Tội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999

TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRONG BLHS NĂM 1999 A- Lời nói đầu 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.” Bảo vệ nhân phẩm, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các tổ chức xã hội và do nhiều ngành luật điều chỉnh, trong đó có luật hình sự. Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi, là tương lai của đất nước nên càng phải được luật hình sự quan tâm đặc biệt. Do sự phát triển chưa đầy đủ về chất, về tâm, sinh lý, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ và khả năng tự bảo vệ mình nên các em rất dễ bị tổn thương về mọi mặt. Trong những năm trở lại đây, với sự gia tăng của các tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em, mà nổi cộm là hiếp dâm trẻ em thì việc bảo vệ trẻ em khỏi những loại tội phạm này càng được các nhà làm luật hình sự quan tâm. Thể hiện ở các quy định của pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em, tập trung là quy định tại Điều 112 BLHS năm 1999. Để có thể áp dụng đúng trên thực tế thì việc hiểu đúng quy định của pháp luật là một việc vô cùng cần thiết. Do đó, em chọn đề tài cho khóa luận là: “TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRONG BLHS NĂM 1999” MỤC LỤC A- Lời nói đầu. 1 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2.Mục đích và đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận. 1 3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận. 2 4.Phương pháp nghiên cứu của khóa luận. 2 5.Kết cấu của khóa luận. 2 B- NỘI DUNG 3 Chương 1: Sơ lược lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm trẻ em 3 1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS. 3 1.2 Giai đoạn áp dụng hiệu lực của BLHS năm 1985. 7 Chương 2: Tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1999. 12 2.1 Dấu hiệu pháp lý. 13 2.1.1 Khách thể. 13 2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm 14 2.1.3 Mặt chủ quan của tội phạm 19 2.1.4 Chủ thể của tội phạm 20 2.2 Hình phạt 23 2.2.1 Khung cơ bản: Hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 1 Điều 112) bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm . 26 2.2.2 Khung tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 12-20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 27 Kết luận chương 2: 37 Chương 3: Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Điều 112 BLHS năm 1999 và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em 39 3.1 Về định khung hình phạt trong trường hợp nạn nhân chưa đủ 13 tuổi 39 3.2 Về việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với việc nhận thức nạn nhân là trẻ em 40 3.3 Về đặc điểm giới tính của chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em 42 3.4 Về một số tình tiết tăng nặng định khung. 44 3.4.1 Về tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” (Điểm e, Khoản 3 Điều 112 BLHS) 44 3.4.2 Hiếp dâm có tính chất loạn luân. 45 C- Kết luận. 48

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có hành vi giao cấu Ý chí của nạn nhân đối với hành vi giao cấu Trái ý muốn của nạn nhân Nạn nhân miễn cưỡng chấp nhận giao cấu Tự nguyện giao cấu Chủ thể của tội phạm Có thể là nam giới hoặc nữ giới nhưng chủ thể thực hành chỉ có thể là nam giới, đủ tuổi chịu TNHS (≥14 tuổi) Chủ thể thực hành có thể là nam giới hoặc nữ giới, đủ tuổi chịu TNHS (≥14 tuổi) Chủ thể thực hành có thể là nam giới hoặc nữ giới và phải là người đã thành niên (≥18 tuổi) Chủ thể thực hành có thể là nam giới hoặc nữ giới và phải là người đã thành niên (≥18 tuổi) Đối tượng tác động của tội phạm Trẻ em gái Trẻ em không phân biệt nam nữ Trẻ em không phân biệt nam nữ Trẻ em không phân biệt nam nữ 2.2 Hình phạt “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lơi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do tòa án quyết định” (Điều 26 BLHS năm 1999). Điều 112 đã quy định 3 hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt chính của Luật hình sự là: tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình; bên cạnh đó còn có hình phạt bổ sung áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm trẻ em. - Hình phạt tử hình: Tử hình là một hình phạt có mức độ nghiêm khắc nhất và chủ yếu chỉ mang tính trừng trị. Tính nghiêm khắc cao nhất của hình phạt này thể hiện ở việc loại bỏ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi cộng đồng xã hội bằng cách tước đoạt quyền thiêng liêng nhất của họ, đó là quyền được sống. Hình phạt tử hình được ghi nhận trong khoản 3, khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999, và việc áp dụng trên thực tế được cân nhắc rất kĩ. BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã không bỏ hình phạt tử hình đối với người phạm tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), trong khi bỏ hình phạt nghiêm khắc nhất này đối với người phạm tội Hiếp dâm (Điều 111 BLHS). Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì hành vi hiếp dâm trẻ em có thể gây ra những hậu quả rất lớn, không lường hết được, hơn nữa, trong thực tiễn xét xử, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng đối với những vụ hiếp dâm trẻ em mà mức độ nguy hiểm cho xã hội quá lớn. Việc quy định hình phạt tử hình là cần thiết để trừng trị người phạm tội cũng như để răn đe, phòng ngừa tình hình phạm tội gia tăng. - Hình phạt tù có thời hạn: Tù có thời hạn cũng là một hình phạt chính rất nghiêm khắc trong Luạt hình sự. Tù có thời hạn buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo. Đây là loại hình phạt mà người bị kết án bị hạn chế tự do trong một thời gian nhất định tại trại giam và phải tuân theo các nội quy, quy chế của trại giam. Hình phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội, ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội mới. Vì thế, hình phạt tù thường được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm trong đó có tội Hiếp dâm trẻ em. - Tù chung thân: Tù chung thân là một hình phạt rất nặng, có thể nói chỉ sau hình phạt tử hình. Về bản chất thì hình phạt tù chung thân cũng có nhiều điểm tương đồng với hình phạt tù có thời hạn: người bị kết án cũng bị giam tại các trại giam, cách ly với xã hội bên ngoài, bị buộc phải cải tạo theo các quy chế về học tập, lao động, rèn luyện riêng áp dụng cho các phạm nhân bị giam giữ tại các trại giam. Nhưng hình phạt tù chung thân có mức độ nghiêm khắc hơn rất nhiều, thể hiện ở chỗ thời gian người bị kết án bị giam là không thời hạn, bị giam trong trại giam suốt đời. Do nghiêm khắc như vậy nên hình phạt tù chung thân được áp dụng đối với người phạm Tội hiếp dâm trẻ em khi tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra cho xã hội là rất cao, không thể chỉ phạt tù có thời hạn nhưng cũng chưa tới mức phải áp dụng hình phạt tử hình (thường là khi người phạm tội hiếp dâm trẻ em gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm nạn nhân chết, có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS hay do phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm quá dã man, tàn bạo, có hệ thống,…hoặc nhân thân người phạm tội xấu). - Hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội với ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu lực cũng như hiệu quả của hình phạt chính đã được áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chủ yếu của hình phạt bổ sung nhằm phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới. Khoản 5 Điều 112 BLHS năm 1999 dành riêng để quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội Hiếp dâm trẻ em quy định tại điều này như sau: “…cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm”. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi thấy cần thiết phải loại bỏ môi trường và điều kiện thuận lợi mà trong đó người bị kết án có thể lại phạm tội, tức là loại trừ khả năng họ có thể lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để có hành vi hiếp dâm trẻ em. Đó là trong những trường hợp người phạm tội giữ chức vụ hoặc làm những nghề nghiệp, công việc liên quan đến trẻ em, gần gũi với trẻ em. Ví dụ như: hiệu trưởng, hiệu phó, một số chức vụ khác trong trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường phổ thông. Cũng có thể là chức vụ trong các tổ chức dành cho trẻ em, thậm chí là các tổ chức bảo vệ trẻ em. Có thể là nghề giáo viên, bác sĩ, y tá,…trong các viện dành cho trẻ em. Và công việc có thể là người phục vụ, lao công, bảo vệ,...trong các trường phổ thông, các bệnh viện, người nhận trong giữ trẻ tại các cơ sở trông giữ trẻ em. Đây là một điểm mới so với quy định về tội hiếp dâm trẻ em ở BLHS năm 1985, nhằm tăng tính hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội, ngăn ngừa việc họ phạm tội lại. Xuất phát từ mục đích của hình phạt bổ sung là ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường phạm tội để người bị kết án không có cơ hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt bổ sung sẽ là kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu được hưởng án treo. Khoản 5 Điều 112 BLHS quy định thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định là “từ một năm đến năm năm”, tòa án sẽ quyết định thời hạn cụ thể trong từng trường hợp cụ thể. Trên thế giới cũng có nhiều nước áp dụng hình phạt bổ sung để hạn chế tình trạng phạm tội lại của người bị kết án. Mới đây, cuối tháng 10 năm 2009, hai viện (hạ viện và thượng viện) của Ba lan đã thông qua dự luật về việc làm mất khả năng giao cấu của người mãn hạn tù do hiếp dâm trẻ em hoặc phạm tội loạn luân bằng phương pháp y học. Theo Chính phủ Ba Lan thì mục đích của hành động này là chữa bệnh tâm thần cho những người phạm tội, làm giảm ham muốn tình dục của người đó, và giảm nguy cơ phạm tội lại. Phần đa công dân Ba Lan ủng hộ luật này. Tuy nhiên, luật này vấp phải sự phản đối của tổ chức nhân quyền và thành viên Nghị viện châu Âu do bị cho là vi phạm nhân quyền [34], [35]. Có thể thấy, quy định về hình phạt bổ sung của BLHS năm 1999 của nước ta đối với người phạm Tội hiếp dâm trẻ em là nhân đạo hơn cho người phạm tội, đồng thời vẫn có khả năng ngăn ngừa họ phạm tội lại. * Đối với trường hợp nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Điều 112 BLHS quy định 3 khung hình phạt. 2.2.1 Khung cơ bản: Hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 1 Điều 112) bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm . Trường hợp này chỉ có một người hiếp một người mà nạn nhân đã đủ 13 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi và không có các tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 112 BLHS. 2.2.2 Khung tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 12-20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân (điểm a, khoản 2 Điều 112): Tính chất loạn luân thể hiện ở chỗ giữa người phạm tội hiếp dâm trẻ em và nạn nhân có cùng dòng máu trực hệ (bố mẹ con cái, ông bà với các cháu), giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.[23] Việc quy định hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân như một tình tiết tăng nặng là cần thiết. Về mặt y học, những người có cùng dòng máu khi có quan hệ sinh lý với nhau thì những đứa con sinh ra có rất nhiều khả năng là sẽ bị quái thai, chết yểu hoặc bệnh tật…Đó là điều không tốt đối với thế hệ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, về mặt xã hội, thì hành vi quan hệ sinh lý giữa những người này là hành vi đi ngược lại với đạo đức, luân lý, truyền thống lễ giáo, là biểu hiện của sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức…nên bị xã hội kịch liệt lên án. Hành vi hiếp dâm trẻ em không những chà đạp nặng nề nhân phẩm, danh dự của nạn nhân trong hiện tại, đe dọa hạnh phúc gia đình họ trong tương lai mà còn ám ảnh các em suốt cả cuộc đời, vì người thực hiện hành vi đó với các em lại chính là những người ruột thịt. Do vậy, hành vi hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân cần phải bị pháp luật nghiêm trị. - Hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân có thai (điểm b khoản 2 Điều 112): Hiếp dâm làm trẻ em mang thai nghĩa là do hành vi phạm tội mà nạn nhân mang thai. Nói cách khác, cái thai của nạn nhân chính là kết quả của việc giao cấu giữa người phạm tội với nạn nhân. Nếu nạn nhân tuy bị hiếp dâm nhưng việc nạn nhân mang thai đó là kết quả của việc nạn nhân giao cấu với người khác hoặc là kết quả của việc nạn nhân trên 13 tuổi tự nguyện giao cấu với chính người phạm tội (không phải là lần bị hiếp dâm) thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết này. Nhiều trường hợp tòa án chỉ xác định nạn nhân có thai rồi áp dụng tình tiêt tăng nặng này. Điều này đôi khi dẫn đến việc áp dụng sai tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội, vì nạn nhân có thai chưa chắc đã là do hành vi hiếp dâm của người phạm tội. Đặc biệt đối với những trường hợp mà nạn nhân hành nghề mại dâm, hoặc quan hệ quá lăng nhăng với nhiều đối tượng khác nhau,… Đối với tình tiết tăng nặng làm nạn nhân có thai, cũng cần chú ý đến trường hợp + Nạn nhân bị hiếp dâm nhiều lần, trong đó có lần nạn nhân chưa đủ 16 tuổi, có lần nạn nhân nạn nhân đã đủ 16 tuổi và lần có thai lại là lần nạn nhân đã 16 tuổi thì không thuộc trường hợp hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân có thai mà thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 112 BLHS. + Nạn nhân từ 13 đến dưới 16 tuổi, có giao cấu nhiều lần, nhưng có lần là trái ý muốn, có lần là tự nguyện, nều có thai vào lần tự nguyện thì không áp dụng tình tiết tăng nặng này, mà xác đinh thành 2 tội là HDTE (lần trái ý muốn) và tội giao cấu với trẻ em (lần tự nguyện). Việc quy định tình tiết tăng nặng là làm nạn nhân có thai hoàn toàn hợp lý hợp tình. Chỉ riêng hành vi hiếp dâm thông thường đã gây tác hại nghiêm trọng đối với trẻ em, nên trường hợp làm nạn nhân có thai thì hậu quả đối với các em là khôn lường: không những nhân phẩm, danh dự của nạn nhân bị chà đạp mà việc phá thai ở độ tuổi này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của nạn nhân. Nếu không thể phá thai mà buộc phải sinh nở thì không chỉ hạnh phúc gia đình trong tương lai của nạn nhân bị phá hoại mà đứa con sinh ra trong hoàn cảnh ấy cũng sẽ gặp khó khăn trong suốt cuộc đời (thể chất thường kém hơn những đứa trẻ khác vì được sinh ra khi người mẹ chưa đủ các điều kiện cần thiết để mang thai và có con, hơn nữa những đứa trẻ này cũng luôn bị mặc cảm về nguồn gốc của mình…) - Hiếp dâm trẻ em gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31 đến 60% (điểm c khoản 2 Điều 112 BLHS): Trường hợp phạm tội này, BLHS năm 1985 quy định là “gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân” (điểm e khoản 2 Điều 112 BLHS). Tuy không có hướng dẫn cụ thể nhưng thực tiễn xét của đều cho rằng tình tiết này áp dụng đối với trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân tù 31% đến 60%. Chính vì vậy, BLHS năm 1999 đã thay tình tiết “gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân” bằng tình tiết “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%” để phù hợp với thực tiễn xét xử. Như vậy, căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng này là kết quả giám định thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận. Trong trường hợp này, cần xác định rằng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả gây thương tích là lỗi vô ý. Nếu trước hoặc trong khi phạm tội Hiếp dâm trẻ em, người phạm tội còn cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân thì ngoài việc phải chịu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em (khoản 2 Điều 112 BLHS) họ còn bị truy tố thêm về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104 BLHS). - Hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân là người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (điểm d khoản 2 Điều 112): Trường hợp này người phạm tội có nghĩa vụ đối với người bị hại. Nghĩa vụ này xuất phát từ quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy giáo đối với học sinh, quan hệ chữa bệnh như thầy thuôc đối với bệnh nhân…Tình tiết này chỉ được áp dụng khi hành vi phạm tội của người có trách nhiệm chăm sóc giáo dục, chữa bệnh đã lợi dụng việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh để hiếp dâm người được chăm sóc, được giáo dục, được chữa bệnh. Ví dụ như vụ Ngô Tôn Huyên (nguyên giáo viên dạy thể dục Trường Tiểu học số 1 Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa) hiếp dâm nữ sinh. Theo cáo trạng, năm học 2008 - 2009, Ngô Tôn Huyên được nhà trường giao huấn luyện đội aerobic của trường (chủ yếu là các nữ sinh từ lớp 3 - 5) để tham dự Hội khỏe Phù Đổng. Lợi dụng việc dạy aerobic phải xoa bóp để giảm căng cơ, Huyên đã cho các học sinh nữ vào phòng ngủ tại nhà riêng để tập, rồi thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với 8 nữ học sinh của Trường Tiểu học số 1 Hòa Tân Tây. [33] . Nếu hành vi hiếp dâm không liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì không thuộc trường hợp này. - Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm (điểm đ khoản 2 Điều 112): Người phạm tội Hiếp dâm trẻ em bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội Hiếp dâm trẻ em, hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội Hiếp dâm trẻ em. Đối với tội Hiếp dâm trẻ em cũng như đối với một số tội phạm khác, nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn trường hợp không phải tái phạm nguy hiểm. Việc quy định phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng là hợp lý bởi lẽ tái phạm nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội không chịu phục thiện, khó cải tạo, ngoan cố, lỳ lợm, cũng như thể hiện ý thức coi thường kỷ cương pháp luật, cần phải có thời gian cải tạo dài hơn mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Phạm tội Hiếp dâm trẻ em thuộc một trong các tình tiết: có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 112 BLHS có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù. Khung hình phạt này nhẹ hơn khung hình phạt được quy định trong Khoản 2 Điều 112a BLHS năm 1985. 2.2.3 Khung tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 20 năm, chung thân, tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Hiếp dâm trẻ em có tổ chức (điểm a khoản 3 Điều 112): Hiếp dâm trẻ em có tổ chức cũng giống như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, các dấu hiệu của phạm tội có tổ chức được quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Phạm tội có tổ chức bao gồm nhiều người cùng tham gia trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Đối với tội Hiếp dâm trẻ em có tổ chức thì không nhất thiết tất cả những người tham gia đều phải có hành vi giao cấu với nạn nhân. - Nhiều người hiếp một người (điểm b khoản 2 Điều 112): Theo hướng dẫn tại TTLT 01/1998 của TANDTC-VKSNTC-BNV ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BLHS thì đây có thể coi là trường hợp đồng phạm giản đơn tức là có từ hai người trở lên đều có hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là trẻ em, tức là tất cả đều là người thực hành. Khác với trường hợp hiếp dâm trẻ em có tổ chức (trong đó không nhất thiết tất cả những người tham gia đều có hành vi giao cấu), ở trường hợp nhiều người hiếp một người mà nạn nhân là trẻ em thì tất cả những người tham gia đều có hành vi giao cấu với người bị hại. Nếu phạm tội có tổ chức mà lại có hai người trở lên giao cấu với nạn nhân thì những người giao cấu với nạn nhân phạm tội với cả hai tình tiết là hiếp dâm trẻ em có tổ chức và nhiều người hiếp dâm một người mà nạn nhân là trẻ em, và hình phạt của họ sẽ nặng hơn những người đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án là giống nhau. - Phạm tội nhiều lần(điểm c Khoản 3 Điều 112 BLHS): Trường hợp này được hiểu là hiếp dâm trẻ em từ hai lần trở lên và trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu Trách nhiệm hình sự. Phạm tội nhiều lần ở đây không nhất thiết phải phạm tội đối với cùng một trẻ em mà có thể là nhiều trẻ em khác nhau, thậm chí là trong những vụ án khác nhau. Trường hợp nhiều lần hiếp dâm một người, nhưng chỉ có một lần nạn nhân dưới 16 tuổi còn các lần khác nạn nhân đã đủ 16 tuổi, thì có nhiều quan điểm xoay quanh việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như thế nào. Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng, chỉ nên truy cứu Trách nhiệm hình sự người có hành vi hiếp dâm về một tội, còn cụ thể về tội nào thì cần phân biệt một số trường hợp sau: Nếu người phạm tội hiếp dâm nhiều lần, trong đó chỉ có một lần nạn nhân dưới 16 tuổi, còn các lần khác nạn nhân đã đủ 16 tuổi thì truy cứu Trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm với tình tiết phạm tội nhiều lần (điểm d Khoản 2 Điều 111 BLHS). Nếu có từ hai lần trở lên nạn nhân dưới 16 tuổi thì truy cứu Trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em với tình tiết phạm tội nhiều lần (điểm c Khoản 3 Điều 112 BLHS) [1, tr. 208]. Cũng tại tập sách này, tác giả Đinh Văn Quế có liệt kê quan điểm về việc truy cứu Trách nhiệm hình sự người phạm tội về hai tội: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) và Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS), tuy nhiên, tác giả không ủng hộ. Theo em thì quan điểm truy cứu Trách nhiệm hình sự người phạm tội về hai tội là hợp lý hơn. Bởi lẽ nếu chỉ truy cứu Trách nhiệm hình sự về một tội thì mặc dù rút ngắn được khâu tổng hợp hình phạt, tuy nhiên sẽ không tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ví dụ, trong trường hợp người phạm tội hiếp dâm nhiều lần, trong đó chỉ có một lần nạn nhân dưới 16 tuổi, còn các lần khác nạn nhân đã đủ 16 tuổi, nếu chỉ truy cứu Trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm với tình tiết phạm tội nhiều lần, thì việc xử phạt cũng giống như trường hợp người phạm tội hiếp dâm nhiều lần và không có lần nào nạn nhân dưới 16 tuổi. Trong khi đó, hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân khi nạn nhân chưa đủ 16 tuổi rõ ràng là nguy hiểm hơn. Như vậy là thiếu công bằng, do vậy, theo em, người phạm tội vẫn phải bị truy cứu Trách nhiệm hình sự về hai tội để tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của mình. - Phạm tội đối với nhiều người (điểm d Khoản 3 Điều 112 BLHS): Trường hợp này được hiểu là hiếp dâm nhiều trẻ em. Hiếp dâm nhiều trẻ em là trường hợp một người hiếp dâm từ hai trẻ em trở lên hoặc nhiều người cùng hiếp dâm từ hai trẻ em trở lên. Nếu một người phạm tội tực hiện hành vi hiếp dâm với hai trẻ em trở lên và tất cả các nạn nhân chỉ bị xâm hại một lần thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d Khoản 3 Điều 112 BLHS. Nếu có nạn nhân bị xâm hại một lần, có nạn nhân bị xâm hại nhiều lần, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần (điểm c Khoản 3 Điều 112 BLHS) và Phạm tội đối với nhiều người (điểm d Khoản 3 Điều 112 BLHS). Trong trường hợp đồng phạm, nếu có nhiều trẻ em bị xâm hại nhưng tất cả các nạn nhân đều chỉ bị hiếp một lần thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tình tiết phạm tội đối với nhiều người chứ không truy cứu về tình tiết phạm tội nhiều lần. Điều luật chỉ nêu chung chung là hiếp dâm nhiều trẻ em (dưới 16 tuổi) mà không nêu rõ hành vi phạm tội phải ở mức độ nào, hình thức nào, nên ở đây có thể hiểu là bao gồm cả trường hợp hiếp dâm chưa đạt và đồng phạm hiếp dâm. Ví dụ: trường hợp một người vừa tham gia vào vụ đồng phạm hiếp dâm một trẻ em này lại vừa phạm tội hiếp dâm thông thường đối với một trẻ em khác thì cũng được coi là phạm tội đối với nhiều người. Phạm tội đối với nhiều trẻ em thì mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên rất nhiều. Do đó, việc xử phạt nặng đối với những trường hợp này là rất cần thiết để răn đe. Ví dụ như vụ án Ngô Tôn Huyên 49 tuổi, nguyên giáo viên trường tiểu học số 1 Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên bị tuyên phạt án tù chung thân về Tội Hiếp dâm trẻ em tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/12/2009 với tình tiết tăng nặng tại điểm d khoản 3 là hiếp dâm nhiều trẻ em (8 học sinh tiểu học) và điểm d khoản 2 Điều 112 (hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân là người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh) cùng với Tội dâm ô trẻ em (1 học sinh tiểu học). - Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên (điểm đ khoản 3 Điều 112): Tương tự như trường hợp hiếp dâm trẻ em gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% quy định tại điểm c khoản 2 Điều 112 BLHS chỉ khác về tỷ lệ thương tật, trường hợp này nặng hơn (61% trở lên) và người phạm tội phải bị truy cứu Trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 3 Điều 112. Theo đó khung hình phạt sẽ là phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Về nội dung, quy định này của BLHS năm 1999 là cụ thể hơn và mang tính định lượng rõ ràng so với quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 112a BLHS năm 1985 (gây tổn hại nặng rất nặng cho sức khỏe nạn nhân). - Người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội (điểm e khoản 3 Điều 112): Đây là tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm nên ý thức chủ quan của người phạm tội cần được xác định rõ. Không áp dụng tình tiết tăng nặng này nếu người phạm tội bị nhiễm HIV thật nhưng họ không biết, mà chỉ sau khi phạm tội cơ quan y tế mới xét nghiệm thấy người phạm tội bị nhiễm HIV. Về vấn đề xác định người phạm tội có biết mình bị nhiễm HIV trước thời điểm phạm tội hay không thì không thể chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội mà phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng (ví dụ người phạm tội đã được cấp cho giấy xét nghiệm hoặc kết luận của tổ chức y tế). Tình tiết định khung tăng nặng “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” mới được quy định trong BLHS năm 1999 nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong BLHS năm 1999 còn quy định thêm hai tội về lây truyền HIV, đó là tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117) và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác (Điều 118), do đó, việc hiểu rõ tình tiết tăng nặng này, phân biệt với hai tội danh trên sẽ giúp cho việc áp dụng trên thực tế đúng đắn hơn. Khác với chủ thể của Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác là người không bị nhiễm HIV, ở tình tiết tăng nặng “người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” rõ ràng chủ thể chỉ có thể là người bị nhiễm HIV. Ở Tội lây truyền HIV cho người khác thì chủ thể của tội phạm cũng là người biết mình bị nhiễm HIV nhưng hành vi lây truyền HIV cho người khác lại là cố ý, người phạm tội chủ tâm lây truyền HIV sang cho nạn nhân. Điều này khác với ý chí không cố ý lây truyền HIV của người phạm tội ở tình tiết tăng nặng đang xem xét. - Hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân chết hoặc tự sát (điểm g khoản 3 Điều 112): + Hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân chết: Trường hợp hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân chết là trường hợp do bị hiếp mà nạn nhân do sức yếu đã không chịu nổi sự hãm hiếp nên bị chết. Có trường hợp nạn nhân do sợ quá mà ngất đi và sau đó bị chết thì cũng thuộc trường hợp hiếp dâm làm nạn nhân chết. Đây là trường hợp nạn nhân là trẻ em chết do bị hiếp dâm, nếu nạn nhân chết vì lý do khác mà không phải là do bị hiếp thì không truy cứu theo tình tiết này mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em và tội phạm tương ứng với hành vi làm cho nạn nhân bị chết. Nếu hành vi của người phạm tội có đủ dấu hiệu của tội giết người thì bị truy cứu thêm về tội giết người theo Điều 93 BLHS. Ví dụ: vụ án Lâm Thịnh (21 tuổi, trú tại Bình Dương): Theo án cáo trạng, sau khi nhét giẻ vào miệng và đẩy Nhung (7 tuổi, cùng dãy trọ với Thịnh) xuống bãi cỏ và thực hiện hành vi giao cấu, thấy cháu Nhung cứ kêu la, Thịnh tức giận lấy khăn quàng vòng quanh cổ Nhung xiết mạnh cho đến khi em bất tỉnh. Khi Thịnh tiếp tục hành vi giao cấu thì Nhung tỉnh rồi la khóc. Một lần nữa, Thịnh xiết hai đầu khăn cho đến khi Nhung chết hẳn…[30] Trong vụ án này, Tòa phuc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án tử hình đối với Thịnh về Tội giết người và hai mươi năm tù về Tội hiếp dâm trẻ em. Ngoài ra, khi xem xét tình tiết tăng nặng “hiếp dâm làm nạn nhân chết” cần lưu ý trường hợp nạn nhân do người phạm tội dùng vũ lực để đè bẹp sự chống cự của nạn nhân mà nạn nhân bị ngất, sau khi người phạm tội giao cấu đã bỏ mặc nạn nhân khiến cho nạn nhân bị chết thì cũng không truy cứu theo tình tiết này mà người phạm tội sẽ phải chịu TNHS về hai tội là tội Hiếp dâm trẻ em và tội Giết người. + Hiếp dâm trẻ em làm nạn nhân tự sát: Làm nạn nhân tự sát là trường hợp các em do bị hãm hiếp đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Hậu quả này là do nạn nhân cảm thấy quá xấu hổ, tủi nhục vì bị hiếp dâm, tổn hại quá lớn về mặt tinh thần, không chịu nổi đã tự sát. Trên thực tế, rất khó có thể xác định được việc nạn nhân tự sát có phải nguyên nhân là do bị hiếp dâm hay không. Có thể là do những nguyên nhân khác như thất tình, bi kịch gia đình,…mà trẻ em đã có ý định tự tử, sau khi bị hiếp dâm lại càng củng cố thêm ý định và đã thực hiện. Do vậy, việc xác định rõ quan hệ nhân quả giữa việc bị hiếp dâm và tự tử là hết sức quan trọng. Trong trường hợp, nếu vì bị hiếp dâm mà nạn nhân tự sát thì không cần xác định nạn nhân có bị chết hay không, người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về tình tiết này. Tức là nạn nhân có bị chết hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tình tiết phạm tội này. Tuy nhiên, nếu nạn nhân tự sát mà bị chết thì người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt cao hơn trường hợp nạn nhân tự sát mà không chết do hậu quả nguy hiểm cho xã hội cao hơn. * Đối với TH nạn nhân dưới 13 tuổi : điều luật chỉ quy định một khung duy nhất và rất nghiêm khắc : phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình . Trường hợp nạn nhân là trẻ em dưới 13 tuổi được pháp luật quy định như một trường hợp đặc biệt. Ở độ tuổi dưới 13 thì trẻ em chưa đủ điều kiện về nhận thức để có thể bày tỏ đúng đắn ý chí của mình về tình dục nên mọi hành vi giao cấu với các em ở lứa tuổi này đều coi là hành vi “giao cấu trái ý muốn” của nạn nhân. Đây là một sự kế thừa của BLHS năm 1985. BLHS năm 1985 chưa sửa đổi bổ sung) quy định “mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm”. Tuy nhiên, về khung hình phạt thì không nặng bằng khung hình phạt theo BLHS năm 1985 (BLHS năm 1985 quy định khung hình phạt trong trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là “phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình” trong khi đó BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt trong trường hợp này là “ phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” ). Việc quy định này là phù hợp với thực tiễn xét xử vì nhiều trường hợp tuy xét về hành vi thì đã cấu thành tội hiếp dâm trẻ em nhưng tác hại tương đối hạn chế, hoặc do nạn nhân chủ động “hiến dâng” và nói dối về tuổi thật của mình, nếu phạt người phạm tội mức hình phạt hai mươi năm (mức thấp nhất của khung hình phạt theo BLHS năm 1985 thì không tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ví dụ như vụ Trần Thanh Trung (18 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) phạm Tội hiếp dâm trẻ em với Hồng (chưa đủ 12 tuổi). Trong vụ án này, Hồng nói dối Trung là mình đã tròn 17 tuổi và tự nguyện về chung sống với Trung như vợ chồng. Một mực cho rằng mình không biết vì Hồng nói đã 17 tuổi nhưng Trung vẫn phải chịu Trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em theo Khoản 4 Điều 112 BLHS vì giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi. Ngày 18/3/2010, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Thanh Trung 12 năm tù.[31] Theo hướng dẫn tại TTLT số 01/1998 của TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 thì “độ tuổi của người bị hạii càng nhỏ thì mức án xử phạt đối với người phạm tội càng cao”, cụ thể là: “xử phạt tù chung thân…nếu người bị hại là trẻ em chưa đủ 6 tuổi”; Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39 BLHS (tức là Điều 48 BLHS năm 1999) hoặc có tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 112a (tức là Điều 112 BLHS năm 1999) thì dù người bị hại là trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên cũng phải xử phạt tù chung thân. Hướng dẫn này là hợp lý hợp tình, bởi vì trẻ em càng nhỏ tuổi thì khả năng tự vệ càng kém và càng dễ bị tổn thương do hành vi phạm tội. Do đó, việc xử phạt nặng hơn khi độ tuổi của nạn nhân càng nhỏ là cần thiết để trừng trị người phạm tội cũng như răn đe chung. Kết luận chương 2: Trên đây là những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội hiếp dâm trẻ em cùng với những quy định về đường lối xử lý đối với tội phạm này. Có thể thấy rằng: - Về mặt nội dung, so với những quy định trước kia thì dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm trẻ em được quy định trong BLHS 1999 rõ ràng và đầy đủ hơn. Bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng định khung “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” và “Phạm tội đối với nhiều người” để phù hợp với tình hình thực tiễn. Một số tình tiết định khung khác được làm rõ hơn, cụ thể hơn như: các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “Gây tổn hại nặng cho sức khỏe nạn nhân” (điểm c Khoản 2 Điều 112a BLHS năm 1985), “gây tổn hại rất nặng cho sức khỏe của nạn nhân” (điểm d Khoản 3 Điều 112a BLHS năm 1985) đã được cụ thể hóa, định lượng hóa thành “Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%” (điểm c Khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999) và “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” (điểm đ Khoản 3 Điều 112 BLHS năm 1999). - Về mặt hình thức, Tội hiếp dâm trẻ em đã được tách ra thành một điều luật riêng, độc lập với Tội hiếp dâm, thể hiện sự quan tâm đúng mức của các nhà làm luật đối với tội phạm này. Chương 3: Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Điều 112 BLHS năm 1999 và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em Pháp luật hình sự hiện hành cùng với những quy định về tội hiếp dâm trẻ em đã và đang phát huy vai trò của nó. Trong những năm vừa qua, có nhiều vụ án đã được đua ra ánh sáng, người phạm tội đã phải chịu trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc. 3.1 Về định khung hình phạt trong trường hợp nạn nhân chưa đủ 13 tuổi Nếu trong trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi, dồng thời lại có những tình tiết mô tả tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 112 BLHS thì có cần áp dụng tình tiết tại Khoản 2, Khoản nữa không hay chỉ cần áp dụng Khoản 4 Điều 112? Nếu xem xét không kĩ điều luật có thể gây ra việc hiểu sai rằng ở Khoản 4 có quy định “mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi…” tức là nhà làm luật đã dự liệu hết các khả năng thực tế có thể xảy ra nên người phạm tội trong trường hợp đã nêu ở đầu mục này chỉ phải chịu Trách nhiệm hình sự theo Khoản 4 Điều 112 BLHS. Ví dụ: một người phạm tội HDTE dưới 13 tuổi và phạm tội có những tình tiết tăng nặng ở khoản 2, 3 Điều 112 BLHS nhưng tòa án chỉ xác đinh nạn nhân dưới 13 tuổi mà không đề cập đến các tình tiết khác vì cho rằng người phạm tội đã bị áp dụng khoản 4 Điều 112 BLHS rồi nên việc xác định các tình tiết khác không còn ý nghĩa nữa. Việc xác định như vậy là chưa thực sự đúng đắn. Đúng là nếu một người phạm tội có nhiều tình tiết, trong đó có tình tiết quy định ở khung hình phạt nặng, có tình tiết quy định ở khung hình phạt nhẹ thì tòa án chỉ áp dụng khung hình phạt nặng để quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Tuy nhiên, phải xác định các tình tiết của vụ việc một cách đầy đủ và toàn diện để việc quyết định một hình phạt cụ thể cho người phạm tội được chính xác hơn. Như vậy, trong trường hợp đề ra ở đầu mục này thì xác định phạm tội thuộc Khoản 4, nhưng vẫn phải xem xét đến các tình tiết thuộc Khoản 2, Khoản 3 nếu có những tình tiết này trong vụ án. Tòa án nhân dân tối cao có công văn gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, trong đo hướng dẫn: Nếu phạm tội hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 112 BLHS thì cần xem xét tình tiết định khung hình phạt đó có được quy định là tình tiết tăng nặng tại khoản 1 Điều 48 BLHS hay không; nếu là tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, thì Toà án áp dụng khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự và các điểm tương ứng về các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo mức án tương xứng; nếu các tình tiết định khung đó không được quy định 1à tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, thì cũng cần phải xem xét để đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội mà xử phạt bị cáo mức hình phạt tương xứng tương tự như hướng dẫn tại điểm c Thông tư liên tịch số 01/1998/LTLT/TANDTC-VKSNĐTC-BNV ngày 02-01-1998. Tuy nhiên, cần lưu ý hướng dẫn này là để xử phạt mức hình phạt đối với bị cáo mà không phải để áp dụng các tình tiết định khung hình phạt. [4] 3.2 Về việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội đối với việc nhận thức nạn nhân là trẻ em Về mặt chủ quan của tội phạm, hành vi hiếp dâm trẻ em được thực hiện theo lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội. Người phạm tội nhân thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình trên cơ sở nhận thức được tính chất của hành vi khách quan và đối tượng tác động. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, việc chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội Hiếp dâm trẻ em nhìn chung khá phức tạp. Ở độ tuổi này nhiều em đã dậy thì, lại thêm đầy đủ về điều kiện dinh dưỡng, nên các em phát triển nhanh về thể chất, và do vậy bề ngoài các em có thể cao lớn như người đã thành niên, tác phong xử sự giống như người lớn (vì ở lứa tuổi các em là lứa tuổi đang bắt chước, tập làm người lớn). Mặt khác, bản thân nạn nhân có thể che giấu hoặc nói sai độ tuổi của mình làm cho người phạm tội lầm tưởng nạn nhân là người đã thành niên và thực hiện hành vi giao cấu. Vậy trong trường hợp này để định tội danh một cách chính xác, các cơ quan có thẩm quyền cần giải quyết như thế nào? Hiện nay có hai quan điểm về vấn đề này: - Quan điểm thứ nhất cho rằng việc định tội danh trong trường hợp này chỉ căn cứ vào tuổi thực của nạn nhân, chỉ cần xác định nạn nhân dưới 16 tuổi mà không cần xác định chủ thể của tội phạm có biết nạn nhân là trẻ em hay không [13, tr.176]. Quan điểm này cũng cho rằng, trẻ em là đối tượng của tội phạm, nằm trong mặt khách quan của tội phạm, do đó việc chỉ cần xác định nạn nhân là trẻ em không phải là biểu hiện của việc quy tội khách quan. Quan điểm này đảm bảo được tuyệt đối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên khỏi hành vi xâm phạm tình dục nói chung và hành vi hiếp dâm trẻ em nói riêng. Mọi hành vi hiếp dâm trẻ em đều phải bị trừng trị nghiêm khắc. - Quan điểm thứ hai cho rằng việc xác định tội danh trong trường hợp này phải căn cứ vào cả tuổi thực của nạn nhân (còn trong độ tuổi trẻ em) và ý thức chủ quan của người phạm tội , tức là họ phải nhận biết được nạn nhân là trẻ em [8, tr.93]. Quan điểm này cho rằng việc không quan tâm đến người phạm tội có ý thức được nạn nhân là trẻ em hay không là một biểu hiện của việc quy tội khách quan, không đảm bảo một cách đầy đủ nguyên tắc có lỗi của người phạm tội. Theo quy định của BLHS thì lỗi của người phạm tội trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung và tội hiếp dâm trẻ em nói riêng đều là lỗi cố ý trực tiếp. Điều đó đòi hỏi người phạm tội phải biết nạn nhân là trẻ em. Nếu người phạm tội có sự sai lầm về đặc điểm nạn nhân là trẻ em thì đồng nghĩa với việc loại trừ lỗi cố ý. Việc buộc một người không nhận thức được đối tượng mà mình xâm hại là trẻ em là biểu hiện của việc truy tội khách quan, điều mà Luật hình sự Việt nam không chấp nhận. Trên lý thuyết, quan điểm này hoàn toàn phù hợp với các quy định khác của luật Hình sự Việt Nam, đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật cũng như các nguyên tắc của luật hình sự. Tuy nhiên, như trên đã nói, việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội về việc có nhận biết được nạn nhân là trẻ em hay không là rất phức tạp và trong một số trường hợp là không thể xác định được. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người phạm tội không quan tâm nạn nhân có phải là trẻ em hay không mà chỉ thực hiện tội phạm do không kiềm chế được, hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Trong trường hợp này nếu theo quan điểm thứ hai thì người thực hiện hành vi hiếp dâm mà nạn nhân là trẻ em sẽ không phải chịu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em do không thỏa mãn dấu hiệu về lỗi (nếu xét về lỗi, sẽ là lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp này, tức là không thỏa mãn lỗi cố ý trực tiếp trong cấu thành của tội hiếp dâm trẻ em). Mà trong khi đó, hậu quả gây ra cho xã hội trong trường hợp này cũng không kém so với những hành vi hiếp dâm trẻ em mà người phạm tội biết nạn nhân là trẻ em. Do vậy, quan điểm thứ nhất áp dụng trên thực tế sẽ hợp lý hơn, chỉ cần xác định nạn nhân là trẻ em chứ không cần xác định người phạm tội có biết nạn nhân là trẻ em hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp do lỗi của nạn nhân mà người phạm tội nhầm lẫn rằng nạn nhân không phải là trẻ em thì việc quyết định hình phạt là nhẹ hơn trường hợp thông thường. Ví dụ vụ Long (30 tuổi, ngụ Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh) phạm Tội hiếp dâm trẻ em với Nga (chưa đủ 13 tuổi). Trong vụ án này, Nga đã nói dối rằng mình sinh năm 1985 (tính đến thời điểm xảy ra vụ án ngày 11/4/2007 là 22 tuổi) bằng một chứng minh nhân dân mua của chủ đường dây mại dâm. Do ngộ nhận Nga đã thành niên nên Long thực hiện hành vi giao cấu theo thỏa thuận mua dâm và do tuổi thật của Nga là dưới 13 tuổi nên Long phạm Tội hiếp dâm trẻ em theo Khoản 4 Điều 112 BLHS. Trong phiên xử ngày 17/4/2008, Tòa án nhân dân tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Long 8 năm tù giam, đây là mức án dưới khung hình phạt. [32] 3.3 Về đặc điểm giới tính của chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em Hiện nay, việc xác định chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em vẫn theo Bản tổng kết 239/HS2 ngày 11/5/1967. Thông qua định nghĩa về giao cấu được nêu trong Bản tổng kết, có thể thấy chủ thể chủ động thực hiện hành vi giao cấu chỉ có thể là nam giới và nữ giới chỉ đóng vai trò thụ động: Giao cấu là sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không thi coi tội hiếp dâm đã hoàn thành bởi vì nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp” Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn chỉ có thể là nam giới và nạn nhân chỉ có thể là nữ giới. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế hiện nay có nhiều biến đổi phức tạp với sự xuất hiện của “sex toys” (còn gọi là đồ chơi tình dục - đồ vật hoặc thiết bị đặc biệt dùng để tạo ra khoái cảm về tình dục, thường được thiết kế với hình dạng giống bộ phận sinh dục nam hoặc nữ) [28] , thuốc kích dục và sự gia tăng của quan hệ đồng tính luyến ái (quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính, có bộ phận sinh dục phát triển bình thường) [11, tr. 876] … nên chăng thay đổi khái niệm giao cấu theo một nghĩa rộng hơn? Trên thế giới, phần lớn các nước có quy định rất rõ về chủ thể của tội Hiếp dâm nói chung và chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em nói riêng. Tùy vào cách định nghĩa về “giao cấu” mà các nước có quy định khác nhau về chủ thể thực hiện, nhưng phần lớn đề nêu rất rõ chủ thể thực hiện. Ví dụ: Điều 1 chương 6 BLHS Thụy Điển quy định: “người đàn ông hoặc đàn bà nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc gây nguy hiểm cho người khác nhằm buộc người đó giao cấu hoặc có hành động tình dục khác thì bị phạt tù từ 2 đến 6 năm về tội hiếp dâm…” [2, tr.218]. Hiện nay, tuy đã sửa đổi thành “người nào”, nhưng cách hiểu vẫn theo như Bộ luật cũ, tức là cả nam giới và nữ giới. Hoặc Điều 177 BLHS Nhật Bản quy định “Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa mà giao cấu với người nữ giới từ 13 tuổi trở lên thì phạm tội hiếp dâm và bị phạt tù có lao động bắt buộc từ hai năm trở lên. Tương tự như vậy áp dụng đối với giao cấu với nữ giới dưới 13 tuổi.” [2, tr.224]. Tức là người bị hại chỉ là nữ giới. Xét thấy, để phù hợp với thực tiễn xét xử ở nước ta hiện nay cũng như để lường trước được những tình huống có thể đặt ra thì “giao cấu” nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn định nghĩa hiện nay và phải có tính dự liệu. Cụ thể, theo em giao cấu nên được hiểu như sau: “Giao cấu là bất kì sự cọ sát trực tiếp nào của những người khác nhau giữa dương vật hoặc đồ chơi tình dục và âm hộ hoặc hậu môn với ý thức ấn vào trong, không kể sự xâm nhập là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không. Hành vi giao cấu có thể diễn ra giữa những người khác giới hoặc đồng giới.” Theo định vừa nêu thì chủ thể chủ động thực hiện hành vi giao cấu có thể là nam giới hoặc nữ giới và nạn nhân bị giao cấu trái ý muốn cũng có thể là cả nam giới và nữ giới. Việc thay đổi nhận thức về định nghĩa giao cấu có ý nghĩa lớn trong việc xác định chủ thể của Tội hiếp dâm và Tội hiếp dâm trẻ em. Với việc mở rộng khái niệm giao cấu như trên thì chủ thể thực hành của Tội hiếp dâm trẻ em sẽ được hiểu là cả nam giới và nữ giới, và đối tượng tác động cua tội phạm này cũng sẽ được hiểu là trẻ em nói chung, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái. 3.4 Về một số tình tiết tăng nặng định khung 3.4.1 Về tình tiết “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” (Điểm e, Khoản 3 Điều 112 BLHS) Đây là tình tiết thuộc mặt chủ quan của tội phạm nên trong qua trình điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định ý thức chủ quan của can phạm. Về ý thức người phạm tội trong việc lây truyền HIV hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng trong trường hợp này người phạm tội không có mục đích lây truyền HIV cho nạn nhân. Nếu người phạm tội cố ý đối với việc lây truyền HIV cho nạn nhân thì sẽ phải chịu TNHS về Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) và Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117 BLHS). [5, tr. 27, 28] Quan điểm thứ hai phủ nhận quan điểm thứ nhất, quan điểm này cho rằng người phạm tội trong trường hợp này là cố ý lây truyền. Hầu hết mọi người đề nhận thức được HIV là căn bệnh lây qua đường tình dục. Do vậy, nếu biết mình bị HIV mà vẫn thực hiện hành vi giao cấu với người khác khi không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc cố ý lây truyền HIV cho người khác, và trường hợp này người phạm tội sẽ phải chịu TNHS về Tội hiếp dâm trẻ em với tình tiết tăng nặng định khung (điểm e khoản 3 Điều 112 BLHS) chứ không truy cứu TNHS về tội Lây truyền HIV cho người khác (Điều 117 BLHS) nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm e Khoản 3 này với những trường hợp bị nhiễm HIV nhưng không có ý thức lây truyền HIV cho nạn nhân.[6, tr. 12], [3, tr.30] Bản thân em cho rằng quan điểm thứ nhất có phần hợp lý và đáp ứng nhu cầu phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em hơn. HIV là một căn bệnh thế kỷ mà chưa có loại thuốc nào chữa khỏi, việc biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội, mặc dù có sử dụng các biện pháp phòng ngừa cho nạn nhân như dùng bao cao su…thì khả năng lây nhiễm HIV sang nạn nhân vẫn là rất cao. Do đó, việc quy định tình tiết tăng nặng “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” với ý thức của người phạm tội là không cố ý lây truyền HIV là cần thiết. 3.4.2 Hiếp dâm có tính chất loạn luân Vấn đề tương tự như ở mục 3.2 cũng được đặt ra với tình tiết tăng nặng hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân. Trong trường hợp này, người phạm tội có bắt buộc phải biết rõ quan hệ huyết thống của mình với nạn nhân không? Vì nhiều trường hợp tuy là quan hệ cha con nhưng trên thực tế không cùng dòng máu, người mẹ đã mang thai đứa con với một người đàn ông khác. Trong trường hợp đó, nếu người cha về mặt pháp lý của đứa trẻ có hành vi hiếp dâm trẻ em đối với đứa trẻ này mà không biết rằng đây không phải là con đẻ của mình, hoặc nếu cha đẻ của đứa trẻ có hành vi hiếp dâm trẻ em với đứa trẻ mà không biết đó là con đẻ của mình thì sẽ xử lý ra sao? Cũng như đã phân tích ở mục trên, đồng thời xét đến mục đích của nhà làm luật khi quy định tình tiết này làm tình tiết tăng nặng, ta có thể thấy trong trường hợp này phải có cơ sở để cho rằng người phạm tội biết hoặc buộc phải biết nạn nhân là con đẻ của mình. Trường hợp người cha đẻ do không biết đứa trẻ là con mình (người phạm tội chưa có giấy xét nghiệm hoặc kết luận y tế nào xác định nạn nhân là con đẻ của mình,…) nên đã thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em thì là nhầm lẫn về đối tượng và phải chịu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em không có tình tiết tăng nặng tại điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS “có tính chất loạn luân”. Trường hợp người cha về mặt pháp lý của nạn nhân có hành vi hiếp dâm trẻ em đối với nạn nhân mà vẫn nghĩ đó là con đẻ của mình (thực tế không phải) thì việc xác định phải dựa trên thực tế kết hợp với ý thức chủ quan của người phạm tội. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/TTLT/TANDTC/VKSNDTC/BCA ngày 2/1/1998 hướng dẫn một số điều của luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS thì “có tính chất loạn luân” được hiểu là nạn nhân bị hiếp dâm phải có cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ với người phạm tội. Đó là, quan hệ giữa cha và con, giữa ông và cháu, giữa anh chị em ruột với nhau. Như vậy, nếu người phạm tội không thuộc trường hợp trên (nghĩa là không cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ với nạn nhân) thì sẽ không thể áp dụng tình tiết tăng nặng này với họ được. Trong trường hợp đó, người phạm tội sẽ phải chịu Trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) với tình tiết tăng nặng tại điểm d khoản 2 Điều 112 BLHS “Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc”. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, trong những trường hợp như trên rất khó để có thể biết được nạn nhân có phải con đẻ của người phạm tội hay không nếu không có giám định AND (rất tốn kém) nên thông thường, nếu không có yêu cầu của nạn nhân hoặc đại diện hợp pháp của nạn nhân hoặc người phạm tội thì tòa sẽ xử bình thường: người nào đang được coi là cha đẻ của nạn nhân thì sẽ phải chịu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) với tình tiết tăng nặng định khung là “có tính chất loạn luân”. Kết luận chương 3: Trên đây là một số kiến nghị của em nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội Hiếp dâm trẻ em. Bao gồm: - Nếu người bị hiếp dâm dưới 13 tuổi, đồng thời lại có những tình tiết mô tả tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 112 BLHS thì xác định trường hợp phạm tội thuộc Khoản 4 nhưng cần áp dụng cả các tình tiết tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 112 BLHS. - Áp dụng tình tiết định tội “hiếp dâm trẻ em”: Phải có cơ sở để kết luận người phạm tội có biết hoặc buộc phải biết nạn nhân là trẻ em. - Quy định rõ chủ thể của tội phạm, và do yêu cầu của thực tiễn thì nên quy định chủ thể thực hành có thể là nam giới và nữ giới. - Áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội”: chỉ cần xác định người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn hiếp dâm trẻ em. - Áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “có tính chất loạn luân” phải có cơ sở để cho rằng người phạm tội biết hoặc buộc phải biết nạn nhân là con đẻ của mình. Ngoài những thay đổi về mặt pháp luật thì còn cần phải phối hợp với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và ý thức thực hiện pháp luật…để loại bỏ dần những tác nhân gây ra tình hình tội phạm nhằm phòng chống tội Hiếp dâm trẻ em một cách triệt để hơn. C- Kết luận Tóm lại: 1. Khóa luận đã nêu được những nét cơ bản khái quát quá trình hoàn thiện các quy định về tội Hiếp dâm trẻ em trong lịch sử lập pháp nước ta từ năm 1945 đến giai đoạn hiệu lực của BLHS năm 1999 - Trước khi BLHS năm 1999 ra đời thì hiếp dâm trẻ em đã được quy định ở trong nhưng văn bản pháp luật hình sự khác. Qua quá trình sửa đổi bổ sung và hoàn thiện dần, những quy định này ngày càng cụ thể và rõ ràng hơn, tạo tiền đề cho quy định về Tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1999. Trước khi BLHS năm 1985 ra đời, quy định về Tội hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em) mới chỉ có trên văn bản dưới luật, giá trị pháp lý chưa cao, quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng. Việc xét xử trong giai đoạn này chủ yếu thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.Giai đoạn hiệu lực BLHS năm 1985 thì hiếp dâm trẻ em đã được quy định thành một tội riêng và ngày càng được hoàn thiện với những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về dấu hiệu pháp lý cũng như các tình tiết định khung tăng nặng. - Các quy định về tội hiếp dâm trẻ em tại Điều 112 BLHS năm 1999 là sự kế thừa, phát triển lên của những quy định tại Điều 112a BLHS năm 1985 sửa đổi bổ sung. Có thể nói các quy định đều cụ thể và rõ ràng hơn những quy định về tội này trong BLHS năm 1985 cả về mặt hình thức lẫn nội dung. 2. Khóa luận tập trung làm rõ được dấu hiệu pháp lý của tội Hiếp dâm trẻ em, cũng như đường lối xử lý đối với người phạm tội Hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1999, phân biệt với một số tội cùng nhóm tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em như Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS), Tội dâm ô đối với trẻ em(Điều 116 BLHS), Tội giao cấu với trẻ em(Điều 115 BLHS). 3. Ngoài ra, ở chương 3, luận văn cũng đã nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS năm 1999 về tội Hiếp dâm trẻ em: - Nếu người bị hiếp dâm dưới 13 tuổi, đồng thời lại có những tình tiết mô tả tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 112 BLHS thì xác định trường hợp phạm tội thuộc Khoản 4 nhưng cần áp dụng cả các tình tiết tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 112 BLHS. - Áp dụng tình tiết định tội “hiếp dâm trẻ em”: Phải có cơ sở để kết luận người phạm tội có biết hoặc buộc phải biết nạn nhân là trẻ em. - Quy định rõ chủ thể của tội phạm, và do yêu cầu của thực tiễn thì nên quy định chủ thể thực hành có thể là nam giới và nữ giới. - Áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội”: chỉ cần xác định người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn hiếp dâm trẻ em. - Áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “có tính chất loạn luân” phải có cơ sở để cho rằng người phạm tội biết hoặc buộc phải biết nạn nhân là con đẻ của mình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999.doc