4. Đặc điểm phân bố từ trong câu cầu khiến tiếng Nga được qui định bởi
vị trí của bổ ngữ, chủ ngữ-đại từ, và vị trí của các trợ từ. Khi chuyển dịch
những đặc điểm này sang tiếng Việt chúng ta phát hiện ra những tương đồng và
khác biệt về trật tự từ trong hai ngôn ngữ. Có những điều có thể được biểu hiện
bằng trật tự từ trong tiếng Nga (thí dụ như vị trí đứng sau động từ vị ngữ của
chủ ngữ-đại từ nhân xưng thể hiện sự mềm hoá của mệnh lệnh trong tiếng Nga)
lại được thể hiện bằng các phương thức khác trong tiếng Việt (thí dụ như các
trợ từ chẳng hạn).
5. Trong khuôn khổ của luận án này, không thể làm sáng tỏ tất cả các vấn
đề liên quan đến trật tự từ trong tiếng Nga và tiếng Việt. Các vấn đề liên quan
đến việc nghiên cứu đa diện trật tự từ, đối chiếu trật tự từ trong câu tiếng Nga
và câu tiếng Việt dưới bình diện dụng học hoặc văn hoá học . là những vấn đề
mở, cần được tiếp tục nghiên cứu. Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là
nghiên cứu trật từ từ ở các cấp độ cú pháp khác như câu phức hay văn bản hoặc
nghiên cứu vị trí của các hư từ dưói góc độ dịch thuật từ tiếng Nga sang tiếng
Việt và ngược lại.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đặc điểm phân bố từ trong câu đơn tiếng Nga và phương thức truyền đạt sang tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
---------
VŨ THÀNH CÔNG
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG NGA
VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN ĐẠT SANG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga
Mã số: 62.22.02.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TIẾNG NGA
HÀ NỘI- 2016
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Lê Văn Nhân
2. PGS, TS. Trần Quang Bình
Phản biện 1: ..........................................................
........................................................
Phản biện 2: ..........................................................
........................................................
Phản biện 3: ..........................................................
........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại ............................................................................................... vào hồi
...... giờ ........ ngày .........tháng ........ năm
Có thể tham khảo luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Hà Nội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Ву Тхань Конг (2013). Варианты словорасположения в русском простом
предложении в сопоставлении с вьетнамским языком. “Вьетнамская русистика”,
№. 20.
2. Vũ Thành Công (2013). Tìm hiểu trật tự từ câu đơn tiếng Nga (có liên hệ với tiếng Việt).
Hội thảo khoa học quốc tế "Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập",
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học tổ chức, Hà Nội, Việt Nam,
May, 11th 2013.
3. Ву Тхань Конг (2014) Особенность словорасположения в русском предложении с
побуждением второго лица и способы передачи их на вьетнамский язык.
“Вьетнамская русистика”, №. 21.
4. Vũ Thành Công (2014). Trật tự từ trong câu hỏi tiếng Nga (có đối chiếu với tiếng Việt).
T/c Khoa học Ngoại ngữ, Số 38.
5. Vũ Thành Công (2014). Trật tự từ trong câu cầu khiến tiếng Nga (có đối chiếu với tiếng
Việt). T/c Khoa học Ngoại ngữ, Số 39.
6. Vũ Thành Công (2015). Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ ba tiếng Nga (có đối chiếu
với tiếng Việt). Hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp với
Trường Đại học Sài Gòn tổ chức, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17/4/2015.
7. Vũ Thành Công (2015). Một số đặc điểm phân bố từ trong câu đơn tiếng Nga và cách
truyền đạt chúng sang tiếng Việt. Hội thảo khoa học quốc tế " Ngôn ngữ học Việt Nam 30
năm đổi mới và phát triển", Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học
tổ chức, Hà Nội, ngày 23/8/2015.
1
Đặc điểm chung của luận án
Mở đầu
1. Tính cấp bách của đề tài luận án
Với tư cách là một bộ phận quan trọng trong ngữ pháp của bất cứ ngôn ngữ
nào, cú pháp nghiên cứu "khả năng kết hợp và trật tự của từ trong câu." [Từ
điển bách khoa ngôn ngữ học 1990, c. 448, chữ Nga] Do đó, khi nghiên cứu
ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là khi đối chiếu nó với các ngôn
ngữ khác, không thể không chú ý đến việc nghiên cứu trật tự từ của chúng.
Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình. Tiếng Nga
là ngôn ngữ tổng hợp tính điển hình, có đặc điểm là biến hình. Còn tiếng Việt là
ngôn ngữ đơn lập, các từ không biến đổi dạng thức và trật tự từ được sử dụng
như một phương tiện biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Vì vậy, nghiên cứu trật tự từ
trong tiếng Nga và tiếng Việt hứa hẹn nhiều điều thú vị và hữu ích. Chúng tôi
hy vọng điều này sẽ giúp ích cho việc giảng dạy hai ngôn ngữ cũng như cho
việc dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Trong Nga ngữ học Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về trật tự từ
trong câu trần thuật, đặc biệt là liên quan đến bình diện giao tiếp của vấn đề
này. Tuy nhiên, trong Nga ngữ học Việt Nam còn ít nghiên cứu về trật tự từ
trong câu nghi vấn và câu cầu khiến, nhất là dưới bình diện đối chiếu trật tự từ
của hai ngôn ngữ.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này vẫn còn để mở và đó chính là tính cấp
thiết và lý do chúng tôi lựa chọn đề tài luận án "Đặc điểm phân bố từ trong câu
đơn tiếng Nga và phương thức truyền đạt sang tiếng Việt"
2
2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể của nghiên cứu là phân bố từ trong câu đơn tiếng Nga.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm phân bố từ trong câu tường
thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến tiếng Nga trên cơ sở đối chiếu với tiếng
Việt và phương thức truyền đạt chúng sang tiếng Việt.
4. Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Điểm mới của nghiên cứu là nhờ phân tích các đặc điểm trật tự từ trong
câu đơn tiếng Nga, và lí giải các biến thể chủ yếu phân bố từ trong câu tường
thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến tiếng Nga, đã xác định được những
phương thức truyền đạt chúng sang tiếng Việt.
5. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ các đặc điểm phân bố từ trong câu đơn
tiếng Nga và xác định phương thức truyền đạt sang tiếng Việt.
6. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục tiêu trên luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
3
- Trình bày các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và giao tiếp trong việc nghiên
cứu câu;
- Phân tích các công trình khoa học nghiên cứu vấn đề trật tự từ để xây dựng
tiền đề lí luận cho luận án; nghiên cứu chức năng ngữ pháp của trật tự từ trong
tiếng Việt và tiếng Nga;
- Trình bày một cách hệ thống những khái niệm cơ bản của phân đoạn thực tại
câu như nhân tố có ảnh hưởng đến phân bố từ trong câu tiếng Nga;
- Xác định các kiểu loại trật từ chủ yếu trong các cụm từ tiếng Nga và các biến
thể chính của trật tự từ trong câu tường thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến
tiếng Nga với sắc thái biểu cảm trung hoà;
- Trên cơ sở quan sát và phân tích đối chiếu các ngữ liệu được thu thập thử mô
tả phương thức chủ yếu để truyền đạt sang tiếng Việt các biến thể phân bố từ
trong câu tường thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến tiếng Nga. Ở đây, tiếng
Nga được coi là ngôn ngữ nguồn.
7. Tài liệu nghiên cứu
- Các ấn phẩm chuyên khảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước về trật tự
từ, các tư liệu khoa học về chuyên đề này, cũng như các tài liệu từ nguồn mạng
điện tử;
- Các tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ học bằng tiếng Nga và tiếng Việt;
- Các tác phẩm văn học Nga và bản dịch sang tiếng Việt;
- Các từ điển Nga-Việt, từ điển bách khoa ngôn ngữ học, từ điển tiếng Việt.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp mô tả, phương
pháp đối chiếu, phương pháp phân tích thành tố. Trong quá trình nghiên cứu
4
cũng sử dụng các phương pháp khác như phương pháp quan sát, phương pháp
tổng kết các tài liệu lí luận và phương pháp thống kê dùng để xác định quan hệ
định lượng giữa các hiện tượng ngôn ngữ.
9. Giá trị lý luận
Giá trị lí luận của luận án thể hiện ở chỗ nghiên cứu đối chiếu đặc điểm trật
tự từ trong câu đơn tiếng Nga và xác định phương thức truyền đạt chúng sang
tiếng Việt có thể mang lại những đóng góp nhất định cho lí luận nghiên cứu đối
chiếu hai ngôn ngữ - tiếng Nga với tư cách là ngôn ngữ biến hình và tiếng Việt
với tư cách là ngôn ngữ đơn lập. Kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở khoa
học cho việc soạn thảo giáo trình giảng dạy trật tự từ cho người Việt.
10.Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn thể hiện ở chỗ kết quả nghiên cứu của luận án có thể được
áp dụng trong thực tiễn giảng dạy tiếng Nga cho sinh viên Việt Nam, tiếng Việt
cho người Nga, trong thực tiễn dịch thuật, trong biên soạn giáo trình dạy về trật
tự từ cho sinh viên Việt Nam, cũng như trong nghiên cứu và sử dụng hai ngôn
ngữ.
11.Các luận điểm đưa ra bảo vệ
Những luận điểm sau đây được đưa ra bảo vệ:
- Nghiên cứu đa diện và đa hướng trong nghiên cứu cú pháp nói chung, và trong
nghiên cứu trật tự từ như phương tiện quan trọng biểu thị các mối quan hệ cú
pháp nói riêng, giúp tìm hiểu sâu hơn vấn đề.
5
- Đặc điểm của tiếng Nga được thể hiện ở sự phong phú về dạng thức, điều đó
cho phép trật tự từ sắp xếp tương đối tự do trong câu xét từ góc độ ngữ pháp,
tuy nhiên ở cấp độ giao tiếp thì trật tự từ lại chịu sự chi phối của các qui luật
phân đoạn thực tại mà các khái niệm cơ bản của lí thuyết này cần được làm rõ
trong luận án.
- Phương thức truyền đạt những đặc điểm phân bố từ từ tiếng Nga sang tiếng
Việt sẽ được xem xét dưói ánh sáng của những đặc điểm loại hình học của hai
ngôn ngữ, qua đó xác định những tương đồng và khác biệt trong phân bố từ
tiếng Nga và tiếng Việt.
12.Cơ sở phương pháp luận và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu thể hiện trong
các tác phẩm của các nhà khoa học trong và ngoài nước: Adamet P., Sirotinina
O.B., Kovtunova I.I., Krylova O.A., Bystrov I.S., Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich
N.V., Lí Toàn Thắng, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Trần Khuyến, Panfilov
V.S., Nguyễn Tuyết Minh, Nguyễn Hào, Đào Thanh Lan, Vũ Ngọc Tú, và
những người khác...
13.Thực nghiệm nghiên cứu
Các luận điểm lý luận chính và kết quả của nghiên cứu được trình bày trong
7 bài viết được công bố, trong đó có 3 báo cáo tại các hội nghị ngôn ngữ toàn
quốc và quốc tế. Hai bài viết liên quan tới chủ đề của luận án đã được công bố
trên tạp chí "Вьетнамская русистика". Hai bài còn lại đã được công bố trên
tạp chí "Khoa học ngoại ngữ" (Trường Đại học Hà Nội).
6
14.Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, ba chương và phần Kết luận.
Phần Mở đầu nêu lý do chọn đề tài, tính cấp bách của đề tài, mục đích,
nhiệm vụ, khách thể, đối tượng nghiên cứu, giá trị lý luận và thực tiễn, cơ sở
phương pháp luận và lý luận của nghiên cứu, thực nghiệm, và kết cấu của luận
án.
Chương I trình bầy các quan điểm hiện đại nghiên cứu câu nói chung, câu
đơn nói riêng và giới thiệu tóm tắt lịch sử nghiên cứu trật tự từ, đặc biệt là việc
nghiên cứu trật tự từ dưới ánh sáng của lí thuyết phân đoạn thực tại.
Chương II giới thiệu các qui tắc trật tự từ trong cụm từ và các chuẩn mực
phân bố từ trong câu tường thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến tiếng Nga.
Chương III xác định và mô tả phương thức truyền đạt sang tiếng Việt các
đặc điểm phân bố từ trong câu tường thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến tiếng
Nga.
Phần Kết luận nêu tóm tắt các luận điểm chính của luận án về đặc điểm trật
tự từ trong câu đơn tiếng Nga và phương thức truyền đạt chúng sang tiếng Việt.
7
Nội dung chính của luận án
Chương Một:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
1.1. Câu trong tiếng Nga xét từ quan điểm khoa học
Phần này nêu định nghĩa câu, làm rõ khái niệm tính vị thể, mô tả các loại
câu và các thành phần chính của câu.
1.2. Nghiên cứu trật tự từ trong ngôn ngữ học hiện đại
Mô tả ngắn gọn lịch sử nghiên cứu trật tự từ trước và sau khi xuất hiện lí
thuyết phân đoạn thực tại, và lí luận về phân bố từ trong câu tiếngViệt. Quan
điểm của Tesnier L. cho rằng có trật tự tuyến tính và trật tự cấu trúc của các từ
trong câu là quan điểm đáng lưu ý.[xem. Lucien Tesnier 1988] Theo ý kiến của
ông, vấn đề quan trọng trong cú pháp chính là mối quan hệ giữa trật tự tuyến
tính và trật tự cấu trúc.
1.2.1. Các nghiên cứu trật tự từ trước khi xuất hiện lý thuyết phân đoạn thực
tại
Giới thiệu tổng quan các tác phẩm nói về trật tự từ trong câu của các nhà
khoa học nổi tiếng như Caesar Dyumarse (1676-1756) và Nikola Boze (1717-
1789), Charles Bateau (1713-1780), Monboddo (1714-1799), Johann Adelunga
(1732-1806) và Carl Becker ( 1775-1849).
1.2.2. Các khái niệm của phân đoạn thực tại câu
8
Giới thiệu chi tiết các khái niệm cơ bản của phân đoạn thực tại câu như
"nhiệm vụ giao tiếp", "đề và thuyết", "phương tiện biểu thị phân đoạn thực tại
câu", "phát ngôn độc lập với ngữ cảnh và phát ngôn phụ thuộc vào ngữ cảnh"...
1.2.3.Nghiên cứu trật tự từ dưới ánh sáng của lý thuyết phân đoạn thực tại
câu
Trong các tài liệu Nga ngữ học có thể nêu tên các công trình nghiên cứu
phân đoạn thực tại của các nhà khoa học sau: Kruschelnitskaia K.G., Raspopov
I.P., Babaytsevu V.V., Kovtunova I.I., Krylova O.A., Khavronina C.A.... Gần
đây, trật tự từ được nghiên cứu từ quan điểm cú pháp, ngữ nghĩa, và giao tiếp.
1.2.4. Trật tự từ và phân đoạn thực tại câu trong tiếng Việt
Trật tự từ tiếng Việt được nghiên cứu tại các tác phẩm của các nhà ngôn
ngữ học Việt Nam và nước ngoài. Các công trình nghiên cứu của Lê Văn Lý,
Bưstrov B.C., Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich N.V., Lí Toàn Thắng, Diệp Quang
Ban, Trần Khuyến, Nguyễn Thượng Hùng, Đào Thanh Lan, Vũ Ngọc Tú, Phạm
Thị Tuyết Hương, Nguyễn Hồng Cổn, ... toàn bộ hoặc một phần đều có liên
quan đến trật tự từ và phân đoạn thực tại trong tiếng Việt.
Tiểu kết chương I
Ngày nay câu được nghiên cứu ở các bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và
giao tiếp; vị trí của các từ trong câu ảnh hưởng đến cấu trúc và ý nghĩa của nó;
lí thuyết phân đoạn thực tại nâng việc nghiên cứu trật tự từ lên một tầm cao
mới; trong luận án đã xác định được một số đặc điểm phân bố từ trong tiếng
Việt.
9
Chương Hai:
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ TỪ TRONG CÂU ĐƠN TIẾNG NGA
2.1. Trật tự từ trong câu kể tiếng Nga
Theo Adamec, " khái niệm trật tự từ bao hàm hai vấn đề: a) sự sắp xếp
tuyến tính của các thành phần cú pháp trong câu, và b) sự sắp xếp tuyến tính
của các từ trong các thành phần cú pháp". [Adamec 1966, tr. 5] Luận án xem
xét đặc điểm phân bố từ trong cụm từ và trong câu đơn.
2.1.1. Đặc điểm của trật tự từ trong cụm từ
Trong các cấu trúc cụm từ liên hợp trật tự từ thể hiện tính tiếp diễn của
chuỗi sự kiện: "thái lát và chiên", "chiên và thái lát" (đầu tiên "thái lát", sau đó
mới "chiên" trong trường hợp đầu, và ngược lại, trong trường hợp thứ hai), hoặc
biểu thị một tôn ti nào đó của các đối tượng "Tổng thống và Thủ tướng Chính
phủ" (Tổng thống giữ chức vụ cao hơn so với Thủ tướng Chính phủ). Trật tự từ
trong cụm từ phụ thuộc đã được đề cập trong nhiều cuốn sách. (Xem. Valgina
1978, Beloshapkova 1977, Rosental 2001, Chirkov 2012)
2.1.2. Trật tự từ trong câu tường thuật
2.1.2.1. Chức năng cú pháp của trật tự trong câu đơn
Khi thực hiện chức năng này, thứ tự của các từ được sử dụng để phân biệt
giữa:
- Vị ngữ và định ngữ:
10
“Было морозное декабрьское утро” и “Декабрьское утро было
морозное”.
- Định ngữ thuần túy và định ngữ tham gia làm vị ngữ:
“Веселый дед вернулся” и “Дед вернулся веселый”.
- Chủ ngữ và bổ ngữ:
“Бытие определяет сознание” и “Сознание определяет бытие”.
- Chủ ngữ và vị ngữ:
“Мой брат – учитель” и “Учитель – мой брат”.
- Thành phần chính và thành phần phụ trong cụm thuộc ngữ:
“Ко мне пришел знакомый слепой” и “Ко мне пришел слепой знакомый”.
- Trong cụm từ gồm số từ và danh từ, nếu số từ đặt sau danh từ thì nó
biểu hiện số lượng tương đối. So sánh: присутствует двадцать человек -
присутствует человек двадцать
2.1.2.2. Chức năng khu biệt nghĩa của trật tự từ trong câu đơn
Nhiệm vụ giao tiếp qui định cách sắp xếp của câu. Xem các câu sau:
Антон читает книгу (1). Антон книгу читает (2). Книгу читает Антон
(3). Nếu muốn trả lời câu hỏi Anton đọc gì, thì sử dụng câu (1). Nếu chúng ta
muốn biết Anton làm gì thì sử dụng câu (2). Còn nếu người nói muốn trả lời
câu hỏi người đọc sách là ai thì sử dụng câu (3).
Theo lí thuyết phân đoạn thực tại thì câu được chia làm hai phần: đề và thuyết.
Trong các câu trung tính, không mang sắc thái biểu cảm, đề thường đứng trước
thuyết.
2.1.2.3. Đặc điểm phân bố thành phần câu đơn
11
Vị trí của chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ trong câu tiếng Nga tương
đối tự do nhờ có hệ thống dạng thức phong phú của tiếng Nga, do đặc điểm cấu
trúc của tiếng Nga cũng như nhiệm vụ giao tiếp của phát ngôn.
2.2. Trật tự từ trong câu nghi vấn
2.2.1. Khái niệm về câu nghi vấn
Luận án sử dụng định nghĩa về câu nghi vấn được nêu trong "Ngữ pháp
Viện Hàn lâm - 1980" theo đó câu nghi vấn là loại câu mà mong muốn của
người nói được biết rõ một cái gì đó ... được thể hiện bằng phương tiện ngôn
ngữ đặc biệt.
2.2.2. Các loại câu nghi vấn
Luận án ủng hộ quan điểm của Valgina theo đó có sự phân biệt câu hỏi
chính danh, câu hỏi cầu khiến, câu hỏi tu từ.
2.2.3. Trật tự từ trong câu nghi vấn
2.2.3.1. Trật tự từ trong câu nghi vấn có phương tiện hỏi là ngữ điệu
Tùy thuộc vào ý định giao tiếp trong ngữ cảnh mà trung tâm ngữ điệu có
thể rơi vào bất cứ thành phần nào của câu:
So sánh: Сегодня принесли газеты?; Сегодня принесли газеты?; Сегодня
принесли газеты?
2.2.3.2 Trật tự từ trong câu nghi vấn có từ để hỏi
12
Có các trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất
Đại từ nghi vấn "Ai?", "Cái gì?" nằm ở đầu câu và đóng vai chủ ngữ.Theo tác
giả cuốn sách "Trật tự từ trong tiếng Nga" thì trật tự từ ở trong loại câu này
chính là sự phản chiếu qua gương trật tự từ của loại câu tường thuật - trả lời.
[Krylov, Khavronina 1976, 1984, c.103] Ví dụ: Кто играет? Играет Лилия;
Кто читает книгу? Книгу читает Петр.
Trường hợp thứ hai:
Trong trường hợp này, chủ ngữ không phải là đại từ nhân xưng và trong câu có
sử dụng các từ để hỏi куда, когда, где, откуда, зачем, как, сколько, какой,
чей
Trong những câu này thứ tự của các thành tố trong câu hỏi đảo ngược so với
câu tường thuật: Куда (рема) / уехали дети (тема)? - Дети уехали (тема) / в
деревню (рема).
Trường hợp thứ ba:
Đặc điểm của nhóm này là chủ ngữ của câu nghi vấn là đại từ nhân xưng. Từ để
hỏi chiếm vị trí đầu câu, các thành tố còn lại sắp xếp theo trật tự như trong câu
tường thuật.
- «О чем вы читали в газете»?
- «Я читал в газете о нашем университете».
2.2.3.3. Trật tự từ trong câu có trợ từ hỏi
Trong câu nghi vấn với văn phong trung hoà, trợ từ "ли" đứng sau từ mà
nó kết hợp và cụm từ có trợ từ được đưa lên đầu câu.
Ví dụ: И можно ли говорить и думать о таких пустяках? (Толстой Л.
Война и мир)
13
Trợ từ «разве» thường đứng ở đầu câu. Ví dụ: Разве за всю свою
жизнь, - строго спросила Дагни, - вы можете сделать всего пять или
шесть игрушек? (Пауcтовский К. Корзина с еловыми шишками)
2.3. Trật tự từ trong câu cầu khiến tiếng Nga
2.3.1. Câu cầu khiến tiếng Nga
Ở đây có nêu định nghĩa về câu cầu khiến tiếng Nga.
2.3.2. Ý nghĩa khái quát và ý nghĩa cụ thể của câu cầu khiến
Ý nghĩa khái quát nhất của câu cầu khiến là biểu thị ý định của người nói.
Ngoài ra còn có các ý nghĩa cụ thể khác nữa.
2.3.3. Dạng thức thể hiện của câu cầu khiến
Các phương tiện ngữ pháp đặc trưng của câu cầu khiến là: 1) ngữ điệu; 2)
động từ vị ngữ ở thức mệnh lệnh; 3) các trợ từ đặc biệt mang sắc thái mệnh lệnh
trong câu (давай, давайте, ну-ка, да, путь)
2.3.4. Trật tự từ trong câu cầu khiến
2.3.4.1. Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ hai
Giới thiệu một số điểm quan trọng sau:
1) Việc phân bố từ trong câu cầu khiến ngôi thứ hai có động từ ở thức
mệnh lệnh. Ví dụ: Сходи, подай, принеси. (Горький М. Детство);
14
2) Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ hai có chủ ngữ là đại từ (chủ
ngữ có thể đứng trước vị ngữ, hoặc sau vị ngữ). Ví dụ: .: - Веди ты нас! -
сказали они. (Горький М. Старуха Изергиль); - Ты на дорогу смотри, -
посоветовал Кузьмин. – Не оглядывайся. (Паустовский К. Дождливый
рассвет);
3) Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ hai có bổ ngữ hoặc đứng
trước, hoặc đứng sau vị ngữ. Thí dụ:
- Мать пожалей, - вон как её горе ушибло! (Горький М. Детство); -
Освободи путь. (Бондарев Ю. Горячий снег).
2.3.4.2. Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi gộp
Dạng thức ngôi thứ nhất số nhiều thời hiện tại và tương lai của động từ ở
thức tường thuật được sử dụng để thể hiện mệnh lệnh ngôi gộp (пойдемте,
идемте, будем трогаться) và trong trường hợp này nó thường đứng ở đầu
câu.
- Пойдем, Бетси, к врачу. Пойдем же! (Грин А. Алые паруса)
Trong trường hợp có sử dụng trợ từ “давай(те)” thì trợ từ này thường đứng
đầu câu. - Давайте спать. (Шолохов М., Тихий Дон)
2.3.4.3. Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ ba
Trong câu cầu khiến ngôi thứ ba có sử dụng các trợ từ “пусть”,
“пускай”. Quan sát thấy có một số biến thể trật tự từ trong các câu sau:
- Пускай она сидит. (Грин А. Алые паруса)
- Пусть в каждом мазке моем бьется сердце Джамилии! (Айтматов Ч.
Джамилия)
15
- Передай Летике, - сказал Грэй, - что он поедет со мной. Пусть возьмет
удочки. (Грин А. Алые паруса)
Tiểu kết chương hai
Không thể tách rời việc nghiên cứu trật tự từ khỏi lí thuyết phân đoạn
thực tại. Trong luận án đã xác định được một số đặc điểm phân bố từ trong câu
tường thuật, câu nghi vấn và câu cầu khiến tiếng Nga.
16
Chương ba:
PHƯƠNG THỨC TRUYỀN ĐẠT ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ TỪ TIẾNG NGA SANG TIẾNG VIỆT
3.1. Phương thức truyền đạt đặc điểm phân bố từ trong câu tường thuật
tiếng Nga sang tiếng Việt
Trong quá trình truyền đạt những đặc điểm phân bổ từ trong câu tường
thuật tiếng Nga sang tiếng Việt đã xác định được các trường hợp sau: 1/ Trùng
khớp hoàn toàn về trật tự từ trong hai ngôn ngữ; 2/ Trùng khớp một phần; 3/
Khác biệt hoàn toàn.
3.1.1. Câu không phân liệt có trật tự từ “Vị ngữ-Chủ ngữ"
Quan sát các trường hợp sau:
a/ Началось богослужение. (Толстой Л. Воскресение).
Buổi lễ bắt đầu. (Tolstoi L. Phục sinh, Phùng Uông, Nguyễn Nam, Ngọc Ân,
Mộc Nghĩa dịch)
b/ Заревел паровоз. (Паустовский К. Стальное колечко)
Có tiếng đầu máy rúc còi. (Paustovski K. Chiếc nhẫn bằng thép, Mộng
Quỳnh dịch)
c/ Настала тишина. Bắt đầu bầu không khí yên lặng. (Пример взят у Чан
Кхуэна)
Đã xác định được những trường hợp không trùng khớp về trật tự từ (a),
những trường hợp trùng khớp một phần (b) và những trường hợp trùng khớp
hoàn toàn (c).
3.1.2. Câu phân liệt có trật tự từ "Vị ngữ- Chủ ngữ"
17
Thống kê cho thấy 78% các câu có trật tự từ "Vị ngữ-Chủ ngữ" trong
tiếng Nga được dịch sang tiếng Việt bằng câu có trật tự "Chủ ngữ-Vị ngữ" với
việc bổ sung các đơn vị từ vựng cụ thể: Томился и Егорушка. (Чехов А.
Степь) - Iegoruska cũng ủ dột. (Tsekhov A. Thảo nguyên, Cao Xuân Hạo
dịch), 22% câu tiếng Nga có trật tự " Vị ngữ-Chủ ngữ" được dịch sang tiếng
Việt bằng câu có trật tự từ " Chủ ngữ-Vị ngữ": Заговорил Николай
Николаевич. (Куприн А. Гранатовый браслет) - Nhicôlai Nhicôlaievich lên
tiếng. (Cuprin A. Chiếc vòng thạch lựu, Đoàn Tử Huyến dịch)
3.1.3. Câu phân liệt trong tiếng Nga có trật tự từ: "Định ngữ câu - Vị ngữ-
Chủ ngữ"
Xác nhận là có tới 14% các câu tiếng Nga loại này có trật tự từ trùng
khớp với câu tiếng Việt: Сначала в нём выступила коричневая хвоя.
(Паустовский К. Стальное колечко) - Đầu tiên nhô ra những cái lá thông
nâu nâu. (Paustovski K. Chiếc nhẫn bằng thép, Mộng Quỳnh dịch), 28% các
câu tiếng Nga loại này được dịch sang tiếng Việt bằng câu có trật tự từ "Định
ngữ câu- Chủ ngữ- Vị ngữ": В церкви еще продолжалась всенощная. (Чехов
А. Княгиня) - Trong nhà thờ lễ cầu kinh vẫn tiếp tục. (Tsekhov A. Nữ bá tước,
Phạm Mạnh Hùng dịch), 29% các câu loại này được dịch sang tiếng Việt thành
câu có trật tự từ: "Định ngữ câu- có - Chủ ngữ- Vị ngữ": По улице пробежала
два человека к мосту. (Толстой Л. Война и мир) - Trên đường cái có hai
người đang chạy về phía cầu. (Tolstoi L. Chiến tranh và hòa bình, Nhiều người
dịch) , 29% các câu được dịch thành câu có trật tự: "Chủ ngữ- Vị ngữ- Định ngữ
câu": На небе уже мерцали звезды. (Чехов А. Княгина) - Sao đã lốm đốm
hiện ra trên bầu trời. (Tsekhov A. Nữ hầu tước, Phan Hồng Giang dịch).
18
Trong những phương án dưới đây luận án quan sát được một hiện tượng
thú vị: Các biến thể tiếng Nga hoàn toàn trùng khớp với tiếng Việt trên phương
diện trật tự từ.
3.1.4. Câu phân liệt có trật tự từ " Định ngữ câu-Chủ ngữ-Vị ngữ"
3.1.5. Câu phân liệt có trật tự từ " Chủ ngữ-Vị ngữ-Định ngữ câu"
3.1.6. Câu phân liệt có trật tự từ " Chủ ngữ-Vị ngữ"
3.1.7. Câu phân liệt có trật tự từ " Chủ ngữ-Vị ngữ-Bổ ngữ"
3.1.8. Câu phân liệt có trật tự từ " Bổ ngữ-Chủ ngữ-Vị ngữ"
Những câu với trật tự từ này (Bổ ngữ-Chủ ngữ-Vị ngữ) trong tiếng Nga
có thể được dịch sang tiếng Việt bằng hai cách: có trật tự từ "Chủ ngữ-Vị ngữ-
Bổ ngữ" và "Bổ ngữ-Chủ ngữ-Vị ngữ". Thí dụ: В этих спорах Анюша не
участвовала. (Полевой Б. Повесть о настоящем человеке)-Anhuta không
tham gia vào các cuộc tranh luận đó. (Polevoi B. Một người chân chính, Hồ
Thiệu, Hồ Tuyến dịch); Но какие-нибудь шестьссот семьсот рублей я бы
могла собрать и внести за него. (Куприн А. Гранатовый браслет)-Nhưng
chỉ đâu sáu bảy trăm rúp thì tôi có thể kiếm được và giúp cho anh ấy. (Cuprin
A. Chiếc vòng thạch lựu, Đoàn Tử Huyến dịch)
3.1.9. Câu phân liệt có trật tự từ " Bổ ngữ-Vị ngữ-Chủ ngữ"
Câu tiếng Nga có trật tự từ " Bổ ngữ-Vị ngữ-Chủ ngữ" ở nhóm này có
thể dịch sang tiếng Việt bằng nhiều phương án khác nhau: Его встретил сын
Петр. (Платонов А. Возвращение) - Con trai Petca ra đón bố. (Platonov A.
Trở về, Đoàn Tử Huyến dịch); Отравление совершила одна Маслова.
(Толстой Л. Воскресение) - Còn tội đầu độc chỉ có một mình Maxlốpva phạm
19
thôi. (Tolstoi L. Phục sinh, Phùng Uông, Nguyễn Nam, Ngọc Ân, Mộc Nghĩa dịch);
Всё убранство сторожки составляли кровать, хромые скамейки, грубый
стол, фоянсовая посуда, покрытая трещинами - единственное богатство
Марии. (Паустовский К. Старый повар) - Đồ đạc trong lều vẻn vẹn chỉ có
một cái giường, mấy chiếc ghế dài khập khiễng, một cái bàn thô, một số đồ sứ
đã rạn nứt - tài sản độc nhất của Maria. (Paustovski K. Người đầu bếp già,
Kim Ân dịch).
3.1.10. Câu phân liệt có trật tự từ "Bổ ngữ-Vị ngữ-Chủ ngữ", trong đó có bổ
ngữ làm tema (đề)
Ở đây chúng ta quan sát thấy một hiện tượng thú vị: Nếu xét trên cơ sở
quan hệ ngữ nghĩa thì câu tiếng Nga và câu tiếng Việt trùng khớp, nhưng trên
cơ sở quan hệ cú pháp thì không: Всех одолевало желание петь. (Куприн А.
Гамбринус) - Mọi người đều khao khát được hát. (Cuprin A. Gambrinut, Xuân
Du dịch).
3.2. Phương thức truyền đạt đặc điểm phân bố từ trong câu nghi vấn tiếng
Nga sang tiếng Việt
3.2.1. Trật tự từ trong câu nghi vấn, mà phương tiện hỏi duy nhất là ngữ
điệu
Trong trường hợp này tiếng Nga sử dụng ngữ điệu để hỏi, còn tiếng Việt
thì lại sử dụng các hư từ để hỏi như "không", "chưa", "chứ", "à", "đấy" ... Điều
này cho thấy trong tiếng Việt trợ từ đóng một trò rất quan trọng để biểu thị tình
thái hỏi. Thí dụ: Вы живете с матушкой? (Толстой Л. Война и мир) - Anh ở
20
với phu nhân phải không? (Tolstoi L. Chiến tranh và hòa bình, Cao Xuân Hạo,
Nhữ Thành, Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên dịch)
3.2.2. Trật tự từ trong câu có đại từ nghi vấn
Đã xác định được sự tương đồng và khác biệt về trật tự từ trong câu có
đại từ nghi vấn trong tiếng Nga và tiếng Việt. Что вызвало кровь на эти
бедные, похудевшие щеки? (Достоевский Ф. Белые ночи) - Cái gì khiến máu
dồn lên làm hồng đôi má gầy tái nhợt kia? (Dostoevski F. Đêm trắng, Đoàn Tử
Huyến dịch); Почему отстал старшина? (Бондарев Ю. Горячий снег) - Tại
sao chuẩn úy tụt lại thế? (Bondarev Yu. Tuyết nóng, Nguyễn Hải Hà dịch);
Отчего ты боишься тараканов? (Горький М. Детство) - Tại sao bà sợ
gián thế? (Gorki M. Thời thơ ấu, Phạm Mạnh Hùng dịch).
3.2.3. Phân bố từ trong câu có trợ từ nghi vấn
Ở đây tìm hiểu các câu có trợ từ nghi vấn “разве” và “ли”. Trong tiếng
Nga, từ đứng ngay sau “разве” và cùng với nó làm thuyết có thể là bất cứ thành
phần nào của câu (chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ câu). Trong tiếng Việt xác định
được trật tự sau: chả nhẽ - Chủ ngữ (Định ngữ câu/Bổ ngữ) - Vị ngữ - ( Bổ
ngữ)- ừ/sao/ạ.
Trật tự từ trong câu nghi vấn tiếng Nga có trợ từ hỏi “ли” được sắp xếp
như sau: từ đóng vai thuyết đứng đầu câu , kế đến là trợ từ “ли”, sau đó là phần
còn lại của câu. Khi trường hợp này được dịch sang tiếng Việt chúng ta quan
sát thấy trật tự: "Chủ ngữ - có- vị ngữ-không?". Ví dụ: Вот, я пришел. Узнала
ли ты меня? (Грин А. Алые паруса) - Thế là anh đã đến. Em có nhận ra anh
không? (Grin A. Cánh buồm đỏ thắm, Phan Hồng Giang dịch)
21
3.3. Phương thức truyền đạt đặc điểm phân bố từ trong câu cầu khiến
tiếng Nga sang tiếng Việt
3.3.1. Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ hai
Ở đây nghiên cứu trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ hai khuyết chủ
ngũ, trong câu có phủ định từ “не”, trong câu có bổ ngữ và trong câu có chủ
ngữ là đại từ nhân xưng.
Đã xác định một số tương đồng và khác biệt giữa các phiên bản tiếng Nga
và tiếng Việt. So sánh:- Зови бабушку скорее! (Горький М. Детство) - Gọi
bà ra mau lên! (Gorki M. Thời thơ ấu, Phạm Mạnh Hùng dịch); - Дверь
затворите Алексея - вон! (Горький М. Детство) - Đóng cửa lại... Dẫn
thằng Alêcxây ra ngay! (Gorki M. Thời thơ ấu, Phạm Mạnh Hùng dịch)
3.3.2. Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi gộp
Trong câu cầu khiến tiếng Nga ý nghĩa cùng hành động được biểu thị
bằng cấu trúc có “давай(те)” và “пойдем(те)”. Còn trong tiếng Việt ý nghĩa
cùng hành động được biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng như “ta”, “chúng
ta”, “chúng mình”, “chị với em”, tình thái mệnh lệnh dược biểu hiện bằng các
từ “hãy”, “đừng”, “chớ”, đứng trước vị ngữ và các từ “thôi”, “đi”, “nào”,
đứng sau động từ. Trong tiếng Việt trật tự từ trong câu cầu khiến là: vị từ cầu
khiến- chủ ngữ- vị ngữ- trợ từ cầu khiến. So sánh: - Спасибо за хлеб-соль,
Яков Лукич! Теперь давай потолкуем. (Шолохов М. Поднятая целина) -
Iakốp Lukits, xin đa tạ về tấm lòng thành! Bây giờ ta nói chuyện. (Solokhov M.
Đất vỡ hoang, Vũ Trấn Thủ, Trần Phú Thuyết dịch); - Пойдем, Бетси, к
врачу. Пойдем же! (Грин А. Алые паруса) - Chị đến bác sĩ với em đi. Đến
ngay thôi! (Grin A. Cánh buồm đỏ thắm, Phan Hồng Giang dịch)
22
3.3.3. Trật tự từ trong câu cầu khiến ngôi thứ ba
Trong mục này mô tả vị trí của trợ từ “пусть”, “пускай” và các thành
phần khác trong câu tiếng Nga có đối chiếu với tiếng Việt. Đã xác định được sự
tương đồng và khác biệt trong trật tự từ tiếng Nga và tiếng Việt. So sánh:
Пускай она сидит. (Грин А. Алые паруса) - Cứ để cho cô ta ngồi. (Grin A.
Cánh buồm đỏ thắm, Phan Hồng Giang dịch); Пусть всколыхнется и
заиграет всеми красками степь! (Айтматов Ч. Джамилия) - Sao cho thảo
nguyên chuyển mình và ngời lên đủ mọi mầu sắc! (Aitmatov Ts. Giamilia,
Phạm Mạnh Hùng dịch; Пусть кривляются паяцы искусства. (Грин А.
Алые паруса) - Cứ để kệ cho các anh hề trong nghệ thuật muốn làm gì thì làm.
(Grin A. Cánh buồm đỏ thắm, Phan Hồng Giang dịch)
Tiểu kết chương ba
Đặc điểm trật tự từ trong câu đơn tiếng Nga thể hiện ở sự thay đổi vị trí
của các thành phần câu. Vị trí của các từ hỏi, của bổ ngữ, chủ ngữ (chủ ngữ -
đại từ và chủ ngữ không là đại từ) trong câu nghi vấn tiếng Nga qui định những
đặc điểm phân bố từ trong câu hỏi. Đặc điểm phân bố từ trong câu cầu khiến
tiếng Nga được qui định bởi vị trí của của bổ ngữ, chủ ngữ, đặc biệt là chủ ngữ-
đại từ nhân xưng. Khi chuyển dịch những đặc điểm phân bố từ trong luận án đã
quan sát được những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Nga và tiếng
Việt.
23
KẾT LUẬN
Xem xét đặc điểm phân bố từ trong câu đơn tiếng Nga và truyền đạt
chúng sang tiếng Việt cho phép rút ra các kết luận sau:
1. Tiếng Nga có một hệ thống hình thái phong phú cho phép các từ trong
một câu di chuyển tương đối tự do mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
Tiếng Việt, trái lại, không có hệ thống hình thái và trật tự từ quyết định chức
năng của các thành phần câu, thay đổi trật tự từ dẫn đến thay đổi chức năng của
các thành phần câu cũng như ý nghĩa của toàn câu.
2. Đặc điểm phân bố từ trong câu trần thuật tiếng Nga thể hiện ở tính
phân liệt/không phân liệt của câu, ở vị trí của các thành phần câu. Đã phát hiện
những tương đồng và khác biệt khi truyền đạt các đặc điểm này sang tiếng
Việt: Những câu tiếng Nga có trật từ "ДетПС”, “ПСДет”, “группа П-
группа С” и “ПСДоп” được chuyển sang tiếng Việt với sự tương đồng gần
như tuyệt đối. Cũng đã phát hiện sự tương đồng một phần và sự không tương
đồng trong trật tự từ tiếng Nga và tiếng Việt: Điều đó thể hiện ở câu có trật tự
từ “СП” , “ДетСП”, “ДопПС”, “ДопСП”.
3. Vị trí của các từ để hỏi, của chủ ngữ-đại từ, của chủ ngữ không phải đại
từ quyết định đặc điểm phân bố từ trong câu nghi vấn tiếng Nga. Đã xác định
được những khác biệt cũng như những tương đồng trong hai ngôn ngữ khi
chuyển dịch đặc điểm phân bố từ từ tiếng Nga sang tiếng Việt.
Trong câu nghi vấn tiếng Nga có chủ ngữ là đại từ nhân xưng thì chủ ngữ luôn
đứng sau từ để hỏi. Từ để hỏi trong câu tiếng Nga thường đứng ở đầu câu. Tuy
nhiên, trong tiếng Việt các từ "ai", "gì", "ở đâu", "khi nào" ... không phải lúc
nào cũng đứng đầu câu mà thường chiếm các vị trí của các thành tố tương ứng
trong câu trả lời.
Trong tiếng Nga trật tự từ ở câu nghi vấn có chủ ngữ không phải là đại từ
ngược lại so với trật tự từ trong câu trả lời, còn trong tiếng Việt thì không quan
24
sát thấy hiện tượng này. Trong câu nghi vấn tiếng Nga có chủ ngữ là đại từ
nhân xưng thì chủ ngữ đứng sau từ để hỏi và đứng trước vị ngữ, còn trong
tiếng Việt, từ để hỏi có thể đứng ở các vị trí khác nhau trong câu.
4. Đặc điểm phân bố từ trong câu cầu khiến tiếng Nga được qui định bởi
vị trí của bổ ngữ, chủ ngữ-đại từ, và vị trí của các trợ từ. Khi chuyển dịch
những đặc điểm này sang tiếng Việt chúng ta phát hiện ra những tương đồng và
khác biệt về trật tự từ trong hai ngôn ngữ. Có những điều có thể được biểu hiện
bằng trật tự từ trong tiếng Nga (thí dụ như vị trí đứng sau động từ vị ngữ của
chủ ngữ-đại từ nhân xưng thể hiện sự mềm hoá của mệnh lệnh trong tiếng Nga)
lại được thể hiện bằng các phương thức khác trong tiếng Việt (thí dụ như các
trợ từ chẳng hạn).
5. Trong khuôn khổ của luận án này, không thể làm sáng tỏ tất cả các vấn
đề liên quan đến trật tự từ trong tiếng Nga và tiếng Việt. Các vấn đề liên quan
đến việc nghiên cứu đa diện trật tự từ, đối chiếu trật tự từ trong câu tiếng Nga
và câu tiếng Việt dưới bình diện dụng học hoặc văn hoá học ... là những vấn đề
mở, cần được tiếp tục nghiên cứu. Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là
nghiên cứu trật từ từ ở các cấp độ cú pháp khác như câu phức hay văn bản hoặc
nghiên cứu vị trí của các hư từ dưói góc độ dịch thuật từ tiếng Nga sang tiếng
Việt và ngược lại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_phan_bo_tu_trong_cau_don_tieng_nga_va_phuong_thuc_truyen_dat_sang_tieng_viet_4958.pdf