6. Về sự biến đổi của địa danh: Sự biến đổi của địa danh Thanh Hóa diễn ra đều đặn trong lịch sử do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ những tên nôm ban đầu, đến nay, địa danh Thanh Hóa đã qua nhiều lần thay đổi. Nhiều địa danh Hán - Việt còn giữ được quan hệ rõ nét với tên nôm và nhờ chúng có thể phục nguyên được lí do của tên gọi ban đầu. Những địa danh biến đổi do tục lệ và tâm lí kiêng kỵ diễn ra khá phổ biến cho thấy tâm lí và vị thế xã hội có ảnh hưởng rất lớn trong việc gọi tên. Những biến đổi do tiếng địa phương, do quy luật nội tại của ngôn ngữ,. cũng góp phần làm cho địa danh thay đổi về ý nghĩa và rất khó xác định lí do của tên gọi. Càng nhiều lần thay đổi, mối quan hệ giữa tên nôm và tên Hán - Việt ngày càng xa. Những biến đổi đó đã bộc lộ diễn biến phức tạp trong hành trình của một tên gọi của địa danh Thanh Hóa.
7. Các địa danh liên quan đến lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa còn tồn tại đến ngày nay tương đối nhiều. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, các ngữ liệu về địa danh sẽ được bổ sung và chọn lọc để hình thành cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hóa Thanh Hóa trong một tương lai gần.
49 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh của Thiên Chúa giáo,...
- Hướng nghiên cứu ngôn ngữ học: Thế kỷ XIX, ở Tây Âu có các tác giả T.A. Gibson (1835), Issac Taylor (1864), J.J. Eghi (1872), J.W. Nagh (1903),... Thế kỷ XX có các tác giả tiêu biểu: George R. Stewart (1958), P.E.Raper, Naftali Kadmon, E. M.Murzaev, A. V. Superanskaja.v.v. Trong đó lí thuyết của Superanskaja được nhiều nhà địa danh học Việt Nam vận dụng.
2.2. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa của địa danh ở Việt Nam
Theo hướng địa lí học lịch sử: các công trình thể chí của Nguyễn Trãi (1435), Phan Huy Chú (1821), Phạm Đình Hổ, Nguyễn Siêu (1900), Đặng Xuân Bảng, Đào Duy Anh (1964),...
Theo hướng địa danh học ứng dụng: Có công trình do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn , công trình của Ngô Vi Liễn (1928),...
Theo hướng ngôn ngữ học: có các tác giả Hoàng Thị Châu, Nguyễn Kim Thản (1993), Nguyễn Tài Cẩn (2001), Trần Trí Dõi,...
Nghiên cứu địa danh ở các địa phương có các tác giả: Lê Trung Hoa (1990), Nguyễn Kiên Trường (1996), Từ Thu Mai (2004), Trần Văn Dũng (2005), Nguyễn Văn Loan (2012), Trần Văn Sáng (2013),....
2.3. Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh Thanh Hoá
- Từ góc độ địa lí học lịch sử, địa danh Thanh Hoá được đề cập trong các địa dư, địa chí của Phan Huy Chú, Lê Quang Định, Phương đình Nguyễn Văn Siêu, trong các địa chí, địa bạ, địa dư và các công trình về địa phương.
- Từ góc độ ngôn ngữ, địa danh Thanh Hoá được đề cập trong “Có một làng quê là Kẻ Rỵ” của Nguyễn Quang Hồng (1990), Từ điển địa danh Thanh Hoá của Hà Quang Năng (2009).
Như vậy, từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, địa danh Thanh Hóa vẫn cần có một sự nghiên cứu sâu hơn, khái quát hơn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua việc thu thập, phân loại, miêu tả và phân tích ngữ liệu, luận án nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa trên các phương diện: cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh. Trên cơ sở đó phân tích vai trò của địa danh đối với văn hóa và sự chi phối của các các yếu tố văn hóa đối với sự hình thành và tồn tại của địa danh Thanh Hóa.
- Kết quả của luận án góp phần tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của xứ Thanh, giáo dục tình yêu quê hương xứ sở hình thành ý thức bảo vệ và gìn giữ các giá trị truyền thống qua địa danh cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết liên quan: định nghĩa và phân loại địa danh, mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa, cấu tạo và các phương thức định danh, ý nghĩa của địa danh,...
- Điền dã, khảo sát, thu thập thực tế hệ thống địa danh tiếng Việt ở Thanh Hóa thuộc các loại hình đối tượng địa lí khác nhau được phân bố ở vùng đồng bằng sông Mã và vùng miền núi Thanh Hóa.
- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các cứ liệu đã thu thập được để xác định các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện trong các phương diện khác nhau của địa danh Thanh Hóa, cố gắng trong khả năng có thể tìm hiểu các tầng địa danh ẩn sâu bên dưới lớp địa danh bề mặt.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tên gọi của các đối tượng địa lí tự nhiên (địa danh tự nhiên) như sông, suối, núi, đồi,... và của các đối tượng địa lí nhân văn (địa danh nhân văn) như cầu, cống, làng, bản, thôn, xóm,... trong tiếng Việt ở Thanh Hóa (đến năm 2010).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát: Địa bàn khảo sát chủ yếu là vùng đồng bằng sông Mã, gồm các huyện thị Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Hà Trung,... và các huyện miền núi: Cẩm Thủy, Bá Thước, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân,...
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Lần đầu tiên địa danh Thanh Hóa được nghiên cứu một cách quy mô theo hướng tiếp cận của ngôn ngữ - văn hóa. Luận án sẽ mô tả bức tranh về địa danh Thanh Hóa trên các phương diện: cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa, đặc trưng phương ngữ, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh. Từ đó, luận án chỉ rõ các đặc trưng văn hóa và biểu hiện của nó trong địa danh Thanh Hóa.
5.2. Từ những tư liệu thực tế về địa danh Thanh Hóa và kết quả đạt được hi vọng luận án sẽ là nguồn ngữ liệu cần thiết, giúp ích cho những nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, về phương ngữ Thanh Hóa và về lịch sử tiếng Việt.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học
- Thủ pháp giải thích bên trong với các thao tác phân loại, hệ thống hóa, định lượng thống kê và các thủ pháp phân tích, tổng hợp.
- Thủ pháp giải thích bên ngoài với các thủ pháp nghiên cứu liên ngành và các thao tác so sánh
6.2. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học
Sử dụng khi thu thập tư liệu trong thực tế sử dụng.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết về địa danh và một số vấn đề về địa bàn Thanh Hóa
Chương 2: Cấu tạo của địa danh Thanh Hóa
Chương 3: Phương thức định danh trong địa danh Thanh Hóa
Chương 4: Các bình diện ngôn ngữ - văn hóa thể hiện trong ý nghĩa và sự biến đổi của địa danh Thanh Hóa
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ ĐỊA BÀN THANH HÓA
1.1. DẪN NHẬP
Địa danh hay tên gọi các đối tượng địa lí là một loại tên riêng và là một trong những đối tượng nghiên cứu của danh xưng học. Trên cơ sở các vấn đề lí thuyết liên quan, nghiên cứu địa danh của một địa phương chính là nghiên cứu các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh của địa phương đó.
1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
1.2.1. Khái quát về địa danh
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, chúng tôi cho rằng: Địa danh là những đơn vị đa thành tố được dùng làm tên gọi để đánh dấu, khu biệt các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Đồng thời địa danh còn là phương tiện lưu giữ những thông tin về tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc một cách cụ thể nhất.
1.2.2. Phân loại địa danh
1.2.2.1. Cách phân loại của các nhà địa danh học thế giới
A. Dauzat và Ch.Rostaing đã nhóm địa danh thành 4 nhóm nhỏ. A.V Superanskaja chia thành hai nhóm với 7 loại địa danh. Ngoài ra, căn cứ đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh, A.V Superanskaja còn chia địa danh thành ba loại: địa danh ký hiệu, địa danh mô tả và địa danh ước vọng. Trong số các cách phân loại trên, cách phân loại của Superanskaja được nhiều nhà địa danh học Việt Nam vận dụng.
1.2.2.2. Cách phân loại của các nhà địa danh học Việt Nam
Ở Việt Nam có 4 cách phân loại: Cách 1: Phân loại theo tính chất đối tượng: chi địa danh thành loại địa danh, kiểu địa danh và dạng địa danh: Nguyễn Văn Âu, Trần Thanh Tâm,... Cách 2: Phân loại theo tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên của đối tượng: chia thành địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn. Tiêu biểu là: Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai,... Cách 3: Phân loại địa danh theo ngữ nguyên: Nguyễn Văn Âu, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường,... Cách 4: Phân loại địa danh theo chức năng giao tiếp và theo hệ quy chiếu đồng đại - lịch đại có tác giả Nguyễn Kiên Trường. Chúng tôi vận dụng cách phân loại 2 và 3 để nghiên cứu địa danh Thanh Hóa.
1.2.3. Về mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa
1.2.3.1. Khái niệm văn hoá (culture)
Chúng tôi coi định nghĩa văn hóa sau đây là cơ sở để xem xét mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa: “Văn hoá một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [81; 10].
1.2.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Ngôn ngữ vừa là sản phẩm vừa là phương tiện lại vừa là yếu tố cấu thành văn hoá. Văn hoá là cơ sở là cội nguồn làm nên những đặc trưng dân tộc của ngôn ngữ, tạo nên sự phong phú, tính giá trị cho ngôn ngữ.
1.2.3.3. Mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa
Quan hệ giữa địa danh và văn hoá nằm trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Đối với văn hoá, địa danh là “những tấm bia lịch sử - văn hoá của đất nước”, là “vật hoá thạch”, là “đài tưởng niệm”.
1.2.3.4. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá
Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh là những nét nổi bật, tiêu biểu, riêng biệt của địa danh mà trong đó phản ánh những nét tiêu biểu, riêng biệt của văn hóa.
1.2.4. Về định danh trong ngôn ngữ và trong địa danh
1.2.4.1. Khái quát về định danh trong ngôn ngữ
Định danh là dùng các ký hiệu ngôn ngữ để gọi tên một đối tượng cụ thể. Cơ sở của định danh là những đặc trưng có giá trị khu biệt của đối tượng. Định danh trong địa danh bị chi phối sâu sắc bởi điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa, xã hội, tâm lí,....
1.2.4.2. Về các phương thức định danh trong địa danh
a. Phương thức định danh trong địa danh
Phương thức định danh là phương pháp và cách thức gọi tên sự vật. Ở đây, chúng tôi xem phương thức định danh là cách thức đặt tên cho đối tượng.
b. Mối quan hệ giữa phương thức định danh và cấu tạo địa danh
Mối quan hệ giữa phương thức định danh và cấu tạo địa danh là mối quan hệ giữa hình thái bên ngoài và hình thái bên trong của nó.
1.2.5. Về vấn đề ý nghĩa của địa danh
1.2.5.1. Khái quát về ý nghĩa của địa danh
Có hai hướng quan niệm về ý nghĩa của địa danh: hoặc là phủ nhận ý nghĩa của địa danh hoặc là khẳng định địa danh có ý nghĩa.
Chúng tôi cho rằng địa danh có ý nghĩa bởi mỗi địa danh “đều có một giá trị trao đổi nhất định” và cho ta liên hệ đến một sự vật, một hiện tượng có trong thực tế khách quan.
1.2.5.2. Các thành phần ý nghĩa trong địa danh
Địa danh có hai loại ý nghĩa. Ý nghĩa hàm chỉ là ý nghĩa vốn có của đơn vị được mang theo vào địa danh, còn gọi là nghĩa từ nguyên. Ý nghĩa đặc chỉ là ý nghĩa biểu thị sự vật, hoạt động trong chức năng khu biệt đối tượng nên còn gọi là ý nghĩa khu biệt. Hai loại ý nghĩa này chứa những thông tin về bản thân đối tượng, thông tin về chủ thể định danh và về ngữ cảnh tồn tại của địa danh.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN THANH HÓA
1.2.1. Sơ lược về đặc điểm địa bàn
1.2.1.1. Sơ lược về địa lí tự nhiên
Thanh Hoá là “một tỉnh mang tính chất trung gian giữa Bắc Bộ và Trung Bộ”. Tính chất chuyển tiếp, lưỡng phân về vị trí địa lí và những đặc điểm về tự nhiên chính là yếu tố quan trọng để tạo nên một xứ Thanh với những đặc trưng riêng về văn hóa, về lịch sử, xã hội và về ngôn ngữ.
1.3.1.2. Sơ lược về đặc điểm lịch sử
Lịch sử Thanh Hóa diễn ra cùng với tiến trình lịch sử dân tộc khi trải qua các thời kỳ tiền sử - sơ sử, thời kỳ phong kiến cho đến hiện đại. Từ thời tiền sử - sơ sử, đến nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến hay thời kỳ hiện đại, Thanh Hóa đều ghi dấu rõ nét với những sự kiện, nhân vật, những di chỉ, di tích còn tồn tại đến ngày nay.
1.3.1.3. Sơ lược về đặc điểm văn hóa - xã hội
Thanh Hóa có 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú cùng sinh sống. Cư dân Thanh Hóa được chia thành hai lớp: lớp bản địa và lớp di cư từ nơi khác đến từ lâu đời.
1.3.2. Sơ lược về đặc điểm phương ngữ Thanh Hóa
Phương ngữ Thanh Hóa “là phương ngữ chuyển tiếp giữa phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung”. Tính chất chuyển tiếp thể hiện ở cả phương diện ngữ âm và từ vựng của phương ngữ Thanh Hóa.
1.3.3. Sơ lược về địa danh Thanh Hóa
1.3.3.1. Khái quát chung
Về loại hình đối tượng: Địa danh Thanh Hóa có sự đa dạng của các loại hình và phân bố khác nhau ở các tiểu vùng địa hình.
Về nguồn gốc ngôn ngữ: Địa danh Thanh Hóa đa dạng nguồn gốc: địa danh thuần Việt, địa danh Hán - Việt, địa danh dân tộc thiểu số (DTTS) và địa danh có nguồn gốc tiếng Pháp.
1.3.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh
- Kết quả thu thập: Khảo sát các địa bàn ở Thanh Hóa thu được 8913 địa danh, trong đó vùng đồng bằng có 6676 địa danh với 106 loại hình và miền núi có 2237 địa danh với 74 loại hình.
- Kết quả phân loại theo tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên:
ĐDĐVCT
ĐDCTNT
Địa danh tự nhiên
Địa danh nhân văn
ĐỊA DANH THANH HÓA
Thủy danh
Vùng đất nhỏ PDC
Sơn danh
Sơ đồ 1.1: Phân loại địa danh Thanh Hóa theo tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên
Địa danh địa hình
ĐVC
TTN
ĐVHC
CTDS
CTGT
CTTL
CTVH
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện của các nhóm địa danh
Tiểu vùng
Địa danh tự nhiên
Địa danh nhân văn
Tổng
SD
TD
VĐN
PDC
ĐVCT
CTNT
ĐV
HC
ĐVCT
TN
CTDS
CT
GT
CTTL
CTVH
ĐB
SL
676
590
2286
636
1552
321
249
333
33
6676
TL
10.13
8.84
34.24
9.52
23.25
4.67
3.73
4.99
0.50
100
MN
SL
518
249
552
410
298
9
64
131
6
2237
TL
23.16
11.30
24.67
18.33
13.32
0.4
2.86
5.58
0.27
100
Biểu đồ 1.1. Sự phân bố các nhóm địa danh Thanh Hóa
- Kết quả phân loại theo nguồn gốc
Bảng 1.2a: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố riêng trong địa danh đồng bằng
TT
TV
H -V
TV
+ HV
DTTS
Khác
KR
Tổng
TTH
TVTD
SL
746
3352
2112
428
15
6
18
6676
Tỉ lệ
11.17
50.21
31.64
6.41
0.22
0.09
0.27
100
Bảng 1.2b: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố riêng trong địa danh miền núi
TT
TV
H -V
TV+ HV
TM
TTh +TM
TTh
TV+
TM
Khác
KR
Tổng
TTH
TV
TD
SL
91
1040
366
35
124
4
475
25
3
74
2237
Tỉ lệ
4.07
46.5
16.36
1.56
5.54
0.18
21.23
1.12
3.31
4.07
100
1.4. Tiểu kết
1.4.1. Địa danh là tên riêng dùng để gọi tên các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn. Các phương diện của địa danh chịu sự chi phối mạnh mẽ của các đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ.
1.4.2. Với vị trí địa lí đặc biệt, những đặc điểm riêng biệt đã tạo nên một xứ Thanh với các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Những đặc trưng văn hóa còn lưu lại khá rõ trong địa danh chính là những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa.
1.4.3. Tiếng Việt ở Thanh Hóa mang đặc trưng của vùng phương ngữ chuyển tiếp nên vừa giống phương ngữ Bắc, vừa giống phương ngữ Trung. Giống phương ngữ Bắc về chất giọng, về đặc điểm phát âm các phụ âm quặt lưỡi và âm rung, giống phương ngữ Trung ở một số lớp từ trong hệ thống từ vựng, các biến thể ngữ âm trong các từ địa phương được xem là từ cổ .v.v. Ngoài ra, phương ngữ Thanh Hóa còn có những đặc trưng riêng mà các địa phương khác không có cả về ngữ âm lẫn từ vựng trong những đặc điểm về thanh điệu và một số.
1.4.4. Từ số lượng, tỉ lệ và nguồn gốc trong kết quả thu thập và phân loại có thể thấy rằng địa danh Thanh Hóa gần với những đặc trưng của địa danh miền Trung ở tính bảo thủ và sự ổn định hơn địa danh Hải Phòng. Mức độ Hán hóa trong địa danh Thanh Hóa ít hơn địa danh Hải Phòng và nhiều hơn không đáng kể so với địa danh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
CHƯƠNG 2.
CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA
2.1. DẪN NHẬP
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo địa danh của một vùng, một địa phương, một khu vực vừa để xác định những đặc điểm có tính phổ quát vừa xác định những đặc điểm riêng có tính đặc trưng của địa phương, của khu vực.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TẠO ĐỊA DANH
2.2.1. Mô hình cấu tạo địa danh
Bảng 2.1: Mô hình cấu tạo địa danh
ĐỊA DANH
Thành tố chung
Thành tố riêng
yếu tố 1
yếu tố 2
...
yếu tố n
yếu tố 1
yếu tố 2
....
yếu tố n
Trong mô hình trên, các thành tố, yếu tố có mối quan hệ và có chức năng khác nhau.
2.2.2. Về các thành tố trong cấu tạo địa danh
2.2.2.1. Thành tố chung
Thành tố chung là các danh pháp đứng trước tên riêng, có vai trò hạn định về loại hình của đối tượng, liên kết các sự vật được gọi tên với các sự vật khác, “giúp con người nhận biết thông tin một cách tổng quát”.
2.2.2.2. Thành tố riêng
Thành tố riêng là phần tên riêng đứng liền sau thành tố chung có vai trò cụ thể hóa, đánh dấu, xác định vị trí, phân biệt đối tượng mang tên gọi với những đối tượng khác.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH TỐ CHUNG TRONG ĐỊA DANH THANH HÓA
2.3.1. Đặc điểm chung
Với 8913 đơn vị, địa danh Thanh Hóa mang tính phổ quát của địa danh Việt Nam khi được cấu tạo theo mô hình hai thành tố. Những đặc điểm riêng thể hiện chủ yếu ở nguồn gốc, tỉ lệ và tần số xuất hiện của các loại hình địa danh.
2.3.2. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ của thành tố chung
Bảng 2.2: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố chung trong địa danh Thanh Hóa
Tiểu vùng
Số lượng và tỉ lệ
Thuần Việt
Hán - Việt
TV+ HV
Khác
Tổng
TTH
TVTD
ĐB
SL
17
71
16
2
0
106
Tỉ lệ
16,03
66,98
15,09
1,88
0
100
MN
SL
10
47
7
1
9
74
Tỉ lệ
13,51
63,51
9,46
1,35
12,62
100
2.3.3. Đặc điểm cấu tạo của thành tố chung
Bảng 2.3: Tổng hợp tần số xuất hiện của các kiểu cấu tạo thành tố chung
Tiểu vùng
Kiểu cấu tạo
Số lượng
Tỉ lệ
Tần số
Tỉ lệ (%)
ĐB
Cấu tạo đơn
73
68.87
6422
96.20
Cấu tạo phức
33
31.13
254
3.80
Tổng
106
100
6676
100
MN
Cấu tạo đơn
55
74.32
2160
96.56
Cấu tạo phức
19
25.68
76
3.44
Tổng
74
100
2237
100
2.3.4. Về khả năng chuyển hoá và kết hợp của thành tố chung
2.3.4.1. Về khả năng chuyển hoá và kết hợp của thành tố chung trong sơn danh
Khả năng chuyển hoá và kết hợp của thành tố chung trong sơn danh kém hơn các nhóm địa danh khác. Chỉ có một số thành tố có khả năng chuyển hóa như rú, pù/bù, pha,...
2.3.4.2. Về khả năng chuyển hoá và kết hợp của thành tố chung trong thuỷ danh
Trong nhóm này, thành tố chung có khả năng chuyển hóa và kết hợp cao. Một số yếu tố đã mất vai trò làm thành tố chung và chỉ có trong tên riêng.
2.3.4.3. Về khả năng chuyển hoá và kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ các vùng đất nhỏ phi dân cư
Các thành tố chung trong VĐNPDC có khả năng chuyển hóa và kết hợp cao nhất. Sự chuyển hóa mạnh làm cho nhiều yếu tố không còn tồn tại với tư cách là thành tố chung mà chỉ còn có trong tên riêng: cù/cò, bể, vàn, nấp, nẫn/nẩn, đông, dõng/doõng/doãng, ngoặc/ngoọc/,...
2.3.4.4. Về khả năng chuyển hoá và kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ các đơn vị dân cư
Các thành tố chung thuộc nhóm địa danh này ít có khả năng chuyển hóa như xã, thôn,... thậm chí là không chuyển hóa như suộng, phe,...
2.3.4.5. Về khả năng chuyển hoá và kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ các công trình nhân tạo
Khả năng chuyển hoá và kết hợp của nhóm thành tố chung chỉ các công trình nhân tạo thấp hơn các loại hình khác.
2.4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH TỐ RIÊNG
2.4.1. Đặc điểm chung
Bảng 2.4: Tổng hợp tần số xuất hiện của các kiểu cấu tạo của thành tố riêng
Kiểu cấu tạo
Cấu tạo đơn
Cấu tạo phức
Tổng
CP
ĐL
C-V
Láy
KRQH
ĐB
SL
2063
4414
127
12
29
31
6676
Tỉ lệ
30.9
66.11
1.90
0.18
0.44
0.46
100
MN
SL
770
1392
18
6
16
35
2237
Tỉ lệ
34.42
62.23
0.8
0.27
0.72
1.56
100
2.4.2. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố trong thành tố riêng
Địa danh thuần Việt chiếm số lượng cao nhất và có mặt ở hầu hết các loại hình. Địa danh Hán - Việt ít hơn, chủ yếu trong các địa danh nhân văn. Các địa danh có nguồn gốc tiếng Thái và tiếng Mường tồn tại ở miền núi. Nhiều yếu tố gốc tiếng Mường còn được lưu giữ trong địa danh ở đồng bằng.
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của thành tố riêng
2.4.3.1. Đặc điểm địa danh có cấu tạo đơn
Địa danh có cấu tạo đơn được cấu tạo bởi một yếu tố tương đương với một từ đơn đơn tiết. Sự có mặt của kiểu cấu tạo đơn tạo nên sự phong phú về cấu tạo và thể hiện tính ổn định của địa danh Thanh Hóa.
2.4.3.2. Đặc điểm địa danh có cấu tạo phức
a. Đặc điểm các địa danh có cấu tạo theo quan hệ chính phụ
- Kiểu cấu tạo theo quan hệ chính phụ trong địa danh Thanh Hóa chiếm 66,11% ở đồng bằng và 62,23% ở miền núi. Kiểu địa danh có cấu tạo này đa dạng về nguồn gốc ngôn ngữ, linh hoạt về vị trí của các yếu tố. Các địa danh Hán - Việt được ghép theo kiểu phái sinh khá phổ biến.
- Trong các địa danh có gốc ngôn ngữ Tày - Thái và tiếng Mường, trật tự, vị trí và vai trò của các yếu tố tương tự như địa danh thuần Việt.
- Trong các địa danh cấu tạo hỗn hợp, yếu tố thuần Việt là yếu tố chính và đứng trước yếu tố phụ có gốc Tày - Thái hoặc yếu tố gốc Mường đứng trước yếu tố thuần Việt hoặc yếu tố Tày - Thái đứng trước các yếu tố Mường.
Các ĐDHC thường có hai kiểu mô hình ghép phái sinh: “Y1 + X” và “Y2 + X”. VD: đa số địa danh xã của các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa,... đều được tạo ra từ cách ghép này.
b. Đặc điểm các địa danh có cấu tạo theo quan hệ đẳng lập
- Cấu tạo theo quan hệ đẳng lập được tạo thành bởi hai từ đơn thuần Việt hoặc các yếu tố Hán - Việt. Một đôi khi còn được tạo bởi hai từ ghép chính phụ.
c. Đặc điểm địa danh có cấu tạo theo quan hệ chủ - vị
Các địa danh có cấu tạo theo quan hệ chủ - vị thường được tạo bởi các yếu tố thuần Việt, trong đó một yếu tố là danh từ và một yếu tố là động từ: ruộng Nước Chảy (Hà Toại, H.Tr), núi Sao Moọc (Đại Lộc, H.L),...
d. Đặc điểm địa danh có cấu tạo láy
Địa danh láy thực chất là những từ đơn đa tiết có hình thức láy gọi tên các loài động vật, thực vật hoặc là từ láy phỏng thanh hoặc từ láy tượng hình. Địa danh láy có nguồn gốc ngôn ngữ DTTS về ngữ nghĩa cũng tương tự. Một số khác hiện tại chưa xác định được nghĩa.
2.4. TIỂU KẾT
2.4.1. Địa danh Thanh Hóa mang cấu trúc điển hình của địa danh Việt Nam, gồm có hai thành tố. Cấu tạo thành tố chung đa dạng. Sự chuyển hóa thành tố chung thành tên riêng là một biểu hiện của xu hướng song tiết hóa trong tiếng Việt, góp phần tạo nên tính đa tầng cho địa danh Thanh Hóa.
2.4.2. Sự phân bố giữa địa danh tự nhiên và nhân văn trong địa danh Thanh Hóa tương đối hài hòa về tỉ lệ. Một số thành tố vừa được dùng trong tiếng Việt toàn dân lại vừa được dùng trong tiếng Thanh Hóa, m như: vũng – vỗng/bổng, vụng – vộng, ghềnh – gành,... Một số thành tốkhác chỉ được dùng trong các địa phương ở Thanh Hóa và như lìa, khua, dù, xạ, tụng, suộng, phe,... Một số khác nhưnhiều thành tố nắp, vàn, bể, nổ, tắt... hiện tại đã chuyển hóa làm tên riêng trong các địa danh tự nhiên.
2.4.3. Thành tố riêng trong địa danh ở Thanh Hóa có các kiểu cấu tạo cơ bản của từ và cụm từ tiếng Việt. Cấu tạo đơn chủ yếu là các yếu tố thuộc các lớp từ bản địa thuần Việt hoặc ngôn ngữ các DTTS. Cấu tạo phức có đầy đủ các kiểu quan hệ: chính phụ, đẳng lập, chủ - vị và láy, trong đó kiểu cấu tạo chính phụ chiếm ưu thế. Trong kiểu quan hệ chính phụ, các địa danh phức được tạo thành bằng cách ghép phái sinh khá phổ biến. So với các địa phương khác ở Thanh Hóa có cả các địa danh láy là các từ thuần Việt hoặc ngôn ngữ các DTTS. Các địa danh này là biểu hiện rõ nhất của việc bảo lưu những yếu tố bản địa.
2.4.4. Nguồn gốc ngôn ngữ của thành tố riêng trong địa danh Thanh Hóa phong phú. Địa danh ở tiểu vùng đồng bằng cơ bản thuộc về thuần Việt (gồm cả tiếng Thanh Hóa)và Hán - Việt, ở tiểu vùng miền núi có các địa danh tiếng Thái và tiếng Mường. Kiểu cấu tạo hỗn hợp đã phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người cùng sinh sống trên địa bàn.
CHƯƠNG 3.
CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TRONG
ĐỊA DANH THANH HÓA
3.1. DẪN NHẬP
Phương thức định danh là cách thức gọi tên sự vật. Xác định phương thức định danh là đi tìm lý do của sự gọi tên. Định danh trong địa danh vừa mang những đặc điểm chung của định danh ngôn ngữ vừa mang đặc điểm riêng theo đặc trưng văn hóa - tư duy của từng tộc người, từng địa phương. Tìm hiểu đặc điểm định danh trong địa danh Thanh Hóa chính là vừa xem xét những đặc điểm chung, vừa để thấy được những đặc điểm riêng của địa danh Thanh Hóa.
3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TRONG ĐỊA DANH THANH HÓA
3.2.1. Đặc điểm chung
Trên cơ sở kết quả khảo sát, theo chúng tôi, địa danh Thanh Hóa được định danh theo 3 phương thức, 10 nhóm và 41 cách.
Bảng 3.1: Tổng hợp tần số xuất hiện của các phương thức định danh
Tiểu vùng địa hình
Phương thức định danh
Số lượng
Tổng cộng
Tỉ lệ
%
ĐDTN
ĐDNV
ĐB
Tự tạo
1933
2294
4227
63.33
Chuyển hóa
786
446
1233
18.48
Vay mượn
9
176
185
2.77
Chưa xác định
824
198
1022
15.42
Cộng
3552
3124
6676
100
MN
Tự tạo
537
658
1195
53.42
Chuyển hóa
198
164
362
16.18
Vay mượn
451
155
606
27.10
Chưa xác định
34
40
74
3.30
Cộng
1220
1017
2237
100
- Định danh bằng phương thức tự tạo: gồm 5 nhóm với 32 cách
- Định danh bằng phương thức chuyển hóa, gồm 2 nhóm với 5 cách
- Định danh bằng phương thức vay mượn, gồm 3 nhóm với 4 cách
3.3.2. Định danh bằng phương thức tự tạo
3.3.2.1. Định danh bằng cách miêu tả trực quan những đặc điểm vốn có của đối tượng
a. Định danh theo đặc trưng về không gian tồn tại của đối tượng
- Định danh dựa vào đặc điểm vị trí
- Định danh dựa vào đặc điểm phương hướng
b. Định danh theo đặc trưng thời gian
- Định danh theo thời gian tương đối
- Định danh theo thời gian tuyệt đối
c. Định danh theo những đặc trưng về hình thức của đối tượng
- Định danh dựa vào đặc điểm về hình dáng
- Định danh theo kích thước: Gồm: Định danh theo kích cỡ tương đối và định danh theo số đo kích cỡ tuyệt đối.
- Định danh theo đặc điểm tính chất
- Định danh theo đặc điểm màu sắc
- Định danh dựa vào chất liệu của đối tượng
- Định danh dựa vào đặc điểm cấu tạo của đối tượng
d. Định danh theo đặc trưng về chức năng của đối tượng
3.3.1.2. Định danh dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa đối tượng với sự vật, hoạt động cho mượn tên gọi
Định danh theo cách này mang bản chất của phương thức chuyển nghĩa hoán dụ từ vựng.
a. Định danh theo tên gọi sự vật có quan hệ gần gũi với đối tượng
- Định danh theo quan hệ bao chứa - nằm trong, gồm:
+ Đối tượng được định danh bao chứa sự vật cho mượn tên gọi
+ Đối tượng được định danh tồn tại trên/trong sự vật cho mượn tên gọi.
- Định danh theo quan hệ kề cận
b. Định danh theo loại thực vật liên quan tới đối tượng
c. Định danh theo loại động vật sinh sống hoặc tồn tại ở đối tượng
d. Định danh theo hoạt động, sự kiện diễn ra ở đối tượng
- Địa danh gắn với các hoạt động, sự kiện trong thời kỳ phong kiến
- Địa danh gắn với các hoạt động, sự kiện trong thời kỳ hiện đại
đ. Định danh theo chủ thể tạo ra hoặc sở hữu đối tượng
e. Định danh theo đặc trưng nghề nghiệp hoặc hàng hóa được sản xuất, trao đổi ở đối tượng
- Định danh theo đặc trưng nghề nghiệp
- Định danh theo tên mặt hàng được sản xuất hoặc trao đổi ở đối tượng
g. Định danh theo hiện tượng tự nhiên xảy ra ở đối tượng
3.3.1.3. Định danh theo sự liên tưởng và ý chí, nguyện vọng của con người
a. Định danh dựa vào sự tương đồng giữa đối tượng với sự vật cho mượn tên gọi.
Đây là cách định danh mang bản chất của phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ từ vựng. Đối tượng được định danh theo tên của một sự vật khác mà theo chủ thể định danh hai sự vật này có sự giống nhau nào đấy.
- Định danh dựa vào sự tương đồng về hình dáng với sự vật cho mượn tên gọi
- Định danh dựa vào sự tương đồng về hình dáng của đối tượng với các bộ phận của sự vật cho mượn tên gọi
- Định danh theo sự tương đồng giữa đối tượng với tư thế hoạt động của động vật
b. Định danh theo huyền thoại, giai thoại, truyền thuyết
- Định danh theo huyền thoại, giai thoại lịch sử
- Định danh theo huyền thoại, giai thoại, truyền thuyết văn hóa
c. Định danh theo ý chí, nguyện vọng và ước muốn về cuộc sống tốt đẹp
Cách định danh này không mô tả đặc điểm đặc trưng của đối tượng mà phụ thuộc hoàn toàn vào chủ thể định danh. Kết quả là tạo nên những địa danh “ước vọng” thể hiện ước mơ, nguyện vọng của chủ thể về quê hương tươi, về cuộc sống yên vui, thái bình và thình vượng.
3.3.1.4. Định danh bằng cách ghép các yếu tố của tên riêng thành địa danh
a. Ghép các yếu tố trong tên người để tạo tên gọi cho đơn vị cư trú
b. Ghép các yếu tố trong các địa danh đã có để gọi tên cho đối tượng mới
c. Định danh bằng cách lấy các yếu tố trong tên của đơn vị hành chính cấp trên để đặt tên cho các đơn vị hành chính cấp dưới
3.3.1.5. Định danh bằng cách đánh số
a. Định danh bằng cách đánh số trực tiếp
b. Định danh bằng cách đánh số sau chữ cái
c. Định danh bằng cách đánh số sau một địa danh đã có
3.2.2. Định danh bằng phương thức chuyển hóa
3.2.2.1. Định danh bằng cách chuyển hóa thành tố chung thành tên riêng
- Chuyển hóa thành tố chung thành tên riêng
- Thành tố chung kết hợp với yếu tố đã có
3.2.2.2. Định danh bằng cách chuyển hóa trong cùng nhóm loại hình
- Định danh bằng chuyển hóa giữa các địa danh tự nhiên
- Định danh bằng chuyển hóa trong nội bộ địa danh nhân văn
+ Chuyển hóa địa danh cư trú thành địa danh công trình xây dựng
+ Chuyển hóa địa danh đơn vị hành chính cấp thấp thành tên gọi những đơn vị hành chính cấp cao
3.2.2.3. Định danh bằng cách chuyển hóa khác nhóm loại hình
- Chuyển hóa từ địa danh tự nhiên thành địa danh nhân văn.
- Chuyển hóa địa danh nhân văn thành địa danh tự nhiên.
3.2.2.4. Định danh bằng cách chuyển hóa từ các loại tên riêng khác
3.2.3. Định danh bằng phương thức vay mượn
3.2.3.1. Định danh bằng cách mượn tên người để tạo thành địa danh
3.2.3.2. Định danh bằng vay mượn từ các địa phương khác
3.2.3.2. Định danh bằng vay mượn từ các ngôn ngữ khác
a. Định danh bằng vay mượn từ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số
b. Định danh bằng vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài
3.2.4. Các địa danh chưa xác định được lí do
Là những địa danh hiện tại chưa xác định được ý nghĩa từ nguyên. Những địa danh này chủ yếu tồn tại trong các địa danh có cấu tạo đơn..
3.3. TIỂU KẾT
3.3.1. Định danh trong địa danh Thanh Hóa đa dạng hơn các địa phương khác thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong việc nhìn nhận, liên kết và lựa chọn các đặc trưng để đánh giá và đánh dấu đối tượng.
3.3.2. Trong Cách thức định danh trong địa danh Thanh Hóa khác nhau giữa các nhóm loại hình, các nguồn gốc ngôn ngữ phản ánh khá rõ đặc điểm tâm lý tộc người , trực quan sinh động là cách thường dùng trong địa danh tự nhiên. Các địa danh nhân văn lại thiên về những lí do chủ quan, phản ánh khá rõ những đặc điểm về tâm lí tộc người trong việc đặt tên cho các đối tượng. Lớp các địa danh thuần Việt hoặc địa danh mượn từ các ngôn ngữ DTTS thường được tạo thành bởi phương thức định danh mô tả trực tiếp đối tượng hoặc dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa đối tượng với sự vật cho mượn tên gọi. Trong khi đó, các địa danh Hán - Việt lại chủ yếu được tạo ra bởi những “ý đồ, ý tưởng nào đó không thuộc về đối tượng” mà thuộc về chủ thể khi sử dụng sự liên tưởng tưởng tượng và ý chí, nguyện vọng để địnhtrong địa danh.
3.3.3. Các phương thức định danh mang bản chất của hóan hoán dụ và ẩn dụ từ vựng diễn ra phổ biến trong địa danh Thanh Hóa.. Sự so sánh, liên kết các sự vật trong tự nhiên của các chủ thể định danh đã đem lại cho địa danh những hình dung rõ nét nhất về đối tượng. để có thể nhận diện nó một cách dễ dàng trong thực tế. Trí tưởng tượng kì diệu, phong phú và bay bổng đã thổi hồn vào những dòng sông, ngọn núi vô tri vô giác biến chúng trở nên thật sống động, kì vĩ và nên thơ.
3.3.4. Sự có mặt của các địa danh chưa xác định được phương thức định danh cùng sự tồn tại song hành củacùng với 392 tên nôm trong các địa danh làng và 184 các địa danh nôm và địa danh có yếu tố “kẻ” đã minh chứng cho tính chất cổ xưa của vùng đất xứ Thanh. Tính ổn định và sự bảo thủ được Các thể hiện trong việc lưu giữ các yếu tố cổ được bảo lưu trong địa danh Thanh Hóa đã thể hiện tính chất ổn định và sự bảo thủ để của địa danh Thanh Hóa trước những biến động xã hội và sự vận động của ngôn ngữ. Sự bảo thủ tích cực đã làm cho địa danh Thanh Hóa địa danh trở thành những “vật hóa thạch” hay những trầm tích của văn hóa và của ngôn ngữ.
CHƯƠNG 4.
CÁC ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG Ý NGHĨA
VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA
4.1. DẪN NHẬP
Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh được thể hiện rõ nhất ở sự phản ánh các phương diện của văn hóa trong ý nghĩa của địa danh. Đó là những đặc trưng địa – văn hóa, lịch sử - văn hóa, đặc trưng về phương ngữ. Bên cạnh đó, sự biến đổi của địa danh cũng đã phần nào phản ánh những thay đổi trong đời sống lịch sử xã hội của địa phương.
4.2. CÁC BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA
4.2.1. Các yếu tố địa - văn hóa trong địa danh
4.2.1.1. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm địa chất và các dạng địa hình trong thành tố chung
Thành tố chung thể hiện khá rõ sự đan xen giữa các dạng địa hình trong cảnh quan vùng đồng bằng sông Mã. Những cánh bãi cũ được bồi đắp bởi các dòng sông cổ hiện diện cùng với nhiều mau, dù, đầm, hồ, ngòn/nguồn, hón, nổ,... tồn tại rải rác bên các khu cồn cao. Những ngọn núi sót như những nét chấm phá kì diệu của tạo hóa khiến đồng bằng sông Mã có một đặc điểm riêng mà không đồng bằng nào có được. Ở miền núi, các dạng địa hình trong sơn danh phong phú hơn, các địa danh thuộc nhóm thủy danh như khe, suối, huối có tỉ lệ nhiều hơn ở đồng bằng.
4.2.1.2. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm địa chất và các dạng địa hình trong thành tố riêng
- Địa danh lưu giữ những trầm tích địa lí có từ “giai đoạn cổ sinh”, phản ánh các đặc điểm địa chất của địa phương trong các địa danh có các yếu tố đá đen, đá lở, đá đỏ, đá vàng,...
- Địa danh Thanh Hóa phản ánh đặc điểm của các dạng địa hình của hai bên bờ sông Mã. Bên hữu ngạn là vùng bãi bồi còn lưu lại nhiều dấu tích của của các con sông cổ, sông chết mà vết tích là các địa danh có yếu tố mau, hồ, ... Phía tả ngạn của có nhiều các giếng nước, nguồn nước ngầm tự nhiên với sức phun mạnh tạo nên các địa danh có các yếu tố lở, phồn,...
4.2.1.3. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm hình thế của đối tượng trong địa danh Thanh Hóa
Địa danh có yếu tố “cái”, “nạy/nại”, “lớn”, “cả”, con, ních, côi đều là tên gọi của những đối tượng có hình khối, kích thước to hơn những đối tượng cùng loại gần đó; các yếu tố “con”, “ních” bộc lộ đặc điểm về hình khối, kích thước của đối tượng. Các địa danh mang phương thức ẩn dụ phản ánh về đặc điểm về hình dáng và tư thế tồn tại của đối tượng.
có trong những địa danh là tên gọi những đối tượng có kích thước, hình khối nhỏ hơn; các địa danh có yếu tố “côi” là những đối tượng có kích thước nhỏ và thường đứng một mình
4.2.1.5. Các yếu tố liên quan đến môi trường sinh thái trong địa danh Thanh Hóa
a. Các yếu tố có mối liên hệ với hệ thực vật trong địa danh: Địa danh có các yếu tố chỉ các loại cây: cáo (gạo), bông, khoai, dưới,... thường có ở đồng bằng, ven các con sông; các địa danh có các yếu tố sắn, vả, chè, pheo,... thường ở vùng bán sơn địa; các địa danh có các yếu tố sen, bèo, năn,... thường ở nơi có nhiều hồ, mau, bàu, đầm,...phản ánh khã rõ đặc thù về hệ thực vật ở các tiểu vùng địa hình.
b. Các yếu tố có mối liên hệ với hệ động vật trong địa danh cho thấy sự phong phù phú của hệ sinh thái của địa phương từ có tên gọi các loài động vật, thể hiện hai hệ sinh thái đặc trưng của hai các miền địa hình cơ bản ở Thanh Hóa. Địa danh có các yếu tố hến, sếu, vạc, lươn,... phản ánh các loại động vật gắn với nền nông nghiệp lúa nước ở vùng đồng bằng sông Mã. Địa danh có các yếu tố chỉ các loài động vật như khỉ (co mi), trăn, nhím, hoẵng (póm pan),... chỉ có ở miền núi.
4.2.2. Các yếu tố có mối liên hệ với lịch sử, văn hóa, xã hội trong địa danh
4.2.2.1. Các yếu tố có mối liên hệ với lịch sử trong địa danh
- Các địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Các địa danh gắn với thời Tiền Lê
- Các địa danh gắn với thời Lý
- Các địa danh gắn với thời Trần
- Các địa danh có liên quan đến triều đại nhà Hồ
- Các địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và các triều đại nhà Hậu Lê
- Các địa danh gắn với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
- Các địa danh gắn với nhà Nguyễn:
- Các địa danh phản ánh các sự kiện và nhân vật văn hóa lịch sử khác
- Các địa danh gắn với thời kì hiện đại
Sự tồn tại của địa danh Thanh Hóa đã phần nào phản ánh diễn biến và quá trình lịch sử của Thanh Hóa và của dân tộc. Đây cũng là tính liên tục của địa danh.
4.2.2.2. Các yếu tố có mối liên hệ với văn hóa sinh hoạt, lao động sản xuất, phong tục tập quán và tín ngưỡng
a. Đặc trưng về lao động sản xuất trong địa danh:
b. Cuộc sống sinh hoạt và phong tục tập quán của địa phương trong địa danh
- Tên làng phản ánh đặc điểm quần cư của người Thanh Hóa.
- Địa danh phản ánh phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt
- Địa danh phản ánh các hoạt động khác trong đời sống sinh hoạt
4.2.2.3. Địa danh phản ánh đặc điểm tín ngưỡng của địa phương
Địa danh phản ánh các loại hình tín ngưỡng, các tôn giáo trong đời sống văn hóa của nhân dân qua sự tồn tại của các yếu tố chùa, đền, nghè, đình, miếu/mửu, nhà thờ,... Tần số xuất hiện khác nhau của các yếu tố là khác nhau đã thể hiện mức độ đậm nhạt khác nhau trong tín ngưỡng ở Thanh Hóa., Ttrong đó, Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian có vai trò, vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Thanh Hóa.
4.2.2.4. Các yếu tố liên hệ với đặc điểm tâm lí, nguyện vọng của con người
Địa danh “ước vọng” xuất hiện khá nhiều ở Thanh Hóa trong các địa danh Hán Việt. Đó là các địa danh có chứa các yếu tố yên/an, phú, phúc, vĩnh, hưng, thái, thọ, thịnh, kim, mỹ, cẩm, khang, xuân,... thể hiện niềm mong ước về cuộc sống bình yên, phú quý, về quê hương tươi đẹp của chủ thể định danh.
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến đặc trưng phương ngữ trong địa danh
4.2.3.1. Các yếu tố thể hiện đặc trưng ngữ âm của phương ngữ Thanh Hóa
a. Những đặc trưng về âm đầu
Một hệ thống các biến thể phụ âm đầu diễn ra khá "sôi nổi” ở địa danh Thanh Hóa thể hiện Địa danh Thanh Hóa mang những đặc trưng của vùng phương ngữ chuyển tiếp. Nhiều địa danh trong phương ngữ Thanh Hóa: vắng mặt các phụ âm rung và phụ âm quặt lưỡi như phương ngữ Bắc Bộ; có sự hiện diện các biến thể của các âm /z-/, /v-/, /Ä-/, /th-/,... như phương ngữ Trung Bộ.
b. Những đặc trưng về âm chính: Âm chính trong địa danh Thanh Hóa biểu hiện rõ rệt những đặc trưng chỉ có ở phương ngữ Thanh Hóa. Đó là cách phát âm các tiếng có vần chứa âm /-uo-/, /--/, /-i-/, /-ie-/,/-Fá-/,... trong địa danh.
c. Những đặc trưng về âm cuối
Biến thể của phương ngữ Trung được tìm thấy trong những đặc trưng về âm cuối trong địa danh Thanh Hóa :là biến thể /n/ của /-i»/. Một số khác là "đặc sản” chỉ có ở phương ngữ xứ Thanh Hóa như biến thể /-k/ của /-t/ , /-ø/ của /-n/.
d. Những đặc trưng về thanh điệu
Phương ngữ Thanh Hóa có đủ cả 6 thanh điệu. Sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở chỗ thanh hỏi và thanh ngã hoặc phát âm lẫn lộn hoặc có sự “trộn lẫn” khi phát âm.
4.2.3.1. Các yếu tố thể hiện các lớp từ vựng trong phương ngữ Thanh Hóa
a. Các yếu tố thuộc lớp từ phản ánh các dạng địa hình
- Các yếu tố thuộc sơn danh: cồm, rú , đỉnh, pù, phá,...
- Các yếu tố thuộc thủy danh: bể, khua, dù, bàu, mau, nắp/nấp, , khanh,... ngòn/ngoàn, dõng/doõng hoặc doỏng/doãng, mó,......
- Các yếu tố thuộc VĐNPDC: mả/mã, tụng/tộng, chìa, rỗ,...
b. Các yếu tố thuộc các lớp từ vựng khác như:: cái, cả, nạy/nại, côi, nít/ních,chõi,... con, chõi, bờ rè, kha,...
4.3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA
4.3.1. Sự biến đổi của địa danh tự nhiên
Sự biến đổi của các địa danh tự nhiên diễn ra tương tự địa danh nhân văn nhưng số lượng ít hơn, quan hệ giữa tên nôm với tên hiện tại gần gũi hơn. Một số địa danh còn có thể phục nguyên được tên gọi ban đầu nhờ vẫn giữ được mối quan hệ giữa tên nôm và tên Hán – Việt.
4.3.2. Sự biến đổi của địa danh nhân văn
4.3.2.1. Biến đổi của địa danh nhân văn do chuyển từ tên nôm sang tên Hán Việt
Sự biến đổi lớn nhất và nhiều nhất trong địa danh Thanh Hóa chủ yếu diễn ra trong địa danh các ĐVCT và từ tên nôm thành tên Hán - ViệtĐây là sự biến đổi nhiều nhất trong địa danh và chủ yếu diễn ra ở địa danh các ĐVCT. .
4.3.2.2. Biến đổi do tâm lí kiêng kị
a. Biến đổi do kiêng kỵ tên húy của vua chúa (kỵ húy)
b. Biến đổi do kiêng kỵ tên thành hoàng làng hoặc tên người có công trong làng (kiêng hèm).
4.3.2.3. Biến đổi do sự vận động nội tại theo quy luật của ngôn ngữ
a. Do quy luật đồng hóa:
b. Quy luật rút gọn thể hiện truyền thống kiệm lời
4.3.2.4. Biến đổi do một số nguyên nhân khác
- Do cách phát âm địa phương
- Do tâm lí hướng tới sự hoàn mỹ
4.3.2.5. Một số cứ liệu ngữ âm lịch sử qua mối quan hệ tên nôm và tên Hán - Việt
a. Tên nôm không có quan hệ với tên Hán - Việt
b. Tên nôm có quan hệ về âm với tên Hán Việt
- Tên nôm có quan hệ về vần và thanh điệu
- Tên nôm có quan hệ về âm đầu với tên Hán - Việt
- Trong nhiều trường hợp, tên nôm được giữ nguyên âm và thêm vào một yếu tố Hán - Việt để đặt tên
c. Tên nôm có quan hệ về nghĩa với tên Hán - Việt
d. Tên nôm có quan hệ cả về âm và nghĩa với tên Hán - Việt
Có cả những địa danh khi chuyển từ nôm sang Hán Việt chỉ dựa vào quan hệ về nghĩa của yếu tố gần âm với tên nôm. Yếu tố Mụa trong địa danh làng Mụa gần âm với múa nên phiên âm thành vũ trong địa danh Vũ Thôn (nay là làng Kim Chi, Hà Ngọc, H.Tr). Trong địa danh Kẻ Lổ, làng Lỗ, thôn Lỗ (Thiệu Vũ, Th.H), yếu tố Lổ/Lỗ gần âm với lộ nên gọi là An Lộ, nay là Yên Lộ .v.v.
4.4. Tiểu kếtTIỂU KẾT
4.4.1. Đặc trưng địa - văn hóa được phản ánh rõ nét trong địa danh Thanh Hóa. Lấy sông Mã làm trung tâm, bức tranhC về cảnh quan địa hình, môi trường sinh thái của các miền địa hình được phản ánh trong địa danh Thanh Hóa được phân cắt thành các tiểu vùng địa hình cơ bản. Phía thượng nguồn của sông Mã và các chi lưu của nó có nhiều loại hình núi, đồi, nhiều khe suối, bai đập cùng hệ động vật và thực vật đặc thù. Ở hạ lưu là tiểu vùng đồng bằng ven biển có sự tồn tại của các loại hình thủy danh như mau, hồ, ao, sông, kênh,... và những VĐNPDC được phân cắt tỉ mỉ như bái, bãi, tộng, đồng, dọc/rọc,... Hệ động thực vật cũng mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ gần giống như Bắc bộ. Những biến đổi địa chất đã và đang diễn ra ở phía tả ngạn sông Mã được phản ánh rõ nét. Bên hữu ngạn, các loại địa hình dọc/rọc, đầm, hồ, mau là dấu tích của các lần lồi thụt của quá trình bồi tụ và cạn dòng, đổi dòng của các con sông cổ. Chính trong địa danh, đặc điểm về hình dáng, về tư thế của các đối tượng cũng bộc lộ khá rõ.Mỗi tiểu vùng có những đặc điểm tự nhiên đặc thù về sự phân bố các dạng địa hình, về hệ sinh thái, về đặc điểm địa chất,...
4.4.2. Không đầy đủ tất cả nhưng nNhững gì còn lại trong địa danh Thanh Hóa phần nào phản ánh diện mạo lịch sử Thanh Hóa từ thời tiền sử, sơ sử đến nay. Ngoài các di chỉ văn hóa, hàng loạt địa danh gắn với các triều đại phong kiến Việt Nam,Các địa danh gắn với sự kiện lịch sử, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc , đặc biệt là những địa danh gắn với Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đã và đang tồn tại ở Thanh Hóa. Những địa danh này như là những chứng tích về tính liên tục của còn mãi với thời gian cùng những câu chuyện đã trở thành huyền thoạilịch sử Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những địa danh gốc bản địa đã phản ánh hình ảnh của một xứ Thanh cổ xưa và đa sắc tộc. Giữa rất nhiều biến động của xã hội và ngôn ngữ, sự tồn tại song hành của các địa danh nôm bên địa danh Hán – Việt đã thể hiện tính bảo thủ tích cực của địa danh Thanh Hóa trong việc lưu giữ những giá trị truyền thống về văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ của địa phương.
4.4.3. Những đặc trưng của một vùng phương ngữ chuyển tiếp được thể hiện tương đối đầy đủ trong địa danh Thanh Hóa. Về ngữ âm, những đặc trưng về âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh điệu trong phương ngữ Thanh Hóa được thể hiện đầy đủ và rõ ràng. Nhiều địa danh có một số âm đầu mang đặc điểm như của phương ngữ Bắc, một số khác có đặc điểm của phương ngữ Trung, phần vần trong nhiều địa danh đã thể hiện một cách trung thực những đặc trưng chỉ có ở phương ngữ Thanh Hóa . Về từ vựng, cCác lớp từ vựng của phương ngữ Thanh Hóa cũng cũng được tìm thấy trong địa danh.
4.4.4. Những biến đổi của lịch sử, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ làm cho địa danh Thanh Hóa có nhiều biến đổi. Biến đổi nhiều nhất là do nhiều nguyên nhân. Nhiều địa danh Hán - Việt còn giữ được quan hệ rõ nét với tên nôm nên nhờ chúng có thể phục nguyên được lí do ban đầu của tên gọi. Biến đổi do tục lệ và tâm lí kiêng kỵ diễn ra khá phổ biến, nhất là từ khi Thanh Hóa là quý hương của các triều đại nhà Nguyễn. Những biến đổi đó đã cho thấy tâm lí và vị thế xã hội có ảnh hưởng quan trọng rất lớn trong việc gọi tên. Ngoài ra, những biến đổi do tiếng địa phương, do quy luật nội tại của ngôn ngữ,... đã làm cho nhiều địa danh trở nên khó xác định lí do đặt tên và ý nghĩa.
KẾT LUẬN
Từ thực tế nghiên cứu “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa”, chúng tôi rút ra những kết luận cơ bản sau đây:
1. Địa danh có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa. Tồn tại trong hệ thống địa danh Việt Nam, địa danh Thanh Hóa chịu sự tác động của những quy luật của tiếng Việt ở các phương diện: mô hình cấu trúc địa danh, cấu tạo các thành tố, các phương thức định danh, nguồn gốc, quy luật cùng những lí do biến đổi của địa danh. Mặt khác, là những đơn vị dùng để gọi tên các đối tượng địa lí có vị trí xác định cụ thể, địa danh Thanh Hóa gắn bó mật thiết với các đặc trưng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ của địa phương.
2. Về cấu tạo: Mang đầy đủ các kiểu cấu tạo của từ và cụm từ tiếng Việt, mô hình cấu trúc hai thành tố đã thể hiện tính phổ quát của địa danh Việt Nam trong cấu tạo của địa danh Thanh Hóa.. Nguồn gốc ngôn ngữ và sự phân bố của chúng trong địa danh đã phản ánh đặc điểm văn hóa tộc người và sự giao thoa, hòa trộn các sắc thái văn hóa giữa các dân tộc ở Thanh Hóa. Cấu tạo đơn chiếm ưu thế trong các địa danh thuần Việt và các ngôn ngữ DTTS đã cho thấy tính ổn định và thế chủ động của các yếu tố bản địa. Thành tố riêng trong địa danh Thanh Hóa mang đầy đủ các kiểu cấu tạo của từ hoặc cụm từ tiếng Việt, trong đó, kiểu cấu tạo chính phụ chiếm ưu thế và được tạo thành bằng cách ghép phái sinh là phổ biến. Đặc biệt, trong những địa danh phức ở Thanh Hóa có cả kiểu cấu tạo ghép hỗn hợp giữa các yếu tố thuộc các nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau. Số lượng và trật tự của các yếu tố này phản ánh tính chất cũ - mới, tính chất đồng hiện của các địa danh Việt và địa danh ngôn ngữ DTTS, tạo nên tính đa tầng, đa sắc tộc cho địa danh Thanh Hóa.
Sự hiện diện của kiểu cấu tạo láy trở thành “đặc sản” chỉ có ở địa danh Thanh Hóa so với các địa phương Hải Phòng, Quảng Trị, Tây Thừa Thiên Huế mà các tác giả trước đã khảo sát. Những địa danh láy ở Thanh Hóa được tạo ra từ những từ đơn đa tiết và có nguồn gốc bản địa (thuần Việt và ngôn ngữ các DTTS).
3. Về phương thức định danh: Sự tồn tại phong phú của 41 cách định danh trong địa danh Thanh Hóa là một trong những biểu hiện sâu sắc của sự linh hoạt, uyển chuyển trong nhìn nhận, đánh giá và đánh dấu đối tượng của chủ thể định danh. Định danh trong địa danh tự nhiên, địa danh thuần Việt và địa danh có nguồn gốc DTTS nghiêng về những lí do khách quan với việc mô tả trực quan những đặc điểm vốn có của đối tượng. Định danh trong địa danh nhân văn và địa danh Hán - Việt lại thiên về những lí do chủ quan, gắn với lối suy lí, biểu trưng, phản ánh khá rõ những đặc điểm về tâm lí tộc người trong việc đặt tên cho đối tượng.
Các cách định danh mang bản chất của hoán dụ và ẩn dụ từ vựng diễn ra khá phổ biến trong địa danh Thanh Hóa đã mang lại tính chất huyền thoại cho địa danh Thanh Hóa.
4. Về ý nghĩa: Địa danh là một loại ký hiệu ngôn ngữ có ý nghĩa. Hàm chỉ (biểu trưng) và đặc chỉ (khu biệt) là hai loại ý nghĩa cơ bản và cũng là hai loại thông tin khác nhau về hiện thực trong địa danh: hiện thực về đối tượng và hiện thực về môi trường mà địa danh tồn tại. Các loại thông tin là những chứng tích của lịch sử văn hóa dân tộc để địa danh được gọi là những trầm tích văn hóa hay những “tấm bia của lịch sử - văn hóa” của dân tộc.
Các bình diện văn hóa được phản ánh rõ nét trong ý nghĩa của địa danh Thanh Hóa. Những đặc trưng về địa - văn hóa mang lại những hình dung cơ bản về hình thế của đối tượng, về cảnh quan địa hình và môi trường sinh thái ở nơi đây. Những thông tin còn lưu giữ trong đặc trưng địa – văn hóa của Thanh Hóa sẽ là những gợi ý quan trọng cho ngành địa lí về những vấn đề chuyên môn liên quan. Các đặc trưng cơ bản về lịch sử - văn hóa được phác họa tương đối đầy đủ trong địa danh Thanh Hóa. Nhiều địa danh gắn với những câu chuyện, những huyền thoại về những người con ưu tú của xứ Thanh, về danh nhân văn hóa và về những người anh hùng trong lịch sử dân tộc. Tính liên tục của địa danh Thanh Hóa đã chứng minh tính liên tục của quá trình lịch sử đã diễn ra ở đây. Đó là diễn biến của quá trình đấu tranh dài lâu trong công cuộc dựng và giữ nước của nhân dân Thanh Hóa và của dân tộc Việt Nam.
5. Về đặc trưng phương ngữ: Bức tranh về phương ngữ bộc lộ khá rõ nét trong địa danh Thanh Hóa. Những đặc trưng của một vùng phương ngữ chuyển tiếp được thể hiện sâu sắc trong những đặc trưng về ngữ âm và từ vựng của địa danh. Tính đa dạng, đa tầng về nguồn gốc đã chia địa danh Thanh Hóa thành những mảng màu khác nhau mà bao phủ lên trên cùng là lớp địa danh Hán - Việt. Ở tầng phía dưới có những địa danh có nguồn gốc của nhóm ngôn ngữ Việt - Mường đã tồn tại ở đồng bằng Thanh Hóa từ rất lâu đời. Đó là các yếu tố thuộc nguồn gốc tiếng Mường giờ đã trở thành từ địa phương và một số đã trở nên mất nghĩa hoặc chuyển thành nghĩa khác. Tính chất bảo thủ của lớp địa danh này khiến nó trở thành nguồn tư liệu quý cho ngôn ngữ học lịch sử khi nghiên cứu về tiếng Việt. Sự đa dạng về nguồn gốc ngôn ngữ của các địa danh miền núi bộc lộ bức tranh đa sắc về văn hóa tộc người ở Thanh Hóa. Các yếu tố có nguồn gốc tiếng Thái tồn tại ở miền núi ít bị Hán - Việt hóa nên vẫn giữ được tính chất bản địa và dễ dàng hơn khi xác định lý do gọi tên. Trong địa danh Thanh Hóa có thể có cả những địa danh có nguồn gốc tiếng Chăm ở một số địa phương mà hiện tại vẫn chưa thể xác định.
6. Về sự biến đổi của địa danh: Sự biến đổi của địa danh Thanh Hóa diễn ra đều đặn trong lịch sử do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ những tên nôm ban đầu, đến nay, địa danh Thanh Hóa đã qua nhiều lần thay đổi. Nhiều địa danh Hán - Việt còn giữ được quan hệ rõ nét với tên nôm và nhờ chúng có thể phục nguyên được lí do của tên gọi ban đầu. Những địa danh biến đổi do tục lệ và tâm lí kiêng kỵ diễn ra khá phổ biến cho thấy tâm lí và vị thế xã hội có ảnh hưởng rất lớn trong việc gọi tên. Những biến đổi do tiếng địa phương, do quy luật nội tại của ngôn ngữ,... cũng góp phần làm cho địa danh thay đổi về ý nghĩa và rất khó xác định lí do của tên gọi. Càng nhiều lần thay đổi, mối quan hệ giữa tên nôm và tên Hán - Việt ngày càng xa. Những biến đổi đó đã bộc lộ diễn biến phức tạp trong hành trình của một tên gọi của địa danh Thanh Hóa.
7. Các địa danh liên quan đến lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa còn tồn tại đến ngày nay tương đối nhiều. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, các ngữ liệu về địa danh sẽ được bổ sung và chọn lọc để hình thành cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hóa Thanh Hóa trong một tương lai gần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_trung_ngon_ngu_van_hoa_cua_dia_danh_thanh_hoa_4586.doc