[Tóm tắt] Luận án Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

2 5 Đối với cha m HS Tham gia góp ý với nhà trường về kế hoạch HĐGDKNS cho HS. Tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm tổ chức HĐGDKNS cho HS với nhà trường. Tuyên truyền, phổ biến ý ngh a của HĐGDKNS cho HS đến với các cha mẹ khác. Thể hiện sự mẫu mực về KNS cho con noi theo. Hỗ trợ nhà trường các điều kiện cần thiết để thực hiện mục đích HĐGDKNS cho HS đã đề ra về thời gian, tài chính, các điều kiện khác nếu có thể. Thực hiện tốt việc phối hợp giáo dục với nhà trường, đặc biệt là đánh giá trình độ KNS của con và sự tiến bộ của con.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng; Yếu: thể hiện đạt yêu cầu nhưng cần sự hỗ trợ của người khác; Trung bình: thể hiện đạt yêu cầu một cách độc lập trong 6 những tình huống quen thuộc, đơn giản; Khá: thể hiện đạt yêu cầu một cách độc lập trong những tình huống mới lạ, phức tạp; Tốt: thể hiện thành thạo một cách độc lập trong tất cả các tình huống. 1.2.1.2. ệ thống kỹ năng sống c a học sinh ti u học. UNICEF chia KNS gồm 3 nhóm kỹ năng chính. UNESCO phân chia KNS thành 4 nhóm kỹ năng gắn với 4 mục tiêu giáo dục. Luận án này chia KNS của HS tiểu học gồm 18 KNS cụ thể, được xếp thành 3 nhóm như sau: 1) Nhóm KNS cá nhân, bao gồm các KNS liên quan đến bản thân HS. 2) Nhóm KNS xã hội, bao gồm các KNS liên quan đến giao tiếp giữa HS với người khác. 3) Nhóm KNS công việc, bao gồm các KNS liên quan đến học tập và làm việc của HS. 1.2.2. oạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.2.2.1. Khái niệm hoạt động giáo dục kỹ năng sống Hoạt đ ng giáo dục NS cho HS là hoạt đ ng, trong đ , dư i tác đ ng chủ đạo của nhà giáo dục, học sinh chủ đ ng tự giáo dục nhằm h nh thành và phát triển những kh năng, hành vi thích h p và tích cực để ứng xử hiệu qu trư c các nhu cầu và thách thức của cu c sống. 1.2.2.2. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống. Có 5 nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi, thời gian - môi trường giáo dục. 1.2.2.3. Cấu trúc hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ti u học: Mục đích, n i dung, h nh thức, phương pháp, nhà giáo dục, học sinh, điều kiện 1 3 Ậ VỀ Ụ CHO Ọ Ể Ọ 1 3 1 ột số khái niệm cơ ản 1.3.1.1. uản lý quản lý giáo dục quản lý trường học u n l là quá tr nh tác đ ng c mục đích của chủ thể qu n l đ n đối tư ng qu n l nhằm thực hiện mục tiêu nhất đ nh. u n l giáo dục là quá tr nh tác đ ng c mục đích của chủ thể qu n l giáo dục đ n các đối tư ng qu n l trong hệ thống giáo dục nhằm thực hiện mục đích chung của hệ thống giáo dục. u n l trư ng học là quá tr nh tác đ ng c mục đích của chủ thể qu n l trư ng học đ n các đối tư ng qu n l trong trư ng học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của trư ng học. 1.3.1.2. uản lý ĐGDKNS cho S ti u học u n l H D NS cho HS tiểu học là quá tr nh tác đ ng c mục đích của chủ thể qu n l trư ng tiểu học đ n H D NS cho HS tiểu học nhằm thực hiện mục tiêu H D NS cho HS tiểu học. Ở trường tiểu học, chủ thể gián tiếp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học là các CBQL của Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT phụ trách GDKNS. Chủ thể trực tiếp quản lý HĐGDKNS cho HS ở trường tiểu học là các cán bộ quản lý bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, khối trưởng và các trưởng bộ phận, phòng ban trong trường tiểu học; trong đó, hiệu trưởng là người đứng đầu và 7 quản lý chung. Đối tượng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học chính là HĐGDKNS cho HS tiểu học. Mục đích quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục KNS, hình thành KNS ở HS tiểu học, hình thành khả năng hành động để thích ứng và làm chủ các tình huống. 1 3 2 ội dung quản lý cho tiểu học 1.3.2.1. u n l mục tiêu H D NS cho HS tiểu học 1.3.2.2. u n l k hoạch, n i dung chương tr nh H D NS cho HS tiểu học 1.3.2.3. u n l h nh thức, phương pháp tổ chức H D NS cho HS tiểu học 1.3.2.4. u n l sự phối h p các lực lư ng giáo dục trong H D NS cho HS tiểu học 1.3.2.5. u n l hoạt đ ng của học sinh tiểu học trong H D NS 1.3.2.6. u n l các điều kiện thực hiện H D NS cho HS tiểu học 1 3 3 hức năng quản lý cho tiểu học 1.3.1.1. Xâ dựng k hoạch H D NS cho HS tiểu học 1.3.1.2. Tổ chức thực hiện k hoạch H D NS cho HS tiểu học 1.3.1.3. Chỉ đạo thực hiện k hoạch H D NS cho HS tiểu học 1.3.1.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện k hoạch H D NS cho HS 1.4. CÁC YẾU T Ở ẾN CÔNG TÁC QU N LÝ HO T NG GIÁO DỤC K NG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.4.1. Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các LLGD 1.4.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà quản lý 1.4.3. Các yếu tố liên quan đến điều kiện của hoạt động quản lý KẾT LUẬ 1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một nội dung giáo dục rất quan trọng và cần thiết, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh; được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện hơn 50 năm qua. Mục đích của GDKNS cho học sinh là hình thành năng lực tâm lý-xã hội để học sinh có hành vi thích ứng và làm chủ trong các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống của HS tiểu học bao gồm một hệ thống nhiều KNS cụ thể (KNS thành phần), trong đó có các KNS cá nhân, các KNS xã hội và các KNS công việc-học tập. Giáo dục kỹ năng sống cho HS cần tuân theo các nguyên tắc: tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi và thời gian-môi trường giáo dục. Giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học là một hoạt động giáo dục, bao gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, nhà giáo dục, học sinh tiểu học, điều kiện và kết quả GDKNS. Quản lý HĐGDKNS cho học sinh tiểu học là quá trình tác động có mục đích của nhà quản lý (trong đó hiệu trưởng là quan trọng) đến toàn bộ HĐGDKNS nhằm thực hiện mục tiêu HĐGDKNS. Để đạt được mục đích ấy, nhà quản lý cần quản lý mục tiêu GDKNS, quản lý nội dung GDKNS, quản lý hình thức và phương pháp GDKNS, quản lý CBQL cấp dưới, quản lý nhà giáo 8 dục và quản lý học sinh, quản lý các điều kiện cần thiết cho HĐGDKNS. Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học được thực hiện bằng cách xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS, tổ chức và chỉ đạo các LLGD thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nhiều yếu tố chi phối đến công tác quản lý HĐGDKNS cho HS nói chung, HS tiểu học nói riêng, trong đó ba nhóm yếu tố chính là: nhận thức của nhà quản lý và các LLGD, hoạt động của nhà quản lý và các điều kiện để quản lý HĐGDKNS cho HS. 2 Ự Ụ Ọ Ể Ọ 2 1 VỀ Ụ Ể Ọ 2 1 1 uy mô cơ cấu 2 1 2 hất lượng giáo dục 2 1 3 ội ngũ cán ộ quản lý và giáo viên 2 1 4 ơ sở vật chất 2 2 Ổ Ứ Ự Ụ V Ể Ọ 2 2 1 ẫu nghiên cứu thực trạng  Mẫu điều tra giáo dục Mẫu điều tra giáo dục gồm 702 người được chọn theo lối phân tầng hệ thống, bao gồm 20 trường tiểu học (6 quận nội thành: Quận 3, 4, 6, 8, 10, Phú Nhuận và 3 huyện ngoại thành: Huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè).  Mẫu phỏng vấn Mẫu phỏng vấn có 54 người của 6 trường. Mỗi trường 9 người gồm: 1 đại diện BGH, 1 khối trưởng, 3 GV đại diện của các khối lớp, 4 cha mẹ HS (có ít nhất 1 người trong Ban đại diện cha mẹ HS). Các trường được chọn ngẫu nhiên gồm: Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà Quận 3, Trường Tiểu học Phan Đình Ph ng Quận 3, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ Quận 4, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Trường Tiểu học Đinh Công Tráng Quận 8, Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu Quận 10.  Mẫu quan sát. Mẫu quan sát gồm 6 trường nói trên. 2.2.2. Mô tả công cụ nghiên cứu Công cụ khảo sát thực trạng bao gồm ba loại phiếu: Phiếu hỏi ý kiến số 1, Phiếu phỏng vấn (phần 1 và 2), Phiếu quan sát. * Nội dung phiếu hỏi ý kiến số 1 (Phụ lục 1) bao gồm: - Phần 1: Thực trạng HĐGDKNS cho HS. Câu 1: Đánh giá chung về trình độ KNS của HS và 5 KNS cụ thể theo 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Câu 2, 3, 4 và 5: Khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc thực hiện các nội dung, hình thức, phương pháp, phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS theo 4 mức: không làm, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và theo 4 mức: không hiệu quả, ít hiệu quả, hiệu quả, rất hiệu quả. - Phần 2: Thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS. Câu 6: Khảo sát mức độ thường xuyên và hiệu quả của công tác quản lý HĐGDKNS gồm 4 nhóm công việc ứng với 4 chức năng quản lý với 34 công việc cụ thể, đánh giá theo 4 mức: không làm, 9 thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên và theo 4 mức: không hiệu quả, ít hiệu quả, hiệu quả, rất hiệu quả. Câu 7: Khảo sát nguyên nhân gây nên hạn chế của HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS, theo 5 mức: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. * Nội dung Phiếu phỏng vấn (phần 1 và 2) ở Phụ lục 3. Phần 1 gồm 5 câu hỏi từ 1-5, hỏi về thực trạng HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM. Phần 2 gồm 5 câu hỏi từ 6-10, hỏi về thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM * Nội dung Phiếu quan sát (Phụ lục 4) . Nội dung quan sát là chu kỳ thực hiện, những kết quả đạt được, những hạn chế của việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS của các trường tiểu học. 2 2 3 uy ước xử lý thông tin Các thông tin thu thập từ Phiếu hỏi số 1 được quy ước theo thang điểm ở bảng sau: Bảng 2.5. uy ước xử lý thông tin thực trạng ĐGDKNS và quản lý ĐGDKNS Trình độ KNS c a HS Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả Mức độ đồng ý Đi m quy ước Đi m TB (định khoảng) Tốt Hoàn toàn đồng ý 4 Từ 3.5 trở lên Khá Rất TX Rất hiệu quả Đồng ý 3 Từ 2.5 – dưới 3.5 Trung bình TX Hiệu quả Lưỡng lự 2 Từ 1.5 – dưới 2.5 Yếu Thỉnh thoảng Ít hiệu quả Không đồng ý 1 Từ 0.5 – dưới 1.5 Kém Không thực hiện Không hiệu quả Hoàn toàn không đồng ý 0 Dưới 0.5 2.3. THỰC TR NG Ụ Ể Ọ TPHCM 2.3.1. Thực trạng KNS của HS tiểu học TPHCM Kết quả đánh giá của 702 CBQL, GV, NV trường tiểu học về trình độ KNS nói chung của HS tiểu học TPHCM cho thấy: Trình độ KNS của HS được đánh giá ở mức trung bình (TB 2.20). Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV. Cụ thể, x t từ cao đến thấp là: nhóm kỹ năng xã hội (TB 2.39), nhóm kỹ năng công việc (TB 2.18), nhóm kỹ năng cá nhân (TB 2.09). Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, nhân viên ở cả 3 nhóm kỹ năng. HS có khả năng hành động thích ứng và làm chủ trong các tình huống quen thuộc trong cuộc sống, chưa thích ứng với các tình huống mới lạ và chưa thể hiện KNS một cách thành thạo. 2 3 2 hực trạng cho các trường tiểu học tại TPHCM Trong phạm vi của luận án này, thực trạng HĐGDKNS được nghiên cứu ở 2 khía cạnh: mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả. 2.3.2.1. Đánh giá về thực hiện nội dung GDKNS cho S ti u học TP CM Việc thực hiện các nội dung GDKNS cho HS được các trường thực hiện thường xuyên (TB 1.68); các kỹ năng xã hội được thực hiện thường xuyên hơn các kỹ năng cá nhân và công việc. Việc thực hiện các nội dung GDKNS được đánh giá ở mức hiệu quả, trong đó nhóm kỹ năng xã hội được đánh giá ở mức hiệu quả; và nhóm kỹ năng cá nhân và nhóm kỹ năng công việc được đánh giá là ít hiệu quả. Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV. 2.3.2.2. Đánh giá việc thực hiện các hình thức GDKNS cho S các trường ti u học tại TP CM 10 Các hình thức được thực hiện thường xuyên là: lồng gh p nội dung GDKNS trong các tiết dạy, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn thể mỹ, trong giờ ăn, giờ nghỉ, trong các hoạt động Đội, Sao nhi đồng. Các hình thức GDKNS cho HS chưa được thực hiện thường xuyên là: dạy học KNS như một môn học, tổ chức các chuyên đề GDKNS và thông qua tư vấn và tham vấn học đường để GDKNS cho HS. Về hiệu quả, các trị số trung bình dao động từ 1.5 đến 2.1 cho thấy các ý kiến đánh giá việc thực hiện các hình thức GDKNS cho HS tiểu học hiện nay tại TPHCM có hiệu quả nhưng ở mức vừa phải. 2.3.2.3. Đánh giá về phương pháp GDKNS cho S ti u học TP CM Các phương pháp GDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên, theo thứ tự là: đàm thoại, thực hành, thảo luận, thuyết trình, trò chơi, trực quan, giải quyết vấn đề, đóng vai. Việc sử dụng các phương pháp GDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM nhìn chung được đánh giá là có hiệu quả, tuy nhiên ở mức vừa phải (các trị số TB từ 1.8 đến 2.1). Các phương pháp được cho là có hiệu quả cao hơn các phương pháp khác là: đàm thoại, trực quan, trò chơi và thực hành. 2.3.2.4. Đánh giá sự phối h p các GD trong ĐGDKNS cho S ti u học tại TP CM Về mức độ thường xuyên của sự phối hợp giữa các LLGD trong HĐGDKNS, các điểm trung bình chung đánh giá của CBQL, GV, NV dao động từ 1.20 đến 1.90 cho thấy sự phối hợp này dao động từ mức thỉnh thoảng đến mức thường xuyên. Về mức độ hiệu quả của sự phối hợp giữa các LLGD trong HĐGDKNS, các điểm trung bình chung đánh giá của CBQL, GV, NV dao động từ 1.44 đến 1.94 cho thấy hiệu quả sự phối hợp này dao động từ mức ít hiệu quả đến mức hiệu quả. Các kết quả xếp hạng mức thường xuyên và hiệu quả cho thấy sự phối hợp giữa CBQL, GV, NV trong trường với nhau và với cha mẹ HS được thực hiện thường xuyên hơn và có hiệu quả hơn so với sự phối hợp giữa họ với cấp trên và với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội. 2 4 Ự Ụ Ọ Ể Ọ 2 4 1 ánh giá chung về quản lý cho tiểu học Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM được thực hiện thường xuyên. Các chức năng quản lý được thực hiện ở mức thường xuyên theo thứ tự từ cao đến thấp là: xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá (các trị số TB trong khoảng 1.5 đến dưới 2.5), quản lý các điều kiện được thực hiện ít thường xuyên hơn (TB 1.46). Không có khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV. Quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM được thực hiện hiệu quả. Các chức năng quản lý được đánh giá có hiệu quả theo thứ tự từ cao đến thấp là: xây dựng kế hoạch, kiểm tra và đánh giá, tổ chức và chỉ đạo; quản lý các điều kiện được đánh giá ít hiệu quả hơn. Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa CBQL và GV, NV về điều này. Trong từng chức năng quản lý, kiểm nghiệm hệ số tương quan giữa TB mức thường xuyên và mức hiệu quả cho thấy có tương quan ở mức ý ngh a 1 . Trị số tương quan khá cao, đều trên 0.75. 2.4.2. hực trạng y dựng kế hoạch cho tiểu học Các hoạt động cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên, các trị số trung bình từ 1.56 đến 1.94. Hiệu quả thực hiện các hoạt động cụ thể về xây dựng kế hoạch được đánh giá ở mức có hiệu quả (các trị số trung bình từ 1.50 đến 1.80). 11 2 4 3 hực trạng tổ chức ch đạo thực hiện kế hoạch cho tiểu học Nhìn chung, các hoạt động cụ thể của công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả (TB trên 1.5), trong khi đó các hoạt động cụ thể của công tác tổ chức chưa được thực hiện thường xuyên và ít hiệu quả. Về công tác chỉ đạo, thứ tự mức thường xuyên và hiệu quả từ nhiều đến ít của các hoạt động chỉ đạo là: chỉ đạo việc lồng gh p GDKNS vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục của nhà trường, hướng dẫn các LLGD thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các LLGD xây dựng kế hoạch, theo dõi, đôn đốc và động viên GV, NV thực hiện kế hoạch, giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, tổ chức các chuyên đề GDKNS cho HS. Về công tác tổ chức, hầu hết các hoạt động cụ thể của công tác tổ chức không được thực hiện thường xuyên (TB dưới 1.5) và ít hiệu quả, đó là: thành lập Ban chỉ đạo HĐGDKNS, quy định nhiệm vụ và quyền lợi của các LLGD, chỉ đạo các LLGD trong việc báo cáo kết quả HĐGDKNS cho HS, tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho GV và NV về GDKNS, tham mưu ý kiến cấp trên về HĐGDKNS, tổ chức giao lưu và học tập kinh nghiệm GDKNS. Tóm lại, công tác tổ chức, chỉ đạo HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM cần được đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt là ban hành những văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện HĐGDKNS cho HS và công tác bồi dưỡng, phối hợp các LLGD. 2 4 4 hực trạng kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch cho tiểu học Nhìn chung, CBQL và GV, NV cho rằng các hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho HS được thực hiện ở mức thường xuyên và có hiệu quả, tuy nhiên các trị số TB chỉ gần với 1.5. Ngoài ra, các kết quả phỏng vấn và quan sát cho thấy việc kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện thường xuyên, chỉ mang tính đối phó và phong trào, còn chung chung, đại khái, chưa có tiêu chí cụ thể. 2 4 5 hực trạng quản lý các điều kiện cho tiểu học Các hoạt động được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả gồm: phân bố thời gian và trang bị tài liệu và phương tiện cho HĐGDKNS. Các hoạt động được thực hiện ở mức thỉnh thoảng và ít hiệu quả gồm: hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị và đồ d ng dạy học cho hoạt động GDKNS, phát động phong trào thi đua GDKNS, phân bố kinh phí cho hoạt động GDKNS. 2 5 YÊ Y Ê Ế Ủ Ô Ụ Ọ Ể Ọ Có nhiều nguyên nhân gây nên hạn chế của công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM hiện nay, trong đó các nguyên nhân chính là: sự thiếu hiểu biết của các LLGD về GDKNS, công tác xây dựng kế hoạch HĐGDKNS của nhà trường chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, thiếu kiểm tra và đánh giá, thiếu kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu cho việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục KNS. Ế Ậ 2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy công tác quản lý đã đạt được những thành tựu nhất định: trình độ kỹ năng sống nói chung của học sinh hiện ở mức trung bình; kỹ năng xã hội của học sinh tốt hơn kỹ năng học tập và kỹ năng cá nhân; học sinh có khả năng hành động trong các tình huống quen thuộc nhưng chưa có khả năng thích ứng và làm chủ trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống. Vì vậy, học sinh tiểu học TPHCM cần được giáo dục thêm về KNS. 12 Học sinh được giáo dục nhiều kỹ năng sống như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự nhận thức, tự tin và tư duy sáng tạo nhưng vẫn còn nhiều KNS khác cần được giáo dục và cần tăng cường hơn nữa tính thực hành, tính trải nghiệm, tính vận dụng trong quá trình xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS cho HS. Hình thức GDKNS cho HS được thực hiện thường là các hình thức dạy học lồng ghép và giáo dục lồng ghép nội dung KNS, cần tổ chức thêm các hình thức khác như: giáo dục KNS theo chủ đề, dạy học KNS như một môn học, kết hợp với tham vấn học đường,Nhiều phương pháp giáo dục tích cực đã được các GV áp dụng trong quá trình GDKNS cho HS. Các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính, sự phối hợp giữa các LLGD tuy được đánh giá ở mức thường xuyên và có hiệu quả nhưng vẫn còn ở mức thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục KNS cho HS tiểu học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TPHCM tuy được thực hiện khá thường xuyên, nhưng hiệu quả chưa cao. Các trường tiểu học TPHCM tuy đã xác định GDKNS cho HS là một nội dung cần thiết trong công tác giáo dục HS của nhà trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về xây dựng kế hoạch trong quản lý HĐGDKNS cho HS. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện HĐGDKNS cho HS, các trường tiểu học tại TPHCM cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc xây dựng ban chuyên trách HĐGDKNS cho HS, cần quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các LLGD trong công tác GDKNS cho HS, cần tổ chức bồi dưỡng cho các LLGD về tri thức và kỹ năng GDKNS cho HS. Công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho HS được thực hiện thường xuyên và hiệu quả như chưa cao, còn mang tính hình thức mà chưa đi vào chiều sâu vì công tác này chưa được coi trọng và chưa có những tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian, tài chính cho hoạt động này tuy đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của HĐGDKNS nhưng vẫn chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực làm việc cho các nhà giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu GDKNS cho HS tiểu học TPHCM, cần tăng đầu tư kinh phí, sắp xếp thời gian làm việc cho GV và NV hợp lý, tuyển chọn người có phẩm chất và năng lực tham gia công tác GDKNS, huy động cha mẹ HS và các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Có nhiều nguyên nhân gây nên hạn chế của công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM, trong đó, các nguyên nhân chính là: sự thiếu hiểu biết của các LLGD về GDKNS, công tác xây dựng kế hoạch HĐGDKNS của nhà trường chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, thiếu kiểm tra và đánh giá, thiếu kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu cho việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục KNS. Những kết quả nổi bật về thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh nêu trên là cơ sở thực tiễn quý giá để đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDKNS và chất lượng GDKNS cho học sinh. 13 3 Ệ Ụ Ọ Ể Ọ 3 1 Ở YÊ Ắ X Y Ự Ệ ÁP 3 1 1 ơ sở y dựng iện pháp Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, cơ sở định hướng phát triển 3 1 2 guyên tắc y dựng iện pháp Đảm bảo tính mục tiêu, tính hệ thống, tính khả thi, tính hiệu quả 3 2 Ệ Ệ Ể Ọ Các iện pháp qu n l sau đâ đư c xâ dựng cho các CB L trư ng tiểu học, trong đ tập trung cho c ng tác qu n l của hiệu trưởng. Mỗi iện pháp tr nh à mục đích, n i dung và cách thực hiện. 3 2 1 ng cao nhận thức của V V cha m và về cho 3 2 2 X y dựng kế hoạch chương tr nh cho tiểu học 3 2 3 ổ chức ch đạo thực hiện kế hoạch chương tr nh cho tiểu học 3 2 4 iểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chương tr nh cho tiểu học 3 2 5 uy động các điều kiện thực hiện cho tiểu học 3 3 Ế Ệ Ệ Ệ Có khoảng 90 ý kiến (trong số 238 người gồm CBQL, GV và cha mẹ HS) cho rằng các biện pháp quản lý được đề xuất nêu trên đều cần thiết và có tính khả thi, có thể sử dụng trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học. 3 4 Ự Ệ T S Ệ NG GIÁO DỤC K NG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PH H CHÍ MINH 3 4 1 ục đích nội dung, hình thức, giả thuyết thực nghiệm 3.4.1.1. Mục đ ch thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành nhằm mục đích khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh. 3.4.1.2. Nội dung thực nghiệm Thực nghiệm hai biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học trong hệ thống biện pháp đã xây dựng. Cụ thể là: - Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học (tập trung vào xây dựng k hoạch, chương tr nh H D NS cho HS theo chủ đề). - Biện pháp 3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học (tập trung vào tổ chức, chỉ đạo thực hiện k hoạch, chương tr nh H D NS cho HS theo chủ đề). 3.4.1.3. Hình thức thực nghiệm Để thực hiện mục đích, nội dung thực nghiệm, 02 hình thức thực nghiệm được tiến hành ở hai giai đoạn. Ở giai đoạn 1, thực nghiệm thăm dò được sử dụng nhằm tìm hiểu phản ứng của đối tượng nghiên cứu về một vấn đề nào đó [19; tr. 133]. Trong trường hợp này là tìm hiểu phản ứng 14 của CBQL, GV, cha mẹ HS và HS các trường tiểu học tham gia thực nghiệm về tính khả thi và hiệu quả của 2 biện pháp quản lý: xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề 1: “Cuộc sống của em”. Ở giai đoạn 2, hình thức thực nghiệm đối sánh đư c thực hiện. Đây là loại thực nghiệm được tiến hành trên hai đối tượng giống nhau nhưng chịu các tác động khác nhau để so sánh kết quả, hiệu quả tác động [19; tr. 133]. Trong trường hợp này là đánh giá sâu hơn về tính khả thi và hiệu quả của 2 biện pháp quản lý: xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề 2: “Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ”. 3.4.1.4. Giả thuyết thực nghiệm Nếu áp dụng 2 biện pháp quản lý: Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học theo chủ đề và Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học theo chủ đề trong quá trình quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học thì sẽ nhận được những đánh giá tích cực từ CBQL, GV, NV, cha mẹ học sinh và HS và một số kỹ năng sống của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. 3.4.2. Tiến trình thực nghiệm ước 1. Chọn mẫu thực nghiệm - Giai đoạn 1: Bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên, 5 trường tiểu học tại Tp. Hồ Chí Minh được chọn bao gồm: Trường tiểu học Nguyễn Sơn Hà, Quận 3; Trường tiểu học Lê Chí Trực, Quận 3; Trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3; Trường tiểu học Trần Nhân Tôn, Quận 10; và Trường tiểu học Trần Văn Kiểu, Quận 10. Theo các kết quả phân tích, quan sát và phỏng vấn, các trường này hầu như chưa thực hiện hình thức giáo dục KNS cho HS theo chủ đề một cách thường xuyên trước khi tham gia thực nghiệm. Các trường có nhiều dấu hiệu liên quan đến thực nghiệm gần giống nhau. - Giai đoạn 2: Chọn ngẫu nhiên 2 trường tiểu học trong 5 trường tiểu học đã thực nghiệm ở giai đoạn 1: trường thực nghiệm là trường tiểu học Trần Văn Kiểu và trường đối chứng là trường tiểu học Nguyễn Sơn Hà. Ở trường thực nghiệm chọn 2 GV, 29 học sinh và 29 cha/mẹ HS, ở trường đối chứng chọn 2 GV, 35 học sinh và 35 cha/mẹ HS để tìm hiểu mức độ phối hợp giữa GV và cha mẹ HS trong HĐGDKNS và xem x t về trình độ kỹ năng giao tiếp với cha mẹ của HS hai trường. Thành phần, đặc điểm các đối tượng tham gia thực nghiệm ở 2 trường là tương đương nhau. ước 2. Thành lập Ban ch đạo hoạt động giáo dục KNS cho HS ước 3 X y dựng kế hoạch chương tr nh cho với 02 chủ đề: “ uộc sống của em” và “ ỹ năng giao tiếp với cha m ” ước 4 ổ chức thẩm định và duyệt kế hoạch chương tr nh cho với chủ đề “ uộc sống của em” và “ ỹ năng giao tiếp với cha m ”. ước 5 ổ chức ồi dưỡng cho V nh n viên về 15 ước 6 ổ chức ch đạo thực hiện kế hoạch chương tr nh cho với chủ đề “ uộc sống của em” và “ ỹ năng giao tiếp với cha m ”. 1) Hiệu trưởng các trường thực nghiệm chỉ đạo GV và các đối tượng có liên quan thực hiện kế hoạch, chương trình đã phê duyệt. Ở giai đoạn 1, giáo viên của 5 trường tham gia thực nghiệm tiến hành dạy cho tất cả HS trong trường theo từng đơn vị lớp. Chủ đề: “Cuộc sống của em”. Thời gian học là 8 tháng, trong 2 học kỳ, ứng với 8 bài trong chương trình. Mỗi tháng học sinh học 3 tiết, mỗi tuần 1 tiết. Tổng cộng: 24 tiết. Ở giai đoạn 2, giáo viên của 2 trường tham gia thực nghiệm tiến hành dạy cho 64 học sinh, chia thành: lớp thực nghiệm có 29 HS tại trường Trần Văn Kiểu và lớp đối chứng có 35 HS tại trường Nguyễn Sơn Hà. Chủ đề: “ Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ”. Thời gian học là 8 tuần, mỗi tuần 3 tiết. Tổng cộng 24 tiết. 2) Hiệu trưởng chỉ đạo GV báo cáo kết quả thực hiện cho Ban chỉ đạo sau khi kết thúc chương trình, nêu những điều đã đạt được và những hạn chế và phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch. ước 7 ổ chức đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch chương tr nh cho với chủ đề “ uộc sống của em” và “ ỹ năng giao tiếp với cha m ”. - Ở giai đoạn 1: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS với chủ đề “Cuộc sống của em” bằng cách: + Phỏng vấn Ban chỉ đạo, GV phụ trách và cha mẹ học sinh, sử dụng Phiếu đánh giá (Phụ lục 7.1). Phỏng vấn 5 đại diện của Ban chỉ đạo các trường, 1 GV/ trường và 3 cha mẹ HS/ trường. + Thực hiện phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với 1343 HS của 5 trường để tìm hiểu nhận thức và thái độ của các em đối với chương trình bằng việc sử dụng Phiếu hỏi (Phụ lục 8). Trường Nguyễn Sơn Hà: 248 HS, Trường Lê Chí Trực: 201 HS, Trường Nguyễn Thiện Thuật: 555 HS, Trường Trần Nhân Tôn: 395, Trường Trần Văn Kiểu: 44 HS. - Ở giai đoạn 2: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của biện pháp xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS với chủ đề “Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ”, đánh giá bằng cách: + Phỏng vấn CBQL, GV và cha mẹ HS về tính cần thiết và hiệu quả của 2 biện pháp, sử dụng Phiếu đánh giá (Phụ lục 7.2). Phỏng vấn 2 thành viên trong Ban chỉ đạo của mỗi trường, 1 GV/ trường và 3 cha mẹ HS/ trường. + Phỏng vấn tất cả 64 HS tham gia thực nghiệm để tìm hiểu mức độ thường xuyên thực hành các bài học và thái độ của các em đối với chương trình bằng việc sử dụng Phiếu hỏi (Phụ lục 9). Ngoài ra, ở giai đoạn 2 đánh giá thêm 2 kh a cạnh: 16 + Đánh giá mức độ phối hợp giữa GV và cha mẹ học sinh, sử dụng Phiếu đánh giá ở Phụ lục 5, đánh giá trước và sau khi thực hiện kế hoạch. Mẫu đánh giá gồm 64 cha mẹ HS tham gia thực nghiệm. + Đánh giá trình độ Kỹ năng giao tiếp, sử dụng Thang đánh giá tr nh đ kỹ năng giao ti p v i cha mẹ của HS (Phụ lục 6), đánh giá trước và sau khi thực hiện kế hoạch. Đánh giá 64 HS tham gia thực nghiệm 3.4.3. Kết quả thực nghiệm 3.4.3.1. Kết quả thực nghiệm giai đoạn 1 (Từ tháng 6 2012 đ n tháng 6/2013) Tổng hợp các ý kiến đánh giá từ phương pháp phỏng vấn Ban chỉ đạo, GV phụ trách và cha mẹ học sinh (Phiếu đánh giá - Phụ lục 7.1) về 2 biện pháp quản lý trong giai đoạn 1, kết quả thể hiện như sau: * Đánh giá về kế hoạch chương trình nội dung ĐGDKNS cho S Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các thành viên Ban chỉ đạo, GV và cha mẹ HS cho thấy: Đa số các ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch, chương trình GDKNS cho HS với chủ đề: “Cuộc sống của em” rất bổ ích. * Đánh giá về hình thức phương pháp tổ chức ĐGDKNS Hầu hết các ý kiến được phỏng vấn cho rằng đây là một hình thức GDKNS mới tại các trường, đã huy động được trí tuệ của CBQL, GV nhà trường trong công tác GDKNS cho HS, đặc biệt là nhiều GV đã sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục trong các giờ lên lớp và đã làm cho nhiều HS thích thú khi tham gia học tập. * Kết quả về nhận thức và thái độ c a các LLGD và HS về ĐGDKNS - Đánh giá c a CBQL Tóm lại, theo đánh giá của các CBQL, việc tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề do hiệu trưởng phát động có tính khả thi và bước đầu có hiệu quả, cần tiếp tục nhân rộng với những điều kiện cần thiết thì sẽ đảm bảo được chất lượng và hiệu quả giáo dục. - Đánh giá c a giáo viên tham gia thực nghiệm Nhìn chung, các GV nhận thấy việc tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề do hiệu trưởng phát động là cần thiết, khả thi và có hiệu quả. - Đánh giá c a cha mẹ HS Có thể nhận xét rằng, cha mẹ HS đã ủng hộ việc làm mới của nhà trường. Nói cách khác, theo đánh giá của cha mẹ HS, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề do hiệu trưởng 5 trường thực nghiệm thực hiện là khả thi và có hiệu quả. - Kết quả về phía HS 17 Kết quả khảo sát nhận thức của 1343 HS sau khi tham gia chương trình (Phiếu hỏi - Phụ lục 8) cho thấy: có 72.75% HS cho biết chương trình rất bổ ích, 42.67% HS cho biết chương trình đã giúp em tiến bộ, 45.79% HS cho biết chương trình đã giúp em tự làm một số việc vừa sức, 64.93% HS biết giúp đỡ người khác nhờ tham gia chương trình, 46.02 HS cho biết chương trình đã giúp em nhận biết khả năng của mình và tự tin hơn. Kết quả khảo sát thái độ của HS đối với chương trình là: 85.26 HS thích, 12.58 HS cảm thấy bình thường và 2.16% HS không thích. Tỷ lệ % HS yêu thích các bài học trong chương trình theo thứ tự từ cao đến thấp là: Tư duy sáng tạo (92.18%), An toàn giao thông (85.85%), Giữ trường học sạch đẹp (78.70%), Lễ phép với người lớn (76.77%), Sắp xếp đồ d ng ngăn nắp (75.87%), Chúc mừng sinh nhật (75.65%), Phòng tránh cám dỗ (74.61%)và Phòng tránh tai nạn về gas, cồn và điện (71.65). Từ việc phân tích các kết quả về nhận thức và thái độ của các HS tham gia chương trình, có thể nói rằng đa số HS đã bước đầu có những nhận thức đúng về ý ngh a của chương trình và có thái độ yêu thích chương trình. Kết quả này phản ánh được hiệu quả của chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề mà sâu xa hơn đó là do tác động quản lý của hiệu trưởng được thể hiện bằng việc áp dụng 2 biện pháp: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề. * Kết luận chung thực nghiệm giai đoạn 1 Bằng việc áp dụng 2 biện pháp quản lý mới trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tại 5 trường tiểu học TPHCM là xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề, HĐGDKNS cho HS tiểu học tại 5 trường nói trên đã có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt theo hướng tích cực. Các LLGD đã nhận thức sâu sắc hơn về ý ngh a của HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS, các hình thức GDKNS của nhà trường đa dạng hơn, các phương pháp giáo dục tích cực được tiếp tục vận dụng, CBQL và GV có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức HĐGDKNS, cha mẹ HS ủng hộ cách làm của nhà trường, Phòng GD-ĐT ghi nhận những kết quả đã đạt được của các trường, đặc biệt là đa số HS tham gia rất thích thú với hoạt động này và đã bước đầu nhận thức tác dụng của việc học tập và rèn luyện KNS. Như vậy, có thể nói, hai biện pháp quản lý được thực nghiệm là khả thi và có hiệu quả. 3.4.3.2. Kết quả thực nghiệm giai đoạn 2 (Từ tháng 6 2013 đ n tháng 6/2014) Tổng hợp các ý kiến đánh giá từ phương pháp phỏng vấn Ban chỉ đạo, GV phụ trách và cha mẹ học sinh (Phiếu đánh giá - Phụ lục 7.2) về 2 biện pháp quản lý trong giai đoạn 2, kết quả thể hiện như sau: * Đánh giá về kế hoạch chương trình nội dung ĐGDKNS cho S Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của các thành viên Ban chỉ đạo, GV và cha mẹ HS ở giai đoạn 2 cho thấy: Đa số các ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch, chương trình GDKNS cho HS 18 với chủ đề: “Kỹ năng giao tiếp với cha mẹ” rất bổ ích, đi sâu vào giáo dục một kỹ năng cụ thể cho HS. * Đánh giá về hình thức phương pháp tổ chức ĐGDKNS Nhìn chung, các ý kiến cho rằng: Hình thức GDKNS cho HS theo chủ đề của 2 trường tham gia thực nghiệm giai đoạn 2 đã tiếp tục phát huy tác dụng tích cực. Các LLGD tiếp tục ghi nhận và đánh giá cao cách làm của Ban chỉ đạo, đặc biệt là hiệu trưởng và phương pháp giáo dục của GV đã làm cho đa số HS thích thú với hình thức giáo dục này. * Kết quả về nhận thức và thái độ c a các LLGD và HS về ĐGDKNS Tham gia lần 2 này, các CBQL, GV và cha mẹ HS ở 2 trường cho biết họ đã tiếp tục nhận thức rõ hơn và đầy đủ hơn về tác dụng và ý ngh a của HĐGDKNS cho HS của nhà trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của HS. Cụ thể, lần này nhà trường đi sâu vào việc giáo dục cho HS kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, giúp các em có kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ, trò chuyện với cha mẹ về việc học ở trường và giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức và phát huy tính tự lập, tự tin, tình cảm gia đình cho học sinh. - Đánh giá c a CBQL Cũng như giai đoạn 1, cán bộ quản lý của 2 trường đều cho rằng việc áp dụng 2 biện pháp quản lý này trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS là có tính khả thi. Lần này còn có cả sự tham gia của cha mẹ và đây là thêm một minh chứng cho sự khả thi này. Nội dung giáo dục lần này tập trung vào giao tiếp với cha mẹ, đây là nội dung rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu không chỉ của cha mẹ HS mà còn làm nền tảng để giáo dục HS giao tiếp tốt trong xã hội. - Đánh giá c a giáo viên Nhìn chung, các GV nhận thấy việc tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS do hiệu trưởng phát động lần này là rất cần thiết, rất khả thi và có nhiều kết quả có giá trị. - Đánh giá c a cha mẹ HS Tóm lại, cha mẹ HS tham gia thực nghiệm đã tiếp tục ủng hộ cách làm của nhà trường. Theo đánh giá của cha mẹ HS, lần này, biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS theo chủ đề là khả thi và có hiệu quả. - Kết quả về sự phối h p giữa GV và cha mẹ HS K t luận chung: Trước thực nghiệm, sự phối hợp giữa GV và cha mẹ HS của nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, c ng ở mức thỉnh thoảng. Với sự tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng trường thực nghiệm về sự phối hợp này trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS, sau thực nghiệm, sự phối hợp này tốt hơn một cách ý ngh a so với trường đối chứng, cụ thể là tăng từ mức thỉnh thoảng lên mức thường xuyên; trong khi đó ở trường đối chứng, sự phối hợp vẫn chưa có tiến bộ rõ rệt và vẫn còn ở mức thỉnh thoảng. 19 - Kết quả về phía HS Tổng hợp kết quả phỏng vấn 64 HS tham gia thực nghiệm để tìm hiểu mức độ thường xuyên thực hành các bài học và thái độ của các em đối với chương trình (Phiếu hỏi - Phụ lục 9), kết quả thể hiện như sau: Thái độ c a HS Nhìn chung, cũng như ở thực nghiệm giai đoạn 1, lần này HS cũng rất thích thú khi tham gia học KNS. Mức độ rèn luyện kỹ năng c a học sinh khi ở nhà Về mức độ rèn luyện kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, có 93.10% HS nhóm thực nghiệm cho biết các em thường xuyên thực hành các nội dung bài học trong các tình huống giao tiếp với cha mẹ hàng ngày khi ở nhà, trong khi đó, chỉ có 37.14 HS nhóm đối chứng làm điều này. Sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp với cha mẹ c a HS Trước thực nghiệm, trình độ KNGT với cha mẹ của HS nhóm TN và ĐC là tương đương nhau khi xét chung, xét theo nhóm nội dung và theo từng nội dung. Các trị số T có giá trị nhỏ, đều < 1.60 và xác suất cho bởi kiểm nghiệm T đều > 0.05 cho thấy không có khác biệt ý ngh a về trình độ KNGT với cha mẹ của học sinh ở 2 nhóm. Nhìn chung trình độ của HS 2 nhóm ở mức trung bình. Sau thực nghiệm, trình độ KNGT với cha mẹ của HS nhóm TN và ĐC có khác biệt nhau một cách ý nghĩa Trình độ nói chung về kỹ năng này của HS nhóm TN tăng từ trung bình lên khá, trong khi đó trình độ của HS nhóm ĐC vẫn còn ở mức trung bình. Xét theo nhóm nội dung và theo từng biểu hiện, nhìn chung trình độ giao tiếp của HS nhóm TN cũng cao hơn so với HS nhóm ĐC. Ở nh m đối chứng: Các điểm trung bình trước và sau thực nghiệm khi xét chung, xét theo nhóm và theo từng biểu hiện của KNGT với cha mẹ là có khác biệt giá trị nhưng rất ít và không có khác biệt ý ngh a; chúng ở cùng một trình độ và nhìn chung là trung bình. Như vậy, so với chính mình, sau quá trình thực nghiệm, HS nhóm ĐC không c sự tiến ộ trong KNGT với cha mẹ. Ở nhóm thực nghiệm: Các điểm trung bình trước và sau thực nghiệm khi xét chung, xét theo nhóm và theo từng biểu hiện của KNGT với cha mẹ là có khác biệt giá trị một cách ý ngh a; và nhìn chung đều tăng một mức độ từ trung bình lên khá. Như vậy, so với chính mình, sau quá trình thực nghiệm, HS nhóm TN c sự tiến ộ trong KNGT với cha mẹ. Kết luận chung thực nghiệm giai đoạn 2. Bằng việc tiếp tục áp dụng 2 biện pháp quản lý bước đầu có tính khả thi và hiệu quả ở thực nghiệm giai đoạn 1 vào trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS tại 2 trường tiểu học TPHCM (xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục KNGT với cha mẹ dành cho HS, trong đó tập trung vào tổ chức, chỉ đạo sự phối hợp giữa GV và cha mẹ HS trong quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình này), HĐGDKNS cho HS tại 2 trường nói trên đã tiếp tục có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt theo hướng tích cực. Các LLGD tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về 20 ý ngh a của HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS, hình thức GDKNS cho HS theo chủ đề được tiếp tục thực hiện và phát huy tác dụng, các phương pháp giáo dục tích cực được tiếp tục vận dụng, CBQL và GV ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức HĐGDKNS, cha mẹ HS tiếp tục ủng hộ cách làm của nhà trường, Phòng GD-ĐT tiếp tục ghi nhận những kết quả đã đạt được của các trường, HS tiếp tục thích thú với các chủ đề được học và bước đầu có ý thức thực hành những điều đã học khi ở nhà. ặc biệt, việc hiệu trưởng sử dụng biện pháp qu n lý cụ thể và m i là tổ chức, chỉ đạo sự phối h p giữa GV và cha mẹ HS trong quá trình thực hiện k hoạch H D NS cho HS đã đem lại những k t qu có giá tr : mức đ phối h p giữa GV và cha mẹ HS trong quá tr nh D NS cho HS đã diễn ra thư ng xu ên hơn và tr nh đ KNS của HS đã ti n b hơn. Như vậy, có thể nói, hai biện pháp quản lý được thực nghiệm trong giai đoạn 2 này là khả thi và có hiệu quả. KẾT LUẬ 3 Dựa trên những cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học và dựa trên các kết quả nghiên cứu trạng quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học TPHCM, hệ thống gồm 5 biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học được đề xuất là: nâng cao nhận thức của các LLGD và HS về HĐGDKNS cho HS; xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học; huy động các điều kiện thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học. Hệ thống các biện pháp này được hầu hết các CBQL, GV, NV và cha mẹ HS đánh giá là cần thiết và có tính khả thi. Trong thời gian 2 năm học từ năm 2012 đến 2014, với các kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm, có thể khẳng định rằng: 2 biện pháp “Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học theo chủ đề” và “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học theo chủ đề” có tác dụng tốt trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS, được hầu hết các CBQL, GV, NV, cha mẹ HS và HS đánh giá tích cực, đã đem lại nhiều chuyển biến tốt trong HĐGDKNS, góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho HS tiểu học TPHCM. 21 Ế Ậ V Ế Ị 1 ết luận Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho học sinh năng lực thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống. Trên thế giới, từ những năm 1990 đến nay, hoạt động giáo dục này ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng, thể hiện trong các chủ trương, chính sách và các chương trình giáo dục. Có nhiều yếu tố tạo nên chất lượng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó yếu tố quản lý hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết các cán bộ quản lý ở các cấp, giáo viên, nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh đã nhận thức đúng vai trò của công tác giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành những giá trị nhân cách cho các em ở độ tuổi này. Các trường tiểu học đã tiến hành thường xuyên và có hiệu quả việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong dạy học các môn học và trong các hoạt động giáo dục, với nhiều nội dung liên quan đến các kỹ năng cá nhân, các kỹ năng xã hội và các kỹ năng học tập và công việc. Nhiều phương pháp giáo dục có hiệu quả đã được sử dụng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đã có sự phối hợp giữa các cấp quản lý và phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong hoạt động này. Vì những lý do đó, học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có thể thích ứng và làm chủ được các tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn có những hạn chế nhất định. Một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý ngh a của giáo dục kỹ năng sống với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hiện tượng chạy theo thành tích và tổ chức phong trào giáo dục kỹ năng sống mang tính bề nổi hơn là rèn luyện năng lực sống cho học sinh vẫn còn tồn tại ở nhiều trường. Giáo viên chưa được bồi dưỡng đầy đủ các kiến thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nên còn lúng túng trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục. Cha mẹ học sinh còn tâm lý giao phó việc giáo dục cho nhà trường nên thiếu đầu tư thời gian và công sức để giáo dục con, sự phối hợp với nhà trường chưa chặt chẽ. Nhìn chung, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa cao, học sinh chỉ có thể thích ứng với các tình huống quen thuộc chứ chưa thể thích ứng và làm chủ trong các tình huống mới lạ của cuộc sống. Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đa số cán bộ quản lý đã xác định giáo dục kỹ năng sống là nội dung cần thiết, là một phần nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục chung hàng năm của trường tiểu học. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch và công tác quản lý các điều kiện về thời gian, phòng học, tài chính, trang thiết bị và đồ d ng đã được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả ở một chừng mực nhất định. 22 Mặc dù vậy, công tác quản lý hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Nhiều trường chưa quan tâm đúng mức trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, kế hoạch còn sơ sài và mang tính chắp vá. Tiếp theo đó, công tác tổ chức chưa được chú trọng. Các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện hoạt động này chưa đầy đủ và cụ thể, gây khó khăn cho các trường trong việc triển khai hoạt động. Các quy định về quyền lợi của nhà giáo dục khi tham gia hoạt động này chưa rõ ràng, chưa tạo được động lực làm việc. Hơn thế nữa, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này hầu như bị lãng quên, nếu có cũng chưa đi vào thực chất bởi vì chưa có tiêu chí và những hướng dẫn cụ thể về cách thức đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý. Trước hết, cần tăng cường nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với sự hình thành nhân cách của học sinh. Cần tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở các quy định chung của ngành. Cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, chương trình đã xây dựng. Đặc biệt, cần xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học một cách khoa học và chủ động tổ chức sự phối hợp các lực lượng giáo dục mà nồng cốt là cha mẹ học sinh. 2. Kiến nghị 2 1 ối với Bộ GD- Chỉ đạo các Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch tổng thể HĐGDKNS cho HS theo hướng vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế riêng của từng tỉnh thành. Ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến HĐGDKNS cho HS tiểu học. Giám sát việc thực hiện kế hoạch GDKNS cho HS của các Sở bằng nhiều hình thức: đi thực tế, thông qua báo cáo, . Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho tất cả các LLGD về kiến thức, kỹ năng GDKNS theo định kỳ, ưu tiên bồi dưỡng cho CBQL và GV. Hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các Sở thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức soạn thảo, ban hành và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí đánh giá CBQL, GV, NV, cha mẹ HS trong công tác GDKNS cho HS. Mời gọi tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia công tác GDKNS cho HS. Tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác GDKNS cho HS. 2 2 ối với Sở và Phòng GD- 23 Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch tổng thể HĐGDKNS cho HS theo hướng vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu chung, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến HĐGDKNS cho HS tiểu học. Giám sát việc thực hiện kế hoạch của các trường. Đôn đốc, nhắc nhở, xử lý các tình huống xảy ra (nếu có) trong quá trình các trường thực hiện kế hoạch. Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả các LLGD về kiến thức, kỹ năng GDKNS theo định kỳ. Hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các trường thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tổ chức họp bàn, soạn thảo, xây dựng tiêu chí đánh giá CBQL, GV, NV, cha mẹ HS tham gia HĐGDKNS cho HS. Mời gọi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội (đặc biệt là tại địa phương) cùng tham gia công tác GDKNS cho HS, trong các hình thức giáo dục cụ thể, bằng các chương trình giáo dục cụ thể. Tham mưu, đề xuất với các cấp quản lý cao hơn thực hiện tuyên dương, khen thưởng các LLGD có thành tích tốt trong việc hỗ trợ, phối hợp với nhà trường thực hiện HĐGDKNS cho HS. 2 3 ối với các trường tiểu học Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổng thể về HĐGDKNS cho HS trong trường theo từng năm học trên cơ sở rà soát, bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch đã có. Mời gọi các LLGD cùng tham gia xây dựng kế hoạch và tranh thủ ý kiến tư vấn, chỉ đạo của Phòng, Sở GD-ĐT về kế hoạch tổng thể. Chủ động, sáng tạo trong quá trình phân công nhân sự tham gia HĐGDKNS. Chủ động ban hành các quy định, hướng dẫn GV, NV, cha mẹ HS tham gia giáo dục HS trên cơ sở tham khảo ý kiến của Phòng, Sở. Xây dựng cơ chế giám sát, phối hợp các LLGD khi tham gia. Tận dụng hết công suất các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời gian cho HĐGDKNS. Huy động tài chính, trí tuệ từ cha mẹ HS và các lực lượng xã hội cùng tham gia. Xây dựng tiêu chí, cơ chế kiểm tra đánh giá, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc. 2 4 ối với giáo viên Dựa vào kế hoạch giáo dục năm học của trường, xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân, trong đó có nội dung GDKNS cho HS lớp mình phụ trách Thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng. Chủ động phối hợp với các GV, NV khác trong trường, với cha mẹ HS thực hiện các hình thức dạy học và giáo dục KNS. Kiểm tra, đánh giá trình độ KNS của HS theo quy định. Phân tích nguyên nhân thành công và thất bại, từ đó, đề xuất các biện pháp với nhà trường, các đối tượng liên quan, với cha mẹ HS để nâng cao dần trình độ KNS của HS 24 Tự bồi dưỡng năng lực GDKNS cho HS của cá nhân. Tự hoàn thiện KNS của bản thân để làm gương cho HS. Tìm kiếm, giới thiệu cho trường các nguồn lực xã hội có thể c ng tham gia HĐGDKNS cho HS của lớp mình phụ trách, của trường. 2 5 ối với cha m HS Tham gia góp ý với nhà trường về kế hoạch HĐGDKNS cho HS. Tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm tổ chức HĐGDKNS cho HS với nhà trường. Tuyên truyền, phổ biến ý ngh a của HĐGDKNS cho HS đến với các cha mẹ khác. Thể hiện sự mẫu mực về KNS cho con noi theo. Hỗ trợ nhà trường các điều kiện cần thiết để thực hiện mục đích HĐGDKNS cho HS đã đề ra về thời gian, tài chính, các điều kiện khác nếu có thể. Thực hiện tốt việc phối hợp giáo dục với nhà trường, đặc biệt là đánh giá trình độ KNS của con và sự tiến bộ của con. Ụ Ô Ì Ã Ô 1. Huỳnh Lâm Anh Chương (2013), Mô hình quản lý chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học, Tạp Chí Giáo dục, B GD- T, (324), tr.22-25. 2. Huỳnh Lâm Anh Chương (2014), Các biểu hiện kỹ năng sống của học sinh tiểu học, Tạp Chí Khoa học, Trư ng HSP TPHCM, 54(88), tr.190-197. 3. Huỳnh Lâm Anh Chương (2014), Tổ chức dạy học kỹ năng sống cho học sinh tiểu học theo hình thức lớp-bài, Tạp Chí Giáo dục, B GD- T, (332), tr.20-22. 4. Huỳnh Lâm Anh Chương (2014), Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học TPHCM, Tạp Chí Khoa học, Trư ng HSP TPHCM, 62(96), tr.57-66.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbie_n_pha_p_qua_n_ly_hoa_t_do_ng_gia_o_du_c_ky_nang_so_ng_cho_ho_c_sinh_tie_u_ho_c_ta_i_tha_nh_pho_h.pdf
Luận văn liên quan