[Tóm tắt] Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

KHUYẾN NGHỊ 1 – Kiến thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở thành phố Thái Nguyên còn chưa tốt. Do vậy, ngành Y tế, ngành Giáo dục và các ngành liên quan cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng (đặc biệt là cha mẹ học sinh và giáo viên) về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 6-15 tuổi nhằm làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tăng cường các yếu tố bảo vệ cho học sinh. 2 - Mô hình can thiệp có hiệu quả tốt ở các trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên nên cần được nghiên cứu nhân rộng sang các trường khác trên địa bàn và các khu vực khác nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh và tăng cường sự hưởng lợi của cộng đồng. 3 - Cần thực hiện thêm các nghiên cứu về chi phí hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo cho phát triển các cơ chế, chính sách trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -------------------------- ĐÀM THỊ BẢO HOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và TCYT Mã số: 62.72.01.64 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, 2014 1 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tƣ TS Trần Tuấn Phản biện 1: ................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các rối loạn tâm thần - hành vi (RLTT & HV) ở trẻ em và thanh thiếu niên ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân trẻ đó, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội. Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, sức khoẻ tâm thần (SKTT) trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, ngay tại những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp do các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế, dịch vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt. Tại Việt Nam, công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần (CSSKTT) tại cộng đồng vừa mới được triển khai thực hiện từ năm 1998 và đến nay chỉ tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số tác giả thực hiện các nghiên cứu về SKTT trẻ em như nghiên cứu dịch tễ học xác định gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, nghiên cứu xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến y tế cơ sở, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải pháp thử nghiệm can thiệp CSSKTT trẻ em. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc. Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là các vấn đề của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát, nghiện ma tuý, nghiện game.... Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam, công tác CSSKTT trẻ em ở Thái Nguyên còn đang bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu CSSKTT của học sinh thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và dự phòng các vấn đề SKTT cho học sinh phù hợp với các điều kiện hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện 2 và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên năm 2009. 2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án dài 114 trang, bao gồm các phần sau: - Đặt vấn đề: - Chương 1. Tổng quan: - Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Chương 3. Kết quả nghiên cứu: - Chương 4. Bàn luận: - Kết luận: 02 trang 28 trang 19 trang 36 trang 27 trang 02 trang Kết quả luận án được trình bày trong 40 bảng, 04 biểu đồ, 04 hình, 01 sơ đồ, và 07 hộp. Luận án sử dụng 119 tài liệu tham khảo trong đó có 35 tài liệu tiếng Việt, 84 tài liệu tiếng Anh. MỘT SỐ PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS). - Cha mẹ học sinh (CMHS) - Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) - Cán bộ y tế học đường (YTHĐ), y tế phường cùng địa bàn - Cán bộ (CB) lãnh đạo nhà trường, cán bộ phụ trách Đội, Đoàn trường. Tiêu chuẩn loại trừ: những học sinh, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng không đồng ý cho tham gia nghiên cứu. 3 2.1.2. Địa điểm - Trường TH Nguyễn Viết Xuân, TH Hoàng Văn Thụ, THCS Độc lập, THCS Nguyễn Du. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế dựa trên các phương pháp: - Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. - Phương pháp can thiệp, đánh giá trước sau và so sánh đối chứng. - Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Mô hình nghiên cứu được thiết kế theo sơ đồ 2.1 So sánh So sánh So sánh Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh trƣớc sau và so sánh đối chứng Thành phố Thái Nguyên Các trƣờng TH, THCS Các trƣờng can thiệp Các trƣờng đối chứng Số liệu trƣớc can thiệp Số liệu ban đầu Can thiệp Không can thiệp Các trƣờng can thiệp Sè liÖu sau can thiÖp Số liệu lần 2 Các trƣờng đối chứng 4 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 2.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả * Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu mô tả, được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể.     2 21 2 p 1 p n Z p.     Trong đó: n là cỡ mẫu cần có; Z (1- /2) là hệ số giới hạn tin cậy; với = 0,05 thì Z (1- /2) = 1,96  Cỡ mẫu mô tả cho học sinh Giá trị p: tỷ lệ trẻ có vấn đề về SKTT dựa theo các nghiên cứu cộng đồng bằng 0,2 [15]. Giá trị 1- p = 0,8. ε: sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 7,5 % của tỷ lệ p. Thay các giá trị ta được n1 = 2794 Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 2794 học sinh. Thực tế chúng tôi điều tra được 2850 học sinh. Như vậy, tổng số mẫu trong nghiên cứu mô tả là 2850 học sinh.  Cỡ mẫu mô tả cho cha mẹ học sinh Giá trị p = 0,7 (do không có số liệu về tỷ lệ cha mẹ học sinh quan tâm đến SKTT của con, chúng tôi sử dụng số liệu về tỷ lệ người dân quan tâm đến SKTT) [13]; 1- p = 0,3; ε: sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 6,5 % của tỷ lệ p. Thay số vào công thức tính được ra n2 = 390 người. Do tính chất nghiên cứu cộng đồng, ước lượng thêm 10% bỏ cuộc, vậy cỡ mẫu cha mẹ học sinh cần điều tra nghiên cứu mô tả là từ 390 đến 429 người. Trên thực tế điều tra được 419 cha mẹ học sinh.  Cỡ mẫu điều tra cán bộ, nhân viên nhà trường: Cỡ mẫu cho phần này gồm: - Ban giám hiệu mỗi trường 2 người, 4 trường là 8 người - Toàn bộ giáo viên chủ nhiệm các lớp của 4 trường: 84 giáo viên - Y tế học đường mỗi trường có 1 người, 4 trường là 4 người 5  Cỡ mẫu định tính: Thảo luận nhóm: tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm – mỗi trường một cuộc. Chọn chủ đích 15 người mỗi trường: 01 thành viên Ban giám hiệu, 05 GVCN, 01 YTHĐ, 01 y tế cơ sở, 01 phụ trách đội, 06 CMHS. Phỏng vấn sâu: 01 lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố, 1 lãnh đạo ngành y tế địa phương; mỗi trường gồm: 01 ban giám hiệu, 01 GVCN đại diện theo mỗi khối lớp, , 01 CMHS mỗi khối lớp, 01 YTHĐ. * Kỹ thuật chọn mẫu: - Chọn mẫu chủ đích: thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên Chọn 4 trường vào nghiên cứu theo phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Hai trường TH và hai trường THCS được chọn là trường TH Hoàng Văn Thụ, TH Nguyễn Viết Xuân, THCS Nguyễn Du, THCS Độc lập. - Chọn mẫu học sinh: toàn bộ; lập danh sách toàn bộ học sinh của 4 trường được chọn. Điều tra theo danh sách được 2850 học sinh. Một số trường hợp vắng mặt hoặc từ chối tham gia nghiên cứu. - Chọn mẫu cha mẹ học sinh: Mỗi lớp chọn 5 CMHS theo khoảng cách k=7 theo danh sách học sinh của lớp. 2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp * Cỡ mẫu:  Cỡ mẫu can thiệp dự phòng cho học sinh được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ. P1( 1-p1 ) + p2(1-p2) n = z 2 (,) (p1-p2) 2 Trong đó: p1: Tỷ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần theo các nghiên cứu trước. Theo các kết quả điều tra trước là: 0,2. P2: Tỷ lệ mong muốn đạt được sau khi can thiệp. Tỷ lệ dự kiến đạt được là 0,15 6  : Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của sai lầm loại I, ở đây là 0,1.  : Xác suất của sai lầm loại II, ở đây lấy là : 0,1; Như vậy lực mẫu ở đây là 90% z 2 (): Tra từ bảng ứng với giá trị , được 8,6. Thay số tính được n = 988, với 10% bỏ cuộc cỡ mẫu can thiệp tính được là 1086 học sinh tại nhóm can thiệp và 1086 học sinh nhóm đối chứng. Do tính chất can thiệp cộng đồng và đạo đức nghiên cứu, thực hiện can thiệp trên toàn bộ số học sinh tại 1 trường TH và 1 trường THCS can thiệp.  Cỡ mẫu can thiệp cha mẹ học sinh: tương tự như cỡ mẫu can thiệp học sinh.  Cỡ mẫu can thiệp cán bộ, giáo viên nhà trường, y tế cơ sở: toàn bộ các GVCN, CB lãnh đạo nhà trường, nhân viên YTHĐ, cán bộ phụ trách Đội, Đoàn các trường can thiệp và cán bộ phụ trách y tế phường sở tại.  Cỡ mẫu can thiệp điều trị nhóm học sinh có rối loạn SKTT Do tính chất can thiệp cộng đồng và đạo đức nghiên cứu, thực hiện điều trị toàn bộ học sinh rối loạn tại các trường can thiệp theo kết quả điều tra của giai đoạn 1. * Chọn trƣờng can thiệp: trường TH Hoàng Văn Thụ, THCS Nguyễn Du Trường đối chứng: trường TH Nguyễn Viết Xuân, THCS Độc lập - Điều tra trước, sau can thiệp tương tự như mẫu cho điều tra cắt ngang trên 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 2.2.3.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1 * Các chỉ số thông tin chung của nhóm nghiên cứu - Đặc điểm chung học sinh: tuổi, giới, lớp học - Đặc điểm cá nhân của học sinh: đặc điểm bệnh tật cá nhân, hoàn cảnh gia đình, sang chấn tâm lý...của nhóm trẻ có bệnh. - Đặc điểm chung của nhóm cha mẹ học sinh: tuổi , giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con. 7 - Đặc điểm chung của giáo viên: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, thâm niên nghề nghiệp. * Các chỉ số về rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh - Tỷ lệ học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT sau khi khám sàng lọc (điểm SDQ > 14). - Tỷ lệ học sinh có rối loạn sau khi xác định chẩn đoán bằng khám tâm thần: tỷ lệ từng loại rối loạn cụ thể theo ICD 10. - Tỷ lệ học sinh có rối loạn theo giới. - Tỷ lệ học sinh có rối loạn theo cấp học. - Tỷ lệ học sinh có rối loạn theo đặc điểm dân tộc. * Các chỉ số về kiến thức, thái độ, thực hành về CSSKTT học sinh của cha mẹ học sinh, giáo viên - Tỷ lệ các mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ - Tỷ lệ các mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của giáo viên * Các chỉ số về mối liên quan giữa các RLTT & HV học sinh và các yếu tố khác - Mối liên quan giữa các RLTT & HV học sinh với sang chấn tâm lý. - Mối liên quan giữa các RLTT & HV học sinh với kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ * Các chỉ số về nhu cầu CSSKTT học sinh của cộng đồng - Tỷ lệ CMHS mong muốn nhận được tài liệu về CSSKTT học sinh. - Tỷ lệ cha mẹ học sinh mong muốn được tư vấn về CSSKTT học sinh. - Tỷ lệ cha mẹ học sinh ủng hộ công tác CSSKTT học sinh. - Tỷ lệ giáo viên mong muốn nhận được tài liệu về CSSKTT học sinh. - Tỷ lệ giáo viên mong muốn được tư vấn về CSSKTT học sinh. - Tỷ lệ giáo viên ủng hộ công tác CSSKTT học sinh. - Tỷ lệ các thành viên tham gia thảo luận nhóm có nhu cầu về CSSKTT học sinh. - Ý kiến của cộng đồng về nhu cầu CSSKTT học sinh qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. 8 2.2.3.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2 * Các chỉ số về xây dựng mô hình can thiệp - Nhân lực: Số nhân lực tham gia thực hiện mô hình. - Vật lực: Số tài liệu tập huấn, truyền thông, số trắc nghiệm tâm lý được sử dụng, các tài liệu, cơ sở vật chất sử dụng trong nghiên cứu. - Tổ chức: + Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh thành phố Thái Nguyên được thành lập với chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong Ban. + Số Nhóm CSSKTT học sinh được thành lập tại trường TH Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du, chức trách nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm. - Hoạt động: + Số buổi truyền thông của giáo viên, nhân viên y tế học đường. + Số lượt người tham dự các buổi truyền thông. + Số tài liệu tài liệu tập huấn, truyền thông được phát, số tờ rơi tuyên truyền về vấn đề SKTT được phát cho CMHS, giáo viên. + Số buổi thảo luận nhóm với cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh. + Số buổi sinh hoạt Nhóm CSSKTT học sinh. + Số học sinh có rối loạn được theo dõi. + Số lượt học sinh được theo dõi, dự phòng. + Số học sinh có rối loạn được khám, tư vấn, can thiệp điều trị. + Số cha mẹ học sinh có bệnh được tư vấn. + Số lượt học sinh được đánh giá sàng lọc, khám phát hiện rối loạn. * Các chỉ số về đánh giá hiệu quả mô hình  Các chỉ số đầu ra - Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của các đối tượng liên quan. - Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, cán bộ y tế địa phương, YTHĐ trong CSSKTT học sinh.  Các chỉ số tác động - Hiệu quả can thiệp trên sức khỏe tâm thần học sinh. - Kết quả tư vấn, can thiệp ở nhóm học sinh có bệnh. - Số học sinh được phát hiện sớm trong quá trình can thiệp. 9  Chỉ số hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh, nhân viên y tế học đường, y tế phường. 2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu 2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào 2.3.1.1. Đối với số liệu về thực trạng các vấn đề SKTT của học sinh cần thực hiện: - Sàng lọc những học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT + Lập danh sách học sinh theo trường, khối, lớp học + Đối với học sinh tiểu học: sàng lọc qua phiếu tự điền SDQ25 của cha mẹ và/hoặc thầy cô giáo. Đối với học sinh THCS: phiếu do học sinh tự điền.. + Đối với phiếu phỏng vấn: CB nghiên cứu trực tiếp phỏng vấn, điền phiếu. - Khám lâm sàng, chẩn đoán xác định theo các tiêu chuẩn của ICD10. Kết quả khám, chẩn đoán được ghi chép vào bệnh án nghiên cứu thống nhất. 2.3.1.2. Đối với số liệu về kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành CSSKTT của y tế cơ sở, YTHĐ, giáo viên, CMHS: sử dụng các phiếu phỏng vấn do CB nghiên cứu và các cộng tác viên trực tiếp phỏng vấn. 2.3.1.3. Số liệu định tính về thực trạng, nhu cầu CSSKTT học sinh: Sử dụng các bảng hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, do cán bộ nghiên cứu và các cộng tác viên thực hiện, ghi chép lại các thông tin chính. 2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình Các số liệu được thu thập dựa trên: - Quyết định thành lập Ban chỉ đạo CSSKTT học sinh và bộ phận chuyên trách thực hiện của Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Thái Nguyên. 10 - Quyết định thành lập Nhóm CSSKTT học sinh với chức trách, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên của Hiệu trưởng các trường can thiệp. - Biên bản lớp tập huấn cho cán bộ nghiên cứu, cộng tác viên, giáo viên, nhân viên y tế học đường, y tế phường. - Số tài liệu tập huấn, phiếu điều tra, tài liệu truyền thông được phát - Sổ sách ghi chép, biểu mẫu báo cáo hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp. - Sổ khám, tư vấn, theo dõi định kỳ của học sinh có bệnh tại các trường can thiệp. - Biên bản thảo luận trong nhóm học sinh có bệnh tại các trường can thiệp. 2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp 2.3.3.1. Về chỉ số đầu ra - Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cha mẹ và cán bộ, giáo viên nhà trường bằng phỏng vấn qua mẫu phiếu. - Đánh giá kỹ năng phát hiện sớm, chăm sóc, hỗ trợ học sinh có RL SKTT bằng bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho giáo viên, y tế phường và YTHĐ. - Thu thập số liệu theo dõi dọc về số trẻ được phát hiện sớm trong quá trình thực hiện mô hình dựa vào sổ sách, biểu mẫu báo cáo của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp. 2.3.3.2. Về chỉ số tác động đến sức khoẻ của học sinh - Thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ hiện mắc sau can thiệp bằng phiếu trắc nghiệm sàng lọc và khám lâm sàng. - Các số liệu theo dõi dọc về kết quả tư vấn, điều trị, nhóm học sinh có bệnh được thu thập từ sổ khám, tư vấn, theo dõi định kỳ. 2.3.3.3. Các số liệu đánh giá hiệu quả xã hội: đánh giá sự chấp nhận mô hình và khả năng duy trì mô hình bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. 11 2.4. Nội dung can thiệp 2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng 2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực - Hội thảo, tập huấn cho giáo viên, y tế cơ sở, y tế học đường. - Đào tạo kỹ năng phát hiện sớm và tham gia phòng chống RLTT & HV cho đội ngũ CSSKTT học sinh - Chuẩn bị tài liệu tập huấn, điều tra, truyền thông, biểu mẫu báo cáo... - Chuẩn bị kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu. 2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp Mô hình can thiệp chăm sóc SKTT học sinh được thiết kế theo sơ đồ 2.2. Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trong đó, hoạt động can thiệp tác động vào các khâu chính: (1) Sàng lọc, phát hiện sớm các RLTT & HV ở học sinh. Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trong đó, hoạt động can thiệp tác động vào các khâu chính: (1) Sàng lọc, phát hiện sớm các RLTT & HV ở học sinh, từ đó thực hiện việc chẩn đoán các học sinh có rối loạn. (2) Giải quyết các trường hợp có RLTT & HV bằng hóa dược, tâm lý liệu pháp và cải thiện môi trường. 12 (3) Dự phòng các RLTT & HV cho tất cả các học sinh. - Ban chỉ đạo CSSKTT hoc sinh thực hiện việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các thành viên trong Nhóm CSSKTT học sinh. 2.5. Phƣơng pháp đánh giá 2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25 Nghi ngờ trẻ có vấn đề SKTT khi tổng điểm SDQ >14 điểm. 2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi Theo các tiêu chí của ICD10 (Phiên bản dành cho nghiên cứu), thang trầm cảm Beck, thang lo âu Zung, thang tăng động giảm chú ý Valderbilt. 2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh  Kiến thức: mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng điểm kiến thức được chia làm 3 mức độ kém, trung bình, tốt theo phân loại của Bloom: - Số điểm đạt < 60% : Kém - Số điểm đạt được từ 60 - 79% : Trung bình - Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt  Thái độ: mỗi câu hỏi có 6 mức trả lời và được cho điểm từ 1 – 6 điểm tương ứng với các mức. Tổng điểm thái độ được đánh giá: - Số điểm đạt < 80 % : Chưa tốt - Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt  Thực hành: mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng điểm thực hành được đánh giá: - Số điểm đạt < 80 % : Chưa tốt - Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt 2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị học sinh có rối loạn Tiến hành định kỳ. Kết quả cuối cùng được phân tích theo các tiêu chuẩn: khỏi, thuyên giảm nhiều, thuyên giảm ít, không thuyên giảm. 13 2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp Kết quả can thiệp được đánh giá dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). 2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp Ghi chép lại, phân nhóm thông tin theo các nội dung đánh giá và nhận định kết quả. 2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu Số liệu được nhập và quản lý trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm Epidata, được xử lý thống kê dựa trên phần mềm Stata 10.0 và Epinfo 6.04. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi Thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6 - 15 tuổi Thành phố Thái Nguyên Bảng 3.1. Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu Các đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tuổi 6 -11 tuổi 1638 57,5 12-15 tuổi 1212 42,5 Giới Nam 1433 50,3 Nữ 1417 49,7 Dân tộc Kinh 2399 84,2 Thiểu số 451 15,8 Tổng 2850 100,00 14 Nhận xét: Tỷ lệ học sinh 6 – 11 tuổi (học sinh TH) tham gia vào nghiên cứu là 57,5 %, 12-15 tuổi (học sinh THCS) là 42,5%. Giới tính nam và nữ của nhóm nghiên cứu là tương đương nhau. Đa số học sinh là người dân tộc kinh (84,2%). 8.2 91.8 Rối loạn Bình thường Biểu đồ 3.2 Kết quả khám lâm sàng xác định chẩn đoán Nhận xét: tỷ lệ học sinh có RLTT & HV trên lâm sàng tương đối cao (8,2%). Bảng 3. 2 Đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh Kết quả khám Số lƣợng (n=233) Tỷ lệ % Trầm cảm 177 76,0 Lo âu 41 17,6 Ám ảnh sợ 7 3,0 Tăng động giảm chú ý 75 32,2 RL hành vi ứng xử 20 8,6 RL khác 34 14,6 RL kết hợp 91 39,1 Nhận xét: Các rối RLTT & HV hay gặp nhất là trầm cảm (76%), tăng động giảm chú ý (32,2%), lo âu (17,6%). Nhiều học sinh có nhiều rối loạn phối hợp (39,1%). 15 3.1. 3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em Bảng 3.9. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi, giới, dân tộc và các RLTT & HV ở học sinh Bệnh Các yếu tố Có bệnh Không bệnh 2 , p SL % SL % Tuổi 6-11 tuổi 98 6,0 1540 94,0 2 = 24 P < 0,01 12-15 tuổi 135 11,1 1077 88,9 Giới Nam 127 8,9 1306 91,1 2 = 1,8 p > 0,05 Nữ 106 7,5 1311 92,5 Dân tộc Thiểu số 35 7,8 416 92,2 2 = 0,1 p > 0,05 Kinh 198 8,3 2201 91,7 Nhận xét: Có mối liên quan giữa lứa tuổi với các RLTT & HV ở học sinh. Nhóm 12 – 15 tuổi mắc các RLTT & HV cao hơn nhóm 6 – 11 tuổi (p < 0,01). Bảng 3.10 Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý với các RLTT & HV Bệnh Stress Có bệnh Không bệnh Tổng Có stress 106 36 142 Không có stress 127 172 299 Tổng 233 208 441 2 , p 2 = 39 ; p < 0,001 Nhận xét: Các học sinh có stress tâm lý thì khả năng mắc các rối loạn sẽ cao hơn (p < 0,001). Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các RLTT & HV học sinh Bệnh KT của cha mẹ Có bệnh Không bệnh Tổng Kiến thức chưa tốt 91 306 397 Kiến thức tốt 1 21 22 Tổng 92 327 419 2 , p 2 = 4,11 ; p < 0,05 16 Nhận xét: Có mối liên quan rõ rệt giữa kiến thức về CSSKTT của cha mẹ với các RLTT & HV ở học sinh. Với p < 0,05 cho thấy CMHS có kiến thức chưa tốt thì khả năng mắc các rối loạn sẽ cao hơn. Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các RLTT & HV học sinh Bệnh TĐ của cha mẹ Có bệnh Không bệnh Tổng Thái độ chưa tốt 79 162 241 Thái độ tốt 13 165 178 Tổng 92 327 419 2 , p 2 = 38,7 ; p < 0,001 Nhận xét: Có mối liên quan rõ rệt giữa thái độ về CSSKTT học sinh của cha mẹ với các RLTT & HV ở học sinh. Với p < 0,001 cho thấy CMHS có thái độ chưa tốt thì khả năng mắc các rối loạn sẽ cao hơn. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thực hành của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các RLTT & HV học sinh Bệnh TH của cha mẹ Có bệnh Không bệnh Tổng Thực hành chưa tốt 92 321 413 Thực hành tốt 0 6 6 Tổng 92 327 419 2 , p 2 = 1,71 ; p > 0,05 Nhận xét: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thực hành CSSKTT học sinh của cha mẹ với các RLTT & HV ở học sinh (p > 0,05). 3.1.4. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 89 89 96.4 84 86 88 90 92 94 96 98 Tài liệu Tư vấn Khám, can thiệp Biểu đồ 3.3 Nhu cầu CSSKTT cho học sinh của cha mẹ 17 Nhận xét: Tỷ lệ cha mẹ ủng hộ việc khám, phát hiện sớm và can thiệp dự phòng là cao nhất (96,4%). 90.5 91.7 98.8 85 90 95 100 Tài liệu Tư vấn Khám, can thiệp Biểu đồ 3.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của giáo viên Nhận xét: Trên 90% giáo viên mong muốn được nhận tài liệu và được tư vấn về công tác CSSKTT học sinh, ủng hộ khám, phát hiện sớm và can thiệp dự phòng. Bảng 3.14 Nhu cầu CSSKTTHS qua thảo luận nhóm Nội dung Kết quả Ủng hộ Không ủng hộ SL % SL % Nhiều học sinh có thể gặp rắc rối trong quá trình đi học 55/60 91,7 5/60 8,3 CSSKTT cho học sinh là cần thiết 52/60 86,7 8/60 13,3 Muốn có thêm kiến thức 60/60 100,0 0 0 Muốn biết cách phát hiện 60/60 100,0 0 0 Muốn biết cách hỗ trợ học sinh 56/60 93,3 4/60 6,7 Muốn biết cách dự phòng 60/60 100,0 0 0 Muốn biết ý kiến chuyên gia khi cần 48/60 80,0 12/60 20,0 Nhận xét: Nhu cầu CSSKTT học sinh qua thảo luận nhóm rất cao. 18 3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh 3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh 3.2.1.1. Xây dựng nhân lực và tổ chức của mô hình Bảng 3.15 Kết quả xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình CSSKTT học sinh tại nhóm các trƣờng can thiệp Nội dung Số lƣợng Số buổi Số ngƣời tham gia Số hội thảo được tổ chức tại Phòng GD & ĐT 01 01 30 Số Ban CSSKTTHS được thành lập 01 10 Số hội thảo được tổ chức tại các trường can thiệp 02 02 46 Số Nhóm CSSKTTHS được thành lập 02 46 Nhân lực tham gia mô hình 58 Nhận xét: nguồn nhân lực với cơ cấu tổ chức như trên có thể cho phép tiến hành các hoạt động CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp. 3.2.1.2 Vật lực 3.2.1.3. Cơ chế hoạt động và các hoạt động cụ thể của mô hình can thiệp (a) Xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của Nhóm CSSKTT học sinh Bảng 3.19. Kết quả hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trƣờng can thiệp Nội dung SL Tổng số Số buổi sinh hoạt đội 18 lần/1 trường 36 lần Số học sinh có rối loạn được theo dõi 107 107 Số lượt cha mẹ được tư vấn ≈ 3-4 lượt/1 HS rối loạn ≈ 400 lượt Số lượt học sinh có rối loạn được khám, tư vấn, đánh giá định kỳ ≈ 3-4 lượt/1 HS rối loạn ≈ 400 lượt Số lượt học sinh được đánh giá sàng lọc phát hiện sớm ≈ 2400 ≈ 2400 19 Nhận xét: Trong 2 năm, 107 học sinh đã được theo dõi, tư vấn, can thiệp. Tư vấn cho cha mẹ 400 lượt. 2400 lượt học sinh được theo dõi, phát hiện sớm. (b) Truyền thông cho cha mẹ học sinh Bảng 3.20. Hoạt động truyền thông phòng chống RLTT & HV học sinh Nội dung công việc Ngƣời thực hiện Số lần Kết quả Phát tài liệu truyền thông cho cha mẹ Giáo viên chủ nhiệm 02 1300 tài liệu được phát Truyền thông cho cha mẹ học sinh Giáo viên chủ nhiệm, y tế địa phương, y tế học đường 04 2400 lượt cha mẹ được truyền thông Thảo luận nhóm với cha mẹ học sinh có rối loạn Y tế chuyên khoa, y tế học đường 04 cuộc 107 cha mẹ tham gia Nhận xét: Đã phát 1300 tài liệu, truyền thông cho 2400 lượt cha mẹ học sinh và thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm với 107 cha mẹ học sinh có rối loạn. (c) Tư vấn cho cha mẹ học sinh có bệnh (d) Tư vấn, chữa trị cho nhóm học sinh có rối loạn SKTT Bảng 3.22 Các hình thức can thiệp trên học sinh có rối loạn Các hình thức Số trẻ đƣợc áp dụng Tỷ lệ% Dùng thuốc chuyên khoa 71 43,6 Dùng thuốc hỗ trợ 34 20,9 Tâm lý cá nhân 163 100,0 Tư vấn cho cha mẹ 163 100,0 Giáo viên tham gia hỗ trợ 163 100,0 Y tế học đường, địa phương hỗ trợ 163 100,0 Tổng 163 100,0 20 Nhận xét: 100% học sinh có rối loạn được can thiệp như tâm lý cá nhân, tư vấn cho cha mẹ. 43,6% được dùng thuốc chuyên khoa và 20,9% được dùng các thuốc hỗ trợ khác. 3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp 3.2.2.1 Hiệu quả thay đổi KAP của cha mẹ học sinh, giáo viên Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc SKTT học sinh của cha mẹ Hiệu quả đối với KAP của cha mẹ Chênh lệch (%) T-S can thiệp CSHQ (%) HQCT (%) Nhóm trường can thiệp Nhóm trường đối chứng Kiến thức 32,0 695,6 15,5 680,1 Thái độ 36,1 84,3 7,3 77,0 Thực hành 23.2 154.7 69,2 85,5 Nhận xét:. Hiệu quả can thiệp KAP CSSKTT học sinh của cha mẹ rất rõ: kiến thức đạt 680%, thái độ đạt 77% và thực hành đạt 85,5%. Bảng 3.32 Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên Hiệu quả KAP Giáo viên Chênh lệch (%) T-S can thiệp CSHQ (%) HQCT (%) Nhóm trường can thiệp Nhóm trường đối chứng Kiến thức 100,0 0 Thái độ 44,5 100,2 22,4 77,8 Thực hành 66,7 343.8 2.4 341,4 Nhận xét : Sau can thiệp KAP CSSKTT học sinh của của giáo viên tăng về kiến thức 100,0%, thái độ: 44,5%, thức hành: 66,7%. Hiệu quả can thiệp thái độ đạt 77,8% và thực hành đạt 341,4%. 21 3.2.2.2. Hiệu quả can thiệp trên học sinh (a) Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần chung của toàn bộ học sinh các trường can thiệp Bảng 3.34 Hiệu quả của quá trình can thiệp trên SKTT học sinh Trƣờng Đặc điểm Can thiệp Đối chứng p Trước CT (1) (n=1181) Sau CT (2) (n= 1177) Lần 1 (3) (n=1669) Lần 2 (4) (n=1839) % % % % Có bệnh 9,1 5,2 7,5 8,5 p(1,2)<0,001 p(3,4)>0,05 p(1,3)>0,05 p(2,4)<0,001 Không bệnh 90,9 94,8 92,5 91,5 Chỉ số HQ 42,9 % -13,3 % HQ CT 56,2 % Nhận xét: Tỷ lệ học sinh có rối loạn SKTT ở các trường can thiệp giảm rõ rệt so với trước can thiệp và so sánh đối chứng (p< 0,001). (b) Kết quả tư vấn, chữa trị ở nhóm học sinh có rối loạn Bảng 3.37 Kết quả tƣ vấn, chữa trị ở học sinh có rối loạn tại trƣờng can thiệp Kết quả Số lƣợng (n=107) Tỷ lệ % Khỏi 55 51,4 Thuyên giảm nhiều 26 24,3 Thuyên giảm 23 21,5 Không thuyên giảm 3 2,8 Số không hoàn thành đợt can thiệp 17 15,9 Nhận xét: Học sinh khỏi hoàn toàn chiếm 51,4%; thuyên giảm nhiều 24,3%; không thuyên giảm 2,8%. 22 (c) Kết quả công tác theo dõi, phát hiện và can thiệp sớm Bảng 3.38 Kết quả theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trong thời gian can thiệp Kết quả Các trƣờng can thiệp Các trƣờng đối chứng Phát hiện số học sinh có các dấu hiệu khác thường 56 01 Phát hiện số học sinh có rối loạn SKTT, trong đó : - Trầm cảm - Lo âu - Tăng động giảm chú ý - RL hành vi - CPTTT nhẹ - Tự kỷ 29 14 5 6 2 1 1 01 01 Nhận xét: Trong 2 năm, đã có 56 học sinh được phát hiện có các dấu hiệu khác thường. Trong đó, 29 học sinh có các rối loạn đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại các trường đối chứng, chỉ 1 học sinh có trầm cảm rõ rệt có ý tưởng tự sát được phát hiện bởi giáo viên và gia đình. 3.2.2.3. Ý kiến đánh giá của nhà trường, phụ huynh học sinh về kết quả công tác can thiệp Để đánh giá về kết quả can thiệp, song song với những đánh giá về SKTT của học sinh, đánh giá KAP của cha mẹ và giáo viên, chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm với các nhóm liên quan, kết quả là hầu hết mọi người tham dự đều nói CSSKTT là rất cần thiết, mô hình đã giúp họ có cái nhìn đúng hơn về vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh và qua đó họ được nâng cao năng lực CSSKTT cho trẻ 23 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Về thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - Tỷ lệ chung học sinh có rối loạn là 8,2%. Rối loạn gặp nhiều nhất là trầm cảm, tăng động giảm chú ý và các rối loạn phối hợp. - Lứa tuổi, yếu tố stress tâm lý, kiến thức, thái độ của cha mẹ về CSSKTT là các yếu tố có liên quan đến các RLTT & HV ở học sinh. - Khảo sát KAP của cha mẹ đối với SKTTHS: + Kiến thức: chủ yếu ở mức độ kém (77,8%). + Thái độ: chủ yếu ở mức độ chưa tốt (57,5%). + Thực hành: chủ yếu là thực hành chưa tốt (98,6%). - Khảo sát KAP của cán bộ, giáo viên đối với SKTTHS: + Kiến thức: chủ yếu ở mức độ kém (86,9%), không có mức độ tốt. + Thái độ: chủ yếu ở mức độ chưa tốt (56%). + Thực hành: chủ yếu ở mức độ chưa tốt (84,5%). - Hoạt động CSSKTT học sinh tại các trường chưa được triển khai. - Các ý kiến của cán bộ, giáo viên và CMHS qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đều cho thấy nhu cầu CSSKTT học sinh cao. 2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình CSSKTT cho học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên 2.1 Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh - Đã thành lập được Ban CSSKTT học sinh trực thuộc phòng GD & ĐT và do Trưởng phòng GD & ĐT làm trưởng ban, hiệu trưởng các trường làm ủy viên. - Đã thành lập Đội CSSKTT học sinh thuộc các trường can thiệp do hiệu trưởng các trường làm các Nhóm trưởng, với sự tham gia của cán bộ nghiên cứu, nhân viên YTHĐ, y tế địa phương, các GVCN, cán bộ đoàn thể của trường. - Đã tổ chức hội thảo, xây dựng được cơ cấu tổ chức, kế hoạch làm việc, cách thức hoạt động của các thành phần trong mô hình CSSKTT học sinh. - Đã có 2400 lượt phụ huynh lượt cha mẹ được truyền thông. - Đã tư vấn cho 163 cha mẹ trẻ bệnh với số lượt tư vấn là 585. - Truyền thông cho 2400 lượt cha mẹ học sinh. - Can thiệp sớm cho 163 học sinh có vấn đề SKTT. 24 - Giám sát mô hình: đã tham gia 18 lần giao ban, giám sát hoạt động truyền thông cho cha mẹ: 4 lần, giám sát chung hoạt động của mô hình 6 lần tại mỗi trường can thiệp. 2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp CSSKTT  Hiệu quả thay đổi KAP của cha mẹ học sinh, giáo viên - Về KAP của CMHS: có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Hiệu quả can thiệp về kiến thức đạt 680,1%; thái độ đạt 77%; thực hành đạt 85,5%. - Về KAP của cán bộ, giáo viên: có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp. Toàn bộ các giáo viên được can thiệp đều có kiến thức tốt; hiệu quả can thiệp thái độ đạt 77,8% và có thực hành CSSKTT học sinh đạt 341,4%. - Có sự cải thiện rõ rệt về năng lực CSSKTT học sinh của giáo viên, CB y tế địa phương, y tế học đường.  Hiệu quả can thiệp trên học sinh Trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn SKTT giảm rõ rệt so với ở trường không can thiệp và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu quả can thiệp đạt 56,2%. - Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn chiếm 51,4%; 26 học sinh thuyên giảm nhiều chiếm 24,3%; Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%.  Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy mô hình bước đầu được cộng đồng chấp nhận và có tính bền vững. KHUYẾN NGHỊ 1 – Kiến thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở thành phố Thái Nguyên còn chưa tốt. Do vậy, ngành Y tế, ngành Giáo dục và các ngành liên quan cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng (đặc biệt là cha mẹ học sinh và giáo viên) về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh 6-15 tuổi nhằm làm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, tăng cường các yếu tố bảo vệ cho học sinh. 2 - Mô hình can thiệp có hiệu quả tốt ở các trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ và THCS Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên nên cần được nghiên cứu nhân rộng sang các trường khác trên địa bàn và các khu vực khác nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh và tăng cường sự hưởng lợi của cộng đồng. 3 - Cần thực hiện thêm các nghiên cứu về chi phí hiệu quả để làm cơ sở khuyến cáo cho phát triển các cơ chế, chính sách trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường. 25 CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đàm Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Phương Loan (2012), “Nghiên cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên, 89 (1)/2, tr. 71-75. 2. Đàm Thị Bảo Hoa, (2012), “Nghiên cứu thực trạng các rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Thông tin Y Dược, 11, tr. 37-40. 3. Đàm Thị Bảo Hoa, Nguyễn Văn Tư, Trần Tuấn (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến các rối loạn tâm thần - hành vi của học sinh thành phố Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, 875 (7), tr. 14-17. 4. Đàm Thị Bảo Hoa, Nguyễn Văn Tư (2013), “Kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên, 107 (7), tr. 173-178.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_mo_hinh_phat_hien_va_can_thiep_som_roi_loan_tam_than_o_hoc_sinh_tu_6_15_tuoi_tai_t.pdf
Luận văn liên quan