Về triển khai thực thi và kiểm soát chính sách
Một là, tăng cường tính minh bạch, thống nhất trong các quy định triển khai chính sách
khung giữa Bộ, Ngành và doanh nghiệp.
Hai là, tăng cường hiệu lực/chi phí và tổ chức các công cụ truyền thông marketing chính
sách tích hợp kết hợp với các chương trình bồi dưỡng về chính sách cho các đối tượng chính
sách và các công chức, viên chức QLNN về chính sách.
Ba là, thực hiện có hiệu quả tinh giản đầu mối quản lý triển khai thực thi chính sách ở
cấp địa phương và nâng cao năng suất, thời gian/tốc độ và chất lượng quá trình xử lý, hồ sơ
phát triển xuất khẩu thủy sản định hướng VRC theo quy định khuyến khích, ưu tiên.
Bốn là, nâng cao tính phù hợp định hướng quy hoạch vùng, tính phù hợp thực tế cụ thể,
tính đồng bộ và cân bằng giữa các yếu tố tạo thành; giữa mục tiêu và điều kiện tiên quyết
(quỹ đất và vị trí đất quy hoạch) của chính sách quy hoạch phát triển xuất khẩu thủy sản
định hướng VRC.
Năm là, bên cạnh các nội dung chính sách về nội hàm của VRC KT-TM cần bổ sung
một chính sách khuyến khích và ưu tiên thu hút công nghệ nuôi trồng, chế biến và phát triển
mặt hàng thủy sản xuất khẩu có hàm lượng chế biến sâu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường làm tham chiếu lan tỏa cho toàn ngành
Sáu là, xây dựng bộ thang đo chất lượng triển khai thực thi chính sách cho từng cấp
quản lý, từng ngành quản lý (đầu mối và phối hợp) làm cơ sở cho đánh giá và kiểm soát
thực thi chính sách bao gồm kiểm soát tuân thủ và kiểm soát hoạt động chính sách, kiểm
soát thực tế gián tiếp và kiểm soát thực tế cụ thể trực tiếp, có kết luận đánh giá cụ thể theo
bộ thang đo chất lượng phù hợp.
Bảy là, chính sách khi được xây dựng và đi vào thực thi cần phải được kiểm tra, giám
sát để đảm bảo tính chinh xác, tính hiệu lực và tính hiệu quả.
28 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bao gồm các chính sách bộ phận sau
- Chính sách quy hoạch vùng nuôi trồng: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản đóng vai
trò rất quan trọng quyết định khả năng vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
- Chính sách kiểm soát con giống, thức ăn và hóa chất dùng trong sản xuất chế biến
thủy sản: nhằm đưa ra những quy định về con giống, về thức ăn và các loại hóa chất được
dùng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
- Chính sách hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản: nhằm giúp cho
người nuôi trồng có thể tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản
phẩm cung cấp cho các cơ sở chế biến và các cơ sở chế biến cũng có thể nắm được các quy
định và bao gói dán nhãn cũng như kiểm soát việc bao gói dán nhãn
- Chính sách xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hỗ trợ thông tin về rào cản kỹ
thuật thương mại: nhằm giúp cho các hộ nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp chủ động
hơn trong việc ứng phó với các rào cản, giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua rào cản để có
thể thâm nhập sâu hơn, đưa nhiều hàng thủy sản xuất khẩu hơn vào thị trường mục tiêu.
- Khía cạnh môi trường và trách nhiệm xã hội của chính sách vượt rào cản kỹ thuật
thương mại trong xuất khẩu thủy sản
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật
thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Đánh giá chính sách QLNN đối vơi vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản được thể hiện qua 3 tiêu chí :
i - Chất lượng hoạch định chính sách
Chất lượng tổng thể của hoạch định chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật
thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu được phản ánh qua mức đáp ứng các yêu cầu đặt ra
với chính sách quản lý nhà nước và được xác định qua công thức:
∑
=
=
n
i
ihđ XN
Q
1
1
7
Trong đó:
:hđQ Chất lượng tổng thể trung bình của hoạch định chính sách
:iX Mức độ đáp ứng trung bình của yêu cầu thứ i với hoạt định chính sách thứ I (các
yêu cầu cụ thể được đánh giá tại chương 2 luận án)
n: Số lượng yêu cầu với hoạch định chính sách
ii - Chất lượng triển khai thực thi chính sách
Chất lượng triển khai thực thi chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại
của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phản ánh mức hiệu suất đạt được so với yêu cầu thực
hiện tốt nhất (kỳ vọng) (tham khảo mô hình SERVPERF của A.Zeithanl - 1988) và được
xác định qua công thức:
∑
=
=
m
j
jjt ZkQ
1
Trong đó:
:tQ Chất lượng trung bình tổng thể của triển khai thực thi chính sách
:jZ Mức hiệu suất trung bình của yếu tốt cấu thành thứ j (các yếu tố cấu thành triển
khai thực thi chính sách được nêu trong chương 2 luận án)
jk : Hệ số quan trọng của yếu tố cấu thành thứ j đến chất lượng thực thi tổng thể
iii - Chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản do tác động của chính sách
Hiệu suất vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doánh nghiệp xuất khẩu thủy sản
(DNXKTS) có thể được đánh giá bằng nhiều chỉ số khác nhau, với mặt hàng và thị trường
xuất khẩu mục tiêu khác nhau và mỗi chỉ số hiệu suất này đạt được không chỉ do tác động
của CSQLNN mà còn bởi tác động của cơ chế thị trường xuất khẩu thủy sản điều tiết. Dưới
góc độ tiếp cận CSQLNN không đi vào cụ thể từng loại mặt hàng xuất khẩu, DNXK, thị
trường xuất khẩu mà xem xét chung và tổng thể, theo tiếp cận này hiệu suất vượt rào cản kỹ
thuật thương mại của DNXK hay chuỗi cung ứng XKTS chủ yếu được đánh giá bởi tiêu chí
chất lượng và giá trị vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các DNXKTS và được xác định
bằng công thức:
∑∑
= =
=
M
m
N
n
mnnQhM
Q
1 1
1
Trong đó:
Q: Chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại trung bình của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản tại thời điểm nghiên cứu
mnQ : Mức trung bình của yếu tố chất lượng thứ n với yếu tố cấu thành chính sách thứ m
n: Chỉ số yếu tố chất lượng thứ n, trong đó N = 4 (n1 - chất lượng kỹ thuật; n2 - chất
lượng chức năng; n3 - chất lượng định vị; n4 - chất lượng quan hệ)
hn: Hệ số độ quan trọng của yếu tố chất lượng thứ n với chất lượng tổng thể (h1 = h2 =
0,3; h3 = h4 = 0,2)
m: Chỉ số yếu tố thứ m cấu thành nội dung chính sách vượt rào cản. Trong đó M = 6 với:
- m1: Chất lượng quy hoạch và kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản
- m2: Chất lượng nuôi trồng thủy sản
- m3: Chất lượng đánh bắt thu hoạch, sơ chế và tổ chức mặt hàng, lô hàng thủy sản
xuất khẩu
- m4: Chất lượng kết cấu hạ tầng dịch vụ hỗ trợ thông tin tiêu chuẩn và kiểm soát chất
lượng định hướng vượt rào cản
8
- m5: Chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội DNXKTS
- m6: Chất lượng phát triển năng lực vượt rào cản của DNXKTS
1.2.4. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước với vượt rào
cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu
Với phân định nội dung, xác lập tiêu chí kết hợp nghiên cứu định tính với quy mô mẫu
n = 12 gồm các nhà nghiên cứu về thương mại xuất khẩu, nhà quản lý chính sách thương
mại xuất khẩu, nhà quản trị DNXKTS, từ đó tổng hợp và đưa ra 8 giả thuyết cơ bản cho
nghiên cứu CSQLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu
Việt Nam như sau:
Giả thuyết 1: Chất lượng hoạch định chính sách QLNN có tác động trực tiếp đến hiệu
suất vượt rào cản kỹ thuật thương mại của DNXKTS
Giả thuyết 2: Chất lượng triển khai thực thi chính sách QLNN có tác động trực tiếp đến
hiệu suất vượt rào cản kỹ thuật thương mại của DNXKTS
Giả thuyết 3: Hiệu suất phát triển, quy hoạch kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản xuất khẩu có tác động trực tiếp đến hiệu quả mục tiêu chính sách QLNN với vượt
rào cản kỹ thuật thương mại của DNXKTS
Giả thuyết 4: Hiệu suất phát triển vùng nuôi trồng thủy sản xuât khẩu có tác động trực
tiếp đến hiệu quả mục tiêu chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại của
DNXKTS
Giả thuyết 5: Hiệu suất phát triển đánh bắt, sơ chế, tổ chức mặt hàng và lô hàng xuất
khẩu có tác động trực tiếp đến hiệu quả mục tiêu chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ
thuật thương mại của DNXKTS
Giả thuyết 6: Hiệu suất phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kiểm soát chất
lượng định hướng vượt rào cản có tác động trực tiếp đến hiệu quả mục tiêu chính sách
QLNN với vượt rào cản kỹ thuật của DNXKTS
Giả thuyết 7: Hiệu suất quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội có tác động trực tiếp
đến hiệu quả mục tiêu chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại của
DNXKTS
Giả thuyết 8: Hiệu suất phát triển năng lực vượt rào cản kỹ thuật thương mại của
DNXKTS có tác động trực tiếp đến hiệu quả mục tiêu của chính sách QLNN với vượt rào
cản kỹ thuật thương mại của DNXKTS.
Từ các giả thuyết nghiên cứu trên có thể tổng hợp mô hình nghiên cứu chính sách
QLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại của chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản nước ta
(xem hình 1)
9
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu chính sách QLNN với vượt rào cản
kỹ thuật thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Nguồn: Tác giả
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ
thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu
1.3.1. Các lực lượng môi trường thương mại quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì sự ảnh
hưởng của kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam, tới hoạt động sản xuất, chế biến TSXK
càng lớn. Việt Nam đã gia nhập WTO và ký kết hiệp định thương mại với nhiều nước, Việt
Nam phải thực hiện nhiều cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư, trong đó các cam kết về
XK nói chung, cam kết về hỗ trợ nông nghiệp nói riêng. Theo đó, các quy định trong QLNN
đối với lĩnh vực XKTS cũng phải đổi mới, điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nhà quản lý phải thay đổi cách nghĩ, cách
quản lý thích ứng với điều kiện mới là phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế
trong XKTS, đổi mới thể chế XNK, đổi mới các chính sách XKTS.
1.3.2. Các lực lượng môi trường kinh doanh xuất khẩu thủy sản vĩ mô
Môi trường chính trị ổn định, sự đồng thuận trong xã hội, các điều kiện môi trường tự
nhiên là nhân tố quan trọng để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực XKTS.
Đồng thời, cơ chế, chính sách của Nhà nước Trung ương và địa phương sẽ tạo ra hành lang
thuận lợi hoặc kìm hãm sự phát triển.
1.3.3. Các yếu tố môi trường ngành kinh doanh xuất khẩu thủy sản
Các yếu tố môi trường ngành kinh doanh XKTS có ảnh hưởng đến đến chính sách
QLNN đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam
gồm: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu trong ngành
kinh doanh; Chiến lược nuôi trồng và kinh doanh xuất khẩu rõ ràng và dài hạn; Hỗ trợ của
các cơ quan chức năng
1.3.4. Các yếu tố môi trường nội tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản
Các yếu tố môi trường nội tác của các doanh nghiệp cũng sẽ tác động rất lớn đối với
quá trính kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Những yếu tố
như: vốn, nhân lực, công nghệ là những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp
10
1.4. Một số bài học rút ra với Việt Nam từ khái quát hóa thực tiễn chính sách quản lý
nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật thương mại ở một số nước chọn điển hình
Luận án trình bày một số bài học kinh nghiệm của các quốc gia và vùng lãnh thổ như:
Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam
Tóm lại, chương 1 luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về chính
sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng của Việt Nam. Rút ra được một số bài
học hàm ý chính sách quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất
khẩu hàng thủy sản Việt Nam từ thực tiễn vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu thủy sản
của một số nước điển hình
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
2.1. Mô tả phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu điển hình
Nghiên cứu điển hình hay điển cứu tức nghiên cứu dựa trên những trường hợp trưng có
mục tiêu cơ bản là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn
diện trường hợp đã chọn trong một thời gian đủ dài và ngay tại môi trường tự nhiên của nó.
Ở đây NCS tập trung nghiên cứu 3 thị trường là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, đây là những thị
trường có quy mô lớn và có ảnh hưởng tới hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn kết hợp điều tra trắc nghiệm qua bảng hỏi
Nghiên cứu hướng tới việc đánh giá các chính sách và các công cụ quản lí nhà nước
được áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về vượt rào cản kĩ thuật thương
mại trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động. Các doanh nghiệp được lựa chọn tham
gia khảo sát bao gồm các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm, cá, mực hoặc
nhuyễn thể và có thị trường xuất khẩu chủ lực là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nghiên cứu sinh
đã tiến hành khảo sát điều tra 216 doanh nghiệp là thành viên của VASEP và thu về được
208 phiếu điều tra
2.2. Khái quát về doanh nghiệp cung ứng thủy sản xuất khẩu
- Về số lượng doanh nghiệp: giai đoạn 1990-2000 cả nước có khoảng hơn 1000 doanh
nghiệp và cơ sở sản xuất thuỷ sản, đến năm 2011, cả nước có 564 doanh nghiệp xuất khẩu,
chế biến thủy sản, trong đó có 91 doanh nghiệp nhà nước, 159 công ty cổ phần, 292 doanh
nghiệp tư nhân, 9 liên doanh và 13 công ty 100% vốn nước ngoài. Theo thống kê từ Vasep,
đến đầu tháng 6 năm 2013, chỉ còn khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản
so với con số 900 của năm 2012.
- Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở Việt Nam: Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì
tăng trưởng liên tục trong những năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ
trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước
phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm,
đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Trong khi đó, trước
sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt
11
chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm
qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.
- Thu mua: Việc thu mua được tiến hành theo phương thức thỏa thuận giữa người mua
và người bán. Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mùa vụ, sự khan hiếm của nguyên liệu,
yêu cầu sản xuất, kích cỡ và chất lượng nguyên liệu. Cần đảm bảo đủ lượng nguyên liệu, giá
mua thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ chế biến.
- Xuất khẩu thủy sản
2.3. Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam qua nghiên cứu điển hình ở một số thị trường xuất khẩu chủ lực
2.3.1. Với thị trường Hoa Kỳ
Theo số liệu của VASEP, thì trong 176 thành viên của hiệp hội thì có đến 60 – 70 % đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chiếm từ 65 – 70 % kim ngạch xuất khẩu vào
thị trường này. Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng trưởng tới 50% so với
năm 2011, đạt tới 569 triệu USD; tháng 1-2014 xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt
17,588 triệu USD tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoài mặc dù một số thị trường nhập
khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Trong đó, Hoa Kỳ với giá trị
nhập khẩu chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tiếp tục là thị trường
quan trọng nhất.
2.3.2. Với thị trường EU
Ở EU, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số lượng doanh nghiệp thủy sản được
cấp code xuất vào EU. Nếu như năm 2007 chỉ có 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang
EU thì đến năm 2013 con số này đã tăng lên thành 417. Tính đến cuối tháng 2/2013, số doanh
nghiệp cá tra đạt chứng nhận ASC là 14, trong đó số doanh nghiệp nhận chứng nhận từ cuối
năm 2012 với sản lượng chiếm khoảng trên 10% tổng sản lượng cá tra của cả nước là 8. Đây là
những khó khăn không nhỏ đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.3.3. Với thị trường Nhật Bản
Nhật Bản vẫn là thị trường tôm vững mạnh, đặc biệt du nhu cầu các ngành công nghiệp
nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Nhật Bản nhập khẩu các loại bao gồm: tôm sống, tôm tươi,
ướp lạnh, đông lạnh, ướp muối, sấy khô và chế biến. Từ cuối năm 2010 đến cuối 2013, giá
tôm Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường giảm mạnh vì nguồn cung dồi dào và sức mua
giảm. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2013 tăng
14,74%, đạt 708,775 triệu USD.
2.3.4. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu điển hình
Những mặt đã đạt được:
Một là, công nghệ nuôi trồng và chế biến, quản lý chất lượng và các vấn đề liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm đã bước đầu được đổi mới
Hai là, hệ thống các văn bản, pháp luật đã dần được thay đổi, cải thiện nhằm phù hợp
với các quy định quốc tế và của các thị trường xuất khẩu chủ lực
Những mặt còn hạn chế
Một là, chất lượng hàng thủy sản chưa đều và ổn định, chất lượng thủy sản trong nuôi
trồng và sau thu hoạch chưa tốt
Hai là, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu,
tiêu chuẩn về môi trường
Ba là, chất lượng nguồn lao động cũng là một trong những khó khăn mà ngành thủy
sản phải đương đầu
12
2.4. Thực trạng chính sách QLNN về vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy
sản xuất khẩu qua điều tra xã hội học
2.4.1. Thực trạng chất lượng quản lý chính sách
2.4.1.1. Về hoạch định chính sách
Có thể nói kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay là giai đoạn mà
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường hoạch định chính sách xuất khẩu nói chung
và chính sách vượt rào cản kỹ thuật thương mại nói riêng. (Trong phụ lục luận án đã chỉ rõ danh
mục các chính sách có liên quan đến vượt rào cản kỹ thuật thương mại nói chung và cho hàng
thủy sản xuất khẩu nói riêng). Để đánh giá chất lượng hoạch định chính sách trong nghiên cứu
này sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nêu đầu chương 2 và kết quả xử lý dữ liệu đánh
giá chất lượng hoạch định chính sách được tổng hợp qua bảng 2.1
Từ bảng 2.1 và mục 2.2 cho phép rút ra một số nhận xét sau:
Một là, xét về tổng thể, chất lượng hoạch định chính sách đạt mức trên trung bình (3,44
điểm), các chính sách được hoạch định mới chủ yếu quan tên đến nội dung quy hoạch và
nuôi trồng chế biến mặt hàng xuất khẩu mà chưa quan tâm đến chế biến, tổ chức mặt hàng
và lô hàng xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường, trách nhiệm xã hội, phát triển
năng lực vượt rào cản cả về kết cấu hạ tầng và năng lực tri thức.
Các nhận định khác đã được nghiên cứu sinh trình bày cụ thể trong luận án
Bảng 2.1: Tổng hợp đánh giá chất lượng hoạch định chính sách QLNN
với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam hiện nay
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 18.0)
2.4.1.2. Về triển khai thực thi và kiểm soát chính sách
Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực thực tế của chính sách
QLNN nói chung và với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu nói
riêng. Kết quả xử lý dữ liệu được đánh giá chất lượng triển khai thực thi chính sách được
tổng hợp qua bảng 2.2
13
Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá chất lượng triển khai thực thi chính sách QLNN
với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam hiện nay
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 18.0)
Từ bảng 2.2 trên cho phép rút ra một số nhận xét sau:
Một là, xét về tổng thể, chất lượng triển khai thực thi chính sách đạt 3,14 - xếp loại
trung bình về so sánh, chất lượng triển khai thực thi chính sách còn thấp hơn so với chất
lượng hoạch định chính sách (3,44 điểm), mặc dù mức chênh lệch chỉ 0,3 điểm nhưng thuộc
2 mức chất lượng khác nhau. Theo nhận định của nhiều chuyên gia QLKT vĩ mô thì đâu
cũng là đặc điểm chung của nhiều chính sách QLNN khác, điều này làm suy giảm hiệu suất
và hiệu quả chính sách.
Các nhận xét khác đã được nghiên cứu sinh trình bày cụ thể trong luận án
2.4.2. Thực trạng các yếu tố chính sách và chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại
với hàng thủy sản xuất khẩu
2.4.2.1. Về chính sách quy hoạch vùng nuôi trồng: Đầu tư phát triển thủy sản hiện giờ ở
nước ta còn chưa đồng bộ, việc khai thác, nuôi trồng có đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao. Ngoài
ra nuôi trồng thủy sản còn chưa có đầy đủ hệ thống thủy lợi, cộng thêm tình trạng sản xuất
manh mún, rời rạc, nhỏ lẻ rồi sự thiếu sự liên kết trong nội bộ ngành, chưa thực sự có được
quan hệ chặt chẽ giữa hộ nuôi trồng, cung cấp nguyên liệu với các cơ quan quản lý, kiểm soát,
thiếu quy hoạch tổng thể cho ngành thủy sản dẫn đến việc nuôi trồng diễn ra tràn lan, không
đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu để ra. Nguồn nhân lực chưa đủ trình độ, kinh nghiệm
2.4.2.2. Về chính sách kiểm soát con giống, thức ăn và hóa chất trong nuôi trồng chế
biến thủy sản: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thời gian vừa qua song chúng ta cũng chưa
kiểm soát được về chất lượng con giống (70% không rõ nguồn gốc), số lượng cơ sở sản xuất
thức ăn đảm bảo chất lượng và giá cả còn ít, việc kiểm soát hóa chất vẫn còn chưa đảm bảo
nên vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Về triển khai cách chính sách và truyền thông
chính sách, tổ chức quản lý và hỗ trợ Nhà nước thực hiện chính sách, kiểm tra, kiểm soát
thực hiện và xử lý sai phạm chính sách còn chưa cao, trong đó chỉ tiêu được đánh giá cao
nhất chỉ đạt 3,79
2.4.2.3. Về chính sách hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản: Kỹ
thuật nuôi trồng, chế biến thủy sản, kỹ thuật đánh bắt và bảo quản sau đánh bắt hiện nay đã
được Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư nên bước đầu đã có những tiến triển rõ nét. Các tiêu
14
chí về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm và quá trình công nghệ, quản lý
thương hiệu, xuất xứ bao gói và ghi nhãn sản phẩm thủy sản được đánh giá cao trong thời
gian vừa qua, có những tiêu chí được đánh giá ở mức 4,95/5.
2.4.2.4. Về chính sách xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hỗ trợ thông tin về
rào cản kỹ thuật: Nhìn chung công tác xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật từng
bước được quan tâm và đầu tư thích đáng, xong chúng ta vẫn rơi vào tình trạng các tiêu
chuẩn kỹ thuật được ban hành chậm, chậm sửa đồi và bổ sung cho phù hợp với các tiêu
chuẩn của quốc tế. Về cập nhật thông tin đối với rào cản kỹ thuật thương mại thủy sản và
quan điểm chính sách rào cản kỹ thuật thương mại thủy sản của nhà nước, hoạch định và
ban hành các chính sách về vượt rào cản kỹ thuật thương mại với doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản Việt Nam, nguyên tắc và giải pháp hướng dẫn của Nhà nước đối với DN, vai trò
Nhà nước và Hiệp hội chưa được đánh giá cao, tiêu chí cao nhất chỉ đạt 3,89/5
2.4.2.5. Về chính sách quản lý CSR đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: Với nhóm các
quy định về CSR, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều đáp ứng ở mức gần
như tuyệt đối với các yêu cầu của nước nhập khẩu.
2.4.3. Đánh giá chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại và mức độ tác động, hài lòng
với chính sách quản lý nhà nước hiện tại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Tổng hợp xử lý dữ liệu đánh giá chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại với hàng
thủy sản được tổng hợp trong bảng 2.3, đánh giá mức độ tác động của chính sách và sự hài
lòng của đối tượng chính sách với chính sách được tổng hợp trong bảng 2.4
Từ bảng 2.3 cho phép rút ra một số nhận xét chủ yếu sau:
Một là, về chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại - kết quả điều tra cho thấy điểm
trung bình mức chất lượng chung đạt 3,09 điểm - xếp hạng trung bình. Xét về yếu tố cấu
thành vượt rào cản kỹ thuật thương mại thì chất lượng chính sách sản phẩm vượt rào cản xuất
khấu có mức chất lượng cao nhất (3,16 điểm), chất lượng quản lý môi trường và trách nhiệm
xã hội định hướng vượt rào cản có mức chất lượng thấp nhất (3,02 điểm)
Các nhận xét khác đã được nghiên cứu sinh trình bày cụ thể trong luận án
15
Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại
của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 18.0
16
Bảng 2.4: Tổng hợp đánh giá mức độ tác động và hài lòng
với chính sách hiện tại của đối tượng chính sách
TT Các chỉ tiêu chất lượng
QH
vùng
nuôi
CN
nuôi
trồng
CS SF
vượt
RC
Hỗ trợ
vượt
RC
Quản lý
MT và
TN XH
Phát
triển NL
vượt RC
Tổng hợp
ĐTB ĐLC
I. Mức độ tác động của CS với chất
lượng VRC
3,16 3,09 3,06 3,12 3,08 3,12 3,11 0,598
1. Tới chất lượng kỹ thuật 3,48 3,36 3,41 3,39 3,28 3,39 3,38 0,612
2. Tới chất lượng chức năng 3,03 3,04 3,10 3,09 3,11 3,07 3,07 0,601
3. Tới chất lượng định vị 3,03 2,98 3,01 2,99 2,96 2,99 2,99 0,587
4. Tới chất lượng quan hệ 3,06 3,01 3,02 3,02 2,97 3,04 3,02 0,593
II. Mức độ hài lòng của đối tượng CS 3,09 3,01 3,03 3,01 2,99 2,92 3,01 0,592
5. Với chất lượng VRC hiện tại 3,08 2,94 3,01 3,04 2,96 2,87 2,98 0,587
6. Với CS quản lý nhà nước về VRC
hiện tại
3,11 3,09 3,06 2,98 3,03 2,96 3,04 0,596
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng SPSS 18.0
2.5. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra với hoàn thiện chính sách QLNN về vượt
rào cản kỹ thuật thương mai trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.5.1. Những thành công
- Trong nhiều năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc
ban hành và cập nhật các chính sách liên quan đến lĩnh vực rào cản kỹ thuật thương mại
thủy sản. Với mục tiêu giảm thiểu khoảng cách giữa chính sách trong nước và các quy định
quốc tế cũng như tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, những nỗ lực này đã và đang nhận
được những đánh giá tương đối cao từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
2.5.2. Những hạn chế tồn tại
Hạn chế về tính đầy đủ của chính sách QLNN: khung pháp lý, các văn bản Luật, văn
bản hướng dẫn dưới luật còn chậm ban hành
Về tính cập nhật của chính sách QLNN: Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thông tin
đầy đủ cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến cho tình trạng
hàng bị trả về xảy ra rất nhiều
Về tính minh bạch của chính sách QLNN: hoạt động hành chính vẫn mang tính chất
xin-cho; đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều biểu
hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền
Về tính công bằng của chính sách QLNN: Mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy
định các thành phần kinh tế đều bình đẳng, song thực tế cho thấy cho thấy kinh tế nhà nước
vẫn phải là chủ đạo
Về hiệu quả kinh tế xã hội của chính sách QLNN: các cơ quan Nhà nước chưa có biện
pháp ứng phó để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trước những vụ kiện tụng quốc tế
2.5.3. Những nguyên nhân hạn chế tồn tại
Nguyên nhân khách quan: Mặc dù môi trường pháp luật khá đầy đủ nhưng vẫn còn bất
cập, hệ thống các rào cản xuất khẩu ngày càng nhiều và càng cao hơn đòi hỏi doanh nghiệp
muốn xuất khẩu phải nỗ lực nhiều hơn nữa
Nguyên nhân chủ quan: Công tác đánh giá chính sách chưa được các ban ngành quan
tâm đúng mức. Các cơ quan QLNN còn hạn chế trong việc nhận biết, dự báo chính sách,
diễn biến thị trường thủy sản của thế giới. Các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đều thể
hiện sự thiếu năng động trong việc khai thác thị trường xuất khẩu. Nguồn thức ăn nuôi trồng
thủy sản chưa được kiểm soát tốt dẫn đến nhiều lô hàng không đạt tiêu chuẩn, hàng giả vẫn
được cung cấp cho các vùng nuôi trồng và vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Công tác
17
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Năng lực quản lý nhà nước chưa
theo kịp với thực tiễn phát triển sản xuất và yêu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh,
hội nhập. Kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu thủy sản như cảng
cá, chợ cá... còn thiếu. Hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu
liên kết nên rất khó kiểm soát triệt để chất lượng sản phẩm
Chương 3:
QUAN ĐIỂM VÀ MỐT SỐ HÀM Ý GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
3.1. Một số dự báo về thay đổi môi trường, thị trường và định hướng phát triển ngành
kinh doanh xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến 2015 tầm nhìn 2020
3.1.1 Một số dự báo thị trường thế giới và cơ hội, đe dọa với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Thứ nhất, nhu cầu về tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới sẽ tăng mạnh trong
những năm tới
Thứ hai, trong thời gian tới sẽ có nhiều nước gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước, đưa ra
ngày càng nhiều các rào cản thương mại do sức ép suy giảm kinh tế toàn cầu
Thứ ba, thị trường xuất khẩu mới tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thứ tư, việc Việt Nam tham gia hiệp định TPP và FTA cũng sẽ tạo ra những điều kiện
mới ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu thủy sản của chúng ta
3.1.2. Dự báo xu hướng áp dụng rào cản kỹ thuật thương mại với nhập khẩu đối với
hàng thủy sản xuất khẩu ở một số thị trường chính
Các thị trường như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản trong thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao
hơn nữa các tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại để đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu vào các thị
trường này có chất lượng cao hơn nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tại những
thị trường nay.
3.1.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng để hoàn thiện chính sách QLNN đối với vượt rào cản
kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Tác động cộng hưởng của rào cản kỹ thuật trong môi trường kinh tế đang gặp nhiều khó
khăn như hiện nay do cấc nhà nhập khẩu sẽ chú trọng khai thác các rào cản kĩ thuật nhằm đảm
bảo lợi ích của doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó là việc thiếu nghiêm trọng nguồn
nguyên liệu cho chế biến. Ngành thủy sản cũng chưa có những chương trình xúc tiến thương
mại tổng thể cho thủy sản Việt Nam. Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay quá cao. Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam còn thấp.
3.1.4. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến 2020
Mục tiêu của ngành thuỷ sản trong thời gian tới là giữ vững nhịp độ tăng trưởng XK từ
8-10%/năm, nhằm đạt kim ngạch XK vào năm 2020 đạt mốc 8 - 9 tỷ USD, tổng sản lượng
thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng
3.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật để
xuất khẩu bền vững cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đến 2015 tầm nhìn 2020
3.2.1. Quan điểm
Quan điểm xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ
thuật đến 2015 tầm nhìn 2020 tiếp tục bám sát Đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng,
trên tinh thần nối tiếp và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện
được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong giai đoạn tới. Vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu
bền vững không bỏ qua đảm bảo yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ
chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng
18
3.2.2. Mục tiêu
Nhìn chung, chiến lược phát triển xuất khẩu cho đến hiện tại đặt chủ trương tiếp tục mở
rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại,
Việt Nam coi EU là thị trường đầy tiềm năng. Cùng với Hoa Kỳ và các nước khu vực Châu
Á, EU đã và vẫn là những thị trường mà Việt Nam có điều kiện phát triển mạnh nhờ các yếu
tố thuận lợi về địa lý, truyền thống buôn bán
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách QLNN đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại
cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam
3.3.1. Nhóm giải từ phía nhà nước
- Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi: Ban hành các quy định về điều kiện sản xuất, tiêu chí
đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử dụng tài nguyên nước
và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường. Rà soát điều chỉnh
quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung hiện có và quy hoạch mới theo hướng đáp
ứng các quy định về bảo vệ môi trường, không chồng lấn, xâm phạm hoặc gây tác động xấu đối
với các vùng đất ngập nước, các khu bảo tồn tự nhiên có ý nghĩa về mặt sinh thái
- Giải pháp về kiểm soát con giống: cần có chính sách chặn triệt để việc mua nhập và
lưu thông nuôi trồng các con giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch vì như thế
dễ gây thiệt hại cho người nuôi, doanh nghiệp, và có thể phát tán mầm bệnh vào môi
trường nuôi, trong trường hợp bệnh phát tán thì cũng mất thời gian kiểm soát hơn.
- Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản: Hoàn thiện
nghiên cứu phát triển giống và quy trình sản xuất giống thủy sản sạch bệnh; hoàn thiện công
nghệ nuôi các đối tượng chủ lực nuôi trên biển; nghiên cứu bệnh thủy sản, quan trắc môi
trường và phòng ngừa dịch bệnh; thuốc ngư y, công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học
và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; Áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, giảm tổn thất sau
thu hoạch... đối với khai thác hải sản; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, mô hình
tổ chức quản lý sản xuất khai thác hải sản và triển khai áp dụng rộng rãi, kịp thời các mô hình
hiệu quả vào sản xuất thông qua chương trình khuyến ngư; Tiếp tục ứng dụng các công nghệ,
quy trình sản xuất tiên tiến, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại để phát triển chế biến theo chiều
sâu; nâng cấp các cơ sở chế biến bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; Phát
triển các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập
khẩu, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm tối đa tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị
gia tăng thấp; Nghiên cứu phát triển và nhập khẩu các công nghệ sản xuất dược phẩm và thực
phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản và hiệu quả
kinh tế trong thời kỳ tới.
- Giải pháp về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Ban hành các quy định về điều
kiện sản xuất, tiêu chí đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử
dụng tài nguyên nước và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi
trường. Phổ biến và đẩy mạnh áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP)
để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững
- Giải pháp phát triển cập thời, đầy đủ và đồng bộ các văn bản chính sách quản lý nhà
nước: Phát triển cấp thời và đồng bộ các văn bản chính sách là cầp nhập, thông báo nhanh
chóng và đồng bộ các văn bản chính sách, đặc biệt quan trọng trong các trường hợp thị trường
các quốc qia nhập khẩu khó tính đưa ra các chỉ tiêu chất lượng bất ngờ, có thể gây tổn hại nặng
đến kinh tế nếu không ứng phó kịp.
- Các giải pháp khác
19
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía Hiệp hội sản xuất - xuất khẩu thủy sản
- Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi và con giống: Tư vấn, góp ý cho các cơ quan nhà
nước về thực trạng vùng nuôi, từ đó có những kiến nghị về việc quy hoạch vùng nuôi trồng
thủy sản theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển nuôi công nghiệp đối với các đối tượng thủy
sản xuất khẩu chủ lực, phù hợp tiềm năng và thế mạnh của từng vùng và yêu cầu của thị trường;
đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, gắn kết giữa sản xuất, chế
biến và tiêu thụ, là cầu nối thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thủy sản và các
công ty chế biến và chủ động tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua với ngư dân vào đầu vụ
thu hoạch, cần có các định hướng giúp doanh nghiệp đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo
tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua các rào cản về trách
nhiệm xã hội.
- Giải pháp về con giống: Hiệp hội xây dựng và phổ biến kế hoạch nhập khẩu giống tốt, sạch
mầm bệnh từ các quốc gia có điều kiện giống tốt và phù hợp với Việt Nam. Lập các dự án nghiên
cứu và tuyển chọn các giống thủy sản mới, có chất lượng cao, sạch mầm bệnh cũng như có khả
năng kháng bệnh cao, phù hợp với điều kiện từng địa phương, điều kiện nước ngọt, mặn lợ.
- Giải pháp về hỗ trợ đáp ứng kỹ thuật nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản: Liên tục
cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
hàng thủy sản trên thế giới. Bổ sung vào các trang web thông tin đầy đủ và cập nhật thường
xuyên về hàng rào phi thuế quan của các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU; Hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và bổ sung các kiến thức về các rào cản thương mại,
giải quyết thách thức về minh bạch hóa khái niệm rào cản thương mại và các tiêu chuẩn kỹ
thuật mà phía đối tác đưa ra và việc công bố xuất xứ hàng hóa xuất khẩu;
- Giải pháp về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Vasep cần là cầu nối thực sự
giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện các chính
sách của QLNN đối với hoạt động XNK thủy sản, đặc biệt là đánh giá hiệu quả của các
chính sách này đối với hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, Vasep đại diện cho doanh
nghiệp phản ánh những bất cập trong chính sách của nhà nước; Vasep có thể đảm đương
các nhiệm vụ như tuyên truyền phổ biến chính sách tới các đối tượng thụ hưởng là các
doanh nghiệp XNK dựa trên nguồn dữ liệu có sẵn, thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng, website của Vasep; Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng rào
cản kỹ thuật đối với thủy sản nhập khẩu; Phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc xây
dựng chế tài đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy trình sản xuất, các cơ sở sản xuất
không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, buôn bán, lưu thông, sử dụng trái phép các chất bị
cấm, các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Các giải pháp khác
3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chính sách vượt rào cản kỹ thuật thương mại
3.4.1. Về khung khổ pháp luật
Hoàn thiện khung khổ pháp luật nói chung và pháp luật về thương mại nói riêng là
bước quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình quản lý chính sách của Nhà nước với vượt
rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu hàng hóa. Khung khổ pháp lý điều chỉnh các
hoạt động của chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản định hướng vượt rào cản phù hợp với quy
hoạch xuất khẩu thủy sản nói chung
3.4.2. Về hoạch định chính sách
Quy trình hoạch định chính sách cần phải tuân thủ, thực hiện theo trình tự hoạch định
chính sách chung nhưng cũng cần trung cầu ý kiến của đối tượng chính sách về dự thảo
chính sách để cân nhắc hoàn thiện trước khi ban hành và cần tăng cường sự tham gia phản
biện của các nhà khoa học, chuyên gia về khách thể chính sách. Cần tăng cường và có hoạch
định những chính sách đột phá cho xuất khẩu thủy sản định hướng VRC với quy hoạch nuôi
20
trồng, các công nghệ sinh học, công nghệ nuôi trồng còn thiếu, yếu và mất cân bằng trong
hoạch định chính sách VRC KT-TM. Một chuỗi cung ứng xuất khẩu định hướng VRC tổng
thể không thể vận hành tốt nếu thiếu cân bằng hệ thống
3.4.3. Về triển khai thực thi và kiểm soát chính sách
Một là, tăng cường tính minh bạch, thống nhất trong các quy định triển khai chính sách
khung giữa Bộ, Ngành và doanh nghiệp.
Hai là, tăng cường hiệu lực/chi phí và tổ chức các công cụ truyền thông marketing chính
sách tích hợp kết hợp với các chương trình bồi dưỡng về chính sách cho các đối tượng chính
sách và các công chức, viên chức QLNN về chính sách.
Ba là, thực hiện có hiệu quả tinh giản đầu mối quản lý triển khai thực thi chính sách ở
cấp địa phương và nâng cao năng suất, thời gian/tốc độ và chất lượng quá trình xử lý, hồ sơ
phát triển xuất khẩu thủy sản định hướng VRC theo quy định khuyến khích, ưu tiên.
Bốn là, nâng cao tính phù hợp định hướng quy hoạch vùng, tính phù hợp thực tế cụ thể,
tính đồng bộ và cân bằng giữa các yếu tố tạo thành; giữa mục tiêu và điều kiện tiên quyết
(quỹ đất và vị trí đất quy hoạch) của chính sách quy hoạch phát triển xuất khẩu thủy sản
định hướng VRC.
Năm là, bên cạnh các nội dung chính sách về nội hàm của VRC KT-TM cần bổ sung
một chính sách khuyến khích và ưu tiên thu hút công nghệ nuôi trồng, chế biến và phát triển
mặt hàng thủy sản xuất khẩu có hàm lượng chế biến sâu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường làm tham chiếu lan tỏa cho toàn ngành
Sáu là, xây dựng bộ thang đo chất lượng triển khai thực thi chính sách cho từng cấp
quản lý, từng ngành quản lý (đầu mối và phối hợp) làm cơ sở cho đánh giá và kiểm soát
thực thi chính sách bao gồm kiểm soát tuân thủ và kiểm soát hoạt động chính sách, kiểm
soát thực tế gián tiếp và kiểm soát thực tế cụ thể trực tiếp, có kết luận đánh giá cụ thể theo
bộ thang đo chất lượng phù hợp.
Bảy là, chính sách khi được xây dựng và đi vào thực thi cần phải được kiểm tra, giám
sát để đảm bảo tính chinh xác, tính hiệu lực và tính hiệu quả.
3.4.4. Về tổ chức quản lý nhà nước với chính sách
Nhà nước cần tăng cường công tác quản trị, tránh tình trạng độc quyền và đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình xuất khẩu
hàng hóa định hướng vượt rào cản. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về VRC KT-TM
nhằm phát triển hiệu quả của xuất khẩu thủy sản. Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung, hoàn
thiện điều kiện tham gia thị trường với các thành phần kinh tế, trách nhiệm của người kinh
doanh đảm bảo văn hóa xuất khẩu mới
3.4.5. Tăng cường năng lực đội ngũ công chức quản lý chính sách nhà nước với VRC
KT-TM cho hàng thủy sản xuất khẩu
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ công chức, viên chức quản lý chính
sách nhà nước gắn với phát triển, nhu cầu về nội dung quản lý chính sách cả về số lượng, cơ
cấu, trình độ và chất lượng đội ngũ
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công chức QLNN với VRC KT-TM
Thứ ba, nâng cao chất lượng kỹ năng, kinh nghiệm quản lý chính sách, chất lượng hành
vi và thái độ “người công bộc trung thành” của dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ tư, nâng cao các yếu tố chất lượng chức năng của đội ngũ tùy theo vị thế khâu, nội
dung và lĩnh vực quản lý chính sách được phân công
Thứ năm, nâng cao các yếu tố chất lượng quan hệ của đội ngũ
Thứ sáu, nâng cao chất lượng bền vững của đội ngũ có liên quan đến chỉ số hài lòng
với công việc của công chức, viên chức quản lý chính sách
21
3.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi chính sách của các đối tượng chính sách
Một là, nâng cao năng lực học tập và nắm bắt cập nhật thông tin chính sách để rút ra
những điểm mới, điểm thay đổi trong môi trường thể chế, chính sách vĩ mô
Hai là, năng lực phân tích, phản biện chính sách, từ đó rút ra những cơ hội và thách
thức chính sách đưa lại, những mâu thuẫn và bất cập của chính sách mới để xác lập định
hướng thực thi phù hợp
Ba là, năng lực thiết kế triển khai thực thi chính sách dựa trên thực tế cụ thể và năng
lực, nguồn lực của mình
Bốn là, năng lực liên kết, hợp tác và quan hệ để tăng cường nguồn lực thực thi và dàn
trải rủi ro quan trọng.
Năm là, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà nước định hướng vượt VRC cho hàng thủy sản
xuất khẩu được dựa trên giá trị và tri thức của các CEOs và nhà đầu tư.
Sáu là, năng lực quản trị tác nghiệp quá trình đầu tư VRC KT-TM (quá trình nâng cấp
hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm mới VRC KT-TM) và năng
lực quản lý, sử dụng khai thác hiệu quả xuất khẩu thủy sản sau đầu tư đáp ứng yếu cầu rào
cản KT-TM.
22
KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu thủy sản đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập
quốc dân và thúc đẩy nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động. Việc tiếp tục đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện mới là hết sức cần thiết, hoàn toàn phù
hợp với các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ngành thủy sản Việt Nam. Cùng với những
thành tựu đã đạt được thì thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp phải rất nhiều những
rào cản gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển xuất khẩu của thủy sản Việt nam.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cố gắng đạt được các mục tiêu đề ra thể hiện
trong nội dung của luận án. Trước hết luận án đã hệ thống và cập nhật một số vấn đề lý luận
về rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản
nói riêng, xây dựng được khung lý luận và mô hình nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước
về vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
Trên cơ sở thu thập các số liệu từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp luận án đã tiến hành
phân tích, đánh giá thực trạng khả năng đáp ứng và vượt rào qua các rào cản ký thuật đói với
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại các thị trường chủ lực. Từ đó phân tích
đánh giá thực trạng ban hành, tổ chức thực hiện và triển khai của doanh nghiệp về tổ chức
quản lý của các cơ quan nhà nước hữu quan với vượt rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay.
Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã nỗ lực trong việc đáp ứng
các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Tuy vật do những hạn chế về năng lực cạnh tranh, về
nguồn nguyên liệu, về công nghệ, về nhân lực đã làm cho thủy sản xuất khẩu bị ảnh
hưởng khi gặp phải các rào cản kỹ thuật thương mại tại các thị trường nhập khẩu. Những
hạn chế trong chính sách quản lý nhà nước, sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bộ ngành và
hiệp hội đã làm giảm khả năng vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu
hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Trên cơ sở một số dự báo xu thế và những thay đổi có thể về TBT trên thị trường
thế giới đặc biệt là những thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Tác giả luận
án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp hàm ý chính sách để hoàn thiền
chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu
thủy sản đến 2020. Với những giải pháp hàm ý chính sách đã nêu ra, luận cho thấy việc
xây dựng năng lực vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản
đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp quản lý và doanh nghiệp.
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ
vào việc nâng cao hơn nữa năng lực vượt qua các rào cản kỹ thuật cho các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam để nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm
này. Đồng thời hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ đáp ứng được các yêu cầu đề ra đối
với luận án tiến sĩ kinh tế. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, xong do trình độ và khả năng còn
hạn chế nên chắc chắn trong luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong
muốn, nghiên cứu sinh mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà
khoa học và các đồng nghiệp để hoàn chỉnh hơn nữa luận án.
NCS xin trân trọng cảm ơn !
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quyết định Thủ tướng Chính phủ số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2013 về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 - tầm nhìn 2030,
tong-the-phat-trien-thuy-san-Viet-Nam-2020-vb204733.asp.
2. Doãn Kế Bôn (2006), Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ trong
xuất khẩu hàng thuỷ sản nước ta sang thị trường Hoa kỳ, Đề tài khoa học cấp Bộ.
3. Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, NXB
Thống kê.
4. Đào Thị Thu Giang (2008), Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương
mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
5. Cao Tuấn Khanh (2010), Chính sách thương mại và marketing xuất khẩu thủy sản
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
6. Nguyễn Bách Khoa (2003), Chính sách Thương mại và marketing xuất khẩu hàng
nông phẩm Việt Nam, NXB Thống Kê.
7. Nguyễn Bách Khoa (2000), Marketing thương mại quốc tế, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Hoàng Việt và Nguyễn Bách Khoa (2014), "Mô hình và khung thang đo chất
lượng và giá trị các loại dịch vụ ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học Thương mại - số 72.
9. Bùi Thị Lý (2005), Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường một số nước phát triển, Đề tài khoa học
cấp Bộ.
10. Nguyễn Văn Nam (2006), Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Đề tài khoa học
cấp Nhà nước.
11. Digby Gascoine và các đồng nghiệp (2009), Báo cáo 1 - Vượt qua rào cản SPS để
thúc đẩy xuất khẩu sang liên minh Châu Âu, Mutrap III www.mutrap.org.vn.
12. Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng (2009), Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh
xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
13. Phòng Thương mại quốc tế (2010), Incoterms 2010, NXB Thông tin và Truyền
thông.
14. Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế (2005), Các văn kiện cơ bản của tổ chức thương
mại thế giới.
15. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội.
16. Đinh Văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong
thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội.
17. Bộ Công Thương (2008 - 2011), Các tài liệu hướng dẫn và cẩm nang xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam, NXB Thương mại, Hà Nội.
18. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung (2009), Thương hiệu với nhà quản lý.
19. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao động Xã hội.
24
20. Vasep Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam các năm 2011, 2012.
21. Lê Danh Vĩnh (2004), Đổi mới quản lý nhà nước với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
Tiếng Anh
22. French Bradley (2002), International Marketing, Prentice Hall - New York.
23. Alan J. Rowe and etc (1998), Strategic Management: A Methodological Approach,
Addison Wesley - New York.
24. Jan J. Michalek Jan Hagemejer (2007), The Importance of Technical Barriers in
International Trade - Theory and Empirical Evidence, Warsaw University.
25. K. Johansson (2009), Global Marketing, McGraw Hill - Singapore.
26. Lee F. Peoples (2004), International Trade in Agricultural Producs, Oklahoma City
University School of Law, United States.
27. John S. Wilson (2000), Technical Barriers to Trade and Standards, Challenges and
Opportunities for Developing Countries Presented by the World Bank, Submitted to
the Technical Barriers to Trade Committee Meeting World Trade Organization.
28. Website: chinhphu.vn; www.vasep.com.vn; www.customs.gov.vn;
www.gso.gov.vn; www.moit.gov.vn; www.vcu.edu.vn; www.spsvietnam.gov.vn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Minh Đạt (2011), Hoàn thiện chính sách sản phẩm nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Tạp chí
Thương mại, số 20 - 2011
2. Phạm Minh Đạt (2011), Phương hướng hoàn thiện chính sách thương mại xuất
khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2011 - 2020, Tạp chí Khoa học Thương mại,
số 45 tháng 12/2011
3. Phạm Minh Đạt và Đinh Văn Thành (2011), Chính sách thương mại của Việt
Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện để đẩy mạnh xuất khẩu, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, số 174(II) tháng 12/2011
4. Phạm Minh Đạt (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Tạp chí Quản lý
kinh tế, số 45 tháng 1+2/2012
5. Phạm Minh Đạt (2012), Mô hình cấu trúc chính sách quản lý Nhà nước về vượt
rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam, Tạp chí
Khoa học Thương mại, số 47 tháng 4/2012
6. Phạm Minh Đạt và Vũ Mạnh Quyết, Vượt rào cản IUU cho xuất khẩu thủy sản
vào EU, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Hội nhập: cơ hội và thách thức”, tháng 12/2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoan_thien_chinh_sach_quan_ly_nha_nuoc_doi_v.pdf