KHUYẾN NGHỊ
- Các xã huyện Đại Từ (6 xã) đã triển khai chương trình can thiệp
có thể duy trì hoạt động can thiệp với những tài liệu đã được chuẩn
bị, nên duy trì các buổi phát thanh. CBYT cần duy trì tư vấn cho
PNCC về CNTC và các dấu hiệu của CNTCC nhằm tăng cường kiến
thức của PNCC từ đó tăng cường khả năng phát hiện sớm CNTC.
- Các nhà quản lý y tế huyện Đại Từ có thể mở rộng chương trình
can thiệp ra các xã khác trong huyện, sử dụng các bài phát thanh, nội
dung tuyên truyền về CNTC đã có, in thêm tờ rơi để có thể phát cho
PNCC. CBYT huyện có thể sử dụng các tài liệu tập huấn CNTC đã
được cung cấp để tập huấn mới và tập huấn lại cho các CBYT tuyến
xã và YTTB ở cả các xã đã can thiệp và các xã mới.
- Các nhà quản lý Y tế huyện Đồng Hỷ có thể triển khai chương
trình can thiệp SKSS nói chung với mô hình tương tự như ở Đại Từ.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chần đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện Đại Từ- Thái Nguyên, năm 2008-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÙI THỊ TÚ QUYÊN
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP
THAY ĐỔI HÀNH VI NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG
CHẦN ĐOÁN SỚM CHỬA NGOÀI TỬ CUNG
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ- THÁI NGUYÊN, NĂM 2008-2011
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 62-72-03-01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội- 2014
ii
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học
1. PGS. TS Lê Cự Linh
2. PGS. TS Lê Anh Tuấn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ
cấp trường tại Trường Đại học Y tế công cộng.
Vào hồingàythángnăm 2014.
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia.
- Thư viện trường Đại học Y tế công cộng
- Viện Thông tin- Thư viện Y học Trung Ương.
iii
TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Thị Tú Quyên, Lê Cự Linh, Các yếu tố nguy cơ của
chửa ngoài tử cung, Tạp chí Y tế công cộng, 9.2013, Số 29
(29), trang 48-55. Hội Y tế công cộng Việt Nam. ISSN 1859-1132.
2. Bùi Thị Tú Quyên, Lê Cự Linh, Đánh giá chương trình can
thiệp tăng cường thực hành của cán bộ y tế hướng tới chửa
ngoài tử cung ở Đại Từ và Đồng Hỷ, Thái Nguyên năm
2011, Tạp chí Y tế công cộng, 7.2014, Số 32 (32), trang 29-
34. Hội Y tế công cộng Việt Nam. ISSN 1859-1132.
3. Bùi Thị Tú Quyên, Lê Cự Linh, Can thiệp tăng cường thực
hành về phát hiện sớm chửa ngoài tử cung ở phụ nữ 15-49
tuổi có chồng tại Đại Từ, Thái Nguyên, Tạp chí Y học dự
phòng, Tập XXIV, Số 2 (151), trang 109-117. Hội Y Học dự
phòng Việt Nam. ISSN 0868-2836
4. Bùi Thị Tú Quyên, Can thiệp tăng cường kiến thức về chửa
ngoài tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại Đại Từ- Thái
Nguyên, Tạp chí Y tế công cộng, 1.2014, Số 30 (30), trang 4-
10. Hội Y tế công cộng Việt Nam. ISSN 1859-1132.
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chửa ngoài tử cung (CNTC) hay còn được gọi là chửa lạc chỗ là
trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng không làm tổ và phát triển
ở buồng tử cung. Bình thường trứng được thụ tinh ở 1/3 ngoài của
vòi trứng, rồi di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Nếu trứng
không di chuyển, hoặc di chuyển về hướng tử cung rồi dừng lại giữa
đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm tổ tại buồng trứng hay
trong ổ bụng, sẽ gây ra chửa ngoài tử cung.
Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa cần phải được chẩn
đoán và xử trí kịp thời nếu không có thể dẫn đến vỡ khối chửa và gây
ngập máu trong ổ bụng, gây tử vong mẹ. Có tới 9% tử vong ở phụ nữ có
thai trong vòng 3 tháng đầu là do CNTC vỡ. Cho dù hiện nay có những tiến
bộ đáng kể về y khoa trong việc chẩn đoán và điều trị, CNTC vẫn là nguyên
nhân chính trong tử vong mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên với dân số là
167.988 bao gồm nhiều dân tộc sinh sống. Trong huyện có một bệnh
viện huyện và 31 trạm y tế xã, bệnh viện huyện đã phải tiếp nhận
những trường hợp CNTC vỡ vào mổ cấp cứu trong tình trạng nguy
kịch, với những tình huống này các bác sỹ cũng còn rất ngần ngại khi
phải xử trí. Cả bệnh viện chỉ có 1 máy siêu âm phục vụ khoảng hơn
100 bệnh nhân/ngày. Chưa có ai sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo để
chẩn đoán CNTC ở huyện Đại Từ. Do vậy, việc chẩn đoán CNTC
sớm còn gặp nhiều khó khăn. Câu hỏi đặt ra làm sao để có thể tăng cường
khả năng chẩn đoán sớm CNTC, xử trí sớm để có thể giảm thiểu tối đa hậu
quả của CNTC gây ra cho phụ nữ tuổi sinh đẻ? Để góp phần trả lời câu hỏi
trên chúng tôi triển khai nghiên cứu: “Đánh giá chương trình can thiệp thay
đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại
huyện Đại Từ- Thái Nguyên, năm 2008 và 2011” với các mục tiêu:
2
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ có chồng
tại huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên về chửa
ngoài tử cung trước và sau can thiệp, năm 2008 và 2011.
2. Đánh giá kiến thức và thực hành của cán bộ y tế tại huyện Đại
Từ, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên về chửa ngoài tử cung
trước và sau can thiệp, năm 2008 và 2011.
Những đóng góp của luận án
1. Chứng minh mô hình can thiệp PRECEDE-PROCEED có hiệu
quả trong can thiệp thuộc lĩnh vực SKSS tại một huyện miền núi.
2. Can thiệp có hiệu quả trong nâng cao kiến thức, thái độ, thực
hành của PNCC nhằm tăng cường khả năng chẩn đoán sớm CNTC.
3. Can thiệp có hiệu quả trong nâng cao kiến thức, thực hành
của CBYT nhằm tăng cường khả năng chẩn đoán sớm CNTC
Bố cục của luận án: Luận án gồm 118 trang, 31 bảng, 8 biểu đồ, 5
hình vẽ và 95 tài liệu tham khảo, trong đó có 71 tài liệu bằng tiếng
Anh. Phần đặt vấn đề gồm 2 trang, tổng quan tài liệu 32 trang, đối
tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 35
trang, bàn luận 24 trang, kết luận 2 trang và khuyến nghị 1 trang.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Chửa ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung: Là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở
ngoài tử cung. Hầu hết các trường hợp CNTC đều gây chết bào thai ở
giai đoạn sớm hoặc tiến triển gây chảy máu, nứt vỡ tại các vị trí thai
làm tổ. Vì vậy dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong CNTC sẽ là chậm
kinh, đau bụng và ra máu.
1.1.1 Thực trạng
Tỷ lệ mới mắc của CNTC có xu hướng tăng lên trên toàn Thế giới, tỷ
lệ mới mắc rất khác nhau ở các nước phát triển và đang phát triển,
3
nhìn chung tỷ lệ này là khoảng 0,8%-4,4%. Việc gia tăng của tỷ lệ mới
mắc CNTC liên quan đến tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục, việc
điều trị vô sinh, tình trạng hút thuốc lá, v.v. ở phụ nữ. Tương tự như xu
hướng của Thế Giới, tỷ lệ CNTC ở Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng.
1.1.2 Yếu tố nguy cơ
Nhiều nghiên cứu (NC) đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ CNTC chủ yếu
chia làm 3 nhóm: 1) Nguy cơ cao: Tiền sử phẫu thuật tiểu khung, tắc
vòng trứng, bệnh lý ống dẫn trứng; 2) Nguy cơ trung bình: Tiền sử
vô snh, viêm nhiễm khung chậu, nhiều bạn tình; 3) Nguy cơ thấp:
Tiền sử phẫu thuật vùng bụng/ chậu, hút thuốc, thụt rửa âm đạo.
1.1.3 Phòng chửa ngoài tử cung
Cách tốt nhất phòng CNTC là giảm thiểu các YTNC của CNTC.
Việc chẩn đoán sớm CNTC rất quan trọng trong việc cứu sống và
bảo toàn khả năng sinh sản của người PN. Trong điều kiện Việt
Nam, người PN cần phải biết được những dấu hiệu sớm của CNTC.
1.2 Kiến thức, thực hành của PNCC về chửa ngoài tử cung
1.2.1 Kiến thức về chửa ngoài tử cung
Nghiên cứu của Vương Tiến Hoà trên 124 PN mắc CNTC cho thấy
kiến thức của PN về CNTC còn rất thấp, có tới 43,5% PN không biết
gì về CNTC. NC ở Chí Linh cũng cho thấy tỷ lệ PN nghe nói đến
CNTC là 63,6% tuy nhiên kiến thức của PN về CNTC thấp, trong số
đối tượng đã từng nghe nói về CNTC thì có tới 45% không biết bất
kỳ một dấu hiệu nào của CNTC và chỉ có 1,5% PN kể được cả hai
triệu chứng nguy hiểm khi mang thai là chảy máu và đau bụng.
1.2.2 Thái độ về chửa ngoài tử cung
Quan niệm về đi khám thai sớm của PNCC tương đối tốt, trong NC
của Bùi Thị Thu Hà, có tới 88% PN cho rằng cần phải đi khám thai
càng sớm càng tốt. Đặc biệt khi có dấu hiệu nguy hiểm (chảy máu, đau
bụng v.v.v) thì có tới 98% PN cho rằng cần phải đi khám thai ngay.
4
1.2.3 Thực hành về chửa ngoài tử cung
Tỷ lệ PN đi khám thai trong NC của Henrychỉ là 25%, tuy nhiên NC
ở Nam Phi của Hoque hay NC của Pembe ở Tanzania lại cho thấy tỷ
lệ PN có thai đi khám thai rất cao, tỷ lệ này đạt tới 92%-98%. NC ở
Chí Linh cũng cho thấy tỷ lệ PN đi khám thai khi có thai cũng tương
đối cao (70,7%) tuy nhiên tỷ lệ khám tháng đầu chỉ là 12,9%. Khi có
dấu hiệu bất thường khoảng 30,8% PN có thai không đi khám.
1.3 Kiến thức, thực hành của cán bộ y tế về chửa ngoài tử cung
Trong nghiên cứu ở huyện Chí Linh tất cả các CBYT đều đã nghe
nói về CNTC nhưng có tới 20% CBYT không nói được chính xác
định nghĩa CNTC. Trong NC này, tất cả các CBYT đều cho rằng cần
phải đi khám thai, chỉ khác nhau ở thời điểm khám. Nhận thức về
mức độ nguy hiểm của CNTC cũng như những hậu quả của CNTC
của CBYT là tương đối tốt. Dấu hiệu bất thường khi có thai được
nhiều CBYT biết đến nhất là ra huyết, sau đó là đau bụng, choáng.
Xử trí của CBYT trước một phụ nữ có dấu hiệu bất thường cũng
chưa phù hợp, khoảng 30%-57% CBYT cho thuốc giảm đau và cho
về nhà theo dõi. Hầu như tất cả CBYT không gửi bệnh nhân đi siêu
âm thai khi có dấu hiệu bất thường do không có sẵn dịch vụ.
1.4 Mô hình PRECEDE-PROCEED
NCV chọn mô hình lý thuyết PRECEDE-PROCEED làm cơ sở cho
việc xây dựng chương trình can thiệp đây là một mô hình về thay đổi
hành vi, được sử dụng rất nhiều trong các can thiệp về YTCC.
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế giả thực nghiệm: Can thiệp cộng đồng đánh giá trước sau có
nhóm chứng.
Nghiên cứu gồm 3 giai đoạn.
5
TRƯỚC CAN THIỆP SAU CAN THIỆP
Nhóm can thiệp
6 xã huyện Đại Từ
(2)Can thiệp Nhóm can thiệp
6 xã huyện Đại Từ
(1)Đánh giá trước CT (3)Đánh giá sau CT
Nhóm chứng
6 xã huyện Đồng Hỷ
Nhóm chứng
6 xã huyện Đồng Hỷ
Hình1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng: Sinh sống tại 6 xã thuộc 02 huyện Đại
Từ và Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
- Các CBYT phụ trách chương trình BVBMTE/KHHGĐ, các CBYT
thôn bản tại địa bàn nghiên cứu.
2.3 Địa điểm nghiên cứu: 02 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên: huyện
Đại Từ là địa bàn can thiệp và huyện Đồng Hỷ là địa bàn chứng.
2.4 Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2008 đến tháng 12/2011
1.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.5.1 Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng
Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu 2 tỷ lệ cho nhóm can thiệp.
Trong đó:
n= Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu định lượng ở nhóm can thiệp; Z
1-α/2 : Hệ số tin cậy =1,96 với α=0,05; p1: Tỷ lệ PN có thai đi khám
thai sớm trước can thiệp (tham khảo từ NC Chí Linh)=16,2%; p2: Tỷ
lệ phụ nữ có thai đi khám thai sớm sau can thiệp (kết quả kỳ vọng) là
6
40%; 1-β: Lực mẫu ; Giá trị 16,6: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi thuộc
nhóm nghiên cứu có thai trong khoảng thời gian can thiệp (2 năm)
Dự trù tỷ lệ bỏ cuộc trong đánh giá ban đầu là 5% và tỷ lệ mất theo
dõi là 27%, cỡ mẫu cần thiết cho NC ở nhóm can thiệp là 600 PNCC
Lấy tỷ số can thiệp: chứng là 1:1, có tổng số khoảng 600 PNCC của
huyện Đồng Hỷ được chọn vào NC. Trên thực tế, số PNCC tham gia
NC ở giai đoạn trước can thiệp là 1186 và giai đoạn sau CT là 1095.
Chọn mẫu: Chọn mẫu hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Chọn xã- Chọn theo phương pháp phân tầng
Các xã của 2 huyện được chia thành 2 nhóm: 1) Nhóm khó khăn; 2)
Nhóm không khó khăn. Chọn ngẫu nhiên 2 xã từ nhóm 1 và 4 xã từ
nhóm 2, tổng số xã nghiên cứu: 12 (6 xã can thiệp và 6 xã chứng).
Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu- Chọn ngẫu nhiên đơn
Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn sử dụng chương trình
Exel với câu lệnh =RAND() dựa trên danh sách tất cả PN 15-49 tuổi
có chồng trong các xã được chọn. Với đánh giá sau can thiệp, phỏng
vấn lại các đối tượng đã tham gia vào giai đoạn NC trước can thiệp.
2.5.2 Cán bộ y tế
Lấy mẫu toàn bộ số CBYT 12 xã kể trên, trước can thiệp đã có 296 CBYT
tham gia vào NC, sau can thiệp có 251 CBYT tham gia. Các CBYT tham gia
vào giai đoạn sau CT cũng chính là những người đã tham gia trước CT.
2.6 Phương pháp, công cụ thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp PNCC tại hộ gia đình sử dụng Phiếu phỏng vấn
PNCC. Phỏng vấn trực tiếp CBYT tại Trung tâm y tế huyện Đại Từ
và tại các Trạm Y tế xã sử dụng Phiếu phỏng vấn CBYT.
2.7 Các hoạt động can thiệp
Các hoạt động can thiệp được tiến hành trong thời gian hai năm trên
địa bàn 6 xã huyện Đại Từ. Đối tượng can thiệp tại huyện Đại Từ
bao gồm phụ nữ 15-49 tuổi có chồng và các cán bộ y tế.
7
2.7.1 Cơ sở xây dựng chương trình can thiệp
Đánh giá trước can thiệp đã cung cấp một số thông tin cơ bản theo
mô hình lý thuyết PRECEED – PROCEDE.
Các yếu tố tiền đề: Về cơ bản PNCC và CBYT nhận thức được sự
cần thiết phải đi khám thai sớm và mức độ nguy hiểm của CNTC.
Tuy nhiên, kết quả xử trí CNTC ở các trường hợp mắc CNTC cho
thấy họ có thái độ chủ quan, không đi khám ngay khi có dấu hiệu bất
thường, khiến cho việc xử trí CNTC thường bị chậm.
Các yếu tố cho phép: Là các yếu tố liên quan đến khám thai sớm và
xử trí CNTC, kết quả đánh giá cho thấy cần phải có một số hoạt động
can thiệp để nâng cao kiến thức của bản thân CBYT và PNCC về
thời điểm khám thai sớm (ngay sau khi có biểu hiện tắt kinh) và xử
trí sớm, phù hợp khi phụ nữ có thai có dấu hiệu bất thường.
Các yếu tố tăng cường: Là việc tư vấn của CBYT khi khám thai về
những dấu hiệu bất thường khi có thai. Kết quả đánh giá cho thấy việc tư
vấn và khuyến nghị siêu âm của CBYT với phụ nữ mang thai còn rất thấp.
Các yếu tố tăng cường cũng bao gồm việc giới thiệu các dịch vụ như que thử
thai nhanh, siêu âm là nên làm khi thực hiện tư vấn cho phụ nữ đến khám.
2.7.2 Các hoạt động can thiệp đã thực hiện tại huyện Đại Từ
2.7.2.1 Báo cáo kết quả đánh giá ban đầu
Nghiên cứu sinh đã tổ chức buổi báo cáo và thảo luận kết quả đánh
giá ban đầu với CBYT cơ sở, ngoài ra cùng thảo luận về định hướng
can thiệp do nhóm đề xuất từ đó thống nhất chương trình can thiệp.
2.7.2.2 Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế
Tổ chức lớp tập huấn liên quan đến khám thai sớm và chẩn đoán sớm
CNTC cho các cán bộ y tế (từ tuyến huyện đến y tế thôn bản), các
điều tra viên, giám sát viên.... Giảng viên lớp tập huấn là giảng viên
bộ môn Sản trường Cao đẳng y tế Hà Nội và nghiên cứu sinh, nội
8
dung tập huấn được giảng viên cùng nghiên cứu sinh thảo luận và
xây dựng cho các nhóm đối tượng khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ
và vai trò trong nghiên cứu, mỗi lớp tập huấn trong vòng 1 ngày.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho bác sỹ sản bệnh viện huyện
- 01 lớp tập huấn cho nữ hộ sinh (NHS) tại bệnh viện.
- 02 lớp tập huấn cho trưởng trạm y tế xã và NHS 6 xã.
- 03 lớp tập huấn cho cán bộ y tế thôn.
- 02 lớp tập huấn cho nhóm giám sát viên và điều tra viên.
- 02 lớp tập huấn cho CB trung tâm y tế dự phòng huyện, khoa
sức khỏe sinh sản: 1 lớp về các nội dung cơ bản về CNTC; 01 lớp về
kỹ năng giám sát, hướng dẫn bảng kiểm giám sát tại cộng đồng.
- Tập huấn cho sinh viên trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên: 01 ngày tập huấn về nội dung chính của NC, các kiến thức
về CNTC, kỹ năng tư vấn, truyền thông nhóm, nội dung tở rơi
2.7.2.3 Các hoạt động truyền thông
Nghiên cứu sinh đã xây dựng tờ rơi có các nội dung cơ bản về CNTC
dựa trên các tài liệu sẵn có và sự góp ý của các cán bộ làm trong lĩnh
vực SKSS cũng như chuyên gia truyền thông.
Truyền thông tại hộ gia đình
- Các cán bộ y tế, y tế thôn bản và sinh viên đã đến từng hộ gia
đình 1 lần/1 năm trên địa bàn 6 xã can thiệp phát tờ rơi và tư vấn về
tăng cường khám thai sớm/chẩn đoán sớm CNTC.
- Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ được nhận tờ rơi từ 1-2 lần. Tổng số
10.000 tờ rơi đã được in và phát cho cộng đồng 6 xã trong 2 năm.
Truyền thông bằng loa đài của xã, huyện: Xây dựng bài phát thanh
về CNTC khoảng 10 phút, thời gian phát thanh là 6:30. Có tổng số
04 đợt truyền thông trên loa đài đã được thực hiện, mỗi đợt kéo dài 1
tuần và cách nhau khoảng 4-5 tháng.
9
Truyền thông lồng ghép với các buổi họp và chiến dịch khám phụ
khoa tại cộng đồng: phối hợp với phòng Y tế huyện và hội phụ nữ
các xã tổ chức các buổi họp truyền thông tư vấn sức khỏe sinh sản
cho phụ nữ có lồng ghép nội dung CNTC nhân các dịp 8/3 và 20/10.
Tổng số có 6 cuộc nói chuyện tại các xã (mỗi xã tổ chức 1 lần), mỗi
cuộc lồng ghép có khoảng 50-80 phụ nữ tham dự. Ngoài ra còn lồng
ghép trong đợt khám phụ khoa. Tổng cộng có 6 đợt truyền thông kết
hợp chiến dịch khám phụ khoa đã được thực hiện.
Tư vấn trực tiếp tại trạm y tế xã
Tất cả các phụ nữ đến khám tại các cơ sở y tế (bệnh viện huyện, trạm
y tế 6 xã) đều được tư vấn về khám thai sớm/ CNTC, và được phát tờ
rơi về CNTC. Đã có khoảng 5000 lượt phụ nữ đến khám và được tư
vấn về CNTC, có 2458 tờ rơi đã được phát ra tại các cơ sở y tế.
2.7.2.4 Các hoạt động theo dõi - Giám sát
Các cán bộ Trung tâm y tế dự phòng huyện Đại Từ, các cán bộ Đại
học Y Dược Thái Nguyên và bản thân nghiên cứu sinh là những
người giám sát các hoạt động can thiệp tại cộng đồng, qua quá trình
giám sát đã có những sự điều chỉnh hoạt động can thiệp cho phù hợp
và theo đúng nội dung kế hoạch đã được xây dựng.
2.8 Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu
Số liệu được nhập trên Epidata, số liệu đánh giá trước can thiệp và
sau can thiệp được nhập riêng biệt và được kết nối với nhau thông
qua mã cá nhân của đối tượng (ID).
Số liệu được phân tích với STATA 12.0, các phương pháp phân tích
thống kê mô tả và phân tích hai biến, hồi qui đa biến được sử dụng.
Các so sánh được dùng cho giai đoạn trước sau trong từng nhóm
cũng như so sánh giữa hai nhóm ở từng giai đoạn.
10
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã theo đúng các qui quy định của hội đồng đạo đức
Trường Đại học y tế. Nghiên cứu tiến hành có sự đồng ý của UBND
huyện, phòng Y tế huyện Đại Từ, Đồng Hỷ. Các đối tượng tham gia
nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, trong quá trình triển khai nghiên
cứu, khi các đối tượng có bất kỳ thắc mắc gì cần hỏi liên quan đến
chủ đề của nghiên cứu đều đã được nhóm nghiên cứu trả lời, tư vấn.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 598 PNCC huyện Đại Từ đã tham gia vào giai đoạn đánh giá
trước can thiệp, số PNCC tham gia giai đoạn đánh giá sau can thiệp
là 522. Như vậy đã có 76 PNCC bị mất theo dõi, chiếm tỷ lệ 22,7%.
Ở huyện Đồng Hỷ có 588 PNCC đã tham gia giai đoạn đánh giá
trước, số PNCC không phỏng vấn được ở giai đoạn đánh giá sau là
15 người (2,6%). Ở giai đoạn trước can thiệp, hơn 50% phụ nữ nằm
trong độ tuổi 25-34, gần 60% phụ nữ có trình độ học vấn cấp 2, đại
đa số phụ nữ làm ruộng. Nhìn chung các đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu hai địa bàn Đại Từ và Đồng Hỷ là tương đồng nhau
Số CBYT tham gia trước can thiệp là 296 (Đại Từ: 141 và Đồng Hỷ
là 155), sau can thiệp có 251 CBYT (Đại Từ: 115; Đồng Hỷ: 136).
Trước can thiệp, hơn ½ số CBYT thuộc nhóm tuổi 25-34, nhóm tuổi
35-44 là 38,7%. Trên ½ CBYT đã có thời gian công tác trên 5 năm.
3.1 Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán sớm
CNTC của PNCC trước và sau can thiệp
Các nội dung chi tiết về kiến thức, thái độ, thực hành của PNCC
cũng như của CBYT chúng tôi xin phép không trình bày trong cuốn
tóm tắt này. Các phần được trình bày ở đây là kiến thức, thái độ, thực
hành chung đã được tổng hợp lại từ các nội dung đánh giá chi tiết.
11
Kiến thức về CNTC đươc đánh giá thông quan kiến thức về thời
điểm khám thai, nơi khám thai, các yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu của
CNTC Tổng hợp từ các nội dung chi tiết đó, điểm trung bình kiến
thức chung về CNTC của PNC ở huyện Đại Từ trước can thiệp là 8,7
và ở Đồng Hỷ là 8,9 điểm. Không có sự khác biệt về điểm trung bình
kiến thức chung về CNTC giữa hai nhóm (p>0,05) ở trước can thiệp.
Bảng 1: Sự thay đổi KT chung về CNTC ở PNCC trước và sau CT
Huyện
Trước can thiệp Sau can thiệp
p KTC95%
sự thay đổi TB ĐLC TB ĐLC
Đại Từ 8,7* 2,8 13,3** 4,5 <0,001 4,1-5,0
Đồng Hỷ 8,9* 3,2 8,8** 3,9 >0,05 (-0,54)-0,27
Chung 8,83 3,0 10,93 4,7 <0,001 1,78-2,43
* p>0,05; ** p<0,001
Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức chung về CNTC của phụ nữ
ở huyện Đại Từ là 13,3 điểm, tăng hơn so với giai đoạn trước can
thiệp khoảng 4,7 điểm (p<0,001). Với huyện Đồng Hỷ, không có sự
khác biệt so với giai đoạn trước can thiệp (p>0,05).
Bảng 2: Mô hình đa biến về sự thay đổi kiến thức chung về chửa
ngoài tử cung ở phụ nữ có chồng trước và sau can thiệp*
Biến số
Hệ số hồi
qui (β)
Sai số
chuẩn
KTC95% của
hệ số hồi qui
Nhóm can thiệp
- Không can thiệp
- Can thiệp
4,4
0,29
3,8-5,0
Chênh với tuổi TB mẫu -0,003 0,02 -0,05-0,04
Nghề nghiệp
- Nghề khác
- Làm ruộng
1,07
0,54
0,008-2,13
Trình độ học vấn
- Từ THCS trở xuống
- Trên THCS
0,33
0,49
-0,63-1,3
12
Dân tộc
- Dân tộc khác
- Dân tộc Kinh
-0,48
0,39
-1,25-0,28
Nghe CNTC trước CT
- Chưa nghe về CNTC
- Đã nghe về CNTC
-2,9
0,3
-3,5- (-2,36)
n=1094; R2=0,26; F=62; p=0,000; Hệ số β0= 1,26
* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch giữa kiến thức chung về CNTC
của PNCC trước và sau can thiệp (Điểm chênh KT)
* Biến độc lập chính: Can thiệp
Phương trình tuyến tính:
Điểm chênh KT = 1,26 +4,4*(can thiệp) - 0,003*(cTUOI) +1,07*(nghề
nghiệp) +0,33*(trình độ học vấn)-0,48*(dân tộc) – 2,9*(nghe về CNTC)
Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là
điểm chênh kiến thức về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp
cho thấy: ở các nhóm PNCC có nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân
tộc và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau thì điểm
chênh kiến thức về CNTC giữa trước và sau can thiệp ở PNCC
huyện Đại Từ cao hơn PNCC huyện Đồng Hỷ là 4,4 điểm (p<0,001)
Bảng 3: Thái độ về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp
Huyện
Trước can thiệp Sau can thiệp
p KTC95% sự
thay đổi TB ĐLC TB ĐLC
Đại Từ 53,8* 5,6 60,1** 4,5 <0,001 5,7-6,9
Đồng Hỷ 53,1* 7,1 53,8** 6,8 >0,05 (-0,1)-1,5
Chung 53,4 6,4 56,8 6,6 <0,001 2,8-3,9
* p>0,05; ** p<0,001
Thái độ về CNTC của phụ nữ cũng được tổng hợp từ những nội dung
chi tiết để có điểm thái độ chung. Điểm trung bình thái độ về CNTC
của phụ nữ có chồng của huyện Đại Từ trước can thiệp là 53,8 và sau
can thiệp đã tăng khoảng từ 5,7-6,9 điểm lên 60,1 điểm (p<0,001). Ở
huyện Đồng Hỷ, điểm trung bình thái độ về CNTC ở giai đoạn đánh
giá ban đầu là 53,1 không khác với giai đoạn đánh giá sau (p>0,05).
13
Không có sự khác biệt về điểm trung bình thái độ về CNTC của phụ
nữ ở giai đoạn trước can thiệp (p>0,05). Ở giai đoạn sau can thiệp thì
điểm trung bình thái độ về CNTC của nhóm phụ nữ ở huyện Đại Từ
cao hơn ở huyện Đồng Hỷ khoảng 6 điểm (p<0,001).
Bảng 4: Mô hình đa biến về sự thay đổi thái độ với chửa ngoài tử
cung ở phụ nữ có chồng trước và sau can thiệp*
Biến số Hệ số hồi qui (β)
Sai số
chuẩn
KTC95% của hệ
số hồi qui
Nhóm can thiệp
- Không can thiệp
- Can thiệp
3,61
0,6
2,5-4,7
Chênh kiến thức 0,42 0,05 0,3-0,5
Trình độ học vấn
- Từ THCS trở xuống
- Trên THCS
-1,04
0,67
-2,4 - 0,28
Nghe về CNTC trước CT
- Chưa nghe về CNTC
- Đã nghe về CNTC
-0,74
0,54
-1,8- 0,33
n=1091; R2=0,16; F=52; p=0,000; Hệ số β0= 1,39
* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch thái độ về CNTC của PNCC
trước và sau can thiệp (Điểm chênh thái độ)
* Biến độc lập chính: Can thiệp
Phương trình tuyến tính:
Điểm chênh TĐ =1,39+3,6*(can thiệp)+0,42*(chênh kiến thức)-1,04*(trình độ
học vấn) -0,74*(nghe về CNTC)
Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là
điểm chênh thái độ về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp cho
thấy: ở các nhóm PNCC có điểm chênh kiến thức, trình độ học vấn
và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau thì điểm chênh
thái độ về CNTC giữa trước và sau can thiệp ở PNCC huyện Đại Từ
cao hơn PNCC huyện Đồng Hỷ là 3,6 điểm (p<0,001).
14
Thực hành của PNCC hướng tới chẩn đoán sớm CNTC cũng được hỏi với
những nội dung chi tiết như đi khám thai, thời điểm khám, siêu âmTừ
các nội dung chi tiết NCV đã tổng hợp thành biến thực hành chung.
Bảng 5: Sự thay đổi thực hành hướng tới chẩn đoán sớm chửa
ngoài tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi
Huyện Trước can thiệp Sau can thiệp p KTC95% sự thay đổi TB ĐLC TB ĐLC
Đại Từ 7,0* 3,5 10,3** 2,5 <0,001 2,4-4,9
Đồng Hỷ 6,8* 3,8 6,8** 3,8 >0,05 (-1,4)-1,0
Chung 6,9 3,6 8,4 3,7 <0,01 0,7-2,5
* p>0,05; ** p<0,001
Điểm thực hành về CNTC của phụ nữ Đại Từ và Đồng Hỷ trước can
thiệp không khác biệt (p>0,05). Sau can thiệp, điểm thực hành về
CNTC trung bình ở phụ nữ Đại Từ tăng lên 10,3 điểm cao hơn so với
trước can thiệp (p<0,01); ở nhóm phụ nữ của Đồng Hỷ thì điểm thực
hành TB về CNTC ở giai đoạn đánh giá sau cũng là 6,8 điểm, không
khác so với giai đoạn đánh giá trước (p>0,05).
Bảng 6: Mô hình đa biến về sự thay đổi thực hành hướng tới chẩn
đoán sớm chửa ngoài tử cung ở PNCC trước và sau can thiệp*
Biến số Hệ số hồi qui (β)
Sai số
chuẩn
KTC95% của hệ
số hồi qui
Nhóm can thiệp
- Không can thiệp
- Can thiệp
-
3,68
-
0,92
-
1,85-5,5
Chênh thái độ trước và sau
can thiệp 0,1 0,04 0,01-0,19
Chênh với tuổi TB mẫu
(cTUOI) 0,11 0,08 (-0,04) - 0,26
Nghề nghiệp
- Nghề khác
- Làm ruộng
-
1,67
-
1,2
-
(-0,67)-4,0
15
Nghe về CNTC trước CT
- Chưa nghe về CNTC
- Đã nghe về CNTC
-
-1,4
-
0,9
-
(-3,1)- 0,35
n=131; R2=0,23; F=7,5; p=0,000; Hệ số β0= -0,78
* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch thực hành về CNTC của PNCC
trước và sau can thiệp (Điểm chênh TH)
* Biến độc lập chính: Can thiệp
Phương trình tuyến tính:
Điểm chênh TH =-0,78+3,68*(can thiệp)+0,1*(chênh TĐ)-0,11*(cTUOI)
+1,67*(nghề nghiệp) -1,4*(nghe về CNTC)
Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là điểm chênh
thực hành về CNTC của PNCC trước và sau can thiệp cho thấy: ở các nhóm
PNCC có nghề nghiệp, điểm chênh thái độ trước và sau can thiệp, chênh của
tuổi so với tuổi TB của mẫu nghiên cứu và tình trạng nghe về CNTC trước
can thiệp như nhau thì điểm chênh thực hành về CNTC ở PNCC huyện Đại
Từ cao hơn PNCC huyện Đồng Hỷ là 3,7 điểm (p<0,001).
Bảng 7: Hiệu quả chương trình can thiệp lên kiến thức, thái độ,
thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC của phụ nữ có chồng
Kiến thức, thái độ, thực
hành
Trước
can thiệp
(%)
Sau can
thiệp
(%)
Chỉ số
hiệu quả
(%)
Hiệu
quả can
thiệp
Kiến thức
>8,8 điểm
Đồng Hỷ 49,6 58,0 16,9 75,8 Đại Từ 46,7 90,0 92,7
Thái độ
>53,3 điểm
Đồng Hỷ 57,2 61,3 7,2 72,1 Đại Từ 51,1 91,6 79,2
Thực hành
>6,9 điểm
Đồng Hỷ 58,7 57,7 -1,7 68,4 Đại Từ 56,2 93,7 66,7
Chỉ số hiệu quả ở huyện Đồng Hỷ (nhóm chứng) là 16,9% và ở
huyện Đại Từ là 92,7%. Hiệu quả can thiệp lên kiến thức của PNCC
về CNTC là 75,8%. Về thái độ, chỉ số hiệu quả ở huyện Đồng Hỷ là
7,2%; chỉ số hiệu quả là 79,2%. Hiệu quả can thiệp lên thái độ của
PNCC về CNTC là 72,1%. Chỉ số hiệu quả ở huyện Đồng Hỷ là -
1,7% và ở huyện Đại Từ là 66,7%. HQCT lên thực hành của PNCC
hướng tới chẩn đoán sớm CNTC là 68,4%.
16
3.2 Sự thay đổi kiến thức, thực hành của cán bộ y tế
Kiến thức, thực hành của CBYT hướng tới chẩn đoán sớm CNTC
cũng được đánh giá với các nội dung chi tiết, từ đó NCV tổng hợp
thành các biến chung về kiến thức, thực hành.
Bảng 8: Sự thay đổi kiến thức chung về CNTC của cán bộ y tế
Huyện Trước can thiệp Sau can thiệp p KTC95% sự thay đổi TB ĐLC TB ĐLC
Đại Từ 17,2* 3,1 23,8** 3,4 <0,001 6,0-7,5
Đồng Hỷ 17,5* 2,5 18,6** 3,2 <0,01 0,4-1,8
Chung 17,3 2,8 21,0 4,2 <0,001 3,1-4,3
* p>0,05; ** p<0,001
Kiểm định t ghép cặp chỉ sử dụng với những đối tượng có thông tin cả trước
và sau can thiệp: Với Đại Từ, kiểm định trên 115 cán bộ y tế, với Đồng Hỷ
kiểm định trên 136 cán bộ y tế
Điểm trung bình kiến thức chung về CNTC của CBYT ở Đại Từ
trước can thiệp là 17,2 điểm và ở Đồng Hỷ là 17,5 điểm. Không có
sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức chung về CNTC giữa hai
nhóm (p>0,05) ở giai đoạn trước can thiệp. Sau can thiệp, điểm trung
bình kiến thức chung về CNTC của CBYT ở Đại Từ là 23,8 điểm,
tăng hơn so với giai đoạn trước can thiệp khoảng 7 điểm (p<0,001).
Bảng 9: Mô hình đa biến về sự thay đổi kiến thức chung CNTC ở
CBYT trước và sau can thiệp*
Biến số
Hệ số hồi
qui (β)
Sai số
chuẩn
KTC95% của hệ
số hồi qui
Nhóm can thiệp
- Không can thiệp
- Can thiệp
-
5,5
-
0,52
-
4,5-6,6
Thời gian công tác
- Dưới 2 năm**
- Từ 2- 5 năm
- Trên 5 năm
-
-1,47
0,03
-
0,9
0,8
-
(-3,2)-0,3
(-1,6)-1,7
17
Nơi công tác
- Y tế thôn bản**
- Tuyến xã
- Tuyến huyện
-
-0,7
-0,3
-
0,7
0,8
-
(-2,0)- 0,64
(-1,9)-1,3
n=251; R2=0,34; F=20,8; p=0,000; Hệ số β0= 1,85
* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch kiến thức về CNTC của CBYT
trước và sau can thiệp (Điểm chênh kiến thức)
* Biến độc lập chính: Can thiệp
** Nhóm so sánh
Phương trình tuyến tính:
Điểm chênh kiến thức=1,85+5,5*(can thiệp)-1,47*(công tác từ 2-5
năm)+0,03*(công tác trên 5 năm) -0,7*(công tác tuyến xã)-
0,3*(công tác tuyến huyện)
Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Bảng 9) với biến phụ
thuộc là điểm chênh kiến thức về CNTC của CBYT trước và sau can
thiệp cho thấy: ở các nhóm CBYT có thời gian công tác và nơi công
tác như nhau thì điểm chênh kiến thức giữa trước và sau can thiệp ở
CBYT huyện Đại Từ cao hơn CBYT huyện Đồng Hỷ là 5,5 điểm (p<0,001).
Bảng 10: Thực hành về CNTC của CBYT trước và sau can thiệp
Huyện
Trước can thiệp Sau can thiệp
p KTC95% sự thay đổi TB ĐLC TB ĐLC
Đại Từ 11,9** 2,3 13,1 2,1 <0,001 0,5-1,5
Đồng Hỷ 11,3** 1,8 11,2 2,5 >0,05 (-0,7)-0,3
Chung 11,6 2,1 12,1 2,5 >0,05 (-0,04)-0,73
* *p<0,05; *** p<0,001
Kiểm định t ghép cặp chỉ sử dụng với những đối tượng có thông tin cả trước
và sau cạn thiệp: Với Đại Từ, kiểm định trên 115 cán bộ y tế, với Đồng Hỷ
kiểm định trên 136 cán bộ y tế
Điểm trung bình thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC của
CBYT ở huyện Đại Từ trước can thiệp là 11,9 điểm và ở huyện Đồng
Hỷ là 11,3 điểm. Không có sự khác biệt về điểm trung bình thực
hành chung về CNTC giữa hai nhóm (p>0,05) ở giai đoạn trước can
thiệp. Sau can thiệp, điểm trung bình thực hành chung hướng tới
18
chẩn đoán sớm CNTC của CBYT ở huyện Đại Từ là 13,1 điểm, tăng
hơn so với giai đoạn trước can thiệp khoảng 1,2 điểm (p<0,001).
Bảng 11: Mô hình đa biến về sự thay đổi thực hành hướng tới
chẩn đoán sớm CNTC ở CBYT trước và sau can thiệp*
Biến số Hệ số hồi qui (β)
Sai số
chuẩn
KTC95% của
hệ số hồi qui
Nhóm can thiệp
- Không can thiệp
- Can thiệp
1,24
0,38
0,5-2,0
Chênh với tuổi TB mẫu 0,03 0,03 (-0,03) - 0,08
Thời gian công tác
- Dưới 2 năm**
- Từ 2- 5 năm
- Trên 5 năm
-0,39
-0,32
0,67
0,64
(-1,7)-0,93
(-1,6)-0,94
Nơi công tác
- Y tế thôn bản**
- Tuyến xã
- Tuyến huyện
-0,79
1,23
0,5
0,6
(-1,8)- 0,2
0,1-2,4
Dân tộc
- Dân tộc khác
- Dân tộc kinh
-1,85
0,7
0,14-3,4
n=251; R2=0,10; F=4,1; p=0,000; Hệ số β0= 1,79
* Biến phụ thuộc: Điểm chênh lệch thực hành về CNTC của CBYT
trước và sau can thiệp (Điểm chênh TH)
* Biến độc lập chính: Can thiệp
** Nhóm so sánh
Phương trình tuyến tính:
Điểm chênh thực hành =1,79+1,24*(can thiệp) -0,39*(công tác từ 2-5
năm)-0,32*(công tác trên 5 năm) -0,79*(công tác tuyến xã) +1,23*(công
tác tuyến huyện) +0,03*(cTUOI) -1,85*(dân tộc)
Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là
điểm chênh thực hành về CNTC của CBYT trước và sau can thiệp
cho thấy: ở các nhóm CBYT có thời gian công tác, nơi công tác, dân
tộc và chênh của tuổi so với tuổi trung bình mẫu như nhau thì điểm
19
chênh thực hành về CNTC giữa trước và sau can thiệp ở CBYT
huyện Đại Từ cao hơn CBYT huyện Đồng Hỷ là 1,24 điểm (p<0,01).
Bảng 12: Hiệu quả chương trình can thiệp lên kiến thức, thực
hành hướng tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung của cán bộ y tế
Kiến thức, thực hành theo
nhóm nghiên cứu
Trước
CT (%)
Sau CT
(%)
Chỉ số
hiệu
quả (%)
Hiệu
quả can
thiệp
Kiến thức
>17,3 điểm
Đồng Hỷ 61,0 63,2 3,6 50,0
Đại Từ 61,7 94,8 53,6
Thực hành
>11,6 điểm
Đồng Hỷ 45,6 51,5 12,9 27,1
Đại Từ 56,5 79,1 40,0
Chỉ số hiệu quả ở huyện Đồng Hỷ (nhóm chứng) là 3,6% và ở huyện
Đại Từ là 53,6%. Hiệu quả can thiệp lên kiến thức của CBYT về
CNTC là 50,0%. Chỉ số hiệu quả ở huyện Đồng Hỷ là 12,9% và ở
huyện Đại Từ là 40,0%. Hiệu quả can thiệp lên thực hành của CBYT
hướng tới chẩn đoán sớm CNTC là 27,1%
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
Sau can thiệp, tỷ lệ PNCC mất theo dõi (không phỏng vấn được) ở hai
địa bàn tương đối khác nhau: huyện Đại Từ là 12,7% và huyện Đồng Hỷ
là 2,5%, tuy nhiên khi phân tích nhóm đối tượng mất theo dõi thì đặc
điểm chung của nhóm này không có sự khác biệt và cũng không khác
những đối tượng mà nghiên cứu đã phỏng vấn lại được. Với CBYT ở hai
địa bàn cũng có những đặc điểm chung tương đồng, ở huyện Đại Từ tỷ lệ
CBYT không phỏng vấn lại được sau can thiệp cao hơn so với huyện
Đồng Hỷ chủ yếu là ở nhóm YTTB do không làm nữa và đổi người mới,
tuy vậy nhóm phỏng vấn được và không phỏng vấn được cũng không có
gì khác biệt.
4.1 Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán
sớm CNTC của phụ nữ có chồng trước và sau can thiệp
Sau can thiệp điểm kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán
sớm CNTC của PNCC ở huyện Đại Từ đều cao hơn so với huyện
20
Đồng Hỷ. Trong các mô hình hồi qui tuyến tính đa biến cũng cho
thấy nhóm can thiệp (huyện Đại Từ) có điểm kiến thức chung, điểm
thái độ và điểm thực hành về CNTC cao hơn nhóm chứng (huyện
Đồng Hỷ) sau khi đã khống chế một số yếu tố. Những sự khác biệt
này cho thấy chương trình can thiệp đã có hiệu quả trong việc tăng
cường kiến thức, thái độ, thực hành về CNTC ở địa bàn can thiệp,
thể hiện ở các chỉ số sau can thiệp tốt hơn so với giai đoạn trước can
thiệp. Ở nhóm chứng không có các hoạt động can thiệp thì kiến thức,
thái độ, thực hành của PNCC về CNTC không có sự thay đổi giữa
đánh giá trước và sau. Khi so sánh giữa hai nhóm, ở giai đoạn đánh
giá trước, kiến thức, thái độ và thực hành hướng tới chẩn đoán sớm
CNTC của PNCC hai địa bàn là tương đương nhau. Kết quả này
cũng tương tự nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thu Hà ở Chí Linh.
4.2 Sự thay đổi kiến thức, thực hành hướng tới chẩn đoán sớm
chửa ngoài tử cung của cán bộ y tế trước và sau can thiệp
Kiến thức chung và thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC của
CBYT huyện Đại Từ và huyện Đồng Hỷ ở đánh giá trước can thiệp
là như nhau. Sau can thiệp, điểm trung bình kiến thức về CNTC của
CBYT Đại Từ cao hơn so với trước can thiệp khoảng 6,6 điểm; điểm
trung bình kiến thức của Đồng Hỷ cũng tăng so với giai đoạn đánh
giá trước khoảng 1,1 điểm (95%CI: 0,4-1,8). Như vậy có thể thấy
cho dù ở Đồng Hỷ, địa bàn không can thiệp kiến thức của CBYT
cũng tăng nhưng mức độ tăng trung bình rất ít so với Đại Từ. Có sự
cải thiện về kiến thức CNTC của CBYT ở Đồng Hỷ cho dù không
nhận bất kỳ một can thiệp nào là do tác động của đánh giá trước can
thiệp, ở giai đoạn này CBYT được hỏi các câu hỏi về CNTC và với
những người không biết hoặc không chắc chắn họ có thể tự tìm hiểu,
đọc lại các kiến thức về CNTC nên họ đã có kiến thức tốt hơn, trả lời
tốt hơn ở giai đoạn đánh giá sau. Ở Đại Từ cũng có thể có tình trạng
21
này, tuy nhiên sự cải thiện về kiến thức của CBYT là nhiều hơn so
với Đồng Hỷ nên phần tăng nhiều hơn chính là do sự góp phần của
các hoạt động can thiệp. Trong mô hình đa biến cũng cho kết quả
điểm trung bình kiến thức CNTC của CBYT ở Đại Từ cao hơn Đồng
Hỷ khoảng 5,5 điểm. Về thực hành, điểm trung bình của CBYT Đại
Từ sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp trong khi ở Đồng Hỷ
không có sự thay đổi. Như vậy có thể thấy can thiệp ở Đại Từ đã làm
tăng thực hành của CBYT hướng tới chẩn đoán sớm CNTC, đây là
một kết quả mà nghiên cứu tại Chí Linh đã chưa chứng minh được.
4.3 Chương trình can thiệp hướng tới chẩn đoán sớm CNTC
Mô hình PRECEDE – PROCEED có tác động vào 3 nhóm yếu tố
chính: (1) Yếu tố tiền đề (2) Yếu tố cho phép và (3) Yếu tố tăng
cường. Các hoạt động can thiệp trong NC của chúng tôi cũng tương
đối tương đồng so với nghiên cứu ở Chí Linh, điểm khác biệt giữa
hai chương trình can thiệp là chúng tôi đã không cung cấp đầu dò âm
đạo cho siêu âm ở Đại Từ cũng như không thể mời cán bộ khoa Sản
bệnh viện huyện về học thêm chuyên môn ở các bệnh viện tuyến trên
do nguồn lực có hạn. Ngoài ra với can thiệp tại huyện Đại Từ, chúng
tôi sử dụng GSV, ĐTV cũng như những người thực hiện can thiệp
khác so với can thiệp tại Chí Linh do tại Đại Từ không có hệ thống
giám sát dân số học và không có các GSV, ĐTV chuyên nghiệp.
Chương trình can thiệp cũng nhận được phản hồi tích cực từ phía cán
bộ y tế địa phương và cộng đồng. Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ tại 6 xã can thiệp đều nhận được tờ rơi về CNTC, nội dung tờ rơi
nói chung và nội dung các bài phát thanh, tư vấn được đánh giá là
dễ hiểu và phù hợp. Khung lý thuyết PRECEDE-PROCEED được sử
dụng nhiều để lập kế hoạch can thiệp trong nâng cao sức khỏe và đã
được áp dụng thành công tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu
22
tại Đại Từ một lần nữa chứng minh mô hình PRECEDE-PROCEED
có thể được sử dụng trong các can thiệp về sức khỏe sinh sản.
4.4 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu
Những điểm mới, ưu điểm của NC
NCV sử dụng thiết kế đánh giá trước sau và có nhóm chứng vì vậy
đã cung cấp những bằng chứng tốt hơn về hiệu quả của chương trình
can thiệp. Mô hình PRECEDE-PROCEED lần đầu được áp dụng vào
một chương trình can thiệp SKSS tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và
huyện Đại Từ nói riêng. Qua chương trình can thiệp này bản thân
NCV cũng như các cán bộ tham gia NC đã học hỏi và nâng cao năng
lực trong triển khai một chương trình can thiệp ở cộng đồng.
Việc tuyên truyền về CNTC dựa trên nền tảng là CBYT tuyến xã và
y tế thôn bản cùng với kết hợp nhiều kênh truyền thông là một nội
dung mới được triển khai tại huyện Đại Từ. Mô hình can thiệp đã huy
động được sự tham gia của sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên
qua đó sinh viên cũng có cơ hội được học và trải nghiệm một chương trình
can thiệp và được áp dụng những gì đã học trong lý thuyết vào thực tế.
Một số hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng ĐTV là CBYT tuyến huyện của chính địa
bàn NC nên có thể ảnh hưởng đến kết quả NC khi CBYT ý thức
được mục tiêu NC cũng như họ cũng chính là một trong những đối
tượng của chương trình can thiệp. NC dựa trên mô hình PRECEDE-
PROCEED nhưng các nội dung can thiệp đã không bao trùm được
hết các khía cạnh của mô hình, đặc biệt với yếu tố cho phép và yếu tố
tăng cường do nguồn lực có hạn. Nếu các hoạt động can thiệp được
triển khai một cách toàn diện hơn thì chắc chắn kết quả can thiệp sẽ
tốt hơn. Thời điểm trước can thiệp, các thông tin về thực hành hướng
tới chẩn đoán sớm CNTC ở các phụ nữ đã có thai/ có con có thể có
những sai số nhớ lại do khoảng thời gian nhớ lại có thể quá dài.
23
KẾT LUẬN
5.1 Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có chồng hướng
tới chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung
Kiến thức chung của PNCC ở huyện Đại Từ về CNTC sau can
thiệp cao hơn trước can thiệp 1,4 điểm (95%CI: 1,0-1,8 điểm). Trung
bình điểm chênh kiến thức về CNTC giữa trước và sau can thiệp của
PNCC huyện Đại Từ cao hơn huyện Đồng Hỷ 4,4 điểm (95%CI: 3,8-
5,0) ở các nhóm PNCC có tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân
tộc và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau. Chỉ số
hiệu quả can thiệp lên kiến thức của PNCC là 75,8%.
- Thái độ chung của PNCC ở huyện Đại Từ về CNTC sau can
thiệp cao hơn trước can thiệp 6,3 điểm (95%CI: 5,7-6,9 điểm). Trung
bình điểm chênh thái về CNTC giữa trước và sau can thiệp của
PNCC huyện Đại Từ cao hơn huyện Đồng Hỷ 3,6 điểm (95%CI: 2,5-
4,7) ở các nhóm PNCC có điểm chênh kiến thức, trình độ học vấn và
tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau. Chỉ số hiệu quả
can thiệp lên thái độ của PNCC là 72,1%.
- Thực hành chung của PNCC ở huyện Đại Từ hướng tới chẩn
đoán sớm CNTC sau can thiệp cao hơn trước can thiệp 3,3 điểm
(95%CI: 2,4-4,9). Trung bình điểm chênh thực hành hướng tới chẩn
đoán sớm CNTC giữa trước và sau can thiệp của phụ nữ mang thai/
sinh đẻ ở huyện Đại Từ cao hơn huyện Đồng Hỷ khoảng 3,7 điểm
(95%CI: 1,9-5,5) ở các nhóm phụ nữ có điểm chênh thái độ, tuổi,
nghề nghiệp và tình trạng nghe về CNTC trước can thiệp như nhau.
Chỉ số hiệu quả can thiệp lên thực hành của PNCC là 68,4%.
5.2 Kiến thức, thực hành của cán bộ y tế hướng tới chẩn đoán
sớm chửa ngoài tử cung
- Kiến thức chung của CBYT ở Đại Từ về CNTC sau can thiệp
cao hơn trước can thiệp 6,6 điểm (95%CI: 6,0-7,5). Trung bình điểm
chênh kiến thức về CNTC giữa trước và sau can thiệp của CBYT
24
huyện Đại Từ cao hơn huyện Đồng Hỷ khoảng 5,5 điểm (95%CI:
4,5-6,6) ở các nhóm CBYT có thời gian công tác và nơi công tác như
nhau. Chỉ số hiệu quả can thiệp lên kiến thức của CBYT là 50,0%.
- Thực hành của CBYT huyện Đại Từ hướng tới chẩn đoán sớm
CNTC sau can thiệp cao hơn trước can thiệp 1,2 điểm (95%CI: 0,5-
1,5). Trung bình điểm chênh trong thực hành hướng tới chẩn đoán
sớm CNTC giữa trước và sau can thiệp của CBYT huyện Đại Từ cao
hơn huyện Đồng Hỷ khoảng 1,2 điểm (95%CI: 0,5-2,0) ở các nhóm
CBYT có tuổi, thời gian công tác, nơi công tác, dân tộc như nhau.
Chỉ số hiệu quả can thiệp lên thực hành của CBYT là 27,1%.
KHUYẾN NGHỊ
- Các xã huyện Đại Từ (6 xã) đã triển khai chương trình can thiệp
có thể duy trì hoạt động can thiệp với những tài liệu đã được chuẩn
bị, nên duy trì các buổi phát thanh. CBYT cần duy trì tư vấn cho
PNCC về CNTC và các dấu hiệu của CNTCC nhằm tăng cường kiến
thức của PNCC từ đó tăng cường khả năng phát hiện sớm CNTC.
- Các nhà quản lý y tế huyện Đại Từ có thể mở rộng chương trình
can thiệp ra các xã khác trong huyện, sử dụng các bài phát thanh, nội
dung tuyên truyền về CNTC đã có, in thêm tờ rơi để có thể phát cho
PNCC. CBYT huyện có thể sử dụng các tài liệu tập huấn CNTC đã
được cung cấp để tập huấn mới và tập huấn lại cho các CBYT tuyến
xã và YTTB ở cả các xã đã can thiệp và các xã mới.
- Các nhà quản lý Y tế huyện Đồng Hỷ có thể triển khai chương
trình can thiệp SKSS nói chung với mô hình tương tự như ở Đại Từ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chuong_trinh_can_thiep_thay_doi_hanh_vi_nham_tang_kha_nang_chuan_doan_som_chua_ngoai_tu_cun.pdf