Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ Xuân Hè 2009

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Đối với cây rau nói chung, rau họ hoa thập tự nói riêng thì tầm quan trọng của chúng trong đời sống hàng ngày đã được cha ông ta thừa nhận qua câu ca dao: "Cơm không rau như đau không thuốc". Về mặt dinh dưỡng, rau là loại thực phẩm quan trọng, rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng có tác dụng điều hoà cân bằng kiềm tan trong máu làm tăng khả năng đồng hoá prôtein. Ngoài ra, rau còn bổ sung lượng vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ và chất thơm giúp cơ thể chống bị bệnh phù thũng, mỏi mệt khi làm việc, tăng sự dẻo dai cho hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Hàng ngày, để đảm bảo năng lượng cần thiết thì một người phải dùng từ 250 - 300g (khoảng 7,5 - 9 kg rau cho 1 người mỗi tháng). Trong trồng trọt hiện nay thì nghành trồng rau là nghành mang lại lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giá trị sản xuất 1 ha rau cao gấp 1 - 3 lần lúa (theo Lê Trường và ctv, 1995 và bộ môn chẩn đoán giám định dịch hại viện BVTV, 2006 ) [33], [1]. Rau cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Thời kỳ 1986 - 1990 nước ta xuất khẩu đạt 5,15 triệu USD. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 140 triệu USD tăng 170% so với năm 1986 và chiếm 1,6 tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước [1]. Trong số các loại rau trồng ở Việt Nam thì rau họ hoa thập tự là một nhóm rau có giá trị dinh dưỡng và đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, mà các loại rau họ hoa thập tự được rất nhiều người ưa thích, và chúng được trồng rộng rãi trên khắp cả nước. Tuy nhiên với sự phong phú về chủng loại, sự gia tăng về diện tích, đa dạng về sinh thái cùng với sự hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh, thâm canh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cây rau đã chịu sự phá hại ngày càng tăng của nhiều loại sâu bệnh (Viện khoa học Nông nghiệp miền nam, 1997) [10]. Các loài dịch hại này là những lực lượng thiên nhiên lớn đã, đang và sẽ là mối đe doạ thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với sản xuất rau nói riêng trên toàn thế giới. Trong số các loại dịch hại rau họ hoa thập tự thì bọ nhảy là loài gây hại chủ yếu thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở Việt Nam. Để bảo vệ năng suất rau chống lại các loài dịch hại, con người đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp thủ công, biện pháp canh tác, biện pháp vật lý, biện pháp hoá học.Trong đó biện pháp hoá học lâu nay vẫn được coi là biện pháp chủ lực và nông dân vẫn quen dùng như là một vũ khí sắc bén phòng trừ bọ nhảy và các loại sâu hại khác để bảo vệ cây rau. Thực sự biện pháp hoá học đã đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng tiêu diệt những kẻ thù nguy hiểm của năng suất. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp biện pháp này trở thành yếu tố duy nhất giúp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp khắc phục tác hại của sâu bệnh. Và việc sử dụng thuốc hoá học có chiều hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn chủng loại. Ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10000 tấn/năm, bước sang những năm của thập kỷ 90 thế kỷ 20 số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21600 tấn vào năm 1990) thậm chí tăng gấp ba (33000 tấn vào năm 1995) và diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng lên khoảng 80 - 90 %. Việc quá lệ thuộc vào thuốc hoá học với số lần phun nhiều và liều lượng cao hơn khuyến cáo đã gây nên những hậu quả khôn lường, làm thúc đẩy một đối tượng dịch hại thứ yếu trở thành dịch hại chủ yếu. Theo thống kê của FAO: tính đến năm 1970 đã có 224 loài côn trùng hình thành tính kháng thuốc trừ sâu. Đến năm 1980 con số đó đã tăng lên tới 428 loài, đến cuối 1989 tăng lên 481 loài trong đó có 238 loài gây hại nông nghiệp chiếm 58,8% và 198 loài gây hại cho người và động vật chiếm 41,2% (Grorghiuo và cộng sự 1991) [16]. Vì bọ nhảy là loài gây hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự, thường gặp rất nhiều ở các vùng trồng rau trên thế giới và các vùng chuyên canh rau ở Việt Nam nên bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius được đánh giá là một trong những loài sâu gây hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Việc phòng chống bọ nhảy hiện nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của chúng: ở pha sâu non chúng chui xuống đất và gây hại còn pha trưởng thành chúng có khả năng nhảy nhanh. Bên cạnh đó việc phát hiện kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy để khống chế sự phát triển của chúng là điều rất khó và hiện nay chưa thực hiện được. Trên thực tế ngoài đồng ruộng, người nông dân phòng trừ bọ nhảy dựa vào biện pháp hoá học là chủ yếu, nhiều nơi còn quá lạm dụng thuốc hóa học và sử dụng rất tùy tiện dẫn đến hiệu quả của việc phòng chống chưa được cao, độ an toàn sản phẩm thấp và tác động mạnh đến cân bằng sinh thái. Để phòng trừ hiệu quả một loài sâu hại nói chung, bọ nhảy nói riêng thì trước hết phải hiểu được tập tính sống và các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của chúng. Chính vì vậy, để góp phần đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự nói chung và cải Xanh Ngọt nói riêng, có hiệu quả và hợp lý hơn nữa chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ Xuân Hè 2009”. 1.2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự vụ Xuân Hè 2009 từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius đạt hiệu quả kinh tế và môi trường. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Điều tra xác định thành phần cây kí chủ của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Hải Phòng. - Nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius hại rau họ hoa thập tự. - Tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sự gây hại của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (Phyllotreta striolata Fabricius) hại họ rau thập tự và biện pháp phòng chống trong vụ Xuân Hè 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó: + N t: số lượng chủng quần ở thời điểm t + N0: số lượng chủng quần ở thời điểm ban đầu. + e: cơ số logarith tự nhiên. Hay (2) còn có thể chuyển về dạng (3) do một quần thể với khoảng sinh tử không đổi sẽ dần tiếp cận với một hình thức của sự phân bố tuổi, biết sự phân bố tuổi ổn định. (3) [9] Để tính được (3) điều quan trọng là phải lập được bảng sống (life table). * Bảng sống bao gồm: + Tỉ lệ sống (h) của con mẹ trong các tuổi (x). Tỉ lệ sống (lx) là xác suất sống xót của các cá thể cái ở tuổi x (l0 =100% =1). + Sức sinh sản (mx) là số con cái sống sót trung bình được một cá thể mẹ ở tuổi x đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Tổng số con cái sinh ra sồng sót trong một thế hệ (do một mẹ đẻ ra) được gọi là hệ số nhân của một thế hệ hay còn gọi là chỉ số nhân của một thế hệ (Neptreproductive rate) - R0. - Một số chỉ tiêu sinh học quan trọng nữa là thời gian của một thế hệ (Genneration time). Chỉ số này thường đo bằng 2 giá trị Tc và T. Trong đó: Tc là tuổi trung bình của tất cả cá thể mẹ khi đẻ con nhưng tính theo cơ sở của mẹ. T cũng là tuổi trung bình của mẹ khi đẻ con nhưng tính theo con mới sinh Từ công thức (3) ta cũng tính được tỉ lệ tăng tự nhiên (r) + Để dễ dàng cho việc tính toán người ta thường nhân với một hệ số ek, trong đó k lấy từ 5 - 7.Trong trường hợp này lấy k =7 ta có: + Do vế trái ít khi dùng e7 nên cần tìm 2 giá trị gần đúng trên và dưới của (r) và bằng phương pháp đồ thị chúng ta có thể tìm thấy (r) đúng. Ngoài ra lấy logarit nghịch cơ số e của (r) ta tìm thấy được giá trị . Đây là chỉ số giới hạn tăng tự nhiên (Finite rate of natural increase) nó cho biết được số lần quần chủng tăng trong một đơn vị thời gian. 3.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata trên cải Xanh Ngọt vụ Xuân hè 2009 tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Hải Phòng 3.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm canh tác ngoài đồng ruộng Chúng tôi thực hiện thí nghiệm với những cách làm đất khác nhau (Bố trí theo kiểu RCB, 3 lần nhắc lại): + Trên ruộng luân canh chia đôi ruộng, bố trí cách làm đất như sau: Thí nghiệm 1: Nửa ruộng trước khi trồng ngâm nước trong vòng 3 – 4 ngày, sau đó tháo nước làm ẩm đất để trồng cây. Thí nghiệm 2: Một nửa ruộng còn lại trước khi trồng cây 7 - 10 ngày, cày lật đất phơi khô sau đó làm đất trồng cây. + Thí nghiệm 1: Cách làm đất ướt, chúng tôi bố trí 4 công thức theo kiểu RCB và nhắc lại 3 lần - sơ đồ thí nghiệm trang 28. * Công thức 1: Xử lý đất: Sử dụng chế phẩm nấm Meta vina 10DP (nấm Metarhizium anisopliae) với lượng dùng là 1kg/1sào bắc bộ tương đương với 2,8 kg/1000m2, là chế phẩm dạng bột được sản xuất từ nấm Metarhizium anisopliae với nồng độ bào tử là 109 bào tử/g chế phẩm. * Công thức 2: Xử lý đất: Sử dụng thuốc Sago Super 3 G (Chlorpyrifos Methyl, 1,5 – 2kg/1000m2) dạng hạt mang tác dụng xử lý đất để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến pha sâu non.(Thuốc mang tinh chất nghiên cứu) * Công thức 3: Làm đất theo kinh nghiệm nông dân (trước khi trồng rắc vôi bột). * Công thức 4: Đối chứng, không xử lý đất, không rắc vôi bột. + Thí nghiệm 2: Cách làm đất khô có 4 công thức bố trí theo kiểu RCB và nhắc lại 3 lần - sơ đồ thí nghiệm trang 28. * Công thức 1: Xử lý đất: Sử dụng chế phẩm nấm Meta vina 10DP (nấm Metarhizium anisopliae) với lượng dùng là 1kg/1sào bắc bộ tương đương với 2,8 kg/1000m2, là chế phẩm dạng bột được sản xuất từ nấm Metarhizium anisopliae với nồng độ bào tử là 109 bào tử/g chế phẩm. * Công thức 2: Xử lý đất: Sử dụng thuốc Sago Super 3G (Chlorpyrifos Methyl, 1,5 – 2kg/1000m2) dạng hạt mang tác dụng xử lý đất để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến pha sâu non.(Thuốc mang tinh chất nghiên cứu) * Công thức 3: Làm đất theo kinh nghiệm nông dân (trước khi trồng rắc vôi bột). * Công thức 4: Đối chứng, không xử lý đất, không rắc vôi bột. Mỗi ô thí nghiệm rộng 20m2 (5m x 4m) Sơ đồ thí nghiệm: Thí nghiệm 2: Làm đất ướt Thí nghiệm 1: Làm đất khô Ghi chú: Thí nghiệm 1 (Làm đất ướt): + CT I: Sử dụng chế phẩm Metavina 10DP. + CT II: Sử dụng chế phẩm Sago Super 3G. + CT III: Làm theo kinh nghiệm người nông dân (rắc vôi bột) + CT IV: Đối chứng Thí nghiệm 2 (Làm đất khô): + CT I’Sử dụng chế phẩm Metavina 10DP. + CT II’: Sử dụng chế phẩm Sago Super 3G. + CT III’: Làm theo kinh nghiệm người nông dân (rắc vôi bột) + CT IV’: Đối chứng - Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ nhảy của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật ở ngoài đồng ruộng. Ghi chú: (1): CT1: Vithadan 95WP (Nereistoxin 95%). (2): CT2: Delfin WG (Bacillus thuringiensis). (3): CT3: Crymax 35WP (Bacillus thuringiensis). (4): CT4: Cyclodan 35EC (Endosulfan35%). (5): CT5: Đối chứng ghi chú: Thuốc Cyclodan 35EC chỉ mang tính chất nghiên cứu. - Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây/1 công thức/1 lần nhắc lại. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần. Bố trí theo kiểu RCB, mỗi ô có diện tích rộng 20m2 (5m x 4m) Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây chết do bọ nhảy gây hại ở từng giai đoạn của cây, ở từng công thức. Số cây chết (cây) Tl cây chết do bọ nhảy (%) = x 100 Tổng số cây điều tra (cây) Mật độ bọ nhảy trưởng thành ở từng công thức. Cá thể trưởng thành bọ nhảy điều tra (con) Mật độ bọ nhảy (con/cây) = Số cây điều tra (cây) 3.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm thuốc bảo vệ thưc vật ngoài đồng ruộng - Chúng tôi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, pha theo nồng độ ghi trong bảng 3.2 để khảo nghiệm ngoài đồng. Phương pháp phun ướt bề mặt lá, phun theo kiểu bao vây (từ ngoài vào trong và phun vòng quanh). Khi phun thuốc chúng tôi cho nước vào rãnh ngập 2/3. + Thử nghiệm thuốc: mỗi loại thuốc được phun nhắc lại trên 3 cây cải Xanh Ngọt ở giai đoạn 5 lá Sử dụng: + Vithadan 95WP: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc. Thuốc có độ độc II, thời gian cách ly của thuốc là 7 ngày sau phun. + Cyclodan 35 EC: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc. Thuốc có độ độc I, thời gian cách ly của thuốc là 7 ngày sau phun. + Crymax 35WP và Delfin WG: Là 2 loại thuốc có nguồn gốc vi khuẩn, thời gian cách ly ngắn chỉ 1 ngày sau phun. Bảng 3.2: Các công thức thí nghiệm khảo sát hiệu lực của thuốc Bảo vệ thực vật (sơ đồ thí nghiệm trang 28) Công thức Tên thương mại Tên hoạt chất Liều lượng dùng CT1 Vithadan 95 WP Nereistoxin 95% 0,8 kg/ha 600 - 1200 l nước/ha CT2 Delfin WP Bacillus thuringiensis 0,7 kg/ha 550 - 700 l nước/ha CT3 Crymax 35 WP BT 0,7 kg/ha 550 - 700 l nước/ha CT4 Cyclodan 35 EC Endosulfan35% 0,6 lít/ha 500l nước/ha CT5 (ĐC) Không phun - Chỉ tiêu theo dõi: Số trưởng thành bọ nhảy trước thí nghiệm và sau thí nghiệm 1, 3, 5 và 7 ngày thử nghiệm. Tính hiệu quả theo công thức Henderson – Tilton: Trong đó: HL là hiệu lực của thuốc. Ta là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý. Tb là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm trước khi xử lý. Ca là số cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi xử lý. Cb là số cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi xử lý. Để đánh giá hiệu lực của thuốc trừ sâu đến pha sâu non bọ nhảy sống trong đất, chúng tôi sử dụng thuốc Sago Super 3 G (Chlorpyrifos Methyl) và chế phẩm nấm Meta vina 10DP (nấm Metarhizium anisopliae) mang tác dụng xử lý đất để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến pha sâu non và mật độ trưởng thành trên cây. 3.4. Xử lý số liệu * Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, trên Microsoft Office Excel 2003 và IRRISTAT. Các công thức tính toán trong nghiên cứu Nông Nghiệp. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích diễn biến tình hình thời tiết Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009. Sâu hại nói chung và bọ nhảy nói riêng là những loại côn trùng có phản ứng rất nhạy cảm với những điều kiện khí tượng thời tiết bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Khi các điều kiện thời tiết không thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển thì lại rất thuận lợi cho các loài sâu hại phát sinh gây hại, đồng thời điều kiện thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh phát dục, các pha sinh trưởng của sâu hại. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được số liệu khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc tại Trạm Phù Liễn - Hải Phòng được trình bày ở bảng 4.1: Bảng 4.1: Số liệu khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc Bộ tại Trạm Phù Liễn - Hải Phòng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009. Tháng Nhiệt độ không khí (oC ) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) TB Cao nhất Thấp nhất 2 21,1 24,7 191 94 32,1 7,3 81,9 3 20,1 22,8 18,4 93,6 30,1 76,8 40,2 4 23,2 26,9 21,1 92,4 36,2 200,4 91,3 5 25,7 30,0 23,5 89,2 50,9 1009,6 156,2 Từ bảng số liệu chúng tôi có những nhận xét như sau: - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 5/2009 là 25,7oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,1oC vào tháng 3. - Độ ẩm: kết quả từ bảng trên cho ta thấy ẩm độ không khí dao động từ 89,2- 94%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 5 đạt 89,2, độ ẩm cao nhất vào tháng 2 đạt 94%. - Lượng mưa: lượng mưa thấp nhất vào tháng 2 là 7,3mm, cao nhất vào tháng 4 là 200,4mm. - Giờ nắng: số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 đạt 156,2 giờ, số giờ nắng thấp nhất vào tháng 3 đạt 40,2 giờ. Như vậy những yếu tố thời tiết nói trên cho thấy: ở tháng 3 có nhiệt độ trung bình thấp nhất, nhưng lại có độ ẩm không khí tương đối cao, tháng 2 có độ ẩm cao nhất, thì đây là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu hại phát sinh, phát dục và gây hại trong đó đặc biệt là bọ nhảy Phyllotreta striolata. Tháng 4 có lượng mưa lớn nhất, còn trong tháng 5 thì mưa đều trong tháng, thỉnh thoảng xuất hiện mưa rào làm cho bọ nhảy chết dần, trứng thối dẫn đến làm giảm mật độ. 4.2. Thành phần cây ký chủ họ hoa thập tự của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius Bọ nhảy P. striolata là đối tượng gây hại chính trên rau họ hoa thập tự ở nước ta nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung. Chúng gây hại ở cả pha sâu non và pha trưởng thành. Ngay sau khi nở sâu non chui xuống đất, sống trong đất và tấn công vào các rễ cây. Chúng gặm rễ phụ, gốc thân cây và rễ chính đồng thời chúng gặm mô biểu bì ngoài của rễ non khiến cho rễ hoá gỗ làm cây héo do giảm khả năng hút nước, khoáng, dinh dưỡng bị hạn chế, hại nặng chúng có thể gây chết cây. Pha sâu non có ảnh hưởng lớn đến giai đoạn cây con do khả năng phục hồi ở cây con không cao vì vậy khi bị hại cây dễ chết hoặc nếu có phục hồi được cây cũng trở nên còi cọc, chậm phát triển, giảm năng suất chất lượng rau. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều cây con bị héo và chết ở những ruộng chuyên canh 2 - 3 vụ liền trồng rau họ hoa thập tự. Tác hại của sâu non nặng nhất với cây ở giai đoạn cây mới mọc từ hạt được 7 - 10 ngày hoặc khi cây con trồng bắt đầu hồi xanh. Trưởng thành chủ yếu hại các lá bánh tẻ, lá non. Chúng ăn thủng lá dẫn đến làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. Khi mật độ trưởng thành bọ nhảy cao ở giai đoạn cây con (từ 7 - 15 ngày sau gieo) chúng có thể gây mất năng suất hoàn toàn do trưởng thành cắn thủng lá mầm, lá thật thậm chí cả thân cây vừa nhú. Qua quá trình điều tra chúng tôi đã xác định được phổ kí chủ của P. striolata và mức độ phổ biến, cấp hại của chúng trên bảng 4.2. Bảng 4.2: Thành phần cây ký chủ của bọ nhảy Phyllotreta striolata STT Tên cây ký chủ Mức độ phổ biến Cấp hại Tên Việt Nam Tên khoa học 1 2 3 4 5 6 7 8 Cải xanh Cải bao Bắp cải Su hào Súp lơ Cải củ Cải chíp Cảidại Brassica juncea Cosson Brassica pekinesnsis Rupr Brassica oleraceae Brassica canlorapa Pasq Brassica cauliflora Lizg Raphanus sativus L Brassica -sp Brassica nigra *** ** ** * * ** ** - 9 7 7 3 3 7 7 1 Chúng tôi thu mẫu bọ nhảy về phòng để giám định. Qua quan sát dưới kính lúp hai mắt cho thấy bọ nhảy hại trên rau họ hoa thập tự chỉ có một loài là P. striolata chưa phát hiện thêm loài nào khác. Phổ ký chủ của P. striolata tương đối hẹp, chúng gây hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự. Đặc điểm này, giúp chúng ta có thể phòng chống chúng bằng biện pháp luân canh với cây lúa nước hoặc cây khác họ. Kết quả bảng 4.2 cho thấy bọ nhảy P. striolata gây hại phổ biến trên cải xanh (cải ngọt) và cải chíp. Trên su hào, súp lơ chúng gây hại ít hơn. Khi có mặt các cây ký chủ thích hợp chúng sẽ phát triển tăng nhanh số lượng và gây hại nặng cho cây. 4.3. Diễn biến mật độ bọ nhảy Phyllotreta striolata trên các cây ký chủ. Kết quả điều tra tại khu ruộng trồng rau cho thấy trên rau họ hoa thập tự thường xuyên xuất hiện một số đối tượng sâu hại gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng rau. Trong đó bọ nhảy được coi là đối tượng gây hại nguy hiểm, bởi bọ nhảy là một loài có khả năng kháng thuốc cao và khó phòng trừ nên gây khó khăn rất lớn cho nghề trồng rau. Chính vì vậy, việc điều tra diễn biến mật độ của đối tượng này trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc dự tính dự báo sự phát sinh, phát triển của chúng, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ thích hợp. Để tìm hiểu tính ưa thích của bọ nhảy với các cây ký chủ, chúng tôi đã chọn các ruộng cải bắp, cải xanh, su hào, súp lơ có cùng thời gian gieo để điều tra diễn biến mật độ bọ nhảy trưởng thành ở mỗi ruộng. Điều tra ngẫu nhiên trên 5 điểm, mỗi điểm 5 cây họ hoa thập tự chúng tôi thu được kết quả được thể hiện trên bảng 4.3. Qua điều tra trên đồng ruộng chúng tôi thấy sau 5 ngày (tương ứng giai đoạn cây giống 2 lá mầm) trưởng thành bọ nhảy P. striolata đã bắt đầu xuất hiện và gây hại ở các lá mầm, trưởng thành gặm lớp biểu bì lá. Đồng thời chúng tôi phát hiện thấy có một số cây héo, khi nhổ lên thấy rễ cây đã bị sâu non gặm. Theo đánh giá của nông dân thì ở giai đoạn này bọ nhảy là loại sâu hại nguy hiểm, tốc độ phát triển nhanh. Sau gieo 14 - 15 ngày mật độ bọ nhảy tăng nhanh (cây con 1 - 2 lá) chúng ăn thủng lá và ăn cụt phần búp non của cây làm cây không phát triển được. Trong thực tế sản xuất thì ở giai đoạn này để đảm bảo con giống mang trồng thì hầu hết nông dân đều phải sử dụng thuốc để phòng trừ trưởng thành bọ nhảy P. striolata (chủ yếu các thuốc được dùng là thuốc hóa học). Sau khi cây giống được trồng ngoài ruộng, bên cạnh một số sâu hại như sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang thì bọ nhảy cũng là một trông số đối tượng nguy hiểm, gây hại nặng cho một số loại rau họ hoa thập tự. Bảng 4.3: Diễn biến mật độ (con/cây) của trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên một số loại rau thuộc họ hoa thập tự Ngày sau gieo (ngày) Bắp cải Su hào Cải xanh Cải chíp Súp lơ xanh 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 1,24 5,36 2,96 2,64 4,28 11,92 16,00 4,48 5,92 7,88 12,48 14,24 1,04 3,20 2,60 5,64 4,08 6,00 10,8 7,48 3,68 8,00 11,8 2,60 1,40 6,24 3,20 6,60 10,16 12,20 21,40 16,08 - - - - 1,28 5,40 2,16 5,72 9,40 11,92 20,64 15,60 - - - - 0,96 2,60 1,88 4,32 3,48 7,12 8,48 4,16 3,88 7,16 - - Diễn biến mật độ P. striolata trên một số rau họ hoa thập tự còn được chúng tôi thể hiện qua hình 4.1. Qua bảng 4.3 cho thấy mật độ bọ nhảy tăng rất nhanh về số lượng. ở thời điểm 30 và 35 ngày sau gieo mật độ bọ nhảy trưởng thành trên các cây thường ở mức cao nhất. Có thể do nguồn sâu non và nhộng đã tích lũy sẳn trong đất phát triển lên. Cây cải xanh có mật độ cao nhất, ở thời điểm 35 ngày sau gieo mật độ đạt tới 21,4 con/cây. Trong cùng họ hoa thập tự nhưng mật độ bọ nhảy trưởng thành trên cây su hào và súp lơ xanh không cao nên mức độ gây hại không đáng kể. Hình 4.1: Diễn biến mật độ (con/cây) của trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên 5 loại rau họ hoa thập tự tại Trung tâm Nông- Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng, vụ Xuân hè 2009 4.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata 4.4.1. Nghiên cứu kích thước các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata Sau khi đo kích thước các pha (trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành cái, trưởng thành đực). Chúng tôi đã tính toán kích thước trung bình của các pha. Kết quả thể hiện ở bảng 4.4 và hình 4.2 Bảng 4.4: Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata Pha phát dục Kích thước (mm) Chiều dài Chiều rộng Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 Sâu non tuổi 3 Nhộng Trưởng thành cái Trưởng thành đực 0,24 1,00 2,40 1,60 1,80 2,20 2,00 0,39 2,30 4,30 3,20 2,10 2,70 2,50 0,30 ±0,009 1,65 ±0,067 3,22 ±0,114 3,98 ±0,112 1,92 ±0,019 2,42 ±0,030 2,23 ±0,033 0,17 0,12 0,33 0,60 0,70 1,00 0,80 0,23 0,35 0,68 1,90 1,10 1,30 1,30 0,19 ±0,004 0,20 ±0,014 0,48 ±0,021 0,96 ±0,055 0,94 ±0,028 1,18 ±0,020 1,04 ±0,032 1,18 ±0,020bnb 1,04 ±0,032 Bọ nhảy P. striolata có biến thái hoàn toàn, quá trình sinh trưởng phát dục trải qua 4 giai đoạn: trứng - sâu non - nhộng - trưởng thành. Tập tính sinh sống của sâu non và trưởng thành có sự khác nhau rõ rệt. Sâu non chủ yếu sống và gây hại ở phần dưới đất của cây, còn trưởng thành thì cắn thủng lá. * Pha trứng - Trong phòng thí nghiệm, nuôi trưởng thành bọ nhảy trong lồng mika thì thấy trứng của bọ nhảy được đẻ ở mặt sau của lá, ở gốc của bẹ lá, phần gốc cây cải đặt làm thức ăn. Đó là những nơi có độ ẩm cao và trứng thường được riêng lẻ từng quả hoặc đẻ thành cụm 5 - 6 quả. Qua quan sát chúng tôi thấy trứng của bọ nhảy có hình bầu dục, khi mới đẻ thì có màu trắng đục dần dần chuyển sang màu vàng và khi sắp nở thì có màu nâu vàng, bề mặt nhẵn bóng. - Kích thước: Trứng có chiều dài lớn nhất là 0,39mm, nhỏ nhất là 0,24mm, trung bình là 0,30 ± 0,009mm. Chiều rộng : lớn nhất 0,23mm, nhỏ nhất 0,17mm và trung bình 0,19 ± 0,004mm. * Pha sâu non - Sâu non bọ nhảy có 3 tuổi. Sâu non tuổi 1 có màu trắng đục, sâu non tuổi 2 có màu nâu nhạt, sâu non tuổi 3 khi đẫy sức có màu nâu đậm. Cơ thể có hình ống mập, mới nở sâu có màu trắng đục, lớn chuyển dần sang màu nâu vàng. Đầu hình bán cầu, hai má màu nâu. Trên cơ thể có các u lông nhỏ ngắn và thưa phần ngực có 3 đôi chân phát triển giúp chúng hoạt động, chân có 3 đốt, đốt cuối phát triển sắc nhọn hình lưỡi cầu. Trên các đốt bụng có các u lồi, đốt cuối cùng có hình oval nhỏ phía trước hậu môn. Sâu non sống hoàn trong đất và qua theo dõi thấy độ ẩm đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh ttrưởng và phát triển của sâu non trong đất, nếu đất quá khô hoặc quá ẩm đều làm cho sâu non bị chết. Dựa vào đặc điểm này có thể hạn chế số lượng bọ nhảy bằng cách thay đổi độ ẩm đất ở ngoài đồng ruộng. Cuối các tuổi sâu non co mình lột xác, đặc biệt cuối tuổi 3 sâu non co mình, ngừng ăn 1 - 2 ngày đến khi kích thước cơ thể co ngắn thì hoá nhộng. Sâu non bọ nhảy từ khi nở đến khi hoá nhộng ít thay đổi chỉ có màu sắc và kích thước thay đổi. - Kích thước: Sâu non tuổi 1 có chiều dài trung bình 1,65mm, chiều rộng trung bình 0,2mm. Sâu non đẫy sức có chiều dài trung bình 3,98mm, chiều rộng trung bình 0,96mm. * Pha nhộng - Sự hoá nhộng của bọ nhảy diễn ra ở trong đất. Giai đoạn nhộng có màu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu đến khi sắp nở hoá trưởng thành có màu vàng nâu đậm. Nhộng trần có màu vàng nâu, mầm cánh, mầm chân rõ rệt. Phần đầu, bụng, lưng và ngực có nhiều lông ngắn cứng và thưa. Đốt cuối cùng của nhộng có 2 gai lồi. - Kích thước: Chiều dài lớn nhất 2,10mm, nhỏ nhất 1,80mm, trung bình 1,92 ± 0,019mm. Chiều rộng lớn nhất 1,00mm, nhỏ nhất 0,70mm, trung bình 0,94 ± 0,021mm. * Pha trưởng thành - Trưởng thành bọ nhảy P. striolata có cánh cứng, miệng gặm nhai, cơ thể hình bầu dục có màu đen bóng. Trên mỗi cánh trước vân sọc hình vỏ củ lạc màu vàng nhạt nằm ở giữa cánh chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Trưởng thành có 3 đôi chân ngực rất phát triển nhất là đốt đùi, chân sau to khoẻ giúp chúng bay nhảy dễ dàng. Đôi râu đầu rất phát triển có 11 đốt, 3 đốt gốc có mầu nâu nhạt, 8 đốt còn lại có màu đen bóng, có sự khác biệt giữa con đực và con cái. Con cái râu đầu 11 đốt thuôn đều, đốt râu thứ 2 và thứ 3 có màu vàng sáng. Con đực có đốt râu thứ 4 và thứ 5, đặc biệt là đốt thứ 5 to hơn các đốt khác. Con cái có kích thước lớn hơn con đực. Trưởng thành bọ nhảy cắn thủng lá và có sức ăn rất lớn. - Kích thước: Trưởng thành đực chiều dài lớn nhất 2,5mm, nhỏ nhất 2mm, trung bình 2,23 ± 0,033mm, chiều rộng lớn nhất 1,3mm, nhỏ nhất 0,8mm, trung bình 1,04± 0,032mm. Trưởng thành cái: chiều dài lớn nhất 2,7mm, nhỏ nhất 2,2mm, trung bình 2,42 ± 0,03mm. Chiều rộng lớn nhất 1,3mm, nhỏ nhất 1mm, trung bình 1,18 ± 0,02mm. Trưởng thành bọ nhảy P. striolata hoạt động mạnh vào những lúc trời không mưa, nắng nhẹ. Chúng thường đẻ nhiều vào buổi trưa những ngày ấm áp. Nếu nhiệt độ tăng lên tới 34oC thì trưởng thành ít hoạt động tìm nơi ẩn nấp. Nhiệt độ và ẩm độ là các chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến quy luật hoạt động cũng như thời gian phát dục của các sinh vật nói chung và bọ nhảy nói riêng. Lượng mưa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mật độ P. striolata. Qua quan sát chúng tôi thấy khi mưa lớn, kéo dài trưởng thành bọ nhảy ít hoạt động và thường ẩn nấp dưới gốc khóm cây. Lợi dụng đặc điểm này khi phun thuốc người ta tưới ngập 2/3 rãnh. Khi trưởng thành nhảy tránh thuốc, bị rơi xuống rãnh bị nước phủ vào lổ thở sẽ chết. So với không tưới ngập rãnh khi phun thì biện pháp này cho hiệu quả hơn hẳn. Nhộng Trứng Triệu chứng hại Sâu non Trưởng thành Hình 4.2: Các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius 4.4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 4.4.2.1. Nghiên cứu thời gian phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata. Kết quả theo dõi thời gian phát dục của bọ nhảy ở trong phòng thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Thời gian phát dục của bọ nhảy (Phyllotreta Striolata Fabr) Pha phát dục Số cá thể theo dõi Thời gian phát dục ( ngày ) Ngắn nhất Dài nhất TB Trứng 30 4 9 6,37 ± 0,320 Sâu non tuổi 1 30 3 6 4,33 ± 0,188 Sâu non tuổi 2 30 3 5 4,03 ± 0,27 Sâu non tuổi 3 30 3 5 3,87 ± 0,150 Nhộng 30 4 8 5,73 ± 0,230 Tiền đẻ trứng 30 8 14 11,1 ± 0,4 Vòng đời 30 26 38 32,93 ± 0,81 Tuổi thọ trưởng thành cái 30 52 68 60,70 ±0,79 Tuổi thọ trưởng thành đực 30 32 43 37,00 ±0,64 Nhiệt độ TB (oC) 23 ± 1,61 Ẩm độ TB (% ) 91,73 ± 1,3 Qua bảng 4.5 cho thấy ở nhiệt độ trung bình trong phòng là 23oC ±1,61 và ẩm độ trung bình là 91,73% ± 1,3 thì thời gian phát dục ở giai đoạn trứng của bọ nhảy trung bình là 6,37 ± 0,32 ngày, tối đa là 9 ngày và tối thiểu là 4 ngày. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 1 là 4,33 ± 0,27 ngày, sâu non tuổi 2 trung bình là 4,03 ± 0,27 ngày và sâu non tuổi 3 trung bình là 3,87 ± 0,15 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng trung bình của trưởng thành sau vũ hoá là 11,11 ± 0,4 ngày, tối đa là 14 ngày và tối thiểu là 8 ngày. Thời gian hoàn thành vòng đời của bọ nhảy trung bình là 32,93 ± 0,81 ngày, dài nhất là 38 ngày và ngắn nhất là 26 ngày. 4.4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy Phyllotreta striolata Khả năng đẻ trứng của bọ nhảy Phyllotreta striolata. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng đẻ trứng trung bình của một cặp trưởng thành mới vũ hóa đưa vào thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 Bảng 4.6. Khả năng sinh sản của bọ nhảy (Phyllotreta Striolata Fabr.) Khả năng sinh sản Số cá thể theo dõi Số trứng đẻ (quả/con) Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Số trứng đẻ trong một ngày 15 9,73 11,88 10,99 ±0,19 Tổng số trứng đẻ của một cặp trưởng thành 15 111 190,0 155,27 ± 5,86 Tổng thời gian đẻ 15 Thời gian đẻ trứng (ngày ) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình 12,0 16,00 13,930 ± 0,38 Nhiệt độ TB (oC) 23 ± 1,61 Ẩm độ TB (% ) 91,73 ± 1,3 Khả năng sinh sản của P. striolata Qua bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét: * Tổng số trứng đẻ trung bình của một cặp trưởng thành là: 155,27 ± 5,86 quả. * Tổng thời gian đẻ trung bình: 13,93 ± 0,38 ngày. * Số trứng đẻ trung bình trong 1 ngày của một con cái là: 10,99 ± 0,19 quả/ngày. Trong điều kiện nuôi sinh học chúng tôi thấy: ngày đầu tiên trưởng thành đẻ lượng trứng ít, hai ngày tiếp theo số trứng đẻ tăng dần, cao nhất trong các ngày sinh sản thứ 5 - 11. Sau đó số lượng trứng đẻ/1 ngày giảm dần. Trưởng thành đẻ nhìn chung chia thành các đợt. Tuỳ thuộc vào tuổi của trưởng thành mà quyết định đến độ dài ngắn của các đợt, số lượng trứng của mỗi đợt. Khi trưởng thành nhiều tuổi đợt sinh sản ngắn lại và lượng trứng cũng ít hơn, thông thường trưởng thành đẻ nhiều ở ngày sinh sản thứ 5 - 12 (ngày). Trưởng thành đẻ theo đợt, đẻ liên tục 12 ngày ở điều kiện nuôi trong lồng lưới. - Theo tính toán thống kê, chúng tôi thấy số trứng đẻ trung bình trên ngày của một con cái trung bình là: 10,99 (quả /ngày). 4.4.2.3. Nghiên cứu đặc điểm các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nuôi đến tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non, tỷ lệ vũ hóa của nhộng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 4.7 Nhìn bảng 4.7 chúng tôi có nhận xét: - Tỷ lệ trứng nở trung bình là: 76,50 ± 3,5 (%) - Tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non trung bình là: 16,25 ± 1,79 (%) - Tỷ lệ vũ hóa của nhộng trung bình là: 96,5 ± 1,83 (%) Bảng 4.7: Ảnh hưởng của điều kiện nuôi đến sức sống các pha phát dục của (Phyllotretra striolata Fabr) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức sống các pha phát dục Số cá thể theo dõi Tỷ lệ (%) Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Tỷ lệ trứng nở 400 60 90 76,5 ± 3,5 Tỷ lệ vũ hóa của nhộng 400 84 100 96,5 ± 1,83 Tỷ lệ chết tự nhiên của sâu non 400 10 24 16,25 ±1,79 Nhiệt độ TB ( oC) 23 ± 1,61 Ẩm độ TB ( % ) 91,73 ± 1,3 4.4. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata ở điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu sức sống của từng pha phát dục của bọ nhảy ở điều kiện nuôi dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ tăng thực tự nhiên của P. striolata và thiết lập được bảng sống, số liệu được thể hiện ở bảng 4.8. Sức sinh sản của bọ nhảy P. striolata còn được thể hiện qua hình 4.3. Từ hình 4.3 chúng tôi có nhận xét, sức sinh sản của bọ nhảy P. striolata phụ thuộc lớn vào độ tuổi của trưởng thành. Sức sinh sản tăng dần và đạt cao nhất khi trưởng thành ở ngày tuổi 38 đến 43. Sau đó sức sinh sản của chúng giảm dần. Bảng 4.8: Bảng một số chỉ tiêu sinh học của quần thể bọ nhảy Phyllotreta Striolata Ngày tuổi (x) Tỉ lệ sống (lx) Sức sinh sản (mx) lx.mx 1- 28 29-32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 1,00 0,94 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0 0 0,80 2,67 2,80 1,86 2,88 3,39 2,93 4,33 4,47 3,65 3,00 1,80 0,93 1,93 1,87 0,68 0,93 1,13 1,46 2,00 1,72 1,27 0,72 0,48 0,53 0,60 0,53 0,73 0,72 0,72 0, 64 2,14 2,24 1,49 2,30 2,71 2,34 3,46 3,58 2,92 2,40 1,44 0,74 1,54 1,25 0,46 0,62 0,76 0,98 1,34 1,15 0,85 0,48 0,32 0,36 0,40 0,36 0,49 0,48 0,48 ∑: 40,73 Bảng 4.9: Các giá trị (∑lx.mx.e 7 -rx gần đúng trên và gần đúng dưới) của tỉ lệ tăng tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata trong cùng một điều kiện. Ngày tuổi (x) lx.mx r =0,089 r =0,09 7 –rx e 7 -rx lx.mx.e 7 -rx 7 -rx e 7 -rx lx.mx. e 7 –rx 1 -32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 Tổng 0 0, 64 2,14 2,24 1,49 2,30 2,71 2,34 3,46 3,58 2,92 2,40 1,44 0,74 1,54 1,25 0,46 0,62 0,76 0,98 1,34 1,15 0,85 0,48 0,32 0,36 0,40 0,36 0,49 0,48 0,48 0 - 4,063 3,974 3,885 3,796 3,707 3,618 3,529 3,44 3,351 3,262 3,173 3,084 2,995 2,906 2,817 2,728 2,639 2,55 2,461 2,372 2,283 2,194 2,105 2,016 1,927 1,838 1,749 1,66 1,571 1,482 - - 58,15 53,20 48,67 44,52 40,73 37,26 34,09 31,19 28,53 26,10 23,88 21,85 19,99 18,28 16,73 15,30 14,00 12,81 11,72 10,72 9,81 8,97 8,21 7,51 6,87 6,28 5,75 5,26 4,81 4,4 - - 37,22 113,63 109,01 66,25 93,85 101,06 79,91 108,03 102,03 76,22 57,31 31,46 14,87 28,23 20,96 6,97 8,72 9,70 11,46 14,36 11,30 7,63 3,96 2,41 2,44 2,53 2,04 2,57 2,32 2,12 - 1130,56 - 4,03 3,94 3,85 3,76 3,67 3,58 3,49 3,40 3,31 3,22 3,13 3,04 2,95 2,86 2,77 2,68 2,59 2,50 2,41 2,32 2,23 2,14 2,05 1,96 1,87 1,78 1,69 1,60 1,51 1,42 - - 56,26 51,42 46,99 42,95 39,25 35,87 32,79 29,96 27,39 25,03 22,87 20,91 19,11 17,46 15,96 14,59 13,33 12,18 11,13 10,18 9,30 8,50 7,77 7,10 6,49 5,93 5,42 4,95 4,53 4,14 - - 36,01 109,83 105,26 63,91 90,44 97,29 76,85 103,80 97,93 73,08 54,90 30,10 14,21 26,96 19,99 6,64 8,31 9,22 10,89 13,64 10,72 7,23 3,75 2,28 2,30 2,38 1,92 2,42 2,18 2,00 - 1086,46 Hình 4.3: Sức sinh sản của Phyllotreta striolata trong điều kiện nuôi sinh học. Dựa vào phương trình đồ thị: y = - 44110x + 5055,5 Hình 4.4: Phương trình tuyến tính tỷ lệ tăng thực tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata Từ đường thẳng tuyến tính chúng tôi xác định được giá trị gần đúng của r =0,0898. Từ hệ số gia tăng quần thể r chúng tôi có thể tính được một số chỉ số sinh học khác kết quả được trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của quần thể bọ nhảy P. striolata R0 Tc T r λ 40,73 43,15 39,7 0,0898 1,094 Ghi chú: + Ro: Chỉ số nhân của một thế hệ. + Tc: Tuổi trung bình của tất cả cá thể mẹ khi đẻ con nhưng tính theo cơ sở của mẹ. + T: Tuổi trung bình của mẹ khi đẻ con nhưng tính theo con mới sinh. + r: Hệ số gia tăng quần thể. + λ: Chỉ số giới hạn tăng tự nhiên. Từ bảng 4.10 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tăng tự nhiên của bọ nhảy P. striolata ở điều kiện 25oC gần bằng 1/3 lần đối với nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citri ở điều kiện 30oC (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đĩnh) và gần bằng 1/2 lần so với rệp đen Aphis craccivora Koch (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh). Nhưng gấp 1,5 lần tỷ lệ tăng tự nhiên của bọ hà hại khoai lang Cylas formicarius Fabricius ở điều kiện 30oC (theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ ). 4.6. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Bọ nhảy P. striolata gây hại có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, mẫu mã của rau họ hoa thập tự nói chung và rau cải Xanh ngọt nói riêng. Tuy nhiên vấn đề phòng trừ bọ nhảy hiện nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số biện pháp phòng trừ loài sâu hại này. 4.6.1. Biện pháp canh tác Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy, một lượng lớn cây giống bị héo, thậm chí chết. Hiện tượng này có thể do sự gây hại của bọ nhảy hoặc một số bệnh cũng như tuyến trùng. Để so sánh và nhận biết chính xác triệu chứng gây hại của bọ nhảy và các nguyên nhân gây hại khác. Chúng tôi tiến hành mô tả triệu chứng gây hại như sau: Cây cải Xanh Ngọt bị bọ nhảy gây hại khi nhổ lên thường phát hiện thấy rễ cây bị gặm hoặc cắn cụt, đồng thời chúng tôi phát hiện thấy sâu non bọ nhảy P. striolata đang sống trên phần thân ngầm còn lại. Như vậy, có thể dễ dàng phân biệt nguyên nhân gây hại cho cây giữa sâu non bọ nhảy và các nguyên nhân khác là: những bệnh trên rau họ hoa thập tự cũng khiến cây có thể chết, nhưng chúng không gây ra hiện tượng gặm khuyết rễ cây, rất khác với triệu chứng như cây rau họ hoa thập tự bị bệnh do tuyến trùng hoặc do vi khuẩn, nấm gây ra. Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ cây chết có mối quan hệ với nhau. Sự tích lũy sâu non và nhộng trong đất đã có ảnh hưởng đến sự phát sinh và mật độ bọ nhảy trưởng thành. Kết quả thể hiện qua bảng 4.11, hình 4.9, hình 4.10. Qua bảng 4.11 cho ta thấy ở thí nghiệm làm đất ướt thì biện pháp xử lý đất tỏ ra hiệu quả hơn hẳn so với thí nghiệm làm đất khô trong các giai đoạn phát triển của cây đặc biệt là giai đoạn thu hoạch ( tỉ lệ cây chết do sâu non mật độ bọ nhảy trưởng thành ở công thức xử lý đất chỉ có 5% - 5,8 con/ cây). Thí nghiệm làm đất khô các công thức canh tác (có xử lý đất, nông dân tự làm - rắc vôi bột và không tác động vào đất) không có sự sai khác ở các giai đoạn phát triển của cây. Như vậy khi làm đất khô, công thức xử lý đất không có tác dụng khác rõ rệt so với nông dân làm. Hay nói cách khác, khi người dân làm đất khô sẽ vừa hạn chế tỷ lệ cây chết do sâu non bọ nhảy gây ra vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Biện pháp làm đất khô này dể làm mà có tác dụng diệt sâu non trong đất cao. Như vậy biện pháp xử lý đất có hiệu quả cao hơn so với cách làm theo kinh nghiệm của người dân là rắc vôi bột (do thuốc đã có tác dụng tiêu diệt, làm giảm sự phát triển của các pha trứng, sâu non, nhộng sống trong đất). Qua hình 4.9 cho ta thấy nhìn chung, tỷ lệ cây chết do sâu non bọ nhảy gây ra ở giai đoạn cây con thấp. Nhưng ở giai đoạn bén rễ trưởng thành phát triển mạnh và tỷ lệ cây chết cũng ở mức cao nhất. Khi cây đã phát triển (5 lá, 7 lá đến thu hoạch) thì sâu non không còn gây hại lớn đến cây do lúc này bộ rễ của cây đã phát triển (cây vẫn đảm bảo hoạt động dinh dưỡng) tuy nhiên lúc này bọ nhảy trưởng thành là vấn đề cần quan tâm. ở giai đoạn sinh trưởng này nông dân phải sử dụng thuốc để khống chế số lượng trưởng thành. Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến tỷ lệ chết của cây do sâu non bọ nhảy và mật độ trưởng thành Phyllotreta striolata gây ra trên các công thức thí nghiệm. Thí nghiệm Công thức Tỷ lệ cây chết do sâu non bọ nhảy gây ra (%) Mật độ bọ nhảy trưởng thành (con/cây) Cây con Bén rễ 5 lá 7 lá Thu hoạch Cây con Bén rễ 5 lá 7 lá Thu hoạch Đất ướt CT I 15,7 37,2 27,5 16,5 5,5 4,5 17,7 5,6 12,8 5,8 CT II 18,2 42,2 35,7 23,2 16,0 3,3 16,2 4,5 4,0 7,7 CT III 18,2 45,2 35,0 22,2 13,2 4,5 17,7 5,9 15,2 7,3 CT IV 20,0 46,3 37,2 23,5 14,8 4,7 20,3 6,1 15,5 8,0 LSD (%) 1,3 2,3 2,3 2,0 2,5 Đất khô CT I’ 14,5 30,7 20,7 14,8 5,0 3,1 14,4 4,3 12,9 5,1 CTII’ 17,6 33,7 27,8 19,5 6,4 4,2 18,5 5,4 13,8 7,3 CT III’ 17,8 27,8 26,3 27,8 7,5 4,0 15,8 5,7 14,7 7,1 CT IV’ 19,3 42,7 27,8 23,5 7,8 4,0 18,7 5,8 14,8 7,1 LSD (%) 1,3 2,1 1,3 1,1 0,8 Hình 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến tỷ lệ chết của cây do sâu non bọ nhảy Phyllotreta striolata gây ra trên các công thức thí nghiệm. Hình 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến mật độ trưởng thành Phyllotreta striolata trên các công thức thí nghiệm. 4.5.2. Biện pháp thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) -Thử nghiệm một số loại thuốc BVTV trên đồng ruộng. Như vậy, ở điều kiện trong phòng thí nghiệm một số loại thuốc có thể đạt hiệu lực tới 100%. Tuy nhiên hiệu lực thường thấp hơn khi phun thuốc ở ngoài đồng ruộng.Chính vì thế người nông dân thường trộn các loại thuốc lại với nhau để mang lại kết quả cao. Chúng tôi tiến hành thử thuốc ngoài đồng để đánh giá hiệu lực thực tế của các loại thuốc trên nhằm đưa ra khuyến cáo cho nông dân. Để đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trên đồng ruộng chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số loại thuốc BVTV. Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.12 và hình 4.7. Bảng 4.12: Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV đối với trưởng thành Phyllotreta striolata (ngoài đồng) Thuốc Liều lượng dung Hiệu lực của thuốc các ngày sau phun (%) 1 Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Ngày Vithadan 95WP 0,8 kg/ha 70,46 76,84 69,49 66,31 Delfin WP 0,7 kg/ha 22,78 37,36 46,42 54,90 Crymax 35WP 0,7 kg/ha 32,98 38,08 52,44 56,42 Cyclodan 35EC 0,6 lít/ ha 87,18 84,29 79,05 74,37 LSD (0.05) 7,72 2,07 3,7 4,04 CV% 7,2 1,7 3,0 3,2 ToC 23,2 RH% 92,4 Hình 4.7: Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ nhảy vụ Xuân hè 2009 tại Trung Tâm Giống và Phát Triển Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. - Ở thời điểm 1 ngày sau phun: Thuốc sinh học Delfin WG có hiệu lực thấp nhất (trung bình là 22,78%). Cao nhất là thuốc hóa học Cyclodan 35EC (trung bình là 87,18%). - Ở thời điểm 3 ngày sau phun: Thuốc sinh học Delfin WG và Crymax 35WP có hiệu lực thấp nhất (trung bình lần lượt là: 37,36 - 38,08%). Cao nhất là thuốc hóa học Cyclodan 35EC (trung bình là 84,29%). - Ở thời điểm 7 ngày sau phun: Thuốc Delfin WG, Crymax 35WP, Vithadan 95WP có hiệu lực như nhau và thấp nhất (trung bình lần lượt là: 54,9 - 56,42 - 66,31%). Hiệu lực cao nhất là Cyclodan 35EC (trung bình là: 74,37% ). Qua kết luận nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bọ nhảy P. striolata trên chúng tôi nhận thấy để phòng trừ bọ nhảy đạt hiệu quả, trước hết cần đảm bảo vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch (diệt trừ bọ nhảy ở các pha sâu non, nhộng, trứng). Bằng cách thu dọn gốc cây cải sau khi thu hoạch và nhổ bỏ sạch cây cải dại vì đây là kí chủ phụ của P. striolata. Việc làm đất theo phương pháp cày lật đất, phơi khô không những có ý nghĩa về cải thiện đất mà còn có tác dụng diệt trừ trực tiếp bọ nhảy trong đất hoặc tạo ra môi trường sống bất lợi cho P. striolata. Luân canh các cây trồng khác họ không những mang lại hiệu quả cao trong việc phòngchống P. striolata mà còn giúp hạn chế sự gây hại của các loài sâu đơn thực khác. Xét về khía cạnh kinh tế, biện pháp này mang tính kinh tế cao do hạn chế sử dụng thuốc ở giai đoạn cây con, tỷ lệ con giống chết giảm hẳn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, theo kinh ngiệm của bà con nông dân ở Hải phòng. Khi cây ở giai đoạn cây con, người ta phủ lên luống rau một lớp ni lông trắng việc này giúp hạn chế sự tiếp xúc của trưởng thành P. striolata lên rễ cây, đẻ trứng. Người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc phòng trừ bọ nhảy trưởng thành thường trộn nhiều loại thuốc với nhau điều này có thể gây ngộ độc cho người, làm ô nhiễm nguồn đất, nước, ảnh hưởng đến kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy nói riêng và các loài khác nói chung. Theo chúng tôi việc sử dụng Cyclodan 35EC nên hạn chế, chỉ sử dụng khi mật độ bọ nhảy lên cao. Thuốc Vithadan 95WP là loại thuốc có hiệu quả cao, có tính phân giải nhanh, thời gian cách ly là 7 ngày nên được sử dụng để thay thế dần việc lạm dụng thuốc (sử dụng các loại thuốc được khuyến cáo hạn chế sử dụng một cách thường xuyên như Cyclodan 35EC, Marshal 200SC). Thuốc sinh học Delfin WG và Crymax 35WP tuy hiệu lực ngay sau khi phun không cao nhưng hiệu lực của thuốc sinh học mang tính tích lũy. Không làm giảm quần thể kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy trên đồng ruộng. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Thành phần ký chủ chính của bọ nhảy P. striolata là các cây rau họ hoa thập tự, chủ yếu là các loại cây su hào, bắp cải, cải chip, cải bao, kí chủ phụ là cải dại. . . Chúng gây hại nặng trên cải ngọt, gây hại nhẹ trên su hào, súp lơ, không đáng kể trên cây cải dại. 2. Đặc điểm sinh vật học của bọ nhảy Phyllotreta srtiolata - Trứng bọ nhảy được đẻ gần sát gốc, có thể đẻ riêng lẻ hoặc đẻ thành cụm. Trứng mới đẻ màu trắng đục đến khi sắp nở có màu nâu vàng, bề mặt nhẵn bóng. - Sâu non có ba tuổi, hình ống mập, có 3 đôi chân ngực phát triển. Khi mới nở sâu có màu trắng đục, lớn lên chuyển dần sang màu nâu vàng. Sâu non tuổi 1 có chiều dài trung bình là 1,65mm, chiều rộng trung bình 0,2mm. Sâu non đẫy sức có chiều dài trung bình 3,98mm, chiều rộng trung bình 0,96mm. - Nhộng trần có chiều dài trung bình 1,92mm, chiều rộng trung bình 0,94mm. - Trưởng thành đực nhỏ hơn trưởng thành cái (chiều dài trung bình và chiều rộng trung bình tương ứng là: 2,23 - 1,04 và 2,42 – 1,18mm), phân biệt chúng dựa vào râu đầu thứ 4 và thứ 5. 3. Nuôi sinh học bọ nhảy trong điều kiện bình thường nhiệt độ trung bình 23oC± 1,61, ẩm độ 91,73% ± 1,3 thì thời gian phát dục trung bình của trứng, sâu non, nhộng, vòng đời tương ứng là 6,37 - 12,23 - 5,73 - 32,93 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ nuôi dưỡng bình thường P. striolata có tỷ lệ tăng tự nhiên r = 0,0898. Tuy tỷ lệ tăng tự nhiên không cao nhưng thời gian của thế hệ dài nên chúng phá hại trên đồng ruộng mạnh. 4. Biện pháp luân canh có hiệu quả cao trong việc phòng chống bọ nhảy sâu non gây hại. Khi làm đất khô, cách làm đất của nông dân cũng có hiệu quả cao như cách xử lý đất (tỷ lệ cây chết ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây đều tương tự nhau, tỷ lệ cây chết ở giai đoạn thu hoạch tương ứng là: 5,0 - 6,4 - 7,5 - 7,8%). Khi làm đất ướt, việc xử lý đất cho hiệu quả hơn hẳn so với cách làm đất của nông dân (giai đoạn 7 lá và giai đoạn thu hoạch có sự sai khác rõ rệt), ở giai đoạn thu hoạch tỷ lệ cây chết ở công thức xử lý đất chỉ là 5,5%, trong khi đó cách làm đất theo nông dân tỷ lệ cây chết là 13,2%. Việc sử dụng Cyclodan 35EC nên hạn chế, chỉ sử dụng khi mật độ lên cao. Nên dùng Vithadan 95WP cũng là một trong những loại thuốc có hiệu quả cao, có tính phân giải nhanh. 5.2. Đề nghị - Luân canh giữa rau họ hoa thập tự với các cây trồng khác họ. - Cần làm đất, phơi ải kỹ, làm sạch đất trước khi gieo hạt và trồng cây con nhất là đối với ruộng chuyên canh. - Sử dụng thuốc Sago Super 3 G (Chlorpyrifos Methyl, 1,5 - 2kg/1000m2) vào mục đích nghiên cứu. _ Sử dụng chế phẩm nấm Meta vina 10DP (nấm Metarhizium anisopliae) xử lý vào đất trước khi trồng ở những ruộng vụ trước có trồng rau họ hoa thập tự và bọ nhảy đã xuất hiện với mật độ cao để diệt trừ nguồn sâu non và nhộng có trong đất. - Thuốc trừ sâu Cyclodan 35 EC với hoạt chất Endosulfan trừ trưởng thành bọ nhảy rất nhanh nhưng có độ độc cao, thời gian cách ly thuốc dài ngày (14 ngày) nên khi sử dụng cần dùng với nồng độ thấp và đảm bảo đủ thời gian cách thuốc để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. (Thuốc hoá học này chỉ dùng mang tính chất nghiên cúư) TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Bộ môn chuẩn đoán giám định và dịch hại, viện BVTV (2006). “kết quả điều tra côn trùng hại cây trồng tại các tỉnh phía nam năm 1977-1979”. NXB Hà Nội. 2. Vũ Thị Hiển (2002). “Đặc điểm sinh vật học và khả năng phòng trừ bọ nhảy hại rau cải ngọt vùng Gia Lâm – HN”. Luận văn thạc sĩ, trường ĐHNNI. 3. Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2002). “Tìm hiểu quy luật phát sinh gây hại của sâu bệnh hại chính trên rau vụ xuân hè, các giống dưa leo và xây dựng quy trình phòng trư tổng hợp”. Báo cáo khoa học, chi cục BVTV thành phố Hà Nội. 4. Phạm Thị Nhất (1993). “Sâu bệnh hại cây thực phẩm và biện pháp phòng trừ”. NXB nông nghiệp. 5. Phạm Thị Thuỳ (1996). “Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm Metarhizium trừ châu chấu hại ngô, mía ở Bà Rịa -Vũng Tàu trong hai mùa mưa 1994 - 1995”. Tạp chí NN và CNTP số 9/1996, tr387 -389. 6. Phạm Thị Thuỳ (1998). “Khảo nghiệm chế phẩm Metarhizium để trừ châu chấu hại luồng ở Hoà Bình”. Tạp chí bảo vệ thực vật số 5 -1998, tr26 - 28. 8. Hồ Khắc Tín (1980), “Giáo trình côn trùng nông nghiệp”. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 9. Viện bảo vệ thực vật (1976). “Kết quả điều tra côn trùng 1967- 1968”. NXB nông nghiệp, Hà Nội. 10. Viện bảo vệ thực vật (1996). “Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc trên một số cây trồng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng”. Báo cáo khoa học. 11. Viện khoa học nông nghiệp Miền Nam (1997). “Báo cáo tình hình sâu bệnh hại rau”. Bộ môn bảo vệ thực vật, II. Tài liệu nước ngoài 12. Burgess L (1981). “Crucifer -feeding flea beetles (coleopteran: chrysomelidae) occurring in the peovince of sas katchewan, Canada”. Coleopterists Bulletin. 13. Butt T,M., IbrahimL., Ball B, V, and Clark S. J, (1994). “Pathogenicity of the entomogenous fungi, Metarhizium anisopliae and Beauveria bassiana against crucifer pests and the honey bee”. Biocontrol –science -technology. 14. Chen C.C., w, h, ho, C.T.Lee (1990). “Studies on the ecology and control of P, striolata, Morphology,rẻaing method, behavioaur and host plants”. Bulletin of taichung District Agricultural improvement Staion, pp, tr37 - 48. 15. Dosdal L.M., Dolinski M. G., Cowle N.N, and con way P. M,(1981). “The effete of tillage regime, row spacing and seeding rate on feeding damage by flea beetles, phyllotreta sp in canola central Alberta,canada”. Crop – protection. 16. Eddy C. O, (1983). “Entomological progress”, Louisiana Agriculture experiment station”. USA, Bulletin. 17. Grorghiou G. P, Algel Lagunes - Tejede ( 1991)., “the Occurrence of resis tance to pesticides in Arthropods”. FAO. 18. Goettel M S (1994). Microbital control News from Australia, Society for Invertebrate pathology”. Newstetter Vol 26, No,2 19. Harukawa C, and Tokunaga M, (1938). “Studies on the life history and bionomics of Phyllotreta vittata Fabricus”. Memoirs of the college of Agriculture Kyoto in perial University. 20. Hordtl. H, (1952). “pest of summer species of flea beetles in summer rape”. Beitromologishe. 21. Huang Y , X., Huang R,G và Li H, K (1992). “A toxicity test of Bacillus firmus against, Phyllotreta (coleoptera chrysomelidae)”. Chinese Jaurnal of biological control. 22. Janes M. J (1941). “control of the flea beetle, Phyllotreta vittata discedens, Weise in the Texas Gulf Coast”. Journal of Ecolomic Entomology. 23. Jee (1994), “Disribution Maps of pests”, Series A.map. No,545 phyllotreta striolata, Wallingford, UK: CAB, International. 24. Kalshoven L. G., P. A, van der Laan (1981). “Pests of crops in Indonesia,pestsof crops in Indonexia”. Jakarta Indonesia, Ichtiar Baru. 25. Koshihara T (1985). “ Diamond back Moth and its control in Japan”. Proc, 187. Inter. Workshop Shanhua.Tăiwan. AVRDC. 26. Lee Stivers (2001). “Crop Profile: Cabbage and other Crucifers in New york” cornell. Cooperative Extemsion 249 Highland Ave, Rochester, NY 27. Lix, F và Wang G. H (1990). “Preliminary Study on the control of Phyllotreta vittata larvae by entomopathogenic nematodes”. Acta phytophylacica sinica. 28. Osi pov V. G (1985). “Pest of summer rape”. Zashchita Rastenii. 29. Pivnick K. A. R. J. Lamb. D. Deed (1992). “Response of flea beetles Phyllotreta sp, To mustard oils and nitrilesin field trapping experiments”. Journol of - chemical - ecology. 30. Reed H. E và Byer B.A (1981). “ Flea beetle attacking forage kale effect of carbofuran and tillage methods”. Journal of economic Entomology. 31. Ruth Hazzard, David Ferro et, al,(2001). “Manage ment of flea beetle in production of brassica species”. Vegetable program, Integrated management of soils,crops pests and marketing on Massachusetts vegetable Farms 32. Soroka J. J, và Pritchard M. K (1987). “ Effect of flea beetle feeding on trans planted and direct - seeded broccoli”. Canadian Journal of plant Science. Danh môc b¶ng Bảng 4.1: Số liệu khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc Bộ tại Trạm Phù Liễn- Hải Phòng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009 29 Bảng 4.2: Thành phần cây ký chủ của bọ nhảy Phyllotreta striolata 31 Bảng 4.3: Diễn biến mật độ (con/cây) của trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên một số loại rau thuộc họ hoa thập tự 34 Bảng 4.4: Kích thước các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata 36 Bảng 4.5. Thời gian phát dục của bọ nhảy (Phyllotreta Striolata Fabr.) 40 Bảng 4.6. Khả năng sinh sản của bọ nhảy (Phyllotreta Striolata Fabr.) 41 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của điều kiện nuôi đến sức sống các pha phát dục của (Phyllotretra striolataFabr.) 43 Bảng4.8: Bảng sống của quần thể bọ nhảy Phyllotreta Striolata 44 Bảng 4.9: Các giá trị (∑lx.mx.e 7 -rx gần đúng trên và gần đúng dưới) của tỉ lệ tăng tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata trong cùng một điều kiện 45 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của quần thể bọ nhảy P. Striolata 47 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến tỷ lệ chết của cây do sâu non bọ nhảy và mật độ trưởng thành Phyllotreta striolata gây ra trên các công thức thí nghiệm 50 Bảng 4.12: Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV đối với trưởng thành Phyllotreta striolata (ngoài đồng) 52 Danh môc h×nh Hình 4.1: Diễn biến mật độ (con/cây) của trưởng thành bọ nhảy Phyllotreta striolata trên 5 loại rau họ hoa thập tự 35 Hình 4.2: Các pha phát triển của bọ nhảy Phyllotreta striolata 39 Hình 4.3: Sức sinh sản của Phyllotreta striolata trong điều kiện nuôi sinh học 46 Hình 4.4: Phương trình tuyến tính tỷ lệ tăng thực tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata 46 Hình 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến tỷ lệ chết của cây do sâu non bọ nhảy Phyllotreta striolata gây ra trên các công thức thí nghiệm 51 Hình 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến mật độ trưởng thành Phyllotreta striolata trên các công thức thí nghiệm 51 Hình 4.7: Hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ nhảy vụ Xuân hè 2009 tại Trung tâm Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng 53 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Các chữ viết tắt Các từ viết đầy đủ 1 ctv Cộng tác viên 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CT Công thức 4 GĐST Giai đoạn sinh trưởng 5 HL Hiệu lực 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 NXB Nhà xuất bản 8 TB Trung bình 9 Tr Trang 10 TTPTN - LNCNCHP Trung tâm giống và phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng MỤC LỤC 3.4. Xử lý số liệu 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Phân tích diễn biến tình hình thời tiết Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009. 32 4.2. Thành phần cây ký chủ họ hoa thập tự của bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius 33 4.3. Diễn biến mật độ bọ nhảy Phyllotreta striolata trên các cây ký chủ. 35 4.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata 37 4.4.1. Nghiên cứu kích thước các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata 37 4.4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 43 4.4.2.1. Nghiên cứu thời gian phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 43 4.4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ nhảy Phyllotreta striolata 44 4.4.2.3. Nghiên cứu đặc điểm các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata. 45 4.4. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên của bọ nhảy Phyllotreta striolata ở điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm 46 4.6. Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata 51 4.6.1. Biện pháp canh tác 51 4.5.2. Biện pháp thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) -Thử nghiệm một số loại thuốc BVTV trên đồng ruộng. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Đề nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3.VuHongDung.doc
Luận văn liên quan