Tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh bị một số khuyết tật từ 7 đến 14 tuổi ở Thừa Thiên Huế

Qua cuộc điều tra 338 họcsinh khuyết tật ở Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phân loại của WHO còn cao, tỷ lệ rất khác nhau tùy theo tuổi và tùy theo tiêu chuẩn đánh giá: HAZ, HAM, WHZ, WHM, BMI.Nhưng so với trẻ em bình thường cùng địa bàn và thời điểm nghiên cứu thì hầu hết có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh bị một số khuyết tật từ 7 đến 14 tuổi ở Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở HỌC SINH BỊ MỘT SỐ KHUYẾT TẬT TỪ 7 ĐẾN 14 TUỔI Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Khải, Lê Ðình Vấn Trường Ðại học Y khoa, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong cộng đồng phản ánh tình trạng phát triển của xã hội [3], [12], việc hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính phủ trong giai đoạn hiện tại, cụ thể là chương trình quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng [1]. Trong mục đích chung đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh bị một số khuyết tật từ 7 đến 14 tuổi ở Thừa Thiên Huế”, với mục tiêu cụ thể là biết được tỷ lệ suy dinh dưỡng chính xác của đối tượng này giai đoạn hiện nay. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ðối tượng: Gồm các học sinh bị các loại khuyết tật: khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ từ 7 đến 14 tuổi ở hội người mù Thừa Thiên Huế và trường Vĩnh 2 Ninh, cùng với một số học sinh rải rác ở các huyện đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Các em này đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán khuyết tật và thuộc danh sách quản lý của các đơn vị trên số lượng đối tượng được trình bày ở bảng 1 và bảng 2. Bảng 1: Số lượng học sinh khuyết tật theo giới Giới Khuyết tật Nam Nữ Tổng Khiếm thị 76 55 131 Khiếm thính 63 54 117 Chậm phát triển 49 41 90 Tổng 188 150 338 Bảng 2: Số lượng học sinh khuyết tật theo giới và tuổi TUỔI 7 8 9 10 11 12 13 14 Nam 20 30 17 28 29 17 31 16 3 Nữ 16 17 23 18 21 19 20 16 Chung 36 47 40 46 50 36 51 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu ngang Thời gian nghiên cứu vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6 năm 2001 Thu thập dữ liệu nhân trắc: các dữ liệu nhân trắc được thu thập là chiều cao đứng, trọng lượng, giới và tuổi. Phương pháp đo đạc theo phương pháp sử dụng trong nhân trắc học [4] Từ các kích thước trên tính các chỉ số : - Tỷ số Z chiều cao theo tuổi (HAZ). - Bách phân vị chiều cao theo tuổi (HAP) - Tỷ lệ phần trăm trung vị chiều cao theo tuổi (HAM) - Tỷ số Z trọng lượng theo chiều cao (WHZ) 4 - Tỷ lệ phần trăm trung vị trọng lượng theo chiều cao (WHM) - Chỉ số khối cơ thể (BMI) Các chỉ số HAZ, HAP, HAM, WHZ, WHM được tính dựa vào quần thể tham chiếu NCHS (quần thể tham chiếu trẻ em Mỹ năm 1885 được WHO chọn làm quần thể tham chiếu) Cuối cùng đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các chỉ tiêu nhân trắc theo phân loại của WHO [11], [12] dành cho trẻ em như sau: - Ðối với trẻ nhỏ (<10 tuổi): Dựa vào chiều cao theo tuổi và trọng lượng theo chiều cao theo quần thể NCHS/CDC (bảng3). Bảng 3: Phân loại suy dinh dưỡng cho trẻ < 10 tuổi theo WHO Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết luận suy dinh dưỡng Trọng lượng Tỷ số Z (WHZ) < -2 theo chiều cao Me% (WHM) < 80% 5 Chiều cao theo Tỷ số Z (HAZ) < -2 Tuổi Me% (HAM) < 90% - Ðối với trẻ em 10 - 18 tuổi: Dựa vào BMI và chiều cao theo tuổi:  BMI: trẻ em gọi là suy dinh dưỡng khi giá trị BMI < Percentil 5% theo quần thể tham chiếu BMI của NHANES I.  Chiều cao theo tuổi theo quần thể tham chiếu NCHS/CDC: với các ngưỡng đánh giá như trình bày ở bảng 4: Bảng 4: Tiêu chuẩn đánh giá suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi cho trẻ 10 - 18 tuổi theo WHO Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết luận suy dinh dưỡng Chiều cao Tỷ số Z (HAZ) < -2 Theo tuổi Bách phân vị (HAP) < 3% Xử lý số liệu bằng chương trình xử lý số liệu SPSS 11.0và EPI - INFO 6.0 6 3. KẾT QUẢ Bảng 5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh khuyết tật 7 - 9 tuổi TUỔI HAZ HAM WHZ WHM 7 N 11 7 15 12 % 30.56 19.44 41.67 33.33 8 N 7 2 14 6 % 14.89 4.26 29.79 12.77 9 N 12 12 8 6 % 30.00 30.00 20.00 15.00 7 - 9 N 30 21 37 24 % 24.39 17.07 30.08 19.51 7 Bảng 6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh khuyết tật 10 - 14 tuổi TUỔI HAZ HAP BMI 10 N 14 18 27 % 30.43 39.13 58.70 11 N 24 24 34 % 48.00 48.00 68.00 12 N 7 9 21 % 19.44 25.00 58.33 13 N 15 18 33 % 29.41 35.29 64.71 14 N 12 12 18 % 37.50 37.5 56.25 8 10 - 14 N 72 81 133 % 33.49 37.67 61.86 9 4. BÀN LUẬN Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, trong đó việc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc là biện pháp phổ biến, rẻ tiền, không xâm hại và hiệu quả cao nên được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang và chưa phát triển [3], [11].. . Ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn riêng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, vẫn còn sử dụng tiêu chuẩn của WHO, tức là dựa vào quần thể tham chiếu chuẩn NCHS năm 1977 của trẻ em Hoa Kỳ để làm chuẩn mực so sánh. Do đó, trong công trình này chúng tôi cũng ứng dụng tiêu chuẩn đó để tính tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em khuyết tật. Suy dinh dưỡng và nghèo đói là hai phạm trù liên hệ chặt chẽ với nhau, nghèo luôn kéo theo suy dinh dưỡng, và vì nghèo nên phải phòng chống suy dinh dưỡng [1]. Ở Việt Nam suy dinh dưỡng trẻ em đã được nghiên cứu nhiều, nhưng đa số chỉ tập trung dưới 5 tuổi, ở giai đoạn mà tiêu chuẩn của WHO còn phù hợp với điều kiện trẻ em Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung [1], [3]. Trong khi đó tỷ lệ suy dinh dưỡng tuổi học đường thì ngược lại rất ít được nghiên cứu. Nguyên do ít được nghiên cứu vì chưa có một tiêu chuẩn nhân trắc nào có độ nhạy và độ đặc hiệu cao đối với lứa tuổi này cho trẻ em Việt Nam. Cho nên kết quả suy dinh dưỡng ở trẻ em khuyết tật trong nghiên cứu này chỉ nói lên tỷ lệ có chiều cao theo tuổi, BMI, cân nặng theo chiều cao nằm dưới ngưỡng - 2SD, hay bách phân vị 5% hay 90% của Me% so với quần thể tham 10 chiếu NCHS mà thôi, chứ không phải phản ánh chính xác tình trạng suy dinh dưỡng với những biến đổi sâu sắc ở mức độ mô và tế bào của cấu tạo cơ thể. So sánh với tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em bình thường Thừa Thiên Huế [5] cho thấy: Ðối với trẻ 7 đến 9 tuổi (bảng 7): nếu theo tiêu chuẩn HAZ trẻ em khuyết tật có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn, đặc biệt trẻ 8 tuổi, theo tiêu chuẩn HAM thì chỉ có trẻ 7 và 8 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn trẻ bình thường. Trong khi đó theo tiêu chuẩn trọng lượng theo chiều cao (WHZ, WHM) thì ngược lại: tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn. Ðiều này là do quần thể tham chiếu để tính các tỷ lệ trên là quần thể của trẻ em Mỹ 11 Bảng 7: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh < 10 tuổi TUỔI HAZ HAM WHZ WHM TEKT 30.56 19.44 41.67 33.33 7 BT 42.80 31.70 18.20 10.60 TEKT 14.89 4.26 29.79 12.77 8 BT 36.70 26.70 12.50 5.40 TEKT 30.00 30.00 20.00 15.00 9 BT 37.10 30.50 14.10 5.90 Ðối với trẻ 10 -14 tuổi (bảng 8): Nếu tính theo tiêu chuẩn chiều cao theo tuổi (HAZ hay HAP) ngoại trừ trẻ em khuuyết tật 11 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ em bình thường còn các tuổi 10, 12, 13, 14 có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn bình thường nếu tính theo tiêu chuẩn BMI thì ngoại trừ ở tuổi 12 trẻ em khuyết tật có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn trẻ bình thường còn các lứa tuổi khác có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường. Bảng 8: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh 10 - 14 tuổi 12 TUỔI HAZ HAP BMI TEKT 30.43 39.13 58.70 10 BT 39.10 43.50 56.06 TEKT 48.00 48.00 68.00 11 BT 42.50 48.00 64.80 TEKT 19.44 25.00 58.33 12 BT 50.10 56.10 59.19 TEKT 29.41 35.29 64.71 13 BT 53.80 58.10 53.80 TEKT 37.50 37.5 56.25 14 BT 47.60 52.70 42.34 13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5. Kết luận: Qua cuộc điều tra 338 học sinh khuyết tật ở Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phân loại của WHO còn cao, tỷ lệ rất khác nhau tùy theo tuổi và tùy theo tiêu chuẩn đánh giá: HAZ, HAM, WHZ, WHM, BMI...Nhưng so với trẻ em bình thường cùng địa bàn và thời điểm nghiên cứu thì hầu hết có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại gia đình. Nxb Y học, Hà Nội (1998). 2. Nguyễn Khải, Lê Ðình Vấn. Một số chỉ tiêu nhân trắc hình thái trẻ em khuyết tật, Kỷ yếu hội nghị khoa học lần thứ nhất, nhân kỷ niệm 45 năm Ðại Học Huế (2000) 288 - 294 3. Hà Huy Khôi. Phương pháp dịch tể học dinh dưõng, Nxb Y học, Hà Nội (1997). 4. Hoàng Văn Tùng và cs. Ðiều tra chỉ tiêu nhân trắc hình thái - thể lực người Việt Nam từ 7 tuổi đến trên 60 tuổi ở miền Trung Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số chỉ tiêu sinh học của người bình thường tại khu vực miền Trung. Trường Ðại học Y khoa Huế (1998) 73 - 100. 5. Lê Ðình Vấn. Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực học sinh 6 - 17 tuổi ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Ðại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh (2002). 6. Dibley M J, Goldsby J, Staehling N, Trowbridge Fl. Development of normalized cures for the international growth reference: historical and technical considerations, Am J Clin Nutr, 46, (1987) 736 - 748. 15 7. Dibley M J, Staehling N, Neiburg P, Trowbridge Fl. Interpretation of Z - score anthropometric indicators derived from the international growth reference, Am J Clin Nutr, 46, (1987) 749 - 762. 8. El - Nofely. A et al. Attained Weight, Stature and Weight/stature Index for Egyptian children aged 6 - 18 years. Cairo area, 1980 - 1982, Internaltional journal of anthropology, 4(4) (1989) 275 - 286. 9. Hamill et al. Physical growth: national center for health statistics percentiles, Am J clin Nutr, 32 (March) (1979) 607 - 629. 10. Hammer Lawrence D. et Al. Standardized percentil curves of body mass index for children and adolescents, AJDC, 145(March) (1991) 259 - 262. 11. WHO. Physical status: the use and interpretation of anthropometry, Geneva (1995) 12. WHO. Management of severe malnutrition: a manual for physicians and other senior health workers, Geneva (1999). TÓM TẮT Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là một vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em khuyết tật theo chỉ tiêu của WHO đưa ra .Các chỉ tiêu nhân trắc được thu thập trong một cuộc điều tra ngang 338 học sinh khuyết tật 7 -14 tuổi, gồm 131 16 trẻ khiếm thị, 117 trẻ khiếm thính và 90 trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tỷ lệ bị suy dinh dưỡng nói chung còn cao, tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi tùy theo tiêu chuẩn đánh giá. Từ khóa: Trẻ em khuyết tật, suy dinh dưỡng MALNUTRITION IN THE 7 - 14 YEAR - OLD STUDENTS WITH SOME FORMS OF DISABILITY IN THUA THIEN- HUE PROVINCE Nguyen Khai, Le Dinh Van College of Medicine, Hue University SUMMARY The problem of malnutrition in children is of vital importance. This study aimed to assess the malnutrition status of handicapped children using the methods of nutritional assessment recommended by WHO. An anthropometric study were carried out for the handicapped children, based on a cross - sectional 17 study. The sample was 338 schoolchildren aged 7 to 14 years, consisting 131 blind, 117 deaf and 90 with mental deficiency. In general, the prevalance of malnutrition is still high (30.2%) , which varies depending on the indicatorfor HAZ (stunt) . This is an accetable proportion. Keys words: handicapped children, malnutrition

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_bai08_4276.pdf
Luận văn liên quan