Sáu giải pháp đƣợc đề xuất nhằm nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải
thiện thu nhập cho hộ nghèo, bao gồm: (i) Cải tạo giống khóm, nâng cao chất lƣợng
giống, đảm bảo phẩm cấp hàng hóa, (ii) Thay đổi phƣơng thức canh tác hợp lý, điều
chỉnh các yếu tố nhập lƣợng để nâng cao GTGT sản phẩm, (iii) Nâng cao khả năng tiếp
cận thông tin thị trƣờng, tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm,
(iv) Nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tƣ duy sản xuất, vận dụng
các mô hình sản xuất tiên tiến, (v) Thành lập tổ hợp tác tín dụng, nâng cao khả năng hỗ
trợ tài lực cho hộ nghèo trồng khóm, (vi) Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt mô hình liên
kết 4 nhà nhằm ổn định thị trƣờng đầu ra cho hộ nghèo trồng khóm
27 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng minh rằng, nếu hộ nghèo đƣợc tiếp cận càng nhiều với công tác khuyến nông,
các chƣơng trình tập huấn kỹ thuật thì TE, AE của hộ nghèo sẽ đƣợc nâng cao. Điều
này cho thấy vai trò quan trọng của việc tiếp cận các thông tin TBKT trong việc nâng
cao TE, AE và cải thiện năng suất sản xuất khóm của hộ nghèo. Song song đó, kết
quả còn khẳng định vai trò của trình độ học vấn ảnh hƣởng tích cực đến TE, AE của
hộ nghèo trồng khóm. Đối với hộ nghèo, nếu nhƣ trình độ học vấn của ngƣời sản xuất
chính càng cao thì TE, AE sẽ càng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Yang (2004), Huffman (1977), Foster và Rosenzweig (1996). Đây là yếu tố quan
trọng cần lƣu ý nếu muốn xây dựng ngành sản xuất khóm tiên tiến trong chiến lƣợc
phát triển vùng chuyên canh khóm của tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, nguồn vốn sản
xuất tự tích lũy cũng tác động tích cực đến AE của hộ nghèo trồng khóm. Điều này
có thể đƣợc lý giải rằng, nếu nhƣ hộ nghèo tự chủ về vốn đầu tƣ của mình càng nhiều
(ít sử dụng vốn vay), nông hộ sẽ ít chịu áp lực về tài chính trong sản xuất và có vị thế
đàm phán trong quá trình mua các yếu tố đầu vào. Thực tế khảo sát chỉ ra rằng,
những hộ nghèo hạn chế về điều kiện tài chính sẽ chịu thiệt thòi trong quá trình mua
các yếu tố đầu vào. Sự kém chất lƣợng của phân bón, thuốc BVTV trong trƣờng hợp
này có ảnh hƣởng không nhỏ đến AE của hộ nghèo trồng khóm. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn cho thấy, diện tích sản xuất tác động nghịch đối với AE của hộ nghèo.
Trong điều kiện trình độ canh tác không thay đổi thì hộ nghèo khó có thể “quản lý” tốt
đồng ruộng khi mở rộng qui mô sản xuất, việc phân bổ các yếu tố nhập lƣợng sẽ khó
tránh khỏi sự lãng phí đáng kể (phân bón, thuốc BVTV, công lao động).
4.2. CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM Ở TỈNH TIỀN GIANG
4.2.1. Mô tả chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang
Các kênh thị trƣờng của sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang
đƣợc tổng hợp từ các chuỗi giá trị cụ thể của từng tác nhân tham gia thị trƣờng. Dựa
trên tỷ trọng phân phối sản phẩm đến các đối tƣợng đầu ra của từng tác nhân, tỷ lệ lƣu
lƣợng sản phẩm tƣơng ứng sẽ đƣợc thể hiện lên sơ đồ chuỗi giá trị, đảm bảo tỷ lệ ở tác
nhân đầu vào của chuỗi (nông hộ) và đầu ra của chuỗi (ngƣời tiêu dùng) đều bằng
100% sản lƣợng của toàn chuỗi.
Bảng 4.4: Phân phối sản lƣợng khóm qua các tác nhân trong chuỗi giá trị
Tác nhân (A)
Phân phối sản phẩm đầu ra
Đối tƣợng bán sản phẩm
đầu ra của A
Tỷ trọng sản lƣợng
phân phối đến các
đối tƣợng (%) (*)
Tỷ lệ tƣơng ứng
trong chuỗi giá trị
(%)
(
**
)
Nông hộ
(100%)
Vựa khóm 10,95 10,95
Thƣơng lái địa phƣơng 0,11 0,11
Thƣơng lái đƣờng dài 71,44 71,44
Doanh nghiệp 17,22 17,22
Bán lẻ 0,28 0,28
Tổng cộng 100,00 100,00
Thƣơng lái
địa phƣơng
Vựa khóm 27,27 0,03
Thƣơng lái đƣờng dài 63,64 0,07
Bán lẻ 9,09 0,01
Tổng cộng 100,00 0,11
Vựa
Bán buôn cấp 1 99,00 10,87
Bán lẻ 1,00 0,11
11
Tổng cộng 100,00 10,89
Thƣơng lái
đƣờng dài
Bán buôn cấp 2 65,56 46,88
Bán lẻ 11,49 13,14
Doanh nghiệp 13,14 11,49
Tổng cộng 100,00 70,51
Bán buôn cấp 1
Bán buôn cấp 2 82,98 59,23
Bán lẻ 17,02 1,85
Tổng cộng 100,00 61,08
Bán buôn cấp 2
Bán lẻ 90,00 50,23
Ngƣời tiêu dùng nội địa 10,00 5,67
Tổng cộng 100,00 55,90
Doanh nghiệp1
Ngƣời tiêu dùng châu Âu 80,00 22,97
Ngƣời tiêu dùng châu Á 20,00 5,74
Tổng cộng 100,00 28,71
Bán lẻ Ngƣời tiêu dùng nội địa 100,00 65,62
Ngƣời tiêu
dùng (100%)
Tổng tiêu dùng nội địa 71,29
100,00
Tổng tiêu dùng xuất khẩu 28,71
Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Ghi chú: * Tỷ trọng sản lượng phân phối đầu ra được tính dựa trên công thức sau:
Sản lượng bán ra cho tác nhân thứ i
% phân phối của tác nhân A cho tác nhân đầu ra thứ i = x 100%
Tổng sản lượng đầu vào của tác nhân A
** Tỷ lệ tương ứng trong chuỗi giá trị là tỷ lệ (%) lưu lượng khóm được tiêu thụ qua các tác nhân được tính toán dựa
trên tổng tỷ lệ khóm đầu vào từ các tác nhân trước (trừ nông hộ) có trọng số là tỷ trọng sản phẩm bán ra của từng tác
nhân. Ví dụ:
% lưu lượng khóm thương lái địa phương bán cho vựa =
1 Đối với tác nhân doanh nghiệp chế biến, sản lƣợng tiêu thụ của tác nhân này đã đƣợc quy đổi về sản lƣợng khóm tƣơi với tỷ lệ quy đổi bình quân của các sản phẩm là: 1
tấn thành phẩm = 4,26 tấn khóm tƣơi
0,28%
HTX QUYẾT THẮNG
HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG,
CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ,
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM
CÁC TỔ CHÚC TÍN DỤNG (NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)
TRUNG TÂM XÚC TIẾN
ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014
Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang
Đầu vào Thu gom Tiêu dùng Chế biến Thƣơng mại
Thị trƣờng
lao động (lao
động thuê)
Đại lý
VTNN
Cơ sở sản
xuất cây
giống
Nông hộ
10,95%
0,11%
71,44%
17,22%
0
,0
7
%
0
,0
3
%
Thƣơng lái
đƣờng dài
Thƣơng lái
địa phƣơng
Vựa khóm
0,01%
13,14%
11,49%
46,88%
Doanh
nghiệp
10,87%
0,11%
Bán
buôn
cấp 1
9,02%
28,71%
1,85%
65,62%
5,67%
50,23%
Ngƣời tiêu
dùng
nội địa
Bán lẻ
Bán
buôn
cấp 2
Ngƣời tiêu
dùng EU,
Hàn Quốc,
Nhật Bản,..
100
11,027,27 x
Sản xuất
12
4.2.2. Các kênh thị trƣờng chính trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Nhìn chung, chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc vận hành qua
nhiều kênh thị trƣờng. Tuy nhiên, chỉ có 5 kênh thị trƣờng chính vận chuyển khối
lƣợng lớn sản phẩm và tạo ra GTGT cao cho toàn chuỗi. Các kênh còn lại chủ yếu là
các kênh trung gian hoặc có lƣu lƣợng sản phẩm đi qua rất ít. Trong 5 kênh thị trƣờng
chính, kênh 1, kênh 2 và kênh 3 có vai trò quan trọng, tiêu thụ khối lƣợng lớn sản
lƣợng khóm tƣơi ở thị trƣờng nội địa. Trong khi, kênh 4 và kênh 5 là kênh tạo ra các
sản phẩm khóm chế biến và xuất khẩu.
Kênh 1 (Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ =>
Người tiêu dùng nội địa). Kênh 1 tiêu thụ phần lớn sản phẩm khóm của toàn chuỗi.
Phần lớn nông hộ bán khóm cho thƣơng lái đƣờng dài (chiếm 71,44%). Sau đó,
thƣơng lái đƣờng dài vận chuyển khóm đến các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh
(chợ Hóc Môn, chợ Bình Điền,). Tại đây, khóm đƣợc thƣơng lái đƣờng dài phân
phối cho bán buôn cấp 2 (chiếm 46,88%) đến từ các quận, huyện trong TP. Hồ Chí
Minh hoặc đến từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Bán buôn cấp 2 tiếp tục phân phối
sản phẩm đến các đối tƣợng bán lẻ tại các chợ vệ tinh xung quanh.
Kênh 2 (Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán lẻ => Người tiêu dùng nội
địa). Sau khi thu hoạch, phần lớn sản lƣợng khóm của nông hộ đƣợc bán cho thƣơng
lái đƣờng dài (chiếm 71,44%). Ngoài phần sản lƣợng thƣơng lái bán cho bán buôn cấp
2 thì thƣơng lái đƣờng dài còn bán khóm trực tiếp cho ngƣời bán lẻ (chủ yếu là bán lẻ
tại TP. Hồ Chí Minh). Lƣợng khóm mà thƣơng lái đƣờng dài bán trực tiếp cho ngƣời
bán lẻ chiếm 13,14% tổng sản lƣợng chuỗi. Ngƣời bán lẻ sau đó sẽ phân phối khóm
đến tay ngƣời tiêu dùng (tại chợ, các điểm bán ven đƣờng, xe đẩy).
Kênh 3 (Nông hộ => Vựa khóm => Bán buôn cấp 1 => Bán buôn cấp 2 =>
Bán lẻ => Người tiêu dùng nội địa). Qua khảo sát thực tế, khoảng 10,95% sản lƣợng
khóm của nông hộ đƣợc bán cho các vựa khóm. Các vựa này tập trung tại một số xã
của huyện Tân Phƣớc (xã Hƣng Thạnh, Mỹ Phƣớc, Tân Lập 2). Chủ vựa mua khóm tại
ruộng của nông hộ hoặc nông hộ cũng có thể mang khóm đến vựa. Các vựa khóm đƣợc
xây dựng gần sông hay các con đƣờng lớn để thuận tiện cho các phƣơng tiện vận tải
lớn (xe tải, ghe). Sau đó, khóm đƣợc vựa phân phối cho bán buôn cấp 1 (chiếm
10,87%) để hƣởng chênh lệch giá. Bán buôn cấp 1 có phƣơng tiện vận chuyển có tải
trọng lớn, đến mua khóm tại vựa khóm. Sau đó, họ bán khóm cho bán buôn cấp 2
(chiếm 9,02%) tại cơ sở kinh doanh, bán buôn cấp 2 tiếp tục phân phối cho bán lẻ.
Kênh 4 (Nông hộ => Thương lái đường dài => Doanh nghiệp => Xuất khẩu).
Tƣơng tự nhƣ kênh 1 và kênh 2, thƣơng lái thu mua khóm với sản lƣợng lớn từ nông
hộ. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn ở kênh 4 là phẩm cấp sản phẩm khóm ở kênh này
thấp hơn. Tức là sau khi thu mua khóm của nông hộ, các thƣơng lái sẽ phân loại khóm
thành nhiều phẩm cấp khác nhau. Nếu nhƣ phần lớn khóm loại 1 đƣợc thƣơng lái vận
chuyển đến các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh thì các sản phẩm khóm loại 2 và loại
3 đƣợc thƣơng lái chuyển đến các nhà máy chế biến để tiêu thụ (chiếm 11,49%). Đôi
khi việc “mua xô” những ruộng khóm có phẩm cấp không tốt cũng đƣợc thƣơng lái lựa
chọn với đầu ra của họ là các doanh nghiệp chế biến để hƣởng chênh lệch giá.
Kênh 5 (Nông hộ => Doanh nghiệp => Xuất khẩu). Nông hộ ngoài việc bán
khóm cho vựa khóm, thƣơng lái còn bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến. Sản
lƣợng khóm mà nông hộ bán cho doanh nghiệp chế biến chiếm khoảng 17,22% tổng
sản lƣợng của toàn chuỗi. Khi bán khóm cho doanh nghiệp, nông hộ có thể bán khóm
13
với nhiều phẩm cấp khác nhau (vì nhà máy không kén chọn kích cỡ trái). Sau khi thu
mua, doanh nghiệp sẽ chế biến các sản phẩm khóm (đóng hộp, đông lạnh, cô đặc) xuất
khẩu sang các thị trƣờng nhƣ EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,
4.2.3. Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các nhân tác trong các kênh thị
trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Trong các kênh thị trƣờng chính của sản phẩm khóm, mỗi tác nhân sẽ tạo ra
GTGT và nhận lại GTGTT khác nhau. Bảng 4.5 thể hiện GTGT và GTGTT của các tác
nhân trong các kênh thị trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm.
Bảng 4.5: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các tác nhân trong các kênh thị
trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đơn vị tính: đồng/kg
Khoản mục
Nông hộ Vựa
khóm
Thƣơng
lái
Bán buôn
cấp 1
Bán buôn
cấp 2
Doanh
nghiệp
Bán lẻ
Kênh 1: Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => NTD nội địa
GB (1) 5.130,93 6.952,62 9.589,33 11.632,28
CPTG (2) 630,97 5.130,93 6.952,62 9.589,33
GTGT (3) 4.499,96 1.821,69 2.636,71 2.042,95
CPTT (4) 1.419,25 548,36 585,07 325,74
GTGTT (5) 3.080,71 1.273,33 2.051,64 1.717,21
% GTGTT (6) 37,93 15,68 25,26 21,14
Kênh 2: Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán lẻ => NTD nội địa
GB (1) 5.130,93 6.677,70 9.238,80
CPTG (2) 630,97 5.130,93 6.677,70
GTGT (3) 4.499,96 1.546,77 2.561,10
CPTT (4) 1.419,25 548,36 665,74
GTGTT (5) 3.080,71 998,41 1.895,36
% GTGTT (6) 51,56 16,71 31,72
Kênh 3: Nông hộ => Vựa khóm => Bán buôn cấp 1 => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => NTD nội địa
GB (1) 5.306,87 6.040,17 6.945,76 9.589,33 11.632,28
CPTG (2) 630,97 5.306,87 6.040,17 6.945,76 9.589,33
GTGT (3) 4.675,90 733,30 905,59 2.643,57 2.042,95
CPTT (4) 1.419,25 359,56 464,14 685,07 325,74
GTGTT (5) 3.256,65 373,74 441,45 1.958,50 1.717,21
% GTGTT (6) 42,03 4,82 5,70 25,28 22,16
Kênh 4: Nông hộ => Thương lái đường dài => Doanh nghiệp => Xuất khẩu (Người tiêu dùng) (*)
GB (1) 5.130,93 5.530,00 9.344,25
CPTG (2) 630,97 5.130,93 7.676,69(**)
GTGT (3) 4.499,96 399,07 1.667,56
CPTT (4) 1.419,25 267,02 1.325,83
GTGTT (5) 3.080,71 132,05 341,73
% GTGTT (6) 86,67 3,72 9,61
Kênh 5: Nông hộ => Doanh nghiệp => Xuất khẩu (Người tiêu dùng) (*)
GB (1) 5.050,00 9.344,25
CPTG (2) 630,97 7.196,69(**)
GTGT (3) 4.419,03 2.147,56
CPTT (4) 1.419,25 1.625,83
GTGTT (5) 2.999,78 521,73
% GTGTT (6) 85,18 14,82
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Ghi chú: (3) = (1) – (2); (5) = (3) – (4); (6) =(5)/𝛴𝐺𝑇𝐺𝑇𝑇
(*) Kênh thị trường tiêu thụ khóm phẩm cấp thấp hơn các kênh còn lại.
(**) Bao gồm chi phí nguyên liệu (giá mua khóm) và phụ gia để chế biến các sản phẩm khóm
14
Nông hộ: Nông hộ là tác nhân giữ vai trò sản xuất, tạo ra GTGT đầu tiên cho sản
phẩm khóm trong chuỗi giá trị. GTGT nông hộ tạo ra ở các kênh thị trƣờng khá cao,
dao động từ 4.419,03 đến 4.675,90 đồng/kg. Kênh 3 (bán cho vựa khóm) là kênh mà
nông hộ tạo ra GTGT cao nhất, theo đó, GTGTT nông hộ nhận đƣợc ở kênh này cũng
cao nhất, 3.256,65 đồng/kg khóm. Ở kênh 4 và kênh 5, nông hộ tạo ra GTGT và nhận
đƣợc GTGTT thấp hơn các kênh 1, 2, 3 do loại khóm đi vào 2 kênh này đa số là khóm
phẩm cấp thấp phù hợp với nhu cầu chế biến của doanh nghiệp. Khi xem xét tỷ lệ phân
phối GTGTT ở các kênh thị trƣờng, nông hộ luôn là tác nhân nhận đƣợc sự phân phối
GTGTT cao nhất, dao động từ 34,35% đến 86,67%.
Vựa khóm: Vựa khóm là một trong những tác nhân trung gian trung chuyển sản
lƣợng khóm khá lớn của toàn chuỗi. Ở kênh 3, tác nhân vựa khóm tạo ra GTGT là
733,3 đồng/kg và nhận về 373,74 đồng/kg GTGTT, tƣơng ứng tỷ lệ phân phối
GTGTT của vựa khóm là 4,82%. Sở dĩ GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT của vựa
khóm khá thấp là do đặc thù hoạt động của vựa khóm chỉ mang tính trung chuyển sản
phẩm để hƣởng chênh lệch giá ngay tại thời điểm mua và bán.
Thương lái đường dài: Là tác nhân có mặt ở hầu hết các kênh của chuỗi giá trị,
thƣơng lái đƣờng dài là tác nhân đƣa khóm đến nhiều thị trƣờng và phân phối cho
nhiều tác nhân tiếp theo trong chuỗi giá trị. Độ rộng GTGT mà thƣơng lái đƣờng dài
tạo ra ở các kênh là 399,07 - 1.821,69 đồng/kg khóm; tƣơng ứng với GTGTT thƣơng
lái nhận về là từ 132,05 - 1.273,33 đồng/kg khóm. Nếu tính trên đơn vị sản phẩm, kênh
1 là kênh thƣơng lái đƣờng dài tạo ra GTGT cao nhất và nhận về GTGTT nhiều nhất.
Tƣơng tự nông hộ, do kênh 4 là kênh tiêu thụ sản phẩm khóm cấp thấp nên đây cũng là
kênh tạo ra GTGT thấp nhất đối với thƣơng lái đƣờng dài. Tỷ lệ phân phối GTGTT ở
kênh 1 và kênh 2 của thƣơng lái đƣờng dài khoảng 16%. Trong khi ở kênh 4, thƣơng
lái đƣờng dài chỉ nhận đƣợc sự phân phối GTGTT là 3,72%
Bán buôn cấp 1: Là tác nhân thƣơng mại đóng vai trò khá quan trọng trong
kênh 3, bán buôn cấp 1 thu mua khóm từ vựa và phân phối khóm cho bán buôn cấp 2.
Ở kênh này, bán buôn cấp 1 tạo ra GTGT là 905,59 đồng/kg khóm và nhận về
GTGTT là 441,46 đồng/kg. Tƣơng ứng, tỷ lệ phân phối GTGTT của bán buôn cấp 1
nhận đƣợc ở kênh này là 5,7%.
Bán buôn cấp 2: Là tác nhân tiếp theo của thƣơng lái đƣờng dài và bán buôn
cấp 1, bán buôn cấp 2 cũng là tác nhân thƣơng mại đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động phân phối khóm đến nhiều thị trƣờng nội địa. Ở kênh 1 và kênh 3, GTGT đƣợc
bán buôn cấp 2 tạo ra lần lƣợt là 2.636,71 đồng/kg và 2.643,57 đồng/kg, đồng thời
nhận đƣợc GTGTT là 2.051,64 đồng/kg và 1.958,50 đồng/kg. Khi xem xét tỷ lệ phân
phối GTGTT ở các kênh thị trƣờng, bán buôn cấp 2 luôn là tác nhân nhận đƣợc sự
phân phối GTGTT cao (chỉ sau nông hộ sản xuất khóm), tƣơng đƣơng 25%.
Doanh nghiệp chế biến: Ở kênh 4 và kênh 5, doanh nghiệp là tác nhân góp phần
tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm khóm thông qua hoạt động chế biến và xuất khẩu. Ở
kênh 4, GTGT doanh nghiệp tạo ra trên đơn vị sản phẩm là 1.667,56 đồng/kg và nhận
về GTGTT là 341,73 đồng/kg, tỷ lệ phân phối GTGTT của doanh nghiệp ở kênh này là
9,61%. Trong khi ở kênh 5, doanh nghiệp tạo ra GTGT là 2.147,56 đồng/kg khóm và
nhận về GTGTT là 521,73 đồng/kg khóm, tƣơng ứng tỷ lệ phân phối GTGTT của
15
doanh nghiệp nhận đƣợc là 14,82%. Nhƣ vậy, việc thu mua khóm trực tiếp từ nông hộ
giúp doanh nghiệp tạo ra GTGT và nhận về GTGTT tốt hơn.
Bán lẻ: Ở thị trƣờng nội địa, bán lẻ là tác nhân đƣa sản phẩm khóm tƣơi đến với
ngƣời tiêu dùng. Ở các kênh thị trƣờng, GTGT đƣợc tác nhân bán lẻ tạo ra dao động từ
2.042,95 - 2.561,10 đồng/kg và nhận về GTGTT tƣơng ứng từ 1.717,21 - 1.895,36
đồng/kg khóm. Trong đó, kênh 2 là kênh thị trƣờng mà bán lẻ tạo ra GTGT cao nhất và
nhận về GTGTT nhiều nhất. Tƣơng ứng, tỷ lệ phân phối GTGTT của bán lẻ ở kênh 2
cũng cao nhất, với giá trị là 31,72%. Điều này cho thấy rằng, nếu giảm bớt trung gian
thƣơng mại, bán lẻ sẽ tăng lợi nhuận và cải thiện tỷ lệ phân phối lợi nhuận.
4.2.4. Giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo
và hộ không nghèo trong các kênh thị trƣờng chính
Trong từng kênh thị trƣờng của chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang,
hộ nghèo và hộ không nghèo sẽ nhận đƣợc GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT khác
nhau. Sự chênh lệch về GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT giữa 2 nhóm hộ đƣợc thể
hiện trong bảng 4.6 dƣới đây.
Bảng 4.6: Giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo
và hộ không nghèo trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đơn vị tính: đồng/kg
Kênh thị
trƣờng chính
Hộ nghèo Hộ không nghèo
GTGT
(đồng)
GTGTT
(đồng)
Tỷ lệ phân
phối (%)
GTGT
(đồng)
GTGTT
(đồng)
Tỷ lệ phân
phối (%)
Kênh 1 4.233,75 2.582,36 32,04 4.732,49 3.490,96 40,87
Kênh 2 4.233,75 2.582,36 29,70 4.732,49 3.490,96 38,04
Kênh 3 4.170,89 2.519,50 32,37 4.832,29 3.590,76 43,34
Kênh 4 4.300,40 2.649,01 80,73 4.689,88 3.448,35 84,05
Kênh 5 4.219,38 2.567,99 79,06 4.609,03 3.367,50 89,26
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Ở kênh 1 và kênh 2, hộ nghèo bán khóm cho thƣơng lái đƣờng dài thì lợi nhuận
của hộ nghèo nhận đƣợc là 2.582,36 đồng/kg. Mặc dù GTGTT của hộ nghèo nhận
đƣợc là nhƣ nhau khi bán cho thƣơng lái đƣờng dài ở kênh 1 và kênh 2 nhƣng tỷ lệ
phân phối GTGTT nhận đƣợc của hộ nghèo có sự chênh lệch giữa kênh thị trƣờng 1
(32,04%) và kênh thị trƣờng 2 (29,7%). GTGTT của hộ nghèo trong kênh 3 khi bán
cho vựa khóm là 2.519,5 đồng/kg, giá trị này lại thấp hơn so với kênh 1 và kênh 2,
nhƣng tỷ lệ phân phối GTGTT của kênh này lại cao hơn cả kênh 1 và kênh 2, tỷ lệ này
là 32,37%. Ở kênh thị trƣờng 4 và 5 (kênh thị trƣờng xuất khẩu), GTGTT của hộ nghèo
nhận đƣợc tƣơng đƣơng với kênh 1, 2 và 3, tuy nhiên tỷ lệ phân phối GTGTT hộ nghèo
nhận đƣợc là cao nhất (từ 79,06% đến 80,73%). Nhƣ vậy, GTGTT của kênh thị trƣờng
xuất khẩu đƣợc cải thiện thì hộ nghèo sẽ nhận đƣợc sự phân phối GTGTT càng nhiều.
Nếu so sánh GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT giữa các kênh thị trƣờng thì hộ không
nghèo luôn có GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT cao hơn nhiều so với hộ nghèo.
Mức chênh lệch về GTGTT giữa hộ không nghèo cao hơn hộ nghèo khoảng 1.000
đồng/kg và tỷ lệ phân phối GTGTT tƣơng đƣơng 10% ở hầu hết các kênh thị trƣờng.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về GTGT và GTGTT trong hoạt động sản
xuất khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo là do: (i) Đầu vào: Do hạn chế về điều
kiện tài lực nên hộ nghèo lựa chọn các yếu tố đầu vào kém chất lƣợng, đồng thời do
cạnh tác theo thói quen chƣa chú trọng đến phƣơng thức sản xuất khoa học nên gây
16
lãng phí các yếu tố đầu vào, dẫn đến năng suất thấp. (ii) Đầu ra: Điều kiện về vị trí
canh tác kém thuận lợi so với hộ không nghèo, khả năng quyết định trong đàm phán
thấp nên hộ nghèo bán sản phẩm với giá không cao. Các nguyên nhân này đã làm cho
hộ nghèo tạo đƣợc GTGT và nhận đƣợc GTGTT luôn thấp hơn hộ không nghèo.
4.2.5. Giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng của các nhân tác trong
chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Dựa vào bảng 4.7 cho thấy, nông hộ là tác nhân tạo ra GTGT cao nhất với
4.515,67 đồng/kg, tƣơng ứng 30,78% toàn chuỗi. Nhờ hoạt động phân loại, bán buôn
cấp 2 là tác nhân tạo ra GTGT cao thứ hai trong chuỗi với giá trị, với 2.641,70
đồng/kg, tƣơng ứng 18,01% tổng GTGT của chuỗi. Thƣơng lái địa phƣơng là tác
nhân tạo ra GTGT thấp nhất, 503,90 đồng/kg khóm, chỉ chiếm 3,43% GTGT của
chuỗi. Với giá trị của CPTG trong toàn chuỗi cao hơn GTGT đƣợc các tác nhân tạo ra
đã cho thấy rằng, khâu thu gom, thƣơng mại và chế biến của chuỗi giá trị chƣa thực
sự hiệu quả, các tác nhân chƣa có biện pháp nâng cao GTGT bằng cách mở rộng biên
độ giữa chi phí đầu vào và giá bán đầu ra, nhất là khâu chế biến.
Bảng 4.7: Giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng của các nhân tác trong
chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đơn vị: đồng/kg
Khoảng
mục
Nông hộ Thƣng lái
địa phƣơng
Vựa
khóm
Thƣơng lái
đƣờng dài
Doanh
nghiệp
Bán buôn
cấp 1
Bán buôn
cấp 2
Bán lẻ
GB
(1)
5.146,64 5.653,90 6.040,17 6.548,82 9.344,25 6.945,76 9.589,33 11.032,28
CPTG
(2)
630,97 5.150,00 5.306,45 5.085,27 7.388,69 6.040,17 6.947,63 9.082,24
GTGT
(3)
4.515,67 503,90 733,72 1.463,54 1.955,56 905,59 2.641,70 1.950,04
% GTGT
(4)
30,78 3,43 5,00 9,98 13,33 6,1 18,01 13,29
CPTT
(5)
1.419,25 343,74 359,56 548,36 1.475,83 464,14 635,07 365,74
% CPTT
(6)
25,29 6,13 6,41 9,77 26,30 8,27 11,32 6,52
GTGTT
(7)
3.096,42 160,16 374,16 915,18 479,73 441,45 2.006,63 1.584,30
% GTGTT
(8)
34,18 1,77 4,13 10,10 5,30 4,87 22,15 17,49
TCP
(9)
2.050,22 5.493,74 5.666,01 5.633,63 8.864,52 6.504,31 7.582,70 9.447,98
LN/CP
(10)
1,51 0,03 0,07 0,16 0,05 0,07 0,26 0,17
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Ghi chú: (3) = (1) – (2); (4) =(3)/𝛴𝐺𝑇𝐺𝑇; (6) =(5)/𝛴𝐶𝑃𝑇𝑇; (7) = (3) – (5); (8) =(7)/𝛴𝐺𝑇𝐺𝑇𝑇; (9) = (2) +
(5); (10) = (7)/(9)
Ở khía cạnh khác, GTGTT đƣợc tạo ra trong toàn chuỗi và GTGTT mỗi tác
nhân nhận đƣợc tƣơng ứng với hiệu quả sản xuất/kinh doanh của từng tác nhân. Nông
hộ và bán buôn cấp 2 là các tác nhân nhận đƣợc GTGTT và có hiệu quả sản xuất/kinh
doanh cao trong chuỗi. Tổng GTGTT của chuỗi là 9.058,03 đồng/kg khóm, trong đó
GTGTT của nông hộ đóng góp là 3.096,42 đồng, chiếm 34,18%. Nhìn chung,
GTGTT của các tác nhân nhận đƣợc là khả quan. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy,
các tác nhân có GTGTT cao thì sản lƣợng sản xuất/kinh doanh thấp. Chính vì thế, để
xem xét hiệu quả đầu tƣ chính xác hơn thì cần đánh giá thêm 2 tiêu chí là vòng quay
vốn và sản lƣợng thực tế. Vấn đề này sẽ đƣợc phân tích sâu ở nội dung 4.2.6.
4.2.6. So sánh hiệu quả đầu tƣ giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
Dựa vào kết quả phân tích (bảng 4.8) cho thấy, trong tất cả các tác nhân tham
gia chuỗi giá trị, nông hộ là tác nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất, trong đó
hộ không nghèo có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao hơn hộ nghèo gần gấp 2 lần. Với 1
đồng chi phí đầu tƣ, hộ nghèo tạo ra 1,12 đồng lợi nhuận, trong khi hộ không nghèo
tạo ra đƣợc 1,9 đồng lợi nhuận. Trong các tác nhân thƣơng mại, bán buôn cấp 2 là tác
17
nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất. Tuy nhiên, để đánh giá đƣợc chính xác
hiệu quả đầu tƣ sản xuất kinh doanh của từng tác nhân thì cần phải xem xét tỷ suất
sinh lợi/năm và sản lƣợng khóm sản suất/giao dịch trong năm của từng tác nhân.
Theo kết quả tính toán (bảng 4.8), tuy nông hộ là tác nhân tạo ra tỷ suất lợi nhuận/chi
phí cao nhất nhƣng chỉ quay đƣợc một lần đồng vốn trong 1 năm. Trong khi, các tác
nhân khác có số vòng quay vốn lớn hơn nhiều lần so với nông hộ. Hơn nữa, với sản
lƣợng giao dịch rất lớn, các tác nhân thƣơng mại là đối tƣợng hoạt động hiệu quả hơn
so với nông hộ gấp nhiều lần.
Bảng 4.8: Hiệu quả đầu tƣ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đối tƣợng
Tỷ suất lợi
nhuận
Số vòng quay
vốn /năm(1)
Sản lƣợng
(tấn/năm)
Tỷ suất sinh
lời/năm(2)
Nông hộ nghèo 1,12 1 12,18 1,12
Nông hộ không nghèo 1,90 1 30,39 1,90
Thƣơng lái đƣờng dài 0,16 60 2.177,55 9,60
Thƣơng lái địa phƣơng 0,03 75 1.404,12 2,25
Vựa khóm 0,07 92 2.606,99 6,44
Doanh nghiệp 0,05 4 17.807,16 0,20
Bán buôn 1 0,07 84 2.180,42 5,88
Bán buôn 2 0,26 60 113,67 15,60
Bán lẻ 0,17 60 43,56 10,20
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
(1) Số vòng quay vốn/năm = Số ngày hoạt động trong năm/số ngày quay vốn
(2) Tỷ suất sinh lời/năm = Tỷ suất lợi nhuận * Số vòng quay vốn/năm
4.2.7. So sánh giá trị gia tăng sản phẩm khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo
trong chuỗi giá trị
Kết quả kiểm định sự khác biệt về GTGT giữa hộ nghèo và hộ không nghèo
cho thấy, có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về GTGT và GTGTT. GTGT sản
phẩm khóm đƣợc hộ không nghèo tạo ra lớn hơn so với hộ nghèo khoảng 500
đồng/kg và GTGTT của hộ không nghèo nhận đƣợc cao hơn hộ nghèo khoảng 1.000
đồng/kg khóm. Thực tế, nguồn lực sản xuất của hộ nghèo còn nhiều hạn chế. Thiếu
ƣu thế về tài chính làm cho hộ nghèo mất vị thế đàm phán khi mua các yếu tố đầu
vào. Mua chịu vật tƣ nông nghiệp và thanh toán tại những thời điểm khác nhau làm
cho giá sử dụng các yếu tố đầu vào tăng cao. Giá bán đầu ra thấp với chi phí sản xuất
cao là nguyên nhân dẫn đến GTGT tạo ra trên sản phẩm thấp và GTGTT nhận về
cũng thấp hơn.
Bảng 4.9: So sánh giá trị gia tăng sản phẩm khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Hộ nghèo Hộ không
nghèo
Mức ý nghĩa
kiểm định
Levene
*
Mức ý nghĩa
kiểm định t*
Giá bán đồng/kg 4.894,97 5.339,32 0,001 0,000
CPTG đồng/kg 672,12 599,47 0,251 0,068
GTGT đồng/kg 4.222,85 4.739,85 0,040 0,000
CPTT đồng/kg 1.651,39 1.241,53 0,365 0,000
GTGTT đồng/kg 2.571,46 3.498,32 0,073 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014
*Ghi chú: Kết quả kiểm định có độ tin cậy 95%, ứng với mức ý nghĩa α=5%
18
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA
TĂNG SẢN PHẨM KHÓM ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
Để hiểu rõ mức độ tác động của GTGT và GTGTT của sản phẩm khóm đến
thu nhập của 2 nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo. Kết quả phân tích độ nhạy của
GTGT và GTGTT cho thấy, khi tăng GTGT hay GTGTT lên 1%, 5%, 10% hay 20%
thì thu nhập/1000m2 và thu nhập/hộ của hộ không nghèo đều cao hơn hộ nghèo. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rõ tác cộng của việc gia tăng GTGT và GTGTT sẽ làm cho
thu nhập của nông hộ cải thiện rất nhiều. Đối với hộ nghèo, những con số gia tăng
này càng có ý nghĩa đối với cuộc sống còn nhiều khó khăn, còn nhiều thiếu thốn.
Chính vì thế, giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm là rất quan trọng đối với việc
cải thiện thu nhập cho hộ nghèo.
Bảng 4.11: Tác động của giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần sản phẩm khóm đến
thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo Đvt: đồng
Hộ
nghèo
GTGT/kg Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 72.531 362.652 725.304 1.087.955 1.450.607
Thu nhập/hộ 658.842 3.294.211 6.588.421 9.882.632 13.176.842
GTGTT/kg Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 44.167 220.833 441.666 662.499 883.332
Thu nhập/hộ 401.195 2.005.974 4.011.948 6.017.922 8.023.897
Hộ
không
nghèo
GTGT/kg Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 94.590 472.948 945.897 1.418.845 1.891.793
Thu nhập/hộ 1.895.577 9.477.884 18.955.768 28.433.651 37.911.535
GTGTT/kg Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 69.813 349.067 698.133 1.047.199 1.396.266
Thu nhập/hộ 1.399.058 6.995.292 13.990.584 20.985.877 27.981.169
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014
Bảng 4.12: Tác động của phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần sản phẩm
khóm đến thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo Đvt: đồng
Hộ
nghèo
%GTGT Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 112.884 564.418 1.128.837 1.693.255 2.257.674
Thu nhập/hộ 1.059.363 5.296.813 10.593.626 15.890.439 21.187.252
%GTGTT Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 126.379 631.893 1.263.785 1.895.678 2.527.570
Thu nhập/hộ 1.186.006 5.930.028 11.860.056 17.790.084 23.720.111
Hộ
không
nghèo
%GTGT Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 161.568 807.842 1.615.684 2423.526 3.231.368
Thu nhập/hộ 3.242.450 16.212.252 32.424.504 48.636.757 64.849.009
%GTGTT Tăng 1% Tăng 5% Tăng 10% Tăng 15% Tăng 20%
Thu nhập/1000m2 159.577 797.885 1.595.770 2.393.655 3.191.540
Thu nhập/hộ 3.202.486 16.012.431 32.024.863 48.037.294 64.049.725
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014
Ở mỗi kênh thị trƣờng trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm, nông hộ sẽ nhận
đƣợc tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT khác nhau. Sự ảnh hƣởng của phân phối
GTGT và GTGTT đến thu nhập của nông hộ, đặc biệt đối với hộ nghèo là rất quan
trọng. Theo kết quả nghiên cứu, hộ không nghèo luôn nhận đƣợc GTGT và GTGTT
cao hơn hộ nghèo bởi năng suất khóm cũng nhƣ giá bán của hộ không nghèo đều
cao hơn của hộ nghèo. Chính vì thế, mức thu nhập tăng thêm khi tỷ lệ phân phối
GTGT và GTGTT đƣợc cải thiện của hộ không nghèo luôn chênh lệch khá lớn so
19
với hộ nghèo. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là nếu hộ nghèo đƣợc phân phối
GTGT và GTGTT cao hơn thì thu nhập của họ sẽ đƣợc tăng thêm đáng kể. Từ đó,
khả năng thoát nghèo sẽ hiện hữu hơn.
4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG SẢN PHẨM KHÓM GÓP
PHẦN CẢI THIỆN THU NHẬP CHO NÔNG HỘ NGHÈO
4.4.1. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện
thu nhập cho nông hộ nghèo
Các giải pháp nâng cao GTGT góp phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo trồng
khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở khoa học đƣợc hệ thống từ kết
quả phân tích thực trạng và các đợt PRA, các giải pháp đƣợc trình bày nhƣ sau:
Bảng 4.13: Cơ sở đề xuất giải pháp và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm
khóm góp phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo
TT Cơ sở khoa học Giải pháp đề xuất
1 Chất lƣợng giống khóm rất đáng quan
ngại vì không rõ nguồn gốc, ảnh hƣởng
đến năng suất và chất lƣợng trái.
Cải tạo giống khóm, nâng cao
chất lƣợng giống, đảm bảo phẩm
cấp hàng hóa.
2 Sự lãng phí trong quá trình sử dụng các
yếu tố đầu vào, làm giảm giá trị gia tăng,
giảm lợi nhuận của hộ nghèo trồng khóm.
Thay đổi phƣơng thức canh tác
hợp lý, điều chỉnh các yếu tố
nhập lƣợng để nâng cao GTGT.
3 Khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng
còn hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả thị
trƣờng của hộ nghèo trồng khóm.
Nâng cao khả năng tiếp cận thị
trƣờng, tiếp cận chƣơng trình hỗ
trợ phát triển ngành hàng khóm
4 Khả năng tiếp cận TBKT còn hạn chế,
mức độ tiếp cận TBKT ảnh hƣởng đến
hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo.
Nâng cao khả năng tiếp cận
TBKT, thay đổi tƣ duy sản xuất,
ứng dụng các mô hình sản xuất
tiên tiến.
5 Tác động tích cực của vốn tự có (khả
năng tài lực) của hộ nghèo đến hiệu quả
sản xuất, ảnh hƣởng đến GTGT và
GTGTT của hộ nghèo trồng khóm.
Thành lập tổ hợp tác tín dụng,
nâng cao khả năng hỗ trợ tài lực
cho hộ nghèo trồng khóm.
6 Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị còn hạn chế, thị trƣờng đầu ra của
hộ nghèo không ổn định, ảnh hƣởng đến
sự phát triển của ngành hàng khóm.
Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt
mô hình liên kết 4 nhà nhằm ổn
định thị trƣờng đầu ra cho hộ
nghèo trồng khóm.
Nguồn: Tác giả đề xuất
Các giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho
nông hộ nghèo đƣợc diễn giải chi tiết nhƣ sau:
Thứ nhất, cải tạo giống khóm, nâng cao chất lượng giống, đảm bảo phẩm cấp
hàng hóa: Chất lƣợng giống ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng trái
khóm. Trong điều kiện chƣa có đơn vị cung cấp giống khóm đạt chất lƣợng, hộ nghèo
nên chủ động cải tạo giống của ruộng khóm thông qua các hoạt động nhƣ sau: Thứ
nhất, hộ nghèo không nên sử dụng vòng đời cây khóm vƣợt quá thời gian cho phép,
điều này sẽ làm giảm chất lƣợng trái, thời gian lƣu vụ khóm không nên kéo dài quá 3
năm. Thứ hai, hộ nghèo cần chủ động tiếp cận với các khuyến nông viên cấp cơ sở để
nắm bắt thông tin, qui trình nhận hỗ trợ của các dự án hỗ trợ giống của địa phƣơng.
Thứ ba, hộ nghèo cần chủ động tạo nguồn giống đạt chất lƣợng theo sự hƣớng dẫn
đúng qui trình kỹ thuật ƣơm tạo giống.
20
Thứ hai, thay đổi phương thức canh tác hợp lý, điều chỉnh các yếu tố nhập
lượng để nâng cao GTGT sản phẩm:
Trong ngắn hạn, khi các nguồn lực sản xuất chƣa đƣợc cải thiện, giải pháp
trƣớc mắt để hộ nghèo trồng khóm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận là tiết giảm các
yếu tố đầu vào. Các thông số hiệu chỉnh đƣợc đề xuất từ mô hình phân tích DEA
đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây.
Bảng 4.14: Đề xuất lƣợng điều chỉnh các yếu tố đầu vào của hộ nghèo
Nhập lƣợng đầu vào Thực tế sử dụng Lãng phí Điều chỉnh nhập lƣợng (%)
Giống (cây/1000 m2) 2.847,56 83,60 -2,94
Phân bón (kg/1000 m
2
) 87,80 14,00 -15,95
Thuốc BVTV (lít/1000 m2) 78,43 32,64 -41,62
Khí đá (kg/1000 m2) 0,57 0,14 -24,56
Nhiên liệu (lít/1000 m2) 2,65 0,68 -25,66
Lao động thuê (ngày/1000 m2) 2,00 0,18 -9,00
Lao động gia đình (ngày/1000 m2) 12,32 1,71 -13,88
Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014
Bên cạnh đó, hộ nghèo cần chú trọng về chất lƣợng của các nguyên vật liệu đầu
vào nhƣ phân bón, thuốc BVTV, Tức là giảm lƣợng nhƣng phải lựa chọn những vật
tƣ nông nghiệp chất lƣợng và phân phối hợp lý để có thể đảm bảo chất lƣợng khóm.
Thứ ba, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận các chương
trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm: Khả năng tiếp cận thị trƣờng ảnh hƣởng
trực tiếp đến hiệu quả thị trƣờng của hộ nghèo trồng khóm, hộ nghèo cần quan tâm
thực hiện các nội dung sau đây để cải thiện khả năng tiếp cận thị trƣờng: Thứ nhất, tổ
chức liên kết sản xuất theo liên kết ngang. Nếu tăng cƣờng liên kết ngang theo hình
thức tổ hợp tác thì hộ nghèo sẽ đƣợc chia sẻ kinh nghiệm, thông tin thị trƣờng và chính
sách hỗ trợ. Thứ hai, hộ nghèo cần chủ động tham gia các hội đoàn thể để thu thập
thông tin, chính sách của địa phƣơng. Thứ ba, tích cực tham gia các chƣơng trình tập
huấn, chủ động nắm bắt thông tin thị trƣờng thông qua các buổi hội thảo.
Thứ tư, nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tư duy sản xuất,
ứng dụng các mô hình sản xuất tiên tiến: Về lâu dài, để có thể nâng cao hiệu quả sản
xuất thiết nghĩ hộ nghèo cần chú trọng đến việc nâng cao kỹ thuật canh tác khóm. Kết
quả nghiên cứu đã cho thấy rằng những nông hộ có tiếp cận tiến bộ kỹ thuật đã tạo
đƣợc sự khác biệt về năng suất và lợi nhuận trồng khóm tốt hơn. Hệ thống khuyến
nông địa phƣơng thƣờng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng khóm, tuy nhiên do
nông hộ nghèo phải dành thời gian để làm thuê kiếm thêm thu nhập nên ít có điều kiện
tham gia. Mặt khác, hộ nghèo thƣờng chú trọng những lợi ích trƣớc mắt, chỉ tham gia
các lớp tập huấn đƣợc khuyến khích tham dự bằng vật chất. Chính vì vậy, ở góc độ cá
nhân, hộ nghèo nên dành thời gian để tích lũy thêm kiến thức sản xuất và học hỏi thêm
kinh nghiệm từ những nông hộ ứng dụng tốt các quy trình kỹ thuật. Về phía chính
quyền địa phƣơng, trong công tác tổ chức tập huấn cần chú trọng đến các yếu tố về
thời gian, đồng thời phân công cán bộ có sự nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ hộ nghèo. Hơn
nữa, các lớp tập huấn nên đƣợc triển khai trực tiếp tại ruộng của hộ nghèo để họ có thể
tiếp nhận một cách chủ động và dễ áp dụng hơn.
Thứ năm, thành lập tổ hợp tác tín dụng, nâng cao khả năng hỗ trợ tài lực cho
hộ nghèo trồng khóm: Nhằm giúp hộ nghèo cải thiện ƣu thế về tài chính cũng nhƣ vị
thế trong quá trình mua các yếu tố đầu vào trong sản xuất, nhất là vật tƣ nông nghiệp, “tổ
21
hợp tác tín dụng” là giải pháp nên đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và khuyến
khích. Nguồn vốn nên đƣợc kết hợp từ hai nguồn: hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc thông
qua các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo hay của các tổ chức phi chính phủ và nguồn
vốn huy động từ các cá nhân có vốn nhàn rỗi. Tổ hợp tác tín dụng sẽ cho nông hộ nghèo
vay tiền để mua các yếu tố đầu vào với lãi suất thấp. Tổ hợp tác tín dụng nên đƣợc tổ
chức bài bản, minh bạch và ƣu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo trồng khóm.
Thứ sáu, xây dựng, tổ chức thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà nhằm ổn định
thị trường đầu ra cho hộ nghèo trồng khóm: Trong mô hình 4 nhà, chính quyền địa
phƣơng giữ vai trò là ngƣời điều phối, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đề ra những chủ
trƣơng thích hợp và đứng ra giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực
hiện, đồng thời tạo điều kiện cho các thành viên khác trong mô hình tham gia một cách
có hiệu quả nhất. Vai trò của nhà khoa học là nghiên cứu các giống mới có năng suất
cao, ít sâu hại, tăng trƣởng tốt. Chuyển giao qui trình sản xuất khóm chất lƣợng cao
cho nông hộ nghèo, đồng thời thƣờng xuyên tập huấn cách thức tổ chức quản lý đồng
ruộng, quản lý tổ nhóm hợp tác. Doanh nghiệp chế biến giữ vai trò quan trọng trong
nâng cao giá trị sản phẩm khóm thông qua chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, là tác
nhân thực hiện các hợp đồng bao tiêu đảm bảo đầu ra cho hộ nghèo. Hộ nghèo trồng
khóm là tác nhân quan trọng nhất của mô hình ở khâu sản xuất. Để hoạt động sản xuất
của hộ nghèo đƣợc vận hành tốt, các yếu tố về vốn, kỹ thuật, thị trƣờng phải đƣợc đảm
bảo. Trong mô hình này, cần đặc biệt quan tâm đến vai trò “nhạc trƣởng” của HTX
trong kết nối 4 nhà, HTX cần thể hiện vai trò cầu nối giữa nông hộ và thị trƣờng thông
qua các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, cầu nối giữa nhà khoa học với nông hộ
thông qua các buổi hội thảo chuyển giao TBKT, cầu nối giữa nhà nƣớc và nông hộ
trong hỗ trợ tài chính, hỗ trợ giống và triển khai TBKT vào sản xuất khóm, cầu nối
giữa nông hộ và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động bao tiêu sản phẩm.
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Hình 4.2: Mô hình liên kết 4 nhà đảm bảo thị trƣờng đầu ra
NHÀ
NƢỚC
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
NHÀ NGHIÊN CỨU
NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM
Thiếu vốn, thông tin, giống khoa
học kỹ thuật,
Hợp tác xã, tổ hợp tác
Quản lý và phân xử.
Qui hoạch vùng nguyên liệu.
Chính sách khuyến khích thực hiện tốt hợp
đồng.
Mở rộng dịch vụ
Thông tin thị trƣờng
Chính sách hỗ trợ
Cung cấp tài trợ
Dự án nghiên cứu
Chuyển đổi công nghệ (Giống mới, qui trình sản
xuất, tổ chức quản lý, thông tin)
Cung cấp tín dụng và VTNN
Hỗ trợ chuyên môn và quản lý
Thu mua sản phẩm
Thông tin
Tài trợ
22
4.4.2. Chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần nâng cao
GTGT sản phẩm khóm
Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với ghi nhận từ các đợt PRA, các điểm nghẽn của
chuỗi giá trị sản phẩm khóm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu đƣợc tổng hợp sau đây:
Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả, 2014
Hình 4.3: Những điểm nghẽn trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Các điểm nghẽn của chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc thể
hiện rõ trong phân tích điểm yếu và thách thức của chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, những
điểm mạnh và thời cơ cũng đƣợc phân tích, đánh giá nhằm xây dựng cơ sở cho việc
hình thành các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị mang tính thực tiễn. Thông qua phân
tích ma trận SWOT, các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần
nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm đƣợc đề xuất nhƣ sau:
Thứ nhất, chiến lược tăng năng suất và nâng cao chất lượng
Nông hộ trồng khóm tại Tiền Giang chủ yếu sử dụng nguồn giống không đạt
chất lƣợng, không rõ nguồn gốc và sử dụng từ vụ này sang vụ khác. Vì vậy, chất lƣợng
trái không đồng đều và không đạt tiêu chuẩn. Để nâng cao chất lƣợng, tăng năng suất,
nông hộ nên sử dụng nguồn giống đạt chất lƣợng, có xác nhận nguồn gốc. Để làm
đƣợc điều này, các đơn vị nghiên cứu, lai tạo giống mới nhƣ Viện Nghiên cứu Cây ăn
quả Tiền Giang, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cần có sự “vào cuộc”
mạnh mẽ hơn. Sau khi có đƣợc nguồn giống đạt chất lƣợng thì các cơ quan này nên tạo
điều kiện để nông hộ có thể tiếp cận đƣợc nguồn cây giống một cách dễ dàng và nhanh
chóng, đảm bảo cho các nông hộ có nhu cầu đều có đƣợc cây giống khóm chất lƣợng.
Bên cạnh đó, cần có sự hƣớng dẫn về mặt kỹ thuật cho nông hộ rõ ràng, để họ biết
đƣợc kỹ thuật trồng hợp lý, đúng quy trình. Riêng đối với các hộ cung cấp cây giống
thật sự muốn gắn bó với cây khóm, thì họ có thể nhờ các cơ quan hữu quan, để chứng
nhận hay kiểm định nguồn cây giống. Việc làm này có thể giúp nông hộ tiếp cận đƣợc
nguồn cây giống chất lƣợng và đem lại hiệu quả cả về năng suất và chất lƣợng khóm.
Thứ hai, chiến lược nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động HTX
Hiện nay, tại vùng nguyên liệu khóm chỉ có một HTX cung cấp dịch vụ nông
nghiệp, đó là HTX Quyết Thắng. HTX chƣa bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông hộ,
việc quản lý và hoạt động của HTX chƣa hiệu quả. Vì vậy cần phải cơ cấu, tổ chức
lại HTX, năng cao vai trò của HTX đối với nông hộ trồng khóm. Vấn đề này đặt ra
yêu cầu cho chính quyền địa phƣơng phải chọn đƣợc những ngƣời lãnh đạo HTX có
năng lực chuyên môn, có tƣ duy chiến lƣợc và có tâm huyết với lợi ích cộng đồng.
Ban giám đốc HTX nên chủ động năng cao năng lực lãnh đạo và tiếp cận thị trƣờng
thông gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn, chủ động tranh thủ nguồn hỗ trợ từ
Đầu vào Sản xuất Chế biến Thƣơng mại Tiêu dùng
- Chất lƣợng giống
thấp, bị thoái hóa;
- Chi phí lao động
cao;
- Đất bạc màu.
- Kỹ thuật canh tác kém;
- Hạn chế về nguồn tài lực;
- Hạn chế tiếp cận thông
tin thị trƣờng;
- Tỷ lệ hao hụt cao
- Công nghệ chế biến
còn lạc hậu;
- Sản phẩm kém đa dạng;
- Thị trƣờng không ổn định
- Tỷ lệ hao hụt cao;
- Phân loại phẩm cấp
chƣa đồng nhất;
- Mức độ liên kết kém
23
ngành nông nghiệp và huy động hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng. Điều mong muốn
lớn nhất của nông hộ là có đƣợc thị trƣờng đầu ra ổn định. Vì thế, HTX cần tìm đầu
ra ổn định bằng cách ký kết hợp đồng dài hạn với chợ đầu mối hay các siêu thị cũng
nhƣ công ty chế biến. Đồng thời, HTX Quyết Thắng đã đƣợc trang bị nhà sơ chế
đóng gói, HTX nên tận dụng tối đa công suất của nhà sơ chế để nâng cao GTGT cho
sản phẩm khóm. Nông hộ thấy đƣợc hiệu quả của HTX mang lại sẽ tích cực tham
gia các hoạt động của HTX nhiều hơn, làm cho hợp tác xã năng động hơn.
Thứ ba, chiến lược tái cấu trúc hệ thống phân phối, mở rộng thị trường
Để cấu trúc lại hệ thống phân phối hiệu quả, cần sắp xếp lại hoạt động của các
tác nhân, cũng nhƣ giảm bớt một số tác nhân trung gian không hiệu quả. Đồng thời, để
mở rộng thị trƣờng, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cần tập trung khai thác thị
trƣờng miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Đối với thị trƣờng xuất khẩu, cần quan tâm
đến các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, EU với các sản phẩm khóm
chế biến và sản phẩm khóm trái với các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ - Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Tiền Giang và Công ty Cổ
phần Rau quả Tiền Giang giữ vai trò trọng tâm trong chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng.
Bên cạnh chiến lƣợc xuất khẩu các sản phẩm khóm chế biến truyền thống, cần nghiên
cứu công nghệ bảo quản khóm tƣơi, đảm bảo tiêu chuẩn khóm tƣơi cho các thị trƣờng
khó tính nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hệ thống phân phối các
sản phẩm khóm trái và chế biến vào các kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống siêu
thị và shop trái cây tƣơi. Hiện nay, sản phẩm khóm qua chế biến chƣa đƣợc nhiều
ngƣời tiêu dùng nội địa biết đến, vì vậy cần có một chiến lƣợc phân phối sản phẩm chế
biến hợp lý nhằm góp phần nâng cao thƣơng hiệu khóm Tân Lập tại thị trƣờng nội địa.
Thứ tư, chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm
Trên thị trƣờng hiện nay chƣa có nhiều sản phẩm đƣợc chế biến từ khóm, GTGT
các sản phẩm chế biến mang lại khá cao nên cần đƣợc đầu tƣ, chú trọng hơn. Chính vì
thế cần có chiến lƣợc để phát triển các sản phẩm chế biến hay đa dạng hóa các sản
phẩm từ khóm. Đầu tiên, các doanh nghiệp chế biến cần nghiên cứu giải pháp đảm bảo
nguồn cung nguyên liệu khóm cho doanh nghiệp thông qua hình thức bao tiêu, kế đến
doanh nghiệp cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm, chẳng hạn nhƣ
kẹo khóm, bánh khóm, rƣợu khóm,. Song song đó, khâu thiết kế bao bì vừa bảo vệ
môi trƣờng vừa để lại ấn tƣợng đẹp đối với khách hàng vừa đảm bảo chi phí thấp là
vấn đề cần đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp chú trọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến
cần phối hợp với các tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm chế biến,
hạ thấp giá thành sản phẩm, tận dụng tối đa phụ phẩm để nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Thứ năm, chiến lược khai thác và nâng cao nguồn lực sản xuất của nông hộ
Với những điểm mạnh trong quá trình sản xuất khóm của nông hộ: những nông
hộ tiên phong và tâm huyết với quy trình sản xuất khóm đạt tiêu chuẩn GAP, mô hình
nhà sơ chế đóng gói khóm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại vùng nguyên liệu, cần phải có
chiến lƣợc tận dụng những lợi thế này để đối mặt với những thách thức của thị
trƣờng, nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của các nƣớc trong khu vực. Nâng cao trình
độ sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lƣợng, phù
hợp tiêu chuẩn xuất khẩu để thâm nhập các thị trƣờng khó tính là việc làm hết sức
quan trọng. Để làm đƣợc điều đó, chiến lƣợc này phải tập trung khai thác các nguồn
lực sẵn có của nông hộ nhƣ: sử dụng hợp lý nguồn lực lao động gia đình, kết hợp
24
hiệu quả giữa kinh nghiệm sản xuất và kỹ thuật sản xuất tiên tiến (tiêu chuẩn GAP),
sử dụng hiệu quả hoạt động nhà sơ chế đóng gói khóm.
Thứ sáu, chiến lược nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn
Nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động thu mua khóm đƣợc diễn ra thuận lợi
và giảm bớt “chi phí trung chuyển” cho ngƣời dân, giúp nông hộ có thể tiếp cận thị
trƣờng dễ dàng thì việc nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn là điều rất cần thiết. Đối
với những kết cấu hạ tầng đã xuống cấp thì cần nâng cấp, duy tu lại nhƣ sửa chữa
đƣờng xá, cầu cống, nạo vét kênh mƣơng. Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống giao
thông thủy lợi để phát hiện kịp thời những hƣ hỏng và có thể phƣơng án sửa chữa.
Chính quyền địa phƣơng cần khuyến khích phƣơng án hợp tác công tƣ (PPP) trong
các chƣơng trình phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn là rất quan trọng, nhằm tranh
thủ nguồn lực của tất cả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đồng thời nâng cao tinh
thần kiểm tra, giám sát, bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn cho ngƣời dân.
Thứ bảy, chiến lược nâng cao hệ thống dự báo thị trường và dịch bệnh
Nhằm giúp nông hộ nắm bắt đƣợc các thông tin nhanh chóng để có kế hoạch
sản xuất kịp thời thì cần nâng cao hoạt động dự báo thị trƣờng. Hiện nay, các hoạt
động nghiên cứu thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nâng cao các hoạt động
nghiên cứu thị trƣờng sẽ giúp nông hộ tránh đƣợc những rủi ro thị trƣờng. Bên cạnh
đó, nông hộ chƣa nhận biết rõ đƣợc tình hình sâu bệnh và dịch hại, vì vậy cần phải
hƣớng dẫn cho nông hộ nhận biết đƣợc loại sâu bệnh, dịch hại và cách phòng tránh.
Tiền Giang có vùng nguyên liệu khóm lớn nhất cả nƣớc, chính vì thế ngành nông
nghiệp cần phối hợp với các đơn vị hữu quan để thực hiện các chƣơng trình truyền
thông đại chúng về thị trƣờng trái cây, đặc biệt là khóm, hay các nghiên cứu thống kê
về tình hình diễn biến giá cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, cũng nhƣ tình hình
dịch hại để nông hộ có thể ứng phó với các rủi ro một cách tốt nhất.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đã giải quyết đƣợc các mục tiêu đề ra, các
kết luận chính theo từng mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Sự lãng phí trong sử dụng các nguồn lực đầu vào của hộ nghèo trong quá trình
sản xuất khóm là rất lớn từ đó dẫn đến hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử
dụng chi phí của hộ nghèo khá thấp. Tuy nhiên, khả năng tăng hiệu quả theo qui mô
của hộ nghèo trồng khóm vẫn còn khá cao.
- Chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang có 5 kênh thị trƣờng chính.
Trong 5 kênh này nông hộ bán khóm chủ yếu cho thƣơng lái đƣờng dài. Sản phẩm
khóm trái đi từ nông hộ qua các tác nhân và đến tay ngƣời tiêu dùng nội địa chiếm
71,29% tổng sản lƣợng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Hầu hết các tác nhân tham gia chuỗi
giá trị đều có hiệu quả đầu tƣ khả quan.
- Nông hộ là tác nhân tạo ra GTGT cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm,
kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và doanh nghiệp. Tuỳ vào từng kênh thị trƣờng mà
sự phân phối GTGTT giữa các tác nhân có sự khác nhau. Tuy nhiên, ở hầu hết các
kênh thị trƣờng chính, nông hộ trồng khóm luôn là tác nhân nhận đƣợc sự phân phối
GTGTT cao, kế đến là tác nhân bán buôn cấp 2 và bán lẻ.
25
- Trong tất cả các tiêu chí về giá bán, GTGT, GTGTT, tỷ lệ phân phối GTGT và
tỷ lệ phân phối GTGTT trong chuỗi, nhóm hộ không nghèo đều thể hiện tính hiệu quả
tốt hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo.
- GTGT và GTGTT đƣợc tạo ra từ sản phẩm khóm tác động rất lớn đến sự thay
đổi thu nhập của hộ nghèo trồng khóm. Tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT ảnh
hƣởng tích cực đến thu nhập của hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Trong đó,
mức ảnh hƣởng của tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT đến hộ không nghèo cao hơn
hộ nghèo trồng khóm.
- Bảy chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần nâng cao GTGT
cho sản phẩm khóm đƣợc đề xuất, bao gồm: (i) Chiến lƣợc tăng năng suất và nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, (ii) Chiến lƣợc nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động
HTX, (iii) Chiến lƣợc tái cấu trúc hệ thống phân phối, mở rộng thị trƣờng, (iv) Chiến
lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm, (v) Chiến lƣợc khai thác và nâng cao
nguồn lực sản xuất của nông hộ, (vi) Chiến lƣợc nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn,
(vii) Chiến lƣợc nâng cao hệ thống dự báo thị trƣờng và dịch bệnh.
- Sáu giải pháp đƣợc đề xuất nhằm nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải
thiện thu nhập cho hộ nghèo, bao gồm: (i) Cải tạo giống khóm, nâng cao chất lƣợng
giống, đảm bảo phẩm cấp hàng hóa, (ii) Thay đổi phƣơng thức canh tác hợp lý, điều
chỉnh các yếu tố nhập lƣợng để nâng cao GTGT sản phẩm, (iii) Nâng cao khả năng tiếp
cận thông tin thị trƣờng, tiếp cận các chƣơng trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm,
(iv) Nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tƣ duy sản xuất, vận dụng
các mô hình sản xuất tiên tiến, (v) Thành lập tổ hợp tác tín dụng, nâng cao khả năng hỗ
trợ tài lực cho hộ nghèo trồng khóm, (vi) Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt mô hình liên
kết 4 nhà nhằm ổn định thị trƣờng đầu ra cho hộ nghèo trồng khóm.
DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2014. Khả năng tiếp cận thị trƣờng của nông
hộ trồng khóm ở huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Đại học
Cần Thơ, số 35d, trang 24-33.
2. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2015. Hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ
ở huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 36d,
trang 1-9.
3. Nguyễn Quốc Nghi, 2015. Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ nghèo trồng
khóm ở huyện Tân Phƣớc, tỉnh Tiền Giang: Tiếp cận theo ƣớc lƣợng hàm lợi
nhuận biên ngẫu nhiên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6 (2015),
trang 16-22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtatla_vi_8223_5358.pdf