Tóm tắt khóa luận Tìm hiểu nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh Chùa Huế

-Sốliệu thứcấp: Thu thập số liệu từcác chùa trên địa bàn, thông tin từ báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa ThiênHuế về hoạt độngdu lịch từ các năm 2009-2011 - Sốliệu sơcấp: Điều tra, phỏng vấn khách du lịch thông qua phiếu điều tra.

pdf5 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt khóa luận Tìm hiểu nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh Chùa Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Phật giáo đến Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ thứ II sau CN. Sau khi được bản địa hóa Phật giáo đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của dân tộc ta trên hành trình giữ nước và dựng nước. Vì thế, trong tâm thức từ lâu đời của mỗi người Việt Nam đều chứa đựng ít nhiều tư tưởng và triết lý sống đạo Phật. Hình tượng ngôi Chùa, Đức Phật (Bụt) trải qua hàng ngàn năm nay đã gắn bó mật thiết với từng thôn xóm, bản làng, quê hương người Việt: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. (Tục ngữ) Chùa, Phật là một thực thể hiện diện và trường tồn mãi với đất trời Việt Nam khắp mọi miền đất nước: “Bao giờ cạn lạch Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền” ( Ca dao) “Quê hương tôi miền Trung Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung Tiếng muôn đời... hồn tổ tiên kiêu hùng Ôi uy nghi bóng chùa Từ Đàm Nơi yêu thương phát nguyện Đạo vàng Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn...” (“Từ Đàm quê hương tôi”, nhạc và lời Văn Giảng) Đến tận biên giới phía Bắc: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” (Ca dao) Ở đâu có Chùa, Phật, là niềm tự hào của quê hương đất nước. Ngôi chùa gắn bó với tâm tưởng của người Việt Nam như bóng với hình: “Quê tôi có gió bốn mùa Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm” (Nguyễn Bính) “Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” (Huyền Không) Chùa - Phật, từ bao đời nay rất gần gũi với với suy nghĩ và tình cảm của con người Việt Nam. Chùa - Phật là hình tượng vừa thiêng liêng, vừa thân thiết, vừa trang nghiêm, lại vừa trữ tình. Dân gian Việt Nam đến với chùa để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, để trao đổi niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo với mong muốn có hạnh phúc, an lạc trong cuộc đời này và ước mơ giải thoát trong “một cõi đi về” mai sau Nói đến cảnh quan Việt Nam không thể vắng bóng mái chùa: “Danh lam thắng cảnh” (thành ngữ). Nói đến tính cách, bản sắc hay tâm lý người Việt Nam không thể không lưu ý đến yếu tố Chùa-Phật hòa lẫn trong đó, vừa nhuần nhị vừa phong phú.Và nổi bật lên trong đó là kinh đô Huế với: Đông Ba, Gia Hội hai cầu Có chùa Diệu Đế, bốn lầu hai chuông” ... “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương” (Ca dao) “Quê hương tôi là đây Sớm hôm hương trầm nhẹ bay Vấn vương lời kinh chiều nay vơi đầy Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm Nơi Bắc – Nam nối liền một nhà” (“Từ Đàm quê hương tôi”, nhạc và lời Văn Giảng) Theo số liệu điều tra khoa học của Bảo tàng Thành phố Huế thống kê thì hiện nay Huế có hơn 500 chùa lớn, nhỏ và hàng trăm niệm Phật đường hay còn gọi là khuôn hội, trong đó có nhiều chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên,... Phần lớn chùa chiền ở Huế được xây dựng vào thời Nguyễn hoặc được các vua Nguyễn bỏ tiền trùng tu, tôn tạo cho khang trang, bề thế hơn, nhất là các vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Vì thế, kinh đô Huế vào thời Nguyễn không chỉ là một nơi đô hội mà còn là chốn thiền kinh của Phật giáo Việt Nam. Huế là vùng đất mà Phật giáo đã ăn sâu bén rễ, tạo nên một không gian văn hóa tâm linh bền vững, mang tầm quốc gia, không chỉ trong một triều đại (nhà Nguyễn) mà đặc điểm ấy vẫn còn phát huy cho đến ngày nay. Tuy nhiên, không như quần thể kiến trúc Kinh đô Huế được nhiều người biết đến hay Nhã nhạc cung đình Huế đã lừng danh trong du lịch, hệ thống chùa Huế - không gian văn hóa tâm linh linh thiêng,vốn được rất nhiều người quan tâm và hiện hữu bền vững ngay trong lòng thành phố Huế lại hiếm khi được đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch ở Huế đúng với thực chất và giá trị của nó. Đề tài khóa luận tốt nghiệp “TÌM HIỂU NHU CẦU DU LỊCH VĂN HOÁ TÂM LINH-CHÙA HUẾ” bước đầu góp phần vào việc nhìn nhận và đánh giá thực trạng hệ thống chùa Huế và vấn đề “Du lịch văn hóa tâm linh”. Qua đó, góp phần đề xuất việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh của hệ thống chùa Huế và tạo sự phong phú cho hoạt động khai thác du lịch ở Huế ngày một phát triển bền vững hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị phát triển bền vững của Du lịch văn hóa tâm linh Thừa Thiên Huế-một trong năm trung tâm du lịch văn hóa của Việt Nam(được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng năm 2009) và chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển Huế trở thành thành phố di sản và lễ hội, một trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của Việt Nam. - Phục vụ cho việc nghiên cứu học tập và hoạt động thực tiễn của sinh viên ngành Du lịch sau khi ra trường. -Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu liên quan để tìm hiểu về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và những giá trị tiêu biểu của Phật giáo và chùa Huế để phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Huế. -Trên cơ sở khảo sát, điền dã và đánh giá hiện trạng chùa Huế đối với hoạt động du lịch, cùng với các lý thuyết đã được trang bị, khóa luận bước đầu đưa ra những ý kiến về việc khai thác giá trị chùa Huế trong hoạt động du lịch văn hóa tâm linh. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài: 3.1.Đối tượng nghiên cứu: - Về mặt không gian: khảo sát và nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng du lịch tâm linh tại một số ngôi chùa nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Thiên Mụ, Diệu Đế, Báo Quốc, Từ Đàm, Từ Hiếu, . - Về mặt thời gian: Đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở khảo sát, điền dã tại các ngôi chùa nêu trên trong năm 2011. Và sử dụng những tư liệu đã viết về đề tài này trong lịch sử nghiên cứu của những thế hệ trước. -Về mặt nội dung: Giới thiệu những nét đặc sắc, tiêu biểu của Phật giáo Huế và chùa Huế như là một tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh phong phú và đặc sắc của du lịch Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: -Chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu, thu thập tài liệu về chùa Huế và Phật giáo Huế. -Điều tra phỏng vấn du khách để nêu lên được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở đất Thần kinh Huế trong tương lai. 4.Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp: - Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các chùa trên địa bàn, thông tin từ báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động du lịch từ các năm 2009-2011 - Số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn khách du lịch thông qua phiếu điều tra. 4.2.Phương pháp điều tra, điền dã, phỏng vấn để xác định thực trạng của Phật giáo Huế, hệ thống chùa Huế và hoạt động du lịch văn hoá tâm linh-chùa Huế. 4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Phương pháp phân tích thống kê bằng SPSS - Thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), giá trị trung bình (Mean). - Phân tích phương sai 1 yếu tố (Oneway ANOVA) để xem xét sự khác nhau về ý kiến đánh giá của các khách du lịch. - Phân tích Cross-tabulation - Một số phương pháp khác 5. Bố cục đề tài: I. Phần mở đầu II.Phần nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Lịch sử Phật giáo Huế và hệ thống chùa Huế 1.2. Những giá trị văn hoá đặc trưng chùa Huế Chương 2: Thực trạng vấn đề nhu cầu du lịch văn hoá tâm linh chùa Huế 2.1.Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh chùa Huế 2.2. Tìm hiểu nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh- chùa Huế thông qua bảng phỏng vấn điều tra khách du lịch: Chương 3: Định hướng và giải pháp cho vấn đề du lịch văn hoá tâm linh chùa Huế 3.1. Định hướng cho việc khai thác loại hình du lịch văn hoá tâm linh- chùa Huế 3.2. Một số giải pháp cho vấn đề du lịch văn hoá tâm linh-chùa Huế III. Phần kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetaikhoaluantotnghieptimhieunhucaudulichvanhoatamlinhchuahue_0599.pdf
Luận văn liên quan