Đã tiến hành xác lập các tham số đối với các khối điện tửchức năng như: Khối
khuếch đại phổ, khối khuếch đại nhanh, khối gạt ngưỡng hằng, khối TAC của hệphổ
kếcộng biên độcác xung trùng phùng tại Viện nghiên cứu hạt nhân. Đã tiến hành thu
thập sốliệu phân rã gamma nối tầng của
52
V.
Sửdụng các phần mềm xửlý phổnhưGacasd, Colegram, Gamma Vision,
Orgin đểtiến hành xửlý các sốliệu thu được bao gồm: nối code, hiệu chuẩn năng
lượng, xác định hiệu suất ghi đối với từng đetectơcủa hệphổkếSACP, tính diện tích
các đỉnh trong phổphổgamma thu được, xây dựng sơ đồmức của
52
V từsốliệu thu
được, xác định được 39 cặp gamma chuyển dời nối tầng và cường độchuyển dời,
tính toán mật độmức trong vùng năng lượng từ0.5 MeV đến 7.5 MeV.
41 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng biên độ các xung trùng
phùng sử dụng hai đetectơ HPGe và một đetectơ nhấp nháy, đã được phát triển tại
nhóm “nghiên cứu số liệu và phản ứng hạt nhân”. Trên cơ sở các thiết bị này, các
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
2
thực nghiệm về nghiên cứu cấu trúc hạt nhân đối với một số đồng vị như 28Al, 49Ti,
153Sm, 172Yb, 239U đã được tiến hành. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu này, chỉ
mới đáp ứng được một phần trong dải các đồng vị cần nghiên cứu, nhằm bổ sung
vào thư viện số liệu thực nghiệm về cấu trúc hạt nhân của thế giới, góp phần khẳng
định những biện luận mới về mô hình tính toán lý thuyết và đối với mật độ mức hạt
nhân.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đã nêu ra ở trên, nội dung nghiên cứu:
“Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V” đã được chọn để làm luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ khóa 17 chuyên ngành Vật lý kỹ thuật. Các nội dung chính đã
thực hiện trong luận văn bao gồm: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển dời
năng lượng đối với hạt nhân 52V, tiến hành thực nghiệm ghi đo phổ gamma tức thời
từ phản ứng 51V(n,2γ)52V trên dòng nơtron nhiệt, xử lý số liệu thu nhận được để xác
định cường độ chuyển dời trên sơ đồ mức và mật độ mức thực nghiệm của hạt nhân
52V.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu phân rã gamma nối tầng và mật độ mức bằng phổ
kế cộng biên độ các xung trùng phùng
Năm 1958, Hoogenboom A.M đã đưa ra những phác thảo đầu tiên về hệ phổ
kế cộng biên độ các xung trùng phùng bằng các đetectơ nhấp nháy. Hệ cộng biên độ
xung từ hai đetectơ được thực hiện bằng khối điện tử cộng tương tự để cộng biên độ
xung. Các thiết bị phân tích biên độ vào thời điểm này là máy phân tích biên độ 256
kênh [1].
Từ năm 1981, tại Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân (VLHNCHN) Dubna đã
đưa ra vấn đề ghi nhận, lưu trữ và xử lý số liệu trên máy tính các thông tin thu được
từ hệ đo cộng biên độ các xung trùng phùng. Phương pháp này khác xa hẳn những
nguyên tắc ban đầu do Hoogenboom A.M đưa ra. Nó cho phép rút ngắn thời gian
thực hiện một nghiên cứu nhiều lần với độ chính xác cao hơn hẳn, loại trừ được ảnh
hưởng chênh lệch chênh lệch về thời điểm xuất hiện các xung từ đetectơ tương ứng
với một cặp chuyển dời nối tầng và khai thác các thông tin thuận lợi hơn. Phương
pháp do VLHNCHN Dubna đưa ra có cấu hình giống như hệ phổ kế trùng phùng
nhanh chậm hiện đại có lưu trữ và cộng bằng số. Trong khoảng thời gian từ năm
1985 đến năm 2000, nhóm nghiên cứu tại Dubna đã sử dụng hệ đo loại này nghiên
cứu số liệu phân rã gamma nối tầng và cấu trúc của khoảng 40 hạt nhân.
Hiện nay các hệ đo theo phương pháp này đã được phát triển ở nhiều nước
trên thế giới như Cộng hoà Séc, Hungary, Mỹ, Nhật,... và được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực ngoài số liệu và cấu trúc hạt nhân. Tên gọi của phương pháp đến nay
đã được thay đổi là trùng phùng “sự kiện - sự kiện”. Nhóm nghiên cứu tại Cộng hòa
Séc hiện nay chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề hàm lực và sự tồn tại của các
liên kết cặp bên trong hạt nhân. Nhóm nghiên cứu tại Dubna hiện nay đang khai
thác các số liệu từ thư viện ENSDF, tính toán lý thuyết và kết hợp nghiên cứu với
một số cơ sở khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu đã ra
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
4
nước ngoài và triển khai các nghiên cứu dựa trên phương pháp cộng biên độ các
xung trùng phùng, dùng trong nghiên cứu vũ trụ và thiên văn học. Hiện tại, đã xuất
hiện những công bố ứng dụng phương pháp này trong phân tích kích hoạt ở Nhật,
Mỹ, Hungary và một số nước khác.
Tại Việt Nam, phương pháp cộng biên độ các xung trùng phùng đã được
nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân
khác nhau, cuối năm 2005, hệ đo cộng biên độ các xung trùng phùng hoàn chỉnh
đầu tiên mới được lắp đặt tại Viện Nghiên cứu hạt nhân. Hiện nay hệ đo đã được
xây dựng với hai cấu hình, cấu hình dùng khối trùng phùng và cấu hình dùng TAC.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp bộ giai đoạn 2007-2009, nhóm nghiên cứu
tại Đà Lạt đã thử nghiệm thành công phương pháp (n,3γ) với hai đetectơ bán dẫn và
một đetectơ nhấp nháy. Các khối che chắn, bàn đặt mẫu và các đetectơ cũng được
thiết kế chế tạo đơn giản gọn nhẹ và hiệu quả [1,4,5]. Từ hệ đo này, nhóm nghiên
cứu đã tiến hành thu thập số liệu phân rã gamma nối tầng của các hạt nhân như:
28Al, 36Cl, 49Ti, 59Ni, 153Sm,182Ta, 239U,... Các kết quả nghiên cứu về phương pháp
lắp đặt, thiết kế giao diện, lựa chọn các tham số của hệ đo, các số liệu về mật độ
mức và hàm lực đã được công bố trên các hội nghị trong nước, hội nghị quốc tế và
tạp chí quốc tế [4,5].
1. 2. Một số đặc trưng của 52V
Năm 1801, Andrés Manuel del Río trong khi tách nguyên tố từ mẫu quặng
“chì đen” Mexicô đã phát hiện ra một nguyên tố mới và gọi là Vanadium.
Vanadium là một kim loại hiếm, mềm và dễ kéo thành sợi, là thành phần được tìm
thấy trong nhiều khoáng chất, có khả năng chống mòn tốt, bền với các loại chất
kiềm, axít sulfuric và axít clohiđric. Sau khi được phát hiện đến nay thì vanadium
được dùng để sản xuất một số hợp kim, trong tự nhiên vanadium bao gồm các đồng
vị phân bố từ 43V đến 61V trong đó đồng vị bền 51V là nhiều nhất chiếm tới 99.75%
[10]. 51V có tiết diện bắt nơtron nhiệt là 4.93 barn, có spin và chẵn lẻ là 7
2
−
. Đồng
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
5
vị 52V có thể được tạo thành từ các phản ứng 51V(d,p)52V hoặc 51V(n,γ)52V, là hạt
nhân không bền với chu kỳ bán hủy 1
2
3.75T = phút, có spin và chẵn lẽ ở trạng thái
bền là 3+. Hạt nhân 52V có ba proton và một neutron ở ngoài của lõi lấp đầy, lõi có
cấu trúc hai lần magic như hạt nhân 48Ca. Trong phản ứng bắt nơtron nhiệt
51V(n,γ)52V, hạt nhân 52V ở trạng thái kích thích có năng lượng liên kết nơtron B-
n=7311.24 keV, phát ra các bức xạ gamma để chuyển về trạng thái cơ bản, các dịch
chuyển này có thể là trực tiếp từ năng lượng liên kết Bn hoặc qua các mức trung
gian khác nhau như: 3733.13 keV, 2855.28 keV, 2479.59 keV, 2168 keV,..., 22.76
keV, 17.13 keV.
1.3. Tình hình nghiên cứu cường độ chuyển dời gamma và mật độ mức của 52V
Vanadium là một hạt nhân có cấu trúc lõi hai lần magic như hạt nhân 48Ca. Do
sự đặc biệt đó, nên hạt nhân này được nghiên cứu từ rất sớm, bằng dựa trên các
phản ứng 51V(d,p)52V và phản ứng 51V(n,γ)52V [6,7,9]. Các nghiên cứu đáng chú ý
nhất có thể tóm tắt như sau:
Từ năm 1958, L.V. Croshev và các cộng sự đã sử dụng phương pháp đo
electron tán xạ compton để xác định năng lượng và cường độ phát bức xạ gamma
tức thời từ phản ứng bắt bức xạ nơtron nhiệt của Vanadium.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
6
Hình 1.1. Sơ đồ mức của 52V thu được trong nghiên cứu của
L.V.Croshev và các cộng sự[7].
Nghiên cứu phổ gamma trong vùng từ 0.25 ÷ 11.5 MeV, các tác giả đã xác
định được gần 30 tia gamma phát ra nằm trong khoảng năng lượng từ 0.42 ÷ 7.3
MeV. Hình 1.1 là năng lượng và cường độ của các vạch gamma thu được [7].
Năm 1965, D.H.White và các cộng sự đã sử dụng phổ kế tinh thể Bent, phổ kế
trùng phùng với đetectơ NaI(Tl) nghiên cứu phổ gamma tức thời từ phản ứng bắt
bức xạ nơtron của Vanadium. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xác định được
các tia gamma với năng lượng thấp hơn bao gồm: 17.0 keV, 124.45 keV, 125.08
keV, 147.84 keV, 294.97 keV, 419.54 keV, 436.49 keV, 645.70 keV, 794.2 keV,
824.4 keV và 845.8 keV [9]. Kết hợp với các công trình nghiên cứu trước đó,
D.H.White đã đưa ra sơ đồ mức của hạt nhân 52V có bổ sung các mức năng lượng
thấp. Sơ đồ mức của hạt nhân 52V do D.H.White đưa ra được trình bày trên hình
1.2.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
7
Hình 1.2. Sơ đồ mức của 52V do D.H.White và các cộng sự tổng hợp[9].
Năm 1966, P. Van Assche và các cộng sự đã sử dụng phổ kế tinh thể tại lò
phản ứng DR-3 ở Risφ, đã tiến hành nghiên cứu phổ gamma của 52V, kết hợp với
tính toán dựa theo mẫu lớp có tính đến hiệu ứng tương tác proton-proton và proton-
nơtron. Các tác giả đã đưa ra sơ đồ mức của hạt nhân 52V với các tia gamma tức
thời có năng lượng từ 20 keV đến 1 MeV. P.Van Assche đã xác định được hệ số
biến hoán trong và xác suất dịch chuyển của hai mức thấp 17.15 keV và 22.76 keV.
Các dịch chuyển này là dịch chuyển điện E2 và dịch chuyển từ M1 [6]. Sơ đồ mức
của hạt nhân 52V ở vùng năng lượng thấp do P.Van Assche đưa ra được trình bày
trên hình 1.3.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
8
Hình 1.3. Sơ đồ mức của 52V ở vùng năng lượng thấp do P.Van Asshen đưa ra [6].
Các tổng hợp trong thư viện số liệu hạt nhân LANL và ENSDF cho thấy đã
tổng hợp được từ các nghiên cứu khác nhau năng lượng và cường độ của 306 tia
gamma [10]. Vẫn còn khoảng 20% số tia gamma đo được chưa xếp được vào sơ đồ
mức và gần một nửa số mức thu được vẫn chưa xác định được đầy đủ các đặc trưng
lượng tử.
1.4. Về phương pháp cộng biên độ các xung trùng phùng
Phương pháp cộng biên độ các xung trùng phùng được đánh giá là phương pháp
hiệu quả trong nghiên cứu các trạng thái kích thích của hạt nhân vùng năng lượng
dưới năng lượng liên kết của nơtron với hạt nhân (Bn). Bằng phương pháp này, nền
phông phức tạp của tán xạ compton và các đỉnh xuất hiện do hiệu ứng tạo cặp đã bị
triệt tiêu nên phổ bức xạ gamma thu được có dạng rất đơn giản. Từ năm 1981,
VLHNCHN Đubna, đã xây dựng được hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
9
phùng, sử dụng các đetectơ bán dẫn siêu tinh khiết với việc lưu trữ và xử lý số liệu
dưới dạng “sự kiện-sự kiện” trên máy tính. Đến năm 1987 thì phương pháp này
được triển khai thành một hệ thống đầy đủ. Hiện tại, ở Đubna đang trong giai đoạn
thay thế nguồn nơtron từ lò xung, sang máy gia tốc kích thích nhiên liệu phân hạch,
nên nhóm thực nghiệm đang phải dừng các nghiên cứu. Ở Cộng hoà Séc, hướng
nghiên cứu này vẫn được tiếp tục phát triển, hiện nay trong các hội nghị chuyên
ngành quốc gia đã có hẳn một tiểu ban về nghiên cứu phân rã gamma nối tầng. Các
báo cáo trong hội nghị (17÷20/6/2007, Dubna, Cộng hòa Liên Bang Nga) cho thấy
nhóm nghiên cứu ở Séc có xu hướng thiên về đánh giá hàm lực và ảnh hưởng của
sự phá vỡ liên kết cặp lên mật độ mức ở vùng năng lượng kích thích gần năng lượng
liên kết của nơtron với hạt nhân [4].
Việc xây dựng định hướng sử dụng phương pháp SACP ở Việt Nam, được các
cán bộ của hai đơn vị là Viện Vật lý điện tử (VLĐT), thuộc Viện Khoa học công
nghệ Việt Nam và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) thực hiện.
Các nghiên cứu tại Viện VLĐT chủ yếu được tiến hành ở nước ngoài do không
thành công trong việc thiết lập hệ đo trong nước. Các nghiên cứu tại Viện
NLNTVN, được triển khai tại LPƯHĐL từ năm 2004 và đã thu được nhiều kết quả.
Hiện nay, các nghiên cứu hoàn thiện hệ đo vẫn đang được tiếp tục; chất lượng chùm
bức xạ nơtron và phông ngày càng được cải thiện nâng cao. Đây là cơ sở để khẳng
định các thí nghiệm nghiên cứu cấu trúc hạt nhân, theo phương pháp cộng biên độ
các xung trùng phùng (SACP-Summation of Amplitude of Coincident Pulses) tại Đà
Lạt tiếp cận tới trình độ quốc tế. Hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng và
một loạt các vấn đề liên quan như chùm nơtron trên kênh số 3, hệ che chắn giảm
phông, hệ thống chương trình xử lý số liệu đã được hoàn thiện là kết quả đầu tư của
Bộ Khoa học và Công nghệ, của Viện NLNTVN thông qua các đề tài nghiên cứu,
dự án tăng cường trang thiết bị trong 6 năm qua và công sức trí tuệ của nhóm
nghiên cứu. Cho đến thời điểm hiện nay, chỉ có LPƯHNĐL là cơ sở duy nhất ở Việt
Nam, triển khai thành công các thực nghiệm nghiên cứu phân rã gamma nối tầng
trên chùm nơtron.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
10
Về cơ bản, phương pháp cộng biên độ các xung trùng phùng vẫn là phương
pháp trùng phùng γ-γ. Đây là một trong những phương pháp đo kinh điển của vật lý
hạt nhân thực nghiệm. Hệ chỉ thu nhận thông tin từ hai đetectơ khi thời điểm xuất
hiện của hai xung lệch nhau một khoảng nhỏ hơn khoảng thời gian định trước của
hệ đo - được gọi là cửa sổ thời gian của hệ trùng phùng. Nhờ sự phát triển của công
nghệ máy tính, số liệu đo được lưu trữ dưới dạng các mã tương ứng với năng lượng
của các cặp gamma nối tầng. Các đetectơ bán dẫn HPGe biến đổi tuyến tính năng
lượng bức xạ gamma thành biên độ tín hiệu đo, tổng năng lượng E1 và E2 của hai
dịch chuyển gamma liên tiếp E1+E2=Ei-Ef được xác định chỉ bởi các năng lượng Ei
và Ef của mức phân rã (i) và mức tạo thành sau dịch chuyển nối tầng hai gamma (f),
nó không phụ thuộc vào năng lượng của trạng thái kích thích trung gian. Khi đó các
trường hợp ghi dịch chuyển nối tầng mà xảy ra sự hấp thụ đồng thời toàn bộ năng
lượng hai tia gamma ở cả hai đetectơ sẽ dẫn đến xuất hiện các đỉnh trong phổ tổng
biên độ các xung trùng phùng. Sự hấp thụ không hoàn toàn năng lượng, dù là của
một trong các lượng tử gamma, sẽ làm dịch chuyển đỉnh tổng biên độ về miền năng
lượng thấp hơn và tạo nên phân bố liên tục tương ứng. Vì vậy ta có thể dễ dàng tách
ra từ tập hợp các sự kiện trùng phùng γ-γ, chỉ những trường hợp mà tổng năng
lượng của dịch chuyển nối tầng bị hấp thụ hoàn toàn trong hai đetectơ. Mặc dù
cường độ bức xạ của những trường hợp trùng phùng như vậy là nhỏ (thường chỉ xảy
ra không lớn hơn 10 sự kiện trong 106 phân rã), nhưng nhờ khả năng loại trừ phông
liên quan với sự hấp thụ không hoàn toàn năng lượng bức xạ gamma, đã đảm bảo
cho phương pháp nghiên cứu phản ứng (n,2γ) thu được nhiều thông tin hơn phương
pháp nghiên cứu phản ứng (n,γ) thông thường. Trong phổ tổng còn xuất hiện những
đỉnh liên quan đến quá trình thoát đơn và thoát đôi, do lượng tử gamma tương tác
với đetectơ theo hiệu ứng tạo cặp, các đỉnh này được loại đi trong quá trình xử lý
theo phương pháp.
Ngoài việc nghiên cứu các đặc trưng trung bình, phương pháp SACP còn cho
phép tách ra từ tập hợp các trùng phùng γ-γ một số lớn các dịch chuyển nối tầng hai
gamma mạnh nhất, cho phép xác định được cường độ và năng lượng của các dịch
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
11
chuyển nối tầng. Hơn nữa phương pháp có ưu việt là chỉ ghi các dịch chuyển nối
tầng hai gamma liên tiếp, không phụ thuộc vào năng lượng của mức trung gian và
phương pháp cũng cho phép loại đi một số rất lớn các sự kiện phông bao gồm cả
trường hợp hấp thụ không hoàn toàn các tia gamma do tán xạ compton ở hai
đetectơ.
Từ các số liệu đo của phương pháp SACP, có thể xây dựng được các sơ đồ
phân rã gamma tin cậy nhất. Tuy nhiên vấn đề trở ngại ở đây là sai số hệ thống có
thể làm sai khác cường độ dịch chuyển nối tầng. Các sai số khi đo dịch chuyển
gamma nối tầng thường do một số nguyên nhân sau:
- Biến hoán trong của các lượng tử gamma;
- Tự hấp thụ tia gamma trong mẫu đo;
- Sai số do xác định hiệu suất ghi của đetectơ;
- Ghi nhận dịch chuyển ba gamma nối tầng như là hai gamma.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
12
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỜI GAMMA NỐI TẦNG CỦA 52V
2.1.Thực nghiệm
Thí nghiệm đo phân rã gamma nối tầng của hạt nhân 52V được tiến hành trên
hệ phổ kế SACP tại kênh ngang số 3 của Lò phản ứng hạt nhân.
2.1.1. Kênh nơtron số 3 và hệ phổ kế SACP
* Kênh nơtron số ba và hệ thống dẫn dòng:
Kênh ngang thực nghiệm nơtron số 3 là một kênh tiếp tuyến, do đó dòng
nơtron từ vùng hoạt đi ra chủ yếu là nơtron nhiệt. Cấu trúc kênh bao gồm hai phần:
phần phía trong là ống nhôm có đường kính 15 cm dài 1.5 m và phần phía ngoài là
ống thép có đường kính 20.3 cm dài 1.1 m cho phép dẫn dòng nơtron từ trong vùng
hoạt ra ngoài để thực hiện các thí nghiệm. Tuy nhiên trong thực tế chỉ cần dòng
nơtron có đường kính từ 1 cm ÷ 2 cm nhằm hạn chế các gamma tức thời có năng
lượng cao từ trong lò đi ra làm tăng nền phông của phổ gamma thu được cũng như
giảm khoảng cách của đetectơ đối với mẫu để tăng hiệu suất ghi do đó hệ thống dẫn
dòng và che chắn giảm phông được làm từ các vật liệu có khả năng làm chậm
nơtron, có tiết diệt bắt nơtron cao, có tiết diện hấp thụ gamma lớn như pharaphin,
Boron, Cadmi, Lithium, Chì được đưa vào bên trong lòng kênh và đóng mở kênh
được thực hiện bằng nước. Hệ thống dẫn dòng và che chắn giảm phông của kênh
ngang số 3 được mô tả trên hình 2.1.
315 cm
152mm
Nước ra
Nước vào/ra
80 mm
150 cm
Chì
Paraphin-Bor
Không khí
Ý
H2O
Bê tông
Si Bơm điện
1 1
2 2
Van 1
Van 2
Van 3
Hình 2.1. Cấu trúc của hệ thống che chắn và dẫn dòng kênh ngang số 3
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
13
Nhằm tăng chất lượng của dòng nơtron nhiệt, ở bên trong có bố trí thêm phin
lọc Si có đường kính 5 cm dài 30 cm. Dòng nơtron nhiệt tại ví trí đặt mẫu có thông
lượng là 7.2×105n.cm-2.s-1 và tỉ số Cadmi là 860 (tỉ số Cadmi được xác định bằng
việc kích hoạt lá dò Vàng và hộp Cadmi dày 1 mm).
* Hệ phổ kế SACP:
Hệ phổ kế SACP bao gồm hai đetectơ và các khối điện tử liên quan được bố
trí gần vị trí bia mẫu. Cấu hình hệ phổ kế SACP được mô tả trên hình 2.2.
Hình 2.2. Cấu hình hệ phổ kế SACP tại Viện nghiên cứu hạt nhân
Trong đó: 1. Khuếch đại phổ 572A Ortec; 2. ADC-7072 Fast CompTec
Canberra; 3. ADC-8713 Canberra; 4. Khếch đại nhanh 474 Ortec; 5. Gạt ngưỡng
hằng 584 Ortec; 6. Khối trễ; 7. TAC 566 Ortec; 8. Cao thế 660 Ortec.
Khi hai đetectơ thu nhận hai bức gamma nối tầng phát ra từ bia mẫu thì
đetectơ sẽ cho ra đồng thời hai tín hiệu, một tín hiệu năng lượng được đưa đến khối
khuếch đại phổ 572 và đưa đến khối ADC 7072, một tín hiệu thời gian (Timing)
được đưa đến khối khuếch đại nhanh 474 để tạo dạng xung phù hợp, sau đó tín hiệu
này được đưa đến khối gạt ngưỡng hằng 584, khối gạt ngưỡng hằng 584 có tác dụng
loại trừ nhiễu và các xung tăng chậm. Xung ra từ hai khối gạt ngưỡng hằng 584
được đưa đến hai lối vào khởi phát (Start) và kết thúc (Stop) của khối biến đổi thời
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
14
gian thành biên độ TAC 566. Khi có tín hiệu khởi phát và tín hiệu kết thúc đi đến
TAC, thì TAC sẽ biến đổi khoảng thời gian chênh lệch giữa hai sự kiện thành biên
độ, và gửi tín hiệu lên ADC 8713, đồng thời với việc đó thì TAC cho ra một tín hiệu
Valid Convert gửi tới giao diện đo PCI 7811R. Khi giao diện PCI 7811R nhận được
tín hiệu Valid Convert từ TAC gửi lên thì sẽ tạo ra tín hiệu gate, tín hiệu gate này
cho phép hai ADC 7072 biến đổi tín hiệu từ hai khối khuếch đại phổ gửi lên. Như
vậy, trong quá trình thu nhận thì các đetectơ vẫn ghi nhận các bức xạ đi đến và biến
đổi thành tín hiệu để chuyển tới khuếch đại phổ và ADC 7072, nhưng chỉ khi nào có
tín hiệu gate từ giao diện PCI 7811R cho phép thì hai ADC 7072 mới tiến hành biến
đổi tín hiệu thành biên độ, tức là chỉ những cặp gamma nào đi về hai đetectơ nằm
trong dải đo đặt trước của TAC thì mới được biến đổi và ghi nhận, điều này giúp
chúng ta loại bỏ được phần lớn các trùng phùng ngẫu nhiên. Số liệu ghi nhận được
ghi thành ba cột trong đó hai cột tương ứng với năng lượng của hai bức xạ mà hai
đetectơ ghi nhận được và cột còn lại tương ứng với khoảng chênh lệch thời gian của
hai bức xạ gamma mà hai đetectơ ghi nhận được. Vì thời gian tiến hành thực
nghiệm đối với phương pháp này thường có thời gian dài nên để tránh việc mất dữ
liệu cũng như sự trôi năng lượng do đó số liệu được lưu thành từng file, mỗi file
tương ứng 4096 cặp sự kiện trùng phùng, khi kết thúc một file thì giao diện đo PCI
7811R sẽ gửi file đó lên máy tính để lưu trữ và tiến hành ghi nhận file tiếp theo.
2.1.2. Đo số liệu phân rã gamma nối tầng của 52V
Bia mẫu được làm từ bột Vanadium kim loại có độ tinh khiết cao (99.99%),
được nén ở dạng hình đĩa có đường kính 1.2 cm, dày 2 mm và có khối lượng 5 g.
Độ phổ biến đồng vị của 51V là 99.75%, tiết diện bắt nơtron nhiệt của 51V là σ = 4.9
barn. Bia mẫu được đặt nghiêng so với dòng nơtron từ trong lò ra một góc 450. Hai
đetectơ bán dẫn được bố trí đối xứng và vuông góc với dòng nơtron. Thực nghiệm
được tiến hành trong khoảng 140 giờ khi Lò phản ứng hoạt động ở công suất 500
kW. Cấu hình bố trí thực nghiệm được mô tả trên hình 2.3.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
15
Đetectơ
Đetectơ 2
Mẫu Chùm
nơtron
Hình 2.3. Bố trí bia mẫu và các đetectơ.
Các tham số của hệ đo đã được khảo sát và lựa chọn như trên bảng 2.1
Bảng 2.1. Các tham số đối với các khối điện tử chức năng.
Đetectơ A Đetectơ B
Khuếch đại phổ 3.0-100-3-Neg-BLR 11.25-20-3-Pos, BLR
ADC 7072- 8k 7072-8k
Khuếch đại nhanh X20-max-out-200; non-
inv
X6-max-out-200; inv
Gạt ngưỡng hằng 0.8-SRT, CF delay: 32 ns 0.8-SRT, CF delay: 32 ns
TAC 50-10-INT
Cao thế 1.75 kV 2.5 kV
Số liệu được lưu thành các file và xử lý sau bằng các chương trình xử lý theo
thuật toán của phương pháp [3].
2.1.3. Xử lý số liệu thực nghiệm
Các file code thu nhận được sẽ được nối lại với nhau và tiến hành xử lý trên
phần mềm Gacasd, vì quá trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian dài, nên
có thể dẫn tới sự trôi năng lượng, do đó code thu nhận được nối lại thành nhiều file,
các file này sau khi được chuẩn lại năng lượng thì được nối lại thành một file cuối
cùng. Quá trình xử lý số liệu từ tạo phổ tổng, xác định đỉnh tổng, tạo phổ nối tầng
theo các đỉnh tổng đều được tiến hành trên file đã chuẩn cuối cùng này. Thuật toán
xử lý được mô tả trên hình 2.4, hình 2.5 và hình 2.6.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
16
Đọc tên đồng vị: ĐV
Đọc chỉ số file đầu: Đ
Đọc chỉ số file cuối: C
Đọc kiểu file: KF
Mở file mới: tên file mới
For i = Đ to C
Mở file i
j=0
KF=4 KF=3 KF=2
Hình 2.4. Sơ đồ thuật toán nối các file code
Đọc: A[j], B[j]
Viết vào file mới: A[j],
B[j]
j=j+1
If not
end file i
and i=C
Đọc: A[j], B[j],C[j] Đọc: A[j], B[j],C[j],D[j]
Viết vào file mới: Viết vào file mới:
A[j], B[j],C[j] A[j], B[j], C[j],D[j]
j=j+1 j=j+1
<EOF
Lưu file mới vào đĩa và đóng file mới
Kết thúc
Đóng file i
i=i+1
j=0
=EOF
j=j+1
T
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
17
1A 1B
nA nB
Thư viện
Các
cặp sự
kiện
trùng
phùng
đã
chuẩn
Phổ kênh A
Phổ kênh B
Các hệ số chuẩn năng
lượng của từng kênh
1A và 1B thỏa
E1 + E2 = Ei ± ∆Eci
Ecn . . .Ec1
Phổ tổng
C1 = 1A + 1B
Phổ nối tầng
bậc hai thứ 1
Hiệu chỉnh
hiệu suất
Phổ nối tầng
bậc hai thứ 1 đã
hiệu chỉnh hiệu
suất
Phổ nối tầng
bậc hai thứ n
Hiệu chỉnh
hiệu suất
Phổ nối tầng
bậc hai thứ n đã
hiệu chỉnh hiệu
suất
Ec1 Ecn
Phổ nối
tầng .......
Hiệu chỉnh
hiệu suất
Chuẩn các cặp sự kiện
trùng phùng
Phổ nối
tầng bậc
hai ...
Hình 2.5. Sơ đồ thuật toán tìm các phổ gamma nối tầng bậc hai.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
18
Hình 2.6. Sơ đồ thuật toán tìm cường độ chuyển dời và sơ đồ mức.
Phổ nối
tầng bậc
hai thứ 1
Diện tích
và vị trí
các đỉnh
Cường độ
tương đối
Năng lượng
chuyển dời Thứ tự các chuyển dời
Bn
Em
E2
E1
0
Thư viện
Phổ nối
tầng bậc
hai thứ n
Diện tích
và vị trí
các đỉnh
Cường độ
tương đối
Năng lượng
chuyển dời
Mức trung gian
Sơ đồ mức
Phổ chuyển
dời sơ cấp
Hệ số rẽ
nhánh
Cường độ
dịch chuyển
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
19
*Nối các file và chuẩn năng lượng:
Phổ năng lượng của 52V sau khi nối các code được trình bày trên hình 2.7a
Hình 2.7a. Phổ năng lượng của 52V đối với hai đetectơ sau khi nối code, vùng năng
lượng >5 MeV.
Sử dụng các tia gamma tức thời có cường độ lớn của 52V phát ra khi bắt
nơtron làm các đỉnh chuẩn. Các đỉnh chuẩn này sẽ được sử dụng để để chuẩn năng
lượng đối với số liệu của từng kênh đo, xây dựng các hàm chuẩn năng lượng cho
từng kênh đo. Sau khi đã xác định được hàm chuẩn năng lượng cho từng kênh đo,
các giá trị code trong file sau khi nối được chuẩn từ giá trị kênh về giá trị năng
lượng. Quá trình tạo phổ tổng cũng như tạo các phổ nối tầng tương ứng với các đỉnh
tổng thu được sẽ được tiến hành trên bộ code đã được chuẩn năng lượng. Các
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
20
chuyển dời gamma sử dụng để hiệu chuẩn năng lượng và hàm chuẩn năng lượng đối
với từng đetectơ được trình bày trên bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tham số và hàm chuẩn đối với từng đetectơ
Đetectơ A Đetectơ B
Kênh Năng
lượng
(keV)
Năng
lượng
khớp
(keV)
Độ lệch
(keV)
Kênh Năng
lượng
(keV)
Năng
lượng
khớp
(keV)
Độ lệch
(keV)
252 295.02 295.64 0.62 246 295.02 295.86 0.84
381 436.02 435.93 0.67 377 436.61 437.69 1.08
450 511.00 510.98 0.02 445 511.00 511.32 0.32
737 823.19 823.17 0.02 733 823.19 823.16 0.03
1413 1558.79 1558.71 0.08 1412 1558.78 1558.43 0.35
1614 1777.91 1777.48 0.43 1614 1777.91 1777.18 0.73
1953 2145.84 2146.50 0.97 1776 1952.92 1952.63 0.29
3293 3605.92 3605.98 0.06 1953 2145.84 2144.32 1.52
3762 4116.92 4117.01 0.17 2829 3094.92 3093.13 1.79
3828 4188.07 4189.03 0.96 3301 3605.92 3604.42 1.50
4107 4493.76 4493.16 0.60 3774 4116.92 4116.83 0.08
4295 4699.07 4698.13 0.94 3839 4188.07 4187.26 0.81
4324 4730.03 4729.75 0.28 4122 4493.76 4493.87 0.11
4576 5004.76 5004.54 0.22 4312 4699.07 4699.72 0.65
4794 5241.03 5242.28 1.25 4340 4730.03 4730.06 0.03
4977 5442.84 5441.88 0.95 4594 5004.76 5005.27 0.51
5026 5495.2 5495.34 0.14 4785 5210.07 5212.23 2.16
5261 5752.03 5751.70 0.33 4813 5241.03 5242.57 1.54
5354 5852.12 5853.16 1.04 5047 5495.26 5496.13 0.87
5446 5953.84 5953.54 0.30 5067 5515.76 5517.80 2.04
5495 6006.26 6007.01 0.75 5284 5752.03 5752.95 0.93
5820 6363.12 6362.67 1.45 5376 5852.12 5852.66 0.54
5914 6464.84 6464.26 0.58 5470 5953.84 5954.52 0.68
5963 6517.26 6517.74 0.49 5518 6006.26 6006.54 0.28
6086 6651.84 6651.99 0.15 5846 6363.12 6362.01 1.11
6290 6874.12 6874.69 0.57 5940 6464.84 6463.88 0.96
6554 7162.84 7162.92 0.08 5988 6517.26 6515.90 1.35
6113 6651.84 6651.38 0.46
6317 6874.12 6872.48 1.64
6582 7162.84 7161.71 1.13
Hàm khớp:
E = 3.46×10-7×ch2 + 1.09×ch + 21.61
Hàm khớp:
E = 9.50×10-8×ch2 + 1.08×ch + 29.52
Ghi chú: ch là vị trí kênh tương ứng của phổ.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
21
Sau khi xác định được các hàm chuẩn năng lượng ứng với số liệu của từng
đetectơ, tiến hành hiệu chỉnh lại code số liệu của từng đetectơ ứng với từng hàm
chuẩn năng lượng tính được. Phổ năng lượng gamma sau khi chuẩn năng lượng và
hiệu chỉnh code số liệu được trình bày trên hình 2.7b.
Hình 2.7b. Phổ năng lượng của 52V đối với hai đetectơ sau khi hiệu chỉnh năng
lượng, vùng năng lượng >5 MeV.
Phổ tổng của 52V ở vùng năng lượng từ 6 MeV đến năng lượng liên kết
nơtron Bn được trình bày trên hình 2.8.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
22
Hình 2.8. Phổ tổng của 52V vùng năng lượng từ 6 MeV đến năng lượng Bn
Phổ nối tầng tương ứng với một số đỉnh tổng được trình bày trên hình 2.9 và hình
2.10.
Hình 2.9. Phổ nối tầng ứng với đỉnh tổng 7311.24 keV
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
23
Hình 2.10. Phổ nối tầng ứng với đỉnh tổng 7292 keV.
2.2. Xác định hiệu suất ghi của hệ phổ kế
Hàm hiệu suất của các đetectơ chỉ được cung cấp khi có yêu cầu đối với nhà
sản xuất. Ngay cả trong trường hợp được cung cấp, các hàm này vẫn cần phải được
kiểm tra đánh giá lại bằng thực nghiệm. Hiệu suất ghi của một hệ là một hàm phụ
thuộc năng lượng, hình học đo và hình học mẫu. Hiệu suất ghi của hệ trùng phùng
là một hàm phụ thuộc vào hiệu suất ghi của từng đetectơ và phụ thuộc vào phân bố
năng lượng giữa các chuyển dời nối tầng vì vậy xác định chính xác hàm hiệu suất
ghi của hệ trùng phùng là công việc rất quan trọng để tính được cường độ chuyển
dời của các gamma nối tầng cũng như các tính toán khác dựa trên số liệu thực
nghiệm thu được. Thực nghiệm được xác định trên phản ứng 35Cl(nth,γ)36Cl và được
nội suy cho dải năng lượng từ 0.5 ÷ 8 MeV. Diện tích các đỉnh trong phổ gamma
tức thời của 36Cl được tính bằng chương trình Colegram [9]. Để xác định hiệu suất
ghi tương đối tại các đỉnh năng lượng toàn phần, các diện tích đỉnh sau khi xử ý
được chuẩn theo diện tích và cường độ phát của đỉnh 517.08 keV cho từng đetectơ.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
24
Các bức xạ gamma tức thời của 36Cl được sử dụng để xác định hiệu suất ghi cho hệ
phổ kế trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Hiệu suất tương đối của các đầu dò theo năng lượng.
Đầu dò EGPC20 (%) Đầu dò GC1518 (%)
E(keV) Chuẩn theo 517
keV của Cl36
Chuẩn theo
NaI
Chuẩn theo 517
keV của Cl36
Chuẩn theo
NaI
517.08 100.00 (218) 35.83(217) 100.00(178) 36.24(177)
788.43 76.01(190) 27.23(189) 60.96(139) 22.09(139)
1162.78 55.26(162) 19.80(162) 40.57(113) 14.71(113)
1601.08 45.47(147) 16.29(147) 27.94(94) 10.13(94)
1959.36 33.74(127) 12.09(127) 25.82(90) 9.36(90)
2863.82 22.30(103) 7.99(103) 14.40(67) 5.22(67)
3061.86 18.86(95) 6.76(95) 11.93(61) 4.32(61)
4979.71 10.89(72) 3.90(72) 08.88(53) 3.22(53)
5715.19 06.02(53) 2.16(53) 04.43(37) 1.60(37)
6627.75 04.75(46) 1.70(46) 03.66(34) 1.33(34)
7413.95 02.58(35) 0.92(35) 02.05(26) 0.74(26)
7790.32 01.76(29) 0.63(29) 01.27(20) 0.46(20)
Hàm hiệu suất ghi tương đối của từng đetectơ được khớp từ số liệu trong bảng
1 theo phương pháp bình phương tối thiểu. Quá trình khớp được thực hiện trên phần
mềm Origin 7.5. Quá trình khớp với từng hàm sẽ được lặp theo phương pháp
Levenberg Marquardt cho đến khi hội tụ (khi bình phương đạt cực tiểu). Các mô
hình hàm khớp (2.1), (2.2) và (2.3) đã được sử dụng để tính hiệu suất ghi của hệ
trùng phùng.
2
1 2 3log ( ) log( ) [log( )]E a a E a Eγε = + + (2.1)
0
log ( ) log
1022
in
i
i
EE aγε
=
⎧ ⎫⎛ ⎞= ⎨ ⎬⎜ ⎟⎝ ⎠⎩ ⎭∑ (2.2)
7
0
5
0
3
0 )(
6
)(
4
)(
21)(
a
EE
a
EE
a
EE
eaeaeaaE
−−−−−− +++=ε (2.3)
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
25
Kết quả khớp xác định các hệ số và hàm hiệu suất được trình bày trong bảng
2.4 và hình 2.11.
Bảng 2.4. Tham số của các hàm hiệu suất thu được từ quá trình khớp số liệu.
Đầu dò EGPC20 Đầu dò GC1518 Tham
số Hàm 1 Hàm 2 Hàm 3 Hàm 1 Hàm 2 Hàm 3
a1 -1.8059 -0.2948 -0.00019 -2.4944 -0.1636 -0.01028
a2 1.8738 -0.6588 0.47792 2.2403 -0.8089 0.85991
a3 -0.4510 0.2263 460.90 -0.48737 -0.5096 305.88
a4 -2.5351 1.0217 1.0978 0.85913
a5 1.8271 2263.19 -1.0855 2674.94
a6 -0.35837 -0.41317
a7 2263.19 2674.94
E0 397.79 397.96
χ2, r2 0.00118,
0.995
0.0055,
0.985
0.00029,
0.998
0.00092,
0.996
0.00251,
0.993
0.00014,
0.998
Kết quả thu được cho thấy hàm dạng (2.3) và các tham số tương ứng trong
bảng (2.3) là phù hợp cho mô tả hiệu suất của hệ phổ kế trùng phùng. Do tính đối
xứng, kết quả thu được cho thấy hiệu suất ghi trùng phùng của hệ rất ít phụ thuộc
năng lượng.
Hình 2.11. Hiệu suất ghi tương đối của hai đetectơ, đường đứt nét: hiệu suất của
đetectơ EGPC20, đường liền nét: hiệu suất của đetectơ GC1518.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
26
2.3. Xác định cường độ chuyển dời
Theo lý thuyết về mật độ mức hạt nhân và độ rộng mức kích thích thì cường
độ phân rã gamma nối tầng Iγγ liên quan giữa mức ban đầu i và mức cuối f thông
trạng thái trung gian g được tính theo công thức
( ) ( )
( , ) ig gf cc
i f
E E E
i E E γ γγγ γ
Γ Γ −= Γ Γ (2.4)
Với Γig, Γfg là độ rộng phóng xạ riêng phần của các chuyển dời γ của trạng thái
đầu và trạng thái cuối. Eγ, (Ec-Eγ) là năng lượng chuyển dời sơ cấp và năng lượng
chuyển dời thứ cấp.
Nếu xem mức l là trung gian được tạo nên bởi các chuyển dời sơ cấp có năng
lượng nằm trong khoảng từ Eγ đến Eγ + ∆E thì cường độ chuyển dời tổng cộng sẽ là:
1
( ) ( )
( , )
l
ig gf c
c
g i g
E E E
I i E E γ γγγ γγ γ
=
Γ Γ −∆ = = Γ Γ∑ ∑ (2.5)
Vì trong thực nghiệm không xác định được trực tiếp thứ tự các chuyển dời của
các lượng tử gamma nên chuyển dời với năng lượng (Ec-Eγ) có thể là chuyển dời sơ
cấp, còn chuyển dời có năng lượng Eγ là chuyển dời thứ cấp. Khi đó, cường độ
phân rã gamma nối tầng tổng cộng là một trong hai chuyển dời có năng lượng Ec:
1
( ) ( ) ( ) (1( , )
2
l
ig gf c ih c hf
c
g i g i h
E E E E E E
I E E γ γ γγγ γ
=
)γ⎡ ⎤Γ Γ − Γ − Γ∆ = +⎢ ⎥Γ Γ Γ Γ⎢ ⎥⎣ ⎦∑ ∑ (2.6)
Khi tính đến hệ thức:
( )g g
E
I E dEρ
∆
= ∫ và thì ( )h
E
k E dρ
∆
= ∫ hE
( ) ( ) ( ) ( ) ( )∑ ⎥⎥⎦
⎤
⎢⎢⎣
⎡ −+−= h
hi
hCih
g
gi
Cgfig
C
EEEEEE
2
EE,EI ρ
ΓΓ
ΓΓ
ρ
ΓΓ
ΓΓ∆∆ γγγγγγγ (2.7)
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
27
Với h là chỉ số của các mức trung gian tạo nên bởi chuyển dời sơ cấp với năng
lượng (Ec-Eγ) và là mật độ mức trung bình trong khoảng năng lượng ∆E. Trong
thực nghiệm, giá trị ∆Iγγ(Eγ,Ec) tương ứng với diện tích phổ nối tầng trong khoảng
năng lượng ∆E. Tổng các giá trị ∆Iγγ(Eγ,Ec) theo các mức trung gian khả dĩ g và h
được kí hiệu là Iγγ. Vậy Iγγ là tổng cường độ của tất cả các phân rã gamma nối tầng
giữa trạng thái hợp phần i và trạng thái cuối f.
Như vậy theo (2.4) thì cường độ tổng cộng của các phân rã gamma nối tầng
được xác định bằng tính độ rộng phóng xạ riêng phần với mật độ mức dưới năng
lượng liên kết của nơtron trong hạt nhân. Như vậy, để tính giá trị cường độ của phân
rã nối tầng giữa trạng thái hợp phần và một mức cuối, cần phải tính giá trị mật độ
mức hạt nhân ở năng lượng đã biết với các số lượng tử cụ thể và độ rộng phóng xạ
riêng phần của chuyển dời giữa hai mức đó.
Trong thực nghiệm, việc sắp xếp sơ đồ phân rã được tiến hành sau khi xác
định được các cặp chuyển dời nối tầng từ các phổ nối tầng. Sơ đồ phân rã được xây
dựng trên cơ sở xác định thứ tự dịch chuyển của cặp gamma nối tầng trong các phổ
nối tầng bậc hai.
γ6
A
Z N
X
Bn,
Ji=Jbia±1/2
Ef1, Jf1
Trùng phùng γ1
γ2
γ5
γ4
γ3
Jf
Trùng
phùng
Hình 2.12. Minh họa nguyên tắc xây dựng sơ đồ phân rã
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
28
Các dịch chuyển gamma có năng lượng xuất hiện trong hai phổ nối tầng trở
lên được xem là các chuyển dời gamma sơ cấp, các dịch chuyển nối tầng tương ứng
sẽ là do dịch chuyển gamma thứ cấp tạo ra. Sơ đồ phân minh họa nguyên tắc xây
dựng sơ dồ phân rã được trình bày trên hình 2.12.
Cường độ dịch chuyển tương đối gamma nối tầng thực nghiệm liên quan
đến diện tích của các đỉnh gamma nối tầng trong phổ nối tầng và được tính theo
công thức:
γγ −
iI
∑ −
−
=− n
i
i
i
S
SI
1
γγ
γγγγ (2.8)
Trong đó: diện tích đỉnh gamma thứ i thu được trong các phổ nối tầng sau
khi đã hiệu chỉnh hiệu suất ghi. Giá trị cường độ tương đối thu được có thể sẽ
sai khác giá trị trong các thư viện do chưa hiệu chỉnh với cường độ của các dịch
chuyển trực tiếp hoặc có năng lượng ngoài khả năng ghi nhận của hệ phổ kế. Để so
sánh với các giá trị trong các thư viện cần phải hiệu chỉnh về giá trị tuyệt đối
hoặc số phân rã khi bắt 100 nơtron.
γγ −
iS
γγ −
iI
γγ −
iI
2.4. Mật độ mức kích thích
Hiện nay, lí thuyết tính độ rộng mức của hạt nhân có nhiều hướng khác nhau.
Các lí thuyết này sử dụng các đặc trưng thống kê của mẫu hạt nhân cùng với các
phương pháp tính toán theo vật lí thống kê và cơ học lượng tử. Chẳng hạn như, việc
xác định độ rộng mức thông qua đại lượng Entropi, phương pháp đường yên ngựa,
phép biến đổi Laplace…Nhiều giải pháp đã được sử dụng tương đối hiệu quả đó là
giải pháp tổ hợp, giải pháp nhiệt động học và giải pháp bán vi mô. Sau đây trình bày
về một số phương pháp xác định mật độ mức:
* Mẫu khí Fermi
Theo Djinber và Cameron thì mật độ mức được tính như sau: dựa trên những
thông tin thực nghiệm trực tiếp thu được sự mô tả mật độ mức với nhóm lớn hạt có
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
29
số khối trong khoảng 22 < A < 245 trong vùng kích thích đủ rộng. Ở vùng năng
lượng thấp, các tác giả dùng giả thiết nhiệt độ không đổi với các công thức sau để
tính số mức toàn phần N(E) ở năng lượng E đã cho và mật độ mức ρ(E):
0( )( ) exp E EN E
T
−⎡ ⎤= ⎢ ⎥⎣ ⎦ (2.9)
0( )exp
( )
E E
dN TE
dE T
ρ
−⎡ ⎤⎢ ⎥⎣ ⎦= = (2.10)
Ở đây E là năng lượng kích thích, E0, T là các thông số của giả thiết.
Trong vùng năng lượng cao thì công thức mẫu khí Fermi được sử dụng như
sau: 2( ) ~ aEE eρ với a là thông số mật độ mức.
Phân tích số liệu thực nghiêm theo quan hệ (2.9), (2.10) sẽ xác định được các
a, E và T, hệ thống chúng để thu được cách mô tả tốt với mật độ mức các hạt nhân
mà mới biết một phần nhỏ thông tin thực nghiệm.
Mật độ mức trong mẫu này có năng lượng kích thích U và moment góc J có
dạng:
2
51 23 4 4
1
2 1 2( , ) exp 2
224 2
J
JU J aU
a U
ρ σσ
⎛ ⎞⎛ ⎞+⎜ ⎟⎜ ⎟+ ⎝ ⎠⎜= ⎜⎜ ⎟⎝ ⎠
⎟− ⎟ (2.11)
Mật độ mức toàn phần ρ(U) biểu thị như sau:
51
4 4
exp(2 )( )
2 2
aUU
a U
ρ
σ
= (2.12)
σ2: thông số phụ thuộc Spin và 2 2 2 Um gt m
a
σ = = ,
2
6 13.5
Aa gπ= = [MeV-1].
2 :m giá trị trung bình của hình chiếu moment một hạt ở năng lượng Fermi.
2
2
tbIm g = h với
52 3
0
2
5tb
I r Aµ= moment quán tính của hạt rắn hình cầu có khối lượng
m = µA và bán kính 130R r A= .
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
30
g: thông số phụ thuộc năng lượng hạt nhân ε.
3
2 2
2
4 2( )
3
Rg ε µε π
⎛ ⎞= ⎜ ⎟⎝ ⎠h
*. Mẫu khí Fermi với dịch chuyển ngược
Digl. W đã đưa ra sự phân đoạn đơn giản và có hiệu quả để mô tả mật độ mức
trong khoảng năng lượng 0÷10 MeV. Các hệ thức của mẫu Fermi với sự dịch
chuyển ngược được dùng làm cơ sở của phương pháp. Mật độ mức của hạt nhân có
năng lượng kích thích U và moment góc J được viết như sau:
( )
51 23 4 4
12 1( , ) exp 2 ( )
224 2
J JJU J a U
a U
ρ σσ
⎛ ⎞++= −∆⎜ ⎟⎝ ⎠
− (2.13)
Mật độ mức toàn phần:
( )
( )51 44
exp 2 ( )
( )
2 2
a U
U
a U t
ρ
σ
−∆=
−∆ +
t: nhiệt độ, (2.14) 2U at−∆ = − t
Thông số Spin: 2 22
6
2
Itam tσ π= = h , I là moment quán tính (2.15)
Các biểu thức (2.13), (2.14) và (2.15) dùng để mô tả mật độ mức. Chúng thu
được khi sử dụng trực tiếp phương pháp đường yên ngựa theo các biến khác nhau
của tích phân trong phương pháp.
Vì không có số liệu đáng tin cậy về moment quán tính nên việc xác định các
thông số a và ∆ được thực hiện ở hai giá trị Itb và I = Itb/2, với 225tbI MR= . Nếu giả
thiết rằng hạt nhân bán kính
1
31,25.R A= thì có thể thu được 52 22 0,0150 .tbtb I t A tσ = =h
Từ việc so sánh các số liệu thực nghiệm với các giá trị lí thuyết, cho thấy mẫu
khí Fermi có tính đến sự không đồng nhất của mẫu lớp của phổ một hạt nhờ phương
pháp bổ chính lớp của Strunctinski là mẫu cơ bản để tính mật độ mức. Sử dụng mẫu
Fermi với sự dịch chuyển ngược để tính cường độ phân rã gamma nối tầng, các
thông số được lựa chọn với moment trung bình bằng một nửa moment quán tính của
vật rắn
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
31
* Mật độ mức tính theo thực nghiệm.
Trong thực nghiệm, khi xác định được các cặp gamma chuyển dời nối tầng từ
các phổ nối tầng bậc hai, tiến hành sắp xếp các chuyển dời gamma này vào sơ đồ
phân rã chúng ta sẽ thu được số mức kích thích trong từng khoảng năng lượng. Mật
độ mức thực nghiệm được tính theo công thức:
dE
EdNE )()( =ρ (2.16)
trong đó N(E) là số các mức kích thích trong khoảng năng lượng kích thích từ
0 tới E.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
32
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Bảng cường độ chuyển dời gamma nối tầng của 52V
Việc sắp xếp các cặp gamma dịch chuyển nối tầng bậc hai, thu được từ các
phổ nối tầng bậc hai tương ứng với các đỉnh tổng được chọn trong phổ tổng dựa vào
nguyên tắc:
• Những chuyển dời xuất hiện trong hai phổ nối tầng trở lên được xem là
chuyển dời sơ cấp, chuyển dời tương ứng còn lại là chuyển dời thứ cấp.
• Những cặp chuyển dời chỉ xuất hiện duy nhất trong một phổ nối tầng
bậc hai thì chuyển dời nào có năng lượng lớn hơn sẽ được coi là chuyển
dời sơ cấp.
Thực nghiệm dựa trên phản ứng 51V(n,2γ)52V tại VNCHN được tiến hành
trong khoảng 140 giờ đã thu được gần 40 cặp gamma tức thời dịch chuyển nối tầng
bậc hai của hạt nhân 52V. Các cặp gamma dịch chuyển nối tầng bậc hai và cường độ
dịch chuyển tương ứng được trình bày trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Năng lượng và cường độ dịch chuyển các cặp gamma dịch chuyển nối
tầng của 52V.
E1 (keV) E2 (keV) Up-lvl (keV) Lo-lvl (keV) Iγγ
Đỉnh tổng E=7311.22 keV
6874.12 436.61 7311.22 436.64 7.156(021)
6517.26 793.54 7311.22 793.54 4.541(072)
6464.84 845.98 7311.22 845.94 4.936(026)
5892.05 1418.78 7311.22 1418.81 1.813(042)
5752.03 1558.79 7311.22 1558.85 6.520(02)
5578.31 1732.53 7311.22 1732.57 0.323(101)
5515.76 1795.05 7311.22 1795.12 0.561(076)
5210.07 2100.83 7311.22 2100.83 0.619(073)
5142.28 2168.59 7311.22 2168.64 0.342(098)
4992.91 2317.79 7311.22 2318.03 0.186(132)
4883.30 2427.59 7311.22 2427.66 0.274(109)
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
33
Đỉnh tổng E=7292 keV
6874.12 419.48 7311.22 436.64 4.812(026)
6464.84 823.19 7311.22 845.94 5.324(025)
5892.05 1401.65 7311.22 1418.81 0.972(058)
5515.76 1777.91 7311.22 1795.12 2.520(036)
5210.07 2083.65 7311.22 2100.83 0.541(078)
5142.28 2145.84 7311.22 2168.64 2.191(039)
4883.30 2410.44 7311.22 2427.66 0.512(080)
4452.19 2841.65 7311.22 2858.88 0.554(077)
3715.80 3578.05 7311.22 3733.15 0.398(091)
Đỉnh tổng E=7162 keV
6874.12 295.02 7311.22 436.64 2.849(034)
6517.26 645.69 7311.22 793.54 14.345(015)
6464.84 698.13 7311.22 845.94 2.015(040)
5752.03 1410.97 7311.22 1558.85 1.298(050)
5551.21 1611.77 7311.22 1759.62 0.567(076)
5210.07 1952.92 7311.22 2100.83 1.304(050)
5142.28 2020.76 7311.22 2168.64 0.691(069)
4452.19 2710.97 7311.22 2858.88 0.414(089)
Đỉnh tổng E=6874 keV
6517.26 356.87 7311.22 793.54 4.434(027)
5892.05 981.98 7311.22 1418.81 0.776(065)
5752.03 1120.04 7311.22 2538.82 1.252(051)
5515.76 1358.50 7311.22 1795.12 4.385(027)
5210.07 1664.18 7311.22 2100.83 1.646(044)
Đỉnh tổng E=6516 keV
5515.76 1001.62 7311.22 1795.12 3.205(032)
5210.07 1307.28 7311.22 2100.83 1.937(041)
4883.30 1634.04 7311.22 2427.66 1.294(050)
Đỉnh tổng E=1795 keV
1358.50 436.61 1795.12 793.54 6.520(022)
1001.62 793.54 1795.12 793.54 5.973(023)
Ghi chú: E1 và E2 là năng lượng chuyển dời nối tầng sơ cấp và thứ cấp; Up-lvl và
Lo-lvl là năng lượng ứng với mức trên và mức dưới, Iγγ và ∆Iγγ lần lượt là cường độ
chuyển dời và sai số của cường độ chuyển dời.
Trên hình 3.1 trình bày sơ đồ mức của 52V thu dựa trên các cặp chuyển dời
gamma nối tầng thu được.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
34
Hình 3.1. Sơ đồ mức của hạt nhân 52V
3.2. Hệ số rẽ nhánh và mật độ mức của 52V
Hệ số rẽ nhánh của các chuyển dời gamma sơ cấp nối tầng bậc hai từ năng
lượng kích thích Bn đối với hạt nhân 52V thu được từ thực nghiệm được trình bày
trên bảng 3.2
Bảng 3.2. Các chuyển dời thứ cấp và hệ số rẽ nhánh
tương ứng trong chuyển dời sơ cấp
E1
(keV)
E2
(keV)
Hệ số α
(%)
6874.12
436.62
419.48
295.02
48.30
32.48
19.23
6517.26
793.54
645.69
356.87
19.47
61.51
19.01
6464.84
845.69
823.19
698.13
40.21
43.37
16.42
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
35
5892.05
1418.78
1401.65
981.98
50.91
27.30
21.79
5752.03 1558.79
1410.97
1120.04
71.89
14.31
13.80
5515.76
1795.05
1777.91
1358.5
1001.62
5.26
23.62
41.09
30.03
5210.07
2100.83
2083.65
1952.92
1664.18
1307.28
10.24
8.95
21.56
27.22
32.03
5142.28
2168.59
2145.84
2020.76
10.61
67.96
21.43
4883.3
2427.59
2410.44
1634.04
13.17
24.62
62.21
*Ghi chú: E1 và E2 lần lượt là năng lượng gamma chuyển
dời thứ cấp và sơ cấp, α là hệ số rẽ nhánh của các chuyển
dời thứ cấp tương ứng với chuyển dời sơ cấp
Phổ gamma sơ cấp của một số chuyển dời thứ cấp được trình bày trên hình
hình 3.2 và hình 3.3
Hình 3.2. Phổ gamma thứ cấp của chuyển dời sơ cấp 6874.12 keV
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
36
Hình 3.3. Phổ gamma thứ cấp của chuyển dời sơ cấp 6517.26 keV
Mật độ mức thực nghiệm được tính theo công thức (2.16) và kết quả tính và so
sánh với thư viện số liệu LANL được trình bày trên bảng 3.3 và hình 3.4.
Bảng 3.3. Mật độ mức thực nghiệm của 52V.
Năng lượng kích thích
(MeV)
Mật độ mức
(ρ/MeV)
Mật độ mức
(ρ/MeV)*
0.5 8.0 20.0
1.0 10.0 30.0
1.5 12.0 34.0
2.0 13.0 44.0
2.5 13.2 46.0
3.0 11.7 45.0
3.5 10.0 44.0
4.0 9.3 41.0
4.5 8.4 39.0
5.0 7.8 35.5
5.5 7.6 34.0
6.0 7.8 32.0
6.5 7.4 30.0
7.0 7.1 27.5
7.5 6.7 26.0
* tham khảo từ thư viện số liệu LANL [10]
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
37
Hình 3.4. Mật độ mức thực nghiệm của 52V
Số liệu trong bảng 3.1 đã xác định và xếp vào sơ đồ mức được 39 cặp chuyển
dời dựa trên phản ứng bắt bức xạ nơtron phát gamma tức thời 51V(n, 2γ)52V. Từ phổ
thực nghiệm cho thấy số cặp chuyển dời sẽ tăng khi tăng thời gian thực nghiệm. Số
liệu trong bảng 3.3 cho thấy mật độ mức tăng dần từ 0.5 MeV đến 2.5MeV, sau đó
giảm dần đến 7.5MeV. Số mức thực nghiệm sẽ tăng khi tăng thời gian thực nghiệm,
song chắc chắn mật độ mức sẽ vẫn giảm ở vùng năng lượng 0.5Bn. Kết quả này là
phù hợp với các dự đoán của lý thuyết, về tồn tại các liên kết cặp trong hạt nhân và
phù hợp với các kết quả nghiên cứu trên một số hạt nhân khác [2,4,5]
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã thu được một số kết quả sau:
1. Về mặt lý thuyết: đã tìm hiểu một số đặc trưng của hạt nhân 52V ở trạng thái
kích thích như; sơ đồ phân rã, cường độ chuyển dời, mật độ mức. Nắm được nguyên
tắc tính cường độ chuyển dời nối tầng thực nghiệm, hệ số rẽ nhánh tương đối của
dịch chuyển nối tầng bậc hai và mật độ mức thực nghiệm . Nắm được quy trình xử số
liệu đối với các dữ liệu thu được của phương pháp cộng biên độ các xung trùng
phùng.
2. Về thực nghiệm:
Đã tiến hành xác lập các tham số đối với các khối điện tử chức năng như: Khối
khuếch đại phổ, khối khuếch đại nhanh, khối gạt ngưỡng hằng, khối TAC của hệ phổ
kế cộng biên độ các xung trùng phùng tại Viện nghiên cứu hạt nhân. Đã tiến hành thu
thập số liệu phân rã gamma nối tầng của 52V.
Sử dụng các phần mềm xử lý phổ như Gacasd, Colegram, Gamma Vision,
Orgin để tiến hành xử lý các số liệu thu được bao gồm: nối code, hiệu chuẩn năng
lượng, xác định hiệu suất ghi đối với từng đetectơ của hệ phổ kế SACP, tính diện tích
các đỉnh trong phổ phổ gamma thu được, xây dựng sơ đồ mức của 52V từ số liệu thu
được, xác định được 39 cặp gamma chuyển dời nối tầng và cường độ chuyển dời,
tính toán mật độ mức trong vùng năng lượng từ 0.5 MeV đến 7.5 MeV.
Luận văn đã được hoàn thành đầy đủ các mục tiêu ban đầu đặt ra.
3. Một số kiến nghị
Cần cải tiến hệ thống che chắn và dẫn dòng nơtron đối với kênh ngang số 3 để
có được dòng nơtron nhiệt có tỷ số Cadmi cao, thông lượng lớn và đảm bảo an toàn
kín nước trong quá trình tiến hành thực nghiệm. Bổ sung các vật liệu có tiết diện hấp
thụ bức xạ nơtron và bức xạ gamma tán xạ như 10B, 6Li, Pb sạch để che chắn cho các
đetectơ của hệ phổ kế nhằm giảm khoảng cách giữa đetectơ và vị trí mẫu và nâng cao
hiệu suất đo để giảm thời gian tiến hành thực nghiệm.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
39
Với những kết quả thực nghiệm về phân rã gamma nối tầng của 52V thu được,
so sánh với kết quả thực nghiệm của thư viện LANL cho thấy các nghiên cứu cần
được tiếp tục để tăng thêm số mức thực nghiệm và tiến hành các nghiên cứu thống kê
về vấn đề suy giảm mật độ mức của hạt nhân trong vùng năng lượng trung gian nằm
dưới năng lượng liên kết của nơtron với hạt nhân.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Cảnh Hải và cộng sự (2005), “Nâng cấp hệ che chắn và dẫn dòng
nơtron phục vụ cho các nghiên cứu phản ứng (n,γ) và (n,2γ) tại kênh ngang
(số 3 và số 4) của Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt”, Báo cáo đề tài nghiên cứu
cấp bộ năm 2003-2004.
2. Nguyễn Xuân Hải (2010), “Ứng dụng phương pháp cộng biên độ các xung
trùng phùng nghiên cứu phân rã gamma nối tầng của hạt nhân Yb và Sm
trên Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt”, Luận án tiến sĩ vật lý, Viện năng lượng
nguyên tử Việt Nam.
3. Phạm Đình Khang, Nguyễn Xuân Hải, “Tài liệu hướng dẫn xử lý số liệu theo
phương pháp cộng biên độ các xung trùng phùng”.
4. Vương Hữu Tấn và các cộng sự (2006), “Nghiên cứu cường độ chuyển dời
gamma nối tầng và sơ đồ mức kích thích vùng năng lượng trung gian của
các hạt nhân 152Sm, 182Ta, 59Ni, và 239U”, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ
năm 2005-2006.
5. Vương Hữu Tấn và các cộng sự (2010), “Nghiên cứu phát triển hệ thống phổ
kế hạt nhân đo trên chùm nơtron phục vụ nghiên cứu chuyển dời gamma nối
tầng, đo đạc số liệu hạt nhân và các ứng dụng liên quan”, Báo cáo đề tài
nghiên cứu cấp bộ năm 2007-2009.
Tiếng Anh
6. P.Van Assche, U.Gruber, B.P.Maier, H.R.Koch and O.W.B.Schult (1966),
“Level scheme and gamma transition in 52V”, Nuclear Physics 79, pp.565
to 576, North-Holland Publishing Co., Amsterdam.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
41
7. L.V.Groshev, A.M.Demidov, V.N.Lutsenko and V.I.Pelekhov (1958),
“Investigation of γ-rays emitted when thermal neutrons are captured by
vanadium, manganese, cobalt and aluminium nuclei”, J.Nuclear Energy II,
Vol.8, pp.127 to 147. Pergamon Press, Ltd., London.
8. Marie-Christine Lépy (2004), “Colegram sofltware”, Laboratoire national
henri becquerel.
9. D.H.White, B.G.Saunders, W.John and R.W.Jewell (1965), “Neutron-capture
gamma ray studies of low-lying 52V levels”, Nuclear Physics 72, pp.241 to
253, North-Holland Publishing Co., Amsterdam.
10.
11.
Cường độ chuyển dời và mật độ mức của hạt nhân 52V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- i4lk6ery_3912.pdf