Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An

Phát triển DNNVV đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Việt Nam khi mà DNNVV được xem là động lực của sự phát triển trong thời gian tới. Với nguồn lực hạn chế, làm sao để DNNVV tận dụng được các nguồn lực đó, phát huy tiềm năng lợi thế và khắc phục được những khó khăn hạn chế để có được kết quả hoạt động tốt, có thể phát triển một cách bền vững. Đây là băn khoăn của bản thân các DNNVV và cũng là của các cơ quan chức năng Nhà nước, để có thể hỗ trợ cho DNNVV hơn nữa. Thực tế hiện nay DNNVV cũng đã tiến hành các hoạt động đầu tư để khai thác và phát triển các nguồn lực của mình, như là đầu tư vào TSCĐ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D. Tuy nhiên bên cạnh đó DNNVV cũng phải chi tiền cho các khoản chi phí không chính thức cho các cơ quan và cán bộ công quyền với hi vọng mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp mình. Khi bỏ tiền vào chi phí không chính thức, DNNVV không còn hoặc còn ít tiền để chi cho các hoạt động đầu tư phát triển nói trên. Vậy đâu là hoạt động có thể mang lại kết quả tốt cho DNNVV, giúp DNNVV phát triển một cách bền vững? Kết quả nghiên cứu của luận án đã trả lời cho câu hỏi trên: Hoạt động đầu tư phát triển gồm đầu tư vào TSCĐ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D mang lại kết quả tốt cho DNNVV trong dài hạn, mặc dù trong ngắn hạn thì có thể không có tác động hoặc thậm chí tác động tiêu cực (tùy từng hoạt động đầu tư); còn Chi phí không chính thức không hề mang lại lợi ích như DNNVV kỳ vọng, trái lại nó còn tác động tiêu cực và ngăn cản sự phát triển của DNNVV trong dài hạn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các khuyến nghị cho cả DNNVV và phía Nhà nước. Đối với DNNVV, luận án đề xuất trước hết DNNVV cần thay đổi tư duy, hãy tăng cường đầu tư phát triển và hạn chế chi tiền vào chi phí không chính thức, bởi đầu tư phát triển mới mang lại kết quả tốt cho DNNVV về lâu dài. DNNVV cần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài. Quan trọng hơn cả đó là DNNVV cần biết cách đầu tư phát triển như thế nào để có được kết quả tốt nhất. Luận án cũng đề xuất các khuyến nghị đối với Nhà nước trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết vấn đề chi phí không chính thức, đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho DNNVV để DNNVV đầu tư phát triển một cách hiệu quả.

pdf24 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
fixed investment) tác động kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Aivaziana và cộng sự (2005), Yuan and Kazuyuki (2008), Omet và cộng sự (2009), Sung và cộng sự (2008), Xiao (2009), Duchin và cộng sự (2010), Piris (2010), Umutlu (2010), Geng and N'Diaye (2012), O'Reilly (2015) đã nghiên cứu và chứng minh đầu tư tài sản (fixed investment) là yếu tố quyết định sự phát triển và tăng trưởng vững chắc của doanh nghiệp. De Long and Summers (1991) đã tìm ra mối lên hệ giữa đầu tư thiết bị với tăng trưởng: đầu tư thiết bị cao thì tăng trưởng nhanh còn đầu tư thiết bị thấp thì tăng trưởng chậm. Doms and Dunne (1998), Nilsen (2009) cũng nghiên cứu về việc đầu tư tài sản hữu hình ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Grazzi và cộng sự (2013) cho thấy các doanh nghiệp có mức đầu tư cao hơn, sau một thời kỳ đầu tư, sẽ có hiệu quả hơn và tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp khác. Việc đầu tư vào tài sản sau một thời kỳ đầu tư mở rộng, ví dụ mở nhà máy mới, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận nhưng lại ảnh hưởng tích cực đến doanh số và việc làm: doanh số bán hàng cao hơn và mức độ việc làm cao hơn. Sau đó các doanh nghiệp với mức tăng trưởng với nhanh chóng, lợi nhuận và năng suất cao sẽ có nhiều khả năng để đầu tư hơn. Như vậy, về cơ bản đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ tác động tích cực đến hiệu suất doanh nghiệp, và sự tác động này thể hiện trong dài hạn. 1.1.3. Đầu tư nguồn nhân lực (humman resourse investment) ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Clarke M (2010) và Segal G (2009), Clarke (2010), Marimuthu (2009); Ukenna và cộng sự (2010) và rất nhiều tác giả khác nghiên cứu mối quan hệ trực tiếp giữa đầu tư nguồn nhân lực và hiệu quả doanh nghiệp. Những phát hiện này cho rằng hiệu quả nguồn nhân lực là một yếu tố đặc biệt quan trọng doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc đầu tư vào nhân viên với kỹ năng và kiến thức của họ. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho rằng đầu tư nguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh nhất trong hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Segal và cộng sự (2009), đầu tư vào vốn con người đã ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất tài chính vững chắc; cả giáo dục và kinh nghiệm quản lý ngành công nghiệp là cần thiết để nâng cao hiệu quả 6 tài chính. Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra nội dung thường có trong hoạt động đầu tư nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Còn tác động của đầu tư nguồn nhân lực lên kết quả/hiệu quả doanh nghiệp thì đa số các nghiên cứu đã chỉ ra là có ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên có nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được mối liên hệ tác động đó hoặc thấy nó tác động không đáng kể. 1.1.4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai R&D (R&D investment) ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhà kinh tế đã ghi nhận rằng đầu tư vào R&D tạo điều kiện cho sự đổi mới, tạo ra kiến thức mới và công nghệ mới. Các nghiên cứu của Sougiannis (1994), Zantout and TSetsekos (1994), Green (1996), Goodacre and McGrath (1997) cũng có kết quả tương tự. Các tác giả thấy rằng đầu tư vào R&D có tác động tích cực làm tăng giá trị doanh nghiệp (Chauvin and Hirschey, 1993; Bae and Noh, 2001), R&D là một yếu tố quyết định năng suất và phúc lợi lâu dài (Jones and Williams, 2000), mặc dù việc đánh giá có thể thay đổi theo quy mô doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Nghiên cứu của Lev and Sougiannis (1996) cho thấy sự tồn tại của một mối tương quan trực tiếp và tích cực giữa chi tiêu cho R&D và tăng trưởng kinh tế, tăng kết quả và năng suất của công ty. Chi phí đầu tư cho R&D cho phép các doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận trên mức bình thường hoặc trung bình (Erickson and Jacobson, 1992). Hay kết quả đầu tư R&D trong các sản phẩm mới tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu suất công ty (Aboody and Lev, 2000). Đầu tư vào R&D được coi như một khoản đầu tư vào tài sản cố định vô hình, góp phần cho sự phát triển lâu dài của công ty (Chan, 2001). Một đầu tư cho R&D thành công cho một sản phẩm và dịch vụ mới cho phép các doanh nghiệp tăng cường giá trị tài sản vô hình, từ đó phân biệt với các doanh nghiệp khác (Ehie and Olibe, 2010). Ngoài ra, các hiệu ứng lan tỏa từ R&D là có lợi không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho nền kinh tế (Bednyagin and Gnansounou, 2012). Như vậy, các tác động của đầu tư R&D lên doanh nghiệp là chưa thống nhất. Về cơ bản đó là tác động tích cực, là tuyến tính. Nhưng cũng có nghiên cứu cho thấy đó là mối quan hệ phi tuyến, và tác động tích cực hay tiêu cực ở những khoảng thời gian khác nhau. 1.2. Các nghiên cứu về chi phí không chính thức và tác động của nó kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhà nghiên cứu thể hiện các quan điểm khác nhau về tác động tích cực hay không tích cực của chi phí không chính thức lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phần đa vẫn là tác động mang tính tiêu cực. Tham nhũng làm tăng chi phí hoạt động, tạo ra sự không chắc chắn và do đó ngăn cản đầu tư (Shleifer and Vishny, 1993; Wei, 1997; Campo, 1999). Tham nhũng tác động tiêu cực đến năng suất, tăng trưởng doanh số bán hàng, (Gaviria, 2002; Seker and Yang, 2012; De Rosa, 2010) và hoàn vốn đầu tư (O'Toole and Tarp, 2014). Tham 7 nhũng tác động tiêu cực vào trình độ của nguồn nhân lực (Mo, 2001). Các doanh nghiệp có thể mất nhiều hơn những gì họ có thể đạt được từ tham nhũng do những cản trở vô hình từ tham nhũng sẽ phát sinh và cuối cùng làm tổn thương doanh nghiệp: Một doanh nghiệp đang tham gia vào tham nhũng thường được miêu tả là thiếu hiệu quả và lúng túng trong tổ chức (Ashforth and Mael, 1989; Hogg and Terry, 2000), mối nguy hiểm từ tham nhũng có thể không được phản ánh trong một kết quả trực tiếp ở một giao dịch riêng biệt nào đó nhưng sẽ biến thành một loạt các trở ngại trong tổng thể hoạt động của doanh nghiệp sau này. Theo quan điểm tác động tích cực, vài nghiên cứu đã chứng thực các tác động tích cực nhưng có điều kiện của tham nhũng đến thu nhập doanh nghiệp (Dreher and Gassebner, 2013) và tăng trưởng doanh số bán hàng (Mendoza và cộng sự, 2015). Hối lộ tăng sự tin tưởng và thiết lập một niềm tin chung có đi có lại (Graeff, 2005), từ đó các doanh nhân có được điều kiện thuận lợi để tăng doanh thu (vì nó cho phép họ để giành chiến thắng các dự án của Chính phủ hoặc để có được các khoản vay). Tuy nhiên sau đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu những “tổn hại ngầm” (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2014) ở chỗ: cơ hội mở rộng không còn do rất khó để tiếp cận khách hàng hay địa phương mới; sức ép giảm chất lượng (do doanh nghiệp tập trung vào xây dựng quan hệ mà mất đi động lực cạnh tranh bằng chất lượng, không có động lực phát minh sáng tạo; những tác động này là ngấm ngầm và từ từ, nhưng có tác động làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, có khá nhiều nghiên cứu về nội dung chi phí không chính thức tác động kết quả/hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác động được tìm thấy là khá khác biệt, phân thành tác động tích cực và tiêu cực, ngắn hạn và dài hạn. 1.3. Các nghiên cứu về phƣơng pháp sử dụng mô hình phân tích tác động giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn Mối quan hệ giữa các biến mà cần xét phân biệt trong ngắn hạn và dài hạn thì phương pháp nghiên cứu là rất đặc thù chứ không đơn giản là các mô hình hồi quy tuyến tính hay phi tuyến, đơn biến hay đa biến thông thường. Có 2 phương pháp thường sử dụng để kiểm định – ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn, đó là phương pháp Engle-Granger 2 bước và phương pháp Johansen. Các phương pháp này được áp dụng bởi rất nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam sử dụng như là Sung and Urrutia (1995); Taghvaee and Hajiani (2014); Kasperowicz (2015); Nguyễn Minh Kiều và cộng sự (2013); Trương Minh Tuấn (2013); Le Quang Canh (2011); Lê Thanh Tùng (2014) 1.4. Khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở xem xét các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã được công bố, NCS nhận thấy có nhiều khoảng trống rất lớn có thể tiếp cận: 8 - Các nghiên cứu về các mối quan hệ tác động của từng cặp nhân tố (đầu tư TSCĐ, nguồn nhân lực, R&D) đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là còn chưa thống nhất với nhau, có thể do khác nhau về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu. Từ đây mở ra cơ hội cho các nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau (có thể là các doanh nghiệp khác nhau về lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp), hay phạm vi và bối cảnh nghiên cứu khác nhau (các quốc gia khác nhau, địa phương khác nhau...). - Chưa có đề tài nào nghiên cứu tác động đồng thời của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa có tác giả nào xem xét chi phí không chính thức cũng là một khoản đầu tư của doanh nghiệp (đầu tư ngầm) bên cạnh đầu tư phát triển (đầu tư không chính thức), so sánh phân tích và đánh giá mức độ tác động của 2 nội dung đó lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chưa có đề tài nào nghiên cứu và lượng hóa đầy đủ các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (gồm đầu tư tài sản cố định, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu R&D). Các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở tác động chung của đầu tư lên doanh nghiệp hoặc nghiên cứu tác động riêng rẽ của từng nội dung lên doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu đó cũng còn một số hạn chế như: thời gian nghiên cứu ngắn, Các nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở nước ngoài, hiếm có nghiên cứu ở Việt Nam (chưa nói đến địa phương cụ thể), đặc biệt chưa nghiên cứu cho khối DNNVV. Các nghiên cứu cũng chủ yếu dùng phương pháp định tính chứ chưa hoặc ít dùng đến phương pháp định lượng để lượng hóa mức tác động, xây dựng mô hình phản ánh mối liên hệ. - Chưa có đề tài nào nghiên cứu cùng lúc cả 2 nhân tố đầu tư phát triển và chi phí không chính thức tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chưa có đề tài nào sử dụng phương pháp ước lượng và kiểm định mối quan hệ ngắn hạn – dài hạn theo Engle-Ranger hay Johansen áp dụng cho các mối quan hệ giữa các nhân tố Đầu tư phát triển, Chi phí không chính thức và Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói trên. Tóm lại, khoảng trống mà NCS tìm được qua quá trình tổng quan chính là nghiên cứu cùng lúc tác động của 2 nhân tố Đầu tư phát triển và Chi phí không chính thức đến Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện nghiên cứu với các doanh nghiệp Việt Nam và sử dụng phương pháp ước lượng và kiểm định mối quan hệ ngắn hạn – dài hạn theo Engle-Ranger hoặc Johansen. 9 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VÀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Các khái niệm chung 2.1.1. Đầu tư và đầu tư phát triển trong doanh nghiệp - Đầu tư tài sản cố định: gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình gồm tài sản vật chất như máy móc, đất đai, nhà cửa, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, phương tiện vận tải, hoặc thiết bị công nghệ,... Tài sản cố định vô hình gồm sáng chế, phát minh, bản quyền, thương hiệu (bao gồm cả marketing phát triển thương hiệu), nhãn hiệu, thương quyền, giấy phép, hợp đồng, phương pháp, chương trình, hệ thống, dự báo, dự toán, số liệu kỹ thuật... - Đầu tư nguồn nhân lực: bao gồm đầu tư cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, trả lương, chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường làm việc... - Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (phát triển) khoa học công nghệ R&D: bao gồm việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng sản phẩm mới, quy trình mới, phương pháp mới... phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Chi phí không chính thức trong doanh nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm “Chi phí không chính thức là những khoản chi của doanh nghiệp cho cán bộ cơ quan Nhà nước nhằm mục đích hối lộ, bôi trơn, là những khoản chi mà không được pháp luật Việt Nam thừa nhận”. Nghiên cứu này đồng nhất giữa Chi phí không chính thức với Tham nhũng và Hối lộ. 2.1.2.2. Phân loại Chi phí không chính thức theo cách chia của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2014) gồm 2 loại: tham nhũng bôi trơn và tham nhũng cạnh tranh. Chi phí không chính thức để bôi trơn: Là những chi phí nhằm thúc đẩy các quy trình thủ tục hành chính, gồm chi phí lót tay cho cán bộ thuế, chi phí lót tay cho Hải quan, chi phí cho các cơ quan hành chính Nhà nước khác như cơ quan an toàn phòng chống cháy nổ, lao động thương binh xã hội, an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, tài nguyên và môi trường, xây dựng, công an, kho bạc, ngân hàng, bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký đầu tư - thành lập doanh nghiệp Chi phí không chính thức để cạnh tranh là chi phí dùng để cạnh tranh giành cơ hội kinh doanh với các đối thủ (doanh nghiệp khác), gồm chi phí xin giấy phép kinh doanh trong các ngành kinh doanh có điều kiện; Chi phí để tiếp cận các thông tin về cơ hội kinh doanh; Chi phí để xin cấp quyền sử dụng đất, khai thác tài nguyên; Chi phí để xin các nguồn tài trợ vốn; Chi phí để thắng thầu/giành quyền cung cấp hàng hóa; Chi phí để rút ruột dự án trong quá trình thực hiện hợp đồng/thanh quyết toán hợp đồng. 10 2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (firm performance) còn được biết đến là hiệu suất, hiệu năng, hiệu quả... và được các nhà nghiên cứu sử dụng rất nhiều các biện pháp/chỉ số khác nhau để đo lường. 2.2. Lý thuyết về hoạt động đầu tƣ phát triển và chi phí không chính thức trong DNNVV 2.2.1. Đặc trưng DNNVV DNNVV có những đặc trưng sau: DNNVV có nguồn lực hạn chế: Nguồn vốn ít, nhân lực ít, tài sản vật chất ít, công nghệ kém phát triển; Bộ máy quản lý DNNVV nhỏ gọn, năng lực quản lý điều hành có nhiều hạn chế; DNNVV thường là các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân; Các DNNVV có cơ cấu ngành/lĩnh vực rất đa dạng, phủ khắp nền kinh tế, nhưng thường tập trung vào các ngành/lĩnh vực gần gũi với ngưởi tiêu dùng như may mặc – thực phẩm – sản xuất nhỏ - công nghiệp phụ trợ, những ngành/lĩnh vực không đòi hỏi quá nhiều nguồn lực để phát triển. 2.2.2. Lợi thế và khó khăn của DNNVV Lợi thế: Dễ khởi nghiệp, dễ lựa chọn ngành nghề/lĩnh vực hoạt động, tức dễ chen chân và lấp đầy các khoảng trống thị trường; Linh hoạt trong chuyển đổi hoạt động kinh doanh, thích ứng tốt với biến đổi của thị trường, các cú sốc của nền kinh tế; Bộ máy gọn nhẹ, tạo thuận lợi trong việc điều hành; Dễ dàng đưa ra các quyết định quản lý bắt kịp với sự thay đổi của nhu cầu, giá cả, nguồn cung, khách hàng...; Dễ dàng tiếp cận các lĩnh vực mang tính hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; Có thể liên kết với nhau tạo chuỗi giá trị, ví dụ chuỗi giá trị trong nông nghiệp Khó khăn: Khó tiếp cận các nguồn lực quan trọng là vốn và đất đai; Khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực; Khó tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường; Khó khăn trong việc đầu tư R&D nhằm cải thiện và nâng cấp quy trình sản xuất, nghiên cứu phát hiện mới phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Khó khăn trong giao dịch và thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước; Phụ thuộc lớn vào môi trường kinh doanh, đối tác và khách hàng; Cạnh tranh cao; Chi phí hoạt động cao do không có lợi thế kinh tế theo quy mô; Khó khăn trong xuất khẩu, hội nhập; Khó khăn khi mở rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực hoạt động; Rủi ro lớn 2.2.3. Đầu tư phát triển trong DNNVV Nội dung đầu tư phát triển trong DNNVV: đầu tư tài sản cố định, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D (giống doanh nghiệp lớn) Điểm khác biệt của đầu tư phát triển trong DNNVV với các doanh nghiệp khác: 11 - Tính sở hữu: Doanh nghiệp lớn khi đầu tư thì gắn liền với quyền sở hữu nguồn lực, còn DNNVV thì thường tính chuyện thuê hoặc mượn nguồn lực. - Mức độ thường xuyên: DNNVV khó đưa ra quyết định đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu, lúc nào đầu tư, thường xuyên hay không thường xuyên - Cường độ đầu tư: Doanh nghiệp lớn có thể chi rất nhiều tiền cho một hoạt động đầu tư, và chi đầy đủ cho từng khâu, từng nội dung, một cách bài bản. Ngược lại, DNNVV đầu tư ít và thường không bài bản, giảm bớt nội dung. - Hiệu quả đầu tư: Doanh nghiệp lớn đầu tư thường xuyên, đầu tư lớn, đầu tư bài bản nên thường đạt hiệu quả cao; ngược lại DNNVV sẽ có hiệu quả kém hơn 2.2.4. Chi trả chi phí không chính thức đối với DNNVV DNNVV với đặc trưng nhỏ và yếu, hạn chế về nguồn lực nên trong quá trình hoạt động ít nhận được sự ưu ái từ chính quyền như so với doanh nghiệp lớn, bởi vậy khi tiếp xúc với các cán bộ công quyền, DNNVV thường chi những khoản hối lộ để không bị phân biệt đối xử, giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính được thuận lợi. Ngoài ra, cũng vì tiềm lực nhỏ nên khả năng để tiếp cận các cơ hội kinh doanh là hạn chế, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, cho nên DNNVV chi tiền để được thắng thầu, giành được hợp đồng cung cấp hàng hóa. Bởi vậy mà trên thực tế DNNVV thường là đối tượng phải chi trả nhiều chi phí không chính thức hơn so với doanh nghiệp lớn. 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư và quyết định chi trả chi phí không chính thức của DNNVV  Nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư của DNNVV Quyết định đầu tư trong doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, điều này đã được giải thích bằng các lý thuyết về đầu tư và được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu khác và được chia thành 2 nhóm/trường phái chính: xem xét các nhân tố bên ngoài và xem xét các nhân tố bên trong hay nội bộ doanh nghiệp.  Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả chi phí không chính thức của doanh nghiệp: Nhóm về môi trường kinh doanh (tính minh bạch, công khai, công bằng); thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp..., Nhóm về lợi ích mong muốn trong tương lai của doanh nghiệp: lợi ích về xây dựng mối quan hệ với chính quyền từ đó đạt được những thuận lợi như: đấu thầu, thủ tục hành chính, khai thác nguồn lực... 2.3. Lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa đầu tƣ phát triển và chi phí không chính thức với kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV Lý thuyết Quản lý dựa trên nguồn lực đại diện là Barney (1991) đã xây dựng mối quan hệ quan trọng giữa nguồn lực và lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp, từ đó nhằm giải thích cho hiện tượng kết quả kinh doanh vượt trội và bền vững của các doanh nghiệp. Theo đó, chỉ khi doanh nghiệp đầu tư vào 12 những gì được xem là nguồn lực, thì mới có thể đạt được kết quả kinh doanh bền vững và lâu dài, tức là trong dài hạn. Hoạt động đầu tư phát triển tạo ra nguồn lực, do đó nó giúp tạo ta kết quả kinh doanh (quan hệ tích cực) bền vững, trong dài hạn; còn Chi phí không chính thức không tạo ra nguồn lực, do đó nó không những không giúp tạo ra kết quả kinh doanh tốt, mà thậm chí có thể làm tổn hại hay xói mòn tới sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp, nói cách khác là có mối quan hệ tiêu cực trong dài hạn. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ NGẮN HẠN – DÀI HẠN GIỮA ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VÀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNNVV 3.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án trải qua các bước: Xác định chủ đề nghiên cứu; Tổng quan nghiên cứu; Xác định mục tiêu nghiên cứu; Khung lý thuyết; Xây dựng phương pháp nghiên cứu; Xác định thước đo, thiết kế Phiếu khảo sát, Phiếu phỏng vấn sâu; Thu thập dữ liệu; Kiểm định mô hình; Báo cáo kết quả nghiên cứu. 13 3.2. Thƣớc đo Biến số Thƣớc đo Nghiên cứu tiền đề Nguồn thu thập dữ liệu Đầu tư nguồn nhân lực “NL” Đầu tư vào nhân sự: chính sách nhân sự, thủ tục trong việc tuyển dụng và tuyển dụng nhân viên Ghazawi (2012) Khảo sát trực tiếp Đầu tư cho đào tạo nhân viên - Khảo sát trực tiếp - Kết hợp dữ liệu điều tra PCI Đầu tư cho hệ thống khuyến khích nhân viên: lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm - Cục Thuế Nghệ An (Lấy các báo cáo tài chính) - Cục Thống kê Nghệ An (Lấy kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm) Đầu tư Chính sách đãi ngộ Khảo sát trực tiếp Đầu tư R&D ”RD” Tỷ lệ đầu tư R&D/doanh thu Lee & Marvel (2009), Rugman & Sukpanich (2006), Beld (2014), Krasnikov & Jayachandran (2008), AYAYDIN & KARAASLAN (2014) Khảo sát trực tiếp Đầu tư TSCĐ “HMTSCĐ” Tỷ lệ Hao mòn TSCĐ/doanh thu Olatunji & cộng sự (2014), Okwo & cộng sự (2012) Cục Thuế Nghệ An (Lấy các báo cáo tài chính) Chi phí không chính thức “TYLEIP” Tỷ lệ chi phí không chính thức/doanh thu Asiedu & Freeman (2009), Nguyen & cộng sự (2012), WILLIAMSABBI &KEDIR (2016), Nguyen Van Thang, Ho Dinh Bao, Le Quang Canh, Nguyen Vu Hung (2015), VCCI - Khảo sát trực tiếp - Kết hợp dữ liệu điều tra PCI Kết quả HĐKD của DN “SALE” Logarit của Doanh thu Jong & cộng sự (2010), Nguyen Van Thang, Ho Dinh Bao, Le Quang Canh, Nguyen Vu Hung (2015), Lim & cộng sự (2011), Zhang & cộng sự (2014) Cục Thuế Nghệ An (Lấy các báo cáo tài chính) 14 3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm các DNNVV, thuộc lĩnh vực sản xuất, khối dân doanh, và trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu NCS lựa chọn kết hợp các phương pháp: chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu thuận tiện. - Chọn mẫu phân tầng: phân tầng 3 lần: lần 1 theo địa phương, lần 2 theo lĩnh vực và lần 3 theo quy mô - Chọn mẫu thuận tiện: Sau khi có mẫu 412 doanh nghiệp được lựa chọn sau chọn mẫu phân tầng, NCS sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp thuận tiện, dựa vào khả năng tiếp cận đối tượng điều tra. 3.3.3. Quy mô mẫu Đối với mỗi đối tượng DNNVV tham gia khảo sát, số liệu sẽ được thu thập trong vòng 6 năm (từ 2011 – 2016), tạo thành một dữ liệu bảng panel data, ứng với mỗi đối tượng khảo sát sẽ có 6 quan sát. Như vậy số quan sát của luận án là 6*số doanh nghiệp trả lời. NCS gửi Phiếu khảo sát đến danh sách 412 doanh nghiệp, với số phiếu phản hồi là 168, trong đó có 123 phiếu hợp lệ. Như vậy mẫu nghiên cứu của luận án có quy mô 123*6= 738 quan sát. Con số này là hoàn toàn phù hợp 5/6 các định mức quy mô mẫu trong các nghiên cứu nói trên. 3.4.2. Thiết kế phiếu khảo sát 3.4.3. Thiết kế phiếu phỏng vấn sâu Việc phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện với một số doanh nghiệp mà NCS lựa chọn, với tiêu chí trải rộng các lĩnh vực nào và các địa phương. Việc phỏng vấn sâu nhằm thu thập các thông tin định tính để kiểm tra, giải thích cho kết quả nghiên cứu định lượng. Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi được thay đổi linh hoạt tùy vào khung cảnh phỏng vấn, và xung quanh các chủ đề sau: DN đầu tư vào những tài sản cố định nào? DN thực hiện những nội dung nào trong đầu tư vào nhân lực? DN hiểu về đầu tư R&D như thế nào? DN chi những khoản chi phí không chính thức nào? Mỗi nội dung trên tác động đến DN như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn? 3.5. Dự kiến phân tích dữ liệu Luận án lựa chọn phương pháp Engle-Ranger với việc cố định biến phụ thuộc là Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, còn biến độc lập là Đầu tư phát triển và Chi phí không chính thức. Mối quan hệ giữa các biến sẽ trong dài hạn sẽ sử dụng mô hình đồng liên kết theo tiêu chuẩn Engle-Ranger, còn mối quan hệ ngắn hạn sẽ sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Việc phân tích trải qua các bước sau đây: 3.5.1. Nhập dữ liệu 3.5.2. Phân tích thống kê mô tả 15 3.5.3. Kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng Luận án sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị của Levin, Lin và Chu. Nếu biến là không dừng ta dùng biến sai phân theo bậc. Sau đó tiếp tục kiểm định tính dừng cho các biến sai phân cho đến khi dữ liệu dừng thì thôi. 3.5.4. Lựa chọn mô hình hồi quy 0 1 2 3 4* * * *it it it it it itSALE HMTSCD NL RD TYLEIP           Phân tích hồi quy dữ liệu bảng thường có một số phương pháp ước lượng chính như Pooled OLS, FEM, REM. Cần xác định mô hình nào là phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu. 3.5.5. Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn Quá trình kiểm định giả thuyết phải trải qua các bước: - Bước 1: Kiểm định đồng liên kết: Kiểm định đồng liên kết để xác định xem giữa các biến có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn hay không? - Bước 2: Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn bằng mô hình phù hợp. 3.5.6. Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM Để kiểm định mối quan hệ tác động trong ngắn hạn, phương pháp được sử dụng là phương pháp Engle-Granger, trong đó sự tác động của các biến trong ngắn hạn được kiểm định thông qua việc xây dựng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM như sau: 0 1 1 2 1 3 1 0 1 0 4 1 5 1 1 0 0 D p q k t t i t i t i i i m n i t i t t t i i SALE LHMTSC NL RD TYLEIP SALE EC v                                      Trong đó: các biến ∆SALE, ∆LHMTSCD, ∆NL, ∆RD, ∆TYLEIP, là các biến sai phân bậc nhất của các biến gốc. EC chính là phần dư được lưu lại sau khi hồi quy mô hình đồng liên kết trong bước kiểm định quan hệ dài hạn phía trên. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ NGẮN HẠN – DÀI HẠN GIỮA ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VÀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNVVV 4.1. Bối cảnh nghiên cứu 4.1.1. Khung cảnh doanh nghiệp Nghệ An Số lượng và loại hình doanh nghiệp, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp 4.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4.1.3. Chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp Bối cảnh doanh nghiệp cả nước Việc chi trả các khoản chi phí không chính thức đang là một xu hướng, một thói quen, một luật bất thành văn, thậm chí trở thành một văn hóa trong 16 cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Các cuộc điều tra về chi phí không chính thức ở Việt Nam cho kết quả rất đáng báo động về tỷ lệ các chi phí không chính thức: 59% DN tặng quà và/hoặc tiền cho các quan chức để giải quyết công việc (WB, 2012); 50,5% DN thường xuyên chi trả các khoản không chính thức (VCCI, 2013); 45% DN chi trả hối lộ (CIEM, 2013), 64,5% DN thường xuyên chi trả các khoản không chính thức (VCCI, 2014), 65% DN thường xuyên chi trả các khoản không chính thức, 66% DN bị cán bộ dùng các quy định để nhũng nhiễu, 31,4% chấp nhận chi hoa hồng khi tham gia đấu thầu, 89% cho rằng sẽ gặp bất lợi trong đấu thầu nếu từ chối chi tiền hoa hồng (VCCI, 2015) Doanh nghiệp Nghệ An Về điểm chỉ số chi phí không chính thức, Nghệ An là địa phương luôn thuộc nhóm thấp nhất trong 63 tỉnh thành. Điểm số thấp cho thấy ở Nghệ An những năm qua doanh nghiệp phải chi trả nhiều tiền cho khoản chi phí không chính thức cho hệ thống công quyền là khá cao, đồng thời thể hiện sự không tin tưởng vào các hành động của hệ thống chính quyền nhằm nổ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Nghệ An. 4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu Việc thống kê mô tả cho thấy các đặc trưng của mẫu trên từng biến. 4.3. Kiểm định tự tƣơng quan, đa cộng tuyến Tất cả các biến từ độc lập đến phụ thuộc đều đưa vào kiểm định tương quan. Theo Evan (1996), hệ số tương quan giữa các biến từ 0.4 đến 0.59 được xem là đáng kể, từ 0.60 đến 0.79 là mạnh và nhỏ hơn 0.39 là tương quan yếu. Các hệ số tương quan của mô hình đều bé hơn 0,39, chứng tỏ các biến tương quan yếu, từ đó khẳng định giữa các biến không tồn tại đa cộng tuyến. 4.4. Kiểm định tính dừng của biến Tất cả các biến đều không dừng ở chuỗi gốc và dừng ở chuỗi sai phân bậc 1, thỏa mãn điều kiện cần để sử dụng mô hình ECM kiểm định mối quan hệ trọng ngắn hạn. 4.5. Lựa chọn mô hình kiểm định Kết quả cho thấy mô hình tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp 4.6. Kiểm định mối quan hệ tác động trong dài hạn 4.6.1. Kiểm định đồng liên kết Sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Engle-Granger, với tiêu chuẩn kiểm định Kao, độ trễ tối ưu được chọn tự động theo tiêu chuẩn của Akaike Info Criterion, kết quả cho thấy phần dư Resid (-1) tức là tu dừng, chứng tỏ giả thuyết H0 bị bác bỏ (H0: tu không dừng, không tồn tại quan hệ đồng liên kết). Như vậy các biến có mối quan hệ đồng liên kết, chứng tỏ nó có tác động nhau trong dài hạn. 4.6.2. Hồi quy mô hình tác động dài hạn Biến RD (đầu tư R&D) và biến TUOI (tuổi doanh nghiệp) không có tác động lên SALE (Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biến 17 NL (đầu tư nguồn nhân lực) có tác động SALE, và chiều tác động là (+), tích cực. Biến HMTSCD (đầu tư tài sản cố định) có tác động SALE, và chiều tác động là (+), tích cực. Biến TYLEIP (chi phí không chính thức) có tác động SALE, và chiều tác động là (-), tiêu cực. 4.7. Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn Trong ngắn hạn các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc như sau: Biến DNL (đầu tư nguồn nhân lực) và biến DTYLEIP (chi phí không chính thức) không có tác động lên DSALE (Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Biến DRD (đầu tư R&D) có tác động DSALE, và chiều tác động là (-), tiêu cực; Biến DHMTSCD (đầu tư tài sản cố định) có tác động SALE, và chiều tác động là (-), tiêu cực. 4.8. Tổng hợp và thảo luận kết quả nghiên cứu Sau quá trình kiểm định, kết quả nghiên cứu được tổng hợp như sau: Tên biến Dấu tác động kỳ vọng Dấu tác động đã kiểm định Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn SALE HMTSCD - + - + NL - + Không tác động + RD - + - Không tác động TYLEIP + - Không tác động - Như vậy, thực tế kiểm định có một số điểm khác biệt so với kỳ vọng ban đầu khi xét riêng cho từng biến. Tuy vậy khi đặt trong một tổng thể chung thì kết quả trên vẫn phù hợp với giả thuyết ban đầu. Cụ thể: - Với biến đầu tư tài sản cố định: Đây là biến duy nhất có kết quả nghiên cứu đúng như kỳ vọng ban đầu và phù hợp với các nghiên cứu trước đó: Đầu tư tài sản cố định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và trong dài hạn thì nó sẽ tác động tích cực. Điều này cực kỳ dễ hiểu, bởi đầu tư vào tài sản cố định thường cần một lượng vốn lớn, cần thời gian để giải ngân và phát huy tác dụng. Đầu tư tài sản cố định có độ trễ thời gian, các kết quả/hiệu quả của nó sẽ không thể ngay lập tức phát huy ngay trong thời kỳ đầu tư. - Với biến đầu tư nguồn nhân lực: Thực tế trong ngắn hạn thì đầu tư nguồn nhân lực không tác động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, còn trong dài hạn thì tác động tích cực. Tác động trong dài hạn là đúng với lý thuyết ban đầu. Còn tại sao trong ngắn hạn hai biến này lại không có tác động? Lý do có thể giải thích là do mẫu nhỏ, lấy mẫu thuận tiện nên số liệu chưa phản ánh được bản chất. Cũng có thể do thực tế các doanh nghiệp đầu tư vào nhân lực còn chưa thực sự đáng kể, chưa đủ để phát huy tác động ngay trong ngắn hạn. Đầu tư nguồn nhân lực cũng là một nội dung của đầu tư phát triển, tương tự như đầu tư tài sản cố định, nó có độ trễ thời gian, tức là thời kỳ phát huy tác dụng trễ hơn 18 thời kỳ đầu tư. Kết quả này lại có điểm tương đồng với nghiên cứu của các Perera and Thrikawala (2012), mô hình nghiên cứu cũng có biến độc lập là đầu tư nguồn nhân lực, biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính doanh nghiệp (đo bằng mức vốn hóa thị trường, ROE, ROA). - Đối với biến đầu tư R&D: Thực tế trong ngắn hạn, đầu tư R&D có tác động tiêu cực với kết quả sản xuất kinh doanh, đúng như dự kiến ban đầu. Tuy nhiên trong dài hạn, mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê, tức là không có tác động. Điều này có thể giải thích là thực tế các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đang đầu tư cho R&D còn hạn chế, hay là chưa đủ lớn để có thể tác động tích cực, hoặc đầu tư R&D ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng chưa được đầu tư đúng mực, hoặc chưa đạt được kết quả gì đáng kể. Kết quả này lại phù hợp với nghiên cứu của Beld (2014). - Biến chi phí không chính thức: trong dài hạn, kết quả thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa chi phí không chính thức và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu cực, đúng như kỳ vọng. Còn trong ngắn hạn, trái với dự tính ban đầu rằng đây là mối quan hệ tích cực, thì thực tế là nó không tác động. Không phải như doanh nghiệp suy nghĩ rằng chi các khoản chi không chính thức sẽ làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tốt lên ngay trong ngắn hạn, mà thực tế là nó không hề có tác động gì, còn trong thời kỳ xa hơn thì nó sẽ gây hại cho doanh nghiệp. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận về mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tƣ phát triển và chi phí không chính thức với kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng:  Với đầu tư phát triển trong DNNVV: Xét về tổng thể đây là hoạt động tốn nhiều nguồn lực và làm cho trong ngắn hạn ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, sau một thời gian nó thực sự rất tốt cho DNNVV, làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn. Xét cụ thể cho từng hoạt động đầu tư phát triển thì DNNVV cần lưu ý như sau: - Đầu tư tài sản cố định: Xây dựng và mua sắm nhà xưởng, trụ sở, văn phòng, máy móc, công cụ dụng cụ gây tốn kém cho DNNVV trong thời gian đầu, nhưng sau đó nó sẽ phát huy tác dụng, đem lại nguồn thu cho DNNVV. - Đầu tư nguồn nhân lực: Kết quả nghiên cứu cho thấy khi đầu tư nguồn nhân lực về lâu dài sẽ rất tốt, còn trong ngắn hạn nó còn chưa phát huy tác dụng, vậy thì DNNVV cần xem lại chính sách đầu tư cho nhân lực của mình xem đã hợp lý chưa? Tìm ra tại sao trong ngắn hạn lại chưa phát huy tác dụng? Phải chăng DNNVV đầu tư nhiều vào các chương trình đầu tư nhân lực mang tính dài hạn, ví dụ giáo dục và đào tạo dài hạn. Nếu vậy DNNVV cần tăng cường cho các chương trình đầu tư ngắn hạn, ví dụ đào tạo ngắn hạn các chuyên môn, nghiệp vụ, để nhanh chóng có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. 19 - Đầu tư R&D: Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động R&D chưa tác động tốt gì cho DNNVV. Vậy phải chăng DNNVV chưa thực sự đầu tư một cách nghiêm túc, có chiến lược bài bản cho R&D? DNNVV cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp để cho mảng R&D có hiệu quả hơn, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của kinh tế tri thức, khi mà các DNNVV cạnh tranh nhau bởi những sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ, khoa học công nghệ cao.  Với Chi phí không chính thức trong DNNVV: Kết quả nghiên cứu đã khẳng định lần nữa rằng, chi phí không chính thức không hề có lợi cho DNNVV: nó không tác động gì đến kết quả sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và thậm chí tác động tiêu cực trong dài hạn. Vậy nên DNNVV hãy đừng chi tiền cho Chi phí không chính thức nữa, nó tác động không tốt đến DNNVV, làm xói mòn năng lực cạnh tranh của DNNVV, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của DNNVV, và nó còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. 5.2. Bối cảnh phát triển của DNNVV Việt Nam Hiện nay, tại thời điểm khi nghiên cứu đã hoàn thành (năm 2018), DNNVV của Việt Nam đang nằm trong bối cảnh phát triển có nhiều cơ hội cũng như thách thức, được tạo ra bởi ba nhóm yếu tố: của sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước, của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, của sự ra đời Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. DNNVV đang đứng trước rất nhiều các cơ hội và thách thức. Để đạt được các kết quả sản xuất kinh doanh tốt và vững chắc trong dài hạn, DNNVV cần tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức một cách hợp lý. 5.3.1. Khuyến nghị đối với DNNVV Việt Nam 5.3.1.1. Thay đổi tư duy trong vấn đề đầu tư phát triển và chi phí không chính thức Tư duy và nhận thức của DNNVV Việt Nam chủ yếu vẫn là “lấy ngắn nuôi dài”, xem trọng lợi ích trước mắt, cho nên họ tạm gác hay hạn chế việc bỏ tiền vào đầu tư phát triển, mà lo trước các khoản hối lộ bôi trơn để giành được cơ hội kinh doanh, còn chuyện đầu tư phát triển tính sau. Tuy vậy trái với dự tính của doanh nghiệp, việc phải chia lại % khi thực hiện một hợp đồng sẽ làm cho doanh nghiệp tưởng là có lợi, nhưng vì chi phí cao nên phần lợi nhuận thu lại trên từng hợp đồng bị giảm mạnh, thậm chí còn bị lỗ. Bởi vậy DNNVV hãy đừng tốn tiền cho chi phí không chính thức nữa mà hãy tập trung nguồn lực hạn hẹp của mình cho đầu tư phát triển. DNNVV cần nghiên cứu kỹ thời cơ, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của mình và đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng một chiến lược đầu tư kinh doanh mang tính dài hạn. Chiến lược này nên hướng tới xây dựng được một năng lực thực sự của DNNVV, có thể mang lại lợi ích dài hạn cho DNNVV, xác định sẽ tập trung đầu tư vào những nội dung gì. Sau khi có chiến lược cần lập các kế hoạch hành động cụ thể cho từng nội dung, bao gồm các công việc cần thực hiện, mục tiêu đạt được, nguồn lực cần huy động, các rủi ro có thể gặp 20 5.3.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có DNNVV vốn đã hạn chế nguồn lực, nay nếu không tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có đó thì thật đáng tiếc. Bởi vậy trước khi nghĩ đến việc huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài, DNNVV cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, tránh lãng phí. Việc tính toán hiệu quả sử dụng nguồn lực sẽ giúp DNNVV nhận thức rõ kết quả khai thác hiện tại so với khả năng đáp ứng tối đa của mình, cũng như giúp DNNVV tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu ra. Việc tính toán hiệu quả sử dụng sẽ được thực hiện bằng việc tính toán một hệ thống các chỉ tiêu tài chính gồm hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu suất và hiệu năng hoạt động, hiệu quả trong thanh toán, hiệu quả hoạt động và đầu tư của DN. 5.3.1.3. Cải thiện khả năng huy động các nguồn lực bên ngoài Tiếp cận và huy động các nguồn lực bên ngoài luôn là khó khăn của các DNNVV. Các nguồn lực mà DNNVV rất cần nhưng lại khó tiếp cận nhất chính là vốn và đất đai. a. Huy động vốn Đối với việc huy động vốn, có nhiều nguồn vốn mà DNNVV có thể tiếp cận để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh bao gồm nguồn tín dụng, vốn góp liên doanh, liên kết, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua. DNNVV thường chỉ sử dụng kênh huy động truyền thống là tín dụng, và hiệu quả tiếp cận vốn không cao vì theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư, hiện chỉ có khoảng hơn 30% DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trung bình khoảng 22-25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2012-2017, gần 70% DNNVV còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Giải pháp cho DNNVV là vừa nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, vừa phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn. - Đối với vốn tín dụng: - Đối với vốn góp liên doanh liên kết: - Đối với vốn huy động qua thị trường chứng khoán (TTCK): b. Tiếp cận đất đai Hầu hết DNNVV khi có nhu cầu đất đai, mặt bằng thì họ nghĩ ngay đến phương án thuê mua đất tư nhân chứ gần như họ không nghĩ đến việc tiếp cận đất đai của Nhà nước, vì họ mặc định sẵn là khó có khả năng thành công với các nguyên nhân kể trên, trong đó các nguyên nhân lớn như là thủ tục hành chính phức tạp, tiếp cận thông tin chưa thuận lợi, giá đất cao... Tức là DNNVV chưa làm đã sẵn sàng bỏ cuộc. Trong khi đó, thực tế về vấn đề tiếp cận đất đai đúng là khó khăn do quỹ đất thiếu, nhưng vẫn có cơ hội để DNNVV tiếp cận, cụ thể: - Về vấn đề thủ tục hành chính: - Về vấn đề giá đất cao: 5.3.1.4. Thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả 21 Về mặt tổng thể, hoạt động đầu tư phát triển là hoàn toàn có lợi cho DNNVV, có thể nó chưa phát huy hiệu quả ngay trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ làm cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV tốt hơn. Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển một cách bài bản và đúng đắn, nhất là đối với DNNVV, khi mà nguồn lực hạn chế thì DNNVV thường bỏ qua một số công đoạn, hoặc thực hiện nhưng cắt xén bớt các chi phí. Bởi vậy cần xác định lại các cách thức và nội dung cho từng hoạt động đầu tư phát triển trong DNNVV sao cho thật bài bản thì mới có thể nâng cao hiệu quả của nó. 5.3.2. Khuyến nghị đối với Nhà nước 5.3.2.1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu chi phí không chính thức Chi phí không chính thức không chỉ tác động xấu tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm xói mòn cạnh tranh, làm môi trường đầu tư kinh doanh kém hấp dẫn, và xa hơn nữa làm mất động lực của tăng trưởng. Bởi vậy Nhà nước cần có các biện pháp đối với chi phí không chính thức, với tham nhũng. Tạo cơ chế xử phạt tham nhũng nghiêm minh: Đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, có tác dụng răn đe, trừng phạt những cá nhân/tổ chức có hành vi hối lộ, tham nhũng, bao gồm phạt bằng tài chính, hành chính (kỷ luật, cách chức) và truy cứu trách nhiệm hình sự. Đơn giản và minh bạch hóa thủ tục, phát triển dịch vụ trực tuyến: Quy trình thủ tục hành chính, mức phí và cả đường dây nóng tố cáo tham nhũng cần được công khai một cách rõ ràng tại các cơ quan Nhà nước, giúp cho DNNVV dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Kiểm soát công tác đấu thầu: Có rất nhiều tiêu cực như móc ngoặc giữa cơ quan Nhà nước và nhà thầu để chạy thầu, theo đó tỷ lệ hoa hồng mà DNNVV phải chi chiếm khoảng 10% giá trị gói thầu, thậm chí có thể lên đến 15 - 20%. Từ đây DN lại vất vả đi hợp thức hóa các khoản chi trên để đối phó với các cơ quan thanh tra kiểm tra, và lại phát sinh hối lộ. Bởi vậy cần kiểm soát chặt chẽ quy trình đấu thầu kèm chế tài xử phạt mạnh để nâng cao hiệu quả, ngăn chặn tiêu cực. Thực hành liêm chính trong kinh doanh: Liêm chính và minh bạch trong kinh doanh tức là kinh doanh đúng pháp luật, không hối lộ, Nó gắn liền với các nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức và quy phạm pháp luật tạo ra rào cản đối với nạn tham nhũng, hối lộ. Để thực hiện liêm chính cần các biện pháp như: kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi tiêu, thực hiện cơ chế báo cáo minh bạch với cơ quan thuế, hải quan 5.3.2.1. Tăng cường hỗ trợ hoạt động đầu tư phát triển cho DNNVV Sự ra đời của Luật hỗ trợ DNNVV đã thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong vấn đề hỗ trợ cho DNNVV, xem DNNVV là động lực của tăng trưởng. Trong đó 22 nội dung hỗ trợ nhất cho DNNVV trong hoạt động đầu tư phát triển đó là cung cấp kênh tiếp cận vốn đa chiều cho DNNVV, với 3 loại quỹ: Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Vấn đề đặt ra là thực tế DNNVV có thể tiếp cận các quỹ trên một cách thuận lợi hay không thì cần sự chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể đến các đơn vị có trách nhiệm, phổ biến tuyên truyền cho DNNVV cho DNNVV được biết, ban hành các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với việc sử dụng sai mục đích quỹ, hay DNNVV cần hối lộ mới có thể tiếp cận Ngoài việc hỗ trợ vốn cho DNNVV trong tất cả các hoạt động đầu tư phát triển nói chung thì Nhà nước cần có sự hỗ trợ riêng cho từng hoạt động đầu tư của DNNNN, cụ thể: - Với đầu tư vào TSCĐ: TSCĐ hữu hình hay máy móc thiết bị công nghệ: Tạo cơ chế hỗ trợ DNNVV khi DNNVV nhập khẩu những công nghệ hiện đại từ các nước Mỹ, EU hay Nhật Bản thì được hỗ trợ kinh phí. Ngoài ra thông qua hoạt động của các Hiệp hội kết hợp với cơ quan Khoa học công nghệ của Nhà nước để có sự định hướng dẫn dắt cho DNNVV trong việc mua công nghệ ở nước ngoài; TSCĐ vô hình: hỗ trợ cho DNNVV trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ và thưởng luôn cho DNNVV khi có những phát minh sáng chế có giá trị, có thể áp dụng và phổ biến rộng rãi. - Với đầu tư vào nguồn nhân lực: Tạo cơ chế hỗ trợ DNNVV trong việc đào tạo nhân lực, có thể tổ chức các khóa đào tạo miễn phí hoặc tài trợ 1 phần kinh phí theo nhu cầu đào tạo chung của các DNNVV. Nếu không thể tổ chức đào tạo chung mà DNNVV có nhu cầu thì có cơ chế hỗ trợ 1 phần kinh phí để khuyến khích DNNVV. - Với đầu tư vào R&D: Tạo cơ chế hỗ trợ từ các đơn vị chuyên nghiên cứu, khoa học kỹ thuật của Nhà nước cho DNNVV. Khi DNNVV cần có sự hỗ trợ để nghiên cứu và phát triển, thì các cơ quan trên cần có 1 bộ phận chịu trách nhiệm hỗ trợ cho DNNVV, việc hỗ trợ này có thể là bắt buộc, hoặc có quy chế thưởng cho đơn vị nào hỗ trợ tốt cho DNNVV. 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy các kết quả không hoàn toàn như kỳ vọng ban đầu. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều khía cạnh sau: Thứ nhất, do mẫu chưa thực sự lớn. Dữ liệu bảng sử dụng trong nghiên cứu bao gồm hai phần không gian và thời gian: Về không gian có 123 đơn vị tương ứng 123 DNNVV là khá ổn đối với một nghiên cứu kinh tế xã hội như luận án. Tuy nhiên về thời gian, luận án mới nghiên cứu trong khoảng thời gian 6 năm chưa phải là dài, hạn chế trong việc phản ánh tác động về mặt lâu dài như mong muốn, đặc biệt là khi các biến không dừng, phải thực hiện kỹ thuật lấy sai 23 phân, làm giảm khoảng thời gian nghiên cứu lại còn 4, làm giảm số quan sát từ 738 xuống còn 492. Thứ hai, đối tượng nghiên cứu của luận án mới chỉ là những doanh nghiệp sản xuất, thuộc nhóm doanh nghiệp dân doanh, và là những DNNVV, cho nên kết quả nghiên cứu có thể phù hợp với doanh nghiệp này mà không phù hợp với doanh nghiệp khác. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thể khác doanh nghiddp sản xuất nông nghiệp. Hoặc cùng là doanh nghiệp vừa nhưng có doanh nghiệp vốn 10 tỷ đồng, lại có doanh nghiệp 100 tỷ đồng, sự khác biệt này cũng phần nào cũng sẽ gây tác động khác nhau đối với cùng một mối liên hệ phân tích. Thứ ba, việc sử dụng thước đo cho biến Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV có thể không phải là phương án tối ưu. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được đo bằng nhiều thước đo khác nhau. Thứ tư, các biến kiểm soát đưa vào mô hình còn hạn chế, do đó có thể dẫn tới kết quả nghiên cứu thiếu đi sự tổng quát. Thứ năm, chưa đề cập đến tính nội sinh của biến. Thứ sáu, hạn chế từ cách tiếp cận hồi quy trung bình mà không phải hồi quy phân vị. Thứ bảy, phương pháp chọn mẫu sử dụng kết hợp chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu thuận tiện có thể dẫn đến hạn chế là mẫu phân tầng chưa hợp lý, hay việc chọn thuận tiện có thể bỏ qua các đối tượng nghiên cứu có thể đại diện. Các hạn chế trên đây sẽ mở ra các hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo. Đó là các nghiên cứu có thể cùng nội dung về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và chi phí không chính thức với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng có thể theo các hướng khác: Một là, mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu, bao gồm: - Nghiên cứu cho đối tượng doanh nghiệp lớn. - Nghiên cứu cho đối tượng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại hoặc dịch vụ, hoặc cho một lĩnh vực/ngành nghề cụ thể như là công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nông nghiệp, xây dựng - Nghiên cứu cho đối tượng doanh nghiệp Nhà nước, hoặc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Nghiên cứu các doanh nghiệp ở phạm vi các địa phương Việt Nam - Nghiên cứu các doanh nghiệp ở các quốc gia khác. 24 Hai là, thay đổi thước đo cho các biến, ví dụ đo Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng ROA, ROE Ba là, thêm các biến vào mô hình: ví dụ thêm biến đầu tư phát triển (đầu tư marketing xây dựng thương hiệu, đầu tư tài sản vô hình) và các biến kiểm soát khác (xuất khẩu, loại hình doanh nghiệp, sở hữu nước ngoài) KẾT LUẬN Phát triển DNNVV đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Việt Nam khi mà DNNVV được xem là động lực của sự phát triển trong thời gian tới. Với nguồn lực hạn chế, làm sao để DNNVV tận dụng được các nguồn lực đó, phát huy tiềm năng lợi thế và khắc phục được những khó khăn hạn chế để có được kết quả hoạt động tốt, có thể phát triển một cách bền vững. Đây là băn khoăn của bản thân các DNNVV và cũng là của các cơ quan chức năng Nhà nước, để có thể hỗ trợ cho DNNVV hơn nữa. Thực tế hiện nay DNNVV cũng đã tiến hành các hoạt động đầu tư để khai thác và phát triển các nguồn lực của mình, như là đầu tư vào TSCĐ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D. Tuy nhiên bên cạnh đó DNNVV cũng phải chi tiền cho các khoản chi phí không chính thức cho các cơ quan và cán bộ công quyền với hi vọng mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp mình. Khi bỏ tiền vào chi phí không chính thức, DNNVV không còn hoặc còn ít tiền để chi cho các hoạt động đầu tư phát triển nói trên. Vậy đâu là hoạt động có thể mang lại kết quả tốt cho DNNVV, giúp DNNVV phát triển một cách bền vững? Kết quả nghiên cứu của luận án đã trả lời cho câu hỏi trên: Hoạt động đầu tư phát triển gồm đầu tư vào TSCĐ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D mang lại kết quả tốt cho DNNVV trong dài hạn, mặc dù trong ngắn hạn thì có thể không có tác động hoặc thậm chí tác động tiêu cực (tùy từng hoạt động đầu tư); còn Chi phí không chính thức không hề mang lại lợi ích như DNNVV kỳ vọng, trái lại nó còn tác động tiêu cực và ngăn cản sự phát triển của DNNVV trong dài hạn. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất các khuyến nghị cho cả DNNVV và phía Nhà nước. Đối với DNNVV, luận án đề xuất trước hết DNNVV cần thay đổi tư duy, hãy tăng cường đầu tư phát triển và hạn chế chi tiền vào chi phí không chính thức, bởi đầu tư phát triển mới mang lại kết quả tốt cho DNNVV về lâu dài. DNNVV cần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài. Quan trọng hơn cả đó là DNNVV cần biết cách đầu tư phát triển như thế nào để có được kết quả tốt nhất. Luận án cũng đề xuất các khuyến nghị đối với Nhà nước trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết vấn đề chi phí không chính thức, đồng thời tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho DNNVV để DNNVV đầu tư phát triển một cách hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_anh_huong_cua_dau_tu_phat_trien_va_chi_phi_k.pdf
Luận văn liên quan