Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo công suất 500 m3/ngày đêm

BỘ CÔNGTHƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN KHCN & QL MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân Việt Nam gắn liền với cây lúa và chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi heo không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hằng ngày, là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, mà chăn nuôi heo còn tận dụng thức ăn và thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Với những đặc tính riêng của nó như tăng trọng nhanh, vòng đời ngắn chăn nuôi heo luôn được quan tâm và nó trở thành con vật không thể thiếu được của cuộc sống hằng ngày trong hầu hết các gia đình nông dân. Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thịt trong đó chủ yếu là thịt heo ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi heo bước sang bước phát triển mới. Hiện nay trên cả nước ta đã xây dựng nhiều mô hình chăn trại chăn nuôi heo với quy mô lớn, chủ yếu phân bố tại 5 vùng trọng điểm là Mộc Châu (Sơn La), Hà Nội và các vùng phụ cận, khu vực TPHCM và các tỉnh xung quanh, Lâm Đồng và một số tỉnh duyên hải miền Trung. Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề môi trường do ngành chăn nuôi gây ra đang được dư luận và các nhà làm công tác môi trường quan tâm. Ở các nước có nền chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh như Hà Lan, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, thì đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Ở Việt Nam, khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây khi tốc độ phát triển chăn nuôi ngày càng tăng, lượng chất thải do chăn nuôi đưa vào môi trường ngày càng nhiều, đe dọa đến môi trường đất, nước, không khí xung quanh một cách nghiêm trọng. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán Nguồn nước này có nguy cơ gây ô nhiễm các tầng nước mặt, nước ngầm và trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời nó có thể lây lan một số bệnh cho con người và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vì nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều mầm bệnh như: Samonella, Leptospira, Clostridium tetani, nếu không xử lý kịp thời. Bên cạnh đó còn có nhiều loại khí được tạo ra bởi hoạt động của vi sinh vật như NH3, CO2, CH4, H2S, .Các loại khí này có thể gây nhiễm độc không khí và nguồn nước ngầm ảnh hưởg đến đời sống con người và hệ sinh thái. Chính vì vậy mà việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các trại chăn nuôi heo là một hoạt động hết sức cần thiết. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các chỉ tiêu hoá lý của nước thải chăn nuôi để làm cơ sở cho việc đề xuất các phương án xử lý và lựa chọn phương án khả thi nhất để tính toán thiết kế. 1.4. Nội dung nghiên cứu Xác định thành phần, một số chỉ tiêu hóa lý, của nước thải chăn nuôi. Thu thập các thông tin về các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo từ các tài liệu. Đề xuất các dây chuyền xử lý nước thải chăn nuôi heo và lựa chọn phương án khả thi nhất. Tổng hợp số liệu, tính toán thiết kế các công trình đơn vị. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Chỉ áp dụng cho xử lý nước thải chăn nuôi heo công suất 500m3/ngđ. Không áp dụng cho nước thải các ngành khác. Chất thải rắn và khí không tính đến trong đồ án này. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1 1.1. Giới thiệu. 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. 2 1.4. Nội dung nghiên cứu. 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN3 2.1. Thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi3 2.1.1. Các chất hữu cơ và vô cơ. 3 2.1.2. N và P3 2.1.3. Vi sinh vật gây bệnh. 3 2.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về xử lý nước thải chăn nuôi heo. 3 2.2.1. Các nước trên thế giới3 2.2.2. Ở Việt Nam5 2.3. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo. 8 2.3.1. Phương pháp xử lý cơ học. 9 2.3.2. Phương pháp xử lý hóa lý. 9 2.3.3. Phương pháp xử lý sinh học. 10 2.3.3.1. Phương pháp xử lý hiếu khí10 2.3.3.2. Phương pháp xử lý kỵ khí10 2.3.3.3. Các hệ thống xử lý nhân tạo bằng phương pháp sinh học. 11 2.3.3.4. Các hệ thống xử lý tự nhiên bằng phương pháp sinh học. 15 2.3.3.5. Ứng dụng thực vật nước để xử lý nước thải18 2.3.3.6. Ứng dụng lục bình để xử lý nước thải19 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÔNG SUẤT 500M3/NGÀY ĐÊM . 24 3.1. Cơ sở lựa chọn phương án xử lý nước thải24 3.2. Phương án 1. 25 3.3. Phương án 2. 26 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN 228 4.1. Lưới chắn rác. 28 4.2. Ngăn tiếp nhận. 29 4.3. Bể lắng cát30 4.4. Bể điều hòa. 31 4.5. Bể lắng đợt I36 4.6. Bể UASB40 4.7. Bể aerotank. 44 4.8. Bể lắng II53 4.9. Bể nén bùn. 58 4.10. Máy ép bùn. 61 4.11. Hồ sinh học thực vật62 CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ64

ppt123 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7369 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo công suất 500 m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Mỹ Linh Nguyễn Thị Hải Ngân Nguyễn Thị Ly Sa Thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi heo Các chất hữu cơ và vô cơ Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70–80%, hầu hết dễ phân hủy. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua… N và P Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N tổng trong nước thải chăn nuôi 571 – 1026 mg/L, P từ 39 – 94 mg/L. Vi sinh vật gây bệnh Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xử lý nước thải chăn nuôi heo Các nước trên thế giới Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra nhiều công nghệ xử lý nước thải thích hợp như là: Kỹ thuật lọc yếm khí Kỹ thuật phân hủy yếm khí hai giai đoạn Bể Biogas tự hoại Trong lĩnh vực nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Thái Lan thì trường đại học Chiang Mai đã có nhiều đóng góp rất lớn: HYPHI (hệ thống xử lý tốc độ cao kết hợp với hệ thống chảy nút): gồm có thùng lắng, bể chảy nút và bể UASB. Phân heo được tách làm 2 đường, đường thứ nhất là chất lỏng có ít chất rắn tổng số, còn đường thứ hai là phần chất rắn với nồng độ chất rắn tổng số cao, kỹ thuật này đã được xây dựng cho các trại heo trung bình và lớn. Một số tác giả Úc cho rằng chiến lược giải quyết vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi heo là sử dụng kỹ thuật SBR. Ở Ý, công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi giàu chất hữu cơ được đưa ra là SBR có thể giảm trên 97% nồng độ COD, Nitơ, Phospho. Các nghiên cứu về xử lý nước thải chăn nuôi heo ở Việt Nam đang tập trung vào hai hướng chính, hướng thứ nhất là sử dụng các thiết bị yếm khí tốc độ thấp như bể lên mem tạo khí Biogas hoặc các túi PE. Hướng thứ hai là xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm áp dụng trong các xí nghiệp chăn nuôi mang tính chất công nghiệp. Ở VIỆT NAM Đối với quy mô hộ gia đình Quy trình 1 Đối với quy mô hộ gia đình Quy trình 2 Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn Quy trình 1 THẢI RA NGUỒN Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn Quy trình 2 Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo Việc lựa chọn phương pháp làm sạch và lựa chọn quy trình xử lý nước phụ thuộc vào các yếu tố như : Các yêu cầu về công nghệ và vệ sinh nước. Lưu lượng nước thải. Các điều kiện của trại chăn nuôi. Hiệu quả xử lý. Phương pháp xử lý cơ học Mục đích là tách chất rắn, cặn, phân ra khỏi hỗn hợp nước thải bằng cách thu gom, phân riêng. Có thể dùng song chắn rác, bể lắng sơ bộ… Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải chăn nuôi khá lớn và dễ lắng nên có thể lắng sơ bộ trước rồi đưa sang các công trình xử lý phía sau. Sau khi tách, nước thải được đưa sang các công trình phía sau, còn phần chất rắn được đem đi ủ để làm phân bón. Phương pháp xử lý hóa lý Nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ dạng hạt có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng các phương pháp cơ học thông thường. Có thể áp dụng phương pháp keo tụ để loại bỏ chúng. Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt,… kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ. Phương pháp xử lý sinh học Tùy theo nhóm vi khuẩn sử dụng là hiếu khí hay kỵ khí mà người ta thiết kế các công trình khác nhau. Và tùy theo khả năng về tài chính, diện tích đất mà người ta có thể dùng hồ sinh học hoặc xây dựng các bể nhân tạo để xử lý. Các hệ thống xử lý nhân tạo bằng phương pháp sinh học Xử lý theo phương pháp hiếu khí Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng (bùn hoạt tính). Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám. Xử lý theo phương pháp kỵ khí Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám Các hệ thống xử lý tự nhiên bằng phương pháp sinh học Hồ sinh học Cánh đồng tưới Xả nước thải vào ao, hồ, sông suối Ứng dụng lục bình để xử lý nước thải Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ lục bình có thể xem như là một bể lọc sinh học nhỏ giọt, vận tốc thấp có dòng chảy theo chiều ngang. Cơ chế loại chất ô nhiễm của hệ thống chủ yếu là lắng và phân hủy sinh học, bộ rễ của chúng có tác dụng như một bộ lọc cơ học và tạo giá bám cho vi sinh vật. Cơ chế loại chất hữu cơ Các chất rắn lắng được sẽ lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực và sau đó bị phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí. Các chất rắn lơ lửng hoặc hữu cơ hòa tan được loại đi bởi hoạt động của các vi sinh vật nằm lơ lửng trong nước bám vào thân và rễ của lục bình. Cơ chế loại N Bị hấp thụ bởi lục bình và sau đó khi lục bình được thu hoạch thì N được loại khỏi hệ thống. Sự bay hơi của amoniac. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa của các vi sinh vật. Cơ chế loại P P trong nước thải được khử đi do lục bình hấp thụ vào cơ thể, bị hấp phụ hay kết tủa. Trong đó, hiện tượng kết tủa và hấp phụ góp phần quan trọng nhất. P sẽ được loại bỏ khỏi hệ thống qua việc : Thu hoạch lục bình. Vét bùn lắng ở đáy. CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÔNG SUẤT 500M3/NGÀY ĐÊM Thành phần nước thải chăn nuôi heo Phương án 1 Phương án 2 Ưu điểm Hệ thống xử lý nước thải vận hành tương đối dễ dàng. Nước đầu ra đạt tiêu chuẩn. Khả thi về mặt kinh tế. Khuyết điểm Tốn nhiều diện tích do sử dụng hồ sinh học trong quá trình xử lý. Quá trình vận hành cần phải theo dõi thường xuyên cường độ sục khí trong bể. Lưới chắn rác Nhiệm vụ Loại trừ các vật nổi, vật lơ lửng như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, các mẩu đá, gỗ và các vật khác trước khi đưa vào các công trình xử lý phía sau. Giúp tránh các hiện tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và gây tắt nghẽn bơm Lưới chắn rác Tính toán Lưu lượng nước thải ra của trại chăn nuôi là Qt = 500(m3/ngđ). Thời gian tắm heo trong ngày là 3 lần. Thời gian nước thải ra trong một ngày là 6 giờ, vậy lưu lượng trong 1 giờ là: Lưới chắn rác Chọn lưới cố định dạng lõm có kích thước mắt lưới d = 0,35mm tương ứng với tải trọng LA = 700l/phut.m2, đạt hiệu quả xử lý cặn lơ lửng E = 10%. Giả sử lưới chắn rác được chọn theo thiết kế định hình có kích thước lưới B* L = 0,8 x 1,2 m. Diện tích bề mặt lưới: Lưới chắn rác Số lưới chắn rác Tải trọng làm việc thực tế Tổng lượng SS sau khi qua lưới chắn rác giảm 10% SS còn lại = 615.(1 – 0,1) = 553,5(mg/l) Ngăn tiếp nhận Nhiệm vụ Nước thải từ trại chăn nuôi heo sau khi qua lưới chắn sẽ chảy đến ngăn tiếp nhận. Từ đây nước thải được đưa đi phân phối cho các công trình xử lý tiếp theo. Ngăn tiếp nhận Tính toán Thể tích hữu ích của ngăn tiếp nhận được tính theo công thức: Với : t là thời gian lưu nước trong ngăn tiếp nhận, t = 10 – 30 phút. Chọn t = 30 phút Ngăn tiếp nhận Chọn chiều cao hữu ích h = 2 m Chiều cao bảo vệ hbv = 0,5 m Chiều cao xây dựng ngăn tiếp nhận: H = h + hbv = 2,5 (m) => Chọn B = 4 m , L = 5 m Vậy kích thước ngăn tiếp nhận là: L x B x H = 5 x 4 x 2,5m. Ngăn tiếp nhận Tính bơm chìm để bơm nước thải Công suất của bơm được tính theo công thức: Công suất thực tế của máy bơm: NTT = 1,2.N = 1,2.1,7 = 2 (kW) Chọn 2 bơm công suất 2kW, 1 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng. Bể lắng cát Tính toán Chọn thời gian lưu của bể lắng cát ngang: t = 60s Chọn vận tốc nước trong bể lắng ngang: vn = 0,2 (m/s) Thể tích tổng cộng của bể lắng cát ngang Diện tích mặt cắt ngang của bể lắng cát ngang Bể lắng cát Chiều rộng của bể lắng cát ngang Với H: chiều cao công tác của bể lắng cát ngang 0,25m -1m. Chọn H = 0,3 m. Chia bể lắng cát thành 2 đơn nguyên n = 2. Chiều dài của bể lắng ngang Chọn L = 6m Bể lắng cát Lượng cát trung bình sau mỗi ngày đêm q0: lượng cát trong 1000m nước thải, q0 = 0,15mcát/ngđ Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong 1 ngày đêm: Chiều cao xây dựng của bể: HXD = h + hc + hbv = 0,3 + 0,016 + 0,3 = 0,62m Bể điều hòa Nhiệm vụ Bể điều hoà có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải dòng vào, tránh lắng cặn và làm thoáng sơ bộ, qua đó oxy hoá một phần chất hữu cơ trong nước thải. Để đảm bảo điều hoà nồng độ, lưu lượng và tránh lắng cặn, bể được bố trí hệ thống thổi khí làm việc liên tục Bể điều hòa Tính toán Chọn thời gian lưu nước của bể điều hoà t = 6h. Thể tích cần thiết của bể V = . t = 20,83.8 = 166,67 (m3) Chọn chiều cao hữu ích của bể điều là H = 4m. Chiều cao bảo vệ là Hbv = 0,3m. → Chiều cao xây dựng bể điều hòa là 4,3m Chọn chiều rộng bể là 6m, chiều dài bể là 7m. Kích thước bể điều hòa là L x B x H = 7 x 6 x 4,3 (m). Bể điều hòa Tính toán hệ thống sục khí Lượng khí nén cần cho thiết bị khuấy trộn: qkhí = R * V = 0,012 m3/m3.phút * 208,42m3 = 2,5m3/phút = 2500 l/phút. Với : R: tốc độ khí nén, R = 10 – 15 l/m3.phút. Chọn R = 12l/m3.phút = 0,012 m3/m3.phút Chọn khuếch tán khí bằng đĩa sứ bố trí dạng lưới. Số đĩa khuếch tán là: (đĩa) Bể điều hòa Các đĩa được bố trí dạng lưới đều khắp đáy bể. Phân phối đĩa thành 6 hàng theo chiều dài, mỗi hàng 5 đĩa. Chọn đường ống dẫn khí: Với lưu lượng khí qkk = 2,5 m3/phút = 0,042 m3/s và vkk= 10 m/s (v = 10 – 15 m/s) có thể chọn ống chính có đường kính 75mm Đối với ống nhánh có lưu lượng 7.103 m3/s Chọn vận tốc trong ống nhánh là 10 m/s → Đường kính ống nhánh là 32 mm Bể điều hòa Áp lực và công suất của hệ thống nén khí Áp lực cần thiết cho hệ thống nén khí xác định theo công thức: Htc = hd + hc + hf + H = 0,49 at Trong đó: hd: tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn hc: tổn thất áp lực cục bộ, m hf: tổn thất qua thiết bị phân phối, m H: chiều cao hữu ích của bể điều hoà, m Bể điều hòa Công suất máy thổi khí tính theo công thức sau: Trong đó: P: Công suất yêu cầu của máy (KW) G: trọng lượng dòng khí(Kg/s) G = qk . khí = 0,042.1,29 = 0,054 (Kg/s) R: hằng số khí. R = 8,314 (KJ/K.mol.0K ) T: nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào: T1= 298 0K Bể điều hòa P1 : áp lực tuyệt đối của không khí đầu vào, P1 = 1at P2: áp lực tuyệt đối của không khí đầu ra, P2 =Htc + 1at = 1,49 at : hiệu suất của máy nén khí, = 0,7 – 0,9, chọn = 0,8. Công suất máy thổi khí là 2,4KW Bể điều hòa Chọn đường ống dẫn nước vào bể điều hòa là ống nhựa PVC có đường kính 160, đường kính ống dẫn nước ra là 90. Công suất của bơm được tính theo công thức: Công suất thực tế của máy bơm: NTT = 1,2.N = 1,2.0,57 = 0,7 (kW) Chọn 2 bơm công suất 0,7 kW, 1 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng Bảng tổng hợp các thông số thiết kế bể điều hòa Bể lắng đợt I Nhiệm vụ Nhiệm vụ của bể lắng đợt I là tách các chất lơ lửng vô cơ dễ lắng cũng như một phần hệ keo và chất ô nhiễm hòa tan trong nước thải trước khi nước thải đi qua bể UASB. Bể lắng đợt I Tính toán Nồng độ SS vào bể lắng I là 461 mg/l Hiệu quả khử SS của bể lắng I đạt 60%. Hàm lượng cặn lơ lửng ra khỏi bể lắng là 184 mg/l. Chọn bể lắng đợt I có dạng bể lắng ly tâm Diện tích bề mặt của bể lắng được tính theo công thức: Đường kính bể lắng: Bể lắng đợt I Đường kính ống trung tâm: d = 20%D = 20%.4,46 = 0,9 (m) Chọn chiều sâu hữu ích của bể lắng H=3m, chiều cao lớp bùn lắng hb=0,7m, chiều cao lớp trung hoà hth= 0,2m, chiều cao bảo vệ hbv= 0,3m. Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng đợt I là: Htc = H + hb + hth + hbv = 3 + 0,7 + 0,2 + 0,3 =4,2 (m) Chiều cao ống trung tâm: h = 60%H = 60%.3= 1,8 (m) Bể lắng đợt I Kiểm tra thời gian lưu nước của bể lắng: Thể tích bể lắng: Thời gian lưu nước: thoả mãn Tải trọng bề mặt: Ls AL nên diện tích bề mặt lắng tính theo tải trọng chất rắn Đường kính bể lắng: Đường kính ống trung tâm: d = 20%D = 20%.6,6 = 1,3 (m) Bể lắng II Chọn chiều cao hữu ích của bể lắng là hL= 3m, chiều cao lớp bùn lắng hb= 1,5m và chiều cao bảo vệ hbv= 0,3m. Vậy chiều cao tổng cộng của bể lắng II: Htc = hL + hb + hbv = 3 + 1,5 + 0,3 = 4,8 (m) Chiều cao ống trung tâm: h = 60%hL = 60%.3,2 = 1,92 (m) Thể tích phần lắng Thời gian lưu nước: Bể lắng II Thể tích bể chứa bùn: Vb = A.hb = 33,9.1,5 = 50,85 (m3) Thời gian lưu giữ bùn trong bể: Tải trọng bề mặt: Giá trị này nằm trong khoảng cho phép LS < 500 m3/m.ngày Bể lắng II Máng thu nước Máng thu nước có đường kính bằng 0,8 đường kính bể: Dm = 0,8.D = 0,8.6,5=5,2 (m) Chiều dài máng thu nước: Lm = Dm = .5,2 = 16,33 (m) Chiều cao máng hm = 0,5m Máng bê tông cốt thép dày 100mm, có lắp thêm máng răng cưa thép tấm không rỉ có dạng chữ V, góc 900C. Bể lắng II Ống dẫn nước thải vào: Chọn vận tốc nước thải chảy trong ống v = 0,7m/s Lưu lượng nước thải vào bể: Qv = Q+ Qr = 500 + 443 = 943 (m3/ngày) Chọn ống nhựa PVC đường kính ống140mm Ống dẫn nước thải ra: Chọn vận tốc nước thải chảy trong ống v = 0,7m/s Chọn ống nhựa PVC có đường kính 100mm Bể lắng II Ống dẫn bùn: Chọn vận tốc bùn chảy trong ống: v = 1m/s Lưu lượng bùn: Qb = Qr + Qw = 4,7 + 443 = 447,7 (m3/ngày) Chọn ống nhựa PVC đường kính 80mm. Tính bơm bùn tuần hoàn Công suất thực tế của máy bơm: NTT = 1,2.N = 1,2.0,63 = 0,76(kW) Bể lắng II Bơm bùn đến bể nén bùn Thời gian bơm 15 phút/ngày. Công suất thực tế của máy bơm: NTT = 1,2.N = 1,2.0,65 = 0,78 (kW) Chọn 2 bơm công suất 0,78 kW hoạt động luân phiên nhau Tổng hợp thiết kế bể lắng đợt II Bể nén bùn Nhiệm vụ Nhiệm vụ của bể nén bùn là làm giảm độ ẩm của bùn hoạt tính dư bằng cách lắng (nén) cơ học để đạt độ ẩm thích hợp (95 – 97%) phục vụ cho các quá trình xử lý bùn ở phía sau. Bể nén bùn Tính toán Lưu lượng bùn dư cần xử lý mỗi ngày: QV = QI + QUASB + QII = 2,63 + 1,26 + 4,7 = 8,59 (m3/ngày) Diện tích của bể nén bùn đứng được tính dựa theo công thức: Trong đó: qo: Tải trọng tính toán lên diện tích mặt thoáng của bể nén bùn (m3/m2.h), qo= 0,3 m3/m2.h Bể nén bùn Đường kính của bể nén bùn : Đường kính ống trung tâm: d = 0,1D = 0,1.1,23 = 0,123 (m) Đường kính phần loe của ống trung tâm: d1 = 1,35d = 1,35.0,123 = 0,17 (m) Đường kính tấm chắn: dch= 1,3d1 = 1,3.0,17 = 0,22 (m) Bể nén bùn Chiều cao công tác của bể nén bùn : H = qo.t = 0,3.10 = 3m Với t là thời gian nén bùn. Chọn t = 10h (10 – 12h). Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn : Htc = H + h1 + h2 + h3 = 3 + 0,3 + 0,3 + 0,8 = 4,4 (m) Trong đó : h1: chiều cao từ mực nước đến thành bể (m). h2: chiều cao lớp bùn (m) h3: chiều cao phần chóp đáy bể (m) Bể nén bùn Máng thu nước Máng thu nước đặt cách thành bể 0,3m. Đường kính máng thu nước: Dm = 0,8D = 0,8.1,23 = 0,98 (m) Chiều dài máng thu nước: Lm = D = .1,23 = 3,86 (m) Lượng nước tách ra khỏi bùn: 99,2% - 97% = 2,2% Lượng bùn sau khi nén: Qb = QV – 2,2%QV = 8,59 – 2,2%.8,59 = 8,4 (m3/ngày). Bể nén bùn Tổng hợp thiết kế bể nén bùn Máy ép bùn Nhiệm vụ Cặn sau khi qua bể nén bùn có nồng độ từ 3 – 8% cần đưa qua máy ép bùn để giảm độ ẩm xuống còn 70 – 80%, tức nồng độ cặn khô từ 20 – 30% với mục đích: Giảm khối lượng bùn vận chuyển ra bãi thải. Cặn khô dễ chôn lấp hay cải tạo đất hơn cặn ướt. Giảm lượng nước bẩn có thể thấm vào nước ngầm ở bãi thải. Ít gây mùi khó chịu và ít độc tính. Máy ép bùn Máy ép bùn Tính toán Lưu lượng cặn đến máy ép bùn dây đai: Trong đó: QV: lượng bùn đưa đến máy ép, QV = 8,4m3/ngày = 0,35 m3/h P1: độ ẩm của bùn dư, P1 = 99,2% P2: độ ẩm của bùn sau khi nén ở bể nén bùn, P2 = 97% Máy ép bùn Giả sử lượng bùn sau khi nén có C = 50kg/m3, lượng cặn đưa đến máy ép bùn là: Q = C.Qb = 50 kg/m3. 0,093 m3/h = 4,7kg/h =112,8kg/ngày. Máy làm việc 6h trong 1 ngày, 1 tuần làm việc 3 ngày. Lượng cặn đưa đến máy trong 1 tuần: 112,8 . 7 = 789,6kg. Lượng cặn đưa đến máy trong 1h: Máy ép bùn Tải trọng cặn trên 1m rộng của băng tải dao động trong khoảng 90 – 680kg/m chiều rộng băng giờ. Chọn băng tải có công suất 100kg/m rộng giờ. Chiều rộng băng tải: Chọn máy có chiều rộng 0,5m và năng suất 100kg/m rộng giờ. Hồ sinh học thực vật Nhiệm vụ Nhiệm vụ của hồ sinh học là nhằm ổn định tính chất nước thải và tăng cường hiệu quả khử các chất bẩn hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua tác nhân là lục bình Hồ hiếu khí có sử dụng thực vật nước là lục bình Hồ sinh học Tính toán BOD5 của nước thải vào hồ sinh học là 72mg/l. Hiệu quả xử lý BOD5 của hồ sinh học là 60%. Như vậy, hàm lượng BOD5 của nước thải ra khỏi hồ sinh học là 28,8mg/l (đạt tiêu chuẩn loại B). Diện tích của hồ sinh học được xác định: Trong đó: OM: tải trọng bề mặt (kgBOD5/ha.ngày), có thể lấy 150 – 350 kgBOD5/ha.ngày phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, lượng nắng. Chọn OM = 180 kgBOD5/ha.ngày. Hồ sinh học Thể tích của hồ: W = F.H = 1200.0,8 = 960 (m3) Trong đó: H: Chiều cao hữu ích của hồ (m3). Chọn H = 0,8 m. Chiều cao dự trữ khi trời mưa là 0,3 m. Chiều cao tổng cộng của hồ là H = 1,1m. Thời gian lưu nước trong hồ: Chọn chiều dài của hồ sinh học là: L = 40m. Chiều rộng của hồ sinh học là B = 30m. Kích thước hồ sinh học: B x L x H = 40 x 30 x 1,1 (m). TÍNH KINH TẾ Chi phí xây dựng công trình TÍNH KINH TẾ Chi phí thiết bị TÍNH KINH TẾ Chi phí thiết bị (TT) TÍNH KINH TẾ Chi phí điện năng TÍNH KINH TẾ Tổng vốn đầu tư cơ bản bao gồm chi phí khấu hao xây dựng 20 năm và chi phí khấu hao máy móc 10 năm. (đồng/năm) Giá cung cấp điện công nghiệp: 1,200 đồng/kW Vậy chi phí điện năng cho một ngày vận hành: Tđ = 404,8.1,200 = 485,760 đồng/ngày = 177,302,000 đồng/năm. TÍNH KINH TẾ Chi phí quản lý và vận hành Số công nhân để vận hành là 3 người, lương 1,8 triệu/ tháng và 1 kỹ sư, lương 3 triệu / tháng. Tổng chi phí nhân công là: TQL = 8,400,000đồng/tháng =100,800,000đồng/năm. Chi phí bão dưỡng máy móc thiết bị Chi phí bão dưỡng hàng năm ước tính bằng 1% tổng số vốn đầu tư vào công trình xử lý. Tbd = 0,01.67,563,000 = 675,630 (đồng/năm). TÍNH KINH TẾ Tổng chi phí xử lý: TTC = 67,563,000 + 177,302,000 + 100,800,000 + 675,630 = 346,340,630 (đồng/năm). → Giá thành xử lý cho 1m3 nước thải: The end

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBAITHUYETTRINH.ppt
  • docbia.doc
  • docchannuoiheo.doc
  • dbThumbs.db
Luận văn liên quan