 21.7 18.9
Rải/tạt đều 17.9 18.5 16.2 13.7 Cách sử dụng
thuốc/hóa chất Trộn vào thức ăn 92.1 81.5 83.8 86.3
Bình thường 17.4 11.4 8.4 9.4 Hiệu quả
Hiệu quả 82.6 88.6 91.6 90.6
31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_dt_hao_2912.pdf