Nội dung của Luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ thêm về khái niệm, vị trí của đào tạo nghề trong
hệ thống giáo dục quốc dân và vai trò của đào tạo nghề trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội; phát triển và bổ sung thêm lý luận nhằm làm rõ khái niệm, nội dung
của đào tạo nghề chất lượng cao; giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng
cao, gồm khái niệm và nội dung chủ yếu của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề
chất lượng cao.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích và tổng kết kinh nghiệm về giải pháp tài chính
cho đào tạo nghề chất lượng cao của một số quốc gia trên thế giới và rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng giải pháp tài chính
cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam bao gồm đánh giá tổng quan về đào
tạo nghề ở Việt Nam; chỉ ra được những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân
hạn chế của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao từ trong giai đoạn 2007-2014.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữa các nền kinh tế.
Hơn nữa lao động (vốn con người) được hình thành và phát triển thông qua
đào tạo và tích lũy trong sản xuất. Như vậy, chất lượng đào tạo càng tốt thì vốn con
người càng cao, do đó lại càng tác động tới tăng trưởng kinh tế.
1.1.3.2. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
Đào tạo nghề là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thể hiện ở các nội dung sau:
- Một là, nhân lực chất lượng cao thể hiện năng lực thực hiện của con người
mà năng lực này chỉ có thể có được thông qua đào tạo và từ tích lũy kinh nghiệm
trong lao động sản xuất, ngay trong việc tích lũy kinh nghiệm cũng dựa trên sự chỉ
dẫn, là một hình thức đào tạo nghề (cầm tay chỉ việc).
- Hai là, với tính cạnh tranh trong thị trường lao động, người lao động qua đào
tạo chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn lao động phổ thông. Đây chính là động
lực để con người đầu tư vào giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề đồng thời có đã tác
động tích cực trở lại làm cho chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
- Ba là, xuất phát từ yêu cầu phát triển nền kinh tế, mỗi quốc gia đều cần có lực
lượng lao động có kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để làm chủ công nghệ. Quá trình
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa dài hay ngắn phụ thuộc vào năng lực của đội
ngũ lao động kỹ thuật này. Như vậy mỗi Chính phủ đều phải tập trung đầu tư cho đào
tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đào tạo nghề, ngoài các vai trò trên còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh
vực chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói
giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội Vì vậy, đào tạo nghề đã hoàn thiện con người để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động qua đó tác động trực
tiếp và ổn định tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO
1.2.1. Khái niệm và nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề chất lượng cao
1.2.1.1. Khái niệm
Luận án đưa ra một số quan điểm về đào tạo nghề chất lượng cao và cho rằng
đào tạo nghề chất lượng cao có thể được hiểu là quá trình đào tạo cho các đối tượng
người học có nhu cầu học tập để sau khi được đào tạo, các cá nhân có đủ những năng
lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực giải quyết vấn đề) với nội dung, phương
thức tổ chức đào tạo được thiết kế theo yêu cầu nhằm đáp ứng các chuẩn đầu ra
tương ứng với từng cấp trình độ đào tạo của từng nghề.
6
1.2.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề chất lượng cao
a. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
b. Chương trình, giáo trình dạy nghề
c. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
d. Tiêu chuẩn đầu vào của người học
e. Các chính sách của Nhà nước
Ngoài ra phương pháp đào tạo và việc quản lý đào tạo cũng là những nhân tố
ảnh hưởng đến đào tạo nghề chất lượng cao.
1.2.2. Hệ thống tiêu chí xác định đào tạo nghề chất lượng cao
Nghiên cứu các tiêu chí xác định đào tạo nghề chất lượng cao, tác giả nghiên
cứu các quan điểm và cách tiếp cận về chất lượng đào tạo nghề và các điều kiện đảm
bảo chất lượng. Theo đó, hệ thống tiêu chí xác định đào tạo nghề chất lượng cao
gồm: Tiêu chí về học sinh, sinh viên (gồm cả trình độ đầu vào và trình độ sau đào
tạo); Tiêu chí về giáo viên, giảng viên; Tiêu chí về chương trình, giáo trình và tiêu chí
về cơ sở vật chất và quản trị nhà trường.
1.3. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ
CHẤT LƯỢNG CAO
1.3.1. Khái niệm giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao
"Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao" được hiểu là tổng thể
các chính sách tài chính của nhà nước với hệ thống các công cụ, biện pháp được
thiết lập để quản lý các nguồn lực tài chính được hình thành, tạo lập, phân phối sử
dụng cho đào tạo nghề nhằm mục tiêu đào tạo nghề chất lượng cao.
1.3.2. Nội dung chủ yếu của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất
lượng cao
1.3.2.1. Giải pháp về huy động nguồn lực tài chính
Tác giả đã nêu ra các nguồn lực tài chính có thể huy động và vai trò của từng
nguồn đối với đào tạo nghề chất lượng cao, gồm Nguồn NSNN; Nguồn thu từ hoạt
động sự nghiệp của các CSDN và đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
1.3.2.2. Giải pháp về đầu tư, sử dụng nguồn lực tài chính
Việc đầu tư, sử dụng nguồn lực tài chính dạy nghề có thể được chia làm 03 nội
dung: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi CTMTQG.
Với mỗi thời kỳ nhất định sẽ có giải pháp tài chính phù hợp. Các giải pháp tài
chính thường được thực hiện đối với các chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực
đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề chất lượng cao bao gồm:
(1) Đầu tư nâng cao năng lực cho các cơ sở dạy nghề trọng điểm.
(2) Đầu tư tập trung cho các nghề trọng điểm
7
(3) Thí điểm đặt hàng đào tạo nghề theo kết quả đầu ra
(4) Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ
quản lý đào tạo nghề ở các nước tiên tiến và thực hiện đào tạo thí điểm các nghề
trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế.
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP
TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về giải pháp tài chính cho đào tạo nghề ở
một số nước ; rút ra một số bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo như sau:
- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nguồn lực cho đào tạo nghề;
- Thứ hai, tăng cường quyền tự chủ cho các CSDN công lập;
- Thứ ba, thực hiện có lộ trình xóa bỏ việc Nhà nước bao cấp qua giá, phí
dịch vụ cho tất cả các đối tượng. Chi phí đào tạo phải được tính đúng, tính đủ trên
cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật;
- Thứ tư, chuyển đổi hình thức đầu tư từ chiều rộng, sang chiều sâu.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT
LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề
Mô hình phân cấp quản lý dạy nghề ở Việt Nam như sau:
Hình 2.1: Mô hình phân cấp quản lý dạy nghề ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Dạy nghề
8
2.1.2. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề
Bảng 2.1: Hệ thống cơ sở dạy nghề chia theo tỉnh/thành phố
(tính đến ngày 31/12/2014)
Trường Cao đẳng nghề Trường trung nghề Trung tâm đào tạo nghề
Loại hình Loại hình Loại hình
TT
Tên tỉnh,
thành phố Tổng
số Công
lập
Tư
thục
Vốn đầu
tư nước
ngoài
Tổng
số Công
lập
Tư
thục
Vốn
đầu tư
nước
ngoài
Tổng
số Công
lập
Tư
thục
Vốn
đầu tư
nước
ngoài
I
Trung du miền núi
phía Bắc
21 19 2 32 17 15 202 161 41
II Đồng bằng sông Hồng 68 47 20 1 99 53 46 237 134 103
III
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung
37 26 11 63 49 14 237 169 68
IV Tây Nguyên 5 5 0 11 7 4 72 47 25
V Đông Nam Bộ 28 19 9 48 30 18 122 48 74
VI
Đồng bằng sông Cửu
Long
14 11 3 37 33 4 126 92 34
Tổng 173 127 45 1 290 189 101 996 651 345
Nguồn: Tổng cục Dạy nghề
2.1.3. Quy mô đào tạo nghề
Bảng 2.2: Quy mô tuyển sinh giai đoạn 2007-2014
Đơn vị tính: người
Tuyển sinh
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Tổng số 1.436.500 1.538.064 1.707.600 1.745.527 1.773.491 1.492.579 1.732.016 2.023.285
% tăng hàng năm 7,07 11,02 2,22 1,60 -15,84 16,04 16,82
- CĐN 29.500 56.260 89.000 96.570 79.737 84.151 87.887 87.988
% tăng hàng năm 90,71 58,19 8,51 -17,43 5,54 4,44 0,11
- TCN 276.000 201.740 198.600 180.509 141.629 129.189 128.229 132.605
% tăng hàng năm -26,91 -1,56 -9,11 -21,54 -8,78 -0,74 3,41
- SCN 1.131.000 1.280.000 1.420.000 1.468.448 1.552.125 1.279.239 1.515.900 1.802.692
Nguồn: Tổng cục Dạy nghề
Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề nhất là quy mô tuyển sinh đào tạo nghề
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường
lao động.
2.1.4. Chất lượng đào tạo nghề
2.1.4.1. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề
Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề đã có sự phát triển đáng kể về số lượng. Chất
lượng của đội ngũ giáo viên đào tạo nghề về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đảm bảo
chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển
toàn diện của sự nghiệp đào tạo nghề, đặc biệt là yêu cầu đối với giáo viên đào tạo các
nghề trọng điểm được chuyển giao từ các nước tiên tiến thì còn nhiều vấn đề bất cập.
9
Đại bộ phận cán bộ quản lý chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, thiếu tính
năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường. Vì vậy, nhìn chung năng lực tổ chức,
quản lý đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý trong các trường đào tạo nghề, trung tâm
đào tạo nghề còn bất cập so với yêu cầu đặt ra.
2.1.4.2. Chương trình, giáo trình đào tạo nghề
Chương trình đã được xây dựng theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến
trên thế giới - phương pháp phân tích nghề DACUM. Các chương trình lựa chọn hình
thức kết hợp giữa môn học và mô-đun. Đây là hình thức vừa thể hiện được tính hiện
đại của thế giới lại vừa phù hợp với thực tế và yêu cầu của Việt Nam.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định kể trên nhưng chương trình, giáo
trình đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: chưa được cập nhật thường
xuyên, việc tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi chương trình
chưa còn hạn chế...
2.1.4.3. Cơ sở vật chất
Trang thiết bị cho dạy và học nghề của nhiều nghề, trường đào tạo nghề còn
thiếu về số lượng và lạc hậu về chất lượng, nhất là các trường của địa phương. Chỉ
một số ít nghề ở một số trường có dự án đầu tư vốn ODA và các trường được đầu tư
tập trung từ dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” và Dự án “Đổi mới và phát
triển đào tạo nghề” thì trang thiết bị đã được cải thiện, trong đó có một số nghề có
thiết bị khá hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện đáng kể nên chất lượng đào
tạo nghề đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ của thị trường lao
động, một bộ phận đã đủ sức thay thế lao động nước ngoài trong một số dây chuyền
sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến. Học sinh tốt nghiệp đạt trên 96% (trong đó khá
giỏi trên 32%), khoảng 70% học sinh sau tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tự tạo
việc làm; ở một số nghề, tại một số cơ sở đào tạo nghề thuộc doanh nghiệp tỷ lệ này
đạt trên 90%.
2.1.5. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động đào
tạo nghề
2.1.5.1. Hạn chế
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã phát triển nhưng chưa đều (giữa các vùng, các
ngành, địa phương) và chưa đáp ứng được yêu cầu:
+ Số lượng trường dạy nghề tuy đã phát triển mạnh nhưng chậm hình thành
được các trường chất lượng cao, có trình độ tiếp cận với trình độ đào tạo của các
nước tiên tiến trong khu vực;
+ Năng lực đào tạo tại một số cơ sở còn hạn chế; trong cùng một địa phương
có nhiều trường đào tạo cùng ngành nghề dẫn tới công tác tuyển sinh khó khăn và
đầu tư kém hiệu quả.
10
- Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề hàng năm tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nhất là lao động kỹ thuật có tay nghề cao
cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực. Hơn nữa, quy mô đào tạo nghề
chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề để lập nghiệp của người lao động và góp phần
phân luồng sau trung học cơ sở; quy mô đào tạo nghề trình độ cao trong một số
ngành nghề sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến còn nhỏ bé (hiện chiếm 15%).
- Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế do những điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được đầu tư, phát triển
một cách đồng bộ:
+ Giáo viên tăng chưa phù hợp với phát triển quy mô, chưa đồng bộ và tỷ lệ
đạt chuẩn mới đạt 70% đặc biệt là còn nhiều hạn chế về chất lượng.
+ Chương trình đào tạo nghề chưa thường xuyên được cập nhật, bổ sung, sửa
đổi cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ mới.
+ Cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở đào tạo nghề trong những năm qua tuy đã
được quan tâm đầu tư nhưng cũng chỉ mới cải thiện được một bước.
- Đào tạo nghề vẫn chưa gắn chặt với thị trường lao động: Mặc dù các cơ sở
đào tạo nghề đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao
động nhưng thực tế cho thấy cơ cấu ngành nghề đào tạo lao động có kỹ thuật vẫn
chưa thực sự gắn với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động.
- Chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề. Việc
tham gia của doanh nghiệp vừa chia sẻ chi phí đào tạo với NSNN vừa cho học sinh
được tiếp cận, nắm bắt những tiến bộ khoa học tiên tiến tại doanh nghiệp.
2.1.5.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Do đặc thù đào tạo nghề chủ yếu là dạy thực hành nên yêu cầu đầu tư trang
thiết bị, vật tư cho thực hành rất lớn, trong khi đó nguồn lực đầu tư (nhất là tại các địa
phương) của các cấp, các ngành cho đào tạo nghề còn quá thấp, không tương ứng với
mức tăng về quy mô đào tạo nên các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đáp ứng
được yêu cầu dạy và học. NSNN đầu tư cho đào tạo nghề trong những năm gần đây
mới chỉ đạt 7-8% trong tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Nhiều trường đào tạo
nghề đã có quyết định thành lập nhưng vốn đầu tư còn hạn chế, đầu tư không dứt
điểm nên chậm được đưa vào hoạt động hoặc nếu có hoạt động thì quy mô đào tạo
còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, đầu tư cho đào tạo nghề việc thu hồi
vốn sẽ chậm nên chưa thu hút được các nhà đầu tư.
- Nhận thức về đào tạo nghề của các cấp, các ngành chưa được định hướng vào
phát triển đào tạo nghề nên đầu tư nguồn lực cho đào tạo nghề còn ít, tâm lý xã hội
còn nặng về khoa bảng bằng cấp;
11
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đào tạo nghề có được
cải thiện tuy nhiên còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy
các cơ sở đào tạo nghề, giáo viên đào tạo nghề và người học nghề.
- Một số cơ sở dạy nghề chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo; việc chuyển đào
tạo nghề từ năng lực sẵn có của CSDN sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao
động cũng chậm.
- Còn thiếu chính sách tạo động lực khuyến khích người học, người dạy và
người sử dụng lao động như chính sách đầu tư, học phí, tiền lương, khuyến khích tư
nhân và doanh nghiệptham gia hoạt động đào tạo nghề.
- Tổ chức bộ máy quản lý về đào tạo nghề ở cấp tỉnh chưa tương xứng với
chức năng nhiệm vụ được giao. Chưa hình thành được hệ thống thông tin về nhu cầu
lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động làm cơ sở cho việc hoạch định kế
hoạch đào tạo nghề của các cấp, các ngành, cơ sở đào tạo nghề; cho việc lựa chọn
nghề học của người lao động. Chưa có chính sách đủ mạnh (tuyển dụng, sử dụng,
tiền lương và môi trường làm việc) để tạo động lực cho người dạy và người lao
động qua đào tạo nghề
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT
LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
2.2.1. Khái quát nguồn lực tài chính cho hoạt động đào tạo nghề giai đoạn
2007-2014
84,9%
10,3%
1,2% 3,6%
NSNN
Học phí
Thu từ sự nghiệp của các CSDN
Hình 2.4: Cơ cấu nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề giai đoạn 2007-2014
Nguồn: Tổng cục Dạy nghề
12
2.2.2. Thực trạng về đầu tư sử dụng nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề
chất lượng cao
2.2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực cho cơ sở đào tạo nghề trọng điểm
* Kết quả:
Bước đầu tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề phục vụ cho
việc đào tạo nghề chất lượng cao, cụ thể:
- Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho 425 cơ sở dạy nghề (126 trường cao
đẳng và trung cấp nghề; 299 trung tâm dạy nghề). Theo đó, mạng lưới cơ sở đào tạo
nghề được củng cố và phát triển mạnh mẽ, quy mô tuyển sinh học nghề cao đẳng và
trung cấp tăng gấp 1,5 lần.
- Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề tăng nhanh, số lượng giáo viên đào tạo nghề
đạt chuẩn và có khả năng dạy tích hợp (cả lý thuyết và thực hành) ngày càng tăng.
- Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo nghề, đào tạo đội
ngũ kiểm định viên và tổ chức thí điểm kiểm định chất lượng đào tạo nghề cho một
số cơ sở đào tạo nghề.
- Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề có bước chuyển biến tích cực với
khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
* Hạn chế:
- Một số địa phương có biểu hiện cục bộ, tùy tiện trong phân bổ và sử dụng
kinh phí được Trung ương hỗ trợ nên vẫn xảy ra tình trạng phân bổ dàn trải, không
đúng đối tượng thụ hưởng và nội dung
- Mục tiêu là đầu tư trọng điểm cho các trường, các trường lại có nhu cầu đầu
tư cho nhiều nghề, trong khi kinh phí được phân bổ còn hạn hẹp dẫn tới tình trạng
đầu tư dàn trải, thiếu vốn để phát triển đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng cho
từng nghề.
- Các trường đề xuất, thiếu nội dung gì thì đầu tư cho nội dung đó và kinh phí
thì có hạn dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải ở các nghề khác nhau cho các nội dung
khác nhau nên mỗi nghề đều dang dở, chưa đảm bảo đồng bộ các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo.
2.2.2.2. Đầu tư tập trung theo nghề trọng điểm
Trên cơ sở các căn cứ và các tiêu chí lựa chọn nghề, trường trọng điểm Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội đã lựa chọn trường và nghề trọng điểm như sau:
- Theo cấp độ: Tổng số các nghề lựa chọn là 139 nghề, trong đó:
+ 26 nghề trọng điểm quốc tế (chiếm 19% số nghề được lựa chọn).
+ 33 nghề trọng điểm khu vực ASEAN (chiếm 24% số nghề được lựa chọn);
+ 129 nghề trọng điểm cấp quốc gia (chiếm 93% số nghề được lựa chọn và
chiếm khoảng 30% tổng số nghề trong danh mục nghề đào tạo hiện nay)
13
- Theo ngành, lĩnh vực:
+ Lĩnh vực Nông nghiệp và chế biến, dịch vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp: 29
nghề (chiếm 21%)
+ Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: 64 nghề (chiếm 46%)
+ Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 46 nghề (chiếm 33%)
Đánh giá kết quả đầu tư nghề trọng điểm:
Việc đầu tư của Dự án theo phương thức đầu tư theo nghề trọng điểm đã làm
thay đổi cả về nhận thức lẫn chương trình hành động của các cấp, ngành đặc biệt là
các CSDN về việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số trường đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đặc
biệt là đưa giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nê có những nghề đã tiếp
cận được trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Người học nghề đã được tiếp cận với những máy móc thiết bị tiên tiến, phù hợp với
thực tế sản xuất nên đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường lao động; học
sinh học nghề được thực hành sử dụng các trang thiết bị hiện đại, tăng thời gian thực
hành cho học sinh, chất lượng thi tay nghề, thi tốt nghiệp được nâng lên rõ rệt. Tuy
nhiên, một số hoạt động của dự án từ nhiều nguyên nhân đã không được triển khai
nên ảnh hưởng đến việc đào tạo nghề chất lượng cao, Ngoài ra, việc đầu tư nghề
trọng điểm thời gian vừa qua cũng còn có một số bất cập như các địa phương đã
không nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chương trình, chậm
phê duyệt dự án đầu tư nghề trọng điểm, các nghề trọng điểm chưa được đánh giá
một cách chặt chẽ trên cơ sở thế mạnh của trường và định hướng phát triển của ngành
địa phương nên nghề được đầu tư thì không có học sinh ngược lại nghề không được
đầu tư nên không đảm bảo cơ sở vật chất để đào tạo chất lượng thì tuyển sinh được;
hay trên cùng một địa bàn cùng quy hoạch nghề trọng điểm giống nhau ở nhiều
trường dẫn tới không có học sinh, hiệu suất sử dụng tài sản không cao. Một số CSDN
mua sắm và quản lý, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị đầu tư không đúng quy định nên
ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của Dự án.
2.2.2.3. Thí điểm đặt hàng đào tạo nghề
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện thí điểm đào tạo nghề theo cơ chế đặt hàng từ nguồn kinh
phí các dự án thuộc CTMTQG từ năm 2008-2013 cho khoảng 23.770 người.
Kết quả thực hiện thí điểm đặt hàng rất khả quan, cụ thể:
- Ngành, nghề đào tạo và đối tượng thực hiện thí điểm đặt hàng nói trên phù
hợp với định hướng về việc sử dụng NSNN cho các dịch vụ sự nghiệp do các đơn vị
sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cung cấp theo tinh thần Nghị
định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp
công lập.
14
+ Nghề thực hiện thí điểm đào tạo thời gian qua là nghề Hàn, Khai thác mỏ,
hầm lò; Cán kéo kim loại... là những nghề nghề nặng nhọc độc hại, phù hợp với chủ
trương là những ngành nghề nặng nhọc độc hại, ít người muốn học nhưng nhà nước
cần để đáp ứng nhu cầu phát triển theo những ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm
của đất nước; nghề mà thị trường lao động thiếu nhưng do chi phí đào tạo cao nên các
trường dạy nghề không muốn đào tạo.
+ Đối tượng người học: là những người có công với cách mạng, dân tộc thiểu
số, người khuyết tật, người nghèo; người bị thu hồi đất canh tác...
- Hầu hết học sinh tốt nghiệp ra trường đều có việc làm phù hợp với nghề đào
tạo, có nghề đạt đến 100% (Hàn, Khai thác mỏ hầm lò, Cán kéo kim loại). Ngay từ
khi đi thực tập học sinh đã được doanh nghiệp trả lương, sau tốt nghiệp mức thu nhập
khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng tùy từng nghề cụ thể. Ngoài ra được hưởng các chế độ
phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ
khác theo quy định của Nhà nước.
- Do đã có thời gian thực tập tại Doanh nghiệp nên đã được làm quen với máy
móc thiết bị, tay nghề đã ổn định nên hầu hết học sinh, sinh viên được tuyển dụng
vào đều tiếp cận ngay được với công việc. Do đó, các doanh nghiệp đều đánh giá cao
chất lượng học sinh các lớp đặt hàng vì phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Có được kết quả trên là do trước khi đào tạo nhà trường đã làm việc với các
doanh nghiệp để xác định nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu của doanh nghiệp, đồng
thời trong quá trình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp ở một số khâu đào tạo
như: xây dựng chương trình, thực tập kỹ năng nghề...
Suy cho cùng chất lượng đào tạo nghề chính là thể hiện được mức độ hài lòng
của người sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề nên có thể thấy việc doanh nghiệp
đánh giá cao chất lượng học sinh các lớp đặt hàng thể hiện sự thành công của việc
thực hiện thí điểm đặt hàng dạy nghề giai đoạn vừa qua và cũng rất phù hợp với chủ
trương, chính sách của Nhà nước và yêu cầu đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch,
ngân sách cho GD-ĐT nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Từng bước xóa bỏ bao
cấp cào bằng của Nhà nước theo lộ trình cho tất cả các ngành nghề, đối tượng theo
hình thức cấp phát ngân sách như hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm này
vẫn chưa thể triển khai đại trà được là do còn thiếu những điều kiện kỹ thuật căn bản
như danh mục dịch vụ đào tạo ngành, nghề sử dụng ngân sách; đơn giá đấu thầu đặt
hàng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật; quy định hồ sơ đấu thầu...
2.2.2.4. Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý đào tạo nghề ở các nước tiên tiến và thực hiện đào tạo thí điểm các
nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế
Thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Chuyển giao các bộ
chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề; đào tạo
thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế giai đoạn 2012-2015
Bộ LĐTBXH đã thực hiện được những nội dung sau:
15
- Chuyển giao được 20/34 bộ chương trình từ nước ngoài của 20 nghề cấp độ
quốc tế (08 bộ chương trình từ Malaysia năm 2012 và 12 bộ chương trình từ
Malaysia năm 2014-2015)
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề cho 347 người
tại Úc và Malaysia.
Tổng kinh phí thực hiện là 1.250 tỷ đồng. Các nội dung còn lại theo Đề án
được phê duyệt tại Quyết định 371 đền thời điểm này chưa được triển khai do vẫn
còn lúng túng: 08 bộ chương trình đã nhận bàn giao từ Malaysia chưa được Tổ chức
City &Guilds, Vương quốc Anh kiểm định và công nhận; do tổ chức này không đáp
ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định giá của Bộ Tài chính về cung cấp hợp đồng
tương tự, không tự tổ chức kiểm định mà giao cho tổ chức City &Guild, Malaysia
thực hiện. Đối với bộ chương trình của 14 nghề còn lại, do chưa xác định được quốc
gia, đơn vị đầu mối ở nước ngoài đồng ý chuyển giao bộ chương trình, công nhận
bằng tốt nghiệp cho sinh viên Việt Nam. Mặt khác, Dự án AFD “Đầu tư phát triển
các trường đào tạo nghề chất lượng cao” do Chính phủ Pháp tài trợ xác nhận sẽ
chuyển giao 06 bộ chương trình từ Pháp nhưng đến nay Dự án đã xác nhận chỉ phát
triển chương trình đào tạo theo cốt lõi của Pháp nhưng không cấp bằng tốt nghiệp của
Pháp cho sinh viên Việt Nam và như vậy đã không theo quy định trong Đề án đã
được Thủ tướng phê duyệt. Do đó, nội dung đào tạo thí điểm đến thời điểm này chưa
triển khai được với nghề nào.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO
NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
2.3.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn 2007- 2014, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã rất tích cực
thực hiện các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề nói chung và cho đào tạo nghề
chất lượng cao nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những kết quả đạt được gồm:
Một là: Đã thiết lập được hệ thống các quy định pháp lý để có cơ sở huy
động các nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề. Nguồn lực cho dạy nghề đặc
biệt cho đào tạo nghề chất lượng cao mặc dù còn hạn chế so với yêu cầu nhưng đã
tăng đáng kể hàng năm, nguồn lực đã tăng theo hướng xã hội hóa..
Hai là: Việc đầu tư nguồn lực cho đào tạo nghề chất lượng cao đã thực hiện
có trọng tâm, trọng điểm. Đã phê duyệt được danh sách các cơ sở dạy nghề tập
trung đầu tư để đáp ứng tiêu chí của trường nghề chất lượng cao. Đã phê duyệt
nghề trọng điểm và trường có nghề trọng điểm ở các cấp độ quốc gia, khu vực và
quốc tế để tập trung đầu tư.
Ba là: Đã bước đầu có định hướng về việc phân bổ kinh phí theo kết quả
đầu ra trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo dựa vào định mức kinh tế kỹ
thuật thông qua việc thí điểm đặt hàng dạy nghề.
16
Bốn là: Đã có bước đi tắt đón đầu trong công nghệ đào tạo nghề chất lượng
cao từ các nước tiên tiến trên thế giới bằng việc chuyển giao các bộ chương trình,
đào tạo bồi dưỡng giáo viên và thí điểm đào tạo các nghề theo chương trình
chuyển giao.
Năm là: Đã có định hướng thực hiện tăng cường giao quyền tự chủ cho các
đơn vị sự nghiệp về cơ cấu tổ chức, bộ máy biên chế và tài chính để các đơn vị
được chủ động đưa ra các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ với chất lượng tốt hơn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Thứ nhất: Nguồn tài chính huy động cho đào tạo nghề mặc dù có tăng
đáng kể hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội nhất là trong bối cảnh khát nguồn
nhân lực chất lượng cao, do vậy chưa tạo động lực phát triển mạnh đào tạo nghề
đáp ứng nhu cầu lao động có nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH. Chưa khuyến khích
được các tổ chức cá nhân đầu tư cho đào tạo nghề. Đặc biệt chưa có chế tài mạnh
mẽ để buộc doanh nghiệp tham gia chia sẻ chi phí cho đào tạo nghề.
- Thứ hai: Việc giao dự toán chi thường xuyên vẫn theo cơ cấu tổ chức bộ
máy biên chế của đơn vị mà chưa tính đến nhiệm vụ, kết quả đầu ra. Do chưa xây
dựng và ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật các cấp độ và
ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng ngành/nghề để làm cơ sở cho việc
xác định chi phí đào tạo làm cơ sở cho việc cấp phát kinh phí NSNN. Hơn nữa,
chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN để trên cơ sở đó
cùng với hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành khung giá dịch vụ sự nghiệp đào tạo nghề sử dụng ngân sách nhà nước làm cơ
sở cho xây dựng chính sách và thực hiện việc đặt hàng đào tạo nghề, đặc biệt là đặt
hàng đào tạo nghề chất lượng cao.
- Thứ ba: Chưa thực sự giao quyền tự chủ cho các đơn vị để đơn vị chủ
động tăng cường các biện pháp tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo. Chưa có chính sách khuyến khích các đơn vị liên
doanh liên kết để ngoài việc tăng cường nguồn thu sự nghiệp thì cán bộ giáo viên
và học sinh còn có cơ hội để tiếp cận với khoa học, công nghệ mới. Ngoài ra, cần
ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị để làm cơ sở
đánh giá mức độ hoàn thành, làm căn cứ để phân bổ ngân sách.
- Thứ tư: Mặc dù đã có chủ trương và hướng dẫn về việc đầu tư có trọng tâm
trọng điểm của cơ quan quản lý nhưng việc thực hiện tại các bộ, ngành địa phương
còn rất hạn chế điển hình là kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,
cơ quan chủ chương trình hướng dẫn chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn là ưu tiên đối
tượng nào theo mục tiêu nhiệm vụ của năm đó nhưng khi về các địa phương vẫn chia
đều cho các cơ sở khiến khó đạt được mục tiêu của chương trình và hiệu quả sử dụng
kinh phí cũng theo đó mà không đảm bảo.
- Thứ năm: Việc đầu tư các nghề trọng điểm thời gian qua còn một số
17
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Một là: Do kinh tế suy thoái, ngân sách khó khăn nên bố trí nguồn lực
cho đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề chất lượng cao nói riêng còn hạn chế
so với yêu cầu. Đối với các chương trình, dự án đã được phê duyệt, Ngân sách
trung ương bố trí không đạt theo kế hoạch; Các Bộ, ngành, địa phương không
chủ động bố trí nguồn lực của địa phương để cùng với ngân sách trung ương thực
hiện giải pháp.
- Hai là: Có những nhiệm vụ quá mới, chưa có kinh nghiệm nên lúng túng
trong triển khai, chậm tiến độ (như việc xây dựng và ban hành tiêu chí trường
chất lượng cao; các hoạt động chuyển giao chương trình, đào tạo giáo viên ở
nước ngoài).
- Ba là: Tuyển sinh đào tạo nghề những năm gần đây gặp khó khăn do quy
mô tuyển sinh đại học tăng cao, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất,
thiết bị đào tạo nghề được đầu tư.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan như về nhận thức của các cấp, các
ngành về đào tạo nghề chất lượng cao còn chưa đúng và đầy đủ để chỉ đạo, điều hành
quyết liệt hơn; chưa khuyến khích được XHH, học phí chưa được xây dựng theo cách
tính đủ chi phí, cơ quan quản lý chưa ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, danh mục
dịch vụ...
Chương 3
HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ
CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHẤT LƯỢNG CAO
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước tác động đến đào tạo
nghề đến năm 2020
Trong những năm tới, dự báo bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình
quốc tế hoá sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra
ngày càng sâu rộng, chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng
lợi trong cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, toàn cầu
hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, tạo cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
yếu tố bất bình đẳng, khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là những nước
đang phát triển như Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế - thương mại giữa các nước ngày
càng gay gắt, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng
cao. Là thành viên chính thức của AFTA, WTO, TPP và cộng đồng kinh tế ASEAN
nên Việt Nam phải thực hiện nguyên tắc “mở cửa thị trường” cho hàng hoá, dịch vụ
và đầu tư nước ngoài, trong đó có thị trường lao động. Việc mở ra khả năng di
18
chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có
năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị
trường lao động xác định. Trong bối cảnh đó, đội ngũ lao động nước ta vừa có cơ hội
phát triển về số lượng, chất lượng và tham gia vào thị trường lao động của các nước
và vừa chịu thách thức về sự cạnh tranh với lao động nước ngoài không những ở thị
trường lao động thế giới mà còn ngay ở thị trường lao động trong nước.
Số nhân lực đào tạo qua hệ thống đào tạo nghề khoảng 80% tổng số nhân lực
qua đào tạo, nên có thể thấy đào tạo nghề có vị trí đặc biệt, góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng và năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và phát triển kinh tế -xã hội.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển đào tạo nghề chất lượng cao ở
Việt Nam đến năm 2020
3.1.2.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề và đào tạo nghề chất lượng cao
- Phát triển đào tạo nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội;
- Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về đào tạo nghề;
- Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo nghề;
- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển đào tạo nghề, tập trung
xây dựng các trường nghề chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp
quốc tế; các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một
số nhiệm vụ sau: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận
thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; (2) Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao, trong đó nhấn mạnh Nâng cao năng lực
dự báo nguồn nhân lực có tay nghề cao; (3) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ
chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao; (4) Tăng cường xây
dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay
nghề cao; (5) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực đào
tạo nhân lực có tay nghề cao; (6) Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế, xây dựng
khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp chất lượng cao.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề
a. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật
cao cho thị trường lao động; tạo sự đột phát về chất lượng dạy nghề trình độ trung
cấp nghề, cao đẳng nghề đối với các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực
ASEAN và quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực
kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm và
xuất khẩu lao động.
19
b. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 34,4 triệu người, trong đó: trung
cấp nghề, cao đẳng nghề là 30% (khoảng 45 nghìn sinh viên được học chương trình
đào tạo nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới);
- Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công
lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp
nghề. Một số trường cao đẳng nghề có nghề đạt trình độ tiên tiến trên thế giới và
khu vực ASEAN.
- Đến năm 2020 có 77.000 giáo viên đào tạo nghề (trong đó có khoảng 25.000
người dạy trong các CSDN ngoài công lập).
- Đến năm 2020 có khung chương trình trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề
cho 100% nghề đào tạo.
- Tất cả các nghề trọng điểm quốc gia, nghề cấp khu vực, quốc tế; các trường
chất lượng cao, trung tâm đào tạo nghề kiểu mẫu được kiểm định chất lượng. Hình
thành 3 trung tâm kiểm định chất lượng đào tạo nghề vùng ở 3 vùng và một số trung
tâm kiểm định chất lượng đào tạo nghề do tổ chức, cá nhân thành lập.
- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và 400 ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia,
trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia và 100% nghề được tổ
chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động có nhu cầu.
- Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa đào tạo nghề và
việc làm.
3.2. DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT
LƯỢNG CAO VÀ VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN
NĂM 2020
3.2.1. Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề chất lượng cao đến
năm 2020
Giai đoạn 2016-2020: hàng năm số nhân lực qua đào tạo nghề cần bổ sung
khoảng 6,88 triệu người, trong đó khoảng 2 triệu người có trình độ cao đẳng nghề,
trung cấp nghề (khoảng 45 nghìn sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo nghề
tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới)
3.2.2. Dự báo nhu cầu tài chính cho đào tạo nghề đến năm 2020
Nhu cầu tài chính đầu tư cho đào tạo nghề để thực hiện các nhiệm vụ chiến
lược trong giai đoạn 2011-2020 nói chung là khoảng 489.650 tỷ đồng, trong đó giai
đoạn 2016-2020 là 293.790 tỷ đồng.
- Chia theo nguồn tài chính gồm:
+ NSNN chiếm 55%, khoảng 161.585 tỷ đồng,
+ Các nguồn tài chính ngoài NSNN khoảng 45% là 132.205 tỷ đồng
20
- Chia theo nội dung chi gồm:
+ Chi thường xuyên: 205.653 tỷ, chiếm 70%.
+ Chi đầu tư phát triển gồm: 88.137 tỷ, chiếm 30%
Riêng nhu cầu nguồn lực tài chính để thực hiện Dự án “Đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục nghề nghiệp” với mục tiêu chính hỗ trợ đầu tư cho các nghề
trọng điểm và các trường chất lượng cao để tăng cường các điều kiện đảm bảo phục
vụ cho việc đào tạo nghề chất lượng cao là 15.018 tỷ đồng.
3.3. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT
LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
3.3.1. Đầu tư tập trung cho một số trường để hình thành hệ thống các
trường nghề chất lượng cao
Việc lựa chọn một số trường để tập trung đầu tư thành các trường chất lượng
cao như là những đầu tầu có đủ năng lực đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao
trước mắt ở một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc
tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp
ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngoài ra, có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề công lập và ngoài
công lập không trong danh sách ưu tiên đầu tư tại Quyết định 761, đặc biệt các
trường ngoài công lập chủ động huy động các nguồn lực đầu tư để đạt các tiêu chí và
được công nhận là trường chất lượng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho xã hội.
3.3.2. Tiếp tục thực hiện đầu tư theo nghề trọng điểm
Qua đánh giá tình hình thực hiện đầu tư nghề trọng điểm thời gian qua tác giả
nhận thấy đây là một giải pháp tài chính hiệu quả và vẫn là giải pháp phù hợp cho
việc đào tạo nghề chất lượng cao trong thời gian tới. Theo đó, để giải pháp thực sự
hiệu quả, cần thực hiện những nội dung để phát huy tối đa kết quả đạt được và hạn
chế tối đa những tồn tại trong quá trình thực hiện giai đoạn trước.
Thứ nhất, cần rà soát lại danh mục nghề trọng điểm và các cấp độ nghề trọng
điểm cũng như danh sách các cơ sở dạy nghề có nghề trọng điểm.
Thứ hai, huy động tối đa nguồn lực và tăng cường công tác quản lý và sử dụng
nguồn kinh phí đầu tư nghề trọng điểm.
Thứ ba, có phương án đầu tư về cơ sở vật chất và sử dụng hiệu quả tài sản thiết
bị được đầu tư.
3.3.3. Đổi mới cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách
nhà nước hàng năm cho đào tạo nghề theo hướng chuyển sang cơ chế đấu thầu,
đặt hàng hay giao nhiệm vụ theo kết quả đầu ra
Qua việc thực hiện thí điểm đặt hàng đào tạo nghề cho thấy đặt hàng đào tạo
nghề sử dụng là một chính sách lớn và đúng đắn của Nhà nước nhằm từng bước đổi
21
mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch, ngân sách đối với các dịch vụ sự nghiệp công nói
chung và dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đào tạo nghề nói riêng. Để thực hiện
tốt chính sách trên, theo tác giả cần phải triển khai các nội dung sau:
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các đơn vị liên
quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, cần ban hành
bảng danh mục ngành/nghề đào tạo, trong đó quy định cụ thể ngành nghề nặng nhọc
độc hại; ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; các ngành chuyên môn
đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
(2) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải ban hành ngay hướng dẫn xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật để các CSĐT có cở tính toán định mức kinh tế kỹ
thuật cơ sở trình cơ quan chủ quản ban hành định mức kinh tế kỹ thuật ngành/địa
phương. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp ban hành
định mức kinh tế kỹ thuật quốc gia của từng ngành/nghề.
(3) Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội phối hợp với Bộ Tài chính ban hành khung dịch vụ công trong lĩnh vực đào tạo
nghề, hình thành đơn giá để đấu thầu, đặt hàng;
(4) Sớm ban hành Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực đào tạo nghề. Theo đó, có cơ chế khuyến khích đặt
hàng đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề tự chủ ở mức độ cao nhất.
(5) Hoàn thiện các quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề; xếp hạng cơ sở
dạy nghề; kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình đào tạo
nghề. Theo đó, ưu tiên đặt hàng đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề đạt chuẩn
kiểm định cao.
Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, tiêu
chuẩn lựa chọn nhà cung cấp đối với dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đào tạo
nghề; quy định mẫu hồ sơ đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công trong từng lĩnh vực đào
tạo nghề
3.3.4. Triển khai hiệu quả việc thí điểm đào tạo các nghề trọng điểm cấp
độ khu vực ASEAN và quốc tế
Như đã trình bày ở trên, việc thực hiện đào tạo theo các bộ chương trình được
chuyển giao từ các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế là con đường tiếp cận
nhanh nhất trong đào tạo nghề chất lượng cao, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập cộng đồng ASEAN và TPP nhằm học tập các khâu trong quá trình đào tạo để
đảm bảo chất lượng học sinh sinh viên sau tốt nghiệp được tổ chức kiểm định có uy
tín trên thế giới đánh giá và công nhận.
Khi chưa có đủ các điều kiện cả về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên
và các điều kiện khác để triển khai đại trà về đào tạo nghề chất lượng cao, theo tác
22
giả cần triển khai thí điểm việc thực hiện đào tạo theo chương trình chuyển giao của
các nước tiên tiến trên thế giới. Trước mắt là triển khai tổ chức thí điểm đào tạo đối
với 08 nghề đã chuyển giao từ Malaysia và 12 nghề đã chuyển giao từ Úc. Sau khi
hoàn thành việc thí điểm đào tạo cần đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng triển
khai đại trà.
3.3.5. Triển khai hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực đào tạo nghề
Để giúp cho các đơn vị triển khai hiệu quả cơ chế tự chủ của Chính phủ, tác
giả đề xuất cần sửa đổi, bổ sung chính sách về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (đào tạo nghề) giai đoạn tới như sau:
a. Về cơ cấu tổ chức và bộ máy
- Đơn vị được góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp, kết hợp với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo
nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn,
khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo tiếp tục cung cấp
dịch vụ công với chất lượng tốt hơn.
- Trường hợp thành lập cơ sở hạch toán độc lập, đơn vị phải xây dựng Đề án
báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt; cơ sở hạch toán độc lập phải hoạt động
theo nguyên tắc tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí
đầu tư.
b. Hỗ trợ tài chính của NSNN
- Nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn chi thường xuyên
c. Hỗ trợ chính sách ưu đãi về thuế
3.3.6. Tăng cường xã hội hóa nguồn lực tài chính cho hoạt động đào tạo
nghề chất lượng cao
Theo tác giả, để huy động được nguồn lực xã hội hóa tối đa cho đào tạo nghề
giai đoạn tới, cần thực hiện những nội dung sau:
(1) Rà soát, sắp xếp lại hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề
- Đối với các cơ sở công lập: Có phương án chuyển giao, sáp nhập, giải thể
các cơ sở công lập đang gặp khó khăn, hoạt động không hiệu quả vào một cơ sở đào
tạo nghề có năng lực tốt hơn. Không thành lập mới thêm các cơ sở công lập; chỉ
xem xét, đề xuất thành lập mới hoặc nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề đối
với các cơ sở cam kết tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư khi được thành lập
mới hoặc nâng cấp.
- Đối với các cơ sở ngoài công lập: Các trường ngoài công lập thực sự trở
thành trường tự chủ về tài chính, nguồn thu đủ bù đắp chi phí, là nhân tố tích cực để
23
hỗ trợ nguồn NSNN trong tổng nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo nghề. Tuy nhiên,
Nhà nước cần có những chính sách hợp lý, cụ thể để hệ thống trường ngoài công lập
phát huy được vai trò của mình.
(2) Hoàn thiện chế độ thu học phí và chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên
- Chế độ học phí được đổi mới theo hướng: mức học phí phải được xây dựng
dựa trên cơ sở tính đủ giá dịch vụ đào tạo nghề theo từng trình độ, ngành nghề đào
tạo trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.
- Để đảm bảo cơ hội học tập cho đối tượng chính sách thì song song với
chính sách học phí là chính sách học bổng, trợ cấp xã hội và tín dụng cho học sinh
sinh viên.
(3) Tăng cường khai thác nguồn thu sự nghiệp của các CSDN
(4) Tăng cường mối quan hệ trường - ngành, khuyến khích của Chính phủ
để doanh nghiệp tham gia vào đào tạo và chia sẻ kinh phí đào tạo với NSNN.
(5) Tăng cường huy động nguồn vốn ODA và hợp tác với nước ngoài
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Thứ nhất: Ổn định quản lý Nhà nước về đào tạo nghề và nâng cao nhận thức
của các cấp các ngành, doanh nghiệp và xã hội về đào tạo nghề chất lượng cao.
Thứ hai: Thực hiện tốt công tác dự báo về đào tạo nghề, phân luồng học
sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở
Thứ ba: Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo nghề,
gồm Đăng ký hoạt động đào tạo nghề; Kiểm định chất lượng đào tạo nghề; Đánh
giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
KẾT LUẬN
Với vai trò là yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế xã hội và là thành tố
quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực nên việc đầu tư phát triển đào tạo nghề
là một nhu cầu tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế
tri thức hiện nay. Làm thế nào để phát huy được hiệu quả đầu tư, đáp ứng được
mục tiêu nhiệm vụ của ngành trong bối cảnh nguồn lực thì có hạn, với mong muốn
trả lời câu hỏi trên, NCS đã chọn đề tài: “Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất
lượng cao ở Việt Nam” để nghiên cứu thực hiện Luận án tiến sĩ kinh tế với kỳ
vọng tìm kiếm những cách thức tốt hơn trong việc đầu tư sử dụng nguồn lực vốn
rất hạn hẹp cho đào tạo nghề chất lượng cao, làm động lực để thúc đẩy chất lượng
dạy nghề ở nước ta nhằm đào tạo ra những người lao động có khả năng đáp ứng
yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia.
24
Nội dung của Luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ thêm về khái niệm, vị trí của đào tạo nghề trong
hệ thống giáo dục quốc dân và vai trò của đào tạo nghề trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội; phát triển và bổ sung thêm lý luận nhằm làm rõ khái niệm, nội dung
của đào tạo nghề chất lượng cao; giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng
cao, gồm khái niệm và nội dung chủ yếu của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề
chất lượng cao.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích và tổng kết kinh nghiệm về giải pháp tài chính
cho đào tạo nghề chất lượng cao của một số quốc gia trên thế giới và rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng giải pháp tài chính
cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam bao gồm đánh giá tổng quan về đào
tạo nghề ở Việt Nam; chỉ ra được những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân
hạn chế của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao từ trong giai đoạn
2007-2014.
Thứ tư, trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về giải pháp tài chính cho
đào tạo nghề chất lượng cao, kinh nghiệm nước ngoài, luận án đã nêu ra định hướng
và mục tiêu phát triển đào tạo nghề chất lượng cao của Đảng và Nhà nước, dự báo
nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề chất lượng cao và nhu cầu nguồn tài
chính cho đào tạo nghề chất lượng cao từ đó đề xuất 06 giải pháp tài chính cho đào
tạo nghề chất lượng cao trong thời gian tới.
Thứ năm, luận án đề xuất các điều kiện để thực hiện giải pháp, gồm các điều
kiện về việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề; Thực hiện
tốt công tác dự báo về đào tạo nghề, đào tạo nghề chất lượng cao, phân luồng học
sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá
chất lượng đào tạo nghề.
Vấn đề các giải pháp tài chính cho dạy nghề chất lượng cao là nội dung rất
mới ở nước ta; có những nội dung vừa thí điểm, vừa tổng kết đánh giá. Do đó, tài
liệu, số liệu tham khảo về cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng giải pháp tài chính
cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam khá ít. Hơn nữa, kinh nghiệm nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên trong khuôn khổ nghiên cứu này khó tránh khỏi
những sai sót nhất định về nội dung, phương pháp tiếp cận, cách trình bày, trích dẫn
nguồn tài liệu... NCS rất rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô, các nhà
khoa học và những người có quan tâm tới mảng đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Khương Thị Nhàn (2011), “Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho
hoạt động đào tạo nghề tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 3 (557),
tr.33-37.
2. Khương Thị Nhàn (2015), “Giải pháp đầu tư tài chính trong đào tạo
nghề tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, số 619, tr.14-16.
3. Khương Thị Nhàn (2015), “Đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự
nghiệp giáo dục dạy nghê công lập”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, số 621,
tr.14-15.
4. Khương Thị Nhàn (2015), “Các giải pháp tăng cường xã hội hóa nguồn lực
cho hoạt động đào tạo nghề tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đào tạo nghề,
số 26, tr.12-18.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_tai_chinh_cho_dao_tao_nghe_chat_luong_cao_o_viet_nam_tt_9778.pdf