Chương 1: Khái quát về thông tin đối ngoại và phóng viên nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam. Nội dung chính của chương này là trình bày một số khái niệm về thông tin đối
ngoại, vị trí và vai trò của thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá. Ngoài ra, chương 1
còn trình bày khái quát về đội ngũ phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Phân tích những hoạt động chủ yếu của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới thông qua các sản phẩm báo chí của họ. Các
hoạt động của phóng viên nước ngoài được thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể như thông tin
về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam, về thành tựu đổi mới của Việt Nam cũng
như lịch sử, đất nước, con người và văn hoá Việt Nam. Gắn liền với hoạt động của phóng
viên nước ngoài tại Việt Nam là công tác quản lý và hướng dẫn, vì vậy chương 2 đồng thời
cũng trình bày về tầm quan trọng và đặc thù của công tác này.
Chương 3: Đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh đến vai trò của phóng viên nước ngoài cũng như hạn chế của họ. Trên cơ sở đó,
luận văn đưa ra những nhận xét về triển vọng hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam và đề xuất một số gợi ý nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động của phóng viên nước
ngoài tại Việt Nam góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của thông tin đối ngoại.
12 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Đề tài Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới
Nguyễn Phương Lan
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60.31.40
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quang Minh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Trình bày một số khái niệm về thông tin đối ngoại, vị trí và vai trò của
thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá; trình bày khái quát về đội ngũ phóng
viên nước ngoài tại Việt Nam. Phân tích những hoạt động chủ yếu của phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới thông qua các sản
phẩm báo chí của họ; Các hoạt động của phóng viên nước ngoài được thể hiện trên
một số lĩnh vực cụ thể như thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt
Nam, về thành tựu đổi mới của Việt Nam cũng như lịch sử, đất nước, con người và
văn hoá Việt Nam. Gắn liền với hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là
công tác quản lý và hướng dẫn. Đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại
Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của phóng viên nước ngoài cũng như hạn
chế của họ. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét về triển vọng hoạt động của phóng
viên nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất một số gợi ý nhằm đổi mới công tác quản lý
hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam góp phần vào việc thực hiện mục
tiêu chung của thông tin đối ngoại.
Keywords: Quan hệ quốc tế; Phóng viên; Thời ký đổi mới; Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập mạnh mẽ và hợp tác kinh tế cùng có lợi như
hiện nay, quan niệm về sức mạnh tổng hợp quốc gia đã có nhiều thay đổi. Quốc gia nào có
sức mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, quốc gia đó sẽ có được ưu thế
vượt trội và lợi thế trong cuộc chạy đua “ai thắng ai”. Trong bối cảnh đó, hoạt động của đội
ngũ phóng viên, đặc biệt là phóng viên quốc tế cũng có những thay đổi sâu sắc, bao gồm cả
thuận lợi và khó khăn. Với sự phát triển của internet, hầu như mọi thông tin của một nước đều
được cập nhật và phản ánh từng phút trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả khi đi thực địa, bằng các
thiết bị kỹ thuật hiện đại, phóng viên có thể truyền tin về văn phòng cách xa hàng vạn dặm chỉ
trong vài phút. Ngoài mối quan tâm truyền thống của phóng viên là các vấn đề kinh tế - xã hội
2
thì các vấn đề về bạo lực, biến động chính trị, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo những đề tài
thường hay thu hút sự quan tâm của người đọc, cũng được giới truyền thông đặc biệt chú ý.
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Trong quá trình đó,
Việt Nam cũng mong muốn giới thiệu những hình ảnh của một đất nước đổi mới ra thế giới.
Về kinh tế, đó là một đất nước năng động, cởi mở, nhiều tiềm năng và cơ hội, có môi trường
kinh doanh thuận lợi, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Về chính trị, đó là hình ảnh một
Việt Nam an toàn, hoà bình, thân thiện, có hệ thống chính trị ổn định, có đội ngũ lãnh đạo trẻ
hoá, cởi mở, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài. Về văn hoá
xã hội, đó là hình ảnh một Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hoá bản địa, đậm chất châu Á, hoà
quyện sự văn minh hiện đại, có sự kế thừa, tiếp nối và học tập giữa những giá trị truyền thống
và hiện đại.
Hệ thống báo chí của Việt Nam dù khá rộng rãi, đa dạng và phong phú với tất cả các
loại hình, song khả năng vươn ra tầm thế giới đóng vai trò như một sứ giả thông tin toàn diện,
khách quan, kịp thời cho Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, phóng viên nước ngoài
không chỉ là đối tượng của công tác quản lý mà còn là lực lượng tham gia đóng góp vào công
tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Lực lượng phóng viên nước ngoài thực sự là kênh quan
trọng giúp chuyển tải những thông tin về đất nước, con người Việt Nam, cung cấp cho cộng
đồng thế giới một bức tranh toàn cảnh về Việt Nam hiện nay.
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và
Nhà nước Việt Nam nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, người Việt Nam đang sinh
sống và làm việc tại nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ
trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam, cũng như nền văn hoá đậm đà bản sắc
và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân thế giới và đấu tranh với những thế lực thù địch. Trong bối cảnh hiện nay, việc vừa
quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, vừa kết hợp tranh thủ lực lượng
này là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trong công tác quản lý và hướng dẫn hoạt động
báo chí cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam chưa thực sự phù hợp trong tình hình mới.
Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam để từ đó đổi mới
cách thức quản lý và hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam một cách hiệu quả, vừa đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác thông tin đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới là một nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, việc
3
tạo ấn tượng về một đất nước Việt Nam ngày càng cởi mở, tích cực hội nhập quốc tế trong bối
cảnh toàn cầu hoá cũng là một việc làm hết sức cần thiết.
Vì những lý do đó, em quyết định chọn: “Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nghiên cứu về hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là một đề tài còn
khá mới mẻ và ít được quan tâm. Cho đến nay, đề tài này mới được đề cập và đánh giá trong
một số báo cáo tổng kết một số năm và một vài giai đoạn của các đơn vị chuyên trách, chủ
yếu là các đơn vị trong Bộ Ngoại giao. Các báo cáo tổng kết này đã cung cấp một số thông tin
cụ thể về hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam theo từng sự kiện hay theo
những chủ đề mà phóng viên nước ngoài đưa tin tại Việt Nam đồng thời đưa ra một số
khuyến nghị trong công tác quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam nhằm
bảo đàm quyền tự do báo chí đồng thời quản lý và tranh thủ phóng viên nước ngoài góp phần
thực hiện tốt thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, những báo cáo tổng kết
này chỉ mới nêu bật được một số sự kiện cụ thể trong thời gian gần đây nên chưa đánh giá
một cách toàn diện và chuyên sâu hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam kể từ
khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đến nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích làm rõ hoạt động của phóng viên nước ngoài
tại Việt Nam từ khi đất nước thực hiện cộng cuộc đổi mới, qua đó làm nổi bật vai trò của
thông tin đối ngoại và quản lý công tác này trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng của thông tin đối ngoại và vai trò của
phóng viên nước ngoài tại Việt Nam
- Thứ hai, trình bày, phân tích những hoạt động cụ thể của phóng viên nước
ngoài tại Việt Nam từ khi đổi mới.
- Thứ ba, đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và đưa
ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản
lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hoạt động của phóng viên nước ngoài tại
Việt Nam. Phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên nghiệp đang làm cho một
hãng tin nước ngoài, hoạt động thông qua các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, báo ảnh,
báo điện tử Phóng viên nước ngoài còn là nhà báo nước ngoài tự do tiến hành các hoạt
động báo chí như thu thập thông tin, tư liệu, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, tiếp xúc phỏng vấn,
đi thăm địa phương phục vụ cho việc viết tin, bài, phóng sự, phim tài liệu trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
Hoạt động của phóng viên nước ngoài là một quá trình phức tạp kể từ khi đặt chân đến
Việt Nam cho đến khi kết quả được công bố. Vì lý do thời gian và khả năng nghiên cứu, luận
văn chỉ tập trung vào nghiên cứu một số hoạt động báo chí tiêu biểu của phóng viên nước
ngoài tại Việt Nam chủ yếu từ năm 1986 đến nay thông qua nội dung thông tin về Việt Nam
mà các phóng viên nước ngoài đã truyền tải. Luận văn không đi vào phân tích cụ thể quá trình
tác nghiệp của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, logíc và phương pháp lịch sử có kết hợp với phương pháp nghiên cứu quốc tế để
làm rõ hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam từ khi đổi mới. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập tài liệu bổ sung cho nguồn tư liệu viết.
6. Nguồn tài liệu:
Để hoàn thành luận văn này, em đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
1. Các tài liệu gốc gồm các Văn kiện đại hội Đảng, Chỉ thị của Chính phủ, các tuyên
bố và phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước
2. Các công trình nghiên cứu và các bài báo của các học giả trong và ngoài nước
3. Các kết quả của báo cáo tổng kết đánh giá hàng năm của Vụ Thông tin Báo chí và
Trung tâm Báo chí Nước ngoài - Bộ Ngoại giao
4. Các tài liệu internet
5. Phỏng vấn một số nhà báo nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam
7. Cấu trúc của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
5
Chương 1: Khái quát về thông tin đối ngoại và phóng viên nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam. Nội dung chính của chương này là trình bày một số khái niệm về thông tin đối
ngoại, vị trí và vai trò của thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá. Ngoài ra, chương 1
còn trình bày khái quát về đội ngũ phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Phân tích những hoạt động chủ yếu của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới thông qua các sản phẩm báo chí của họ. Các
hoạt động của phóng viên nước ngoài được thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể như thông tin
về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam, về thành tựu đổi mới của Việt Nam cũng
như lịch sử, đất nước, con người và văn hoá Việt Nam. Gắn liền với hoạt động của phóng
viên nước ngoài tại Việt Nam là công tác quản lý và hướng dẫn, vì vậy chương 2 đồng thời
cũng trình bày về tầm quan trọng và đặc thù của công tác này.
Chương 3: Đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh đến vai trò của phóng viên nước ngoài cũng như hạn chế của họ. Trên cơ sở đó,
luận văn đưa ra những nhận xét về triển vọng hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt
Nam và đề xuất một số gợi ý nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động của phóng viên nước
ngoài tại Việt Nam góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của thông tin đối ngoại.
References
1. Albert Pierre (2003), Lịch sử báo chí (Dương Linh dịch), NXB Thế giới, Hà Nội
2. Alejandro Reyes, Emerging Vietnam, Tạp chí Tuần Châu Á thường trú tại Hồng kông,
14/4/2000
3. Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), Đưa tin thời toàn cầu hoá (Nhóm phiên dịch Minh
Vũ và Bồ Hồng Mai), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội
4. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Bình, Đỗ Bích Ngọc (2010), Mùa xuân toàn thắng - Hồ sơ về cuộc tổng
tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, NXB Lao động, Hà Nội
6. Bộ Ngoại giao, Đại hội X của Đảng với chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc
tế,
pVfrrdqUS
6
7. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập Quốc tế và giữ vững bản sắc, NXB Chính trị Quốc
gia
8. Bộ Ngoại giao (2006), Tài liệu Kinh nghiệm quản lý báo chí của một số nước trên thế
giới (Vụ Thông tin Báo chí tổng hợp)
9. Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
10. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
11. Bộ Ngoại giao (2002), Sổ tay kiến thức đối ngoại, Hà Nội
12. Bộ Ngoại giao (1999), Tài liệu của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (Lưu hành nội bộ).
13. Bộ Ngoại giao (2000), Việt Nam – Con đường cải cách, NXB Quân đội Nhân dân, Hà
Nội
14. Bộ Ngoại giao (2001), Việt Nam - Cuộc chiến không quên, NXB Quân đội Nhân dân,
Hà Nội
15. Bộ Ngoại giao (2007), Đổi mới và Hội nhập - Việt Nam qua con mắt phóng viên nước
ngoài, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội
16. Bộ Ngoại giao (2008), Việt Nam qua con mắt báo chí nước ngoài, NXB Văn hoá
Thông tin, Hà Nội
17. Bộ Ngoại giao (2008), Đề tài nghiên cứu “Thông tin đối ngoại và xây dựng, quảng bá
hình ảnh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”
18. Bộ Ngoại giao, Sơ kết dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam năm 1995
19. Bộ Ngoại giao, Sơ kết dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam năm 2006
20. Bộ Ngoại giao, Sơ kết dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam năm 2007
21. Bộ Ngoại giao, Sơ kết dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam năm 2008
22. Bộ Ngoại giao, Sơ kết dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam năm 2009
23. Bộ Ngoại giao, Sơ kết dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam tháng 01/2010
24. Bộ Quốc phòng (1992), Chiến lược diễn biến hoà bình của đế quốc Mỹ và thế lực
phản động chống chủ nghĩa xã hội và chống Việt Nam XHCN, Hà Nội
7
25. Breton Philippe, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông (Vũ Đình Phòng dịch),
NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội
26. Carlyle Thayer (2002), Vietnam: Constitutional and Political Reforms Continue,
Asian Analysis, ASEAN Focus Group, March 2002
27. Carlyle Thayer, Vietnam’s Regional Integration,
28. Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường quản lý và đẩy mạnh
công tác thông tin đối ngoại”, 26/4/2000
29. Cohen W. (1963), The Press and foreign policy, University Press, Princetion, Mỹ
30. Minh Châu, Wilfred Burchett – Nhà báo của những cuộc chiến,
gioi/Wilfred-Burchett-nha-bao-cua-nhung-cuoc-chien/10987675/162/
31. Đỗ Lộc Diệp, Bước tiến mới quan trọng trong quan hệ Mỹ - Việt, Tạp chí châu Mỹ
ngày nay, số2, 1998
32. David Lamb, Opportunities for US and Vietnam, Los Angeles Times, July 1995
33. David Richard, Tháng 7/1992, Vietnam - Doimoi, Washington Post
34. Desaix Anderson (1997), America’s relations with Vietnam, accomplishment,
chanllenges and potential, US – Vietnam trade Council
35. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, Kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt Mỹ,
07-01-2010-97659444.html
36. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới hiện nay, NXB Lao động, Hà Nội
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXB Sự thật, Hà Nội
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội)
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
8
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị Quyết TƯ 5 (khoá 8) “Xây dựng một nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
42. Ngô Điền (1972), Mấy ý kiến về công tác thông tin báo chí ở Bộ Ngoại giao, 10/9, Hà
Nội
43. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
44. Việt Đức, Nâng cao công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới,
moi/20106/111218.vov
45. Emmert Feredic A., US Media in the 1990s,
46. Frederik Balfour, Vietnam Land of Milk and Money
47. Gates Carolyn (2000), Vietnam's Economic Transformation and Convergence with the
Dynamic ASEAN Economies, Comparative Economic Studies
48. George Herring (1996), America’s longest war: the US and Vietnam 1950 -1975, USA
49. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với Thông tin quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
50. Mỹ Hằng (2010), Dành cả cuộc đời cho Việt Nam,
Tuc/Danh-ca-cuoc-doi-cho-Viet-Nam/11461
51. Lê Hân, Chiến dịch Pleime – Tây Nguyên nhìn từ nước Mỹ
52. Hervouet Loic (1999), Viết cho độc giả (Lê Hồng Quang dịch), Hội Nhà báo Việt
Nam, Hà Nội
53. Học viện Chính chị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn
hoá Thông tin, Hà Nội
54. Học Viện Quan hệ Quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao,
NXB Sự thật, Hà Nội
55. Học viện Quan hệ Quốc tế (1995), Kỷ yếu Hội thảo khoa học 50 năm Ngoại giao Việt
Nam, Hà Nội
9
56. Vũ Dương Huân (2002), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 -
2002), Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội
57. Vũ Dương Huân (2002), Tình hình Quốc tế và Chính sách đối ngoại của Việt Nam,
Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội
58. Đoàn Hùng, Báo Úc ca ngợi Việt Nam dịp Quốc khánh,
dip-quoc-khanh.htm
59. Nguyễn Mạnh Hùng (1996), Nhìn lại một năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Nghiên
cứu quốc tế số 13
60. Khoa Báo chí, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2005), Báo chí -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
61. Lady Borton (2003), Tiếp sau nỗi buồn - Một người Mỹ giữa làng quê Việt Nam, NXB
Thế giới, Hà Nội
62. Larry Berman (2007), Điệp viên hoàn hảo, NXB Thông tấn, Hà Nội
63. Trần Đoàn Lâm (2004), Việt Nam trên đường hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội
64. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (1996), Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ &
Kissinger tại Paris, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội
65. Mark Manyin (2002), The Vietnam – US Normalization Process, Foreign Affairs,
Defense and Trade Division
66. Hồ Chí Minh (1949), Lời Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, Hà Nội
67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, “Trả lời phỏng vấn của báo Tribune Mỹ”, Tập 5,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
68. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, “Trả lời phỏng vấn của báo Expressen Thuỵ Điển”,
Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
69. Lê Minh Nghĩa (2007), Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
70. Tường Thuý Nhân, Những thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới chính sách đối
ngoại của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng, 4/2000
10
71. Vũ Dương Ninh (2000), Thành tựu và thử thách trong quan hệ đối ngoại thời kỳ đổi
mới, Tạp chí Lịch sử Đảng 7/2000
72. Nguyễn Dy Niên (2005), Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: hướng tới tương lai, Đặc san
quan hệ Việt- Mỹ
73. Hải Ninh, Ảnh “Em bé Napalm” ấn tượng nhất lịch sử,
gioi/Anh/2010/04/3BA1B445/
74. Peter Arnett (2009), Từ chiến trường khốc liệt, NXB Thông tấn, Hà Nội
75. Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Công tác thông tin đối ngoại chủ động và
tích cực hơn,
76. Phạm Gia Khiêm, Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản tháng 5/2008
77. Phillip Noyce (1995), Vietnam - on the way of Doimoi, USA Today
78. Dương Văn Quảng (2002), Báo chí và Ngoại giao, NXB Thế giới, Hà Nội
79. Lý Văn Sáu (1995), Mặt trận báo chí và vận động dư luận - Mặt trận ngoại giao với
cuộc đàm phán Paris về Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
80. Seth Mydans, Vietnam embarked on Doimoi, 1995, The New York Times, Mỹ
81. Dương Xuân Sơn (Nhóm tác giả), (2005), Cơ sở lý luận Báo chí Truyền thông, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội
82. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và
quan hệ với Việt Nam trong hai thập nhiên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
83. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 – 1995) và trong 25 năm
tới (1996 – 2020), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
84. Thu Thảo, Phố cổ Hà Nội trên báo Đức,
gioi/ve-dep-cua-doi-thuong-ha-noi-tren-bao-duc/211013
85. Cao Ngọc Thắng (2004), Hồ Chí Minh – Nhà báo Cách mạng, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
86. Thông tấn xã Việt Nam, Báo chí Cuba đánh giá cao những thành tựu đổi mới của Việt
Nam,
Cuba-danh-gia-cao-nhung-thanh-tuu-Doi-moi-cua-Viet-Nam
11
87. Thông tấn xã Việt Nam, Báo chí Mỹ đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2010,
www.vja.org.vn/.../detail.php?...Bao...cao-vai-tro-Chu-tich-ASEAN-2010
88. Thông tấn xã Việt Nam, Báo Mỹ viết về Việt Nam: “Rồng nhỏ, bước đi lớn”,
atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/58768/index.aspx
89. Thông tấn xã Việt Nam, Báo chí nước ngoài: Việt Nam đang có nhiều đổi thay tích
cực” (
doi-thay-tich-cuc.html
90. Thông tấn xã Việt Nam, Một người Việt Nam trầm lặng,
Giai-tri/129420/Mot-nguoi-Viet-Nam-tram-lang.html
91. Lưu Minh Thủy, Nhìn lại 30 giây hình ảnh Việt Nam trên CNN,
%C3%ACnh_%E1%BA%A3nh_Vi%E1%BB%87t_Nam_tr%C3%AAn_CNN!
92. Kỳ Thư, Báo chí nước ngoài viết về Phạm Xuân Ẩn,
chi-nuoc-ngoai-viet-ve-nha-tinh-bao-Pham-Xuan-An/20615229/159/
93. Đoàn Công Tính (2005), Khoảnh khắc - Tập sách ảnh phóng sự về chiến tranh Việt
Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh
94. Đoan Trang, Asia Times nhận xét về thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam,
Nam/10725992/87/
95. Trung tâm Báo chí Nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Báo cáo tổng kết từng năm (từ năm
1996 đến 2009)
96. Trung tâm Báo chí Nước ngoài - Bộ Ngoại giao (2010), Danh sách các văn phòng
thường trú của các hãng thông tấn báo chí nước ngoài tại Việt Nam
97. Trường Đại học Dân lập Đông Đô (2006), Giáo trình Chính sách đối ngoại Việt Nam,
Hà Nội
98. Văn Nghệ, Báo chí thế giới viết về Bác Hồ
99. Viện Thông tin Khoa học (1999), Bối cảnh quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại
của Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
12
100. Vietnamnet, GS Joseph Nye: VN có nhiều lợi thế tạo nên "sức mạnh mềm",
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_cua_phong_vien_nuoc_ngoai_tai_viet_nam_trong_thoi_ky_doi_moi_4742.pdf