4.3.4 Đổi mới các hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp
Đổi mới thông qua (1) các trường đại học và các doanh nghiệp có thể phối
hợp xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng, giải pháp kỹ thuật; (2) các trường đại
học, đặc biệt là các đại hoc kỹ thuật cần xây dựng các mô hình về chuyển giao
công nghệ với các doanh nghiệp; (3) các trường đại học nên thực hiện xây dựng
các bộ phận chuyên trách và đẩy mạnh công tác giới thiệu, truyền thông về lợi
ích của các chương trình liên kết, hợp tác với doanh nghiệp.
4.3.5 Thúc đẩy các giải pháp thủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt
động liên kết của nhà trường
4.3.6 Thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ.
4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, nghiên cứu mới được thực hiện tại ba trường đại học kỹ thuật lớn
nhất của ba miền. Thứ hai, nghiên cứu cũng phát triển nhiều thang đo nghiên
cứu mới, có thể còn những khiếm khuyết cần được kiểm chứng nhiều hơn trong
các nghiên cứu tiếp theo. Thứ ba, nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các
khía cạnh liên quan đến hoạt động liên kết từ bên trong, nghiên cứu chưa xem
xét nhiều đến những điều kiện “bối cảnh” có thể ảnh hưởng tới hoạt động liên
kết đại học – doanh nghiệp. Bởi vậy, tác giả đề xuất rằng các nghiên cứu tiếp
theo các nhà nghiên cứu có thể mở rộng quy mô nghiên cứu, đối tượng khảo sát
để có bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Các
thang đo nghiên cứu cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho các nghiên
cứu tiếp theo cũng như có thể mở rộng khảo sát cho các nhân tố khác có thể ảnh
hưởng tới hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
24 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của luận án
Hoạt động hợp tác, liên kết giữa các trường đại học - doanh nghiệp trong
đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là một xu thế tất yếu và có vai trò
quan trọng với sự phát triển của trường đại học và cả doanh nghiệp. Trường đại
học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu là nơi thực hiện các nghiên cứu cơ bản,
một trung tâm về phát triển tri thức sẽ trở thành nguồn cung cấp kiến thức, các
nghiên cứu cơ bản có tiềm năng ứng dụng và thương mại hóa. Đồng thời, trường
đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo ở trình độ cao
cho các doanh nghiệp, nền kinh tế. Bởi vậy, việc hoạt động liên kết đại học –
doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật, gắn
giữa nghiên cứu hàn lâm với thế giới công nghiệp và ứng dụng. Thông qua liên
kết các trường đại học thúc đẩy quá trình nghiên cứu, cải thiện chương trình
giảng dạy để đáp ứng đòi hỏi từ doanh nghiệp, thị trường lao động. Ở khía cạnh
doanh nghiệp, việc sử dụng các kết quả nghiên cứu giúp tiết kiệm chi phí nghiên
cứu, tận dụng được khả năng của đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có
trình độ cao của trường đại học cho những bài toán thực tiễn.
Đánh giá các hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp đã trở thành một
chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm lớn từ nhiều nhà khoa học, những
người làm nghiên cứu trong trường đại học và doanh nghiệp bởi tính khả thi, vai
trò quyết định và những giá trị mang lại cho sự phát triển và ứng dụng khoa học
công nghệ (Mitive, 2009). Thực tế đã có nhiều tác giả tập trung vào việc đánh
giá những đóng góp của hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp dựa trên các
hình thức liên kết và kết quả của hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh
nghiệp (Spyros, 2005).
Liên kết trường đại học – doanh nghiệp không chỉ có vai trò quan trọng
tại các nước phát triển mà còn giữ vài trò then chốt đối với các quốc gia đang
phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa. Vào thập niên 1950 các quốc
gia đang phát triển gần như không có năng lực công nghiệp. Quá trình công
nghiệp hóa đòi hỏi các nước phải phát triển năng lực quốc gia để sử dụng
nguyên liệu và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước
(Todaro, 2006). Với nền tảng hạ tầng thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ
thấp việc xây dựng năng lực công nghiệp của các quốc gia đang phát triển rất
khó khăn. Công nghiệp hóa được xem như một chìa khóa để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống. Công nghiệp hóa cũng giúp
1
các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là công cụ để biến đổi các ngành nông
nghiệp, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ khác trở thành các lĩnh vực
có năng suất cao (David, 2006). Để thực hiện công nghiệp hóa thành công, cần
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển các nghiên
cứu cơ bản trở thành các sản phẩm thương mại hóa.
Do việc quan trọng của liên kết đại học – doanh nghiệp đối với phát triển
kinh tế đất nước và quá trình công nghiệp hóa có thể thành công hay không. Bởi
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học
công nghệ cho sản xuất và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao để khai thác
các nguồn lực truyền thống như đất đai, vốn, nguồn nhân lực. Cả các quốc gia
công nghiệp và các quốc gia đang phát triển đều nhận biết được rằng công nghệ
đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của
người dân. Đồng thời nhiều quốc gia cũng nhận biết được rằng chuyển giao
công nghệ đóng vai trò sống còn đối với quá trình công nghiệp hóa cũng như
toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia và điều đó chỉ có thể đạt được thông qua
hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp.
Quá trình liên kết đại học – doanh nghiệp cũng phát sinh những khó khăn
do sự khác biệt về lợi ích của hai phía mặc dù cả hai đều hướng tới việc tạo ra
lợi ích cho mình thông qua liên kết. Các nghiên cứu khác nhau trên nhiều thị
trường cho thấy những khó khăn chính của hoạt động liên kết thường xuất phát
từ việc thiếu đồng thuận trong mục tiêu nghiên cứu, các xung đột về quyền sở
hữu trí tuệ, những khó khăn tài chính hay sự khác biệt về văn hóa giữa trường
đại học và doanh nghiệp (Bonaccorsi, 2007). Những khó khăn hay rào cản cản
trở quá trình liên kết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu công nghiệp hóa
đất nước, các mục tiêu về thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ
trong nền kinh tế. Bởi vậy, việc xác định những loại rào cản chính ảnh hưởng tới
hiệu quả thực hiện các hình thức liên kết để hạn chế chúng trong quá trình hợp
tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là rất cần thiết.
Như vậy, việc liên kết đại học – doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho cả
trường đại học, doanh nghiệp và toàn xã hội. Những lợi ích từ quá trình liên kết
đại học – doanh nghiệp có thể giúp quốc gia đạt được những mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và cách tân nền công nghiệp, thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa. Bởi vậy, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp để từ đó có giải pháp tăng cường
động cơ liên kết của các bên, hạn chế những rào cản liên kết, thực hiện hiệu quả
các hoạt động liên kết là rất cần thiết. Điều này càng trở nên đặc biệt hơn đối với
2
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thực tế, các nghiên cứu về hoạt
động liên kết đại học – doanh nghiệp tại Việt Nam cũng chưa nhiều, các nghiên
cứu tập trung vào việc đánh giá những bài học kinh nghiệm để khuyến nghị
những giải pháp cho việc phát triển hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
Những nghiên cứu như vậy chưa phân loại được những nhóm động cơ, những
rào cản, các nhóm hình thức liên kết đang tồn tại trong mối quan hệ hợp tác giữa
các trường đại học với doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kỹ thuật với doanh
nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. Luận
án tập trung vào xác định những động cơ, rào cản, những hình thức liên kết tồn
tại trong trường đại học và tác động của những động cơ, rào cản liên kết tới các
hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ý tưởng về liên kết đào tạo và nghiên cứu được đưa ra ở Đức bởi
WilhelmVon Humboldt Năm 1810 ông là người sáng lập ra Đại học Berlin,
trường đã thực hiện ý tưởng của ông, và mô hình liên kết này đã lan rộng tại
nhiều trường đại học của châu Âu và châu Mỹ. Trong nhiều thế kỷ, các trường
đại học hầu như chỉ có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các
ngành kinh tế, xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia. Cải cách lớn
nhất của Trường Đại học Humboldt (Humboldt University of Berlin) là đã thay
đổi toàn bộ mục tiêu hoạt động của trường bằng cách chuyển trọng tâm sang
nghiên cứu, và nghiên cứu trở thành yếu tố sống còn giúp cho hoạt động đào tạo
đóng góp trực tiếp cho xã hội và phát triển kinh tế. Mục tiêu của Trường Đại học
Humboldt được đặt ra rất rõ ràng. Thứ nhất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu
cơ bản, để tiến tới đạt được trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Thứ hai, nghiên cứu trong trường đại học gắn liền với thực tế và đóng góp
cho sự phát triển của quốc gia, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ phục
vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự, đưa nước Đức trở thành quốc gia
hùng mạnh nhất thế giới. Ngay từ cuối thế kỷ 19, hãng dược phẩm nổi tiếng của
Đức (Bayer) đã thiết lập các mối quan hệ với các trường đại học (Bower, 1993).
Etzkowitz & Leydesdorff (2000) đã đưa ra các mô hình liên kết giữa nhà
nước – doanh nghiệp – trường đại học để luận giải quá trình phát triển của liên
kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Mô hình này đã và đang được ứng
dụng trong việc nghiên cứu vấn đề này tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt
là các nghiên cứu của Charles (2003), Cooke (2001), Dasgusta & David (1994),
3
Kitagawa (2004), Lundvall (1993), Nelson (1993, 2004), Salter & Martin (2001)
về vai trò của trường đại học trong quá trình đổi mới công nghệ và phát triển
kinh tế xã hội, các trường đại học được đánh giá là yếu tố trung tâm của hệ
thống kinh tế; nghiên cứu của Etzkowitz & Leydesdorff (2000), Slaughter &
Leslie (1997) về xu hướng thực hiện “nhiệm vụ thứ ba” của các trường đại học
trong việc đóng góp và tham gia trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh
hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Các nghiên cứu của Anselin & cộng sự (2000),
Arundel & Geuna (2004), Cohen, & cộng sự (2002), Fontana & cộng sự (2006),
Jaffe (1989), Lee (1996), Santoro & Chakrabarti (1999), Tornquist & Kallsen
(1994) tập trung vào phân tích những đặc tính liên quan đến nhà trường, doanh
nghiệp trong việc hình thành liên kết.
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những nội
dung liên quan đến bản chất của liên kết trường đại học – doanh nghiệp như tính
tất yếu, các hình thức liên kết, phương pháp đánh giá cũng đã xuất hiện một số
đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu
được tiến hành tại các nước phát triển như là Mỹ và các nước phương Tây. Tuy
nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu về nội dung này chưa nhiều.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, vấn đề liên kết trường đại học với doanh nghiệp
mới thực sự trở thành một đề tài được quan tâm đặc biệt. Thực hiện chủ trương
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục đại học, gắn đào tạo với nhu
cầu xã hội, nhiều hội thảo – hội nghị đã được tổ chức tại các trường đại học
nhằm phân tích thực trạng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo và nghiên cứu, ví dụ như Hội thảo Nhà trường và Doanh nghiệp tại Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội (22/5/2007); Hội thảo khoa học quốc gia “Tương
tác trường đại học – doanh nghiệp theo mục tiêu nâng cao chất lượng đáp ứng
nhu cầu xã hội và năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp” tại Đại học
Thương mại (22/4/2009)
Ngoài các hội thảo tại trường đại học, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các
đề tài nghiên cứu, biên soạn sách chuyên khảo và viết bài về liên kết trường đại
học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đề cập đến vấn đề liên
kết trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
một cách toàn diện. Các bài viết chủ yếu tập trung vào nội dung liên kết giữa
nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Ví dụ như
đề tài “Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo
và nghiên cứu” của Trần Anh Tài & Trần Văn Hùng (2009) đã đã nêu ra quan
4
điểm chính sách về mối liên kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp;
đưa ra các nội dung về liên kết trường đại học và doanh nghiệp tại các quốc gia
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore; nhưng mới chỉ giới thiệu một số thông tin sơ
lược về tình hình liên kết trường đại học và doanh nghiêp tại Việt Nam. Đề tài
“Nghiên cứu giải pháp phát triển doanh nghiệp trong trường đại học” của Lê
Thị Mai Hương & cộng sự (2009) lại tập trung vào việc nghiên cứu mô hình và
đề xuất giải pháp xây dựng doanh nghiệp trong các trường đại học như một
trong những hình thức thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.
Bài báo “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp” của Trần
Anh Tài (2009) mới chỉ làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và xã
hội, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học ở nước ta hiện nay,
từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần làm cho sản phẩm đào tạo của các
trường đại học đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Bài viết “Mô
hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của
Phùng Xuân Nhạ (2009) đề cập tới thực trạng đào tạo thiếu gắn kết với nhu cầu
doanh nghiệp. Để thúc đẩy mới liên kết này, bài báo cũng làm rõ hơn một số nội
dung trong liên kết nhà trường – doanh nghiệp như lợi ích, cơ chế liên kết và
điều kiện thành công. Các tác giả Nguyễn Minh Phong, Dương Quỳnh Chi
(2008) trong bài viết “Hợp tác đại học và doanh nghiệp – góc nhìn của người
trong cuộc” lại đề cập đến vấn đề nguồn nhân lực trong xã hội và đào tạo, sự cần
thiết của việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Trịnh Thị Mai Hoa
(2008) tập trung vào vai trò của doanh nghiệp như một nhà cung cấp thông tin
để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động.
Như vậy, thực tế hiện nay các nghiên cứu về liên kết trường đại học –
doanh nghiệp ở Việt Nam mới dừng lại ở các đánh giá của các bên về các hình
thức liên kết và đề xuất những giải pháp cho thúc đẩy liên kết đại học – doanh
nghiệp. Các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh tổng hợp kinh nghiệm về hoạt
động liên kết đại học – doanh nghiệp từ các trường đại học nước ngoài hay kinh
nghiệm của các nước. Thực tế thiếu vắng những nghiên cứu xem xét các yếu tố
ảnh hưởng tới liên kết trường đại học với doanh nghiệp. Bởi vậy, nghiên cứu
này đặt ra các câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, các hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp nào đang
diễn ra ở Việt Nam?
Thứ hai, những yếu tố nào ảnh hưởng tới liên kết trường đại học – doanh
nghiệp tại Việt Nam?
5
Những câu hỏi nghiên cứu này sẽ được cụ thể hóa nhằm xác định các biến
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu trong chương 2
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chung của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng
tới liên kết (động cơ và rào cản) trong mối quan hệ với các hình thức liên kết.
Những mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
Thứ nhất, tổng hợp cơ sở lý luận về liên kết trường đại học – doanh nghiệp.
Thứ hai, xây dựng được một khung phân tích về liên kết đại học – doanh
nghiệp cho các trường đại học kĩ thuật tại Việt Nam.
Thứ ba, xác định các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp chính đang
tồn tại trong thực tế hoạt động của các trường đại học.
Thứ tư, xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng mang tính thúc đẩy và các
yếu ảnh hưởng có tính cản trở hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Thứ năm, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trường đại
học – doanh nghiệp tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết trường đại học – doanh
nghiệp và ảnh hưởng của các yếu tố động cơ và rào cản tới hoạt động liên kết
trường đại học – doanh nghiệp tại các trường đại học kỹ thuật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động hợp tác trường đại học kỹ
thuật với doanh nghiệp thông qua khảo sát tại ba trường đại học là Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Trường Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát cán bộ, giảng viên và lãnh
đạo các doanh nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu tình huống để giải quyết các
vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các đối tượng tiếp cận nghiên cứu bao gồm các trường
đại học kỹ thuật có thực hiện các hoạt động liên kết với doanh nghiệp. Đối
tượng điển hình lựa chọn cho nghiên cứu được bao gồm các trường: Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Trường Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Các nghiên cứu định tính được sử dụng bằng phương
pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia bao gồm những lãnh đạo các trường đại học,
các nhà quản lý doanh nghiệp.
6
Dữ liệu khảo sát của nghiên cứu được phân tích bằng các kỹ thuật phân tích
dữ liệu đa biến để có thông tin trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Đầu tiên, tác
giả sử dụng phân tích khám phá nhân tố để khám phá cấu trúc các khái niệm
nghiên cứu trong từng nhân tố (rào cản, động cơ, hình thức, định hướng giải
pháp) từ dữ liệu thực nghiệm. Cấu trúc khái niệm nghiên cứu khám phá được từ
phân tích khám phá nhân tố tiếp tục được đánh giá tính tin cậy bằng hệ số
Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Tiếp theo tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu cụ thể dựa trên dữ liệu thực nghiệm từ kết quả phân tích khám
phá nhân tố. Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu đề xuất tác giả sử dụng phân tích tương quan và các phân tích hồi quy được
sử dụng để đánh giá các mối quan hệ nhân quả và kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu. Để đánh giá sự khác biệt theo giai đoạn phân tích bằng Paired test
được sử dụng và so sánh sự khác biệt giữa các trường đại học phân tích phương
sai (ANOVA) được sử dụng.
6. Những đóng góp mới của luận án
Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến liên kết trường
đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại
những đóng góp mới cả ở khía cạnh khoa học và khía cạnh thực tiễn.
Về mặt khoa học, lý luận:
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa được các cơ sở lý luận và
thực tiễn về hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp trong nghiên cứu,
đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.
Thứ hai, luận án đã xây dựng được một mô hình đánh giá được ảnh hưởng
của những yếu tố động cơ thúc đẩy và những rào cản liên kết tới mức độ thực
hiện các hình thức liên kết giữa các trường đại học kỹ thuật tại Việt. Bộ thang đo
phát triển mới được kiểm định đạt tính tin cậy, mô hình nghiên cứu với đề xuất
về khung cấu trúc khái niệm nghiên cứu được xem là thích hợp cho các nghiên
cứu tại Việt Nam. Bởi vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất và các công cụ đo lường
có thể được sử dụng để đánh giá các hoạt động liên kết trường đại học – doanh
nghiệp tại các trường đại học Việt Nam, đặc biệt là khối các trường đại học kỹ
thuật.
Về mặt thực tiễn:
Một là, luận án dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng hợp các mô hình liên
kết đại học – doanh nghiệp hiện đại đã đề xuất một khung phân tích cho hoạt
động liên kết đại học – doanh nghiệp tại các trường đại học của Việt Nam.
Hai là, luận án cũng đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
7
liên kết đại học – doanh nghiệp tại các trường đại học Việt Nam bao gồm: (1)
xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc trường đối với
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp; (2) phá vỡ các rào cản liên kết giữa
trường đại học và doanh nghiệp; (3) thúc đẩy động cơ liên kết đại học – doanh
nghiệp gắn với chia sẻ lợi ích giữa trường đại học và doanh nghiệp; (4) đổi mới
hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp; (5) thúc đẩy các giải pháp
chủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt động liên kết của nhà trường; và
(6) thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ.
2.7. Bố cục của luận án
Luận án gồm 150 trang, 7 phụ lục và 142 tài liệu tham khảo. Ngoài phần
mở đầu, luận án được thiết kế gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về liên kết trường đại học – doanh
nghiệp
Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm tại các trường đại học kỹ thuật và khảo
sát doanh nghiệp
Chương 4: Thảo luận và đề xuất
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT GIỮA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC – DOANH NGHIỆP
1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu liên kết trường đại học – doanh nghiệp
Tác giả tổng hợp ba hướng nghiên cứu chính liên quan đến hoạt động liên
kết đại học – doanh nghiệp bao gồm (1) hệ thống đổi mới quốc gia; (2) tiếp cận
thức sáng tạo tri thức và (3) mô hình Triple Helix. Trong đó:
1.1.1. Hệ thống đổi mới quốc gia
Hệ thống đổi mới quốc gia đề cập tới một tập hợp các quan hệ phức tạp
giữa các tác nhân tạo ra, phân bổ và ứng dụng các loại tri thức khác nhau.
Tiếp cận bằng hệ thống đổi mới quốc gia là một hướng tiếp cận cho các
nghiên cứu liên kết trường đại học – doanh nghiệp bởi trường đại học và doanh
nghiệp đều là các thành phần tạo ra, phân bổ và sử dụng tri thức. Trong đó,
trường đại học là nguồn cung cấp tri thức thông qua quá trình liên kết chuyên
giao cho các doanh nghiệp, thông qua hợp tác có thể cùng tạo ra tri thức và ứng
dụng các tri thức đó trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
1.1.2 Tiếp cận bằng phương thức sáng tạo tri thức
Hướng tiếp cận thứ hai của liên kết đại học – doanh nghiệp dựa trên mô
hình “phương thức thứ hai về sáng tạo tri thức”. Tiếp cận dựa trên mạng lưới
sáng tạo trong ngắn hạn, thiết lập các cấu trúc liên kết linh hoạt. Các tiếp cận
này cũng tạo ra sự không đồng nhất về hoạt động sáng tạo tri thức, các kỹ năng
kinh nghiệm và địa điểm diễn ra.
1.1.3. “Mô hình Triple Helix” về mối quan hệ giữa trường đại học - Doanh
nghiệp - Chính phủ” trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Mô hình Tripble Helix là hướng tiếp cận thứ ba cho đánh giá hoạt động liên
kết trường đại học – doanh nghiệp. Mô hình Tripble Helix thiết lập khung phân
tích về mối quan hệ giữa trường đại học – doanh nghiệp – chính phủ trong hoạt
động liên kết. Mô hình Tripble Helix được xem là một trong những cách phổ
biến nhất trong nghiên cứu về liên kết đại học – doanh nghiệp. Ngoài quan hệ
trường đại học – doanh nghiệp mô hình Triple Helix còn xem xét mối quan hệ
ba bên với chính phủ nhằm hướng tới lợi ích của các bên trong hoạt động liên
kết.
1.2. Cơ sở lý luận về liên kết trường đại học - doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về liên kết trường đại học – doanh nghiệp
Liên kết trường đại học – doanh nghiệp là mối quan hệ hoặc tương tác
chính tắc hoặc không chính tắc giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong
các hoạt động đem lại lợi ích cho cả hai phía, đồng thời góp phần đạt được mục
9
tiêu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia (Aslan,
2006).
1.2.2. Các hình thức liên kết trường đại học - doanh nghiệp
Các hình thức liên kết trường đại học – doanh nghiệp là những cách thức,
hình thức cụ thể thực hiện hoạt động hợp tác, liên kết giữa trường đại học, các
đơn vị của nhà trường với các doanh nghiệp. Các hình thức liên kết trong thực tế
rất đa dạng từ các hình thức chính tắc như các thỏa thuận hợp tác giữa trường
đại học với doanh nghiệp đến các hình thức phi chính tắc như sự chủ động của
giảng viên hay doanh nghiệp không thông qua các thỏa thuận chính thức.
1.2.3. Động cơ thúc đẩy việc thiết lập liên kết trường đại học – doanh nghiệp
Động cơ thường xuất phát từ những lợi ích mang lại cho các bên tham gia
liên kết. Các trường đại học và các doanh nghiệp thường xây dựng các mối quan
hệ hợp tác vì nhận thức được những lợi ích mang lại từ việc hợp tác (Mora-
Valentin, 2000). Có nhiều động cơ liên kết giữa trường đại học – và doanh
nghiệp nhưng đều xuất phát từ nhu cầu lợi ích của cả hai bên. Từ phía trường đại
học là những động cơ về thu hút tài trợ, chuyển giao thiết bị (động cơ tài chính);
động cơ chuyển giao kết quả nghiên cứu; động cơ cải thiện chất lượng đào tạo
hay phát triển tri thức.
Trong thực tế, động cơ liên kết có thể có ảnh hưởng tới cách thức lựa chọn
các hình thức liên kết của doanh nghiệp và định hướng cho việc lựa chọn những
giải pháp thúc đẩy hoạt động liên kết dựa trên những mong muốn và nỗ lực thực
hiện của các bên tham gia liên kết.
1.2.4. Những rào cản trong liên kết trường đại học - doanh nghiệp
Rào cản thường được hiểu là những cản trở cho hoạt động liên kết. Những
rào cản xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể từ bên trong hay bên
ngoài trường đại học. Những rào cản bên trong thường đến từ cấu trúc tổ chức
hay khoảng cách về khả năng đáp ứng giữa trường đại học và doanh nghiệp.
Những rào cản bên ngoài do sự khác biệt về văn hóa hay mục tiêu giữa trường
đại học và doanh nghiệp cũng như thiếu chính sách từ nhà nước. Những loại rào
cản khác nhau cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn các hình thức liên kết khác
nhau của các trường và doanh nghiệp.
1.3 Mối quan hệ giữa rào cản liên kết – động cơ liên kết – hình thức liên kết
và lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết
1.3.1 Mối quan hệ giữa rào cản liên kết – hình thức liên kết
Thực tế các hình thức liên kết, hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp
rất đa dạng phụ thuộc vào các bối cảnh cụ thể và định hướng của từng trường
10
đại học hay mục đích của doanh nghiệp. Những rào cản liên kết khác nhau từ
phía đại học có thể ảnh hưởng tới mức độ thực hiện các hình thức liên kết đại
học – doanh nghiệp khác nhau trong thực tế.
1.3.2 Quan hệ giữa động cơ liên kết với các hình thức liên kết
Ở khía cạnh các doanh nghiệp các động cơ thúc đẩy liên kết thường đến
từ việc nhận thức các lợi ích có được từ hoạt động liên kết cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Xuất phát từ những động cơ khác nhau, hay động cơ liên kết nào chiếm
ưu thế trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc ưu tiên cho những hình thức
liên kết nhất định.
1.4 Phương pháp đánh giá liên kết đại học – doanh nghiệp
Đánh giá hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận
khác nhau phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu và mục đích đánh giá của từng nghiên
cứu. Có thể chia phương pháp đánh giá hoạt động liên kết đại học – doanh
nghiệp thành hai hướng tiếp cận (1) đánh giá qua quá trình thực hiện dựa trên
các thành quả đạt được bằng những dữ liệu thứ cấp; (2) đánh giá dựa trên khảo
sát những đối tượng tham gia vào hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường đại
học và doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình cho các nghiên cứu phát triển và
kiểm chứng mô hình nghiên cứu được đề xuất bởi Cresswell (2009); Nguyễn
Đình Thọ (2011), McKenzie và cộng sự (2011).
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
2.2 Thiết kế phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết đại học
– doanh nghiệp tại các trường đại học kỹ thuật Việt Nam
2.2.1. Khái quát về các trường đại học tham gia trong nghiên cứu
Tác giả lựa chọn ba trường Đại học tiêu biểu để tiến hành nghiên cứu là
Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và Đại học Bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định vấn đề và
mục tiêu nghiên
cứu
Phát triển mô hình
nghiên cứu
Đánh giá cơ sở lý
thuyết từ NC trước
Xây dựng công cụ
đo lường
Hiệu chỉnh, hoàn
thiện thang đo
Thu thập dữ liệu
nghiên cứu
Phân tích dữ liệu Báo cáo kết quả
nghiên cứu
11
Kết quả cho thấy thực sự có tồn tại các hình thức liên kết giữa trường đại
học và doanh nghiệp tại các trường đại học tại Việt Nam. Ngoài ra hoạt động
liên kết cũng tồn tại những thuận lợi và khó khăn cho cả doanh nghiệp và nhà
trường.
2.2.2 Phát triển mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên tham khảo các lý thuyết về
liên kết đại học – doanh nghiệp và phỏng vấn các chuyên gia bằng các câu hỏi
phi cấu trúc (Suanders & cộng sự, 2007; Cresswell, 2009). Kết quả thông qua
các phỏng vấn khám phá các bản chất giữa các yếu tố rào cản và các yếu tố động
cơ thúc đẩy với việc thực hiện (mức độ thực hiện) các hình thức liên kết đang
tồn tại tại các đại học. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng các phân tích tương quan
với dữ liệu thực nghiệm để kiểm chứng các mối quan hệ khác giữa động cơ –
rào cản – hình thức và định hướng các giải pháp thúc đẩy liên kết đại học –
doanh nghiệp.
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Rào cản có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ thực hiện các hình thức
liên kết trong thực tế.
H2: Động cơ liên kết có ảnh hưởng tích cực đến mức độ thực hiện các hình
thức liên kết trong thực tế.
2.2.3 Thiết lập các công cụ đo lường
2.2.3.1 Thiết lập bộ công cụ ban đầu
Đối với nhóm hình thức liên kết, tác giả tham khảo từ các nghiên cứu trước
đây về liên kết đại học – doanh nghiệp (Howells (1986); Vedovello (1998);
Aslan (2006); Eham (2008) Geisler & Robenstein (1989); Temsirripoj (2003) và
sử dụng phương pháp chuyên gia thu được 22 chỉ tiêu đánh giá.
Động cơ liên kết
Mức độ thực hiện các hiện
các hình thức liên kết
Rào cản liên kết
12
Đối với các yếu tố về động cơ liên kết tác giả cũng sử dụng những chỉ tiêu
được đề cập trong các nghiên cứu trước đây (Gesler & Robenstein, 1989; Peters
& Fusfeld, 1982; Polt & cộng sự, 2001) và thực hiện thảo luận với các chuyên
gia thu được 19 chỉ tiêu đánh giá.
Đối với các khía cạnh đánh giá các rào cản liên kết, tác giả sử dụng những
khía cạnh được đề cập trước đây trong nghiên cứu của Howells & cộng sự
(1998) để phỏng vấn các chuyên gia tại các trường đại học thu được 18 chỉ tiêu.
Để thu được thêm các thông tin cho phần xây dựng các giải pháp thúc đẩy
liên kết tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia và thu được 12 chỉ tiêu.
Đối với khía cạnh để khảo sát từ phía doanh nghiệp cũng vậy, tác giả cũng
tham khảo những chỉ tiêu được đề cập trong nghiên cứu trước đây là thảo luận
với các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong hoạt động liên kết
với trường đại học và thu về 36 chỉ tiêu.
2.2.3.2 Thiết lập bộ công cụ chính thức
Tác giả sử dụng đánh giá vòng thứ hai với 10 chuyên gia từ các trường đại
học và 07 chuyên gia từ phía doanh nghiệp với thang điểm 10, trong đó 1 là
hoàn toàn không quan trọng/cần thiết/hiệu quả và 10 là hoàn toàn quan
trọng/cần thiết/hiệu quả. Những chỉ tiêu được giữ lại là những chỉ tiêu có quá
nửa số chuyên gia xác nhận là có tồn tại/cần thiết và điểm đánh giá trung bình
của các chuyên gia ở mức khá (6.5) trở lên. Trong đó, chỉ tiêu khảo sát cho các
hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp là 15 chỉ tiêu; chỉ tiêu khảo sát với
nhân tố động cơ thúc đẩy liên kết là 15 chỉ tiêu; chỉ tiêu khảo sát với nhân tố rào
cản liên kết trường đại học – doanh nghiệp là 16 chỉ tiêu; Chỉ tiêu khảo sát định
hướng giải pháp tăng cường liên kết là 12 chỉ tiêu và 36 chỉ tiêu đánh giá từ phía
doanh nghiệp cho ba nhóm (1) những lý do thiết lập liên kết với trường đại học;
(2) những khía cạnh cản trở liên kết với trường đại học và (3) những nhiệm vụ
cần làm để thúc đẩy liên kết với các trường đại học.
2.2.3.3 Lựa chọn mức độ thang đo
Mức độ lựa chọn thang đo cho các khía cạnh khảo sát được sử dụng là
thang đo Likert 5 điểm với 1 = không tồn tại/không quan trọng/không cần thiết
và 5 = rất phổ biến/rất quan trọng/rất cần thiết.
2.2.4 Cách tiếp cận nghiên cứu, chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống – case study để
đánh giá thực trạng hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
13
2.2.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu
Đối tượng khảo sát gồm hai nhóm giảng viên và lãnh đạo các doanh
nghiệp cỡ mẫu tối thiểu là 300 với giảng viên và 200 với các lãnh đạo doanh
nghiệp. Phương pháp thu thập dữ liệu được thực hiện bằng khảo sát trực tiếp các
đối tượng bằng bảng câu hỏi có cấu trúc.
2.5. Khám phá các nhân tố, đánh giá tính tin cậy và điều chỉnh mô hình
nghiên cứu
Luận án sử dụng phân tích khám phá nhân tố để phân nhóm các chỉ tiêu với
các tiêu chuẩn hệ số KMO lớn hơn 0.5, các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, kiểm
định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value) và phương sai giải thích lớn hơn 50%
(Hair & cộng sự). Tiếp theo các nhân tố hình thành tiếp tục được đánh giá tính
tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng với tiêu chuẩn
lớn hơn 0.6 và 0.3 (Nunally & Berstein, 1994)
Kết quả phân tích với dữ liệu thực nghiệm cho thấy sử dụng phân tích nhân
tố là phù hợp hình thức liên kết hình thành 4 nhóm: (1) “liên kết dựa vào tài trợ
và chuyển giao”; (2) “liên kết dựa trên kết quả; (3) “Phối hợp liên kết chủ động
của trường đại học”; (4) “liên kết dựa vào tham gia và trao đổi”.
Kết quả phân tích với dữ liệu cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp, hình
thành ba nhân tố: (1) “động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy”; (2) “động cơ lợi
ích tài chính”; (3) “Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả”
Kết quả phân tích với dữ liệu cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp, hình
thành ba nhân tố: (1) “rào cản do khoảng cách đáp ứng đại học – doanh nghiệp”;
(2) “rào cản nhận thức”; (3) “rào cản nội bộ”.
Kết quả phân tích với dữ liệu cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp, hình
thành ba nhân tố: (1) “tự chủ trao đổi”; (2) “chuyên môn hóa và truyền thông;
(3)“thưởng khuyến khích”.
Kết quả đánh giá cho thấy các nhân tố hình thành đều đạt tính tin cậy cần
thiết, hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0.3.
Bảng Kết quả phân tích sự tin cậy thang đo các nhân tố:
Nhân tố
Số biến
quan sát
Hệ số
Cronbach
Alpha
Tiếp nhận tài trợ và chuyển giao 6 0.864
Liên kết dựa trên kết quả 3 0.860
Phối hợp liên kết chủ động của nhà trường 3 0.771
14
Nhân tố
Số biến
quan sát
Hệ số
Cronbach
Alpha
Liên kết dựa vào tham gia và trao đổi 4 0.689
Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy 7 0.899
Động cơ lợi ích tài chính 3 0.797
Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết
quả
3 0.776
Tự chủ trao đổi 5 0.839
Chuyên môn hóa và truyền thông 4 0.814
Thưởng khuyến khích 3 0.763
2.6 Điều chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trường đại
học với doanh nghiệp Việt Nam đã điều chỉnh
Rào cản do khoảng cách
đáp ứng ĐH với DN
Động cơ cải thiện chất
lượng giảng dạy
Động cơ phát triển kiến
thức và ứng dụng kết quả
Rào cản nội bộ
Rào cản nhận thức
Động cơ lợi ích tài chính
Tiếp nhận tài trợ và
chuyển giao
Liên kết dựa vào kết quả
Phối hợp liên kết chủ
động của nhà trường
Liên kết dựa vào tham gia
và trao đổi
Động cơ liên kết
Rào cản liên kết
15
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KỸ THUẬT VÀ DOANH NGHIỆP
3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu với 413 giảng viên đại học và 215 lãnh đạo các doanh nghiệp
có tham gia các hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
3.2 Phân tích tương quan về mối quan hệ giữa động cơ – rào cản – hình
thức và lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết
Có mối quan hệ giữa các yếu tố động cơ – rào cản – hình thức và lựa chọn
giải pháp thúc đẩy liên kết, các hệ số tương quan đều khác giá trị 0.
3.3 Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Phân tích mối quan hệ rào cản liên kết, động cơ liên kết với hình thức
nhận tài trợ và chuyển giao
Bảng 3.7. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của rào cản liên kết, động cơ liên
kết đến hình thức liên kết dựa vào tiếp nhận và chuyển giao
Biến độc
lập
Hệ số chưa chuẩn
hóa
Hệ số
chuẩn hóa t p-value
Thống kê đa
cộng tuyến
B SE Beta VIF
Hệ số chặn 0.760 0.365
2.081 0.038
TC 0.007 0.045 0.007 0.146 0.884 1.234
KT 0.026 0.071 0.017 0.361 0.718 1.232
CLDT 0.488 0.056 0.445 8.750 0.000 1.505
NB -0.042 0.051 -0.048
-
0.816
0.415 1.996
NT 0.292 0.057 0.314 5.103 0.000 2.204
KC -0.128 0.054 -0.152
-
2.391
0.017 2.339
p-value(F) = 0.000
Biến phụ thuộc: hình thức tiếp nhận và chuyển giao
3.3.2 Phân tích mối quan hệ rào cản liên kết, động cơ liên kết và các hình
thức liên kết dựa trên kết quả
Bảng 3.8. Kết quả ước lượng mối quan hệ rào cản liên kết, động cơ liên kết
và hình thức liên kết dựa vào kết quả.
Biến độc lập Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa t p- value
Thống kê
đa cộng
tuyên
B SE Beta VIF
16
Hệ số chặn 0.100 0.322 0.311 0.756
TC -0.056 0.04 -0.059 -1.391 0.165 1.234
KT 0.677 0.063 0.46 10.804 0.000 1.232
CLDT 0.043 0.049 0.041 0.871 0.384 1.505
NB -0.209 0.045 -0.25 -4.615 0.000 1.996
NT 0.196 0.05 0.221 3.881 0.000 2.204
KC -0.139 0.047 -0.173 -2.947 0.003 2.339
p-value(F) = 0.000
Biến phụ thuộc: Hình thức liên kết dựa vào kết quả (KQ)
3.3.3 Phân tích mối quan hệ rào cản liên kết, động cơ liên kết và các hình
thức phối hợp liên kết chủ động của nhà trường
Bảng 3.9. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa rào cản liên kết, động cơ liên
kết và hình thức phối hợp liên kết chủ động của nhà trường
Biến độc
lập
Hệ số chưa chuẩn
hóa
Hệ số chuẩn
hóa t p-value
Thống
kê đa
cộng
tuyến
B SE Beta VIF
Hệ số chặn 1.275 0.413
3.085 0.002
TC -0.048 0.051 -0.045 -0.928 0.354 1.234
KT 0.439 0.08 0.267 5.47 0.000 1.232
CLDT 0.153 0.063 0.131 2.423 0.016 1.505
NB -0.152 0.058 -0.163 -2.614 0.009 1.996
NT 0.333 0.065 0.336 5.142 0.000 2.204
KC -0.128 0.061 -0.142 -2.113 0.035 2.339
p-value (F) = 0.000
3.3.4 Phân tích mối quan hệ rào cản liên kết, động cơ liên kết và các hình
thức liên kết dựa vào việc tham gia và trao đổi
Bảng 3.10. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa rào cản liên kết, động cơ
liên kết và hình thức liên kết dựa vào tham gia và trao đổi.
Biến độc
lập
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa t p-value
Thống kê
đa cộng
tuyến
B SE Beta VIF
Hệ số
chặn
1.483 0.326
4.550 0.000
17
Biến độc
lập
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa t p-value
Thống kê
đa cộng
tuyến
B SE Beta VIF
TC -0.086 0.04 -0.102 -2.120 0.035 1.234
KT 0.166 0.063 0.127 2.626 0.009 1.232
CLDT 0.298 0.05 0.32 6.005 0.000 1.505
NB -0.099 0.046 -0.133 -2.169 0.031 1.996
NT 0.178 0.051 0.225 3.494 0.001 2.204
KC 0.062 0.048 0.087 1.308 0.192 2.339
p-value(F) = 0.000
Biến phụ thuộc: Liên kết dựa vào tham gia và trao đổi (TG)
3.4 Kết quả đánh giá sự thay đổi về mức độ thực hiện các hình thức liên kết
đại học – doanh nghiệp giai đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015
Tất cả các hình thức liên kết đều được đánh giá cao hơn ở giải đoạn 2010 –
2015 so với giai đoạn 2005 – 2009 (p-value < 0.05).
Các hình thức liên kết dựa vào kết quả cũng được cải thiện tốt hơn ở giai
đoạn 2010 – 2015 (p-value < 0.05).
Kiểm định Paired test cho thấy thực sự có sự khác biệt về mức độ liên kết
giữa hai giai đoạn ở mức ý nghĩa thống kê 5% (p-value < 0.05).
Kết quả kiểm định bằng Paired test cho thấy sự khác biệt giữa hai giai đoạn
là thực sự có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (p-value < 0.05).
3.5/6 Đánh giá sự khác biệt giữa các trường đại học về động cơ, rào cản,
hình thức và những giải pháp thúc đẩy liên kết đại học – doanh nghiệp
Kết quả cho thấy có xu hướng ở tất cả các hình thức liên kết, điểm đánh giá
của Đại học Bách khoa Đà Nẵng cao hơn Đại học Bách khoa Hà Nội và cuối
cùng là Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (p-value < 0.05).
Đối với động cơ lợi ích tài chính, kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt
giữa hai trường đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ
Chí Minh với đại học Bách khoa Đà Nẵng (p-value < 0.05).
Đối với động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng, giảng viên tại Đại học
Bách khoa Đà Nẵng có động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng cao hơn so với
Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy, xu hướng cho thấy động cơ
cải thiện chất lượng giảng dạy của Đại học Bách khoa Đà Nẵng lớn hơn.
18
Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt về các rào cản nội bộ và rào
cản do khoảng cách đáp ứng của trường đại học với doanh nghiệp (p-value <
0.05), nhưng không tìm thấy sự khác biệt giữa các trường về rào cản nhận thức
(p-value > 0.05).
Sự khác biệt về lựa chọn giải pháp thúc đẩy liên kết giữa đại học – doanh
nghiệp cũng có sự khác biệt giữa các trường đại học ở giải pháp về tự chủ trao
đổi (p-value < 0.05)
3.7. Kết quả phân tích tình hình thực hiện các hình thức liên kết, động cơ
liên kết, các rào cản liên kết và định hướng lựa chọn các giải pháp thúc đẩy
từ các trường khảo sát
3.7.1. Tình hình thực hiện các hình thức liên kết
Xu hướng cho thấy các hình thức liên kết dựa trên tài trợ và chuyển giao từ
các doanh nghiệp ở mức trung bình trên thang Likert 5 điểm.
Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát cho thấy các hình thức liên kết dựa
trên kết quả có sự khác biệt nhau khá rõ.
Đối với các hình thức phối hợp liên kết chủ động của trường đại học, điểm
trung bình được đánh giá giữa chúng có một vài chênh lệch.
Từ kết quả phân tích dữ liệu điều tra, các hình thức liên kết qua tham gia và
trao đổi không có khác biệt đáng kể, ở điểm đánh giá trên mức trung bình của
thang đo Likert 5 điểm.
3.7.2 Đánh giá đối với nhân tố động cơ liên kết
Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát cho thấy các động cơ cải thiện chất
lượng giảng dạy không có khác biệt đáng kể nhưng đều có điểm trung bình được
các giảng viên đánh giá ở mức khá cao trên thang đo Likert 5 điểm.
Từ kết quả phân tích, các động cơ tài chính được các giảng viên đánh giá
không có nhiều khác biệt và đều khá cao trên thang đo Likert 5 điểm.
Kết quả phân tích dữ liệu điều tra cho thấy các động cơ phát triển kiến thức
và ứng dụng kết quả được các giảng viên đánh giá khá tốt, điểm trên mức trung
bình trên thang đo Likert 5 điểm.
3.7.3. Rào cản liên kết
Đối với các rào cản do khoảng cách đáp ứng, điểm trung bình từ đánh giá
của các giảng viên không có nhiều khác biệt giữa các rào cản với nhau.
Xu hướng cho thấy điểm đánh giá các rào cản nhận thức dao động xung
quanh mức trung bình trên thang đo Likert 5 điểm.
19
Kết quả khảo sát cho thấy các rào cản nội bộ có mức độ đánh giá là không
khác nhau từ giảng viên của các trường đại học tham gia khảo sát. Xu hướng
cho thấy các rào cản nội bộ ở mức trung bình trên thang Likert 5 điểm.
3.8. Đánh giá từ doanh nghiệp
Nhìn chung các doanh nghiệp cũng mới chỉ ghi nhận những lợi ích của việc
hợp tác với trường đại học ở mức độ vừa phải.
Bên cạnh các yếu tố thúc đẩy liên kết doanh nghiệp với trường đại học,
nhóm nghiên cứu cũng khảo sát ý kiến các doanh nghiệp về các yếu tố cản trở
họ hợp tác với doanh nghiệp.
3.9. Đánh giá sự khác biệt về nhận thức của trường đại học và doanh
nghiệp về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp
Xu hướng cho thấy động cơ mong muốn thực hiện các hoạt động liên kết
của trường đại học cao hơn so với động cơ liên kết của các doanh nghiệp ở hầu
hết cả chỉ tiêu xem xét.
Kết quả phân tích cũng cho thấy có xu hướng khác biệt ở hầu hết các khía
cạnh nhận thức về các loại hình cản trở liên kết.
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy ngược lại với nhận thức
về lợi ích/động cơ liên kết và các rào cản liên kết, các doanh nghiệp và trường
đại học khá thống nhất với nhau về nhận định thực hiện các giải pháp thúc đẩy
liên kết.
20
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Các hình thức liên kết giữa đại học và doanh nghiệp đối với các trường đại
học kỹ thuật tại Việt Nam khá đa dạng với 15 hình thức hợp tác, liên kết khác
nhau được đề cập đến trong khảo sát của tác giả.
Các hình thức liên kết đại học – doanh nghiệp thực sự có sự cải thiện giữa
hai giai đoạn 2005 – 2009 và 2010 – 2015 ở tất cả các hình thức liên kết.
Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự khác biệt khá lớn về mức độ liên kết
trong tất cả các nhóm hình thức liên kết giữa các trường đại học.
Mức độ liên kết giữa đại học – doanh nghiệp hiện tại còn ở mức khá khiêm
tốn. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hình thức liên kết chỉ được đánh giá
ở mức điểm trung bình thấp và dưới trung bình.
Động cơ thực hiện hoạt động liên kết, hợp tác với doanh nghiệp của cán bộ
lãnh đạo khoa học, giảng viên tại các trường đại học khảo sát khá cao.
Các rào cản đối với hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp hiện tại ở
các trường đại học còn khá lớn.
Nghiên cứu cũng ghi nhận có ảnh hưởng của các loại rào cản liên kết, động
cơ liên kết đến mức độ thực hiện các hình thức liên kết.
Kết quả phân tích cho thấy định hướng lựa chọn các giải pháp của giảng
viên các trường đại học để thúc đẩy hoạt động liên kết chịu ảnh hưởng của các
nhân tố khác nhau.
4.2 Đề xuất khung phân tích cho hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp
Hình 4.1 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường
Đại học kỹ thuật với doanh nghiệp Việt Nam
ĐỘNG CƠ LIÊN
KẾT
RÀO CẢN LIÊN
KẾT
HÌNH THỨC
LIÊN KẾT
LỰA CHỌN GIẢI
PHÁP THÚC ĐẨY
LIÊN KẾT
Các
yếu tố
bối
cảnh
liên
kết
21
4.3 Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết đại học – doanh nghiệp
4.3.1 Xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc đối với
hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp
Thực hiện mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị và thực hiện quá trình tự
trị đại học; (1) thúc đẩy các đơn vị chủ động tổ chức các hoạt động tham gia
thực tập tại các doanh nghiệp cho sinh viên của nhà trường; (2) nhà trường nên
xây dựng các chính sách, mở rộng cơ chế về thu hút giảng viên là nhà quản lý,
chuyên gia từ các doanh nghiệp tham gia vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu và
hướng dẫn sinh viên tại các trường đại học; (3) tăng cường hoạt động phối hợp
với doanh nghiệp trong việc giới thiệu việc làm, tuyển dụng sinh viên của nhà
trường cho các vị trí công việc tiềm năng từ các doanh nghiệp; (4) chủ động mời
gọi và thực hiện các thỏa thuận với các doanh nghiệp cho phép giảng viên, sinh
viên được trao đổi, tham quan và thực tập, thực hành nghề nghiệp cho các vị trí
công việc tại các doanh nghiệp đối tác; (5) các trường đại học cần đầu tư nhiều
hơn cho hệ thống thư viện, các phòng thí nghiệm cho hoạt động đào tạo và
nghiên cứu của giảng viên, sinh viên.
4.3.2 Phá vỡ các rào cản liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp
Phá vỡ các rào cản liên kết thông qua: (1) phá vỡ các rào cản nội bộ từ bên
trong trường đại học; (2) cần phá vỡ các rào cản về nhận thức của giảng viên đối
với các hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp; (3) nhà trường cần thực hiện
các hoạt động để phá vỡ các rào cản về khoảng cách đáp ứng của trường đại học
– doanh nghiệp thông qua các hợp tác sâu và thực chất; (4) các trường đại học
cần chuyển dịch theo hướng thực tiễn hóa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong các ngành
công nghiệp.
22
4.3.3 Thúc đẩy các động cơ liên kết gắn với chia sẻ lợi ích giữa trường đại học
và doanh nghiệp
Thúc đẩy các động cơ liên kết thông qua: (1) các trường cần xây dựng các
quỹ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động liên kết trường đại học – doanh nghiệp;
(2) nhà trường cần xây dựng được các mạng lưới liên kết doanh nghiệp, liên kết
với các hiệp hội doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp.
4.3.4 Đổi mới các hình thức, mô hình liên kết đại học – doanh nghiệp
Đổi mới thông qua (1) các trường đại học và các doanh nghiệp có thể phối
hợp xây dựng các sàn giao dịch ý tưởng, giải pháp kỹ thuật; (2) các trường đại
học, đặc biệt là các đại hoc kỹ thuật cần xây dựng các mô hình về chuyển giao
công nghệ với các doanh nghiệp; (3) các trường đại học nên thực hiện xây dựng
các bộ phận chuyên trách và đẩy mạnh công tác giới thiệu, truyền thông về lợi
ích của các chương trình liên kết, hợp tác với doanh nghiệp.
4.3.5 Thúc đẩy các giải pháp thủ động liên kết từ doanh nghiệp trong hoạt
động liên kết của nhà trường
4.3.6 Thúc đẩy các giải pháp từ các nỗ lực của các cơ quan chính phủ.
4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, nghiên cứu mới được thực hiện tại ba trường đại học kỹ thuật lớn
nhất của ba miền. Thứ hai, nghiên cứu cũng phát triển nhiều thang đo nghiên
cứu mới, có thể còn những khiếm khuyết cần được kiểm chứng nhiều hơn trong
các nghiên cứu tiếp theo. Thứ ba, nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các
khía cạnh liên quan đến hoạt động liên kết từ bên trong, nghiên cứu chưa xem
xét nhiều đến những điều kiện “bối cảnh” có thể ảnh hưởng tới hoạt động liên
kết đại học – doanh nghiệp. Bởi vậy, tác giả đề xuất rằng các nghiên cứu tiếp
theo các nhà nghiên cứu có thể mở rộng quy mô nghiên cứu, đối tượng khảo sát
để có bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp. Các
thang đo nghiên cứu cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho các nghiên
cứu tiếp theo cũng như có thể mở rộng khảo sát cho các nhân tố khác có thể ảnh
hưởng tới hoạt động liên kết đại học – doanh nghiệp.
23
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyen Duc Trong, Le Hieu Hoc (2014). “A framework of evaluation
the collaboration between university and industry in technology
transfer”. Journal of Science and technology (technical universities). Pg
158 – 163.
2. Đào Chung Hải, Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2015). "Bài học cho
Việt Nam từ liên kết trường đại học – doanh nghiệp tại Nhật Bản". Tạp
chí Tài chính. Trang 105 – 106.
3. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Công viên khoa học – một
giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp”. Tạp
chí Công Thương. Trang 60 – 65.
4. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Mô hình Triple Helix về liên
kết trường đại học – doanh nghiệp – chính phủ và đề xuất cho Việt
Nam”. Tạp chí Quản lý kinh tế. Trang 48 – 47.
5. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Thực trạng liên kết trường
đại học - doanh nghiệp: Kết quả nghiên cứu từ góc nhìn doanh nghiệp
Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 236 (II), tháng 2/2017, trang
103 – 114.
6. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Liên kết trường đại học –
doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: tình huống
nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Nghiên cứu kinh tế
(Economics Studies), số 5 (468), tháng 5/2017, trang 42 – 56.
7. Nguyễn Đức Trọng, Lê Hiếu Học (2017). “Giải pháp phát triển liên kết
giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo,
số 17, tháng 6/2017, trang 41 – 43.
8. Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017). “Liên kết trường Đại học và
doanh nghiệp: Kết quả khảo sát tại Đại học Bách Khoa Đà Nẵng”. Tạp
chí Công Thương, số 7, tháng 6/2017, trang 251 – 257.
24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cac_yeu_to_anh_huong_toi_lien_ket_giua_truon.pdf