Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà
quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản
phẩm để từ đó đề xuất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao
nhất. Vì vậy Công ty nên tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng sản
phẩm. Muốn vậy công ty cần phải phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn
hàng bán của từng loại sản phẩm
77 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 13 474 000
Có TK2141 : 13 474 000
- Căn cứ theo chứng từ CK ngày 2/1/2005 về việc thu phí chuyển tiền
sợi thuỷ tinh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh số tiền là 100
000đ, kế toán ghi:
Nợ TK642 : 100 000
Có TK1121 : 100 000
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng 1 năm 2005
của Công ty là 796 553 121đ, cuối tháng 1/2005 kế toán tập hợp và ghi bút
toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK911 : 796 553 121
Có TK642 : 796 553 121
Sau khi định khoản như trên kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái
TK642-chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 48
Bảng số 15:
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Sổ cái TK642
Tháng 1 năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ngày
CT
Số hiệu
CT
Nội dung chứng từ
TKĐƯ
Số tiền Nợ Số tiền Có
Nợ Có
01/01
01/01
02/01
02/01
03/01
31/01
CK
CK
PC1317
CK
PC1323
CPQL
Thu phí chuyển tiền mua amiăng
Thu phí chuyển tiền máy phát điện
Vé cầu
Thu phí chuyển tiền sợi thuỷ tinh
Chi tiếp khách
.................
Kết chuyển CPQL doanh nghiệp
642
642
642
642
642
911
1121
1121
1111
1121
1111
642
3 000
3 000
944 545
100 000
12 142 000
796 553 121
Tổng cộng 796 553 121 796 553 121
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
9. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Hàng ngày khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm thì kế toán căn cứ vào
các hoá đơn bán hàng và các chứng từ nhập xuất để vào sổ nhật ký chung.
Cuối tháng, sau khi đã hạch toán đầy đủ doanh thu bán hàng, giá vốn hàng
bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì kế toán tiến hành
kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Kế toán
định khoản như sau:
- Kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK511
Có TK911
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 49
Nợ TK911
Có TK632
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK911
Có TK641
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK911
Có TK642
Sau đó ghi vào sổ nhật ký chung và vào sổ cái TK911. Từ kết quả hạch
toán kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí
bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ
doanh thu
Bảng số16
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Sổ cái TK911
Tháng 1 năm 2005
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Ngày
CT
Số hiệu
CT
Nội dung chứng từ
TKĐƯ
Số tiền Nợ Số tiền Có
Nợ Có
31/013
1/01
31/01
31/01
31/01
BK911
CPBH
CPQL
BK911
BK911
K/c giá vốn hàng bán
K/c chi phí bán hàng
K/c chi phí quản lý DN
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển LN từ SXKD
911
911
911
511
911
632
641
642
911
421
21110000000
767130553
796553121
419886198
23093569872
Tổng cộng 23093569872 23093569872
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Bảng số 17
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 50
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Tháng 1 năm 2005
Bảng số18
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Chỉ tiêu Mã số Số tiền
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, XNK
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
7. Doanh thu hoạt động tài chính
8. Chi phí hoạt động tài chính
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
10.Thu nhập khác
11.Chi phí khác
12.Lợi nhuận khác
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
15.Lợi nhuận sau thuế
01
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
61
70
23 093 569 872
0
0
0
0
0
23 093 569 872
21 110 000 000
1 983 569 872
767 130 553
796 553 121
419 886 198
5 931 043
52 628 479
(46 697 433)
0
0
0
373 188 765
104 492 854
268 695 911
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 51
Sổ cái TK421
Tháng 1 năm 2005
Tên tài khoản: Lợi nhuận chưa phân phối
Đơn vị tính: đồng
Ngày
CT
Số hiệu
CT
Nội dung chứng từ
TKĐƯ
Số tiền Nợ Số tiền Có
Nợ Có
31/01
BK911
Dư đầu kỳ
K/c lãi SXKD
Cộng phát sinh
911
421
0
419 886 198
419 886 198
Dư cuối kỳ 419 886 198
10. Phân tích kế hoạch tiêu thụ và lợi nhuận
Để biết được tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty thì ta dựa vào
báo cáo kết quả kinh doanh của công ty để xem xét và để biết được tình hình
biến động của nó ta dựa vào số liệu của hai kỳ liên tiếp để đánh giá bởi trên đó
phản ánh đầy đủ các chỉ têu về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận cũng như các
nhân tố ảnh hưởng. Dưới đây ta phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của
công ty tháng 1/2005. Ta có bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và mức biến động của các chỉ tiêu chính ảnh hưởng đến sự thay đổi lợi
nhuận của công ty tháng 1/2005.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 52
Chỉ tiêu
Mã
số
Số tiền Mức biến động
Tháng 12/2004 Tháng 1/2005 Số tuyệt đối
Số tương
đối (%)
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, XNK
1. Doanh thu thuần
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp
4.Chi phí bán hàng
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.LN thuần từ hoạt động SXKD
7.DT hoạt động tài chính
8.Chi phí hoạt động tài chính
9.LN từ hoạt động tài chính
10.Thu nhập khác
11.Chi phí khác
12.Lợi nhuận khác
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
14.Thuế thu nhập DN phải nộp
15.Lợi nhuận sau thuế
01
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
61
70
13 959 463 638
0
0
0
0
0
13 959 463 638
12 516 000 000
1 443 463 638
370 957 662
524 329 497
548 176 479
5 354 166
47 449 243
(42 095 077)
0
0
0
506 081 402
141 702 792
364 378 610
23 093 569 872
0
0
0
0
0
23 093 569 872
21 110 000 000
1 983 569 872
767 130 553
796 553 121
419 886 198
5 931 043
52 628 479
(46 697 433)
0
0
0
373 188 765
104 492 854
268 695 911
9 134 106 234
9 134 106 234
8 594 000 000
396 172 891
272 223 624
-4 602 356
-37 209 938
-95 682 699
65,43
65,43
68,66
106,8
51,92
-10,93
-26,26
-26,24
Từ kết quả ở trên ta thấy Công ty Cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng
Đông Anh trong hai tháng 12/2004 và tháng 1/2005 tình hình tiêu thụ và lợi
nhuận có những biến động tương đối. Mặc dù tháng 1/2005 tổng giá vốn hàng
bán của công ty cao hơn rất nhiều so với tháng 12 song tổng lợi nhuận sau
thuế mà công ty thu được lại thấp hơn tháng 12. Điều này chứng tỏ doanh
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 53
nghiệp tuy đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn nhưng cùng với nó có những
chi phí và hoạt động khác phát sinh làm ảnh hưởng đến làm giảm tổng lợi
nhuận của công ty. Cụ thể như sau:
Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp kỳ này so với kỳ trước tăng giảm đi
268 695 911 – 364 378 610 = -95 682 699(đồng)
Tương ứng với số tương đối giảm đi:
-95 682 699/364 378 610 = -26,24%
Sự giảm đi của lợi nhuận trong tháng này so với tháng trước do các nhân tố
ảnh hưởng sau đây:
- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu có quan hệ thuận cùng chiều với
tổng mức lợi nhuận. Nếu tổng doanh thu tăng lên thì tổng mức lợi nhuận của
công ty cũng tăng lên một cách tương ứng và ngược lại nếu tổng doanh thu
giảm đi thì lợi nhuận cũng theo đó giảm đi. Bởi vậy, công ty cần phải có biện
pháp tăng doanh thu bằng hai cách: Tăng khối lượng hàng bán ra và tăng giá
bán.
Theo số liệu của công ty tháng 1/2005 và tháng 12/2004, ta thấy tổng
doanh thu của tháng 1so với tháng 12 tăng lên:
23 093 569 872 – 13 959 463 638 = 9 134 106 234 (đồng) với số tương đối
tăng lên 65,43% và đã làm cho tổng mức lợi nhuận của công ty tăng lên
9134106234 đồng.
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp và rất lớn đến tổng mức lợi nuận của công ty. Bởi vậy, công ty
càng tiết kiệm, giảm được giá vốn đơn vị sản phẩm bao nhiêu thì càng tiết
kiệm được chi phí bấy nhiêu và do đó tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng sẽ tăng lên bấy nhiêu.
Tháng 1/2005 giá vốn hàng bán của công ty tăng lên đáng kể là 8 594 000
000 đồng với số tương đối tăng lên 68,66% đã làm cho tổng mức lợi nhuận
của công ty giảm đi 8 594 000 000 đồng.
- Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là khoản chi phí có liên quan trực
tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 54
quản, tiền lương, khuyến mại.... Chi phí bán hàng càng giảm bao nhiêu, càng
tiết kiệm bao nhiêu thì lợi nhuận của công ty càng tăng lên. Bởi vậy công ty
muốn có lợi nhuận cao thì cần tìm mọi biện pháp làm giảm chi phí bán hàng.
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh có chi phí bán hàng
của tháng 1/2005 quá cao, cao hơn rất nhiều so với tháng 12/2004 làm giảm đi
rất nhiều lợi nhuận của công ty.
Cụ thể: Chi phí bán hàng tăng lên 396 172 891đồng đã làm cho tổng lợi
nhuận của công ty giảm đi tương ứng là 396 172 891đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Thông thường chi phí quản lý doanh
nghiệp ít biến động theo quy mô sản xuất kinh doanh. Song, nếu chi phí này
càng cao thì càng làm giảm tổng mức lợi nhuận. Công ty cổ phần tấm lợp
Đông Anh đã rơi vào tình trạng là chi phí quản lý doanh nghiệp không những
tăng mà còn tăng hơn nhiều: 272 223 624 đồng làm cho lợi nhuận của công ty
bị giảm đi tương ứng 272 223 624 đồng.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Nếu lợi nhuận này càng cao thì càng
làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bởi nó có tác động cùng chiều với
tổng lợi nhuận. Tháng 1/2005 lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính của
công ty giảm đi 4 602 356 đồng làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi 4 602
356 đồng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản
mà công ty nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ % tính trên tổng thu nhập
do đó tỷ lệ này càng cao thì thuế thu nhập càng cao cũng như nếu thu nhập
càng cao thì thuế càng cao và sẽ càng làm giảm lợi nhuận của công ty và
ngược lại. Với công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh thì
thuế thu nhập doanh nghiệp tháng 1/2005 giảm đi 37209938 đồng làm lợi
nhuận tăng lên tương ứng là 37209938 đồng.
Tổng hợp tất cả các nhân tố làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của công ty đã
làm lợi nhuận cuả công ty giảm đi là: 9 134 106 234 - 8 594 000 000 - 396
172 891 - 272 223 624 - 4 602 356 + 37209 938 = 95 682 699đồng
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 55
Như vậy ta thấy tháng 1/2005 Công ty cổ phần tấm lợp Đông Anh có
tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nhiều, đó cũng là một xu hướng tốt vì nó
sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, nó cũng chứng tỏ doanh
nghiệp đang ngày càng đứng vững trên thị trường. Song, điều mà doanh
nghiệp cũng cần phải quan tâm hơn nữa là lợi nhuận của doanh nghiệp thấp
hơn mà nhất là doanh thu cao hơn nhiều mà lợi nhuận lại thấp hơn. Nguyên
nhân của nó có rất nhiều nhưng những nguyên nhân chủ yếu như đã phân tích
ở trên. Do đó công ty muốn tăng lợi nhuận thì phải tìm cách giảm giá vốn
hàng bán, giảm chi phí bán hàng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và tìm
cách tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Công ty cần phát huy hơn nữa khả
năng kinh doanh của mình để không những hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và
lợi nhuận mà còn đạt kết quả cao nhất, giúp công ty đứng vững trên thị trường
và ngày càng lớn mạnh.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 56
Phần III
Hoàn thiện hạch toán Thành phẩm tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ
phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
I. Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành
phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấml ợp và vật liệu
xây dựng Đông Anh.
Qua thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế tại công ty cổ phần tấm lợp
và vật liệu xây dựng Đông Anh, em có rút ra một vài nhận xét về tình hình
hạch toán nghiệp vụ thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ thành phẩm tại Công ty.
1. Ưu điểm
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và cơ chế này ngày càng thịnh
hành và len lỏi, đối với các công ty đòi hỏi phải bắt nhịp với cơ chế mới và
việc bắt nhịp này không phải là chuyện đơn giản bởi phải bắt nhịp như thế
nào và bằng cách nào để không quá sớm và cũng không quá muộn mà vẫn
mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng
Đông Anh đã rất năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, đã cố gắng trang bị
máy móc thết bị và sản xuất thêm sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Sản phẩm của công ty
ngày càng có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận. So với trước
đây thì những năm gần đây chất lượng sản phẩm của công ty đã nâng lên rõ
rệt, tổng giá trị sản xuất của toàn công ty đã tăng lên rất nhiều, đời sống của
cán bộ công nhân viên được cải thiện và đặc biệt là kết quả hoạt động của
công ty ngày càng cao. Kết quả đó có được là nhờ có bộ máy lãnh đạo năng
động, sáng tạo, nhiệt tình có bề dày kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, thường xuyên có mặt kịp thời trên các
lĩnh vực.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 57
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Công ty, công tác quản lý nói
chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn
thiện. Kế toán đã phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh doanh
của Công ty, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Công ty, trong đó
công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ thành phẩm cũng dần được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý. Các ưu điểm cụ thể của kế toán nói chung và
công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ thành phẩm tại công ty nói riêng được thể hiện trên những mặt sau đây:
1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty đã có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu
cầu và khả năng trình độ của từng người. Mỗi nhân viên trong phòng kế toán
Công ty được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt xích
công việc chung. Chính sự phân công đó trong công tác kế toán đã tạo ra sự
chuyên môn hoá trong công tác kế toán, tránh chồng chéo công việc, từ đó
nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, giúp cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng theo sự phân công công việc đã có
sẵn.
Ngoài ra bộ máy kế toán của công ty còn được tổ chức theo hình thức
tập trung tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập
trung thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Công ty đối với toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. Đồng thời tạo ra sự chuyên môn hoá
công việc đối với các nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương
tiện kỹ thuật, tính toán, xử lý thông tin.
1.2. Về chứng từ sổ sách:
Hầu hết hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán đều tuân thủ chế độ kế toán hiện
hành. Phần lớn hệ thống sổ sách ở công ty khá đằy đủ, tỉ mỉ, việc ghi chép và
mở sổ sách theo quy định do vậy công việc phần hành kế toán được thực hiện
khá trôi chảy. Cùng với việc hạch toán trên các sổ tổng hợp, Công ty còn mở
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 58
các sổ chi tiết, các bảng kê để theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, chi phí
và doanh thu. Việc lập và luân chuyển các chứng từ đều được kế toán thực
hiện rất nghiêm ngặt theo chế độ quy định đảm bảo tính khách quan và tuân
thủ các chứng từ.
Ngoài ra trên các trang sổ như sổ cái hay sổ chi tiết các tài khoản, phần tài
khoản đối ứng Công ty đều ghi rõ tài khoản đối ứng nợ và tài khoản đối ứng
có từ đó giúp cho việc theo dõi được dễ dàng.
Chứng từ được luân chuyển và có kết cấu một cách hợp lý phù hợp với đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hệ thống sổ sách, chứng từ
được lập và luân chuyển một cách khoa học, ngăn nắp tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tìm kiếm, lưu trữ, bảo quản và việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được kịp thời đầy đủ và chính xác.
1.3. Về hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ:
Việc hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ luôn được ghi chép đầy đủ đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan không bị bỏ sót hay ghi chép sai. Việc hạch toán thành phẩm được
chi tiết theo từng loại giúp thuận lợi trong việc theo dõi những biến động của
thành phẩm từ đó quản lý được tốt hơn. Giá vốn hàng bán được xác định riêng
cho từng loại thành phẩm, xác định theo từng tháng giúp cho việc hạch toán
được rõ ràng. Hạch toán doanh thu và chi phí được thực hiện rõ ràng, cuối kỳ
kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ. Đặc biệt trong công tác hạch toán chi
phí, công ty đã mở các sổ chi tiết chi phí rõ ràng để theo dõi từng loại chi phí.
Đối với chi phí bán hàng, công ty chi tiết ra thành chi phí liên quan đến tiền
lương, bảo hiểm xã hội riêng và các chi phí bằng tiền khác riêng; với chi phí
quản lý doanh nghiệp Công ty chi tiết ra thành chi phí về lương nhân viên
quản lý, chi phí về đồ dùng văn phòng, chi phí về khấu hao TSCĐ... Điều này
là rất hợp lý khi trong tháng công ty phát sinh nhiều các nghiệp vụ liên quan
đến chi phí từ đó thuận lợi khi đối chiếu, cũng như theo dõi sự biến động của
từng loại chi phí, giúp cho việc quản lý được chặt chẽ hơn.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 59
Nhìn chung, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã phản
ánh một cách trung thực nhất sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công
nhân viên trong Công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng. Công tác kế
toán nói chung và công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả tiêu thụ nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu của quản lý và hạch
toán.
2. Một số hạn chế:
Những thành tựu trong công tác hạch toán kế toán đã đóng góp không
nhỏ vào sự thành công của Công ty song bên cạnh những thành tựu vẫn còn
những vướng mắc, những tồn tại mà các nhà quản lý nói chung và các cán bộ
kế toán nói riêng cần phải quan tâm để có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao
hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán cũng như hiệu quả của việc tổ chức
hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh. Những hạn
chế đó được bộc lộ ở những điểm sau:
2.1. Về chứng từ sổ sách
Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu
tiền... nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào sổ
nhật ký chung. Do đó dẫn đến tình trạng là số liệu trên sổ nhật ký chung dày
đặc, khó theo dõi, đặc biệt là khó theo dõi và kiểm soát được tình hình tiêu thụ
của Công ty.
Mặc dù hầu hết các sổ sách chứng từ của Công ty đều tuân theo chế độ
kế toán hiện hành song riêng sổ chi tiết TK131 lại khác. Thông thường mỗi
một sổ chi tiết chỉ mở riêng cho một đối tượng còn sổ cái là mở chung nhưng
ở đây sổ chi tiết TK131 lại theo dõi chung cho tất cả các đối tượng, không
tuân thủ chế độ kế toán hiện hành dẫn đến tình trạng khó theo dõi các đối
tượng công nợ, khó tổng hợp, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Ngoài ra, đáng lẽ chứng từ phải được cập nhật hàng ngày để ngày nào
ghi sổ ngày đó sẽ dễ dàng cho việc định khoản, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, tránh tình trạng chồng chất nghiệp vụ phát sinh. Thế nhưng ở Công
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 60
ty hầu như đến cuối tháng thủ kho mới chuyển hoá đơn chứng từ lên phòng kế
toán, do vậy kế toán thành phẩm không theo dõi được số lượng thành phẩm
trong tháng và khiến cho công tác kế toán bị dồn vào cuối tháng.
2.2. Về hệ thống tài khoản
Hiện nay, Công ty vẫn đang sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế
toán hiện hành, ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành và có sửa đổi mà không điều chỉnh tài
khoản để phù hợp với đặc điểm của Công ty, cũng như chưa tiến hành đổi mới
cho phù hợp với chế độ chung.
2.3. Về hạch toán thành phẩm
2.3.1. Về hạch toán chi tiết thành phẩm:
Để hạch toán chi tiết thành phẩm Công ty đã sử dụng phương pháp thẻ song
song. Tuy nhiên trên thực tế cả phòng kế toán, cả kho thành phẩm và phòng
kinh doanh tiếp thị của Công ty đều theo dõi số lượng thành phẩm nhập –
xuất - tồn gây ra tốn thời gian và tạo nên một sự trùng lặp không cần thiết.
2.3.2. Về hạch toán tổng hợp thành phẩm:
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên nhưng kỳ tính giá thành của Công ty lại là cuối tháng vì vậy kế toán
tổng hợp chỉ được tiến hành vào cuối tháng. Sau khi có giá thành do bộ phận
kế toán chuyển sang, khi đó kế toán mới tính giá vốn hàng bán, định khoản và
ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ cái có liên quan. Vì vậy dẫn đến tình trạng
trong tháng thì mặc dù có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng lại không thể
hạch toán, công việc phân bố không đều trong tháng mà bị dồn vào cuối
tháng. Chính điều này cũng là một hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng đến chất
lượng công việc cũng như việc theo dõi sự biến động của thành phẩm.
2.4. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
- Về hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán
Khi có một nghiệp vụ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá đáng lẽ kế
toán vừa định khoản để phản ánh giá vốn hàng bán, vừa định khoản ghi nhận
doanh thu để thấy được sự biến động của thành phẩm cũng như theo dõi được
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 61
doanh thu của số sản phẩm xuất bán đồng thời sẽ đảm bảo được trình tự ghi
chép. Tuy nhiên ở Công ty kế toán chỉ định khoản ghi nhận doanh thu còn giá
vốn hàng bán thì để đến cuối tháng sau khi tính được giá vốn mới dịnh khoản.
Như vậy vừa không đảm bảo được trình tự ghi chép kế toán về ghi
doanh thu và giá vốn, vừa dẫn đến tình trạng khó theo dõi, quản lý.
- Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu hàng tháng của Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông
Anh là tương đối lớn, số lượng khách hàng ngày càng đông, để khuyến khích
khách hàng Công ty sử dụng chính sách giảm giá hàng bán đối với khách hàng
mua thường xuyên, ổn định, mua với số lượng lớn và thanh toán ngay bằng
tiền mặt hoặc thanh toán trước hạn là rất đúng, nó sẽ biện pháp tích cực để lôi
kéo khách hàng, giảm chiếm dụng vốn. Nhưng việc công ty hạch toán khoản
giảm giá này vào bên Nợ TK511 là không đúng và cũng không thể coi đây là
khoản giảm giá hàng bán được mà phải coi đây là khoản chiết khấu. Mặc dù
hiện nay số lượng khách thanh toán ngay, thanh toán trước hạn... để được
hưởng giảm giá là ít nhưng Công ty còn hoạt động lâu dài, biết đâu sau này lại
có sự thay đổi, số lượng khách hàng quen thuộc nhiều lên theo thời gian,
lượng khách hàng thanh toán ngay lại tăng lên..., do đó Công ty không nên
hạch toán chung ghi Nợ TK511 vì như vậy dẫn đến tình trạng khó theo dõi sau
này và không đúng theo chế độ kế toán hiện hành vì đáng lẽ như vậy phải
hạch toán vào tài khoản chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại, còn
giảm giá hàng bán chỉ sử dụng khi hàng không đúng mẫu mã, kém phẩm chất
hoặc giao hàng không đúng thời hạn...
- Về hạch toán các khoản phải thu
Đây là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động của Công ty.
Nó là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của Công ty bởi nó ảnh
hưởng đến vòng quay của vốn, đến các tỷ suất tài chính phản ánh hiệu quả
kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn để khách hàng
chiếm dụng vốn quá lớn so với tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, số lượng khách
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 62
hàng nợ là rất đông và số tiền nợ lại rất lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
của công ty.
Ngoài ra khi hạch toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng công
ty nên hạch toán và ghi sổ chi tiết rõ ràng, theo dõi cho từng đối tượng công
nợ, ngày chứng từ phát sinh trên TK131 cho từng đối tượng.
- Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Mặc dù ở Công ty có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm có thể bán
cho công trình, có thể bán cho đại lý, bán cho cửa hàng... nhưng hầu như đều
bán theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá. Hơn nữa, do đặc
điểm của sản phẩm là tấm lợp, phục vụ cho xây dựng nên có những tháng
công trình xây dựng nhiều, hợp đồng nhiều và ngược lại có những tháng ít
dẫn đến doanh thu giữa các tháng khác nhau, có tháng nhiều và có tháng ít.
Do đó, nếu tháng nào Công ty cũng kết chuyển toàn bộ chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản xác định kết quả trong
tháng sẽ không phản ánh chính xác được hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp bởi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hàng
tháng ở Công ty là rất lớn. Hơn nữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp lại không chi tiết cho từng loại sản phẩm nên rất khó theo dõi và như
vậy sổ chi tiết chi phí và sổ cái hai loại chi phí đó giống nhau. Công ty cần có
một giải pháp phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho
hợp lý sao cho phản ánh đúng nhất hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
- Về việc xác định kết quả tiêu thụ:
Công ty chỉ có hai loại sản phẩm chính là tấm lợp AC và tấm lợp KLM, số
lượng nghiệp vụ phát sinh cho hai loại sản phẩm này là nhiều và công ty luôn
sản xuất với khối lượng rất lớn, việc tiêu thụ hai loại sản phẩm này quyết định
sự sống còn của Công ty vì vậy việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của
từng loại sản phẩm để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý cho từng loại sản phẩm
đảm bảo việc tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất là điều mà doanh nghiệp cần phải
ưu tiên quan tâm. Mà hiện nay việc theo dõi và đánh giá kết quả tiêu thụ của
công ty mới chỉ thực hiện tổng hợp chung cho cả hai loại sản phẩm mà chưa
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 63
theo dõi và tính ra kết quả riêng cho từng loại do đó không đánh giá được hiệu
quả chính xác của từng loại sản phẩm vì vậy việc điều chỉnh trong sản xuất
còn chưa hợp lý và chưa mang lại hiệu quả cao nhất.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn đẩy mạnh công tác tiêu thụ thành phẩm,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu thoả mãn của con người
cũng tăng lên, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà ngày càng đòi hỏi cao hơn cả
về chất lượng sản phẩm do đó chất lượng sản phẩm dần trở thành yếu tố được
quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Chính bởi lẽ đó
mà doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ thì phải có biện
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Bằng việc năng động trong tìm kiếm các
nguồn nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng tốt bằng cách: duy trì các bạn
hàng cũ uy tín, đồng thời tìm kiếm thêm các bạn hàng mới có thể cung cấp
nguyên vật liệu mới với chất lượng tốt hơn. Thực hiện tốt việc áp dụng chế độ
khấu hao máy móc thiết bị phục vụ sản xuất để có thể đổi mới nâng cấp máy
móc kịp thời đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để đa dạng hoá sản phẩm về màu sắc, kiểu
dáng, lớp mạ, độ dầy...
2. Giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra
Không chỉ có chất lượng mà giá cả cũng là yếu tố cần quan tâm khi sản xuất
sản phẩm. Bởi sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành cũng quá cao thì
cũng không đạt được hiệu quả tiêu thụ cao, người tiêu dùng sẽ không thể mua
với số lượng lớn và nhất là trong thời buổi cạnh tranh thị trường ngày một gay
gắt này thì điều đó lại càng khó khăn hơn. Khách hàng sẽ đi tìm sản phẩm
thay thế, giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì thế công ty cần phải tìm ra
giải pháp để giảm giá thành sản xuất nhưng chất lượng không giảm bằng cách:
tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng đúng định mức vật tư, giảm hao hụt trong
định mức, đối với các hao hụt ngoài định mức phải quy định rõ ràng về trách
nhiệm đền bù để người lao động có trách nhiệm cao hơn với công việc của
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 64
mình, năng động trong tìm kiếm nguồn hàng mới giá rẻ mà đảm bảo chất
lượng.
3. Hoàn thiện tổ chức tốt công tác bán hàng
- Cần quan tâm đến vấn đề nghiên cứu thị trường: tập trung nghiên cứu
thị trường một cách cụ thể, chặt chẽ dựa trên các tài liệu thu thập được, tuyệt
đối không làm theo cảm tính. Công ty nên thu thập thông tin trên thị trường về
chủng loại hàng hoá mà công ty kinh doanh cũng như sự thích ứng của sản
phẩm sản xuất ra trên thị trường như thế nào. Người làm công tác này không
chỉ làm tại chỗ, bàn và phân tích các số liệu sẵn có mà phải năng động, tích
cực đi sâu vào địa bàn thực tế. Các thông tin phải phản ánh được những vấn đề
của thị trường về hàng hoá, giá cả, cung cách phục vụ biến động của thị
trường, xu thế của người tiêu dùng... cụ thể là phải nắm vững đặc điểm từng
khu vực thị trường, phải trả lời được các câu hỏi: Khách hàng khen, chê sản
phẩm ở điểm nào; sản lượng từng thời kỳ nhất định thay đổi như thế nào; giá
cả đã hợp lý chưa; khách hàng có yêu cầu gì về dịch vụ hoặc cách thức bán
hàng? Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ cho người sản xuất có cái nhìn tổng
thể về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để tìm ra phương thức sản xuất
và bán hàng cho phù hợp.
- Chăm sóc khách hàng quen thuộc: Công ty nên mở rộng hơn nữa các
hình thức khuyến mại như thực hiện nhiều chiết khấu hơn nữa đối với khách
hàng, thay đổi tỷ lệ chiết khấu, hay ngoài các hình thức chiết khấu Công ty
nên thưởng thêm cho những khách hàng mua nhiều, quen thuộc vào cuối kỳ
và hình thức thưởng nên thông báo trước để làm mục tiêu phấn đấu cho khách
hàng...
- Với các khách hàng mới: Công ty nên có chính sách bán hàng cởi mở
với họ, với các khách hàng mua với khối lượng lớn hay thanh toán ngay bằng
cách tăng thêm tỷ lệ giảm giá, chiết khấu để thu hút khách hàng, giảm chiếm
dụng vốn làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua đội ngũ bán hàng chuyên
nghiệp, nhiều kinh nghiệm, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc. Đi
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 65
sâu vào từng công trình dự án, các sở đầu tư và các chủ thầu xây dựng để tìm
kiếm đơn đặt hàng. Công ty cũng nên có các hình thức thưởng cho các nhân
viên bán hàng có doanh thu bán hàng cao trong năm để động viên tinh thần
trách nhiệm làm việc của họ.
- Công ty nên tổ chức mạng lưới bán hàng trên cơ sở nghiên cứu các thị
trường phân phối sản phẩm và các kênh giao, nhận, kết thúc quá trình sản xuất
kinh doanh. Đồng thời nên mở rộng hình thức bán hàng tại các bộ phận giới
thiệu sản phẩm để thu thập được nhiều thông tin từ phía khách hàng làm cơ sở
để đưa ra các quyết định đúng đắn, vừa tránh tình trạng khách hàng phải chờ
đợi tại công ty vào những ngày sốt tấm lợp.
- Thực hiện tốt hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm như
quảng cáo trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, trên báo chí, tham
gia các hội trợ triển lãm...
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm,
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần
tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh.
1. Đối với chứng từ, sổ sách
Công ty nên sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền
để giảm bởt số lượng nghiệp vụ ghi vào sổ nhật ký chung để giảm bớt sự dày
đặc khó theo dõi của nhật ký chung. Ngoài ra nhìn vào nhật ký bán hàng ta
cũng có thể thấy ngay được doanh thu bán hàng trong ngày của Công ty.
Mẫu sổ nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền như sau:
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 66
Bảng số 19
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Nhật ký bán hàng
Tháng..... năm......
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Phải thu từ
người mua
(Ghi Nợ)
Ghi Có TK doanh thu
SH NT
Hàng
hoá
Thành
phẩm
Dịch vụ
Số trang trước
chuyển sang
Cộng chuyển sang
trang sau
Ngày... tháng... năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng số 20
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Nhật ký thu tiền
Tháng... năm...
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Ghi
Nợ
TK
Ghi Có các TK
SH NT Tài khoản khác
Số tiền Số hiệu
Số trang trước chuyển
sang
Cộng chuyển sang
trang sau
Ngày...... tháng...... năm.........
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 67
Về sổ sách, Công ty nên thiết kế chế mẫu sổ sách giống như chế độ do
Bộ Tài Chính ban hành. Đặc biệt với TK131, ở công ty số lượng nghiệp vụ
phát sinh trên tài khoản này nhiều do đó Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi
cho từng khách hàng chứ không nên theo dõi chung trên cùng một sổ chi tiết
như vậy vừa không đúng chế độ kế toán hiện hành, vừa khó theo dõi và khó
quản lý công nợ của từng khách hàng. Mẫu sổ chi tiết TK131 như sau:
Bảng số 21
Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh
Sổ chi tiết TK131
Đối tượng:..............
Tháng...... năm........
NT
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Thời hạn
được
chiết
khấu
Số phát
sinh
Số dư
SH NT Nợ Có Nợ Có
1.Số dư đầu kỳ
2.Số phát sinh
trong kỳ
..............
Cộng số phát sinh
3. Số dư cuối kỳ
Ngày.......tháng........ năm.........
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hiện nay, Công ty đang còn tồn tại tình trạng là chứng từ bị dồn vào
cuối kỳ kế toán và chưa được vào sổ sách để theo dõi. Do vậy công ty nên có
quy định, định kỳ khoảng 3 hoặc 4 ngày thủ kho phải chuyển hoá đơn lên
phòng kế toán để ghi sổ đảm bảo việc theo dõi được thường xuyên tình hình
nhập – xuất – tồn kho thành phẩm, tránh tình trạng công việc phân bổ
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 68
không đều, dồn công việc vào cuối tháng, ảnh hưởng đến chất lượng công
việc.
2. Về hệ thống tài khoản
Công ty vẫn đang sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ Tài
chính mà chưa có sự sửa đổi bổ xung cho phù hợp. Công ty nên mở thêm các
tài khoản cấp hai để dễ dàng cho việc theo dõi, định khoản, phù hợp với đặc
điểm hoạt động của đơn vị mình. Ví dụ: tại Công ty chỉ sản xuất hai loại sản
phẩm là tấm lợp AC và tấm lợp KLM và công ty chỉ sử dụng TK155 để theo
dõi chung cho cả hai sản phẩm, như vậy sẽ khó theo dõi hơn hoặc định khoản
sẽ phức tạp hơn nếu như Công ty mở tài khoản cấp hai thành TK1551: Tấm
lợp AC, 1552: Tấm lợp KLM sẽ khoa học hơn rất nhiều.
3. Về hạch toán thành phẩm
3.1. Hạch toán chi tiết thành phẩm:
Để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm ở Công ty cả
phòng kế toán, tại kho và cả phòng kinh doanh tiếp thị đều theo dõi. Điều này
là không cần thiết vì số liệu trùng lặp tốn thời gian. Như vậy có thể chỉ cần
phòng kế toán và tại kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm mà
không cần phòng kinh doanh tiếp thị phải làm vấn đề này như vậy sẽ giảm tải
khối lượng công việc cho phòng kinh doanh mà vẫn đảm bảo theo dõi được
chính xác tình hình nhập xuất và tồn kho thành phẩm.
3.2. Hạch toán tổng hợp thành phẩm:
Thực tế tại công ty kỳ tính giá thành là vào cuối tháng do đó dẫn đến tình
trạng dồn công việc vào cuối tháng, gây khó khăn cho công việc và dễ để xảy
ra sai sót khi nghiệp vụ quá nhiều . Vì vậy, kế toán nên sử dụng giá thành kế
hoạch làm giá hạch toán hàng ngày. Giá thành kế hoạch có thể là mức giá ước
lượng của công ty hoặc là giá thực tế của kỳ trước...
Cuối tháng khi tính được giá thành thực tế sản phẩm nhập kho, kế toán
xác định hệ số giá để điều chỉnh giá hạch toán theo giá thành thực tế thành
phẩm xuất kho.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 69
Giá thực tế thành phẩm nhập kho = Giá hạch toán thành phẩm xuất kho
X Hệ số giá
Hệ số giá = (Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế thành
phẩm nhập trong kỳ)/(Giá hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá thực tế
thành phẩm nhập trong kỳ)
4. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
4.1. Về hạch toán doanh thu và giá vốn
Khi có nghiệp vụ phát sinh về tiêu thụ thành phẩm để đảm bảo đúng
trình tự ghi chép và để tiện cho việc theo dõi doanh thu, thành phẩm và giá
vốn thành phẩm, công ty nên vừa định khoản để xác định doanh thu của số sản
phẩm tiêu thụ, vừa ghi định khoản giá vốn của số thành phẩm xuất bán:
Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ:
Nợ TK111, 112, 131... : Tổng giá thanh toán
Có TK511 : Doanh thu số thành phẩm bán ra
Có TK3331 : Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời kế toán ghi:
Nợ TK632 : Giá vốn của số thành phẩm bán ra
Có TK155 : Gía thành của số thành phẩm xuất kho
4.2. Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Để đảm bảo sự thống nhất về tài khoản cũng như để dễ quản lý, dễ theo dõi
và để đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành công ty nên hạch toán riêng
khoản giảm giá hàng bán hiện tại công ty đang hạch toán bên Nợ TK511 sang
hai tài khoản là TK521 và TK635. Với các khoản giảm do khách hàng mua
thường xuyên ổn định và mua với số lượng lớn thì hạch toán vào TK521- chiết
khấu thương mại, còn giảm giá với khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh
toán trước hạn thì đó là khoản chiết khấu thanh toán và hạch toán vào TK635-
chi phí hoạt động tài chính.
+ Khi công ty chấp nhận chiết khấu thanh toán cho người mua khi
người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK635: Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 70
Có TK111, 112, 131... : Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách
hàng
+ Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK521 : Chiết khấu thương mại chấp thuận cho
khách hàng
Nợ TK331 : Thuế GTGT tương ứng với phần chiết khấu
Có TK111, 112, 131...: Tổng số chiết khấu thương mại
+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại sang
TK511:
Nợ TK511 : Tổng số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Có TK521 : Kết chuyển chiết khấu thương mại
4.3. Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng
Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, công ty nên thực hiện thường
xuyên hơn chiết khấu thanh toán với khách hàng đồng thời nên tăng tỷ lệ chiết
khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Đối với một số
trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên
độ kế toán công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
+ Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi được xác định theo một
trong hai phương pháp sau:
Phương pháp kinh nghiệm: Đây là phương pháp mang tính định tính
cao, trên cơ sở phân tích tính chất các khoản phải thu và dựa vào hoạt động
kinh nghiệm nhiều năm, kế toán ước tính tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi trên
doanh số hàng bán chưa thu được tiền hoặc trên tổng số các khoản phải thu
hiện hành.
Số dự phòng cần lập cho năm tới = Tổng doanh số bán chịu X Tỷ lệ
phải thu khó đòi ước tính
Phương pháp xác định dựa vào thời gian quá hạn thực tế: Cuối kỳ công
ty rà soát lại các khoản phải thu quá hạn, phân tích khả năng thanh toán của
khách hàng , lập bảng phân tích các khoản phải thu theo thời gian. Kế toán
ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi dựa trên thời gian quá hạn, nếu khoản nợ quá
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 71
hạn càng lâu thì tỷ lệ phải thu khó đòi càng lớn và lập bảng ước tính các khoản
phải thu khó đòi.
Sốdự phòng cần lập cho khách hàng đáng ngờ i = Số nợ phải thu của
khách hàng đáng ngờ i X Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng i
+ Trình tự hạch toán
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi dự kiến
mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính toán xác định mức
lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:
Nợ TK6426
Có TK139: Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán sau, nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập
thì kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại:
Nợ TK139
Có TK6426
Ngược lại nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập thì kế toán tiến
hành trích lập bổ xung. Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích
lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi ở niên độ kế toán sau.
+ Trong niên độ kế toán tiếp theo kh thu hồi hay xoá sổ các khoản nợ
phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sẽ
được trừ vào dự phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý:
Nợ TK111, 112
Nợ TK139 : Trừ vào dự phòng
Nợ TK6426 : Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131, 138...: Toàn bộ số nợ xoá sổ
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK004- Nợ khó đòi đã xử lý
Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng nhưng nay lại
thu được thì kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập:
Nợ TK139
Có TK6426
4.4. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 72
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty cổ phần tấm lợp
và vật liệu xây dựng Đông Anh phát sinh không đều giữa các tháng. Bởi vậy
nếu sau khi xác định được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
mà kế toán kết chuyển toàn bộ sang TK911 thì sẽ không phản ánh chính xác
được kết quả tiêu thụ thành phẩm. Do đó công ty cần phải có tiêu thức phân
bổ hợp lý để phản ánh chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của
mình. Nghĩa là tính xem tỷ lệ một đồng doanh thu thì phải chi ra bao nhiêu
đồng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ này muốn xác
định được thì phải căn cứ vào tổng doanh thu và tổng chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp của năm trước.
Ví dụ: Tổng doanh thu năm 2004: 1125 532 440 464
Tổng chi phí bán hàng trong năm 2004: 4 419 013 098
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2004: 4 785 888 144
Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu cả năm = 4 419 013 098/125 532 440
464 x 100 =3,5%
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu cả năm = 4 785 888
144/125 532 440 464 x 100 = 3,8%
Với tỷ lệ phân bổ như trên, hàng tháng căn cứ vào doanh thu của Công
ty kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong tháng vào TK911 theo công thức:
CPBH phân bổ vào TK911 = Tỷ lệ CPBH x Doanh thu trong tháng
CPQLDN phân bổ vào TK911= Tỷ lệ CPQLDN x Doanh thu trong tháng
Sau đó kế toán so sánh giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp đã phân bổ vào TK911 với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp thực tế phát sinh. Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp
+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 nhỏ hơn chi phí bán hàng
thực tế phát sinh thì kế toán ghi:
Nợ TK911: Chi phí bán hàng phân bổ
Nợ TK1422: Phần chênh lệch
Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 73
+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 lớn hơn chi phí bán hàng
thực tế phát sinh thì kế toán ghi:
Nợ TK 911: Chi phí bán hàng phân bổ
Có Tk1422: Phần chênh lệch
Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Như vậy thông qua tài khoản 1422 kế toán phản ánh một phần chi phí
bán hàng vào TK911, lúc đó việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty cổ
phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh sẽ chính xác hơn.
Với chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán cũng tiến hành tương tự chi
phí bán hàng. Kế toán cũng xác định phần chi phí quản lý doanh nghiệp được
kết chuyển vào trong tháng và phần chênh lệch kế toán cũng phản ánh vào
TK1422
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2005, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp được kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh
như sau:
+ Chi phí bán hàng: 23 093 569 872 x 3,5% = 808 274 945đ
Như vậy chi phí bán hàng kết chuyển sang TK911 là: 808 274 945đ; số
còn lại (808 274 945 - 767 130 553) = 41 144 392 hạch toán vào bên Có
TK1422 để tiếp tục phân bổ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: 23 093 569 872 x 3,8% = 877 555
655đ
Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển sang TK911 là
877555655đ số còn lại (877 555 655 - 796 553 121) = 81 002 534đ hạch
toán vào bên Có TK1422 để tiếp tục phân bổ.
Theo đó, kết quả kinh doanh tháng 1 năm 2005 được tính lại như sau:
23 093 569 872 – (21 110 000 000 + 808 274 945 + 877 555 655)
=297739270đ
Chênh lệch so với cách tính bình thường là: (419886198 –
297739270)= 122146928đ
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 74
Vậy, nếu thực hiện theo tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp như trên thì trong tháng 1 năm 2005 tổng lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất của Công ty sẽ là 297739270đ
4.5. Về việc xác định kết quả tiêu thụ
Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại
sản phẩm là tấm lợp AC và tấm lợp KLM.
Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà
quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản
phẩm để từ đó đề xuất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao
nhất. Vì vậy Công ty nên tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng sản
phẩm. Muốn vậy công ty cần phải phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn
hàng bán của từng loại sản phẩm
Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm = Giá vốn hàng bán của
từng loại sản phẩm/ Tổng giá vốn hàng bán trong tháng
Chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí bán
hàng trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng
chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng
loại sản phẩm
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2005 kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu
thụ của sản phẩm tấm lợp AC như sau:
+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán sản phẩm TLAC:
= 17727500000/21110000000 = 84%
+ Chi phí bán hàng phân bổ cho sản phẩm TLAC:
808 274 945 x 84% =678 950 954đ
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm TLAC:
877 555 655 x 84% = 737 146 750đ
Như vậy kết quả kinh doanh của sản phẩm tấm lợp AC được tính như
sau:
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 75
= (18 802 059 884 - 17 727 500 000 - 678 950 954 - 737 146 750)
= -341 537 824đ
Vậy nếu tính theo cách này ta sẽ thấy việc tiêu thụ thành phẩm là tấm
lợp AC trong tháng 1 lỗ. Nếu cứ để nguyên theo báo cáo tổng hợp của cả hai
loại sản phẩm thì ta chỉ thấy doanh nghiệp lãi mà không thấy ngay được việc
tiêu thụ tấm lợp AC không mang lại hiệu quả như vậy. Do đó việc tách để xác
định kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm giúp cho Công ty trên cơ sở đó
đề xuất ra các giải pháp kinh doanh kịp thời để mang lại lợi nhuận cao hơn
cho doanh nghiệp mình.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 76
Kết luận
Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện chế độ
hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi
các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải
thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục
tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư,
chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm của doanh nghiệp.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán thành phẩm,
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận
cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp
đều muốn đạt được. Vì vậy việc hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với
không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật
liệu xây dựng Đông Anh, được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán, các
cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thanh Quý
em đã đi sâu tìm hiểu kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả tiêu thụ tại công ty. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp
với thực tế tại công ty em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn
thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn
ít cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô
cũng như các cán bộ phòng kế toán trong công ty để chuyên đề của em được
hoàn thiện hơn.
Chuyên đề thực tập
Hoàng Diệu Ly - Kế toán 43D 77
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thanh
Quý cùng các cán bộ phòng kế toán của Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu
xây dựng Đông Anh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Diệu Ly
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI- Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh..pdf