Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái

Trong trường hợp chính phủ thực hiện chính sách tài chính mở rộng, đường IS dịch chuyển sang phải (IS0  IS1). Lãi suất thị trường tăng lên và nền kinh tế thu hút nhiều vốn ngoại tệ từ quốc tế chảy vào đầu tư. Kết quả, đồng nội tệ lên giá, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, đường IS có khuynh hướng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu (IS1  IS0), do bởi chính phủ phải cắt giảm chi tiêu để giảm bớt sự gia tăng nhập khẩu.  Ngoài các biện pháp trên, còn các biện pháp sau:  Đối với nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch, thì ngân hàng TW điều chỉnh tăng giảm biên độ giao dịch theo một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá chính thức.  Phá giá đồng tiền: đây là giải pháp mang tính tình thế của ngân hàng TW nhằm giảm giá trị đồng nội tệ, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Phá giá đồng tiền gây tiêu cực đối với thị trường ngoại hối. Kinh nghiệm cho thấy, biện pháp này chỉ thành công khi mà nền kinh tế có tiềm năng kinh tế vững chắc.

pdf28 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 1 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1.1 LẠM PHÁT 3 1.1.1 Khái niệm và phân loại lạm phát 3 1.1.1.1 Khái niệm lạm phát 3 1.1.1.2 Phân loại lạm phát 3 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát 4 1.1.2.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát 4 1.1.2.2 Chính sách tài khóa và lạm phát 7 1.1.2.3 Lý thuyết lạm phát do cầu kéo 7 1.1.2.4 Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy 10 1.1.3 Tác động của lạm phát 11 1.1.3.1 Tác động phân phối lại thu nhập và của cải 12 1.1.3.2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm 12 1.1.3.3 Các tác động khác 12 1.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 13 1.2.1 Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái 13 1.2.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 13 1.2.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 14 1.2.1.3 Các phương pháp niêm yết của tỷ giá hối đoái 15 1.2.1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái 16 Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 2 1.2.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái 17 1.2.2.1 Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn 17 1.2.2.2 Các nhân tố tác động đấn tỷ giá trong ngắn hạn 19 1.2.3 Các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái 20 PHẦN 2: BIỆN LUẬN 23 2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái 23 2.1 Lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái 24 2.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát 25 PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN 26 Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 3 PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1.1 LẠM PHÁT 1.1.1 Khái niệm và phân loại lạm phát 1.1.1.1 Khái niệm lạm phát Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là:  Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá;  Mức giá cả chung tăng lên. 1.1.1.2 Phân loại lạm phát Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành 3 mức độ khác nhau:  Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ 1 con số hàng năm ( dưới 10% một năm ). Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.  Lạm phát cao: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm ( từ 10%-100% một năm). Lạm phát cao còn đươc gọi là lạm phát phi mã. Thật ra, cũng có một số nhà kinh tế quan điểm cho rằng thuộc loại lạm phát phi mã bao gồm cả lạm phát ở mức độ ba con số ( như 100%, 200%...). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế-xã hội.  Siêu lạm phát: Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 4 Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Theo cách này lạm phát sẽ ở trong hai giai đoạn sau:  Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Một bộ phận của khối tiền gia tăng về cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Theo các nhà kinh tế, lạm phát nằm ở giai đoạn này có thể chấp nhận được và thậm chí còn cho rằng lạm phát khi đó còn là liều thuốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Sở dĩ như vậy là do lạm phát với tỷ lệ cao kéo dài đã làm cho kinh tế suy thoái. Hệ quả là khối lượng tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Trong trường hợp này lạm phát gây nguy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế. 1.1.2 Nguyên nhân dẫn tới lạm phát 1.1.2.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát Hầu hết các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ (Friedman) và trường phái Keynes cho rằng lạm phát là một sự tăng giá nhanh và liên tục.  Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ: Hình 1: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 5 Ban đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1. Nếu cung tiền tiếp tục gia tăng sẽ làm cho tổng cầu dịch chuyển sang phải đến AD2. Khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng ở điểm 1’ với đặc điểm : sản lượng tăng , thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, do sự mở rộng sản xuất sẽ làm gia tăng chi phí nên đường AD2 sẽ di chuyển sang trái, cắt đường AS2 tạo ra điểm cân bằng mới ( điểm 2) với mức giá tăng từ P1 -> P2. Như vậy, nếu cung tiền gia tăng liên tục thì mức giá gia tăng liên tục và lạm phát xảy ra. Cung tiền được xem như là nguồn duy nhất làm dịch chuyển đường cầu AD từ điểm 1 đến 2 và 3 và …  Quan điểm thuộc trường phái Keynes: Quan điểm thuộc trường phái này cũng cho rằng: cung tiền gia tăng liên tục sẽ có tác động đến đường tổng cung và tổng cầu như trên. Tuy nhiên, trường phái Keynes đưa vào yếu tố chính sách tài khóa và những cú sốc của cung để phân tích tác động của chúng đến tổng cung và tổng cầu.  Chính sách tài khóa: Ban đầu, nền kinh tế cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng 1, với sự gia tăng chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển tổng cầu từ AD1 ->AD2 và cân bằng được thiết lập ở điểm 1’ – trên mức sản lượng tiềm năng. Vì sản lượng thực tế ở trên mức sản lượng tiềm năng , tổng cung cuối cùng dịch chuyển sang trái và cắt AS2 , tạo ra cân bằng mới ở điểm 2- mức sản lượng tiềm năng và mức giá tăng từ P1 -> P2. Nếu chính phủ cứ gia tăng chi tiêu liên tục thì mức giá gia tăng liên tục và gây ra lạm phát. Tuy nhiên theo trường phái của Keynes, đó chỉ là sự gia tăng chi tiêu tức thời chứ không phải gia tăng liên tục và lạm phát sẽ trở về zero. P P1 Y 1 AD1 P2 P3 P4 AD2 AD3 AD4 AS1 AS2 AS3 AS4 1’ 2 2’ 3 3’ 4 Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 6 Có sự giới hạn nhất định trong chi tiêu chính phủ do quá trình chính trị và sự kiểm soát của quốc hội ( chính phủ không thể gia tăng chi tiêu tới mức 100% của GDP). Do đó, trường phái Keynes kết luận: lạm phát cao không thể do một mình chính sách tài khóa gây ra. Hình 2: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục Trường phái Keynes cho rằng, khi nền kinh tế chưa đạt tới mức toàn dụng, chính phủ có thể sử dụng lạm phát ( chính sách kích cầu) như là một công cụ để kích thích tăng trưởng kinh tế thì sẽ thu được kết quả tích cực trong ngắn hạn như khắc phục khủng hoảng kinh tế và giảm thiểu được tình trạng tất nghiệp. Thực tiễn cho thấy, từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 cho đến những năm đầu của thập niên 70, lạm phát được sử dụng như một chính sách kinh tế cơ bản và chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước tư bản.  Cú sốc của cung: Xét hình 3 Hình 3: Phản ứng giá cả đối với cú sốc cung AD1 AD2 AS1 AS2 1 2 1’ Y P Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 7 Cú sốc dầu lửa làm dịch chuyển đường tổng cung từ AS1-> AS2. Nếu cung tiền không đổi, với đường tổng cầu là AD1, nền kinh tế đạt được mức cân bằng ở điểm 1. Tương ứng là mức sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, mức giá P1’ cao hơn và thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên với mức thất nghiệp cao hơn tỷ lệ tiềm năng , nên đường tổng cung bây giờ sẽ có khuynh hướng dịch chuyển trở lại đến đường AS1 và cân bằng của nền kinh tế sẽ dịch chuyển trở lại từ điểm 1’ -> điểm 1. Kết quả thuần của cú sốc thuộc khía cạnh cung là nền kinh tế trở về mức lao động toàn dụng ở mức giá ban đầu và không có lạm phát. Kết luận: hiện tượng thuộc khía cạnh cung tự nó không thể là nguồn gốc gây ra lạm phát. 1.1.2.2 Chính sách tài khóa và lạm phát Khi thiếu hụt tài khóa ( DEF ) xảy ra, chính phủ có thể tài trợ bằng 3 cách  Tăng thuế  Tăng nợ bằng cách phát hành trái phiếu  In tiền DEF = G – T = ΔMB + ΔB Trong đó: G: chi tiêu của chính phủ T: thuế thu của chính phủ ΔMB: cơ số tiền ΔB: trái phiếu chính phủ mà công chúng nắm giữ Tài trợ thiếu hụt bằng việc phát hành tiền liên tục và kéo dài tất nhiên sẽ dẫn đến tăng cung tiền và lạm phát. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia, chính phủ P Y P1 P’1 AD1 AS1 AS2 1 1’ Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 8 không được phép phát hành tiền để bùy đắp thiếu hụt tài khóa mà thay vào đó là phát hành trái phiếu. Nếu dừng lại ở đây thì sự tài trợ thiếu hụt không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và tăng cung tiền. Thế nhưng, khi công chúng mua trái phiếu của chính phủ, họ không nắm giữ cho đến khi đáo hạn mà bán lại cho ngân hàng trung ương khi cần tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Điều này dẫn đến sự gia tăng cơ số tiền và cung tiền dẫn đến giá cả tăng cao và lạm phát xảy ra. Cách thức này còn được gọi là tiền tệ hóa nợ ( Monetizing the debt) của chính phủ - một dạng gián tiếp của in tiền, bởi vì tiền có tính lỏng cao được tạo ra trong tiến trình 2 bước:  Chính phủ phát hành trái phiếu  Trái phiều được thay thế bằng tiền có quyền lực cao từ sự tham gia của ngân hàng trung ương. 1.1.2.3 Lý thuyết lạm phát do cầu kéo Lạm phát xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung. Xét hình 4 dưới đây: Với đường tổng cung AS, khi tổng cầu AD dịch chuyển sang phải ( AD1-> AD2 -> AD3), kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra. Hình 4: Lạm phát do cầu kéo Xét tổng cầu theo các thành phần chi tiêu trong nền kinh tế: AD=C + I + G + ( X – M) Trong đó: C: chi tiêu của người tiêu dùng I: đầu tư G: chi tiêu của chính phủ X: xuất khẩu M: nhập khẩu P Y AD1 AD2 AD3 AS Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 9 Một sự gia tăng tổng cầu có thể là do người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn ( lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng …) ; các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn ( do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai); chính phủ chi tiêu nhiều hơn do thực hiện đẩy mạnh chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu để phát triển kinh tế. Và lạm phát xảy ra khi mà tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung.Tuy nhiên, sự ảnh hưởng trong tổng cầu còn tùy thuộc vào hình dạng của đường tổng cung. Trường phái cổ điển và trường phái Keynes có quan điểm khác nhau về vấn đề này: + Trường phái cổ điển: Với nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh thì bản thân nó tự điều chỉnh để đạt được mức sản lượng Y tiềm năng và nguồn lực sử dụng toàn dụng, cho nên không cần có sự can thiệp của chính phủ trong dài hạn. Nghĩa là, tổng cung trong dài hạn luôn thẳng đứng. Chính sách mở rộng tiêu dùng của chính phủ sẽ gây ra lạm phát , bởi vì trong dài hạn nó sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái theo hướng đi lên ( AD1 -> AD2), kéo theo gia tăng mức giá. Trong ngắn hạn: chính sách mở rộng tiêu dùng của chính phủ có làm dịch chuyển tổng cầu sang phải ( AD1 -> AD2), kéo theo sản lượng gia tăng trong ngắn hạn. Thế nhưng chính sự gia tăng trong giá cả sẽ cuốn trôi sự gia tăng sản lượng trong dài hạn. Khi đó, SRAS ( đường cung trong ngắn hạn) -> LRAS ( đường cung trong dài hạn), nghĩa là không có sự gia tăng mức sản lượng thực trong dài hạn. Hình 5: Tổng cung trong dài hạn và lạm phát Hình 6: Tổng cung trong ngắn hạn và lạm phát PO Y0 AS AD1 AD2 Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 10 + Trường phái Keynes: Thị trường không vận hành một cách hoàn hảo, cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ bằng công cụ tài khóa thông qua chính sách kích cầu, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, chính phủ cũng không thể dịch chuyển đường tổng cầu sang trái liên tục, bởi vì có sự giới hạn trong chi tiêu và giảm thuế. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách phải viện đến chính sách mở rộng tiền tệ: sự gia tăng liên tục mức cung tiền tệ và vì thế tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao, lạm phát xảy ra. 1.1.2.4 Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy Chi phí gia tăng một cách độc lập với tổng cầu. Một số nhà sản xuất có khả năng tăng giá bán sản phẩm, công đoàn đại diện cho người lao động có khả năng đòi tăng tiền lương (giá trị của dịch vụ lao động) cao hơn giá thực của nó trong thị trường cạnh tranh. Lạm phát chi phí đẩy bắt nguồn từ các yếu tố bên tổng cung và ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát chi phí đẩy không thể xuất hiện trong nền kinh tế có thị trường cạnh tranh lành mạnh. Hiện tượng lạm phát loại này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân không thuộc nền kinh tế. Lưu ý: chi phí gia tăng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế , nói chung đó là hiện tượng lạm phát cầu kéo , chứ không phải lạm phát chi phí đẩy, Ví dụ: tiền lương tăng lên bởi vì nhu cầu mở rộng nhanh , khi đó tiền lương đơn giản chỉ phản ánh sức ép của thị trường . Đó là lạm phát cầu kéo dẫn đến chi phí gia tăng. Các dạng lạm phát chi phí đẩy sau:  Lạm phát do tiền lương đẩy: các nghiệp đoàn đòi tăng lương cho người lao động không hề liên quan tới nhu cầu thực tế về lao động, chính sách tăng lương của chính phủ. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái do chi phí tăng ( AS1 -> AS2), vì thế đẩy giá cả tăng. P Y AD1 AD2 SRAS LRAS Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 11 Hình 7: Lạm phát do chi phí đẩy  Lạm phát do lợi nhuận đẩy: loại lạm phát này gây nên do các công ty độc quyền dùng “sức mạnh” độc quyền để tăng lợi nhuận khi đặt giá bán sản phẩm của họ cao hơn giá do thị trường hàng hóa quyết định.  Lạm phát do giá hàng nhập khẩu đẩy: giá hàng nhập khẩu tăng hoàn toàn độc lập với nhu cầu của nền kinh tế. Xét các lý do như:  Tỷ giá hối đoái: Nếu đồng nội tệ bị mất giá, hàng hóa xuất khẩu trong nước sẽ rẻ hơn ở nước ngoài, nhưng hàng hóa nhập khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn. Khi đó, các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu.  Thay đổi giá cả hàng hóa: Nếu giá cả trên thị trường thế giới gia tăng, các doanh nhiệp trong nước sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn nếu họ sử dụng các loại hàng hóa này làm nguyên liệu để sản xuất kinh doanh.  Những cú sốc từ bên ngoài: các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép… cũng làm cho giá cả của những hành hóa này tăng lên và đầy chi phí sản xuất trong nước tăng lên.  Lạm phát do thuế đẩy: tăng thuế làm cho giá sinh hoạt tăng, chẳng hạn khi thuế giá trị gia tăng tăng từ 10 % lên 12% làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng.  Lạm phát do nguồn tài nguyên cạn kiệt: khi nguồn tài nguyên chủ yếu của đất nước bị cạn kiệt (dầu mỏ) làm cho giá năng lượng tăng; hay môi trường nước bị ô nhiễm làm cho sản phẩm ngành thủy sản tăng. Giá của từng ngành này sẽ ảnh tới mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế. Giải thích nguyên nhân gây lạm phát trong nền kinh tế hiện đại khó có thể tách biệt rõ ràng giữa lạm phát cầu kéo hay lạm phát chi phí đẩy. Nếu giá cả của hàng hóa và tiền lương thay đổi linh hoạt trong nền kinh tế, khi đó thay đổi tổng P Y AD AS1 AS2 Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 12 cầu làm cho giá cả thay đổi, trong trường hợp này các nhà kinh tế cho rằng cầu kéo là nguyên nhân cơ bản gây nên lạm phát. Lạm phát chi phí đẩy có thể xảy ra khi tổng cầu tiếp tục dịch chuyển sang phải. Sự dịch chuyển tổng cầu sang phải có thể đạt được ngay lập tức bằng việc gia tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế. Áp dụng chính sách tài chính thận trọng sẽ kiểm soát được sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Cho nên, tổng cầu có thể tiếp tục dịch chuyển sang phải nếu có sự tiếp tục gia tăng cung tiền của chính sách tiền tệ. Lạm phát chi phí đẩy là một hiện tượng tiền tệ bởi vì nó không thể xảy ra mà không có sự thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng đi kèm theo. 1.1.3 Tác động của lạm phát Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế-xã hội tùy theo mức độ của nó. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể; còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán trước được hay không, nghĩa là công chúng và các thể chế tiên tri được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể dự đón trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những biện pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế. 1.1.3.1 Tác động phân phối lại thu nhập và của cải Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại. Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 13 Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện lạm phát ở mức độ thấp. 1.1.3.2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất nghiệp tăng lên. 1.1.3.3 Các tác động khác Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán. Lạm phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổilàm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí. Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên , lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 14 thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa-dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đótiền lương danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể giữ vững, hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm. Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế-xã hội và nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát. 1.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.2.1 Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái 1.2.1.1 Khái niệm tỉ giá hối đoái: Trong các giao dịch tài chính quốc tế, việc thực hiện mua và bán các ngoại hối trên thị trường đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đồng tiền nước này sang nước khác. Do mỗi đổng tiền chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố khác nhau nên có sức mua khác nhau, vì thế thị trường cần phải có quy định tỉ lệ làm cơ sở chuyển đổi giữa hai đổng tiền, tỉ lệ này được gọi là tỉ giá hối đoái. Như vậy, tỉ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Hay cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước, được biểu hiện bằng khối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài. Ví dụ: X VND USD  hay 1 USD= (X) VND 1.2.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái Trên thị trường ngoại hối, thông thường chúng ta tiếp cận các loại tỷ giá hối đoái sau đây trong giao dịch ngoại hối:  Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỉ giá hối đoái được chia ra thành tỉ giá mua vào và tỉ giá bán ra. Đây là những tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Các loại tỷ giá này được dùng để mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng. Tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn giá bán ra, phần chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.  Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt , séc, thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản áp Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 15 dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt.  Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành: + Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa. Trong giao dịch ngoại hối, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả các hợp đồng kí trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên và tỷ giá đóng cửa đóng cửa áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối ngày. + Tỷ giá giao ngay (spot) và tỷ giá kì hạn (forwards): Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được áp dụng khi bán ngoại hối thì nhận được thanh toán tiền ngay hoặc tối đa sau đó 2 ngày; còn tỷ giá kì hạn là tỷ giá được áp dụng khi bán ngoại hối hôm nay nhưng sau đó từ 3 ngày trở lên mới thanh toán.  Căn cứ vào chế độ quản lý giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường. Tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố, làm cơ sở để hình thành tỷ giá thị trường. Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá này biến động thường xuyên tùy theo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.  Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối. tỷ giá thực là tỷ giá phản ánh mối tương quan về sức mua giữa hai đồng tiền. 1.2.1.3 Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái Vì có liên quan đến hai đồng tiền nên khi niêm yết một tỷ giá bao giờ cũng có hai đồng tiền tham gia: một đồng tiền đóng vai trò yết giá, đồng tiền còn lại đóng vai trò định giá. Ví dụ: 1 USD = (Y) UER 1 GBP = (Z) SGD Y, Z là số dương có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Nếu USD có giá trị lớn hơn EUR thì Y lớn hơn 1 và ngược lại. Trong ví dụ trên, đồng thứ nhất (USD, GBP) là đồng yết giá, có đặc điểm là một đơn vị cố định. Đồng tiền thứ hai (UER, SGD) là đồng tiền định giá, có đặc điểm là một lượng tiền tệ biến đổi. Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 16 Theo tập quán, các ngân hàng Châu Âu, Anh, Mỹ thường niêm yết tỷ giá theo cách sau: Y EUR USD  Z SGD GBP  Xuất phát từ góc độ phạm vi quốc gia, có hai phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.  Phương pháp trực tiếp: Tức là phương pháp yết giá đồng ngoại tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ. Thông qua phương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tếp. Với phương pháp này, trên thị trường hối đoái Việt Nam, tỷ giá giá giữa USD và VND được niêm yết như sau: 1 USD= (X) VND  Phương pháp gián tiếp: Tức là phương pháp yết giá đồng nội tệ bằng khối lượng đồng ngoại tệ. Thông qua phương pháp này thì giá cả của một đơn vị ngoại tệ chưa được biểu hiện trực tiếp. Để muốn biết giá cả đó là bao nhiêu thì chúng ta cần phải tiến hành thực hiện phép tính chuyển đổi. 1.2.1.4 Vai trò của tỷ giá hối đoái Trong nền kinh tế mở, lý do tại sao hầu hết các nước đều quan tâm đến tỷ giá hối đoái là vì tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động thương mại quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm và lạm phát.  Tỷ giá hối đoái và hoạt đông thương mại quốc tế Là một phạm trù kinh tế liên quan đến việc tính toán và so sánh giá trị gữa hai đồng tiền, nên một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi sức mua của hai đồng tiền và do vậy làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia trong quan hệ tỷ giá trên thị trường quốc tế cũng thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến quy mô thương mại quốc tế. Chẳng hạn, khi đồng nội tệ mất giá, đồng nghĩa là đồng tiền ngoại tệ lên giá thì giá cả hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó trên thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn. Một khi khi giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn thì sức cạnh tranh của hàng Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 17 hóa trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ gia tăng. Nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ và cán cân thanh toán được cải thiện. Ngược lại khi đồng nội tệ tăng giá trong sự tương quan với sự mất giá của đồng ngoại tệ sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhưng nhập khẩu lại tăng lên, cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Tuy nhiên khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này không thể xảy ra ngay mà phải trải qua một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, khi đồng nội tệ mất giá thì cán cân thanh toán không thể cái thiện ngay mà còn phụ thuộc vào thời gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hóa của người tiêu dung trong nước và nước ngoài. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới đạt trang thái cải thiện dần. Hiệu ứng này được gọi là đường J ( đường J phản ảnh mức độ thay đổi mức độ thay đổi cán cân thương mại sẽ thay đổi theo thời gian như thế nào sau khi đồng nội tệ giảm giá).  Tỷ giá hối đoái và lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến trạng thái kinh tế trong nước: tăng trưởng kinh tế và việc làm. Thật vậy, khi đồng nội tệ mất giá sẽ kích thích gia tăng xuất khẩu, từ đó gây tác động lan truyền thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm ổn định lao động. Tuy nhiên, đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó giá thành sản phẩm sản xuất trong nước cũng tăng. Điều này làm cho mặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, khi đồng nội tệ lên giá thì hàng hóa nhập từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó làm cho lạm phát trong nước giảm thấp vì những hàng hóa đó đều được tính vào trong chỉ số giá cả trong nước. Thế nhưng, đồng nội tệ lên giá sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước và thất nghiệp tăng. Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 18 thất nghiệp. Điều chỉnh tỷ giá theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán thì trong nó lại chứa đựng nguy cơ lạm phát. Còn trong trường hợp cố định tỷ giá để kiềm chế lạm phát thì làm cho đồng tiền nội tệ lên giá quá cao, có nguy cơ không khuyến khích xuất khẩu, mà trái lại khuyến khích nhập khẩu, làm cán cân thanh toán bị thâm hụt, dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm. Phải nói rằng trên bàn cờ kinh tế, nước cờ về ngoại hối là nước cờ kỳ diệu nhất. Để có được thành công về kinh tế đòi hỏi chính phủ phải là tay cờ lão luyện trong việc lựa chọn chính sách và cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp. Nếu không thảm họa là điều không thể tránh khỏi. 1.2.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1.2.2.1 Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn Trong dài hạn, có bốn yếu tố tác động đến tỷ giá: mức giá cả, thuế quan và hạn ngạch, sở thích hàng nội so với hàng ngoại và năng suất. Chúng ta sẽ kiểm tra mỗi một yếu tố này tác động đấn tỷ giá như thế nào trong khi các yếu tố còn lại cố định.  Mức giá cả hàng hóa Liên quan đến thuyết ngang bằng sức mua (PPP: Purchasing power parity), khi giá cả hàng hóa của Việt Nam tăng lên, thì nhu cầu hàng hóa của Việt Nam giảm xuống và đồng Việt Nam có khuynh hướng giảm giá. Ngược lại, nếu như giá cả hàng hóa của Nhật gia tăng trong sự giảm giá hàng hóa của Việt Nam, thì nhu cầu hàng hóa của Việt Nam tăng lên và đồng Việt Nam có khuynh hướng tăng giá. Trong dài hạn, một sự tăng lên mức giá của một quốc gia (so với mức giá nước ngoài) dẫn đến đồng tiền quốc gia đó giảm giá, và một sự giảm đi mức giá của quốc gia đódẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá.  Hàng rào thương mại Hàng rào thương mại như là thuế quan và hạn ngạch có thể tác động đến tỷ giá. Giả sử Việt Nam thuế quan hoặc giảm thấp hạn ngạch nhập khẩu đối với sản phẩm thép của Nhật. Sự gia tăng hàng rào thương mại đối với sản phẩm thép của Nhật làm gia tăng nhu cầu thép sản xuất của Việt Nam trên thị trường quốc Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 19 tế và đồng Việt Nam có khuynh hướng lên giá, bởi vì sản phẩm thép của Việt Nam bán chạy thậm chí với giá trị đống Việt Nam cao hơn. Sự gia tăng hàng rào thương mại dẫn đến đồng tiền của quốc gia có khuynh hướng lên giá trong dài hạn.  Sở thích hàng nội so với hàng ngoại Nếu như người Việt Nam thích hàng nhập khẩu của Nhật, thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Nhật trên thị trường Việt Nam tăng lên, dẫn đến Yên Nhật lên giá và đồng Việt Nam mất giá. Nếu như người Nhật có nhu cầu cao về nhập khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam, thì dẫn đến giảm giá Yên Nhật và đồng Việt Nam lên giá. Nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá trong dài hạn; ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cùa một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá.  Năng suất lao động Nếu như năng suất lao động của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, làm cho giá cả hàng hóa nội địa của quốc gia này thấp hơn hàng hóa nước ngoài. Kết quả là nhu cầu hàng hóa nội địa tăng cao, dẫn đến đồng nội địa lên giá. Trong dài hạn, khi năng suất của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, thì đồng tiền của quốc gia đó lên giá. 1.2.2.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn  Sự thay đổi lãi suất tiền gởi ngoại tệ và tiền gởi nội tệ Lãi suất là giá cả vay vốn trên thị trường. Lãi suất có tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện kinh tế mở, nếu lãi suất trong nước cao hơn lại suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế, sẽ thu hút những dòng vốn trên thị trường quốc tế chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ trong nước sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao. Kết quả là, cung ngoại tệ trên thị trường trong nước tăng lên, từ đó làm cho đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá hay đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất ngoại tệ hay lãi suất trên thị trường quốc tế thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá và đồng nội tệ mất giá. Trong điều kiện nền kinh tế mở, theo Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 20 điều kiện của Fisher, trạng thái các luồng vốn quốc tế không tiếp tục chảy vào hay chảy ra ngoài đối với một quốc gia khi mà lãi suất thực giữa các quốc gia ngang bằng nhau.  Các yếu tố khác  Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách…tất cả đều gây ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái.  Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiện kinh tế, chính trị…từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường. Nói tóm lại, tỷ giá ở tại một thời điểm là tổng hợp sự tác động của nhiều nhân tố, như sức mua của các đồng tiền và tốc độ lạm phát ở các nước có liên quan; trạng thái cung cầu tiền tệ; chênh lệch mức lãi suất giữa các nước có liên quan; thực trạng của hoạt động thị trường tài chính; chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ…Các nhân tố này vừa phụ thuộc lẫn nhau, vừa là kết quả của nhiều biến động kinh tế khác. Vai trò và cường độ tác động của từng nhân tố đối với tỷ giá hối đoái lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế - tài chính của mỗi nước trong từng thời kỳ phát triển. Hơn thế nữa, trong số các nhân tố đó có những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của một quốc gia. Chính vì vậy, trong quá trình vận hành tỷ giá của một quốc gia sẽ luôn xuất hiện hiện tượng có sự tách rời giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa. Có thể xem tỷ giá danh nghĩa là loại tỷ giá được niêm yết trên thị trường, còn tỷ giá thực tế được xác định theo công tức sau: Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa * Chỉ số giá nước ngoài Chỉ số giá trong nước Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 21 Đây chính là tỷ giá phản ánh những biến đổi thực tế khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia. Đối với một quốc gia, nếu chính phủ duy trì tỷ giá danh nghĩa cố định quá lâu thì làm chó giá trị thực tế của đồng tiền nội tệ bị đánh giá quá cao; nền kinh tế có nguy cơ không khuyến khích xuất khẩu, mà trái lại khuyến khích nhập khẩu, làm cho cán cân thanh toán bị thâm hụt. 1.2.3 Các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái Với nền kinh tế thị trường hiện nay, sự điều chỉnh tỷ giá từ phía chính phủ thường thể hiện tập trung vào việc phối hợp giữa các chính sách tiền tệ và tài chính.  Trong trường hợp tỷ giá hối đoái cố định và sự di chuyển vốn hoàn hảo Chính phủ cần đoái lập quỹ dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào cung cầu thị trường ngoại hối. Nếu thị trường có sự gia tăng về cầu ngoại tệ, ngân hàng TW phải bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, dẫn dến dự trữ ngoại tệ giảm; ngược lại tăng cầu nội tệ làm quỹ dự trữ ngoại tệ tăng. Tuy vậy, chính sách tiền tệ của ngân hàng TW tỏ ra kém hiệu quả. Ví dụ như mở rộng mức cung tiền tệ, theo hình 1 thì đường LMo di chuyển sang đường LM1, kéo theo lãi suất thị trường giảm, i* dịch chuyển xuống i. Dẫn đến việc các nhà đầu tư tài chính trong nước gia tăng sự hoán chuyển đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ để đầu tư vào các quốc gia có lãi suất cao hơn, cung tiền giảm và đường LM có khuynh hướng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu (LMo). Nền kinh tế càng mất dự trữ ngoại tệ do sự di chuyển ra nước ngoài. Nếu như tiềm lực dự trữ ngoại hối không đủ mạnh, chế độ tỷ giá mà chính phủ theo đuổi sẽ bị thất bại. Hình1: Sự mở rộng mức cung tiền tệ làm giảm lãi suất thị trường LM0 LM1 LS i* i Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 22 Hình 2: Sự mở rộng chính sách tài chính làm tăng lãi suất thị trường Khi chính sách tiền tệ không hoạt động được, chính sách tài chính lại rất hiệu quả. Nếu chính phủ thực hiện chính sách tài chính mở rộng, đường IS dịch chuyển sang phải (ISo  IS1), kéo theo lãi suất trong nước tăng. Sẽ thu hút lượng ngoại tệ trên thị trường quốc tế đầu tư vào trong nước gia tăng, làm dự trữ ngoại hối tăng theo và cung tiền tệ tăng lên. Đường LM có khuynh hướng dịch chuyển sang phải (LMo LM1) dến khi cắt đường IS mới tại lãi suất bằng với lãi suất cân bằng của thị trường quốc tế. Như vậy, chính sách tài chính tỏ ra thành công hơn để duy trì tỷ giá cố định.  Trong trường hợp tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự di chuyển vốn hoàn hảo Hình 3: Sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến cân bằng lãi suất thị trường S LM0 LM1 i IS LS LM0 LM1 Y Yt i* i IS0 IS1 IS Y Yt Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 23 Với nền kinh tế thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, ngân hàng TW không cần tham gia mua bán ngoại tệ. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ định đoạt giá trị của đồng nội tệ: cầu ngoại tệ tăng thi nội tệ mất giá và ngược lại. Trong điều kiện đó, nếu ngân hàng TW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng , đường LM sẽ dịch chuyển sang phải (LMo  LM1). Lãi suất trên thị trường sẽ giảm xuống và ngoại tệ trong nền kinh tế có xu hướng chuyển ra nước ngoài. Do đó cầu ngoại tệ gia tăng, và thay cho bán dự trữ ngoại tệ, ngân hàng TW để đồng nội tệ giảm giá. Đồng nội tệ giảm giá thúc đẩy xuất khẩu phát triển, đường IS có xu hướng dịch sang phải (IS0  IS1) đến khi cắt đường LM1 tại mức lãi suất cân bằng lãi suất thị trường quốc tế và làm giảm áp lực phá giá đồng tiền. Trong trường hợp chính phủ thực hiện chính sách tài chính mở rộng, đường IS dịch chuyển sang phải (IS0  IS1). Lãi suất thị trường tăng lên và nền kinh tế thu hút nhiều vốn ngoại tệ từ quốc tế chảy vào đầu tư. Kết quả, đồng nội tệ lên giá, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, đường IS có khuynh hướng dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu (IS1  IS0), do bởi chính phủ phải cắt giảm chi tiêu để giảm bớt sự gia tăng nhập khẩu.  Ngoài các biện pháp trên, còn các biện pháp sau:  Đối với nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch, thì ngân hàng TW điều chỉnh tăng giảm biên độ giao dịch theo một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá chính thức.  Phá giá đồng tiền: đây là giải pháp mang tính tình thế của ngân hàng TW nhằm giảm giá trị đồng nội tệ, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Phá giá đồng tiền gây tiêu cực đối với thị trường ngoại hối. Kinh nghiệm cho thấy, biện pháp này chỉ thành công khi mà nền kinh tế có tiềm năng kinh tế vững chắc. Nâng giá đồng tiền: theo phát triển quốc tế, biện pháp này chỉ thực hiện khi: giá hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được đánh giá là thấp hơn giá trên thị trường quốc tế; hoặc hạn chế xuất khẩu nhằm cân bằng thương mại quốc tế tránh Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 24 được sức ép của các nước khác trong mậu dịch quốc tế; hoặc tăng khả năng nhập khẩu và kiềm chế lạm phát. PHẦN 2: BIỆN LUẬN 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Lạm phát và tỷ giá hối đoái là các nhân tố vĩ mô và có tác động rất lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nổi bật lên hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền – lạm phát và tương quan cung cầu ngoại tệ. Trong cuốn The Alchemy of Finance, George Soros đã phát biểu: “Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả”. Như vậy, mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái là mối quan hệ hai chiều, có tác động qua lại lẫn nhau. 2.1 LẠM PHÁT TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Khi lạm phát tăng, sức mua của đồng nội tệ sẽ giảm so với đồng ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước sẽ mắc hơn so với hàng hóa dịch vụ nước ngoài. Theo quy luật cung cầu của thị trường và tâm lý của người tiêu dùng, người dân trong nước sẽ ưa chuộng và chuyển sang dùng hàng nước ngoài nhiều hơn, nhập khẩu do đó sẽ gia tăng làm cầu ngoại tệ tăng lên, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá so với đồng nội tệ dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng lên. Khi tỷ giá tăng, hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, làm gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước trên thị trường nội địa lẫn quốc tế, góp phần kích thích các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc tỷ giá hối đoái tăng cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa nước ngoài trở nên mắc hơn so với hàng trong nước do đó nó sẽ hạn chế việc nhập khẩu, góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước. Việc khuyến Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 25 khích xuất khẩu sẽ làm gia tăng thu ngoại tệ và góp phần làm cải thiện cán cân thanh toán. Với tỷ giá hối đoái cao cũng sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Ngoài ra, nó cũng khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước, làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bớt căng thẳng. Trong khi đó, trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ giá lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Khi lạm phát giảm, sức mua của đồng nội tệ sẽ cao so với đồng ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng hóa dịch vụ nước ngoài. Khi đó, theo quy luật cung cầu thị trường, người dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng trong nước, nhập khẩu giảm, cầu ngoại tệ do đó sẽ giảm, đồng ngoại tệ sẽ giảm giá so với đồng nội tệ, tỷ giá hối đoái giảm. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm hạn chế xuất khẩu, gia tăng nhập khẩu, cầu ngoại tệ tăng. Tuy nhiên, Những tác động tích cực trên đây chỉ có thể có được khi tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, không cố định tỷ giá VND vào USD mà trên cơ sở rổ tiền tệ và cũng không thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung cầu. Bởi trong điều kiện môi trường vĩ mô chưa ổn định, nếu tỷ giá hối đoái biến động mạnh theo xu hướng đồng nội tệ giảm giá, thì tâm lý người dân và tổ chức kinh tế lo sợ sự quay trở lại của lạm phát cao, họ dễ dàng chuyển tiền sang đầu tư vàng, ngoại tệ và các tài sản có giá khác. Vì vậy khi cần thiết ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bằng cả công cụ hành chính và công cụ gián tiếp để sức mua đối ngoại của VND không bị biến động lớn. 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 26 Tác động của tỷ giá đến lạm phát thông thường được thể hiện qua 3 khía cạnh: - Tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng đến giá hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Khi tỷ giá hối đoái tăng, hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu gia tăng làm cung ngoại tệ tăng, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, giá hàng hóa do vậy sẽ tăng. Khi tỷ giá hối đoái giảm, nhập khẩu gia tăng, nếu hàng nhập khẩu đa phần là nguyên vật liệu để sản xuất, lạm phát nước ngoài cao thì sẽ làm giá nguyên vật liệu gia tăng do nhập khẩu cả lạm phát của nước ngoài, giá đầu vào tăng làm gia tăng giá bán đầu ra của hàng hóa. - Biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp đến cung tiền. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng nội tệ của các tài sản neo theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá đồng tiền. Nói cách khác, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chêch lệch tiền tệ giữa cung và cầu tiền tệ và lạm phát. -Thứ ba, sự phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến sự gia tăng giá hàng xuất khầu và giá của hàng sản xuất và tiêu dùng trong nước ( như nói ở điểm thứ nhất) và điều này ảnh hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước. Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát . PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu học tập môn Nhập môn Tài Chính – Tiền Tệ, NXB Lao Động Xã Hội – 2008, Chương 7: Lạm phát ( trang 149 ), Chương 13: Tài Chính Quốc Tế ( trang 314 )  Khái niệm phản thân, George Soros - Giả kim thuật tài chính, The Alchemy of Finance, Tr 27-45 và 69-80 PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ Nhóm 32 Trang 27 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_nhom_32_9923.pdf
Luận văn liên quan