[Tóm tắt] Luận án Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam

Khi triển khai đề tài này, chúng tôi đã cố gắng phân tích với mong muốn nêu ra đầy đủ đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải. Tuy vậy, đây là vấn đề còn mới mẻ và còn nhiều chi tiết cần nghiên cứu tiếp theo như sau: (i) Từ tắt trong ĐTHH rất quan trọng, việc sử dụng từ tắt còn tùy tiện theo mỗi công ty và chưa thông nhất trong ngành hàng hải; (ii) Các từ rút gọn còn nhiều phiên bản, cá biệt nhiều từ có tới 5 phiên bản khác nhau gây khó khăn cho việc đọc hiểu, các từ rút gọn thường tập trung cắt bỏ nguyên âm và giữ lại số ít phụ âm nhận dạng từ; (iii)24 Ngành hàng hải là ngành kinh tế toàn cầu vì thế mà không thể không tiếp nhận yếu tố nước ngoài vào công việc, vì thế việc nghiên cứu các bức điện tín hàng hải từ các nền văn hóa khác nhau hay đối chiếu văn bản điện tín đầy đủ của người phát với văn bản phục hồi do người nhận thực hiện để tìm ra nét khác biệt thực sự là một vấn đề cấp bách. Ngoài ra, nghiên cứu việc đặt tên tàu biển giữa các nền văn hóa cũng là một vấn đề hứa hẹn có kết quả rất thú vị.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải tiếng Anh trong ngành hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN ĐÔN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI TIẾNG ANH TRONG NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 62.22.02.40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI- 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Đăng Bình 2. PGS.TS Mai Xuân Huy Phản biện 1: GS.TS Đinh Văn Đức Phản biện 2: GS.TS Bùi Minh Toán Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội Vào hồi..giờphút, ngày.tháng.năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Văn Đôn (2005), Elliptical expressions in English marine radiogram (Diễn đạt tỉnh lược trong điện tín hàng hải tiếng Anh) ĐHNN, ĐHQGHN. Luận văn thạc sĩ bằng tiếng Anh. 2. Phạm Văn Đôn (2005), “Tỉnh lược, một yếu tố bắt buộc trong các bức điện tín hàng hải viết bằng tiếng Anh”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Hàng hải số 3-4 tháng 11/2005, trang 93. 3. Phạm Văn Đôn (2006), Đề xuất phương pháp diễn đạt tỉnh lược tiếng Anh trong ngành vô tuyến điện hàng hải, Đại học Hàng hải Việt Nam, NCKH cấp Trường. 4. Phạm Văn Đôn (2006), Đề xuất phương pháp dịch tối ưu cho việc dịch tài liệu tiéng Anh chuyên ngành, Đại học Hàng hải Việt Nam, NCKH cấp Trường 5. Phạm Văn Đôn (2006), “Cấu trúc Verb-ing và những khó khăn người dịch tài liệu tiếng Anh chuyên ngành hàng hải hay gặp”, Tạp chí Khoa học- Công nghệ hàng hải số 5 tháng 3 năm 2006. Trang 116. 6. Phạm Văn Đôn (2008), “Phương pháp dịch thuật các nhà chuyên môn hàng hải thường dùng”, Tạp chí Khoa học- Công nghệ hàng hải số 13 tháng 4/2008,trang 89. 7. Phạm Văn Đôn (2014), “Điện tín hàng hải- Một hình thức liên lạc đặc biệt trên biển”. Tạp chí Ngôn ngữ, số11 năm 2014 trang 62-72. 8. Phạm Văn Đôn (2015), “Đặc điểm cấu trúc văn bản điện tín hàng hải”, Tạp chí Ngôn ngữ số 6 năm 2015, trang 68-80. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vận tải biển là ngành kinh tế dịch vụ thương mại quan trọng đối với nhiều quốc gia. Tàu biển được coi là tài sản quốc gia trên biển. Một khi có tổn thất xảy ra thì thiệt hại về con người trên tàu, giá trị con tàu và số hàng đang chở là không thể tính được. Thông tin liên lạc trên biển đóng vai trò quan trọng đảm bảo chuyến đi biển an toàn. Trong nhiều phương pháp thông tin, điện tín hàng hải (ĐTHH) đóng vai trò quan trọng và là phương tiện duy nhất khi tàu xa bờ. Năm 1973,Tổ chức hàng hải thế giới (IMO) đã chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ giao dịch trong ngành. Khó khăn phát sinh là trình độ tiếng Anh của thủy thủ không đều, dễ gây hiểu nhầm dẫn đến tai nạn. Để khắc phục khó khăn này,Tổ chức hàng hải thế giới phát hành cuốn cẩm nang có tiêu đề “Từ vựng hàng hải tiêu chuẩn IMO” và yêu cầu thủy thủ phải sử dụng các câu đúng theo các tình huống quy định trong cuốn cẩm nang này. ĐTHH là văn bản viết bằng tiếng Anh và còn trống các quy định soạn điện. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu điện tín hàng hải để tìm ra đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong nó, làm nền tảng biên soạn cuốn cẩm nang soạn và đọc điện tín hàng hải sau khi luận án này được bảo vệ đồng thời điện tín hàng hải là một loại hình văn bản rút gọn đặc trưng, việc nghiên cứu nó là cần thiết để đóng góp làm sáng tỏ lí thuyết văn bản học nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu là: - Góp phần minh chứng cho lí thuyết về văn bản học, đặc biệt là văn bản rút ngắn và các đặc điểm của nó. - Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải ở các góc nhìn như khái niệm, thể loại, và các vấn đề thuộc đặc điểm vĩ mô và vi mô phục vụ mục đích xa hơn là làm cơ sở để xây dựng qui định biên soạn điện tín trong ngành hàng hải quốc gia. Nhiệm vụ của luận án là: - Xác định thể loại của văn bản điện tín hàng hải - Xác định cấu trúc văn bản điện tín hàng hải 2 - Chi tiết hóa các yếu tố ngôn ngữ giúp văn bản điện tín hàng hải ngắn gọn - Rút ra mô hình tiểu loại văn bản điện tín hàng hải 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ sử dụng trong điện tín hàng hải tiếng Anh, được lưu hành trong ngành hàng hải Việt Nam. Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là đặc điểm vĩ mô và vi mô ngôn ngữ sử dụng trong văn bản điện tín hàng hải âm và dương 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp miêu tả phân tích đặc điểm cấu trúc và nội dung điện tín. - Thủ pháp thống kê tổng hợp các trường hợp được phân tích chỉ ra các số liệu về tần suất của từng trường hợp, qua đó giúp thấy được mức độ xuất hiện phổ biến của chúng. - Thủ pháp so sánh đối chiếu so sánh văn bản dương và văn bản âm. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có m ột số đóng góp khoa học như sau: - Chứng minh điện tín hàng hải là một loại thư tín thương mại - Đóng góp vào kết quả nghiên cứu đã có về văn bản rút ngắn bằng việc trình bày một văn bản dị biệt về ngắn gọn - Bổ sung vào kết quả nghiên cứu thư tín thương mại đã có về cấu trúc thành phần, các yếu tố lịch sự, rào đón,v.v 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Về lí thuyết: Luận án đóng góp minh chứng cho lý luận văn bản rút gọn. Về thực tiễn: Kết quả của luận là cơ sở để biên soạn tài liệu hướng dẫn biên soạn điện tín. Ngoài ra, luận án còn là cơ sở tốt cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực thư tín nói chung và ĐTHH nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Luận án bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải Chương 2: Cơ sở lý luận của luận án Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải ở cách nhìn vĩ mô Chương 4: Đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải ở cách nhìn vi mô 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN 1.1.Tình hình nghiên cứu thư tín thương mại Ở ngoài nước đã có nhiều nghiên cứu về thư tín thương mại và tập trung vào các nguyên tắc lịch sự dương tính, tránh phân biệt về giới tính, hành vi trực ngôn, bước thoại trong thư bán hàng, thư xin việc,v.v Ở trong nước có một số công trình nghiên cứu thư tín thương mại. Các nghiên cứu này tập trung so sánh đối chiếu đặc điểm ngữ vực, chỉ dấu lịch sự và một số vấn đề khác liên quan đến việc các nền văn hóa khác nhau đã ảnh hưởng như thế nào đến việc soạn thảo thư tín thương mại và chuyển dịch chúng. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ điện tín hàng hải. Cho đến nay, chúng tôi chỉ tìm thấy một số ít tài liệu tiếng Anh hàng hải phục vụ đào tạo có liên quan rất ít tới điện tín hàng hải trên thế giới cũng như trong nước. Các cuốn tài liệu đó là: “IMO standard vocabulary phrases” (Cụm từ tiêu chuẩn hàng hải” do tổ chức hàng hải quốc tế phát hành. “English for nautical students and shipofficers” (Tiếng Anh dành cho sinh viên hàng hải và sĩ quan tàu biển) và “Ship’s correspondence” (Thư- Điện- Kháng cáo) do tác giả Nguyễn Tường Luân biên soạn. Đây cũng chỉ là tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên hàng hải chứ không phải là một nghiên cứu ngôn ngữ học. 1.3. Tiểu kết Ngôn ngữ điện tín hàng hải là chuyên ngành hẹp nên chưa thu hút được các nhà nghiên cứu. Rất khó khăn chúng tôi mới tìm được một số lượng ít ỏi công trình nghiên cứu về điện tín cả ở ngoài nước và trong nước. Tuy vậy, đây chỉ là các cuốn tài liệu phục vụ đào tạo, không phải là công trình nghiên cứu ngôn ngữ theo đúng nghĩa. Có thể nói, điện tín hàng hải là lĩnh vực hoàn toàn mới và chưa hề được nghiên cứu trong Việt ngữ học. 4 CHƯƠNG 2 C Ơ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 2.1. Khái niệm diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 2.1.1. Khái niệm diễn ngôn Hiện nay, thuật ngữ văn bản (text) và diễn ngôn (discourse) đang được các nhà khoa học tranh luận theo hai hướng đồng nhất và không đồng nhất hai thuật ngữ này. Halliday và Hasan coi hai thuật ngữ văn bản và diễn ngôn chỉ là đồng nghĩa. Hai tác giả trên định nghĩa như sau: “Văn bản là ngôn ngữ thực hiện một chức năng giao tiếp cụ thể, trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.Văn bản đối lập với các từ, các câu bị tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp.Văn bản có thể ở hình thức ngôn ngữ nói, viết hay bất kỳ các phương tiện diễn đạt nào mà chúng ta có thể nghĩ đến.”Chúng tôi dựa vào định nghĩa của Halliday và Hasan để nghiên cứu đề tài Như vậy, hai thuật ngữ này được sử dụng như nhau trong luận án này. 2.1.2. Phân tích diễn ngôn Sự ra đời của phân tích diễn ngôn là một tất yếu khách quan khi mà việc nghiên cứu cấu trúc câu đã đạt tới mức hoàn chỉnh và trở nên chật hẹp trong cách nhìn như là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Thực tế đòi hỏi phải có đối tượng nghiên cứu ở phạm vi lớn hơn câu và những yếu tố bên trong và ngoài văn bản (diễn ngôn). 2.2. Đường hướng phân tích diễn ngôn Nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa đã tổng hợp 9 đường hướng phân tích diễn ngôn khác nhau. Mỗi đường hướng phân tích có điểm mạnh - yếu khác nhau. Chúng tôi lựa chọn đường hướng phân tích biến đổi ngôn ngữ và phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp để triển khai đề tài này. 2.3. Đường hướng phân tích diễn ngôn để triển khai đề tài 2.3.1. Đường hướng biến đổi ngôn ngữ Đường hướng này phân tích ngữ vực. Ngữ vực cái có thể xác định chủ yếu qua các khác biệt về ngữ pháp và từ vựng. Đường hướng này phân tích hai cơ sở 5 gây ra sự biến đổi, đó là người sử dụng và cách sử dụng ngôn ngữ. Biến thể là người sử dụng thể hiện qua phương tiện âm thanh. Biến thể cách sử dụng thể hiện qua những phân biệt về hình thức ngôn ngữ, tức từ vựng và ngữ pháp. Điện tín là văn bản viết nên không có yếu tố âm thanh. Như vậy, theo đường hướng này, chúng tôi tập trung phân tích từ vựng và ngữ pháp của văn bản ĐTHH. 2.3.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp Phân tích diễn ngôn tổng hợp nghiên cứu mạch lạc với tư cách là cái tích hợp của nhiều biến như tính tổ chức, liên kết và tính quan yếu. Phương pháp phân tích này dung hòa cả hệ chức năng luận với hệ cấu trúc luận. Ở Việt Nam, Nguyễn Hòa đề xuất phương pháp này và minh họa bằng việc phân tích diễn ngôn một thể loại tin từ các góc độ rất rõ ràng là: (i) Cấu trúc như sự hiện thực hóa mạch lạc (ii) Mạch lạc của diễn ngôn (iii) Ngữ vực, bao gồm các đặc điểm từ vựng và ngữ pháp điển hình. 2.4. Yếu tố đặc trưng chung của văn bản Để nhận diện văn bản điện tín hàng hải, chúng tôi trình bày chi tiết các vấn đề lí thuyết luận án dựa vào để phân tích, khảo sát văn bản điện tín. Các vấn đề này rất cơ bản trong lí thuyết ngôn ngữ nên chúng tôi không trình bày trong tóm tắt này mà chỉ nêu tên. Các vấn đề đó là: (i) cấu trúc văn bản,(ii) liên kết và mạch lạc,(iii) từ ngữ,(iv) câu và cú (v) đoạn văn 2.5. Một số yếu tố chi phối đặc điểm văn bản 2.5.1. Ngữ vực “Ngữ vực” dùng để miêu tả các dạng thể hiện khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ. Theo Bhatia, thuật ngữ “ngữ vực” được dùng để chỉ các kiểu văn bản khác nhau trong sử dụng. Halliday tin rằng thuật ngữ “ngữ vực” được đưa ra để giải thích cho cách thức ngôn ngữ được dùng. Các ngôn cảnh khác nhau sẽ cho ra cách ngôn ngữ được sử dụng khác nhau. Có nghĩa là ngôn ngữ bị biến đổi tương ứng với ngôn cảnh. Theo quan niệm trên, việc xác định ngữ vực phải dựa vào sự khác biệt về ngữ pháp và từ vựng. Mỗi ngữ vực có ba đặc trưng là: Trường (field), thức (mode) và không khí (tenor). 6 Khi phân tích về thuật ngữ “ngữ vực” và “phong cách”, Nguyễn Văn Khang đã nêu ra tính “ gần như là một ” giữa hai thuật ngữ này.Dựa vào quan điểm này, chúng tôi sử dụng hai thuật ngữ phong cách và ngữ vực theo cùng một ý nghĩa. I.R.Galperin phân loại phong cách thành 5 loại như sau (i) Phong cách văn học nghệ thuật (The Belles-Letters style).(ii) Phong cách chính luận (Publicistic style). (iii) Phong cách báo chí (Newspaper style).(iv)Phong cách khoa học (Scientific prose style).(v)Phong cách tài liệu chính thống (tạm dịch) (The style of official documents).Chúng tôi lấy quan điểm của I.R Galperin để phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong ĐTHH. 2.5.2.Thể loại Trong luận án này, chúng tôi trích dẫn định nghĩa về thể loại của Bhatia và Nguyễn Hòa. Cả hai tác giả đều cho rằng mục tiêu giao tiếp của một diễn ngôn cụ thể nào đó là yếu tố mà các nhà nghiên cứu dựa vào để xác định thể loại của diễn ngôn đó. Hay nói cách khác, mục tiêu giao tiếp quy định thể loại diễn ngôn mà cộng đồng giao tiếp đó chấp nhận. 2.5.3. Cộng đồng diễn ngôn Cộng đồng diễn ngôn là một cộng đồng được hình thành do có chung mục đích giao tiếp. Mục đích này liên kết thể loại với cộng đồng diễn ngôn. Mục đích giao tiếp của một thể loại được chấp nhận bởi các thành viên cộng đồng đó và tạo nên tính hợp lý của thể loại, tính hợp lý này giúp hình thành cấu trúc sơ đồ của diễn ngôn và ảnh hưởng tới sự lựa chọn nội dung và thể loại. 2.5.4. Mục đích giao tiếp Định nghĩa về mục đích giao tiếp của Martin và Swales là cơ sở cho chúng tôi dựa vào để phân tích mục đích giao tiếp của thể loại diễn ngôn đề tài đang theo đuổi. Cả hai tác giả đều cho rằng mục đích giao tiếp rất quan trọng cho việc xếp loại cho một diễn ngôn cụ thể. 2.5.5. Ngữ cảnh giao tiếp Đỗ Hữu Châu cho rằng các nhân tố giao tiếp chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như nội dung. Ngữ cảnh, theo tác giả, là một trong ba nhân tố giao tiếp 7 có ảnh hưởng nhiều tới đặc điểm diễn ngôn. Ngữ cảnh là yếu tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng lại ở ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh bao gồm nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn. Nhân vật giao tiếp là người tham gia giao tiếp bằng ngôn ngữ, tạo ra diễn ngôn. Giữa những người tham gia giao tiếp có quan hệ phân vai và quan hệ liên cá nhân với nhau. Trong một giao tiếp cụ thể, nhân vật phát ra diễn ngôn tức là vai nói hoặc viết và nhân vật tiếp nhận diễn ngôn sẽ là vai nghe hay đọc. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, trình độ, thái độ giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân còn được xét theo trục quyền uy và trục thân cận. Hiện thực ngoài diễn ngôn là tất cả mọi yếu tố không được nhắc đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp, không phải là nhân vật giao tiếp. Tác giả chi tiết hóa hiện thực ngoài diễn ngôn thành: Hiện thực- đề tài của diễn ngôn; hoàn cảnh giao tiếp; thoại trường, và ngữ huống giao tiếp. 2.6. Đoạn văn 2.7. Tiểu kết Điểm gặp nhau của hai đường hướng lựa chọn để triển khai luận án là tập trung phân tích từ vựng và ngữ pháp của văn bản. Chương 2 đã phân tích tổng hợp các khái niệm và quan điểm về từ, cú và câu, đoạn văn, văn bản và các lý thuyết văn bản như cấu trúc văn bản, mạch lạc và liên kết, phong cách,v.v Phục vụ việc phân tích một thể loại văn bản bằng tiếng Anh, chúng tôi chủ yếu dựa và quan điểm của các tác giả ngôn ngữ Anh và có tham khảo quan điểm của các tác giả quốc tịch khác. 8 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI Ở CÁCH NHÌN VĨ MÔ 3.1. Nhận diện văn bản điện tín hàng hải 3.1.1. Lịch sử ngành điện tín hàng hải Samuel Morse sáng chế ra điện tín (radiotelegram) năm 1844 tại Mỹ. Điện tín (ĐT) trở thành dịch vụ viễn thông phổ biến nhất lúc đó. Mới đầu, ĐT chỉ phục vụ dân sinh,sau đó ĐT được phát triển sang các lĩnh vực khác, trong đó có hàng hải,v.v Điện thoại ra đời sau nhưng đã bức tử điện tín dân sinh (ĐTDS). Trái với ĐTDS, điện tín trong các lĩnh vực khác vẫn là ưu tiên số một. Trong hàng hải, khi tàu xa khơi, ĐT là hình thức liên lạc duy nhất để liên lạc. 3.1.2. Vị trí của điện tín hàng hải Điều lí thú là trong ngành hàng hải các hình thức thô sơ đến hiện đại đang cùng song song tồn tại là: (i) thông tin bằng cờ hiệu ,(ii) thông tin bằng cờ tay,(iii) thông tin bằng đèn hiệu (iv) Thông tin bằng âm hiệu,(v)Thông tin bằng lới nói ,(vi) thông tin bằng điện tín, (vii) thông tin bằng vô tuyến điện thoại. 3.1.3. Thể loại văn bản điện tín hàng hải Theo Thông tư số 01/2010/TT-BNV, thư công là thư được dùng trong các cơ quan tổ chức. Thư từ là thư được dùng để giao dịch giữa các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Điểm khác biệt giữa thư công và thư từ nói chung là dựa vào đối tượng là cơ quan tổ chức hay các doanh nghiệp. Thư công ra quyết định vè quản lý hành chính trong khi đó thư từ chỉ dùng để trao đổi thông tin. Thư từ được phân loại theo hình thức chuyển giao. Thư từ được chuyển phát bằng thiết bị điện tử được gọi là thư điện tín và gọi tắt là điện tín. Thuật ngữ “thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động dịch vụ liên quan đến hàng hóa. Vận tải đường biển là một loại dịch vụ hàng hóa mang tính thương mại. ĐT dùng để trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại nên điện tín hàng hải (ĐTHH) là thư tín thương mại 3.1.4. Định nghĩa điện tín hàng hải Dựa vào lập luận trên và định nghĩa điện tín trong Từ điển bách khoa thư, chúng tôi hiểu về ĐTHH như sau: ĐTHH là thông điệp chính thống dưới dạng 9 văn bản viết, được truyền phát bằng thiết bị vô tuyến giữa tàu thủy với tàu thủy và giữa tàu thủy với đài vô tuyến ven biển và ngược lại. 3.1.5. Phân loại điện tín hàng hải Dựa vào nội dung truyền tải, chúng tôi phân loại ĐTHH thành 3 loại chính như sau: (i) Điện tín dịch vụ thông tin hàng hải (ĐTDVTTHH) (ii) Điện tín dịch vụ an toàn hàng hải (ĐTDVAT)(iii) Điện tín dịch vụ thời tiết(ĐTDVTT). 3.1.6. Điện tín hàng hải âm và dương Theo quy trình, người soạn điện phải soạn văn bản điện tín đầy đủ rồi dùng các thủ pháp lược cắt bớt cấu trúc văn bản, từ ngữ và kí tự sao cho có số kí tự và dấu cách ít nhất có thể được. Văn bản siêu rút ngắn này được gửi đi và người nhận điện đọc hiểu nhanh rồi lập toàn và lưu giữ lại để bảo vệ mình nếu sau này có sự cố về kiện tụng hay tranh cãi trách nhiệm. Thực tế, quy trình này chỉ áp dụng khi đào tạo hay tập sự. Ngày nay người soạn điện soạn ngay văn bản ngắn gọn và người nhận điện chỉ lập toàn bức điện quan trọng. Điện tín lưu hành được giới chuyên môn gọi là điện tín dương. Điện tín phục hồi là điện tín âm. 3.1.7. Đặc trưng cơ bản của văn bản điện tín hàng hải Ngữ cảnh giao tiếp. Nhắc đến ngữ cảnh giao tiếp của một diễn ngôn cụ thể là nhắc đến các nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn. ĐTHH là loại văn bản thư tín thương mại dùng để giao dịch thương mại giữa các tổ chức kinh tế trong ngành hàng hải với nhau. Mỗi thể loại giao dịch ĐTHH có số tham thể là nhân vật giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, khi giao dịch ĐTHH được sử dụng giữa tàu thủy với đại lý ở cảng, nhân vật giao tiếp là tàu thủy và đại lý.Vai phát ra diễn ngôn là người soạn điện soạn ra ĐTHH và vai tiếp nhận diễn ngôn là người nhận điện. Hai vai này cũng có sự luân chuyển cho nhau. Không phải loại hình giao dịch ĐTHH nào cũng có sự thay vai như vừa nêu. Đối với giao dịch ĐTDVTT, vai phát ra diễn ngôn chính là đài vô tuyến ven bờ khu vực tàu thủy đi qua. Vai nhận là tàu thủy nhưng không có sự trả lời hay xác nhận nhận điện nên không có chuyện đổi vai trong giao dịch ĐTDVTT hay ĐTATHH tiểu loại thông báo phòng tránh hàng hải. ĐTHH dùng để trao đổi giữa hai tổ chức kinh tế có quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi. Quan hệ liên nhân giữa hai nhân vật giao tiếp không có gì đặc 10 biệt khi xem xét theo trục quyền uy và trục thân cận. Hai bên đều cần nhau và như vậy không có chuyện một bên có địa vị cao hơn bên còn lại. Vì vậy, ĐTHH lược bỏ câu rào đón, yếu tố lịch sự và đi thẳng vào vấn đề. Hiện thực ngoài diễn ngôn. Khi giao dịch, người soạn điện và người nhận điện là người cùng công tác trong lĩnh vực hàng hải và sau một thời gian làm việc họ có hiểu biết nhất định về công việc mà họ thực hiện hàng ngày. Có nghĩa là họ có một lượng kiến thức về ngành vận tải biển hay còn gọi là tiền giả định giao tiếp. Ngoài ra, mỗi sự kiện giao tiếp ĐTHH nào diễn ra cũng có một thời gian không gian cụ thể như khi ra vào cảng, v.v Đặc trưng văn bản điện tín hàng hải có những điểm quan trọng sau đây: Về mục đích sử dụng: ĐTHH có mục đích là để liên lạc giữa tàu thủy với tàu thủy và giữa tàu thủy với đất liền. Mục đích là để trao đổi thông tin hàng hải, thông tin thời tiết và yêu cầu cứu nạn trong các trường hợp khẩn cấp. Chính mục đích này đã chi phối nhiều tới hình thức văn bản điện tín. Về yếu tố nội dung: ĐTHH chứa đựng nội dung nhất định theo từng loại. Điểm đặc biệt của bản điện là mỗi bản điện chỉ truyền tải một nội dung duy nhất toàn văn bản. Về yếu tố chỉ lượng: ĐTHH bị khống chế về mặt định lượng. Có nghĩa là bản điện không được phép ở dạng đầy đủ câu chữ mà phải ngắn gọn nhất có thể được. Thuyền trưởng bị áp lực phải soạn một văn bản đủ nội dung nhưng phải có số ký tự và dấu cách ít nhất. Theo công ty VISHIPE, một bản điện ngắn nhất không dưới 7 blocks tính cước, tương đương 224 ký tự và dấu cách. Do quy định về chỉ tố số lượng này, ĐTHH có đặc trưng là siêu ngắn gọn tới đơn vị ký tự và dấu cách. Về định lượng, ĐTHH bị khống chế tối thiểu là 224 ký tự và dấu cách. Về yếu tố cấu trúc: ĐTHH là văn bản có cấu trúc riêng biệt. Mọi lời chào xã giao thường thấy tại phần mở đầu của các văn bản thư tín đều bị loại bỏ để trình bày thẳng ngay vào vấn đề cần thông báo. Các câu bắt đầu cũng cực kì ngắn gọn, từ ngữ được giản lược, cắt ngắn, ngầm hiểu và sửa chỉnh sao cho ngắn nhất có thể được. Chỉ những 11 từ mang ý nghĩa chính trong việc truyền tải thông tin mới được dùng ở dạng đầy đủ. Chúng tôi không thấy các yếu tố biểu cảm trong các văn bản ĐTHH. Đặc điểm khác nữa là ĐTHH sử dụng chữ in hoa (block letters). Về yếu tố định biên: ĐTHH thuộc các loại đều có kí tín hiệu bắt đầu ZCZCZC và kí tín hiệu kết thúc NNNN. Đây có thể coi là định biên vòng ngoài nếu xem xét bản điện từ khi có dấu hiệu mời nhận điện bằng kí tín hiệu. Sau kí tín hiệu nhận điện ZCZCZC là các chữ cái phân biệt loại nội dung thông báo. Như vậy, ĐTHH là một văn bản thư tín đặc biệt có định biên bên trái bằng tín hiệu ZCZCZC và có điểm kết thúc bằng ký hiệu NNNN và từ MASTER. 3.2. Cấu trúc tổ chức văn bản điện tín hàng hải 3.2.1. Đặc điểm cấu trúc vĩ mô Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy cả ba loại văn bản ĐTHH đều bắt đầu bằng tín hiệu ZCZCZC và ký hiệu loại điện. Khác với thư tín thương mại thông thường, thời gian và địa chỉ đài phát được trình bày bên trái. Cách diễn đạt thời gian cũng rất đặc biệt. Thay vì sử dụng ngày tháng năm, điện tín hàng hải sử dụng giờ quốc tế rồi đến tháng và năm. Điện tín hàng hải có ba loại, chỉ tiểu loại thông tin hàng hải có địa chỉ bên trong. Hai loại còn lại không có. Điện tín hàng hải không sử dụng lời chào đầu thư như thường thấy trong mọi thư tín thương mại khác như Dear sirs (Kính thưa các ngài), v.v Điện tín hàng hải là thư tín thương mại đặc biệt được phân loại dựa theo nội dung truyền tải và chỉ bao gồm 3 nội dung là thời tiết, thông tin hàng hải và báo nạn. Điểm đặc biệt là mỗi bản điện chỉ tải một trong các nội dung trên. Nội dung của văn bản điện tín chỉ trong một đoạn văn duy nhất. Khảo sát cho thấy, văn bản điện tín hàng hải âm bao gồm một đoạn văn duy nhất và đoạn văn đó thuộc loại đoạn văn mở. Câu mở bị lược khỏi văn bản điện tín dương và đoạn văn trở thành loại chỉ có phần triển khai. Điện tín hàng hải không có lời chúc cuối thư và kết thúc bằng từ MASTER (thuyền trưởng/ giám đốc) cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa người chịu trách nhiệm về nội dung thông tin 12 3.2.2. Đặc điểm liên kết trong văn bản điện tín hàng hải - Về đặc điểm liên kết ngữ pháp Đặc điểm liên kết ngữ pháp trong điện tín hàng hải được tóm lược như sau. Kết quả khảo sát cho thấy điện tín hàng hải chỉ áp dụng phép tỉnh lược không dựa vào ngôn cảnh để liên kết văn bản, các phép liên kết ngữ pháp khác như phép thế, phép nối, phép quy chiếu không xuất hiện trong điện tín hàng hải. hay nói cách khác là 100% câu hay cú trong điện tín hàng hải là câu tỉnh lược không dựa vào ngôn cảnh. Các phương tiện của phép thế và phép nối hay quy chiếu là đối tượng lược trong văn bản điện tín hàng hải - Về đặc điểm liên kết từ vựng: Khảo sát cho thấy, điện tín hàng hải không sử dụng phép lặp, việc nhắc lại từ là các đơn vị chỉ khối lượng,v.v chỉ xuất hiện lần đầu, lần xuất hiện lần sau bị lược khỏi văn bản điện tín . Việc lặp lại ngữ pháp xuất hiện chủ yếu kiểu câu phức tạo thành bởi liên từ AND (và) và được lược trong văn bản điện tín. Ngoài ra chúng tôi cũng phát hiện ra cấu trúc SVC được lặp lại ở dạng đảo ngữ CVS và lược thành phần V. Cấu trúc there + to be+ noun+ adverb of place cũng thường xuất hiện ở tiểu loại điện tín hàng hóa nhưng không đặc trưng. Các phép khác như lặp ngữ âm hay phối hợp từ không xuất hiện trong điện tín hàng hải. 3.2.3. Đặc điểm mạch lạc trong văn bản điện tín hàng hải Mạch lạc là yếu tố quan trọng giúp người nhận điện đọc hiểu một thể loại văn bản biến dạng đến méo mó do bị rút gọn cơ học. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy tính mạch lạc trong điện tín hàng hải chủ yếu biểu hiện qua tính thống nhất về nội dung đề tài. Mỗi văn bản điện tín chỉ truyền tải 1 nội dung duy nhất. Mạch lạc trong điện tín còn biểu hiện thông qua từ khóa. Chỉ thực từ mang nội dung quan trọng được giữ lại và hư từ hay từ có nội dung không quan trọng bị lược ra khỏi văn bản điện. Việc lược bỏ quá mức này làm trơ lại các từ cốt tử mà thiếu nó không nội dung nào được loan tải. Mạch lạc trong điện tín còn biểu hiện qua tính lô- gích của trình tự thông tin. Dựa vào kinh nghiệm, người soạn điện và người nhận điện luôn ngầm hiểu trình tự của mỗi loại điện tín nên họ phục hồi ngay được phần đã lược bỏ và hiểu ngay được vấn đề thông báo. 13 3.3. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ điện tín hàng hải Do là văn bản giao dịch giữa các doanh nghiệp kinh tế, ĐTHH không sử dụng các từ ngữ biểu cảm (words with emotive meanings), cảm xúc hay bày tỏ thái độ của cá nhân, ngoài một số cụm từ thông thường là lời chào đầu thư như “Thưa các ngài” (Dear Sir) và cũng bị lược trong văn bản ĐTHH dương.Từ ngữ được dùng trong ĐTHH là lớp từ thuật ngữ thương mại hàng hải được cộng đồng giao tiếp hàng hải chấp nhận sử dụng ĐTHH không sử dụng những câu văn mơ hồ, không rõ ràng dẫn đến hiểu sai hay hiểu nội dung theo nhiều cách. Khảo sát cho thấy, thức chủ đạo trong ĐTHH là thức tường thuật và thức mệnh lệnh. Chúng tôi không phát hiện thấy câu văn nào là câu nghi vấn hay cảm thán. Điều này dễ hiểu vì ĐTHH là văn bản giao dịch giữa các doanh nghiệp và ngữ cảnh trên biển có sóng gió nguy hiểm nên nội dung thông báo phải rõ ràng, dứt khoát và ngắn gọn. Như vậy, xét về hình thức và mục đích, chức năng, ngôn ngữ trong ĐTHH thuộc phong cách tài liệu chính thống (the style of official documents). Điều này cũng được I.R.Galperin khẳng định khi nói về giao tiếp giữa hai doanh nghiệp hay đoàn thể và ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch này ( thư tín thương mại, hợp đồng) thuộc phong cách tài liệu chính thống, như trong trích dẫn nêu trên. 3.4. Đặc điểm lớp từ vựng ngôn ngữ điện tín hàng hải Từ vựng trong ĐTHH là lớp từ vựng được sử dụng hạn chế về mặt xã hội, bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của những đối tượng thuộc chuyên ngành hàng hải và được sử dụng bởi các nhà chuyên môn hàng hải. Thuật ngữ hàng hải có quan hệ chặt chẽ vào các khái niệm của ngành và không bị thay đổi về ý nghĩa khi trong các trường hợp sử dụng khác nhau. Các thuật ngữ như captain (thuyền trưởng), first mate (đại phó), charts (hải đồ),loadlines (đường tải trọng), v.v lệ thuộc hoàn toàn vào khái niệm và không thay đổi nghĩa khi được sử dụng ở cách dùng khác nhau. Hệ thống thuật ngữ hàng hải bao gồm các từ hay cụm từ gắn liền với khái niệm nên mỗi thuật ngữ chỉ có một nghĩa. Do tính an toàn được đặt trên hết nên ĐTHH có lớp từ vựng được xây dựng trên nguyên tắc lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh hiểu nhầm. Hàng hải là lĩnh vực mang tính toàn cầu nên ĐTHH mang tính quốc tế, được sử dụng bởi cộng đồng giao tiếp 14 hàng hải. Từ ngữ sử dụng trong ĐTHH thuộc lớp từ vựng thuật ngữ khoa học thương mại hàng hải. 3.5. Tiểu kết ĐTHH thuộc thể loại văn bản viết, kiểu thư tín thương mại dùng để giao dịch giữa các doanh nghiệp vận tải và phục vụ ngành vận tải biển được cộng đồng giao tiếp điện tín hàng hải chấp nhận sử dụng để giao dịch thương mại. ĐTHH là một văn bản siêu ngắn gọn ở cả vĩ mô và vi mô. Cấu trúc văn bản được rút ngắn từ 6 phần xuống còn 2 hoặc 1 phần. Phần nội dung được rút gọn chỉ còn một đoạn văn mở và 100% câu văn là câu đã lược bỏ nhiều thành phần nòng cốt, chỉ giữ lại 1 hay 2 thành phần quan trọng mang nội dung chính của câu. Xét về thành phần cấu trúc, câu văn trở thành méo mó biến dạng. Mạch lạc trong ĐTHH chủ yếu thể hiện bằng tính thống nhất về đề tài- chủ đề; lô gích trình tự chi tiết nội dung và thông qua từ khóa. ĐTHH sử dụng phép tỉnh lược trong số các phép liên kết. Điều đặc biệt là 100% câu văn là câu tỉnh lược thuộc loại không dựa vào ngôn cảnh. Các phép liên kết khác không phát hiện trong ĐTHH. Từ vựng trong ĐTHH thuộc lớp thuật ngữ khoa học thương mại hàng hải Phong cách ngôn ngữ ĐTHH thuộc phong cách tài liệu chính thống (the style of official documents) 15 CHƯƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN TÍN HÀNG HẢI Ở CÁCH NHÌN VI MÔ 4.1. Đặc điểm từ ngữ 4.1.1. Đặc điểm từ loại Tỉ lệ xuất hiện của thực từ và hư từ trong ĐTHH lần lượt là 93, 54% và 6,54%. Kết quả khảo sát cho thấy gần như tất cả từ ngữ xuất hiện trong ĐTHH đều là thực từ. Hư từ bị lược bỏ gần như hoàn toàn khỏi ĐTHH vì chúng là từ chức năng kết gắn ngữ pháp nên người soạn và đọc điện dễ dàng khôi phục lại nhờ khả năng suy luận và khả năng ngôn ngữ. Như vậy, hư từ là đối tượng dễ dàng khôi phục và được người soạn và đọc điện hiểu ngầm được. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy đặc điểm chi tiết từ loại của ĐTHH như sau: Thực từ chiếm số lượng lớn trong tổng số từ vựng. Danh từ có tần suất cao nhất. Tiếp sau đó là số từ, động từ, tính từ và trạng từ. Danh từ là từ loại có nhiều đặc trưng nhất. Danh từ chung có tần suất 0,71 trong khi đó danh từ riêng là 0,28. Danh từ đếm được có tần suất 0,22 và danh từ không đếm được là 0,78. Danh từ riêng không xuất hiện danh từ chỉ tên người, lễ hội.Tần suất từ cao xuống thấp của danh từ riêng là: danh từ chỉ tháng (0,54) danh từ chỉ tên tàu biển (0,45), danh từ chỉ ngày (0,45), danh từ chỉ tên thành phố, cảng biển (0,36) danh từ chỉ tên vùng biển (0,06). Cấu trúc danh từ riêng + danh từ chung (vd Lamb street – Phố Lamb) đảo lại trong ĐTHH thành danh từ chung + danh từ riêng (vd Merchant ship Sukhona - Tàu buôn Sukhona). 4.1.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ được sử dụng trong điện tín hàng hải Trong các phương pháp cấu tạo từ, phương pháp ghép từ đặc trưng hơn cả. Điện tín hàng hải chỉ sử dụng phép ghép danh từ. Các phép ghép động từ,tính từ không xuất hiện. Các phép sử dụng phụ tố và chuyển loại không nhiều và mờ nhạt. Các phép cấu tạo khác như láy hay lặp từ không xuất hiện. Từ tắt chỉ xuất hiện 3 trong tổng số 5 dạng là từ tắt cấu tạo nhờ giữ lại các chữ cái đứng đầu các từ tự do 16 trong cụm từ (acronyms) (vd IMO viết tắt của International Maritime Oganization),từ lược bớt các chữ cái trong tành phần cấu tạo (abbreviation) (vd cfm viết tắt của confirmation) và từ được rút ngắn bằng việc cắt bớt âm tiết cuối (clipping) ( vd long viết tắt của longitude). Chúng tôi không phát hiện trường hợp nào là từ cắt ghép hai từ tự do (vd breakfast and lunch thành brunch) (blends) hay trường hợp dùng dấu phẩy để ghép từ ( contraction) (vd is not thành isn’t) 4.2. Đặc điểm cú pháp 4.2.1. Đặc điểm phân loại câu theo cấu trúc Theo khảo sát của chúng tôi, câu ghép có tỉ lệ xuất hiện cao hơn nhiều so với câu đơn. Trong các câu phức , liên tố AND xuất hiện 2324 lần trong 1530 văn bản ĐTHH âm. Việc người soạn điện dùng liên tố AND với số lần lớn như vậy trong ĐTHH âm là có lý do áp lực phải rút ngắn văn bản. Theo quy định, trong văn bản điện tín không được dùng dấu ngắt câu. Trong trường hợp phải dùng thì phải chuyển sang các kí hiệu bằng từ (ví dụ: dấu chấm (.) phải dùng từ STOP). Điều này sẽ làm tăng số ký tự và dấu cách, do đó số ký tự tính tiền sẽ tăng lên. Người soạn điện cố ý kết nối hai câu bằng liên từ AND để tránh dùng dấu chấm câu trong văn bản điện dương nhằm giảm tiền cước. Do sử dụng liên từ AND để kết nối phục vụ mục đích vừa nêu, người soạn điện tạo ra những kiểu câu phức gồm nhiều loại câu khác nhau trong thành phần. Bảng 4.13. Loại câu trong điện tín hàng hải theo quan điểm của Quirk Loại câu ĐTDVTTHH ĐTDVATHH ĐTDVTT Tổng Tỉ lệ Câu đơn 316 48 97 461 0,26 Câu phức 1075 168 46 1289 0,73 Tổng 1391 216 143 1756 Tóm lại, sau khi khảo sát 1530 bản ĐTHH thuộc ba loại, chúng tôi nhận thấy loại câu phức được dùng phổ biến hơn câu đơn, đặc biệt là trong ĐTTTHH. Câu phức trong ĐTHH có đặc trưng đặc biệt là dạng ghép hỗn hợp nhiều loại câu khác nhau, dùng liên từ “and” do NSĐ tránh dùng dấu ngắt câu. 17 4.2.2. Đặc điểm quan hệ qua lại giũa cú trong điện tín hàng hải Kết quả thống kê trong cho thấy, trong 1530 ĐTHH có 1289 câu phức và 461 câu đơn. Phân tích 1289 câu phức, chúng tôi thống kê có 5200 cú và trong số này có 4998 cú độc lập và 202 cú phụ thuộc. Điều đặc biệt là 100 % cú phụ thuộc đều là cú biến vị (finite clauses). Theo Quirk, câu đơn là câu bao gồm 1 cú. Như vậy để thuận tiện cho việc phân tích cấu trúc cú và câu đơn, chúng tôi dùng thuật ngữ cú chung cho câu đơn và cú trong ĐTHH. Kết hợp tổng số câu đơn và cú, chung tôi thu được 5661 cú trong 1530 ĐTHH. Bảng 4.14. Loại cú trong điện tín hàng hải theo quan điểm của Quirk Loại cú Số lượng Tần suất Ghi chú Cú độc lập 4998 0,96 Cú phụ thuộc Biến vị 202 0,03 Không biến vị 0 0,000 Khuyết động 0 0,000 Tổng cú 5200 Kết quả khảo sát cú phụ thuộc cho thấy ĐTHH không xuất hiện cú khuyết động và cú không biến vị. Cú độc lập có tần suất cao nhất. Đây là điều dễ hiểu vì NSD lạm dụng dùng liên từ “and” để tránh tăng ký tự. 4.2.3. Đặc điểm kiểu cú thể hiện trong điện tín hàng hải a. Đặc điểm kiểu cú S+V trong điện tín hàng hải Cú S+V thể hiện trong ĐTHH ở hai dạng là (i) cú có đầy đủ hai thành phần S và V nhưng thành phần động ngữ đã tỉnh lược trợ động từ và (ii) kiểu thứ hai là chỉ còn động từ từ vựng ở hình thức phân từ hiện tại thế cho cấu trúc cú ban đầu S+V. S+V thể hiện trong điện tín hàng hải là S+ V-ing hoặc V-ing b. Đặc điểm kiểu cú S+V+C trong điện tín hàng hải Kiểu cú SVC xuất hiện 708 lần trên tổng số 5661 cú,tỉ lệ 0,12. Cú có thành phần SVC trong bản điện âm đều bị tỉnh lược hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ (S) và động ngữ (V). Kết cấu SVC chỉ còn lại C trong bản điện. S+V+C thể hiện trong điện tín hàng hải là C c. Đặc điểm kiểu cú S+V+ A trong điện tín hàng hải Cấu trúc cú SVA xuất hiện 1.861 lần trong tổng số 5661,tần suất 0,32. S+V+A thể hiện trong điện tín hàng hải là V-ing 18 d. Đặc điểm kiểu cú S+V+O trong điện tín hàng hải Cú có cấu trúc SVO trong bản điện âm đều được tỉnh lược phần chủ ngữ (S), chỉ giữ lại phần động ngữ (V) và tân ngữ (O). Động từ vị ngữ tùy từng trường hợp ở một trong hai dạng thức là phân từ hiện tại (present participle) hay ở động từ biến thể. S+V+O thể hiện trong điện tín hàng hải là: V+O e. Đặc điểm cú S+V+O+O trong điện tín hàng hải Cú có cấu trúc SVOO có tần suất xuất hiện cao trong bản điện. Vị trí của loại cú này trong trật tự các cú trong bản điện rất quan trọng, quyết định việc nó mang tính cố định khuôn mẫu hay không. Cú có cấu trúc SVOO xuất hiện 1897 lần và có tần suất xuất hiện 0,33. Đây là cú có tần suất xuất hiện cao nhất trong ĐTHH. Cú SVOO xuất hiện trong điện tín ở hai vị trí. Khi đứng đầu bản điện, nó mang tính khuôn mẫu (Stereotypes). Thành phần tân ngữ trực tiếp của nó là một tiểu cú danh ngữ. Trường hợp này, cú SVOO được rút ngắn lại thành cấu trúc cú bao gồm ĐỒNG VỊ NGỮ + TÂN NGỮ TRỰC TIẾP. Khi cú SVOO xuất hiện trong bản điện. Nó được rút gọn còn hai thành phần là V+Od. SVOiOd thể hiện trong điện tín hàng hải là: V+ Od g. Đặc điểm cấu trúc S+V+O+C trong điện tín hàng hải Thống kê cho thấy, trong số 5661 cú trong 1530 bản ĐTHH các loại, chúng tôi không phát hiện cú có cấu trúc SVOC. h. Đặc điểm cấu trúc S+V+O+A trong điện tín hàng hải Khảo sát 1530 ĐTHH, điều đặc biệt là cú có cấu trúc SVOA chỉ xuất hiện trong ĐTAT nhưng tần suất không cao. SVOA thể hiện trong điện tín hàng hải là: O +A 4.2.4. Đặc điểm dạng câu trong điện tín hàng hải Qua khảo sát, 100 % các cú có động từ ở dạng bị động đều được rút gọn trợ động từ to be/to get và chỉ giữ lại thành phần là phân từ quá khứ. 4.3. Đặc điểm cấu trúc đoạn văn trong điện tín hàng hải 4.3.1. Cấu trúc cú đặc trưng trong tiểu loại điện tín hàng hải ĐTHH được phân loại thành 3 loại chính và được phân loại nhỏ hơn thành các tiểu loại. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp các kết quả của các thống kê trong các 19 phần trước làm cơ sở tìm ra khuôn cấu trúc các tiểu loại ĐTHH. Kết quả khảo sát cho thấy, ĐTHH tiểu loại hàng hóa và tiểu loại cung ứng hàng hóa chỉ dùng cú SVA và SVOO trong khi đó ĐTHH tiểu loại dịch vụ chỉ dùng duy nhất cú SVOO. ĐTHH an toàn tiểu loại cảnh báo chướng ngại vật từ tàu hay từ đất liền chỉ dùng cú có cấu trúc SV, SVC, SVO, SVOO và SVOA. ĐTHH tiểu loại báo nạn chỉ sử dụng cú có cấu trúc SV, SVO, SVOO. ĐTDVTTHH chỉ sử dụng cú có cấu trúc SV, SVC, SVOO. Tiểu loại dự báo thời tiết chỉ dùng duy nhất cú có cấu trúc SVC. Xét về tần suất xuất hiện của các kiểu cú trong ĐTHH, chúng tôi thu được kết quả khảo sát là: Trong tổng số 5661 cú trong 1530 văn bản ĐTHH, cú có cấu trúc SVOO (0,33) và SVA(0,32) có tần suất cao nhất trong ĐTHH. Cú có cấu trúc SVO có tần suất xuất hiện (0, 13) xếp thứ 3 trong 7 kiểu cú. Các cú có cấu trúc SVC, SV và SVOA có tần suất lần lượt là 0, 12; 0, 04 và 0, 02. Điểm đặc biệt là ĐTHH không xuất hiện cú có cấu trúc SVOC. 4.3.2. Khuôn điện tín hàng hải 4 Dựa vào trình tự thông tin và kết quả khảo sát trong chương 2 và 3, chúng tôi rút ra khuôn mẫu điện tín hàng hải cho 9 tiểu loại như sau. Bảng 4.26. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại hàng hóa M/ S SHIPNAM E ETA/ARRIVIN G TIM E HOL D CARG O PL S CF M Bảng 4.27. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại cung ứng hàng hóa M/S SHIPNAME ETA TIME PLS SUPPLY CARGO CFM Bảng 4.28. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu dịch vụ M/S shipname ARRIVING Time PLS Verb CFM Bảng 4.29. Khuôn điện tín hàng hải tình trạng thời tiết PSN+ LAT + LONG WEATHER PARTICULARS Bảng 4.30. Khuôn điện tín hàng hải tiểu loại dự báo thời tiết FCST 6/8/12/24/48 HRS WEATHER PSN Bảng 4.31. Khuôn điện tín hàng hải cảnh báo từ tàu M/S SHIPNAME TIME OBJECT PSN 20 Bảng 4.32. Khuôn điện tín hàng hải cảnh báo từ đất liền RADIOSTATION OBJECT PSN Bảng 4.33. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu trợ giúp y tế M/S SHIPNAME ETA TIME OCCURANCE PLS RQT Bảng 4.34. Khuôn điện tín hàng hải yêu cầu cứu hộ M/S SHIPNAME OCCURANCE PSN PLS ACT 4.4. Tiểu kết Hư từ bị tỉnh lược trong ĐTHH, duy nhất cảm từ PLEASE ở dạng viết tắt PLS để thế cho cú thức mệnh lệnh và cảm từ này có tần suất lặp lại cao. Thực từ là đối tượng được giữ lại trong văn bản điện tín, tỉ lệ 93,54%. Tần suất từ loại trong ĐTHH từ cao xuống thấp lần lượt là: danh từ (0,50); số từ(0,21); động từ (0,15); tính từ (0,10); trạng từ (0,02). Trong số các phương thức cấu tạo từ, chỉ xuất hiện phương thức ghép danh từ. Phương thức chuyển đổi từ loại, phụ tố mờ nhạt và không đặc biệt. Không xuất hiện phương thức còn lại. Số lượng từ tắt không nhiều và có tần suất lặp lại cao. Từ tắt gồm các tiểu loại là (i) giữ chữ cái đầu của từ trong một cụm danh từ,(ii) loại bỏ bớt các chữ cái trong một từ tự do và (iii) cắt bỏ phần cuối từ đa âm tiết. Động từ trong ĐTHH được chia ở ba thời tuyệt đối là thời hiện tại thường, thời tương lai thường và thời quá khứ đơn. Động ngữ trong ĐTHH 100% là động ngữ tỉnh lược Động từ ở thời tương lai 100% được thế bởi cấu trúc Verb-ing (động từ + đuôi ING). Điện tín hàng hải chỉ sử dụng thức tường thuật, mệnh lệnh và không sử dụng thức giả định. Dạng câu chủ động chiếm 88% trong khi đó dạng bị động chỉ chiếm 12 %. Trợ động từ to be/ to get trong cấu trúc bị động bị lược bỏ chỉ còn lại phân từ quá khứ của động từ (past participle). Thành phần trong cấu trúc câu bị lược tối đa. ĐTHH chỉ giữ lại 1 hay 2 thành phần trong cấu trúc câu. 21 KẾT LUẬN 1. ĐTHH là thể loại văn bản viết, ở dạng thư tín thương mại bằng tiếng Anh, kiểu kinh tế (types), được sử dụng để trao đổi thông tin giữa tàu biển với tàu biển, giữa tàu biển với doanh nghiệp dịch vụ vận tải trên đất liền và ngược lại, được cộng đồng giao tiếp hàng hải chấp nhận trong giao dịch và có ngữ cảnh là tàu đang hành trình trên biển và được phát đi bằng thiết bị điện tử. 2. Bị chi phối bởi các yếu tố ngoài ngôn ngữ như tiền cước, thời gian đọc điện, ĐTHH được rút ngắn tối đa cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Từ văn bản có cấu trúc gồm 6 phần bị lược gọn xuống còn 1 hay 2 phần tùy theo từng tiểu loại. Nội dung chỉ bao gồm duy nhất một đoạn văn và thuộc loại đoạn văn mở. Các yếu tố rào đón, vòng vo hay lịch sự bị lược trong văn bản ĐTHH. Kết quả khảo sát cho thấy ĐTHH chỉ sử dụng phương tiện liên kết là phép tỉnh lược và 100% câu văn là câu tỉnh lược không phụ thuộc vào ngôn cảnh. Nghĩa là các yếu tố tỉnh lược được phục hồi do khả năng suy luận và kinh nghiệm trong công việc chứ không phải đã xuất hiện trước đó. Các phương tiện liên kết khác như phép thế, phép quy chiếu và các phương tiện liên kết trong phép liên kết từ vựng cũng không xuất hiện trong ĐTHH . Mạch lạc trong ĐTHH được biểu hiện chủ yếu vào tính thống nhất của nội dung đề tài, từ khóa và trình tự chi tiết của nội dung thông báo. Đặc trưng cơ bản của văn bản ĐTHH là ngắn gọn. Người soạn điện đã cắt bỏ một cách cơ học các từ không mang nội dung thông báo để giữ lại các từ cốt tử, theo cái nghĩa nếu thiếu những từ này sẽ không có nội dung nào được truyền tải. Chính sự ngắn gọn chỉ còn những từ quan trọng này là một biểu hiện quan trọng của mạch lạc trong ĐTHH. ĐTHH được sử dụng để giao dịch chính thức giữa các doanh nghiệp vận tải và đồng thời là tài liệu các bên dựa vào để giải quyết mọi vấn đề về trách nhiệm liên quan đến hàng hóa nếu có tranh chấp hay khiếu nại phát sinh. Là một loại thư tín thương mại, ngôn ngữ sử dụng trong ĐTHH thuộc phong cách tài liệu chính thống (the style of official documents). Điều này đã được tác giả I.R. Galperin khẳng định khi luận bàn về phong cách ngôn ngữ thư tín thương mại. 22 Thuật ngữ trong ĐTHH chỉ gắn liền với 1 khái niệm và đơn nghĩa, đơn giản và dễ hiểu. Hệ thống thuật ngữ trong ĐTHH mang tính quốc tế cao, được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng giao tiếp hàng hải. Từ ngữ sử dụng trong ĐTHH thuộc lớp từ vựng thuật ngữ khoa học thương mại hàng hải. 3. Từ vựng trong ĐTHH có nhiều nét đặc biệt. Thực từ là từ loại được giữ lại chủ yếu trong văn bản ĐTHH, chiếm 93,54%.Thực từ xuất hiện trong ĐTHH có tần suất từ cao xuống thấp là danh từ (0,50), số từ (0,21),động từ (0,15), tính từ (0,10)và trạng từ (0,02). Danh từ chung có tần suất 0,71. Trong đó, danh từ đếm được số ít tần suất 0,66 và danh từ số nhiều là 0,33. Danh từ không đếm có tần suất 0,22. Danh từ riêng có tần suất xuất hiện là 0,28. Danh từ chỉ tháng (tần suất 0,54),chỉ ngày(0,45), tên tàu biển (0,45),danh từ chỉ thành phố (0,36),danh từ tiêu phao tiêu vào luồng lạch (0,06), danh từ tên vùng biển (0,03). ĐTHH không xuất hiện danh từ chỉ lễ hội và tên người. Số từ chủ yếu được dùng để chỉ thời gian, tọa độ, khối lượng và được trình bày ngắn gọn theo quy định. Khi diễn đạt thời gian,2 số đầu là giờ,2 số kế tiếp là phút và 2 số cuối là giây. Tương tự như vậy, khi diễn đạt tọa độ, 2 số đầu chỉ độ, 2 số tiếp theo chỉ phút và 2 số cuối chỉ giây Động từ chiếm 15,6 % tổng số từ vựng và chỉ được chia ở 3 thời tuyệt đối là hiện tại thường, quá khứ thường và tương lai thường. Động từ to be khi là từ vựng (lexical verb) với vai trò là vị từ cũng bị lược 100% trong ĐTHH. Điểm đặc biệt là cấu trúc Verb+ ing (động từ + vĩ tố ING) được sử dụng thay cho động ngữ có động từ chia ở thời tương lai. ĐTHH chỉ sử dụng thức mệnh lệnh, thức trần thuật và không sử dụng thức giả định. Hư từ chiếm 6,54% lượng từ vựng. Hư từ là từ loại bị lược trong văn bản ĐTHH. Nó chỉ được giữ lại nếu bị lược đi sẽ gây hiểu sai nội dung. Tần suất hư từ xuất hiện trong ĐTHH là giới từ 0,48, cảm từ 0,33, liên từ 0,18. Trợ từ bị lược hoàn toàn khỏi điện tín hàng hải. ĐTHH không sử dụng cảm từ nào khác ngoài duy nhất cảm từ Please ở dạng ngắn gọn PLS để thế cho câu có chức năng yêu cầu hay đề nghị. Trong các phương thức cấu tạo từ, ĐTHH chỉ sử dụng phép ghép danh từ. Các phép ghép từ loại khác như động từ,tính từ,v.v không có trong ĐTHH. 23 Phương pháp láy từ không được sử dụng trong ĐTHH. Các phương pháp khác như phụ tố, chuyển loại tần suất xuất hiện thấp, không đặc biệt và mờ nhạt. Từ tắt trong ĐTHH là một ưu tiên sử dụng để rút ngắn số kí tự và dấu cách trong văn bản ĐTHH. Từ tắt không nhiều nhưng tần suất lặp lại cao trong các văn bản điện tín. Trong 5 phương pháp tắt từ theo quan điểm của Quirk, ĐTHH chỉ sử dụng 3 phương pháp là (i) cấu tạo từ tắt bằng việc giữ lại chữ cái đầu của các từ tự do trong cụm danh ngữ (acronyms), (ii) từ rút ngắn bằng cách lược bớt chữ cái trong thành phần cấu tạo từ (abbreviation) và (iii) từ rút ngắn bằng cách cắt phần âm tiết thứ 2 trong từ có hai âm tiết (clipping). Các phương pháp khác không xuất hiện trong ĐTHH. 4. Điện tín hàng hải chủ yếu sử dụng câu ghép và tần suất xuất hiện là 0, 73 trong khi đó câu đơn là 0, 26. Câu ghép trong điện tín hàng hải chủ yếu là câu bao gồm cú có quan hệ đẳng lập và kết nối bằng liên từ AND (và). Cú trong điện tín hàng hải chủ yếu là cú độc lập, tần suất xuất hiện là 0,96 và cú phụ thuộc có tần suất 0,03. Khảo sát cú phụ thuộc cho thấy, ĐTHH chỉ sử dụng cú biến vị và không có cú không biến vị và cú khuyết động. Cấu trúc cú trong điện tín hàng hải bị lược bớt thành phần nòng cốt. Các cú chỉ giữ lại từ 1 đến 2 thành phần quan trọng. Thành phần được giữ lại nhiều khi cũng bị cắt gọn hay thay đổi đến biến dạng. Ngoài ra, chúng tôi rút ra được khuôn điện tín hàng hải thuộc 9 tiểu loại. Kết quả này giúp người soạn điện thao tác chính xác và người nhận điện đọc hiểu nhanh và tránh hiểu nhầm 5. Khi triển khai đề tài này, chúng tôi đã cố gắng phân tích với mong muốn nêu ra đầy đủ đặc điểm ngôn ngữ điện tín hàng hải. Tuy vậy, đây là vấn đề còn mới mẻ và còn nhiều chi tiết cần nghiên cứu tiếp theo như sau: (i) Từ tắt trong ĐTHH rất quan trọng, việc sử dụng từ tắt còn tùy tiện theo mỗi công ty và chưa thông nhất trong ngành hàng hải; (ii) Các từ rút gọn còn nhiều phiên bản, cá biệt nhiều từ có tới 5 phiên bản khác nhau gây khó khăn cho việc đọc hiểu, các từ rút gọn thường tập trung cắt bỏ nguyên âm và giữ lại số ít phụ âm nhận dạng từ; (iii) 24 Ngành hàng hải là ngành kinh tế toàn cầu vì thế mà không thể không tiếp nhận yếu tố nước ngoài vào công việc, vì thế việc nghiên cứu các bức điện tín hàng hải từ các nền văn hóa khác nhau hay đối chiếu văn bản điện tín đầy đủ của người phát với văn bản phục hồi do người nhận thực hiện để tìm ra nét khác biệt thực sự là một vấn đề cấp bách. Ngoài ra, nghiên cứu việc đặt tên tàu biển giữa các nền văn hóa cũng là một vấn đề hứa hẹn có kết quả rất thú vị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_ngon_ngu_dien_tin_hang_hai_tieng_anh_trong_nganh_hang_hai_viet_nam_7079.pdf
Luận văn liên quan