Tóm tắt Luận án Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị có lợi thế về phát triển sản xuất hồ tiêu. Hiện nay, quy mô sản xuất hồ tiêu không lớn (2.200 ha), chủ yếu tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh và Hướng Hóa. So với các vùng sản xuất khác trong cả nước, năng suất hồ tiêu Quảng Trị chưa cao, trung bình đạt 10 -11 tạ/ha. Người dân Quảng Trị có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất hồ tiêu từ lâu đời. Sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị có chất lượng tốt và vị thơm cay nổi tiếng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển hồ tiêu Quảng Trị với những nét riêng biệt, đậm chất truyền thống vùng miền nhằm quảng bá và mở rộng thị trường.

pdf24 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó có cây hồ tiêu. Hồ tiêu Quảng Trị nổi tiếng trong cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao, chất lượng sản phẩm tốt và đã có được chỉ dẫn địa lý trên bản đồ sản xuất hồ tiêu của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba cây công nghiệp dài ngày chủ lực (cao su, hồ tiêu và cà phê) với tiềm năng phát triển từ 5.000 – 8.000 ha. Trong những năm qua, diện tích và sản lượng hồ tiêu không ngừng tăng lên. Năm 2013, diện tích sản xuất hồ tiêu là 2.094,7 ha, tăng 4,4% so với năm 2012 và sản lượng đạt 2.138,3 tấn, tăng 9,1% so với năm 2012. Sản xuất hồ tiêu đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện ở quy mô nông hộ, với diện tích trung bình 0,15 – 0,2 ha/hộ. Hồ tiêu được xác định là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập của hộ. Tuy nhiên, các hộ sản xuất hồ tiêu còn gặp nhiều khó khăn như năng suất chưa cao và không ổn định, chi phí sản xuất biến động theo xu hướng tăng, giá bán hồ tiêu bấp bênh, tình trạng thời tiết và sâu bệnh diễn biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả sản xuất. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm đề tài Luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu. (2) Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có nhiều rủi ro. 2 (4) Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Hiệu quả kinh tế và rủi ro là lĩnh vực nghiên cứu rộng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, đo lường mức độ kỹ thuật - một bộ phận của hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, phân tích những rủi ro, phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3.2.2. Về phạm vi không gian Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu tại hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. 3.2.3. Về phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được xem xét trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013. 4. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Luận án đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, phương pháp và cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. Đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế và rủi ro sử dụng khái niệm đó phục vụ cho việc nghiên cứu cây hồ tiêu. Từ đó, luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích rủi ro hoạt động sản xuất hồ tiêu. - Về mặt thực tiễn: (i) Luận án đã đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu tư hiện nay còn thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản 3 xuất hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp hơn so với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước. (ii) Nhận dạng được những rủi ro trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều loại rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất. Trong đó, rủi ro sản xuất (do thiên tai, sâu bệnh hại, kỹ thuật sản xuất) và rủi ro thị trường (giá yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu biến động) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. (iii) Phân tích được sự biến động hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất có rủi ro. (iv) Đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa phương và hộ sản xuất hồ tiêu tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu một cách bền vững. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu Trong thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. Các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Tăng Tôn (2005), “Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”. Đào Mạnh Hùng (2013), “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị”. Trương Thị Bích Phượng (2014), “Lựa chọn các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới vùng gò đồi Bắc Trung Bộ”. Anita Rosli (2013), “Technology adoption in pepper farming: a case study in Sarawak, Malaysia”. Alias Radam (2013), “Technical efficiency of pepper farms in Sarawak, Malaysia: An application of data envelopment analysis”. 2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong nông nghiệp và trong sản xuất hồ tiêu Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng cho thấy: Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp khoa học quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích hiệu quả kinh tế và rủi ro trong hoạt động sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp. Các phương pháp định tính và định lượng đã được kết hợp sử dụng khi phân tích hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, phương pháp định lượng được sử dụng nhiều trong đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nước có lợi thế về sản xuất hồ tiêu như Malaysia, Ấn Độ. Đây cũng là một hướng tiếp cận có thể ứng dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của luận án. Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây hồ tiêu. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tiếp cận phân tích trên góc độ kỹ thuật sản xuất. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế còn ít và chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống. Cho đến nay, chưa có một công trình nào phân tích rủi ro một cách toàn diện cũng như xem xét sự tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Điều này chính là cơ hội để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại tỉnh Quảng Trị. 5 Phần 3 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU 1.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế, trong phạm vi luận án, quan điểm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu đứng trên góc độ người sản xuất. Khái niệm hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu là một phạm trù khoa học phản ánh trình độ khai thác, quản lý các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm đạt được kết quả sản xuất cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất. Trong sản xuất hồ tiêu, mục tiêu của các hộ sản xuất là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí sản xuất. Hay nói cách khác, hộ sản xuất thường mong muốn tăng thêm số lượng sản phẩm đầu ra trong điều kiện các nguồn lực sản xuất có hạn hoặc sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. Như vậy, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đối với các hộ sản xuất hồ tiêu là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bao gồm: Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện và kỹ thuật sản xuất của hộ, thị trường và chính sách vĩ mô. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu cần tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cũng như đo lường mức độ hiệu quả kinh tế mà các hộ đạt được trong quá trình sản xuất. Các phương pháp được sử dụng bao gồm: * Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính. Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, mức đầu tư chi phí và thu nhập khác nhau qua từng năm. Chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu gắn liền với chu kỳ sống của nó. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế không chỉ xét trong một năm mà phải đánh giá qua nhiều năm và gắn với phát triển bền vững. Để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu cần phân tích hiệu quả kinh tế bằng phương pháp hạch toán hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn. * Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế: Phương pháp này thực hiện bằng cách tính toán chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh kết quả thực tế của các hộ đạt được với 6 kết quả của hộ thực hiện tốt nhất trong cùng một điều kiện. Việc so sánh này cho phép tính toán được mức độ hiệu quả kinh tế của từng hộ sản xuất. 1.2. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu Từ các quan điểm về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và rủi ro trong sản xuất hồ tiêu nói riêng, quan điểm rủi ro được nghiên cứu trong luận án là: Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu được hiểu là khả năng xảy ra các kết quả sản xuất (năng suất và lợi nhuận) khác nhau do tác động của những yếu tố chủ quan và khách quan xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất và có thể đo lường được xác suất xảy ra những kết quả này. Trong sản xuất hồ tiêu, rủi ro là điều không tránh khỏi. Người sản xuất phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau: rủi ro mang tính chủ quan, rủi ro mang tính khách quan, rủi ro xảy ra thường xuyên, rủi ro rất hiếm khi xảy ra, những rủi ro có thể dự đoán trước cũng có những rủi ro xảy ra bất ngờ ngoài dự đoán của hộ. Những rủi ro này liên quan đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào, chăm sóc, thu hoạch, cung ứng sản phẩm ra thị trường. Những rủi ro đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của hộ ở mức độ khác nhau có thể theo hướng tích cực cũng như tiêu cực. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro bất lợi đồng thời đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề ra. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu có thể phân thành những loại sau: Rủi ro sản xuất xảy ra do thiên tai - thời tiết, do sâu bệnh hại cũng như liên quan đến các biện pháp kỹ thuật sản xuất; Rủi ro thị trường liên quan đến sự biến động giá đầu vào và đầu ra; Rủi ro thể chế. Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất hồ tiêu: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Phân tích rủi ro bao gồm phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro, tần suất xuất hiện, mức độ tác động, thời điểm xuất hiện; (iii) Quản lý rủi ro với mục đích thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó và giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực do rủi ro gây ra. 1.3. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro Một trong những thách thức lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là thường xuyên gặp phải rủi ro. Trong điều kiện sản xuất nhiều biến động, rủi ro ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn làm cho tính nhạy cảm của sản xuất nông nghiệp càng thể hiện rõ hơn. Những yếu tố rủi ro đã làm tăng thêm mức độ bất ổn cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất. Vì thế, rủi ro ngày càng trở thành một vấn đề được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp. Việc tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và đo lường mức độ hiệu quả kinh tế thường diễn ra tại một thời điểm cụ thể. Vì vậy, các kết quả tính toán này chỉ phản ánh hiệu quả thực tế mà hoạt động sản xuất đó đạt được trong một thời điểm. Trong điều kiện sản xuất có nhiều biến động, việc dựa vào kết quả này để ra quyết định có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho 7 người sản xuất. Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nông dân không thể chỉ thực hiện trong trạng thái tĩnh mà cần nghiên cứu dựa trên những điều kiện bất định trong tương lai. Những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài như cây hồ tiêu, tác động của các yếu tố bất định đến hiệu quả kinh tế rất cao. Tác động của yếu tố rủi ro không chỉ trong một năm mà còn ảnh hưởng đến các năm tiếp theo hoặc ảnh hưởng đến cả chu kỳ sản xuất. Chính vì vậy, khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư dài hạn như NPV, IRR, BCR và sự biến động của các chỉ tiêu này trong trường hợp các yếu tố rủi ro xảy ra sẽ giúp cho người sản xuất thấy được hiệu quả thực sự. 8 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa ẩm dồi dào. Bên cạnh đó, sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình đã hình thành nên những tiểu vùng khí hậu khác nhau là những điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lâu năm. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 473.982,24 ha. Trong đó, vùng đất đỏ bazan với diện tích 20.000 ha có tầng đất dày, tơi xốp, độ mùn cao, thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu. Lực lượng lao động nông nghiệp cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt. Mùa nắng gây hạn hán, mùa mưa kèm theo bão, lũ lụt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng. 2.2. Phương pháp tiến cận và khung phân tích Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và rủi ro sản xuất hồ tiêu được tiếp cận theo phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Hiệu quả kinh tế và rủi ro sản xuất hồ tiêu được phân tích trên góc độ người sản xuất là các hộ sản xuất hồ tiêu. Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua Sơ đồ 2.1. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Hoạt động sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được tiến hành trên hai vùng sinh thái là vùng đồng bằng và vùng trung du, miền núi. Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, huyện Vĩnh Linh và huyện Cam Lộ được lựa chọn là hai điểm đại diện để thu thập thông tin về hoạt động sản xuất hồ tiêu. Vì đây là hai địa phương có diện tích sản xuất hồ tiêu chiếm 63,8% tổng diện tích sản xuất hồ tiêu toàn tỉnh, có điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất hồ tiêu và đang nằm trong quy hoạch phát triển hồ tiêu bền vững của tỉnh Quảng Trị. Cụ thể: huyện Vĩnh Linh đại diện cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ở vùng đồng bằng và năng suất cao. Huyện Cam Lộ đại diện cho hoạt động sản xuất hồ tiêu ở vùng trung du miền núi và năng suất trung bình. Luận án đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 400 hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn 2 huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Có 705 vườn hồ tiêu với các độ tuổi khác nhau được khảo sát, trong đó 112 vườn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và 593 vườn ở thời kỳ kinh doanh. 9 Sơ đồ 2.1 Khung phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu Hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện sản xuất của hộ. - Các yếu tố đầu vào - Kỹ thuật canh tác - Thị trường - Chính sách vĩ mô - Chỉ tiêu HQKT: NPV, IRR, BCR - Mức độ hiệu quả - Sự biến động và phân phối xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - Phương pháp hạch toán tài chính - Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas - Phương pháp DEA - Phương pháp mô phỏng Monte Carlo - Phương pháp kịch bản Hiệu quả kinh tế - Mức độ đầu tư, kết quả sản xuất - Đo lường hiệu quả kinh tế - Hiệu quả đầu tư thêm yếu tố đầu vào - Nhân tố ảnh hưởng đến HQKT Rủi ro - Mô tả các loại rủi ro: rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro thể chế - Cách thức ứng phó với rủi ro Sản xuất hồ tiêu của hộ nông dân 10 Bên cạnh đó, phương pháp tham vấn chuyên gia là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cán bộ khuyến nông và phương pháp thảo luận nhóm hộ nông dân được thực hiện. Các nội dung tham vấn liên quan đến tình hình chung về hoạt động sản xuất và những định hướng quy hoạch phát triển hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả tham vấn là căn cứ quan trọng trong định hướng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. Các số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích bằng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp hạch toán tài chính (phương pháp hạch toán hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn); Phương pháp phân tích kịch bản và phân tích mô phỏng Monte Carlo; Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas; Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA và Phương pháp hồi quy Tobit. 11 Chương 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua có sự biến động theo xu hướng tăng. Năm 2013, diện tích hồ tiêu là 2.094,7 ha. Trong đó, hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh là 1.702 ha chiếm 81,25% và thời kỳ kiến thiết cơ bản là 392,7 ha chiếm 18,75%. Năng suất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị thấp và không ổn định, bình quân đạt khoảng 1-1,2 tấn/ha. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 9 huyện và thị xã có sản xuất hồ tiêu với quy mô khác nhau. Trong đó, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa là những huyện sản xuất hồ tiêu chủ yếu. 3.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra 3.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu Diện tích trồng hồ tiêu bình quân chung của các hộ điều tra, 400 hộ, ở tỉnh Quảng Trị là 0,172 ha/hộ. Trong đó, diện tích hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh là 0,149 ha (chiếm 86,63%) và thời kỳ kiến thiết cơ bản là 0,023 ha (chiếm 13,37%). Phần lớn đất trồng tiêu là đất quanh vườn nhà, tỷ lệ hộ có diện tích phân tán ở nhiều nơi thấp. Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ BQC 1. Diện tích trồng hồ tiêu Ha 0,166 0,178 0,172 - Thời kỳ KTCB Ha 0,023 0,024 0,023 - Thời kỳ kinh doanh Ha 0,143 0,154 0,149 2. Năng suất Tạ/ha 12,16 10,13 11,08 3. Sản lượng Kg 173,90 155,94 165,14 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả Năng suất bình quân hộ là 11,08 tạ/ha. Sản lượng đạt được là 165,14 kg/hộ/năm. So sánh giữa hai huyện, huyện Vĩnh Linh có diện tích sản xuất bình quân hộ thấp hơn huyện Cam Lộ, nhưng năng suất và sản lượng đạt được lại cao hơn. Nguyên nhân do các vườn hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh được đầu tư chăm sóc kỹ hơn ở huyện Cam Lộ. 3.2.2. Đặc điểm vườn hồ tiêu Phần lớn hồ tiêu được trồng trên vùng đất đỏ bazan có độ màu mỡ cao, trên 50% số vườn có độ dốc nhẹ. Các vườn hồ tiêu thường có kích thước và mức đầu tư không giống nhau. Trung bình mỗi vườn có diện tích 0,102 ha/vườn, trong đó vườn có diện tích lớn nhất 12 là 0,4 ha/vườn và vườn có diện tích bé nhất là 0,05 ha/vườn. Giống tiêu được sử dụng là tiêu Vĩnh Linh. Các hộ thường tự sản xuất hoặc mua giống từ các hộ khác trong vùng. Vì vậy, khâu chọn lọc giống để đảm bảo cây phát triển tốt tránh sâu bệnh là vấn đề cần được quan tâm. Cây trụ được sử dụng là trụ sống với mật độ trung bình là 1.451 cây trụ/ha. Nhìn chung, mật độ trồng ở Quảng Trị thấp hơn các vùng sản xuất khác trong cả nước cũng như mật độ tiêu chuẩn của bộ NN & PTNT. Đây là lý do khiến năng suất hồ tiêu trung bình ở tỉnh Quảng Trị chưa cao. 3.2.3. Chi phí sản xuất hồ tiêu 3.3.3.1. Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản Tổng chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản là 311,2 triệu đồng/ha. Nếu hộ gia đình tự sản xuất giống, phân hữu cơ và không thuê mướn lao động thì chỉ cần đầu tư 110 triệu đồng là có thể trồng được 1 ha hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, chi phí đầu tư năm thứ nhất là 195,4 triệu đồng/ha, chiếm 62,7% tổng chi phí. Lúc này, chi phí đầu tư giống, cây trụ và lao động là chủ yếu. Năm thứ hai, chi phí đầu tư là 58,4 triệu đồng/ha. Năm thứ ba, chi phí đầu tư là 57,4 triệu đồng/ha. Ở năm thứ hai và thứ ba, chi phí đầu tư chủ yếu cho việc bón phân và lao động chăm sóc. Tổng chi phí đầu tư cho vườn hồ tiêu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản được xem là chi phí tài sản cố định và được phân bổ trong suốt thời kỳ kinh doanh thông qua hình thức khấu hao. 3.3.3.2. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh Thời kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu bắt đầu từ khi cây cho thu hoạch lần đầu ở năm thứ 4 đến lúc kết thúc chu kỳ sản xuất ở năm thứ 20. Chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh bao gồm chi phí phân bón, lao động, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và khấu hao vườn cây. - Chi phí phân bón: mức đầu tư phân bón hàng năm từ 16 – 17 triệu đồng/ha. Đối với cây hồ tiêu, hộ sản xuất thường sử dụng phân hữu cơ và phân NPK. Mức đầu tư phân hữu cơ từ 10 đến 11 triệu đồng/ha/năm, phân NPK từ 5,5 đến 6,5 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, lượng phân bón được các hộ đầu tư phụ thuộc nhiều vào sự biến động giá hồ tiêu trên thị trường và khả năng tài chính của gia đình. So với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước và yêu cầu kỹ thuật, lượng phân hữu cơ đầu tư cho cây hồ tiêu ở Quảng Trị còn thấp. - Chi phí lao động: Trong thời kỳ kinh doanh chi phí lao động chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng mức đầu tư, từ 55 – 65 triệu đồng/ha/năm (chiếm khoảng 60%). Chi phí lao động trong giai đoạn này bao gồm chi phí chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Hộ sản xuất thường 13 đầu tư khoảng 400 công lao động/ha/năm. Lao động sử dụng trong sản xuất hồ tiêu chủ yếu là lao động gia đình. Lao động thuê ngoài chỉ diễn ra vào thời điểm thu hoạch. - Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Các hộ sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị thường không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hồ tiêu. Họ thường sử dụng các biện pháp phòng các loại sâu bệnh hại là chủ yếu. Trung bình mức chi phí thuốc bảo vệ thực vật là 1 triệu đồng/ha/năm. Nhìn chung, mức đầu tư chi phí ở thời kỳ kinh doanh tương đối ổn định qua các năm, trung bình từ 90 đến 100 triệu đồng/ha/năm. Mức đầu tư chi phí không có sự khác nhau nhiều giữa các vườn hồ tiêu ở các độ tuổi khác nhau. 3.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 3.3.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp hạch toán hàng năm Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu qua từng năm được thể hiện ở số liệu Bảng 3.2. Bảng 3.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm (Tính bình quân Ha) ĐVT: Nghìn đồng Năm Năng suất (tạ/ha) GO Chi phí bằng tiền Khấu hao Tổng chi phí MI Lợi nhuận 4 4,83 72.387,1 19.655,2 18.307,6 90.641,0 34.424,3 -18.253,9 5 7,52 112.752,9 20.237,7 18.307,6 94.492,0 74.207,5 18.260,9 6 9,34 140.100,5 22.660,8 18.307,6 99.396,8 99.132,0 40.703,7 7 10,50 157.512,7 21.821,8 18.307,6 96.252,5 117.383,2 61.260,2 8 11,90 178.511,7 23.100,1 18.307,6 100.015,7 137.104,0 78.496,1 9 13,23 198.399,7 27.620,3 18.307,6 105.284,1 152.471,7 93.115,6 10 13,56 203.342,0 26.311,7 18.307,6 104.111,0 158.722,7 99.231,0 11 13,61 204.121,7 27.028,5 18.307,6 103.298,4 158.785,5 100.823,2 12 13,71 205.699,4 25.220,6 18.307,6 106.592,9 162.171,1 99.106,5 13 13,32 199.789,1 27.141,1 18.307,6 102.620,9 154.340,4 97.168,2 14 12,55 188.202,4 25.312,1 18.307,6 100.782,0 144.582,6 87.420,3 15 12,47 187.091,6 25.728,0 18.307,6 100.987,1 143.055,9 86.104,4 16 11,25 168.804,6 24.315,2 18.307,6 99.164,0 126.181,8 69.640,5 17 10,58 158.650,1 21.808,1 18.307,6 97.440,4 118.534,4 61.209,7 18 10,23 153.499,1 21.959,1 18.307,6 99.270,0 113.232,4 54.229,1 19 10,07 151.046,2 21.677,4 18.307,6 94.887,5 111.061,1 56.158,6 20 9,89 148.310,6 23.767,8 18.307,6 96.911,1 106.235,2 51.399,5 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả * Về năng suất: năng suất hồ tiêu biến động theo độ tuổi của vườn cây. Năm thứ 4 đến năm thứ 7, năng suất trung bình đạt 4,83 đến 10,50 tạ/ha. Năm thứ 8 đến năm thứ 15, là thời kỳ cây hồ tiêu cho năng suất cao nhất, năng suất trung bình đạt 11,90 – 13,71 tạ/ha, có những vườn năng suất lên đến 20,00 tạ/ha. Sau năm thứ 15, năng suất hồ tiêu bắt đầu giảm dần và đạt 9,89 – 11,25 tạ/ha. Năng suất hồ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều của yếu tố như điều kiện tự nhiên, 14 sâu bệnh hại, tuổi cây, chế độ chăm sóc. Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của mỗi ha hồ tiêu khác nhau theo độ tuổi vườn cây. Trung bình hộ sản xuất thu được lợi nhuận từ 60 đến 70 triệu đồng/ha/năm. Kết quả này cho thấy, cây hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng phương pháp phân tích đầu tư dài hạn Theo phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu được đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và dòng tiền ròng hàng năm. Kết quả phân tích được thể hiện ở số liệu Bảng 3.3. Bảng 3.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu bằng các chỉ tiêu phân tích dài hạn Chỉ tiêu ĐVT Vĩnh Linh Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị NPV 1.000đ/ha 421.620,54 245.769,07 325.620,54 IRR % 18,85 15,27 16,97 BCR Lần 2,11 1,88 1,99 Dòng tiền ròng hàng năm 1.000đ/ha 42.922,01 25.032,12 33.165,17 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả Bảng 3.3 cho thấy, với mức lãi suất suất chiết khấu 8%, giá trị hiện tại ròng NPV của một ha hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị 325,62 triệu đồng. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là 16,97%, lớn hơn nhiều so với lãi suất chiết khấu r = 8%. Dòng tiền đều đặn hàng năm mà các hộ sản xuất hồ tiêu tại Quảng Trị nhận được là 33,17 triệu đồng/ha. Mặc dù các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và dòng tiền ròng hàng năm có sự khác nhau giữa hai huyện, nhưng kết quả này một lần nữa khẳng định hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân. 3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu Như đã thảo luận ở chương 2, ngoài phương pháp hạch toán tài chính, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA được sử dụng để xác định mức độ hiệu quả kỹ thuật mà các hộ sản xuất đạt được. Chỉ số TECRS tính chung cho toàn tỉnh Quảng Trị là 0,904, điều này cho thấy hiệu quả của các vườn hồ tiêu khá cao. Trong 593 vườn hồ tiêu được điều tra, có 72 vườn (chiếm 12,14% tổng số vườn) đạt hiệu quả kỹ thuật bằng 1 và 447 vườn (chiếm 75,37%) có thể tăng hiệu quả theo quy mô. 15 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất hồ tiêu Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả 3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu 3.3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa năng suất hồ tiêu và các yếu tố đầu vào trong mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được thể hiện qua Bảng 3.4 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất hồ tiêu Tên biến Hệ số hồi quy α t-stat P-value Hệ số tự do 1.092 3,401 0,001 Tuổi cây 0,271 7,666 0,000 Phân hữu cơ 0,149 3,201 0,001 NPK 0,107 10,484 0,000 Diện tích vườn tiêu 0,022 2,716 0,007 Lao động 0,180 4,635 0,000 Trình độ văn hóa chủ hộ -0,011 -0,749 0,454 Mật độ 0,379 10,591 0,000 Bảo vệ thực vật -0,001 -0,298 0,766 Huyện 0,025 6,865 0,000 Số quan sát 593 R2 0,768 Giá trị F 212.838 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả Kết quả kiểm định F cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 99%. Mức độ giải thích sự biến động năng suất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị của mô hình là khá cao, trên 76%. Các biến tuổi cây, diện tích, lượng phân hữu cơ, lượng phân NPK, số công lao động và mật độ ảnh hưởng có ý nghĩa đối với năng suất hồ tiêu. 25.16 1.43 14.00 42.99 10.04 27.4929.62 65.23 46.37 2.23 23.30 12.14 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Huyện Cam Lộ Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị TE < 0.8 TE = 0.8 - <0.9 TE = 0.9 - < 1 TE = 1 16 Như vậy, kết quả phân tích cho thấy việc đầu tư các yếu tố đầu vào như phân bón, lao động có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất hồ tiêu. Với mức đầu tư như hiện nay, việc gia tăng đầu tư phân bón và mật độ sẽ giúp nâng cao năng suất hồ tiêu. Ngoài ra, sự khác nhau về cách thức đầu tư và chăm sóc giữa các vùng trong tỉnh Quảng Trị đã tạo ra sự khác biệt về năng suất. 3.3.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồ tiêu Như đã đề cập, luận án sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật, một bộ phận của hiệu quả kinh tế, của các vườn hồ tiêu. Kết quả phân tích cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật của các vườn hồ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Việc thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 99%. Trong sản xuất hồ tiêu, việc nắm bắt và thực hiện đúng các kỹ thuật sản xuất như tủ gốc trong mùa nắng, tỉa cành, tưới nước, bón phân, làm cỏ,có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây hồ tiêu. Việc tham gia các khóa tập huấn hay tham gia sinh hoạt tại các CLB sản xuất hồ tiêu của địa phương có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 99% và 95%. Kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng ở mức ý nghĩa 90%. Những hộ sản xuất lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cũng như phòng trừ các yếu tố gây nên rủi ro trong sản xuất, nên hiệu quả kinh tế đạt được cũng cao hơn. Kết quả phân tích là căn cứ khoa học chỉ ra rằng việc nâng cao năng lực cho hộ sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. 3.4. Thực trạng rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 3.4.1. Tình hình rủi ro trong sản xuất hồ tiêu 3.4.1.1. Rủi ro sản xuất Rủi ro sản xuất xảy ra trong hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm rủi ro do sâu bệnh, do thay đổi thời tiết và do kỹ thuật canh tác. - Sâu bệnh hại hồ tiêu: thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Quảng Trị khá đa dạng và phong phú. Có 11 đối tượng chính bao gồm 7 loại bệnh hại và 4 loại sâu hại. Các loại sâu bệnh gây hại trên toàn bộ cây hồ tiêu trong đó thân, lá và rễ là các bộ phận thường bị gây hại nhất. Theo đánh giá của hộ sản xuất hồ tiêu, các vườn hồ tiêu ở TKKD thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các vườn ở thời kỳ KTCB. Thời gian, mức độ gây hại và mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh không giống nhau, nên mức độ quan tâm của hộ trồng tiêu đối với các loại sâu bệnh cũng khác nhau. 17 Trong các loại sâu bệnh hại, bệnh vàng lá chết nhanh và vàng lá chết chậm được người dân đặc biệt quan tâm vì mức độ gây hại rất nghiêm trọng đến cây hồ tiêu. - Rủi ro do thiên tai - thời tiết: Gió bão và sự thay đổi của thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồ tiêu. Mức độ thiệt hại về sinh trưởng của cây hồ tiêu do bão không nhiều, chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất. Bão dưới cấp 7 thường không có ảnh hưởng về cây, bão cấp 8 - 9 ảnh hưởng từ 5 – 10 % số cây, bão cấp 10 - 11 ảnh hưởng từ 15 – 20% số cây, bão trên cấp 12 ảnh hưởng từ 30 – 40% số cây. Mức độ thiệt hại về năng suất: các cơn bão từ cấp 6 trở lên đều có ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Bão cấp 10 – 11 có thể gây thiệt hại từ 40 – 50% năng suất, bão trên cấp 12 gây thiệt hại từ 70 – 80% năng suất. Tuy nhiên, mức năng suất bị giảm còn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện của các cơn bão. Nếu bão xuất hiện vào tháng 10, lúc này cây hồ tiêu mới ra hoa và quả còn non, sẽ gây thiệt hại nhiều đến năng suất của năm tiếp theo. Nếu bão xuất hiện khi quả tiêu đã lớn thì mức độ thiệt hại về năng suất không cao. Ngoài chịu ảnh hưởng của gió bão, sự thay đổi của thời tiết khí hậu cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng hạt tiêu. - Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật canh tác có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất hồ tiêu. Các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến chăm sóc hồ tiêu được các hộ thực hiện nghiêm túc. 100% số hộ áp dụng các biện pháp che bóng cho cây tiêu ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, 97% số hộ thực hiện việc cắt tỉa cây tiêu hàng năm. Tuy nhiên, số hộ thực hiện đúng yêu cầu về đầu tư phân bón chưa cao, chỉ có 40,5% số hộ đầu tư đủ số lượng phân bón theo yêu cầu kỹ thuật. 3.4.1.2. Rủi ro thị trường Sự biến động giá của các yếu tố đầu vào và giá hồ tiêu đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các hộ sản xuất. - Giá yếu tố đầu vào: trong những năm qua, giá các yếu tố đầu vào như giống, cây trụ, phân bón, lao động biến động liên tục, chủ yếu là biến động tăng. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư cho hồ tiêu tăng cao, đã gây nhiều khó khăn cho trong phát triển sản xuất. - Giá sản phẩm hồ tiêu: Giá sản phẩm hồ tiêu tăng liên tục trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu. Tuy nhiên, hiện nay 95% sản lượng hồ tiêu sản xuất ra đều được xuất khẩu đi các nước nên sự biến động nhu cầu hoặc giá cả trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ và giá bán sản phẩm trong nước và do đó cũng ảnh hưởng đến các hộ sản xuất hồ tiêu. Các hộ sản xuất là người chịu rủi ro lớn nhất khi giá cả trên thị trường thế giới có nhiều biến động. 18 Biểu đồ 3.2 Biến động giá hồ tiêu giai đoạn 2004 – 2013 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả 3.4.2. Biện pháp quản lý rủi ro Kết quả điều tra và thảo luận nhóm hộ sản xuất hồ tiêu cho thấy, các hộ sản xuất đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa và hạn chế tác động của những rủi ro trong quá trình sản xuất. Các biện pháp quản lý rủi ro của hộ chủ yếu tập trung vào rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường. - Biện pháp quản lý rủi ro sản xuất: Đối với rủi ro đã xảy ra do bệnh vàng lá chết nhanh, vàng lá chết chậm, tuyến trùng hoặc rệp sáp ở mức độ nặng, việc nhổ bỏ để tránh lây lan được xem là giải pháp tối ưu. Khi vào mùa mưa hoặc trong vùng có dịch bệnh xuất hiện, các hộ sản xuất không cho người lạ vào thăm vườn để tránh mang mầm bệnh theo đất vào vườn. Tuy nhiên, theo những hộ sản xuất lâu năm biện pháp phòng ngừa rủi ro trong sản xuất hồ tiêu có vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của các yếu tố rủi ro. Các biện pháp phòng ngừa liên quan nhiều đến kỹ thuật canh tác như: chặt tỉa các cành hồ tiêu xung quanh gốc, làm cỏ bằng tay, chặt cây choái vào đầu mùa mưa, che tủ cho cây, hạn chế người lạ vào vườn. - Biện pháp quản lý rủi ro thị trường: để giảm thiểu rủi ro thị trường trong sản xuất hồ tiêu, các hộ sản xuất thường thực hiện đa dạng hóa các cây trồng, vật nuôi và kết hợp với các ngành nghề phi nông nghiệp; ký gửi ở đại lý và sẽ bán khi giá cao; bán cho một đại lý nhất định. 3.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong bối cảnh sản xuất có rủi ro Qua phân tích tình hình rủi ro ở trên cho thấy, các hộ sản xuất ở Quảng Trị phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất hồ tiêu. Những rủi ro trong sản xuất như thời tiết, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hồ tiêu. Rủi ro thị trường ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu thông qua sự biến động giá cả đầu vào và đầu ra. Phương pháp phân tích kịch bản và phân tích mô phỏng được thực hiện để nghiên cứu sự 18.2 18.1 27.0 47.1 45.8 38.5 62.9 114.3 122.0 128.3 0 20 40 60 80 100 120 140 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 G iá tiê u 10 00 đ/ kg 19 biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi các yếu tố rủi ro xuất hiện. Kết quả phân tích sẽ cho thấy rõ tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. 3.5.1. Các kịch bản hiệu quả sản xuất hồ tiêu Hồ tiêu thuộc nhóm cây lâu năm, có chu kỳ sản xuất dài nên những rủi ro có thể gặp phải và có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là tương đối cao. Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm hộ sản xuất hồ tiêu, tham vấn các chuyên gia và nhà quản lý, một số rủi ro có thể nảy sinh trong sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị bao gồm: (i) năng suất hồ tiêu biến động do ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh, (ii) chu kỳ sản xuất thay đổi do kỹ thuật canh tác, (iii) giá các yếu tố đầu vào tăng, (iv) lãi suất tăng. Để thấy rõ các rủi ro này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu, các kịch bản về phân tích độ nhạy và kịch bản về phân tích tình huống các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR được thực hiện. 3.5.1.1. Kịch bản phân tích độ nhạy Kịch bản phân tích độ nhạy cho thấy sự biến động các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR khi các yếu tố rủi ro xuất hiện. Các yếu tố rủi ro được đưa vào phân tích kịch bản bao gồm sự biến động năng suất, sự biến động chi phí sản xuất, chu kỳ sản xuất và lãi suất thay đổi. Kết quả phân tích sự biến động của các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR được thể hiện qua số liệu Bảng 3.5. Kết quả kịch bản phân tích độ nhạy cho thấy, các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR của hồ tiêu tương đối nhạy cảm với sự thay đổi của năng suất, chu kỳ sản xuất. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp canh tác nhằm giảm thiểu tác động của sâu bệnh hại, điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. 20 Bảng 3.5 Kịch bản phân tích độ nhạy NPV, IRR và BCR (Tính bình quân Ha) Chỉ tiêu Huyện Vĩnh Linh Huyện Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị NPV (Nghìn đồng) IRR (%) BCR (Lần) NPV (Nghìn đồng) IRR (%) BCR (Lần) NPV (Nghìn đồng) IRR (%) BCR (Lần) 1. Năng suất hồ tiêu thay đổi Tăng 10% 559.918,32 21,56 2,32 360.403,81 17,99 2,07 451.240,54 19,67 2,19 Tăng 20% 698.421,62 24,02 2,53 475.038,54 20,44 2,26 576.860,54 22,12 2,39 Giảm 10% 282.911,73 15,84 1,90 131.134,34 12,20 1,69 200.000,54 13,94 1,79 Giảm 20% 158.258,76 12,74 1,71 27.963,08 8,98 1,53 86.942,54 10,81 1,61 2. Giá đầu vào thay đổi Tăng 10% 357.557,26 17,44 1,92 186.612,42 13,69 1,73 264.260,80 15,49 1,81 Tăng 20% 293.699.50 15,96 1,76 127.455,77 12,02 1,60 202.901,06 13,92 1,66 3. Chu kỳ sản xuất thay đổi 15 năm 304.949,34 17,57 2,12 151.373,54 13,57 1,85 220.293,94 15,48 1,99 25 năm 496.122,48 19,28 2,10 300.041,63 15,83 1,88 390.110,55 17,47 1,98 4. Lãi suất chiết khấu thay đổi 10% 301.362,27 18,85 2.09 156.556,90 15,27 1,88 220.068,32 16,97 1,97 12% 206.088,67 18,85 2.06 86.034,27 15,27 1,88 140.067,78 16,97 1,95 14% 129.850,10 18,85 2.04 29.825,69 15,27 1,87 74.594,63 16,97 1,93 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả 21 3.5.1.2. Kịch bản phân tích tình huống Trong phạm vi luận án, chúng tôi nghiên cứu sự biến động chỉ tiêu NPV, IRR và BCR với 3 kịch bản: Kịch bản tốt nhất, kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất và kịch bản xấu nhất. Các kịch bản được xây dựng dựa trên những điều kiện thực tế của hộ sản xuất hồ tiêu. Kết quả phân tích kịch bản với các tình huống cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả NPV, IRR và BCR biến động nhiều trong các tình huống nghiên cứu. Ở kịch bản tốt nhất, giá trị NPV có thể lên đến 878,3 triệu đồng/ha, IRR là 27,28%. Ở kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất, giá trị NPV là 300,2 triệu đồng/ha, IRR là 16,4%. Đây là mức hiệu quả kinh tế mà đa số các hộ sản xuất đã đạt được trong quá trình sản xuất. Với chỉ tiêu IRR = 16,4%, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng, đã khẳng định cây hồ tiêu thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 3.5.2. Phân tích Mô phỏng Monte Carlo Mô hình mô phỏng Monte Carlo được thực hiện để dự báo các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR trong điều kiện năng suất hồ tiêu, giá bán hồ tiêu và chi phí sản xuất hồ tiêu thay đổi. Các chỉ tiêu dự báo được tính toán lặp lại 100.000 lần với các trường hợp có thể xảy ra của các yếu tố năng suất, giá bán và chi phí sản xuất trong miền giá trị đưa vào phân tích. Biểu đồ 3.3 Giá trị và phân phối xác suất NPV tỉnh Quảng Trị Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả 22 Biểu đồ 3.4 Giá trị và phân phối xác suất IRR tỉnh Quảng Trị Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị cho thấy, giá trị NPV kỳ vọng qua 100.000 lần tính toán là 343,4 triệu đồng/ha và cao nhất có thể đạt 1.073,5 triệu đồng/ha. Xác suất để NPV cao hơn giá trị hiện tại, NPV = 325,6 triệu đồng/ha, là 51,77%. IRR kỳ vọng là 16,94% và cao nhất là 30,40% cao hơn so với mức lãi suất hiện nay của các ngân hàng. Các chỉ tiêu NPV, IRR và BCR kỳ vọng đạt được khá cao, chứng tỏ rằng mức độ rủi ro trong sản xuất hồ tiêu không cao. Kết quả phân tích hiệu quả sản xuất hồ tiêu trong sự biến động của năng suất, giá bán, chi phí đầu tư bằng phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp mô phỏng cho thấy: Những yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phân tích dài hạn đều thể hiện cây hồ tiêu là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao khi rủi ro xảy ra. Nếu các hộ sản xuất áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cũng như chăm sóc tốt vườn cây thì có thể được nâng cao năng suất hồ tiêu. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ sản xuất tiêu. 23 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Trên cơ sở quả phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu ở Chương 3, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu: 1. Giải pháp về kỹ thuật sản xuất: Việc nắm chắc và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro. Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật sản xuất bao gồm: chọn lựa giống hồ tiêu; xây dựng vườn hồ tiêu; sử dụng phân bón cân đối, đủ về số lượng, đúng thời gian; chăm sóc và bảo vệ vườn cây; thu hoạch và chế biến. 2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu: bao gồm trồng các loại cây chắn gió để hạn chế gió hại; khôi phục các vườn hồ tiêu bị thiệt hại sau gió bão; áp dụng đúng đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình canh tác nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi. 3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh bao gồm: chọn lựa giống tốt; vệ sinh vườn tiêu trước khi trồng; theo dõi vườn tiêu một cách chặt chẽ và thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng sâu bệnh; áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý; sử dụng thuốc hóa học để xử lý trong trường các vườn hồ tiêu đã bị bệnh, giám sát công tác phòng trừ sâu bệnh. 4. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ sản xuất: nhằm nâng cao kiến thức trong sản xuất, khả năng tiếp cận thông tin thị trường cho các hộ sản xuất. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm: tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức và kỹ năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất; tăng cường công tác truyền thông về các kiến thức khoa công nghệ mới trong sản xuất hồ tiêu; tăng cường mối liên kết giữa các hộ sản xuất hồ tiêu; xây dựng và phát triển các mô hình câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu; thực hiện đa dạng hóa sản xuất. 5. Giải pháp về chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất hồ tiêu phòng tránh và giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các giải pháp cần thực hiện bao gồm: giải pháp về đầu tư và tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông; đầu tư cơ sở hạ tầng; hoàn thiện công tác quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu. 24 KẾT LUẬN 1.Tỉnh Quảng Trị có lợi thế về phát triển sản xuất hồ tiêu. Hiện nay, quy mô sản xuất hồ tiêu không lớn (2.200 ha), chủ yếu tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh và Hướng Hóa. So với các vùng sản xuất khác trong cả nước, năng suất hồ tiêu Quảng Trị chưa cao, trung bình đạt 10 -11 tạ/ha. Người dân Quảng Trị có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất hồ tiêu từ lâu đời. Sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị có chất lượng tốt và vị thơm cay nổi tiếng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển hồ tiêu Quảng Trị với những nét riêng biệt, đậm chất truyền thống vùng miền nhằm quảng bá và mở rộng thị trường. 2. Sản xuất hồ tiêu trong thời gian qua đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho hộ sản xuất. Bình quân mỗi ha hồ tiêu, hộ sản xuất thu được mức thu nhập hỗn hợp là 100 – 160 triệu đồng/năm và lợi nhuận khoảng 80 -90 triệu đồng/năm. Các chỉ tiêu tài chính NPV = 325,6 triệu đồng/ha, IRR = 16,97% và BCR = 1,99 lần đều chứng tỏ rằng hiệu quả và khả năng sinh lời của cây hồ tiêu là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất còn theo hình thức quảng canh, mức đầu tư cho cây hồ tiêu còn thấp hơn so với yêu cầu kỹ thuật. Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất hồ tiêu ở Quảng Trị thấp hơn so với các vùng sản xuất khác trong cả nước. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu chỉ ra rằng hộ sản xuất có thể tăng thêm năng suất khi gia tăng đầu tư thêm các yếu tố phân bón và lao động chăm sóc. 3. Rủi ro sản xuất hồ tiêu bao gồm rủi ro sản xuất như rủi ro thời tiết, rủi ro sâu bệnh, rủi ro do kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chu kỳ sản xuất cây hồ tiêu. Rủi ro thị trường, với sự biến động giá cả đầu vào và đầu ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu. Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở các mức độ khác nhau. Hộ sản xuất đã có các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của những rủi ro. 4. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong điều kiện sản xuất có rủi ro bằng phương pháp phân tích kịch bản và mô hình mô phỏng Monte Carlo đều cho thấy hồ tiêu là cây trồng đem lại hiệu quả cho hộ nông dân. NPV kỳ vọng đạt được là 343,4 triệu đồng/ha, cao hơn so với mức thực tế người dân đang đạt được. 5. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu, cần thực hiện đồng bộ năm nhóm các giải pháp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_hieu_qua_kinh_te_va_nhung_rui_ro_trong_san_x.pdf