Tình huống luật hình sự

A có ý định chiếm đoạt xe máy của N (N làm nghề xe ôm). A giả danh là hành khách có nhu cầu đi xa và chủ động gặp N. A thuê N chở A về quê, N đồng ý. Lợi dụng lúc vắng người, A bảo N dừng lại. Khi xe dừng lại, A cầm búa phang vào đầu N làm gục ngay tại chỗ. N đã bị chết trên đường. A đã cướp được xe của N. A bị truy tố về tội giết người và tội cướp tài sản. Hỏi: 1. Hãy xác định giai đoạn phạm tội của A. 2. Giả sử khi A cầm búa phang vào đầu N thì N đã tránh được và bỏ chạy. N hô hoán “cướp, cướp”. Mọi người chạy đến, A định tẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? Giải thích?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4141 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 6 A có ý định chiếm đoạt xe máy của N (N làm nghề xe ôm). A giả danh là hành khách có nhu cầu đi xa và chủ động gặp N. A thuê N chở A về quê, N đồng ý. Lợi dụng lúc vắng người, A bảo N dừng lại. Khi xe dừng lại, A cầm búa phang vào đầu N làm gục ngay tại chỗ. N đã bị chết trên đường. A đã cướp được xe của N. A bị truy tố về tội giết người và tội cướp tài sản. Hỏi: Hãy xác định giai đoạn phạm tội của A. Giả sử khi A cầm búa phang vào đầu N thì N đã tránh được và bỏ chạy. N hô hoán “cướp, cướp”. Mọi người chạy đến, A định tẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? Giải thích? Bài làm 1. Hãy xác định giai đoạn phạm tội của A. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Trong đó: - Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết chon việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. - Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. - Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Phân tích các dấu hiệu phạm tội của A ta thấy: Thứ nhất, A đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ A đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người và tội cướp tài sản. Trước hết, đối với tội giết người, A đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là đã cầm búa phang vào đầu N. Đã có hành vi “phang” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay không thì vẫn có thể kết luận người phạm tội ở đây là A đã thực hiện tội phạm. Đối với tội cướp tài sản, A có ý định chiếm đoạt tài sản của N và trên thực tế, A đã giả danh là hành khách có nhu cầu đi xa và chủ động gặp N. A thuê N chở về quê và đã cướp được xe máy của N. Thứ hai, A đã thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của A thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người và tội cướp tài sản. Hành vi của A có mục đích (chiếm đoạt xe máy của N), động lực thúc đẩy, lỗi của A là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, có hậu quả xảy ra: N gục ngay tại chỗ và đã bị chết trên đường, xe máy của N cũng bị A cướp mất. Như vậy, hành vi phạm tội của A đã có đủ các dấu hiệu phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và tội cướp tài sản. Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ơ trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tội của A là tội phạm hoàn thành. 2. Giả sử khi A cầm búa phang vào đầu của N thì N đã kịp thời tránh được và bỏ chạy. N hô hoán “cướp, cướp”. Mọi người chạy đến, A định tẩu thoát nhưng đã bị quần chúng nhân dân bắt. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? Giải thích? Để biết được A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không, trước hết, ta phải xác định được giai đoạn phạm tội của A trong trường hợp này. Phân tích các dấu hiệu phạm tội của A ta thấy: Thứ nhất, A đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ A đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người là đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là đã dùng búa phang vào đầu N. Đã có hành vi “phang” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay không thì vẫn có thể kết luận người phạm tội ở đây là A đã thực hiện tội phạm. Thứ hai, A không thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của A chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người. Hành vi của A tuy có mục đích, động lực thúc đẩy, lỗi của A là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, nhưng vì N không chết nên tội phạm mà A đã thực hiện là chưa đạt. Đối chiếu với các giai đoạn phạm tội ở trên, có thể kết luận giai đoạn phạm tội của A là phạm tội chưa đạt. Đối với phạm tội chưa đạt, Luật Hình sự Việt Nam không đặt vấn đề giới hạn những trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự mà xác định mọi trường hợp phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là những trường hợp người phạm tội đã có hành vi trực tiếp xâm hại khách thể, đã trực tiếp đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Theo Điều 18 Bộ Luật Hình sự : “…Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.” Như vậy, đối chiếu với trường hợp của A thì có thể khẳng định A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên cần chú ý là, vì A phạm tội chưa đạt nên TNHS của A sẽ được áp dụng theo Khoản 3 Điều 52 Bộ Luật Hình sự về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội-2007. 2 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống Luật Hình sự.doc
Luận văn liên quan