Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng là một tội danh tuy xảy ra nhiều trên thục tế nhưng lại ít được truy tố và
xét xử. Đặt trong mối tương quan so sánh với các tội khác thuộc chương các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tội không cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chiếm tỉ lệ không cao. Trong
giai đoạn từ 2002-2006, tội phạm này chỉ chiếm khoảng 1,3% về số vụ v à 1,23%
về số người phạm tội. Cũng như một số tội phạm khác, tội không cứu giúp
người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng có “phần ẩn” và ở
mức độ tương đối cao.
58 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3516 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng – những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng nguy hiểm còn điểm c khoản 2 Điều 202 quy định về
hành vi của người gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý
không cứu giúp người bị nạn. Điểm giống nhau của hai hành vi này đều là cố ý
không cứu giúp người bị nạn.
Sự khác nhau giữa hai hành vi này trước hết là về khách thể, tội không
cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng xâm phạm đến
khách thể là quyền sống của con người, trong khi đó khách thể của tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là trật tự an toàn giao
thông đường bộ.
Về mặt khách quan: cả hai tội đều có hành vi không cứu giúp hoặc bỏ
mặc người đang bị nạn. Tuy nhiên, đối với điểm a khoản 2 Điều 102 phải xảy ra
hậu quả chết người thì người không cứu giúp mới bị truy cứu TNHS về tội
không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Còn với
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 202 thì chỉ cần có hành vi gây tai nạn rồi bỏ
chạy hoặc cố ý không cứu giúp thì đã bị truy cứu TNHS với tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà không cần có hậu quả
chết người xảy ra.
Về mặt chủ quan: lỗi của cả hai hành vi phạm tội trên đều là lỗi vô ý gây
ra tình trạng nguy hiểm và cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Về chủ thể, chủ thể thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều
102 là bất kì chủ thể nào, tuy nhiên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 202 thì chủ thể là chủ đặc biệt: là người trực tiếp điều khiển
phương tiện giao thông gây ra tai nạn. Ví dụ: Một lái xe gây ra tai nạn rồi bỏ
trốn cố ý không cứu giúp người bị nạn thì người lái xe đó sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 202.
Với việc phân tích các đặc điểm đặc trưng của tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng như phân biệt tội phạm
này với các tội phạm có tính chất tương tự đã giúp cho việc nhận thức và xác
định tội danh đúng trong thực tiễn áp dụng luật Hình sự, tránh việc định tội sai.
Từ đó, ta cũng thấy được vai trò quan trọng của công cụ pháp luật trong việc
giáo dục, trừng trị người phạm tội, đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp.
CHƯƠNG 2
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG Ở
TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG.
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội” [1, 15]. Hình
phạt được Nhà nước sử dụng như là công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và các lợi ích
hợp pháp của công dân.
Đối với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, Điều 102 BLHS năm 1999 quy định các hình phạt chính và hình phạt
bổ sung sau:
- Hình phạt chính bao gồm các hình phạt cụ thể là: cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ và phạt tù.
- Hình phạt bổ sung bao gồm cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc cấm làm công việc nhất định.
2.1. Hình phạt chính:
Hình phạt của tội không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng rất đa dạng nhằm đáp ứng mọi hình thức và mức độ
của hành vi phạm tội trong thực tế. Vì vậy khi quyết định hình phạt đối với tội
này Tòa án phải căn cứ vào quy định tại Điều 45 BLHS xem xét mức độ nguy
hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng
TNHS để lựa chọn hình phạt cho chính xác. Các hình phạt chính được quy định
đối với tội này bao gồm hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ và
hình phạt tù có thời hạn.
2.1.1. Hình phạt cảnh cáo:
Khoản 1 Điều 102 BLHS năm 1999 quy định:
“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm”.
Khung hình phạt này được áp dụng với mọi chủ thể (trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 điều này) khi có đầy đủ dấu hiệu được quy định trong CTTP.
Điều 29 BLHS năm 1999 quy định về hình phạt cảnh cáo như sau:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có
nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt” [1, 17].
Cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt, thể hiện sự
lên án công khai của Nhà nước đối với người phạm tội về hành vi phạm tội của họ.
Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
quy định hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất với mục đích giáo dục người
phạm tội là chính. Để quyết định chính xác việc áp dụng hình phạt cảnh cáo Tòa
án phải căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS
[1, 23]. Hình phạt cảnh cáo không gây ra những thiệt hại về tài sản hoặc những
hạn chế nhất định về thể chất cho người phạm tội nhưng hình phạt này lại có tác
dụng giáo dục người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội và hướng họ trở thành người tốt hơn.
Người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo phải là người phạm tội ít nghiêm
trọng và phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS.
Trong thực tế, để áp dụng hình phạt này không phải dễ dàng. Tòa án phải có sự
xem xét kĩ lưỡng đối với người có hành vi không cứu giúp để từ đó quyết định
hình phạt chính xác nhất. Để áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với tội này thì
người phạm tội phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên. Ngoài các tình tiết được
quy định tại Điều 46, có một số tình tiết khác cũng có thể coi là tình tiết giảm
nhẹ như: người bị hại cũng có lỗi, bị cáo sau khi phạm tội đã lập công chuộc tội…
2.1.2. Hình phạt cải tạo không giam giữ:
Hình phạt cải tạo không giam giữ nặng hơn hình phạt cảnh cáo và nhẹ
hơn hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 31 BLHS năm 1999 thì:
“Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với
người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy
định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét
thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội”.
Hình phạt cải tạo không giam giữ [1, 31] buộc người bị kết án phải được
giáo dục cải tạo ở địa phương theo một chế độ kỷ luật thích hợp dưới sự giám
sát của cơ quan, chính quyền và xã hội. Người bị áp dụng hình phạt này không
bị cách ly khỏi xã hội, không bị tước tự do nhưng phải tuân theo chế độ kỷ luật
được pháp luật quy định. Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt này khi người phạm tội có đầy đủ những căn cứ sau:
- Bị cáo là người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;
- Bị cáo là người có căn cước, lý lịch, nơi thường trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định;
- Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội [6, 240].
Sự giáo dục giám sát của cơ quan, tổ chức, xã hội, chính quyền cùng với
sự phối hợp của gia đình sẽ giúp người bị kết án thông qua việc học tập, lao
động, sinh hoạt tại địa phương chấp hành hình phạt. Đối với hình phạt cải tạo
không giam giữ được áp dụng trong tội không cứu giúp người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng thì mức cao nhất là đến hai năm. Hình phạt cải
tạo không giam giữ hạn chế người phạm tội ở một số mặt như về kinh tế hoặc
hạn chế một phần tự do của người phạm tội như người bị kết án khi đi khỏi nơi
cư trú thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Cũng giống như hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ cũng
nhằm mục đích giáo dục là chủ yếu.
2.1.3. Hình phạt tù:
Hình phạt cao nhất đối với tội không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng là hình phạt tù với mức phạt từ ba tháng đến hai năm
đối với cấu thành cơ bản và từ một đến năm năm đối với cấu thành tăng nặng.
Người bị áp dụng hình phạt này có hành vi phạm tội với mức độ nguy hiểm cao
và mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị người phạm tội và buộc người phạm
tội phải gánh chịu hậu quả do hành vi của mình gây ra. Theo quy định tại Điều
33 BLHS năm 1999 quy định về tù có thời hạn thì:
“Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại
trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một
tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù”.
Hình phạt tù có thời hạn [1, 18] là hình phạt tác động đến quyền lợi cơ
bản của con người đó là quyền tự do. Mặc dù đây được coi là hình phạt nghiêm
khắc, tuy nhiên với quy định mức hình phạt tù là từ ba tháng đến hai năm trong
khoản 1 có thể thấy khung hình phạt của cấu thành cơ bản của tội này là không
cao. Điều đó có thể cho thấy mục đích chính của hình phạt được quy định tại
khoản 1 cơ bản là để giáo dục.
Tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng có một cấu thành tăng nặng được quy định tại khoản 2. Ngoài những hình
phạt được quy định tại cấu thành cơ bản thì có những dấu hiệu phản ánh mức độ
nguy hiểm cao hơn cho xã hội được quy định trong cấu thành tăng nặng được
quy định tại khoản 2 điều này:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
một năm đến năm năm:
a. Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b. Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có
nghĩa vụ phải cứu giúp”.
Theo quy định tại cấu thành tăng nặng này thì chủ thể ở đây là chủ thể đặc
biệt. Người phạm tội ngoài những dấu hiệu cơ bản của tội phạm mà còn có thêm
một trong những dấu hiệu trên thì sẽ bị truy cứu TNHS với mức phạt tù từ một
năm đến năm năm. Những người phạm tội trong trường hợp nêu trên có nghĩa
vụ và trách nhiệm cao hơn người phạm tội bình thường nên hành vi của họ có
mức độ nguy hiểm đáng kể. Do vậy việc pháp luật quy định khung hình phạt cao
hơn, nghiêm khắc hơn là hoàn toàn hợp lý.
a. Người phạm tội không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy
hiểm cho nạn nhân.
Người phạm tội vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người
khác chứ không phải là vô ý làm chết người khác. Vô ý gây ra tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng người khác có thể được hiểu là do cẩu thả mà không thấy
trước khả năng gây ra tình trạng này mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy
trước. Hoặc tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng người khác nhưng cho rằng tình trạng đó không xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được. Hành vi này cho thấy rõ sự vô trách nhiệm của người phạm tội
trước hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Thông thường, nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là
do chính họ hay người khác hoặc do những sự kiện khách quan gây ra. Tuy
nhiên cũng có những trường hợp do chính người phạm tội gây ra. Chính vì thế
mà đáng lẽ người phạm tội phải có trách nhiệm hơn ai hết trong việc thực hiện
hành vi cứu giúp để sữa chữa sai lầm của mình, thế nhưng họ đã không cứu. Đây
chính là lí do để pháp luật quy định dấu hiệu này là tình tiết tăng nặng TNHS và
quyết định khung hình phạt nghiêm khắc.
Ví dụ: vào khoảng 8-9 giờ ngày 27/10/2000, chị Dương Thị Hằng lên đồi cây
thuộc xã Phú Nham, huyện Phú Ninh, tỉnh Phú Thọ lấy củi. Lúc đó, anh Nguyễn
Văn Lưu đi qua, phát hiện thấy có người trong khu vực đồi cây mà gia đình anh
và một số hộ khác nhận thầu đã chạy lên đuổi bắt. Thấy có người đuổi, chị Hằng
chạy. Đến cổng nhà bà Đỗ Thị Quế thì anh Lưu cũng đuổi gần đến nới, cách
chừng 1 mét thì chị Hằng dừng lại và ngồi thụp xuống, ngã ra đường ngất lịm.
Lúc đó bà Quế ở hiện trường (từ nhà chạy ra vì thấy có người đuổi nhau) thấy
anh Lưu bỏ đi thì bà nói rằng: chú đuổi nó thế nào mà nó chết rồi đây này. Chị
Dương Thị Thuyết cũng có mặt tại đó cùng với bà Quế và mọi người đưa chị
Hằng đi cấp cứu nhưng chị Hằng đã chết. Về phần anh Lưu, khi đuổi và phát
hiện ra là chị Hằng, anh Lưu bảo: “À, con Hằng à, tao về tao bảo bố mày, mày
ăn quanh”. Kết quả giám định pháp y xác định nguyên nhân chết của chị Hằng
là: “nạn nhân chết do trụy tim mạch cấp tính sau một gắng sức đột ngột” [23, 23].
Xung quanh vụ việc đã có hai quan điểm khác nhau về việc giải quyết:
Quan điểm thứ nhất: Cần phải giải quyết vụ việc bằng một vụ án hình sự
mà theo đó Nguyễn Văn Lưu phải bị xét xử theo Điều 102 BLHS về tội không
cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Quan điểm thứ hai: Cho rằng anh Lưu không phạm tội và vụ việc này chỉ
cần giải quyết về mặt dân sự.
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm thứ nhất. Với ví dụ trên, có thể thấy
hành vi của Nguyễn Văn Lưu có những dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội không
cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
- Lưu là người trực tiếp đuổi bắt, gây ra tình trạng gắng sức đột ngột cho
chị Hằng, hơn ai hết Lưu được chứng kiến và đủ lí trí để nhận biết nạn nhân bỏ
chạy, ngã, ngất trên đường là do mình gây ra. Nếu ngay lúc đó Lưu có những
động tác cấp cứu kịp thời để cứu nạn nhân (kể cả khi nạn nhân đã chết) thì Lưu
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Khi xảy ra sự việc bà Quế là người chứng kiến đã nói với Lưu: “chú
đuổi nó thế nào mà nó chết rồi đây này”. Xét về cơ sở pháp lí lời nói ấy mang
tính cảm tính có thể không làm cho Lưu tin ngay được chị Hằng đã chết, tuy
nhiên ít ra về mặt nhận thức là một lời cảnh báo, nhắc nhở trách nhiệm cho Lưu
phải quan tâm đặc biệt và hành động kịp thời để cứu giúp nạn nhân đang bị đe
dọa về tính mạng.
- Về mặt thể chất, Lưu là người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc
bệnh thần kinh hay một bệnh nào khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi, nhưng khi biết chị Hằng bị ngất Lưu đã không có bất kì
một hành động cứu giúp nào mà để mặc cho nạn nhân nằm lại cho bà Quế, chị
Thuyết đưa đi cấp cứu. Thái độ xử sự của Lưu là xem thường sức khỏe, tính
mạng người khác, vi phạm truyền thống đạo đức, vi phạm pháp luật hình sự nên
cần phải bị trừng phạt theo pháp luật [23, 23].
Từ sự phân tích ở trên có cơ sở để khẳng định: tại thời điểm chị Hằng bị
ngất Lưu có đủ điều kiện để cứu giúp nhưng đã cố ý bỏ mặc dẫn tới tình trạng
nạn nhân không được cấp cứu kịp thời nên đã tử vong. Như vậy Nguyễn Văn
Lưu đã phạm tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng là tội phạm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 102: người không
cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm.
Hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng mà sự nguy hiểm đó lại do chính bản thân mình vô ý gây ra cho thấy sự
không tôn trọng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, rất đáng lên án
và đáng bị trừng trị. Chính vì lẽ đó mà mà pháp luật quy định đây là tình tiết
định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù cao nhất là năm năm.
b. Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có
nghĩa vụ phải cứu giúp.
Điều 102 BLHS năm 1999 quy định về hành vi không cứu giúp người
khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của một người có đủ điều kiện
để cứu giúp. Theo đó tất cả mọi người đều có nghĩa vụ phải cứu giúp người khác
khi thấy người đó đang bị đe dọa đến tính mạng.
Người mà theo pháp luật phải có nghĩa vụ cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được xác định theo các ngành luật khác
như: Luật hành chính, Luật lao động, Luật giao thông, Luật dân sự… mà không
phải Luật hình sự. Do đó người không cứu giúp ở đây là chủ thể đặc biệt, họ có
trách nhiệm cao hơn và phải chịu khung hình phạt nặng hơn khi không thực hiện
nghĩa vụ này vì hơn ai hết họ được trang bị những phương tiện có khả năng cứu
người bị tai nạn tốt hơn.
Vi dụ một lái xe qua nơi xảy ra tai nạn, có người bị thương nhưng không
chở người bị thương đến bệnh viện cấp cứu dẫn đến hậu quả người bị thương
chết. Trong trường hợp đó người lái xe đã vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 38
Luật giao thông đường bộ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy
ra tai nạn giao thông: “Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra
vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu”. Vì vậy, đối với hành vi
không cứu giúp này, người lái xe sẽ bị truy cứu theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 102 BLHS năm 1999 với khung hình phạt tù có thể từ một đến năm năm.
Người mà theo nghề nghiệp phải có nghĩa vụ cứu giúp là người do tính
chất nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến tính mạng người khác như bác sĩ đối
với bệnh nhân, thủy thủ đối với người sắp chết đuối… Những chủ thể này ngoài
việc có nghĩa vụ phải cứu giúp người khác theo quy định của luật hình sự thì họ
còn phải thực hiện nghĩa vụ do đặc thù nghề nghiệp của họ quy định. Do đó, nếu
trong trường hợp họ không cứu giúp một người khi người đó đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng tức là cùng một lúc họ đã vi phạm nhiều nghĩa
vụ phải thực hiện và đó được coi là tình tiết tăng nặng cho hành vi của họ. Điều
này là hoàn toàn hợp lí.
2.2. Hình phạt bổ sung:
Ngoài những hình phạt chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102
BLHS thì người phạm tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng còn có thể chịu hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 1 đến 5 năm theo quy
định tại khoản 3 điều này. Khoản 3 Điều 102 BLHS quy định:
“3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Điều 36 BLHS năm 1999 quy định về hình phạt cấm đẩm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:
“Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
là hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét thấy nếu để người kết án tiếp tục đảm
nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định sau khi chấp hành
xong hình phạt tù hoặc sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì họ có thể lại
có điều kiện phạm tội mới”.
Đây là điểm mới của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985. Việc quy
định thêm hình phạt bổ sung nhằm mục đích áp dụng hình phạt bổ sung một
cách có hiệu quả tránh sự tùy tiện. Hình phạt bổ sung có hai dạng bắt buộc áp
dụng và không bắt buộc áp dụng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 BLHS thì
hình phạt bổ sung chỉ được áp dụng nếu thấy cần thiết tức là không bắt buộc
phải áp dụng. Người phạm tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung nếu xét thấy để người
bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định sau
khi chấp hành xong hình phạt chính họ lại có thể có điều kiện phạm tội mới.
Hình phạt bổ sung này thường được áp dụng cho các chủ thể đặc biệt với ý
nghĩa ngăn ngừa tội phạm là chủ yếu. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội mà thời hạn cấm sẽ được quy định một cách hợp lý.
Như vậy, có thể nói với quy định về hình phạt của tội không cứu giúp
người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì mục đích giáo
dục là mục đích chủ yếu. Sự xét xử của Tòa án không chỉ để người phạm tội
thấy rõ tội lỗi của mình, đồng thời qua đó giáo dục mọi công dân đề cao ý thức
pháp luật, có trách nhiệm đối với tính mạng của con người, lên án những hành vi
vô trách nhiệm đối với tính mạng của người khác, phê phán lối sống ích kỷ, tư
tưởng lạc hậu, trái với đạo đức và truyền thống làm người.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG Ở
TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG.
2.1. Tình hình xét xử tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng trong những năm gần đây.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng là một loại tội phạm mà công tác khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử
thường gặp khá nhiều khó khăn so với các loại tội phạm có cùng khách thể khác.
Trên thực tế có thể thấy loại tội phạm này dù có thể xảy ra nhiều trong cuộc
sống nhưng lại ít bị đưa ra xét xử. Đó là do tính chất của tội không cứu giúp
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội thuộc dạng tội
phạm ẩn tự nhiên. Tội phạm ẩn tự nhiên là tất cả tội phạm thực tế đã xảy ra
nhưng các cơ quan chức năng không nắm được, không có thông tin về chúng, vì
vậy mà người phạm loại tội này không phải chịu bất kì một hình thức xử lí nào
từ phía nhà nước. Ở loại tội phạm này lí do ẩn xuất phát từ phía chủ thể của
hành vi phạm tội, từ phía người bị hại hoặc do những người có biết về tội phạm
nhưng vì các động cơ khác nhau đã không tố giác với các cơ quan chức năng.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì kể từ khi BLHS năm
1999 có hiệu lực cho đến nay, các tòa án nhân dân huyện, thị xã và Tòa hình sự
của Tòa án Tỉnh chưa xét xử bất kì một vụ án nào về tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Có thể nói, do tính chất ẩn của
loại tội này nên quá trình khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử đều rất khó khăn,
hầu hết là do thiếu chứng cứ.
Bảng số liệu dưới đây có thể cho thấy tình hình xét xử thực tế của loại tội này:
Bảng số liệu về thực tiễn xét xử tội không cứu giúp người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng từ năm 2003 đến năm 2005.
Năm
Số lượng thụ lí Số lượng xét xử sơ thẩm
Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo
2003 6 12 3 9
2004 15 18 13 16
2005 21 24 14 16
Cộng 42 54 30 41
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết toàn ngành TANDTC
Từ bảng số liệu thống kê trên, ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất: số vụ án và bị can, bị cáo được phát hiện khởi tố, truy tố và xét
xử về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
là rất ít. Từ năm 2003 đến năm 2005 tức là trong vòng ba năm mà chỉ có 42 vụ
được thụ lí với 54 bị cáo, trong đó chỉ có 30 vụ được đưa ra xét xử với 41 bị cáo.
Đây chỉ là những con số phản ánh tình hình tội phạm đã bị xét xử, tuy nhiên số
liệu về vụ án và bị cáo phạm tội và bị xét xử trên đây có thể chỉ phản ánh đúng
một phần thực tế tình hình tội phạm này.
Thứ hai: số lượng bị can, bị cáo đã bị truy tố và xét xử qua các năm khác
nhau có sự khác biệt rõ rệt và có xu hướng gia tăng. Điều đó có thể được lí giải
bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến nguyên nhân kinh tế
và xã hội. Sự phát triển của kinh tế cùng với những thay đổi của xã hội đã tạo ra
một thế cờ hai mặt bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Yếu tố tích cực chúng ta
không cần phải xét đến nhưng điều đáng lo ngại là yếu tố tiêu cực ngày càng có
xu hướng gia tăng về cả chất và lượng. Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất là tình
hình tội phạm trong xã hội nói chung và tội phạm không cứu giúp người đang
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nói riêng ngày càng tăng lên một cách
rõ rệt. Tính chất hành vi ngày càng phức tạp, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày
một lớn hơn. Tuy nhiên, số liệu thống kê lại chưa cho thấy hết được thực tế này
vì quy định của BLHS về Điều 102 còn có điểm bất cập mà đến nay vẫn chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba: giữa số lượng vụ án, bị cáo bị thụ lí và số lượng vụ án, bị cáo xét
xử cũng có sự chênh lệch đáng kể. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do có
sự đánh giá khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng về vụ án. Mặt khác là
do nhận thức khác nhau của các cơ quan tiến hành tố tụng về quy định tại Điều
102 BLHS. Riêng đối với số lượng được Tòa án thụ lí và số lượng bị đưa ra xét
xử có sự chênh lêch đáng kể, đặc biệt là trong năm 2005, số vụ án được thụ lí là
21 vụ với 24 bị cáo, trong đó chỉ có 14 vụ với 16 bị cáo được đưa ra xét xử.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này chủ yếu là do thiếu chứng cứ nên Tòa án
không thể đưa ra xét xử.
Có thể nói với việc xem xét tình hình xét xử tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm trong thời gian qua đã cho thấy một cái nhìn
tổng quan về tình hình chung của tội này. Từ thực tiễn xét xử, chúng ta có thể
nhận thấy những tồn tại, khó khăn, vướng mắc còn gặp phải trong xét xử tội
phạm này và từ đó có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn
quy định của điều luật.
2.2. Những tồn tại, khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội không
cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Một thực tế cho thấy là trong những năm gần đây, số lượng các vụ án bị
đưa ra xét xử đều được các Tòa án định tội danh một cách khá chính xác. Tuy
nhiên, do gặp nhiều hạn chế trong việc đánh giá chứng cứ và việc hiểu không
thống nhất các quy định tại điều luật, lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ
thể đã dẫn đến việc áp dụng không chính xác quy định của pháp luật. Cụ thể,
thực thiễn xét xử còn có một số tồn tại, khó khăn và vướng mắc sau:
Thứ nhất: Định tội danh sai là một trong những tồn tại còn xảy ra
trong thực tiễn xét xử.
Nguyên nhân của sai sót này là do người tiến hành tố tụng nhận thức
không đúng các dấu hiệu pháp lí trong CTTP của tội không cứu giúp người đang
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định trong BLHS, đánh giá
không chính xác tình tiết vụ án. Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật không
thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Chính sự chậm trễ trong việc ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành cũng là nguyên nhân gây nên khó khăn
này. Điều đó không những dẫn đến mất đi tính hữu hiệu của luật pháp mà còn
mất đi sức nóng của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, khiến cho lòng
tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước nói chung và Tòa án nói riêng có phần
giảm sút.
Ví dụ: Cũng như mọi ngày, sáng hôm đó Nguyễn Tiến Xuân lái xe đưa
rước khách trên tuyến đường từ quận Gò Vấp sang Tân Phú về Bến xe miền
Tây. Khoảng 5 giờ chiều, xe dừng tại ngã ba Tân Kỳ - Tân Quý đón một người
khách tên Lê Anh Hưng. Qua khỏi ngã ba, xe dừng để cho người thu tiền vé
xuống nhà gần đó lấy đồ. Khi xe vừa chạy tiếp được một đoạn (tốc độ 30
km/h) thì đột nhiên người khách mới lên xe tự ý mở cửa xe nhảy xuống, té đập
đầu xuống đường bất tỉnh. Nghe mọi người la lên có người nhảy xe, Xuân cho
dừng xe, chạy xuống đỡ anh Hưng lên. Trưởng chốt sơ cứu gần đó chạy đến sơ
cứu, phát hiện thấy mạch anh Hưng rất yếu, máu từ lỗ tai chảy ra lại đang hôn
mê nên yêu cầu Xuân lập tức chở anh vào bệnh viện cấp cứu. Hành khách trên
xe đều xuống đi xe khác. Xuân tiếp tục chở anh Hưng đi, nhưng đến cổng chào
khu phố 6, đường Tân Quý thì dừng xe, đưa anh Hưng xuống để dựa vào cột
cổng chào rồi đi mất. Mãi đến 9 giờ tối, một người dân mới phát hiện anh
Hưng nằm bất động ở đó. Công an phường đưa anh đi bệnh viện cấp cứu thì đã
quá muộn. Giám định pháp y kết luận anh Hưng đã chết vì bị chấn thương sọ
não nặng (nứt sọ, giập và xuất huyết não).
TAND quận Tân Phú xét xử bị cáo Nguyễn Tiến Xuân tội “Vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo điểm c khoản 2 Điều
202, với mức phạt 4 năm tù.
Theo quan điểm cá nhân tôi, rõ ràng, trong trường hợp này, Nguyễn
Tiến Xuân đã phạm tội “không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng” - theo điểm b khoản 2 điều 102 Bộ luật Hình sự mà
không phạm tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”. Ở đây, ban đầu Xuân đã có hành vi cứu người nhưng sau đó vì lo
sợ bị liên lụy và sợ “điềm xui” khi chở người bị thương trên xe nên Xuân đã
nhẫn tâm bỏ mặc nạn nhân nằm lại giữa đường, phó mặc tính mạng của người
bị nạn và kết quả là người không được cứu giúp chết.
Thứ hai: Một trong những khó khăn lớn nhất trong thực tiễn xét xử
loại tội này là vấn đề xác định chứng cứ.
Để chứng minh một người có phạm tội hay không thì chứng cứ là một
trong những yếu tố có tính chất quyết định. Đối với tội không cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, do tính chất ẩn của loại tội
phạm này đồng thời nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của người phạm
tội nên việc xác định đủ chứng cứ để chứng minh một người là có tội hay không
có tội lại càng khó khăn. Có những vụ án, dù có đủ cơ sở để khởi tố vụ án nhưng
do thiếu chứng cứ nên đã không thể đưa vụ án ra xét xử được.
Ví dụ: Khoảng 18h30 ngày 11/9/2001, Nguyễn Văn Quang, Phạm Quang Hà và
Nguyễn Văn Thiện đều sinh năm 1977, trú tại địa bàn xã Hương Xuân – Huyện
Xuân Phú – Tỉnh Bình Định rủ nhau đi liên hoan mừng Quang hoàn thành nghĩa
vụ quân sự. Đi cùng Quang, Hà và Thiện còn có 2 cô gái là Liên và Hậu là bạn
của Hà. Sau khi ăn uống tại quán phở, cả 5 người rủ nhau tiếp tục đi thị xã chơi,
trong đó cả Quang, Hà và Thiện đều có hơi men trong người. Tuy nhiên từng
được mênh danh là “tiên tửu” nên theo như lời Hà thì dù đang bị ốm nhưng số
rượu Hà uống hôm nay “chẳng là gì” và có “thừa sức để chiến đấu tiếp hiệp
hai”. Tuy nhiên, do có việc gia đình nên Liên phải về ngay. Hà đồng ý chở Liên
về và hẹn cả 3 người còn lại tại chân cầu Mồng để tiếp tục vào thị xã chơi. Trên
đường chở Liên về, cả Liên và Hà thấy có người đang nằm úp bên vệ đường
cách nhà Liên khoảng chừng 300m. Như lời của Liên thì đây là khu vực có
nhiều kẻ nghiện ngập, ăn mày tụ tập. Sau khi chở Liên về đến cổng, Hà quay lại,
trên đường Hà có dừng lại đi vệ sinh ngay cạnh người đang nằm trên vệ đường
lúc nãy. Trong ánh đèn cao áp lờ mờ, Hà dùng chân lật ngửa người này lên và
nhận thấy người này đang bị co giật liên tục, bọt mép trào ra, phía trên đầu thấy
có máu chảy khá nhiều. Sau khi đi vệ sinh xong, Hà thản nhiên phóng xe đi,
cùng lúc đó thì Liên đuổi theo Hà để trả lại chiếc ví mà Hà nhờ Liên giữ hộ.
Không đuổi kịp Hà nhưng Liên cũng kịp nhận thấy người nằm bên vệ đường lúc
Hà và Liên nhìn thấy là Nguyễn Huy Sơn, người anh họ của mình (con bác ruột
của Liên). Hoảng hốt, Liên gọi người đưa đi cấp cứu nhưng Sơn đã chết trên
đường đến bệnh viện. Giám định pháp y cho thấy, Sơn bị tử vong do bị lên cơn
co giật sau khi bị ngã đập đầu xuống đường. Vụ việc xảy ra, ngoài Liên còn có
hai người chứng kiến là hai em học sinh đang trên đường đi học về, ở cùng xóm
với Liên.
Khi được triệu tập lên để điều tra, Hà một mực khẳng định rằng do lúc đó
đã quá say nên không thể biết người đó có đang ở trong tình trạng nguy hiểm
hay không, do đó mà Hà đã không cứu giúp. Tháng 4/2002 vụ án lần đầu tiên
được đưa ra xét xử tại TAND huyện Xuân Phú. Sau ngµy xÐt xö, toµ tuyªn tr¶ hå
s¬ v× cã nhiÒu t×nh tiÕt cha ®îc lµm s¸ng tá, thiếu chứng cứ buộc tội.
Thứ ba: Một khó khăn khác trong việc khởi tố, truy tố và xét xử tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là
xuất phát từ nhận thức của người dân về loại tội phạm này. Có những người
chứng kiến hành vi phạm tội nhưng lại cho rằng người phạm tội không có lỗi
nên đã không tố giác tội phạm. Mặt khác, nhiều người do không hiểu biết về
pháp luật hoặc có trình độ văn hóa thấp hoặc tận dụng những điều kiện thuận
lợi, hiểu biết về chuyên môn để che dấu tội phạm, gây ra những cản trở cho việc
phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm và người phạm tội không cứu
giúp. Bên cạnh đó, các gia đình có người thân bị nạn, mặc dù rất đau đớn trước
sự ra đi của người thân, biết rõ những người không cứu giúp nhưng vì nhiều lí
do khác nhau đã không làm đơn tố cáo. Tất cả đều xuất phát từ nhận thức chưa
đầy đủ của người dân về pháp luật nói chung và điều luật quy định về tội không
cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nói riêng, dư
luận của xã hội đối với loại tội này chưa đủ lớn để tạo ra một cuộc phòng chống
và đấu tranh mạnh mẽ với loại và người phạm tội này. Họ không nhận thức được
rằng, việc tội phạm không bị xử lí sẽ tạo điều kiện để chúng tiếp tục phạm tội
với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ví dụ dưới đây là một điển hình:
Lúc 17h10' ngày 8/8/2009, tại xa lộ Hà Nội thuộc phường Trường Thọ,
quận Thủ Đức, TP HCM, anh Nguyễn Thành Trung là cán bộ Công an phường
Linh Xuân, quận Thủ Đức bị một chiếc xe ben lao như điên trên đường cán
ngang người. Sự việc đau lòng hơn khi có một số đối tượng không những không
cứu giúp nạn nhân, còn thản nhiên đứng nhìn, quay những đoạn phim vô lương
tâm rồi sau đó nhẫn tâm tung lên mạng. Phải gần 20 phút sau, anh Trung mới
được hai chiến sĩ CSGT trên đường đi làm về ngang qua, thấy sự việc xảy ra nên
tận tình gọi xe taxi và đưa anh đến Bệnh viện Điều dưỡng Bưu điện Thảo Điền,
Quận 2. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, anh Nguyễn Thành Trung đã trút
hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vào khoảng 20h cùng ngày.
Anh Trung là Công an khu vực, được phân công phụ trách khu vực thuộc khu
phố 3, phường Linh Xuân từ tháng 11/2008. Ngày xảy ra vụ tai nạn, anh Trung
đang trên đường từ cơ quan về nhà. Theo những người dân sống gần đấy thuật
lại, chiếc xe ben mang BKS 60M-4859 chở 16 khối đá nặng tương đương 30
tấn, đè lên thân hình của anh Trung. Khi lưu thông trên đường, làn đường dành
cho xe máy không còn, 3 chiếc xe tải trước đó đứng xếp hàng, chèn lối đi. Sau
khi cố gắng lách qua 3 chiếc xe trên nhưng không kịp, anh đã bị xe ben nói trên
lao lên phía trước với tốc độ cao rồi cán nghiến lên anh.
Sau khi xảy ra tai nạn, người tài xế xe ben vẫn còn kịp gửi giấy tờ và chìa khóa
xe cho người dân gần đấy rồi bỏ chạy, để mặc nạn nhân nằm trên đường. Một số
người hiếu kỳ đã quay lại cảnh anh Trung nằm đó mà không có biện pháp ứng
cứu. Kẻ nào đó còn vô lương tâm đến độ dùng cả máy ghi hình, ghi lại những
hình ảnh mà những ai vững thần kinh nhất cũng không thể nhìn lâu, rồi đưa lên
mạng Internet. Không chỉ thế, hôm đám tang anh Trung, có một số đối tượng
đem điện thoại đến phía trước nhà, bật điện thoại lên có đoạn ghi hình trước khi
anh mất chỉ còn nửa người. Đối tượng này đã cho nhiều người xem và sau đó là
đoạn video clip đã phát tán lên mạng. Luẩn quẩn trong đám đông hôm đó,
một trong những người ấy bảo lại rằng: "Nếu người nhà anh Trung chịu chi tiền
thì đoạn phim trên sẽ không bị tung lên mạng". Mấy ngày sau đám tang của anh,
đoạn video clip đó đã được một số đối tượng tung lên mạng.
Theo đánh giá của Luật sư Trần Hồng Phong, Giám đốc Công ty Luật hợp
danh Ecolaw cho rằng: "Sự việc trên đủ cơ sở để xác định rằng người quay
video clip có dấu hiệu phạm vào tội không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại điều 102 Bộ Luật Hình sự".
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên của Luật sư Trần Hồng Phong, vụ
việc quay video clip trên có đủ cơ sở để khởi tố vụ án theo Điều 102 BLHS năm
1999 về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng. Rõ ràng, với hành vi bỏ mặc không cứu giúp anh Trung của những người
có mặt khi tính mạng của anh đang bị đe dọa mặc dù có đủ điều kiện để cứu
giúp, thêm vào đó là hành vi vô lương tâm quay lại cảnh anh đang đau đớn,
giành giật với sự sống rồi đưa lên mạng, những kẻ đó không chỉ phải chịu sự
trừng phạt của pháp luật mà còn bị xã hội lên án, lương tâm phán xét. Một điều
cần thiết khác để những kẻ vô lương tâm kia phải chịu sự trừng phạt của pháp
luật là gia đình nạn nhân cần chủ động làm đơn tố giác đến cơ quan có thẩm
quyền để vụ việc được xét xử đúng người đúng tội.
Xung quanh cái chết của anh Trung chỉ vì đoạn video clip được kẻ nào đó
tung lên mạng đã có lắm câu chuyện được thêu dệt và những website nước ngoài
đã nhân cơ hội này đưa ra những bình luận nhằm bôi nhọ hình ảnh của người
chiến sĩ công an, bôi nhọ uy tín của nhà nước. Việc tự ý phát tán hình ảnh của
người khác gây ảnh hưởng đến nhân thân người khác không những là việc làm
phi đạo đức mà còn vi phạm pháp luật.
Thứ tư: Tội phạm này mặc dù xảy ra nhiều trên thực tế nhưng lại ít
được đưa ra xét xử mà nguyên nhân là do cơ quan pháp luật chưa điều tra rõ
ràng, xử lí không dứt khoát.
Có thể nói rằng, việc khởi tố vụ án đối với đối tượng tung lên mạng
những đoạn video clip trong khi anh Nguyễn Thành Trung qua đời là một việc
rất cần thiết của Cơ quan điều tra nhằm ngăn chặn những hành vi tương tự. Và
cũng từ các nguồn tin, qua báo chí, các phương tiện Internet... cơ quan Công an
có đủ cơ sở ban đầu và nên chủ động ra quyết định khởi tố hình sự vụ án trên.
Từ đó mới có thể trừng trị được những kẻ coi thường pháp luật, giáo dục ý thức
người dân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên cho đến nay,
vụ án vẫn chưa được khởi tố, những kẻ vô lương tâm vẫn nhởn nhơ, thờ ơ trước
những hành vi vi phạm của mình. Vụ án trên mới chỉ xảy ra cách đây không lâu
và mỗi lần nhắc đến nhiều người không khỏi xót xa. Xót xa không chỉ thương
cảm cho tính mạng một con người, cho một gia đình bất hạnh mà còn xót xa hơn
cho sự mất đạo đức, nhân cách của một số người thản nhiên, vô tâm trước nỗi
đau của người khác.
Thứ năm: Điều 102 BLHS quy định về tội không cứu giúp người đang
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sự quy định của điều luật có nhiều
thuật ngữ chưa rõ ràng lại không có sự hướng dẫn kịp thời và chi tiết, cụ thể
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên đã dẫn đến cách hiểu không
thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về một số dấu hiệu của tội này.
Điều luật quy định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả…”,
bản thân từ “thấy” ở đây đã được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Ngay cả
hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao ngày
29/11/1986 cũng chưa chỉ ra cách hiểu cụ thể thế nào là thấy mà mới chỉ lí giải
một cách rất chung chung: “Theo khoản 1 đây là hành vi phạm tội của người
thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (sắp chết)
hoặc có thể chết (như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông
gây ra…)”.
Đã có rất nhiều ý kiến băn khoăn không biết từ “thấy” trong quy định của điều
luật là bao hàm những nội dung gì. “Thấy” ở đây là trực tiếp nhìn thấy, nghe
thấy hay người được kể lại, hoặc trường hợp nhiều người cũng nhìn thấy thì phải
giải quyết như thế nào… Việc không có một văn bản chính thức từ cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để hướng dẫn chi tiết, thống nhất cách hiểu của điều luật đã
gây nên không ít những khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, dẫn
đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, định tội danh sai, bỏ sót tội phạm.
Những tồn tại, khó khăn và vướng mắc trên xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau đã làm cho công tác xét xử bị đình trệ và tính nghiêm minh của
pháp luật có phần bị giảm sút. Điều đó có thể do các cơ quan tiến hành tố tụng
chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm song cũng có một phần không nhỏ thuộc về
cơ quan ban hành pháp luật đã thiếu đi những hướng dẫn, giải thích rõ ràng
khiến cho việc áp dụng pháp luật thiếu đi tính chính xác và thống nhất.
2.3. Một số kiến nghị về công tác giải thích hướng dẫn áp dụng quy định
Điều 102 BLHS năm 1999.
Từ việc phân tích, đánh giá quy định của BLHS năm 1999 và thực tiễn xét
xử tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có
thể thấy điều luật còn có một số điểm chưa hợp lí, chưa cụ thể, rõ ràng về mặt
ngôn từ trong khi đó lại chưa có văn bản giải thích hướng dẫn một cách cụ thể rõ
ràng và kịp thời nên việc hiểu và áp dụng điều luật quy định tội không cứu giúp
người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của các cơ quan tiến hành
tố tụng trong thực tế nhiều trường hợp là không thống nhất.
Để hạn chế và khắc phục những khó khăn và vướng mắc hiện nay trong
quy định của BLHS năm 1999 về tội không cứu giúp người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất: về công tác xây dựng và áp dụng pháp luật, nên sửa đổi quy
định của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng thành cấu thành hình thức, với dấu hiệu không cứu giúp là dấu hiệu định
tội. Một điều có thể nhận thấy là, nếu dẫn đến hậu quả chết người mới xử lí thì
sẽ không thể đánh giá hết được mức độ nguy hiểm của hành vi. Chỉ cần một
người có hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng mà không có lí do chính đáng thì mặc dù không gây ra hậu quả chết
người cũng sẽ bị truy cứu TNHS.
Thứ hai: TANDTC hoặc liên ngành tư pháp cần ban hành văn bản hướng
dẫn giải thích rõ các khái niệm sau:
- Thế nào là “thấy” người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
- Thế nào là “có điều kiện mà không cứu giúp”.
- Thế nào là “đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Sơn trong bài “Bàn thêm về chữ
thấy trong Điều 102 BLHS 1999” (Tạp chí Kiểm sát số 11/2000) thì để việc hiểu
điều luật được thống nhất, nên sửa chữ “thấy” bằng cụm từ “biết rõ” (người
nào biết rõ người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng). Tôi
nhất trí với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Sơn, trong khi chờ điều luật được sửa
chữa một cách hoàn thiện, cơ quan có thẩm quyền nên hướng dẫn theo hướng
trên để việc áp dụng điều luật được thống nhất. Việc “biết rõ” ở đây có thể là
bằng nhìn thấy, nghe thấy và có thể phải cả bằng cảm nhận nghề nghiệp, chuyên
môn và cả trường hợp thấy một người đang bị người khác tấn công xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe. Có trường hợp nhìn thấy, nghe thấy là biết ngay tình
trạng nguy hiểm của người cần cứu giúp như thấy một người đang mắc kẹt trong
đám cháy, hay người đang rơi xuống quãng sông sâu… Nhưng cũng có trường
hợp nhìn thấy, nghe thấy nhưng cũng chưa hẳn biết rõ tình trạng nguy hiểm của
người cần cứu giúp mà phải có thêm kiến thức chuyên môn.
Tòa án nhân dân tối cao cũng cần có sự hướng dẫn rõ ràng thế nào là
“đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”. Việc đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng với hậu quả chết người có cần phải diễn biến liên tục
hay không, nếu giữa việc không cứu giúp kịp thời và hậu quả chết người có sự
gián đoạn về mặt thời gian thì có coi là phạm tội hay không? Đây là những vấn
đề còn bỏ ngỏ, rất cần có văn bản hướng dẫn giải thích thật cụ thể và chi tiết để
đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thực hiện một cách thống nhất, chặt
chẽ, tránh hiện tượng xét xử sai và bỏ sót tội phạm.
Thứ ba: về hình phạt, theo quan điểm của tôi, nên tăng khung hình phạt
lên ở mức cao hơn ở cả khung cơ bản và khung tăng nặng. Đối với khung hình
phạt cơ bản nên tăng lên mức cao nhất là ba năm tù, còn đối với khung tăng
nặng thì cần tăng lên mức cao nhất là bảy năm tù. Tội phạm không cứu giúp
người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng xâm hại trực tiếp đến tính
mạng con người, một trong những khách thể quan trọng nhất của luật hình sự, vì
vậy tăng khung hình phạt có thể trừng trị một cách thích đáng tội phạm này.
Thứ tư: đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, thực tế cho thấy loại tội
này xảy ra khá nhiều nhưng số vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử lại rất ít. Có nhiều
vụ sau khi được thụ lí nhưng do thiếu chứng cứ hoặc có những vi phạm trong
quá trình điều tra nên không thể đưa ra xét xử được. Vì vậy, điều cần thiết ở đây
là các cơ quan có thẩm quyền cần nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần trách
nhiệm, kịp thời phát hiện và xử lí tội phạm. Thực hiện các biện pháp đấu tranh
mạnh mẽ công tác phòng chống loại tội phạm này vì đây là loại tội phạm có tính
chất ẩn.
Thứ năm: bên cạnh việc sửa đổi và hoàn thiện quy định của điều luật,
cũng cần nâng cao và đẩy mạng công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho
người dân. Có thể nói, sự vi phạm pháp luật đối với tội không cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chủ yếu là do nhận thức của
người dân, họ cho rằng hành vi này không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà
nó chỉ đơn giản là phụ thuộc vào lòng tốt của một người. Nhận thức này là hoàn
toàn sai lầm, nguyên nhân là do họ thiếu sự hiểu biết về pháp luật, vì vậy mà các
cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các biện pháp giáo dục một cách rộng rãi
để nâng cao hiểu biết về mặt pháp luật cho người dân. Giáo dục tinh thần trách
nhiệm cho người dân trong công tác đấu tranh phong chống tội phạm.
Hi vọng trong thời gian gần nhất, các cơ quan có thẩm quyền sẽ có những
giải thích hướng dẫn cụ thể và kịp thời để giúp cho Tòa án có thể xét xử tội
phạm một cách công bằng, đúng đắn, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.
KẾT LUẬN
1. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng là một tội danh tuy xảy ra nhiều trên thục tế nhưng lại ít được truy tố và
xét xử. Đặt trong mối tương quan so sánh với các tội khác thuộc chương các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tội không cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chiếm tỉ lệ không cao. Trong
giai đoạn từ 2002-2006, tội phạm này chỉ chiếm khoảng 1,3% về số vụ và 1,23%
về số người phạm tội. Cũng như một số tội phạm khác, tội không cứu giúp
người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng có “phần ẩn” và ở
mức độ tương đối cao.
2. Sau gÇn 10 n¨m ¸p dông BLHS n¨m 1999, sè lîng v¨n b¶n híng dÉn
¸p dông ph¸p luËt cña téi ph¹m không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng cßn rÊt h¹n chÕ. §iÒu nµy ®· ¶nh hëng kh«ng nhá
®Õn chÊt lîng xÐt xö c¸c vô ¸n vÒ tội này hiÖn nay. T×nh tr¹ng ®Þnh sai téi danh,
thiếu chứng cứ để khởi tố, xét xử cßn xÈy ra, ®iÒu nµy g©y khã kh¨n cho c«ng
t¸c r¨n ®e, gi¸o dôc, tuyªn truyÒn ph¸p luËt ®èi víi ngêi ph¹m téi nãi riêng vµ
c«ng d©n nãi chung. V× vËy, viÖc kiÖn toµn ph¸p luËt h×nh sù vÒ téi không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lµ ®iÒu rÊt cÇn
thiÕt.
3. Trong ph¹m vi cña mét kho¸ luËn tèt nghiÖp, t¸c gi¶ ®· ®i vµo nghiªn
cøu, ph©n tÝch mét c¸ch cô thÓ vµ cã hÖ thèng quy định của pháp luật về tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng còng
nh thùc tiÔn ¸p dông quy định trong c«ng t¸c xÐt xö. Khóa luận ®· ph©n tÝch cô
thÓ ®Æc trng cña téi ph¹m, ph©n biÖt téi không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng với một số téi kh¸c, ®ång thêi nêu ra một số bất
cập trong quy định của điều luật và những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong
thực tiễn xét xử tội phạm này như cách hiểu chưa thống nhất đối với một số
thuật ngữ, khó khăn trong việc xác định chứng cứ, định tội danh sai... Tõ ®ã, t¸c
gi¶ ®· ®a ra c¸c kiÕn nghÞ ®Ó kh¾c phôc h¹n chÕ nh: nªn quy ®Þnh téi không
cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lµ téi ph¹m cã
cÊu thµnh h×nh thøc víi dÊu hiÖu ®Þnh téi lµ hµnh vi không cứu giúp, nên quy
định tăng mức hình phạt đối với tội này, thay thế hình phạt cảnh cáo bằng hình
phạt tiền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật
của người dân…
4. Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lí luận và tình hình
thực tiễn tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tác giả hi vọng đã ®ãng gãp mét phÇn thiÕt thùc vµo qu¸ tr×nh nghiªn cøu
hoµn thiÖn quy ®Þnh ph¸p luËt h×nh sù vÒ téi không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiªn do tr×nh ®é lý luËn và hiểu biết
thực tế cha cao, khóa luận cßn m¾c ph¶i mét sè thiÕu sãt, v× vËy t¸c gi¶ rÊt
mong nhËn ®îc sù đóng góp cña c¸c thÇy c« ®Ó gióp khóa luận được hoàn thiện
hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT TÊN TÀI LIỆU
1 Bộ luật hình sự năm 1985. NXB sự thật. Hà Nội 1997.
2 Bộ luật hình sự năm 1999. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2000.
3 Bộ luật hình sự năm 2009. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội năm 2009.
4 Nghị quyết số 04/HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986.
5 Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án Nhân dân Tối
cao giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật hình sự.
6 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập 1 - NXB công an nhân dân - Hà
Nội 2009 - Trường Đại học Luật Hà Nội.
7 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập 2 - NXB công an nhân dân - Hà
Nội 2009 - Trường Đại học Luật Hà Nội
8 Đào Trí Úc “Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 - những vấn đề chung -
NXb khoa học xã hội - Hà Nội 2000.
9 Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999. Hà Nội 6/2000
10 Nguyễn Ngọc Hoà “Tội phạm và cấu thành tội phạm”. NXB Công an
nhân dân .
11 Đinh Văn Quế “Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm con người trong BLHS năm 1999”. NXB Đà Nẵng 2001.
12 TSKH-PGS Lê Cảm, “Những vấn đề cơ bản của khoa học luật hình sự
(phần chung)” - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Hà Nội 2005.
13 Nguyễn Đức Mai “ Bình luận khoa học BLHS năm 1999, phần các tội
phạm”. NXB Công an nhân dân. Hà Nội 2001.
14 T.s Uông Chu Lưu “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999”,
phần các tội phạm cụ thể. Tập 2, NXB chính trị quốc gia.
15 Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - NXB Đà Nẵng - 2003.
16 Từ điển Luật học. Bộ tư pháp- viện khoa học pháp lý - NXB Từ điển
bách khoa và NXB Tư pháp - Hà Nội 2006.
17 Đỗ Đức Hồng Hà “Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác
xâm phạm tính mạng của con người” - Tạp chí Tòa án nhân dân – số
2/2003
18 Nguyễn Văn Bốn “Khi nào hành vi không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được coi là tội phạm” – Tạp chí Tòa
án nhân dân số 2/2003.
19 Nguyễn Văn Hương “Dấu hiệu thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng trong CTTP quy định tại Điều 102 BLHS” –
Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2004.
20 Lê Đức Khanh “Bàn thêm về chữ thấy trong Điều 102 BLHS” – Tạp chí
Kiểm sát số 11/2000.
21 Nguyễn Văn Sơn “Bàn thêm về chữ thấy trong Điều 102 BLHS” – Tạp
chí Kiểm sát số 12/2000.
22 Bùi Xuân Thao “Dân sự hay hình sự” – Tạp chí Tòa án nhân dân số
4/2002.
23 Lê Quốc Hiền “Nguyễn Văn Lưu phạm tội gì” – Tạp chí Tòa án Nhân
dân số 5/2002.
24 Vietnamnet 2/4/2004. (Theo báo pháp luật TPHCM)
25 Vietnamnet 23/3/2005.
26 VnExpress ngày 22/1/2010.
27
28
29
30
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b_229.pdf